Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 10:09:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh biên giới phía Bắc - P3  (Đọc 308548 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #190 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2014, 11:35:32 am »

xin hỏi bác chiangsian
dự bị chiến lược???trong khi đó F 3 qân số bị tổn thất nhiều(ls s7 3 sao vàng có ghi" )vậy "dự bị chiến lược để làm kiểng" à?
-pháo dàn,dkz.pháo dàn bm 14,khi đó sử F 3 sao vàng không hề nhắc đến là F 3 có cáccở pháo lớn hơn và pháo dàn bm 13,14...?
câu hỏi tại sao?có lẻ vì những lý do tế nhị nên vẫn ít người trả lời thẵng thắng.sự thật việc ta có bị bất ngờ về chiến thuật hay không có lẻ còn nhiều người che giấu.
xin trích dẫn từ 1nguồn:"theo thiếu tướng Lê Phi Long-cục phó cục tác chiến (hồi đó) lực lượng vũ trang VN tổng cộng chỉ có 11 sư đoàn chủ yếu là làm nhiệm vụ kinh tế,phải chiến đấu trong 1 điều kiện bất ngờ,Chỉ huy các đơn vị  tại Lạng Sơn ,ngày 15-2-1979 còn được triệu tập để nghe nhận định:"địch sẽ đánh cấp sư đoàn vào ngày 22-2"
sáng ngày 17-2,đại đội 22 của Tx Cao Bằng(nhờ bác tung 667 xác nhận hộ)
mới được trang bị thêm 17 khẩu B 41.
hay như trong một hội nghị quân sự,đai tướng Văn Tiến Dũng thừa nhận "chúng ta bị bất ngờ cả mặt trận tây nam&phía bắc.và gọi điệ cho trung tướng Vũ Lập:"phải tiêu diệt  vài đại đội,trung đội Trung quốc."khi đó ko ai nghĩ chúng dùng 6 quân đoàn dan
Logged
kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #191 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2014, 11:39:51 am »

ngoài ra.
"Quân đoàn cơ động chiến lược, không dùng cho chiến dịch quan trọng, quy mô lớn thì để làm cảnh à?" bác hiểu sai ý câu hỏi.
sao ko điều quân từ Lào tăng viện cho mặt trận của Qk 5,mà lại điều quân đoàn 2?để ngoài bắc chỉ có quân đoàn 1 và vài sư đoàn ?
tổn thất cả F 3 khá lớn.thế mà đầu tháng 3,mới có tăng viện,không thể bảo vệ được lạng sơn.
chúng ta đều phải chịu quá nhiều mất mát từ chiiến tran
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #192 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2014, 12:47:37 pm »

xin hỏi bác chiangsian
dự bị chiến lược???trong khi đó F 3 qân số bị tổn thất nhiều(ls s7 3 sao vàng có ghi" )vậy "dự bị chiến lược để làm kiểng" à?
-pháo dàn,dkz.pháo dàn bm 14,khi đó sử F 3 sao vàng không hề nhắc đến là F 3 có cáccở pháo lớn hơn và pháo dàn bm 13,14...?

Sử f3 không nhắc đến là không có à? Con ếch dưới giếng không nhìn thấy mặt trời rồi kết luận không có mặt trời à?
f3 không có BM13/14, thế lúc đó có sư đoàn nào có BM13/14 không?

ngoài ra.
"Quân đoàn cơ động chiến lược, không dùng cho chiến dịch quan trọng, quy mô lớn thì để làm cảnh à?" bác hiểu sai ý câu hỏi.
sao ko điều quân từ Lào tăng viện cho mặt trận của Qk 5,mà lại điều quân đoàn 2?để ngoài bắc chỉ có quân đoàn 1 và vài sư đoàn ?
tổn thất cả F 3 khá lớn.thế mà đầu tháng 3,mới có tăng viện,không thể bảo vệ được lạng sơn.
chúng ta đều phải chịu quá nhiều mất mát từ chiiến tran

Thế lúc cần tấn công thì phải tăng cường tiền đạo giỏi hay thủ môn giỏi?
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #193 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2014, 01:11:46 pm »

@kc135: việc tranh luận là hết sức bình thường và nhất là tìm hiểu về lịch sử.
Bạn nên dẫn nguồn chính xác cho những thông tin được nêu. Ngoài ra, cách nhìn nhận của bạn quả thật quá.... Nó xuất phát từ việc đúng như chiangshan nói : "bạn đọc ít - nói nhiều - phát ngôn cẩu thả". Những nhận định của bạn càng làm cho mình phải "đẩy nhanh tiến độ sơ-ri này" thôi,  Grin.

p/s: xem lại cách diễn đạt, hành văn và sắp xếp câu từ của bạn nhá,  Undecided.
Logged

kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #194 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2014, 06:40:48 pm »

đa tạ bác quangcan nhắc nhở.
nguồn trích dẫn lấy 1 phần từ:"hồi ký trần quang cơ"và 1 cuốn sách khác không tiện nêu tên vào thời điểm này?
theo như tư liệu có được,sư 338(nay là đoàn ktqp 338-qk1) có trang bị đấy bác Chiangsan,
cuối tháng 2-đầu tháng 3,sư 338 đánh ở hướng Lộc Bình.trong sử của sư 338 có nhắc đến chi tiết ta thiếu đạn rocket.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #195 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2014, 07:43:00 pm »

Không phân biệt nổi ĐKB với BM13/14, chán chả buồn nói nữa.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
spirou
Thành viên
*
Bài viết: 44


Genpei


« Trả lời #196 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2014, 08:38:01 pm »

Cả bài viết mà chả có viết hoa từ nào ở đầu dòng lẫn sau dấu chấm, trình độ quá kém.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #197 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2014, 09:11:38 pm »

Về cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung tháng 2.1979:
CẦN ĐƯỢC XEM NHƯ CHIẾN THẮNG CHỐNG NGOẠI XÂM

Giáo sư sử học: VŨ MINH GIANG

Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Cách xử lý một cách đàng hoàng là không được phép lấp nó đi. “Nếu thực tình muốn hướng tới tương lai, ta cần bắc cầu đi qua hố ngăn cách đó. Đường đi vẫn thênh thang trên cây cầu đàng hoàng, nhưng ta vẫn nhìn thấy cái hố đúng như nó có, không to hơn, không hẹp hơn” - Giáo sư Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội - nhận định với Lao Động về cuộc chiến biên giới năm 1979.

Duy nhất Trung Quốc nói Việt Nam nổ súng tấn công

- Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - mà ông là thành viên - dự kiến sẽ có một lễ tưởng niệm sự kiện chiến tranh biên giới ngày 17.2.1979. Ông có thể cho biết chi tiết?

- Lễ tưởng niệm dự kiến sẽ được tổ chức gắn với một hội thảo khoa học về đề tài này. Sự kiện này chúng ta chưa tổ chức bao giờ, nên đây sẽ là lần đầu tiên. Vì vậy, chúng tôi dự kiến không trọng quy mô, mà trọng chiều sâu, nêu đúng bản chất của vấn đề. Chủ trương của Hội Sử học là dứt khoát phải thể hiện quan điểm.

Phải trả lại vị trí cho những anh hùng đã hy sinh. Chúng tôi đã tiếp cận với rất nhiều bậc lão thành cách mạng, họ rất khắc khoải về cuộc chiến biên giới 1979.

Ban Bí thư cũng đã quyết định biên soạn bộ lịch sử Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - mà chúng tôi gọi là bộ Quốc sử, tập trung những nhà sử học hàng đầu của Việt Nam. Một trong những nguyên tắc là không được bỏ qua các sự kiện lịch sử hàng đầu, trong đó có cuộc chiến biên giới 17.2.1979.

Tới đây, các sự kiện như Hoàng Sa, Trường Sa bị đánh chiếm, hay việc Trung Quốc đưa quân đánh Việt Nam năm 1979 cũng sẽ được đưa vào sách giáo khoa lịch sử. Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc.

- Từ góc độ một nhà sử học, Giáo sư đánh giá như thế nào về cuộc chiến biên giới Việt-Trung?

- Sự kiện 1979 cũng có những nguyên nhân khách quan, chủ quan, nhưng nằm trong chuỗi của lịch sử, vào thời kỳ Trung Quốc muốn thể hiện mình có một vị thế nào đó ở Châu Á, hay bộc lộ một chính sách quan hệ quốc tế của họ. Sự kiện 17.2.1979, khi Trung Quốc đưa tới 600.000-700.000 quân tấn công trên toàn tuyến biên giới của Việt Nam, không thể diễn giải khác đi được, ngoài việc đây là cuộc chiến tranh xâm lược hay cuộc tấn công vào Việt Nam.

Trên thực tế, quân và dân ta đã đứng dậy, anh dũng đánh bật đạo quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Vì vậy, sự kiện 35 năm nhìn lại cuộc chiến biên giới, có lẽ cần phải được đối xử công bằng và trang trọng như một chiến thắng chống ngoại xâm trong lịch sử.

Tuy nhiên, cũng tiếp nối truyền thống cha ông, chúng ta hiểu Trung Quốc luôn có kiểu ứng xử của một nước lớn với các nước lân bang, trong đó có Việt Nam. Bài toán đặt ra là chúng ta phải thể hiện bản lĩnh của dân tộc Việt, phải để nhân dân thấy được đất nước ghi nhớ, trân trọng chiến công của những người đã ngã xuống, nhưng cũng không làm tổn hại, ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.

Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Nếu cứ giấu giếm, hay bảo rằng không có, thì đó là cách che giấu lịch sử. Điều này không chỉ không được phép, mà còn có tội với các liệt sĩ, những người đã đổ xương máu bảo vệ đất nước. Nhưng một thái độ khác, bới sâu nó ra để gây hận thù lại là xuyên tạc lịch sử. Tội này cũng không kém việc che giấu lịch sử.

Không phải khi nào “sự nhịn” cũng là “sự lành”

- Như Giáo sư nói, chúng ta cần trả lại sự thật cho lịch sử. Nhưng cho đến nay, Trung Quốc vẫn tuyên truyền rằng đây là cuộc chiến do Việt Nam nổ súng trước. Vậy “cây cầu” này cần phải bắc sao đây?

- Việc Trung Quốc nói rằng chỉ “đối phó” cuộc tấn công của Việt Nam thì liệu ai tin được, khi chỉ trong 1 giờ, họ đưa 600.000-700.000 quân ào ào đánh bật các chốt biên giới của Việt Nam, tiến sâu vào đất liền. Nếu không phải tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc Việt Nam, không biết cuộc chiến đó sẽ đi đến đâu.

Đó, không gì khác hơn, là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, được chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Còn chính Việt Nam mới bị động. Nếu là Việt Nam gây hấn, vì sao Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam khi đó lại đang đi thăm Lào? Nếu chuẩn bị cho chiến tranh, ai lại làm thế?

Về vấn đề này, chỉ có duy nhất Trung Quốc nói vậy, còn thế giới thì không. Chẳng nhẽ, tất cả thế giới sai, chỉ một mình Trung Quốc đúng? Thế giới đều nói đây là cuộc chiến tranh xâm lược, ở các mức độ khác nhau. Bởi người Việt Nam lúc đó, không có gì mong muốn hơn là một cuộc sống hòa bình, với những khó khăn sau một cuộc chiến tranh dài chồng chất, thiếu thốn lương thực và giải quyết bài toán nội bộ...

Việt Nam không có quyền lợi gì trong việc gây hấn với Trung Quốc

Chìa khóa ở đây là ta cần phải nói sự thật và chỉ sự thật mà thôi. Muốn vậy, ta phải có những nghiên cứu. Có một thời gian dài, đây là vấn đề ta cho là nhạy cảm trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, cho nên hầu như không được giới nghiên cứu lịch sử dân sự tiến hành nghiên cứu.

Chúng ta cần quốc tế hóa việc nghiên cứu này. Không thể chỉ là Trung Quốc đơn phương nói thế này, Việt Nam đơn phương nói thế khác. Tôi biết nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã có những tìm hiểu, đào sâu tư liệu về cuộc chiến tranh biên giới này. Chúng ta cần liên kết lại. Còn cứ nói lấy được thì không nên.

- Thưa Giáo sư, việc Việt Nam im lặng, trong lúc Trung Quốc chỉ trích Việt Nam tấn công đã gây tổn thương quan hệ giữa hai bên, khi  người dân Trung Quốc hiểu lầm về bản chất cuộc chiến, còn dư luận Việt Nam thì như đã nói ở trên. Theo ông, bài học nào cần rút ra?

- Tại diễn đàn Shangri La vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra thông điệp về lòng tin chiến lược. Đó là một ý tưởng lớn và hay. Nếu Trung Quốc thực tâm, cùng Việt Nam tìm hiểu bản chất sự thật thì sẽ gây dựng được lòng tin. Song nếu cứ “tôi đúng, anh sai” thì lòng tin khó gây dựng lắm.

Cần phải hiểu rằng không phải cứ im lặng là tốt. Vì Trung Quốc sẽ sử dụng điều đó như một chứng cứ rằng “Sai rồi, nên có dám nói gì đâu”. Tôi cho rằng, sự nhịn đến không dám nói gì không phải là cách xử lý hay với Trung Quốc. Không vì thế mà họ tử tế hơn.

Điều quan trọng là ta phải có cách xử lý đĩnh đạc, đàng hoàng của một quốc gia có chủ quyền.
Một lễ kỷ niệm xứng đáng cuộc chiến biên giới 1979 sẽ thể hiện sự trân trọng với những chiến sĩ đã hy sinh, trân trọng lịch sử. Đó chính là mong mỏi của dân.

- Xin cảm ơn Giáo sư!

Việc Trung Quốc nói rằng chỉ “đối phó” cuộc tấn công của Việt Nam thì liệu ai tin được, khi chỉ trong 1 giờ, họ đưa 600.000 - 700.000 quân ào ào đánh bật các chốt biên giới của Việt Nam, tiến sâu vào đất liền. Nếu không phải tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc Việt Nam, không biết cuộc chiến đó sẽ đi đến đâu. Đó, không gì khác hơn là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, được chuẩn bị rất kỹ lưỡng.

http://laodong.com.vn/chinh-tri/ve-cuoc-chien-tranh-bien-gioi-viettrung-thang-21979-can-duoc-xem-nhu-chien-thang-chong-ngoai-xam-179402.bld
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #198 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2014, 09:21:03 pm »

Tôi đã viết rõ và bạn Kc 135 muốn biết thì tôi bổ sung mới ,đồng chí Sủi ( hiên lái xe tại ngân hàng nhà nước tỉnh Cao Bằng ) kể rằng khi xe của đồng chí chạy gần đến Bế Triều - Hòa An - Cao Bằng đoàn gồm 3 xe hoàng hà thì được lệnh cả đoàn đổ xuống sẵn sàng tiêu diệt địch,đoàn ra thị xã nhận thêm vũ khí gồm 17 súng B 41, 1 cối 82 ,và 2 đại liên...vừa triển khai xong thì gặp 2 xe tăng địch đi trước 500 mét trong cái đoàn tăng 13 chiếc type 62 của địch , nên nó húc mấy cái xe tải của đoàn xuống ruộng...phải nói rõ là đoàn xe tăng địch thọc sâu xuống thị xã Cao Bằng từ hướng Thông Nông mà hầu như không có bộ binh giặc đi kèm ,Tự tin gớm , vì lực lượng ta quá mỏng ,trận này diễn ra ngày 18 /2 / 1979 và cả đoàn tăng giặc bi tiêu diệt gọn ,và không thấy nói là có bắt được tù binh hay không ? vả lại với bon này cần gì phải nhân đạo ,mặc dù chính sách nhân đạo của ta không cho phép ,...như các bài trước tôi chỉ thêm chút thông tin mà tôi mới có được ,nguyên E trưởng E 677 là Anh Tuệ nói lại sau năm 1979 ở hướng Cao Bằng sau khi ta tổng kết tỷ lệ địch / ta là 16 / 1...đấy là con người
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Hai, 2014, 09:33:23 pm gửi bởi tung677 » Logged
kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #199 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2014, 09:54:29 am »

cảm ơn bac tung 677
rất vui mừng vì bác đã quay lại diễn đàn,trên vmh cũng có nhiều vị tự xưng là ccb,nhưng chưa biết là có ra trận hay chỉ ở doanh trại rồi nói phét( xin lỗi bác,tôi ko nói bác,tôi nói 1 số người cứ ra vẻ)
khi ấy ,hướng Thông Nông,quân ta ở đâu,để cho 13 chiếc type 62 tràn xuống dễ dàng như vậy?
cho đến bây giờ,vấn đề chiến tranh biên giới phía bắc không được nói đến nhiều.thông tin về chi tiết 17 khẩu B41 được cấp phát khẩn cấp cho các bác cũng ko phải nguồn báo chí trong nước.
E trưởng Tuệ sau này có tham gia chiến trah BGPB lần 2 không bác Tung677?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM