Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 07:28:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trong cơn gió lốc  (Đọc 89515 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thinhtu
Thành viên
*
Bài viết: 79


« Trả lời #10 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2013, 03:19:14 pm »

     Mánh cởi áo, vắt kiệt nước rồi phơi lên sợi dây rừng dưới một lùm cây nhỏ. Trung đội phó Đạt mở ba lô lấy cho Mánh chiếc áo khác, anh cầm cổ áo giũ một hồi:
     - Khiếp! Áo với xống! Toàn mùi thuốc lào!
     Mánh chậc lưỡi
     - Già rồi! Diện với ai mà cậu bảo phải thơm tho?
     - Thì cũng phải cho sạch sẽ một tí chứ! Mẹ đĩ mà ngửi thấy mùi thuốc lào ở áo anh cũng bỏ chạy xa ba cây số!
     Mánh cười khì khì:
     - Ấy! “Người yêu” của mình lại mê cái mùi ấy mới chết chứ. Hồi tớ về phép, trước khi đi chiến đấu, bà ấy bắt phải bỏ lại cái áo, bảo để đêm gối đầu cho con nó đỡ khóc. Tớ cho là cóc phải, bà ấy nhớ cái hơi của mình mà thôi!
     Đạt chưa có vợ, anh không hiểu khi xa nhau, người vợ có nhớ chồng đến mức ấy không, chứ riêng với anh, nói thì nói vậy hễ Mánh đi vắng một đêm thì anh thấy trống trếnh làm sao ấy. Cái hầm cứ rộng hoác ra và anh trằn trọc khó ngủ. Không biết anh có nhớ cái hơi đẫm mùi thuốc lào của Mánh hay không, nhưng chắc chắn anh nhớ cái giọng thủ thỉ kể chuyện của Mánh. Mánh cứ rì rầm kể hết chuyện này sang chuyện khác. Lúc đầu anh cười đến phát ho sặc sụa lên, cười mãi mệt, anh nằm im và ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Đối với anh Mánh, Đạt cũng không giấu diếm chuyện gì, kể cả chuyện vui lẫn chuyện buồn. Mới đêm qua thôi, nằm trong căn hầm này, Đạt đã kể cho Mánh nghe về mối tình của mình. Anh còn bấm đèn pin đọc cho Mánh nghe lá thư gần đây nhất của Dung, lá thư mang đến cho anh một nỗi buồn vô hạn: Dung đã đi lấy chồng sau khi tốt nghiệp đại học ở nước ngoài trở về. Đọc đến đoạn Dung kể rằng: Dung đã khóc sưng cả mắt lên nhưng gia đình vẫn không nghe, vẫn ép Dung phải lấy một tay kỹ sư, cùng công tác ở phòng kỹ thuật của một nhà máy với anh trai Dung, thì Mánh bật dậy, phẫn nộ quát lên:
     - Nói láo! Nó chẳng khóc lóc cái cóc khô gì đâu. Đồ bội bạc. Làm gì có cái chuyện ép duyên bịa đặt ấy.
     Đạt sững sờ:
     - Bịa đặt!... Anh cho rằng Dung không hề bị ép duyên?
     - Không! Làm gì có chuyện ấy. Cậu không thấy lời lẽ của nó viết trơn như mỡ cả một lượt đấy à? Nghe thì lâm li đấy, nhưng chỉ là nước mắt cá sấu, cậu hiểu không? Đau khổ! Đau khổ mà nó còn viết nổi cho cậu tám trang giấy. Văn chương chữ nghĩa hay hớm chưa? Đem vào Sài Gòn mà đăng báo được đấy!
     Nhận xét của Mánh khiến Đạt rụng rời. Anh như thấy trời đất đổ sụp quanh mình. Có thể như thế không? Lẽ nào một người con gái như Dung mà lại bội bạc, lừa dối? Nhưng quả thực Dung nhiều lời như thế. Lá thư dứt tình mà Dung viết trơn tru như đã chuẩn bị từng lời, từng chữ vậy. Lòng dạ đàn bà con gái, chả biết thế nào? Thề thốt, hứa hẹn như thế, nhưng biết đâu, sau khi đi học ở nước ngoài về, Dung chẳng tính toán khác đi. Cuộc sống thực bao giờ chẳng hấp dẫn hơn là ôm ấp một giấc mộng xa xôi?
     Mối nghi ngờ mỗi ngày một lớn lên trong lòng Đạt. Chiều nay, khi anh Mánh lên tiểu đoàn, còn một mình trong hầm, Đạt mang tất cả những lá thư của Dung ra đọc lại. Nhận xét của Mánh đêm qua đã khiến đầu óc anh tỉnh táo hơn. Và quả thực, đọc đến lá thư cuối cùng thì anh cũng nhận ra sự giả dối, trắng trợn của nó. Căm giận tràn đầy, tim anh như thắt lại, anh vò nhàu nát tất cả những trang thư đó rồi châm lửa đốt. Nhìn ngọn lửa xanh lè cứ liếm dần những trang giấy bội bạc ấy, anh nhếch mép cười. Thế là hết! Từ nay anh sẽ không vướng bận gì cả. Sẽ không còn đau đáu chờ đợi một chuyến thư vào. Sẽ không còn những phút ngồi một mình mơ mộng và tủm tỉm cười mỗi khi nghĩ tới ngày gặp lại. Sẽ không còn gì cả. Tất cả đã tiêu tan như những tàn tro kia. Bây giờ anh chỉ còn chiến đấu. Chiến đấu và chiến đấu.
     Mánh đã nhận ra điều đổi khác đó trong đôi mắt Đạt. Nó đang ngấm đòn. Nó sẽ đau khổ, nhưng rồi khi hiểu ra tất cả, nó sẽ bình tĩnh trở lại. Lúc đó sự khinh bỉ sẽ lấn át sự nuối tiếc. Nó sẽ thấy cái con trời đánh ấy chẳng có gì đáng để nó phải đau khổ nữa. Nhưng phải có thời gian, cái gì mà chẳng cần thời gian. Mong sao nó bình tĩnh lại được trước khi bước vào chiến đấu thực sự. Đối mặt với kẻ thù cần phải tỉnh táo, bởi vì dù là sự hi sinh cũng chỉ có sự hy sinh tỉnh táo mới có ích cho cuộc chiến đấu của chúng ta.
Logged
thinhtu
Thành viên
*
Bài viết: 79


« Trả lời #11 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2013, 08:01:56 am »

     3
     Trước khi lên đại đội hội ý và báo cáo tình hình trong ngày, Mánh ghé qua tiểu đội một. Tiểu đội trưởng Hưng ngồi bên cửa hầm, bàn chân vẫn quấn băng kín mít. Thấy anh đến, Hưng quẳng cho anh một đoạn gỗ:
     - Ngồi xuống đây tí đã anh!
     - Thôi, mình phải đi hội ý bây giờ. Chân đã đỡ chưa?
     Hưng lắc đầu:
     - Vẫn còn sưng, anh ạ! Chỗ bị dập chưa lên da non.
    - Biết tay chưa? Làm ăn tiếu táo nó tai hại thế đấy!
    Hưng nhăn nhó:
    - Chỉ tại mấy ông tướng nghịch. Em đang ở dưới hầm vét đất, mấy thằng ôn con ở trên đùa nghịch đạp phải tảng đá to như cái ba lô vừa mới bẩy lên, thế là nó lăn ầm xuống… Anh không biết chứ, lúc đó em tưởng nát bét bàn chân.
     Mánh cúi xuống, nâng bàn chân trái của Hưng lên xem rồi kết luận:
     - Có lẽ phải đi viện, cậu ạ!
     Hưng giãy nảy lên:
     - Không! Mấy hôm là nó khỏi thôi mà!
     Mánh lắc đầu:
     - Không ổn. Lỡ mà có lệnh cơ động gấp thì làm sao?
     Hưng quả quyết:
     - Em đi được. Đây, em đi thử cho anh xem.
     Hưng đứng bật dậy, định đi mấy bước cho trung đội trưởng xem, nhưng Mánh vội ấn vai Hưng xuống:
     - Thôi, rởm vừa vừa chứ. Thế cho các anh biết thân.
     Hưng ngồi xuống, đưa tay lên gãi gãi mái tóc xoăn đen mượt của mình rồi đột ngột ngẩng lên nhìn Mánh:
     - Anh Mánh này… Em nói thật, anh đừng để em mắc khuyết điểm không phục tùng mệnh lệnh. Nếu đại đội bắt em đi viện là em cứ ì ra đấy.
     Mánh trợn mắt:
     - Ghê nhỉ! Anh dám thách thức với tổ chức cơ à? Trò đùa! Kỷ luật là kỷ luật. Đại đội ra lệnh anh không chấp hành mà được à?
     Hưng nhăn nhó vẻ đau khổ:
     - Nhưng anh nói với đại đội một tiếng. Khổ lắm! Ai muốn thế này làm gì cơ chứ?
     Nhìn vẻ mặt Hưng trung đội trưởng Mánh suýt phì cười. Anh cũng hù cho Hưng sợ vậy thôi, chứ cũng chưa đến nỗi nào. Vừa lúc đó, Ổn hát nghêu ngao đi tới. Thấy trung đội trưởng, cậu ta lè lưỡi một cái rồi im bặt. Đợi cho Mánh đi khỏi, Ổn mới dám bước tới:
     - Thế nào? Anh Hưng?
     Hưng quắc mắt:
     - Còn thế nào? Chúng mày làm khổ tao. Ông ấy đang định đuổi tao đi viện kia kìa.
     Ổn tắc lưỡi:
     - Ông ấy dọa chơi đấy!
     Rồi Ổn nháy mắt, chỉ về phía đại đội:
     - Để em lên “oa-tơ-ghết” xem sao?
     Ổn nhe bộ răng sún ra cười rồi nhanh như sóc, nhảy qua những bụi ô rô tiến về phía hầm đại đội. Các trung đội trưởng đã đến đủ và đang báo cáo tình hình. Trung đội trưởng Mánh đến muộn, chính trị viên Thìn chỉ một khúc gỗ và bảo:
     - Anh ngồi đây nghe luôn anh Mánh!
     Rồi Thìn lại cười, hỏi:
     - Chúng nó bảo lúc máy bay bắn cối, anh sợ quá chúi xuống suối nằm, đúng không?
     Mánh cười khẩy:
     - Nói láo! Thằng này coi mấy cái “chuồn chuồn” ấy ra cái gì.
     Đại đội trưởng Quảng khích thêm:
     - Không nhảy xuống khe sao thấy anh ướt như chuột thế?
     - Hà hà… tại cái túi nước. Mẹ khỉ, mình vác nước trên vai, lúc chạy máy bay quên khuấy, buông tay ra. Thế là nó đổ ào ra, tưới từ đầu đến chân.
     - Vậy là anh cũng có hoảng?
     - Thì… đã sao? Tránh voi chẳng xấu mặt nào!
     Đại đội trưởng Quảng nháy mắt cười rồi quay sang trung đội trưởng trung đội hai:
      - Nào, báo cáo tiếp đi Lân. Quân số hai mươi lăm. Ốm một. Rồi! Tiếp tục! Vũ khí trang bị như cũ. Được, con số cụ thể tôi có rồi. Tình hình tư tưởng của bộ đội ra sao?
      Lân suy nghĩ một lúc rồi tiếp tục báo cáo:
     - Về tư tưởng của anh em thì chẳng có gì đặc biệt, chỉ có điều ai cũng sốt gan sốt ruột lắm rồi. Tình hình mặt trận càng phát triển thuận lợi, anh em càng sốt ruột. Họ liên tục chất vấn tôi tại sao đơn vị ta lại cứ ngồi ì ở cái xó này? Khó trả lời quá! Đã có lúc tôi nghĩ, có lẽ đại đội đừng nên thông báo tin chiến thắng dồn dập quá!
     Chính trị viên Thìn lắc đầu:
     - Thế anh cứ tưởng rằng cứ để anh em mù tịt, không biết gì đến tình hình diễn biến chung của chiến dịch thì họ yên tâm à? Không đâu! Anh em họ tinh lắm. Dù không thông báo thì  bằng những kinh nghiệm riêng của mình, bằng sự nhạy cảm đặc biệt của người chiến sỹ, họ vẫn đo được nhịp độ phát triển của chiến dịch. Vấn đề là làm thế nào để anh em ta hiểu rằng, ta nằm đây cũng là đang nằm trong thế trận chung của chiến dịch, chứ không phải ta đang ở ngoài cuộc.
    Trung đội trưởng Lân khẽ xua tay:
    - Không ăn thua anh ạ. Tôi đã giải thích như thế nhưng anh em họ bảo rằng: “Anh nói thế thì nói chứ chính anh cũng sốt ruột bỏ cha nữa là tụi tôi”. Thì đúng như thế, biết làm sao? Tôi cũng xin thắc mắc, tại sao ta cứ chịu nằm bẹp ở đây trong khi các đơn vị bạn đang đánh ran lên xung quanh?
    Mọi người cất tiếng cười vang. Đại đội trưởng Quảng quay sang chính trị viên Thìn:
    - Tay Lân thế mà thâm. Nó nói thế là có ý bảo: “Ban chỉ huy đại đội có nói thánh nói tướng gì thì nói chứ chính các cha cũng đang sôi ruột lên chứ hơn gì anh em!”. Phải không ông Lân?
    Trung đội trưởng Lân vội xua tay cải chính:
    - Ấy chết! Các anh cứ suy diễn thế thì anh em hết nhờ.
    - Vậy thì thế này – Thìn mỉm cười nhìn mọi người – chiều nay lên báo cáo tình hình ở tiểu đoàn mình cũng sẽ nói như vậy. Mình sẽ nói rằng chúng tôi cũng đã giải thích tình hình nhiệm vụ để anh em yên tâm, nhưng họ bảo: “Các thủ trưởng đại đội nói thế chứ chính các ông ấy  cũng có yên tâm mà ngồi chờ đâu, các ông ấy cũng đang thắc mắc, có điều là cán bộ nên không tiện nói ra thôi”. Thế nào ông Khẩn, ông Nguyên cũng động lòng và bảo: mấy thằng nói thế khác nào nó nói kháy ban chỉ huy tiểu đoàn. Có phải các anh định nói rằng ban chỉ huy tiểu đoàn nói gì thì nói chứ cũng đang nhấp nhổm, cũng thắc mắc với trên um cả lên chứ hơn gì anh em. Cứ như vậy, dưới huých lên trên, sẽ tới sư đoàn cho mà xem…
Đại đội trưởng Quảng vột ngắt lời:
    - Thôi! Lý sự tào lao mãi. Tóm lại là tất cả đều đang sốt ruột. Phải không? Cứ cho đánh mù trời như trung đoàn 4 là yên hết.
    … Mới chỉ “oa-tơ-ghết” được đến đó, Ổn liền hớt hải chạy về. Một bộ sậu gồm Phùng, Kén, Lúa, Hải… đang ngồi chầu hẫu trước cửa hầm tiểu đội trưởng Hưng, hoa chân múa tay tán rào rào. Thấy Ổn về, mặt mũi tươi tỉnh, Hưng liền hỏi đón:
    - Thế nào?
    Ổn không trả lời ngay mà đứng chống nẹ, hỏi lại:
    - Vậy thì các anh đang bàn luận cái gì mà ồn cả lên như chợ vỡ thế?
    Cái giọng Quảng Bình của Kén chua như dấm nhung lại cố gắng gườm lại cho nó bè ra, vẻ quan trọng:
    - “Bộ tư lệnh” đang họp, bàn tình hình chiến sự. Coi bộ ngán quá hè? Nằm dài, tay chân tớ đâm trắng bệch ra như bà đẻ rồi các cha này. Ăn rồi ngủ, ngủ rồi túm năm tụm ba tán róc, ớn quá rồi!
    - Đấy đấy! - Ổn xua tay ra hiệu cho mọi người yên lặng rồi tuyên bố - không phải chỉ cánh ta mà cả cán bộ trung đội, đại đội - Ổn hạ giọng xuống một chút, liếc xung quanh xem có ai nữa không rồi mới thì thào – Thậm chí cả tiểu đoàn nữa cũng đang thắc um lên kia kìa – rồi Ổn nhắc lại lời của đại đội trưởng – Tóm lại là tất cả đang sốt ruột phải không? Cứ cho đánh mù trời lên như trung đoàn 4 là xong hết.
    Hưng hỏi tiếp:
    - Thế còn việc của tớ?
    Bấy giờ Ổn mới chợt nhớ ra:
    - À… việc của anh… đại đội chưa bàn đến!
    Hưng nhăn mặt:
    - Chán bỏ mẹ! Cốt có việc ấy…
    Lúa vỗ vai Hưng an ủi:
    - Anh cứ yên trí. Không ai bắt anh đi viện lúc nước sôi lửa bỏng thế này đâu.
    Kén hăng hái tuyên bố:
    - Nếu đại đội lệnh cho anh phải về tuyến sau, chúng tôi sẽ kiến nghị…
    Chỉ một lát sau, mọi người đã quên ngay cái chân đau của Hưng, quay sang bàn những chuyện khác. Thoạt đầu là chuyện trung đoàn 4 đánh Thuần Mẫn rồi chuyển qua tranh cãi xem ta có đánh Buôn Ma Thuật không? Thoắt cái đã ngắt sang sang chuyện săn nai ở Gia Lai đầu mùa mưa năm ngoái, chuyện con voi của binh trạm bỗng nhiên nổi giận kéo đổ tất cả nhà cửa của binh trạm bộ rồi chạy vào rừng… Tóm lại, toàn là những chuyện không đầu không cuối. Họ cứ ồn ào tranh cãi như vậy cho đến khi trung đội trưởng Mánh đi hội ý về, hét um lên:
    - Trời ơi! Vón cục cả lại với nhau thế này à? Chiều nay nó đã gõ vào đầu rồi đấy các bố ạ. Nó mà cho một quả xuống đây rồi lại khiêng nhau không kịp.
    Lính tráng im bặt, ngơ ngác nhìn nhau rồi vỗi vã tìm đường lỉnh ngay. Anh trung đội trưởng “lắm điều” đứng nhìn các chiễn sỹ của mình rồi lắc đầu ca cẩm:
    - Đến mệt vì cái đám cứng đầu cứng cổ này. Chuyện ở đâu mà lắm thế không biết. Sểnh ra một tí là y như rằng…
Logged
thinhtu
Thành viên
*
Bài viết: 79


« Trả lời #12 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2013, 09:07:34 am »

    CHƯƠNG BA
    1
    Chiếc xe dép rời khỏi sân bay Buôn Ma Thuột, lao vun vút trên con đường rợp bóng cây. Trời về chiều. Nắng dịu. Trên đường phố người xe tấp nập. Những tà áo màu phấp phới, những chiếc xe du lịch bóng loáng lao vun vút. Những tiếng rao hàng lảnh lót. Thỉnh thoảng một chiêc GMC lấm láp trở đầy lính sư đoàn 23 bóp còi inh ỏi lao như điên trên đường nhựa. Cột ăng-ten đài vô tuyến truyền hình Buôn Ma Thuột vút trên nền trời xanh thẳm.
    Tất cả vẫn bình yên, cái bình yên lạ lùng của một thị xã cao nguyên.
    Thanh Mai ngả mình trên chiếc ghế tựa, lơ đãng ngắm cảnh phố phường. Cô chẳng dừng mắt ở chỗ nào, dường như cô chỉ chú ý với cái nắng mỡ màng, loang loáng trên mặt đường. Một cảm giác thờ ơ, lãnh đạm xâm chiếm tâm hồn cô. Đáng lẽ, lần đầu tiên đặt chân tới thị xã xanh tươi này, cô phải say sưa ngắm nhìn cảnh vật, phải vui thích khi nhìn thấy những đồi thông , những vườn cà phê hoa nở trắng xóa. Nhưng tất cả những điều đó không hấp dẫn nổi cô, cô chỉ cảm thấy tất cả đều nhàm chán.
    Đại úy phi công huỳnh Thuận ngồi trên ghế lái, tay cầm vô lăng, miệng huýt sáo một bài tình ca quen thuộc. Thỉnh thoảng, qua cặp kiếng mát, anh lại liếc nhìn cô thiếu nữ ngồi bên cạnh để ngầm đoán những ý nghĩ của cô. Nhưng vô ích, anh chẳng tìm thấy một nét xúc động nào trên gương mặt cô gái kiêu kỳ ấy.
Mai đẹp thật. Chính vì cái vẻ thờ ơ, lãnh đạm ấy lại càng khiến cho Mai đẹp hơn. Chẳng thế mà ở Sài Gòn, giới sinh viên gọi cô là hoa hậu của trường luật. Hình như chưa một chàng trai nào lọt vào đôi mắt xanh của nàng. Cô ta mơ ước một người bạn đời như thế nào? Có trời mà hiểu! Thuận không hy vọng gì ở vai trò mối lái của thiếu tá Quang, anh trai của Thanh Mai, hiện đang là trưởng phòng hai của sư đoàn 23. Ít ra anh cũng đã cảm thấy mình sẽ thất bại. Mai chưa hề tỏ ra có thiện cảm với anh, kể từ khi anh đưa cô ra phi trường Tân Sơn Nhất rồi đưa lên chiếc máy bay vận tải C.130 của mình, mặc dù cô vẫn tỏ ra rất lịch sự và ngoan. Nhưng vẫn còn một chút hy vọng, có thể uy tín của Quang sẽ làm tình hình khả quan hơn. Nghĩ vậy, anh khẽ mỉm cười và lại tiếp tục thổi sáo mồm.
    Còn Mai, cô cũng chợt thấy ngạc nhiên. Ờ, vậy là mình đã tới Buôn Ma Thuột, một nơi hoàn toàn xa lạ đối với mình. Sao đột nhiên lại có sự kiện này nhỉ? Để nhớ lại tất cả coi…
    … Sài Gòn ảm đạm bước sang một năm mới. Ở đâu cũng nghe người ta la lối kể về sinh hoạt mắc mớ, thuế khóa  nặng nề, đĩ điếm tràn lan… Cả một xã hội đang suy thoái, băng hoại vì chiến tranh kéo dài. Bọn sinh viên chúng mình vẫn ngày ngày lên giảng đường nhưng chẳng còn hứng thú gì việc học hành. Chiến tranh đã tàn phá nặng nề tâm hồn tuổi trẻ. Bạn bè thân thiết cũng bị chiến tranh làm cho ly tán. Thi tú tài rớt như sung. Rồi thì bọn con trai còn đường nào khác hơn là vào lính hay chạy áp phe. Con gái, đứa may mắn thì lấy chồng, rồi đẻ con. Đứa không may mắn thì đi làm sở Mỹ để rồi lấy Mỹ hoặc “gần như lấy Mỹ”. Thỉnh thoảng lại đọc trên báo những dòng phân ưu của thân nhân vài người bạn trai chết trận hoặc được tin một đứa bạn gái đã lấy Mỹ hay đã rớt vào nanh vuốt của bọn Tú Bà. Tất cả những người kém may mắn ấy đều có chung một nguồn gốc là nghèo và không có thế lực. Còn Mai thì ngược lại, con đường học hành phẳng lì như xa lộ. Chưa thi nhưng Mai biết mình không thể rớt. Ai dám đánh rớt ái nữ của một nhà buôn lớn, bồ bịch với bồ bịch của ông tổng nha cảnh sát, với ông giám đốc ngân hàng Á Đông và một lô những ông đại tá, trung tá có thế lực ở đô thành. Cô không tin vào học lực của mình, mặc dù cô học giỏi. Cô chỉ tin vào cái gia tài kếch xù của ba má mình. Cái đó sẽ đảm bảo cho cô một tương lai vững chắc, cũng như đảm bảo cho anh cô, một người mà theo cô là chẳng có tài cán gì đặc biệt, đã từ một thiếu úy mèng trong vòng mấy năm đã nhảy tót lên tới thiếu tá và nếu chiến tranh kéo dài, không chừng anh cô còn lên làm tướng nữa (!).
    Nhưng sao cô chán ngấy tất cả những cái đó. Cô buồn nản khi thấy mình nằm trong vòng tay o bế của đồng tiền. Vượt khỏi cái vòng tay o bế đó, lập tức cô sẽ sa xuống “dưới đáy” của xã hội. Nhiều lúc cô tự hỏi: vậy thì, con người với tất cả tài năng, nghị lực của họ dùng để làm gì? Bản thân cô cũng vậy, cô học luật, học khá giỏi nhưng cũng chẳng hiểu học rồi để làm gì? Có lẽ chỉ để trong tay có một tấm bằng cử nhân luật khoa, để chứng tỏ rằng cô là con cái của giới thượng lưu, có học hành, đỗ đạt. Chứ cô đâu có cần tấm bằng cử nhân ấy để kiếm sống?
    Thấy cô đẹp và quan trọng hơn, hấp dẫn hơn là sẽ có một món hồi môn kếch xù, bon con cha cháu ông bao quanh cô ve vãn, tán tỉnh. Tình yêu của họ mới hạ đẳng làm sao? Cô khinh bỉ họ nhưng họ lại tưởng cô làm cao. Rồi, khi biết cô yêu Tuấn, một sinh viên nghèo thì họ lại đem lòng ghen ghét, họ dèm pha, chế nhạo, tìm mọi cách bôi nhọ danh dự của Tuấn. Nhưng họ càng điên cuồng ghen ghet, Mai càng ra mặt yêu Tuấn hơn để chọc tức họ. Tuấn nghèo nhưng trí thức và tư cách hơn hẳn họ cái đầu. Anh sống trung thực và cao thượng. Mai có một dự tính cho tương lai của mình: tốt nghiệp xong cô sẽ lấy Tuấn, bất chấp sự ngăn cản của gia đình. Ba má cô sẽ không đồng ý cuộc hôn nhân ấy và có thể vì thế mà nếu cô quyết lấy anh, cô sẽ chẳng được cái gì trong cái gia tài kếch xù kia của ba má. Nhưng cô có cần gì cái đó, cô chỉ cần một tình yêu, một tình yêu chân chính và không vụ lợi. Người ta có thể cho hành động của cô là điên khùng, là “nổi loạn”. Có sao? Ở xã hội này cái gì mà chẳng loạn.
    Nhưng bỗng một sự kiện đột biến lại xảy ra trong cuộc đời cô. Tuấn bị bắt giam vì tội giết người cướp của. Tin ấy đến với cô như sét đánh ngang tai. Có thể nào như thế được? Một con người như Tuấn mà cũng bị xô đẩy tới hành động tội lỗi đó hay sao? Vậy thì cô còn biết tin vào ai ở cuộc đời này?
    Đau xót vì niềm tin bị xụp đổ, vì vị thần tượng mà cô hằng tôn thờ bỗng chốc trở thành ác quỷ, cô không còn thiết gì đến việc học hành. Mỗi bận tới lớp, cô nhận thấy ánh mắt đắc thắng của bọn con trai nhà giàu. Chúng khoái trá ngắm nhìn nỗi đau khổ của cô, chúng vui mừng vì Tuấn đã phạm tội, nghĩa là cũng giống y như tất cả bọn chúng, nhưng vì nghèo hơn bọn chúng nên đã sa lưới pháp luật. Và… chúng lại ve vãn cô.
Mấy lần cô tìm tới nhà lao của Nha cảnh sát đô thành để xin gặp Tuấn nhưng đều thất vọng, họ không cho Tuấn được tiếp xúc với bất cứ ai khi chưa thành án. Cô băn khoăn, không hiểu có thực anh đã bị đồng tiền tội lỗi cám dỗ, xô đẩy hay không? Có phải vì anh sợ mình cứ nghèo mãi sẽ mất Mai hay không? Hay đó chỉ là kết quả của một sự vu khống, một cạm bẫy, một lầm lẫn?... Giữa cuộc đời đầy ngang trái, ngoắt ngoéo này, trắng đen lẫn lộn là chuyện bình thường.
    Thế rồi cô bỏ học. Ba cô căn vặn, cô thẳng thắn trả lời:
    “- Học để làm gì, thưa ba? Nhà ta quá giàu rồi, đủ để cho chúng con sống cuộc đời vương giả. Vậy thì, việc gì con cứ phải vùi đầu vào cái đống sách vở vô nghĩa ấy? Luật lệ là cái quái quỷ gì ở cuộc đời này, thưa ba?”
    Đầu tháng ba, gia đình Mai đột nhiên nhận được tin thiếu tá Quang, anh trai của Mai, hiện tòng sự tại sư đoàn 23 bị ốm. Cả nhà xôn xao lên. Mai nảy ra ý định đi xa một chuyến xem “thiên hạ họ sống ra sao?”. Cô xin ba má cho phép lên cao nguyên thăm anh. Gia đình còn đang băn khoăn thì Huỳnh Thuận, bạn cũ của Quang tới thăm. Biết Thuận sắp bay lên Buôn Ma Thuật, gia đình đồng ý để Mai đi cùng với anh.
    … Đấy, tất cả là như vậy. Mai mỉm cười mơ hồ. Còn bây giờ thì chuẩn bị mà chịu trận. Thế nào anh Quang chẳng xỉ và một chầu vì tội bỏ học của cô. Mặc ảnh, mình có chính kiến của mình, miệng lưỡi của mình cũng vào “loại hảo hạng”, đủ sức đấu hót với ảnh.
Logged
thinhtu
Thành viên
*
Bài viết: 79


« Trả lời #13 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2013, 10:06:17 am »

     2.
     Chiếc xe Dép phanh két lại trước cổng lớn của căn cứ sư đoàn 23. Đại úy Thuận quay sang nói với cô:
     - Tới nơi rồi đó. Em ngồi yên đây để anh đi gọi điện cho anh Quang ra đón chúng mình nghen!
     Mai khẽ gật đầu và chợt bật cười vì hai tiếng “chúng mình” mà Thuận cố tình nhấn mạnh. Thuận tưởng lầm là Mai vui nên cũng hớn hở ra mặt. Anh hăm hở bước xuống, đi lại phía những người lính gác cổng. Họ đứng nghiêm chào anh. Thuận đưa họ coi giấy tờ rồi tiến lại buồng điện thoại. Ngồi trên xe, Mai nghe thấy mấy anh lính trêu Thuận:
    - Bồ của đại úy coi được quá hà!
    Mai chợt nhíu mày, khó chịu vì câu đùa ấy. Nhưng chẳng lẽ lại đứng ra cời cời cãi với mấy anh lính đó để nói rằng mình đâu có phải bồ bịch gì của Thuận? Vì thế cô làm như chẳng nghe thấy câu đùa ấy, mải mê nhìn con đại bàng bằng đồng đun trên cổng căn cứ sư đoàn 23. Cô băn khoăn tự hỏi: tại sao người ta lại cứ phải chọn các loại ác thú làm biểu tượng? Toàn những cái tên mới thoạt nghe đã thấy gớm ghiếc rồi. Nào là “hổ xám”, “hổ vằn, “trâu điên”, “ó biển”, v.v. Sao người ta không chọn chim bồ câu, chim sơn ca, họa mi hay những loài vật đáng yêu khác để làm biểu tượng?
    Thoáng thấy chiếc xe du lịch kiểu Pơ-giô của anh mình từ trong con đường rợp bóng hàng dương lao ra, Mai hớn hở bước xuống đưa tay vẫy vẫy. Quang đậu xe bên trong cổng rồi tiến lại phía em. Lúc này Quang mặc thường phục với chiếc sơ mi trắng bong nên Mai cảm thấy anh mình hiền hơn, đáng yêu hơn. Cô chạy lên mấy bước, reo lên như đứa trẻ:
    - Anh hai!
    Quang đứng chống nẹ, lắc đầu nhìn em gái:
    - Trời đất! Bà nhỏ dám mò lên tận đây sao?
    Mai nắm lấy tay anh nũng nịu:
    - Anh biết hông? Anh viết thư về nói bịnh, ba má lo muốn chết à!
    Quang cười lớn:
    - Anh bị sốt rét sơ sơ thôi. Chớ bộ ba má tưởng anh sắp chết rồi chắc? Ủa, vậy em bỏ học để lên thăm anh?
    - Em bỏ hẳn rồi!
    Quang trố mắt vì ngạc nhiên:
    - Bộ em điên rồi sao? Bỏ học, kỳ quặc thiệt!
    Mai lắc đầu:
    - Chẳng có chi kỳ hết. Em ngán thì bỏ. Học mà làm chi anh Hai? Dù có làm luật sư thì em vẫn phải lấy chồng, vẫn phải đẻ con, vậy thì cần gì phải học.
    Quang cất tiếng cười lớn, quay lại nói với Thuận:
    - Đó, cậu thấy chưa? Sau này cậu cứ chiều được cái tính gàn của cô ấy cũng đủ mệt rồi.
    Mai chợt xịu mặt, lườm anh một cái rồi vội bước lên chiếc Pơ-giô của anh trai mình. Quang cũng bước lên xe nổ máy, chiếc xe nhẹ nhàng lướt đi. Qua kính chiếu hậu, Mai thấy chiếc Dép của Thuận bám sát. Cô hờn dỗi hỏi:
    - Bộ anh tính gả chồng cho em sao?
    Quang gật đầu:
    - Vậy đó! Em chịu không? Đại úy phi công. Xôm rồi còn gì?
    Mai cất tiếng cười khanh khách:
    - Anh làm mai(1) vụng về quá. Không xong đâu!
    - Anh Thuận cũng khá đấy chứ?
    - Nhưng em không yêu anh ấy, biết làm sao được?
    Biết tính Mai bướng bỉnh, làm găng không được, Quang đành im lặng. Chiếc xe quẹo qua một ngã ba nữa rồi đậu trước ngôi nhà ba tầng. Quang mở cửa xe bước ra và nói với em:
    - Anh ở lầu một. Chúng ta lên nhà luôn chứ?
    Rồi Quang quay lại gọi Thuận đang còn đứng ngu ngơ trước đầu xe:
    - Ê! thằng cù lần, lên nhà chứ?
    Quang ở một mình hai phòng rộng, có máy điều hòa nhiệt độ và khá đầy đủ tiện nghi sinh hoạt. Mai nhận ra ngay khiếu thẩm mỹ tinh tế của anh mình trong cách trang hoàng căn phòng tiếp khách, nhưng cô chợt cau mày khi nhìn thấy bức ảnh khỏa thân của một cô gái Nhật:
    - Anh vẫn thường coi play-boy đấy à?
    - Ồ… thỉnh thoảng cũng có ngó qua. Kìa Thuận, ngồi xuống đi, chi mà cứ đứng như trời trồng vậy?
    Quang mở tủ lạnh lấy trái cây và cô-ca chất đầy bàn. Mai tự nhiên thấy khát, cô mở liền mấy chai cô-ca rót ra cốc cho mọi người và rót vào cốc của mình. Xong xuôi, cô mỉm cười nhìn Thuận:
    - Tự nhiên nghe anh Thuận!
    Trong khi Thuận và Quang chuyện trò, Mai vẫn điềm nhiên ngồi ăn trái cây. Cô muốn tỏ ra mình chẳng cần phải giữ gìn ý tứ với ai cả. Quang là anh cô. Còn Thuận, cô muốn làm cho Thuận ngán vì tính ngang bướng, gàn dở của mình. Nhưng cả hai đang say chuyện, dường như chẳng ai chú ý tới cô. Họ đang bàn về tình hình chiến sự ở cao nguyên này. Mai vừa ăn vừa tò mò dỏng tai lắng nghe.
    Thuận nói:
    - Sắp căng rồi đó, anh Quang ạ. Ở trên quân đoàn, tôi nghe thấy mấy ổng có vẻ bấn bíu lắm. Mấy cha sỹ quan tình báo, tác chiến lúc nào cũng thấy nhăn nhó, đau khổ như bị bệnh táo bón. Không hiểu năm nay Việt Cộng họ sẽ dần ta ở đâu? Plây Cu hay Công Tum? Hay cả là cả hai? Có trời mà hiểu! Anh là sĩ quan tình báo, chắc cũng đang kẹt?
    Quang khẽ gật đầu, xác nhận:
    - Cũng mù mịt như cậu mà thôi. Trên quân đoàn thông báo là Việt Công đang gia tăng sức ép quanh thị xã Plây Cu, phát hiện nhiều đường xá mới làm hướng về thị xã và các căn cứ lớn của ta. Có lẽ hướng chính của chiến dịch năm nay họ sẽ nhằm vào Plây Cu.
    - Tôi biết, mình đang gia tăng phòng thủ Plây Cu. Nhưng biết đâu, sự thật lại có thể khác đi. Chẳng hạn, Việt Cộng không tiến công vào Plây Cu hay Công Tum mà chơi thẳng vào Buôn Ma Thuột thì sao?
    Quang trầm ngâm suy nghĩ một lát rồi nói:
    - Điều đó cũng có thể xảy ra lắm. Hôm qua, bọn mình mới tóm được một tay trinh sát Việt Cộng. Hắn có vẻ thông minh, đặc biệt, hắn xứng đáng được gọi là một người dũng cảm, có nghị lực và tư cách, gan số dách nữa. Ban hai của ta chưa khai thác được gì ở hắn cả. Nếu là lính trinh sát, hắn có thể biết nhiều điều thú vị, có thể chỉ cho chúng ta biết hướng chính của chiến dịch ở đâu? Sáng mai, bọn mình lại tiếp tục hỏi cung, chẳng hiểu hắn có chịu mở miệng hay không?
    Mai lập tức bị thu hút vào câu chuyện của Quang. Tới đây Mai buột miệng hỏi:
    - Vậy anh có tra tấn người ta không?
    Quang lắc đầu:
    - Không! Đó không phải là công việc của anh, anh chỉ hỏi cung thôi.
    Mai nhíu mày:
    - Vậy là có đánh đập, phải không anh Hai?
    Quang quay lại ngạc nhiên nhìn em gái:
    - Ủa, em hỏi những chuyện đó là chi?
    - Để biết!
    - Có hay ho chi những chuyện đó mà em cần biết?
    Mai cười thách thức:
    - Vậy đó. Em muốn xem anh hỏi cung nữa.
    Quang gieo mình xuống đi-văng, cười lớn:
    - Cậu xem, cô em gái cưng của tôi muốn coi mặt Việt Cộng nữa đó. Được, mai anh sẽ cho em tới coi. Nhưng cấm không được chộn rộn, chỉ coi thôi nghe.
    Mai vui thích ngả đầu vào vai anh:
    - Anh Hai cưng em vậy ha?
Trích dẫn
(1) Làm mai: làm mối
Logged
thinhtu
Thành viên
*
Bài viết: 79


« Trả lời #14 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2013, 10:22:29 am »

    Bốn giờ chiều, Thuận xin phép về phi trường. Quang tiễn bạn ra cửa và nháy mắt, hỏi:
    - Đã đàm phán gì chưa?
    Thuận nhăn nhó đáp:
    - Coi bộ không êm đâu anh. Cổ khó tính quá!
    Quang vỗ vai, an ủi Thuận:
    - Tánh nó mình biết, hơi gàn đó. Phải từ từ, nóng vội là hỏng ăn đó cha nội.
    Tiễn Thuận ra xe xong, Quang trở về phòng định tâm sự với em gái một lát nhưng anh em chưa kịp nói gì thì cửa phòng lại xịch mở. Một tên Mỹ cao lớn, bụng phệ, mũi khoằm khoặm, tóc vàng như rơm bước vào. Hắn khẽ nghiêng mình kiểu cách khi nhìn thấy Mai:
    - Ô! Xin lỗi bà và ông Quang. Hình như tôi đến không phải lúc?
    Quang chợt đỏ mặt, vội vàng cải chính:
    - Ông lầm rồi đó ông Giôn! Xin giới thiệu, đây là cô Thanh Mai, sinh viên luật, em gái tôi mới từ Sài Gòn lên. Còn giới thiệu với Mai, đây là thiếu ta Giôn Mác-ti, cố vấn của bọn anh. Mời ông Giôn ngồi chơi với anh em tôi.
    Tên Mỹ khẽ nhếch mép cười làm thân:
    - Xin lỗi! Rất hân hạnh làm quen với cô Mai, một luật sư tương lai của đất nước tươi đẹp này.
    Mai khẽ lắc đầu:
    - Ông lại nhầm nữa rồi, ông Giôn. Tôi không thể trở thành luật sư, vì tôi đã bỏ học.
    Tên Mỹ nhún vai, tỏ vẻ thất vọng:
    - Vậy à… Thật đáng tiếc. Vậy cô định học nghề gì, sau khi đã thôi không theo học ngành luật đáng kính đó?
    Mai nói bừa:
    - Tôi định làm báo ông Giôn ạ.
    Tên Mỹ lại cất tiếng cười lớn, khiến cái bụng chang bang của hắn cũng nảy lên bần bật:
    - Ô! Thật là một ý nghĩ tuyện vời, lãng mạn. Hay lắm! Cần có những ký giả xinh đẹp như cô để ca ngợi vẻ đẹp tuyệt vời của đất nước này.
     Mai nói móc:
     - Và ca ngợi tình thân hữu Việt – Mỹ nữa chứ ông Giôn?
    Tên Mỹ đã hiểu ý Mai nhưng vẫn tiếp tục cái giọng điệu ban đầu:
    - Đúng vậy, thưa cô! Mọi cái tốt đẹp đều cần được ca ngợi.
    Thấy để em gái mình tiếp tục nói chuyện với tên thiếu tá Mỹ không lợi, Quang vội chen vào:
    - Xin lỗi thiếu tá! Ngài có điều gì cần chỉ dẫn chúng tôi chăng?
    Tên Mỹ liền xây sang Quang:
     - Có tình hình …nghiêm trọng, ông Quang ạ. Tình báo của ta phát hiện thêm nhiều dấu vết khả nghi xung quanh Buôn Ma Thuột. Tôi đã nghiên cứu kỹ các báo cáo của những đội thám sát mặt đất và kết quả điều tra không ảnh. Oa – sinh – tơn và Sài Gòn đang giục chúng ta phải nhanh chóng xác định đâu là hướng chính chiến dịch này của Việt Cộng. Ông hiểu chứ? Vì vậy phải nhanh chóng làm sao cho tên trinh sát Việt Cộng đó mở miệng.
    Quang khẽ gật đầu:
    - Tôi hiểu và sẽ cố gắng thi hành tốt trách vụ.
    Tên Mỹ đứng lên chìa tay cho Quang:
    - Nếu có thể, xin mời ông và cô Mai tối nay dùng bữa chỗ tôi. Cô Mai tự nhiên, tôi và ông Quang là chỗ quen biết từ lâu.
    Quang vội đỡ lời em:
    - Cám ơn ông! Tối nay, tôi và em Mai đã nhận lời với một người ban. Xin ông để cho dịp khác.
    Tên Mỹ nghiêng mình chào Mai rồi khệnh khạng bước ra. Khi hắn đi khuất, Mai bực dọc nói với anh:
    - Tên Mỹ đó sao em thấy đáng ghét quá, anh Hai?
    Quang nhìn em, khẽ cười:
    - Em thì có vừa lòng ai bao giờ đâu?
    Mai vẫn tiếp tục bài bác:
    - Hắn lich sự theo kiểu giả dối một trăm phần trăm. Lời lẽ từ trong miệng hắn, cứ trơn tuột y như đọc kinh thánh. Mà sao hắn nói tiếng Việt giỏi thế anh Hai? Không ngọng nghịu gì cả?
    - Chuyện! Hắn là tay “Xịa” có hạng mà em. Nói ra thật mắc cỡ, có khi hắn rành rẽ đất nước mình hơn cả chính mình nữa. Hắn là một thằng Mỹ tuyệt vời.
    Mai chợt cười phá lên. Cười đến chảy nước mắt, nước mũi. Quang ngạc nhiên hỏi:
    - Ủa! Sao em cười dữ vậy? Như con điên ấy.
    Mai rút khăn tay chấm nước mắt:
     - Em cười mấy tiếng “thằng Mỹ tuyệt vời” mà anh vừa nói. Rõ ràng anh vừa phục hắn lại vừa khinh hắn. Phục vì hắn nhiều đô-la, nhiều vàng, nhiều phương tiện và nhiều thủ đoạn; khinh vì bọn hắn giả dối, vụ lợi. Ở Sài Gòn, bọn em đã nói với nhau rằng chính tụi Mỹ là nguyên nhân của tất cả mọi sự lộn xộn trong xã hội này.
    Quang nhìn em, sững sờ:
    - Em nói hệt như Việt Cộng.
    Mai gật đầu bướng bỉnh:
    - Nếu Việt Cộng nói vậy thì em đồng ý cái rụp! Anh không thấy bọn nó sang đây làm trời à? Thấy anh quỵ lụy trước tụi nó, em xấu hổ lắm. Để coi, anh nói thế nào nhỉ: “Ngài có gì cần chỉ dẫn chúng tôi chăng?”. Làm như chúng nó là cha mình không bằng.
    Quang lắc đầu:
    - Em lộn xộn quá. Từ nay anh cấm em không được nói như vậy. Với anh thì không sao, nhưng em nói với người khác thì nội những câu ấy cũng đủ để chúng lôi em vô tù rồi. Em chỉ nên biết rằng: người Mỹ sang đây để giúp nước mình chống hiểm họa cộng sản. Thử hỏi, nếu không có họ và tiền của họ thì chính quyền của ông Thiệu này được mấy ngày? Họ mất tiền của cho mình, con em họ cũng chết la liệt trên đất nước mình; vậy thì họ cũng phải được hưởng một quyền lợi nào đó chứ!
    Mai lắc đầu thở dài:
    - Họ là ông xếp của đất nước mình, phải không anh? Cái họ “được” thật lớn lao quá.
Quang khoanh tay trước ngực, đi đi lại lại trong căn phòng, trầm ngâm suy nghĩ. Gã vô cùng ngạc nhiên trước những lý lẽ của em gái mình. Rõ ràng cô không còn ngây thơ, khờ dại nữa, cô đã có những thay đổi rất lớn về nhận thức xã hội. Theo gã, đó chính là nguyên nhân của sự chán đời, sự phá phách, ngang tàng mới xuất hiện ở Mai. Những tư tưởng đó của Mai có thể dễ dàng dẫn cô đến đối lập hoàn toàn với gã. Đó chính là điều nguy hiểm nhất mà gã không lường được. Gã lờ mờ cảm thấy rằng Mai đã tiếp xúc với những phần tử chống đối xã hội, thậm chí với những phần tử thân cộng nữa ở Sài Gòn. Nhưng với sự quan sát tâm lý của một sỹ quan an ninh nhà nghề, gã hiểu rằng những cái đó mới chỉ chớm nở, chưa đủ để đứng vững thành ý thức, chưa có gì độc hại, vì Mai không có ý định che dấu nó.
    Nghĩ vậy Quang hơi an tâm, gã quay lại nói với em bằng thứ giọng dịu dàng, săn sóc:
    - Thôi, không nói chuyện ba láp nữa! Vì ai mà cả xã hội này băng hoại thì có can hệ chi tới anh em mình. Em đi tắm, thay đồ rồi anh đưa em đi ăn. Hôm nay anh đưa em tới một tiệm ăn sang nhất Buôn Ma Thuột. Lúc nào rảnh anh sẽ đưa em đi ngắm cảnh, được chứ?
Logged
thinhtu
Thành viên
*
Bài viết: 79


« Trả lời #15 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2013, 02:03:14 pm »

3.
Năm giờ chiều, chiếc xe du lịch sang trọng của thiếu tá Quang rời căn cứ. Tới lúc này, Mai mới thấy tâm hồn mình thảnh thơi đôi chút. Cô say sưa ngắm nhìn quang cảnh thị xã và chợt thấy mến yêu nơi này. Khác với cái ồn ào, náo nhiệt một cách quá đáng của Sài Gòn, ở đây có vẻ đẹp của sự yên tĩnh, nhịp nhàng. Mỗi gương mặt người dường như cũng thấy trong sáng hơn dễ tin cậy hơn. Có lẽ bởi trong đầu họ chất chứa ít những âm mưu, những mánh lới, thủ đoạn hơn dân Sài Gòn.
Những biệt thự nhỏ, xinh xắn nằm chênh vênh trên sườn đồi, giữa những vườn cây, với những giàn bông giấy hường rực; những đồi thông xanh ngắt rì rào tiếng gió; những khu vườn cà phê hoa nở trắng, ngào ngạt hương thơm, một vài nếp nhà sàn dựng bằng gỗ quý, theo kiểu của người thượng, len vào giữa những dãy phố dựng kiểu tân kỳ… Buôn Ma Thuột đó! Có một vài nét gợi nhớ Đà Lạt. Khác chăng là ở đây không có những vườn hoa anh đào, những cây hoa mi-mô-da và khí hậu mát mẻ quanh năm. Buôn Ma Thuột có vẻ đẹp của một thị xã miền cao nguyên, mới mẻ và nhẹ nhàng.
Những đôi tình nhân dắt tay nhau đi dạo chiều trong những vườn cà phê, những đồi thông xanh hày trên những con đường uốn lượn quanh các sườn đồi. Họ có vẻ nhẹ nhõm, thanh thản, không quan tâm gì tới những điều dữ dội lớn lao có thể sắp xảy ra. Mai thầm nghĩ: nếu như cuộc đời không phải bon chen, chạy chọt, tính toán, âm mưu; nếu như cuộc đời này không đẻ ra những người làm chiến tranh, không có những bê bối, những tranh chấp quyền bính… mà mọi người chỉ sống như thế kia, sống và yêu thương nhau thì hạnh phúc biết mấy.
Nhưng hình như có một quy luật nào đó chi phối đời sống con người, luôn luôn ném con người vào những biến cố lịch sử, những cuộc đổ máu. Chẳng lẽ lại giải thích tất cả những cái đó theo thuyết định mệnh. Rằng, số phận mỗi con người đã được Thượng đế định đoạt: người này sinh ra để làm tổng thống, người kia sinh ra để chuẩn bị một vụ lật đổ; rồi những sinh mạng đó sinh ra chỉ để đi làm đĩ hay đi ăn cướp? Không? Nếu có thộng Thượng đế” thực sự và “ông ta” có quyền định đoạt tất cả, thì sao “ông ta” không cho mọi người được sống yên lành? Hay là “ông ta” thích xem nhân loại cắn xé lẫn nhau? Nếu thế thì “ông ta” không đáng được tôn sùn như bây giờ họ vẫn tôn sùng, vẫn cầu xin…
Vậy thì, chỉ có một sức mạnh nào đó của bản thân con người mới cứu được con người ra khỏi mọi hiểm họa, mọi cuộc đổ máu dai dẳng. Sức mạnh đó ở đâu? Liệu con người có tìm ra nó không? Hay là con người vẫn tiếp tục sống như đang sống? Ba má mình vẫn tiếp tục lừa bịp một cách “trong sạch và quý phái” bằng những thủ đoạn kinh doanh buôn bán; anh mình vẫn cứ tiếp tục tra tấn đồng loại để rồi lên trung tá hay đại tá; bạn bè mình tiếp tục giãy đạp, phá phách, tiếp tục chửi đời buồn nôn, để rồi vẫn bị cuốn vào cái cuộc đời buồn nôn ấy. Và mình, liệu mình có thể nghĩ ra một cách sống khác những cách sống đó không?
Suy luận như thế, Mai tự thấy con người mình thật vô nghĩa, chẳng là cái gì trong cuộc đời này cả. Có lần anh Tuấn đã nói: “Mỗi con người sẽ thấy cuộc đời mình đẹp hơn khi họ sống cho một mục đích cao cả!”. Vậy thì mục đích cao cả của anh ấy ở đâu? Chẳng lẽ lại ở cái két bạc của một chủ hãng buôn nào đó mà anh ấy có ý định đoạt lấy? Mà có thiệt anh đã hành động như thế không, anh Tuấn? Em không tin một người như anh lại có thể mù quáng tới mức ấy! Nhưng còn pháp luật, chẳng lẽ pháp luật cũng tham dự vào mục đích chia rẽ chúng mình hay sao? Ôi! Cuộc đời này sao mà rối rắm, khó hiểu đến vậy? Đâu là chân lý! Đâu là sự thật? Mình tin vào cái gì nữa đây? Thật khủng khiếp khi con người không còn một nơi nào để mà gửi gắm niềm tin.
Chiếc xe du lịch dừng lại trước một tiệm ăn lớn có cái tên rất nên thơ tiệm “Bồng Lai”. Nhưng để  bước vào chốn bồng lai ấy, anh cô đã phải quăng mấy chục bạc lẻ cho ba bốn kẻ ăn mày, trong đó có một phế binh cụt cả hai giò, nằm lăn lóc dưới rặng trúc dọc đường vô tiệm. Những người có tiền và còn chút lương tâm đều làm như thế, để khi ngồi vào bàn ăn, tâm hồn họ được yên ổn hơn.
Bị những ý nghĩ ấy ám ảnh nên mặc dù Quang đã gọi bồi bưng ra bàn la liệt những món ăn ngon nhưng Mai chẳng thiết gì đến ăn uống. Cô chỉ nhấm nháp qua loa vài món ăn cho anh bằng lòng, rồi chống đũa nhìn anh mình ăn. Thấy vậy, Quang lo lắng hỏi:
- Em mệt sao, Mai?
Mai đáp cho xuôi:
- Dạ, hình như em hơi nhức đầu.
Rồi bỗng nhớ lại người tù binh cộng sản, Mai lại hỏi anh:
- Mai anh cho em xem anh hỏi cung chứ?
Quang lắc đầu:
- Em không nên xem những trò đó.
- Nhưng em thích. Vả lại, anh đã hứa rồi cơ mà.
Quang tỏ vẻ bực dọc:
- Sao em lại thích những trò đó nhỉ!
Mai cười khúc khích:
- Anh còn nhớ em đã nói với ông Mỹ của anh là em sẽ đi làm báo. Đã là ký giả thì phải xía vô mọi chuyện, phải biết tất cả.
Quang cười lớn:
- Nhưng anh không phải là cái ông Giôn Mác-ti bụng phệ, mũi khoằm để em đùa giỡn. Nhưng thôi được, mai anh sẽ cho em đến coi mặt hắn. Có thể nói hắn đáng được em coi lắm. Về một khía cạnh nào đó thì hắn là một người anh hùng. Tư cách của hắn khiến cho những người có lương tâm phải kính nể. Trong hàng ngũ chúng ta, thật hiếm những người như thế. Bên ta, dù là lính quèn hày là trung tá, đại tá mà rơi vào tay họ thì cũng chỉ bữa trước, bữa sau đã lên đài chửi ta rồi.
Mai chợt trầm ngâm suy nghĩ hồi lâu rồi hỏi nhỏ:
- Tại sao họ có sức mạnh như vậy, anh?
- Ai mà biết được. Có lẽ tại họ cuồng tín. Họ tin ở Đảng của họ như kiểu người Thiên chúa giáo tin vào chúa vậy.
- Nhưng Đảng của họ là những con người có thực như ông Hồ Chí Minh chẳng hạn. Còn chúa thì chỉ là do người ta tưởng tượng ra.
Quang chợt ngẩng lên nhìn em:
- Em có những ý nghĩ thật độc đáo, cưng ạ. Em đào ở đâu ra vậy?
Mai khẽ nhếch mép cười:
- Ở trong bộ óc của em.
Quang trở đầu đũa gõ nhẹ vào đầu em:
- Vậy thì bộ óc của em không bình thường đâu, cưng ạ. Thôi ăn đi, tranh luận với em e tối ngày.
Mai chợt thở dài, thất vọng. Ở đâu cũng vậy, người ta cố tình tạo cho cô nếp nghĩ như họ vẫn nghĩ, không để cho cô vượt ra ngoài những cái đó. Như một đứa trẻ tò mò, muốn biết đằng sau tấm rèm kia có cái gì nhưng bị người ta cấm. Tuy vậy càng cấm đoán thì trí tò mò của đứa trẻ càng bị kích thích. Rồi, sẽ có một lúc nào đó, đứa trẻ ấy sẽ tìm cách vén được tấm màn bí mật lên. Mai tự ví mình như đứa trẻ ấy và từ phút đó, trong tâm trí cô đã hình thành một quyết tâm, dù bằng cả cuộc đời cũng phải tìm cho ra sự thật.
Logged
thinhtu
Thành viên
*
Bài viết: 79


« Trả lời #16 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2013, 08:47:02 am »

CHƯƠNG BỐN
1
Sáng hôm sau, Mai theo anh đến phòng thẩm vấn. Cô bỗng hồi hộp khi nghĩ rằng mình sắp nhìn thấy một người lính giải phóng bằng xương bằng thịt chứ không phải bằng những hình vẽ méo mó trên những tờ báo Sài Gòn. Cô cũng có một cảm giác yên lòng khi thấy trong phòng thẩm vấn không có những dụng cụ tra tấn. Như vậy là sẽ không có đánh đập, ít ra là ở trong căn phòng này. Phòng thẩm vấn lại có vẻ lịch sự sạch sẽ vì bên cạnh bộ xa lông rất sang trọng, trên bàn còn có một bình trà, một bộ ấm chén. Bên cửa sổ, ngoài bao lơn còn có cả những chậu cây kiểng.
Chỉ có một vật trong cái phòng này là cô không ưa. Đó là con đại bàng bằng đồng hun quắp thanh kiếm mà cô đã nhìn thấy hôm qua ở cổng căn cứ. Nó được gắn trên tường, bên dưới ảnh ông Thiệu, đôi mắt nó nhìn xuống, xoi mói, quằm quặm.
Anh cô ngồi vào bàn, chuẩn bị đôi thư giấy tờ rồi bấm chuông. Lát sau có một thiếu úy trẻ bước vào, đứng nghiêm trước mặt Quang:
- Trình thiếu tá! Tù binh đã được giải đến.
- Cho hắn vô đây!
Có tiếng chân bước lệt sệt rồi trên khung cửa hiện ra một thân hình vững chãi, một mái tóc rối bù, một gương mặt bầm dập, méo mó vì bị đánh. Người lính giải phóng bước vào, một bên chân dường như bị đau nhưng dáng đi của anh ta vẫn khoan thai chắc nịch. Bộ quân phục xanh của anh đã nhàu nát, nhiều chỗ bị rách tướp, thấm máu, khô cứng lại thành những vệt thẫm. Mái tóc anh xoăn nhẹ, rủ xuống trán. Duy chỉ có đôi mắt anh, đôi mắt mà sau này Mai nhớ mãi, là vẫn sáng rực, đầy nghị lực và tự tin. Anh nhìn thẳng vào mặt thiếu tá Quang bằng những ánh mắt giễu cợt. Rồi ánh mắt ấy chợt dừng lại phía Mai, thoáng chút ngạc nhiên, như tự hỏi: người con gái này là ai, tới đây với mục đích gì? Mai chợt lúng túng, cúi mặt. Cô như muốn nói với anh: “tôi không phải là người trong cuộc, nghĩa là không dự phần vào việc hành hạ anh mà tôi chỉ là một “khán giả” của cuộc thẩm vấn vày”.
Thiếu tá Quang khẽ mỉm cười (lần đầu Mai nhìn thấy cái mỉm cười ấy ở anh mình), chỉ chiếc xa-lông:
- Mời anh ngồi!
Người chiến sỹ ấy ngồi xuống, gương mặt anh vẫn không chút thay đổi, xao động.
- Mời anh uống nước để ta bắt đầu cuộc nói chuyện. Tôi rất lấy làm buồn khi phải nhìn thấy anh thế này.
Mai liếc xéo về phía anh cô như tự hỏi “có đúng là anh ấy đã nói những lời giả dối ấy không? Nhưng không phải anh ấy thì là ai?”. Giọng điệu ấy có khác chi giọng điệu tên thiếu tá Mỹ chiều qua, cũng lịch sự theo kiểu giả dối và thêm nữa, rất trắng trợn.
- Hôm nay tôi hy vọng chúng ta sẽ nói chuyện với nhau dễ dàng hơn, thân thiện hơn.
Anh chiến sỹ giải phóng khẽ nhếch mép cười:
- Cám ơn! Ông cứ bắt đầu đi. Tôi nghĩ rằng nó sẽ không “thân thiện” hơn đâu. Tốt hơn hết ông hãy vứt bỏ cái trò ve vãn ấy đi và hãy làm tất cả những gì mà ông có thể làm.
- Ông Tuấn – Mai chợt giật mình khi nghe thấy cái tên ấy – Chúng tôi đâu có muốn đối xử với ông như vậy. Chúng tôi sẵn sàng đền bù cho ông tất cả. Chỉ cần ông cho chúng tôi biết một điều…
Anh chiến sỹ giải phóng chợt cất tiếng cười:
- Vẫn cái điều ấy… Hướng chiến dịch chính ở đâu chứ gì?
Thiếu tá Quang hồ hởi gật đầu:
- Đúng lắm! Đó là tất cả những gì chúng tôi muốn biết. Ông chỉ cần nói một câu là êm thôi mà.
Anh chiến sỹ giải phóng xây hẳn người lại, gương mặt anh thoắt trở nên linh động, đầy sức sống:
- Thú thực, ông đã làm cho tôi vui. Tôi cứ hy vọng mỗi ngày ông đưa tôi trở lại căn phòng này và hỏi câu hỏi đó. Cho đến khi chiến dịch nổ bùng. Lúc đó, hẳn ông sẽ biết hướng chính của chiến dịch ở đâu. Tôi sẽ không nói gì đâu, mặc dù tôi biết có thể tôi phải hy sinh tính mạng.
Thiếu tá Quang đã thấy khó chịu, nhột nhạt, nhưng vẫn cố giữ vẻ điềm tĩnh:
- Tôi e rằng tới lúc đó… ông sẽ hối hận.
Anh chiến sỹ giải phóng lắc đầu kiên  quyết:
- Sẽ không có chuyện đó đâu, thưa ông thiếu tá. Vì nếu cuối cùng tôi hy sinh mà điều bí mật kia giữ được thì tôi vẫn lãi cơ mà – anh chợt mỉm cười – trong ngành kinh doanh mà các ông rất sành thì có bao giờ người ta từ chối lời lãi đâu
Quang cựa quậy liên hồi trên ghế. Mai chợt giật mình khi nhìn thấy đôi mắt của anh trai mình. Nó đã đỏ vằn, tóe lên những tia dữ tợn. Đột nhiên, gã đứng dậy, đi những bước dài trong phòng để tự trấn tĩnh mình. Tiếng cá sắt trên đế giày nghiến ken két trên nền đá hoa. Cuối cùng, Quang dừng lại trước bàn, đứng đối diện với người lính giải phóng, tiếp tục thuyết phục:
- Ông Tuấn! Tôi hỏi thực ông: có lúc nào ông nghĩ đến cha mẹ, anh em và những người thân yêu đang chờ ông ở đất Bắc xa xôi kia không? Ông chết, cứ cho điều đó với ông nhẹ như lông hồng đi… Nhưng bao nhiêu người thân yêu của ông sẽ chịu đau khổ? Đồng đội ông, nếu họ có biết sự hy sinh ấy thì cũng chỉ cúi đầu, bỏ mũ vài phút, sau đó họ sẽ quên ngay. Trong cuộc chiến tranh đẫm máu này, mỗi ngày có đến hàng trăm người phải bỏ mạng, ai mà nhớ cho xiết. Vậy thì, cái chết của ông liệu có ý nghĩa gì?
Anh chiến sỹ giải phóng chợt đứng vụt dậy, nhìn thẳng vào mặt thiếu tá Quang. Giọng anh bỗng vang lên sang sảng, đĩnh đạc như những lời buộc tội:
- Ông thiếu tá! Tôi đã có ý định không tranh luận gì với ông, nhưng nghe những điều ông vừa nói, tôi tự thấy phải nói thêm một điều nữa. Ông vừa nói đến cái chết và sự sống. Cố nhiên, quan niệm của chúng tôi và các ông về điều ấy thật khác xa nhau. Tôi sãn sàng chết để không phải sống kiếp sống của các ông, làm một tên lính đánh thuê cho bọn xâm lược Mỹ. Các ông sẵn sàng bán rẻ cả tổ quốc danh dự của mình để mua lấy kiếp sống hạ đẳng.
- Câm ngay!
Quang hét lên như một con thú rồi chồm qua bàn thoi một quả đấm vào giữa mặt người lính giải phóng. Mai ôm mặt hét lên một tiếng “Anh Hai!”. Khi mở mắt ra, cô chợt rùng mình khi nhìn thấy một dòng máu đỏ lòm đang chảy trên miệng người chiến sỹ giải phóng. Anh đưa cánh tay lên lau dòng máu trên miệng mình rồi ngước nhìn Quang một cách căm hờn và khinh bỉ:
- Đây chính là điều “thân thiện” mà ông đã rào đón phải không ông thiếu tá. Tôi biết ông không còn cách nào khác.  Nhưng nghe những lời ngọt ngào, xảo trá của ông, tôi còn khó chịu gấp trăm lần ông thoi quả đấm vào mặt tôi kia.
Quang giận điên, lồng lên như một con thú. Tiếng gã rít lên, rờn rợn:
- Được! Mày sẽ được toại nguyện. Trung sĩ Hớn! Cho nó vào buồng tra tấn. Đập nát sọ nó ra cho tao!
Mai gục xuống bàn để khỏi nhìn tên trung sĩ to béo, trước khi lôi người lính giải phóng ra khỏi phòng, đã liên tiếp thoi nắm đấm vào bụng anh. Sau đó là tiếng đấm đá huỳnh huỵch, tiếng nước xối, tiếng những dụng cụ tra tấn ném xuống sàn xi măng xoang xoảng… Hóa ra, buồng tra tấn chỉ cách căn phòng lịch sự này có một bức tường!
Một lát sau, không chịu nổi những âm thanh khủng khiếp đó, cô đứng phắt dậy, ôm đầu chạy vụt ra cửa.
Trở về phòng ngủ của mình, Mai thấy mệt mỏi, rã rời như vừa qua một cơn bệnh nặng. Cô nằm vật trên giường, bần thần suy nghĩ. Trong đầu cô luôn vang lên những lời đối đáp của anh cô và người tù binh cộng sản. Cô đã thấy trong cuộc đụng độ này, sức mạnh không thuộc về anh cô. Mặc dù đã nắm trong tay sinh mạng của người tù binh ấy nhưng rõ ràng anh cô đã tỏ ra bất lực.  Còn anh ta thì đĩnh đạc, ung dung và tự tin biết mấy.  Anh ta đã nói rất minh bạch về cái sống và sự chết. Anh ta đâu có sợ chết nếu cái chết là một sự hy sinh cao cả. Anh ta không mưu cầu danh lợi cho riêng mình. Vậy thì anh ta có một sự hy sinh trong sáng. Bọn tướng tá Sài Gòn vẫn thường lớn tiếng nói về sự hy sinh. Nhưng, hãy thử bảo họ hy sinh một phần trong những gia tài kếch xè của ho cho Tổ quốc xem họ có giãy nảy lên không? Chưa nói đến sự hy sinh cao cả nhất, đó là hy sinh tính mạng, hy sinh sự sống của mình.
Nói rằng anh ta hành động như vậy, dũng cảm như vậy là vì cuồng tín, có đúng không? Nhưng hành động của anh ta đã được tính toán chặt chẽ, tỉnh táo, không thể là kết quả của một niềm tin ngây thơ. Vậy thì, anh ta tin vào cái gì hẳn cái đó phải trong sáng, đẹp đẽ lắm mới đến cái độ anh ta sẵn sàng hiến dâng cả tính mạng mình để bảo vệ niềm tin ấy.
Ờ, mà anh ta cũng tên Tuấn? Một sự trùng hợp kỳ lạ, như cố ý vậy. Mai chợt rùng mình khi nghĩ rằng, ở một nhà lao nào đó, người yêu của cô cũng đang bị tra tấn, đánh đập như thế. Gương mặt trong sáng, đẹp đẽ như thiên thần của anh cũng sẽ bầm giập, méo mó như gương mặt người tù binh cộng sản kia.
- Ôi! Không thể như thế được! Mai kêu lên thoảng thốt rồi gục đầu xuống gối, khóc nức nở.
Khóc một hồi, Mai thấy tự nhiên lòng mình nhẹ nhõm hơn. Một ý nghĩ hết sức minh bạch chợt vang lên trong cô: “Phải nhanh chóng trở về Sài Gòn để tìm cách cứu anh ấy. Mình yếu đuối nhưng… mình có tiền bạc. Tiền bạc có thể làm được tất cả, kể cả việc chứng minh rằng anh ấy vô tội! Ôi ngu dại quá! Sao mình không nghĩ ngay ra điều đó khi còn ở Sài Gòn? Đúng rồi! Anh ấy vô tội! Trời ơi! Hãy nhanh chóng trở về Sài Gòn”…
Cô đứng bật dậy, cuống quít chạy từ góc này sang góc kia như người mất trí. Chợt nhớ ra điều gì, cô cất tiếng cười vang rồi chạy lại, vồ lấy máy điện thoại, rối rít gọi tổng đài xin số máy của đại úy phi công Huỳnh Thuận.
Logged
thinhtu
Thành viên
*
Bài viết: 79


« Trả lời #17 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2013, 07:54:40 am »

    2.
    Thanh Mai uể oải đặt ống nghe xuống, khẽ thở dài. Vậy là cô phải nằm lại một ngày nữa ở cái thị xã buồn tẻ này. Kể từ cái ngày chợt nảy ra ý nghĩ trở về Sài Gòn gấp để đi tìm Tuấn tới nay đã bốn ngày trôi qua nhưng Mai vẫn chưa đi được vì một lý do đơn giản: không có máy bay. Anh Quang không cho cô đi đường bộ vì sợ không an toàn. Còn Huỳnh Thuận thì cứ đều đều, mỗi  ngày ba lần điện thoại tới tận nơi thăm hỏi. Lần nào khi Mai hỏi: Em đã có thể về Sài Gòn được chưa?” anh ta đều lắc đầu, thất vọng. Đã có lúc Mai bực mình và nghĩ rằng: hay anh ta cố tình muốn kéo dài thời gian ở Buôn Ma Thuột của mình để thực hiện ý đồ chinh phục? Nhưng, nhìn vào đôi mắt đượm buồn của Thuận, Mai cố ghìm mình để không nói buột ra điều đó.
    Những ngày ấy đối với Mai thật vô nghĩa, buồn bã, trống vắng đến không chịu nổi. Kết quả cuộc thẩm vấn của anh cô vẫn không đâu vào đâu nên anh cô lúc nào cũng hầm hè, bực dọc, sẵn sàng nổi quạu. Có lần Mai hỏi:
    - Thế nào, anh tù binh của anh đã chịu khai chưa?
    Quang phác một cử chỉ thất vọng:
    - Vô ích! Hắn ta là một tảng đá chứ đâu phải là người.
    Mai nói móc:
    - Vậy coi chừng anh bị lột lon đó.
    Thế là Quang nổi đóa:
    - Thôi! Cô im đi! Biết chi mà xớ rớ vô chuyện người ta.
    Buổi chiều Quang vẫn đưa Mai tới tiệm “Bồng Lai” để ăn cơm, uống cà phê và nghe nhạc, nhưng tình cảm giữa hai anh em như đã có một khoảng cách. Mai không còn hồn nhiên như trước, mỗi lần nói chuyện với Quang, cô phải cố ghìm mình để đừng phát ra những câu móc ngoéo chua cay, tránh cho anh mọi sự hiểu lầm. Quang cũng buồn rầu khi nhận ra sự đổi khác đó. Quang hiểu rằng để Mai ở đây lâu thật bất lợi. Tên thiếu tá Mỹ ngày nào cũng tới vài lần để ve vãn Mai. Cô em gái bướng bỉnh của anh thì lại lấy làm thích thú về điều đó, cô không bỏ lỡ một cơ hội nào để công kích, đá móc, xỏ xiên tên Mỹ. Có lần cô đã làm hắn nổi giận, đùng đùng bỏ về, đã tưởng hắn sinh chuyện. Nhưng hôm sau, tên bụng phệ si tình ấy lại mò đến, lại cười nói hố hế như không có chuyện gì xảy ra. Biết đâu hắn chẳng đang nuôi dưỡng một âm mưu nào đó. Quang biết, đối với người Mỹ, không có một thủ đoạn nào họ không dám làm để đoạt được tham vọng. Bởi vậy chính Quang là người sốt ruột hơn cả. Ngày nào Quang cũng giục Thuận mau tìm cách đưa Mai về Sài Gòn. Tình hình cao nguyên ngày càng căng thẳng, ngột ngạt, chiến sự có thể xảy ra bất cứ lúc nào, để Mai ở đây ngày nào là nguy hiểm ngày đó.
    Cho đến một buổi chiều, Mai đang nằm dài trên đi-văng đọc cuốn “Trọn đời lỡ hẹn” của bà Lan Phương thì thiếu tá Quang hớt hải chạy về. Nhìn thấy vẻ mặt hớt hải của anh, Mai biết có chuyện hệ trọng, vội nhỏm dậy hỏi:
    - Có chuyện gì thế anh Hai?
    Quang giục:
    - Em chuẩn bị đồ đạc ngay đi, anh đưa ra sân bay. Một giờ nữa Huỳnh Thuận sẽ bay về Plây Cu.
    Mai ngạc nhiên hỏi:
    - Sao lại về Plây Cu, anh?
    Quang nhăn nhó giải thích:
    - Tình hình căng thẳng lắm rồi. Thám sát của ta vừa phát hiện thấy nhiều dấu hiệu chứng tỏ Việt Cộng đang chuẩn bị tiến công Buôn Ma Thuột. Không chừng chỉ nội trong đêm nay, trận đánh sẽ diễn ra.
    Mai hỏi ngây thơ:
    - Vậy, mình biết trước mà không làm cách sao ngăn cản được ư?
    Quang lắc đầu, chán ngán:
    - Bây giờ thì vô phương. Các lực lượng chủ lực tinh nhuệ của ta đã bị xé ra làm trăm mảnh vì kế nghi binh của họ rồi. Vả lại, đến bây giờ mà trên quân đoàn họ vẫn chưa chịu tin Việt Cộng sẽ tiến công Buôn Ma Thuột. Họ trả lời rằng đó là những hoạt động nghi binh, còn đại quân của Việt Cộng thì đã tập trung xung quanh Plây Cu. Đến nước này rồi mà đại tá tư lệnh sư đoàn và ngài tỉnh trưởng vẫn còn đang ngồi chơi tứ sắc.
    - Vậy hả?
    - Vậy đó…! Tướng tá của ta là đồ ăn hại ráo trọi.
    Mai bỗng đột ngột nảy ra ý định muốn ở lại để “xem họ đánh nhau ra sao”, nhưng nhìn nét mặt cau có của Quang, Mai đành im lặng đi thu vén đồ đoàn của mình để chuẩn bị ra sân bay.
Tuy vậy, thị xã vẫn được lệnh báo động.
    Trên đường ra sân bay, Mai đã nhìn thấy rõ không khí chiến tranh. Mọi người đi lại hấp tấp, vội vã. Những ánh mắt nhìn nhau lo âu. Binh lính đi lại nhộn nhịp. Xe nhà binh phóng như điên. Thành phố hôm qua còn bình thản như thờ ơ với mọi chuyện mà hôm nay đã thoắt biến đổi, tất cả như đang nín thở, lo âu, hồi hộp chờ đợi những tai họa như bất thần ập tới.
    Nghĩ đến cảnh ngày mai bom đạn sẽ rơi xuống nơi này, rồi đổ nát, điêu tàn, nhà cháy, người chết… Mai khẽ rùng mình. Chiến tranh quả thực là tàn nhẫn và khắc nghiệt. Chỉ có một kẻ hân hoan đón nó, đó là Thần Chết. Hắn mong cho nhân loại cấu xé lẫn nhau, để chiếc lưỡi hái đen ngòm tội lỗi của Hắn tha hồ mà gặt những linh hồn khờ dại ngốc nghếch hoặc hoàn toàn vô tội.
Đối với Hắn thì người chính cũng như kẻ tà, đều béo bở như nhau. Giờ đây có lẽ Hắn đang bay lơ lửng ở đâu đó trên bầu trời của cái thị xã xanh tươi này và khoái trá chờ đợi con người nã đại bác và xối bom đạn vào nhau.
    Ở phi trường, không khí chiến tranh càng rõ hơn. Những người lính xách súng AR.15 chạy ngược chạy xuôi. Từng tốp máy bay lên thẳng vũ trang ầm ĩ cất cánh. Một phi đội A.37 lặc lè bom vừa bay lên. Ở các trạm điện thoại, tiếng chuông réo liên hồi. Những người lính lặng lẽ đi, lặng lẽ chạy, vẻ mặt đầy vẻ lo âu, phiền muộn.
Logged
thinhtu
Thành viên
*
Bài viết: 79


« Trả lời #18 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2013, 09:16:23 am »

    Huỳnh Thuận đang ngồi tán dóc với mấy anh bạn cùng phi đoàn dưới cánh máy bay. Thấy chiếc xe của Quang đã tới, anh vội vã chạy ra đón. Họ bắt tay nhau mà không nói gì cả. Mai hiểu bây giờ không phải lúc để tâm sự hay đùa bỡn. Thậm chí, Thuận cũng không biểu lộ những nét vui mừng vì sắp được đưa một thiếu nữ lên trời như hôm nào ở phi trường Tân Sơn Nhất. Mai bỗng thấy sự xuất hiện của mình ở đây thật vô lý, từ đây cô sẽ thành gánh nặng cho mọi người, cô thở dài buồn bực vì nhận ra điều đó.
    Sau khi Quang nói những lời ủy thác của mình, Thuận chỉ khẽ gật đầu và quay sang Mai, an ủi:
    - Cô Mai yên tâm, tôi hứa sẽ đưa cô về Plây Cu nếu có anh ban nào bay về Sài Gòn, tôi sẽ gửi cô về với gia đình.
    Nói xong những câu ấy, hai người như quên bẵng sự có mặt của Mai và quay sang nói chuyện với nhau về tình hình nghiêm trọng hiện nay. Quang tỏ ra phẫn nộ khi gã nói rằng bộ tư lệnh sư đoàn đã không chịu nghe theo những đề nghị về phòng thủ của gã, rằng, khả năng Buôn Ma Thuột bị tiến công đã rõ như hai với hai là bốn, vậy mà các cấp chỉ huy của gã vẫn như điếc như mù. Theo  gã, nếu bị tiến công, thị xã Buôn Ma Thuột có thể mất nội trong vài ngày. Nghe nói tới đó, Mai chợt lo cho số phận của anh mình. Biết đâu, đây chẳng là lần cuối cùng anh em cô được gặp nhau. Tim cô như thắt lại, nghẹn ngào, nước mắt tự nhiên trào ra. Và, cô cứ lặng lẽ khóc như vậy cho tới khi Quang tiến lại, đặt tay lên vai cô em gái cưng của mình.
    - Lau mắt đi, coi tội chưa?
    Mai vội níu lấy cánh tay anh:
    - Em lo cho anh quá.
    Quang vuốt tóc em an ủi:
    - Không sao đâu, cưng ạ. Anh không chết đâu. Số anh hên lắm mà. Anh nói Thuận nó lo cho em chu đáo rồi. Cuối tuần em sẽ về tới Sài Gòn.
    Những lời an ủi ấy của Quang không làm Mai yên tâm, nhưng cô không muốn để anh buồn nên cố gắng ra bộ tươi tỉnh. Thấy vậy Quang hơi yên lòng, gã nhìn đồng hồ rồi nói với Mai:
    - Hôm nay anh phải trực nên không thể chờ tới lúc Thuận cất cánh được. Em ở lại đây rồi về nghen!
Nói rồi Quang kêu Thuận ra một góc rỉ tai nói nhỏ điều gì đó. Mai chỉ thấy Thuận gật đầu và liếc xéo về phía cô. Biết cả hai đang bàn định về số phận của mình, lo lắng cho mình, cô khẽ thở dài, quay đi.
    Lát sau Quang tiến lại, âu yếm hôn lên trán Mai và nói:
    - Thôi, em về nghen! Anh gửi lời chào ba má. Em phải vui lên chứ, cưng!
Mai khẽ nhếch mép cười, nhưng nụ cười trên môi cô mới gượng gạo làm sao! Quang quay gót, đi nhanh lại xe. Gã bước vội lên xe, nổ máy, đưa tay vẫy chào hai người rồi cho xe lao vút đi. Mai chạy lên mấy bước, thảng thốt gọi:
    - Anh Quang!
    Nhưng Quang không quay lại. Mai đứng lặng trên đường băng nhìn theo chiếc xe cho tới khi nó khuất sau dãy nhà kho trước mặt. Lòng cô rối bời. Miệng cô luôn lẩm nhẩm mấy tiếng “Chiến tranh! Chiến tranh!”.
Thuận đã tới bên cô. Anh cũng chỉ lặng yên, không nói gì. Lòng anh cũng đang như lòng cô. Rối bời.
    Lát sau, Mai quay lại nhìn thẳng vào đôi mắt đượm buồn của Thuận, khẽ hỏi:
    - Theo anh, nếu Buôn Ma Thuột bị tiến công, quân ta có giữ nổi không?
Thuận lắc đầu:
    - Vô phương!
    Mai cũng chợt thấy điều đó thật rõ ràng. Trong đầu cô thoáng hiện lên hình ảnh người chiến sỹ giải phóng mà cô đã gặp ở phòng thẩm vấn của anh cô. Anh ta là tù binh, bị xiềng xích, bị đánh đập nhưng anh ta có sức sống hơn cả những người được tự do như anh Quang, như Thuận. Niềm tin của anh ta chặt chẽ, vững chắc chứ đâu có ốm yếu như niềm tin của Quang, của Thuận. Có một cái gì khác biệt giữa họ mà cô không hiểu nổi? Một người ngồi trong tù, bị xiềng xích lại mỉm cười và tin mình sẽ thắng; còn những người như Thuận đây chẳng hạn, ngồi bên những chiếc máy bay hiện đại, được tự do mà luôn nhăn nhó, sầu não và chỉ nghĩ rằng mình sẽ thua? Tại sao lại như vậy? Sức mạnh của họ, của những người như anh tù binh cộng sản kia, ở đâu?
    Đột nhiên, cô quay lại hỏi Thuận:
    - Anh có sợ chết không?
    Thuận nhìn cô, hơi ngạc nhiên vì câu hỏi ấy. Suy nghĩ một lát, anh trả lời:
    - Nói cho cùng thì ai mà chẳng yêu quý sự sống của mình. Nói cho thật lòng tôi rất sợ phải chết, cô Mai ạ. Tôi sợ, không phải vì nghĩ rằng: nếu mình chết, có nghĩa là chẳng được ăn, nói, đi đứng, yêu thương… mà vì rằng, sẽ có một lúc nào đó tôi chết vì cuộc chiến tranh này mà không hiểu mình chết để làm gì? Người ta đã nói quá nhiều đến sự hy sinh, đến lòng ái quốc, đến sự tri ân liệt sỹ của muôn đời. Nhưng tôi thấy rằng, xin lỗi cô, tất cả đều láo toét hết. Tôi chỉ thấy có mỗi một ý nghĩa ràng buộc tôi với cuộc chiến tranh là tiền. Nếu bây giờ người ta cắt lương của tất cả các sỹ quan và bảo rằng để đóng góp vào việc mua sắm vũ khí chống cộng chẳng hạn; rồi hô hào họ hãy chiến đấu, hãy hy sinh, thì tôi đoán chắc với cô rằng: chỉ một tuần, có khi chỉ vài ba ngày thôi; thì sẽ chẳng còn thằng ma nào chịu bận cái bộ đồ lính này làm gì. Chiến tranh như một áp phe lớn, là tôi nói chiến tranh ở phía chúng ta, bọn Mỹ có tiền và tung ra, chúng ta là những người làm công cho họ. Vậy thì, giữa kẻ làm công và ông chủ áp phe chỉ có mỗi sơi dây ràng buộc là tờ i ti ê iên tiên huyền tiền.
Logged
thinhtu
Thành viên
*
Bài viết: 79


« Trả lời #19 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2013, 08:32:32 am »

    Thuận đánh vần chữ “tiền” bằng một giọng khinh bạc và cay đắng. Mai hiểu, Thuận là người thành thật. Ít có ai dám nói ra điều đó, mặc dù hầu như tất cả mọi sĩ quan, binh lính chế độ này đều nghĩ như vậy. Cô thấy rằng giữa Thuận và anh cô đã có những quan điểm trái ngược nhau. Anh cô thường nói đến lý tưởng, đến tự do, đến lòng yêu nước, đến hiểm họa cộng sản… Nhưng, chưa bao giờ cô thấy anh cô nhắc tới những điều đó với một tình cảm chân thành như Thuận nói đến “tiền”.
    - Hôm rồi – cô nói – Tôi có được xem anh Quang hỏi cung một tù binh cộng sản. Tôi có thể nói với anh rằng đó là một con người đáng kính phục. Bị tra tấn đến bầm giập cơ thể nhưng anh ta vẫn không hề khai nửa lời. Anh ta luôn tỏ ra đĩnh đạc, tự tin. Tôi đã nghe anh ta nói thế này về cái chết và sự sống “ Tôi sẵn sàng chết để khỏi phải sống kiếp sống nô lệ như các ông. Còn các ông thì sống bằng mọi giá…”
    Mai không dám nhắc lại mấy câu cuối, sợ chạm đến lòng tự ái của Thuận, cô dừng lại ở đó và hỏi:
    - Về họ, anh Thuận có nhận xét gì không?
    Thuận hơi ngạc nhiên về những vấn đề mà Mai đặt ra. Rõ ràng, đó không phải là những điều chỉ muốn biết để thỏa trí tò mò. Mai đặt ra những điều đó chứng tỏ cô đã có những suy nghĩ nghiêm túc về thời cuộc. Có thể, cũng như anh, cô đang đi tìm sự thật của cuộc chiến tranh này. Anh biết, đối với cô có thể hoàn toàn thành thật:.
    - Về họ - Anh nói – tôi chưa có được những hiểu biết chính xác và sâu sắc. Có lẽ những ngăn cách về ý thức hệ đã ngăn trở chúng ta hoặc vì chúng ta không dám nhìn thẳng vào sự thật. Bởi vì sự thật bao giờ cũng khắc nghiệt. Tôi chỉ có một nhận xét: họ thực sự có sức mạnh. Sức mạnh của họ không xuất phát từ nguồn gốc vật chất. Bằng chứng là họ đã bắt đầu đối chọi với chúng ta bằng những vũ khí thô sơ và bằng tay không. Còn chúng ta  thì bắt đầu cuộc đối chọi với họ bằng những phương tiện hiện đại. Bây giờ, tuy so sánh lực lượng giữa ta và họ đã gần ngang bằng nhau, thậm chí có những mặt họ hơn hẳn chúng ta. Điều đó chứng tỏ họ đi lên mà ta thì đi xuống, mặc dù ta chẳng thiếu một thứ gì trong tay. Vậy thì, sức mạnh của họ phải có nguồn gốc từ một cái gì đó, thuần nhất về tinh thần, về lý tưởng. Khái niệm lòng yêu nước của họ hình như đúng hơn của chúng ta. Họ có một ý chí kiên định về toàn vẹn lãnh thổ. Còn chúng ta, chúng ta chỉ mong đất nước Việt Nam này có hai quốc gia riêng biệt. Thậm chí, đã có một thời, người ta mong muốn miền nam này trở thành một bang của hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, nhưng sau đó, thấy như vậy thì trắng trợn quá, nên không còn ai dám nhắc tới điều đó nữa. Nhưng tôi tin rằng không ít người trong chính phủ ta còn mong muốn như vậy. Họ đang hoảng sợ vì Mỹ ngày càng lộ rõ ý định bỏ rơi chúng ta. Cô có thấy ở Sài Gòn dạo này người ta đang làm ầm ĩ lên về chuyện đó không? Như thế là nghĩa lý gì? Kêu van quốc hội Mỹ đừng bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa (!) Chao ôi! Khái niệm về “danh dự” và Tổ quốc” của chúng ta là như vậy đấy. Ở bên kia Thái Bình Dương, người ta đang mặc cả xem cái giá của chính phủ Sài Gòn là 1 tỷ 7 hay là 2 tỷ 2 (!) Vậy thì cô bảo nó đáng giá bao nhiêu?
    Mai biết Thuận chỉ đặt ra câu hỏi mà không cần trả lời  nên cô im lặng ngước nhìn anh, biểu lộ sự đồng tình. Trên gương mặt Thuận lộ rõ những nét xúc động, anh định nói điều gì nữa nhưng lại cố kìm nén. Hồi lâu sau, anh mới nói tiếp bằng giọng nói nhẹ nhàng, thoải mái, bớt chua cay hơn:
    - Như thế cô cũng thấy một cách hết sức rõ ràng là sức mạnh của chúng ta không tùy thuộc ở chúng ta. Vậy thì, đừng hy vọng gì cả.
    Mai đột ngột hỏi:
    - Như vậy, cuối cùng chiến thắng sẽ thuộc về họ.
    Thuận mỉm cười, chua xót:
    - Biết đâu có một sức mạnh thần bí nào đó – chúa chẳng hạn – cứu được sự sụp đổ của chúng ta.
    Mai im lặng giây lâu rồi đột nhiên hỏi:
    - Này, tôi hỏi thực anh nhé! Nếu anh biết trước rằng anh đang nằm trong một con thuyền sắp đắm sao anh không thể nhảy ra mà bơi vào bờ. Hoặc giả, anh cảm thấy họ đúng hơn chúng ta sao anh không đứng hẳn về phía họ.
    - Sự đời đâu có đơn giản thế cô Mai? Tôi đã nói với cô rằng tôi chỉ mới cảm thấy. Chúng ta ngồi trong một vũng bùn, thấy hết cái thối tha của nó nhưng giũ được đâu có dễ. Hơn nữa không phải tôi hoàn toàn tán thành cộng sản, tôi chưa hiểu họ. Cái đã hiểu mà tôi còn chán ngấy nữa là cái chưa hiểu.
    - Vậy anh mơ ước một xã hội như thế nào?
    - Chà… Rắc rối đấy. Cô truy tôi tới cùng. Thôi được, ý nghĩ của tôi về một xã hội lý tưởng như thế này: đó là một xã hội không có phe cánh này nọ, không thân cộng và cũng không thân Mỹ.
    - Một chế độ trung lập?
    - Gần như thế. Nhưng thôi, quái quỷ thật! Sao tôi lại có thể nói chuyện với cô thoải  mái và say sưa như thế này? Tôi mong rằng cô đừng mang những chuyện này nói với ai. Họ sẽ cho cô là điên khùng. Như tôi chẳng hạn, bạn bè vẫn gọi tôi là thằng khùng vì tôi thường có những ý nghĩ kỳ quặc.
    Thuận nói rồi bước tới xách va li của Mai về máy bay. Trong giây phút này, Mai chợt thấy Thuận gần gũi với mình hơn. Mấy ngày trước đây, Mai chỉ coi Thuận như một gã si tình, vì say mê mình nên tận tụy. Bây giờ cô hiểu rằng Thuận có những phẩm chất đáng quý hơn cô và anh cô vẫn đánh giá. Ít ra anh là người có tâm huyết, có chính kiến rõ ràng về thời cuộc. Theo cách hiểu ngây thơ của cô thì Thuận có cả những trăn trở, xót xa vì cảnh đất nước bị điêu tàn vì chiến tranh, lửa máu. Nhưng Mai cũng hiểu rằng Thuận bất lực và bế tắc, chính anh ấy cũng chưa tìm được cách cứu vớt bản thân mình, chính anh ấy cũng chưa biết nên tin vào đâu? Vậy thì, làm sao mình có thể gửi gắm ở con người ấy niềm tin của bản thân mình?
    Nghĩ vậy Mai khẽ thở dài, lặng lẽ bước theo Thuận trên đường băng xám xịt.
    Đã đến giờ cất cánh. Chiếc C.130 từ từ lăn bánh trên đường băng rồi đột nhiên tăng tốc độ. Mai chợt thấy cảnh vật nhòe đi sau cửa kính. Cô nhắm mắt lại. Khi tiếng động cơ đã êm dịu trở lại, cô mới mở mắt và thấy mình đã ở trên không trung. Từ trên cao nhìn xuống, thị xã Buôn Ma Thuột vẫn bình yên như chưa hề xảy ra một biến cố gì. Đó là sự bình yên giả tạo, cũng như sóng biển lặng đi trước lúc bắt đầu một cơn bão.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM