Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:13:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh biên giới phía Bắc - P3  (Đọc 308644 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bapchuoi
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #290 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2014, 08:40:25 am »

Các bác CCB BGPB xem clip kỷ niệm ngày 5/3/1979 này:

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=zAFeAaXX0jg" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=zAFeAaXX0jg</a>

Khúc sau nói về Vị-xuyên nữa ...
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #291 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2014, 03:54:14 pm »

Và em tiếp tục từ nhận định của ta tại thời điểm đó ở bài viết trước:

.... Nhất là khi ta đã nhận định: "3 tình huống chiến lược mà chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch có thể tiến hành đối với nước ta, đó là: kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt, kiểu chiến tranh có giới hạn và chiến tranh xâm lược quy mô lớn." ....

Hì hì, lắm cụ "điểm danh" em quá, cụ thì tin nhắn, cụ thì điện thoại, cụ lại quăng bom bên kia,  Grin.
Chợt nhớ ra đúng là hẹn nợ ngày 5/3, xa quá rồi nhể,  Cheesy Cheesy Cheesy. Mải "bới đất lật cỏ kiếm ăn" quá, các cụ thứ cho,  Grin. Xin có thêm vài dòng thông tin về chiến tranh biên giới chống quân bành trướng Trung Quốc (17/2/1979), trích từ bài viết của cụ Đại tá Lê Nguyên, nguyên giáo viên khoa trinh sát của Học viện Quân sự Đà Lạt năm 1976:

Trích dẫn
....Học viện đang lâm vào tình trạng dao động: Xây dựng Học viện ở Đà Lạt hay lại ra Hà Nội? Tất cả các giáo án, tưởng định bài tập, thao trường cho đến đối tượng tác chiến đều phải nghiên cứu lại, sửa lại, làm mới. Sự có mặt của anh Vũ Lăng chẳng những đã ổn định tư tưởng cho lớp cán bộ kỳ cựu của học viện, mà còn ổn định dần nền nếp công tác, cơ sở huấn luyện của học viện. học viện Quân sự Đà Lạt mở thêm cơ sở phụ ở Long Bình - Sài Gòn. Chúng tôi gặp mặt làm việc trực tiếp với anh Vũ Lăng thường xuyên. Dần dần tôi nhận ra những điều anh em nói về anh không có gì quá đáng. Anh đã từng qua các cương vị lớn như: Cục trưởng Cục khoa học quân sự, Cục trưởng Cục Tác chiến, đã chỉ huy trung đoàn, sư đoàn, quân đoàn,quân khu... Anh là Tư lệnh Quân đoàn 3 trên một hướng tiến công giải phóng Sài Gòn mùa Xuân năm 1975. Nay anh trở về làm Viện trưởng, Giám đốc Học viện Quân sự thì quả là sau anh Hoàng Minh Thảo, không ai có thể hơn anh về cương vị này. Tôi cũng thấy được cái tính dễ nổi nóng của anh. Trong những buổi họp thông qua bài giảng, tưởng định, bài tập..., anh thường truy hỏi giáo viên chuẩn bị còn sơ hở sai sót. Anh hay lướt lại vấn đề để xem giáo viên có nắm vững không. Bởi thế nhiều giáo viên luống cuống toát mồ hôi là phải! Cộng với vẻ mặt lúc nổi nóng trong cũng dữ tướng "Lăng xồm, thì ai yếu bóng vía cũng hãi là phải! Có một thủ trưởng "hắc" trong công việc như Lăng mới làm cho mỗi chúng tôi phải động não, phải cố nâng cao trình độ, đổi mới hàng ngày. Đây là ý đồ của anh Vũ Lăng khi nổi nóng. Qua thái độ không thành kiến của anh, đó là một "nổi nóng vô tư". Làm việc với anh quen dần, chúng tôi đều nể trọng và quý mến anh. Dưới thời anh Vũ Lăng, tôi đã từng thông qua giảng mẫu, trình bày phương án đánh địch, phương án trinh sát trước Giám đốc Học viện Vũ Lăng. Tôi cũng bị anh "vặn hỏi". Như một học viên tự tin trong sát hạch vấn đáp, tôi trả lời bình tĩnh và trôi chảy, chưa phải để anh nổi nóng nặng lời. Trong con mắt anh Vũ Lăng, có lẽ tôi được xếp vào loại một trong những giáo viên có tay nghề ổn định, nên anh có vẻ có thiện cảm.....

....Cuối năm 1978, tình hình trong nước ta rất căng thẳng. Đòn tiến công làm sụp đổ chế độ Pôn Pốt ở Phnôm Pênh khiến nhiều người chịu không nổi. Chiến tranh chắc sẽ xảy ra ngày một, ngày hai. Theo lệnh của Bộ, học viện cử một đoàn giáo viên có kinh nghiệm ra Bộ gấp, giúp Bộ xây dựng bài tập chiến dịch phòng thủ - tiến công của lực lượng bảo vệ biên giới phía Bắc. Chúng tôi ra đi từ giữa tháng 11 năm 1978. Trong số hơn hai mươi cán bộ giáo viên ra Bộ công tác, có tôi. Anh Vũ Lăng gặp đoàn, dặn dò công việc, gợi ý một số phương án tiến công của đối phương, phương án tác chiến và sử dụng lực lượng của ta. Anh dặn:

- Phải suy nghĩ cho sát thực tế chiến đấu. Thế nào hướng tiến công chủ yếu cũng sẽ là Cao Bằng - Lạng Sơn, sử dụng rất đông quân. Phải dùng các chôt chặn cầm chân tạo điều kiện cho các lực lượng tiêu hao địch. Chú ý mũi vu hồi lớn và sâu của đối phương có thể nhiều sư đoàn. Ta cần chọn đúng hướng phản công lớn có thể tiêu diệt gọn từ một đến hai sư đoàn thậm chí đến cả quân đoàn, buộc chúng không thể tiến sâu sợ đội hình bị kéo dài, khó tiếp tế, dễ bị chia cắt tiêu diệt từng bộ phận. Tổ tiên ta đã từng chém Liễu Thăng ở Chi Lăng, đánh cho Thoát Hoan chui ống đồng tháo chạy 3. Lần này ta cũng phải cố làm được như thế! Công tác rất khẩn trương. Phải giúp Bộ và các đơn vị tập huấn và diễn tập thật tốt. Tất cả được đi máy bay ra Bộ cho kịp.

Dưới sự chỉ đạo của Bộ, chúng tôi nghiên cứu thực địa, xây dựng phương án diễn tập và tập bài, tham gia tập huấn và diễn tập cho các đơn vị, kéo dài cho đến giáp Tết mới xong. Bộ cho phép chúng tôi nghỉ về sau cùng. .....

.....Tôi rời Hà Nội trên chuyến bay sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, cùng ngày biên giới phía Bắc bị tiến công. Thế là bài tập cũng được đem ra thực hành! Lại một cuộc chiến tranh nữa đổ xuống đầu nhân dân Việt Nam ta! Tâm trạng cán bộ giáo viên chúng tôi lúc ấy thật khó tả: Muốn được có mặt tại chiến trường. Muốn ra các đơn vị chiến đấu.

p/s: sẽ cố gắng trả bài sớm ạ,  Grin.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #292 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2014, 11:54:32 am »

Đánh nhau là một bộ môn nghệ thuật - một bộ môn khoa học đỉnh cao. Tôi lừa anh, anh lừa tôi - Hư hư thực thực, giả giả nghi nghi - sao lường hết được. Trong chiến tranh, cả anh và tôi đều có quyền chủ động ngang nhau và đều bị động ngang nhau. Vấn đề là thời điểm, cách thức, phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt động, .... khác nhau mà thôi hoặc lừa miếng để đối phương phải gặp sự "bất ngờ". Từ "bất ngờ" hòng tại ra đột biến, mở toang cục diện chiến tranh hoặc gây sức ép lớn chèn ép nhằm đạt được những ý đồ, mưu toan được định trước.

Trong cuộc chiến tranh biên giới phía bắc tháng 2/1979, cả ta và Trung Quốc đều bất ngờ, đều chủ động và cũng đều bị động.

1. Ở BGTN năm 1979:
Ta biết rõ, chắc chắn sẽ xẩy ra chiến tranh biên giới phía bắc nên chủ động tổ chức, có kế hoạch phòng ngự - xây dựng thế trận tuyến 1 và 2 vững chức; lấy lực lượng 3 thứ quân làm nòng cốt và có diễn tập thực binh, điều chỉnh thế trận kịp thời trong từng giai đoạn cụ thể. Khi hoạch định chiến lược tấn công Cambodia và quyết tâm đánh nhanh, đánh mạnh, đánh lớn để tiêu diệt toàn bộ chế độ Pôn Pốt ở biên giới Tây Nam thì đồng thời cũng chủ động vào cấp 1 (trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao) trên toàn tuyến biên giới phía bắc, các Quân chủng Phòng Không, Không Quân, Hải Quân và BCH QS các tỉnh phía Bắc.

Như vậy, trong suốt tháng 1/1979, ta cơ bản làm chủ Kampuchia; chuyển sang truy quét tàn quân, mở rộng khu vực tác chiến về các huyện, tỉnh biên giới; giúp bạn xây dựng Nhà nước Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia và Hội đồng nhân dân cách mạng Cam-pu-chia (08/1/1979).

Có thể nói, việc ta đánh và quyết tâm dứt điểm nhanh là khá bất ngờ với Trung Quốc cũng như thế giới. Thế cục bàn cờ mở toang, phát vỡ nút thắt - điểm dừng như năm 1977 - 1978. Ta sẽ cùng điểm lại một số nét "nghi binh" để giành quyền chủ động trên chiến trường ở một quả đấm thép của Bộ để hình dung ra thế cục toàn quân:

- Qua theo dõi , hẳn phía Trung Quốc và Pôn Pốt thấy rõ: Quân đoàn 2 ở ngoài bắc đang gặp nhiều khó khăn về lực lượng và cần phải củng cố lại. E18 F325/ trung đoàn sư đoàn 325 vừa hoàn thành nhiệm vụ quốc tế ở Lào trở về (2/5/1978) thì nhận được lệnh tiếp tục đi tăng cường cho Quân khu 9 => cần thời gian tái lập.

F968/ sư đoàn 968 vẫn hoạt động ở Trung Lào và F306/ sư đoàn 306 mới được thành lập để thay thế.
Trong thời gian này, mặc dù công việc bề bộn, theo chỉ thị của Bộ, Quân đoàn 2 vẫn phải tổ chức tốt cuộc diễn tập sư đoàn có thực binh lần thứ hai để cán bộ lãnh đạo Quân đội nhân dân Lào anh em tham quan, đồng thời kết hợp rèn luyện cho cán bộ chỉ huy và cơ quan Sư đoàn 325.

Rồi khi bộ đội đã hành quân, đồng chí Phó chính ủy quân đoàn vẫn có mặt dự mít tinh kỷ niệm ngày thành lập quân đội (ngày 22 tháng 12 năm 1978) ở thành phố Huế như bình thường, rồi mới lên đường đuổi theo đơn vị đang hành quân ở phía trước.

Hơn thế nữa, việc lên kế hoạch, tổ chức cho hàng vạn con người cùng vô vàn khí tài quân sự cỡ lớn, kềnh càng vượt quãng đường hơn 1000 km vào chiếm lĩnh trận địa đâu phải đùa. Nó tạo ra một chuyển động lớn, xáo trộn mạnh không chỉ về thế trận mà còn có cả sự "ầm ĩ" - dấu vào đâu nhỉ,  Grin. Ấy vậy mà ta làm cũng xong:
Trích dẫn
...Quân đoàn cho một tổ điện đài, theo đường số 1 tiến ra phía Bắc và điện liên lạc đều đặn với Bộ trên suốt dọc đường cơ động. Các tàu biển chở xe tăng, xe bọc thép, pháo tầm xa..., của Quân đoàn, khi rời cảng Đà Nẵng đều hướng ra phía Bắc trước, rồi sau đó mới quay ngược trở lại, đi về phía Nam... Trong hơn một tuần lễ, Quân đoàn đã chuyển được toàn bộ lực lượng (trừ Sư đoàn 306 đang xây dựng) tới vị trí tập kết bí mật, an toàn, đúng thời gian quy định. Tiền phương Bộ biểu dương Quân đoàn đã hoàn thành tốt cuộc tiến quân thần tốc. Cho tới khi ta nổ súng tiến công, địch vẫn không hay biết gì về sự xuất hiện của Quân đoàn 2 tại mặt trận Tây Nam...

Qua tổng hợp nhiều nguồn tin, nhiều cấp và nhất là khi ta khai thác tù binh: "có một trung đoàn phó vùng 21 và 2 cố vấn nước ngoài bắt được ở Kiên Giang" thì giọt nước đã tràn ly. Ta chủ động đánh - địch hoàn toàn (Trung Quốc - Pôn Pốt) bất ngờ và bị động ở BGTN từ cấp chiến lược đến cấp chiến thuật, chiến dịch.

Ta chọn thời gian, không gian, địa bàn - phương thức tác chiến, .... đều gây đột biến cao, hiệu quả tốt dựa trên quyền chủ động và yếu tố bất ngờ tạo được. Địch hoàn toàn ngược lại, có chăng cũng chỉ phán đoán: "tiểu bá Việt Nam sẽ đánh/ hoạt động như 1978, đánh sâu, đánh lấn khoảng 30 - 40km qua biên giới, hảo lớ. Mùa khô 1979, bè lũ tiểu bá sẽ đón nhận những đòn tấn công dữ dội vào Tây Ninh, uy hiếp trực tiếp TP HCM". Chúng cho rằng, có chăng "ta không dám đưa chiến tranh ra công khai và giải quyết triệt để một lần cuối cùng những ung nhọt cặn bã 3 -4 năm qua đã phải chịu đựngWink.

2. Sang BGPB năm 1979:
- Ta chủ động đánh BGTN thì cũng chủ động phòng ngự tại BGPB. Các bài viết/ tài liệu/ thông tin của em từ trang 19 đã nêu kha khá các mặt, góc độ, phương án - kế hoạch chuẩn bị của ta rồi nhỉ,  Grin (cụ nào thấy cần bổ sung/ làm rõ vấn đề này hay cái gì thì cứ có ý kiến nháGrin). Tuy vậy, ta chỉ có quyền chủ động trong phòng ngự còn địch có quyền chủ động trong tiến công. Suốt trong tháng 1, ta vào cấp báo động toàn quân tại BGPB, toàn tuyến 1 đã sẵn sàng và căng như dây đàn. Địch im lặng. Một sự im lặng khó hiểu trước những tuyên bố hùng hồn trước đó:

- Tháng 12 năm 1977, Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Đông Hưng tới thăm Campuchia và đi thị sát những vùng gần biên giới Việt Nam. Trong chuyến thăm này, Phó Thủ tướng Uông Đông Hưng tuyên bố: “Không một lực lượng nào có thể đứng cản trở quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và Campuchia, hai nước sẽ là đồng chí với nhau mãi mãi”

- Trong chuyến thăm Đông Nam Á tháng 12 năm 1978, tại một cuộc trả lời phỏng vấn được Trung Quốc truyền hình trực tiếp, Đặng Tiểu Bình tuyên bố: "Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học" mà ngày hôm sau báo chí chính thức của Trung Quốc cắt ngắn thành "phải dạy cho Việt Nam bài học"

- Sau khi Phnompenh thất thủ, ngày 27/1/1979 tờ Nhân dân Nhật báo có bài viết, trong đó có đoạn: “Sự thất thủ của Phnompenh không có nghĩa là chiến tranh chấm dứt mà chỉ là khởi đầu” và "vấn đề Campuchia đóng vai trò vật xúc tác để đẩy các quan hệ với Việt Nam vượt quá một điểm không thể nào quay trở lại được nữa"

còn tiếpGrin
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #293 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2014, 02:49:23 pm »

2. Sang BGPB năm 1979 (tiếp theo):
Nào, ta sẽ cùng xem một số binh chủng, đơn vị đã vào cấp 1, vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao như thế nào trong suốt tháng 1 và nửa đầu tháng 2/1979:

Trích dẫn
...Trên cơ sở kế hoạch chiến lược cơ bản, Bộ Tổng tham mưu duyệt kế hoạch tác chiến của các quân khu, quân đoàn ở những nơi trọng điểm tại thực địa; tổ chức hiệp đồng giữa các quân - binh chủng trên địa bàn Quân khu 1, Quân khu 2, Quân khu 3. Đó là cơ sở để Binh chủng Pháo binh kịp thời chỉ đạo, giúp đỡ triển khai tổ chức khôi phục, bổ sung các trung đoàn pháo binh trong các sư đoàn bộ binh khối chủ lực: Trung đoàn pháo binh 188 thuộc Sư đoàn bộ binh 346 ở Cao Bằng, trung đoàn pháo binh 190 thuộc Sư đoàn bộ binh 345 ở Lào Cài, trung đoàn pháo binh 200 thuộc Sư đoàn bộ binh 326-Lai Châu, trung đoàn pháo binh 189 thuộc Sư đoàn bộ binh 325B (sau đổi là Sư đoàn 395) ở Quảng Ninh. Sáu tỉnh biên giới: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên1 (Nay là Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn2 (Nay là Lào Cai, Yên Bái), Lai Châu-mỗi tỉnh tổ chức một tiểu đoàn pháo bính. Các lâm trường, nông trường, các huyện biên giới và một số huyện tuyến 2 tổ chức trung đội trang bị súng cối và ĐKZ. Trong quý 3 và quý 4 năm 1978, pháo binh trên tuyến biên giới bước vào huấn luyện và đo đạc lập dày mạng khống chế trên những khu vực trọng điểm. Nhưng vẫn còn một số đơn vị không khẩn trương chuẩn bị chiến đấu: Quân số, trang bị bổ sung, tiếp nhận chưa đầy đủ, huấn luyện được ít, nên đã bị động, lúng túng vào thời điểm xảy ra chiến tranh.

Trên tất cả các hướng, các khu vực dọc tuyến biên giới từ Quảng Ninh tới Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn (Lào Cai-Yên Bái) tới Lai Cháu, vào đầu năm 1979, lực lượng pháo binh của ta đã được tăng cường, bố trí phù hợp. Tổng hợp lực lượng pháo binh trên toàn tuyến từ khi chiến sự xảy ra cho đến khi đối phương rút quân, lên tới trên hai mươi đơn vị từ cấp lữ đoàn đến tiểu đoàn.

Mục tiêu bắn được chuẩn bị trước của pháo binh trên toàn tuyến biên giới là trước tuyến phòng ngự cơ bản của các trung đoàn bộ binh tuyến 1, có một số đoạn bắn vào nơi dự kiến đối phương tập trung. Đài quan sát sửa bắn thành hai tuyến, sát biên giới là đài cấp đại đội tiểu đoàn; phía trong là cấp cụm và một số đài cấp tiểu đoàn. Hai trọng điểm Lạng Sơn và Hoàng Liên Sơn bố trí nhiều đài quan sát sửa bắn.

Đầu tháng 1 năm 1979, các đơn vị nhận được chỉ thị sẵn sàng chiến đấu của Thường vụ Quân ủy Trung ương: “Tất cả các quân khu, quân chủng, binh chủng đặc biệt là Quân khu 1 và Quân khu 2, các tỉnh biên giới phía bấc, các Quân chủng Phòng không, Không quân, Hải quân ở tư thế sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Các sư đoàn, các đơn vị trực thuộc của quân khu, quân-binh chủng, các trung đoàn và tiểu đoàn, các đại đội bộ đội tỉnh, huyện phải đảm bảo từ một phần ba đến hai phần ba quân số luôn luôn tại trận địa chiến đấu, các trận địa pháo mặt đất, pháo phòng không phải bố trí sẵn sàng ở trận địa...”.

Ngày 1 tháng 1 năm 1979 các đơn vị pháo binh tuyến 1 nhận được lệnh báo động chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.

Ngày 15 tháng 2 năm 1979 các lực lượng vũ trang tuyến 1 nhận được lệnh chuyển từ trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao xuống trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường; riêng khu vực các xã biên giới vẫn ở tình trạng chiến đấu cao.

Sau khi nhận được lệnh hạ cấp báo động, một số đơn vị pháo binh thực hiện điều chỉnh đội hình chiến đấu, di chuyển trận địa bố trí ở phía trước về phía sau. Đêm 15, ngày 16 tháng 2, cụm pháo binh 1 thuộc Quân khu 2 và cụm pháo binh 190 thuộc Sư đoàn bộ binh 845 được lệnh di chuyển về Phố Ràng, tiểu đoàn pháo binh 2 trung đoàn 168 về km 42 đường Hữu Nghị 7. Ở khu vực Lạng Sơn, phần lớn cán bộ về phía sau dự hội nghị, học tập chính trị. Ở Cao Bàng, trung đoàn pháo binh 188 điều chỉnh đội hình chiến đấu trên hướng Trà Lĩnh. Các trận địa pháo binh phía trước cử người thường trực, còn bộ đội trở vế trạng thái học tập, sinh hoạt bình thường.

Trong các ngày 15 và 16 tháng 2 năm 1979, các chiến sĩ thường trực đài quan sát phát hiện có một số hoạt động của đối phương. Trên hướng Hoàng Liên Sơn: có máy ủi đất trên bờ sông Nậm Thi, khu vực hợp tác xã Mành Trúc. Các hướng khác, trên các đường giao thông tiếp giáp với đường biên giới của ta nhiều chuyến xe vận chuyển ra phía trước; trên các cao điểm nhiều tốp lên quan sát...
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #294 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2014, 03:09:35 pm »

Còn đây là những ký ức của Đại tá Quách Hải Lượng - Nguyên Trưởng phòng Tác chiến Quân chủng Phòng Không trong những năm tháng ấy. Cái giai thoại ấy đây, vì những nguyên nhân nào, ra sao mà Quân chủng Phòng không "cãi lệnh" - họ có đặc thù của họ chứ nhỉ,  Wink:

Trích dẫn
....vào những năm 1978  - 1979, tôi được vinh dự làm Trưởng phòng Tác chiến Quân chủng Phòng không. Nhiệm vụ nặng nề tôi lo lắm, cố gắng vận dụng các hiểu biết tác chiến của bộ đội phòng không được tích lũy trong những năm làm trợ lý tác chiến tên lửa và khoa học quân sự. Đồng thời dùng vốn hiểu biết Trung Quốc để "xuất kho" đóng góp vào nghiên cứu đối tượng tác chiến, lúc đó anh Hoàng Hiên, trưởng phòng Quân báo là người rất có kinh nghiệm nắm đối tượng tác chiến, rất hiểu biết, chúng tôi làm việc rất gắn bó với nhau. Có lúc anh Vũ Tư Trường - Trưởng phòng Khoa học quân sự cũng cho chúng tôi nhiều ý kiến hay. Mấy ngày trước 17-2-1979, Quân chủng triệu tập các lãnh đạo, chỉ huy sư đoàn lên để phổ biến tình hình đối tượng tác chiến và phương án tác chiến. Ngày 16, khi hội nghị sắp kết thúc, Quân chủng được lệnh trên cho bộ đội về cấp 2. Tư lệnh Hoàng Văn Khánh và
Chính ủy Nguyễn Xuân Mậu yêu cầu trưởng phòng Tác chiến viết lệnh xuống các sư đoàn, chấp hành lệnh thủ trưởng Bộ, cho bộ đội về cấp 2. Trước lệnh trên phải chấp hành nghiêm, nhưng tôi phân vân quá, về cấp 2 thì có thể trở tay không kịp. Nghĩ  trách nhiệm của một cán bộ tham mưu, tôi trình bày với Chính ủy Nguyễn Xuân Mậu, không nên về cấp 2, máy bay địch bay đến Hà Nội chỉ khoảng 7 phút bay. Chính ủy Mậu bặm môi suy nghĩ nói, lệnh của trên, phải chấp hành. Tôi nhắc lại ý kiến của mình lần nữa. Sau khi trao đổi với Tư lệnh Hoàng Văn Khánh, chính ủy Nguyễn Xuân Mậu bảo, đồng chí phải hỏi và xin ý kiến của Cục Tác chiến. Tôi thấy phải lập tức gọi điện lên trực ban Cục Tác chiến. Rất mong gặp anh Nguyên là cán bộ tham mưu Không quân là người quen nhau từ Quân chủng, tôi trình bày ý kiến không nên về cấp 2. Vì thân nhau, anh Nguyên nói: "Mặc xác anh, không đánh được thì phải chịu trách nhiệm, đây là lệnh anh Văn Tiến Dũng". Chẳng biết làm thế nào, trong lúc lúng túng, tôi đánh bạo hỏi, anh Dũng có ở Bộ không. Các anh Cục Tác chiến cho biết, sau khi ký xong lệnh, anh Dũng đi kiểm tra tình hình ở Cam-pu-chia rồi.....
Logged

baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #295 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2014, 03:50:04 pm »

Cảm ơn bạn Quangcan đang post lên các trích dẫn. Grin

Tuy nhiên, đây không phải là diễn đàn của 1 hội văn học nào đó, mà là diễn đàn của lính, nên tôi thấy ta nên trình bầy theo kiểu: CÓ hay KHÔNG. Không nên vòng vo tam quốc, hỏa mù.
Và cũng đúng với tinh thần của bạn Quangcan là: “Ngại ngần và sợ đụng chạm,  Grin  . Bản lĩnh vững vàng của người lính năm xưa đâu nhỉ,   Grin .
Sợ nói lung tung, sợ thành kiến, sợ chôn vùi sự thật thôi - chứ không ai sợ "tế nhị" cả bác ạ”.

Vậy xin đề nghị bạn giải đáp hộ cho mấy câu đơn giản này, theo kiểu CÓ hay KHÔNG nhé. Grin

1/ Dòng trích dẫn nào, của cấp nào, nói về việc ta đã biết trước quân TQ tấn công vào rạng sáng ngày 17/02 ?
(tương tự như tài liệu mà chính bạn đã đưa: “Một tài liệu nhỏ, khá quý, cho thấy, có thông tin nhân dân biên giới báo ngày 13/2/1979 rằng địch sẽ đánh ta vào ngày 17/2/1979:..” ở trang 29 của topic này)

2/ Nếu biết trước, ngày 16/02, các cấp của ta, đã ra lệnh cho các đơn vị ở tuyến 1, các địa phương ở tuyến 1 như thế nào ?

3/ Nếu biết trước, tại sao lại có tình trạng như ở đồn biên phòng Pò Hèn: “….Trận đánh sáng hôm đó, ngày 17-2 nhằm vào ngày thứ bảy. Chiều thứ sáu, anh em từ các trạm biên phòng còn về đồn Pò Hèn giao lưu bóng chuyền. Anh Bùi Hữu Liễn từ trạm kiểm soát Bắc Phong Sinh về đánh bóng xong, định quay trở lại trạm thì anh em báo: Ngày mai thứ bảy, có trận giao hữu với anh em công nhân Lâm trường Hải Ninh, thôi thì ở lại, đằng nào mai cũng xuống lại đồn.Vậy là anh Liễn ở lại, và sáng hôm sau không phải trận bóng giao lưu với anh em Lâm trường Hải Ninh như dự tính, thay vào đó tiếng súng khởi đầu cuộc chiến tranh biên giới đã nổ ra, Liễn đã cùng anh em trong đồn chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. …”, “….. cả đồn biên phòng chỉ có 1 người sóng sót, do đi về đặc khu Quảng Ninh để họp…”

Hoặc: UBND Tỉnh Cao Bằng, vội di tản, quên cả con dấu.

Hoặc: Công ty xây dựng số 11 của Bộ XD ở khu a-pa-tit Lào Cay, cho dù đã thành lập hẳn 1 trung đoàn tự vệ, nhưng không bắn lại một phát súng nào, vội di tản mà bỏ lại toàn bộ máy móc thiết bị. Sự việc rất không hay ho này, đã làm Bộ XD phải ra quyết định xóa phiên hiệu công ty 11, để khỏi thẹn.

Tạm 3 câu hỏi đã nhé. Grin
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #296 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2014, 04:10:53 pm »

Ta chủ động phòng ngự nhưng căng cứng mãi sao được, hơn 1 tháng rồi, căng thẳng, Undecided.
Vào cấp 1 mãi được à, đến thời điểm nào đây. Ta vào cấp 1, họ biết chứ, dại gì họ đánh lúc ta đã chủ động phòng ngự, quân số sẵn sàng, trận địa hầm hào đầy đủ nhỉ,  Wink.
Họ được quyền chủ động trong tiến công cơ mà, đánh ra sao, đánh thế nào, cấp độ, tầm quy mô, không gian, thời gian, .... đều tùy thuộc ở họ. Cùng với đó, ta đâu mong có cuộc chiến xảy ra để đất nước hai đầu thọ địch. Suốt thời gian 1975 - 1978, ta chủ động tránh nguy cơ khơi ngòi cuộc chiến, tránh tối đa âm mưu khiêu khích và mưu toan quỷ quyệt hòng động binh đao.

Vậy đấy, đúng theo quy luật của chiến tranh, ta hạ cấp họ đánh liền, đánh luôn, đánh lớn, đánh ào ạt hòng lấy tình huống "bất ngờ" làm cơ sở; lấy quyền chủ động làm thước đo; lấy quy mô tạo ván bài lật ngửa.

Nếu so sánh một cách tương đối BGPB với BGTN thì rõ ràng:
- ta chủ động đánh Pôn Pốt thế nào thì họ chủ động đánh ta như vậy, dưới mọi góc độ và khía cạnh;

- ta bất ngờ đánh Pôn Pốt khiến họ và Pôn Pốt ngã ngửa, thua chạy dài vì sức tiến công như vũ bão, vì quy mô rộng và cách đánh nhanh. Còn họ đánh ta bất ngờ cũng với sức tiến công như vũ bão, quy mô rộng và cách đánh nhanh thì ta lại chịu được, chặn được đà tiến công, từng bước giới hạn được phạm vi/ thời gian của cuộc chiến;

- ta đánh Pôn Pốt không phải bất ngờ tại thời điểm vì nó được đặt trong hoàn cảnh không gian lúc đó Pốt đã sẵn sàng/ bắt đầu đánh ta với trọng điểm tiếp tục là Tây Ninh:

Trích dẫn
...Ngày 23/12/1978 chúng huy động 10 trong số 19 sư đoàn đang bố trí ở biên giới mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam nước ta. Trong đó, chúng dùng 3 sư đoàn đánh vào Bến Sỏi nhằm chiếm Tây Ninh, 2 sư đoàn đánh Hồng Ngự (Đồng Tháp), 2 sư đoàn đánh Bảy Núi (An Giang), 2 sư đoàn đánh Hà Tiên (Kiên Giang), 1 sư đoàn đánh Trà Phô-Hà Tiên....

Chúng chỉ bất ngờ là đã bị rơi vào bẫy giương sẵn và bè lũ đó càng bất ngờ hơn khi một chiến lược lớn đã được hoạch định chỉ còn chờ thời cơ để sẵn sàng ụp xuống, cất vó toàn diện.

Còn Trung Quốc đánh ta bất ngờ tại thời điểm; về chiến lược, ta biết rõ họ đánh ta, chuẩn bị sẵn khi biết họ sẽ đánh để cứu "thằng em dại" - chỉ là không rõ ràng lúc nào họ đánh và ta nhận định họ đánh thế nào với 3 phương án đã nêu: "kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt, kiểu chiến tranh có giới hạn và chiến tranh xâm lược quy mô lớn..."

- Về nguy cơ: ta có/ sẽ bị như Pôn Pốt không với cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn???
Có đấy, như em đã viết ở bài #213 trang 22 Phần 3 này. Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu Trung Quốc ồ ạt tiến quân qua các con đường họ đang làm tại Bắc Lào; từ Bô Ten/ Botene thuộc tỉnh U-đôm-say (sát biên giới Lào - TQ), qua các tỉnh Bắc Lào xuống Mường Hiềm/ Muang Hiem, Bản Sẻ/ Ban Se thuộc Phong Sa Lỳ/ Phong Saly và Hủa Phăn/ Houa Phan. Một đòn vu hồi cực lớn, hiểm ác nhất sẽ hình thành dựa trên việc thọc sườn "vùng hậu phương bao la" - "tuyến đệm" của ta ở Sơn La hoặc chính thức vít chặt họng hầu Thanh Hóa,  Undecided Undecided Undecided.



Xin lưu ý là tại Bắc Lào ở thời điểm đó, chỉ có F2/ sư đoàn 2 bộ binh Lào đóng quân ở Bo Keo/ Bô Kẹo; F3/ sư đoàn 3 bộ binh Lào đóng ở Luông Nậm Thà/ Luoang Nam Tha; Tỉnh U Đôm Say có 3 tiểu đoàn và một số đại đội bộ binh. Các tỉnh còn lại thì chỉ có 2 tiểu đoàn bộ binh và một số đại đội độc lập. Không phải chê, nhưng quả thật, khả năng tác chiến của bạn tại thời điểm như thế nào chắc ở đây nhiều bác rõ hơn em nhể,  Grin.

Mặt trận/ BTL 379 ra đời tháng 3/1979 nhưng quân đâu cho nó. Căng như dây đàn, F337, F338 và một số đơn vị khác đã được Bộ rút từ Binh đoàn 678 ở Lào về chuyển lên BGPB.

Vậy đấy, ai đặt câu hỏi mà chả xong, chả được, ai cũng có quyền thét gào tại sao nhưng ở tình huống, tầm như vậy, các đồng chí giải quyết sao đâyHuh  Undecided

p/s: phần tới, mạn phép đặt tựa đề "Đêm trắng 17/2/1979" cho nó ly kỳ hồi hộp,  Grin
Logged

baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #297 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2014, 04:27:10 pm »

Ta nên trao đổi thẳng thắn, bạn Quangcan nhé  Grin

Nếu chỉ trích dẫn sách, để đưa ra nhận định chung chung, thì chả cần tốn sức thế đâu.  Grin
Bởi chỉ với tầm nhìn của 1 người dân là bạn tôi, ngay từ năm 1978, bạn tôi đã đoán biết TQ tấn công, như tôi đã viết trong hồi ức của mình:

.."Qúa bất ngờ, đến mức sửng sốt. Đã biết là tình hình biên giới phía Bắc căng thẳng từ hơn một năm rồi. Thậm trí bọn học cùng phổ thông đi làm công nhân kỹ thuật ở Tát Sơ Ken về nước bằng chuyến tầu liên vận cuối cùng vào năm 1978, có hỏi rằng:
- Xe tăng TQ nhiều như lá tre sát biên giới, thế mà lính chúng mày chẳng chuẩn bị gì à Huh.
Qúa bất ngờ, đến mức sửng sốt. Đã biết là tình hình biên giới phía Bắc căng thẳng từ hơn một năm rồi. Thậm trí bọn học cùng phổ thông đi làm công nhân kỹ thuật ở Tát Sơ Ken về nước bằng chuyến tầu liên vận cuối cùng vào năm 1978, có hỏi rằng:
- Xe tăng TQ nhiều như lá tre sát biên giới, thế mà lính chúng mày chẳng chuẩn bị gì à Huh..."


Ta đi vào cụ thể các câu hỏi nghi vấn đi. Grin

Và quan trọng nhất, chính xác thực tế ngày 17/02/1979, nó đã diễn ra như thế nào, để minh họa cho luận cứ của bạn.  Grin
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #298 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2014, 04:45:39 pm »

Ta chủ động phòng ngự nhưng căng cứng mãi sao được, hơn 1 tháng rồi, căng thẳng, Undecided.
Vào cấp 1 mãi được à, đến thời điểm nào đây. Ta vào cấp 1, họ biết chứ, dại gì họ đánh lúc ta đã chủ động phòng ngự, quân số sẵn sàng, trận địa hầm hào đầy đủ nhỉ,  Wink.........

Ơ, ta đang trao đổi về việc: theo tài liệu của bạn, ta biết trước địch quân TQ tấn công là vào ngày 17/02/1979, như trong 1 trích dẫn của bạn cơ mà  Grin
'...hơn 1 tháng rồi, căng thẳng..." nào thế  Grin
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #299 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2014, 08:22:38 am »

Thôi, bỏ qua đi, quangcan à.  Wink  Grin
Lịch sử đã cho thấy, thực tế, vào cái ngày 17/02 ấy, quân và dân ta ở tuyến 1, thực sự bất ngờ.
Còn về đại cục, ở tầm trung ương và quốc gia, tất thẩy mọi người đều đã biết được âm mưu thâm độc của Trung Quốc, cũng như dã tâm xâm lược nước ta, của bè lũ bành trướng Bắc Kinh.
Cái này thì ‘biết rồi, khổ lắm, nói mãi’.
Cũng như ngày hôm nay – ngày 13/03/2014 (trước ngày 14/03 một ngày), tất thẩy chúng ta, đặc biệt là lực lượng Hải quân trên quần đảo Trường Sa – các nhà dàn DK, đều đã biết trước rằng : với dã tâm thực thi ‘đường lưỡi bò’, bè lũ phản động trong giới cầm quyền TQ, trước sau gì thì nó cũng đánh úp 1 vài bãi cạn chưa có quân đóng trú của Hải quân ta, rồi cắm lên đó mấy cái nhà ‘cao cẳng tiền chế’.
Biết thế, để nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu.
Nhưng ngày nào nó cắm ‘nhà cao cẳng’, có mà Khổng Minh sống lại cũng không biết được. Nếu cho KM là người Tầu, thì có là ông Trạng Trình của ta cũng chịu.
Ta cũng sẽ bị bất ngờ thôi. Và nó sẽ cắm được vài cái. Vấn đề là : ta sẽ xử lý việc đó như thế nào.
Về vấn đề sử lý bất ngờ này, quân và dân ta ở tuyến 1, vào ngày 17/02/1979, đã để lại những bài học và những giá trị vô giá cho đời sau.
Tớ sẽ viết về việc xử lý bất ngờ.  Wink
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM