Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Tư, 2024, 04:44:02 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lạc trong đời thường - phần II.  (Đọc 85873 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #130 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2013, 05:51:38 pm »

Nào, bác Cung một trong những tác giả của đề án trao đổi nhé:

'Tái cơ cấu kinh tế không phải để xin tiền'

http://vef.vn/2012-04-23-tai-co-cau-kinh-te-khong-phai-de-xin-tien-
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #131 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2013, 05:57:10 pm »


      Qtdc và Huong HN 76 ơi!

     Đọc lại các bài phản biện mà QtDc dẫn chứng vẫn thấy hay và đúng ...một đề án đối phó thì chỉ có thể đến như vậy thôi; đúng như TS Trần Vinh Dự viết trên báo "Tái cơ cấu kinh tế - nghiêm túc hay không?..... một sản phẩm chắp vá, lắp ghép từ nhiều bài viết cũ và sự lắp ghép này là rất vụng về" một câu hỏi rất nghiêm túc và giờ đã được trả lời.

    Bác Huong HN cũng giống như những người lính chiến khác ra quân lập nghiệp thì vừa là ông chủ, vừa là đầy tớ, tay làm hàm nhai...chồng làm giám đốc vợ làm kế toán trưởng không lách được khủng hoảng mới lạ.... chí ít là lách thuế...vợ chồng, người nhà bác cứ ký bảng lương thật cao, chi phí xăng xe công tác, tiếp khách...cứ hạch toán vào giá thành..cứ báo doanh nghiệp lỗ ăn dần vào vốn là ăn chắc...nhưng lương tâm người lính của bác và các đồng đội tôi tin là không trốn thuế phải không. Vấn đề không phải là doanh nghiệp của các bác lính vì chỉ là DNNVV thậm chí là doanh nghiệp siêu nhỏ, lấy đâu mà sợ khủng hoảng như của các đại gia bất động sản chứ.

   Công nghiệp đóng tầu thì phải làm và phải làm được, nhưng đừng vì COCC, đưa những kẻ bất tài vô lãnh đạo thì tôi tin là ngành công nghiệp đóng tầu thực sự là một ngành mạnh của nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên đừng như phát ngôn và cách ứng sử của "nhóm lợi ích" bất động sản coi nhà nước là con bò sữa thích thì vắt, tôi tin Nhà nước không thể chấp nhận giải cứu, vì đều này càng khuyến khích rủi ro đạo đức, làm cho các doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh liều mạng vì "lãi bỏ túi, lỗ sẽ có nhà nước lo" tạo ra mầm mống cho các cuộc khủng hoảng nợ xấu trong tương lai.

  
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #132 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2013, 06:34:42 pm »

Hi hi, bác xuanxoan chỉ được cái nói đúng. Nhưng mà người giỏi cũng không quá thiếu, vấn đề là biết nhìn nhận, sử dụng và nói dễ thế mà đó lại là việc làm khó nhất. Một ông thuần túy ký thuật và chỉ biết ục thì làm sao lại phụ trách một ngành quan trọng như vậy được, bạn bè học đóng tàu ở Ba Lan với bác ấy đã từng nói bác ấy thể nào cũng vướng vòng lao lý cũng không phải vô cớ, còn 1 thằng bạn em nó đã co giò chạy khỏi đó từ cách đây 10 năm vì quá hãi kiểu làm ở đó. Tất nhiên nó có tai nạn do kinh tế thế giới đi xuống, nhưng còn bao nhiêu nguyên nhân khác trong đó có cả những chuyện không tiện nói, khiến khi sóng gió nổi lên thì nó không có sức chống đỡ, vậy thì đi biển làm sao được. 

Còn đúng là phải có công nghiệp đóng tàu, khôi phục thế nào thì chính phủ cũng đang đau đầu, thôi thì hạ hồi phân giải.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #133 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2013, 06:52:29 pm »

           Chào bác qtdc,bác Xoan .Khi có thời cơ thì các doanh nghiệp , thi nhau ra đời phát triển bung ra như hoa nở mùa xuân ,thi nhau gặt hái.Không thuận lợi thì chết vì không tự lượng sức mình .
             Tất cả cũng do non nớt và ấu trĩ .Phá sản là cái hay để cho những doanh nghiệp đủ tín đủ tâm ,đủ tài tồn tại và phát triển họ đỡ phải va vào một thị trường hỗn độn ,cạnh tranh không lành mạnh .
                 Thay đổi luật phá sản có lẽ là cứu cánh cho nhà nước và doanh nghiệp .
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #134 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2013, 06:54:14 pm »

    Khi chưa nghỉ hưu tôi đã từng làm việc với  nhóm chuyên gia soạn thảo Luật Doanh nghiệp ...sau này nhiều người tự phong là cha đẻ của Luật Doanh nghiệp nhưng thực tế mức độ cũng chẳng ghê gớm gì... ví dụ soạn thảo Luật Đầu tư nước ngoài khi dự hội nghị tư vấn do Cố Luật Sư - bà Ngô Bá Thành chủ trì tôi rất nể phục sự uyên thâm của bà...dẫn giả Luật nước ngoài ta vận dụng như thế nào, thời Chính quyền Ông Thiệu thì như thế nào, rất hay...mình học được nhiều điều trong quản lý nhà nước từ bà Ngô Bá Thành. Còn nhóm nghiên cứu Luật Doanh nghiệp..có công là tổng hợp lại những gì từ thực tiễn cơ sở; từ các địa phương lách chính sách bảo thủ thời đó...cái công lớn chỉ là hợp thức hóa công khai thành Luật và sửa đổi thông thoáng hơn; tính thống nhất về hồ sơ và thời gian thành lập trong cả nước về thành lập Doanh nghiệp mà thôi. Quảng Nam - Đà Nẵng hồi đó cũng là một tâm điểm lách tư duy bao cấp để cho người dân có tiền thành lập Doanh nghiệp, tự do đi nước ngoài...; thời đó địa phương chỉ cần ra một thông báo (để khắc dấu) và cấp một giấy phép (để hoạt động) theo mẫu...thời gian giải quyết hồ sơ trong vòng 1 tuần... Một khuyết tật của các viện của mình là các đề án nghiên cứu gần như sao chép giống nhau...ví dụ như các quy hoạch kinh tế tổng thể của các địa phương bỏ tiền tỉ tỉ thuê các viện này thì miền núi, đồng bằng ven biển như nhau tuốt... không tin bạn thử xem quy hoạch tổng thể các địa phương tỉnh bạn và các tỉnh lân cận và bản Tầm nhìn chiến lược đến 2020 - 2025 mà xem...y chang nhau...nên khi nói tới những người tôi biết tôi nghi ngờ về học thuyết kinh tế của họ lắm.- Đấy là nhận xét cá nhân của tôi với người nổi tiếng.

     Tái cơ cấu mà bảo không cần tiền thì từ hồi đó tôi đã ngạc nhiên rồi  - Tái cơ cấu, suy cho cùng, là thay đổi cơ cấu và cách thức phân bổ nguồn lực để làm nền kinh tế hiệu quả hơn. Nếu vẫn rót thêm nguồn lực vào các ngành kém hiệu quả thì như vậy không phải tái cơ cấu theo hướng tích cực, mà thực ra là “tái cơ cấu ngược”, tức là làm cho nền kinh tế kém hiệu quả hơn chứ không phải làm cho nó có sức cạnh tranh và hiện đại hơn….Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, đề án nêu 3 tiền đề trọng tâm để tái cơ cấu kinh tế là ngân hàng, đầu tư công và DN nhà nước (DNNN), song lại chưa làm rõ nguồn lực tái cơ cấu kinh tế là gì, vì “chi phí này rất quan trọng”. Dẫn chứng từ các nước trên thế giới, họ sử dụng chi phí phục vụ cải cách kinh tế để vượt qua khủng hoảng có khi lên tới 10% GDPTrích trong”Đề án tái cấu trúc kinh tế: Không có đột phá” Báo TN.

      Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung: Nói cần phải 5-10%GDP để tái cơ cấu kinh tế, tôi không hiểu ý kiến này là như thế nào? Chúng ta cứ lấy cái trường hợp của nước khác áp vào đây tôi nghĩ là không phù hợp lắm.Vì tái cơ cấu nền kinh này không phải là để đối phó với khủng hoảng nào đó ập đến từ bên ngoài. Ở các nước, khi khủng hoảng, kinh tế nó suy thoái, họ phải bơm tiền vào tăng chỗ này cứu chỗ kia để phục hồi. Nhưng ở đây, tái cơ cấu kinh tế của chúng ta là khắc phục những cái yếu kém nội tại của nền kinh tế. Một trong những nguyên tắc để thực hiện tái cơ cấu kinh tế là giảm thiểu tối đa chi phí kinh tế xã hội.


     Theo bạn 2 ý kiến này thì ý kiến nào đúng - cần quái gì tiền ta vẫn tái cơ cấu được nền kinh tế Grin Huh Undecided ...thật đúng là quyết tâm chính trị thời hội nhập kinh tế thế giới.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #135 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2013, 07:16:24 pm »

Theo em thì bác Cung chỉ được cái ngụy biện.
Còn Luật Doanh nghiệp phải kèm theo hậu kiểm. DN ma bán hóa đơn lấy tiền nhiều lắm. Ở ta mọi thứ nó cứ méo mó. Quan điểm của cụ Doanh một lần trả lời về Luật DN em thấy không ổn. Nhiều thằng sinh ra để mà phá là chính. Tóm lại em nghĩ nó là kiểu "lợi thì có lợi mà răng chẳng còn" thôi bác xuanxoan ơi, hay nói cách khác là thả gà ra mà đi đuổi.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #136 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2013, 07:23:00 pm »

Nào thì nơ xấu:
http://vef.vn/tranh-luan-online/2013-03-06-no-xau-bien-mat-hay-bien-thai-

Nó làm sao mà giảm nhanh thế được, hầy dà lại nhờ Giả Hành Tôn hô biến thôi.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #137 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2013, 08:03:06 pm »



    Nợ xấu Huh!

   khái niệm "xấu" của mình được hiểu theo nghĩa gì đâu - từ ngữ VN diễn tả Xấu người xấu nết hay tên gọi cây sấu; con cá sấu...gì gì nữa đây theo giọng nói của từng vùng miền nước ta Huh.

   Trong tài khoản kế toán có Quỹ dự phòng...cái này hỏi anh Huong HN, anh Trần Phú 341 hay giám đốc doanh nghiệp NVV cựu chiến binh tài khoản quỹ dự phòng để làm gì hở các anh Huh

   Việc xóa nợ xấu ...đơn giản lắm...về nguyên tắc ai bảo lãnh thì người đấy trả thay ví dụ Huong Hn bảo lãnh cô bạn gái vinaem...xinh đẹp, nay em tuyên bố phá sản, giải thể không trả được, ông anh Huong Hn đẹp trai phải dùng tiền từ quỹ đen trong túi không báo cho vợ biết để trả thay không lộ thì chết...còn là người cùng phe thì chuyên viên chính xuanxoan tham mưu anh xuất ngay quỹ dự trữ để bình ổn chuyển cho thằng A, bảo thằng A chuyển cho thằng B, bảo thằng B chuyển cho thằng nợ xấu là xong, không tai tiếng, chị hai đố biết được anh hai ơi - đố anh hai không làm đấy, vài năm nữa nghỉ hưu rồi vô tư đi anh hai ơi. xấu với chẳng đẹp với ai hả anh, bản chất nó vẫn là nó thôi; đêm ngủ tới sáng nợ xấu nó bay đi mất...chuyện cỏ tích thời nay mà.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #138 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2013, 08:48:34 pm »

Em tiếp bác xuanxoan nhé, đọc và nghĩ, không cần đồng ý hay không vội:

Khủng hoảng và niềm tin

Trần Vinh Dự

“Đây là lúc phải nói thật, toàn bộ sự thật, thẳng thắn và can đảm. Chúng ta không thể trốn tránh việc đối diện với các hiện trạng của đất nước ngày hôm nay. Đất nước vĩ đại này sẽ vượt qua như nó đã từng vượt qua, sẽ hồi phục và thịnh vượng. Vì thế, trước hết hãy cho tôi cơ hội bày tỏ lòng tin sâu sắc rằng điều duy nhất chúng ta phải sợ hãi chính là nỗi sợ hãi – những mối đe dọa không tên, vô lý, thiếu cơ sở đang làm tê liệt các nỗ lực cần thiết để biến bước lùi thành bước tiến. Trong mỗi giờ phút tối tăm của lịch sử quốc gia, một phong cách lãnh đạo thẳng thắn và mạnh mẽ luôn luôn được đáp ứng bằng sự chia sẻ và ủng hộ của công chúng và đó là mấu chốt để thắng lợi. Tôi cho rằng các bạn sẽ thêm một lần nữa ủng hộ những người lãnh đạo trong những ngày quan trọng sống còn này”.

Đó là lời phát biểu của tân Thổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt (FDR) vào cuối mùa đông giá lạnh của năm 1933.

Không có gì phải sợ ngoài chính nỗi sợ hãi vô hình

Tính tới cuối năm 1933, nước Mỹ đã trải qua hơn 3 năm của cuộc Đại Khủng hoảng. Sự xuất hiện của cơn sóng thần này được đánh dấu bằng một chuỗi những ngày “đen tối” trong tháng 10 năm 1929. Ngày 24 tháng 10 đã đi vào lịch sử nước Mỹ là ngày Thứ 5 Đen tối với việc thị trường chứng khoán Mỹ mất 11% giá trị. Ngay tiếp đó, ngày Thứ 2 Đen tối (28 tháng 10) chứng kiến thị trường mất thêm 13% và tiếp tục mất thêm 12% nữa vào Ngày Thứ 3 Đen tối (29 tháng 10).

So với thời điểm trước khủng hoảng năm 1929, sản lượng công nghiệp của Mỹ giảm 46%, thương mại quốc tế giảm 70%, giá bán sỉ giảm 32%, trong khi lạm phát tăng 607%. Tính đến thời điểm cuối năm 1933, đã có hơn 11 nghìn ngân hàng trong số 24 nghìn ngân hàng của Mỹ phá sản và hơn 20% (cao điểm lên tới 25%) người lao động ở Mỹ mất việc làm. Tiền gửi ngân hàng bị tiêu tán và công việc không còn khiến hàng triệu gia đình bị lâm vào cảnh thiếu đói. Nghịch cảnh là giá lương thực cũng giảm sút trầm trọng tới 60% khiến cho ngay cả nông dân cũng lâm vào cảnh khốn quẫn.

Tại thời điểm đó, Roosevelt đứng ra đại diện cho Đảng Dân chủ Mỹ tranh cử và đánh bại Tổng thống đương nhiệm Herbert Hoover trong tháng 11 năm 1933.

Roosevelt là tổng thống để lại dấu mốc quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ ở thế kỷ 20. Ông được đánh giá bởi tuyệt đại đa số các cuộc thăm dò của học giả Mỹ trong lịch sử là một trong 3 tổng thống Mỹ xuất sắc nhất trong mọi thời đại, và trong nhiều cuộc thăm dò, người ta xếp ông ở vị trí số 1, vượt trên cả George Washington và Abraham Lincoln.

Đứng trước cơn sóng thần của cuộc Đại Khủng hoảng, ngay từ bài phát biểu nhậm chức đầu tiên trong mùa đông năm 1933, Roosevelt đã nhắm vào việc khôi phục lòng tin của công chúng vào khả năng có thể vượt qua khủng hoảng. “Cái duy nhất chúng ta phải sợ hãi chính là nỗi sợ hãi” trở thành lời tuyên chiến của ông với cuộc Đại Khủng hoảng. Ông chỉ ra bản chất của cuộc khủng hoảng này không phải là một thứ tai nạn của tự nhiên, mà là do sự thất bại của loài người trong việc điều tiết nhu cầu và phân bổ nguồn lực, do tham lam quá độ, do chạy theo vật chất, do ích kỷ, và do lãng quên các giá trị cơ bản của loài người. Nỗi sợ hãi mà nó tạo ra cho con người là vì lòng tin chỉ có thể trường tồn dựa trên sự trung thực, tự trọng, tính thiêng liêng của tinh thần nghĩa vụ, sự bảo vệ trung thành, và sự phấn đấu quên mình.

Vì nó là sai lầm của con người, nó có thể được sửa chữa bởi con người, nếu có đủ lòng tin. Tuy nhiên, sự phục hưng không chỉ dựa trên những thay đổi về đạo đức, mà nó còn phải dựa trên hành động.

Bắt đầu nhiệm kỳ của mình, Roosevelt đã yêu cầu công chúng ủng hộ để “cho phép tôi đòi hỏi từ Quốc hội một công cụ duy nhất còn lại để đối phó với cuộc khủng hoảng này, đó là quyền lực của Tổng thống để tuyên chiến với tình trạng nguy cấp, mạnh như thứ quyền lực mà tôi có được khi chúng ta trên thực tế bị ngoại xâm.” Lời yêu cầu của ông đã được đáp ứng. Chính sách “New Deal” được ban hành với hàng loạt các chương trình của chính phủ được thiết kế để tạo công ăn việc làm cho người dân, khôi phục kinh tế, và cải tổ hàng loạt các thị trường như ngân hàng, tài chính, và vận tải. Nhiều đứa con tinh thần của chính sách này ngày nay vẫn tồn tại như Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) – là cơ quan giám sát thị trường tài chính Mỹ - Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC), và chế độ An sinh Xã hội của Hoa Kỳ.

Hai nỗ lực của Roosevelt - khôi phục lòng tin và sử dụng sức mạnh của nhà nước để đẩy nền kinh tế ra khỏi suy thoái - đã kết hợp hoàn hảo với nhau. Các chính sách của nhà nước được công chúng hỗ trợ gần như tuyệt đối, và vì thế nó đã phát huy sức mạnh. Kinh tế Mỹ tăng trưởng trở lại rất nhanh trong giai đoạn 1933-1937, khi chiến tranh thế giới bắt đầu được Nhật và Đức châm ngòi.

Khó nhưng không phải không có giải đáp

Tính đến cuối năm 2012, Việt Nam đã trải qua 5 năm nền kinh tế vấp phải khó khăn và bất ổn định. Trong khi tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức cao trên 5%/năm kể từ năm 2008 và thất nghiệp chính thức vẫn ở mức thấp dưới 4% nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại và nạn thất nghiệp cũng đang có xu hướng nhích lên. Đáng lo ngại hơn, lạm phát trong nhiều năm ở mức 2 con số - là mức đặc biệt nguy hiểm đe doạ trực tiếp đến đời sống của tầng lớp trung lưu và người nghèo. Trong vòng 5 năm trở lại đây, năm 2008 lạm phát của Việt Nam là trên 20%, năm 2011 cũng xấp xỉ 20%, năm 2010 là trên 10%, chỉ có năm 2009 và 2012 là ở mức một con số do các nỗ lực thắt chặt tiền tệ của năm trước đem lại.

Từ năm 2011 đến nay, Việt Nam còn trải qua nhiều diễn biến đáng lo ngại hơn nữa. Hàng loạt các ngành của Việt Nam đang rơi vào chu kỳ dư thừa công suất, từ sắt thép, xi măng, dược phẩm, hàng không đến bất động sản, chứng khoán, ngân hàng. Nghiêm trọng nhất trong các ngành này là bất động sản.

Việc dư thừa công suất này bắt nguồn từ chính sách tín dụng dễ dãi trong nhiều năm, khiến cho phần lớn các doanh nghiệp nội địa, kể cả tư nhân và nhà nước, đã lạm dụng nguồn tín dụng ngắn hạn rẻ để đầu tư vào các dự án dài hạn. Kết cục là từ năm 2011 trở lại đây, khi thị trường đầu ra khó khăn và tín dụng bị thắt chặt, việc trả nợ ngân hàng của hầu hết doanh nghiệp trở thành nhiệm vụ bất khả thi. Các khoản nợ xấu ngày càng chồng chất đang làm tê liệt dần hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, quá trình “giảm nợ” bắt buộc của hệ thống doanh nghiệp khiến cho tăng trưởng tự nhiên của nó không còn được như trước, đẩy mạnh hơn đà giảm tăng trưởng và gia tăng thất nghiệp.

Thế nhưng bức tranh kinh tế của Việt Nam, dù không tươi sáng như hồi 5 năm trước, vẫn không phải là một bức tranh đầy màu tối.  Việt Nam vẫn là một quốc gia đang phát triển có nhiều tiềm năng và được thế giới nhìn nhận là có nhiều nền tảng tốt để phát triển. Việt Nam vẫn có nhiều ngành nghề có sức cạnh tranh cao, đặc biệt là các ngành liên quan đến nông nghiệp và thuỷ, hải sản. Năm 2012 là một năm khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đầu năm đã đạt 104 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ  năm 2011. Nhiều hãng sản xuất lớn và các quỹ đầu tư thị trường mới nổi vẫn coi Việt Nam là một điểm đến sáng giá.

Nhìn thẳng vào sự thật, lịch sử Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ cam go hơn rất nhiều lần so với hiện nay. Chỉ cần tính trong vòng 100 năm trở lại đây, Việt Nam đã từng kinh qua những giai đoạn cực kỳ khó khăn - từ đất nước bị ngoại bang xâm lược và đô hộ, kinh tế kiệt quệ làm hàng triệu người bị chết đói, chiến tranh triền miên giữa hai miền Nam - Bắc, chiến tranh biên giới khốc liệt ở phía Bắc với Trung Quốc, chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và chống diệt chủng ở Campuchia, tới giai đoạn đầu của cải cách Đổi Mới với lạm phát phi mã lên tới 300%-400% trong nhiều năm liền.

Trải qua nhiều thách thức như vậy, dân tộc Việt Nam vẫn vượt qua, tồn tại, hồi sinh, và thịnh vượng. Những thách thức liên tục trong lịch sử đã định hình dân tộc Việt Nam với tư cách là một dân tộc không chịu khuất phục trước sự đe doạ, trước bạo lực, trước bất công, trước sự chèn lấn của ngoại bang, và trước các khó khăn to lớn tới mức có thể đánh gục những trái tim không kiên định. Việt Nam không phải là một dân tộc run rẩy trước sợ hãi, dù đó là nỗi sợ vô hình hay có thật.

Các giá trị này vẫn còn đó, dù trong những khoảnh khắc nhất định của lịch sử, nó có thể bị phủ mờ bởi các lớp bụi của lòng tham ngắn hạn, của sự mê muội nhất thời, của các hạn chế về hiểu biết, hoặc của những sai lầm về lựa chọn lối đi. Nói như cách nói của Roosevelt hồi 80 năm trước, những thách thức về kinh tế của ngày hôm nay là những thách thức do chính chúng ta tạo ra, từ những sai lầm của chính chúng ta, dù “chúng ta” được hiểu là nhà nước, doanh nghiệp, người tiêu dùng, hay bất kỳ một cá nhân nào.

Những sai lầm này có thể nhỏ nhặt như việc thiếu quan tâm giáo dục con cái về giá trị và lối sống khiến cho lớp trẻ dễ lạc lối trong một thế giới toàn cầu hóa, từ hành động ném rác xuống đường góp phần gây ngập lụt đô thị, đánh cá bằng roi điện góp phần làm môi trường bị tàn phá, sử dụng quá mức thuốc trừ sâu khiến cho sản phẩm nông nghiệp của quốc gia bị coi rẻ, bất chấp luật giao thông khiến tai nạn ở Việt Nam cao nhất nhì thế giới, đến những việc nghiêm trọng hơn như hành động chặt phá huỷ hoại rừng đầu nguồn của các doanh nghiệp làm gỗ, xây dựng các công trình thuỷ điện tràn lan và thiếu chất lượng của các doanh nghiệp năng lượng, lợi dụng kẽ hở quản lý để đầu cơ, tệ nạn ăn cắp tiền của giới tài chính - ngân hàng, thủ đoạn rút ruột công trình của giới xây lắp, tập quán kinh doanh quy hoạch và chạy dự án của giới bất động sản, nạn tham nhũng và sách nhiễu của quan chức nhà nước…danh sách này có thể viết dài tưởng chừng như vô tận.

Uy tín chính trị, quyết tâm chân thành, và hành động quyết đoán

Thế nhưng, cũng theo cách nói của Roosevelt, vì chúng là các lỗi lầm của chúng ta, bản thân chúng ta có thể khắc phục được nếu có lòng tin và sự quyết đoán chính sách. Lòng tin vào tính khả thi của thay đổi theo hướng tốt hơn sẽ làm chúng ta không rơi vào bi quan, tiêu cực, lún sâu vào các hành vi huỷ hoại bản thân và người khác, hoặc các hành vi cơ hội, trục lợi và đánh bài chuồn. Lòng tin vào tính khả thi của thay đổi theo hướng tốt hơn cũng làm chúng ta có thêm nhiệt tình, quyết tâm, và nỗ lực hơn để tạo ra chính sự thay đổi đó. Nói cho cùng, khoa học kinh tế hiện đại ngày nay cũng cho rằng kỳ vọng của người tham gia thị trường sẽ dẫn tới kết quả tương ứng của nó. Kỳ vọng thay đổi làm cho kết quả thay đổi theo.

Nhưng lòng tin không tự dưng mà có. Nó không đến từ một bài báo hay, một phát biểu hùng hồn, một bài giảng về đạo đức và triết lý. Có thể những thứ này sẽ tạo nên một tâm trạng phấn khởi trong giây lát, nhưng rồi sẽ tàn lụn nhanh chóng.

Lòng tin chỉ đến từ quyết tâm chân thành của những người lãnh đạo đất nước muốn hướng dân tộc tới một sự đổi thay thực sự. Không có sự thực tâm này, người dân sẽ chỉ như một bầy cừu lạc lối. Không có sự thực tâm này, ngôi nhà sẽ dột từ nóc, và mọi nỗ lực cá nhân từ bên dưới sẽ vô ích. Không có sự thực tâm này, lòng người sẽ luôn luôn nghi kỵ và chia rẽ. Không có sự thực tâm này, dân tộc sẽ không được ngoại bang kính nể. Không có sự thực tâm này, đất nước sẽ không có tương lai. Và điều này sẽ không thay đổi cho đến khi những người lãnh đạo đất nước có được quyết tâm chân thành ấy.

Nhưng chỉ dừng lại ở quyết tâm muốn thay đổi thôi là không đủ. Theo cách nói của Roosevelt, sự phục hưng không chỉ dựa trên những thay đổi về đạo đức, mà nó còn phải dựa trên hành động thực tế. Một quyết tâm mà không đi kèm với hành động thực tế thì chỉ là một lời nói suông không thực lòng.

Đưa Việt Nam ra khỏi vũng lầy hiện nay không phải là một nhiệm vụ bất khả thi. Ngược lại, tất cả các vấn đề này đều có giải pháp. Khủng hoảng kinh tế không phải là một câu chuyện xa lạ với loài người. Nó đã xảy ra nhiều, ở khắp nơi trên thế giới, trong mọi hình thái kinh tế mà loài người đã trải qua. Việt Nam không phải là ngoại lệ, vì thế các vấn đề của Việt Nam hiện nay không phải là một quái tượng chưa từng tồn tại và không ai giải quyết được. Thực tế là các giải pháp này đã được bàn đến nhiều, trong giới chuyên gia, trong các cơ quan tư vấn, từ các tổ chức hỗ trợ quốc tế tới cả các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước Việt Nam.

Để biến các giải pháp thành hiện thực, giống như Roosevelt đã triển khai New Deal để đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc Đại Khủng Hoảng hồi năm 1933, sẽ cần thêm một yếu tố nữa mà Roosevelt đã có, và vì thế không cần nói ra. Đó là uy tín chính trị cần thiết để đảm nhiệm vai trò người dẫn dắt, để thuyết phục và cổ vũ toàn xã hội đi theo. Để thống nhất được các nhóm lợi ích chứ không phải tiêu diệt chúng. Để tạo sự đồng thuận cần thiết trong hệ thống chính trị nhằm biến các giải pháp thành chính sách, và từ chính sách đi vào đời sống để xoay chuyển hiện thực. Uy tín chính trị của Roosevelt đủ mạnh để giúp ông làm cho Quốc hội và công chúng Mỹ tin vào quyết tâm chân thành của ông đối với vận mệnh của nước Mỹ và ủng hộ các chính sách mà ông đưa ra. Không có uy tín chính trị này, quyết tâm của Roosevelt, dù chân thành, cũng chỉ là một ý chí cá nhân và không dẫn tới điều gì.

Ở Việt Nam, lòng tin của công chúng đối với Đảng CS và nhà nước đang bị xói mòn, như chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng nhiều quan chức cao cấp khác đã nhận xét. Uy tín chính trị bị xói mòn này làm giảm khả năng của nhà nước trong việc tạo ra các xoay chuyển cần thiết trong đời sống xã hội. Uy tín này phải được khôi phục và nó chỉ được khôi phục khi người dân nhìn thấy các động thái quyết đoán của Đảng CS và nhà nước liên quan đến tư cách, trình độ, đạo đức, phẩm chất, tính chuyên nghiệp, tinh thần phụng sự đất nước, và cái nhìn viễn kiến của bộ máy lãnh đạo.

Phải từ việc khôi phục uy tín này, giới lãnh đạo mới có thể vực dậy lòng tin của người dân về tính khả thi của sự đổi thay tích cực. Đi kèm với lòng tin này, các quyết sách thực tế của nhà nước nhằm thẳng vào các vấn đề gai góc nhất đang tồn tại mới có thể giúp Việt Nam thoát khỏi trạng thái trì trệ và quay trở lại con đường phát triển. Chìa khoá để đi vào con đường này đang nằm trong tay những người đang nắm vận mệnh của dân tộc.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #139 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2013, 08:11:20 am »



       Qtdc ơi!

      Đúng là chúng ta còn nhiều trí thức tâm huyết với đất nước, nhiều bài viết rất hay...giá như những người này làm cố vấn cho chính phủ về chính sách thì hay biết mấy...nhưng rất tiếc, những ý kiến này hay bị bỏ ngoài tai người lãnh đạo ưng nghe nịnh thôi.

      Bạn đọc bài viết này chưa..
Thị trường sẽ cứu chúng ta
MARCH 7, 2013 BY ALAN PHAN 65 COMMENTS
T/S Alan Phan
4 Mar 2013
“Con phượng hoàng phải bị thiêu thành đống tro tàn để hồi sinh và bay cao” (Janet Fitch)
Cứu tôi với…
Gần đây, dư luận bức xức vì kiến nghị của Hiệp Hội Bất Động Sản xin đánh thuế vào các tài khoản tiết kiệm trên 500 triệu VND để lấy tiền hổ trợ các doanh nghiệp khác. Đây là một chiêu thức cố hữu của các nhóm lợi ich, luôn muốn kéo dòng tiền lưu thông trên thị trường về cho phe nhóm mình. Không có gì mới lạ so với các quốc gia khác. Do đó, khi các báo đài phỏng vấn về vấn đề phản cảm này, tôi tránh né bình lụân vì đây chỉ là một kiến nghị cho một chuyện bất khả thi, đòi hỏi nhiều vốn chính trị và tài chánh từ nhiều bộ ngành và sẽ gặp sự chống đối của một nhóm lợi ích khác là phe ngân hàng.
Nhóm lợi ích của ngành ngân hàng cũng đã đưa ra nhiều gói cứu trợ dài dài suốt mấy năm qua, và Ngân Hàng Nhà Nước đã hết sức giúp, nhiều khi quá khả năng mình, nhưng đâu vẫn vào đấy: tỷ lệ nợ xấu vẫn quá cao, các báo cáo tài chánh vẫn che giấu nhiều “bộ xương”, sở hữu chéo vẫn lùm xùm, vốn vẫn teo tóp và tổng số tín dụng vẫn thiếu hụt trầm trọng (không đủ doanh thu để điều hành) .
Lý do phần lớn các gói cứu trợ của chánh phủ thất bại là vì có quá nhiều tay bạch tuộc với quyền thế nhảy vào băm xẻ miếng bánh OPM (tiền người khác) nên mục tiêu ban đầu thường bị lãng quên và mọi người liên quan chỉ cần kéo phần chia càng lớn càng tốt về cho phe ta.
Thực trạng kinh tế hiện tại là một cơ hội vàng cho các nhóm lợi ích, vì nhìn đâu cũng thấy nhu cầu cứu trợ: BDS, ngân hàng, chứng khoán, doanh nghiệp sản xuất, nông hải sản, DNNN, đủ loại công bộc và công nhân…Đây là những nàng công chúa ngày xưa đang biến thể thành những con cóc đợi chờ một nụ hôn của chàng…chánh phủ.
Con cóc trong hang con cóc chui ra…
Nói chuyện cóc, tôi còn nhớ một bài giảng ngày xưa về quản trị tại đại học,” Nếu danh sách công việc phải làm trong ngày bao gồm việc phải nuốt sống một con cóc xấu xí, thì hãy nhắm mắt bịt mũi mà nuốt ngay vào sáng sớm, để còn thì giờ làm việc khác. Ngồi nhìn nó suốt ngày sẽ không làm con cóc đẹp hơn hay ngon hơn.”
Cách đây 4 năm, tôi đã cảnh báo về khủng hoảng hiện nay, 14 tháng trước tôi đã khuyên; hãy “để chúng chết đi”. Nhưng đến giờ này, chúng ta vẫn ngồi nhìn con cóc, nói quanh quẩn, không dám nuốt và cứ hy vọng là con cóc sẽ “tự diễn biến” thành một chân dài. Tôi xin thưa,” các ngài đừng mơ. Bong bóng BDS rồi sẽ nổ hay xì hơi, nợ xấu sẽ kéo sụp phần lớn các ngân hàng, vàng và tỷ giá sẽ điều chỉnh theo đúng giá trị thực của chúng, và các DNNN sẽ tiếp tục lỗ. Vợ nhà vẫn ghen, nhân tình vẫn tốn kém, phong bì vẫn phải lo, và dù không chịu nổi, các ngài sẽ phải nuốt con cóc. Làm ngay bây giờ để còn lo chuyện khác hay là làm sau 5 năm với bao viên thuốc nhức đầu và đêm mất ngủ là…lựa chọn duy nhất.”
 Nguy đi liền với cơ…
Tuy nhiên, câu chuyện nào cũng tiềm ẩn những tia hy vọng (silver linings). Cuộc khủng hoảng hiện nay có thể giúp các nhà lãnh đạo kinh tế Việt trở thành “những anh hùng của nhân dân”. Tuyệt vời hơn nữa, các bác không phải làm gì, kể cả nhấc cánh tay để ký một nghị quyết hay văn bản nào.
Giải pháp thật đơn giản: các bác cứ ngồi yên (hay đi chữa bệnh ở nước ngoài) và để giá BDS rớt 30 đến 50% nữa. Khi các doanh nghiệp BDS thấy các bác nói KHÔNG với mọi gói, mọi cách… để cứu họ, qua tiền in hay tiền thuế của dân, qua các biện pháp hành chánh áp đặt…họ sẽ tỉnh ngộ và bỏ chạy.
Dĩ nhiên khi bong bóng BDS nổ, hơn phân nửa ngân hàng thương mại sẽ lăn ra chết vì nợ xấu, chỉ số chứng khoán sẽ rơi tự do và các nhà giàu sẽ thấm thía bài học của thị trường.
Tuy nhiên, phần lớn người dân sẽ vỗ tay reo mừng, vì cơ hội làm chủ một căn nhà đã thành hiện thực. Và những ảnh hưởng tích cực sau đây sẽ quay về giúp nền kinh tế tiến về một định hướng bền vững hơn.
Khi đa số người dân sở hữu một căn nhà, tầm nhìn và niềm tin của họ vào tương lai vững vàng hơn. Bây giờ họ có một tài sản gì để mất; do đó, sự đóng góp của họ vào nền kinh tế sẽ năng động và tích cực.
Niềm tin này mới là “gói kích cầu” quan trọng hơn cả cho thị trường tiêu dùng và nó sẽ kích hoạt các cơ sở công nghiệp cũng như nông nghiệp gia tăng sản xuất, giảm lượng tồn kho và cải thiện năng suất lao động để cạnh tranh. Nên nhớ là tiền dự trữ trong dân nhiều gấp 3 lần tiền dự trữ của chánh phủ;
Khi các zombies (xác chết biết đi) bị loại bỏ khỏi hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán, những định chế sống sót sẽ mạnh hơn nhờ thị phần gia tăng; sẽ chăm chú hơn vào ngành nghề cốt lõi (sau bài học đầu tư đa ngành) và lo trau luyện những kỹ năng cần cho sự cạnh tranh dài hạn;
Lạm phát hay tỷ giá sẽ không tăng tốc lâu dài, vì chánh phủ không cần in tiền thêm để cứu ai (một thông điệp rất rõ cho các DNNN) và ngân sách sẽ bội thu nhờ thuế phí tăng thu từ sự tăng trưởng GDP; cũng như nguồn ngoại tệ sẽ dồi dào hơn với sinh lực mới của khu vực xuất khẩu;
Khi kinh tế vĩ mô ổn định và khi luật thị trường thay thế luật “hành dân”, niềm tin quay lại với các nhà đầu tư quốc tế và kiều hối. Kênh ngoại tệ này sẽ thâu ngắn sự hồi phục và giúp chúng ta một lợi thế cạnh tranh mới.
Hãy giúp các công chúa hồi sinh…
Không ai muốn nuốt trửng một con cóc vào một buổi sáng đẹp trời, nhất là những quan chức và đại gia đang an hưởng nhà cao cửa rộng, tình đẹp dân ngoan…Không bệnh nhân nào mà không lo sợ khi bước vào phòng mổ óc hay ung thư …Nhưng chúng ta cũng không còn bao nhiêu viên thuốc giảm đau hay thuốc ngủ. Sau bao nhiêu năm, câu nói hãy để chúng chết đi vẫn là một giải pháp “sáng tạo” và đơn giản nhất.
Alan Phan
T/S Alan Phan là tác giả của 9 cuốn sách về thị trường mới nổi, giảng viên thỉnh giảng tại các đại học Mỹ và Trung Quốc, và doanh nhân có 44 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc. Web site cá nhân của ông là www.gocnhinalan.com.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM