Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:37:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quan hệ Việt – Trung trong thập niên70 thế kỷ 20  (Đọc 29781 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huythu
Thành viên
*
Bài viết: 95



« vào lúc: 12 Tháng Ba, 2013, 06:48:27 pm »

                                           Quan hệ Việt – Trung trong thập niên70 thế kỷ 20



                                                                           Mở đầu

   Việt Nam – Trung Quốc, hai nước láng giềng núi sông liền dải, đã tồn tai bên nhau hàng nghìn năm lịch sử, từ xa xưa mối quan hệ bang giao đã được hình thành và không ngừng phát triển theo năm tháng.

  Sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945 và nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1949 đã tạo điều kiên cho mối quan hệ giữa hai nước phát triển lên một tầm cao mới. Đó là tình hữu nghị “vừa là đồng chí vừa là anh em” do chủ tich Hồ Chí Minh và chủ tich Mao Trạch Đông dày công vun đắp. Trong 2 cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam, chính phủ, nhân dân Trung Quốc đã nhiệt tình giúp đỡ, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

  Việt Nam – Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại tới nay đã hơn nửa thế kỷ qua (1950), mối quan hệ Việt -  Trung đã trải qua những bước thăng trầm quanh co uốn khúc. Rất vui mừng là sau gần 20 năm rơi vào tình trạng căng thẳng, quan hệ Việt – Trung đã được cải thiện (1991). Nhân dân 2 nước lại được sống trong bầu không khí láng giềng hữu nghị, cùng nhau ‘khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” vì sự phát triển lâu dài của 2 dân tộc.
   20 năm đó đã để lại nhiều đau thương cho nhân dân 2 nước, ảnh hưởng không tốt cho cách mạng mỗi nước và phong trào cách mạng thế giới. Tiêu biểu là trong thập niên 70 – giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam và những năm đầu sau ngày Việt Nam thống nhất. Mối quan hệ Việt – Trung đã từng bước đi vào khúc quanh, đi vào những ngày đen tối nhất.

  Thời gian đã đi qua, dù muốn hay không thì lịch sử vẫn diễn ra rồi, tuy nhiên vấn đề cần được nhìn nhận phân tích một cách rõ ràng, khách quan, để từ lịch sử chúng ta góp phần củng cố, xây đắp cho mối quan hệ Việt – Trung ngày càng phát triển hơn.
Ngày nay trong quan hệ Việt – Trung, các vấn đề liên quan đến hai quốc gia đã và đang được giải quyết bằng đàm phán thương lượng hòa bình, có những vấn đề lãnh thổ từ hôm qua tới hôm nay vẫn đang còn là một vấn đề thời sự nóng bỏng, chẳng hạn như vấn đề Hoàng Sa.

   Nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ Việt – Trung trong lịch sử nói chung và trong thập niên 70 thế kỷ 20 nói riêng không chỉ đơn thuần là mổ xẻ, xem xét vấn đề một cách khoa học mà nó còn có ý nghĩa thực tế sâu sắc. 10 năm đầu cho 1 khúc quanh 20 năm trong quan hệ Việt – Trung, hội tụ đủ 2 mặt tốt và xấu, tích cực và tiêu cực trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với Việt Nam. Qua đó cũng thấy được sự lãnh đạo cách mạng tài tình của Đảng ta, dù trong tình huống nào, chiến tranh hay hòa bình, Đảng ta, nhân dân ta vẫn nắm vững ngọn cờ độc lập tự chủ của mình để từng bước đưa cách mạng nước ta tiến lên dành thắng lợi này đến thắng lợi khác, đập tan mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù.


                
                                                                       Chương 1

                                    Khái quát quan hệ Việt – Trung trước thập niên 70 thế kỷ 20



1.   Việt Nam – Trung Hoa, hai nước láng giềng tương đồng về lịch sử văn hóa


 Nước Việt Nam cong hình chữ S, bao bọc phía đông bán đảo Đông Dương. Phía bắc Việt Nam là nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa rộng lớn. Núi liền núi sông liền sông, từ bao đời nay hai nước đã có mối quan hệ qua lại khăng khít với nhau và có nhiều điểm tương đồng trong lịch sử, văn hóa.
 Cách đây 4000 năm người Việt cổ đã bước vào thời đại kim khí và nhà nước Văn Lang của các vua Hùng đã ra đời trên lãnh thổ Việt Nam. Ở Trung Quốc vào thiên niên kỷ 2 nhà Hạ cũng đã được thành lập. Người dân Việt cổ cũng như người Trung Quốc cổ chính thức bước vào thời kỳ có nhà nước, một giai đoạn mới trong lịch sử các dân tộc đã bắt đầu.

 Trải qua các đời Hạ - Thương – Chu, Trung Quốc bước vào thời kỳ phong kiến hơn 2000 năm với nhiều triều đại: Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Nửa cuối thế kỷ 19, thực dân phương tây xâm nhập tranh nhau xâu xé biến Trung Quốc thành một nước phong kiến nửa thuộc địa.
 Ở Việt Nam trải qua thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc là 1000 năm bắc thuộc. Năm 905 Khúc Thừa Dụ dành quyền tự chủ, mở đầu cho thời kỳ phong kiến độc lập với nhiều triều đại khác nhau: Ngô – Đinh – Lê – Lý – Trần – Lê – Tây Sơn – Nguyễn. Cũng vào thế kỷ 19, Pháp xâm lược, biến Việt Nam thành một nước phong kiến nửa thuộc địa.

  Nhân dân Việt Nam, nhân dân Trung Quốc đã không ngừng nổi dậy chống phong kiến, thực dân, phát xít xâm lược. Cuối cùng dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, cách mạng hai nước đã thành công, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945) và nhà nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1949) đã ra đời, mở ra một trang mới trong tiến trình đi lên của hai dân tộc. Trung Hoa tiến lên theo con đường chủ nghĩa xã hội, từ 1978 tới nay thực hiện cải cách mở cửa, đã và đang dành được nhiều thắng lợi.

  Nhân dân Việt Nam từ 1946 tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh Pháp, đuổi Mỹ, thống nhất đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ 1986 tới nay, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đã và đang dành được nhiều thành tựu to lớn.
  Việt Nam – Trung Hoa, hai nước láng giềng thực sự có mối tương đồng trong lịch sử, ngày nay trong bối cảnh mới của tình hình quốc tế, hai nước Viêt – Trung vẫn kiên trì đi theo con đường chủ nghĩa xã hội.

  Là những nước phương đông đi lên từ nền văn minh nông nghiệp, lại là láng giềng của nhau, hai nước Việt -Trung cũng có nhiều điểm tương đồng trong văn hóa. Điều đó được thể hiện rõ trong thể chế chính trị, tôn giáo, phong tục, tập quán, sản xuất, ẩm thực, trang phục, lễ hội…

  Khởi phát từ nền văn minh nông nghiệp, chế độ phong kiến trung ương tập quyền đã tồn tại lâu dài trong lịch sử hai dân tộc. Ngày nay nhân dân hai nước đang được sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Nói riêng về tôn giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo đã trở thành một phần máu thịt trong đời sống tinh thần của nhân dân và ảnh hưởng không nhỏ tới nếp cảm,  nếp nghĩ, tính cách, lối sống, phong tục tập quán của nhân dân hai nước. Bên canh đó nhân dân Việt – Trung còn có sự tương đồng trong ẩm thực, trang phục, lễ hội…Một ngày tết mà nhân dân hai nước đều mừng vui chào đón trong năm là tết cổ truyền, và còn thật nhiều điểm tương đồng khác nữa. Những giá trị văn hóa tốt đẹp của hai dân tộc sẽ được gìn giữ và phát huy hơn nữa .

  Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, trên cơ sở gắn kết về địa lý, cộng đồng dân cư, phương thức sản xuất, hai dân tộc Việt – Trung đã có nhiều điểm tương đồng trong lịch sử văn hóa. Sự tương đồng này là cơ sở vững chắc cho việc tạo lập hình thành mói quan hệ bang giao trong lich sử, và là một yếu tố quan trọng trong việc xây đắp phát triển mối quan hệ khăng khít giữa hai dân tộc Việt – Trung.


2.   Quan hệ Việt – Trung thời phong kiến

 Chế độ phong kiến đã tồn tại lâu dài trong lịch sử hai nước, qua hàng nghìn năm phong kiến ấy quan hệ qua lại giữa hai dân tộc đã được thiết lập, nhưng tùy vào từng triều đại , từng thời điểm lịch sử khác nhau mà có lúc bền chặt có lúc đối chọi nhau, quan hệ Việt -  Trung không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, có lúc cũng phải vượt thác ghềnh, nhưng nhìn chung trên chặng đường đã qua của hàng nghìn năm phong kiến, tình hòa hảo vẫn là lâu dài. Hòa bình và xung đột trong quan hệ Việt – Trung là đan xen với nhau.

  Việt Nam là một nước nhỏ về lãnh thổ. Trung Quốc là một nước lớn đông dân. Các triều đại Trung Quốc luôn mang trong mình tư tưởng đại Hán, coi Trung Quốc là trung tâm của thế giới và những dân tộc xung quanh là phên thuộc, chư hầu. Tư tưởng “thiên triều” đã ăn sâu vào máu thịt giai cấp thống trị Trung Quốc. Họ đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh để khuất phục láng giềng và Việt Nam cũng nằm trong tầm ngắm đó. Cuộc kháng chiến đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược (214 – 208 tcn). Sau thất bại của vua tôi nhà Thục chống quân Triệu Đà (179 tcn) dân tộc Việt Nam đã đau thương trong hơn 1000 năm bắc thuộc. Nhưng cuối cùng ách đô hộ của phong kiên Trung Quốc đã bị lật đổ, các cuộc tiến công xâm lược đã bị nhân dân Việt Nam đánh bại.

  Các triều đại phong kiến Trung Quốc kế tiếp nhau: Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, luôn mang tham vọng thôn tính Việt Nam, nhưng họ đã không thể thực hiện được điều đó, bởi “ núi sông bờ cõi đã chia”, nhân dân Việt Nam đoàn kết một lòng chiến đấu kiên cường dũng cảm đập tan mọi cuộc hành quân lấn chiếm của phong kiến phương bắc, với những chiến công lẫy lừng như: chiến thắng Bạch Đằng (938), hai lần đánh bại quân Tống (981, 1076) ba lần chiến thắng quân Nguyên (1258, 1285, 1288), quân Minh (1428), quân Thanh (1789) cũng đi theo vết xe đổ đó.

  Sau mỗi cuộc chiến tranh xâm lược và chống xâm lược kết thúc, quan hệ Việt – Trung lại được bình thường hóa, các triều đình phong kiến lại trao đổi sứ bộ với nhau, nhân dân hai nước lại trao đổi buôn bán. Nhân dân Việt Nam luôn giữ quan hệ hòa hiếu với nhân dân Trung Quốc, phần vì đó là tình cảm của một nước nhỏ đối với một nước lớn, phần vì khát khao hòa bình để xây dựng một cuộc sống ấm êm. Lê Lợi vừa đánh bại quân Minh (1428) đã cấp ngay lương thảo thuyền bè để quân chiến bại rút về nước, liền đó cử một đoàn sứ bộ sang thông hiếu với nhà Minh. Quang Trung sau khi đại phá quân Thanh (1789) cũng cử một đoàn sứ bộ sang thông hiếu với nhà Thanh. Đó là những nghĩa cử cao đẹp của một dân tộc luôn yêu chuộng hòa bình.
  Các triều đại phong kiến Việt Nam chấp nhận chính sách: sách phong, triều cống đối với triều đình Trung Quốc là để góp phần gìn giữ quan hệ hòa hiếu Trung – Việt. đứng cạnh một nước lớn như Trung Quốc các triều đại phong kiến Việt Nam luôn thực hiện chính sách nhân nhượng mềm dẻo để giữ vững chủ quyền dân tộc.

   Quan hệ Việt – Trung thời phong kiến là tổng hòa các mối quan hệ ngoại giao, chính trị, kinh tế, văn hóa. Mối quan hệ đó có nhiều bước thăng trầm phụ thuộc vào từng điều kiện lịch sử cụ thể, có lúc tốt đẹp hòa hiếu, có lúc xung đột chiến tranh, nhưng nhìn chung thời gian hòa bình vẫn nhiều hơn tất cả. quan hệ Việt – Trung là mối quan hệ láng giềng thân thuộc đóng vai trò quan trọng trong đời sống bang giao của các triều đại Việt Nam – Trung Quốc.
   
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Ba, 2013, 08:20:14 pm gửi bởi huythu » Logged
huythu
Thành viên
*
Bài viết: 95



« Trả lời #1 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2013, 07:02:54 pm »

      3.   Quan hệ Việt -Trung những năm 20 đến trước những năm 70 của thế kỷ 20

  Từ những thập kỷ đầu của thế kỷ 20, cuộc đấu tranh chống phong kiến thực dân của nhân dân 2 nước Việt – Trung đã có nhiều thay đổi, quan hệ Việt – Trung đã trở nên gắn bó thân thiết hơn. Những thập kỷ tiếp theo phát triển cao hơn trở thành tình anh em đồng chí. Sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau giữa cách mạng hai nước nhiều khi đã trở thành tình hữu nghị mẫu mực trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
                        “ Mối tình thắm thiết Việt Hoa
                          Vừa là đồng chí vừa là anh em”

   Cách mạng Tân Hợi 1911 chấm dứt sự tồn tại hơn 2000 năm chế độ phong kiến ở Trung Quốc, đưa Trung Quốc bước vào thời kỳ mới. Năm 1921 đảng cộng sản Trung Quốc ra đời, trực tiếp lãnh đạo cách mạng đấu tranh chống đế quốc, thực dân phản động.
   Cũng năm 1911, Nguyễn Aí Quốc ra đi tìm đường cứu nước, đến với chủ nghã Mác – Lê nin. Năm1923 Người về Trung Quốc hoạt động tại trung tâm cách mạng Quảng Châu dưới sự giúp đỡ của những người cách mạng Trung Quốc. Người đã chuyển tổ chức yêu nước Việt Nam “ tâm tâm xã” thành “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội”, ra báo thanh niên, tổ chức huấn luyện cán bộ cách mạng Việt Nam, một số học viên đã được đưa đi đào tạo ở trường quân sự Hoàng Phố. Năm 1930 hội nghị thành lập đảng cộng sản Việt Nam cũng được tiến hành tại Trung Quốc.
   Đất nước Trung Quốc ,cùng với sự giúp đỡ của những người cách mạng Trung Quốc, đã trở thành mảnh đất dừng chân, ươm trồng các tổ chức và cán bộ cách mạng Việt Nam. Ngược lại các chiến sĩ cách mạng Việt Nam đã tích cực tham gia phong trào cách mạng, gắn bó với lịch sử đấu tranh gian khổ của đảng cộng sản và nhân dân Trung Quốc, tham gia Quảng Châu công xã, gia nhập hồng quân, tham gia chiến tranh du kích…..

  Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đối đầu với thực dân Pháp xâm lược. Cách mạng Trung Quốc đang tiến hành nội chiến chống Tưởng Giới Thạch. Trong những năm tháng gian khổ ấy, quân dân Việt Nam đã ủng hộ nhiệt tình một bộ phận quân đội Trung Quốc, phối hợp với quân giải phóng nhân dân Trung Quốc mở rộng khu giải phóng Điền Quế, tấn công quân Tưởng, giải phóng Hoa Nam (1949). Những nghĩa trang liệt sĩ Việt Nam tại Trung Quốc (Đông Hưng – Giang Bình) là tượng đài bất tử về tình thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân hai nước. Sự hi sinh đó đã góp phần nhỏ bé vào công cuộc giải phóng của nhân dân Trung Quốc. Cách mạng Trung Quốc  thành công (1949)
.
 Cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ của nhân dân Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của Đảng, chính phủ, và nhân dân TrungQuốc. Bắt đầu từ 1950, sau những năm dài chiến đấu trong vòng vây, ngày 18.1.1950 nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngay sau đó Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũng công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta. Sự kiện đó đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

  Cách mạng Việt Nam đã được nối liền với hậu phương xã hội chủ nghĩa rộng lớn, Trung Quốc, Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam cả về vật chất lẫn tinh thần. Trung Quốc trở thành một trong hai nước viện trợ chính và là nơi quá cảnh cho hàng viện trợ đến Việt Nam. Từ 1950 đến 1954 Việt Nam đã nhận được tổng số viện trợ là 21517 tấn, bao gồm: vũ khí, lương thực, ngoài ôtô, hỏa tiễn, cachiusa, pháo cao xạ, tiểu liên k50 là của Liên Xô và các nước Đông Âu, số còn lại là của Trung Quốc, trong đó bao gồm : lương thực, xăng đầu , vũ khí bộ binh, pháo 75 ly, 100 ly, cùng các loại đạn. Sự giúp đỡ đó có ý nghĩa vô cùng to lớn, tăng cường sức mạnh cho bộ đội Việt Nam.
Ngoài viện trợ trên Trung Quốc còn cử một đoàn cố vấn gồm 79 cán bộ ưu tú sang giúp đỡ cho bộ đội Việt Nam, đóng góp ý kiến và phổ biến kinh nghiệm chiến đấu của quân giải phóng Trung Quốc.

 Sự giúp đỡ to lớn ấy đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam. Đó cũng là thắng lợi của tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, góp phần củng cố, bảo vệ Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em trước âm mưu đen tối của kẻ thù.

  Kháng Pháp vừa thắng lợi, nhân dân Việt Nam đã phải đối đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Một lần nữa chính phủ và nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa tiếp tục ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ. Trung Quốc tiếp tục ủng hộ to lớn cho Việt Nam.
Trung Quốc là một trong ngững nước lên tiếng phản đối mạnh mẽ cuộc chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mỹ đối với Việt Nam, khẳng định tình đoàn kết và trách nhiệm cao cùng nhân dân Việt Nam đánh đuổi xâm lược Mỹ.

  Bên cạnh sự ủng hộ về chính trị, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam một khối lượng vật chất vũ khí , kỷ thuật, phương tiện chiến tranh, quân trang, quân dụng khá lớn, kéo dài trong nhiều năm. Trung Quốc còn đảm nhận một công việc rất quan trọng là vận chuyển quá cảnh số lượng vũ khí, đạn dược mà các nước khác dành cho Việt Nam. Một số cảng của Trung Quốc đã trở thành nơi tiếp nhận hàng viện trợ nước ngoài cho Việt Nam. Từ 1965 đến 1969 một số đơn vị công binh và bộ đội phòng không Trung Quốc đã sang giúp đỡ Việt Nam nâng cấp, sữa chữa các tuyến đường giao thông trên bộ, thuộc các tỉnh biên giới Việt – Trung, bảo vệ cho việc vận chuyển đường sắt và đường ôtô từ biên giới Trung Quốc tới các tuyến đường trong lãnh thổ Việt Nam. Những việc làm trên đã thúc đẩy nhanh tốc độ vận chuyển hàng hóa cho chiến trường miền nam, đóng góp có hiệu quả đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam.

   50 năm kể từ khi đảng cộng sản Trung Quốc thành lập đến trước thập niên 70, đặc biệt là từ khi nước Việt Nam mới và nước Trung Hoa mới ra đời, quan hệ Việt – Trung đã trở nên vô cùng thắm thiết, vừa là quan hệ láng giềng hữu nghị, vừa là quan hệ đồng chí anh em. Đảng chính phủ và nhân dân hai nước đã nhiệt tình giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đi lên chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ tịch Mao Trạch Đông là những người đã dàycông vun xới cho mối tình hữu nghị ấy. Từ 1950 cho tới trước những năm 70 “mối tình thắm thiết Việt Hoa” đã thực sự đem lại nhiều hương thơm trái ngọt cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc. Đặc biệt là nhân dân Việt Nam có thêm một sức mạnh mới trong công cuộc đánh đổ đế quốc, thực dân, giải phóng đất nước.
   
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Ba, 2013, 07:22:05 pm gửi bởi huythu » Logged
huythu
Thành viên
*
Bài viết: 95



« Trả lời #2 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2013, 07:05:40 pm »

    
                                                                Chương 2

                                       Quan hệ Việt – Trung trong những năm 1971 đến 1975



1   Bối cảnh lịch sử


1.1   Quốc tế

  Sau chiến tranh thế giới thứ 2, trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập, Mỹ và Liên Xô trở thành đối trọng của nhau trong quan hệ quốc tế.
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động do Mỹ cầm đầu, ngày càng tấn công điên cuồng vào chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng thế giới. Chúng phát động chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang , thiết lập các liên minh quân sự, giật dây cho các cuộc chiến tranh , đảo chính khắp nơi trên thế giới.

  Sau chiến tranh , ba dòng thác cách mạng cũng không ngừng phát triển. Chủ nghĩa xã hội từ một nước đã trở thành hệ thống thế giới, lan rộng châu Âu, châu As, châu Mỹ La Tinh. Liên Xô đã trở thành thành trì của chủ nghĩa xã hội thế giới. Từ giữa những năm 70 sức mạnh quân sự giữa Liên Xô và Mỹ đạt được sự cân bằng có lợi cho phong trào cách mạng thế giới.

  Phong trào giải phóng dân tộc phát triển rầm rộ, từng bước làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ và bước đầu làm thất bại chủ nghĩa thực dân mới. Hầu hết các nước từ địa vị phụ thuộc, thuộc địa đã trở thành quốc gia độc lập: Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, An Giê Ri, Nic Ca Ra Goa….. nhiều nước đã đi lên con đường chủ nghĩa xã hội.
  Phong trào công nhân ở các nước tư bản, đấu tranh cho tự do, dân chủ, hòa bình cũng không ngừng phát triển.
Ba dòng thác cách mạng đã tạo nên một sức mạnh vô địch tấn công mạnh mẽ vào chủ nghĩa đế quốc.

  Tuy nhiên phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, do việc bất đồng về đường lối chính trị cũng như vai trò lãnh đạo cách mạng thế giới, giữa các đảng cộng sản đã nảy sinh mâu thuẫn . Tình hình đó đã gây bất lợi cho cách mạng từng nước và phong trào cách mạng thế giới.

  Ở Trung Quốc cách mạng thành công, nước cộng hòa nhân nhân Trung Hoa ra đời (1949) đã bắt tay vào xây dựng chế độ mới và gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể. nhưng ngay sau đó do thực hiên đường lối “ba ngọn cờ hồng” và đại cách mạng văn hóa vô sản đã gây nên một cục diện hỗn loạn đau thương trong lịch sử Trung Quốc, đỉnh cao là những năm 1966 – 1968 và kéo dài tới 1976.

  Đó thực chất là một cuộc thanh trừng nội bộ, tranh dành quyền lực gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế , chính trị, văn hóa, xã hội. giới lãnh đạo Trung Quốc đã thực hiện đường lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc và cách mạng thế giới, chống Liên Xô, coi Liên Xô là kẻ thù số một, phá hoại cách mạng Đông Dương. Mâu thuẫn Trung – Xô phát triển đến đỉnh cao dẫn tới chiến tranh biên giới (1969). Từ đối địch Trung Quốc ngày càng xích lại gần với Mỹ, chĩa mũi nhọn vào Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

  Như vậy từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến giữa những năm 70, mặc cho đế quốc và các thế lực phản động, điên cuồng phản kích nhưng phong trào cách mạng thế giới vẫn không ngừng phát triển. Quan hệ quốc tế có nhiều biến đổi phức tạp tác động hai chiều vừa tích cực, vừa tiêu cực đến cách mạng Việt Nam.



1.2    Trong nước

  Chín năm kháng chiến dũng cảm dưới sự lãnh đạo của đảng ta, nhân dân ta đã đánh bại thực dân Pháp xâm lược (1954) miền bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương lớn cho tiền tuyến miền nam. Ở miền nam, đế quốc Mỹ nhảy vào cấu kết với bọn phản động tay sai ra sức phá hoại cách mạng. Chúng muốn biến miền nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, đè bẹp cách mạng Việt Nam, ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan tràn xuống Đông Nam Á, răn đe phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ trên thế giới.

  Nhân dân ta tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ để giải phóng miền nam thống nhất đất nước. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta với đường lối độc lập tự chủ, tự lực cánh sinh dựa vào sức mình là chính, đồng thời tăng cường củng cố mở rộng các mối quan hệ quốc tế, đặc biệt là với các nước xã hội chủ nghĩa, cách mạng nước ta đã không ngừng lớn mạnh. Quân dân ta kết hợp đấu tranh trên các mặt trận, chính trị, quân sự, ngoại giao và từng bước dành được những thắng lợi to lớn: đánh bại chiến lược Aixenhao (1954 – 1960) chiến lược “chiến tranh đặc biệt”(1961 – 1965) chiến lược “ chiến tranh cục bộ”(1965 – 1968). Từ 1969 – 1973 Mỹ thực hiện chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” tăng cường phá hoại miền bắc, mở rộng chiến tranh ra Đông Dương.

 Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược 1972 ở miền nam và trận “ Điện Biên Phủ trên không”cuối 1972 ở miền bắc, Mỹ đã phải ký hiệp định Pa ri (27.1.1973) cuốn cờ rút khỏi Việt Nam. Quân dân ta trên đà thắng lợi tiến lên đánh cho ngụy nhào. Bằng đại thắng mùa xuân 1975 sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi. Miền nam  giải phóng, nước nhà thống nhất, một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc đã được mở ra.

  Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước là thắng lợi của sức mạnh dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là thắng lợi của tinh thần đoàn kết giữa các nước xã hội chủ nghĩa, cũng như lực lượng yêu chuộng hòa bình dân chủ và tiến bộ trên thế giới, trong đó có nhân dân Trung Quốc.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Ba, 2013, 08:01:15 pm gửi bởi huythu » Logged
huythu
Thành viên
*
Bài viết: 95



« Trả lời #3 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2013, 07:06:51 pm »

2. Quan hệ Việt – Trung trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ 1971 – 1975

2. 1  Trung Quốc tiếp tục giúp đỡ Việt Nam

  Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đã nhận được sự ủng hộ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, của bạn bè quốc tế, của nhân dân tiến bộ trên thế giới, kể cả nhân dân Mỹ, trong đó có sự ủng hộ của đảng, chính phủ và nhân dân Trung Quốc.

  Mặc dù đất nước Trung Quốc vừa thoát ra đỉnh cao của cuộc cách mạng văn hóa vô sản, mọi mặt chính trị, kinh tế văn hóa còn nhiều khó khăn, nhưng phát huy truyền thống tốt đẹp đã có được, Trung Quốc tiếp tục giúp đỡ cho nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp kháng Mỹ cứu nước.

  Tháng 4. 1970 nhân thành công của hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương, chính phủ Trung Quốc đã ra tuyên bố khẳng định: nhiệt liệt chào mừng hội nghị và kiên quyết ủng hộ tuyên bố chung của hội ghị cấp cao Đông Dương “ chính phủ và nhân dân Trung Quốc kiên quyết ủng hộ nhân dân Việt Nam tiến hành đến cùng cuộc chiến tranh chống Mỹ”.

  Bên cạnh ủng hộ tinh thần, Trung Quốc tiếp tục viện trợ cho nhân dân ta một khối lượng vật chất hàng hóa không nhỏ, bao gồm vũ khí bộ binh, quân trang quân dụng, lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhiên liệu, phương tiện vận tải , xe quân sự, pháo và đạn pháo…

  Ngoài việc giúp đỡ vật chất vũ khí phương tiện chiến tranh cho nhân dân Việt Nam đánh Mỹ, Trung Quốc tiếp tục làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa quá cảnh mà các nước khác giúp đỡ Việt Nam.

  Năm 1972 Mỹ tiến hành thả thủy lôi phong tỏa các cảng sông, cửa biển, ngăn khôngcho tàu thuyền các nước chuyên chở hàng hóa vũ khí giúp Việt Nam. Các thủy thủ Trung Quốc đã dùng tàu vận tải Hồng Kỳ neo đậu ở phao số 0, lợi dụng nước thủy triều thả hàng hóa giải quyết nhu cầu cấp thiết cho Việt Nam.

  Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng các khu chứa xăng dầu ở Lạng Sơn – Quảng Ninh, chi viện cho Việt Nam 500 km đường ống dã chiến cùng một số máy móc thiết bị, nhờ đó Việt Nam đã xây dựng được tuyến đường ống T72 từ Đồng Đăng về Hà Nội, từ Móng Cái về Hải Dương, góp phần đánh bại chiến lược bao vây phong tỏa của Mỹ.

  Nếu tính chung từ 1965 đến 1975, tổng giá trị hàng hóa các nước viện trợ cho Việt Nam cả về quân sự lẫn kinh tế là 6561triệu rúp. Số lượng trên chủ yếu là của Liên Xô, Trung Quốc và nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa.

  Sự giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần mà Trung Quốc và các nước dành cho nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ thực sự là một biểu tượng tốt đẹp của tinh thần đoàn kết và trách nhiệm quốc tế xã hội chủ nghĩa, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp chống Mỹ của nhân dân ta.


2.2   Trung Quốc gây trở ngại cho Việt Nam trong tiến trình kháng Mỹ


2.2.1   Bên cạnh sự giúp đỡ có hiệu quả về vật chất lẫn tinh thần, ở một số thời điểm trước những thử thách nghiêm trọng, Trung Quốc cũng đã gây nên những trở ngại trong tiến trình kháng Mỹ của quân và dân ta.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta bước vào giai đoạn cuối cũng là lúc mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc trở nên sâu sắc, điều đó bất lợi cho cách mạng Việt Nam. Là một nước nằm trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, Việt Nam chịu sự tác động không nhỏ của các nước lớn như Liên Xô, Trung Quốc, và đây cũng là hai nước viện trợ chính cho cách mạng Việt Nam.

   Trung Quốc từ chỗ đối đầu đã xích dần đến với Mỹ, chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Đế quốc Mỹ nhìn thấy Trung Quốc là một thế lực quốc tế lợi hại, do vậy mỗi bước leo thang thay đổi chiến lược chiến tranh ở Việt Nam, Washington luôn tìm đủ mọi cách thăm dò thái độ của Bắc Kinh.

  Trung Quốc vừa giúp Việt Nam vừa kìm hãm Việt Nam. Họ không muốn Việt Nam tiến lên đánh đổ Mỹ - ngụy bắng con đường đấu tranh vũ trang. Mao Trạch Đông đã từng tuyên bố với nhà báo Mỹ: “quân đội Trung Quốc sẽ không vượt biên giới của mình để đánh nhau”, “ người không đụng đến ta, thì ta không đụng đến người”. Hay nói cách khác là bật đèn xanh cho Mỹ trực tiếp xâm lược Việt Nam. Bước vào những năm 70 quan hệ Trung – Mỹ trở nên khăng khít hơn. Trung Quốc đến với Mỹ vì những quyền lợi của Trung Quốc, đồng thời để chống Liên Xô, khống chế Việt Nam. Mỹ cũng muốn dùng Trung Quốc để chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũng như dành thắng lợi ở Việt Nam.

  Tháng 3.1971 Trung Quốc mời một đoàn bóng bàn Mỹ sang thăm Trung Quốc mở đầu cho cái mà dư luận thế giới gọi là “ngoại giao bóng bàn”. Sau đó là các cuộc gặp gỡ trao đổi ở cấp đại sứ, cấp nguyên thủ quốc gia, tiêu biểu là chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống Nic xơn (1972). Từ việc giảm cấm vận và bao vây kinh tế đối với Trung Quốc, Mỹ đã ủng hộ việc đưa Trung Quốc vào Liên hợp quốc và trở thành một trong năm thành viên thường trực của hội đồng bảo an (1971). Qua chuyến thăm của Nic xơn, thông cáo Thượng Hải đã được ký kết. Mỹ nhượng bộ cho Trung Quốc một số quyền lợi ở Liên hợp quốc, công nhận Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc, chia sẻ quyền lợi và địa vị với Trung Quốc ở Đông Nam Á. Đặc biệt là việc giải quyết quân Mỹ rút khỏi Đài Loan thì Trung Quốc phải ép Việt Nam chấp nhận giải pháp của Mỹ, thừa nhận tình trạng chia cắt Việt Nam, thừa nhận sự tồn tại của ngụy quyền ở miền nam Việt Nam.
  Như vậy Trung Quốc đã lấy Việt Nam để thỏa hiệp với Mỹ hòng đạt được quyền lợi cho Trung Quốc.

  Tháng 12.1972 sau khi cuộc đàm phán Pa ri đạt được thỏa thuận nhất định, đại sứ quán Trung Quốc chuyển tới Việt Nam lời đe dọa của Mỹ: “ nếu Việt Nam cứ giữ lập trường(….) thì đàm phán đứt quãng và Mỹ sẽ có mọi hành động bảo vệ nguyên tắc của mình”.

   Bất chấp sức ép của Bắc Kinh và Washington, Việt Nam không những không nhân nhượng những vấn đề có tính nguyên tắc mà còn trừng trị thích đáng đế quốc Mỹ, cuối cùng Mỹ phải ký hiệp định Pa ri về Việt Nam (27.1.1973), chấm dứt sự có mặt lâu dài của Mỹ ở Việt Nam.


2.2.2   Trong khuôn khổ đường lối hòa hoãn và cấu kết với Mỹ dọn đường bánh trướng xuống Đông Nam Á, đồng thời phá hoại mặt trận đoàn kết nhân dân 3 nước Đông Dương gây thêm sức ép đối với Việt Nam, từ 1970 Bắc Kinh tìm cách nắm các lượng Cam Pu Chia.

  Trung Quốc không đồng ý để cho sinh viên Việt Nam ở Trung Quốc biểu tình chống Lon Non sau cuộc đảo chính lật đổ Xi Ha Núc (18.3.1970),dật dây cho bọn Pôn Pốt – Yêng Xa Ri phản đối hội nghị cấp cao lần 2 của nhân dân Đông Dương, cũng như gợi ý triêu tập hội nghị 5 nước 6 bên trên đất Trung Quốc ( nam, bắc Việt Nam, Lào, Cam Pu Chia, Trung Quốc và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên) với mục tiêu chống Nhật; ý đồ của họ là làm chệch mục tiêu đấu tranh của nhân dân Đông Dương, đồng thời tập hợp lực lượng dưới sự chỉ đạo của Trung Quốc. Việt Nam đã không tán thành, ý đồ của Trung Quốc bị thất bại.
 Trung Quốc còn dùng bè lũ Pôn Pốt để phá hoại cách mạng Đông Dương, tích cực biến Cam Pu Chia thành bàn đạp để tiến công Việt Nam, khống chế Việt Nam, Lào, Cam Pu Chia.


2.2.3   Hiệp định Pa ri ký kết Mỹ cút khỏi Việt Nam. Những người lãnh đạo Trung Quốc nói với lãnh đạo Đảng và nhà nước Việt Nam “ ở Việt Nam cần ngừng ( chiến đấu) nửa năm, một năm, một năm rưỡi, hai năm càng tốt. Họ hoàn toàn ngừng viện trợ quân sự, tìm cách lôi kéo tướng tá và quan chức ngụy quyền Sài Gòn hợp tác với họ.

  Đặc biệt nguy hiểm là từ 1973 những người cầm quyền Bắc Kinh tăng cường những hành động khiêu khích và lấn chiếm đất đai ở các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam nhằm làm suy yếu những cố gắng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng miền nam.

  Trung Quốc còn ngăn cản Việt Nam khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình để khôi phục và phát triển kinh tế. Họ còn đòi “ không để một nước thứ ba vào thăm dò vịnh bắc bộ”. chính vì vậy mà cuộc đàm phán đường biên giới trên biển giữa hai nước (1974) trở nên bế tắc.

  Nguy hiểm hơn, ngày 19.1.1974, Trung Quốc sử dụng lực lượng hải quân và không quân tiến đánh ngụy quyền Sài Gòn, chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa – từ lâu vốn là lãnh thổ của Việt Nam, nhằm khống chế Việt Nam từ phía đông. Hành động đó có tính toán và được sự đồng ý của Mỹ. Do vậy khi quân ngụy Sài Gòn ở Hoàng Sa yêu cầu viện trợ, Mỹ đã bác bỏ và ra lệnh cho hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương tránh xa quần đảo Hoàng Sa.

  Có thể nói trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhân dân Việt Nam đang dồn tâm, dồn sức cho việc giải phóng miền nam thống nhất đất nước, Trung Quốc đã thực hiện chính sách hai mặt, vừa giúp đỡ, vừa có những hành đông gây cản trở cho cách mạng Việt Nam. Quan hệ Việt – Trung đã có những dấu hiệu rạn nứt rõ rệt, biểu hiện cho một chiều hướng xấu.

  Nhân dân Việt Nam luôn luôn biết ơn sự giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần của Đảng, chính phủ và nhân dân Trung Quốc, nhưng cũng kiên quyết giữ vững đường lối độc lập tự chủ của mình, đi đúng đường lối mà Đảng cộng sản Việt Nam đã vach ra, để cuối cùng dành thắng lợi trọn vẹn cho cách mạng Việt Nam, giải phóng miền nam thống nhất đất nước.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Ba, 2013, 07:37:26 pm gửi bởi huythu » Logged
huythu
Thành viên
*
Bài viết: 95



« Trả lời #4 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2013, 07:08:34 pm »

 
                                                               Chương 3

                                Quan hệ Việt – trung nửa sau thập niên 70 (5.1975 – 1980)



1   Bối cảnh lịch sử

1.1   Trên thế giới

Trên thế giới cuộc khủng hoảng năng lượng mang tính toàn cầu (1973) đã kéo theo nhiều cuộc khủng hoảng về tài chính, kinh tế, chính trị, và đặt ra cho nhân loại nhiều vấn đề bức xúc cần phải giải quyết: bùng nổ dân số, vơi cạn tài nguyên, chiến tranh hủy diệt….

  Từ nửa sau thập niên 70 các nước tư bản chủ nghĩa đã đi vào cải tổ cơ cấu kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, đồng thời tìm cách thích nghi về chính trị xã hội trước những biến động to lớn của tình hình thế giới, từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng.

  Trong lúc này, Liên Xô – thành trì của chủ nghĩa xã hội thế giới đã xuất hiện dấu hiệu trì trệ, mâu thuẫn Xô – Trung vẫn còn tiếp tục.

Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới tư bản về kinh tế tài chính. Sự thất bại trong chiến tranh Việt Nam đã ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình nước Mỹ, thực lực suy yếu, uy tín và địa vị trên trường quốc tế bị giảm sút. Sau thất bại ở Việt Nam , Mỹ phải điều chỉnh chiến lược trên thế giới và ở châu Á, nhất là Đông Nam Á cho phù hợp với tình hình mới. Chúng đẩy mạnh câu kết với các thế lực phản động quố tế, với Trung Quốc để chia rẽ hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng thế giới.

  ở Trung Quốc nửa sau thập niên 70 có nhiều thay đổi, Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông từ trần (1976), cuộc tranh chấp quyền lực trong đảng, nhà nước vẫn tiếp tục diễn ra. Tháng 12. 1978 hội nghị trung ương khóa 11 của đảng cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối cải cách mở cửa, chính thức chấm dứt đại cách mạng văn hóa vô sản, mở ra một giai đoạn mới cho cách mạng Trung Quốc. Trung Quốc và Mỹ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (1.1.1979)
 

1.2   Trong nước

 Cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, nhân dân ta vừa thoát ra khỏi 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc đã bắt tay vào cuộc khôi phục và xây dựng đất nước. Cả nước hòa bình độc lập thống nhất, tiến lên chủ nghĩa xã hội, trong khí thế bừng bừng của một dân tộc vừa dành được thắng lợi vĩ đại. Sau khi thực hiện thống nhất đất nước về mặt nhà nước, nhân dân ta bắt tay vào thực hiên kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, để xây dựng một bước cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình.

 Tranh thủ điều kiện thuận lợi nhanh chóng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, củng cố quốc phòng an ninh, phát huy tác dụng của Đảng và nhà nước ta trong công cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tăng cường đoàn kết với Lào và Cam Pu Chia, xây dựng quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa anh em, xây dựng quan hệ hữu nghị với các nước trong thế giới thứ 3 cùng các nước khác trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình.

  Những năm đầu sau chiến tranh, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản của tình hình quốc tế và trong nước như đất nước hòa bình thống nhất, Đảng ta lãnh đạo, các nước xã hội chủ nghĩa đang lớn mạnh, phong trào độc lập dân tộc đang phát triển, quan hệ giữa các nước được mở rộng, cách mạng nước ta cũng gặp không ít khó khăn do chiến tranh ác liệt để lại, cơ cấu kinh tế hai miền chưa đồng nhất, cơ sở kinh tế bị phá hoại, các tệ nạn xã hội, các thế lực thù địch nước ngoài tiếp tục chống phá cách mạng Việt Nam…

  Trong bối cảnh đó, mối quan hệ Việt – Trung đã dẫn tới những ngày căng thẳng gay go nghiêm trọng nhất, chính Trung Quốc đã làm tăng thêm những khó khăn chồng chất cho nước Việt Nam vừa giải phóng.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Ba, 2013, 07:41:16 pm gửi bởi huythu » Logged
huythu
Thành viên
*
Bài viết: 95



« Trả lời #5 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2013, 07:10:47 pm »

2  Quan hệ Việt Trung nửa sau thập niên 70  (5.1975 – 1980)

  Đại thắng mùa xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu của Đảng, chính phủ Việt Nam đi cảm ơn chính phủ và nhân dân các nước đã ủng hộ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ . Bởi thắng lợi của cuộc kháng chiến này cũng là “ thắng lợi của tình đoàn kết quốc tế, của sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào giải phóng dân tộc của các lực lượng dân chủ hòa bình trên thế giới”.

  Sau khi Việt Nam thắng Mỹ, các nước anh em bạn bè đã gửi điện, cử đoàn đại biểu đến chúc mừng. Ngày 1.5.1975 từ Bắc Kinh, Đảng chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng gửi điện mừng tới Đảng, chính phủ ta, nhấn mạnh “thắng lợi của các đồng chí đã mở ra thơì đại mới của nước Việt Nam đã được giải phóng, có ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa quốc tế trọng đại” đồng thời khẳng định “ sẽ làm tròn nghĩa vụ quốc tế của mình, kiên quyết ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa nhằm củng cố thành quả thắng lợi thống nhất và xây dựng tổ quốc của nhân dân Việt Nam”.

Nhưng trên thực tế, Trung Quốc đã không thực hiện lời hứa hẹn đó mà còn có những hành động gây thêm khó khăn cho cách mạng Việt Nam cũng như làm tổn hại đến mối quan hệ Việt – Trung truyền thống.

2.1   Trung Quốc dùng viện trợ để tăng sức ép đối với Việt Nam

 Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta, Trung Quốc đã giúp đỡ rất nhiều, là một trong hai nước viện trợ chính cho Việt Nam. Tuy nhiên Trung Quốc cũng đã dùng viện trợ đó với ý nghĩa vừa giúp đỡ vừa khống chế Việt Nam, muốn Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc, đi theo đường lối của những người cầm quyền Bắc Kinh.

  Những năm 1969-1970, Trung Quốc giảm viện trợ đối với Việt Nam vì họ không tán thành Việt Nam thương lượng với Mỹ để kéo Mỹ xuống thang chiến tranh, và nếu những năm 1971- 1972 họ tăng viện trợ đối với Việt Nam cao nhất so với các năm trước, vì họ muốn lợi dụng vấn đề Việt Nam để thương lượng với Mỹ. Năm 1975 Mỹ thất bại ở miền nam , họ dùng viên trợ gây sức ép mới. Trung Quốc khước từ những yêu cầu viện trợ mới của Việt Nam, không chuyển hết số viện trợ đã thỏa thuận trong chiến tranh, trong đó có những công trình đang làm dở.

  Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố chấm dứt toàn bộ viện trợ kinh tế và kỹ thuật cho Việt Nam, gọi về nước tất cả các chuyên gia và cán bộ kỹ thuật Trung Quốc đang công tác tại Việt Nam, chính lúc nhân dân Việt Nam đang hàn gắn vết thương chiến tranh mọi mặt kinh tế , văn hóa xã hội, đang gặp nhiều khó khăn rất cần sự giúp đỡ của các nước.

  Đi đôi với việc cắt viện trợ rút chuyên gia, giới cầm quyền Trung Quốc còn ngang nhiên vận động các nước, các tổ chức quốc tế ngừng viện trợ cho công cuộc xây dựng lại Việt Nam. Trung Quốc còn yêu cầu Việt Nam nhanh chóng thu xếp hoàn trả số lương ngoại tệ được quy đổi từ những hàng hóa quân sự đã cho Việt Nam vay theo quy chế viên trợ hoàn lại thanh toán sau chiến tranh.

  Họ đẩy mạnh vu cáo Việt Nam và cản trở quan hệ bình thường giữa Việt Nam với các nước thuộc tổ chức Asean, kêu gọi các nước đó lập “mặt trận chung với Trung Quốc” chống Việt Nam. Với cuộc vận động đó, Trung Quốc hi vọng trên thực tế sẽ thực hiện được chính sách bao vây về kinh tế, cô lập về chính trị, tiến công về quân sự , như bọn đế quốc thực dân đã làm đối với Việt Nam.
Tuy nhiên mưu đồ gây sức ép bằng viện trợ và các thủ đoạn khác không lay chuyển được đường lối độc lập tự chủ của việt Nam, không khuất phục được nhân dân Việt Nam.


2.2   Trung Quốc dùng Hoa kiều chống phá cách mạng Việt Nam

  Nước ta có 54 dân tộc anh em chung sống, Đảng, chính phủ ta luôn coi người Hoa ở hai miền nam – bắc là một bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam, được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ của công dân Việt Nam.

  Song những người cầm quyền Trung Quốc đã coi tất cả người Hoa ở Việt Nam là công dân Trung Quốc, để đòi quyền lãnh đạo đối với họ. Trên thực tế Bắc Kinh đã lập các tổ chức phản động và mạng lưới gián điệp người Hoa trên đất Việt Nam. Các tổ chức như: “ Hoa kiều hòa bình liên hiệp hội”, “ Hoa kiều yêu nước”, “ mặt trận thống nhất Hoa kiều” do Bắc Kinh thành lập và chỉ huy đã hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam, chống nghĩa vụ quân sự, chống đi xây dựng kinh tế, kích động thù hằn dân tộc, đòi trở lại quốc tịch Trung Quốc, in tiền giả….

  Đầu năm 1978 những người cầm quyền Trung Quốc dựng lên cái gọi là “ vấn đề nạn kiều” công khai chống nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Họ dùng các tổ chức bí mật người Hoa, các tổ chức gián điệp của sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội dưới sự chỉ đạo của Bắc Kinh, bằng sự bịa đặt trắng trợn, những luận điệu vu cáo Việt Nam “ xua đuổi bài xích khủng bố người Hoa”, bằng những thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc, dụ dỗ, dọa nạt, đã gây nên trong quần chúng người Hoa đang làm ăn yên ổn ở Việt Nam tâm trạng hoang mang lo sợ chiến tranh nổ ra, một tâm lý nghi ngờ thù ghét người Việt Nam, khiến họ ồ ạt kéo đi Trung Quốc. Bọn tay chân của Trung Quốc tổ chức cho Hoa kiều vượt biên trái phép, rồi ngăn chặn họ lại gây ùn tắc biên giới Việt – Trung, kích động họ chống nhà nước Việt Nam. Đồng thời họ dùng một số Hoa kiều thông thạo địa hình , phong tục tập quán đưa vào đội quân dẫn đường thám báo để xâm lược Việt Nam.

Giới cầm quyền Bắc Kinh đã dùng người Hoa làm công cụ để gây rối loạn về chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam, hòng khuất phục nhân dân Việt Nam, đồng thời kích động dư luận Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh xâm lược.


2.3   Trung Quốc giật dây cho bọn Pôn Pốt tiến hành chiến tranh biên giới chống Việt Nam

  Từ lâu giới cầm quyền Bắc Kinh đã muốn nắm Cam Pu Chia để khống chế Việt Nam và Đông Dương. Sau ngày 17.4.1975 Trung Quốc dùng bọn tay sai Pôn Pốt – Yêng Xa Ri chiếm quyền lãnh đạo đảng cộng sản Cam Pu Chia, gạt quốc trưởng Xi Ha Nuc và những người thân cận, thiết lập chế độ phát xít diệt chủng có một không hai trong lịch sử loài người và thông qua chế độ đó hoàn toàn kiểm soát nước Cam Pu Chia, biến Cam Pu Chia thành căn cứ quân sự của họ để tiến đánh Việt Nam từ phía tây.

  Họ đã đổ tiền, vũ khí trang bị chiến tranh, và đưa hàng vạn cố vấn Trung Quốc vào Cam Pu Chia để thành lập hàng chục sư đoàn gồm: bộ binh , thiết giáp, pháo binh; mở rộng nhiều căn cứ hải quân , không quân.

Sau thất bại ở Việt Nam , Mỹ cũng cay cú trả thù bằng mọi thủ đoạn, đồng tình với Trung Quốc giúp Pôn pốt tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam.

  Dưới sự đạo diễn của Bắc Kinh, tập đoàn phản động Pôn Pốt – Yêng Xa Ri tuyên truyền vu khống Viêt Nam “xâm lược Cam Pu Chia” ráo riết hô hào chiến tranh chống Việt Nam. Từ sau tháng 4.1975 Pôn Pốt liên tục đưa quân lấn chiếm, bắn phá, gây xung đột ở biên giới tây nam. Từ 30.4.1977 “Cam Pu Chia dân chủ” thực sự phát động một cuộc chiến tranh xâm lấn trên toàn tuyến biên giới, bác bỏ đề nghị thương lượng của Việt Nam. Ngày 22.12.1978 chúng tập trung 19 sư đoàn tinh nhuệ đánh vào khu vực Bến Sỏi – Tây Ninh, mở đường tiến sâu vào nước ta. Trung Quốc tham vọng kẹp chặt Việt Nam bằng 2 mũi tiến công từ dưới lên (tây nam) và từ trên xuống (bắc).

  Thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình, quân dân Việt Nam đã đập tan cuộc chiến tranh lấn chiếm của bè lũ Pôn Pốt, làm thất bại kế hoạch quân sự có sự cấu kết giữa Pôn Pốt và tập đoàn phản động Bắc Kinh. Quân dân Cam Pu Chia được sự giúp đỡ của quân dân Việt Nam đã đứng lên đập tan chế độ diệt chủng tàn bạo, lập nên chế độ cộng hòa nhân dân (1979). Ý đồ của Trung Quốc dùng Cam Pu Chia tấn công Việt Nam từ phía tây nam đã bị đổ vỡ.


2.4   Trung Quốc trực tiếp xâm lược Việt Nam, phá hoại tình hữu nghị Việt – Trung

  Sau thất bại của Pôn Pốt – Yêng Xa Ri, Trung Quốc điên cuồng tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam với ý định “ giáng cho việt Nam một bài học” và mục tiêu đầy tham vọng: tiêu diệt một bộ phận lực lượng vũ trang của Việt Nam, phá hoại tiềm lực kinh tế quốc phòng, chiếm đất đai, kích động bạo loạn.

  Để lừa gạt dư luận Trung Quốc và dư luận thế giới, tập đoàn phản động Bắc Kinh tuyên bố rằng: đây chỉ là một cuộc “phản kích tự vệ”. Sự thật đây là một cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện của Trung Quốc có sự chuẩn bị về nhiều mặt.

  Sau chuyến thăm Mỹ và Nhật của Đặng Tiểu Bình (1.1979), cũng như sau khi hoàn thành việc chuyển quân xuống miền nam Trung Quốc, sát biên giới Việt – Trung, ngày 17.2.1979 giới cầm quyền Trung Quốc huy động 60 vạn quân gồm nhiều quân đoàn và sư đoàn độc lập, 800 xe tăng, xe bọc thép, hàng trăm máy bay, hàng ngàn khẩu pháo, mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía bắc từ Quảng Ninh tới Phong Thổ - Lai Châu dài hơn 1000 km. Chúng ra sức tàn sát nhân dân, chủ yếu là phụ nữ trẻ em và người già, phá hoại các cơ sở kinh tế văn hóa xã hội.

  Nhân dân Việt Nam, đứng đầu là các tỉnh biên giới và bộ đội địa phương, đã chiến đấu dũng cảm làm cho quân Trung Quốc bị thiệt hại nặng.
Trước sự chiến đấu dũng cảm của quân dân ta cũng như bị nhân dân thế giới và một bộ phận nhân dân Trung Quốc lên án mạnh mẽ, ngày 5.3.1979 giới cầm quyền Bắc Kinh phải tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam, đánh dấu sự thất bại của một cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa.

Cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động đã làm đổ máu nhân dân hai nước, làm tổn hại mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt Nam – Trung Quốc.

Từ sau chiến tranh biên giới, Trung Quốc vẫn tiếp tục chống phá Việt Nam bằng mọi thủ đoạn khác nhau, duy trì lực lượng quân sự với trang bị vũ khí lớn ở biên giới Việt – Trung, tăng cường khiêu khích vũ trang, phá hoại hoạt động kinh tế, bắn giết dân thường trên biển cũng như trên bộ; đe dọa hòa bình an ninh của nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm bế tắc các cuộc đàm phán thương lượng về biên giới giữa hai nước, đòi dành chủ quyền ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam….

Có thể nói trong nửa cuối thập niên 70 của thế kỷ 20, mối quan hệ Việt – Trung không còn là mối quan hệ láng giêng hữu nghi. Trung Quốc từ việc giúp đỡ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ đã từng bước chuyển sang lập trường chống Việt Nam. Bằng những thủ đoạn khác nhau về chính tri, kinh tế, quân sự, ngoại giao, hòng khuất phục nhân dân Việt Nam từ bỏ đường lối độc lập tự chủ của mình.

  Nhân dân Việt Nam vừa trải qua 30 năm chiến tranh trường kỳ gian khổ chống Pháp, chống Mỹ, khi nước nhà thống nhất, mong muốn được chung sống hòa bình hữu nghị với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là với các nước láng giềng thân thiện. Nhưng những người cầm quyền Trung Quốc đã thực hiện chính sách thù địch với Việt Nam, đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân hai nước, làm tổn hại tới mối quan hệ Việt – Trung đã được xây đắp trong lịch sử.

  Nhân dân Việt Nam mong muốn hòa bình, nhưng không nhân nhượng những gì thuộc về nguyên tắc, bằng mọi giá vẫn bảo vệ đến cùng đường lối độc lập tự chủ của mình, sẵn sàng chiến đấu, đập tan mọi âm mưu thủ đoạn đen tối của những người cầm quyền Trung Quốc.

Đây là những năm tháng đen tối nhất trong quan hệ Việt – Trung và kéo dài đến hết thập niên 80, khi quan hệ Việt – Trung được bình thường hóa (11.1991).
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Ba, 2013, 07:52:52 pm gửi bởi huythu » Logged
huythu
Thành viên
*
Bài viết: 95



« Trả lời #6 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2013, 07:12:09 pm »

                                                                 Kết luận


  Thập niên 70 của thế kỷ 20 đã lùi dần vào quá khứ, nhân dân hai nước Việt – Trung từ sau 1991 đến nay đã được sống trong hòa bình ổn định, mối quan hệ Việt – Trung ngày càng được củng cố và phát triển trên cơ sở 5 nguyên tắc “tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình”.

  Năm tháng đã đi qua, nhưng thập niên 70 của thế kỷ 20 sẽ còn để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử chống ngoại xâm oanh liệt của dân tộc Việt Nam, cũng như trong lịch sử mối quan hệ Việt – Trung. 10 năm là một quãng thời gian ngắn trên hành trình của 2 dân tộc, nhưng cần thiết phải được xem xét đánh giá một cách khách quan, để từ đây góp phần vào việc củng cố phát triển hơn nữa mối quan hệ láng giềng hữu nghị và thân thiện giữa Việt Nam - Trung Quốc.

Từ lịch sử chúng ta thấy mối quan hệ Việt – Trung trong thập niên 70 có những đặc điểm sau.

  Thứ nhất đó là sự tiếp tục của một mối quan hệ truyền thống trong lịch sử. Từ lâu trong lịch sử, các triều đại phong kiến và nhân dân hai nước đã có mối quan hệ qua lại, đặc biệt kể từ khi nước Việt Nam mới và nước Trung Hoa mới ra đời, mối quan hệ này đã trở nên vô cùng thắm thiết. Hai đảng và nhân dân hai nước đã giúp đỡ nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc . Việt Nam bước vào kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, nhân dân Trung Quốc đã giúp đỡ nhiệt tình và có hiệu quả. Thập niên 70 Trung Quốc vẫn tiếp tục mối quan hệ truyền thống đó. Tuy nhiên nửa thập niên đầu, mặc dù vẫn viện trợ cho Việt Nam chống Mỹ, nhưng mối quan hệ đó đã không còn được mật thiết như thập niên 50, 60.

  Lịch sử Việt Nam, nhân dân Việt Nam mãi mãi ghi nhớ sự giúp đỡ to lớn mà Đảng , chính phủ, nhân dân Trung Quốc dành cho mình trong hai cuộc kháng chiến cứu nước. Đối với Việt Nam đó là biểu hiện cao đẹp của mối tình đoàn kết chiến đấu của những người cùng chung cảnh ngộ, của tinh thần đoàn kết quốc tế. Chính sự giúp đỡ đó đã góp phần làm nên thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp chống đế quốc, thực dân xâm lược, giải phóng đất nước.

  Thứ hai đối với Trung Quốc, mối quan hệ đó thể hiện tính hai mặt. Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cũng như trong khôi phục và xây dựng đất nước rất cần sự giúp đỡ của anh em bạn bè quốc tế. Trung Quốc là một trong hai nước viện trợ chính cho Việt Nam, những người cầm quyền Trung Quốc đã thực hiện chính sách hai mặt, vừa giúp đỡ vừa khống chế Việt Nam. Họ giúp đỡ Việt Nam để đánh Mỹ. Trung Quốc và Mỹ cũng từng là đối địch của nhau, sự có mặt của Mỹ ở Đông Nam Á, đã ngăn cản ảnh hưởng của Trung Quốc ở vùng này. Trung Quốc giúp Việt Nam đánh Mỹ sẽ làm cho Mỹ yếu đi, hơn nữa sự có mặt của Mỹ ở Việt Nam, đặc biệt là ở bắc Việt Nam sẽ đe dọa an ninh của Trung Quốc ,

  Tuy nhiên do mâu thuẫn Xô – Trung ngày càng căng thẳng, Trung Quốc cũng xích dần tới Mỹ, cùng phối hợp với Mỹ chống Liên Xô và ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Á. Trung Quốc muốn Việt Nam đi theo đường lối của Trung Quốc chống Liên Xô. Họ không muốn Việt Nam trở thành một nước độc lập, thống nhất, hùng mạnh, mà chỉ muốn Việt Nam là một nước yếu để phụ thuộc vào Trung Quốc. Nói cách khác vì quyền lợi ích kỷ của Trung Quốc mà Trung Quốc khống chế Việt Nam và từng bước công khai chống nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sử dụng viện trợ để ép Việt Nam, dùng Hoa kiều để phá hoại cách mạng Việt Nam, giật dây chiến tranh biên giới tây nam và đặc biệt là cho quân trực tiếp thực hiện chiến tranh xâm lược Việt Nam (1979).

  Nhân dân Việt Nam với đường lối độc lập tự chủ đã từng bước đập tan mọi âm mưu của những người cầm quyền Trung Quốc cũng như sự cấu kết giữa Mỹ với Trung Quốc trong việc phá hoại cách mạng Việt Nam.

  Thứ ba, thập niên 70 là sự mở đầu cho một khúc quanh trong quan hệ Việt – Trung, nó còn kéo dài đến tận đầu thập niên 90 khi quan hệ Việt – Trung được bình thường hóa, tình trạng căng thẳng giữa hai nước mới chấm dứt.

  Giai đoạn đầu của thập niên70 với sự cấu kết giữa Trung Quốc và Mỹ, báo hiệu quan hệ Việt – Trung đang trên đà xuống dốc. Từ sự giúp đỡ thân thiện với Việt Nam, Trung Quốc đã dùng Việt Nam làm con bài để mặc cả với Mỹ. 5 năm tiếp theo là sự công khai phản bội của giới cầm quyền Trung Quốc. Cho tới cuộc chiến tranh biên giới 1979 thì Trung Quốc không còn che đậy được âm mưu thâm độc của mình trong việc chống phá cách mạng Việt Nam. Từ láng giềng thân thiện, Trung Quốc đã coi Việt Nam là một kẻ đối địch, quan hệ Việt – Trung đã đi đến những ngày đen tối nhất.

  Những năm70 và sau đó là những năm 80 đã ghi lại những dấu ấn không lấy gì làm tốt đẹp trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, cũng như quan hệ của Trung Quốc đối với Việt Nam. Cuộc chiến tranh chống phá Việt Nam đã trở thành một vết đen trong lịch sử hơn nửa thế kỷ của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

  Từ quan hệ Việt – Trung trong thập niên 70 và rộng hơn là cả thập niên sau đó, chúng ta có thể rút ra một số bài học như sau.

  Đối với Trung Quốc: Việt Nam , Trung Quốc là hai nước láng giềng, việc Trung Quốc giúp đỡ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ là sự tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, đồng thời nâng cao uy tín vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế cũng như trong hàng ngũ các nước xã hội chủ nghĩa.

Việc Trung Quốc từ sự khống chế đến việc công khai chống phá cách mạng Việt Nam đã  gây nên những tổn thất đau thương cho nhân dân hai nước Việt – Trung, làm tổn hại đến cách mạng hai nước cũng như ảnh hưởng tiêu cực tới phong trào cách mạng thế giới. Các cuộc chiến tranh do Trung Quốc gây ra với Việt Nam và các nước láng giềng, chỉ gây nên sự xáo trộn tình hình an ninh và làm cho Trung Quốc suy giảm vai trò, uy tín của mình trên trường quốc tế.

  Từ thực tế lịch sử đã để lại cho giới cầm quyền Trung Quốc bài học sâu sắc. Trong thời đại ngày nay các nước lớn nhỏ khác nhau đều là những bộ phận trong tổng thể duy nhất của xã hội loài người, các quốc gia dù lớn hay nhỏ đã là quốc gia độc lập thống nhất thì họ cũng có đường lối độc lập tự chủ của mình, xung đột giữa các dân tộc chỉ gây đau thương và kìm hãm sự phát triển của chính các dân tộc đó. Nếu thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình hữu nghị sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho chính bản thân từng nước, góp phần xây dựng khu vực, xây dựng thế giới hòa bình , phát triển.

  Đối với Việt Nam: Trung Quốc là nước láng giềng phía bắc, từ bao đời nay nhân dân Việt Nam luôn giữ mối quan hệ hòa hiếu thân thiện, trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc, tôn trọng lẫn nhau. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và những năm sau đó, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại đoàn kết với các nước anh em xã hội chủ nghĩa, các lực lượng dân chủ hòa bình và tiến bộ trên thế giới, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, trong đó có Trung Quốc, tập trung đấu tranh chống đế quốc thực dân xâm lược, dành độc lập dân tộc.

  Khi mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc căng thẳng chúng ta vẫn nhận được sự giúp đỡ của cả hai nước. Tuy nhiên do sự nhận thức sai lầm về lý luận và thực hiện đường lối dối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc và cách mạng thế giới của những người cầm quyền Trung Quốc, quan hệ Việt – Trung đã đi vào khúc quanh. Nhân dân Việt Nam vẫn kiên định đi theo đường lối độc lập tự chủ của mình không phụ thuộc dựa dẫm vào Trung Quốc, từng bước làm nên thắng lợi to lớn cho cách mạngViệt Nam.

   Nhân dân Việt Nam luôn luôn nâng cao cảnh giác cách mạng sẵn sàng đập tan mọi âm mưu thủ đoạn phá hoại của nước ngoài, trong đó có cả âm mưu chống phá Việt Nam của giới cầm quyền Trung Quốc.

Trong thập niên 70 cũng như thời gian trước và sau đó, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, cũng như sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đường lối đó đã và đang được nhân dân Việt Nam phát huy trong thời đại ngày nay.


  Việt Nam và Trung Quốc, hai nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước đã được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Ngày nay thế giới đang có nhiều biến đổi to lớn, Đảng và nhân dân hai nước vẫn kiên định con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và đã dành được những thắng lợi quan trọng. Tình hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc đang được củng cố. Chúng ta mong rằng với bài học của quá khứ và sự nỗ lực của nhân dân hai nước trên tinh thần “ khép lại quá khứ hướng tới tương lai”, tình hữu nghị Việt – Trung sẽ ngày càng phát triển tốt đẹp hơn, đưa Trung Quốc và Việt Nam tiến lên hơn nữa trên con đường chủ nghĩa xã hội./.

                                                                                                                                            Huy Thư                                  
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Ba, 2013, 08:17:31 pm gửi bởi huythu » Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #7 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2013, 03:17:21 pm »

    Đọc các bài viết trên đây tôi thấy bạn huythu có khả năng tập hợp tư liệu, sự kiện và dẫn dắt sự kiện một cách có hệ thống.
    Chúc bạn có những bài viết tiếp vừa để tuyên truyền vừa có tính chiến đấu cao.
    Hiện nay không riêng Việt Nam, các nước trong khu vực Thái Bình Dương nhất là các nước vùng Đông Nam Á đang bị Trung Quốc tìm mọi cách chia rẽ, lôi kéo và đe doạ... lại vẫn là những âm mưu thâm độc cố hữu của họ. Một quốc gia nhỏ bé như Việt Nam, sống bên một quốc gia to lớn, đông dân lại đang mạnh lên từng ngày về tiềm lực kinh tế, quân sự với tham vọng bá quyền như TQ thì chúng ta còn phải cảnh giác dài dài.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Ba, 2013, 01:19:27 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
huythu
Thành viên
*
Bài viết: 95



« Trả lời #8 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2013, 08:14:55 pm »

 Cảm ơn bác Thắng đã đọc và bình bình luận dưới bài viết  huythu .Đây là một bài niên luận năm 3, hồi huythu còn là sinh viên bác ạ. Nay huythu đưa lên VMH để mọi người tham khảo và góp phần hiểu sâu hơn về mối quan hệ Việt – Trung trong giai đoạn này, Cũng như hiểu rõ về Trung Quốc – một láng giềng phía bắc nước ta, nhiều mưu mô và tham vọng .Sống nhưng cũng phải dè chừng.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Ba, 2013, 09:59:24 pm gửi bởi huythu » Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #9 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2013, 02:18:48 pm »

     Chào huythu.
     Tôi trích nhật ký vudam viết trên topis "Nhật ký Nguyễn Văn Thắng" dưới đây để nói lên rằng Trung Quốc thời điểm này ráo riết chống phá ta không chỉ về quân sự trên BGTN mà cả con bài người Hoa khắp trong cả nước, tạo những màn dạo đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta trên BGPB năm 1979.

     Ngày 30-4-78 Đặng tiểu bình phát ngôn với báo chí tại Bắc kinh "chúng tôi có thể dung thứ cho LX có  70% có ảnh hưởng với VN còn 30% VN dành cho chúng tôi là được". (*) Vì từ đầu năm 1978 Mỹ-Trung cấu kết chống LX.và LX nhân thế yếu của cuộc chiến thảm bại tại VN của Mỹ mà ra sức giúp đỡ VN, đồng thời LX thực hiện chính sách bao vây TQ .Vì thế VN củng bị coi là mắt xích trong vòng vây đó.
Ngày 19-5-78 Chính quyền Mỹ chọn con đường bình thường hóa với TQ mà gác lại bình thường hóa quan hệ với VN.
Ngày 22-5-78 QĐ của Ke pauk(nguyên bí thư khu ủy T.Ư của Khome đỏ) trực tiếp giải quyết nội bộ tại QK Đông đóng tại Suol, F4  do Hen SamRin cựu tư lệnh trưởng chạy thoát qua ta,(riêng HunSen là E trưởng trực thuộc QK Đông cũng đã qua ta từ đầu năm) còn các F3-F5-F280 suy yếu theo.
Ngày 2-6-78 cuộc họp của QDND VN họp bàn mở cuộc tấn công vào K liên kết và giúp đỡ với các LL nổi dậy.QĐ4 được lệnh tiêu diệt F290 kềm chế F3 ,tiến đánh F703 tại Kongpongchach giúp bạn nổi dậy
Ngày 14-6-78 chiến dịch bắt đầu
Ngày 16-6-78 cuộc di cư của người hoa lên đến 200,000 người rời bỏ VN để tìm điều kiện sống tại TQ.Và TQ cắt tất cả viện trợ kinh tế cho VN, triệu hồi đại sứ ,đóng cửa 3 đại sứ quán tại VN, để hưởng ứng cuộc di dân này
Ngày 18-6-78 Mặt trận phía bắc Tây ninh ,do bộ tư lệnh QK7 điều động F303 đang đóng quân tại Phước long lên phối hợp với F5 và F302 để tiến đánh thị xã Snol. Nơi chuẩn bị lễ ra mắt  của mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước K, nơi này là mật khu của ta hiện do F260 Khome đỏ phòng thủ.
Ngày 3-11-78 nhà nước CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM và LIÊN XÔ kí hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện.

Nguồn http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,22604.270.html

     Người dịch Nhật ký vudam là con của ông ta nhưng anh ta vẫn không hiểu nguyên nhân của cuộc chiến ấy. Anh ta còn hỏi:
     "Em đọc trong QS cũng nhiều bài song em cũng chưa hiểu lắm về lí do vì sao Khome đỏ (khome cách mạng).Có phải là chính quyền PP giết nhiều người dân vô tội ? Mà 2 anh em lại đánh nhau tương tàn như vậy ?Nhưng theo Bố em ghi thì PP tấn công ta từ tận năm 75 lận mà ,bắt cả tàu chiến của Mĩ ,nên Mĩ mới bắn phá hết tàu chiến lớn .Trong cuộc giải phóng K Hải quân của PP ko có tàu lớn. Có Bác nào giúp em tí ,em cám ơn nhiều"
     Thế nên tôi đã giải thích sơ bộ với anh ta thế này: " Bạn có nghĩ rằng tại sao Trung Quốc lại đánh ta từ biên giới phía Bắc khi không thể sử dụng Khơ Me Đỏ đánh thắng được ta từ biên giới Tây Nam không? Bạn có nghĩ rằng tại sao TQ lại đánh ta vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 sau khi Khơ Me Đỏ bị thất thủ không? Và Hoàng Sa chúng đang chiếm giữ, lại tiếp tục đòi chiếm nốt quần đảo Trường Sa, hiện giờ nó đang đòi chiếm nốt cả Biển Đông nữa đấy"
     " Bạn Vu Đam thân mến .
     Không phải là xẩy ra xích mích đâu, đây là cuộc chiến thật sự, cuộc chiến đấu của nhân dân VN chống lại sự xâm lược của TQ.
     Trong những năm VN ta chống Mỹ, Liên Xô(nay là Nga) và TQ phải giúp đỡ chúng ta bởi vì họ muốn Mỹ sa lầy ở VN để họ có cơ hội nhanh chóng phát triển đất nước thành một siêu cường để thống trị thế giới.
     Khi chúng ta đánh thắng Mỹ TQ muốn một nước VN phải nằm trong quỹ đạo điều khiển của họ và nếu ta nghe theo họ thì chúng ta biết chắc rằng lúc đó chúng ta chẳng khác gì bọn Pôt bây giờ.
     VN không chịu sự sai khiến của TQ, chúng đã sử dụng bọn Pôt để chống phá ta, buộc chúng ta phải tuân theo chúng.
     Sau 30 năm chiến tranh chúng ta muốn có hòa bình lâu dài, muốn xây dựng đất nước, muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới.nhưng Trung Quốc không muốn có một VN như vậy.
     Một cường quốc muốn bá chủ thế giới không thể không tìm cách thôn tính bằng được khu vực Thái Bình Dương. Muốn thôn tính được TBD trước hết phải chinh phục được khu vực Đông Nam Á. Việt Nam là một nước có vai trò vô cùng quan trọng ở khu vực ĐNA, không chịu nghe theo TQ, chúng đã sử dụng Khơ Me Đỏ chống phá VN một cách điên cuồng. Khơ Me Đỏ chỉ là lực lượng xung kích để thực hiện tham vọng bá chủ của TQ. Bởi vậy khi Khơ Me Đỏ bị lật đổ thì TQ đã xử sự với VN như bạn đã thấy đấy.
     Vài lời gọi là cung cấp thêm dẫn chứng với bạn huythu.

(*) Câu chữ nghiêng này chưa rõ nghĩa
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Ba, 2013, 11:28:32 am gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
Trang: 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM