Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:44:08 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phan Đình Phùng - Cuộc đời và sự nghiệp  (Đọc 109609 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #70 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 07:22:59 pm »


ĐIẾU LÊ NINH
Nguyên tác:



Phiên âm:
                                                           ĐIẾU LÊ NINH

                              Tuy vân thành bại do thiên, xướng nghĩa tiên thanh tồn Nghệ Tĩnh;
                              Kham thán anh hùng vô địa, phù quân đại tiết hữu Hồng Lam. 

Dịch nghĩa:
                                                 CÂU ĐỐI VIẾNG ÔNG LÊ NINH

                       Tuy rằng thành bại tự trời, tiếng xướng nghĩa trước tiên, còn truyền Nghệ Tĩnh.
                       Than nhẽ anh hùng không đất, tiết phò vua cao cả, khá sánh Hồng Lam.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #71 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 07:28:10 pm »


KHỐC CAO THẮNG
Nguyên tác:



Phiên âm:
                                                          KHỐC CAO THẮNG

                                                                 NHẤT
                                                   Hữu chí phất thành, anh hùng dĩ hĩ;
                                                   Vị tiệp tiên tử, thiên ý vị hà?

                                                                 NHỊ
                                     Công cầu tất thành, kích tiếp thệ ngôn thanh quốc tặc;
                                     Sự nan dự liệu, cứ yên kim dĩ thiểu tư nhân.

Dịch nghĩa:
                                                 CÂU ĐỐI KHÓC ÔNG CAO THẮNG

                                                                   I
                                               Có chí không thành, anh hùng đã khuất;
                                               Chưa thắng đã chết, ý trời ra sao?

                                                                   II
                                              Công muốn lập nên, gõ mái nặng thề trừ giặc1 nước;
                                              Việc khôn tính trước, lên yên2 nay thấy vắng người này.

Chú thích:
1. Gõ mái: Tổ Địch đời Tấn khi kéo quân qua sông đi đánh bọn giặc xâm lăng phương Bắc, ra giữa dòng, ông gõ mái chèo thề rằng: “Không quét hết giặc, thề không trở về qua sông này”
2. Lên yên: Mã Viện đời Hán đã 62 tuổi xin đi đánh giặc, Quang Vũ ngại tuổi già không muốn cho đi. Mã Viện nói: “Tôi còn đủ sức mặc áo giáp và cưỡi ngựa”. Nói rồi nhảy lên ngựa, ngồi vững trên yên. Quang Vũ khen ngợi thuận cho đi.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #72 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 07:33:41 pm »


THƯ TRẢ LỜI HOÀNG CAO KHẢI
Nguyên tác:


Phiên âm:

PHÚC KÝ HOÀNG CAO KHẢI THƯ

Đồng ấp Cử nhân Hoàng quý đài điện giám:

Đệ cận dĩ binh sự, cửu xử lâm hác, kiêm chi đông thiên hàn lãnh, tịch nhược vô liêu. Thích hữu nhân báo cố nhân thư lai, nhất văn chi hạ, bất giác hàn tịch tận phá, khắc tức triển độc. Thư nội hiển thị hoạ phúc, thuyết tận lợi hại; cực tri cố nhân phi đồ vị đệ kế an toàn, thực dục vi toàn hạt mưu ninh thiếp dã. Thiên lý tuy dao, bất xí đồng đường ngộ đối, can trường phế phủ chi ngôn, quân dĩ lãnh tất.

Nhiên dĩ đệ chi tâm sự chi cảnh ngộ tắc hữu vạn nan ngôn giả, hà dã? Hiện kim thiên hạ chi sự thế như thử, nhi đệ chi tài lực như bỉ, cổ nhân vị dĩ đường tý nhi đương vạn thặng, kim tắc hựu bất chỉ thử dã!

Nhiên đệ thoái nhi tư chi, ngã quốc thiên bách niên lai, địa bất quảng, binh bất cường, tài bất phú, sở thị dĩ lập quốc giả, quân thần phụ tử ngũ luân nhi dĩ. Hán Đường Tống Nguyên Minh luỹ dục quận huyện kỳ địa, chung bất khả đắc. Phù tha chi dữ ngã, địa tắc tương liên, lực tắc vạn bội, nhi chung bất khả dĩ vi cường giả, thử vô tha, Nam quốc sơn hà, tiệt nhiên định phận, thi thư chi trạch, thành hữu khả thị dã.

Tư giả, dương nhân dữ ngã, tương cách bất tri kỳ kỷ thiên vạn lý chi dao, việt hải nhi lai, sở chí phong mị, thiên tử bôn ba, cử quốc hoàng hoàng, viêm Tống sơn hà, thành Kim thế giới. Thiên hạ chi trầm nịch hà như, khỉ đồ nhất châu nhất gia đồ thán nhi dĩ tai.

Ất dậu niên, giá để Tĩnh phòng, thử thứ đệ đinh hữu mẫu ưu, duy tri bế môn cư tang, khỉ cảm hữu tha. Vô nại dĩ thế thần chi cố, luỹ chiếu tuyên triệu, cố bất đắc bất khởi nhi ứng chi; cận hựu trạc dĩ bất thứ, uỷ dĩ trọng quyền, quân mệnh như thử, túng sử cố nhân đương thử, kỳ năng từ nhi tỵ chi hồ?

Cận lai cơ dĩ thập niên, tòng nghĩa chư nhân, hoặc bị trách phạt, hoặc bị tru lục, nhi chung vô ly tâm, vô hối chí, xuất tài xuất lực, tòng giả thật dĩ gia đa; phù khỉ nhân tình chi lạc tai tham hoạ nhi nhiên tai? Thử cái hữu dĩ tín đệ chi tâm dã. Nhân tâm như thử, thảng sử cố nhân xử thử, kỳ năng từ nhi khí chi hồ? Cố hương hoả chi thê lương, thân thích chi ly tán, bất cảm cố dã. Thân giả do bất cảm cố, nhi huống ư sơ giả hồ? Cận giả do bất cảm bảo, nhi huống ư viễn giả hồ? Phả ngã hạt chi sở dĩ thậm ư đồ thán giả, phi đồ bình chi vi tệ dã: Pháp quan nhất lai, quần tiểu phụ chi, vô tội giả chỉ vi hữu tội, kim nhật ngôn trách, minh nhật ngôn phạt, phàm khả dĩ thủ dân tài giả, vô sở bất dụng kỳ chí, tệ đoan bách xuất, Pháp quan an đắc nhi tận tri, lư diêm kỳ năng bất chí ư phiêu tán giả hồ? Cố nhân dữ đệ giai Hoan sản dã, thiên lý chi ngoại, cố nhân do dĩ châu lý vi niệm, huống đệ mục kích nhi thân thân giả hồ?

Đãn vị cảnh sở khuất, lực bất tòng tâm, tắc diệc vô như chi hà nhĩ.

Tư cố nhân lý hữu ý cập tư dân, tất dĩ đệ chi cảnh ngộ, thiết dĩ thân xử nhi tư chi, tắc đệ chi tâm sự tự liệu nhiên hĩ, hựu hà tất phiền đệ chi chuế trần tai.

Nhất dương giai hậu, dao chúc bình an.

Phan Đình Phùng phúc thư


Dịch nghĩa:

THƯ TRẢ LỜI HOÀNG CAO KHẢI1

Hoàng quý đài các hạ,

Gần đây, tôi vì việc quân, ở mãi trong trốn rừng rú, lại thêm lúc này tiết trời mùa đông, khí hậu rét quá, nông nỗi thật buồn tênh. Chợt có người báo có thư của cố nhân gửi đến. Nghe tin ấy, không ngờ bao nhiêu buồn rầu lạnh lẽo, tan đi hết cả. Tiếp thư liền mở ra đọc. Trong thư, cố nhân chỉ bảo cho điều họa phúc, bày tỏ hết chỗ lợi hại, đủ biết tấm lòng của cố nhân, chẳng những muốn mưu sự an toàn cho tôi thôi, chính là muốn mưu sự yên ổn cho toàn hạt ta nữa. Những lời nói gan ruột của cố nhân, tôi đã hiểu hết, cách nhau muôn dặm tuy xa, nhưng chẳng khác gì chúng ta được ngồi cùng nhà nói chuyện với nhau vậy.

Song le, tâm sự và cảnh ngộ của tôi có nhiều chỗ muôn vàn khó nói hết sức. Xem sự thể thiên hạ như thế kia, mà tài lực tôi như thế này, y như lời cổ nhân đã nói: thân con bọ ngựa là bao mà dám giơ tay lên muốn cản trở cỗ xe thì cản sao nổi; việc tôi làm ngày nay sánh lại còn quá hơn nữa, chẳng phải như chuyện con bọ ngựa đưa tay ra cản xe mà thôi.

Nhưng tôi ngẫm nghĩ lại, nước mình ngàn năm nay, đất nước chẳng rộng, quân lính không mạnh, tiền của chẳng giàu, cái chỗ dựa để dựng nước, là nhờ có cái gốc vua tôi, cha con theo năm đạo thường mà thôi. Xưa kia nhà Hán, nhà Đường, nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh, bao nhiêu phen lăm le muốn chiếm lấy đất ta làm quận huyện của họ mà rút cục vẫn chiếm không được. Ôi! Họ đối với nước ta, bờ cõi liền nhau, sức mạnh hơn ta vạn bội, thế mà trước sau họ không thể ỷ mạnh mà nuốt trôi nước ta được, nào có vì lẽ gì khác đâu, chẳng qua non sông nước Nam tự trời định phận riêng rõ ràng rồi, và cái ơn giáo hoá của thi thư vốn là chỗ dựa cho mình đấy. Đến nay người Tây với mình, cách xa nhau không biết là mấy muôn dặm, họ vượt bể lại đây, đi tới đâu như là gió lướt tới đó, đến nỗi nhà vua phải chạy, cả nước lao xao, bỗng chốc non sông nước mình biến thành bờ cõi người ta, thế là trọn cả nước nhà, dân nhà cũng bị đắm chìm hết thảy, có phải là riêng một châu nào hay một nhà ai phải chịu cảnh lầm than mà thôi đâu.

Năm Ất Dậu, xa giá thiên tử ngự đến Sơn phòng Hà Tĩnh; giữa lúc đó tôi đang còn tang mẹ, chỉ biết đóng cửa chịu tang cho trọn đạo, trong lòng há dám mơ tưởng đến sự gì khác đâu. Song vì mình là con nhà thế thần, cho nên đôi ba lần đức Hoàng thượng xuống chiếu vời ra, không lẽ nào có thể từ chối, thành ra tôi phải bất đắc dĩ đứng ra vâng chiếu. Gần đây, Hoàng thượng lại đoái tưởng lựa chọn tôi mà giao phó cho việc lớn, uỷ thác cho quyền to; ấy mang ơn vua uỷ thác như thế đó, nếu cố nhân đặt mình vào trong cảnh như tôi, liệu chừng cố nhân có đành chối từ trốn tránh đi được hay không?

Từ lúc tôi khởi nghĩa đến nay, đã trải mười năm trời, những người đem thân theo việc nghĩa, hoặc đã bị trách phạt, hoặc đã bị chém giết, vậy mà lòng người trước sau chẳng hề lấy thế làm chán nản ngã lòng bao giờ; trái lại, họ vẫn bỏ của bỏ sức ra giúp đỡ tôi, mà số người mạnh bạo ra theo tôi lại càng ngày càng nhiều thêm mãi. Nào có phải người ta lấy điều tai vạ hiểm nguy làm sự sung sướng thèm thuồng mà bỏ nhà dấn thân ra theo tôi như vậy đâu. Chỉ vì họ tin cậy lòng tôi, lượng xét chí tôi, cho nên hâm mộ vậy đó thôi. Nay lòng người như thế đó, nếu như cố nhân đặt mình vào cảnh của tôi liệu chừng cố nhân có nỡ lòng nào bỏ mà đi cho đành hay không?

Chỉ vì nhân tâm đối với tôi như thế, cho nên cảnh nhà tôi đến nỗi hương khói vắng tanh, bà con xiêu giạt, tôi cũng chẳng dám đoái hoài. Nghĩ xem, kẻ thân với mình mà mình còn không đoái hoài, huống chi là kẻ sơ; người gần với mình mà mình còn không bao bọc nổi, huống chi người xa. Vả chăng hạt ta đến nỗi điêu đứng lầm than quá không phải riêng vì tai hoạ binh đao làm nên nông nỗi thế đâu. Phải biết quân Pháp đi tới, có lũ tiểu nhân mình hùa theo bầy kế lập công, những người không có tội gì, chúng cũng buộc cho có tội, rồi thì bữa nay trách thế nọ, ngày mai phạt thế kia, phàm có cách gì đục khoét được của cải của dân, chúng nó cũng dùng hết không từ. Bởi thế mà thói hư mối tệ tuôn ra cả trăm cả ngàn, quân Pháp làm sao biết thấu? Như thế mà bảo làng xóm không phải tan lìa trôi giạt đi thì có thể được ư?

Cố nhân với tôi đều là người sinh tại châu Hoan, mà cố nhân ở cách xa ngoài muôn ngàn dặm, còn có lòng đoái tưởng quê hương thay, huống chi là tôi đây đã từng lấy thân chịu đựng và lấy mắt trông thấy thì sao? Khốn nỗi cảnh ngộ bó buộc, vả lại sức mình chẳng làm được theo lòng mình muốn thành ra phải đành, chứ không biết làm sao cho được. Cố nhân đã biết đoái hoài thương xót dân này, thì cố nhân nên lấy tâm sự tôi và cảnh ngộ tôi, thử đặt mình vào mà suy nghĩ xem, tự nhiên thấy rõ ràng, chứ cần gì đến tôi phải nói dông dài nhiều nữa.

Tiết đẹp nhất dương2, bình yên xa chúc.

Phan Đình Phùng kính đáp

Chu Thiên dịch


Chú thích:
1. Tháng 5-1884, Hoàng Cao Khải vâng lệnh toàn quyền Lanessan viết thư cho người đem đến tận nơi đưa cho Phan Đình Phùng dụ ra hàng. Đây là thư Phan Đình Phùng trả lời bức thư ấy.
2. Nhất dương: Tháng 11 âm lịch.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #73 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 07:39:39 pm »


Để bạn đọc hiểu hơn nội dung “Thư trả lời Hoàng Cao Khải” của Phan Đình Phùng, chúng tôi xin đăng toàn bộ phần “Thư Hoàng Cao Khải gửi Phan Đình Phùng” do Chu Thiên dịch:


THƯ HOÀNG CAO KHẢI GỬI PHAN ĐÌNH PHÙNG

Triều Thành Thái, năm Giáp Ngọ (1894), tháng tư.

Kính gửi Đình nguyên Tiến sĩ Phan huynh ông túc hạ

Tôi với túc hạ xa cách nhau thấm thoát đã mười bảy năm rồi.

Việc đời dâu bể phong trần kẻ Bắc người Nam, xu hướng dù có khác nhau, nhưng hồn mộng vẫn quanh quẩn bên nhau. Hồi tưởng khi ngày trước ở làng xóm vui chơi, tình nghĩa đôi ta sao mà thắm thiết thế!

Từ khi túc hạ gây việc đến nay, gan trung dạ nghĩa đã vang khắp đó đây, mọi người đều biết. Tôi thường được nghe các quý quan nói chuyện với nhau, ai cũng khen ngợi và kính trọng túc hạ, đủ rõ cái quan niệm về nghĩa khí và tôn bậc thân, người nơi khác cũng đồng tình, chứ không phải chỉ là bọn thanh khí riêng mình với nhau mà thôi đâu.

Nguyên khi kinh thành có việc, nhà vua dời đi, túc hạ đã hăng hái đứng ra ứng nghĩa, giữa lúc sự thể đến tay như thế, mà làm như thế, ai dám bảo là không đúng.

Còn đến gần đây, sự thể như thế nào? Việc thiên hạ có thể làm được nữa hay không? Thì dù những kẻ thô thiển tầm thường cũng còn biết được, nữa là túc hạ là hạng người tuấn kiệt, há không nghĩ được hay sao?

Tôi trộm đoán cái chí của túc hạ cho rằng: “Ta cứ làm việc nghĩa của ta, hết sức hết tài của ta, còn nên hay không là do trời, ta chỉ biết dâng mình cho nước đến chết thì thôi!” Cho nên đi luôn biền biệt mà không trở lại nữa, là vì không thể cướp được cái chí ấy. Nhưng tôi thấy tình cảnh hiện nay của xóm làng thật là đau lòng, tôi thường muốn đem ý kiến thô thiển của mình mạo muội bày tỏ lên bậc cao minh, nhưng đã rải giấy mài mực, rồi lại gác bút lên mà than thở nhiều lần. Tại sao thế? Vì nghĩ rằng gan vàng dạ sắt ấy, không thể lấy lời nói câu văn mà chuyển động được. Phương chi tình khác, cảnh khác, mặt xa, lòng xa, lời nói của tôi chưa chắc đã thấu đến sân túc hạ, mà dù có đến được sân túc hạ chăng nữa, vị tất đã lọt được vào tai của túc hạ, chỉ tổ cho cố nhân cười tôi là ngu mà thôi.

Nay nhân quan toàn quyền cũ lại sang, trước tiên đem công việc anh ta ra bàn, có khuyên tôi sai người tỏ ý với túc hạ, ngài lại gửi lời nhờ nói với túc hạ rằng: “Những người đạt nhân
1 cố nhiên vốn không bo bo vì gia đình mình, nhưng cũng phải nghĩ đến cứu nhân dân một phương này chứ”. Câu ấy quan toàn quyền không nói với ai, mà lại nói với tôi, là vì cho là tôi với túc hạ có tình làng xóm, lẽ nào tôi lại im đi làm thinh mà không nói với túc hạ cho đành.

Kìa như quan toàn quyền từ xa muôn dặm đến đây mà còn băn khoăn nghĩ đến dân ta như thế, phương chi chúng ta sinh trưởng ở xứ này, cha anh họ hàng ở cả đấy mà một sớm quên hết cả tình nghĩa, điềm nhiên như không, rồi trăm năm sau người ta sẽ bảo chúng ta ra sao?

Nguyên con người ta trên là đức của vua, vì dưới là vì dân; kẻ đã trung với vua thì phải có lòng thương dân, chưa có người nào không thương đến dân của mình mà bảo là trung với vua được. Những công việc túc hạ đã làm bấy lâu nay, bảo là trung thì trung thật đấy. Nhưng riêng nhân dân hạt ta thì phỏng có tội gì mà phải lâm vào cảnh lầm than ấy? Đấy là lỗi của ai? Nếu cứ theo cái đà này mà đi mãi, tôi sợ rằng cả cái vùng Hồng Lam này sẽ thành ao cá hết, chứ có phải riêng làng Đông Thái chúng ta phải lo thôi đâu!

Cứ cho rằng: “Người làm việc thiên hạ thì không nhìn đến nhà”. Nhưng chỉ nhà của một người thì được, còn như nhà của cả một tỉnh thì sao? Thiết tưởng không phải điều mà nhân dân quân tử thích làm. Tôi lui vào mà nghĩ, lại bất giác vùng dậy vui vẻ nói rằng: “Câu này có thể đem ra mà thỉnh giáo với bề trên được đấy!”

Tuy nhiên, sự thế của túc hạ hiện nay như cưỡi cọp muốn xuống, nguy hiểm biết là nhường nào? Nếu tôi không có gì tự tin thì quyết không dám khinh suất dựng nên lời nói để làm hại cố nhân. May có quan toàn quyền đại thần quen biết với tôi từ lâu, lại quan khâm sứ ở kinh và quan công sứ Nghệ An, Hà Tĩnh, đều tin cậy ý kiến tôi cả. Tức như trước đây, quan Bố trần, quan Thị Phan
2 người thì bị án mạng, người thì bị an trí, tôi đều vì tình trong làng trong tỉnh, bảo toàn cho cả, may đều được yên ổn. Lại như mới đây, Phan huynh3 ông ra thú, tôi đưa đi yết kiên các quý quan, đều được đối đãi như khách. Lại sai đánh điện bảo trả ngay mồ mả tiền nhân, thả anh em thân thuộc ra. Khoan hồng biết là nhường nào? Xem đấy, dù biết lẽ ân lòng ấy, tuy xa nghìn dặm, vẫn có chỗ giống nhau vậy.

Nếu túc hạ không cho lời tôi nói là viển vông quá, xin hoàn toàn đừng lo ngại sự gì. Quyết không để cho cố nhân mang tiếng là bất tài đâu.

Nay tôi đã thương thuyết với các quý quan: trước hãy tha bà chị nhà được đến báo tin với túc hạ, và kèm cả bức thư này đường độ gửi đến túc hạ. Kính xin bậc cao minh xét cho.

Đầu non mai báo tin xuân, mong đợi có thư trả lời.


Chu Thiên dịch
Theo nguyên văn chữ Hán trong Bài ngoại liệt truyện
____________________________________________
1. Đạt nhân: Người có tâm hồn rộng rãi, phóng khoáng hiểu biết mọi lẽ phải trái ở đời, chứ không cố chấp.
2. Quan Bố Trần: Trần Khánh Tiến người làng Phổ Minh, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, đỗ Phó bảng, làm Bố chính sứ tỉnh Nghệ An. Quan Thị Phan: Phan Huy Nhuận, người làng Đông Thái, huyện La Sơn, Hà Tĩnh, đỗ Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công.
3. Tức Phan Trọng Mưu cùng làng với Phan Đình Phùng, đỗ Tiến sĩ, làm Tham biện Nội các.
 
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #74 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 07:46:21 pm »


LÂM CHUNG THỜI TÁC

Nguyên tác:


Phiên âm:
                                                  LÂM CHUNG THỜI TÁC
                                         Nhung trường phụng mệnh thập canh đông,
                                         Vũ lược y nhiên vị tấu công.
                                         Cùng hộ ngao thiên nan trạch nhạn,
                                         Phỉ đồ biến địa thượng đồn phong.
                                         Cửu trùng xa giá quan sơn ngoại,
                                         Tứ hải nhân dân thủy  hoả trung.
                                         Trách vọng dũ long ưu dũ trọng,
                                         Tướng môn thâm tự quý anh hùng.

Dịch nghĩa:
                                                   LÀM LÚC SẮP MẤT
                                      Vâng mệnh ở chốn binh nhung đã mười năm,
                                      Mưu lược đánh gìặc vẫn chưa nên được việc gì.
                                      Dân chúng cùng đường đói khổ kêu trời như đàn nhạn không có chỗ ở
                                      Bọn giặc còn đóng đồn như ong khắp mọi nơi.
                                      Xa giá của vua đang ở ngoài quan sơn,
                                      Nhân dân bốn bể như sống trong nước sôi lửa bỏng.
                                      Trách nhiệm càng cao thì mối lo càng lớn,
                                      Nghĩ mình cũng trong cửa tướng, mà riêng thẹn với tiếng anh hùng.

Bản dịch thơ 1:
                                         Nhung trường vâng mệnh đã mười đông,
                                         Vũ lược còn chưa lập được công.
                                         Dân đói kêu trời xao xác nhạn,
                                         Quân gian chật đất rộn ràng ong.
                                         Chín lần xa giá non sông cách,
                                         Bốn bể nhân dân nước lửa nồng.
                                         Trách nhiệm càng cao càng nặng gánh,
                                         Tướng môn riêng thẹn mặt anh hùng.

Trần Huy Liệu dịch


Bản dịch thơ 2:

                                         Việc quân vâng mệnh trải mười đông,
                                         Chiến sự nay còn tính chửa xong.
                                         Dân đói kêu trời tan ổ nhạn,
                                         Quân thù chật đất dậy đàn ong.
                                         Chín trùng thánh chúa nơi quê lạ,
                                         Bốn bể nhân dân chốn lửa nồng.
                                         Trách vọng càng cao, lo lại nặng,
                                         Tướng môn những thẹn với anh hùng.

Lê Thước dịch
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #75 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 08:00:47 pm »


B. THƠ, CÂU ĐỐI, VĂN ĐIẾU
PHAN ĐÌNH PHÙNG




NGUYỄN THỨC TỰ VÀ PHAN BỘI CHÂU1
NGHỆ TĨNH VĂN THÂN ĐIẾU
PHAN ĐÌNH PHÙNG ĐỐI LIÊN

Phiên âm:

Thành bại anh hùng mạc luận, thử cô trung, thử đại nghĩa, thệ dữ chư quân tử thủy chung; Châu chi anh, mặc chi linh, độc thư mỗi niệm cương thường trọng; Khả hận giả thùy điên đại hạ, nhất mộc nan chi, cung lãnh yên tiêu, thùy nhân bất tác thâm sơn oán? Huống lương nhật long phi vân ám, cộng ta nhân sự vô thường, khả liên La Thành giang sơn, bách niên văn hiến phiên, binh mã;

Cổ kim thiên địa vô cùng, nhi lưu thủy, nhi cao phong, đồng thử đại trượng phu vũ trụ; Lam chi phong, Hồng chi tuyết, xung hàn vô nại bá tùng điêu; Vị hà tai hội quyết đồi ba, trung lưu để trụ, tinh di vật hoán, hà nhân bất khởi cố viên tình? Cập thử thời nhạn tán phong xuy, kham thán thiên tâm mạc trợ, độc thử tùng mai khí tiết, nhất tử tinh thần quán Đẩu Ngưu.

(Theo Đào Trinh Nhất: Phan Đình Phùng..., sđd)


Dịch nghĩa:
CÂU ĐỐI VĂN THÂN NGHỆ TĨNH
VIẾNG PHAN ĐÌNH PHÙNG

Anh hùng thành bại kể chi, tấc dạ cô trung, tấm gương nghĩa cả, thề cùng các bạn chu tuyền; Son mực thánh thần, đọc sách lấy cương thường làm trọng; Giận vì lẽ nhà to sắp đổ, một cây chẳng chống được nào, cung lạnh khói tàn, cảnh non thẳm ai không xót nỗi? Gặp vận rồng bay mây tối; Ngậm ngùi cuộc thế đổi thay, thương ôi La Thành non sông, văn hiến trăm năm binh mã loạn;

Trời đất cổ kim còn mãi, một dòng nước chảy, muôn trượng núi xa, ấy chốn nam nhi ngang dọc; Lam Hồng gió tuyết, ngạo đông cho tùng bách cũng gầy; Tính sao đây sóng cả đang dâng, cột đá giữa dòng khó vững, sao dời vật đổi, tình cố hương ai chẳng chạnh lòng? Nguồn cơn nhạn lạc gió gầm, ngao ngán lòng trời cay nghiệt, thấy chửa tùng mai khí tiết, tinh thần một thác Đẩu Ngưu cao!

Hoàng Tạo2 dịch

Chú thích:
1. Nguyễn Thức Tự: Ông đồ nổi tiếng ở vùng Nghi Lộc, được các sĩ phu xứ Nghệ đánh giá là bậc thầy về kinh sử và nhân cách. Học trò của ông là các nhà khoa bảng nổi tiếng như Đinh Văn Chấp, Nguyễn Đức Lý, Hoàng Kiêm, Ngô Đức Kế, Nguyễn Sinh Sắc...
           Phan Bội Châu (1867-1940): nhà cách mạng Việt Nam trong phong trào chống Pháp đầu thế kỷ XX, thành lập phong trào Duy Tân Hội và khởi xướng phong trào Đông Du.
           Về xuất xứ đôi câu đối này xin xem thêm bài “Lòng ngưỡng mộ của Phan Bội Châu đối với cụ Phan Đình Phùng”.
2. Hoàng Tạo: Chuyên viên Hán học, Nxb Văn học.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #76 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 08:10:37 pm »


PHAN TRỌNG MƯU1
                                       1.ĐIẾU PHAN ĐÌNH PHÙNG
Phiên âm:
                                           Đối sách đại đình quân đoạt giáp,
                                           Cần vương sát tặc quân vi khôi.
                                           Trung trinh bất quý danh gia tử,
                                           Trực tiết do truyền cựu gián đài,
                                           Nhất phiến can tràng tranh liệt nhật,
                                           Thập niên tâm sự tán hàn hôi.
                                           Ô hô! Chính khí quy hà nhạc,
                                           Khốc hướng Châu Phong loại nhất bôi2.

Dịch nghĩa:
                                                   ĐIẾU PHAN ĐÌNH PHÙNG

                                               Thi văn ở sân vua, ông giật giải nhất,
                                               Cần vương giết giặc ông đứng đầu.
                                               Trung trinh không thẹn là con nhà danh giá.
                                               Tiết cứng còn truyền tiếng quan Ngự sử cũ..
                                               Một mảnh can tràng đua sáng chói với mặt trời,
                                               Mười năm tâm sự tan theo tro lạnh3.
                                               Than ôi! Chính khí trở về với sông núi,
                                               Khóc hướng về ngọn Châu Phong rót viếng một chén rượu.

Bản dịch thơ 1:
                                                     Thi đình ông đỗ Trạng nguyên,
                                               Cần vương giết giặc ông trên mọi người.
                                                     Trung trinh xứng đang con nòi,
                                               Triều đình nổi tiếng gián đài thẳng ngay.
                                                      Can tràng sáng chói mặt trời,
                                                    Mười năm tâm sự gửi nơi tro tàn.
                                                         Khí thiêng trở lại hà san,
                                             Khóc dâng chén rượu viếng hồn Châu Phong.

Bản dịch thơ 2:
                                                      Giật giải thi Đình ông bậc nhất,
                                                      Dựng cờ khởi nghĩa ông đầu đàn.
                                                      Trung trinh chẳng thẹn nhà gia thế,
                                                      Chính trực còn truyền tiếng Gián quan.
                                                      Một tấm can tràng vầng nhật tỏ,
                                                      Mười năm tâm sự bụi tro tàn.
                                                      Than ôi, chính khí về sông núi,.
                                                      Khóc bác Châu Phong chén rượu tràn.

______________________________________________
1. Phan Trọng Mưu (1853-1904): sinh ngày 11-11-1853 (tức 11 tháng 10 năm Quý Sửu), hiệu là Hồng Tiều, quê làng Đông Thái, (nay thuộc xã Đức Phong, huyện Đức Thọ) tỉnh Hà Tĩnh. Là con của Tiến sĩ Tổng đốc Phan Tam Tỉnh, ông đậu Tiến sĩ năm 1879, làm Tri phủ Hoài Đức (nay thuộc Hà Tây) được một năm thì Pháp chiếm được cả nước ta, ông bỏ quan về quê chiêu dân mộ nghĩa đánh giặc. Năm 1885, hưởng ứng Chiếu Cần vương, ông cùng Đình nguyên Phan Đình Phùng, Tiến sĩ Phan Huy Nhuận, Tiến sĩ Phan Quang Cự, Cử nhân võ Phan Cát Xu lên hành tại vua Hàm Nghi ở Sơn phòng Hà Tĩnh. Ông được Hàm Nghi ủy cho cùng với Phan Đình Phùng và các đồng chí khác về mộ nghĩa Cần vương tại Hà Tĩnh. Hai năm xông pha đương đầu với giặc, ông tỏ ra là người trí dũng. Lúc Phan Đình Phùng ra Bắc để liên hệ với Văn thân Bắc Hà, ông cùng Cao Thắng lo lắng mọi việc trong quân ngũ. Ít lâu sau Phan Đình Phùng trở về, gặp ông đang đóng quân ở Đan Hải (Nghi Xuân), liền giao cho ông việc phòng giữ mặt biển. Năm 1893, nghĩa quân gặp khó khăn, ông ra Bắc tìm cách cứu vãn tình thế. Giặc về Đông Thái đào mả bố mẹ ông, bắt giam người chú ruột ông là Huấn đạo Phan Trọng Nghị cùng nhiều người khác. Bác ông là Phan Trọng Cung ra tìm, bắt ông phải đầu thú để cứu nhà. Thế không thể làm thế nào được, ông phải ra đầu thú vào đầu năm 1894, bị giam lỏng ở ấp Thái Hà (Hà Nội) cho mãi đến 1898. Sau đó, ông vào Huế dạy học tư rồi được trao một giáo chức ở Quảng Ngãi, đến 1904 thì mất. Trong những ngày bị giam lỏng ở ấp Thái Hà, để thể hiện một phần tâm sự của mình, ông đã viết sách Bài ngoại liệt truyện và tập thơ Hồng Tiều thi tập. Mấy bài thơ sau đây đều từ tập thơ nói trên do ông Phan Trọng Quảng - con tác giả cung cấp cho ông Ninh Viết Giao
2. Theo Bài ngoại liệt truyện.
3. Đây ý nói đến việc tên Nguyễn Thân đem thi hài cụ Phan đốt ra than, tán nhỏ, nhồi vào nòng súng bắn xuống sông.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #77 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 08:18:28 pm »


PHAN TRỌNG MƯU
                                             2. KÍNH VÃN PHAN ĐÌNH NGUYÊN
Phiên âm:
                                                      Thánh triều tam thập khôi đa sĩ,
                                                      Nghĩa tích danh cao chí ngũ nhân.
                                                      Ư ngũ nhân trung công độc quán,
                                                      Tứ chân bất quý Tống Văn thần.

Dịch nghĩa:
                                              KÍNH VIẾNG ÔNG ĐÌNH NGUYÊN HỌ PHAN

                                             Triều Nguyễn có ba mươi người đậu Đình nguyên1,
                                             Trong những người này, nổi tiếng nghĩa sĩ có năm vị2.
                                             Trong năm vị ấy, ông trội hơn hết,
                                             Thật quả ông không thẹn với tiếng “Tứ chân” của Văn thần nhà Tống3.

Dịch thơ:
                                             Triều Nguyễn, Đình nguyên ba chục người,
                                             Danh cao nghĩa liệt chỉ năm thôi.
                                             Trong năm người ấy, ông hơn cả,
                                             Cùng Tông Văn thần khá sánh đôi.

Lê Thước dịch

Chú thích:
1. Kể từ khoa thi Hội đầu tiên của nhà Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 3 (1821), đến khoa thứ ba mươi, năm Thành Thái thứ 4 (1892) là năm tác giả chép Bài ngoại liệt truyện.
2. Tác giả muốn chỉ Phan Đình Phùng và bốn vị Đình nguyên khác cùng chết vì việc nước là:
- Mai Anh Tuấn, người huyện Nga Sơn, Thanh Hóa, đậu Đình nguyên năm Thiệu Trị thứ ba (1843), làm án sát Lạng Sơn, đi dẹp loạn bị giết chết.
- Nguyễn Khắc Cần tức Nguyễn Lê, người huyện Quốc Oai, Hà Tây, đi quân thứ Lạng Bằng (Lạng Sơn, Cao Bằng) bị giết.
- Nguyễn Quang Bích, người Thái Bình, cầm đẩu nghĩa quân Cần vương chống Pháp ở vùng Tây Bắc, chết trong quân năm 1889.
- Đỗ Huy Liệu, người Nam Định, bị giặc bắt giam, được tha về và bị quản thúc, ông tự sát.
3. Tứ chân: Văn Thiên Tường đời Tống bên Trung Quốc được người đương thời gọi là “Tứ chân”: chân Trạng nguyên, chân hiếu tử, chân Tể tướng, chân trung thần. Cụ Phan Đình Phùng được xem là: chân Thái thú (Tri phủ), chân Gián đài (Ngự sử), chân Tiến sĩ (Đình nguyên Tiến sĩ) và nhân trung thần (lãnh tụ Cần vương giúp vua cứu nước).
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #78 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 08:25:46 pm »


PHAN TRỌNG MƯU
                                            3. THUẬT HOÀI KÝ ĐỒNG TÂM
Phiên âm:
                                                 Đồ báo khu khu dĩ thập niên;
                                                 Sự chung vô nại nại hà thiên.
                                                 Hoàng hà diếu diếu nan thanh sỉ,
                                                 Thương hải mang mang hận vị điền.
                                                 Đãn nguyện hoàng quan quy tín quốc,
                                                 Ninh chung tạo mạo lão triều thiên.
                                                 Thử tâm đáo để thùy năng bạch,
                                                 Hồi thủ gia sơn lệ vạn thiên1.

Dịch nghĩa:
                                               THUẬT NỖI LÒNG GỬI BẠN ĐỒNG TÂM
                                               
                                                Khư khư giữ cái chí báo thù trong mười năm,
                                                Cuối cùng lại không ngờ đến nỗi này.
                                                Sông Hoàng Hà cuồn cuộn chảy mà không rửa được nhục2,
                                                Bể xanh mênh mông mà lấp không được cái hận.
                                                Những muốn đội mũ vàng về quê nhà3,
                                                Nhưng làm sao lại đội mũ đen ở chốn triều chính4.
                                                Nỗi lòng này làm sao mà giãi tỏ,
                                                Nhớ đến quê hương lệ chảy ròng ròng.

Dịch thơ:
                                                Mười năm báo phục quyết ra tay,
                                                Sự thế ngờ đâu đến thế này.
                                                Cuồn cuộn sông Hoàng trông khó đợi,
                                                Mênh mông bể thẳm lấp khôn đầy.
                                                Mũ vàng muôn được về quê cũ,
                                                Bệ ngọc màng chi được ở đây.
                                                Tưởng đến quê hương chan chứa lệ,
                                                Nỗi lòng nào biết có ai hay.

Phan Trọng Quảng5 dịch

Chú thích:
1. Theo tài liệu của Ninh Viết Giao.
2. Hoàng Hà: một con sông lớn ở Trung Quốc.
3. Mũ vàng (hoàng quan): chỉ mũ của người nông phu, tết bằng cỏ, màu vàng: Cả câu ý nói, chỉ muốn làm kẻ dân dã ở chốn nông thôn.
4. Mũ đen (tạo mạo): mũ thường đội của những lai dịch ở chốn công môn.
5. Phan Trọng Quảng: nhà lão thành cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, con trai của Phan Trọng Mưu.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #79 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2008, 10:19:50 pm »


NGUYỄN THƯỢNG HIỀN1

                                         PHAN CÔNG ĐÌNH PHÙNG VÃN TỪ2

Phiên âm:

                                             Vạn lý ai già bất khả văn,
                                             Lục long thiên ngoại cách yên phân
3.
                                             Binh qua chấp nghĩa phù tông quốc.
                                             Bào hốt lâm nguy bái thánh quân.
                                             Lang miếu cựu truyền chân Ngự sử
4
                                             Giang hồ kim khấp cố tướng quân.
                                             Tha niên tái kiến trung nguyên định
5
                                             Hãn tặc Thường Sơn hữu đại huân6.

Dịch nghĩa:

                                              VIẾNG ÔNG PHAN ĐÌNH PHÙNG

                               Ngoài muôn dặm, tiếng kèn ai oán, nghe không chịu được.
                               Cỗ xe sáu rồng kéo vua đi ra ngoài kinh đô, mây mù che lấp không trông thấy nữa
                               Ông giữ trọn nghĩa lấy gươm giáo cứu Tổ quốc lâm nguy.
                               Lúc sắp mất, ông mang áo mũ lạy vua (tỏ ý chưa làm xong nhiệm vụ).
                               Ngày trước ông đã nổi tiếng là một vị quan Ngự sử chân chính ở trong triều đình..
                               Nay mọi người thương tiếc vị tướng quân qua đời giữa chốn giang hồ.
                               Ngày kia, trung nguyên được bình định
                               Thì ông sẽ được ghi công lớn chống giặc như Thường Sơn trước kia.


Dịch thơ:

                                              Muôn dặm kèn buồn tiếng vẳng đưa,
                                              Ngoài trời xe ngựa khói mây mờ,
                                              Binh qua vị nghĩa lo phò nước,
                                              Bào hốt lâm nguy ngoảnh lạy vua.
                                              Lang miếu trước khen đài gián giỏi,
                                              Giang hồ nay khóc tướng quân xưa.
                                              Trung nguyên sẽ thấy ngày bình định.
                                              Chống giặc ghi công lúc bấy giờ


Chú thích:
1. Nguyễn Thượng Hiền (1868-1925): nhà chí sĩ yêu nước hoạt động cùng thời với Phan Bội Châu. Ông làm bài này khi ở bên Trung Quốc được tin Phan Đình Phùng mất.
2. Theo cuốn Nguyễn Thượng Hiền tuyển tập thơ – văn, Chương Thâu sưu tầm và biên soạn, Nxb Lao Động - Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2004.
3. Chỉ việc Hàm Nghi bị đày sang Angiêri.
4. Nhắc chuyện cụ Phan đàn hặc Tôn Thất Thuyết giữa triều đình về việc phê phán Dục Đức.
5. Trung nguyên: chỉ nước nhà.
6. Thường sơn: thái thú Thường Sơn Nhan Cảo Khanh đời Đường chống An Lộc Sơn bị bắt, không khuất phục, bị hi sinh, sau được ghi công lớn.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM