Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 01:15:42 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh biên giới phía Bắc - P3  (Đọc 308653 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #310 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2014, 04:59:25 pm »

...uy lực của nó là cứ 1 quả đạn được bắn ra thì trong vòng 300 đến 500 m2 không có sự sống nào tồn tại được.
Và ông tin là trung quốc lui quân vì nhiều lý do trong đó có phần xuất hiện rất nhanh loại đạn này trong tay các chiến binh từng trải vừa từ Kam về. Không biết loại đạn này là gì ? Cháu đi tìm tùm lum tà la nhưng cũng chưa hiểu gì về nó.
 Đây là người ta gọi là diện tích sát thương của quả đạn khi nổ,cái này thì cũng bình thường, như vậy mỗi chiều khỏang trên dưới 20m, có cái nó không đến nỗi không còn sự sống nào tồn tại. Grin
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #311 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2014, 12:26:00 pm »

Đêm Trắng.

Đất nước mình có nhiều đêm trắng. Vận nước lắm nỗi chông chênh. Tổ quốc nhiều lúc lâm nguy nhưng Hào Kiệt đời nào cũng có. Xưa đã vậy và Nay cũng sẽ vậy. Hãy tin như thế.
Ở loạt bài từ các trang trước, em đã nêu kha khá về không gian, thời gian, điều kiện, hoàn cảnh và thực tế của ta tại thời điểm trước và sát ngày 17/2/1979  ngày nổ ra chiến tranh biên giới phía bắc. Ở bài viết này, xin thêm thắt đôi nét vẽ thô sơ theo sự hiểu biết cá nhân về góc cạnh của những con người trong giai đoạn đó. Họ đã LÀM chứ không nói nhiều. Mong rằng lúc nguy biến như thế này, thế hệ nay cũng vậy.

1. Người thứ nhất:
Cái đám cưới của hai đứa trẻ vẫn cứ diễn ra bình thường. Trông  vào chỉ thấy thuốc lá không bao giờ tắt. Đánh, tất nhiên rồi, tiếng súng đã rền vang trên bầu trời toàn tuyến biên giới. Sau những bất ngờ, ta đã bừng tỉnh và tung đòn giáng trả mạnh mẽ.
Thế nhưng, cuộc chiến này sẽ diễn ra như thế nào đây? Đánh ra sao đây? Đối phó thế nào đây?

Làn khói thuốc lá bay bay theo chiều gió bên khung cửa sổ,
Sau hai cuộc chiến tranh thần thánh, quốc lực đã suy kiệt nặng nề, ta phải sống chủ yếu dựa vào viện trợ kinh tế của bạn, nền công nghiệp không có, nông nghiệp lạc hậu;
Vừa mới năm trước, 1978, hai cơn lũ kéo dài quét hai miền Nam Bắc; dân mất mùa, thiếu đói càng thêm trầm trọng.
Vừa mới mấy tháng trước, không thể còn trì hoãn được nữa, nhân nhượng kéo dài được nữa, các Quân đoàn, Quân khu, Quân binh chủng đồng loạt tổng tiến công mạnh mẽ, quét sạch phòng tuyến biên giới và đột kích mạnh theo các hướng vào giải phóng Phnôm Pênh. Cỗ máy chiến tranh rùng rùng khởi động, kéo theo biết bao xương máu, công của bao người.
Vừa mới hơn chục tiếng trước, quân và dân phía bắc đã anh dũng đứng lên đáp trả, giáng đòn trừng trị với bè lũ quân bành trướng Trung Quốc. Tin cho hay, lũ làm đường Bắc Lào cũng đã rục rịch đòi mượn đất, muốn “mượn đường diệt Quắc”.

Huyết thư đã dày lên nhanh chóng; tiếng kêu gọi vang vọng khắp núi sông.
Ở Quân khu 4, hơn 100 tiểu đoàn dự nhiệm đã sẵn sàng lên đường sau 72 giờ triệu tập; quả không hổ danh: “Đất Thanh  Nghệ ta còn chục vạn quân”.
“308 đã thành con hổ giấy”. Tiếng nói từ tâm can của những người cán bộ chiến sỹ : còn đâu nữa Đại đoàn Quân tiên phong, Sư đoàn Thép. Nuôi quân 3 năm dùng quân một giờ. Vậy mà từ sau 1972, F308 chỉ có ăn và tập. Đại thắng Mùa xuân 197: không. Tăng cường chi viện cho biên giới Tây Nam: không. Trong khi đó: diễn tập thực binh có, bắn đạn thật có; thực hành chống đổ bộ đường không có; cơ động chiến lược sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có. Ngay sau khi ĐK 78 thành công, F308 đã dứt ra Quân đoàn 1, trở thành sư đoàn chiến lược chịu sự điều động trực tiếp của Bộ. Hổ không được mài vuốt thì chắc mòn, biên giới phía bắc chiến trường đang vẫy gọi, đề nghị cho chúng tôi lên chia lửa với đồng bào, với các sư đoàn bạn.

Đánh thế nào đây, liệu cuộc chiến này kéo dài bao nhiêu lâu, năm năm, mười năm hay hai mươi năm; dai dẳng đến bao giờ ở cả hai đầu đất nước. Sức dân đã kiệt, lực quốc đã mòn; đời Bố, đời con đã thành đồng chí chung câu quân hành để có hòa bình, có độc lập, có tự do, có cơm no áo ấm; chả nhẽ đến đời cháu cũng phải cầm súng nữa sao? Khói thuốc là vẫn bay lên theo chiều gió bên khung cửa sổ.

2. Người thứ hai:

Im lặng. Không gian im lặng kéo dài trong căn phòng nhỏ. Quân khu mới được tách ra. Cách đây vài tháng, khi tháp tùng Anh Văn và đoàn công tác đi thị sát toàn tuyến biên giới, đánh dấu từng gốc cây ngọn cỏ, quan sát thế trận từng khu vực bản làng, vẫn còn nghe đâu đây lời dặn dò trầm ấm: “ nhanh chóng tổ chức cán bộ, cơ cấu đội ngũ, triển khai thế trận toàn dân trên toàn tuyến biên giới; không sớm thì muộn Trung Quốc sẽ đánh ta. Các đồng chí có nhiệm vụ hết sức nặng nề vì phụ trách địa bàn rộng, địa hình dễ cho địch triển khai tiến công nếu có yếu tố bất ngờ và làm chủ tình huống”.
Điện khẩn của Cục vẫn còn thơm mùi mực: “tiến hành hạ cấp sau hơn một tháng sẵn sàng chiến đấu; các đơn vị, quân binh chủng chuyển về tuyến hai, tuyến phòng ngự cơ bản”
Nét nhíu mày trên khuôn mặt người tướng già đầu bạc: tính sao với Lạng Sơn, tính sao với cửa ngõ biên giới – con đường nhanh nhất tiến về thủ đô đây. Nếu đột kích mạnh, quy mô lớn, vu hồi sâu, địch sẽ làm chủ ngã ba đường 1A và 1B; như vậy, việc xe tăng hành tiến băng băng trên đường nhựa thật đơn giản cho quãng đường hơn 100km. Nếu hạ cấp, chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu, F3 và F338 sẽ rời xa phòng tuyến biên giới; nếu địch bất ngờ liệu có kịp phòng ngự. Nếu không hạ cấp đối với các đơn vị này???

3. Người thứ ba:
Sương lạnh ướt đẫm đôi vai. Cả đời đánh giặc. Ký ức ùa về trong giây lát:
- đã cùng sư đoàn có mặt ở Hoài Nhơn 1966 đập tan chiến thuật trực thăng vận với cuộc hành quân Cái Chày; đã từng nhận trách nhiệm ở lại lãnh đạo trung đoàn quần thảo với sư đoàn Mãnh Hổ ở Khu Đông Bình Định trong tình hình gay cấn; 
- đã nhiều lần lặn lội điều tra địa hình để xây dựng phương án tác chiến hoàn chỉnh, chủ yếu tập trung cụm chính gồm điểm cao 384, 638 (núi Cây Rui) và cống Hang Dơi trên mặt đường số 19; có giá trị chiến thuật và chiến dịch, quyết định thắng, bại của trung đoàn 12 trong năm 1972;
- đã trực tiếp tổ chức chỉ huy hướng chủ yếu vu hồi Phước Tĩnh với yếu tố bí mật, bất ngờ cao đã là một đòn rất hiểm hóc trong tiến đánh Vũng Tàu 1975 khi Cầu Cỏ May bị gãy;
1976, trước khi ra Bắc, hơn 500 anh em đồng đội, đồng chí đã từng kề vai sát cánh thưở nào đã chia tay ở lại xây dựng  quê hương và rồi họ trở thành những tướng lính nổi tiếng của Quân khu 5.
Đặt chân lên đất Hà Bắc chưa ấm chân, sư đoàn vừa tổ chức giải ngũ vừa tuyển quân bổ sung cả ngàn chiến sỹ mới; lại dâng đội hình lên phòng tuyến Lạng Sơn, cửa khẩu biên giới. Chiến sỹ mới còn chưa biết hết truyền thống sư đoàn, cán bộ lạ lẫm với chiến trường mới, chỉ huy phải tăng cường xuống cơ sở để củng cố LLVT địa phương; mỏng và yếu đến nhường nào.
Trọng trách trên vai và cả gửi gắm niềm tin nữa. Sư đoàn đã phát huy được bản lĩnh kiên cường của Quyết Tâm – Quyết Chiến – Quyết Thắng; đã xứng đáng là Đoàn Sao Vàng – giữ vững từng tấc đất biên cương Tổ quốc. Sư đoàn đã có đến 7 đại đội được phong tặng danh hiệu AHLLVT sau chiến tranh biên giới (C61 D6, C2 D4, C42 D4, C51 D5, C53 D5, C1 D15, C5 D12) – thành tích nhiều nhất, chiến công vang dội nhất nhưng vẫn còn có những nỗi niềm: “Thông thường, sau mỗi thắng lợi, người ta hay nói đến thành tích. Cái đó đúng thôi. Nhưng hôm nay, chúng ta phải khẳng định với nhau một điều. Đã tổng kết thì nói cho hết ưu điểm để phát huy nhưng cũng cần phải nghiêm khắc với khuyết điểm. Gượng nhẹ với khuyết điểm là đưa đơn vị tới chỗ sa sút. Những đơn vị đã có thành tích, đã anh hùng càng cần phải nghiêm khắc, có như vậy mới anh hùng mãi mãi...”.
Thành tích với chiến công là điều mỗi quân nhân đều ao ước, muốn đoạt lấy, chiếm lấy.
Thế nhưng, ở cả 3 con người này, đều có một điểm chung: “LÀM CHỨ KHÔNG NÓI” – điều gì đúng đắn nhất, quan trọng nhất, có lợi cho TỔ QUỐC đã được đặt lên hàng đầu.
Lượm lặt chuyện xưa để xét chuyện nay, để hiểu, để yên tâm rằng:” Hào kiệt nước Nam ta đời nào cũng có”.
Logged

longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #312 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2014, 12:56:40 am »

Hỏi bạn quangcam chút!

Người thứ 2 mà bạn viết có phải tướng Đàm Quang Trung TL quân khu 1 hay nói về tướng Hoàng Đan ? Còn người thứ nhất là F tr 308, người thứ ba là Ftr F3?
Logged
Tongthatnguyen
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #313 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2014, 10:55:34 pm »

Các chú,các bác ah! Chắc thế hệ sau chiến tranh như chúng cháu,phải sẵn sàng tư tưởng,chuẩn bị tinh thần,để ngăn chặn mọi hành động bành trướng,của giặc phương bắc thôi,các chú,các bác nhỉ!
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #314 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2014, 11:20:37 pm »

Trong cuộc chiến 2/1979, ngay trong đêm 16 rạng 17/2/1979, lợi dụng trời tối và sương mù, với chiến thuật “tiền pháo hậu xung” 前炮後衝 PLA tấn công Việt Nam. Ban đầu, pháo binh bắn với mật độ cao tạo “biển lửa” 火海, sau đó lùa quân theo kiểu “biển người” 人海 tràn qua biên giới tấn công theo kiểu “bừa cào” vào đất Việt.

Nay họ vẫn dùng chiến thuật đó nhưng có “cải tiến” cho phù hợp. Cụ thể đang dùng “biển thủy” 水海phun vòi rồng ào ạt sang tầu ta kết hợp dùng nhiều tầu vỏ sắt quây kín Giàn khoan 981 kiểu “biển tầu” 船海.
 
Trong bối cảnh đó, chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân của nước Việt ngoan cường cần có những chuyển hướng mới cho phù hợp!
Logged

mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #315 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2014, 10:14:50 pm »

Làm một con tàu cá đẹp , có điều khiển từ xa ,cho 1000kg thuốc nổ c4 , cứ trôi bồng bềnh , nếu ngứa mắt , bắt nạt thì cho cụ đi
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #316 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2014, 11:19:36 am »

XÁC PHÀM.

   Nghĩ mãi không biết đặt tiêu đề cho cái stt này như nào. Thôi thì em đặt luôn theo chủ đề chính. Đó là vài câu ngăn ngắn về tiểu thuyết Xác Phàm của nhà văn Nguyễn Đình Tú.

   Trước kia, em cũng đuợc đọc một số tiểu thuyết viết về cuộc chiến tranh BGPB, nhưng đều xuất bản trước năm 1990. Lâu lắm, mới có một nhà văn ( mà lại của quân đội ) ra mắt cuốn sách với đề tài như vậy. Khi nghe tin anh Tú ra mắt sách vội hẹn một số anh chị CCB dưới Hà Nội và về ngay.

   Thời tiết Hà nội quả là trêu ngươi người nơi xa về. Mưa lướt thướt đúng buổi sáng hôm ấy. Tới nơi, cùng vài CCB Hà Giang của F 356 rũ những hạt mưa còn vương trên áo rồi vào khán phòng ngay. Lần đầu tiên được gặp những nhà chuyên môn về văn học nghệ thuật ( nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình ) có tên tuổi, được ngồi nghe họ nói quả thật cũng thấy rất vinh dự.

   Vậy, Xác Phàm là một câu chuyện như nào ? Nhà văn viết ra sao ? Nếu ai quan tâm có thể tra Guc, có rất nhiều lời bình của các nhà chuyên môn rồi. Em cũng ...đồng ý với họ, vì họ...nói giống suy nghĩ của em quá !  Grin

   Thực ra, người đọc, với tâm thế là nhìn vào chiến tranh, hy vọng sẽ thấy một câu chuyện chỉ về những trận chiến nảy lửa thì có thể hơi hụt hẫng khi thấy tác giả vào phần đầu chưa có vẻ gì vội vã cho " oánh nhau " cả. Mà đọc kỹ, đọc hết sẽ nhận ra, chiến tranh chỉ la một mảng trong câu chuyện được dẫn dắt xem kẽ với lối viết khéo léo của nhà văn. Mà trong đó có một mảng, thiên về giới tính, về tâm linh, vấn đề này dạo này cũng đang có rất nhiều tranh luận, nhưng Xác Phàm là triét lý về Phật giáo, về một thứ phần " hồn " , rất tinh tế. Người đọc không kỹ dễ nhầm lẫn với những thứ ngoại cảm tràn ngập hiện nay. Và hình như, em có cảm giác, chủ đề chính của nó chính như cái tên tựa, chiến tranh chỉ là chất dẫn chuyện.

   Trong phần chiến tranh, người đọc có thể nhận thấy ngay, người viết khéo léo dựa trên cốt chuyện có thật của lịch sử sư đoàn 3 Sao Vàng trong trận chiến giữ Pháo đài, Thâm Mô, điểm cao 339 của trung đoàn 12 Tây Sơn, vào tháng hai năm 1979. Với hai nhân vật chính là Bố Anh, Bố Em theo danh xưng của ngừoi con ( hai anh em Việt và Nam, cũng là hai nhân vật chính ). Nguyễn Nho Bông, đại đội trưởng đại đội 1 và Nông Thanh piao, chiến sĩ dân tộc Nùng của đồn công an vũ trang C5, Lạng Sơn, rồi trung đội trưởng chỉ huy hai khẩu 85 ly Hoàng Hữu Yên , bác dân quân người Tày Hoàng Văn Phát..v..v được tái hiện lại, trong các trận chiến ác liệt khiến người đọc có cảm giác như thật và không khô cứng như đọc truyện lịch sử..

   Đây chỉ là vài dòng viết theo cảm nhận...lơ tơ mơ của người không có chuyên môn. Mong tác giả nếu đọc cái stt này cũng xin thông cảm nếu nói không đúng, không đủ. Một cuốn truyện phải đọc ít ra ba lần mới hiểu được, dù nội dung đơn giản hay phức tạp.

   Xác Phàm, hy vọng là sự mở đầu cho những cuốn tiểu thuyết về chiến tranh BGPB sau này. Một đề tài không kém phần hấp dẫn, phong phú và tất nhiên, đầy bi hùng, sẽ được các nhà văn tiếp tục theo đuổi, được ra sách sau thời gian dài im lặng. Và cũng hy vọng các nhà xuất bản, như lời bác Phạm Sĩ Sáu, nhà thơ, người có trách nhiệm in cuốn tiểu thuyết này của nhà xuất bản Trẻ : Chúng tôi quyết định thà hy sinh chứ không chịu chết, khi để một bản thảo truyện hay như vậy nằm chết trong bụi bặm...trong buổi giới thiệu, ra mắt sách.

   Chiến tranh, chả ai thích, nhưng hãy đọc về chiến tranh để biết giá trị của Hoà Bình.

« Sửa lần cuối: 17 Tháng Tám, 2014, 12:01:10 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Lê Thành Công
Thành viên
*
Bài viết: 57


« Trả lời #317 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2014, 11:31:26 am »

Bài viết của Bác quâny hay quá! Tôi thích nhất là câu kết của bài này.
Logged
minhnhat20051980
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #318 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2015, 01:36:40 am »

Chào kính mến các bác cựu chiến binh , chỉ còn vài tiếng nữa của ngày này năm xưa là tiếng súng trên bầu trời biên giới phía bắc vang lên . Cháu xin ngả mũ cúi đầu trước anh linh những anh hùng liệt sỹ đã vì nước ngã xuống tô thắm trang sử vàng giữ nước chống ngoại xâm , để tụi cháu ngày nay thêm tự hào về nòi giống Lạc Hồng và được sống trong thanh bình . Công lao của những người đã đem công sức tuổi thanh xuân và máu sương mình ngăn bước quân thù sẽ đời đời khắc ghi trong lòng đân tộc . Cháu chúc các cô các chú các bác cựu chiến binh năm mới mạnh khỏe gia đình con cháu hạnh phúc vui vẻ và viết đều tay để tụi cháu còn biết về lịch sử của cha anh mình , vì ở trong sách lịch sử  thực sự là không bằng đọc ở đây !
Logged
kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #319 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2015, 03:30:54 pm »

Bài viết của Bác quâny hay quá! Tôi thích nhất là câu kết của bài này.
chiến tranh ko ai mong muốn đâu bạn.mời các bạn xem link này,Kc thấy hay hay
http://nguyentandung.org/nga-dang-loi-dung-ky-niem-ngay-17-2-de-doi-pho-my.html
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM