Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:37:19 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mậu Thân 1968 - Cuộc đối chiến lịch sử  (Đọc 109905 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #240 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2017, 10:55:15 pm »

     
        Cuộc chiến đấu giành đi giật lại cột cờ Huế diễn ra rất ác liệt và dai dẳng. Quân giải phóng đã chiếm được Cột cờ lúc 4 giờ 30 sáng ngày 31-1- 1968, rồi lại bị địch phản kích chiếm lại. Chúng lợi dụng bệ cột cờ xây cao hơn mặt thành từ trên đánh xuống. Hai khấu trọng liên và khấu súng cối xây gắn với bệ cột cờ vãi đạn như mưa. Cán bộ và chiến sĩ phân đội 2 người trước ngã, người sau xông lên, chia thành nhiều mũi chiếm dấn từng bậc tam cấp, đánh bật địch xuống. Đúng 7 giờ 30, trung đội thám báo địch giữ Cột cờ bị tiêu diệt gọn. Như cơn gió lốc, cả phân đội 2 ào ào xông lên bệ cột cờ, chiếm ngay hai khẩu trọng liên và toàn bộ võ khí của địch. Đội trưởng Tuyến ôm chặt lá cờ dài 20 mét, rộng 12 mét vào lòng lao vút lên. Mùi thơm của vải mới, mùi khét của thuốc súng, khung cảnh chiến thắng quanh Cột cờ, nét mặt rạng rỡ và trang nghiêm của các đồng chí trong phân đội, nhiệm vụ vinh quang mà đơn vị dành cho, làm Tuyến xúc động vô cùng. Tuyến thoăn thoắt theo từng bậc xoáy trôn ốc leo lên tán cột cờ. Tán đó xây cách mặt bệ chừng ba mét, xòe rộng đỡ lấy thân cột cờ cao 40 mét làm bàng gỗ tròn, ngoài bọc một lớp đồng sáng loáng. Tuyến cùng hai đồng chí trong tổ nhanh chóng tháo dây, kéo tụt lá cờ ba que vàng hoen ố như chiếc tã lớn xuống. Đạp lên lá cờ của bọn bán nước, Tuyến cùng tổ buộc thật chắc lá cờ chiến thắng của Mặt trận dân tộc giải phóng vào chiếc cán bằng sắt dài 13 mét, rồi trịnh trọng nói vọng xuống:

        - Báo cáo, chuẩn bị xong.

        - Chào cờ, chào!

        Tiếng hô rất đanh và trang nghiêm của đổng chí chỉ huy phân đội 2 vọng trên mặt thành Huế. Tiếp theo là một loạt súng chào. Lá cờ nửa xanh, nửa đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng từ từ lên cao, phơi phới hiên ngang tung bay theo chiều gió. Ánh nắng ban mai rực rỡ, lung linh với màu cờ.

        Giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước,
        Diệt đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ bán nước...

        Tiêng hát trầm hùng của đơn vị bay cao, vượt ra khỏi tường thành cố kính, vang vọng trên dòng nước sông Hương nối sóng. Đúng 8 giờ sáng ngày 31-1-1968, lá cờ chiến thắng lồng lộng trên đỉnh cột cờ, chính thức báo tin vui thành Huế đã vể tay cách mạng.

        Đứng trên tán Cột cờ, mắt Tuyến không rời lá cờ đang ngạo nghễ tung bay, đã thấm máu đồng chí mình trong đêm lịch sử và những trận đánh trước. Chính quyền tay sai Mỹ đã bị dập nát dưới chân. Nhân dân ta đã làm chủ thành phố Huế. Giờ phút này, 20 vạn đổng bào ở nội và ngoại thành Huế đã trông thấy lá cờ cách mạng vĩ đại, kiêu hãnh bay cao. Cũng chính lúc này, tất cả các cánh quân cách mạng đã chiếm giữ được các vị trí trong nội và ngoại thành hay đang đánh địch, đều trông thấy lá cờ chiến tháng đang vẫy gọi, đang thôi thúc họ tiếp tục chiến đấu quên mình vì độc lập. tự do của Tố quốc. Tuyến phóng tầm mắt bao quát thành nội. Ở tám cửa thành Huế, trên sân bay Tây Lộc ngổn ngang những xác máy bay địch, trong khu Đại nội với những cung điện nguy nga đều thấp thoáng hình dáng các chiến sĩ giải phóng khoác súng, hiên ngang đi lại. Trên khắp các đường phố, đồng bào đang thi nhau xé cờ ngụy. Rừng cờ đỏ phấp phới trên các mái nhà, các công sở, trên những ngọn cây cao. Đó đây, lọt giữa rừng cờ của Mặt trận là những lá cờ trắng của địch cắm ở các công sở, các vị trí tỏ ý xin đầu hàng quân cách mạng. Phút chốc, thành phố Huế đã ngập màu cờ cách mạng. Hàng vạn đồng bào Huế bị kìm kẹp bây lâu nay hướng về cột cờ, sung sướng, hả hê nhảy lên reo mừng. Tuyến nhìn xuống sông Hương. Dòng sông êm ả, lững lờ trôi đường như ánh lên muôn ngàn con mắt lấp lánh, đang chiêm ngưỡng màu cờ. Hàng trăm chiếc thuyên gỗ xinh xắn đậu san sát trên các bến kéo cao cờ lên cột buồm, dựng cờ lên mui. Sông Hương sáng sớm hôm nay biến thành dải lụa đỏ kéo dài bên kia cầu Bạch Hổ, qua Văn Lâu, qua cầu Tràng Tiền, qua chợ Đông Ba, rồi lượn xuống Đập Đá, vòng qua Cồn Hến xuống chợ Dinh. Cả thành phố Huế đả vùng dậy rầm rập tiến theo lá cờ cách mạng. Và cũng chính trên đỉnh cột cờ này cách đây 23 năm, sáng ngày 23-8-1945, hàng chục vạn đồng bào Thừa Thiên Huế cuồn cuộn như thác đổ về thánh nội chào mừng lá cờ đỏ sao vàng, lá cờ độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam sau gần một trăm năm bị rên siết dưới gông cùm nô lệ.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Chín, 2017, 11:40:20 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #241 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2017, 10:39:02 pm »

       
        Giành quyển làm chủ

        Nghe tiếng súng nổ rung chuyến phố phường, cụ K. vùng dậy. Trên bàn thờ, hai chiếc nến và hương vòng vẫn cháy sáng. Cụ rón rén nhìn qua khe cửa. Bóng mấy người lạ mặt xách súng chạy vút qua nhà với những chiếc mũ tai bèo, những chiếc cùi đeo sau lưng. Đúng là quân cách mạng đánh vào thành Huế rồi! Cụ K. chợt nghe tiếng thở hổn hển bên cạnh minh. Thì ra cụ bà đã dậy từ lúc nào và cũng đang nhìn qua khe cửa. Cụ K. thầm hỏi: "Quân cách mạng về có trị bọn ác ôn không?"...

        Trời đã bừng sáng. Quân cách mạng đi trên đường phố từng tốp, anh nào cũng hiền từ, khỏe mạnh. "Tổ mẹ nó. Thế mà nó nói "Việt cộng" ăn lá cây rừng, bảy đứa bíu một cành đu đủ không gãy". Cụ K. lẩm bẩm chửi. Một anh giải phóng đứng tuổi lưng đeo khẩu súng lục và khẩu súng cối cá nhân của Mỹ, vai vác thêm hai khẩu tiểu liên cực nhanh dáng vừa mới lấy được, vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ cùng mấy anh trẻ nữa. Anh nào cũng súng đạn đầy mình. Chắc anh mang súng ngắn và chỉ huy đây. Thế là quân cách mạng ở lại Huế cùng bà con minh rồi. Trời sáng mà ngó bộ anh em ung dung thế.

        Chao, sung sướng quá! Cụ K. cảm thấy mình như trẻ lại. Quân cách mạng về Huế chắc chắn sẽ trừ bọn ác ôn, những tên hàng chục năm nay khóa mồm khóa miệng, bưng tai bịt mắt, làm tình làm tội bà con trong khu phố. Bà con bị tù đày, bị chém giết, tan cửa nát nhà cũng vì chúng. Đứa con trai của hai vợ chồng cụ đang đi học, bỗng nhiên chúng kéo dến nhà bắt đi quân địch rồi chết mất xác. Từ đấy, hai vợ chồng cụ sôi sục căm thù, ngày đêm hướng theo cách mạng.

        Hai mái đầu bạc ghé gần nhau. Hai cụ tính đi tính lại, trong khu phố có 37 tên ác ôn nhiều nợ máu mà bà con ghét cay ghét đắng.

        - Ta báo đúng là làm điều thiện, báo sai là làm điều ác. Để chắc chắn hơn, tôi đi hỏi mấy cụ nữa.

        Cụ Khoa học dặn cụ bà trông nhà rồi chạy đi. Vừa ra khỏi ngõ, cụ đã nghe tiếng một cụ già bên cạnh kêu gọi bà con đường phố:

        - Bà con ơi! Quân giải phóng về rồi. Ta phải xé cờ Thiệu - Kỳ thôi!

        - Phải đó, xé đi thôi!

        Trong nháy mắt, cả khu phố cụ K. ở, cờ ba que đã bị xé đạp xuống chân, cờ Mặt trận đủ khuôn khổ đã cắm đỏ đường phố. Có gia đình chưa kịp may cờ cũng treo cả một dải vải đỏ đầu cắt đuôi nheo. Phía ngã tư đầu đường phố, bà con hối hả dào chiến hào, khuân bàn ghế, giường tủ ra đường dựng vật chướng ngại để cản xe giặc, giúp Quân giải phóng đánh chúng. Từng đôi nam nữ tự vệ đeo băng đỏ, súng lăm lăm cầm tay đang rẩm rập truy lùng bọn ác ôn, tề điệp lẩn trốn.

        Cảnh tượng đó càng làm cho cụ K. xúc động. Cụ bước đi hăng hái. Cụ tìm được bốn cụ nữa trong khu phố vốn là bạn già rất thân. Cả năm cụ họp lại, nhất trí lập một bảng danh sách kê đúng 37 tên ác ôn mà vợ chồng cụ K đa gợi ý. Để bảo đảm chắc chắn hơn, cả năm cụ cùng đến trụ sở ủy ban cách mạng khu phố trao lại bán danh sách ác ôn đó. Đồng chí chủ tịch ủy ban cách mạng khu phố đọc xong, nét một rạng rỡ, nắm chặt tay các cụ nói:

        - Việc làm của các cụ đối với cách mạng rất quý. Ủy ban thay mặt nhân dân khu phố chân thành cảm ơn các cụ. Chúng tôi cũng đã biết bọn này và cũng đồng ý với các cụ. Cách mạng sẽ trừng trị 37 tên ác ôn này.

        Đồng chí chủ tịch hoan hỉ tiễn năm cụ ra về. Lát sau, lại tiếp một ba cụ ngót 50 tuổi, tay cầm bó hương và một thẻ vang. Ba cụ rỉ tai nói cùng đồng chí chủ tịch:

        - Sáng nay thấy quân cách mạng di lùng bọn ác ôn trong khu phố, tôi sợ anh em ở xa đến nhổ cỏ không sạch, nên trước cổng từng đứa, tôi đã cắm một cây hương. Ông dặn anh em cứ tìm những nhà đó mà vào sục thì bắt đứa nào cũng trúng đứa nấy.

        Nói xong bà cụ trùm lại chiếc khăn len trên đầu rồi ung dung trở ra, miệng vẫn ngậm điếu thuốc lá sâu kèn.

        Nửa giờ sau, một chiến sĩ bảo vệ đưa hai cụ già vào trụ sở. Hai cụ đều mặc áo dài đen, quần trắng, đầu đội khăn xếp, chân di dép nhựa. Đi giữa hai cụ là một đại úy ngụy đã bị tước súng, mắt trũng sâu, khúm núm vòng tay trước ngực. Cụ già đứng bên trối nói:

        - Đây là tên đại úy cảnh sát dã chiến ác ôn. Khi đêm hắn bị quân cách mạng đánh thua chạy trốn vào bếp nhà tôi. Bà con bắt được đem nộp quân cách mạng.

        - Ủy ban chân thành cảm ơn hai cụ - Đồng chí chủ tịch ủy ban cách mạng nói với hai cụ rồi quay sang hỏi tên đại úy:

        - Lính của anh đâu cả?

        - Dạ, chúng chạy tán loạn hết rổi, khống còn đứa mô nữa.

        - Răng lại chui trốn trong bếp?

        - Dạ, các ông giải phóng đánh nhanh quá, em không kịp chỉ huy đã thấy các ông tràn vô trụ sở. Em định thay quần áo thường để trốn cho dễ nhưng không kịp. Em bỏ chạy, không may bị hai cụ trông thấy.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2017, 07:52:14 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #242 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2017, 07:54:41 pm »


*

*       *

        Trưa ngày 31-1, nội ngoại thành im tiếng súng, bđu trời Huế hửng nắng. Từng doàn xe ô-tô dù kiểu cắm cờ Mặt trận nối đuôi nhau vượt qua cầu Tràng Tiền. Bộ đội từ các ngà vẫn nườm nượp tiến vào nội thành. Hàng trăm nam nữ thanh niên võ trang tuyền truyền lái xe gắn máy chạy khắp các đường phố loan báo tin chiến tháng, kêu gọi binh lính, si quan, nhân viên ngụy quyền ra đầu thú trở về với nhân dân. Đồng bào mang quà Tết ân cần thăm hỏi các chiến sĩ giải phóng. Huế tưng bừng sống lại không khí chiến thắng, không khí độc lập của những ngày Cách mạng tháng Tám trước đây.

        Sau khi đơn vị đã cắm cờ lên nóc dinh tên tinh trướng ngụy, đội trưởng Thanh đang tổ chức cho bộ đội đi thăm hỏi đồng bào và hiểu thêm tình hình địch trong khu phố. Chợt một bà má trạc 60 tuổi bưng một khay đầy quà Tết đến mời anh em. Lát sau, má đưa tay chỉ vể phía chiếc lầu bên kia đường hỏi:

        - Các anh giải phóng đã đánh vô nhà đó chưa?

        Nhìn theo tay bà chi, đội trường Thanh trả lời:

        - Dạ chưa, bọn Mỹ hay ngụy ở trong đó, mẹ?

        - Rứa thì các con phải đánh ngay đi. Bọn tình báo Mỹ CIA1 cả đó. Bọn rắn độc hút máu người đã lâu rồi. Giờ thi chúng mày chạy đâu cho thoát. Đừng để sót đứa mô nghe, các con!

        Nắm chắc đúng là bọn tình báo Mỹ, đội trưởng Thanh lập tức tổ chức chiến đấu. Anh chia phân đội làm hai mũi đánh kẹp lấy ngôi nhà. Súng địch bắn trả quyết liệt. Thanh lệnh cho Vinh ôm thủ pháo men theo bức tường bên phải tránh đạn địch để đến sát cửa sổ, một cánh mở trông ra đường. Nhanh như sóc, Vinh đã bám được cửa số, tung rất gọn quá thủ pháo vào buồng. Súng địch ngừng bặt. Hai tên lính ngụy nhào ra cửa sau định dẫn bọn tình báo Mỹ tháo chạy. Nhưng Hòa đã dẫn tổ khóa chặt phía sau. Hòa siết cò. Hai tên tay sai ngã xấp xuống chết, răng cắn sỏi lát đường. Bọn Mỹ khiếp đảm chạy dạt trở vào nhà. Ném thú pháo xong, Vinh lia thêm một loạt tiếu liên, nhảy qua cửa sổ rồi chiếm ngay căn buồng thứ nhất của tầng dưới. Bọn Mỹ chạy trở vào trông thây Vinh, lủi ngay sang căn buồng thứ hai tố chức đánh trá. Vinh tung theo một quá lựu dạn và bồi thêm hai loạt tiếu liển.

        Súng địch câm bặt. Lập tức một cánh cửa mở. Một tên lính Pắc Chung Hi mặt béo ị, phốp pháp như nặn băng bột, bước ra giơ tay xin hàng. Thanh cầm súng đứng gác cho Vinh trói nghiến chúng lại. Nó lấp bấp nói:

        - Tui không phái nhà binh, có được tha chết không?

        "A, thì ra là tình báo nên mi nói tiếng Việt thạo dữ. Thế thì ông trói càng chặt!". Vinh vừa nghĩ vừa riết mạnh đoạn dây thừng.

        - Ui. xin ông nới tay cho con được nhờ. Đau, đau lắm!

        - Muốn sống, tại sao khi nãy mi không ra hàng sớm?

        Tên giặc vội đáp:

       - Dạ, tui muốn ra hàng từ lâu nhưng bọn Mỹ kèm riết.

        - Chừ tau nới dây để cho mi về gọi tất cả bọn Mỹ ra đây hàng mau, cách mạng sẽ tha chết nghe!

        - Dạ!

        Tên tình báo chạy sang buồng bẻn cạnh. Lát sau một số tên Mỹ run rẩy kéo nhau ra hàng, nộp tất cả súng ngắn. Mạt đứa nào đứa nấy xám ngoét, cúi gằm xuống đất.

        Thế là phân đội của Thanh, nhờ bà mẹ trên đường phố Huế chỉ, đã tóm gọn một ổ tình báo Mỹ.

        Trong lúc này, phối hợp với đồng bào nội ngoại thành Huế, hàng chục vạn đồng bào sáu huyện của Thừa Thiên như nước lũ cuồn cuộn nổi dậy giành quyền làm chủ, diệt ác ôn, trừ gian, bao vây, dụ đồn bốt địch quy hàng, phá đứt mạch máu giao thông của địch dẫn về thành Huế, xung vào các đội tiếp tế, tải đạn, săn sóc thương binh, lớp lớp thanh niên hổ hởi tòng quân giết giặc...

------------------
        1. CIA  tổ chức tình báo Mỹ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #243 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2017, 04:31:29 am »


        Những giờ phút quyết liệt trong nhà lao Thừa Phủ

        Sáng ngày 4-2-1968, trạm quân y tiền phương do bác sĩ Phan phụ trách được bổ sung thêm chín o hộ lý và hai bác lái xe. Cả 11 người đều vừa được Quân giải phóng cứu thoát từ nhà lao Thừa Phủ. Phục vụ thương binh - những chiến sĩ đã giải phóng cho mình, cả 11 người không quản khó khăn, vất vả. Chín o hộ lý, lúc thì đổ sữa, lúc thay vải lót cho thương binh, lúc lại khe khẽ ngâm thơ hoặc cất giọng hò Huế nhỏ nhẹ như ru cho thương binh ngủ. Còn hai bác lái xe, vai khoác các-bin, suốt đêm ngày lúc lái xe bon bon đi chở gạo, thuốc, chờ nước từ sông Hương, lúc lại vượt bom đạn ra tận chiến hào đưa thương binh về trạm. Ai cũng muốn dốc sức mình phục vụ cách mạng. Một hôm, bác sĩ Phan sau khi gắp được mảnh đạn ở bắp chân cho một thương binh thì trời đã khuya. Phía tả ngạn sông Hương chốc chốc lại lóe lên nhưng ánh chớp, tiếp theo là những tiếng đạn nổ râm ran. Phan rốn rén bước vào phòng ngủ của thương binh. Một người con gái quay lưng vẻ phía anh, đang ngồi mải miết khâu bên cạnh ngọn nến làm anh chú ý. Thương binh đang ngủ ngon Phan bước lại gần 0 hộ lý, rồi thân mật khẽ hỏi:

         - O Giang chưa hết ca sao còn thức?

        Nghe tiếng hỏi, Giang quay đầu lại, mái tóc cắt chấm vai nhẹ chuyển theo. Thấy Phan, o Giang cười:

         - Dạ, hết ca lâu rồi nhưng em còn muốn ngồi trông các anh ngủ. Em cũng muốn thêu xong mấy chiếc khăn mặt tặng mấy anh ngày mai rời trạm.

        Tinh thần tận tụy phục vụ thương binh, khí tiết đấu tranh trong nhà tù của người con gái Thừa Thiên này đã để lại trong trí Phan ấn tượng sâu sắc. Giang là một nữ du kích ở ngoại ô Huế. Một đêm Giang dang vượt sông thì bị giặc phục kích bắt được. Quân thù đã đánh đập Giang hết sức tàn nhẫn nhưng trước sau o vẫn cắn răng chịu đòn. Cuối cùng không moi được cơ sở, chúng kết án Giang bảy năm tù. Tính tình khảng khái, không chịu khuất phục bọn cai ngục nên thinh thoảng Giang lại bị chúng nhốt vào xà lim mấy ngày. Giang thích làm thơ, tập thơ của o có đến 40 bài viết trên giấy thuốc lá mỏng dính. o đã cẩn thận cất dưới lán vải gởi nhưng có đứa chỉ điểm nên chúng bắt được và lại giam o xuống xà lim.

        ... Biết người con gái thùy mị, nết na, thích làm thơ, lọi có giọng hò hấp dẫn, anh em thương binh trong lúc chờ xe về hậu tuyến thường yêu cầu:

         - O Giang ơi, ngâm thơ cho tôi nghe với.

         - O Giang, tôi yêu hò Huế biết máy. Giá được nghe 0 hò thì hay quá!

        Những ngày ở đây, Giang hò Huế, ngâm thơ và kế lại câu chuyện giải phóng nhà lao Thừa Phủ mà chính Giang đã chứng kiến.

        ... Linh tính báo cho chúng em biết rằng Tết năm nay sẽ có chuyện gì xảy đến với hơn hai ngàn con người trong nhà lao. Chuyện gì, lành hay dữ thì không ai được biết, nhưng ai cũng thầm mong là sẽ có chuyện lành. Chúng em đứa nào đứa nấy thu vén gói đồ của mình, trong chỉ có một vài bộ quán áo đã rách với vài cuốn chỉ thêu, vài mụn vải vá. Thao thức. Hồi hộp. Lo lắng. Khoảng 3 giờ sáng ngày 31-1-1968, tiếng súng nổ dậy trời đất làm chúng em choàng dậy. Chuyện lành rồi dây! Các em tự nhủ thế. Súng đã nổ ran quanh nhà lao. Đúng Quân giải phóng đánh vào nhà lao rồi. Tiếng súng, tiếng chân chạy rậm rịch của bọn ác ôn, bọn cai ngục, tiếng chửi om sòm của bọn cảnh sát báo vệ nhà lao. Trong các khu nhà giam, các đội tự vệ đã tổ chức sẵn gồm những thanh niên nam nữ có sức khỏe làm thành một bức tường đứng giữ các cửa lao và các cửa sổ đề phong địch ném lựu đạn vào thì chắn hắt trả lại. Nhà lao Thừa Phủ gồm có hai khu. Khu chính là chỗ chúng em bị nhốt, hồi đông nhất có những 2 500 tù. Bên cạnh đó là nhà lao thẩm vấn chứa trên dưới 200 tù. Chúng bắt được cán bộ. đồng bào mình đều đem về nhà lao tra tấn một tuần lễ để bước đầu moi tài liệu rồi chuyến sang khu chính cho bọn ác ôn Thừa Phủ tiếp tục khai thác thêm. Trong nhà lao chính, chúng dành riêng hai hầm xà lim nhốt 25 đồng chí bất khuất của chúng ta. 25 đồng chí này suốt ngày đêm bị cùm chân tay, chịu đủ mọi cực hình tra tấn vẫn giữ vững khí tiết của người cách mạng trung kiên. Noi gương các đồng chí, chúng em đoàn kết đấu tranh, nghiến răng chịu dựng mọi gian khổ trong nhà tù.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #244 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2017, 10:18:06 pm »

      
        Tảng sáng ngày 31-1, không còn nghe tiếng súng gần nhà lao nữa, mặc dầu vẫn đánh nhau ở xa Thấy vợ mấy thằng ác ôn trà trộn cùng tù nhân, cũng nằm đất, cúng mặc áo tù, để khi Quân giải phóng đánh vào nhà lao thì dễ bề lán trốn, chúng em nghĩ: "À thì ra chúng máy thất thế rồi đây". Chúng em vừa mừng, vừa lo Mừng vì nghĩ rằng Quân giải phóng tuy chưa đánh vào nhà lao nhưng còn ở lại Huế, cứ xem cung cách của bọn vợ con cai ngục cũng đoán chắc sớm muộn chúng em sẽ được ra. Nhưng cũng thấp thỏm lo vì biết rằng đánh vào nhà lao không dễ. phải qua bao nhiêu vị trí quân Mỹ, ngụy đóng ken dày như thế. Mà ngay việc bảo vệ nhà lao Thừa Phù, bọn ngụy làm ráo riết lắm. Cả một đại đội cảnh sát ngày đêm canh gác. Khu vực nhà lao dài 1,5 ki-lô-mét, rộng 500 mét, đều có hai lớp tường vây kín. Lớp tường ngoài cao 2,3 mét, dày 1,2 mét. Lớp tường trong cũng cao 2,3 mét, dày 0,6 mét. Giữa tường ngoài và tường trong, là một quãng trống vừa đủ để làm hào chiến đấu. Trên dãy tường đó cứ cách khoáng 200 mét lại có một ụ gác đặt đại liên bắn quét xung quanh. Bọn cảnh sát thay phiên nhau đêm ngày tuần tiễu nghiêm ngặt, vì chúng biết ràng Thừa Phủ là nơi giam giữ tù cách mạng quan trọng của tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị. Lo thì lo, nhưng chị em vẫn tin, vẫn hy vọng lần này mình sẽ được giải phóng. Bởi thế cả ngày 31-1 không ai buồn ăn mà vẫn không thấy đói. Qua đêm 31-1 sang ngày 1-2, theo dõi bọn cai ngục thấy chúng dăng dây điện chung quanh các khu nhà nhốt tù nam và tù nữ, dặc biệt chúng canh gác ráo riết khu xà lim thì chúng em càng lo. Nếu gặp bộ đội dành vào nhà lao mà không giữ được tù là chúng thủ tiêu hơn hai ngàn đồng chí của mình đây. Sau khi nghe rõ chủ trương đấu tranh của ban lãnh đạo, hơn hai ngàn người bị nhốt đã nhất loạt đứng dậy thét lớn:

        - Đả đảo âm mưu thủ tiêu tù nhân của Mỹ - ngụy!

        Tiếng thét vọt ra khói mái ngói, giội vào tường bao quanh, vọng lại thành tiếng ẩm ầm rất dữ đội. Thấy chúng em đấu tranh quyết liệt, bọn cai ngục lo sợ cuống cuồng. Chúng chạy tỏa đi các nơi van vỉ:

        - Xin các ông, các bà im đi cho. Chúng tôi chăng dây điện thoại để bắt liên lạc với ngoài thôi.

        - Đả đảo ! Đả đảo! - Tiếng thét lại rung chuyển cả khu nhà lao. Bọn cai ngục sợ, phải cuốn dây điện lại. Nhưng ban lãnh đạo nhà lao lại tăng cường cảnh giác, chúng ta tổ chức đội tự vệ theo sát kỹ bọn cai ngục và ác ôn.

        Chiều ngày 1-2, chúng em nghe tiếng máy bay lên thẳng phành phạch lượn trên khu nhà lao. Tiếng của tên "chiêu hồi" nói loa hỏi xuống bọn cai ngục:

        - Hồi nào thì cần bỏ bom phá nhà lao?

        - Khi mà có cờ trắng kéo lên!

        Mãi một giờ sau chúng em mới được biết tên chúa ngục trả lời bọn tâm lý chiến như vậy. Tiếng hô đả đảo lại dữ dội hơn, rung chuyển hơn, kéo dài hơn những lần trước. Chúng em thi nhau gào đến khản cả cổ.

        Ngày 2-2, chúng em vẫn nghe tiếng súng nổ. Vợ bọn cai ngục mặt xám như chàm đổ lại chay vô nhà giam trà trộn với chúng em. Chao, sung sướng quá. Bộ đội vẫn còn đánh Huế ! Hy vọng, phấn khởi lại hiện lên trên nét mặt, trong khóe mắt mọi người. ban lãnh đạo nhà lao đã bắt được liên lạc với bên ngoài, báo tin cho hàng ngàn đồng chí biết Quân giải phóng đã làm chủ thành Huế, đang đánh bật nhiều cuộc phản kích của địch. Ngót 20 vạn đồng bào nội, ngoại thành cùng hơn 40 vạn đồng bào bị kềm kẹp thuộc sáu huyện của Thừa Thiên nổi dậy như bão táp, diệt ác, trừ gian, cắt đứt các mạch máu giao thông dẫn về Huế, xây dựng làng xã, khu phố chiến đấu, thành lập chính quyền cách mạng. Lá cờ Mặt trận từ sáng 31-1 vẫn tung bay trên cửa Ngọ Môn. Cùng với Huế, Sài Gòn, Đà Nẵng và tất cả các thành phố, thị xã, thị trấn của toàn miền Nam đang tổng tiến công và nổi dậy như trời long đất lở. Thảo nào bọn ác ôn đứng ngồi không yên là thế. Đứa nào đứa nấy tiu nghỉu như mèo bị cắt tai. Ba ngày liền, bọn cai ngục không cho tù ăn. Đói thì đói, nhưng bụng chúng em vẫn mừng, vẫn trông chờ Quân giải phóng. Đêm 2-2, quanh nhà lao lại có tiếng súng nổ rộ lên. Chúng em hồi hộp vô cùng. Mỗi người mỗi ý nghĩ. Có lúc thì em hình dung như mình đang trở về làng ôm chầm lấy mẹ già, mấy đứa em nhỏ, mấy bạn gái thân thiết từ bé. Có lúc em nhớ lại những lần gặp các anh giải phóng trên đường dây rồi tưởng tượng lần này các anh vô Huế chắc đông lắm, nhiều súng to lắm, ăn mặc đẹp lắm. Càng trông càng thấy đêm dài, dài lạ. Sang ngày chờ đợi thứ ba, cửa nhà lao Thừa Phủ vẫn đóng chặt. Bọn ác ôn vô hù dọa:

         - Đứa mô rục rịch bị bắn chết liền. Việt cộng bị đẩy lui khỏi Huế rồi...

        Miệng nói nhưng mắt chúng nhìn lấm lét. "À chúng mày sợ lắm mà. Thế cách mạng là thế đạp lên đầu chúng mày".

        Nghĩ thế, các em rất tin tướng, chờ đợi... Khoảng 10 giờ đêm ngày 3-2, lại đột nhiên nghe tiếng súng nổ. Nhưng lần này thì gần hơn, ít hơn, rộ lên khoảng mười phút. Thôi thì mừng ôi là mừng. Ai nấy đứng bật dậy. Tiếng súng của giặc bắn trở lại ít hẳn đi. Trong lúc ấy bên nhà giam tù nam, các anh đó đã cắt tung hệ thống mìn định hướng của bọn cai ngục âm mưu thủ tiêu tù. Chỉ lát sau, chúng em nghe tiếng phá cửa lao rồi tiếng gụi to:

         - Các đồng chí ơi! Quân giải phóng vô giải thoát các đồng chí đây. Ra mau đi!

        Trời ơi! Chúng em mừng phát khóc lên ùa ra khỏi cửa nhà lao. Vừa trông thấy các anh giải phóng là xúm lại quây vòng trong vòng ngoài, mừng mừng tủi tủi không sao nói được nên lời. Hàng ngàn người được cách mạng cứu sống, được trở lại đội ngũ của mình, không mừng vui sao được.

        27 tên cai ngục và ác ôn đều bị các anh tự vệ diệt hoặc tóm cổ ngay từ phút đầu. Anh em được giải phóng, như chim sổ lồng, chạy như bay đến khu tập trung. Ngay sau đó hàng trăm đồng chí được phát súng, được vinh dự sát cánh cùng Quân giải phóng tiếp tục giết giặc. Một số đông chị em tình nguyện đi phục vụ chiến đấu. Chúng em hiểu rằng cuộc kháng chiến của chúng ta còn dài. Trở lại cuộc sống tự do, em muốn đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì mà cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước cần đến...
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Chín, 2017, 12:35:20 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #245 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2017, 12:36:35 am »

     
        Tại cửa Chánh - Tây

        8 giờ sáng ngày 7-2-1968, sương mù dày đặc bao phủ thành phố. Phân đội trưởng Hoạt vừa được tin trinh sát báo về: tiểu đoàn 4 thuộc trung đoàn 2 ngụy chia làm hai mũi đang dập dình ở đầu đường Thái Phiên và đường Lê Trịnh Đình, cạnh sân bay Tây Lộc. Hoạt cũng đã nhận được điện của cấp trên báo cho biết tiểu đoàn 4 ngụy sẽ phản kích chiếm lại cửa Chánh - Tây.

        Sau bảy ngày bị Quân giải phóng đánh cho thất bại nặng, bọn Mỹ - ngụy cố dốc sức hòng chiếm lại Huế, nhưng chúng tổ chức mấy đợt phản kích đều bị đánh bật. Từ ngày 5-2-1968. chúng điên cuồng cho máy bay phản lực và đại bác ở tàu chiến trút bom đạn xuống thành nội, vào các khu phố đông dân, hòng tiêu hao lực lượng ta. Cuộc chiến đấu ở của Chánh - Tây, một trong tám cửa thành Huế, mỗi ngày một thêm ác liệt.

        Phản đội trường Hoạt dùng diện thoại nói chuyện với Nam:

        - Đồng chi Nam, bây giờ tình hình thế nào?

        - Báo cáo, trước mặt đã có địch. Tôi dự đoán chúng có thể thọc một mũi vào sườn giữa tiểu đội 1 và tiểu đội 2.

        - Đồng chí có cần thêm người không ?

        - Có thêm càng tốt. Nếu không, chúng cũng sẽ không làm gì nổi chúng tôi.

        - Chúng sẽ bắn đại bác vào chỗ đồng chí đấy. Chuẩn bị nhé!

        - Báo cáo anh, nó bắn kệ nó. Bắn hết đạn, chúng sẽ phải mò đến mũi súng chúng tòi.

        - Địch có xe tăng không? - Hoạt hỏi tiếp.

        - Có!

        - Súng chống tăng của đơn vị tốt chứ?

        - Báo cáo, tốt.

        - Quyết tâm của anh em ra sao?

        - Chúng tôi còn ngồi đây thì thêm tiểu đoàn thứ hai cũng không làm gì nổi. Bọn chúng ngó bộ hung hăng vậy thôi.

        Cùng chiến đấu với Nam qua nhiêu trận ở đường 9, Hoạt rất mến Nam, một cán bộ dũng cảm, linh hoạt, khó khăn mấy mà có Nam đến là các chiến sĩ của anh cứ phơi phới xông lên. Sau những ngày đánh chiếm thành nội Huế vừa qua, nhất là ngay 5-2-1968, ngày phân đội của Hoạt phối hợp với đơn vị bạn tiêu diệt hoàn toàn một tiểu đoàn địch ở cạnh sân bay Tây Lộc, Hoạt càng tin người cán bộ trẻ, gan dạ, xông xáo và mưu trí này.

        Tình hình trận đánh diễn biến đúng như Nam đã dự kiến. Sau khi bắn dốn dập hàng mấy trăm viên đạn đại bác xuống một khúc thành, địch thọc một mũi vào cạnh sườn tiểu đội 1 và tiểu đội 2. Hai chiếc xe tăng hùng hổ tiến lên trước làm lá chắn cho bọn lính ngụy theo sau. Đạn từ hai chiếc xe tăng bắn vào trận địa Nam làm đất tung lên bụi mù. Nam chạy đến nói với Chinh, chiến sĩ băn súng chống tăng;

        - Cậu thụt một phát vào giữa mặt thằng đi đầu. Ngắm thiệt chắc, nghe!

        Chính vừa để súng lên vai, nói:

        - Anh Nam ngó coi, thằng đi đầu sắp chết đến nơi rồi mà cố gầm ghè.

        Chiếc xe tăng địch cách 50 mét, 40 mét rồi 30 mét. Chính vẫn bình tĩnh chờ khi đầu của nó lù lù trùm lên cả thước ngắm mới bóp cò. Trong nháy mắt, viên đạn của Chính dã xuyên thùng buồng lái, gây một sức ép ghê gớm làm đạn trong xe nổ dữ dội. Nhanh như chớp, Chính lắp đạn phóng luôn quả thứ hai trúng thân chiếc xe tăng đi sau đang tìm cách quay đầu chạy trốn. Chiếc xe bốc cháy rừng rực. Tiểu đội 1, tiểu đội 2, đồng loạt nổ súng kẹp chặt đại đội địch vào giữa, 25 thằng lính ngụy chết ngay từ loạt đạn đầu. Bất thần, một khẩu đại liên địch bắn mạnh vào trong sườn tiểu đội 2. Lập tức, Thân, chiến sĩ nuôi quân, đi lom khom dưới hào giao thông, chọn được chỗ bán vừa ý, phóng một phát đạn chống tăng. Khẩu đại liên cùng ba thằng địch tan biến đi đâu mất. Bọn ngụy còn lại khiếp vía co chân chạy dạt trở lại. Cả tiểu đoàn địch lùi về phía sau sân bay Tây Lộc, không dám tiến lên nữa. Chúng gọi máy bay, đại bác xối bom đạn vào trận địa Nam. Khói bụi mù mịt. Ngớt tiếng bom dạn, Chính vác súng nhảy lên khỏi công sự. Nam chạy đến trông thấy rũ ra cười. Khắp người Chinh bùn đất bé bết, hàm răng cười trắng lóa: "Nội mệ thằng Mỹ, nó bắn một chầu thật ê ẩm".

        - Cậu tranh thủ ra giếng tắm đi. Chúng chưa dám tổ chức đợt phản kích mới đâu - Nam thân mật bảo Chính.

        Chính cười nhảy xuống công sự lấy bộ quần áo mới rồi chạy vù ra giếng dưới chân thành. Hình dáng cao lớn của Chính trong bộ quân phục đen sạm vì khói đạn và bùn đất nối bật trên nền nâu mốc của bức tường thành cổ kính.

        Thấy Thân vác súng về, nét mật tươi như hoa kể lại cho tổ nuôi quân trường hợp anh vừa lập công, cụ chủ nhà Thân ở ngạc nhiên hỏi Nam:

        - Anh "bếp" ấy củng đánh được giặc à?

        Nam từ tốn trả lời:

        - Dạ, không phải anh "bếp" đâu cụ ạ. Đồng chí ấy cũng là chiến sì giãi phóng như chúng con đấy. Cách mạng phân công mỗi người một việc, khi cần đánh giặc thì anh nuôi cũng đánh giỏi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #246 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2017, 05:45:21 am »

       
        Cụ già gật gật đầu:

        - Các anh giải phóng giỏi thiệt. Bọn lính quốc gia lo chết nên đút lót quan trên để được làm bếp. Ra trận thì bếp tụt lại đàng sau, bom đạn đâu có tới. Cụ dừng lại một lát rồi hể hả nói tiếp: - Người nấu bếp của cách mạng mà còn giỏi như thế thì gì mà các anh không thắng.

        Lát sau thấy Chính đi tắm về, cụ thân mật vẫy tay gọi anh lại, cười hỏi:

        - Anh năm nay bao nhiêu tuổi?

        - Dạ, 21.

        - Anh học hồi nào mà giỏi vậy?

        - Quân giải phóng dạy con học đó.

        - Đi đánh giặc mà còn học chữ được?

        - Dạ, trong đơn vị đều có các lớp học văn hóa. Lúc nào chúng con không đi đánh Mỹ, lại bảo nhau học. Đánh thắng Mỹ rói các con còn phải xây dựng đất nước giàu mạnh.

        Cụ già thân mật nói:

        - Nay mai miền Nam được giải phóng, mời "cậu tú giải phóng” đến Huế dạy học. Răng cũng mời "cậu" về ở cùng với gia đình tôi. Quý hóa lắm - Cụ già vừa nói vừa nắm chặt tay Chính lắc lắc.

        Cụ vừa phục vừa mến Chính vì thấy anh không những đánh giặc giỏi mà còn có trình độ văn hóa cao. Cụ thân mật gọi Chính là "cậu tú giải phóng" vì một hôm cậu con trai thứ hai của cụ đã tốt nghiệp tú tài phần thứ nhất mà loay hoay mãi không giải được một bài toán đại số, Chính thấy thế liền giải giùm. Chi mười phút sau cá bài toán khó đã được Chính trình bầy rất gọn. Từ đó cụ già dành cho Chinh một cảm tình đặc biệt Cụ nói với bà con láng giềng:

        - Quản giải phóng đánh giặc dũng cảm, tài giỏi, hết lòng quý mến nhân dân, lại có trình độ hiểu biết cao vẻ mọi mặt, thì gì mà chẳng thắng bọn giặc Mỹ - ngụy!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #247 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2017, 09:00:58 pm »

       
*

*        *


        Tiểu đoàn địch bị thiệt hại nặng sáng hôm ấy, không dám tổ chức phản kích lần thứ hai. Tiểu đội Chính đang uống trà, ăn bánh ngọt của đồng bào gửi tặng, chợt nghe tiếng loa ở phía sân bay Tây Tộc chĩa đến. Giọng một đứa con gái chẽo chẹt: "Hời anh em binh lính Việt cộng, các anh đang ở trong vòng vây trùng diệp (!) của binh sĩ Việt Nam cộng hòa và Hoa Kỳ".

        Chính quay sang phia Nam nói:

        - Đề nghị cho tổ tôi lên phá tan ngay chiếc loa đó.

        Nam suy nghĩ một lát rồi căn dặn thêm:

        - Đánh giữa ban ngày phải quan sát thiệt kỹ đã. Chiếc loa đó được lắp trên một chiếc xe ô-tô con lưu động theo tiểu đoàn ngụy lúc nãy để giở trò "tâm lý chiến". Có cả xe tăng đi bảo vệ nó.

        Chính kiên quyết:

        - Tôi quen địa hình trong khu vực thành nội này rồi.

        Chinh cầm chén trà của Nam đưa uống một hơi cạn, chép chép miệng thưởng thức vị trà ngòn ngọt đọng lại ở cổ rồi lẹ làng vác khấu súng chống tăng và hai viên đạn lên vai cùng Thanh, Sáu xách hai khẩu tiểu liên nhảy lên khỏi công sự. Men theo những bờ rào, những bức tường đổ vì bom đạn Mỹ, nhằm hướng chiếc loa đang nói, Chính dẫn tổ chiến đấu lần đến. Xung quanh anh những ngôi nhà tầng, những căn nhà xinh xắn của đồng bào mà mấy hôm trước anh đến thăm còn nguyên vẹn thì hôm nay đã trở thành những đống gạch vụn. Những cây măng cụt rất quý quả vừa thơm vừa ngọt, những cây phật thủ, đào tiên bị bom phạt gẫy nằm ngổn ngang. Cảnh tàn phá của giặc Mỹ làm Chính thêm căm tức. Càng đến gần chiếc loa, máu trong người anh càng sôi lên. Nấp sau một góc tường đổ. Chính khoát tay ra hiệu cho Thanh, Sáu ngồi xuống.

        "Ông nội mày. Có chạy đàng trời", vừa trông thấy chiếc xe "tâm lý chiến" gắn hai chiếc loa đang đậu ở phía bên kia đường, suýt nữa Chinh kêu lên vì vui mừng. Cách chiếc xe loa khoáng 20 mét là một chiếc xe tăng. Bọn lính ngụy trên xe chưa nhìn thấy Chính. Anh lùi lại hai bước, lắp đạn rồi lại đứng vào góc tường. Một luồng lửa phụt về phía sau, tiếp theo là một tiếng nổ dữ dội. Chiếc xe loa bẹp xúm, bốc cháy xèo xèo: tiếng nói éo xéo cũng tắt ngấm.

        - Việt cộng, Việt cộng tấn công chúng mày ơi!

        Bọn lính trên xe tâng kêu thất thanh rồi nổ máy chạy thẳng về phía Chính. Vành xích nghiến rầm rầm trên mặt đường. Đất dưới chân Chính rung chuyển. Lúc chiếc xe tăng vượt qua chiếc xe loa, Chính đã nạp xong viên đạn thứ hai. Trong tất cả mọi trận đánh, bao giờ Chính cũng tin ở mình, tin vào tay bóp cò chưa một lần nào run, tin vào đôi mất tính khoáng cách chính xác và xác định rất nhanh lúc nào nên bóp cò.

        Chiếc xe tăng đã chồm chồm trước mặt. Nó chỉ còn cách Chính có 15 mét. Đúng lúc ấy, Chính nổ súng. Chiếc xe đứng sững lại. Nòng khẩu đại bác gập cong xuống. Hai tên lính ngụy nhảy vọt ra ngoài. Chân chúng vừa chạm đất thì hai loạt đạn ngắn của Thanh và Sáu nhanh chóng kết liễu đời chúng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #248 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2017, 09:46:31 pm »


        Dũng sĩ Nguyên Nam

        Phân đội trưởng Hoạt cùng đội trướng Nam đi thăm "trại" trẻ bị lạc bố mẹ vì bom đạn Mỹ. Thấy hai chú Quân giải phóng đến, lưng đeo súng ngắn, các cháu quây quần xung quanh. 25 cháu từ bốn đến bảy tuổi đều trông rất ngoan và thông minh.

        Nam hỏi một cháu gái sà vào lòng anh:

        - Cháu ăn có no không?

        - Dạ, bữa mô các chú giải phóng cũng cho cháu ăn thiệt no, thiệt ngon. Chú ơi, khi mô ba má cháu đến đón cháu về, chú có biết không? Cháu nhớ ba má và em cháu lắm.

        Nam dỗ:

        - Khi mô ba má cháu đến, các chú sẻ báo cháu sau. Chừ cứ việc chơi với mấy chú ở đây.

        - Dạ!

        Trông thấy các cháu sạch sẽ, vui chơi như ở gia đình mình, Nam bằng lòng với tinh thần trách nhiệm của các chiến sĩ trong đơn vị anh đã trông nom các cháu rất chu đáo. Tự nhiên, lòng Nam rộn lên niềm xúc động sâu sắc. Anh thấy mình phấn chấn hẳn lên khi nghĩ ràng chính từ những hành động nhỏ bé này đã làm bật lên phẩm chất cao quý của quân đội cách mạng, quân đội nhân dân, vì nhân dân mà hy sinh chiến đấu. Những cử chỉ hành động đó là sợi dây thiêng liêng thắt chặt mối quan hệ quân dân thắm thiết.

        Một bà mẹ khi thấy anh giải phóng trao cho mình đứa con trai sáu tuổi mà bà tưởng đã bị bom Mỹ vùi chết ba ngày trước, đã ôm chạt con vào lòng và sung sướng đến phát khóc. Bà nghẹn ngào nói:

        - Đời đời tôi nhớ ơn cách mạng đã cứu sống con tôi, cứu sống vợ chồng tôi. Chúng tôi hiếm hoi chỉ sinh được một cháu là trai. Thằng Mỹ nó định cướp không công của chúng tôi. Nhưng cách mạng đã chặn tay chúng lại, và giờ đây đem lại hạnh phúc cho vợ chồng tôi. Cám ơn, cảm ơn cách mạng, cảm ơn các anh bộ đội giải phóng

        Sau đó, hầu như ở tất cả mọi nơi trong thành phố, bà con đã truyền di câu chuyện về anh chiến sĩ giải phóng mà mọi người không biết tên. Trong khi bom dạn Mỹ đang nổ dữ đội anh đã xông thẳng và một ngôi nhà bốc cháy đùng đùng và lấy thân che đạn cho một em bé. Anh dã cứu thoát em, nuôi dưỡng em, và chính anh giải phóng quân anh hùng ấy lại tìm đến trao lại hòn ngọc quý cho bố mẹ em đang rầu rĩ ở một nơi sơ tán.

        Ảnh hưởng của cách mạng đọng lại mãi mãi trong lòng người dân Huế bằng những hành động bình thường, phố biến nhưng rất đẹp đẽ như vậy.

        Sau khi đi thăm trại trẻ về, Nam nhận nhiệm vụ dẫn một tổ đi trinh sát một vị tri cận sân bay Tây Lộc để đơn vị chuẩn bị tập kích địch. Đêm 16-2-1968, anh cùng ba chiến sĩ vuợt qua bốn tuyến phòng ngự của địch, len lỏi vào giữa lòng chúng, nắm được cách bố trí hỏa lực, chỗ ở của bọn chỉ huy. Nhưng lúc anh theo đường cũ trở ra thì con đường vào bí mật lúc nãy đã hoàn toàn thay đổi. Địch sợ Quản giải phóng tập kích bất ngờ nên đêm đến chúng đã thay đổi vị trí đóng quân. Sương mù đột ngột phủ dày đặc làm trời tối như bưng. Đi đến đâu cũng gặp giặc, cuối cùng Nam quyết định bám lấy ngồi nhà hai tầng để làm bàn đạp cho tổ khi cần đánh địch phản kích. Những ngày đánh vào thành phố vừa qua đã giúp Nam thấy rõ rằng; một tổ chiến đấu khi đã chiếm được một điểm cao trong đường phố thì có thể khống chế được hàng tiểu đoàn địch, và có thể trụ được lâu dài ở đó. Nam nhanh chóng cho chiến sĩ nghỉ lấy sức chuẩn bị đánh địch. Quá nhiên khi sương mù tan, đứng trên tầng gác, Nam phát hiện thấy xung quanh anh là một tiểu đoàn ngụy. Nam không hiểu tại sao hồi tối bọn chúng lại không lên chiếm ngôi nhà này. Tại trời tối chăng? Không phải. Tại chúng sợ ngôi nhà cao là mục tiêu dễ bị Quản giải phóng tập kích chăng? Có thể như thế lắm. Nam tự nhủ mình, rồi bình tĩnh động viên các chiến sĩ chuẩn bị chiến đấu.

        - Chiếm được điểm cao này rất có lợi cho chúng ta. Nhưng phải hết sức tiết kiệm đạn, phải chuẩn bị tư tưởng dành đạn để đánh một ngày, thậm chí hai, ba ngày nữa. Thật ăn chắc mới được bắn. - Nam ngừng lại quay mặt hướng về lá cờ đang hùng vĩ phấp phới bay trên bầu trời trong xanh rồi nói tiếp: - Chúng ta là những người chiến thắng, đang từ trong lòng địch đánh ra. Đơn vị sẽ từ ngoài đánh vào. Chúng ta hãy chiến đấu sao cho xứng đáng với danh hiệu dũng sĩ vinh quang của thành Huế mà cả nước đang theo dõi, mà quân thù đang khiếp sợ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #249 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2017, 04:10:47 am »


        Các chiến sĩ của Nam trước giờ chiến đấu chưa lần nào thấy dội trưởng của mình nói xúc động như thế. Họ hiểu tình hình rất khẩn trương, nhưng rất tin vào đồng chí chỉ huy của mình.

        Sáng sớm ngày 17-2, cuộc chiến đấu quyết liệt bắt đầu. Một bên là một tiểu đoàn ngụy 400 tên có cả xe tăng, đại bác yểm hộ, còn một bên là bốn chiến sĩ Quân giái phóng với một số lựu đạn và mỗi người một nửa cơ số đạn tiểu liên. Địch càng hò hét, lồng lộn, bắn không tiếc đạn bao nhiêu, thì Nam và ba chiến sĩ của anh càng bình tĩnh, ung dung và chắt chiu từng viên đạn bấy nhiêu. Nam thay đối chỗ bắn, thay đổi cách bắn rất mưu trí, khi thì bắn một loạt như có hàng trung đội đang chiếm nhà gác, khi thì bắn từng phát một. Mái ngói, tường nhà, cửa số, hành lang đổ sụp, quần áo, mặt mũi đồng chí nào cũng đen nhèm vì thuốc đạn, nhưng suốt ngày, không một tên dịch nào lọt được vào căn nhà. Tối đến, xác địch xông lên mùi hôi hám, lợm giọng.

        9 giờ đêm thì lựu đạn đã hết, mỗi chiến sĩ chỉ còn năm viên đạn, riêng Nam còn tám viên. Cổ khát, bụng đói ghê gớm. Bọn địch mất tinh thần, lại thấy bóng đêm, nên hơi dãn ra. Tức khắc, Nam quyết định cử Huy luồn ra ngoài bắt liên lạc với đơn vị, và cử một chiến sĩ khác bò ra chỗ đống xác giặc để lấy súng dạn, nước uống, chuẩn bị cho ngày hôm sau sẽ đánh ác liệt hơn. Lợi dụng lúc trời còn chạng vạng và vãn tiếng súng, Nam di vào các buồng của tòa nhà để tìm nước uống cho anh em, chợt trông thấy một cuộn dây thừng vừa dài vừa chắc, cầu thang đã sập đổ, cuộn dây này sẽ giúp các chiến sĩ lên xuống được dễ dàng. Nam đưa cho Huy một mảnh giấy nhỏ xé ở quyển lịch bỏ túi trong đó anh viết vắn tắt mấy dòng báo cáo về sở chỉ huy phân đội. Nam dặn những điều cần thiết rồi dòng dây cho Huy xuống đường. Một giờ sáng ngày 18-2, nhận được điện thoại báo đã bắt được liên lạc với Nam, đội trường Hoạt bật dậy như chiếc lò xo. Anh ôm chặt lấy Huy rồi để tờ giấy sát ngọn nến chăm chú đọc:

        "Hiện nay, chúng tôi đang đánh nhau với địch ở khu vực X. Chúng tôi đã chiến đấu suốt cả ngày. Bọn ngụy chết rất nhiều. Chúng tôi chỉ một đồng chí bị thương nhẹ, vẫn tiếp tục chiến đấu dược. Chúng tôi đang củng cố để giữ vững khu vực đã chiếm và chuẩn bị sẵn sàng chờ mệnh lệnh của đồng chí. Đề nghị bên ngoài cùng đánh phối hợp với chúng tôi".

18 giờ, ngày 17-2-1968       
Ký tên: NGUYỄN NAM         

        Một cán bộ kiên cường, mưu tri - Hoạt vừa nói vừa đưa tờ giấy cho đồng chí chính trị viên phân đội. Báo cáo của Nam gợi cho đồng chí chính trị viên những cảm nghĩ dồn dập. Nam là một trong những cán bộ biểu hiện tinh thần triệt để chấp hành mệnh lệnh, tiến công như vũ bão, biểu hiện tinh thần kiên quyết làm chủ thành phố Huế. Mới đánh thành phố, nhưng Nam đã áp đảo quân thù như anh đã từng áp đảo chúng trên chiến trường đồng bằng Trị Thiên. Đồng chí chính trị viên vừa suy nghĩ vừa trân trọng đặt mảnh giấy xuống bàn. Sau khi hỏi thêm Huy, đồng chí quyết định triệu tập ngay cuộc họp. Hội nghị nhanh chóng nhất trí "Tổ chức một lực lượng kết hợp với tổ đồng chí Nam để tiêu diệt địch và giữ vững những bàn đạp đã chiếm được...".

        Chấp hành nghị quyết của hội nghị, phân đội trưởng Hoạt viết thư trả lời Nam "Ban chi huy nhiệt liệt biểu dương tinh thần chiến đấu anh dũng của các đồng chí. Vị trí mà các đồng chí đang chiếm giữ rất lợi hại. Quyết tâm của ban chỉ huy là: Khi nghe tiếng súng bên ngoài đánh vào, các đồng chí từ trong đánh ra. Chúc các đồng chí hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang". Hoạt dưa tờ giấy cho Huy và ôm hôn người chiến sĩ trẻ gan góc.

        Tang tảng sáng ngày 18-2, từng loạt, từng loạt đạn súng cối tới tấp giội xuống tiểu đoàn ngụy. Bị tập kích bất ngờ, bọn chúng hoảng hốt vón lại từng cụm dông đặc. Hai khẩu đại liên của chúng bắt đầu vãi đạn. Chi một phút sau, cả hai khẩu đại liên địch bị hai phát đạn súng chống tăng tiêu diệt ngay tại chỗ. Tiếng hô xung phong vang dội. Nam dẫn các chiến sĩ trong tổ từ trong lòng địch xông ra. Sau 15 phút chiến đấu, tiểu đoàn bộ và đại đội trợ chiến của tiểu đoàn địch bị tiêu diệt gọn. Bộ đội thu được một súng cối, một đại liên và hai khẩu ĐKZ. Số địch chạy thoát ngoan cố chống lại. Một khẩu đại liên đặt trên bức tuờng bắn xuống chặn mũi tiến quân của Hoạt.

        -  Đồng chí nào lên tiêu diệt khẩu đại liên đó? - Hoạt vừa hỏi xong thì sau lưng anh có tiếng đáp rắn rỏi:

        - Tôi xung phong - Hoạt quay lại thì gặp đôi mắt cương nghị của Nam,

        - Được, tôi sẽ yểm hộ cho đồng chí vòng sang bên trái tiêu diệt hỏa điểm đó - Hoạt nói với Nam rồi dùng tiểu liên kéo hòa lực về phía mình Lợi dụng bức tường. Nam tiến dần, tiến dần, rồi nhanh như chớp vung tay ném quả lựu dạn. Khẩu đại liên địch rớt xuống chân tường. Các chiến sĩ ào ào xông lên truy kích giặc.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM