Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:51:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phan Đình Phùng - Cuộc đời và sự nghiệp  (Đọc 109302 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #20 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2008, 09:50:05 pm »


Cái chết của Cao Thắng là một đòn nặng nề đối với nghĩa quân Cần vương. Từ đây, phong trào suy yếu dần. Đầu năm 1894, Phan Đình Phùng phải dời bản doanh lên căn cứ Vụ Quang gần biên giới Việt - Lào, nay là các xã Hương Điền, Vũ Quang. Trung tâm của căn cứ là thành Vụ Quang, tục gọi là Thành Lù, trên đỉnh núi Thành Lù, giữa rừng sâu thượng nguồn sông Ngàn Trươi. Nói là “thành”, kỳ thực là vách núi đá tự nhiên cao chừng 30 mét, có hai “cổng” ra vào, “cổng” Đông Bắc và “cổng” chính, nơi có hai tảng đá dựng đứng làm vọng gác. Khe Sa Vanh và một nhánh phụ của nó chảy quanh, ôm lấy chân thành như hai con hào tự nhiên. Tài liệu khảo sát thực địa của Bảo tàng Hà Tĩnh mô tả: “... Phía trước dưới chân thành là khe Vách có nhiều vực thác (vực Thành, vực Cơn Da, thác Cơn Ổi...). Đối diện mặt tiền là dẫy núi có tên gọi “dãy Tây Thành” làm bức tường tự nhiên bảo vệ đại bản doanh. Hậu thành dựa vào núi Giăng Màn, dưới có khe Rào Rồng chảy ôm lấy thành và gặp khe Vách (Rào Vực) tạo thành đầu nguồn sông Ngàn Trươi...”. Thành Vụ Quang có một vị trí quân sự lợi hại lại được hỗ trợ của một hệ thống đồn trại trong vùng. Căn cứ đóng quân Làng Trong cách thành 5km về phía Đông Bắc với bãi tập, xưởng rèn, kho lương... Đường tập Khe Công cách thành 9 km ở bờ Nam sông Ngàn Trươi. Khu đồn Cồn Bội cách thành 18 km về phía Đông Bắc, với các lò rèn, hầm chứa lương thực, vũ khí, bãi tập... nay vẫn còn dấu vết.

Tuy vậy, lúc này thế và lực của quân Pháp đã áp đảo nghĩa quân. Chúng đóng đồn binh ở Xuân Trì (Sơn An), Chợ Bộng (Đức Bồng) o ép nhân dân hai tổng Yên Ấp, Thượng Bồng, cách ly dân với lực lượng kháng chiến. Nghĩa quân đánh phá các đồn, tổng lý Thượng Bồng vẫn vận động dân góp gạo, muối, tiếp tế... nhưng quân Cần vương ngày càng bị vây chặt trong núi.

Tháng 5-1894, Toàn quyền Pháp De Lanessan và Hoàng Cao Khải lại viết thư dụ hàng Phan Đình Phùng. Thư do bà chị ruột của cụ Phan là Phan Thị Đại chuyển. Bà là vợ Cử nhân Lê Văn Thống, mẹ Giải nguyên Lê Văn Huân ở Trung Lễ, bị bắt sau khi cụ Phan khởi nghĩa, giam tại lao Nghệ An, bị kết án tử hình, nhưng Viện Cơ mật Huế không duyệt y, nên bà bị đưa về giam ở lao Hà Tĩnh. Một hôm, bà được vợ Tuần phủ Tôn Thất Hân mời vào dinh, tiếp đãi tử tế, và được “cụ Tuần” tiếp chuyện. Ông ta trao cho bà ba phong thư (một của Toàn quyền De Lanessan, một của Hoàng Cao Khải, một của ông ta, Tuần phủ Hà Tĩnh): “Phiền bà đưa lên trao tận tay cụ Đình” và hứa “Nếu kết quả sẽ xin trọng thưởng”. Lâu ngày xa cách, muốn gặp ông em nên bà vui vẻ nhận lời. Một toán lính cơ đưa võng giá đến nhà lao, rước bà lên Cửa Rào. Cụ Phan đã biết tin trước, cho người xuống đón, đưa bà về sơn trại. Bà Đại ở lại Vụ Quang ba ngày trò chuyện với ông em, rồi chị em lưu luyến từ biệt nhau.

- Cậu ra hay không là chuyện hệ trọng của nước nhà, chị không dám bàn. Còn chị thì chị về, kẻo họ lại nghĩ là chị hãi.

- Tôi không ra, nhưng nếu phúc đáp ngay thì họ sẽ giết chị, cứ để thư thư. Nay tôi tạm viết mấy dòng, chị mang về trước.

Bà Đại về, lại vào nhà lao cho đến năm 1895 mới được tha. Cũng cần nhắc đến một người đàn bà khác, vợ thứ của cụ Phan, thường gọi bà Ngoéc Rừng. Bà theo cụ Phan lên chiến khu từ buổi đầu sau khi cụ Phan mất mới trở về quê.

Dụ hàng không xong, hơn một tháng sau, quân Pháp tập trung lực lượng đánh vào căn cứ Vụ Quang - Ngàn Trươi. Bị uy hiếp rát, Phan Đình Phùng phải dời bản doanh sang núi Đại Hàm, rồi sang rú Quạt, đến tháng 10-1894, tình hình tạm yên, mới trở về lại Vụ Quang.

Biết quân Pháp chóng hay chầy cũng đánh lên, cụ Phan họp các tướng bày sẵn trận “Sa nang úng thủy” để đợi chúng. Các tướng đôn đốc quân sĩ đắp con đập chắn ngang dòng suối lớn, tạo thành cái hồ ở phía trên, chặt tre, nứa, gỗ thả xuống nước, ngụy trang khéo léo và đặt phục binh hai bên khe núi. Quả nhiên, ngày 26-10-1894 (có tài liệu chép 30-10-1894), quân Pháp ồ ạt kéo lên sục sạo, đến các khu lán trại đều thấy trống không, thì cho rằng nghĩa quân đã sợ hãi bỏ trốn hết. Khi vừa xuống núi, chúng gặp một toán quân vừa bắn vừa chạy, liền đuổi theo định bắt sống. Toán quân kia băng qua con suối cạn giữa hai triền núi, dừng lại nấp bắn. Quân Pháp ào xuống lội qua khe thì một tiếng pháo nổ, đập bị phá, nước chảy xuống như thác, kéo theo tre nứa, gỗ, cây cối. Chúng tán loạn, la hét, nhưng không thoát, bị nước cuốn trôi, tre gỗ đâm chết, đứa nào trườn lên được bờ thì bị quân mai phục bắn chết... Trong trận này, nghĩa quân tiêu diệt ba sĩ quan Pháp và hàng trăm lính ngụy, thu 50 khẩu súng. Sách “Lịch sử Hà Tĩnh” ghi chú: “Theo điều tra trên thực địa, trận đánh này xảy ra ở thác Cà Tỏ là thác lớn nhất trên sông Vụ Quang, gần thành Vụ Quang”. Sau khi thắng trận, cụ Phan làm ba bài thơ “Cảm tác”.

Dưới đây là bài thứ hai:
     “Sơn cát cao hề thủy cái thanh,
     Mỗi ư mặc tướng hiển anh linh.
     Bất nhiên chúng quả tương huyền thậm,
     Hồ đáo khê tiền dĩ thất kinh?


Cụ Thương Hữu Dụng dịch:
     Non rất cao mà nước rất xanh,
     Nước non linh hiển giúp cho mình.
     Nếu không bên ít bên nhiều thế
     Sao đến đầu khe đã hoảng kinh?


Chiến thắng Vụ Quang có tiếng vang lớn, làm nức lòng dân Nghệ Tĩnh, nhưng đây chỉ là ánh chớp cuối cùng của cuộc kháng chiến.

Lúc này, phong trào Cần vương ở các tỉnh từ ngoài Bắc trở vào hầu như đã tắt hẳn. Ở Hà Tĩnh, nhiều đội nghĩa quân bị đánh bật ra khỏi căn cứ, phải chạy lên Vụ Quang. Quân Pháp rảnh tay, có điều kiện dồn sức đối phó với nghĩa quân. Lực lượng Cần vương có đông hơn, nhưng chỗ ở không ổn định, lương thực, vũ khí thiếu nghiêm trọng. Dân trong vùng vẫn một lòng ủng hộ, nhưng bị địch kiềm tỏa, việc tiếp tế thường gián đoạn; quân sĩ không được củng cố về tổ chức và tinh thần ngày càng suy yếu. Tháng 8-1895, triều đình Huế lại sai Nguyễn Thân đưa 3.000 quân ra Hà Tĩnh phối hợp với quân Pháp vây chặt chiến khu Vụ Quang, càn quét lùng bắt cho được cụ Phan và các tướng nghĩa quân để dập tắt phong trào.

Những tháng cuối năm 1895, quân địch càng tăng cường sục sạo. Trong một trận chiến đấu vào ngày 28-12-1895, Phan Đình Phùng bị thương nặng rồi mất. Các tướng nghĩa quân hoặc bị bắt, hoặc ra đầu thú, đều bị giết hại. Nhiều người vượt biên sang Xiêm làm ăn hoặc tiếp tục tham gia các cuộc vận động yêu nước.

Cuộc kháng chiến oanh liệt chống thực dân Pháp kéo dài 10 năm (1885-1895) của nhân dân Thanh - Nghệ - Tĩnh - Bình do Phan Đình Phùng, Cao Thắng tổ chức và lãnh đạo đến đây kết thúc. Chiến khu Vụ Quang (nằm trên toàn bộ huyện Vũ Quang ngày nay) sau bảy năm (1889-1895) cũng đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình. Nhưng mãi mãi địa danh Vụ Quang vẫn gắn với tên tuổi của những anh hùng cứu quốc cuối thế kỷ XIX.

Tạp chí Hồng Lĩnh, số 26, 2005
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #21 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2008, 11:49:12 pm »


PHẠM BÍCH HẰNG1
PHẠM QUANG TRUNG2

CHIẾN THẮNG VỤ QUANG
TRONG CUỘC KHỞI NGHĨA PHAN ĐÌNH PHÙNG
3

Nếu như cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng là một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỷ XIX thì chiến thắng Vụ Quang lại là chiến công oanh liệt nhất trong cuộc khởi nghĩa đó. Việc tìm hiểu về chiến thắng Vụ Quang không những làm sáng tỏ thêm về cách thức tổ chức chiến đấu và quá trình xây dựng lực lượng của nghĩa quân Hương Khê mà còn thấy được tài thao lược cũng như nghệ thuật quân sự của linh hồn cuộc khởi nghĩa là Phan Đình Phùng. Trong phạm vi bài viết nhỏ này, chúng tôi xin điểm lại diễn biến lịch sử của chiến thắng Vụ Quang, từ đó thấy được tầm quan trọng và vai trò của chiến thắng đối với cuộc khởi nghĩa Hương Khê cũng như đối với phong trào kháng Pháp của nhân dân Trung - Bắc Kỳ cuối thế kỷ XIX.

Vùng núi Vụ Quang - nơi đặt đại bản doanh của nghĩa quân Phan Đình Phùng - ngày nay thuộc vùng rừng Hương Khê ở phía Tây tỉnh Hà Tĩnh. Theo như bộ Đại Nam nhất thống chí thì trước kia núi Vụ Quang thuộc phủ Lạc Biên: “Phía Đông núi (Giăng Màn) là chỗ phát nguyên của sông Xiêm, phía Tây sông có một đường thông sang phủ Lạc Biên, phủ này có núi Vụ Thấp”4. Đây là một vùng có địa thế hiểm yếu: sơn mạch liên tiếp nhau và đột ngột khuất khúc, cứ mỗi trái núi có một khe suối, hai bên bờ bên nào cũng có lau sậy mọc lên cao quá đầu người. Núi Vụ Quang thuộc Hương Sơn là nơi có địa thế thuận lợi cho việc dùng binh nhờ có ba con đường độc đạo: thông sang Lào và Xiêm (Thái Lan ngày nay), ra tỉnh thành Hà Tĩnh và một con đường nhỏ thông suốt qua núi Đại Hàm5.

Viết về cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng, chúng ta không thể tách rời việc tìm hiểu phong trào kháng Pháp ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, lúc này đã phát triển khá mạnh mẽ và sôi nổi. Ở Nghệ An có đội quân của Nguyễn Xuân Ôn (phủ Diễn Châu), Vương Thúc Mậu (Nam Đàn) , Nguyễn Hữu Chính (Thanh Chương)... Ở Hà Tĩnh có Lê Ninh, Phan Cát Tưu, Nguyễn Cấp... Hưởng ứng lời kêu gọi của Phan Đình Phùng, lúc này đang phát triển nghĩa quân ở làng Đông Thái, Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Hữu Giao, Nguyễn Đạt, Cao Nữu... cũng tham gia khởi nghĩa và lập căn cứ ngay tại làng. Ngoài ra còn nổi lên đội quân của Bá hộ Thuận ở Thạch Hà, của Nguyễn Trạch, Nguyễn Chanh ở Can Lộc, Huỳnh Bá Xuyên ở Cẩm Xuyên... Phong trào chống Pháp ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã phát triển khá rầm rộ, được rèn luyện trong chiến đấu song vẫn ở tình trạng phân tán và thiếu tổ chức. Nhìn chung họ mới chỉ thành lập được những đội quân nhỏ, lẻ tẻ và lập căn cứ ngay tại làng mình nên khi địch tập trung lực lượng tiêu diệt thì các đội quân này lâm vào tình thế bị cô lập và tan rã. Phong trào lúc này đòi hỏi phải có sự thống nhất các lực lượng nghĩa quân dưới sự chỉ huy thống nhất của một số người thực sự có tài tổ chức và có uy tín. Giữa lúc ấy, Phan Đình Phùng đi liên lạc với các lực lượng kháng chiến Bắc Kỳ về (1888) đã đảm đương trách nhiệm lịch sử đó.

Là người có tầm nhìn sâu rộng và sắc bén, ông thấy điều cần thiết trước tiên là phải lập được một cơ sở vững chắc để tập hợp lực lượng chống Pháp: “Nếu bây giờ không sắp đặt thế nào, mà cứ quanh quẩn ở trong rừng núi, nay yên thì ở núi này, mai động lại sang rừng kia, rốt lại tất nhiên cũng đến thất bại như trước. Vì đó, bây giờ Cụ tính cách cho bền thế giữ đã, rồi mới tính đến thế đánh sau”6.

Ngoài việc căn cứ vào địa hình địa thế thuận lợi, xuất phát từ những điều kiện cụ thể như đã trình bày ở trên, Phan Đình Phùng cùng các tướng lĩnh đã chọn dãy núi Vụ Quang làm nơi đóng đại bản doanh, đầu não của cuộc khởi nghĩa, từ đó điều khiển chỉ huy đi các nơi.

Phan Đình Phùng đã căn cứ vào tình hình cụ thể ở từng nơi, đặt ra các quân thứ để phối hợp chiến đấu. Theo cuốn sánh viết về Phan Đình Phùng của Đào Trinh Nhất: nghĩa quân chia khu vực hoạt động ra làm 15 quân thứ, quân thứ đóng ở đâu thì lấy tên ở đó, ví dụ quân thứ ở huyện Hương Khê lấy tên là Khê thứ, ở huyện Can Lộc lấy tên là Can thứ... Tùy theo tầm quan trọng của từng địa phương mà phân chia mỗi quân thứ từ 100 đến 500 người, riêng tại đồn Vụ Quang lúc nào cũng có 500 tay súng giỏi7.

Từ Vụ Quang tới Trùng Khê, Trí Khê, nghĩa quân đều dựng lên những đồn trại liên tiếp. Vị trí và vật liệu dựng trại đều dựa theo thế núi và gần sông ngòi, khe suối để tiện cho việc chuyển vận và tiếp tế. Nhờ sự ủng hộ của dân chúng, nên quân thứ nào ở đâu thì dân chúng ở đó cung cấp thóc gạo cho quân thứ ấy. Thóc gạo để ở quân địa phương một phần đủ chi dùng, còn thì tập trung vào đại bản doanh, là đồn Vụ Quang8. Từ Vụ Quang đến núi Trùng Khê, Trí Khê cứ cách ba dặm hoặc năm dặm lại có một hầm chứa thóc với những dụng cụ xay giã do nhân dân cung cấp.

Như vậy, lực lượng nghĩa quân dưới sự chỉ đạo của Phan Đình Phùng đã hình thành nên một hệ thống có tổ chức và có thanh thế mạnh. Mặc dù địa bàn hoạt động của nghĩa quân chủ yếu ở vùng Hương Khê nhưng phong trào còn lan rộng ra bốn tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Dưới sự chỉ huy tài tình của Cao Thắng, nghĩa quân đã tự chế tạo ra những khẩu súng trường, theo kiểu súng Pháp từ những vật liệu thô sơ nhất.

Có thể nói, binh lực của nghĩa quân bố trí ở Vụ Quang là bộ phận quân tinh nhuệ nhất9, lớn nhất trong các cuộc khởi nghĩa ở Trung - Bắc Kỳ.

Về phía quân giặc, vào đêm trước của trận đánh lịch sử, để đối phó với lực lượng nghĩa quân lúc này đã phát triển mạnh, chúng tìm cách bao vây, chặn không cho nghĩa quân tràn ra đường bằng. Giặc Pháp thực hiện nhiều thủ đoạn: vừa tấn công bằng quân sự, vừa ra sức dụ hàng, ly gián giữa nhân dân với nghĩa quân. Chúng cho xây dựng một hệ thống các đồn bốt, ngăn chặn con đường tiếp tế và hoạt động của nghĩa quân. Riêng tại Hương Khê, Pháp đã xây dựng tới 20 đồn, mỗi đồn tối thiểu có 30 lính10. Chúng thực hiện triệt để âm mưu dùng người Việt đánh người Việt. Lực lượng chính mà chúng sử dụng là lính tập, tăng cường lính khố xanh đóng ở các đồn địa phương. Quân lệnh ngày 11-2-1886 của tướng pháp là Warnet và nghị định ngày 6-8-1886 của toàn quyền Paul Bert đều với nội dung thành lập những cơ ngụy binh khố xanh11. Điều này cho thấy chỉ huy Pháp thực sự lo sợ trước sự lớn mạnh của nghĩa quân Hương Khê và cố gắng mọi cách chuẩn bị lực lượng để đối phó với phong trào. Với việc huy động một số lớn binh lực và cách bố trí các đồn bốt của địch, có thể thấy Pháp đã phải đưa ra những cố gắng cao nhất hòng tiêu diệt lực lượng nghĩa quân.

Trong suốt hơn 10 năm chiến đấu, có rất nhiều trận đánh đã diễn ra liên tiếp giữa nghĩa quân Hương Khê và quân Pháp dưới mọi hình thức, gây cho quân địch nhiều tổn thất. Trong đó trận chiến ở dãy núi Vụ Quang ngày 26-10-1894 là trận thắng tiêu biểu nhất của phong trào.

Do biết trước địch sẽ tập trung lực lượng tấn công vào đại đồn của nghĩa quân, Phan Đình Phùng đã lập ra một kế hoạch sẵn sàng đối phó với chúng. Ông đã biết lợi dụng địa hình địa vật theo cách đánh cổ truyền, triệt để lợi dụng sức nước để đánh giặc. Ông chỉ huy nghĩa quân chặt những cây gỗ lim, ghép lại thành từng bè lớn đặt trên đầu nguồn của con sông chảy qua dãy núi Vụ Quang, hình thành nên một bẫy nước để cản đường giặc.

Trong khi đó, biết rõ Phan Đình Phùng đang đóng quân ở Vụ Quang, thực dân Pháp quyết định tổ chức một cuộc tập kích chớp nhoáng để tiêu diệt nghĩa quân và bắt Phan Đình Phùng. Ngày 26-10-1894 đại bộ phận đội quân địch tấn công vào căn cứ chính của nghĩa quân; chúng không biết rằng Phan Đình Phùng trước đòn đánh của địch đã di chuyển đồn trại đóng trên một thung lũng núi khác. Trận đánh diễn ra theo đúng dự kiến của Phan Đình Phùng: ông cho một toán quân ở dưới chân núi nổi trống phất cờ, khiêu chiến với quân địch. Sau khi hai bên đánh nhau ác liệt, nghĩa quân dùng kế nghi binh, giả thua rồi chạy tới sông Vụ Quang - nơi đã được chuẩn bị để đón đánh địch. Chờ khi quân giặc vì hiếu thắng, hùng hổ đuổi theo nghĩa quân ra đến dòng sông, Phan Đình Phùng ra lệnh cho binh lính phá kè ở trên nguồn cho gỗ theo nước lao vào quân giặc. Đồng thời quân mai phục ở hai bên bờ sông đồng loạt nổ súng, khiến cho quân địch bị mắc kẹt ở giữa... Quân giặc bị tấn công bất ngờ nên vô cùng hoảng loạn, không kịp chạy thoát thân. Trong trận này nghĩa quân đã diệt được ba viên quan võ Pháp, hơn 100 lính, thu 50 súng và nhiều quân trang, quân dụng12.

Có thể nói chiến thắng Vụ Quang là chiến công oanh liệt nhất của nghĩa quân Hương Khê trong suốt 11 năm kể từ khi bắt đầu khởi nghĩa. Thắng lợi này đã bẻ gãy âm mưu đánh vào Vụ Quang để tiêu diệt lực lượng nghĩa quân của giặc Pháp, làm cho chiến thuật gọng kìm và bao vây tuần tiễu của địch bị phá sản một bước. Sau thất bại này, quân Pháp ngày càng hoảng sợ trước sự lớn mạnh của phong trào, và để đàn áp được cuộc khởi nghĩa chúng đã phải sử dụng một lực lượng lớn mạnh hơn với chiến thuật tinh vi hơn.

Trận Vụ Quang kết thúc thắng lợi là kết quả của tài dùng binh và biết lợi dụng địa hình địa vật với diệu kế “Sa nang úng thủy” của Phan Đình Phùng. Chiến thắng Vụ Quang còn cho thấy nghệ thuật sử dụng các hình thức chiến tranh du kích tài tình của Phan Đình Phùng và các tướng lĩnh trong phong trào. Tuy nhiên trong trận này cũng bộc lộ sự non yếu của nghĩa quân, nhất là về mặt trang bị vũ khí. Nghĩa quân với chiến thắng Vụ Quang vẫn chưa tạo nên được một cục diện mới cho phong trào ... Do điều kiện và hoàn cảnh lịch sử lúc đó, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên nghĩa quân không còn triển khai được thế trận liên hoàn, phối hợp tác chiến giữa các cánh quân, không kéo được lực lượng ra nhiều nơi để đối phó, vì thế khi địch tập trung lực lượng, tấn công quyết liệt bằng những toán quân cơ động mạnh phong tỏa bao vây nghĩa quân thì phong trào yếu thế và đi đến tan rã.

Mặc dù chiến thắng Vụ Quang, do tình hình cụ thể lúc đó, đã không làm biến đổi được cục diện so sánh lực lượng giữa ta và địch; nhưng đã có thể coi là một trong những thắng lợi có tiếng vang lớn của phong trào Cần vương ở nước ta vào thời điểm lúc đó. Nó đã để lại những kinh nghiệm vô cùng quý giá, có thể coi như một trong những trận điển hình trong lịch sử nghệ thuật quân sự nước ta.
____________________________________________
1. Phạm Bích Hằng: Cử nhân Viện Sử học.
2. Phạm Quang Trung: Tiến sĩ, Viện Sử học.
3. Tham luận Hội thảo khoa học kỷ niệm 100 năm ngày mất Phan Đình Phùng, ngày 28-12-1995.
4. Vụ Thấp nay đổi làm Vụ Quang. Dẫn theo Đại Nam nhất thống chí, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970, tr.134-135.
5, 6. Theo Đào Trinh Nhất: Phan Đình Phùng..., sđd, tr.129; tr.128,131.
7. Theo Đào Trinh Nhất: Phan Đình Phùng…, sđd, tr.128, 131.
8. Trần Huy Liệu: Cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng tiêu biểu của phong trào văn thân 1885-1896, Tập san Văn Sử Địa, 10-1958, tr.13.
9. Theo Đào Trinh Nhất: Phan Đình Phùng…, sđd: mỗi quân thứ phải kén trong quân mình ra hai chục hoặc ba chục tên kiện tốt về đóng ở đại đồn núi Vụ Quang gọi là quân túc trực (tr.131).
10, 11. Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam, Nxb Văn Sử Địa, 1957, tr.137, 138.
12. Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam, sđd, tr.157.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #22 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2008, 11:56:13 pm »


BÙI THIẾT1

PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG CHỐNG PHÁP Ở HÀ TĨNH:
BẢN CHẤT - TƯ LIỆU – NHỮNG NHẬN THỨC MỚI

I

Sau cái chết của tướng quân Cao Thắng vào tháng 10-1893 và đặc biệt là sau cơn bạo bệnh giết chết thủ lĩnh Phan Đình Phùng vào ngày 28-12-1895 tại rú Quạt trong chiến khu Vụ Quang, thì phong trào kháng chiến chống Pháp dưới cờ nghĩa Cần vương do Phan Đình Phùng khởi xướng - lãnh đạo - tổ chức coi như bước vào chung cục thảm bại; sự nghiệp 10 năm kháng chiến chống Pháp oanh liệt tàn tạ trong đàn áp bạo lực của quân thù. Hơn một thế kỷ sau, dường như còn đâu đó trên đất đai Hà Tĩnh những cảnh tang tóc, những cuộc truy quét, những mất mát máu xương mà quân giặt từng gây ra cho cư dân và non sông Hà Tĩnh.

Hơn một thế kỷ sau thất bại ở Vụ Quang, bút mực viết về cuộc đề kháng này hẳn không thua kém các sự kiện quân sự ở Việt Nam xảy ra từ năm 1858 trở đi, các chính kiến được bộc lộ qua từng trang viết. Nhưng có điều tùy thái độ và cách nhìn nhận sự kiện này khác nhau mà người ta có cách trình bày khác nhau; chung quy lại có hai cách nhìn: Một là ủng hộ sự nghiệp chống Pháp do Phan Đình Phùng lãnh đạo, đó là một tiếp nối truyền thống chống xâm lược của dân tộc ta, cho dù có bị đàn áp đẫm máu cũng chẳng hề chi, đó là sự hy sinh cho Tổ quốc; và hai là bằng mọi cách chỉ trích cuộc đề kháng này, bởi vì họ đứng trên lập trường của bọn thực dân. Cho đến khi phía những người ủng hộ sự kiện này chiếm ưu thế, bởi sự hình thành của đội ngũ các nhà sử học - văn học của nước Việt Nam mới sau 1945-1954, thì dường như mọi người đều chấp nhận một cách thanh thản và có lý có tình sự kiện này, vai trò và vị trí của Phan Đình Phùng cùng chiến hữu và cộng sự của ông cũng được suy tôn như những anh hùng dân tộc lỗi lạc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Tuy vậy, các trước tác từ hai phía đều không phân định được một cách rõ ràng bản chất của phong trào kháng chiến chống Pháp này, mà biểu hiện rõ nhất là ở chỗ định danh cho nó; bởi cả hai phía đều coi đó là khởi nghĩa. Từ khởi nghĩa được nêu ra bởi phía chính quyền thực dân Pháp khi họ nói đến cuộc đề kháng này. Trong Pháp ngữ thì khởi nghĩa bao hàm nghĩa không được mấy tôn trọng với nguyên nghĩa là Insurrection hay révolte, các thuật ngữ này nhằm chỉ sự nổi dậy của ai đó chống lại ai đó (chính quyền, chế độ...), nếu chống lại chính quyền hay chế độ xấu xa thì sự nổi dậy đó được coi là tiến bộ, hợp quy luật lịch sử, mà quả thật sự nổi dậy khởi nghĩa như vậy, làm thay đổi thể chế hay chính quyền, đều được nâng cấp và sẽ được định danh là cuộc cách mạng – Revolution; trong trường hợp ngược lại, đó là sự nổi dậy chống lại chính quyền hay chế độ tốt đẹp thì chắc chắn rằng cuộc nổi dậy ấy sẽ bị đàn áp và bị lịch sử lên án. Người ta đã định danh phong trào chống Pháp do Phan Đình Phùng lãnh đạo, đã hàm ý rằng đây là một cuộc nổi loạn, chống lại sự xâm chiếm tốt đẹp, hay là sự khai hóa của người Pháp, và dưới con mắt của họ thì đây là một hành động phá hoại đáng bị tiêu diệt, và họ đã tiêu diệt được một cách man rợ!

Nói một cách chính xác, thì phong trào chống Pháp do Phan Đình Phùng lãnh đạo là một cuộc kháng chiến, tiếng Pháp là Résistance, để chỉ sự chống lại ách áp bức nô dịch của thế lực ngoài nào đó cho một dân tộc, một quốc gia. Mà đằng này, vào những năm 80 của thế kỷ XIX, thực dân Pháp vẫn đang là một thế lực viễn chinh, chưa phải đã là thế lực trị vì hợp thức ở Việt Nam, nhiều vùng đất rộng như ở Thanh - Nghệ - Tĩnh vẫn thuộc vương triều Nguyễn với cộng đồng làng xã cố kết ổn định, dân vẫn sống trong kỷ cương của nước Đại Nam, bọn xâm lược Pháp đang cố rình ngó và hy vọng chiếm đóng được một cách tượng trưng hay danh nghĩa nào đó mà thôi, bởi vì bài học lịch sử của vùng đất này, hết thảy mọi thế lực ngoại xâm vào đứng chân được ở đây là vô cùng khó khăn và thường là bị thất bại thảm hại. Vậy thì người Pháp vào lúc đó vẫn đang là một thế lực viễn chinh xâm lược, chưa thiết lập được nền cai trị đích thực và với đúng nghĩa của nó, thì sự chống lại của nhân dân Việt Nam mà tiêu biểu là các nghĩa binh Cần vương, rõ ràng là một cuộc kháng chiến chống xâm lược với đúng nghĩa của từ này. Một sự nhầm lẫn dù bên ngoài và mang tính hình thức đi chăng nữa cũng là không thể chấp nhận được bởi vì ở thuật ngữ khởi nghĩa bao hàm hai nghĩa đối lập nhau. Còn thuật ngữ kháng chiến chỉ có một nghĩa duy nhất không bị hiểu nhầm, dù các phía có chính kiến khác nhau về cuộc kháng chiến đó.

Khởi đầu từ chính quyền thực dân Pháp sau khi đàn áp cuộc kháng chiến do Phan Đình Phùng lãnh đạo, đã không chịu thừa nhận đây là một cuộc kháng chiến, mà ngụy tạo cho sự kiện này là khởi nghĩa - nổi loạn - nổi dậy... Và họ đã bôi xấu bản chất tốt đẹp của cuộc kháng chiến này một cách có ý đồ và có ý thức; và đến lượt các học giả nhuốm quan điểm thực dân hay bị khống chế bởi quan niệm nô lệ, đã không ngần ngại tung hô lên sách báo thuật ngữ khởi nghĩa gán cho phong trào chống Pháp lẫy lừng này. Đây là điều không có gì khó hiểu, bởi vì trong mắt họ, đáng lẽ ra Phan Đình Phùng cộng tác với bọn thực dân thì không có tổn hại to lớn ở Vụ Quang như lịch sử đã chứng kiến!

Nhưng lạ lùng hơn, là từ sau năm 1945-1954, khi hình thành chuyên ngành khoa học lịch sử của nước Việt Nam mới, đội ngũ các nhà sử học (kể cả văn học và chính trị), vẫn theo khuôn sáo của các chính quyền thân Pháp, lặp lại một cách nguyên xi thuật ngữ khởi nghĩa để gắn cho sự kiện Cần vương chống Pháp này. Hệ quả là các quan điểm thực dân vẫn tìm thấy hạt nhân hợp lý và sự an ủi phần nào khi các nhà sử học yêu nước chống ngoại xâm vẫn không có được sự phân định rạch ròi đâu là sự nổi dậy - khởi nghĩa và đâu là sự đề kháng chống xâm lược?

Điều này được minh chứng bởi hàng loạt sách báo lịch sử, từ sách giáo khoa các cấp cho đến cao học, các tác phẩm lịch sử từ chuyên sử cho đến thông sử, các tác phẩm văn chương lấy đề tài lịch sử và nhiều sách báo tuyên truyền lịch sử, từ sau 1945-1954 đến nay, hết thảy đều ghi đậm KHỞI NGHĨA VỤ QUANG - để chỉ cuộc kháng chiến chống Pháp do Phan Đình Phùng lãnh đạo, lấy Vụ Quang làm căn cứ. Tính hai mặt của thuật ngữ Khởi nghĩa (nổi loạn, bạo loạn, ...) vẫn được quảng bá một cách sâu rộng không chỉ với bạn đọc tiếng Việt, mà bạn đọc thuộc các ngôn ngữ khác vẫn nhận thấy tính chất hai mặt đối lập của thuật ngữ này, và theo đó tính chất của cuộc kháng chiến chống Pháp dưới cờ nghĩa Cần vương do Phan Đình Phùng lãnh đạo như một bóng đen của lịch sử, ông và chiến hữu của ông chỉ là những kẻ chống đối bất mãn với chính quyền thực dân Pháp mà thôi!

Nhân đây, tôi xin cung cấp thêm tư liệu đã được tạc lên bia đá, đó là bài văn bia bằng Việt ngữ và Pháp ngữ, dựng ở đền thờ Phan Đình Phùng trên cửa ngõ vào căn cứ Vụ Quang (nay thuộc xã Kim Quang, huyện Vụ Quang, tỉnh Hà Tĩnh), tương truyền nơi đây là đồn tiền tiêu của chiến khu Vụ Quang. Bài văn bia, nghe nói là do GS. Đinh Xuân Lâm soạn; người ta đọc được trên văn bia thuật ngữ viết là KHỞI NGHĨA, được dịch sang tiếng Pháp là INSURRECTION. Một lần đứng trước văn bia này, tôi đã nói với GS. Đinh Xuân Lâm rằng đây là một sự ngộ nhận tai hại của hậu thế đối với Phan Đình Phùng, và vì sao đây không phải là một cuộc KHÁNG CHIẾN? Con cháu của những người kháng chiến ngộ nhận cha ông mình là người khởi nghĩa, là một cảnh báo tai hại vì con cháu đã không tiếp cận được đúng đắn với sự nghiệp của cha ông mình!

Nói rộng hơn, không chỉ có cuộc kháng chiến chống Pháp do Phan Đình Phùng lãnh đạo đã bị “biến chất” thành khởi nghĩa, mà hầu như hàng trăm cuộc kháng chiến chống Pháp to hay nhỏ kể từ năm 1858 đến 1945 đều được liệt vào phạm trù “khởi nghĩa” nhất loạt. Các thế hệ con cháu vẫn đọc và học về các cuộc khởi nghĩa chống Pháp một cách tự nhiên, bình thản, rằng đó là những cuộc nổi dậy chống lại chính quyền Pháp, chứ không phải chống lại sự xâm lược, đô hộ thực dân mà người Pháp áp đặt lên đầu lên cổ dân tộc ta! Ví như phong trào kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ do Trương Định và hàng loạt thủ lĩnh khác chỉ huy trước khi triều đình Huế ký Hàng ước dâng ba tỉnh Nam Bộ cho Pháp năm 1862, sao lại bị liệt vào “khởi nghĩa”? Và ngay cả các cuộc kháng chiến xảy ra ở miền Trung cho đến trước năm 1883, rồi các cuộc kháng chiến xảy ra ở Ba Đình (Thanh Hóa), cho đến cuộc kháng chiến ở Yên Thế (Bắc Giang) do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, hết thảy bị xếp vào phạm trù khởi nghĩa một cách oan uổng! Ngay cái gọi là Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 cũng cần được xem xét lại, vì đó đã là một cuộc CÁCH MẠNG đích thực, mà không hiểu vì sao, cho đến nay vẫn lưu hành hai thuật ngữ là khởi nghĩa và cách mạng cho cùng một sự kiện trọng đại này?

Như vậy, đã đến lúc buộc chúng ta phải xác định lại bản chất cho hầu hết các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 cho đến năm 1945 và kéo dài cho đến năm 1954, một sự danh chính “kháng chiến” sẽ nói lên tất cả những gì mà các thế hệ dân tộc Việt Nam đã hy sinh cho nền độc lập dân tộc, các cuộc kháng chiến đó về hành vi và biểu hiện có khi tương đồng với các cuộc khởi nghĩa - nổi dậy - phản loạn ... song bản chất là hoàn toàn khác biệt, không thể nhầm lẫn “kháng chiến” thành “khởi nghĩa”, và ngược lại. Một sự nhầm lẫn trong định danh sẽ mang theo nhiều hậu quả tai hại khác, một sự nhầm lẫn tai hại, mà tai hại không cho riêng ai, mà cho cả một dân tộc, cho nhận thức chung của nhân loại.
_____________________________________________
1. Bùi Thiết: Nhà nghiên cứu Lịch sử, Viện Văn hóa, Bộ Văn hóa - Thông tin.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #23 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2008, 12:00:26 am »


II

Xuất phát từ quan niệm thực dân đối với phong trào Cần vương chống Pháp do Phan Đình Phùng lãnh đạo, biến cuộc kháng chiến thành cuộc khởi nghĩa - nổi loạn; cho nên những tư liệu được sử dụng khi trình bày sự kiện này cũng tuân thủ nguyên tắc nhằm biện minh cho một cuộc khởi nghĩa - nổi loạn, và chứng minh về sự thất bại tất yếu của phong trào.

Những công bố đầu tiên về sự kiện Vụ Quang ra trước công luận được thực hiện bởi chính quyền thực dân Pháp, ngay từ trong quá trình tiến hành của phong trào (1885-1895) và đặc biệt được khuếch trương khi thực dân Pháp đàn áp đẫm máu cuộc kháng chiến 1896; những công bố đó mang nặng sắc thái chính trị, nhằm răn đe những ai có tinh thần như Vụ Quang hay bảo vệ tán dương cho sự kiện này; cũng vì vậy mà những tư liệu và thông tin được cung cấp nhiều khi không trung thực; những giá trị của cuộc kháng chiến bị xuyên tạc và giảm đến mức ít nhất, những hạn chế của sự kiện được tô vẽ để biến thành tội ác đáng bị trừng trị, và những thất bại của Vụ Quang được nhân lên gấp bội như để cảnh báo cho các thế lực muốn noi gương Vụ Quang. Đó là điều hiển nhiên, và ta có quyền hồ nghi tính đúng đắn trung thực của sự kiện Vụ Quang do từ chính quyền thực dân công bố, nếu muốn chứng minh cái sai của những công bố đó phải có điều kiện và cánh làm việc mang tính phản biện. Chúng tôi chưa có chuẩn bị phản biện cho Vụ Quang, nhưng một việc làm như vậy là không bao giờ muộn với lịch sử. Nhân đây xin nêu một dẫn chứng về cái chết của Hoàng Hoa Thám năm 1913, do chính quyền thực dân cung cấp: theo các nguồn tin và hình ảnh thì Hoàng Hoa Thám đã bị Lương Tam Kỳ phản bội, giết chết ngày 18-3-1913; chính quyền còn chụp ảnh thi thể một người bị giết và ghi là Hoàng Hoa Thám. Cái chết của Hoàng Hoa Thám được công bố như là một thắng lợi của thực dân Pháp, là cuộc tấn công chí mạng đối với Yên Thế và chấm dứt cuộc kháng chiến ròng rã 30 năm. Nhưng cho đến nay càng có nhiều người hoài nghi cái chết của vị Thủ lĩnh phong trào Yên Thế, rằng các tình tiết không được kiểm chứng, kể cả tấm ảnh mà người Pháp trưng ra uy hiếp dân chúng cũng là ngụy tạo, rằng Hoàng Hoa Thám không dễ gì bị hãm hại đến như vậy, rằng với điều kiện khó khăn không thể duy trì nổi cuộc kháng chiến Hoàng Hoa Thám cùng nghĩa quân chọn phương án rút lui, rằng Hoàng Hoa Thám vẫn còn sống đâu đó trong nhà chùa và chết già vì đau yếu ... Ở đây chúng ta thấy sự lợi hại của sự tung tin thất thiệt, khi không thắng trên chiến trường người ta có thể tạo chiến thắng ảo bằng công luận và chuyển thế cục có lợi cho mình.

Vụ Quang từ một sự kiện thời sự - chính trị được nhìn nhận theo quan điểm thực dân, nhanh chóng biến thành một sự kiện lịch sử được đánh giá theo sự áp đặt của quan điểm thực dân khi người ta sử dụng các tư liệu - thông tin được chính quyền thực dân cung cấp. Những công trình viết về Phan Đình Phùng và sự kiện Vụ Quang trước 1945- 1954 mang tính hai mặt, hay nói cách khác đó là lịch sử hóa sự kiện Vụ Quang hoặc chính trị hóa sự kiện này, làm cho người đọc cảm thấy như bị nhồi nhét sự kiện Vụ Quang theo kiểu giáo huấn mang tính răn đe hơn là sự thuyết phục một cách khoa học. Cũng có nghĩa là các tư liệu do chính quyền thực dân cung cấp được nhai lại - cải biên theo cách của sử học một cách khiên cưỡng; bởi vì các trứ tác vừa nói đến chỉ sử dụng mỗi một nguồn do phía chính quyền thực dân soạn thảo sẵn.

Các nhà sử học của nước Việt Nam mới sau 1945-1954, trên cơ bản đã có cách nhìn mới về sự kiện này, tuy có điều cần thay đổi như đã nói ở phần trên. Các công trình và chương sách viết về Vụ Quang nhìn chung là kế thừa và xử lý được thông tin từ các nguồn cũ một cách có hiệu quả và phần nào tin cậy được, đặc biệt là lập trường và quan điểm yêu nước dành cho sự kiện Vụ Quang, góp phần giúp cho bạn đọc đánh giá đúng đắn hơn tầm vóc và giá trị lịch sử của sự kiện này. Đó là nói chung, còn đi sâu một cách cụ thể, sẽ còn nhiều chuyện để nói về các công trình liên quan đến Phan Đình Phùng - Vụ Quang của giới nghiên cứu từ 1945-1954 đến nay.

Trong khi xử lý mới thông tin từ nguồn cũ, giới nghiên cứu mới hầu như chưa thu thập được các nguồn ngoài nguồn mà các chính quyền cũ cung cấp. Điều đó là có thật, vì từ năm 1955-1956 khi về Hà Nội, các cơ quan nghiên cứu có liên quan, như Viện Sử học, khoa Lịch sử Đại học Tổng hợp với tổ Lịch sử Cận đại Việt Nam, và sau này là các Ban Lịch sử địa phương Nghệ Tĩnh và Hà Tĩnh... đã không hề có các chương trình dài hạn hay ngắn hạn, hoặc các chuyên đề dành riêng cho Phan Đình Phùng và Vụ Quang. Trong vòng 50 năm qua, không có bất kỳ một tổ chức hay nhóm cá nhân và cá nhân đơn lẻ nào đặt Phan Đình Phùng và sự kiện Vụ Quang làm đề tài - chuyên đề nghiên cứu của mình. Cũng vì vậy mà không có bất kỳ một cuộc điền dã khoa học nào về Phan Đình Phùng và Vụ Quang được thực thi ở Hà Tĩnh nói riêng và Nghệ Tĩnh nói chung; hầu như hàng trăm làng quê ở Hà Tĩnh, cho đến nay vẫn còn lưu giữ khá nhiều tư liệu về phong trào văn thân chống Pháp cuối thế kỷ XIX, rất nhiều nhân chứng chống Pháp mới vĩnh biệt chúng ta chừng nửa thế kỷ nay đã kể lại rất nhiều mẩu chuyện sinh động thời đó, rất nhiều chứng tích văn thân - Cần vương vẫn còn lưu lại ở nhiều vùng quê khác nhau... Vậy mà không có một ai ghi lại, không có bất kỳ một cơ quan khoa học nào thu thập, và không có một công trình nào thể hiện được những tư liệu đang ẩn tàng đó! Tình trạng này đã và đang xảy ra, và những tư liệu sống ngày càng bị mai một không gì cưỡng nổi. Giá như trong vòng 50 năm qua, mỗi năm có một sinh viên đại học theo đề tài Phan Đình Phùng và Vụ Quang, đến thực tế ở Nghệ Tĩnh, đến tận các làng quê thu thập các nguồn... thì cho đến nay ít ra có chừng 50-100 luận văn về sự kiện này, một khối lượng đồ sộ chắc đã hiện hữu với chúng ta. Nhân kỷ niệm 160 năm ngày sinh Phan Đình Phùng (1847-2007), việc tỉnh Hà Tĩnh tổ chức một đợt sinh hoạt khoa học về Phan Đình Phùng và Vụ Quang được đánh giá là một cố gắng vượt bực, đưa sự kiện Vụ Quang trở lại trong đời sống thường nhật của dân chúng, đưa một minh họa cho truyền thống yêu nước phục vụ các sinh hoạt chính trị trở thành một giá trị vĩnh hằng của lòng yêu nước, chí khí quật cường chống ngoại xâm của dân tộc ta.

10 năm trước đây, tôi đã có dịp trở lại Hà Tĩnh tiến hành một đợt khảo sát kéo dài 5 năm, điều tra tư liệu của hơn 260 xã, thị trấn, phường của Hà Tĩnh để soạn thảo cuốn Từ điển Hà Tĩnh (sách công bố năm 2000) và đã phát hiện ra hàng loạt tư liệu về phong trào Cần vương chống Pháp, kể từ khi vua Hàm Nghi ban bố Dụ Cần vương (năm 1885) cho đến những năm cuối của thế kỷ XIX, khi trên cơ bản thực dân Pháp đã đàn áp xong phong trào yêu nước ở Nghệ Tĩnh. Các nguồn tài liệu thực địa về phong trào Cần vương chống Pháp ở Hà Tĩnh có rất nhiều, mà hầu hết chưa được thu thập - hệ thống - xử lý một cách khoa học; những nguồn đó từ dăm ba năm nay lần lượt được công bố ít ỏi và lẻ tẻ, chủ yếu trên tạp chí VĂN HÓA HÀ TĨNH - cơ quan ngôn luận của ngành văn hóa, chứ không phải là chuyên ngành lịch sử. Hy vọng Văn hóa Hà Tĩnh cứ công bố theo cách đã làm của mình, và đến lượt chúng ta sẽ có trong tay những gì mà chúng ta cần khi tìm hiểu một cách đầy đủ phong trào Cần vương chững Pháp. Để khái quát, ngoài nguồn tài liệu do chính quyền thực dân công bố cách đây hơn 100 năm, chúng ta còn có các nguồn chính sau đây:

- Nhân chứng: Ngoài những nhân vật như Phan Đình Phùng, Cao Thắng, bộ chỉ huy ở Vụ Quang và thủ lĩnh của 8 quân thứ ở 8 huyện được công bố trước đây chỉ là một phần ít trong tổng số hàng mấy trăm những tướng lĩnh của Cần vương, và trong tổng số hàng ngàn - hàng vạn chiến sĩ Cần vương. Đạo quân đông đảo này đã làm nên phong trào Cần vương. Ngày nay về tận các làng quê vào các dòng họ lớn cháu chắt từ 3-5 đời còn kể về ông - cụ mình đã theo cụ Phan chống Pháp ra sao? Nhiều mẩu chuyện sinh động về các cụ vẫn được cháu chắt lưu truyền, nhiều gia phả còn ghi lại hành trạng những người ứng nghĩa Cần vương, hoặc bị ly tán bị bức hại do tham gia Cần vương; chẳng hạn, họ Nguyễn Quang ở làng Tăng Phú (nay là thôn Ngũ Quế, xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vì đã nuôi cụ Phan Đình Phùng ba tháng trong nhà, khi cụ Phan có ý định xây dựng căn cứ chống Pháp ở Đá Bạc (tức là thôn Ngụ Lương Đá Bạc, tổng Mỹ Duệ, nay đã chìm sâu trong lòng hồ Kẻ Gỗ) trước khi chọn Vụ Quang làm căn cứ kháng chiến lâu dài; sau khi thực dân Pháp đàn áp xong quân thứ Cẩm Xuyên - Thạch Hà, gia đình họ Nguyễn Quang buộc phải bỏ làng, 5 anh em trai nhà Nguyễn Quang có hai người trốn vào Quảng Trị và ba người khác trốn lên Kẻ Da (nay là Bộc Nguyên, xã Cẩm Thạch, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) sinh sống và định cư lâu dài, và may mà có một người từ Quảng Trị đã trở về quê sau bạo loạn gây dựng lại họ Nguyễn Quang như ngày nay. Chúng ta sẽ thu nhận được hàng trăm, thậm chí hàng ngàn những mẩu chuyện sinh động như vậy về những người tham gia phong trào Cần vương, nếu biết dày công khai thác thu thập, nhằm làm giàu thêm nguồn thông tin cho sự kiện lịch sử trọng đại này. Từ trước tới nay, mọi người chỉ biết chân dung mờ nhạt của số ít người trong bộ chỉ huy ở Vụ Quang mà thôi, còn hàng trăm tướng lĩnh, hàng ngàn vạn binh sĩ tạo nên ngọn sóng lừng Cần vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX thì chỉ như là một đống cô hồn, những xác chết chồng chất dưới họng súng quân thù, không ai nhắc đến họ, không có sử sách nào nói về họ, không có bia đá nào tạc danh họ... như một nhắn nhủ cho hậu thế, rằng những liệt sĩ - chiến sĩ Cần vương này đã hiến dâng cả đời mình cho nền độc lập của nước non này! Qua sử sách đã công bố, chúng ta thấy một tập thể nhỏ những người lãnh đạo, có phần đơn độc và không có dân chúng, nhất là khi co cụm vào Vụ Quang; nhưng với tiếp cận tư liệu mới, chúng ta hiểu thêm rằng Vụ Quang được quy tụ bởi hàng trăm căn cứ chống Pháp được hình thành ở từng làng xã, với hàng vạn chiến binh trải khắp mọi vùng, sẵn sàng về với Vụ Quang không nề hà nguy hiểm. Trong quá trình chuẩn bị kỷ niệm 160 năm ngày sinh Phan Đình Phùng và phong trào Cần vương chống Pháp, tôi đề xuất một hạng mục công việc điều tra thống kê trong phạm vi toàn tỉnh Hà Tĩnh, lên danh sách họ tên của những người tham gia phong trào Cần vương chống Pháp; mỗi người ghi rõ tên họ, quê quán, tuổi tác... đã tham gia phong trào; thống kê này có thể thực hiện được thông qua khai báo của các dòng họ có các thế hệ ông - cụ tham gia, bởi vì như tôi đã nói, cháu chắt đương đại, qua gia phả và truyền miệng hẳn còn nhớ rõ ông - cụ mình làm gì thuở bình sinh? Chỉ một danh sách như vậy thôi, tuy chưa đầy đủ, nếu được hoàn thiện một cách gấp gáp đi chăng nữa, chúng ta cũng có thể ghi nhận được hàng ngàn chiến sĩ - tướng sĩ Cần vương; Danh sách này cần được ghi tạc lại trên một tấm bia đá có tên là Bia đề đanh tướng sĩ Cần vương dựng ngay trước cửa ngõ vào Chiến khu Vụ Quang, hay một nơi nào đó trang trọng tiêu biểu cho sự kiện lịch sử vĩ đại này; mà chỉ với việc làm này không thôi, hẳn những người đã nằm xuống hả lòng hả dạ vì con cháu đã trả được ơn nghĩa cho tiền nhân; hơn thế nữa đây là một khẳng định rằng dân tộc ta là một dân tộc quật cường, một dân tộc tuy từng chịu biết bao ách đô hộ nhưng không bao giờ cam chịu là một dân tộc nô lệ?
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #24 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2008, 12:02:08 am »


- Vật chứng: như chúng ta thấy, phía Chính quyền thực dân đó cho công bố những vật chứng liên quan đến phong trào Cần vương với số lượng ít ỏi vừa phải thôi, đủ để chứng minh rằng đó là các dấu tích vật chất của một cuộc đối đầu không cân sức, và sự thất bại của kẻ chống đối là không tránh khỏi. Các địa danh như Vụ Quang, Ngàn Trươi, Hói Trùng, Đại đồn Trung Lễ, một số căn cứ của 8 quân thứ,... có vẻ như rời rạc, thiếu sự liên kết của một hệ thống, đã bị quân giặc tấn công liên tục trong suốt thời gian từ 1885-1895, cũng là một minh chứng cho thất bại của phong trào Cần vương. Qua tư liệu của kẻ thù, chỉ bằng ngần ấy căn cứ làm sao mà trụ nổi trước sức mạnh lấn lướt của bọn thực dân! Những gì mà chính quyền thực dân nói về sức mạnh có phần thua kém của nghĩa quân Cần vương là không chính xác họ muốn hạ thấp hơn nhiều lần nữa sức mạnh của phong trào, với ý đồ khuyên kẻ yếu chở có đương đầu với thế lực hùng mạnh của họ! Tư liệu thực địa về phong trào Cần vương với tư cách là vật chứng về cuộc đối đầu Việt Pháp trên phần đất Hà Tĩnh hai thập kỷ cuối thế kỷ XIX còn lại cho đến nay là rất phong phú và đa dạng, nhưng có điều chưa được ai quản lý, và giới nghiên cứu chưa thể biến nó thành thông tin trong các công trình của mình. Vật chứng mà tôi đề cập đến ở đây bao gồm những thứ như: Căn cứ, đồn lũy, công sự, bãi chiến trường, phần mộ - nghĩa địa, những địa danh có liên quan... đến các sự kiện Cần vương chống Pháp cả phía ta và phía địch, hiện còn lại hay được ghi lại bởi nhân dân, với những chuyện kể lý thú về các vật chứng đó. Như đã nói là cho đến nay một thống kê phân loại các vật chứng đó chưa được thực hiện theo các tiêu chí khoa học điền dã lịch sử; nhưng chắc chắn rằng chúng ta sẽ làm tốt việc đó, cho dù đã muộn. Có dịp đi đến nhiều vùng quê ở Hà Tĩnh, chúng tôi tận mắt chứng kiến nhiều những đi tích - phế tích liên quan đang trong tình trạng hoang phế. Theo dự đoán của chúng tôi, thì các vật chứng có liên quan đến Cần vương ở Hà Tĩnh hiện có đến hàng mấy trăm đơn vị được phân bố rải rác ở khắp các làng xã, đặc biệt ở những địa phương gần các trục giao thông thủy và bộ, ở gần các trung tâm chính trị quân sự. Điều đặc biệt là ở nơi nào hình thành các đơn vị vũ trang thì ở đó có căn cứ có đồn và có bãi tập cũng như có bãi chiến trường xảy ra các đụng độ quân sự. Những năm 1885-1886-1887 cả vùng đất Hà Tĩnh đâu đâu cũng là chiến trường, 8 quân thứ ở 8 huyện là bộ chỉ huy trực tiếp của các cuộc chiến chống thực dân Pháp ngay tại địa phương nhà; về sau khi thực dân đàn áp một cách cơ bản 8 quân thứ, nghĩa quân dồn lên Vụ Quang, thì các cuộc đụng độ ở vùng đồng bằng chấm dứt, chiến sự xảy ra ở các căn cứ có liên quan đến Vụ Quang. Như vậy, trước khi tập trung lực lượng bao vây Vụ Quang, thực dân Pháp đã kịp xóa sạch một phần trên thực địa và đa phần trên danh nghĩa và công luận các căn cứ chiến đấu ở đồng bằng, coi như chưa bao giờ có lực lượng chống đối hùng mạnh của phong trào Cần vương ở đây. Hàng loạt vật chứng đó bị quên lãng một cách cố tình với người Pháp và vô tình với giới nghiên cứu, mà hệ quả là cho đến nay mọi người đều không biết gì đến hàng trăm vật chứng Cần vương đó. Không ai biết đến một ma trận chống quân xâm lược rộng khắp mọi làng quê Hà Tĩnh vào hai thập kỷ cuối của thế kỷ XIX đau thương.

Nếu viết lại lịch sử phong trào Cần vương chống Pháp ở Hà Tĩnh do Phan Đình Phùng lãnh đạo, chỉ dựa vào tư liệu và các thông tin do chính quyền thực dân cung cấp và không thu thập các thông tin là nhân chứng - vật chứng còn rải rác trong các vùng quê và các nơi xảy ra các cuộc đụng độ lúc đó thì chắc chắn rằng lịch sử đã và sẽ bị bóp méo, không mấy trung thực, mà trong đó tầm vóc dân tộc trước quân thù bị xâm hại, điều mà chính quyền thực dân và các cơ quan ngôn luận của họ đã làm được trong vòng một thế kỷ qua.

Việc thu thập những tư liệu và thông tin mới về phong trào Cần vương để có được những công trình xứng đáng với cuộc đề kháng cực kỳ anh dũng này đặt lên vai các cơ quan hữu trách và các nhà nghiên cứu đầy bản lĩnh một trọng trách vô cùng nặng nề; những thông tin đã có là cần thiết song chưa đủ để phác họa lại toàn cảnh sinh động của cuộc đụng độ lịch sử này; tuy đã muộn nhưng vẫn còn nhiều cơ may và hy vọng cho những ai thật sự muốn tìm hiểu phong trào Cần vương chống Pháp ở Hà Tĩnh. Tất cả đang ở phía trước!



III

Từ cách nhìn nhận bản chất của phong trào Cần vương như đã trình bày và quan niệm về tư liệu cho việc nghiên cứu sự kiện lịch sử trọng đại mà chúng tôi vừa đề cập đến, mà phần nào các nguồn đó được khống chế, cho phép chúng tôi trình bày một số những nhận thức mới về sự kiện này - điều mà từ trước tới nay người ta chỉ mới phác vẽ có tính chất biên niên hay là diễn biến của phong trào Cần vương lấy Vụ Quang làm trung tâm cho mọi mô tả và nghiên cứu; chúng tôi sẽ không lặp lại những gì mà người ta đã trình bày có tính trình tự từ đầu đến cuối sự kiện, như một sự mô tả diễn biến, mà sẽ được trình bày theo từng vấn đề như đặc điểm hay đặc trưng của sự kiện này, theo đó chúng tôi đề xuất những nhận thức mới về phong trào Cần vương chống Pháp ở Hà Tĩnh như sau:

1. Phong trào Cần vương chống Pháp xác định thực dân Pháp là kẻ thù số một của nhân dân Việt Nam. Bây giờ thì ai ai cũng hiểu điều đó, nhưng cách đây hơn 120 năm, khi vua Hàm Nghi ban bố Dụ Cần vương, những người yêu nước theo đường lối chủ chiến và toàn dân từng tham gia đánh Pháp từ 1858-1885, chịu qua nhiều thất bại, không hẳn đã nghe theo một cách dễ dàng, vì trong những thắng lợi của thực dân Pháp phần nào đó có “công” của triều đình Huế. Điểm lại cái diễn biến chính trị sự kiện Pháp đánh Đà Nẵng (1858), đánh Sài Gòn (1859), đánh và chiếm và ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (1862), thôn tính nốt ba tỉnh Tây Nam Kỳ (1874) và đạt được Hàng ước Harmand (1883) buộc triều đình Huế nhường chủ quyền quốc gia cho thực dân Pháp đã đủ nói lên rằng: kẻ thù của Việt Nam là thực dân Pháp, nhưng kẻ thù của nhân dân Việt Nam không chỉ là bọn thực dân xâm lược mà còn cả triều đình nhu nhược, không dám chống Pháp lại còn buộc nhân dân tước bỏ quyền tự vệ chống xâm lược của mình. Riêng ở Nghệ Tĩnh, sau khi triều đình Huế cắt toàn Nam Kỳ cho Pháp (1874) sĩ phu, văn thân và nhân dân Nghệ Tĩnh đã khởi xướng phong trào Bình Tây sát tả, mà trung tâm là cuộc kháng chiến do Trần Tấn - Đặng Như Mai khởi xướng, nêu rõ kẻ thù của nhân dân là thực dân Pháp - triều đình Huế đầu hàng - thế lực công giáo làm tay sai cho Pháp. Đánh thắng một trong ba thế lực đó đã là khó, nói chi đến đánh bại cả ba, mà ở một khía cạnh nào đó mà nói thì ba thế lực này đã liên kết với nhau một cách vô thức, không có cam kết và không phải là đồng minh hay liên minh với nhau. Với một thế cục như vậy, mọi cuộc đề kháng tự phát của sĩ phu và dân chúng khó đi đến thắng lợi, mà hầu hết đều bị đàn áp một cách dã man như lịch sử từ 1858-1885 đã chứng minh. Đây là một sự thật vô cùng cay đắng, có lẽ với những ai trong cuộc đã cay đắng ngàn lần so với chúng ta bây giờ!

Với cuộc binh biến bất thành xảy ra ở Huế ngày 23-5 Ất Dậu (1885) buộc Hàm Nghi và phái chủ chiến rút khỏi Kinh thành Huế, ra Tân Sở (Cam Lộ, Quảng Trị) rồi ra Sơn phòng (Hương Khê, Hà Tĩnh) và ban bố Dụ Cần vương, tiếp theo đó là sự hình thành của lực lượng chống Pháp dưới cờ nghĩa Cần vương, như là một định hướng cơ bản có tính chất uốn nắn lại đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam.

Đánh giá đường lối chiến lược của phong trào Cần vương chống Pháp một cách khách quan và đúng với thời điểm lịch sử của nó làm cho chúng ta tin rằng, những gì mà tướng sĩ của phong trào Cần vương đã hiến dâng cho nền độc lập của dân tộc Việt Nam là vô giá, là không thể bị hiểu sai lạc cho dù với động cơ nào!

Từ phong trào Cần vương trở đi cho đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, mọi hoạt động yêu nước đều xác định kẻ thù của nhân dân Việt Nam là bọn xâm lược, chủ yếu là thực dân Pháp, và từ sau vụ Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) là bọn phát xít Nhật. Có lẽ đó là giá trị mà phong trào Cần vương đã lưu lại một cách đầy ấn tượng trong lịch sử chống ngoại xâm hàng ngàn năm qua của nhân dân Việt Nam. Nói lại điều đó có vẻ là thừa, nhưng điều quan trọng là bởi vì lâu nay chúng ta quen nói những gì không phải của lịch sử, cứ tưởng rằng cha ông ta thời đó cũng hiểu như chúng ta ngày nay, rằng mọi chuyện đã rõ ràng trước lịch sử.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #25 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2008, 12:05:01 am »


2. Với sụ hứng khởi của phong trào Cần vương, Hà Tĩnh được coi như đất phát tích của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai của nhân dân Việt Nam. Như chúng ta thấy, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ nhất được phát động từ năm 1858 và chấm dứt bởi Hàng ước 1883; chiếm 1/4 thế kỷ có hàng trăm cuộc đụng độ xảy ra ở Nam Bộ và Bắc Bộ (riêng Trung Bộ chỉ xảy ra ở Đà Nẵng và Thừa Thiên – Huế), tất cả các cuộc đề kháng đó đã bị thất bại cho phía lực lượng yêu nước; và với Hàng ước 1883, thực dân Pháp hy vọng dập tắt được ý chí chống xâm lược của người Việt Nam. Nhưng đó là một ảo tưởng, và với triều đình kháng chiến của Hoàng đế Hàm Nghi, cuộc kháng chiến chống xâm lược lại được khởi phát với một nội dung và tinh thần mới, đó là triều đình giương cờ Cần vương để thu nạp lực lượng dân chúng tham gia, bởi triều đình bấy giờ chỉ còn là hư vị, triều đình đã sơ tán và thoát khỏi quyền lực truyền thống vốn có của một triều đình. Linh hồn của phong trào Cần vương lúc đó là Dụ Cần vương, lời kêu gọi thống thiết của Hoàng đế Hàm Nghi trước họa xâm lăng của thực dân Pháp và kêu gọi dân chúng cùng đứng lên chững xâm lược.

Dụ Cần vương được soạn thảo sẵn khi Hàm Nghi ra Tân Sở, được công bố tại Tân Sở vào ngày 26 Ất Dậu (13-7-1885); nhưng một sự ban bố và quán triệt Dụ Cần vương đến các lực lượng yêu nước chống Pháp và có hiệu lực thi hành thì phải là khi Hàm Nghi có mặt ở Sơn phòng (Hương Khê, Hà Tĩnh) và gặp mặt các văn thân sĩ phu Cần vương vào tháng 9-1885; tại lần gặp này có Phan Đình Phùng, Phan Quang Cư, Phan Khắc Hòa, Hoàng Xuân Phong, Ngụy Khắc Kiều, Phan Trọng Mưu... và nhiều người khác. Với lòng tin đối với văn thân Cần vương, Hàm Nghi đã phong cho Phan Đình Phùng làm Tán lý quân vụ, thống lĩnh các đạo nghĩa binh Cần vương trong toàn cõi Trung Kỳ.

Đây là một nghi lễ trọng đại tái lập lại cuộc kháng chiến chống Pháp dưới cờ nghĩa Cần vương, lấy lực lượng và địa bàn Hà Tĩnh làm chính, tất nhiên phong trào Cần vương có ảnh hưởng rộng khắp dải đất Trung Kỳ - nơi mà trên danh nghĩa là đất do Pháp bảo hộ còn triều đình Huế chỉ có cái quyền hờ không hơn không kém.

Lực lượng văn thân từ Sơn phòng trở về ngay quê hương bản quán thành lập lại căn cứ chống Pháp với nghĩa binh - trang bị và hậu cần tại chỗ, tất cả đều hướng về Hàm Nghi và Phan Đình Phùng. Mà lịch sử ghi nhận rằng đây là một phong trào kháng chiến chống bọn xâm lược Pháp quyết liệt nhất, anh dũng nhất trong số những cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam kể từ khi Pháp xâm lược cho đến nay.

Với tinh thần đó, chúng ta có thể nói được rằng, vùng đất Hà Tĩnh xứng đáng là nơi phát tích của phong trào Cần vương, mở đầu cho giai đoạn chống Pháp xâm lược lần thứ hai (Vì điều kiện có hạn chúng tôi xin nói gọn lại rằng cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam từ 1858-1945, có thể chia làm ba giai đoạn: lần đầu từ 1858-1885, lần thứ hai từ 1885-1930 và lần thứ ba từ 1930-1945, mỗi lần có những đặc điểm và tính chất riêng tuy mục đích trên cơ bản là tương đồng, tức đánh đuổi bọn thực dân xâm lược Pháp - chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong một dịp khác), đây là một giai đoạn biến chuyển cơ bản trong chiến lược chống thực dân Pháp xâm lược, và là giai đoạn chịu nhiều tổn thất nhất, mà cũng từ bài học lịch sử này mà cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn thứ ba từ 1930-1945 thu lại được những thắng lợi to lớn, dẫn đến Cách mạng tháng Tám 1945 một cách trọn vẹn và ngoạn mục.

Với ý nghĩa đó, chúng ta có thể xếp Hà Tĩnh vào hàng ngũ các địa danh lịch sử của đất nước, là nơi phát tích của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử bảo vệ Tổ quốc, như Mê Linh (nay thuộc Hà Tây) thời Hai Bà Trưng; Núi Nưa (nay thuộc Thanh Hóa) thời Bà Triệu; Rú Đụn (Nghệ An) thời Mai Thúc Loan, Thăng Long các thời Lý - Trần, Lam Sơn (Thanh Hóa) thời Lê Lợi .

3. Phong trào Cần vương chống Pháp xâm lược phát triển rất nhanh chóng, rộng khắp, vô cùng quyết liệt và dũng cảm. Thật không ngờ được rằng, chỉ mấy tháng cuối năm 1885, từ khi Hàm Nghi xuất bôn cho đến giáp Tết Bính Tuất (1886) các đội nghĩa binh Cần vương ở Hà Tĩnh đã hình thành và hoạt động chống Pháp có hiệu quả. Theo sơ đồ tổ chức được nói đến một cách hình thức, thì lực lượng Cần vương ở Hà Tĩnh nói riêng được phiên chế theo các cấp: trên cùng là do Phan Đình Phùng thống lĩnh, cấp thứ hai là các quân thứ ở các huyện, riêng ở Hà Tĩnh có 8 quân thứ, và chắc rằng dưới các quân thứ có các đồn binh và các nghĩa binh tập hợp theo làng xã và cụm làng xã. Đây là các đơn vị nghĩa binh cơ động và đảm nhiệm địa bàn hoạt động của mình. Tất nhiên đó là một phiên chế không chặt chẽ, đa phần được hình thành một cách tự phát nhưng có trật tự.

Như chúng tôi đã nói là các tư liệu cũ không nói gì đến lực lượng của các quân thứ và trực thuộc quân thứ - tức các lực lượng tại các làng xã nhưng số lượng này rất nhiều, hầu như làng xã nào cũng có, các nghĩa binh Cần vương là dân binh tập trung tại quê nhà, xây dựng căn cứ tại quê nhà và chuẩn bị chiến đấu nếu giặc đến. Hay nói cách khác, mỗi làng quê hay một cụm làng quê ở Hà Tĩnh, đặc biệt là những nơi gần trục giao thông, đều hình thành các đơn vị nghĩa binh Cần vương, đó là những nông dân lao động nông nghiệp và làm thủ công nghiệp như rèn và mộc, tự trang bị vũ khí và tự lo lấy hậu cần là chính. Gia phả nhiều dòng họ ở Hà Tĩnh còn ghi lại hay truyền khẩu về danh tính những người của dòng họ mình theo Cần vương chống Pháp, có dòng họ có đến chục tráng đinh tham gia, và họ ít thì cũng một vài người.

Chỉ huy các đơn vị nghĩa binh làng xã đại bộ phận là những người giàu có, có học vấn, có võ nghệ... họ được liệt vào hàng ngũ văn thân như sử sách nói đến lâu nay là một phản ảnh chính xác; và khi lực lượng văn thân này chỉ huy các đơn vị nghĩa binh, mọi đảm bảo cho đơn vị hoạt động như vũ khí - lương thực là hoàn toàn tin cậy. Lịch sử từng ghi chép các danh tướng thuộc quyền của Phan Đình Phùng như Cao Thắng, Cao Đạt, Lê Ninh... các tướng lĩnh của các quân thứ ở các huyện; riêng các thủ lĩnh các đơn vị nghĩa binh làng xã dường như bị quên lãng, đó là: Nguyễn Cao Đôn ở Phất Nạo (nay là xã Thạch Bình, thị xã Hà Tĩnh) đỗ cử nhân khoa thi Nhâm Ngọ (1882) đã hưởng ứng Cần vương, tổ chức lực lượng chống Pháp ở quê và có những hoạt động tích cực; đó là Trần Vĩnh Thiêng và Trần Vĩnh Hài ở Vĩnh Lại (nay là xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên) là hai anh em cùng học trường võ ở Thanh Hóa về quê tập hợp lực lượng, chặn đánh cánh quân Pháp tấn công vào làng; Vĩnh Thiêng bị tử trận, Vĩnh Hài kéo lực lượng lên hoạt động ở vùng Đồn Điền - Đá Bạc một thời gian; đó là Đội Ban ở Cẩm Hòa, Cẩm Xuyên, lập đồn binh chống Pháp ở Động Đồn, và tiến quân lên đánh Đồn Trường (Cẩm Thắng, Cẩm Xuyên), ông cùng nghĩa quân bị bắt, bị xử tử ở Rú Nài (Đại Nài, thị xã Hà Tĩnh) ... Cứ lần lượt hết mọi vùng quê, những trích ngang như vậy ắt sẽ dài ra và dày thêm đến ba con số, sẽ cung cấp cho ta những hình ảnh sống động của các nghĩa sĩ Cần vương anh dũng một thời.

Nhân kỷ niệm 160 năm ngày sinh Phan Đình Phùng và phong trào Cần vương ở Hà Tĩnh, nếu có được một danh sách tướng sĩ Cần vương thông qua khai báo của các dòng họ, của các làng quê, do cơ quan hữu trách khởi xướng và chỉ đạo thực hiện sẽ là việc làm vô cùng có ích?

Các cuộc đụng độ giữa nghĩa quân Cần vương với quân Pháp trên địa bàn Hà Tĩnh, những năm đầu và trước khi giặc Pháp tập trung tấn công vào Vụ Quang, rất ít được sử sách ghi lại, hay nói cách khác là bị quên lãng, bởi từ suốt 120 năm qua không có bất kỳ một cuộc điều tra khoa học thực địa nào được tiến hành, các mẩu chuyện mà các cụ các ông kể lại một thời, lâu ngày mất dần mất dần một cách tự nhiên. Hẳn rằng nhiều cuộc đụng độ đã xảy ra giữa quân ta với quân địch ở khắp nơi; quân địch cậy có vũ khí và trang bị hiện đại hơn, còn nghĩa quân chỉ có vũ khí truyền thống - bạch vũ khí, song vô cùng dũng cảm, hễ có tốp quân giặc nào đến là nghĩa quân lăn xả vào đánh giáp lá cà, cũng có những trận địa mai phục, và quân địch ngay từ thời gian đầu không phải đã áp đảo được nghĩa quân, và không phải muốn đánh đâu thì đánh. Hơn nửa thế kỷ trước, tôi được nghe nhiều chuyện Cần vương đánh Pháp ở quê tôi, do ông nội kể lại, rằng quân Pháp cũng nhát gan tuy có súng, chúng chỉ dám đối đầu nơi đồng không mông quạnh, không dám vào làng xóm, vì vào làng là bị tiêu diệt ngay, đến các đồn quân Pháp ở Hà Tĩnh cũng không có nhiều, hễ có đồn là bị tập kích bởi nghĩa quân.

Như vậy, muốn nói lên rằng, sau hơn 1/4 thế kỷ vào xâm lược Việt Nam, lần đầu tiên quân Pháp đụng độ với nghĩa binh Cần vương và dân chúng khu vực miền Trung gan góc này, lịch sử đã xếp sắp các cuộc đụng độ, mà bởi nhiều lý do, những người Việt yêu nước ở đây không gặp may mắn hơn đồng bào và chiến sĩ của họ ở miền Bắc Bộ và Nam Bộ từ hai đầu đất nước.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #26 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2008, 12:07:06 am »


4. Với phong trào Cần vương và căn cứ Vụ Quang, mô hình chiến khu chống xâm lược hình thành ở Việt Nam.

Bây giờ thì chúng ta không thể lý giải nổi, vì sao các cuộc đề kháng của nhân dân ta liên tiếp thất bại từ Nam Kỳ ra Bắc Kỳ và thực dân Pháp buộc triều đình Huế ký Hàng ước 1883, mà Phan Đình Phùng còn lãnh sứ mạng cao cả tổ chức phong trào chống Pháp dưới cờ nghĩa Cần vương? Lãnh tụ nghĩa quân Cần vương Phan Đình Phùng hẳn rằng đã có phương lược gì đây! Những Tân Sở (Cam Lộ, Quảng Trị), Sơn phòng (Hương Khê, Hà Tĩnh) được phái chủ chiến trong triều đình Huế ngầm cho xây dựng từ sau Hàng ước 1883 có lẽ đã làm cho Phan Đình Phùng lần tìm một kế sách mới cho cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược, liên tục thất bại từ 1/4 thế kỷ qua; hẳn rằng khi được tiếp kiến Hàm Nghi ở Sơn phòng Hà Tĩnh, Phan Đình Phùng nhận thức được vùng địa linh này đối với sự nghiệp chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam, mà đây là một sự nghiệp mang nặng dấu ấn truyền thống suốt hàng ngàn năm lịch sử.

Phan Đình Phùng không nói lại gì với lịch sử trong quá trình tổ chức - xây dựng lực lượng Cần vương, do đó mọi đoán định về ông đều mang tính giả định. Theo đó chúng tôi cho rằng, một mặt Phan Đình Phùng phát động cuộc kháng chiến rộng khắp đến tận các làng xã và xây dựng các đơn vị và các căn cứ kháng chiến tại mỗi làng quê, như là một cuộc kháng chiến toàn dân và toàn diện; mặt khác Phan Đình Phùng chuẩn bị để xây dựng chiến khu kháng chiến lâu dài, phòng khi các đơn vị và căn cứ bị đàn áp. Thực tế gần hai năm chiến đấu, giặc Pháp nhanh chóng dập tắt cuộc đề kháng từ các quân thứ, những đồn binh mạnh như Đại đồn Trung Lễ (Đức Thọ) của Lê Ninh cũng không trụ nổi trước sức ép của quân giặc, phải chuyển lên rừng núi Vụ Quang. Điều đó bức bách Phan Đình Phùng và cộng sự đắc lực của ông xây dựng chiến khu kháng chiến Vụ Quang.

Trước khi chọn Vụ Quang, Phan Đình Phùng đã tìm kiếm vài nơi có địa thế dụng binh để chọn lập căn cứ chiến khu lâu dài; theo những thông tin mà chúng tôi nhận được, thì khoảng cuối năm 1886, Phan Đình Phùng đã định chọn vùng Đá Bạc (nay nằm trong lòng hồ Kẻ Gỗ, thuộc xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên) để làm địa bàn hoạt động. Đá Bạc là một thung lũng khá rộng, hình thành những trang trại sản xuất và chăn nuôi trâu bò, và đầu thế kỷ XX được nâng lên là đơn vị hành chính cơ sở, gọi là trại Mụ Lương Đá Bạc thuộc tổng Mỹ Duệ, huyện Cẩm Xuyên. Từ Đá Bạc có đường thông sang Hương Khê, đường thông vào Quảng Bình và thông về Cẩm Xuyên cũng như Hà Tĩnh; Đá Bạc được coi như thế đất có thể làm căn cứ kháng chiến lâu dài, có khoảng cách chừng 25km so với thị xã Hà Tĩnh. Nhưng thực tế tương quan lực lượng giữa ta và địch đã không cho phép Phan Đình Phùng chọn Đá Bạc làm chiến khu kháng chiến lâu dài, vì Đá Bạc không đủ rộng, không đủ hiểm trở và không đủ xa cách với các trung tâm chiếm đóng và dễ dàng bị tấn công; nên dự định bị bãi bỏ. Gia phả và truyền ngôn họ Nguyễn Quang ở thôn Chỉ Trụ, xã Vĩnh Lại (nay thôn Ngụ Quế, xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên) ghi lại rằng, Phan Đình Phùng bí mật đến ở gia đình Nguyễn Quang này ba tháng để tìm hiểu Đá Bạc, được gia đình này nuôi dưỡng và che giấu, sau ba tháng Phan Đình Phùng trở lên Hương Khê và chọn Vụ Quang làm chiến khu. Sau khi thực dân Pháp chiếm cứ toàn bộ vùng đồng bằng Hà Tĩnh, họ Nguyễn Quang này bị trả thù vì đã ủng hộ Cần vương và che giấu Phan Đình Phùng, năm anh em nhà Nguyễn Quang phải bỏ làng ra đi tìm nơi ẩn náu ở gần Đá Bạc và vào tận Quảng Trị, sau này người con trai trưởng từ Quảng Trị đã về lại làng.

Chiến khu Vụ Quang xuất hiện trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp dưới cờ nghĩa Cần vương, sau thất bại của phong trào chống Pháp ở vùng đồng bằng Hà Tĩnh, và đặc biệt sau khi thực dân Pháp tàn phá và đàn áp nhanh chóng căn cứ Ba Đình (Nga Sơn, Thanh Hóa), có lẽ cuộc rào làng chiến đấu ở Ba Đình như một thức tỉnh và thôi thúc Phan Đình Phùng và cộng sự phải nhanh chóng tạo lập nên chiến khu Vụ Quang.

Cho phép chúng tôi không nói gì về chiến khu Vụ Quang và cuộc chiến đấu bảo vệ Vụ Quang của nghĩa quân và các cuộc vây ráp Vụ Quang của thực dân Pháp, mà nhấn mạnh sự xuất hiện của chiến khu Vụ Quang, và tiếp theo đó là của chiến khu Yên Thế (Bắc Giang) của Hoàng Hoa Thám (và một mặt nào đó là của căn cứ Ba Đình), tạo nên sắc thái riêng biệt cho cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1885-1930, một giai đoạn chuyển biến tích cực của cuộc kháng chiến trước khi xuất hiện đường lối kháng chiến giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo.

Thừa kế kinh nghiệm của Ba Đình, Vụ Quang, Yên Thế đối với việc duy trì một cách lâu dài cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nhằm giành lại độc lập cho dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930, sau khi ra đời, đã thử nghiệm một số hoạt động kiểu như Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) và đấu tranh nghị trường như phong trào Bình dân (1936-1939) dường như không mấy hiệu quả lắm trước bạo lực của kẻ thù, đã chuyển sang hình thức lập chiến khu kháng chiến lâu dài, tạo các vùng gọi là ATK, và đỉnh cao là chiến khu Việt Bắc, đã tạo nên sức mạnh vĩ đại dẫn đến Cách mạng tháng Tám 1945 lừng lẫy.

Vụ Quang tuy thất bại, cũng như hầu hết các cuộc chống xâm lược Pháp từ 1858-1945 đều thất bại (trừ Cách mạng tháng Tám 1945), nhưng tinh thần Vụ Quang mãi mãi vẫn còn với lịch sử, kinh nghiệm chiến khu Vụ Quang như là một sáng tạo độc đáo của phong trào Cần vương, được phát huy tác dụng trong thời kỳ thứ ba (1930-1945) của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đến thắng lợi hoàn toàn.


***

Nhìn nhận đánh giá và có được những nhận thức mới về phong trào Cần vương chứng thực dân Pháp ở Hà Tĩnh và Trung Bộ do Phan Đình Phùng lãnh đạo không hẳn là vấn đề gì xa lạ với lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, nhưng là vấn đề luôn luôn mới với giới nghiên cứu và với đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước; vấn đề là ở chỗ làm sao tiếp cận được một cách nhiều hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn với sự kiện lịch sử trọng đại này. Mọi cố gắng đang ở phía trước, so với thời gian hơn một thế kỷ xảy ra sự kiện này là hơi muộn, nhưng sẽ không bao giờ muộn khi chúng ta nói được, phản ánh được, trình bày được sự kiện lịch sử này.

Ngày 15 tháng 1 năm 2007
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #27 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2008, 07:37:30 pm »


PHAN VĂN THẮNG1

PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
Ở NGHỆ TĨNH CUỐI THẾ KỶ XIX

Ngày 1-9-1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, chính thức phát động chiến tranh xâm lược nước ta.

Ngày 5-6-1862, triều đình nhà Nguyễn ký Điều ước Nhâm Tuất dâng cho giặc ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường).

Năm 1873, thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội và một số tỉnh Bắc Bộ.

Ngày 15-5-1874, nhà Nguyễn lại ký Điều ước giao nộp nốt cho giặc Pháp ba tỉnh miền Tây. Cùng với cả nước, xứ Nghệ đã đứng lên, vừa chống đế quốc xâm lược, vừa chống phong kiến đầu hàng. Ở Thanh Chương có khởi nghĩa Giáp Tuất của Trần Tấn và Đặng Như Mai. Ở Hà Tĩnh có khởi nghĩa của Trần Quang Cán, Nguyễn Huy Điển. Cùng với cuộc chiến đấu của Trương Quang Thủ ở Quảng Bình, cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất mặc dù cuối cùng đã bị đàn áp và thất bại nhưng đã khẳng định ý chí chống giặc cứu nước và ấp ủ một tình yêu lớn đối với Tổ quốc của đồng bào và sĩ phu xứ Nghệ, để rồi 10 năm sau lại bùng lên dữ dội trong phong trào Cần vương chống Pháp.

Ngày 18-8-1883, giặc Pháp đánh chiếm Kinh thành Huế. Phái chủ hòa trong triều đình Huế đã ký các Điều ước Quý Mùi (28-8-1883), Giáp Thân (6-6-1884) dâng toàn bộ đất nước cho giặc.

Đêm 5-7-1885, phái chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết chỉ huy tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá (Huế) không thành. Vua Hàm Nghi xuất bôn và ngày 13-7-1885 từ Sơn phòng Quảng Trị xuống Chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân sĩ phu và đồng bào cả nước đứng lên đánh giặc cứu nước. Đồng bào và sĩ phu xứ Nghệ lại cùng cả nước dấy lên phong trào yêu nước, chống Pháp quật cường. Tiếp ứng nghĩa đầu tiên là cuộc khởi nghĩa Lê Ninh ở làng Trung Lễ (Đức Thọ).

Ngày 20-9-1885, tại Sơn phòng Phú Gia (Hương Khê - Hà Tĩnh), vua Hàm Nghi lại xuống Chiếu Cần vương lần thứ hai kể tội quân cướp nước, hô hào sĩ phu và nhân dân cứu nước.

Từ ngòi nổ đầu tiên - cuộc khởi nghĩa của Lê Ninh, phong trào chống Pháp - Cần vương - cứu nước đã bùng lên sôi nổi trên đất Nghệ Tĩnh. Ở Đức Thọ có Lê Ninh, Phan Đình Phùng... Ở Can Lộc có hai anh em Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch; ở Thạch Hà có Nguyễn Cao Đôn, Nguyễn Huy Thuận; ở Cẩm Xuyên có Dương Duy Dừ, Hoàng Bá Xuyên; ở Kỳ Anh có Võ Phát, Võ Hoán, Lê Nhất Hoàn, Trần Công Thưởng; ở Nghi Xuân có Hà Văn Mỹ, Nguyễn Thế, Nguyễn Quân; ở Hương Khê có Trần Hữu Châu, Nguyễn Thoại; ở Hương Sơn có Nguyễn Hữu Giao, Thái Vĩnh Chinh, Đinh Nho Hành, đặc biệt là có đội quân của Cao Thắng; ở Nghi Lộc có Đinh Văn Chất, Nguyễn Hành, Nguyễn Chất, Nguyễn Mậu; ở Thanh Chương, Đô Lương có Trần Khắc Kiệm, Nguyễn Hữu Chỉnh, Trần Văn Biểng, Hồ Văn Phú...; ở Nam Đàn có Vương Thúc Mậu, Vương Thúc Quý...; ở Quỳnh Lưu có Phan Duy Phổ, Hồ Đức Thạc, Hồ Trọng Miên, Hồ Trọng Hoán; vùng Anh Sơn - Con Cuông có Lê Doãn Nhạ; ở Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Quế Phong có Lang Văn Thiết... Nhưng lớn nhất, có sức quy tụ, tập hợp nghĩa khí và nghĩa binh của các lực lượng kháng chiến khác là các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn và Phan Đình Phùng, hai trung tâm kháng chiến ở Bắc và Nam xứ Nghệ.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn, hiệu Ngọc Đường, sinh ngày 10-5-1825, quê ở làng Quần Phương (Diễn Thái, Diễn Châu). Trước họa xâm lăng ông đã phản đối thái độ cầu hòa của triều đình, bị cách chức về quê. Khi Chiếu cần vương lần thứ nhất ban bố, ông đã chuẩn bị lực lượng, lương thực, khí giới để khởi nghĩa. Sau khi xuống Chiếu Cần vương lần thứ hai, vua Hàm Nghi phong ông là Hiệp đốc quân vụ An Tĩnh. Từ đó ông đã tập hợp được đông đảo lực lượng quân sĩ trên địa bàn cả tỉnh Nghệ An. Với nhiều cách đánh linh hoạt, nghĩa quân của Nguyễn Xuân Ôn, ngay từ lúc xuất quân, năm 1886 đã có những trận chiến đấu kiên cường, gây cho địch nhiều tổn thất to lớn, buộc đội quân bình định của giặc Pháp phải đối phó rất khó khăn, căng thẳng. Sau khi rút lên căn cứ Đồng Thông, nghĩa quân của Nguyễn Xuân Ôn không chỉ phục kính địch mà còn chủ động tấn công các căn cứ của chúng. Đó là trận tấn công phủ thành Diễn Châu, căn cứ làng Tràng Thành... Trong trận đánh bọn địch thọc vào khu căn cứ, không may, Nguyễn Xuân Ôn bị trọng thương rồi sau đó bị địch bắt vì có việt gian khai báo vào ngày 25-7-1887. Ngày 1-10-1889, Nguyễn Xuân Ôn trút hơi thở cuối cùng. Nguyễn Xuân Ôn hy sinh nhưng cuộc khởi nghĩa do ông khởi xướng vẫn được duy trì. Các tướng lĩnh và quân sĩ của ông đã quy tụ dưới ngọn cờ khởi nghĩa Phan Đình Phùng - Cao Thắng.

Phan Đình Phùng (1847-1895) quê ở làng Đông Thái (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ). Ông sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống nho học, đời đời kế tiếp thi đỗ làm quan. Năm 30 tuổi đỗ cử nhân, năm sau, 31 tuổi ông đỗ Tiến sĩ và ra làm quan. Ở Bắc một thời gian, ông được gọi về Huế giữ chức Ngự sử, nổi tiếng cương trực khảng khái.

Năm 1883, khi Tôn Thất Thuyết và phái chủ chiến phế bỏ Dục Đức, vì chưa nhận được sự đúng đắn và cấp bách mà Tôn làm, ông đã công khai lớn tiếng phản đối lại triều chính nên bị đuổi về quê. Sau khi Chiếu Cần vương được ban bố, tiếp theo Lê Ninh khởi nghĩa ở Trung Lễ, Phan Đình Phùng triệu tập cuộc họp các sĩ phu. Đông đảo văn thân sĩ phu Hà Tĩnh và Nghệ An đã đến dự, quyết định khởi nghĩa và cử Phan Đình Phùng đứng ra lãnh đạo phong trào. Làng Đông Thái được gấp rút xây dựng thành làng kháng chiến - Đại đồn Đông Thái.

Tháng 10-1885, Phan Đình Phùng yết kiến vua Hàm Nghi ở Sơn phòng Hương Khê. Tháng 11-1885 nghĩa quân Đông Thái phối hợp với nghĩa quân Trung Lễ tiến đánh bọn gián điệp đội lốt tôn giáo phá hoại kháng chiến ở Thọ Ninh, Thọ Tường. Cuộc tấn công thất bại vì quân Pháp ở Vinh kéo lên giải nguy. Sau đó chúng tấn công vào đại đồn Đông Thái. Nghĩa quân Đông Thái rút lên đóng ở núi Mồng Gà (Hương Sơn) rồi về làng Phụng Công (Đức Hòa - Đức Thọ). Vào thời điểm này, nghĩa quân Phan Đình Phùng có thêm sự gia nhập của nghĩa quân Cao Thắng.

Cao Thắng (1864-1893) vốn quê ở làng Phúc Dương (nay thuộc Sơn Phúc - Hương Sơn), đến đời ông nội thì chuyển về thôn Nhà Nàng, làng Yên Đức, xã Tuần Lễ (nay là xã Sơn Lễ - Hương Sơn). Ông tham gia khởi nghĩa năm Giáp Tuất với Trần Quang Cán (Đội Lựu). Khởi nghĩa thất bại, ông được cử nhân Phan Đình Thuật (là em trai Phan Đình Phùng) làm Giáo thụ phủ Anh Sơn che chở, nhận là cháu và đem về nuôi. Năm 1881, Phan Đình Thuật mất, Cao Thắng trở về quê làm ăn nhưng lại bị cường hào o ép, vu oan, bắt giam ở nhà lao Hà Tĩnh. Tháng 11-1885, Lê Ninh đánh thành Hà Tĩnh, phá nhà lao, Cao Thắng được giải phóng và tức tốc về quê cùng với em trai là Cao Nữu và bạn thân Nguyễn Đình Kiểu (nay ở Sơn Châu) chiêu mộ quân dấy nghĩa. Được tin Phan Đình Phùng khởi nghĩa, ông đã đem toàn bộ lực lượng đến gia nhập (1866). Năm 1887 Phan Đình Phùng, trước khi ra Bắc để liên kết lực lượng, đã giao toàn quyền lãnh đạo cho Cao Thắng.

Cao Thắng sau khi nhận trọng trách đã rút quân về đóng bản doanh ở Cồn Chùa - một vùng núi non hiểm trở phía Bắt huyện Hương Sơn (nay thuộc xã Sơn Giang), sau lại chuyển về căn cứ này nằm trên tả ngạn Ngàn Sâu, có vị trí vô cùng hiểm trở nhưng lại có thể thông sang phía Tây với Lào, Xiêm, phía Nam với Quảng Bình, Quảng Trị, phía Bắc với Nghệ An, Thanh Hóa... và trực tiếp nhất là các làng ở Đức Thọ, Can Lộc, Hương Sơn... Tại đây Cao Thắng đã xây dựng đội nghĩa quân có chất lượng chiến đấu cao, có kỷ luật nghiêm; lại tích trữ lương thực gạo, muối ở căn cứ Vụ Quang - Ngàn Trươi (Hương Khê) phòng khi cần thiết. Đặc biệt, là ông đã chế tạo thành công loại súng trường theo kiểu 1874 của Pháp, góp phần quan trọng để nâng cao sức chiến đấu cửa nghĩa quân.

Vào thời kỳ này, 1888-1889, lực lượng nghĩa quân đã khá lớn mạnh nhưng ảnh hưởng vẫn chỉ ở trong phạm vi Đức Thọ và Hương Sơn. Trong lúc đó các cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ khác ở Nghệ - Tĩnh và khu vực Thanh - Nghệ - Tĩnh - Bình đang bị giặc Pháp uy hiếp và đàn áp. Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa) tan rã. Nguyễn Xuân Ôn (Nghệ An) bị giặc bắt (1887) phong trào tạm lắng. Ở Quảng Bình, sau khi Nguyễn Phạm Tuân và Lê Trực thất bại, phong trào đang dần được hồi phục dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thụ và Nguyễn Bí. Các lực lượng khác ở Hà Tĩnh cũng thiếu sự phối hợp chặt chẽ nên chưa phát huy được ưu thế, chưa tạo nên sức mạnh lớn để đối phó với quân Pháp. Việc thống nhất lực lượng, thống nhất lãnh đạo để tăng cường sức chiến đấu đã trở thành yêu cầu cấp thiết cho tất cả các lực lượng khởi nghĩa, của cuộc kháng chiến. Vì vậy, tháng 9-1889, Cao Thắng đã cho người ra Bắc đón Phan Đình Phùng về lãnh đạo phong trào kháng chiến. Sau khi về đến Thượng Bồng, căn cứ vào tình hình ở bốn tỉnh, Phan Đình Phùng phân bố tất cả các lực lượng thành 15 quân thứ (Khê thứ (Hương Khê), Hương thứ, Can thứ, Lai thứ (Tổng Lai Thạch), Nghi thứ, Lễ thứ (Trung Lễ), Cẩm thứ, Thạch thứ, Kỳ thứ, Diệm thứ (làng Tình Diệm - Hương Sơn), Diễn thứ (Diễn Châu), Anh thứ (Anh Sơn), Lệ thứ (Lệ Thủy - Quảng Bình), Bình thứ (Quảng Bình), Thanh thứ (Thanh Hóa)). Mỗi quân thứ do một người chỉ huy đứng đầu. Căn cứ Thượng Bồng là đại bản doanh với lực lượng nòng cốt là đội quân của Cao Thắng và ông được giao chỉ huy về quân sự dưới sự thống lĩnh chung của Phan Đình Phùng. Ngoài việc thống nhất các lực lượng kháng chiến của cả bốn tỉnh, hai ông còn xây dựng sự thống nhất về chỉ huy, kỷ luật và một phần về trang bị vũ khí, tạo nên sức mạnh mới của phong trào, mở ra một thời kỳ chiến đấu rất quyết liệt từ năm 1889-1893. Thời kỳ này mặc dù quân Pháp đã tăng cường lực lượng, thiết lập hệ thống đồn bốt bao vây, tổ chức các cuộc càn quét tập trung nhưng thế chủ động vẫn do nghĩa quân nắm giữ. Từ giữa năm 1890, trước sự tấn công của địch, đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa được chuyển lên vùng núi cao hơn, ở Hói Trùng, Hói Trí. Hoạt động chính của nghĩa quân thời kỳ 1890-1891 là chủ động đánh đồn, diệt viện, bảo vệ căn cứ. Bước sang những năm 1892-1893, vừa chiến đấu vừa xây dựng, lực lượng của nghĩa quân đã trưởng thành nhanh chóng, có thể tập trung chống càn dài ngày hoặc đánh vào các căn cứ của địch. Tiêu biểu là trận chống càn thắng lợi vào tháng 8-1892. Trong lúc các thứ quân Hương Sơn, Hương Khê chống càn thắng lợi, ở khu căn cứ thì nghĩa quân Thạch thứ đã bất ngờ tập kích tỉnh lị Hà Tĩnh. Cuối năm 1893, căn cứ vào sự phát triển của lực lượng và thực tế chiến trường, Cao Thắng mở cuộc hành quân ra tỉnh lị Nghệ An để khuấy động phong trào và tiêu hao sinh lực địch. Tiếc là công viện chưa thành thì tướng quân Cao Thắng bị thương và hy sinh (21-1-1893) lúc mới 29 tuổi. Từ đó, cuộc khởi nghĩa đi vào giai đoạn khó khăn, suy yếu. Giặc Pháp và tay sai không chỉ tăng cường lực lượng mà còn có nhiều thủ đoạn thâm hiểm và độc ác để đàn áp cuộc khởi nghĩa. Chúng thực hiện kế hoạch “dè phiên ly” và đóng các “đồn phòng triệt”, tập trung quân càn quét dài ngày vào vùng căn cứ chính. Nghĩa quân Phan Đình Phùng đã tích cực phản công, tập kích, quấy rối. Nhân dân các nơi vẫn gắn bó với nghĩa quân, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân. Sau mấy lần phải dời đại bản doanh, tháng 10-1894, Phan Đình Phùng trở lại căn cứ Vụ Quang. Tại đây, ngày 26-10-1894 ông đã trực tiếp chỉ huy một trận phục kích chống càn thắng lợi, tiêu diệt ba sĩ quan Pháp, trên 100 lính ngụy, thu 50 súng và nhiều quân trang quân dụng, gây một tiếng vang lớn cả vùng Nghệ Tĩnh. Tuy vậy, vẫn không xoay chuyển được cục diện, tình thế của nghĩa quân vô cùng khó khăn. Các đơn vị nghĩa quân đã chiến đấu vô cùng quả cảm nhưng không có thời gian và điều kiện để củng cố. Sự tiếp tế lương thực ngày càng khó khăn, sự bổ sung vũ khí đạn dược không được đầy đủ nên lực lượng nghĩa quân suy yếu dần.

Trong lúc đó, địch ra sức tấn công nghĩa quân, truy bắt Phan Đình Phùng và các tướng lĩnh khác. Ngày 28-12-1895, trong một cuộc giao chiến ác liệt, Phan Đình Phùng bị thương và sau đó hy sinh. Đó cũng là thời điểm chấm dứt cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng - Cao Thắng nói riêng và phong trào chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX ở Nghệ - Tĩnh, kết thúc thời kỳ các sĩ phu phong kiến yêu nước lãnh đạo phong trào chống Pháp để chuẩn bị chuyển giao vai trò lãnh đạo cho một lực lượng mới. Tuy thất bại nhưng những cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX ở Nghệ Tĩnh đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm về đấu tranh vũ trang, xây dựng làng chiến đấu, về chiến tranh du kích, về tổ chức lực lượng, động viên toàn dân đánh giặc và sách lược chiến tranh nhân dân.

Tuy thất bại nhưng các cuộc khởi nghĩa chống Pháp cuối thế kỷ XIX đã thể hiện tình yêu đất nước, ý chí kiên trung, sự nhạy bén với thời cuộc và khả năng tổ chức chiến đấu của các sĩ phu yêu nước và các tầng lớp nhân dân. Tròn 110 năm kể từ thời điểm bi hùng ấy, chúng tôi lược chép lại những sự kiện, những nhân vật chính của phong trào với ý nguyện được xem như một nén nhang để tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân

(Tạp chí Văn hóa Nghệ An, số 67, tháng 12 năm 2005)
_________________________________________
1. Phan Văn Thắng: Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa Nghệ An.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #28 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2008, 08:01:35 pm »


PHAN TRỌNG BÁU

TỪ “TIẾNG XƯỚNG NGHĨA TRƯỚC TIÊN” CỦA LÊ NINH ĐẾN KHỞI NGHĨA PHAN ĐÌNH PHÙNG1


Khởi nghĩa Phan Đình Phùng là một cuộc khởi nghĩa lớn, là đỉnh cao của phong trào chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX. Nó đã quy tụ được hầu hết các cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ của bốn tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh - Bình thành một phong trào duy nhất, có tổ chức khá quy mô, chỉ huy tương đối thống nhất và chặt chẽ, đã huy động được nhân tài vật lực từ trung du, đồng bằng đến miền biển, miền núi và đặc biệt là cả một số nhân dân Lào ở vùng biên giới cùng tham gia, do đó thời gian kéo dài đến 10 năm (1885-1895)

Tuy nhiên trước khi khởi nghĩa Phan Đình Phùng trở thành ngọn cờ khởi nghĩa tiêu biểu thì một cuộc khởi nghĩa mở đầu như một phát súng báo hiệu cho trận quyết chiến, cổ vũ mọi người xông lên giết giặc, đó là khởi nghĩa Lê Ninh “Tiếng xướng nghĩa trước tiên” của Nghệ Tĩnh như Phan Đình Phùng đã nói. Bản tham luận này chúng tôi xin trình bày mối quan hệ giữa khởi nghĩa Lê Ninh với phong trào chống Pháp do Phan Đình Phùng lãnh đạo đã khẳng định một lần nữa tính chất cuộc khởi nghĩa đó.


***

Lê Ninh hiệu Mạnh Khang, sinh năm 1857, tại làng Ngu Lâm, xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình quan lại, bố là Lê Khanh làm Bố chánh tỉnh Bình Định. Lê Ninh vừa chào đời thì đất nước bắt đầu chìm vào khói lửa của cuộc chiến tranh xâm lược. Năm 1858 tức là khi ông vừa một tuổi thực dân Pháp đánh Đà Nẵng, sau đó ba tỉnh miền Đông, ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ lần lượt rơi vào tay giặc, rồi Bắc Kỳ, Trung Kỳ cùng chung một số phận. Nếu như tự thiếu thời ông đã nhìn thấy cảnh mất nước nhà tan thì ông cũng đã chứng kiến những cuộc khởi nghĩa ngay trên quê hương mình như Trần Quang Cán (Đội Lựu) và nhất là Trần Tấn - Đặng Như Mai đã “quyết đánh cả triều lẫn Tây” năm Giáp Tuất (1874). Những biến cố lớn lao này hẳn đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong đầu óc non trẻ của ông.

Bởi vậy tuy xuất thân trong gia đình nho học nhưng Lê Ninh không nuôi chí khí làm quan mà ông miệt mài nghiên cứu binh thư, kết giao cùng những người nghĩa khí trong vùng chờ thời cơ khởi sự. Ngày 5-7-1885 Kinh thành Huế thất thủ, Hàm Nghi xuất bôn hạ Chiếu Cần vương. Lời kêu gọi cứu khốn phò nguy của vị vua yêu nước đã cảm kích Lê Ninh đến cao độ. Ông thân lĩnh chiếu, tuyên độc trước toàn thể dân làng và khẩn trương xây dựng quê hương mình thành căn cứ kháng chiến. Lòng nhiệt thành của ông đã được mọi tầng lớp nhân dân tham gia. “Nhà giàu năm bảy tháng, Bá hộ đôi ba nghìn”, trai tráng thì gia nhập nghĩa binh, ông còn xuất tiền tuyển thêm hai vệ quân ở Yên Trường, Yên Dũng và cả năm anh em ông đều tham gia khởi nghĩa2. Đại đồn Trung Lễ đóng ngay đầu làng, ngoài doanh trại còn có hai khu lò rèn chế tạo vũ khí, kho quân lương, trường tập bắn. Việc sắp đặt đúng theo binh pháp cổ điển: “Binh năm đạo tác tiến tác hậu, học đồ bát trận Khổng Minh. Đồn trong làng xóm Mới xóm Đình theo phép ngũ liên Tề Bá ... Nơi quân dụng thì quàn thâm áo ngại, cờ ngũ hành cờ: tiểu nỉ thêu; nơi binh khí thì gươm bạc khiên son, súng hỏa mai súng cò máy đá”.

Kỷ luật thật là chặt chẽ:

     Một phen hội diễn, trống đánh vang làng
     Mấy lần tập binh, tiếng ầm dạ há...
3.

Trong khi, xa giá Hàm Nghi đang trên đường ra Quảng Bình thì ở Huế bọn Pháp đã gấp rút đặt Đồng Khánh lên ngôi và tổ chức hai đạo quân ra Quảng Bình và Nghệ An ép Hàm Nghi vào giữa. Nhưng nhân dân ta vẫn một lòng ủng hộ triều đình kháng chiến, ngọn cờ Cần vương của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết đã tập hợp được nhân dân toàn quốc nhất tề đứng lên chống Pháp. Tuy vậy rải rác đã có những bóng đen của sự phản bội, đó là bọn Lê Đại ở Hà Tĩnh cùng một số tay chân của chúng. Tháng 10-1885 Hàm Nghi ra đến Sơn phòng Phú Gia (Hương Khê, Hà Tĩnh) xuống chiếu cho Lê Đại phải mang quân lên hộ giá. Nhưng tên này đã phản bội Tổ quốc, chẳng những hắn không tuân theo lệnh của triều đình kháng chiến mà còn âm mưu liên kết với bọn quan lại đầu hàng ở Nghệ An để đón Tây vào Hà Tĩnh. Thời cơ cứu nước đã đến, ngày 2-11-1885, Lê Ninh xuất quân kéo vào Hà Tĩnh. Trước tiên ông cho hai viên hiệp quản là Lê Hoạt và Nguyễn Dương đưa một đội “thân binh” bí mật lọt vào thành làm nội ứng, còn ông thì đích thân đốc đại quân kéo theo sau. Được tin Lê Ninh xuất binh các cánh quân nghĩa của Nguyễn Thoại ở Mỹ Xuyên (Hương Sơn), Huỳnh Bá Xuyên ở Hữu Chế (Đức Thọ) cũng kéo đến phối hợp. Tới Can Lộc Lê Ninh lại hội quân rồi tiến phát, khí thế thật là mãnh liệt:

     Kéo qua xã Hằng Nga4
     Kéo vô huyện Thạch Hà
     Qua tổng Trung tổng Đậu5
     Kéo ba ngày cho thấu6

Đêm 6-11-1885, nghĩa quân bí mật bao vây thành Hà Tĩnh. Đội “thân binh” của Lê Hoạt và Nguyễn Dương lập công xuất sắc đã bắt Bố chánh Lê Đại và Án sát Trịnh Bưu, tạo điều kiện cho đại quân nhanh chóng chiếm lĩnh thành Hà Tĩnh, thu toàn bộ lương thực, khí giới và voi ngựa. Lê Ninh cũng đã thuyết phục được quân của triều đình đi theo nghĩa quân quay khí giới chống lại quân giặc: “Quân lính cũng một lòng, cờ Cần vương đỏ chói”.

Sau khi giành được thắng lợi bước đầu, Lê Ninh cho một bộ phận ở lại bảo vệ thành, còn ông mang đại quân lên Sơn phòng yết kiến Hàm Nghi. Nhà vua phong cho Lê Ninh làm Bang biện quân vụ trở về đóng ở đại đồn Trung Lễ. Căn cứ này có nhiệm vụ khống chế con đường từ Đức Thọ vào Hà Tĩnh và phối hợp với các cánh quân khác bảo vệ đường thủy từ sông La ra Nghệ An. Phan Đình Phùng đã được Hàm Nghi phong làm Thống đốc quân vụ Đại thần chỉ đạo phong trào Cần vương của bốn tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh - Bình.

Thấy phong trào kháng chiến lên mạnh, một bọn cha cố và giáo dân phản động ở Thọ Ninh, Thọ Tường đã tổ chức do thám đại đồn Trung Lễ để báo cho Tây ở Nghệ An. Một đại đội lính Pháp theo đường thủy từ sông La đổ bộ lên đánh thọc vào đại đồn. Vì mới tổ chức, vũ khí còn thô sơ lại chưa có kinh nghiệm tác chiến trước một đối tượng có trang bị hiện đại nên nghĩa quân buộc phải lui về Bạch Sơn. Ở đây dựa vào thế núi hiểm trở và địa hình kín đáo của phía Đông Bắc huyện Hương Sơn, Lê Ninh vừa xây dựng vừa liên lạc với các đội nghĩa quân ở Nghệ An để hỗ trợ cho nhau. Dưới sự chỉ đạo của Phan Đình Phùng, nhiệm vụ nghĩa quân là xây dựng lực lượng kết hợp với trừ gian, kiên quyết giữ vững căn cứ địa để bảo vệ cho Sơn phòng Hà Tĩnh, Quảng Bình, là nơi Hàm Nghi đang ẩn náu. Bọn Pháp sau khi chiếm được thành Nghệ An chúng bắt đầu đóng một số đồn lính tập dọc sông Lam như đồn Dương Liễu (Nam Đàn), đồn Nu (Thanh Chương), đồn Cây Chanh (Anh Sơn) để bảo vệ vùng đồng bằng Nghệ An. Trong số này đồn Dương Liễu là một cứ điểm quan trọng vì từ đây bọn lính tập có thể thọc một mũi bất ngờ vào khu căn cứ Bạch Sơn. Đồn Dương Liễu do tên lãnh binh ngụy Nguyễn Duật chỉ huy. Hàng ngày Duật vẫn cho quân lùng sục vào các làng xung quanh bắt bớ những người mà chúng nghi là có quan hệ với nghĩa quân. Cuối năm 1886 Lê Ninh cùng Đề Mậu (Nguyễn Mậu) mang quân bí mật bao vây đồn Dương Liễu. Lĩnh Duật chưa kịp chống cự đã bị nghĩa quân tóm được, bọn lính tập hoảng hốt đứa bỏ chạy, đứa xin đầu hàng.

Việc bắt tên Lĩnh Duật là một đòn đánh vào bọn tày sai của giặc làm cho chúng phải co lại không dám ngang nhiên hoành hành như trước và nhân dân thêm tin tưởng, phấn khởi:

     Diệt đồn Dương Liễu sấm ran,
     Bắt tên Lĩnh Duật giết đoàn mộ Tây.


Trong lúc nghĩa quân khí thế đang lên thì không may mùa thu năm 1887 Lê Ninh bị bệnh nặng. Mặc dầu các lương y trong vùng đã hết sức chạy chữa nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Cuối năm đó ông được bí mật đem về quê vợ ở Phù Long (Hưng Nguyên, Nghệ An) để tiếp tục điều trị, nhưng vì bệnh quá nặng nên ông đã từ trần vào ngày 15-12-1887. Lê Ninh, vị tướng tiên phong đầy mưu lược và chí khí trong phong trào ứng nghĩa Cần vương mất giữa tuổi 30, tuổi đang tràn đầy sinh lực làm cho Phan Đình Phùng vô cùng thương xót. Cụ đã cử Cao Thắng lên thay và trong lễ tang cử hành cực kỳ trọng thể, Cụ đã làm đôi câu đối viếng:

     Tuy vân thành bại do thiên, xướng nghĩa tiên thanh tồn Nghệ Tĩnh,
     Kham thán anh hùng vô địa, phù quân đại tiết hữu Hồng Lam.


     (Tuy rằng thành bại tại trời, tiếng xướng nghĩa trước tiên còn truyền Nghệ Tĩnh,
     Than nhẽ anh hùng không đất, tiết phò vua cao cả khá sánh Hồng Lam)7.

Cuộc khởi nghĩa do Lê Ninh lãnh đạo tuy chỉ tồn tại có hai năm, trên một địa bàn đất không rộng, người không đông nhưng đã đóng vai trò rất quan trọng trong phong trào chống Pháp thế kỷ XIX do Phan Đình Phùng lãnh đạo.

Một, khởi nghĩa Lê Ninh là ngòi pháo, đã nổ ra rất đúng lúc mở đầu cho khởi nghĩa Phan Đình Phùng. Như ta đã biết, sau khi Chiếu Cần vương được ban bố, nhân dân Nghệ Tĩnh đã hưởng ứng hết sức nhiệt liệt, riêng Hà Tĩnh đã có đến 20 cuộc ở khắp các phủ huyện từ miền núi đến đồng bằng. Lúc đầu phong trào tuy có rầm rộ nhưng chỉ là những cuộc bạo động tự phát, thiếu tổ chức chỉ huy thống nhất do đó dễ bị kẻ thù dập tắt. Phong trào dần dần quy tụ lại dưới những ngọn cờ tiêu biểu, ở Nghệ An thì có Nguyễn Xuân Ôn còn Hà Tĩnh là Phan Đình Phùng. Sau khi Nguyễn Xuân Ôn mất (1887) thì người duy nhất có đầy đủ uy tín để lãnh đạo công cuộc cứu nước thiêng liêng đó là Phan Đình Phùng. Thực ra lúc này Phan Đình Phùng với danh nghĩa Đốc thị lưỡng kỳ quân vụ đại thần cũng chỉ là một tước hiệu của Hàm Nghi phong để cho danh chính ngôn thuận tổ chức phong trào chống Pháp, nhưng trong tay chưa có một lực lượng cụ thể. Vì như trên đã nói phong trào lúc đầu mới nhóm còn mang tính tự phát, mỗi người thường lấy ngay xóm làng của mình làm căn cứ để mộ quân ứng nghĩa. Ngay Cao Thắng vị tướng tài, trợ thủ đắc lực của Cụ, lúc này cũng chưa hoạt động. Phải đến năm 1888 khi Phan Đình Phùng ở Bắc về thì thực lực của Cụ do Cao Thắng xây dựng mới trở thành đối thủ đáng gờm của bọn xâm lược Pháp. Lực lượng vũ trang có tổ chức nhất có uy tín nhất ngay sau khi Chiếu Cần vương được ban bố chính là của Lê Ninh. Do đã có luyện tập ít nhiều và tuy chỉ có vũ khí thô sơ nhưng có tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao nên sau khi nhận Chiếu Cần vương và biết được bọn Lê Đại, Trịnh Bưu mưu toan làm phản thì Lê Ninh đã có thể xuất quân và ngay trận đầu đã thu thắng lợi giòn giã. Với chiến công hạ thành Hà Tĩnh, tiêu diệt bọn phản bội, âm mưu của giặc định chặn đường bắt Hàm Nghi đã bị đẩy lùi một bước, bọn Lê Đại định “rước voi về giày mồ” bị trừng trị đích đáng, uy tín của Lê Ninh càng lớn và cờ nghĩa của Phan Đình Phùng càng bay cao, càng tập hợp được nhiều lực lượng. Ngoài những đội quân đã tham gia cùng Lê Ninh vào Hà Tĩnh như Nguyễn Thoại (Hương Sơn), Huỳnh Bá Xuyên (Đức Thọ), Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch (Can Lộc) còn có Nguyễn Cao Đôn ở Thạch Hà, Bá hộ Thuận chiếm vùng Truông Xai làm căn cứ, Kỳ Anh có Võ Phát, ở Nghi Xuân Ngô Quảng và Hà Văn Mỹ cũng bắt đầu hoạt động. Đặc biệt vùng Đức Thọ quê hương của Lê Ninh, các ông Phan Cát Tửu, Phan Tử Thụy, Phan Quang Cư, Phan Trọng Nghị, Phan Đình Tuyển, Phan Trọng Mưu... cũng đã họp nhau bàn việc mộ quân ứng nghĩa. Rõ ràng khởi nghĩa Lê Ninh là phát súng hiệu, là hồi kèn xung trận cho phong trào chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX.

Hai, Lê Ninh đã áp dụng chiến thuật thích hợp mà sau này nghĩa quân Phan Đình Phùng đã rút kinh nghiệm và thực hiện thành công.

Trong quá trình tiến hành chiến tranh chống xâm lược từ những thế kỷ trước tổ tiên ta cũng đã từng tổng kết:

     Lấy ít địch nhiều, thường dùng mai phục.
     Lấy ít chống mạnh hay đánh bất ngờ.


Lê Ninh cũng đã ý thức được những điều đó cho nên khi hạ thành Hà Tĩnh, một cứ điểm mạnh, kiên cố so với nghĩa quân lúc đó, lại có lũy cao, hào sâu, quân nhiều, lương sẵn, nếu cứ đường đường chính chính đánh theo chiến thuật công thành cổ điển thì sẽ kéo dài và không thành công. Ông đã cho “thân binh” đi trước, nắm hết tình hình nên khi đại quân kéo tới, lập tức những vị trí then chốt và nhất là bộ chỉ huy đầu não đã bị khống chế và tê liệt, nghĩa quân hạ thành Hà Tĩnh mà không tốn một viên đạn.

Cũng vậy khi diệt đồn Dương Liễu, Lê Ninh không dùng nhiều quân, ông chỉ mang theo 10 người can đảm khỏe mạnh, thông thạo địa hình và đang đêm đột kích vào khi Lĩnh Duật đang hút thuốc phiện do đó đồn Dương Liễu bị hạ nhanh chóng mà lực lượng nghĩa quân vẫn được bảo toàn nguyên vẹn.

Chiến thuật đánh bất ngờ nhằm vào bộ phận đầu não của kẻ địch đã được những thủ lĩnh nghĩa quân sau này nhất là Cao Thắng áp dụng có hiệu quả cao. Ví như khi đánh bọn lính tập ở Hương Sơn để cướp súng, ông đã từng “xuất kỳ bất ý, công kỳ vô bị” (đánh bất ngờ, đánh khi địch chưa chuẩn bị), hoặc khi bắt Đinh Nho Quang ông cũng cho nghĩa quân trá hình thành lính tập đột nhập dinh viên tuần phủ này ngay trước mặt bọn lính làm cho chúng không kịp trở tay. Những trận Vực Vôi (Hương Sơn), Vực Ác (thượng lưu sông La) và nhất là trận Vụ Quang, yếu tố bí mật bất ngờ vẫn tỏ ra thích hợp nhất, có hiệu quả nhất.

Những điều vừa trình bày đã chứng minh rằng trong khởi nghĩa Phan Đình Phùng thì “Tiếng xướng nghĩa trước tiên” của Lê Ninh đã đóng vai trò quan trọng là phát súng hiệu, là hồi kèn xung trận cho hàng loạt cuộc ứng nghĩa khác. Về chiến thuật thì những người đi sau cũng đã rút được những kinh nghiệm nhất định và áp dụng sáng tạo vào từng hoàn cảnh cụ thể để lập nên những chiến công oanh liệt làm rạng rỡ thêm trang sử chống xâm lược của nhân dân ta.

Hà Nội, tháng 12 năm 1995

_________________________________________
1. Tham luận Hội thảo khoa học kỷ niệm 100 năm ngày mất Phan Đình Phùng, ngày 28-12-1995.
2. Năm anh em trai ông là: Lê Ninh, Lê Diên, Lê Phác, Lê Trực và Lê Võ.
3. Lê Trọng Đôn: Bài phú Trung Lễ thất hỏa, Tri Tân, số 164. tr. 11.
4. Thuộc Can Lộc.
5. Thuộc Thạch Hà.
6. Vũ Ngọc Khánh, Hồ Như Sơn: Vè yêu nước chống Pháp xâm lược, tr.170.
7. Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX, Nxb Văn học, Hà Nội, 1976, tr.308.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #29 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2008, 08:13:46 pm »

HỒ HỮU PHƯỚC1

VÀI Ý KIẾN VỀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA PHAN ĐÌNH PHÙNG

Cuộc kháng chiến của Phan Đình Phùng cuối thế kỷ XIX, chống thực dân Pháp xâm lược, dường như không phải bàn cãi về mọi phương diện: mục đích, tính chất, nguyên nhân thất bại v.v... Rằng đó là phong trào Cần vương cuối cùng và lớn nhất ở Trung Kỳ, rằng ngọn cờ Cần vương không còn đủ sức tập hợp lực lượng vì giai cấp phong kiến đã hết vai trò lịch sử nên dẫn đến thất bại v.v...

Tuy nhiên nhân kỷ niệm 160 năm ngày sinh Phan Đình Phùng, chúng tôi còn muốn bàn thêm một số ý kiến về cuộc kháng chiến này.

Sau Điều ước Quý Mùi tức Điều ước Harmand (25-8-1883), Điều ước Giáp Thân tức Điều ước Patenôtre (6-6-1884), triều đình Huế nói riêng và giai cấp phong kiến Việt Nam nói chung có sự phân hóa sâu sắc rõ ràng chứ không còn mập mờ như thuở Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẵng (1858) hoặc khi Điều ước Nhâm Tuất (1862) nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp nữa. Sau Điều ước Harmand và Điều ước Patenôtre, tại triều Nguyễn hình thành hai phe rõ ràng là phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết cầm đầu và phe chủ hòa do Nguyễn Văn Tường cầm đầu. Thuở ấy trong dân gian xuất hiện một câu ca phản ánh và đánh giá thái độ các nhân vật của hai phái trên:

     “Nước Nam có bốn anh hùng:
     Tường gian, Viêm láo, Khiêm khùng, Thuyết ngu
2

Một bộ phận quan lại triều Nguyễn và một bộ phận giai cấp phong kiến đã tách ra khỏi dân tộc, không còn đồng hành cùng dân tộc như từng có trong lịch sử “vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước đấu sức lại mà đánh giặc”. Một bộ phận khác, trong đó kể cả vua Hàm Nghi kiên quyết đi cùng dân tộc, lãnh đạo nhân dân chống xâm lược đến cùng. Vua Hàm Nghi đã nói “Trẫm đức mỏng, để cho thần dân phải lầm than là lỗi ở Trẫm” đã phản ánh đúng sự gắn bó mật thiết giữa quyền lợi dân tộc và quyền lợi bộ phận tiến bộ trong giai cấp phong kiến Việt Nam tự chủ.

Phan Đình Phùng là nhân vật tiêu biểu xuất sắc, là lãnh tụ của bộ phận giai cấp phong kiến tiến bộ cuối thế kỷ XIX, luôn biết gắn bó quyền lợi của giai cấp mình với quyền lợi tối cao của dân tộc. Lúc đến Sơn phòng sứ Hà Tĩnh ở Phú Gia (Hương Khê), Phan Đình Phùng đã khóc nói “Để cho bệ hạ long đong vất vả là tội của lũ hạ thần” biểu hiện lòng trung quân ái quốc của Cụ. Vua Hàm Nghi là một ông vua yêu nước không chỉ biết quyền lợi triều Nguyễn mà hơn ai hết, ông vua này biết coi trọng quyền lợi dân tộc, đặt dân tộc và Tổ quốc lên trên hết. Chẳng thế mà sau khi bị tên phản bội Trương Quang Ngọc báo cho Pháp bắt đưa về Kinh thành Huế, nhà vua cự tuyệt đến cùng, không thèm trả lời bọn Pháp, sẵn sàng chờ đón sự gian khổ, giam cầm, kiên quyết không nao núng không chịu lùi một ly trước bọn thực dân Pháp. Cho nên ngọn cờ kháng chiến Phan Đình Phùng phất lên là ngọn cờ Cần vương đã đành mà ngọn cờ ấy còn là ngọn cờ dân tộc. Cần vương và dân tộc là hai mục đích song song đồng hành của cuộc kháng chiến Phan Đình Phùng. Giả sử toàn bộ triều Nguyễn từ vua cho đến quan lại lúc bấy giờ đầu hàng Pháp tất cả, không có một người nào như vua Hàm Nghi, thử hỏi Phan Đình Phùng có giương lên lá cờ Cần vương không? Chắc chắn là không. Cho nên từ trước tới nay chỉ nhấn mạnh mục đích Cần vương của cuộc kháng chiến Phan Đình Phùng và gọi đó là “phong trào Cần vương Phan Đình Phùng” thì e rằng chưa đủ. Có lẽ nên gọi là, cuộc kháng chiến của Phan Đình Phùng cuối thế kỷ XIX chống thực dân Pháp xâm lược” thì thỏa đáng hơn.

Chính vì cuộc kháng chiến của Phan Đình Phùng có mục đích chính nghĩa rõ ràng giương cao ngọn cờ Cần vương kết hợp ngọn cờ dân tộc nên nó có sức tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, tạo nên hậu thuẫn sâu rộng vững chắc ở Bắc Trung Kỳ có cơ sở kháng chiến từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Đây là cuộc kháng chiến lớn nhất cuối thế kỷ XIX và cuộc kháng chiến này nhanh chóng trở thành một cuộc chiến tranh nhân dân.

Tính chất chiến tranh nhân dân của cuộc kháng chiến Phan Đình Phùng được biểu hiện ở nhiều mặt trong đường lối kháng chiến “ngụ nông ư binh” tại các làng xã ở vùng chiến khu căn cứ kháng chiến, ở phong trào yêu nước toàn dân kháng chiến. Cuộc kháng chiến của Phan Đình Phùng là một cuộc kháng chiến toàn dân. Mọi tầng lớp nhân dân từ các bậc văn thân, các vị hào trưởng, các nhà hào phú cho đến người dân cày, người thợ thủ công, người buôn bán nhỏ, già trẻ gái trai v.v... đều trực tiếp đứng trong hàng ngũ nghĩa quân kháng chiến. Hà Tĩnh là trung tâm của cuộc kháng chiến có 10 quân thứ trong số 15 quân thứ và có đại bản doanh tại đại đồn Vụ Quang. Hầu như tuyệt đại bộ phận làng xã ở Hà Tĩnh đều tiến hành kháng chiến, đều có người trực tiếp đứng trong hàng ngũ kháng chiến. Từ những tướng lĩnh như Đề đốc, Đốc binh, Lãnh binh, người chỉ huy cấp thấp hơn như suất đội đến người thợ rèn đúc vũ khí, người nữ giao thông tiếp tế binh lương làm tình báo dò la tin tức nội bộ địch, người dân bảo vệ kho lương hậu cần v.v... tất cả tạo thành một lực lượng, một mạng lưới chiến tranh nhân dân của cuộc kháng chiến.

Hà Tĩnh có 10 quân thứ mà người chỉ huy các quân thứ ấy không chỉ là các bậc võ cử khoa bảng như Võ Phát, Cao Đạt hoặc nhà hào phú như Bá hộ Thuận (tức Nguyễn Huy Thuận) mà còn có cả những nông dân như Đề Chanh, Đề Trạch (Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch). Đặc biệt người tổng chỉ huy tổng tư lệnh quân kháng chiến thật sự là một nông dân: Cao Thắng mới 21 tuổi đã được Đình nguyên Phan Đình Phùng lãnh tụ cuộc kháng chiến tin tưởng giao cho việc lớn điều khiển ba quân; Cao Thắng đã không phụ lòng cụ Phan và nghĩa quân, có thể nói cụ Phan là linh hồn của cuộc kháng chiến và Cao Thắng là rường cột của cuộc kháng chiến.

Ngoài Cao Thắng, những tướng lĩnh của cuộc kháng chiến Phan Đình Phùng đều giỏi giang, tài ba và tuyệt đối trung thành như Võ Phát Kỳ Anh, Dương Huy Dừ (Đề Dừ) ở Cẩm Xuyên, Bùi Long (Đốc Long), Trần Danh Lập (Đề Quynh) ở Thạch Hà, Thái Vĩnh Chinh (Lãnh Thái) ở Hương Sơn v.v... Ngoài các vị này còn nhiều tướng lĩnh, nhiều người chỉ huy khác mà hiện nay chúng ta chưa biết hết. Một cuộc khảo sát quy mô và có tổ chức chắc chắn sẽ sưu tầm được nhiều người nữa.

Không chỉ có tướng lĩnh mà còn có cả quân lính. Làng xã nào cũng có người lính cầm súng trực tiếp chiến đấu chống Pháp trong hàng ngũ quân kháng chiến của Phan Đình Phùng. Một vài thí dụ: Tại xã Phong Phú (Thạch Hà) có ông Trương Quốc Chúc cầm súng chiến đấu suốt 10 năm trời dưới sự chỉ huy của Đốc Long, cho đến khi cuộc kháng chiến thất bại (1896) ông mới trở về quê làm ruộng sinh sống; Tại xã Hữu Bằng (Hương Sơn) có ông Hồ Lực cũng là người lính chiến thuộc Hương thứ (quân thứ Hương Sơn) trực tiếp dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huy Giao, người phụ trách quân thứ Hương Sơn; Và còn nhiều người nữa mà ta chưa biết hết tên tuổi của họ. Có như vậy thì quân kháng chiến của Phan Đình Phùng mới hùng hậu, đông đảo tổ chức được 10 quân thứ tại Hà Tĩnh. Nhờ có đội quân hùng hậu đông đảo mà cụ Phan và Cao Thắng đã có thể phân phối quân lính rải đều rất nhiều căn cứ kháng chiến, ngoài 10 quân thứ nói trên. Chưa nói các huyện khác, chỉ riêng một huyện Hương Sơn mà căn cứ kháng chiến của Phan Đình Phùng cũng đã dày đặc: Tuần Lễ, Hàm Lại, Khe Sắn, Cồn Chùa, Tình Diệm, Phúc Dương, Phúc Đậu, Tràng Sim, Thủy Mai v.v... Trong đó có những nơi còn để lại dấu tích kháng chiến đến ngày nay như căn cứ Tràng Sim. Tại đây còn dấu tích Khe Rèn và đồn Cơn Khế (nay thuộc địa phận xã Sơn Trường và xã Sơn Hàm). Khe Rèn xưa kia và nơi rèn đúc và cất giấu vũ khí của quân kháng chiến Phan Đình Phùng, trong đó có cả loại súng kiểu 1874 của Pháp. Sau khi được cô Tám (con ông Hoàng Phúc) mật báo có một toán lính tập đi từ Vinh về Phố Châu, Cao Thắng đã bố trí quân mai phục tại dốc Tứ Mỹ (nay thuộc xã Sơn Châu) chém giết 15 tên lính tập, cướp được 15 khẩu súng Tây. Cao Thắng cho trưng tập thợ rèn Trung Lương và Vân Chàng về căn cứ Tràng Sim, tháo ra một khẩu rồi cứ theo đó mà đúc các bộ phận. Súng đúc xong bắn rất hiệu nghiệm, chỉ có nhược điểm là lò xo và rãnh chưa thật đúng kích cỡ. Sau khi đúc thành công khẩu đầu tiên và bắn thử nghiệm, Cao Thắng cho sản xuất hàng loạt súng kiểu 1874 của Pháp trang bị cho quân đội. Số còn lại dự trữ để vào kho vũ khí tại Khe Rèn và đồn Cơn Khế. Với việc làm này, Cao Thắng thật sự là một tài năng xuất chúng vượt xa những tướng lĩnh phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ. Đại úy Gosselin người trực tiếp chỉ huy đàn áp cuộc kháng chiến Phan Đình Phùng đã hết sức kinh ngạc khâm phục tài năng Cao Thắng. Trong Văn tế Cao Thắng ông Bang Nhu cũng ca ngợi “ Chế súng đạn biết bao chừng cơ trí”.
____________________________________________
1. Hồ Hữu Phước: Nhà nghiên cứu Lịch sử - Văn hóa tỉnh Hà Tĩnh.
2. Nguyễn Văn Tường, Hoàng Tá Viêm, Ông Ích Khiêm và Tôn Thất Thuyết. Câu ca này còn được truyền tụng đến trước Cách mạng Tháng Tám 1945.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM