Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:03:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh biên giới phía Bắc - P3  (Đọc 308646 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« vào lúc: 07 Tháng Ba, 2013, 05:55:01 pm »

Thánh bom thánh nổ PVĐ có đăng bài viết của người nào đó có tên Nguyễn Nguyên Bình nhan đề "CHUYỆN HỎI CUNG ĐẠI ĐỘI TÙ BINH TRUNG QUỐC RA ĐẦU HÀNG QUÂN DU KÍCH Ở CAO BẰNG THÁNG 3/1979", xin hỏi các bác nhà mình có ai đọc chưa? Và có nhận xét gì ạ?

Trong đó có chi tiết "đại đội ra hàng đó là thuộc trung đoàn bộ binh 448, sư đoàn 150, quân đoàn 50, quân khu Thành Đô. Đơn vị còn có đầy đủ cả bộ sậu: Đại đội trưởng, chính trị viên, cả ban chi ủy, các trung đội trưởng…và đầy đủ vũ khí trang bị.Cùng đi với đại đội còn có hai cán bộ do trung đoàn phái xuống để đốc chiến, một ‘vị’là tham mưu phó trung đoàn, ‘vị’kia là phó chính ủy trung đoàn. Cả đại đội còn đầy đủ cả trăm con người. Đơn vị này thuộc thê đội hai của chiến dịch, mới ngơ ngáo tiến vào vùng núi  Cao Bằng trập trùng bí hiểm, bị quân dân địa phương dồn đuổi mấy ngày, hoang mang quá, không biết làm thế nào, đã bàn nhau(bàn trong chi ủy Đảng CSTQ hẳn hoi) kéo cờ trắng ra hàng."

Thánh bom thánh nổ PVĐ còn đăng cả bài "HẢI QUÂN VIỆT NAM ĐÃ TẬP KÍCH HẢI QUÂN TRUNG QUỐC" nữa.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Ba, 2013, 06:01:22 pm gửi bởi fddinh » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #1 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2013, 06:36:08 pm »

Biên giới Phía Bắc, ngày 17/2/1979, trời rung đạn nổ, giặc Bắc ào ào tràn ngập biên giới, tiếng kèn đồng vang vọng khắp núi đồi.
Biên giới Phía Bắc, nối tiếp truyền thống ngàn năm đất Việt, người nước Nam anh dũng đáp trả giặc thù.

Các Anh, các Chị là ai, những người con trai, con gái!
Các Anh, các Chị là ai, Kinh - Mường - Tày - Nùng - Mông -.......

Đất nước đã đứng lên. Người người đã cầm súng.
Dòng sông con suối, Ngọn núi ngọn đồi - mỗi tấc đất biên cương đều cần gìn giữ.
Tổ quốc là đây, là những phút giây sẵn sàng đáp trả!
Đất nước là đây, là những cây súng gương lê xốc tới giết thù. Kẻ thù có đạn bom thì ta đáp trả đạn bom.
Có sợ gì đâu, chỉ sợ thẹn với tiền nhân. Có cần gì đâu, chỉ cần Tổ quốc mãi mãi yên bình.

Có một buổi chiều biên giới
         Tiếng súng bỗng lặng im
         Trận địa tan dần khói đạn
         Nắng nhạt loang trên thị trấn
         Gió đưa tàn lửa lên lưng trời.
         Tôi lặng lẽ cắn môi
         Nhìn anh bạn đếm lại từng viên đạn
         Chính trị viên gọi từng người căn dặn:
         “Nhớ để chúng nó đến thật gần!”.
         Nắm cơm trưa còn chửa kịp ăn
         Mảnh đạn phạt bay đâu một nửa
         Chúng tôi bẻ nhỏ chia nhau
         Ăn chưa xong trận đánh lại bắt đầu.
         Pháo địch gầm lên dữ dội
         Trận địa chuyển rung, nắng chiều ám khói…
         Bên cánh trái rộ lên tiếng kèn,
         Những cái đầu đen đặc ngóc lên
         Trên mặt đường đàn xe tăng gầm rú
         Phía trên đỉnh đồi giặc phất cờ lố nhố
         Bốn mặt bọn chúng xông vào…
 
         Chúng tôi đặt lên bờ chiến hào
         Những quả lựu đạn cuối cùng nóng bỏng
         Chúng tôi đẩy lên nòng súng
         Những viên đạn cuối cùng thiêng liêng,
         Lưỡi lê nhất loạt bật lên
         Ánh thép lạnh giữa chiến hào lóe sáng.
         Những viên đạn bay thẳng
         Găm rất đúng tim thù,
         Trong khói bụi mịt mù
         Tiếng đồng đội gọi nhau chia lửa
         Trong tiếng đạn nổ chát chúa
         Là tiếng thét “xung phong”
         Át cả tiếng kèn đồng…
         Tám chiếc xe tăng quân thù bốc lửa
         Những tên giặc bị thương giẫy giụa
         Nắng chiều nhợt nhạt trùm lên,
         Xác 300 tên kẻ cướp bẩn đen
         Nằm rải rác bên những ngôi nhà cháy dở,
         Thị trấn cuối chiều rực lên màu đỏ
         Lửa chiến tranh bỏng rát cả bầu trời…

Một chiều biên giới (Trọng Bảo - 20/2/1979) ấy. Một chiều bỏng cháy mãi trong tâm khảm mỗi chúng ta. Để rồi xin hãy mãi mãi ghi nhớ rằng: "đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta - mà hãy hỏi rằng ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay".

Xin chào mừng mọi người đến với chủ đề Chiến tranh biên giới Phía Bắc - Phần 3!
Chủ đề sẽ đi cùng chúng ta qua con mắt nhìn của những người lính chiến: Bộ đội, Công an vũ trang, Biên phòng, Tự vệ, Dân quân tại mảnh đất địa đầu Phía Bắc; của những người muốn tìm hiểu, muốn biết, muốn khắc sâu trong tim mối thù này!
Chủ đề sẽ xuyên suốt những mảnh đất tiền tiêu, cùng ta lướt qua các dòng sự kiện, những giây phút Anh Hùng.

Nếu bạn có thời gian, mời xem lại một số những dòng ký ức đã có trên diễn đàn Dựng Nước - Giữ Nước (Quân Sử Việt Nam) để kịp theo dòng sự kiện:

- Chiến tranh biên giới Phía Bắc - Phần 2.

- Chiến tranh biên giới Phía Bắc - Phần 1.

- Pháo đài Đồng Đăng - 17/2/1979.

- Anh hùng LLVTND trong chiến tranh biên giới phía Bắc.

- Hà Giang - Phần 8.

- Hồi Ký Biên Cương ( lính Hà Nội 81-85)                
        
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #2 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2013, 07:37:43 pm »

Trích dẫn
...Bác cho em hỏi là trên LS hồi đó e12 bố trí như thế nào ạ? ...

Theo như anh mới biết, E12/ trung đoàn 12/ Đoàn Thanh Xuyên được phát triển trên cơ sở tiểu đoàn 12 cơ động biên phòng; là trung đoàn cơ động biên phòng được tăng cường lên biên giới để tăng cường phòng thủ trên hai hướng Cao Lạng và Quảng Ninh từ tháng 4/1978. Ngày 12/7, C6 D1 E12/ đại đội 6 tiểu đoàn 1 trung đoàn 12 Đoàn Thanh Xuyên về cắm chốt tại bản Nà Pàn, xã Bảo Lâm, bên cạnh đồn biên phòng Hữu Nghị nhằm bảo vệ cây số 0; đối phó với hình thức "nạn kiều" của Trung Quốc, lập lại trật tự tại cửa khẩu.

Hướng bố trí của D1 E12/ tiểu đoàn 1 trung đoàn 12 Đoàn Thanh Xuyên trước ngày 17/2/1979 tại hướng Hữu Nghị:
- BCH tiểu đoàn: Trần Văn Sinh, Tống Văn Mát, Vũ Văn Khánh, Trương Văn Kính;
- C2 D1/ đại đội 2 tiểu đoàn 1: C trưởng Nguyễn Đình Thuần, CTV Nguyễn Đức Thịnh; đứng chốt tại chính diện cửa khẩu;
- C3 D1/ đại đội 3 tiểu đoàn 1: C trưởng Nguyễn Công Thuận; đứng chốt tại đồi Pò Hèn, tập trung đánh địch tại cột mốc 15;
- C4 D1/ đại đội 4 tiểu đoàn 1: C trưởng Đinh Văn Yết; đứng chốt tại một cao điểm gần ngã tư đường/ đỉnh Hang Muối, khống chế khu vực Đồng Đăng và đường 1B. Cùng phối hợp án ngữ tại cao điểm lợi hại này là D6 E12 F3/ tiểu đoàn 6 trung đoàn 12 Tây Sơn thuộc sư đoàn 3 Sao Vàng; D14 F3/ tiểu đoàn 14 phòng không trực thuộc sư đoàn 3 Sao Vàng  tại cao điểm 339. C4/ đại đội 4 là đơn vị hỏa lực có nhiệm vụ bảo vệ sườn cho đơn vị bạn, phối hợp với dân quân xã Hồng Phong ngăn chặn địch đánh từ hướng Na Sầm, Cồn Khoang/ Con Khoang, Pá Piêng/ Pá Biêng xuống Khánh Khê.

Một chút hình ảnh nho nhỏ, đánh dấu những điểm chốt oai hùng tháng 2/1979:





Logged

vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #3 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2013, 08:38:45 pm »

  Năm 1978,vào khoảng tháng 3 lúc này tình hình ở biên giới huyện Vị xuyên đã nóng hừng hực.Tại cửa khẩu Thanh thủy,hàng ngày không còn thấy cảnh bình thường là:Buổi sáng người dân 2 nước qua lại chợ búa,thăm hỏi nhau như trước nữa.Thay vào đó là hàng rào sắt do bên Trung quốc dựng lên,để thể hiện rằng họ dứt khoát cắt quan hệ với ta ở cửa khẩu.Đồn biên phòng đối diện ,lực lượng lính có vũ trang đã được tăng cường từ trong nôi địa ra rất nhiều.Ánh mắt những người lính biên phòng Trung quốc,dường như đã nhiều thay đổi...

  Ngày đó,chỉ huy đồn biên phòng Thanh thủy là anh Xuân,quê Hà bắc.Thời kỳ trước đó anh được bà con ở vùng biên 2 nước,và biên phòng nước bạn rất quí.Anh Xuân nói thạo tiếng Trung quốc và khá hiểu biết phong tục tập quán của bà con dân tộc ở vùng này.Do vậy các đội công tác của đồn, luân nhận được sự hợp tác của nhân dân các dân tộc dọc đường biên

  Thế rồi vùng đất biên thùy yên tĩnh,thanh bình ấy vào một ngày nó bỗng nóng lên tột độ.Dọc quốc lộ số 2 từ khu vực đồn tới km số 5,lều lán mọc lên như nấm.Người Hoa từ khắp trong nam ngoài bắc,một phần trở về mẫu quốc qua ngả này.Ở bên kia,chính quyền Trung quốc cho loa công xuất lớn ra rả tuyên truyền : "Việt nam bài xích ,xua đuổi người Hoa".Để người Hoa chịu thêm cực hình và sẵn sàng manh động với ta,họ không mở cửa để giải tỏa số người hoa ngày càng tụ tập về  đây đông hơn...

  Đồn biên phòng cửa khẩu,chỉ vài ngày mà tan tành do sự quấy phá của số người kia.Anh Xuân chạy ngược chạy xuôi,đôn đốc bộ đội của đồn giúp đỡ người dân từ việc ăn ở,ốm đau và giải quyết các vụ chính họ va chạm với nhau.Chúng tôi lúc đó được coi là:Quân đỏ .Bộ chỉ huy quân sự tỉnh điều đơn vị chúng tôi vào hỗ trợ,nhưng chỉ được đóng quân ở Nà sát.Khi nào có lệnh mới được trực tiếp ra giúp đồn,hàng ngày tôi và vài chiến sỹ mặc thường phục ra đồn anh Xuân để quan sát.Nếu có vấn đề gì,báo cáo lại cấp trên

  Những ngày sau đó,càng ngày càng căng thẳng.Do sự bức xúc của người dân bị chính quyền Trung quốc bức bí tại cửa khẩu,thế nhưng  người dân lúc đó lại cho rằng tại bên ta không cho họ qua biên giới.Ở phía bên kia một bộ phận thanh niên, lẻn sang kích đông những người đồng bào của họ để quấy phá ta .Gây ra một tác động lớn mà phía bên kia gọi là :Bài xích khủng bố xua đuổi Hoa kiều

  Sau khi vấn đề Hoa kiều kết thúc,do họ đã về nước.những người lính CAVT đồn Thanh thủy do anh Xuân chỉ huy,cùng với chúng tôi đi tuần tra,để phát hiện những hành động xâm lấn đất đai của ta, bằng cách di chuyển các cột mốc vào sâu trong nội địa ta hoặc phá hủy nó.Đơn vị các anh đã được trang bị thành một đơn vị sẵn sàng chiến đấu,bởi những người lính biên phòng phía bên kia đã thay đổi bản chất.Họ đã coi các anh là kẻ thù

  Hơn 30 năm sau,giờ không biết các anh ai còn,ai mất.Nếu ai đó từng là lính biên phòng cửa khẩu Thanh thủy thời kỳ 78-80,xin hãy lên tiếng.Chúng tôi những người lính sư đoàn 313 năm xưa ,một thời đã từng sát cánh cùng các anh trên mảnh đất biên cương,đầy nắng gió Vị Xuyên
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2013, 08:55:16 pm »

       Chào Quang Cẩn , xin đính chính một chút D trưởng D1 .là đại uý Tống Văn Nếp .không phải là Mát
      Đại đội 6 (có Lê Đình Chinh ) thuộc tiểu đoàn 2 .
      Ban chỉ huy trung đoàn cụ Hà Tám cụ Trọng Trình ,chính ủy cụ Nguyễn Tuy
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Ba, 2013, 09:40:13 pm gửi bởi huonghn76 » Logged
zeron
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #5 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2013, 01:06:35 am »

Giật gân nhỉ! Chuyện này chắc từ hồi trước viết để tuyên truyền (nếu có) hay sao đó thì phải!
Có chuyện vui đây, thật nhé! Không ảo chút nào. Năm 2006 mình qua TQ công tác, tạt té đi chơi thì gặp ngay 1 bác già nói tiếng Việt như người Hà nội. Bác bảo thấy mình nói tiếng Hà nội nên hỏi thăm. Chém gió chán bác ấy bảo bác có 2 con trưởng thành cả. Ngạc nhiên chưa? 2 con? ở đất TQ? Bác giải thích bác là người dân tộc thiểu số nên được 2 con và bác là dân tộc ...Kinh. Rồi cười hề hề nói: Thực ra tớ chả biết dân tộc gì. Từ thời cụ kỵ ở Việt nam, năm 78 thì Việt nam bảo là dân tộc Hoa nên về TQ. Sang TQ thì họ bảo mình là dân tộc Kinh Việt nam nên thành thiểu số và được ... đẻ 2 con Cheesy. Ngoài ra bác ấy còn nói là dân ở đây nể dân Việt nam lắm, "trì kinh khủng" nhìn chị em phụ nữ chửa vượt mặt vẫn hăng hái đóng hàng thì .... rồi nói đại khái là dân VN chịu chơi và cũng rất ...liều lĩnh. Bác ấy còn bảo ba cái chuyện "bá láp" này nọ thì bảo bọn phía Bắc xuống mà làm trò chứ dân Quảng châu ngán lắm, xảy ra chuyện gì thì họ lãnh hậu quả mà cái bọn "bá láp" nó ở tít tận đâu.... Bác này tên là Tào Thụ Bảo (mình còn giữ Card Visit nên còn cả số phone)
Đợt trước đây chưa lâu, mình qua TQ cũng tranh thủ mò đi chơi với vốn liếng tiếng Hoa chưa vượt tầm i,ơ, san, xư, ủ, liêu... Gặp 1 cha lái Taxi khoảng 50 tuổi, trong khi chờ ông bạn ở cửa khách sạn ông ta mới qua hỏi mình : Zuê nản? he! he! Việt nam! Cái này mình biết, thế là gật cái rụp! Thế là ông ta chỉ vào mình và nói Zuê nản rồi tự chỉ vào ngực: Tung gủa, pằng, pằng, pằng, pằng ..(hàng tràng dài với 2 tay ra hiệu bắn súng) mình lạnh sống lưng: bỏ mẹ, gặp thằng thằng khùng rồi.... Bống nhiên ông ta ngừng pằng pằng rồi xoè 2 tay nhún vai chỉ mình cười cười ý bảo: Chả ai làm sao!
Rồi bất ngờ ông ta lại chỉ vào mình: Zuê nản! Pằng, pằng....pằng, pằng (nhịp 2 phát một) rồi tự đưa tay ôm ngực gục đầu vào Vô-lăng rồi ngóc đầu dậy cười hề hề ý bảo: Bắn ít mà ... chết người.
Qua ngôn ngữ ... tay và vài câu Hoa bồi, suốt chuyến đi mình được biết ông ta cũng đã từng là lính. Mình cũng liều giới thiệu mình cũng từng là lính, thế là mặt tươi tỉnh, luyên thuyên luôn mồm mà mình hiểu quá 1-2% là chết liền! Xuống xe nhiệt tình xách đồ và bắt tay như "quen lâu lắm" rồi ấy!
Nói chung với những người lớn tuổi khi biết mình là Việt nam họ khá thoải mái, vui vẻ. Liệu có phải mình đang bị "Phản tuyên truyền" không nhỉ!
Logged
hoanggiaxulang
Thành viên
*
Bài viết: 67


« Trả lời #6 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2013, 10:04:38 am »

 Cuối năm 1978 đã có phim về AHLLVT Lê Đình Chinh , chiếu trên sân của Công An Huyện Lộc Bình . Quê em , tình hình các huyện biên giới giờ đây dã rất căng thẳng nên không chiếu ở sân chiếu bóng như mọi khi . Tuy vậy khi phim chiếu đúng đến đoạn hình ảnh Anh Lê Đình Chinh nằm trên cáng đó , thì hàng loạt đất đá từ ngoài đường ném váo bãi chiếu ( Công An huyện ngay cạnh ngã 4 đường 4b nơi có đường rẽ đi cửa khẩu Chi Ma và 1 đường vào Thị Trấn) . Làm buổi chiếu phim bị gián đoạn
Logged
hoanggiaxulang
Thành viên
*
Bài viết: 67


« Trả lời #7 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2013, 10:13:35 am »

 Nói chung tình cảm dân bản giáp ranh giữa hai nước xưa nay vẫn vậy , nhiều người vẫn có quan hệ họ hàng ,thông gia . Dân hai bên vẫn thường xuyên qua lại thăm hỏi , hội hè . Nhưng với chính quyền TQ thì không như vậy , đúng như bác nói sự thù địch đến từ phía sau , khi chiến tranh xảy ra thì người mất mát đầu tiên chính là những người dân biên giới . Sau năm 1979 , dân giáp biên vẫn như trước họ không thù hằn gì nhau cả . Ánh mắt thù hằn xuất phát từ cán bộ chính quyền và những kẻ ngạo mạn đế từ trong nội địa TQ là chính
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #8 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2013, 10:37:18 am »

   
      Đại đội 6 (có Lê Đình Chinh ) thuộc tiểu đoàn 2

Em cũng hơi ngạc nhiên  Grin.
LS Lê Đình Chinh thuộc A7 C6 => C6 tăng cường cho D1 nên gộp chung công trạng vào làm một sao?
Chỗ đoạn đánh nhau ở ngọn đồi phía bên trái sát cửa khẩu có phải là Pò Cốc Phung/ Pò Tèo Hòn/ Đồi Cây Nhội  và Pò Lọ Bó không bác? Thấy bảo là buổi chiều hôm đó, E12 đoàn Thanh Xuyên báo động lên cấp; toàn bộ D1/ tiểu đoàn lao lên cửa khẩu Hữu Nghị đánh nhau lớn mà.
Logged

huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2013, 11:32:15 am »

              
                        Chào bạn hoanggiaxulang và tất cả đồng đội .
              
                   Có bộ phim về Lê Đình Chinh à? Thế mà mình chưa được xem đấy .Tiếc thật ,không biết các nhà làm phim đã đưa được lên màn ảnh những cảnh gì của xứ Lạng và cảnh gì của tình hình lúc đó ,đơn vị mình cũng như đơn vị bạn .
             Lực lượng CAVT nay là bộ đội Biên phòng ,là lực lượng phên giậu bảo vệ đất nước trong thời bình cũng như trong thời chiến họ mang quân hàm màu xanhvà quân phục màu xanh của núi rừng biên cương hải đảo ,luôn là lá chắn giữ bình yên cho cuộc sống nơi biên cương .Mình trước đây đã có bài thơ trong đó có câu
                                   Tôi đứng đây nơi tuyến đầu tổ quốc.
                                   Áo giáp ngoài của đất nước là đây ...
                                   Bảo vệ cơ thể ,mãi đêm ngày .
                                   Được nguyên vẹn ,và xanh tươi nhịp sống .
                                                               ***
             Họ là những người lính can trường dũng cảm ,suối sâu đèo cao đều vượt qua để hoàn thành tốt nhiện vụ được giao ,họ chấp nhận cuộc sống thiếu thốn mọi mặt để sống chung với đồng bào dân tộc coi " Đồn là nhà ,biên giới là quê hương ,đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt ".Có khi cả cuộc đời họ phải xa hẳn thành phố đô thị ,để sống nơi biên giới ,coi đó là quê hương thứ hai của mình .Nhiều người đã gắn bó cuộc đời và hy sinh như anh Trần văn Thọ người anh hùng trong lớp anh hùng đầu tiên của lực lượng .Anh được coi là người con của dân bản ,và được bà con thờ cúng .
                Lực lượng bộ đội bp biên giới là lượng vũ trang mang tính chất đặc thù của công việc .Họ đóng quân ở nơi tiếp giáp giữa hai nước ,khi hai nước hữu hảo họ là bộ mặt  tiếp đón ,giao lưu với nước bạn ,khi có mâu thuẫn họ là những người giải quyết đấu tranh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ ,chống xâm nhập ,quấy phá ,buôn lậu ,tuồn các loại hàng cấm trong đó có cả vũ khí vật liệu nổ ,ma túy ...vv...Ngoài nhiệm vụ vũ trang chiến đấu,họ còn có nghiệp chuyên ngành để làm việc ,mà tóm tắt trong 4 nhiện vụ sau : Vận động quần chúng ,kiểm xoát hành chính ,trinh sát bí mật ,chiến đấu vũ trang . Mà trong tình hình hiện nay công tác an ninh ,cơ sở được đặt lên hàng đầu
                Mình được các đồng đội ,động viên viết bài về vấn đề này ,mình rất phấn khởi và cám ơn mọi người .Mình đã tóm lược được hai ba bài ,và đi hỏi thu lượm lại sự kiện từ các đông đội .Nhiều người đang còn công tác ở BTL bp . Nhiều chuyện rất quý ,nhưng cũng có ý kiến không nên đề cập sâu về nhiện vụ của lực lượng ,nhất là trong tình hình hiện nay có nước có giao hảo tốt đẹp ,có nước anh em mình phải giữ và phải cảnh giác ,thận trọng trong quan hệ .Họ có nhắc nhở ,ngay đến báo biên phòng chỉ có phát hành nội bộ , có lúc phải đóng phong bao .
                Mình rất muốn kể nhiều thứ với anh em ,nhưng nghĩ và kể ngắn từng mẩu thôi .Chắc các đồng đội chẳng ai muốn để mình bị ban trị nhắc nhở hay bị treo ních phải không ạ .Đó là sự chia xẻ thành thực ở mình . Chào và chúc sức khỏe tất cả anh em .



                
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Ba, 2013, 03:02:28 pm gửi bởi huonghn76 » Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM