Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 04:32:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phan Đình Phùng - Cuộc đời và sự nghiệp  (Đọc 109587 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #30 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2008, 08:14:36 pm »

Cuộc kháng chiến của Phan Đình Phùng đã huy động được tiềm lực nhân dân các tỉnh Bắc Trung Kỳ về mọi mặt nhân, tài, vật lực. Nam giới, nữ giới đều trực tiếp tham gia kháng chiến. Các cô Bùi Thị Trang, Bùi Thị Điểm, cô Tám v.v... là những thí dụ. Bùi Thị Trang, Bùi Thị Điểm là con gái Phó bảng Bùi Thố và là em ruột ông Đốc Long. Hai bà đã tham gia cuộc kháng chiến từ đầu với nhiệm vụ quyên góp binh lương, tiếp tế và dò la tin tức bọn giặc. Bà Bùi Thị Trang đã nói lên chí lớn chống giặc xâm lược của mình trong Thư gửi quan Bang (tức Lê Ninh):

     Từ ngày phụng chỉ Cần vương
     Muôn dân vui vẻ hai kinh vững vàng
     Làm tỏ mặt Hồng Lam tú kiệt
     Thật rõ ràng oanh liệt trâm anh.


Cô Tám là con gái ông Hoàng Phúc nhận nhiệm vụ làm tình báo dò la tin tức nội bộ địch, chủ yếu là các đồn lính Pháp ở Vinh (Nghệ An) và Phố Châu (Hương Sơn). Để che mắt địch, cô Tám làm nghề buôn chuyến hàng nông lâm sản từ Hương Sơn xuôi về Vinh, hàng chuyên chở bằng đò dọc. Người dân Hương Sơn, lớp tuổi già đến nay vẫn còn truyền tụng những cáu hát đò đưa của cô Tám trên dòng sông Ngàn Phố, chứa chan lòng yêu nước:

     Đôi ta cùng nợ nước non
     Chàng đà trả sạch, thiếp còn long đong
     Bao giờ sông lặng nước trong
     Bõ người chèo chống đêm đông nhọc nhằn.


Cô Tám đã dò la được những tin tức chính xác từ nội bộ bọn giặc, giúp cho bộ chỉ huy quân kháng chiến tổ chức đánh địch thắng lợi. Trận tập kích giặc ở dốc Tứ Mỹ thắng lợi là công lao lớn về tin tức tình báo chính xác do cô Tám cung cấp. Trận địch tập kích đánh vào căn cứ Tràng Sim bị quân kháng chiến đẩy lùi là do quân kháng chiến đã đề phòng đầy đủ, chuẩn bị tư thế sẵn sàng đánh địch nhờ biết trước âm mưu của bọn Pháp, trong đó cô Tám là một trong những người cung cấp tin tức cho nghĩa quân.

Ngoài các cô Bùi Thị Trang, Bùi Thị Điểm, cô Tám còn nhiều chị em khác trực tiếp đứng vào hàng ngũ kháng chiến của Phan Đình Phùng.

Đặc biệt đối với các nhà hào phú, nhiều người đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp kháng chiến chủ yếu là quyên góp binh lương. Ví dụ Bá hộ Hồ Thế Tế ở Hữu Bằng (Hương Sơn) đã nhận nhiệm vụ quyên góp lương thực, tiền bạc, sắt thép ở vùng tổng Hữu Bằng, tổng An Ấp để cung cấp tiếp tế binh lương vật liệu rèn đúc vũ khí cho quân kháng chiến. Hoặc giả như Cả Hoan, Nguyễn Đoạn (Kỳ Anh) cũng có công lớn trong việc quyên góp binh lương giúp quân kháng chiến Phan Đình Phùng.

Cụ Phan Đình Phùng biết khơi dậy truyền thống yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân không phân biệt giàu nghèo sang bèn làm cho lòng yêu nước chống giặc của toàn dân được phát huy cao độ. Điều đó được thể hiện trong Hịch chống Pháp Cụ viết: “Các ông có chí lớn tài to, nếu không muốn đưa ra cho nước dùng, thì nên đem mưu lạ chước hay ra dạy bảo để cứu lấy sinh dân thì Phùng tôi xin nhả cơm, búi tóc sẵn lòng nghe theo. Như thế tuy các ông ở nơi thôn dã mà cũng có công báo nước giúp đời, chứ đừng coi việc đó làm thường”.

Trong khi lãnh đạo công cuộc kháng chiến, điều rất đáng quý rất đáng kính trọng ở vị lãnh tụ Phan Đình Phùng là Cụ luôn chú ý đến nhân dân, luôn canh cánh một niềm thương yêu nhân dân, thương yêu tầng lớp nghèo khổ, bị bóc lột nặng nề nhất trong xã hội.

Càng thương yêu nhân dân, Cụ càng căm thù giặc:

     Dân đói kêu trời xao xác nhạn
     Quân gian chật đất rộn ràng ong.


(Thơ Tuyệt mệnh của Phan Đình Phùng)


Chính sức cảm hóa bằng đức lớn thật sự thương dân của cụ Phan mà nhân dân đã đi theo cuộc kháng chiến của Cụ đến cùng không nao núng, không lùi bước mặc cho chém giết, hiểm nguy. Bởi vậy tính chất chiến tranh nhân dân của cuộc kháng chiến Phan Đình Phùng càng thêm sâu đậm. Chính cụ Phan đã nói rõ tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến khi trả lời thư dụ hàng của Hoàng Cao Khải:

“Trải hơn 10 năm trời, những người dấn thân theo việc nghĩa, hoặc bị trách phạt tù đày, hoặc bị chém giết. Ấy thế mà họ chẳng hề chán nản ngã lòng bao giờ. Có phải họ lấy sự hiểm nguy, chém giết làm thèm thuồng đâu. Chỉ vì họ tin vào sức tôi, lượng ở chí tôi nên mới hăm hở vậy đó. Nếu cố nhân ở vào cảnh ngộ tôi liệu cố nhân có nỡ lòng bỏ họ mà đi cho đành hay không?.

(Thư Phan Đình Phùng trả lời Hoàng Cao Khải – Bản dịch Đào Trinh Nhất)


Phan Đình Phùng thấy rõ sức mạnh của sự đoàn kết trong sự nghiệp kháng chiến cứu nước nên ngay từ đầu Cụ đã tìm mọi cách liên hệ bắt tay với các lực lượng kháng chiến trong cả nước, trước hết là ở Bắc Kỳ nơi Cụ có điều kiện liên hệ thuận lợi. Cụ giao việc quân cho Cao Thắng lo liệu củng cố lực lượng kháng chiến ở Hà Tĩnh, một mình Cụ đi ra Bắc gặp thủ lĩnh kháng chiến ở Bắc Kỳ là Nguyễn Quang Bích bàn bạc việc hợp sức kháng chiến, làm thế ỷ dốc cho nhau mong đánh thắng bọn xâm lược Pháp. Tầm nhìn của Phan Đình Phùng quả là sắc sảo, rộng lớn, vượt xa tầm nhìn của một số người khác chỉ bó hẹp, trong phạm vi hoạt động của mình chưa có sự liên kết rộng rãi. Căn cứ kháng chiến Ba Đình của Đinh Công Tráng ở Thanh Hóa hoặc căn cứ kháng chiến Đồng Thông của cụ Nghè Nguyễn Xuân Ôn ở Nghệ An chưa mở rộng hoạt động như Phan Đình Phùng, một là chưa có điều kiện, hai là do các cụ Đinh Công Tráng, Nguyễn Xuân Ôn chưa nghĩ tới sự bắt tay đoàn kết rộng rãi với các lực lượng kháng chiến khác ở Trung Kỳ thì rõ ràng lúc bấy giờ không thể có điều kiện để bắt tay chung sức hợp lực kháng chiến.

Dẫu là một cuộc kháng chiến toàn dân, luôn lấy sự đoàn kết làm đầu, nhưng Phan Đình Phùng rất tỉnh táo. Cụ không bắt tay với những kẻ làm lung lay lực lượng kháng chiến. Ví dụ Đoàn Đức Mậu tức Bạch Xỉ dựa vào một câu sấm “Bạch Xỉ sinh, thiên hạ bình” đưa phép thuật tà ma ra để phỉnh lừa dân chúng, phỉnh lừa quân sĩ, bị cụ Phan cự tuyệt và trừng trị để yên lòng quân. Những kẻ phản bội như Trương Quang Ngọc, Cụ kiên quyết trừng trị để răn đe nghiêm khắc những tên phản bội khác đang lăm le làm tay sai cho thực dân Pháp1

Với đường lối kháng chiến sáng suốt lấy chiến tranh nhân dân làm chỗ dựa, với việc giương lên đồng thời hai ngọn cờ kháng chiến là ngọn cờ Cần vương và ngọn cờ dân tộc, Phan Đình Phùng là một lãnh tụ kháng chiến đầy bản lĩnh và là một nhà chiến lược tài giỏi. Phan Đình Phùng xứng đáng là lãnh tụ xuất sắc nhất trong các lãnh tụ kháng chiến cuối thế kỷ XIX.

Mặc dầu tên việt gian Nguyễn Thân làm chuyện thất đức “trời không dung, đất không tha” khai quật mộ Phan Đình Phùng đốt xác Cụ trộn thuốc súng bắn ra Tam Soa hòng tuyệt diệt Phan Đình Phùng, song tinh thần và khí phách Phan Đình Phùng vẫn còn sống mãi với non sông đất nước, với nhân dân Hà Tĩnh quê hương Cụ.

Hà Tĩnh, tháng 3 năm 2007

___________________________________________
1. Trương Quang Ngọc mật báo bọn Pháp bắt vua Hàm Nghi bị cụ Phan trừng trị giết chết. Bố của Trương Quang Ngọc là Trương Quang Thủ người dân tộc thiểu số là một thủ lĩnh quân kháng chiến chịu sự lãnh đạo của Phan Đình Phùng. Ông Trương Quang Thủ là một nhà yêu nước.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #31 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2008, 09:11:38 pm »

NGUYỄN TRƯỜNG LỊCH1

CẢM NHẬN VỀ CUỘC KHỞI NGHĨA PHAN ĐÌNH PHÙNG

Cụ Phan thuộc gia đình trí thức yêu nước nổi tiếng khắp vùng. Thân sinh Cụ là Phan Đình Tuyển đỗ Phó bảng, làm quan đời Minh Mạng. Anh trai cả đỗ Tú tài, anh thứ hai đỗ Cử nhân và em trai thứ năm đỗ Phó bảng. Bản thân cụ Phan là Đình nguyên Tiến sĩ, Ngự sử triều đình nhà Nguyễn. Uy tín của toàn gia đình đại khoa và khí phách hào hùng trung với vua, với nước của một bậc sĩ phu dám đấu tranh chống lại bọn đầu hàng phản nước hại dân, cụ Phan đã tạo nên một từ trường có sức thu hút rộng lớn, tập hợp được đông đảo tầng lớp nho sĩ, vốn là lớp người trí thức hiểu biết, giữ vị trí trung tâm trong quá trình phát triển hệ ý thức tư tưởng xã hội đương thời - cùng liên minh với đông đảo nông dân trong vùng.

Ngay cả hình ảnh và phẩm chất của người chị ruột, bà Phan Thị Đại cũng góp thêm phần tiếng tăm và sức lôi cuốn chị em phụ nữ hướng theo phong trào Cần vương. Bà Đại có chồng là Cử nhân Lê Văn Thống ở huyện Đức Thọ cùng hưởng ứng phong trào (bà có con trai là Cử nhân Lê Văn Nhiễu, bạn đồng khoa với Giải nguyên Phan Bội Châu và con thứ là Giải nguyên Lê Văn Huân về sau là liệt sĩ thời chống Pháp; là bà nội của Giáo sư Tiến sĩ Lê Văn Thiêm, bà ngoại của Giáo sư Lê Thước). Thực dân Pháp kết tội bà có tham gia hoạt động liên quan đến phong trào của cụ Phan, nên bắt bà vào tù, bị đày đọa hết sức dã man, chúng định xử tử bà, nhưng rồi lại thả ra tìm cách mua chuộc bà; chúng giao cho bà nhiệm vụ cầm lá thư của triều đình Huế và thư của Hoàng Cao Khải đem vào tận sào huyệt Vụ Quang nhằm thuyết phục người em trai - lãnh tụ nghĩa quân ra đầu hàng. Nhưng người anh hùng không hề bị lung lay trước kẻ thù nên âm mưu thâm độc ấy bị thất bại, song chúng vẫn thả bà về để quản thúc tại gia2, hòng xoa dịu nỗi căm giận đang dâng cao và giảm bớt làn sóng đấu tranh sôi sục của quần chúng lúc bấy giờ.

Buổi đầu phong trào khởi nghĩa bùng nổ như một ngọn lửa lớn tỏa sáng rộng khắp vùng Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên và vang dội khắp cả nước, khiến giặc Pháp hoảng sợ, còn triều đình nhà Nguyễn nao núng hoang mang. Biết vậy, nhưng giặc Pháp cũng không dễ gì dập tắt nhanh chóng ngọn lửa hào hùng ấy. Chúng dùng thủ đoạn chia cắt, bao vây mọi đường tiếp tế lương thực, vũ khí, rồi dùng thuật nội gián đưa lính vào tận sào huyệt bắt sống được vua Hàm Nghi.

Phần cụ Phan quyết giương cao lý tưởng yêu nước thương nòi, với uy tín cá nhân cũng như dòng họ, Cụ đã duy trì phong trào kháng chiến suốt 10 năm trên căn cứ địa Vụ Quang chạy dọc theo dãy đại ngàn Trường Sơn, chiếm lĩnh vùng đất rộng lớn Hương Sơn, Hương Khê kéo dài đến tận phía Tây Quảng Bình...

     Nhung trường phụng mệnh, thập canh đông
     Vũ lược y nhiên vị tấn công.


     (Việc quân vâng mệnh đã mười đông
     Chiến sự nay còn tính chửa xong) .

Tuy biết rằng sự nghiệp phục quốc tính kế chưa xong, nhưng “Tứ hải nhân dân thủy hỏa trung”, đúng là muôn dân chìm trong máu lửa, còn đang ở thế mạnh khó lòng mà chiến thắng được chúng:

     Dân đói kêu trời tan ổ nhạn,
     Quân thù chật đất dậy đàn ong.


Về thực lực, cuộc khởi nghĩa bùng nổ mang tính bột phát, thiếu kế hoạch đầy đủ, chuẩn bị chưa chu đáo theo chiến thuật lấy “đoản binh đánh trường trận”, đặc biệt là phong trào chưa tổ chức được lực lượng nhân dân một cách chặt chẽ để tác chiến lâu dài, cho nên kết quả là nghĩa quân sau nhiều năm kháng chiến vô cùng anh dũng và sáng tạo vẫn không đạt được thắng lợi. Ngược lại, vua Hàm Nghi đã bị bắt, lực lượng bị tiêu hao nhiều, nên cụ Phan tự thấy lòng mình hổ thẹn với nước non Tiên Rồng, với các bậc anh hùng liệt sĩ, xót xa trước cảnh đói khổ của đồng bào nên buộc lòng phải ngậm ngùi tuyệt mệnh, giã từ cuộc chiến đấu sinh tử với kẻ thù hung bạo để giữ tròn khí tiết. Trước khi nhắm mắt, người chỉ huy kiên trung, nhân nghĩa ấy vẫn không quên khuyên các nghĩa binh hãy trở về gia đình sản xuất đợi thời cơ khác. Nỗi niềm yêu nước thương dân được bộc lộ hết sức sâu sắc qua bài thơ Tuyệt mệnh được viết trước phút lâm chung. Đúng là hình tượng cao đẹp của một người chân chính, sống oanh liệt, chết vẻ vang ấy sẽ còn sống mãi với non sông đất nước!

     Chín trùng Thánh Chúa nơi quê lạ,
     Bốn bể nhân dân chốn lửa nồng
     Trách vọng càng cao lo lại nặng,
     Tướng môn những thẹn với anh hùng.


(Lâm chung thời tác - Lê Thước3 dịch)4

Rõ ràng là kẻ thù đã đã dùng mọi lực lượng hùng mạnh để tiêu hao dần quân khởi nghĩa, chúng bao vây tứ phía, cô lập vùng căn cứ địa. Thời thế không thuận lợi, nghĩa quân lâm vào tình trạng bị động, thiếu thốn đủ thứ, đời sống hàng ngày gặp muôn vàn khó khăn, từ lương thực đến vũ khí. Lúc bấy giờ, hậu phương không yên, nhân dân phải sống trong nghèo đói, trong cùm kẹp, máu lửa, chết chóc; sức dân có hạn, nếu chiến tranh kéo dài thì khó lòng làm chỗ dựa vững bền cho nghĩa quân chiến đấu được.

Mặt khác, về sách lược tổ chức, phong trào Cần vương còn khá nhiều hạn chế. Triều đình nhà Nguyễn tại Huế nhu nhược đã đầu hàng thực dân Pháp, do đó ngọn cờ quân chủ đã lỗi thời không thể đủ sức huy động được mặt trận đoàn kết nhân dân rộng rãi để chống lại thế lực đang hùng mạnh của đế quốc Pháp xâm lược. Đồng bào quanh vùng bị khủng bố nặng nề, hễ ai liên lạc giúp đỡ nghĩa quân đều bị đàn áp bắn giết hết sức tàn bạo. Bà con trong vùng vẫn thường kể lại, nghĩa quân bị giặc Pháp bắt được đều bị chúng trói tay chân, rồi chặt đầu thả trôi sông.

Trước tình hình bế tắc ấy, nghĩa quân lại thiếu sáng suốt trong chính sách dân vận. Họ phạm phải những sai lầm không đáng có... nhất là đối với các gia đình khá giả trong vùng. Họ dùng nhiều biện pháp cưỡng ép nhân dân, mà lẽ ra phải kiên trì tuyên truyền thuyết phục. Đấy là điều đáng tiếc đã xảy ra trong thực tế lịch sử, tạo nên không ít nỗi bất bình từ quần chúng, đặc biệt ở vùng Hương Sơn, nơi tướng Cao Thắng chỉ huy.

Vào những năm 1941-1945, tôi đang học tiểu học đúng vào lúc Nhóm cộng sản Hồ Hảo5 vượt ngục trốn vào rừng Ngàn Phố để chống Pháp, đồng thời cũng là thời kỳ Việt Minh bắt đầu hoạt động ở vùng Nghệ Tĩnh. Thực dân Pháp lập đồn bốt tuần tra khắp nơi trong huyện Hương Sơn để truy nã nhóm Hồ Hảo. Chúng lùng soát gắt gao tận các làng xóm như thời cụ Phan khởi nghĩa và thời Xô viết Nghệ Tĩnh nổi lên lật đổ chính quyền thống trị.

Thời đó, ông ngoại tôi thường kể nhiều chuyện chống Pháp xảy ra trong thôn xóm từ cuộc khởi nghĩa Cần vương, trong đó có chuyện về Nhóm Tân Hoài6, dư đảng của nghĩa quân.

Sau khi cụ Phan từ trần vào nărn 1895, phong trào Cần vương thất bại tan rã dần, nhưng dư đảng còn hoạt động kéo dài vào những năm đầu thế kỷ XX, mà tiêu biểu là Nhóm Tân Hoài, còn tiếp tục hoạt động ở hai huyện Hương Sơn và Đức Thọ, từng làm cho bọn thống trị phải hoảng hốt lo sợ. Nhóm này dùng lối đánh du kích bất ngờ, tiếp tục giết một số cá nhân có quyền lợi liên quan chặt chẽ với thực dân Pháp. Cụ thể là họ đã giết ông Tú Áng (tức Lê Khánh Áng), một Bá hộ giàu có ở xã Sơn An. Sau đó bọn Pháp ra lệnh san phẳng, chặt hết các lũy tre bao bọc từ làng này sang làng khác đến tận gốc để truy nã Nhóm Tân Hoài đang lẩn trốn trong các nhà dân.

Một lần Tân và Hoài (tên hai nghĩa binh) đang trốn ở làng Gôi thì bị giặc bao vây chặt, chúng lục soát từng nhà, khiến hai nghĩa binh phải nhảy xuống ao, rồi phủ bèo xanh kín đầy người, ngâm mình trong nước mấy giờ liền mới thoát được bàn tay kẻ thù. Ao này thuộc làng Gôi, xã Sơn Hòa ngày nay. Lúc bấy giờ bố tôi còn nhỏ, (1901-1970) đang sống cùng bà ngoại ở xã Sơn Hòa cũng biết rõ sự kiện đó.

Về sau Nhóm Tân Hoài tới tạm lánh tại vùng chợ Trổ, làng Yên Hồ (xã Đức Nhân) huyện Đức Thọ. Được tin báo, sếp đồn Linh Cảm cho quân lính đến vây bắt tìm diệt. Không thể bắt sống được vì họ có súng bắn trả quyết liệt, nên bọn lính Pháp bèn đốt cháy vườn mía bao quanh ngôi nhà năm gian, nơi hai nghĩa binh đang trú ẩn. Và đám cháy đó đã hỏa thiêu luôn cả hai người nhất định không đầu hàng giặc. Trong trận đọ súng ấy, viên Cai Mưu thuộc đồn Linh Cảm bị đạn của Nhóm Tân Hoài giết chết. Viên cai này là người trong xóm tôi, cạnh nhà ông ngoại tôi, chung bờ giậu bên phải, còn bên trái là nhà thờ họ của gia đình ông Lê Minh Hương. Bà Cai Mưu còn rất trẻ, chưa có con cái gì, mà ở vậy thủ tiết thờ chồng và được triều đình phong kiến nhà Nguyễn tặng Bằng khen Tiết hạnh khả phong. Tôi biết rất rõ bà này, vì bà có tuổi thọ khá cao, mãi vào cuối năm năm mươi mới mất. Giáo sư Đinh Xuân Lâm, người cùng làng tôi, cho biết khi ông Cai Mưu chết vì trúng đạn nghĩa quân có một bài văn tế ông khá hay, giáo sư đã sưu tầm được và công bố trên tuần báo Văn nghệ, tiếc rằng đến nay không còn nhớ vào số nào và năm nào, chỉ còn nhớ hai câu:

     “Mây Tùng Lĩnh phất phơ màu khói bạc,
     Nước Tam Soa lấp lánh ánh trăng soi”


Trên quê hương Nghệ Tĩnh, ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng còn vang vọng mãi tới phong trào Đông Du của Phan Bội Châu và phong trào Tân Việt, cho đến tận năm 1930 khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Phải chăng có thể nói, ngọn lửa Xô viết Nghệ Tĩnh bùng lên dữ dội rung chuyển khắp nước, vang tận phương trời Tây cũng là sự kế thừa một cách sinh động truyền thống yêu nước, giương cao ngọn cờ phản đế từ thế kỷ trước, nhưng được phát triển ở tầm cao song song với cách mạng phản phong, thực hiện “người cày có ruộng”. Dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lênin, hai nhiệm vụ chiến lược cùng tồn tại đã tập hợp được đông đảo quần chúng công nông tham gia ngày càng đông đảo. Sức mạnh bão táp ấy càng lớn mạnh trong cuộn Cách mạng tháng Tám (1945) long trời lở đất đánh đổ chế độ thực dân xây dựng chính quyền công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Từ lịch sử đương đại, nhìn vào truyền thống quá khứ, chúng ta có thể phần nào so sánh về thế trận lòng dân và vai trò của Đảng ta trước những thành tựu diệu kỳ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc ở thời đại Hồ Chí Minh. Một chân lý ngời sáng là chúng ta chỉ có thể chiến đấu chống ngoại xâm thắng lợi khi toàn dân đoàn kết một lòng. Dân tộc ta trải qua bao chiến công oanh liệt chống kẻ thù cướp nước, lịch sử quá khứ soi sáng đường hướng đi tới tương lai dạy chúng ta rằng nguồn gốc của mọi thắng lợi chính là nhờ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.

(Tạp chí Văn hóa Hà Tĩnh, số 99+100, tháng 10+11 năm 2006, tr.14-15)
________________________________________
1. Nguyễn Trường Lịch: Giáo sư, Tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Dựa theo Giáo sư Lê Thước trong Gia phả Bà ngoại tôi - 1970, bản đánh máy.
3. Lê Thước (1890-1975): Giáo sư trường quốc học Vinh.
4. Giáo trình Ngữ văn Hán Nôm, Phan Văn Các chủ biên, Nxb Giáo dục, 1983, tr.2/263. Bài thơ này còn được người đời sau đặt tên là Tuyệt mệnh.
5. Nhóm Hồ Hảo: nhóm nhỏ đảng viên cộng sản bị địch bắt ở huyện Hương Sơn, rồi vượt ngục vào rừng sâu hoạt động tự phát, sau khi giết một tên chủ đồn điền người Pháp ở Napê; nhưng rồi bị quân Pháp tiêu diệt sau bốn năm hoạt động 1941-1944.
6. Nhóm Tân Hoài: dư đảng không rõ lực lượng) của phong trào Cần vương, hoạt động tự phát một thời gian dài sau khi cụ Phan mất; cuối cùng bị chính quyền Pháp tiêu diệt.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #32 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2008, 11:33:54 pm »


LÊ NGUYỄN1

HOÀNG CAO KHẢI - PHAN ĐÌNH PHÙNG,
MỘT TÌNH BẠN, HAI CON ĐƯỜNG


Năm 1878, người dân vùng Yên Khánh tỉnh Ninh Bình chứng kiến một sự kiện bất ngờ mà họ nhớ mãi. Đó là chuyện viên Tri phủ sở tại đã dám sai lính đè cổ đánh cha Trần Lục, thường được gọi là cụ Sáu một giáo sĩ nức tiếng thời đó nhờ được lòng thực dân Pháp và có những thành tích giết người như ngoé.

Viên Tri phủ đó là Phan Đình Phùng, vừa đỗ đầu khoa thi Đình năm 1877. Sự cương trực thẳng thắn của Cụ bộc lộ ngay từ những ngày đầu trên hoạn lộ và điều này không khiến người ta lấy làm lạ khi 6 năm sau, Cụ đã dám ngang nhiên hét to vào mặt hai quyền thần uy thế nhất của triều đình Huế là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết khi hai ông này quyết định phế truất ông hoàng Dục Đức, người đã được vua Tự Đức cử lên kế vị. Trước sự giận dữ đến tím mặt của Thuyết và sát khí đằng đằng của hơn 300 quân gươm giáo sáng quắc, các quan lại lúc bấy giờ lo cho sinh mạng Phan Đình Phùng; nhưng rốt cục, Cụ chỉ bị Thuyết giam trong ngục rồi sau thả cho về làng quê. Trong khi đó, đệ nhất Phụ chánh Trần Tiễn Thành cũng chống đối việc làm của Tường và Thuyết một cách nhẹ nhàng hơn, về sau lại bị Thuyết sai quân đến nhà sát hại. Điều này có thể giải thích ở điểm Trần Tiễn Thành là một trở ngại cho mưu đồ kháng Pháp của Thuyết. Còn Phan Đình Phùng là một người cương nghị, có lập trường cứng rắn với Pháp và những tay sai theo Pháp, nên theo Thuyết, Cụ còn có thể hữu dụng về sau. Điều này được minh chứng là mấy tháng sau khi Cụ về quê ở làng Đông Thái, tỉnh Hà Tĩnh để cày ruộng, Thuyết đã nghĩ lại và cử Cụ làm Tham biện Sơn phòng Hà Tĩnh. Phần Cụ, dù khẳng khái phản đối Thuyết trong việc phế vua Dục Đức, nhưng biết rằng Thuyết là người luôn nuôi trong lòng mưu đồ kháng Pháp nên Cụ đã quên đi tị hiềm cũ mà nhận lấy trách nhiệm do Thuyết giao.

Năm 1885, khi vua Hàm Nghi xuất bôn khỏi Kinh thành Huế và lưu lạc đến Quảng Bình, Hà Tĩnh, Cụ cùng một số nhân sĩ yêu nước đã đi đón, lạy vua và khóc. Tấm lòng thần tử đối với một vị thiếu quân mới 14 tuổi, vì cảnh nước mất nhà tan phải lênh đênh nơi rừng thiêng nước độc, đã làm xúc động biết bao người!

Hịch Cần vương ban ra, Cụ về lại làng Đông Thái, tìm kiếm súng đạn, rèn giáo mác, gươm đao. Lực lượng chưa tinh nhuệ, súng ống còn thiếu thốn, những thất bại đầu tiên làm cho một vài bộ tướng của Cụ nản lòng, có người đầu hàng giặc. Tuy nhiên, đa số nghĩa quân vẫn một lòng theo Cụ, quyết chí kháng Pháp. Viên Đại úy Pháp Ch.Gosselin, trong tác phẩm “L’Empire d’Annam” (Vương quốc An Nam) xuất bản tại Pari, Pháp năm 1904, đã khen ngợi Phan Đình Phùng về tài tổ chức quân binh, luyện tập sĩ tốt, cải tiến cả trang phục và vũ khí, chứng tỏ là một đạo quân có kỷ luật. Trong những năm sau đó, nghĩa quân của Phan Đình Phùng đã thực hiện được hai việc có ý nghĩa, làm rung động cả nước. Việc thứ nhất là lập kế vượt qua hàng rào lính canh đông đảo để bắt sống cựu Tuần phủ Đinh Nho Quang. Quang là bạn thân của cụ Phan, sau khi hưu trí được Pháp giao cho công tác tiễu trừ “giặc” ở vùng Hà Tĩnh, từng gửi cho Cụ thư dụ hàng với những lời lẽ xấc xược. Bắt được Đinh Nho Quang, cụ Phan không giết mà chỉ giam tại chỗ. Về sau, Quang được quân Pháp giải thoát trong một cuộc chiến không cân sức giữa Pháp và nghĩa quân.

Việc thứ hai là xử Trương Quang Ngọc, kẻ phản bội đã cam tâm dẫn Pháp đến tận miền thượng sông Gianh để bắt vua Hàm Nghi vào tháng 11-1888. Tháng 12-1893, một buổi chiều nọ, Trương Quang Ngọc đang nằm trong nhà thì nghĩa quân nhảy rào vào, y không kịp trở tay đã bị chém bay đầu. Từ đó, những tên phản bội nghĩa quân, theo Pháp, sợ hãi, không dám manh động nữa. Nhận thấy đối phó với một tổ chức nghĩa quân hoạt động du kích rất khó đạt kết quả mong muốn, giữa năm 1894 thực dân Pháp quay sang một con cờ khác, một người vừa là đồng hương, vừa là bạn thân cũ của cụ Phan: Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải. Đây là một nhân vật mà sự thăng tiến trong xã hội phong kiến là một mơ ước của bao nhiêu quan lại đương thời. Trong những năm 1883-1884, họ Hoàng còn ở chức Tri huyện Thọ Xương, một chức quan khiêm tốn ở hàng lục phẩm. Tuy nhiên, ông ta sớm được thực dân Pháp chú ý. Tháng 9-1883, trong cuộc gặp gỡ với Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Hữu Độ, một quan chức Pháp là Bonnal đã lưu ý đến Hoàng Cao Khải: “một thành niên có gương mặt thanh tú và thông minh”. Sau năm 1885, Hoàng Cao Khải đã leo đến quyền Tổng đốc Hải Dương, vào hàng chánh nhị phẩm. Trong lúc các cuộc khởi nghĩa nổ ra mãnh liệt Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện ở Bãi Sậy, Đốc Tít ở Đông Triều, Cai Kinh ở Yên Thế, Lương Tam Kỳ ở chợ Chu ... , Khải đã được Kinh lược sứ Nguyễn Trọng Hợp giao cho trọng trách đánh dẹp các tổ chức nghĩa quân và đã đạt những thắng lợi lớn: Nguyễn Thiện Thuật phải bỏ sang Tầu, Đốc Tít ra hàng, bị đày sang Algérie, Lương Tam Kỳ, Đốc Ngữ ra hàng...

Sau những thành tích trên, cuối thập niên 1880, Hoàng Cao Khải được phong chức Bắc Kỳ Kinh lược sứ cùng những tước vị tột bậc: Thái tử Thiếu bảo, Khâm sai đại thần, tước Diên Mậu tử, Hội viên Hội đồng Tối cao Đông Dương (Conseil supérieur de I’Indochine), được ân thưởng Bắc đẩu bội tinh của Pháp.

Biết rằng nhiệm vụ dụ hàng Phan Đình Phùng là một công việc đầy cam go, họ Hoàng gửi cho cụ Phan một bức thư với những lời lẽ hết sức lễ độ khôn khéo:

Đồng ấp Phan Đình nguyên đại nhân túc hạ,

Tôi với ngài xa cách nhau, xuân thu đắp đổi trải đã mười bảy năm nay rồi. Dâu bể cuộc đời, Bắc Nam đường bụi, tuy là mỗi người đi một ngả khác nhau nhưng mà trong giấc mộng hồn vẫn thường thấy nhau không phải xa xôi gì. Ngồi nghĩ lại, ngày trước chúng ta còn ở chốn quê hương, giao du với nhau, cái tình ấy đằm thắm biết là dường nào! Từ lúc ngài khởi nghĩa đến giờ, nghĩa khí trung can đều rõ rệt ở tai mắt người ta. Tôi thường nghe các quý quan
(ám chỉ người Pháp - LN) nói chuyện đến ngài, ông nào cũng phải thở than khen ngợi và tỏ ý kính trọng ngài lắm.

… Có điều tôi thấy tình trạng ở quê hương chúng ta gần đây lấy làm đau lòng hết sức. Nhân đó, tôi thường muốn đem ý kiến hẹp hòi để ngỏ cùng lượng cao minh soi xét...
” (theo Đào Trinh Nhất: PhanĐình Phùng - Nhà lãnh đạo 10 năm kháng chiến (1886-1895) ở Nghệ Tĩnh, Nxb Tân Việt, 1957, tr.202-203).

Cụ Phan Đình Phùng trả lời Hoàng Cao Khải bằng một bức thư dài, cũng với những lời lẽ hết sức lễ độ nhưng cương quyết:

… Cố nhân với tôi đều là người sinh đẻ tại châu Hoan mà ở cách xa ngoài muôn ngàn dặm, cố nhân còn có lòng đoái tưởng quê hương thay, huống chi là tôi đây đã từng lấy thân chịu đựng và lấy mắt trông thấy thì sao? Khốn nỗi cảnh ngộ bó buộc, vả lại sức mình chẳng làm được theo lòng mình muốn, thành ra phải đành, chứ không biết làm sao cho được. Cố nhân đã biết đoái hoài thương xót dân này, thì cố nhân nên lấy tâm sự tôi và cảnh ngộ tôi, thử đặt mình vào mà suy nghĩ xem, tự nhiên thấy rõ ràng, có cần gì đến tôi phải nói dông dài nữa ư?” (Đào Trinh Nhất, Sđd, tr.209).

Không lay chuyển được tấm lòng sắt đá của cụ Phan, Hoàng Cao Khải đành cho dịch bức thư ra chữ Pháp, trình lên Toàn quyền Đông Dương De Lanessan.

Kế hoạch sử dụng Hoàng Cao Khải bất thành, giữa năm 1895, thực dân Pháp nhờ đến Tổng đốc Bình Định Nguyễn Thân, con người đầy mưu lược và nổi tiếng tàn ác lúc bấy giờ. Biết rằng rất khó tiến công những nhóm quân du kích rải rác trong rừng sâu, Nguyễn Thân tung quân cắt đứt các đường tiếp tế lương thực cho nghĩa quân, những ai bị bắt gặp có mang lương thực vào rừng đều bị chém đầu ngay. Biện pháp này đạt được kết quả Nguyễn Thân mong muốn. Nghĩa quân đã khốn đốn vì đời sống thiếu thốn, nay còn nguy ngập hơn. Sức khỏe cụ Phan ngày càng kiệt quệ vì bệnh lỵ trầm trọng. Ngày 13-11 âm lịch năm 1895, Cụ trút hơi thở cuối cùng khi sự nghiệp kháng Pháp còn dang dở. Tướng sĩ mai táng cụ trong rừng, không dám đắp mộ cao vì sợ bị giặc trả thù. Nhưng không may, hơn 10 ngày sau đó, một người lính nghĩa quân bị giặc bắt và bị tra tấn nặng nề nên đã tiết lộ nơi chôn Cụ. Nguyễn Thân cho đào hài cốt Cụ lên đem hỏa thiêu rồi trộn với thuốc súng bắn xuống sông La Giang.

Sau những thành tích kiểu đó, Nguyễn Thân leo lên đến chức vụ Phụ chánh đại thần, Cần chánh diện Đại học sĩ, đứng đầu trong Tứ trụ đại thần. Còn Hoàng Cao Khải có hai người con trai là Hoàng Mạnh Trí và Hoàng Trọng Phu đều làm Tổng đốc, nên người đương thời có hai câu thơ ám chỉ gia đình Hoàng Cao Khải:

     Con cái một nhà hai Tổng đốc,
     Pháp Nam hai nước một công thần.


Điều đáng buồn hơn nữa là Phan Đình Cự (tự Bá Ngọc), người con trai còn lại của cụ Phan Đình Phùng, trốn sang Nhật học năm 1906, là một trong những người mở đường cho phong trào Đông Du đầu thế kỷ XX, nhưng đã bị thực dân Pháp mua chuộc để làm những việc có hại cho phong trào cách mạng Việt Nam ở hải ngoại.

Theo hồi ký của Kỳ Ngoại hầu Cường Để, cháu 5 đời của Hoàng thái tử Cảnh, thì nhân một đêm chơi đèn, đốt pháo ở Hàng Châu (Trung Quốc) một thanh niên Việt Nam yêu nước là Võ Nguyễn Trinh (tự Tản Anh) đã dùng súng hạ sát Bá Ngọc, chấm dứt cuộc sống của một con người sớm bị khuất phục bởi lợi danh và đi ngược lại con đường cách mạng của cha mình.

(Lê Nguyễn: Xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc - Nhân vật và sự kiện lịch sử,
Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2005, tr. 243-249)
___________________________________________
1. Lê Nguyễn: Nhà nghiên cứu lịch sử.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #33 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2008, 11:39:49 pm »


PHẠM XANH1

NHỮNG CHUYỂN BIẾN TÍCH CỰC
TRONG TƯ TƯỞNG PHAN ĐÌNH PHÙNG

Phan Đình Phùng (1847-1895) người làng Đông Thái, huyện La Sơn, nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, đậu Cử nhân năm 1876, đậu Tiến sĩ năm 1877. Trước khi trở thành lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê, Cụ đã từng làm tri huyện Yên Khánh, Ninh Bình, rồi làm Ngự sử trong Viện Đô sát Triều đình Huế. Vậy là, Phan Đình Phùng chẳng những được đào tạo và thấm nhuần giáo lý Khổng, Mạnh, mà đã dấn thân vào chốn quan trường. Nho giáo dạy cho người ta trung, tín, lễ, nghĩa, coi đó là những mực thước trong việc “Trị nước, bình thiên hạ”. Tấm bằng Tiến sĩ và những năm tham chính của Phan Đình Phùng, trên một ý nghĩa nào đó, khẳng định ý thức tư tưởng của Cụ không đi chệch dòng chính thống đó. Thế nhưng, trong lời nói và hành động của Cụ đây đó đã thấy xuất hiện những nét mới không giống đại bộ phận nho sĩ đương thời.

Thời mà Cụ đang sống, từ vua đến quan, từ quan đến dân, đều cho rằng Thiên chúa giáo là tà đạo, những người theo tôn giáo này đều là tay sai cho quân Pháp. Quan niệm không đúng đó một thời đã dẫn đến những tấn thảm kịch trong lịch sử Việt Nam thời kỳ đó giữa lương và giáo. Phan Đình Phùng, khác với những quan niệm thông thường đó, đã có những ý nghĩ thoáng hơn, đúng đắn hơn về Thiên chúa giáo. Ông thường nói với những người tâm phúc: “Đạo thiên chúa lấy Da Tô làm trời, cũng như Thích Ca Mâu Ni là trời của đạo Phật hay Khổng phu tử là trời của nhà Nho. Hễ ai đã tín ngưỡng điều gì, thì điều ấy là trời của mình. Mình muốn người ta đừng xâm phạm đến sự tín ngưỡng của mình thì mình đừng xâm phạm đến sự tín ngưỡng của người ta. Thiên chúa cũng là một thứ tôn giáo, mặc ai tin thì theo”2. Cùng với sự thẳng thắn, cương trực trong tính cách của ông và truyền thống phản kháng của quê hương, tầm nhìn khoáng đạt ấy dần dà giúp ông có được những chuyển biến mạnh mẽ trong quan niệm của ông về hai phạm trù đạo đức học nho giáo cơ bản - Trung, Hiếu.

Như chúng ta đều biết, nho sĩ Nghệ Tĩnh đã đáp lại những hòa ước của Tự Đức bằng những hành động có một không hai thời bấy giờ. Năm 1862 khi được tin Triều đình ký hòa ước cắt ba tỉnh miền Đông cho Pháp, nho sĩ Nghệ Tĩnh do Phan Huân đứng đầu dâng sớ bày tỏ một tâm trạng, một ý thức trái hẳn với truyền thống: “Thiên hạ là của thiên hạ, thiên hạ không phải của bệ hạ mà chuyên giữ lấy một mình”.

Tiếp đó là phong trào chống Hòa ước 1874 lan rộng trong nhân dân và sớm trở thành phong trào vừa chống Pháp xâm lược vừa chống triều đình đầu hàng đạt tới đỉnh điểm trên đất Nghệ Tĩnh, thì dân gian đặt vè tố cáo nhà vua: “Làm vua ra rồi, một lòng bán nước; khi đang đánh được, không đánh gấp cho”.

Văn thân bốn tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh - Bình trong thư trả lời Tự Đức, bày tỏ chủ trương kháng chiến của mình và bác bỏ lý do giảng hòa của nhà vua và Triều đình: “Đổng Thiên Vương dù không còn nữa, nhưng trong thiên hạ những người như Đổng Thiên Vương không thiếu. Trần Hưng Đạo đã mất, nhưng trong thiên hạ những người như Trần Hưng Đạo hãy còn nhiều... Trong khoảng mười bước còn có nhiều cỏ thơm, rộng rãi như hai Kỳ há không có người tài năng hay sao?”3

Tư tưởng chống triều đình, chống nhà vua trái với chủ nghĩa trung quân truyền thống, coi vua là nước, đã đạt tới đỉnh điểm trong cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất của Trần Tấn, Đặng Như Mai xem Triều đình và giặc Pháp là kẻ thù của dân tộc phải quyết đánh:

     Dập dìu trống đánh cờ xiêu
     Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây.


Truyền thống bất khuất của quê hương đã giúp Phan Đình Phùng xác định được chỗ đứng của mình trong cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc - kiên quyết đứng về phe chủ chiến. Cuối năm 1885 vua Hàm Nghi ra Sơn phòng Hà Tĩnh, Phan Đình Phùng đã cùng với các bạn là Phan Quang Cư, Phan Khắc Hòa, Hoàng Xuân Phong, Ngụy Khắc Kiều, Phan Trọng Mưu tìm đến yết kiến và được vua phong Tán lý quân vụ, thống lĩnh các đạo nghĩa binh, nhận Chiếu Cần vương về quê nhà tổ chức khởi nghĩa và cuộc khởi nghĩa của ông trở thành cuộc nổi dậy điển hình nhất của phong trào Cần vương, kéo dài trên 10 năm, vắt qua hai thời kỳ: Cần vương có vua và Cần vương không có vua. Ở thời kỳ đầu (1885 - 1888) tức là khi dấy nghĩa đến khi vua Hàm Nghi bị bắt, Phan Đình Phùng vừa xây dựng lực lượng, vừa lặn lội ra Bắc liên lạc với các văn thân nghĩa sĩ cùng dấy binh để phá thế cô lập. Ở thời kỳ này ông đã vượt qua một sự thử thách ghê gớm trước những mưu mô, hành động độc ác của quân thù. Ấy là lúc người anh của ông là Phan Đình Thông bị bắt, và kẻ thù cho Lê Kính Hạp, trước là bạn thân của ông, lấy việc hiếu đễ, tình cốt nhục viết thư dụ dỗ ông ra hàng: “Này bác Phan ơi! Ngày nay trong họ hàng làng xóm được an hay nguy chỉ can hệ ở nơi bác. Thôi thì tấm lòng trung của bầy tôi đối với vua, tới đó bác cũng đã chứng tỏ với quỷ thần rồi, không lo ai chê mình vào đâu được nữa. Còn Hiếu và Đễ cũng là cái gốc lớn của đời người ta, có lẽ nào bậc người khoa giáp như bác mà học chưa tới nơi hay sao?”4. Kẻ thù đã đặt Phan Đình Phùng vào sự lựa chọn một trong hai giải pháp: buông súng đầu hàng để họ hàng làng xóm, mồ mả tổ tiên được bình yên, người anh thoát nạn, hoặc tiếp tục chiến đấu thì mọi thứ đó sẽ mất. Tiến sĩ Phan Đình Phùng ung dung, thanh thản chọn cho mình giải pháp thứ hai, đặt vận mệnh của đất nước, đặt tư tưởng trung với vua lên trên họ hàng làng xóm, chấp nhận sự hy sinh riêng tư. Phan Đình Phùng đã nói với chủ tướng: “Tôi từ khi cùng chủ tướng khởi binh Cần vương, đã có chủ tâm là bỏ cả việc gia đình quê quán ra ngoài, không nghĩ gì đến nữa. Nay tôi chỉ có một ngôi mộ rất to, nên giữ, đó là đất Việt Nam; tôi chỉ có một ông anh rất to, đang bị nguy vong, là cả mấy mươi triệu đồng bào. Nếu về mà sửa sang phần mộ của mình, thì ngôi mộ cả nước kia ai giữ? Về để cứu vớt ông anh của mình, thì bao nhiêu anh em trong nước ai cứu? Tôi bây giờ thì chỉ có một cái chết mà thôi”; và ông đáp thư Hạp bằng một lời nhắn: “Nếu ai có làm thịt anh ta, thì nhớ gửi cho ta bát nước canh!” Phan Đình Phùng đã gạt chữ Hiếu, chữ Đễ sang một bên, dồn hành động vì chữ Trung. Trước hành động chối bỏ đó kẻ thù đã thực thi hành động tàn bạo: đào mồ mả tổ tiên và hãm hại người anh của ông, nhưng ông vẫn không nao núng, quyết chiến đấu đến cùng dưới ngọn cờ Cần vương. Năm 1888 khi vua Hàm Nghi bị bắt, một lần nữa Phan Đình Phùng trải qua một thử thách ghê gớm đối với một nhà Nho: tiếp tục chiến đấu khi không còn vua hay lấy cái chết của mình để làm rạng danh sự trung thành của bầy tôi đối với đức vua cao cả. Nếu như ở giai đoạn trước trong quan niệm chữ Trung của Phan, vua gắn với nước thì đến đây đã có sự biến chuyển căn bản - nước đã được đặt lên trên vua. Ông đã chọn con đường tiếp tục chiến đấu. Đó cũng chính là thời điểm mở đầu giai đoạn hai của phong trào Cần vương và của cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Mở đầu cho giai đoạn này, Phan Đình Phùng phát lệnh cho quân sĩ lên vùng Thượng du Quảng Bình lấy đầu tên Trương Quang Ngọc, kẻ phản nghịch đã dẫn quân địch bắt vua Hàm Nghi. Sự kiện có ý nghĩa đó đã làm cho nhiều thủ lĩnh đem theo nghĩa binh về với Phan Đình Phùng như Ngô Quảng, Nguyễn Cáp, Võ Phát, Cầm Bá Thước. Từ đó quân số nghĩa quân tăng, được chia thành 15 quân thứ và sức mạnh chiến đấu cũng tăng lên.

Nghĩa quân đã giành nhiều thắng lợi trong những cuộc chống càn và tập kích vào thị xã Hà Tĩnh, mở rộng địa bàn hoạt động của nghĩa quân, và đến năm 1893 nghĩa quân mở chiến dịch đánh vào thành Vinh. Trong chiến dịch này, Cao Thắng - vị chỉ huy của nghĩa quân, cánh tay phải của Phan Đình Phùng, bị trúng đạn tử trận trong trận tấn công vào đồn Nu. Kế hoạch lớn không thực hiện được. Vào chính thời điểm đó thực dân Pháp bảo Hoàng Cao Khải, người cùng làng với ông, viết thư dụ hàng. Ông đã đáp lại bằng một bức thư đanh thép nói rõ ý chí bất khuất của mình, vạch mặt những kẻ như Khải mượn chữ “Trung” làm những điều bất nhân tàn bạo:

“Nhưng tôi ngẫm nghĩ lại, nước nhà ta mấy ngàn năm nay chỉ lấy văn hiến truyền nối nhau, hết đời này qua đời kia, đất nước chẳng rộng, quân lính chẳng mạnh, tiền của chẳng giàu, duy chỉ có ý thị dựa nương để dựng nước, là nhờ có cái gốc vua tôi, cha con theo năm đạo thường mà thôi. Xưa kia nhà Hán, nhà Đường, nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh bên Tàu bao nhiêu phen lăm le muốn chiếm lấy đất ta làm quận huyện của họ mà vẫn chiếm không được... Đến nay người Pháp với mình, cách xa nhau không biết là mấy muôn dặm, họ vượt bể tới đây, đi tới đâu như là gió lướt tới đó, đến nỗi nhà vua phải chạy, cả nước lao xao, bỗng chốc non sông nước mình biến thành bờ cõi người ta, thế là trọn cả nước nhà, dân nhà cũng bị đắm chìm hết thảy, có phải là riêng một châu nào hay một nhà ai phải chịu cảnh lầm than mà thôi đâu. Từ lúc tôi khởi nghĩa tới nay, đã trải mười năm trời, những người đem thân theo việc nghĩa, hoặc đã bị trách phạt, hoặc đã bị chém giết, vậy mà lòng người trước sau chẳng hề lấy thế làm chán nản ngã lòng bao giờ; trái lại, họ vẫn ra tài, ra sức giúp đỡ tôi, số người mạnh bạo ra theo tôi càng ngày càng nhiều thêm mãi. Nào có phải người ta lấy điều tai vạ hiểm nguy làm cho sự sung sướng thêm thường mà bỏ nhà dấn thân ra theo tôi như vậy đâu. Chỉ vì họ tin cậy lòng tôi, lượng xét chí tôi, cho nên hăm hở vậy đó thôi... Chỉ vì nhân tâm đối với tôi như thế cho nên cảnh nhà tôi hương khói vắng tanh, bà con xiêu bạt, tôi cũng chẳng dám đoái hoài. Nghĩ xem, kẻ thân với mình mà mình không đoái hoài huống chi là kẻ sơ; người gần với mình mà mình không bao bọc nổi, huống chi người xa. Vả chăng, hạt ta đến nói điêu đứng lầm than quá, không phải riêng vì tai họa binh đao làm nên nông nỗi thế đâu. Phải biết quân Pháp đi tới đâu có lũ tiểu nhân mình túa ra bày kế lập công, thù vơ oán chạ; những người không có tội gì chúng cũng đâm thọc buộc ràng cho người ta là có tội”.

Với quyết tâm đó, Phan Đình Phùng đã lãnh đạo nghĩa quân chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê do ông lãnh đạo cũng chính là sự cáo chung của hệ tư tưởng phong kiến bất lực trước nhiệm vụ lịch sử của đất nước. Dẫu ông có kiên tâm tới đâu đi nữa, ngọn cờ Cần vương đã rách tả tơi không còn đủ sức tập hợp dân chúng cho sự nghiệp cao cả của mình. Và sự thất bại của Phan Đình Phùng cũng là điều dễ hiểu. Nhưng những chuyển biến tích cực trong tư tưởng của ông là sự khởi đầu và sẽ được tiếp nối trong tư tưởng Phan Bội Châu để cuối cùng hoàn thiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh - những người đồng hương Nghệ Tĩnh của ông.

Hà Nội, tháng 3 năm 2007
________________________________________
1. Phạm Xanh: Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Theo Đào Trinh Nhất: Phan Đình Phùng..., sđd, tr.20.
3. Dẫn theo Trần Văn Giàu: Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970, tr.435.
4. Theo Đào Trinh Nhất: Phan Đình Phùng..., sđd, tr.85.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #34 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2008, 12:01:57 am »


NGUYỄN QUANG TÔ1

VÀI TÀI LIỆU VỀ PHAN ĐÌNH PHÙNG

Cụ Phan Đình Phùng là một nhà lãnh tụ cách mạng Cần vương vùng Nghệ Tĩnh, toàn thể quốc dân, già, trẻ, gái, trai không ai không biết. Tuy nhiên đối với cái chết và thi hài của Cụ có nhiều tài liệu viết khác nhau. Đại khái như sau đây:

- Có tài liệu viết rằng: Cụ bị bệnh chết, Nguyễn Thân đào xác lên định đem đốt ra than lấy tro trộn với thuốc súng mà bắn đi, nhưng sau lại cho đem chôn.

- Một tài liệu khác lại nói: Cụ bị bệnh kiết lỵ mà chết, Nguyễn Thân cho đào lên, đốt ra than đem đổ xuống sông.

Nhưng, ông Đào Trinh Nhất trong sách Phan Đình Phùng thì lại viết về cái chết của cụ Phan như sau:

“Lối 8 giờ sáng ngày 13 tháng 11 Cụ mất, Tang Lễ cử hành cố nhiên là đơn sơ. Duy có việc tẩm liệm thi thể của Cụ, tướng sĩ đã làm hết mình. Thay vì phải dùng quan tài như thường, tướng sĩ chặt cây gỗ vàng tâm thật lớn ở trong rừng, đem về khoét lũng thân cây đặt di thể trong đó, trên đậy nắp gắn lại chắc chắn. Di thể mang áo mão tấn sĩ

“Đúng ngày an táng, tướng sĩ sắp hàng làm lễ cử ai và lạy trước linh cữu, rồi rước linh cữu xuống táng dưới chân núi Quạt. Lúc linh cữu hạ huyệt rồi, trên chỉ đắp đất bằng phẳng, chứ không đắp cao lên thành mồ. Tướng sĩ dụng tâm chôn cất như thế, là vì sợ mai sau có kẻ điểm chỉ mộ Cụ bị khai quật lên chăng.

“Quân Pháp không hay việc cụ Phan đã mất, vì tướng sĩ vẫn đóng ở trên núi Quạt như thường và giữ cách trầm tĩnh êm đềm, không lộ ra một hình tích gì bày tỏ cho bên ngoài biết trong quân vừa có đại biến. Duy có quân thứ các nơi nghe tin chủ tướng mất rồi, sinh ra chán nản, lần hồi tản tác, trở về quê hương, hoặc trốn qua Lào qua Xiêm cũng nhiều. Còn bổn bộ tướng sĩ của Phan, thì vẫn theo hầu phu nhân để chờ ngày ra thú.

“Cánh mười mấy hôm sau, quân Tây đi tuần, bắt được một tên nghĩa binh ở trên sơn trại lén xuống xóm làng tìm mua lương thực. Trước còn dỗ dành, sau doạ bắn chết, nếu như không nói rõ binh tình trên núi, thành ra tên lính nọ phải thú thiệt rằng cụ Phan đã qua đời trên mười bữa nay, và nó chỉ cả nơi chôn di thể nữa.

“Quan quân buộc nó đi dẫn đường, tới đào mộ lên lấy thi thể cụ Phan đem về.

“Lạ thay! Đêm bữa 29 ở trên sơn trại, phu nhân đang ngủ, nằm mộng thấy cụ Phan hiển linh về, nói với phu nhân như vầy:

“ - Ngày mai ta thử ra trước mặt quân Tây, xem chúng làm gì ta”.

Phu nhân cho là điềm lạ, suy nghĩ phân vân. Té ra chiều bữa sáu là ngày 30, có tin báo lên sơn trại rằng: Không hiểu tại sao quân lính Bảo hộ biết chỗ, đã đào mộ cụ Phan lên đem về đồn Linh Cảm rồi. Trong mộng Cụ nói: “ta thử ra trước mặt quân Tây” là ám chỉ việc đào mả.

“Nói về quân Pháp biết được chỗ khai quật được mả cụ Phan lên, đem di hài về đồn Linh Cảm giao cho Nguyễn Thân xem xét có phải thiệt là di hài của cụ Phan không.

“Nguyễn Thân cho đem ra địa đầu tổng Việt Yên đem dầu chế vào đốt đem mun trộn vào thuốc súng thần công và bắn xuống bể”2.

Trên đây là đoạn văn trong cuốn Phan Đình Phùng của Đào Trinh Nhất mô tả về cái chết của nhà chí sĩ họ Phan, nhưng Đào quân đã không nói rõ sự việc này ông đã lấy đâu ra? Biên khảo theo tài liệu nào? mà trong đó cũng có nhiều điểm dị đồng so với các tài liệu khác.

Vả chăng, nhìn chung, những tài liệu viết về cái chết của nhà Tiên liệt Cách mạng Phan Đình Phùng từ trước tới nay, thường có tính chất Dã sử, nghĩa là các sử liệu chỉ có tính chất truyền miệng nhiều hơn là các sử liệu có căn cứ trên giấy trắng mực đen.

Để góp ý kiến hầu làm sáng tỏ vấn đề tồn nghi đó, gần đây chúng tôi đã cố tâm tìm được ba văn kiện lịch sử có tương quan, xin sưu dịch cống hiến độc giả sau đây:

1. Tờ yết thị của Nguyễn Thân


Phiên âm:

“Thành Thái Thất niên thập nhị nguyệt sơ cửu nhật, Khâm sai Đổng tiết Quân vụ Đại thần vi yết thị sự: Tư Phan Đình Phùng sở vi quan quân bức nã, cai ngụy bôn soán Quảng Bình thượng du sơn phận (khe Quạt xứ) hiện dĩ mệnh chung, thi hài yêu hồi Linh Cảm đồn trú xứ do lỗ thuộc đa nhân nhận vi cai đích thi lánh hành thiêu huỷ.

Tư yết thị.

Hựu yết thị hạt hạ quân dân nhất y tuân tri”.


Dịch nghĩa:

Ngày mùng 9 tháng 12 niên hiệu Thành Thái thứ bảy, quan Khâm sai Đổng tiết Quân vụ Đại thần3 yết thị rằng: Nay Phan Đình Phùng bị quân quan bức nã, nên ngụy ấy lẩn trốn lên miền thượng du tỉnh Quảng Bình (xứ Khe Quạt), hiện đã chết rồi, thi hài ngụy ấy đã đưa về đồn Linh Cảm do nhiều tên cựu thuộc của tên giặc ấy nhận diện cho đúng là thi hài của ngụy ấy. Thi hài ấy sẽ đem thiêu huỷ

Nay yết thị

Vậy yết thị cho quân dân trong hạt biết”.


Khi chúng tìm được xác chết cụ Phan, ngoài tờ yết thị của Nguyễn Thân kể trên, viên Phó sứ ủy viên Chính phủ cũng ra một yết thị bằng chữ Pháp, nội dung cũng tương đồng với tờ yết thị của Nguyễn Thân.

2. COLONNE DE POLICE N: 83

NOTE CIRCULAIRE

Phan Đình Phùng pourchassé de toutes parts, obligé de se réfugier dans le haut Quảng Bình (Région de Quạt) est mort et son cadavre rapporté à Linh Cảm, où il a été formellement reconnu par de nombreuses personnes, sera incinéré. Les cendres seront dispersées.

Cet important résultat est dù à la ténacité et au dévouement de tous. Le Vice Résident Commissaire du Gouvernement se borne, pour l’instant, à adresser ses félicitations chaleureuses aux Inspecteurs et Gardes principaux ayant pris part aux expéditions du Laos et de Quạt, en signalant toutefois que M.M. les Gardes Principaux Moutin notamment, et Génault ont eu l’initiative et l’heureuse chance de prendre une part directe et des plus inlelligentes à la découverte du cadavre du chef de la rébellion


Linh Cảm le 29 Janvier 1890
Le V. Résident Commissaire du Gouvernement

Signature et Cachet


Dịch nghĩa:

Thông Tư số 83

Bị truy nã tập kích khắp nơi, Phan Đình Phùng buộc phải lẩn tránh lên vùng thượng du tỉnh Quảng Bình (vùng Quạt) và đã chết, thi hài đã được đưa về Linh Cảm và đã được nhiều người nhận diện. Thi hài ấy sẽ bị thiêu, và tro tàn sẽ bị phân tán. Kết quả quan trọng này là nhờ sự kiên nhẫn, cũng như sự tận tâm hi sinh của mọi người.

Hiện giờ vị Phó Công sử ủy viên chính phủ chỉ mới ban lời khen nồng hậu đối với các viên Giám binh đã từng tham dự hành quân ở Lào và Quạt, đặc biệt là viên Giám binh Moutin và Génaul có sáng kiến cùng gặp được may mắn trục tiếp tham dự cuộc tìm thấy thi hài của lãnh tụ phản loạn.


Linh Cảm ngày 29-1-1896
Quan Phó sứ ủy viên Chính phủ
,
Ký tên và đóng dấu
(Theo tài liệu của Trác Ngọc, Nội san trường Vinh, số Xuân 1971)

_____________________________________________
1. Nguyễn Quang Tô: Giáo sư trường Đại học Vạn Hạnh - Sài Gòn (trước năm 1975).
2. Theo Đào Trinh Nhất, Phan Đình Phùng..., sđd, tr.232-233.
3. Quan chức của Nguyễn Thân được Pháp phong cho khi đàn áp phong trào Cần vương ở Trung Kỳ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #35 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2008, 09:16:33 am »

Ngoài hai tài liệu trên đây, chúng tôi xin cung cấp thêm hai tài liệu lịch sử liên quan tới vấn đề cái chết của nhà Đại ái quốc Chí sĩ Phan Đình Phùng như sau đây:


3. Tờ thông tư của Nguyễn Thân

Khi thực dân Pháp tìm được xác chết cụ Phan Đình Phùng, Nguyễn Thân mừng hí hửng, ngoài tờ yết thị kể trên, ông ta còn làm một tờ thông tư cho công bố khắp nơi, nhất là từ Nghệ Tĩnh trở ra Bắc.

Thông tư này nguyên tác bằng chữ Hán, chúng tôi tìm được trong hồ sơ chính trị của Nha Kinh lược.


Phiên âm:

Hiệp Biện Đại học sĩ Khâm mệnh Tiết chế Quân vụ Đại thần Diên Lộc Nam Nguyễn... vi luân phi tư sự: Chiếu nhi Nghệ Tĩnh Ngụy chính tướng Phan Đình Phùng cập cừ mục đẳng quân dĩ đáo án. Lánh phụng phi chương tịnh hồng kỳ đáo tiệp ngoại, triếp thử luân phi tư kỷ tri chiếu.

Giá tu chiếu lệ sao lưu bị chiếu tồn nguyên tư đệ đáo Kinh lược nha trình nạp.

Tu chí luân tư giả.

Hựu luân phi tư… Nghệ An tĩnh dĩ bắc chư địa phương quan.

Thành Thái thất niên thập nhị nguyệt sơ bát nhật.

Quyền chủ sự võ nhược Phác phụng khảo.



Dịch nghĩa:

Hiệp biện Đại học sĩ Khâm mệnh Tiết chế Quân vụ Đại thần Diên Lộc Nam, Nguyễn... ban hành tờ thông tư khẩn như sau: Chiếu chi Chính tuớng của Ngụy quân ở hai tỉnh Nghệ Tĩnh là Phan Đình Phùng cùng với bọn cừ mục đồ đảng đều đã chịu tội hết. Ngoài việc đón tiếp phi chương cùng cờ hồng báo tiệp nay cho luân phi thông tư này cho các nơi đều được biết.

Các nơi nhận được phải sao thông tư này để phổ biến, đồng thời đệ nạp về Nha Kinh luợc.

Nay luân tư.

Tờ thông tư luân phi này được phổ biến cho các hạt quan từ tỉnh Nghệ An trở ra Bắc.

Thành Thái năm thứ bảy tháng Chạp ngày mùng tám.

Quyền Chủ sự Võ nhược Phác phụng khảo.



4. Biên bản khám nghiệm quan tài cụ Phan Đình Phùng

Khi mấy viên sĩ quan người Pháp mang được quan tài của cụ Phan Đình Phùng từ núi Quạt về, chúng cho gọi viên Tuần vũ Hà Tĩnh tới cậy quan tài ra khám và lập biên bản.

Đây là biên bản khám nghiệm quan tài và thi thể cụ Phan người ta tìm được trong hồ sơ của Nha Kinh lược Bắc Kỳ.

Nguyên tác bằng chữ Hán:


Phóng ảnh nguyên bản hiện tàng trữ tại Văn Khố Quốc gia. Sài gòn. Chưa đề số hiệu


Phiên âm:

Quyền hộ Hà Tĩnh Tuần vũ quan phòng hạ chức Phan Huy Quán túc trình:

Phụ Đại Thần Thái tử Thiếu bảo Võ Hiển điện Đại học sĩ Khâm sai Bắc Kỳ Kinh lược Đại sứ Diên Mậu Tử, tôn Tướng công đài tiền hy chúc: Thừa chiếu Thiểm hạt hiện tình tiết phụng trình thẩm hĩ tồn Phan Đình Phùng cận nhất xuất đảng tiềm vãng thượng du. Thừa Khâm mệnh khâm sai liệt Đại nhân thương uỷ viên binh truy nhiếp: Bản nguyệt sơ bát nhật, tiếp tam khuyên quan thư báo Quảng Bình tỉnh nhân đinh ngụy Lĩnh Quê thú xưng Phan Đình Phùng dĩ ư nguyệt tiền thập tam nhật bị đạn thống tử cai kinh dẫn để táng xử đẳng tình. Bản nhật tiếp Thiểm tỉnh quyền lãnh Niết sứ Nguyễn… phi trình tự: khứ nhật tiếp Quý quan binh đệ tương ngụy Phùng quan cữu hồi để Linh Cảm trú thứ thừa phái cai viên dự Tán lý Lê, hội đồng quý quan sức khai kiểm nghiệm.

(Khô mộc quan nhất, thượng phú minh tinh nhất đoạn, dụng hồng bạch ước thất phương, châu thư: Hoàng triều Bính Tý khoa Cử nhân, Đinh Sửu khoa Đình nguyên Tiến sĩ, Cáo thụ Tư thiện Đại phu, An Tĩnh tổng đốc, sung kiêm đốc chư tỉnh quân vụ đại thần, gia tứ Bỉnh trung tướng, tự Tôn Cát, thuỵ Trang Lạng, hiệu Châu Phong, Phan công chi cữu)

(Khai khám thi trường ước tứ xích, niên ước ngũ thập thượng hạ, đầu phát đoản, tu trường ước từ thốn quân bán bạch, khẩu nhãn quân khai. Đại tiểu liệm quân dụng sinh quyến, đầu trước xích sắc sô sa cân nhất đoạn. Phú diện xích đoạn nhất phương, lượng thủ bao xích đoạn, lượng túc bao bạch đoạn, ngoại trước lục sắc Bắc đoạn, quang tụ y nhất lĩnh, thứ trước thanh sắc sô sa, hiệp tụ y nhất lĩnh, thứ trước xuyến bạch y nhất lĩnh, nội trước bạch y nhất lĩnh, hạ thường bạch quyền nhất bức. Hữu thủ mậu chỉ phân tam chi, nội nhất chi liên cốt, nhất đoạn nhục sinh dĩ hủ, yêu đái thanh sô sa ước thập phương Hựu bạch nhất đoạn ước thập phương).

Kinh chất Đông Thái thôn hào cựu tộc thuộc quân nhận xác hệ ngụy Phùng đích thi. Tại thứ Khâm mệnh Đại thần kinh phụng phi chương nhập tấu hĩ.

Tự tiếp hội tự cai hệ ngụy cư nghĩ ứng hỏa táng dĩ thị phân biệt.

Tức sức Đức Thọ phủ bị biện sài tân luyện cai quan cữu tương vu khoáng địa phần hoá; Cai viên nghiệp tuân uỷ hành thứ phó lãnh binh Nguyễn... bản tảo hội đồng quý toà phái quan dữ cai phủ viên chiếu biện trình chiếu.

Đẳng nhân triếp cảm túc phục duy tư chiếu

Tu chí túc trình giả

Thành Thái thất niên thập nhị nguyệt sơ cửu nhật

Chánh bát phẩm Đoàn Thúc Cảnh phụng khảo.



Dịch nghĩa:

Quyền hộ Hà Tĩnh tỉnh Tuần vũ quan phòng hạ chức là Phan Huy Quán, kính cẩn phúc trình.

Thái tử Thiếu bảo Võ hiển điện Đại học sĩ Khâm sai Bắc Kỳ Kinh lược Đại sứ Diên Mậu Tử, tôn Tướng công đài tiền hy chúc;

Xin kính trình ngài hiện tình về tỉnh hạt tôi: Gần đây bọn Phan Đình Phùng sai đồ đảng lén về vùng thượng du. Sau khi thương thảo với quý vị Khâm sai, đã cho binh lính đuổi theo. Ngày mùng tám tháng này, tỉnh tôi có nhận được thư báo của quan Đại uý, theo đó một tên dân tỉnh Quảng Bình, Lãnh binh của Ngụy tên là Khuê, về đầu thú đã tiêu xưng rằng: ngày 13 tháng trước Phan Đình Phùng đã bị đạn và chết. Y cũng đã dẫn tới xem xét tình hình tại nơi chôn. Ngày hôm nay, lại tiếp Quyền lãnh Niết sứ tỉnh tôi là Nguyễn... trình báo rằng: Hôm vừa rồi quý quan binh đã đem áo quan Phan Đình Phùng về để tại đồn Linh Cảm, đồng thời sức cho y viên cùng với Tán lý là Lê Hội đồng với quý quan tới kiểm nghiệm:

Áo quan này là một thân cây đục rỗng bên trong, trên có phủ một lá cờ bằng lụa đỏ chừng bảy vuông, với hàng chữ đỏ như sau: “Hoàng triều Bính Tý khoa Cử nhân, Đinh Sửu khoa Đình nguyên Tiến sĩ, cáo thụ Tư thiện Đại phu, An Tĩnh Tổng đốc, sung kiêm đốc chư tỉnh Quân vụ Đại thần, gia tứ Bỉnh trung tướng, tự Tôn Cát, thuỵ Trang Lạng, hiệu Châu Phong, Phan công chi cữu”.

Mở hòm ra khám, thây dài ước 4 thước1, tuổi ước trên dưới 50, đầu tóc ngắn, râu dài ước chừng 4 tấc, đầu một nửa đã bạc. Miệng và mắt đều mở. Tiểu liệm và đại liệm đều dùng lụa sống. Đầu chít khăn san màu đỏ, mặt đậy một vuông đoạn đỏ. Hai tay đều bọc đoạn đỏ, hai chân bọc đoạn trắng. Ngoài mặc đoạn Tàu sắc lục; một chiếc áo rộng ống, lại tới một chiếc áo hẹp ống bằng sa mịn màu xanh, tiếp đó là áo bằng xuyến trắng. Bên trong là chiếc áo lụa, phần dưới vấn lụa trắng sống. Ngón cái tay mặt phân làm ba chi, chi trong cùng liền xương, một chi thịt đã rữa. Lưng vấn sa màu xanh, ước mười vuông, cùng với lụa cũng chừng mười vuông.

Sau khi chất vấn các hào cựu cùng tộc thuộc ở thôn Đông Thái, tất cả đều xác nhận rằng đây là thi thể của ngụy Phùng. Vâng lệnh của vị Đại thần qua phi chương, đối với các tên cừ mục Ngụy; nghĩ nên đem hoả táng cho có sự phân biệt.

Chúng tôi đã sức cho phủ Đức Thọ liệu biện đầy đủ củi lửa đem áo quan ra nơi đất trống hoả phần. Sáng nay vâng lệnh, phó Lãnh binh Nguyễn... đã hội đồng với các phái quan của quý toà cùng với nhân viên phủ Đức Thọ đã tới để liệu biện việc hoả phần nầy.

Nay kính trình

Thành Thái năm thứ 7 tháng Mười hai ngày mùng 9.


(Tập san Sử Địa, Sài Gòn số 28, 1973)

__________________________________________________
1. Lối 1m60 vì một thước ta tương đương với 0m40 bây giờ.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2008, 10:45:04 pm gửi bởi chuongxedap » Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #36 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2008, 09:42:55 am »


VŨ HUY PHÚC1

PHAN ĐÌNH PHÙNG
DƯỚI CON MẮT NHÀ SỬ HỌC PHÁP CHARLES FOURNIAU


Phan Đình Phùng là một vị anh hùng dân tộc bậc nhất của phong trào Cần vương chống Pháp ở nước ta thời cận đại. Giới sử học nước ta hầu như “nhất trí” đánh giá rất cao Phan Đình Phùng. Các nhà sử học nước ngoài cũng vậy. Một trong những sử gia nước ngoài nghiên cứu đầy đủ nhất về phong trào Cần vương là Giáo sư Charles Fourniau. Ngoài công việc nghiên cứu lịch sử, ông còn là một đảng viên Cộng sản Pháp, một người không mệt mỏi cống hiến đời mình cho sự tăng cường và thắt chặt mối quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc Pháp-Việt. Ngoài những chi tiết như chúng ta đã biết, Charles Fourniau còn dựa vào các tư liệu lưu trữ Pháp (nhất là Archivess d’OutuMer) để bổ sung tư liệu và đưa ra nhiều nhận xét về con người và sự nghiệp chống Pháp của Phan Đình Phùng. Có thể giới thiệu một số nét đáng chú ý dưới đây qua cuốn “Trung Bắc Kỳ 1885-1896. Sĩ phu và nông dân Việt Nam đương đầu với cuộc chinh phục thuộc địa”2.

Theo tác giả Ch.Fourniau, thời kỳ trước 1885, Phan Đình Phùng “là một con người minh chứng hầu như hoàn hảo cho một sĩ phu Khổng nho”. Từ 1882 với tư cách vị quan cấp cao, “ông đã dũng cảm phản đối các cuộc tấn công của Pháp”. Ta biết rằng lúc này Phan Đình Phùng đã rời Tri huyện Yên Khánh (Ninh Bình) để về triều nhận chức Ngự sử (có tài liệu nói là Hình khoa chưởng ấn). Với cương vị này, năm 1883 cụ Phan đã phản đối hay can gián Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết không nên phế bỏ Dục Đức lập vua Hiệp Hòa. Ngay sau đó Cụ bị cách chức đuổi về làng (Đông Thái). Hành động này được nhiều nhà nghiên cứu trong đó có Ch.Fourniau cho là “dũng cảm”. Quả thực khi đó không triều thần nào dám nói gì, riêng cụ Phan đứng ra nói: “Tự quân chưa có tội gì mà làm sự phế lập như thế thì sao phải lẽ” . Rõ ràng Phan Đình Phùng không tán thành việc phế lập do các quan đại thần phụ chính Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết chủ trương, lại còn nói thẳng công khai trước các triều thần (cần nhớ rằng Phan Đình Phùng kém Tôn Thất Thuyết tới 12 tuổi, kể cả quan chức cũng thấp hơn). Vì vậy Cụ là người cương trực và dũng cảm. Đương nhiên lúc đó quyền nghiêng lệch thiên hạ nằm trong tay các ông Tường và Thuyết. Và cũng chính vì thế cụ Phan mới bị phạt nặng. Ở đây cần lưu tâm tới mối quan hệ giữa Phan Đình Phùng với Tường và Thuyết, không thể làm gì khác hơn là gắng hiểu thêm những con người anh hùng chống Pháp một thời. Muốn vậy trước hết hãy gắng lý giải việc phế lập Dục Đức. Khi Tự Đức còn sống đã bất đắc dĩ mà lập Dục Đức làm hoàng tử nối nghiệp, tên đặt lại là Ưng Chân (nguyên là Ưng Ái và là con nuôi trưởng). Đó là năm 1869 khi Ưng Chân 18 tuổi. Về sau, Tự Đức khi sắp qua đời di chiếu lại rằng Dục Đức tuy có những cá tính không tốt song là con trưởng và triều đình cần vua lớn tuổi đủ tư thế đảm đương việc nước đang gian nan, nên để Dục Đức lên làm vua nối ngôi. Trong thâm tâm, Tự Đức muốn lập người em Dục Đức là Dưỡng Thiện (Ưng Đăng) làm vua nhưng Ưng Đăng lúc đó còn ít tuổi. (Năm 1883 Ưng Đăng 15 tuổi, còn Ưng Chân hay Dục Đức đã 32 tuổi). Khi nhận di chiếu lên ngôi, Dục Đức có ý muốn xóa bỏ những đoạn nói về cá tính xấu của mình trong di chiếu, bèn bàn với các quan phụ chính không nên đọc các đoạn có trước triều thần. Nhưng cũng vì việc này các phụ chính đại thần đã lấy đó làm cớ để truất ngôi lập tức của Dục Đức chỉ ba ngày sau. Vậy cái duyên cớ chủ yếu để truất ngôi Dục Đức như nêu trên có phải là toàn bộ vấn đề không? Duyên cớ trước mắt là điều đã dẫn ở trên, nhưng nguyên nhân sâu xa hẳn là ở chỗ các quan đại thần phụ chính không muốn có một ông vua vừa còn tính xấu lại vừa tỏ ra có mưu mô và do đó khó nghe lời phụ chính. Đối với các quan phụ chính, các vua nhỏ tuổi có lẽ dễ nghe lời hơn, nhất là dễ đứng về phía chủ chiến với các ông hơn. Bởi lẽ cho đến lúc đó hai ông Tường, Thuyết là trụ cột của phái chủ chiến và thực sự sẽ chiến đấu. Chắc chắn cụ Phan Đình Phùng cũng là người chủ chiến và tán thành Tôn Thất Thuyết, nhưng Cụ chỉ không tán đồng cách làm của Tôn Thất Thuyết riêng trong việc phế lập Dục Đức mà thôi. Chính vì vậy nên hai năm sau, khi Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi ra Sơn phòng chống Pháp sau vụ thất thủ Kinh đô thì Phan Đình Phùng đã lập tức hưởng ứng Chiếu Cần vương và khi vua Hàm Nghi cùng Tôn Thất Thuyết ra đến Sơn phòng Hà Tĩnh thì Phan Đình Phùng được vời ra làm Tán lý Sơn phòng tỉnh này (tháng 10-1885). Sau đó Phan Đình Phùng còn được cử giữ chức Hiệp thống quân vụ lãnh đạo phong trào Cần vương ba tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An và Quảng Bình. Như vậy rõ ràng không có lý do gì để nói tới một mâu thuẫn nào giữa Phan Đình Phùng và Tôn Thất Thuyết. Có lẽ vì chưa nắm vững tình hình này nên tác giả Ch.Fourniau đặt nhầm sự kiện Phan Đình Phùng phản đối việc phế lập Dục Đức vào năm 1885 (thực ra là năm 1883, cũng có thể lỗi in sai của Nxb), rồi từ đó cho rằng vai trò Phan Đình Phùng hồi đầu phong trào Cần vương không được nổi bật là do sự bất hòa giữa cụ Phan với Tôn Thất Thuyết3. Chỉ sau khi Tôn Thất Thuyết ra đi năm 1889 thì Phan Đình Phùng mới giữ vai trò chỉ huy công cuộc chiến đấu kết hợp toàn quốc chống Pháp4. Dù còn một vài điều chưa chính xác như trên, tác giả Ch.Fourniau đặc biệt cung cấp cho ta thêm tư liệu mới, và nhất là làm sáng tỏ tính toàn quốc của phong trào Cần vương dưới sự lãnh đạo của Phan Đình Phùng.

Về cá nhân Phan Đình Phùng, tác giả dẫn một lời mô tả trong báo cáo ngày 14-2-1896 của Brière: “Một người trạc độ 50 tuổi, cao lớn, mặt rỗ vì đậu mùa, tóc ngắn hoa râm, râu ngắn thưa và hơi bạc, bàn tay phải có ngón cái phụ5. Tác giả cho rằng “những gì người ta biết về cụ Phan cho thấy Cụ có một nhân cách mạnh mẽ, đặt nhiệm vụ lên trên - cho tới tận hơi thở cuối cùng - tuân thủ chặt chẽ các nghi thức, hiểu bổn phận phải sắp đặt đúng chỗ lòng trung thành với vua trước rồi với cha mẹ, đó chính là những nét của tầng lớp sĩ phu nho học Việt Nam điển hình tốt đẹp. Con người thuộc dòng dõi nổi danh này, vị Đình nguyên nhân cách mạnh mẽ của vị quan danh tiếng lớn đáng nể trọng vì tính liêm khiết và lòng thẳng thắn đó, tự toát lên một quyền uy đạo lý cực kỳ đặc biệt. Hơn nữa, khác với Nguyễn Quang Bích là người có nhiều phẩm chất đồng đều, cụ Phan Đình Phùng như được phú cho có tài năng lớn của một nhà tổ chức, một vị thủ lĩnh. Sau nữa ra đời ở đất Nghệ Tĩnh, một vườn ươm phong phú các văn thân và anh hùng, cụ Phan được sự quây quần và giúp rập của một nhóm các lãnh tụ có nguồn gốc khác nhau, hình thành nên một bộ chỉ huy rất có hiệu quả”. Tác giả nhắc tới Cao Thắng với vai trò đặc biệt quan trọng của ông như một thủ lĩnh lớn có thể thay thế Phan Đình Phùng. Ông là người tổ chức quân đội tài năng kiêm chế tạo vũ khí súng trường kiểu 1874 không thua kém kỹ thuật Pháp. Súng của ta chỉ có 2 điểm yếu: lò so xoắn hơi mềm và nòng súng không có khương tuyến. Theo báo cáo của Le Normand hồi đó, nghĩa quân đã được trang bị từ 1200 tới 1300 khẩu súng này. Sở dĩ làm được như vậy vì cũng theo Le Normand thì “Phan Đình Phùng đã thu dùng được nhiều người quê gốc ở làng (La Sơn) từng làm thợ vũ khí trên các chiến hạm hoặc trong các binh xưởng hải quân, hay làm thợ máy trong các hãng Daniel và Chaumont... Những người này tuyển thêm những thợ vũ khí khác. Thế là Phan Đình Phùng sai người trưng dụng các thợ rèn, thợ bạc, thợ quân khí, thợ mộc để làm súng. Công việc này tiến hành rất nhanh..., các xưởng chế tạo vũ khí này đặt trong những kho núi từ Ngàn Trươi đến Ngàn Phố. Các thợ quân khí và thợ bạc làm bộ phận nắp hậu của súng (Culasse) bằng thép chế tạo lấy. Họ cũng làm các chi tiết bằng đồng và các hộp vỏ đạn bằng các mâm đồng và các nồi đồng trưng dụng từ các làng. Các nòng súng được đúc trên núi hoặc trong các làng rèn, nhất là ở làng Vân Chàng. Còn báng súng gỗ thì ở đâu cũng làm được”. Về các chất liệu sắt thép thì mua ở chợ Vinh. Đây là một trong những nhiệm vụ của Bà Thi, em gái Phan Đình Phùng...”6.

Ngoài việc kể ra các hoạt động tổ chức nghĩa quân, mô tả một vài đồn lũy, nêu lên một tập thể của người dân yêu nước tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến, trong đó có cả những thân tộc của Phan Đình Phùng, tác giả còn khẳng định tính quốc gia của phong trào Phan Đình Phùng. Trước hết tác giả khẳng định cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng đã nắm chính quyền thực sự ở nông thôn tỉnh Hà Tĩnh. Toàn quyền Rousseau đã viết: “Năm 1895 Hà Tĩnh luôn luôn rối ren. Ở đó thực tế có hai chính phủ, chính phủ hợp pháp và chính phủ khởi nghĩa. Từ 10 năm nay cả hai chính phủ đều thu thuế của tất cả các làng không trừ làng nào. Vị thủ lĩnh chính của chính phủ khởi nghĩa là Phan Đình Phùng”. (Tài liệu lưu trữ Bộ Thuộc địa). Le Normand cũng báo cáo: “Các làng đóng thuế cho cả chính quyền thường trực lẫn chính quyền khởi nghĩa”. Người ta còn biết rõ hơn nữa là chính quyền của Phan Đình Phùng không chỉ ở Hà Tĩnh mà còn ở Nghệ An, Quảng Bình và xa hơn nữa.

Thực vậy, Chavassieux trong báo cáo ngày 25-4-1894 đã khẳng định Phan Đình Phùng “luôn luôn giữ quan hệ với các đám loạn ở Bắc Kỳ”. Còn Le Normand cũng nhấn mạnh rằng cụ Phan có nhiều thư tín liên lạc với Bắc Kỳ, ngay cả với Hà Nội, như thể là quan chức cao cấp của các đám nổi loạn, được họ cung cấp thông tin, liên lạc để đi Trung Quốc ... “Chúng ta biết qua nhiều bằng chứng rằng Phan Đình Phùng không chỉ được cung cấp tài lực nhờ thuế má đảm phụ từ Hà Tĩnh, Nghệ An mà còn nhận được những khoản viện trợ đáng kể từ khắp các tỉnh Bắc Kỳ, từ Thanh Hóa, từ 5 tỉnh Quảng và thậm chí từ Nam Kỳ”.

Tác giả kết luận về tính chất cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng: “Vậy phong trào La Sơn không phải là một phong trào khởi nghĩa bình thường chống ách đô hộ của Pháp mà thực là một cuộc biểu dương của toàn thể phong trào dân tộc Cần vương Việt Nam. Nó là niềm hi vọng cuối cùng của phong trào này”7.

Những điều tác giả Ch.Fourniau trình bày tuy chưa phải đã hoàn toàn đầy đủ và chi tiết, nhưng các nhận xét của ông dựa vào các nguồn tư liệu gốc đáng tin cậy về phía Pháp đã góp phần làm sáng tỏ phần nào nhiều khía cạnh của phong trào khởi nghĩa Hương Sơn của Phan Đình Phùng. Chúng ta ghi nhận sự đánh giá cao của tác giả Ch.Fourniau đối với Phan Đình Phùng trong phong trào Cần vương, phong trào kháng Pháp của cả dân tộc Việt Nam. Chúng ta hoan nghênh những nhà sử học nước ngoài có tinh thần khoa học, có tình cảm đậm đà với lịch sử dân tộc Việt Nam, trong đó có nhà sử học Pháp Charles Fourniau.

Hà Nội, tháng 12 năm 1995

__________________________________________
1. Vũ Huy Phúc: Phó Giáo sư Viện Sử học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
2. Ch.FOURNIAU: An Nam - Tonkin 1885-1896. Lettrés et paysans Vietnamiens face à la conquéte coloniale. Ed. L’Harmattan, Paris, 1989.
3, 4, 5. Ch.Fourniau: An Nam - Tonkin..., tr.243, 244.)
6. Ch.Fourniau: An Nam - Tonkin..., tr.247.
7. Ch.Fourniau: An Nam - Tonkin..., tr.248.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #37 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2008, 10:51:51 pm »


Phần II

PHAN ĐÌNH PHÙNG VÀ SỰ NGHIỆP THƠ VĂN


Thơ văn của Phan Đình Phùng còn lại không nhiều, và cũng như với nhiều tác giả khác của Việt Nam, ít nhiều chịu nạn “tam sao thất bản”. Trong tập sách này chúng tôi cố gắng sưu tầm những tác phẩm của cụ đã được công bố rải rác trước đây trong nhiều tập sách báo khác nhau (mà chắc chắn còn chưa đầy đủ), và đưa thêm những chú giải cần thiết có được. Riêng cuốn Việt sử địa dư, một trong những công trình quan trọng nhất của Phan Đình Phùng, thì đến nay vẫn chưa có được bản dịch hoàn chỉnh; do điều kiện thời gian, chúng tôi chỉ xin trích in trước một phần tác phẩm này coi như sự giới thiệu; toàn văn xin mười độc giả đón đọc sau.



A. CÁC TÁC PHẨM THƠ VĂN CỦA PHAN ĐÌNH PHÙNG


BÀI ĐỐI SÁCH THI ĐÌNH - KHOA ĐINH SỬU,
NĂM TỰ ĐỨC THỨ BA MƯƠI (1877)

Nguyên tác:





Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #38 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2008, 10:56:35 pm »












Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #39 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2008, 11:00:33 pm »











Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM