Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:58:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phan Đình Phùng - Cuộc đời và sự nghiệp  (Đọc 109321 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #120 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2008, 12:29:47 pm »


LÊ TRỌNG ĐÔN1

TRUNG LỄ THẤT HỎA PHÚ


Lấy vần: “Một phen lả (lửa) bén Côn Lôn,
Đá cho tan nát, ngọc còn tốt tươi


Bảy xóm dăng dăng,
Một mồi ngụt ngụt
Sạch sành sanh kẻ đói kẻ giàu,
Tuột tuồn tuột nhà lim nhà mọt.
Từ thuở Tiên hoàng
2 khai quốc, cơ đồ kể biết bao năm;
Đến nay Kiến Phúc thăng hà
3 binh hỏa ra ri mới một.
Hay đạo trời thịnh có khi suy,
Là vân đất đầu đà đến rốt.
Nguyên phủ Trung Lễ ta,
Mái bình dương mặt mở;
Mặt càn hợi tay vin
4.
Ngất chân trời mấy dãy song phong5 bút xung thiên chầu xuống;
Lẻo mặt đất một dòng hói Trúc
6, nước thủy triều dâng lên.
Đền một tòa rồng giở hồi đầu, trời chung tú khí.
Ruộng nghìn mẫu cò bay thẳng cánh, đất đúc hình nghiên.
Sơn tú thủy thanh, cảnh đà đủ tốt,
Địa linh nhân kiệt, phát vẫn nhiều phen.
Văn từ trước khai khoa tiến sĩ
7 cho đến nay thủ khoa có, cử nhân có, tú tài có mà học trò nhị, tam tràng cũng có, trong bốn khoa ngọn bút sinh hoa;
Võ từ xưa trấn thủ tùy trung
8 cho đến nay phó vệ nhiều, hiệp quản nhiều, suất đội nhiều, mà cấp bằng đôi ba đạo cũng nhiều, ngoài trăm thước mũi tên suốt lá9.
Nói quan to như quan Bố, quan Án, quan Đạo, quan Tuần;
Lại tước có như ông bộ, ông bưu, ông bát, ông bá.
Ấm sinh, viên tử cũng nhiều;
Giáo dưỡng, anh danh cũng khá.
Kẻ phú hữu thì lẫm lúa năm bảy gian, nhà lim đôi ba cái, đất Thanh Trì
10 ầm bốn cõi chó gà;
Nhà tầm thường cũng ruộng sâu chín mười mẫu, trâu cày vài ba con, thành Bạch Đế
11 tỏa một phương khói lả.
Trong làng thì bán buôn có nhiều thổ, thổ cờ bạc, thổ rượu chè, lại có thổ buôn nghề thuốc phiện, nào là mẹ dòng con gái, đồ chơi thú lịch sắm dăng dăng;
Ngoài đường thì trai trẻ kéo từng đoàn, đoàn họp làng, đoàn hát giặm, lại có đoàn đi trò chuyện dạo chơi, nào là chú bếp thầy nhiêu, khăn xéo guốc cao đi rả rả.
Thú thua chi nội thị ngoại thành;
Tiếng đồn khắp trên làng dưới xã.
Vẫn nhiều người chơi nhởi vô cùng;
Lại lắm kẻ làm ăn mới bén.
Phường buôn bán từ chợ Hao, chợ Hiêú
12 phết phong lưu khăn phá quệt đầu trùm;
Kẻ xáo xay thì chợ Tổng, chợ Quan
13, cuộc lịch sự hàng rượu Nhe đánh chén.
Nói keo quá như Đồng Môn, Phù Việt
14 keo đã nên keo;
Dù tiếng to như Đông Thái, Quỳnh Đôi
15, tiếng không thua tiếng.
Thực chốn rừng vàng biển bạc, ai phô rằng tóm như dam
16;
Những nơi nội lục đồng đào, thực rõ vẫn là đông hơn kiến.
Gặp hồi nay:
Vận trời chưa mở,
Thế giặc đang ồn.
Ngoài biên cương trống Hiệt vang trời; dân xao xác trông Đường thiên tử
17;
Trong kinh khuyết kèn Hồ
18 dậy đất, quan bơ vơ hỏi Tấn Hoàng Côn19.
Thương ôi,
Nơi cung thẳm lầu cao, mặc đất, mặc trăng, mặc gió;
Thời như,
Ta làng quan họ quí, còn trời, còn nước, còn non.
May nhờ cậu Ấm
20;
Nghe tiếng nghè Ôn
21.
Dấy lòng trung nghĩa,
Thề chí sắt son.
Vin vẩy rồng mà lớn giúp uy linh, trên có quan Đình, Bảng Hạng,
Vỗ cánh phượng mà mạnh giùm thanh thế, trong thời quan Tế, Thượng Đôn.
Quyết trừ những giống hôi tanh, không chịu để áo vàng chìm u cốc
22;
Quét sạch những nơi cỏ bụi, cho rõ ràng mã ngọc ở Côn Lôn
23.
___________________________________
1. Lê Trọng Đôn (? - khoảng 1916), còn có tên là Lê Văn Kinh, người làng Trung Lễ, phủ Đức Thọ, dạy học ở quê, có thời gian vào dạy ở Bình Định. Là nhà nho hay chữ, nhất là văn Nôm, ông đã để lại một số bài có giá trị, phổ biến nhất là “Trung Lễ thất hỏa phú” và một số bài hát dặm như “Vè Ấm Ninh”, vè “Đi phu sông Rác” v.v...
      Làng Trung Lễ, huyện La Sơn, phủ Đức Thọ (nay là xã Đức Lâm huyện Đức Thọ) là quê của Lê Ninh, thường gọi là cậu Ấm Ninh, thủ lĩnh phong trào Cần vương, khởi nghĩa ở làng quê Trung Lễ, kéo quân hạ tỉnh thành Hà Tĩnh, giết bố chánh Lê Đại, rồi đưa quân phối hợp hoạt động với Phan Đình Phùng. Sau trận ông đánh Thọ Ninh, Định Tường thất bại, Pháp đưa quân về dành chiếm và đốt phá làng Trung Lễ. Lê Trọng Đôn làm bài phú này ghi lại tình cảnh lúc đó.
2. Tiên hoàng: chỉ Gia Long.
3. Tức năm Giáp Thân, 1884. Kiến Phúc chết tháng 7-1984, Lê Ninh khỏi nghĩa vào khoảng cuối 1884, đầu 1885.
4. Càn hợi, tức hướng Tây Bắc.
5. Song phong, ở đây có lẽ chỉ rú Son, rú Mực (Châu Phong, Mặc Phong) nay thuộc địa phận xã Tùng Ảnh.
6. Hói Trúc: con hói chảy qua làng Trung Lễ, đổ ra sông La.
7. Tức Trần Tước, người xã Cổ Ngu, La Sơn (nay là xã Đức Lâm) đỗ Tiến sĩ khoa Bính Thìn đời Lê Hồng Đức, 1496.
8. Trấn thủ tuỳ trung: chức quan võ ở một trấn (tỉnh).
9. Ý nói bắn giỏi.
10. Thanh Trì: một đô thị phồn vinh ở nước Tề (Trung Quốc) xưa.
11. Bạch Đế. một ngôi thành ở nước Thục (Trung Quốc).
12. Hao, Hiếu: xưa thuộc phủ Quì Châu, nay thuộc huyện Nghĩa Đàn, chợ Hiếu nay là thị trấn Thái Hoà.
13. Chợ Tổng, chợ Quan, chợ Nho: các chợ lớn ở Tràng Lưu, Vĩnh Lộc, Can Lộc.
14. Đồng Môn (nay là hai xã Thạch Đồng, Thạch Môn), Phù Việt (nay là xã Thạch Việt) huyện Thạch Hà.
15. Đông Thái (nay thuộc xã Đức Yên, Đức Thọ), Quỳnh Đôi (ở Quỳnh Lưu) là hai làng nổi tiếng về nhiều người đỗ đạt, làm quan.
16. Ca dao địa phương: “Dù ai béo bạo (khỏe) như tru (trâu), về đất Kẻ Ngù (tức Trung Lễ) cũng tóm (gầy) như dam”. Phô: tiếng cổ nghĩa là nói; dam: tiếng địa phương là con cua đồng.
17. Đường Minh Hoàng bị giặc Hiệt đuổi.
18. Nhắc việc Trùng Nhĩ bị giặc Hồ đuổi; ở đây nói việc kinh thành (kinh khuyết) Huế thất thủ.
19. Tấn Hoàng Côn: có lẽ là Lưu Côn, chí sĩ đời Tấn, gối giáo chờ sáng để diệt giặc Hồ.
20. Cậu Ấm (hay cậu) đều chỉ Lê Ninh.
21. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn, người làng Lương Điền, Diễn Châu, khởi nghĩa Cần vương với Phan Đình Phùng.
22. Áo vàng chìm u cốc: mặt trời chìm vào hang tối.
23. Mã ngọc ở Côn Lôn: núi Côn Lôn (Trung Quốc) là nơi có nhiều ngọc quí. Có câu: núi Côn Lôn cháy thì ngọc đá cũng tan.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #121 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2008, 12:50:08 pm »


Rồi đây:
Tích cốc dồn lương;
Chiêu binh mãi mã.
Thiếu gì bá vương,
Thiếu gì cô quả.
Binh năm đạo tác tiền, tác hậu, học đồ bát trận Khổng Minh
1;
Đồn một làng xóm trước xóm sau, theo phép ngũ liên Tề Bá
2
Nói quân trang thì áo thâm, khăn ngại, cờ ngũ hành, cờ tiểu nỉ thêu;
Nói binh khí thì gươm bạc, khiên son, súng khai phúc
3, súng cò máy đá.
Một phen hội tiễu
4 trống đánh vang lừng,
Mấy trận tập binh, tiếng ầm dạ há.
Mới nửa năm mà thanh thế đã to;
Nên một trận thời tỉnh thành cũng hạ.
Quan tước cao sang
Tháng ngày thong thả.
Những chắc anh hùng trời hộ, cậu làm nên làng được vững bền;
Hay đâu Tây tả
5 thế cường, cậu mới khởi, làng đà đột phá.
Một rằng hãy “bất vân ông Nhạc
6, mưu đánh Tề cho tính lỏng tay;
Hay hoặc còn “vi vũ chàng Di”
7, kếphá Sở để thuộc làu trong dạ.
Rồi sẽ mở mang,
Nên còn nấn ná.
Tắc kiến
8
Ngày hai mươi đông mạnh;
Ngoài cồn Đô kéo vô.
Quân đi thựng thựng;
Đạn bắn vo vo.
Tập công nó vẫn khinh lai, chẳng đánh, đánh thì được hẳn;
Bất ý ta đà thất thế, cản quân, quân nỏ
(chẳng) đứng cho.
Nghe kèn rởn ốc,
Chạy trốn như bò.
Ồn ào kẻ ngái
(xa) người ghin (gần) ông tra (già) bà lão;
Tở mở làng trên xã dưới, mẹ trẻ con tro
(so).
Đại đồn thất thủ,
Ngọn lả
(lửa) cháy ran,
Lừng phương trời càng gió càng cao, xóm Đình, xóm Trại;
Rạng mặt đất càng ngày càng tỏ, xóm Trửa, xóm Ràn.
Ba xóm trong đình ngói tường vôi, như nhà giấy dán,
Mấy xóm mới nhà tranh vách đất, như xác pháo tan.
Cháy từ gà chích, gà kềnh,
Cho đến mẻ trành
(sành), mẻ bát.
Ló ló
(lúa) tiền tiền theo khói, không ai lưa (còn) cái mẹt, cái tràng (sàng).
Nhà nhà lẫm lẫm lên mây, nào có sót cái tròng (gầu sòng) cái nát.
Thược Ích, Đông Khê
9 biết nỏ, bây giờ mặt chuột mới ra;
Thái Yên, Thanh Lạng hay không, đây vốn miệng mang không tác
10.
Mà ai nấy:
Quá ngán đời,
Dở cười dở khóc.
Núc đá ba hòn
11;
Nhà tre bốn cọc.
Mói
(muối) phải lả (lửa) nhai cứng hơi phèn;
Gạo hơi khói nấu đen hơn móc.
Lúc đứng lúc ngồi khác trước, ngựa gọ
(gụ) 12, chiếu hoa;
Đồ ăn đồ đựng khác xưa, mâm ngà đũa ngọc.
Chẳng những hát giặm bỏ, đi chơi bỏ, kẻ họp làng cũng bàn bạc vụng thầm;
Cho đến uống rượu không, đánh bạc không, bọn nghiện hút cũng điếu thoe
(xe) lăn lóc.
Cháy năm bảy lần,
Chi không cháy trọc.
Nó bỏ công bòn mười cạnh đúc một trự
13 (chữ đồng) đéo mẹ bò;
Cầm như là kiếm ba năm thiêu một giờ
14, mồ cha cóc.
Rồi đây:
Sạch trừ âm ế;
Rộng mở càn khôn.
Khởi nghĩa trống vang, lòng náo nức bốn phương sĩ tử,
Cần vương cờ mở, mây rỡ ràng năm bảy xương môn.
Tuốt gươm thiêng diệt giặc Tây dương, hải ngoại lần xua ngọn sóng;
Kéo cờ nghĩa trừ quân ác tặc, thiên môn cho nó thăng hồn.
Trước các quan “cán cổ”
15, xuất tài, quan bình trị, bàn dân bình trị;
Trên nhà nước “thừa càn”
16 rỡ vẻ, nước trường tồn, dòng dõi trường tồn.
Lo chi việc ấy mà lo, kiến bò trong miệng chén;
Sợ mãi hơi mô
(đâu) mà sợ, hùm còn ở đầu non.
Cháy nhà ta lại làm nhà, phượng lộn rồng leo đủ thứ,
Cháy ló
(lúa) mùa liền được ló, trâu nằm voi mẹp từng cồn.
Vinh hoa phú quí như xưa, tiền kho bạc nén;
Lịch sự phong lưu hơn trước, bát bịt mâm son.
Thị tri
17
Thế giặc tung hoành,
Nhà dân nghi ngút.
Hay đạo trời khi một lở hai bồi;
Mà việc người cũng năm xấu ba tốt.
Những nghiệm thần linh báo ứng, ngày kia da
(đa) gãy đùng đùng18;
Hay đâu trời đất cảm thông, hôm ấy sao sa rột rột.
Thời như làng ta
Là nhất đinh đốt.
Nên đừng la mang tiếng la, đừng khóc mang tiếng khóc, trời cao cũng ngoảnh cổ có hồi;
Mà ai ăn cứ việc ăn, ai làm cử việc làm, sóng lở đã có tay chống cột.
Rày nhân:
Mùa xuân mát mẻ;
Nghiên bút thảnh thơi.
Trước trông xa xóm dưới làng trên, một màu khô héo;
Nay ngó lại vườn xưa nhà mới, muôn cảnh tốt tươi.
Nghĩ mình kinh tế phạp tài
19, mới có động chỉ lo đàng chạy;
Gặp lúc loạn li đa sự, không biết lại hay làm hơi.
Vậy nấu ấm chè xanh nhấp giọng,
Để làm bài phú đỏ
20 đọc chơi.

Theo Năm thế kỷ văn Nôm người Nghệ,
Nxb Nghệ An, 1995

______________________________________
1. Khổng Minh: tức Gia Cát Lượng, giỏi bày trận bát đồ.
2. Tề Bá: tức Tề Hoàn Công, giỏi dùng binh.
3. Súng khai phúc: súng mở lòng, nhồi thuốc phía sau.
4. Hội tiễu: họp quân để đánh dẹp.
5. Tả: tả đạo. Ngày trước, người ta gọi những người theo đạo Thiên chúa là tả đạo. Tả, chỉ bọn phản động trong Công giáo.
6. Ông Nhạc: tức Nhạc Nghị đời Chiến quốc, cầm quân đánh Tề, hạ 70 thành.
7. Chàng Di: Quản Trọng, danh tướng nước Tề cầm quân đánh nước Sở.
8. Tắc kiến: thời thấy.
9. Thượng Ích, Đông Khê (nay là xã Đức Thuỷ), Thái Yên (nay cũng là xã Đức Yên), Thanh Lạng (nay thuộc xã Đức Thanh) là các làng ở Trung Lễ.
10. Tục ngữ: mang tác, nát làng.
11. Núc, ông núc, vắt bằng đất, để bắc nồi nấu, sau thay bằng kiềng sắt, ở đây lấy ba hòn đá kê để nấu.
12. Ngựa gọ: phản ngựa bằng gỗ gọ (gụ).
13. Tục ngữ: mười cạnh đúc nên một trự (chữ, đồng).
14. Tục ngữ: kiếm củi ba năm thiêu một giờ.
15. Cán cổ: trong Kinh Dịch, quẻ “Cổ” có câu: “Oán phụ chi cổ”, nghĩa là sửa chữa được sự sai lầm của cha.
16. Thừa càn (kiền): Quẻ càn chỉ ngôi vua, ý nói vua lên ngôi.
17. Thị tri: ấy biết.
18. Trước đó cây đa làng bị gãy cành, người ta cho là điềm xấu.
19. Kinh tế phạp tài: thiếu tài kinh bang tế thế.
20. Phú đỏ: Tô Đông Pha xưa có bài “Xích Bích phú”. Tác giả mượn tiếng “đỏ” (xích) để đối với chữ “xanh” (chè xanh). Đây là chỉ cách chơi chữ cho vui.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #122 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2008, 07:33:25 pm »


KHUYẾT DANH
                     VÈ NGHĨA QUÂN BANG NINH HẠ THÀNH HÀ TĨNH1

Cầu Ngu, Trung Lễ2 xưa nay,
Thay trời đổi nước, có anh tài nổi lên.
Chộ (thấy) Mường về Cẩm Xuyên3.
Ba tháng rày ngơ ngẩn4.

Dân ta cầu khẩn,
Được năm bảy mùa liền.
Văn thân đà nổi lên,
Tây nhập thành tỉnh Nghệ5.

Đầu mưu xuất kế,
Ai cũng như ai.
Nam Bắc với Đông Đoài,
Văn thân đồng một bụng,
Các quan đồng một bụng.

Nhà giàu năm bảy thúng,
Bá hộ đôi ba nghìn.
Kéo vô sổ tiền quyên,
Lên đại đồn khởi mộ.

Giừ ông Bang xuất của6.
Mộ hai vệ Trường, Yên7.
Đặt một ông tác tiền8,
Khen anh tài võ nghệ,
Rành anh tài võ nghệ.

Kéo về làng Trung Lễ
Phu ứng chực địa đầu
Thợ rèn rèn được bấy nhiêu lâu9.
Chưa đủ đồ khí giái (giới).
___________________________________
1. Đây là bài vè kể về cuộc khởi nghĩa của Lê Ninh tại làng Trung Lễ và cuộc tấn công hạ thành Hà Tĩnh do đội quân của ông thực hiện. Bài này tuy không còn truyền đầy đủ nhưng nó phản ánh được tình hình chung của nghĩa quân ở Nghệ Tĩnh, chủ yếu là Hà Tĩnh hồi đó.
2. Cầu Ngu tức là xã Cổ Ngu. Trung Lễ là một thôn của Cổ Ngu. Khi cuộc Cần vương thất bại, thôn bị triệt hạ, sau này chiêu lập lại thành làng mới, gọi là Lạc Thiện (1902).
3. Có lẽ là đội quân Mường tham gia khởi nghĩa hồi ấy.
4. Ngơ ngẩn có nghĩa là ngơ ngác, cũng có nghĩa là rất nhiều.
5. Sau khi Hàm Nghi xuất bôn. Pháp sai Chaumont từ Huế mang ba chiến hạm ra đánh lấy Nghệ An. Bọn quan tỉnh ở đây mở thành xuống tận cửa biển xin hàng.
6. Ông Bang là Bang Ninh, tức Lê Ninh, xuất của nhà ra vũ trang cho quân khởi nghĩa.
7. Là Yên Trường và Yên Dũng, hai xã thuộc phủ Hưng Nguyên. Hai xã này hồi đó thuộc tổng Yên Trường, huyện Chân Lộc tức Nghi Lộc.
8. Tác tiền cũng như tác hậu là những chức quan võ, to hơn suất đội.
9. Thợ rèn phần lớn đều là thợ rèn quê ở hai làng Trung Lương và Vân Chàng thuộc Can Lộc, Hà Tĩnh.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #123 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2008, 07:43:25 pm »


Ai ai mà nỏ hãi (sợ),
Lên trường tập mà coi:
Thiếu lính thời đòi,
Thiếu lương thời lĩnh1.

Phu ở ngoài bất tính2
Chỉ lĩnh được một nghìn.
Đường núi Giẻ kéo lên,
Đóng Mỹ Xuyên một nửa,
Đóng Đồng Hoà một nửa3.

Đầu canh năm sắp (soạn) sửa.
Cơm nước đã vừa rồi.
Nghe trống giục ba hồi,
Quan truyền cho các đội,
Quan lại truyền các đội.

Mỹ Xuyên có đội Thoại4
Hữu Chế có đội Xuyên5
Cứ đường đất kéo liền,
Lên đội Chanh, đội Trạch6

………………………….

Kéo qua xã Hằng Nga7.
Kéo vô huyện Thạch Hà
Qua tổng Trung, tổng Đậu8.

Trong ba ngày có thấu,
Tờ dán khắp cửa thành9.
Các hàng quán xung quanh.
Đều chưa ai biết cả,
Chưa người nào biết cả.

Nghe ba tiếng “dạ ... há” 10
Quân rả khắp đường quan.
Ông Bố đã khôn ngoan11.(
Đề binh chưa lên kịp.
Lên thượng thành lên kịp.
___________________________________
1. Lương đây là gạo ăn do kết quả quyên góp các nhà giàu nói trên.
2. Bất tính: Không kể.
3. Núi Giẻ, Mỹ Xuyên, Đồng Hoà đều thuộc tổng Đồng Công huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.
4. Thoại là Nguyễn Thoại. Theo sách Phan Đình Phùng, ông được lệnh đóng ở Khê thứ (Hương Khê).
5. Hữu Chế thuộc tổng Văn Lâm phủ Đức Thọ. Xuyên là Hoàng Bá Xuyên.
6. Chanh tức là Nguyễn Chanh và Trạch tức là Nguyễn Trạch, là hai anh em ruột quê làng Gia Hạnh, huyện Can Lộc. Nhà nghèo, có sức mạnh có mưu trí, hai ông hưởng ứng phong trào Cần vương, chỉ huy ở Can thứ (huyện Can Lộc) có nhiều chiến công.
7. Cũng gọi là xã Thường Nga thuộc huyện Can Lộc.
8. Hai tổng này thuộc huyện Thạch Hà. Tác giả vẽ con đường kéo quân từ Đức Thọ đến Thạch Hà qua Thượng Can (tức là miền trên của Can Lộc).
9. Tức là thành Hà Tĩnh. Lúc này nghĩa quân được lệnh bí mật kéo đến đây trong ba ngày. Họ đã hoạt động kín đáo đến nỗi tờ hiệu triệu dân khắp nơi mà hàng quán không ai biết.
10. Tiếng đáp của quân lính lúc tập luyện ở giáo trường khi nghe một tiếng trống hay là một tiếng mõ. Tiếng dạ nhấn mạnh ở mỗi câu nghe thành “dạ ... há”.
11. Bố chánh Lê Đại đã chuẩn bị chống đánh nghĩa quân, chặn bắt vua Hàm Nghi nên bị quân dân đều ghét. Lúc nghĩa quân tới, Đại chưa kịp thúc quân ra đánh thì không ngờ quân trong thành mở cửa đón nghĩa quân vào. Đại bị nghĩa quân thắt cổ chết.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #124 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2008, 07:49:47 pm »


Tứ phía thành bọc nhíp1.
Quân đã lọt vào trong.
Quan lính cũng một lòng2,
Cờ Cần vương đỏ chói.

Nghe ba tiếng ống gọi,
Quan lớn xuống tận nơi3.
Ba ngựa với hai voi,
Ngọn cờ bay phấp phới,
Bay ngọn cờ phấp phới.

Quan truyền cho các đội,
Cứ yến ẩm ba ngày,
Ai chơi nhởi mặc ai,
Lương tiền ta cứ lĩnh.

Đặt một ông quan giữ tỉnh,
Để hai chữ bình yên.
Còn quan lớn trẩy lên,
Lên nhà vua bái mạng,
Lên Sơn phòng bái mạng4.
Vàng, vua thưởng mười lạng,
Rồi quan trở về nhà.
Phá Thọ Ninh cho ra,
Quân Thọ Ninh cũng chịu,
Quân Thọ Tường cũng chịu5.

Quân quan Đình thì yếu6
Phó bảng Hạnh bất tề7.
Đạo mới viện Tây về,
Quân quan Bang mới chạy,
Quân quan Đình mới chạy.

Từ Yên Hồ sắp lại,
Từ Thịnh Quả, Trường Xuân8.
Họ đốt mãi đến Tuần9,
Khắp chợ Cầu, kẻ Hạ10.
_____________________________________
1. Bọc nhíp: vây bọc kẹp quân thù vào giữa.
2. Ý nói quan quân triều đình ở Hà Tĩnh cũng theo nghĩa quân.
3. Quan lớn, chỉ Bang Ninh.
4. Sau khi chiếm tỉnh thành, Bang Ninh để một người ở lại coi tỉnh, còn mình thì lên Sơn phòng yết kiến Hàm Nghi.
5. Thọ Ninh và Thọ Tường (hay Định Tường) là hai làng dân giáo có nhiều tên Việt gian tay sai của giặc Pháp. Lê Ninh và Phan Đình Phùng đem quân vây đánh hai làng này, hãm luôn mấy ngày, chúng không dám làm gì nhưng cho người lẻn ra báo Pháp ở Nghệ An.
6. Tức Phan Đình Phùng.
7. Tức phó bảng Võ Nguyên Hạnh quê Hương Sơn được phân công coi nghĩa quân Hương Sơn. Nghĩa quân do ông chiêu mộ, không được luyện tập nên sớm tan vỡ. Có người cho câu này chỉ Đinh Nho Hạnh, phó bảng đồng khoa và đồng chí với Phan Đình Phùng (theo sách của Đào Trinh Nhất: Phan Đình Phùng..., sđd).
8. Những vùng này đều thuộc phủ Đức Thọ.
9. Tức bến Tam Soa gần Linh Cảm.
10. Chợ Cầu: ở Đức Xá, Đức Thọ. Kẻ Hạ: tức vùng Châu Phong, Đức Thọ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #125 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2008, 08:06:26 pm »


Quân Thọ Ninh sang phá,
Của lấy hết, nhà thiêu.
Vơ vét hết đã nhiều.
Vô thôn Trung mới phá1.
Lên Đại đồn mới phá2.
- “Gẫm như trong thiên hạ,
“Thiếu chi kẻ anh tài.
“Không phải mình ta đây,
“Xin dân đừng thán oán!
“Dân sự đừng thán oán!” 3

Chợ không người buôn bán,
Giừ đạo lộ không thông hành.
Từ Hà Nội về kinh.
Coi chiều như buồn bã.

Ra giêng, hai thong thả,
Quan lớn ngồi hiệp nghị binh quy4
- Có phá được đạo đi,
Quan thanh nhàn mát mẻ,
Dân thanh nhàn mát mẻ.

Tây kéo lên tỉnh Nghệ,
Tây bỏ tỉnh Tây lui.
Nước Nam ta thái hồi,
Vua ta lên bình trị,
Quan anh hùng bình trị.

Đường quan sơn thiên lý;
Đường biển rộng núi cao.
Dân rày ước mai ao,
Được bốn mùa kế tiếp.

Dân canh nông lập nghiệp,
Đường phủ thuận một bề5
……………………………………………..
……………………………………………..

Đi viện khách Ngô, Lào6,
Lính vạch cỏ rẽ lau,
Chốn sơn xuyên chi hiểm,
Chốn sơn hà chi hiểm.

Bõ cái công tìm kiếm,
Từ Thái, Lạng, Tuyên Quang.
Nghe tiếng đồn quan Bang,
Quân Tiền Đà kéo xuống7.

Tỉnh thành vừa nghe tiếng,
Phái quan Lãnh kéo lên8.
Đóng Trúc, Liễu một đêm9,
Để rạng ngày thiêu phá.

………………………………

Lạy quan lớn hái lạy,
Nói: - “Quân phục là tôi!
“Nghe trống sắp (đánh) ba hồi,
“Quân nào theo đội ấy”.
________________________________________
1. Thôn Trung tức thôn Trung Lễ. Bọn công giáo tay sai của giặc Pháp kéo đến làng quê của Bang Ninh cướp và đốt để báo thù.
2. Lúc ấy đại đồn đóng xóm Trửa, xóm có nhà Bang Ninh, làng được rào kín, xóm này thông với xóm kia bằng đường ống.
3. Đoạn này hình như là lời của Bang Ninh nói với nhân dân sau khi thất bại.
4. Hiệp nghị binh quy: ý nói bàn bạc việc quân.
5. Phủ thuận: vỗ về yên thuận.
6. Theo lời các cụ truyền lại thì trong quân của Bang Ninh có người Trung Quốc, nhân dân lúc ấy quen gọi là quân đội Thanh Biền (mũ xanh).
7. Tiền Đà: một làng thuộc phủ Đức Thọ.
8. Tức lãnh binh Nguyễn Duật, y sau bị quân khởi nghĩa giết chết. Câu này có người nhớ: Phái Lãnh Duật kéo lên.
9. Chưa rõ ở đâu. Trúc có người cho là đồn Trúc thuộc huyện Hương Khê nơi hành tại của Hàm Nghi (dựa theo Ngọc đường văn tập); có người cho là chúa Trúc thuộc phủ Đức Thọ gần Đông Thái. Liễu có người cho là đồn Dương Liễu ở huyện Nam Đàn, nơi đóng quân của Cao Thắng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #126 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2008, 08:09:44 pm »


Nửa đêm nghe gà gáy,
Rồi đuốc đỏ đèn giong.
Dàn một mặt bên sông,
Vác gươm trần, súng nạp1.

Bên ta có thầy Đội Hoạt2,
Vác ống gọi lên truyền:
- “Ai bắt được tướng liền.
“Vàng thưởng cho mười lạng”!

Tướng phót (nhẩy phóc) vào quá ngán,
Không biết ở nơi mô.
Rượu đương ở trong lò;
Gà cả con chưa xé.

“Bao nhiêu lính tỉnh Nghệ,
“Nộp khí giới ra đây!
“Lưa (còn) chỉ đạo với Tây,
“Vác gươm trần chém hết!”.

Trời cao xa nước biếc,
Đạo đương ở dưới sông.
Rồi không bõ cái công,
Bắt tướng rồi là được.

Tiền quân đi trước,
Giải Chánh, Lãnh đi sau.
Cờ phất phất ngọn lau,
Giáo mác đà như cỏ.

Ơn trời cao thuận gió,
Cho thắng trận quân bền.
Để quan lớn trẩy lên,
Lên sơn phòng như cộ (),
Về Đại đồn như cộ.

Theo Hát giặm Nghệ Tĩnh, tập II
_________________________________________
1. Súng nạp thuốc đạn sẵn, đây là loại súng nạp tiền.
2. Tức Lê Hoạt người làng Trùng Hanh (Can Lộc).
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #127 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2008, 08:20:40 pm »


KHUYẾT DANH
                      ĐỐC HẠNH, ĐỐC THIẾT KHỞI NGHĨA CẦN VƯƠNG1


Trăng vào trời, mùng bảy trăng tỏ
Sương ở trời, từng giọt sương sa.
Đá ở núi, lở xuống thành đồng chặn cả khe,
Mường ta rậm, cỏ với cây dìu chắc. 2
Cây lim, cây ná (nứa) xuân sang là chặt,
Đóng bè, rời bản xuống miền xuôi.
Mường Miệng, mường Nghình, mường Hảm biết mấy năm rồi. 3
Năm mới đến, bỏ đi năm xấu.
Bỗng đâu trong rừng lại thêm loại gấu
Gấu biết nói, gấu đi hai chân. 4
Ta cầu xin với Trời, Trời vẫn lần khân,
Để loài gấu mắt xanh gầm rít,
Lùa đàn bà, đồ chi vơ hết,
Suối không chảy, bản mường u buồn.
Đâu đâu cũng sợ thằng Tây Trắng
Tại Thanh Nga, Gia Hội khéo đúc nên tướng5
Vẫy suối, suối chảy; gọi rừng, rừng reo.
Hổ phục, voi chầu khi tướng đi đâu
Mỗi ngày nhìn trời không biết mấy trâu đem cúng.
Phà ơi, phà đã thương mường Quỳ, đoái đến6
Cho lúa kẻ Khum, kẻ Mai nặng trĩu chín vàng7
Cho suối chảy về bản ta toàn bạc trắng trong
Cho dân các bản giết con hươu, con nai thật khoẻ.
Tướng đã đi rồi, bỏ người vợ trẻ
Bỏ cả con thơ, dân bản ta nuôi.
Người đã đi, nhiều kẻ nín lời8
_____________________________________
1. Đốc Hạnh tức Lang Văn Hạnh người xã Châu Hạnh, đốc Thiết tức Lang Văn Thiết người xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu, thuộc dòng họ quý tộc người Thái ở miền núi phía Tây Bắc Nghệ An. Hai ông tham gia khởi nghĩa Cần vương, xây dựng căn cứ ở vùng Phù Căm, Phà Đài, Đò Ham dọc theo sông Hiếu thuộc xã Châu Bình và Châu Yên huyện Quỳ Châu bây giờ. Đây là bài vè nói về Lang Văn Hạnh và Lang Văn Thiết, nguyên văn tiếng Thái, theo lời kể của Lang Văn Nghinh, bản dịch của Lang Văn Tôn, ở Châu Hạnh (Quỳ Châu).
2. Ý nói núi rừng rậm rạp.
3. Mường Miêng: thuộc xã Châu Bính huyện Quỳ Châu; mường Nghình, mường Hảm là các xã Châu Quang, Châu Lý, Châu Đình, Châu Cường, Châu Hồng... huyện Quỳ Hợp. Ý nói năm qua là năm xấu, năm mới đến sẽ có nhiều niềm vui.
4. Chỉ bọn thực dân Pháp, bà con gọi là thằng Tây Trắng.
5. Thanh Nga: nay là thuộc xã Châu Nga; Gia Hội: nay là xã Châu Hội. Cả hai xã thuộc huyện Quỳ Châu. Hai tướng đó là đốc Hạnh và đốc Thiết. Chức vụ đốc đó có thể là đề đốc, có thể là đốc binh, đốc chiếu do “quan trên” phong hoặc do các ông tự phong.
6. Phà ơi: Trời ơi. Mường Quỳ: tức cả vùng Quỳ Châu cũ. Chữ “mường” đối với người Thái rất co dàn, “mường” có thể là một bản, một xã mà cũng có thể là một huyện, một phủ.
7. Kẻ Khum, kẻ Mai: ở Châu Hội và Châu Hạnh thuộc Quỳ Châu.
8. Ý nói giữ bí mật.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #128 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2008, 08:26:08 pm »


Đất này, đất của ta, từ ngày xưa lắm
Không phải đất tạu, đất xin bọn quan hút thuốc phiện1
Cái nhà dựng lên, tay ta chặt cây
Đau khổ đeo vào cổ nhiều rồi.
Thằng Tây trắng, thằng Tây trắng
Nó bảo đất này từ nay của hắn
Ta muốn bay vào với người “quan trên” 2
Xin “quan trên” cho mang dao đi liền
Cùng đánh cho được thằng Tây Trắng.
Ở Thanh Nga, Gia Hội nhiều người mong lắm
“Quan trên” gửi lời: “Bay nhớ câu
“Đất kẻ Khum, kẻ Mai ai đã đi đâu
“Thì yêu bản, mường như yêu nàng Ba Tạo3
“Hãy về lo sắm nỏ, sắm dùi, sắm gạo”.
Thanh Nga, Gia Hội nhiều người nghe
Kéo vô rừng sâu chặt ná (nứa) làm bè
Lên Đồng Minh họp bàn với người khác4
Góp gà, góp vịt, góp lúa, góp bạc,
Góp nhiều trai bản đi làm nghĩa quân.
Trai gái trẻ già theo lời nói của “quan trên”
Nửa đêm lên Pù (núi) trăng xế
Dao dắt lưng, con rắn, con hùm chẳng kể
Pù Lấu đây rồi, xôi địu nặng vai5
Khảm khắp dập dồn, phía Đông đã thấy ông mặt trời6.
Dân bản ta đi theo hai ông tướng.
Um tùm núi rậm, bao người dưới trướng
Đi theo hai tướng có quản Thụ, quản Thông7
Ông quản Tiệp người Chiếng Ngám ngã ba sông8
Dân bản đi theo các ông
Đánh thằng Tây Trắng, loài gấu rừng độc ác
Đánh cho nó không còn biết ăn xôi, uống nác (nước).

In theo Kho tàng vè xứ Nghệ, tập VIII,
Ninh Viết Giao sưu tầm, biên soạn,
Nxb, Nghệ An, 2000
________________
____________________
1. Ý nói đất của bản mường, của nhân dân, không phải của riêng bọn quí tộc người Thái, bọn quan ngồi bóc lột và hút thuốc phiện.
2. Quan trên: chỉ các người lãnh đạo phong trào Cần vương ở Nghệ Tĩnh. Vì đa số các căn cứ của phong trào Cần vương đều ở vùng rừng núi, hay khi thất thế phải rút lên rừng núi, nên nhân dân gọi những thủ lĩnh là “quan trên”.
3. Ba Tạo: một nhân vật trong một trường ca của dân tộc Thái ở miền núi Nghệ An. Đó là một cô gái con quí tộc Thái, đẹp, có tài, chiến đấu anh dũng, sau khi thu phục được tất cả những bộ lạc xung quanh, đi chu du ngắm nhìn phong cảnh đất nước của mình.
4. Đồng Minh: một bản thuộc xã Châu Hạnh huyện Quỳ Châu, nay là nơi huyện lỵ Quỳ Châu. Bà con thường gọi là bản Bọn, hay phủ Bọn, vì trước kia có thời phủ lỵ Quỳ Châu đóng ở đấy.
5. Pù Lấu: ở xã Châu Bình, nơi có căn cứ của đốc Thiết, đốc Hạnh.
6. Khảm khắp: tiếng kêu của đôi chim tử quy, hai chim này thường xuất hiện vào ban đêm, cứ một con kêu khảm, một con kêu khắp nghe rất sầu não, kêu từ chập tối cho đến canh khuya.
7. Quản Thông tức Lang Văn Ọt, quản Thụ tức Lang Văn Cáng, hai ông quê ở Châu Phong, thuộc mường Pồn. Lúc đầu hai ông lập căn cứ ở Mường Nọc (huyện lỵ Quế Phong bây giờ) sau mới phối hợp với đốc Thiết và đốc Hạnh.
8. Quản Tiệp: tên thật là gì chưa rõ, người mường Chiếng Ngám tức là người ở xã Diễn Hạnh bây giờ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #129 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2008, 08:36:13 pm »


KHUYẾT DANH
                                    BÀI VÈ KỂ CHUYỆN
                  GIẶC PHÁP ĐỐT PHÁ LÀNG CẨM TRANG
1

Cức (tức) mình nên phải đàn ra,
Giận thay những kẻ đốt nhà ta đi.
Lo lắng mấy năm ni
Chúng mần khổ ra ri,
Bận mấy cũng phải đi2
Công buổi nó tiếc chi
Mua lấy nhà mà ở,
Làm lấy nhà mà ở.

Ta ngồi nghĩ đến bữa
Bữa mười tám tháng tư3
Tây, tập đến trăm dư4
Kéo lên đàng một chục
Kéo thẳng đàng một chục.

Khi tò te kèn rúc
Súng đầu nhà bắn dồn
Ai ai cũng kinh hồn
Về nhủ (bảo) vợ, nhủ con
Trốn vào đâu cho kín,
Ẩn nơi mô cho kín.

Kẻ thì sang làng Vĩnh5
Kẻ sang rú Hạ Hồng6
Người thì sang Lai Đồng7
Mặc sức thằng Tây phá,
Thả sức thằng “tập” phá.

Hắn phá, hắn cướp cả,
Cướp phá rồi đốt nhà
Ngọn lửa cháy lân la
Cháy một nhà sang ba
Cháy ba nhà sang bảy.

Cháy nhà mô, nhà nấy:
Cháy buồng trong, thềm ngoài,.
Cháy sạch cả gia tài,
Có cái chi cũng cháy
Có cơn (cây) gì cũng cháy.

Nỏ nơi mô thiệt hại
Như cái đất Cẩm Trang
Ngọn lửa cháy mênh mang
Ngoại mười hai trăm nóc.
Hơn mười hai trăm nóc.

Lưa (còn) vài mươi nóc.
Kẻ khóc người van.
Ta chua xót muôn vàn
Ta bước chân về làng
Chui vào đâu mà ở?
Rúc bụi nào mà ở?

Ở dăm ba bữa
Ta chặt nạng cắm lều8
Kẻo mưa gió dập dìu
Ngồi trửa (giữa) mưa không được
Ngồi trửa trời không được.

Giừ Tây sang cướp nước
Dân khổ lắm ai ơi!
Nhà cửa cháy sạch rồi,
Nhà mô cũng bị hại
Đình chùa đều bị hại.

Nghĩ con đường xa ngái,
Nghĩ nỗi nước nỗi nhà
Nước mất cũng tan gia
Nghĩ dân cùng lực cạn
Lúc dân cùng sức cạnh

Thật là đau hơn hoạn
Ai nấy cũng kêu van
Biết van ai mà van
Van trời đất mô thấu
Van trời già không thấu.

Giừ ta không trêu, không nhéo (ghẹo)
Ta không cợt không cười
Lấy chỗ mô đứng ngồi
Những khi mình trái chứng
Những khi trời mưa nắng.

Không ăn bồ hòn mà đắng,
Không ngậm ớt mà cay,
Giận tình nhà bị Tây đốt mấy năm nay.

In theo Kho tàng vè xứ Nghệ, tập VIII,
Ninh Viết Giao sưu tầm, biên soạn,
Nxb, Nghệ An, 2000
_________________________________________
1. Cẩm Trang, nay là xã Đức Trang, là một làng ở miền núi huyện Đức Thọ nay cắt về Vũ Quang. Làng này trù mật nhờ nghề làm đồ gốm và nấu gạch. Vâng theo lời hiệu triệu Cần vương, phần đông trai tráng làng Cẩm Trang đều đứng dưới cờ của nghĩa quân Phan Đình Phùng. Thực dân Pháp cho cố đạo đi dụ họ ở làng làm ăn, nhưng vô hiệu quả, cho nên chúng đã kéo đến đốt làng này để báo thù. Bài này do Đặng Nhu Toàn sưu tầm ở Đức Thọ, Hà Tĩnh.
2. Phải đi: tức nhà bị Tây đốt, phải đi mua nhà khác về dựng nhà ở.
3. Theo người sưu tầm và cung cấp, đó là ngày 18 tháng 4 năm Bính Tuất, vậy là năm 1886.
4. Tập: tức lính tập hay còn gọi là lính khố xanh.
5. Tức làng Vĩnh Thuận, gần làng Cẩm Trang.
6. Rú Hạ Hồng: ở cạnh làng, nay thuộc địa phận xã Đức Hồng, huyện Đức Thọ.
7. Một làng ở cạnh làng Cẩm Trang, huyện Đức Thọ.
8. Chặt tre, chặt cành làm nạng cắm lều ở tạm.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM