Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:32:19 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh biên giới phía Bắc - P3  (Đọc 308625 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thinhe677f346
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 573


Thịnh e677/f346 cùng phu nhân.


« Trả lời #280 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2014, 07:04:17 pm »

_Với cái đường vạch đen của Quang Cận tôi chả hiểu cái gì cả ?
_Tôi tạm đưa ra chính kiến của tôi thế này mong các bác cùng các bạn suy ngẫm, hồi 17/2/1979 cả Tỉnh Cao Bằng có một Fbb cùng một Ebb của Tỉnh Đội, mà Tỉnh Cao Bằng có tới 8 Huyện Biên Giới. E 677 đóng Quân ở Trà Lĩnh để bảo vệ mỏ măng gan, E 246 đóng Quân ở Hà Quảng là để bảo vệ Khu Di Tích Bắc Bó, E 851 đóng Quân ở Hòa An là E cơ động và bảo vệ F bộ 346, còn E 567 đóng quân ở đèo Mã Phục thì đã chặn được tất cả các ngả ở phía đông Tỉnh Cao Bằng như Phục Hòa, Hạ Lang, Trùng Khánh, Trà Lĩnh rồi.
Logged

Biên cương có giặc ta quyết giữ
Hậu phương yên bình gắng dựng xây.!
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #281 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2014, 08:26:40 pm »

...Tại sao ? trên vạch đen là gì vậy ? tôi nghĩ quân ta ít vậy mà trải dài đội hình liệu quá mỏng không ? Tầu nó đánh sau vạch đên 1 cách không ngờ ,hướng thứ yếu của ta , thành hướng đột kích chủ yếu của giặc ! mất Thông Nông từ đây ta đã coi như bị vỡ trận ,giặc xuống đến ngã ba dân chủ Dưới chân đèo Mã Quỷnh...ở đó có một kho vũ khí lớn của tỉnh Cao Bằng ,các bố trông kho chạy mất dép..suýt nữa đại tá Biền Sơn tư lệnh F 346 bị tóm ở Nam Tuấn phía trên thị trấn Nước Hai ..từ đây giặc đánh tập hậu Hà Quảng dẫn đến E 246 phải lên núi đánh du kích...còn cánh quân giặc phát triên theo hướng Ngọc Động - đi đường Lương Can đánh ra thủy điện Tà Sa thì khó nhai Tà Sa quá giặc mò xuống Minh Tâm ,thuộc Nguyên Bình ...thì ở đây giặc bị bắt sống nguyên 1 Đại đội ...có lẽ không nơi nào giặc nhục nhã bằng nơi này...nói rõ là liên lạc bằng hữu tuyến trước đó bị giặc lọt các ổ thám báo hoặc người Hoa phàn động cắt phá từ trước khi Undecided giặc nổ súng, nên ông Thịnhe 677f346 nên kể rõ chuyện Thằng Cha dân quân tên là Hò chạy về báo còn bị bắt trói cột cờ chỉ vì báo là giặc đã đánh xang Thông Nông rồi.. Angry...chuyện có thật ...cười ra nước mắt  Grin Grin Grin...ông Thịnh rõ hơn tôi nhiều..
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Hai, 2014, 08:35:49 pm gửi bởi tung677 » Logged
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #282 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2014, 10:59:41 pm »

Bác thắng nhà ta : chết nhớ , đi biểu tình nhớ  Grin
Logged
congtubl
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #283 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2014, 08:06:54 am »

Kỷ niệm 35 năm thành lập Quân đoàn 14 và Mặt trận Lạng Sơn

Hôm qua 23.2, tại Hà Nội, các cựu chiến binh của Quân đoàn 14 tổ chức buổi họp mặt kỷ niệm nhân dịp 35 năm thành lập Quân đoàn và Mặt trận Lạng Sơn (24.2.1979 - 24.2.2014).
Quân đoàn 14 ra đời theo quyết định của Bộ Chính trị vào ngày 24.2.1979, một tuần sau khi Trung Quốc nổ súng xâm lược VN trên toàn tuyến biên giới phía bắc vào 17.2.1979. Làm nhiệm vụ tại mặt trận Lạng Sơn, Quân đoàn có nhiệm vụ thống nhất chỉ huy các lực lượng vũ trang, cùng quân, dân Lạng Sơn chiến đấu đánh địch. Lực lượng của Quân đoàn lúc đó gồm có 5 sư đoàn bộ binh (F3, F327, F337, F338, F347) cùng các đơn vị trực thuộc gồm trung đoàn pháo binh, cao xạ, tăng thiết giáp, công binh, thông tin, đặc công. Cùng với quân, dân Lạng Sơn, Quân đoàn đã có nhiều trận đánh lớn như trận Đồng Đăng, trận đồi Chậu Cảnh của sư đoàn 3, trận cầu Khánh Khê trên đường 1B của sư đoàn 337, trận đánh tập kích vào sau lưng địch của sư đoàn 338. Quân đoàn 14 sau đó đã vinh dự được mang phiên hiệu Binh đoàn Chi Lăng, một địa danh lịch sử của Lạng Sơn.

Từ 1979 - 1989, Quân đoàn làm nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu và xây dựng ở địa bàn Lạng Sơn. Quân đoàn 14 đã chiến đấu và đánh bại nhiều âm mưu, hành động lấn chiếm phá hoại của kẻ địch. Tiêu biểu trong đó là các trận đánh bảo vệ cao điểm 400 (tháng 5.1981), cao điểm 820 và 636 tại Tràng Định, Thất Khê trong suốt 6 tháng đầu năm 1984 đẩy lùi cuộc tiến công lấn chiếm của một sư đoàn địch... Với những thành tích xuất sắc trong chiến đấu và xây dựng, đã có hàng chục cán bộ chiến sĩ được phong danh hiệu anh hùng LLVT.
http://www.thanhnien.com.vn/pages/2...nh-lap-quan-doan-14-va-mat-tran-lang-son.aspx
Logged

Hôm qua - Đêm nay - Ngày mai
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #284 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2014, 08:36:20 am »

Trích dẫn
...Ở Cao Bằng, lực lượng ta bố trí chủ yếu ở Trà Lĩnh, Hà Quảng và Quảng Hòa....
Ta phải đứng chân ở phần trên của đường cắt là tại sao nhỉ,  Wink.





Trích dẫn
_Với cái đường vạch đen của Quang Cận tôi chả hiểu cái gì cả ?
_Tôi tạm đưa ra chính kiến của tôi thế này mong các bác cùng các bạn suy ngẫm, hồi 17/2/1979 cả Tỉnh Cao Bằng có một Fbb cùng một Ebb của Tỉnh Đội, mà Tỉnh Cao Bằng có tới 8 Huyện Biên Giới. E 677 đóng Quân ở Trà Lĩnh để bảo vệ mỏ măng gan, E 246 đóng Quân ở Hà Quảng là để bảo vệ Khu Di Tích Bắc Bó, E 851 đóng Quân ở Hòa An là E cơ động và bảo vệ F bộ 346, còn E 567 đóng quân ở đèo Mã Phục thì đã chặn được tất cả các ngả ở phía đông Tỉnh Cao Bằng như Phục Hòa, Hạ Lang, Trùng Khánh, Trà Lĩnh rồi....

Thì đấy, các bác cứ ngẫm xem, nếu các cụ không bố trí như vậy, Tàu nó thọc mạnh xuống xuyên suốt, cắt đứt theo đường 4 đoạn Cao Bằng và "phủ" sóng toàn bộ các huyện Thông Nông, Trà Lĩnh, Quảng Hòa (Quảng Uyên, Phục Hòa), Trùng Khánh, Hạ Lạng, Hòa An và thị xã ... thì thì .... ta mất đứt gần như toàn bộ tỉnh Cao Bằng rồi còn gì,  Wink
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #285 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2014, 02:52:20 pm »

Có một bác ẩn danh góp ý cho em như sau, xin cảm ơn:

Về đại cục Quang Can nói vậy đúng rồi. Nay xin bổ sung một chút về vị trí đóng quân f316.Ngày 4-6-1976 chúng tôi từ Lai khê,Bến Cát,Bình dương ra Bắc . Trung đoàn 149(sau mới đổi lại là e98)đi thẳng ra đóng ở Bình lư,Phong thổ ,Lai châu.E174, e 148 đóng ở Thân thuộc,Mường Khoa ,Nghĩa lộ.Chỉ có e 187 pháo binh đóng ở Thác bà,Yên bái. Sư bộ 316 đóng ở chân đèo 8cô,ngã rẽ ra Lao cai và  Nghĩa lộ ,trung độ giữa 3e bộ binh.
 Thật buồn cười ngã ba đó có tấm biển lớn với dòng chữ "tình hữu nghị Việt -Trung đời đời bền vững" .Vì thế không phải f316 ở Yên bái.Vị trí như trên tính bố phòng và sẵn sàng chiến đấu hợp lý hơn....
Logged

Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #286 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2014, 11:24:46 am »

Trích dẫn
...Ở Cao Bằng, lực lượng ta bố trí chủ yếu ở Trà Lĩnh, Hà Quảng và Quảng Hòa....
Ta phải đứng chân ở phần trên của đường cắt là tại sao nhỉ,  Wink.





Trích dẫn
_Với cái đường vạch đen của Quang Cận tôi chả hiểu cái gì cả ?
_Tôi tạm đưa ra chính kiến của tôi thế này mong các bác cùng các bạn suy ngẫm, hồi 17/2/1979 cả Tỉnh Cao Bằng có một Fbb cùng một Ebb của Tỉnh Đội, mà Tỉnh Cao Bằng có tới 8 Huyện Biên Giới. E 677 đóng Quân ở Trà Lĩnh để bảo vệ mỏ măng gan, E 246 đóng Quân ở Hà Quảng là để bảo vệ Khu Di Tích Bắc Bó, E 851 đóng Quân ở Hòa An là E cơ động và bảo vệ F bộ 346, còn E 567 đóng quân ở đèo Mã Phục thì đã chặn được tất cả các ngả ở phía đông Tỉnh Cao Bằng như Phục Hòa, Hạ Lang, Trùng Khánh, Trà Lĩnh rồi....

Thì đấy, các bác cứ ngẫm xem, nếu các cụ không bố trí như vậy, Tàu nó thọc mạnh xuống xuyên suốt, cắt đứt theo đường 4 đoạn Cao Bằng và "phủ" sóng toàn bộ các huyện Thông Nông, Trà Lĩnh, Quảng Hòa (Quảng Uyên, Phục Hòa), Trùng Khánh, Hạ Lạng, Hòa An và thị xã ... thì thì .... ta mất đứt gần như toàn bộ tỉnh Cao Bằng rồi còn gì,  Wink
Thực tế cuộc chiến tháng 2 năm 1979 tại mặt trận Cao Bằng, các hướng Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh và Quảng Hòa ( Quảng uyên + Phục Hòa ) ta chuẩn bị lực lượng để đón tiếp Ông Bạn vàng TQ là khá hợp lý. Trung đoàn  677 chặn ở Phai Căn hướng Trà Lĩnh, bảo vệ mỏ Măng Gan và chặn không cho TQ thọc ra đèo Mã Phục, e 677 đã chiến đấu dũng cảm, tuy không ngăn được địch nống ra thị xã CB qua Mã Phục nhưng cũng cầm chân được cánh quân này của TQ gần một tuần. Ở các hướng Phục Hòa, Hà Quảng cũng vậy, ta đã gây thiệt hại lớn cho TQ và cầm chân  không cho chúng thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. Nhưng mặt trận Cao Bằng thực sự bị vỡ khi TQ đánh mạnh vào hai hướng mà ta không phòng bị là Thông Nông và Đông Khê, đặc biệt là hướng Thông Nông. TQ đánh chiếm hai huyện này chỉ trong vòng có mấy tiếng đồng hồ, tức là khởi sự từ 6 giờ sáng thì gần trưa hôm đó ( 17/2 ) quân TQ đã tràn vào hai huyện lỵ Thông Nông và Đông Khê rồi. Chiếc xe tăng đầu tiên của TQ tiến vào thị xã Cao Bằng ngày 18/2 cũng từ thị trấn Đông Khê theo đường 4. Từ Thông Nông, quân TQ chia làm hai cánh, một cánh vượt đèo Mã Quỷnh nống ra Mỏ Sắt và đánh chiếm Hòa An. Một cánh thọc thẳng ra Nguyên Bình, đánh chiếm Tà Sa và kéo ra Bản Tấn, Nà Bao ( nơi các cơ quan đầu não của tỉnh Cao Bằng kéo vào đây sơ tán ).
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #287 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2014, 08:59:46 pm »

Lực lượng mỏng, không có đơn vị dự bị phía sau ở cự ly hợp lý nên khi bị đánh ở hướng bất ngờ cũng khó mà không lâm vào tình trạng lúng túng ban đầu.

Ta vẫn nói ta cừ, nhưng địch cũng đâu có xoàng. Trình độ nắm tình hình đối phương, điều binh khiển mã của tướng bên họ cũng không tồi, binh lực hỏa lực lại trội hơn hẳn về số lượng. Ít nhất họ cũng góp phần đào tạo vô khối cán bộ quân sự-kỹ thuật-chính trị bên mình nên hiểu mình không ít. Hai tư lệnh quân khu biên giới thời đó đều vốn học trường quân sự của họ mà ra, hai ông đều quê Cao Bằng cả, nên chắc hiểu họ cũng chẳng kém.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #288 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2014, 10:44:33 am »


        VỀ THĂM BIÊN CƯƠNG .

    Chúng tôi về thăm nơi biên cương !
    Trong tháng ba , mùa này yên ả .
    Mờ mờ sương giăng , núi đá mây mù .
    Vắng lặng nơi đây chẳng còn tiếng pháo thù .
    Xanh thẳm rừng cây ,ruộng bậc thang nghiêng nghiêng sườn đá .

    Khi chúng tôi đến nơi đây ...
    Thăm lại chiến trường xưa , thăm anh em đồng đội .
    Đã hy sinh đi giữ đất một thời .
    Hồn các anh theo mây gió đất trời .
    Theo cha ông hoà cỏ cây hoa lá .
    Hồn các anh quyện vào hồn của đá .
    Mênh mang yên bình cho mảnh đất biên cương .
    Tuổi trẻ chúng tôi chẳng tiếc máu xương .
    "Vì nước quên thân -Vì dân phục vụ " .
     Giữ mãi ngọn lửa ấm biên cương ...
     Tôi đã gặp hỏi người em gái làm nương .
     Mua mớ măng đắng , là quà kỷ niệm .
     Để nhớ ngày về thăm biên cương ...
     Đắng vị măng mà ngọt nghĩa đội thân thương .
     
     Kỷ niệm theo năm tháng ùa về xao động .


                         Ngày 3/32014  Huonghn76
   
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #289 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2014, 01:12:21 pm »


... nhưng sẽ rất cố gắng nêu/ đặt vấn đề thật khách quan, toàn diện với những hiểu biết sơ sơ của mình để cùng trao đổi.

Theo kế hoạch của em thì bài chốt 5/3 sẽ rõ ràng hơn một chút về các khía cạnh:
- ta có bị bất ngờ hay không? hiểu bất ngờ như thế nào?
- và tại sao ta không lao lên đánh, nhất là điều QĐ2, Q Đ3 ra sớm hơn để choảng thật lực cho nó khiếp?
....

Em xin phép tiếp tục mạch bài đã bắt đầu từ trang 19 với tôn chỉ là dòng nâu đậm trên:

Một tài liệu nhỏ, khá quý, cho thấy, có thông tin nhân dân biên giới báo ngày 13/2/1979 rằng địch sẽ đánh ta vào ngày 17/2/1979:
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM