Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:40:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mậu Thân 1968 - Cuộc đối chiến lịch sử  (Đọc 109630 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #230 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2017, 02:03:16 am »

        
SÀI GÒN DƯỚI NHỮNG TÂNG KHÓI

Ghi nhanh          
NGUYỄN SÁNG        

        Tiếng súng của những trận đánh lớn lại nổ trên các đường phố Sài Gòn. Bảy giờ, nếu đứng trên đài quan sát của chỉ huy sở ở một vùng ngoại thành nhìn vào Sài Gòn, ta không còn nhìn thấy những dãy phố dọc ngang của những ngôi nhà nhiều tầng với đủ màu sắc rực rỡ nữa, ta cũng không còn nhìn thấy những "cao ốc" vượt lên những chòm cây, mà trước mắt ta là những cột khói, những đám khói và những đám cháy. Khói cuồn cuộn và bốc lên nhiều tầng. Khói trên tầng cao khói màu xanh lam như bốc hơi từ tầng khói đặc trắng, nhưng cuộn khói đen như thổi lên từ dưới lòng đất, là đà dưới mặt đường là nhưng đám khói nhiều màu: khói vàng, khói nâu, khói xám, khói xanh... Khói của nhưng ngôi nhà của những khu phố bị máy bay Mỹ ném bom dầu đốt cháy, khói của nhưng đồn bót giặc bị quân ta hủy diệt, khói của những đoàn xe cơ giới địch bị quân ta bắn cháy, khói của những bãi cháy trên các sân bay, khói của nhưng quả khói mù. khói màu từ trên máy bay ném xuống, khói pháo, khói súng và khói của các loại bom cay. Đường phố, nhà cửa, cây cối, những "cao ốc" của bọn Mỹ và mọi hang ổ của bọn giặc như bốc thành khói. Khói như bao phủ cả vòm trời Sài Gòn. Từng đàn trực thăng của giặc bay luồn trong nhưng đám khói mù đặc ấy bắn dài dọc theo các đường phố, bắn xuống từng khu phố, bắn xuống từng ngôi hầm... và trên các ngã ba đường, những mũi của quân ta đang nương theo khói mũi dùi sâu và thọc mạnh vào các hang ổ của quân giặc...

        Trước ngày nổi dậy và xuống đường của người Sài Gòn, trước khi nhưng cánh quân của ta đặt chân vào những vị trí đã định, quân địch đã thu quân từ các nơi về mở hai cuộc càn quét lớn trên nhưng làng mạc bao quanh lấy Sài Gòn. Chúng gọi đó là cuộc hành quân "Quyết thắng" và "Toàn thắng". Từng đàn xe cơ giới bừa qua các cánh đồng, nghiền nốt vườn tược cây cối và nhưng vuông tre làng. Hầu như không có lúc nào im tiếng bom, tiếng pháo: bom dây, bom trộm, pháo bầy, pháo lẻ, đứng ở chỗ nào cũng nhìn thấy những đám cháy, lúc nào cũng nghe tiếng súng, tiếng pháo, tiếng bom lúc gần lúc xa, nhìn về hướng nào cũng thấy nhưng đám khói của những trận oanh tạc: khói đen của bom dầu, khói trắng của bom bi, khói phủ mờ cả làng, phủ mờ cả một vườn cây, phủ mờ cả rặng lá. Và trên bầu trời, không lúc nào ngớt tiếng máy bay. Đường bay của các loại, các kiểu máy bay như rạch nát cả bầu trời. Trực thăng chiến đấu với hình dáng giống như cá lẹp, cá nhái, cá rô từng bầy, từng bầy ba chiếc, sáu chiếc, chín chiếc, hàng chục chiếc bay dọc, bay ngang, bay đầy trời, bốc quân từ chỗ này đổ xuống cánh đồng ở một làng, rồi lại bốc lên đố xuống một cánh đổng xa hơn nó thay nhau vần vũ. Không khí của bầu trời như sôi lên. Đang bay, nó dừng lại nghiêng cánh quạt trên các chòm cây, chòm tre tìm kiếm hầm hố. Những thằng Mỹ đứng bên cửa, cầm dại liên bắn xuống từng các hầm hố của dân. Đêm đêm, máy bay thay nhau thá xuống từng chùm pháo sáng - dù pháo sáng rơi trắng cả cánh đồng, trực thăng mở đèn soi dọc theo con rạch con sông, soi dọc theo các đường mòn. Thực chất của hai cuộc hành quân ấy là nhưng cuộc hành quân gây tội ác. Trên những làng bao quanh lấy Sài Còn không còn có một chỗ nào yên. Cùng trong lúc ấy, quân địch mở thêm một vòng rào phòng ngự bằng hai sư đoàn 1 và 25 của quân Mỹ. Tất cả đón bót đào đắp thêm công sự, bọc thêm nhiều lớp rào gai, chia quân đi chiếm sẵn những điểm cao trong các khu phố. Trong nội thành, chúng mở nhiều cuộc hành quân cảnh sát, lục soát từng khu phố, lục soát từng hẻm hóc, lục soát từng ngôi nhà. Bọn lính kín mang kiến đen đi rảo khắp các ngả đường và bến xe.

        Trong chiến tranh, những phút im lặng giữa những trận đánh quả là những giờ phút nặng nề và đáng sợ. Đối phương không thể nghe thấy nổi những gì đang chuyển động trong sự lặng lẽ âm thầm ấy. Chúng luôn luôn nhìn vào sự im lặng, lúc nào cũng nơm nớp, lúc nào cùng đề phòng, nhưng không đoán nổi những gì sẽ bùng ra từ các vực thẳm của im lặng, không thể đoán trước tai họa sẽ giáng xuống đầu mình vào lúc nào. Quân địch trong Sài Gòn luôn luôn được lệnh báo động, từ cấp tướng trở xuống không được nghỉ phép, quân lính súng phải cầm tay, tất cả các họng súng luôn luôn hướng vào các mục tiêu đã định, lúc nào cũng xôn xao, lúc nào cùng nhốn nháo vì tin đồn. Qua hai cuộc càn quét đầy tội ác, qua những lớp rào của các loại binh chúng, qua các phòng tuyến bao bọc lấy Sài Gòn, tướng chừng như một con kiến cũng không thế nào lọt được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #231 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2017, 04:21:18 am »

       
        Thế rồi vào giờ X của ngày X, sau những ngày gọi là im lặng, từ những vùng, những làng mà quân địch đang càn quét, đang bắn phá, tất cả cánh quân của ta đã bất thần đứng dậy, quân ta với trang phục cùng màu với vỏ cây của đất nước, thắt lưng đầy đạn, ba-lô trên vai cũng đầy đạn, súng đeo vai quân ta vượt qua các cánh đồng, quân ta đi dưới những chùm pháo sáng, đi dưới ngọn đèn soi của trực thăng, quân ta đi trong tầm pháo của đồn bốt giặc, quân ta hành quân trên những chiếc xuồng bơi xuồng chèo, quân ta hành quân bằng những xuồng gắn máy đuôi tôm, trên bờ trên các con sông, trên các cánh đồng, tất cả mũi quân của ta từ khắp nơi đều đâm thắng vào vùng trời Sài Gòn. Và, quân ta như dứng dậv từ dutti nhừng hổ hom, qudn ta như đứng dậy từ những vùng cây cỏ bị đốt cháy. Những chiếc xe bò tải đạn của người cha tóc bạc phơ, những chiếc xe bò của bà mẹ vừa nhai trầu vừa cầm cương, những chiếc xe bò của các em gái nhỏ tóc mới quá vai. những con bò khỏe mạnh buông vó rầm rộ nối theo nhau, bốc bụi mờ mịt trên các ngả đường dẫn vào Sài Gòn - một cuộc tiến quân ồ ạt nhưng lặng lẽ như di dưới lòng đất. Và, giữa Sài Gòn, những người mà hôm qua hãy còn cỡi xe trên đường phố, những người hôm qua hãy còn đến các xưởng máy, các nhà trường, liền xếp lại thành đội ngũ chiến đấu.

        Có những khu phố khi quân ta vừa đến, thì tất cả các ngọn đèn chớp lớn như giật mình rồi tắt ngấm, chẳng khác gì những cặp mát cú vọ của kẻ thù bị chọc thủng.

        Đêm 4 rạng ngàv 5 tháng 5, trong lúc tất cả các ngọn đèn của Sài Gòn vẫn cháy sáng, đèn của các đài ra-da vẫn đỏ rực như một hòn lửa, những ngọn dèn quanh đài ra-đa vẫn sáng xanh, những đoàn xe của bọn cảnh sát vẫn còn chạy trên các ngã đường, những chùm pháo sáng trên vùng trời Sài Gòn vẫn còn treo lơ lừng, Sài Gòn vốn là một thành phố thức khuya dậy sớm, một thành phố như lúc nào cũng mở mắt trông chờ, giữa lúc đó, vào 4 giờ 10, thì bất thần tất cả các loại pháo và cối của ta nã vào các hang ổ cùa quân địch. Đạn pháo của ta xuất phát từ xa bay vòng trên vòm trời Sài Gòn, đường pháo ta bay kéo theo đường lửa dài, đạn pháo và cối của ta xuất phát từ trên các ngả đường trong các khu phố giữa nội thành, đạn cối ta xuất phát từ trên những chiếc xe chạy rong trên đường phố. Pháo ta gầm rung các cửa kính, gầm rung cả đường phố, pháo ta như đánh thức đối với những ai cần đánh thức. Những dàn pháo gây tội ác của các đồn bốt mà chúng gọi là những dàn nhạc Tân Tây Lan bị pháo ta dập tắt. Nhịp nhảng với tiếng pháo, các cánh quân của ta đã chiếm lấy tất cả các vị trí đã định, và mở trận tấn công.

        Qua những đêm sau, trên bầu trời Sài Gòn, lúc nào cùng rầm rộ những đàn trực thăng bay. Không phải là những bầy trực thăng đi chiến đấu. Đó là những bầy trực thăng sợ pháo của ta cứ phải quạt cánh quần đảo suốt đêm. Người Sài Gòn gọi đó là những bầy trực thăng di tản cư. Trước đây, khi ta tiến vào Sài Gòn thì trời càng sáng, bây giờ càng gần Sài Gòn, càng tiến sâu vào Sài Gòn thì trời càng mờ, mác dù đèn vẫn cháy, máy bay vẫn buông xuống từng chùm pháo sáng, pháo sáng từ các đồn bốt vẫn nối theo vọt lên. tất cả các ngọn đèn ấy bị mờ đi vì những tầng khói. Những ngọn cờ nền xanh đỏ vào sáng vàng của ta trên các điểm cao của những đám khói mù.  Nhưng đó là hình ảnh để lại trong tâm hồn người Sài Gòn sâu đậm nhất và đó là hình ảnh hiện lên rực rỡ nhất giữa lúc gay go và đen tối của mọi người. Và cũng chính trong những đám khói mù và cay nồng ấy, ta thấy rõ hơn và hiểu người Sài Gòn sâu sắc hơn. Trước đây, nếu ta gặp một cô gái mặc quần ống hẹp cỡi xe gắn máy chạy trên đường phố, ta đâu có thể nào hiểu được cô gái ây là ai. Bây giờ, cô gái ấy, mặt nám khỏi, vai vác súng, đang dẫn đường cho một cánh quân của ta. Lại có một đơn vị chiến đấu khá đặc biệt. Trước giờ nổ súng, những người con trai ấy tự xưng mình là những người bị ruồng rãy và bất trị, sống ngang tàng, chẳng sợ ai, người cầm đầu là một anh chàng người gày nhỏ gân guốc và đen đúa, người gầy nhỏ, nhưng lại mang biệt hiệu là Ba Lớn. Nhóm người ấy, khi cỡi mô-tô chạy qua bất cứ con đường nào, và bất cứ lúc nào cũng chạy trên 60 cây số giờ. Muốn dừng lại, xe cứ chạy theo cái đà như tên bay, rồi bất thần, họ hãm lại, xe dựng lên như con ngựa bị giặt ngược phải cất vó ngửa mặt lên trời. Họ lấy đó làm thú vui. Với cách sống ngang tàng ấy, người sợ họ nhất là cảnh sát. Nếu họ đang tụ tập trên một tầng cao, cảnh sát bao vây họ, thì người của Ba Lớn thò đầu qua cửa số, nói vọng xuống:

        - Bọn tôi nói cho biết trước, người nào lên thì chết chịu. Biết điều thi về đi...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #232 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2017, 03:03:43 am »

        Bọn cảnh sát báo cho nhau biết đó là nhóm Ba Lớn, thế là chúng lặng lẽ rút về. Ba Lớn vốn là đứa nhỏ mồ côi ở Tháp Mười. Anh theo ghe cá trôi dạt lên đất Sài Gòn. Anh sống bằng dù mọi nghề khổ nhọc, nhưng vẫn vất vưởng, bị hà hiếp, bị ruồng rẫy. Như anh nói "dã đến lúc không nhịn được nữa, anh đánh nhau với bất cứ người nào muốn ngồi trên đẩu trên cổ anh". Dần dần, anh thu tóm và đứng đầu một nhóm bất binh. Nhóm của anh gây ra không biết bao nhiêu trận đánh nhau giữa đường phố, anh chỉ huy cá một nhóm cảnh sát. Một hôm, sau khi đánh nhau với một thằng sĩ quan Mỹ, anh bị đi tù. Vì đánh Mỹ, anh bị liệt vào "tội chánh trị"! Trong khám Chi Hòa anh gặp lại một nguời chị cùng làng có chồng đi tập kết. Nhờ chị mà anh lần ra được đầu mối của cuộc sống. Ra tù, anh trở thành một người khác. Bây giờ, anh là tiểu đội trưởng của tiểu đội chiến đấu đường phố. Đánh với máy bay trực thăng, anh không núp trong các công sự dưới đường phố bắn lên. Bọn trực thăng của Mỹ thường hay bay luồn theo khối giữa khoảng không của hai dãy phố và rà sát. Lúc ấy, anh đã chiếm lấy tầng chót vót của "cao ốc", và súng của anh V từ trên cao bắn xuống. Đạn súng anh cắm thẳng vào lưng máy bay bắt nó chúi thẳng xuống mặt đuờng. Anh nói: "Đối với thằng Mỹ thì tôi, từ trên đầu cha nó tôi bắn vãi xuống". Cũng như bao nhiêu nguời Sài Gòn, mỗi người có mỗi cách giết giặc, anh đánh giặc theo cái phong cách độc đáo của anh. Sau khi đánh tan một đợt phản kích trên đường phố, anh lận sũng ngắn, cỡi xe "Hon đa" bav qua các ngà đường, đậu lại truớc một quán nước. Cũng mang kiến đen như bao nhiêu thằng lính kín khác, anh bước vào quán gọi một ly cà phê với cái giọng và cái điệu của người quen la cà ở quán nước: "Bi ngộ dách cô phé nại. xiu xiu thòn" (nghĩa là cho tôi một ly cà phê, in ít đường). Anh kéo ghế ngồi bén một cái bàn đối diện với một bọn lính kín. Bọn lính kín đang tán chuyện thì nghe có một tiếng nạt:

        - Nè. dừng có nói dóc. Đốt nhà dân là thằng Mỹ, thằng Thiệu, thằng Kỳ. Giải phóng nào đốt nhà hà? - Bọn lính kinh ngạc nhiên dồn mắt nhìn con người gày nhỏ mang kiến đen phía bên kia bàn, nó chưa hết ngạc nhiên, chưa kịp nhận ra anh là ai thì anh đứng dậy:

        - Giải phóng quân là tao đây! - Trước mắt bọn lính kín là họng súng ngắn trên tay anh. Liền sau dó như anh nói, anh "láy” liền ba phát. Trừng phạt xong bọn ác ôn, giữa cảnh nhốn nháo của quán nước, của đường phố, anh lên xe chạy trở về khu phố giải phóng.

        Trong một khu phố đang bị máy bay Mỹ ném bom dầu đốt cháy, có một thanh niên lao vào lửa chữa cháy và kéo lấy đồ đạc. Anh chỉ kịp lấy chiếc va-li đựng quần áo. Giở chiếc va-li ra, quần áo anh vàng cháy và dòn như bánh tráng nướng. Chiếc áo sơ-mi trắng xếp giữa va-li đã vàng cháy. Anh mặc chiếc áo vàng cháy ấy, luồn theo khói, tìm quân Giải phóng xin tòng quản. Cũng như bao nhiêu thanh niên khác trong cuộc chiến đấu gay gắt này, anh sẵn sàng nhận lấy phần hy sinh cao nhất với niềm tự hào của người Sài Gòn. Anh qua một khu phố. Khu phố đang yên tĩnh thì máy bay Mỹ rà xuống ném bom. Người trong khu phố chạy túa ra. Trong cảnh hỗn độn ấy, có một người con trai đã đứng giữa đường phố, đưa nám tay hét to:

        - Anh em ơi! Nếu có phải hy sinh thi hãy hy sinh trên đường phố. Rồi ngay trong khu phố đang bốc cháy, đứng giữa những đám khói mù mịt và cay nồng ấy, trai gái trên đường phố lần lượt xếp thành một đội ngũ chiến dấu. Và họ đã dẫn nhau đi về phía tiếng súng đang nổ.

        Trong chiến tranh, người chỉ huy dù có tài năng xuất chúng cũng không thế nào lường trước được mọi tình huống, thuận lợi cũng như khó khăn. Cò những thuận lợi đến với anh mà anh không đoán trước, anh rất dễ bối rối. Có một cánh quân đang cần phải được bổ sung, thì gặp một đoàn thanh niên xin tòng quản. Nhưng đoàn thanh niên ấy lại quá nhiều so với yêu cầu của anh. Những khó khăn mới lại nảy ra, vấn đề hậu cần không kịp thời đáp ứng cho đơn vị. Số thanh niên ấy nhà cửa đã bị máy bay Mỹ đốt cháy, quần áo không còn, có anh quần đang mặc là chiếc quần bị cháy nham nhờ, áo chỉ còn có vạt trước, mùng võng không có, lương khô, cơm gạo cũng không. Nhưng đó là những khó khăn đang nảy ra trong chiến thắng. Thanh niên Sài Gòn và chiến sĩ quân Giải phóng cùng nằm một chiếc võng, cùng nằm một tấm "tăng" một gói cơm khô của một người chia ra làm ba làm bảy. Người Sài Gòn dã cùng ăn một nắm gạo rang với quân Giải phóng, uống cà phê đánh Mỹ! Và người Sài Gòn lại xuống đường "xuống đường".
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Chín, 2017, 08:12:27 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #233 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2017, 08:13:57 pm »


        Hai tiếng "xuống đường" thường gợi cho ta những hình ảnh của những đoàn người với dao mác gậy gộc rậm rập đi trên đường, vừa diễu trên đường vừa vung tay hô khẩu hiệu, hoặc vừa di vừa cất tiếng hát. Nếu ta chỉ hiểu cái nghĩa "xuống đường" với hình ảnh như vậy thì ta không thể nào thấy hết được những cảnh xuống đường của người Sài Gòn. Trong lịch sử đấu tranh, hình thức đấu tranh không thể lập đi lập lại một cách máy móc. Trong cuộc chiến tranh gay gắt này, người Sài Gòn không chỉ "xuống đường" với từng đoàn người sôi nổi ào ạt như ta thường nghĩ, người Sài Gòn xuống đường với cái nghĩa sâu sắc hơn. Có những đường phố không còn một chiếc xe, không còn một bóng người, ta không tìm thấy một ai, nhưng khu phố hoang vắng, nhưng chính cái khu phố hoang vắng ấy là khu phố đang xuống đường. Những người già, những trẻ em đã được sơ tán, theo sự hướng dẫn của quân giải phóng, những người con trai đã mang súng sát cánh cùng bộ đội, những cô gái đang vác đạn, đang tải thương ở những nơi đang có tiếng súng. Có khi người Sài Gòn xuống đường bằng một cử chi rất nhỏ. Một đêm, khi quân ta chiếm lấy một khu phố, chiến si ta đến gõ cửa, nhưng cửa không mờ. Chiến sĩ ta lại gõ cửa mạnh hơn. Trong nhà có tiếng guốc lẹp kẹp. Cửa từ từ mở. Một bà mẹ đứng áng giữa cửa, hỏi với giọng gay gắt và run sợ:

        - Mấy ông hỏi ai?

        - Trong nhà có ai không má!

        Bà mẹ lắc đầu, cất cao giọng và nói lớn, hình như bà muốn nói cho ngôi nhà cạnh bên và những ai đâu dó đều nghe:

        - Nhà tôi có ai đâu! - Bà nói với giọng gay gắt và dứt khoát như vậy. Nhưng bà vừa nói, vừa đưa ngón tay cái trỏ vào nhà. Bằng một cử chỉ nhỏ ấy, bà dã giúp quân Giải phóng bắt năm tén ác ôn đang chui rúc trong gầm giường. Cũng vào một đêm, một cánh quân của ta tiến vào một khu phố ngõ ngách chằng chịt quanh co. Bỗng có một người đàn bà kêu lên như báo động:

        - Việt cộng tới, bà con ơi!

Giọng cùa một nguời đàn bà khắc kêu đáp lại:

        - Bả con ơi, đừng sợ. Bộ đội Cộng hòa phục kích ở đằng này đông lắm.

        Nguời trong khu phố như sợ hãi chạy ùa ra dường. Trong cái lúc có vẻ như hỗn độn ấy, những bà mẹ, những người chị và các em đã chia nhau đưa đường cho quân Giải phóng khóa chạt vòng vây, diệt địch. Trên các đường phố. các cánh quàn của ta thường hay gập những cảnh tiếp xúc của người Sài Gòn với cử chỉ nhỏ như vậy. Có người khi gặp quân Giải phóng đến, họ không dang tay đón, cùng không mừng rỡ. cùng không chào hói, mà ngồi lặng đi với vẻ nghiêm khác lạnh lùng, nhìn quân Giải phóng như nhìn người xa lạ. Thình thoảng lại nheo một bên mắt, nếu quân Giải phóng chưa kịp nhận ra thi người ấy cứ ngồi yên như một tượng đá và lại nheo mắt cho đến khi nào quân Giải phóng biết sau nhà có một nhóm giặc đang lẩn trốn, người ấy mới đứng dậy. bước ra đường rồi chẳng biết đi dâu. Cũng có người thà chết vẫn ở trong tầm súng của giặc để đợi quân Giải phóng. Trong một đêm. các ngọn đèn vẫn cháy, trên bầu trời Sài Gòn vẫn lơ lửng những chùm pháo sáng, một cánh quân của ta tiến chiếm một khu phố mờ mịt dưới những tầng khói. Biết trước trận đánh sẽ xảy ra, đội tự vệ đường phố đã đưa những người già, trẻ em ra khỏi tầm đạn và người trong khu phố đều đi vắng. Tưởng rằng trong khu phố chẳng còn ai. Không ngờ trong khu phố hãy còn một bà mẹ. Bà mẹ đứng trước cửa nhà, với chiếc áo dài đen, bà mẹ như hiện lên trong một đám khói mờ của một cáu chuyện thần thoại.

        - Má, sao má còn ở đây? - Một chiến sĩ ngạc nhiên và hỏi với giọng xúc động. Bà mẹ nhìn anh chiến sĩ qua làn khói, nói với giọng nghẹn ngào trong nước mắt.

        - Má không muốn đi. - Giọng của mẹ chợt trôi xa - Hai mươi năm rồi, má đợi mấy con!

        Đã hơn hai mươi năm, mẹ lắng nghe tiếng súng và chờ đợi, bây giờ mới gặp lại các con, tướng rằng mẹ sẽ khóc nức nở, rồi sau những phút xúc động đầu tiên, mẹ sẽ gọi các con vào nhà, sẽ đưa bánh trái cho các con, sẽ ngồi nhìn các con ăn, sẽ đưa tay vuốt ve từng đứa: nhưng không, mẹ đã ém tiếng khóc, mẹ nhìn anh Giải phóng quân qua làn khói trong giây phút rối tìm hỏi người chỉ huy. Mẹ nắm tay đứa con chỉ huy dẫn đến từng hầm hố, dẫn đến từng góc phố, bờ tường có thể đạt súng bắn vào quân địch. Mẹ như là người chỉ dẫn huy bày binh bố trận. Anh em chiến sĩ gọi mẹ là chỉ huy bày binh bố trận. Anh em chiến sĩ gọi mẹ là bà mẹ chính ủy. Mẹ là người trong chính quyền cách mạng của khu phố.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #234 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2017, 10:02:42 pm »

     
        Người Sài Gòn không chỉ dũng cảm, sôi nổi ồ ạt vì cái tuổi trẻ của thành phố, mà trong cuộc đấu tranh gay gắt này người dân một thành phố không lúc nào ngưng chiến đấu. Người Sài Gòn vững lòng và tự hào được cùng sát cánh chiến đấu với những người con ưu tú nhất của mình, chiến sĩ Giải phóng quân. Trong trận tiến công đầu mùa xuân, có một trung đội cảm tử đã chọc thủng phòng tuyến dầy 30 cây số của quân dịch. Mũi quân ấy từ phương Bắc chọc thẳng về phương Nam của Sài Gòn, đánh ruồng qua các phòng tuyến của nội thành Sài Gòn, đêm vừa đánh vừa đi, ngày ém quán trong các khu phố, và khi mũi quân cảm từ nối được liên lạc với cánh quân phương Nam thì cũng vừa được lệnh quay lại, tiến đánh vào Sài Gòn. Những chiến sĩ cảm tử chiến đấu không hề mệt mỏi và không hề lùi bước: như trên mặt trận cầu chữ Y, có một chiến sĩ đã ba lần bị thương được các cô gái Sài Gòn đưa ra hậu tuyến, ba lần anh đều vùng ra khỏi võng, cuối cùng anh chộp lấy bình-toong nước của cô tải thương, rồi giữ chặt. Bỗng anh lắc đầu:

        - Tôi còn phải chiến đấu - Anh trả lại bình-toong nước, thè lưỡi liếm đôi môi khô nứt, đưa tay sờ quanh mình, phều phào hỏi:

        - Cái ra-đi-ô của tôi đâu?

        Cô giao liên đưa chiếc ra-đi-ô ba băng lại cho anh, anh quàng qua vai rồi cầm súng luồn trong khói, trở lại vị trí chiến đấu. Công sự anh nằm sát đầu cầu. Anh vừa chiến đấu vừa mở đài nghe tiếng nói của Tố quốc. Cùng với đồng đội, anh đã đẩy lùi ba đợt phản kích của quân Mỹ. Và anh hy sinh ngay trong ổ chiến đấu của mình. Chiếc ra-đi-ô bẽn mình anh vẫn còn vang tiếng hát. Anh vốn là người thanh niên nghèo ở bến Chương Dương. Từ đầu cầu chữ Y anh có thể nhìn tháy khu phố nhỏ của mình. Trong khu phố ấy, anh còn một bà mẹ, một người vợ và hai đưa con. Và chiếc ra-đi-ô nhỏ bên mình anh là quà tặng của vợ anh lúc anh ra đi...

        Trên mật trận vùng chợ Thiếc, một chiến sĩ đánh trả lại các đợt phản kích của xe tăng. Chiếc xe đầu bị anh bắn cháy. Những chiếc xe khác liền quay ngược lại. Anh không chờ nó phản kích, anh đã ôm súng, mang đạn bên mình, xông lèn trong tầm đạn của máy bay trực thăng, đuổi theo bầy xe tăng. Cái đám xe tăng ấy gầm rú lổm ngòm như một bầy trâu. Một chiếc lại bốc cháy. Cái thằng Mỹ ngồi trong xe tăng vẫn còn nguyên hình nhưng nếu có một cơn gió thổi, nó sẻ bốc thành tro. Anh diệt luôn các ổ chiến đấu của quân giặc cản bước tiến của anh. Anh bắn đến phát thứ sáu. Với cách sứ dụng súng bắn tăng, và với sức khóe bình thường của mỗi người, anh chỉ có thể và chỉ được quyền bắn đến sáu phát. Nhưng anh đã bắn đến phát thứ bảy. Và khi anh bắn đến phát thứ tám thì anh ngất di Khi anh tỉnh dậy, thật lạ lùng, mọi tiếng động xung quanh anh đểu tất lặng. Anh thấy máy bay trực thăng và trên khu phố, nhưng anh không nghe tiếng cánh quạt của nó. Anh thấy nó nghiêng cánh, thấy những ngôi nhà đang sụp đổ nhưng anh không nghe tiếng súng. Anh thấy những tên giặc vừa chồm lên rồi ngã xuống, nhưng anh không nghe được tiếng súng nổ từ đâu. Anh thấy một chiếc xe tăng đang lù lù bò tới, nhưng anh không nghe tiếng gầm rít của nó. Trận đánh và mọi vật đang chuyển động trong câm lạng. Anh biết mình đã điếc rồi. Anh không còn nghe tiếng động bên ngoài nữa. nhưng anh lại nghe tiếng khóc của người mẹ đang nức nở trong lổng ngực anh. Đêm tiến về Sài Gòn, qua một khu phố cháy, nhìn thấy bóng người đứng bên ngôi nhà đổ nát nhìn ra, anh chợt nhận ra dó là ngôi nhà và người mẹ đã nuôi anh trong trận tiến công đầu mùa xuân. Lần ây, anh bị thương chân và lạc đơn vị. Trên đường tiến quân, anh cứ mơ thấy cánh gặp gỡ vui mừng rối rít giữa anh và gia đình của mẹ. Bây giờ thấy mẹ đứng bên đống gạch nát, anh bỗng thấy xót xa. Khi anh vừa bước ra hàng quân thì mẹ cũng vừa nhận ra anh:

        - Bảy hả con! - Mẹ bước đến anh, và mẹ gục đầu lên vai anh.

        - Mấy đứa em của con bị nó giết hết rồi.

        - Mẹ ơi, đừng khóc. Con sẽ trả thù! - Anh thầm nói trong im lặng.

        Chiếc xe tăng câm lặng đang lù lù tiến tới. Anh xốc dậy, súng để lên vai. Anh không nghe tiếng nổ, chỉ thấy một bựng khói rồi mọi vật: đàn máy bay, những ngôi nhà, tường đổ bỗng quay cuồng thành bóng tối. Anh lảo đảo ..

        Hai cô gái Sài Gòn xốc tay anh dậy. Bụi vôi rơi trắng cà mái tóc anh, tóc anh như bạc đi sau trận chiến đấu. Hai cô đưa anh về hậu cứ, vượt qua cánh đồng trống trong một đêm mưa tầm tã. Hai cô đế anh nằm trên gò cao, hai cô cầm bốn góc tấm ni-lông đứng che mưa cho anh. Cùng với người Sài Gòn đang tải đạn, tải thương, đang cầm súng trong công sự, trong chiến hào, đang canh giữ, đang đánh chiếm từng góc phố, cũng như cả nước dang hướng về Sài Gòn, hai cô thức trắng đêm. Và như Sài Gòn ơi, đã bao nhiêu năm rồi không ngủ? Bão lửa đã nổi lên rồi...

19-5-1968        
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2017, 10:10:38 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #235 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2017, 11:42:48 am »

       
TIẾNG SÉT MỞ ĐẦU

Ghi nhanh         
GIANG NAM        

        Dưới ánh đèn nê-ông sáng rực, qua cửa sổ phủ rèm xanh có thể nhìn thây một trong những đường phố đông đảo nhất của Sài Gòn chúng tôi vừa tập họp đông đủ. Chúng tôi đến đây từ nhiều ngả, bằng nhiều cách khác nhau trước những cặp mắt cú vọ của bọn công an, cảnh sát bù nhìn, và đang nóng ruột chờ anh Bảy. Không ai thiết xem mấy tờ báo Tết lòe loẹt vứt bừa bãi trên bàn, hoặc vặn máy thu thanh nghe cải lương như mọi ngày mặc dù đó là những việc nên làm trong lúc này để che mắt địch. Bàn tay hoa ni-lông xanh, đỏ cắm trong một chiếc binh rộng miệng kiểu Nhật bằng pha lê trong suốt.

        Hầu như tất cả mọi người đều đứng dậy khi anh Bảy đến. Có lẽ suốt đời không bao giờ quên giây phút ấy. Anh Bảy cười, hiền hậu, và không đợi chị Sáu bưng nước đến, anh bắt đầu nói. Tôi không rõ anh em mình, đồng bào mình ở các nơi có người nào khác vì vui mừng, xúc động như tôi đêm ấy không? Giọng anh Bảy nhỏ nhẹ, ấm áp nhưng vẫn có cái gì trịnh trọng, sôi nổi khác thường:

        - Các đồng chí, giặc Mỹ và bọn chó săn của chúng đã hoàn toàn xóa bỏ lệnh ngừng bắn, phản bội nhục nhã những điều chúng cam kẽt. Ủy ban trung ương Mặt trận đã hạ lệnh tổng tiến công. Vì Tổ quốc, vì nhân dân, hãy tỏ ra xứng đáng là những chiến si của thành phố mang tên Bác.

        Anh Bảy nói rất ít, không phải vì mới đi một chặng đường dài, cũng không phải vì lo mấy tên chó săn lảng vảng trước nhà chú ý.

        Mệnh lệnh lịch sử, mệnh lệnh bao ngày thiết tha mong đợi đây ư? Không thể nào tin được sự kiện to lớn như thế lại có thể đến với chúng tôi một cách hết sức giản dị, trong căn phòng ấm áp này.

        Tôi nhìn đồng hổ: mười giờ. Thế là chúng tôi chỉ còn hơn bốn giờ nữa trước mắt. Mặc dù chúng tôi đã chuẩn bị kỹ, thời gian trên quả là rất ngắn để thực hiện kế hoạch. Đơn vị chúng tôi lại phải đánh chiếm một trong những mục tiêu đầu não của kẻ thù, hang ổ của tên cáo già Bân-cơ, một sào huyệt được kiến trúc đặc biệt và phòng thủ đặc biệt. Nhưng rõ ràng qua những cặp mắt sáng ngời của anh chị em, tôi hiểu: dù trên chỉ giao cho chúng tôi ba giờ, hai giờ, thậm chí 30 phút, chúng tôi cùng quyết đánh và quyết thắng.

        Anh Bảy nói:

        - Các đổng chí còn những khó khăn gì nữa không?

        Tôi trả lời thay đơn vị:

        - Nhờ anh báo cáo lên Bộ chi huy: Chúng tôi hứa sẽ hoàn thành nhiệm vụ dù phải chiến đấu đến người cuối cùng.

        Hai cháu nhỏ con chị chủ nhà bưng lên cho chúng tôi mỗi người một ly cà phê thật đậm. Hai vợ chồng chị rất bận rộn đưa đón và sắp xếp chỗ ăn ở cho chúng tôi. Cô gái lớn được giao nhiệm vụ canh gác, báo tin. Anh chị chủ nhà đêm nay đều rất vui. Anh thân mật dặn dò: "Các chú đánh làm sao coi được thì đánh. Sài Gòn mình đã sẵn sàng cả rồi, dù có tan nhà nát cửa để được độc lập. tự do, anh chị cùng vui". Chị thì nói: "Mấy em uổng đậm để khói buồn ngủ. Mai về đây ăn cơm".

        Tôi tự nhủ minh: "Phải chiến thắng. Phải xứng đáng với sự thương yêu. đùm bọc như trời biển của nhân dân".

        Chúng tôi bước ra đường. Đêm nay là đêm mồng một Tết, theo lịch miền Nam. Sài Gòn tắm mình trong ánh điện lóa mắt, láp lánh ngàn vạn ngọn đèn xanh, đỏ, Sài Gòn rộn rịp xe cộ trên những con đường Trần Hưng Đạo, Phan Thanh Giàn. Sài Gòn lúc nào cũng như lúc nào ổ ạt, náo nức... Mùa xuân đã về trên thành phố thân yêu của chúng ta với những màu sắc và âm thanh quen thuộc. Tuy nhiên, đằng sau tất cả những cái đó, đằng sau mỗi cánh cửa, mỗi gốc cây, mỗi cột đèn, tôi biết Sài Gòn vẫn thức, vẫn quắc mắt nhìn những chiếc xe Mỹ chạy ầm ầm trên đường phố, và vẫn hồi hộp chờ đợi... Thằng giặc, dù có đánh hơi được, cũng đã muộn rồi. Giờ này, trên những đám ruộng đã gặt còn lởm chởm gốc rạ, xuyên qua những bưng rạch lầy lội và những dòng sông quanh co, các cánh quân của ta đang im lặng và náo nức tiến về phía vầng ánh sáng đục trước mắt, về phía Sài Gòn, tiếp sức với chúng tôi. Cả miền Nam giờ này cùng đang ra trận. Tôi cho kiểm tra lần cuối cùng vũ khí, trang bị. Chúng tôi gắn lên cánh tay nhau chiếc băng đỏ vô cùng thân thiết của đội quân cách mạng Sài Gòn. Các chị buộc lại mái tóc, siết chặt thêm dây nịt mang đạn quanh mình. Một đồng chí nào đó nói: "Uống nước thêm đi các cậu, uống luôn cho ngày mai nữa đấy!". Có tiếng cười khúc khích chung quanh tôi.

        Trước giờ nổ súng, Sài Gòn vẫn im ắng lạ thường. Nhất định chúng tôi sẽ thắng. Tôi ra lệnh xuất phát.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #236 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2017, 04:37:20 am »

 
        Cuộc tổng tiến công của quân và dân Sài Gòn bắt đầu như thế đấy. Đúng hơn. một bộ phận của cuộc tổng tiến công bắt đầu như thế đấy. Người cán bộ chỉ huy đội Quân cách mạng đánh chiếm đại sứ quán Mỹ hôm nay kế chuyện cho tôi nghe là một chiến sĩ cũ của Sài Gòn. Tên tuổi anh gắn liền với những chiến công vang dội làm khiếp đảm kẻ thù: Kinh- đô, Mô-tơ-rô-pôn, Mỹ-cảnh, Vích-to-ri-a, đại sứ quán Mỹ. Tân Sơn Nhứt. Trong đơn vị của anh. nhiều đồng chí dù có năm, bảy tuổi quân nhưng cùng có những người mới đánh trận đầu trong đời minh. Đó là những cán bộ kỹ thuật, những đồng chí giao liên, những chiến sĩ văn phòng Trong giờ phút trọng đại của Tổ quốc, cách mạng đã trao súng cho họ và họ đã nhận nhiệm vụ vô cùng khó khăn này không một chút do dự. Khẩu hiệu của họ là: Cứ đấu lưng lại với nhau mà chiến đấu, nghe theo tiếng súng của bạn mà hợp đồng.

        Đại sứ quán Mỹ là một tòa nhà đồ sộ bảy tầng, một pháo đài bằng bê- tông, cốt sắt sừng sững tại góc hai đại lộ Thống Nhất và Mạc Đĩnh Chi. Từ hàng rào phòng thủ bên ngoài làm bằng ống xi-mang, bao cát và rào kèm gai chằng chịt đến mái hiên lợp kính màu rực rõ, bên trong là một khoảng sân rộng hơn tám chục thước phơi minh dưới hỏa lực dịch. Thang máy được thiết bị đặc biệt, có thể giặt chết ngay bất cứ người nào sử dụng nó không rành.

        Lệnh xuất kích vừa ban ra, toàn đơn vị đã lao lên tiếp cận mục tiêu. Một cuộc xuât kích thần tốc, mãnh liệt và hoàn toàn bất ngờ đối với địch, chọc thủng lưới phòng thủ từ xa của chúng, tránh tất cả những cuộc chạm trán có thể xảy ra dọc dường. Có thể là một số tên cảnh sát và lính tuần tra đã thấy họ và đã khiếp đảm bỏ chạy.

        Mấy phút sau, hầu như cùng một lúc với dinh Độc Lập bên cạnh họ, cùng một lúc với đài phát thanh Sài Gòn, sấm sét căm thù đã dồn dặp giáng xuống đại sứ quán Mỹ, làm tung lên trời những rào gai, những mảnh cửa sắt cùng với xác bọn lính gác Mỹ. Trong vòng không đầy một phút, họ đã mở xong cửa và ồ ạt tràn vào. Lúc ấy là 2 giờ 30 phút sáng mồng hai Tết 31-1-1968.

        Cả Sài Gòn bốc lửa. cả Sài Gòn gầm lên giận dữ. Pháo của Quân cách mạng nổ rung cửa kính thành phô. Đồng chí Ba, đồng chí Út dẫn mỗi người một mũi nhọn xông lên, đánh chiếm các tầng lầu. Bọn cướp nước vẫn chưa tỉnh ngủ. Có tên vừa ngơ ngác mở cửa nhìn liền bị bắn gục. Có những tên la hét man rợ, chạy từ góc phòng này sang góc phòng khác như những thằng diên. Muộn mất rồi. Tiểu liên AK nổ giòn giã. Từng căn phòng chớp lửa, rùng mình. Địch hoàn toàn bị khống chế. chỉ biêt trơ mình chịu đấm.

        Anh Ba chợt hét to:

        - Đức, tiết kiệm đạn. Xài lớn quá vậy cậu. Để dành ngày mai, ngày mốt nữa chứ.

        Một giọng trẻ măng đáp lại trong tiếng rền của thủ pháo:

        - Báo cáo anh, tại mấy thằng này ngoan cố?

        Quả thật, càng lên cao, cuộc chiến đấu càng diễn ra gay go, ác liệt. Địch nấp trong các căn phòng cố chống cự một cách tuyệt vọng. Máy bay lên thẳng rà sát nóc lầu, đèn dưới bụng chúng đỏ bầm, nháp nháy. Hình như duới đường, xe thiết giáp của chung cũng kéo đến.

        Khi bọ đánh chiếm đến tầng lầu thứ năm thì trời đã sáng rõ. Sài Gòn dưới kia. Sài Gòn chung quanh họ chi chít những cửa sổ và những mái ngói, lờ mờ hiện ra trong màn sương trắng đục. Bên phía dinh Độc Lập, súng vẫn nổ. Xa hơn, vọng lại tiếng ì ầm của không biết cơ man nào là đạn pháo. Sài Gòn đang chiến đấu đẹp và hùng tráng lạ lùng.

        Cuộc chiến đấu bây giờ đang chuyến qua một trạng thái mới: vừa tiến công vừa trụ lại chống địch phản kích từ cả hai phía. Đến bây giờ hầu như họ chưa bị thiệt hại nào đáng kể. Một số đồng chí bị thương đã tự băng bó và tiếp tục chiến đấu. Không gì vui bằng giữa ban ngày, nhìn được nét mặt tuơi roi rói của nhau. Không một ai cảm thấy đói và mệt sau mấy giờ quần nhau với địch.

        Anh Út bỗng hỏi vọng xuống:

        - Dương, chị Sáu đâu rồi?

        - Chị ấy cùng chiến đấu với anh Thành. Có lẽ đang giữ tầng dưới.

        Anh Ba ra lệnh đánh chiếm hai tầng lầu cuối cùng. Khắp nguời anh sạm đen thuốc đạn, mắt anh đã trũng sâu càng trũng sâu thêm. Nhưng anh rất vui.

        - Cả miền Nam, cả nước giờ này chắc đã nghe tin thắng lợi của chúng mình, chắc đang nhìn về tòa nhà chúng mình đang chiếm đây. Sướng lắm. Nhất định không để cho thằng cáo già Bân Cơ kịp thở.

        Hai giờ sau, anh được tin Đức hy sinh. Anh nghiến răng, ném quả thủ pháo thứ năm của minh vào bọn giặc đang cụm lại.

        Họ chiến đấu như vậy đấy. Sau khi diệt đầu sỏ trong bộ máy cai trị của Mỹ ở Sài Gòn, họ đã chiếm hang ổ của tên toàn quyền Bân Cơ và dùng nó bao bọc mình quật lại những đòn phản kích của kẻ thù. Họ đang đứng ở vị trí cao nhất giữa Sài Gòn, băng đỏ ngang tay, nòng tiểu liên nóng bỏng sẵn sàng nhả đạn để bảo vệ cách mạng, bảo vệ cuộc sống những người mà họ yêu mến và sẵn sàng hy sinh.

         Cho đến chiều hôm sau, mồng 3 tết, 1-2-1968, tiếng súng bên trong đại sứ quán Mỹ mới chấm dứt. Họ đã rút đi, cài đơn vị dũng cảm tuyệt vời ấy của Sài Gòn, sau hai ngày làm mưa gió, sấm sét trên đầu kẻ thù. Tiếng súng chiến thằng của họ vọng mãi khắp Sài Gòn, tên tuổi anh hùng của họ vang lên như một điệp khúc hùng tráng  mở đầu những ngày lịch sử của Sài Gòn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #237 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2017, 03:27:54 am »


CHUYỆN CHIẾN ĐẤU Ở THÀNH PHỐ HUẾ

PHAN TRUNG       

        Tiến công thần tốc

        Cuộc tiến công của quân và dân Huế trong đêm 30 và suốt ngàv 31-1- 1968 là một cuộc tiến công thần tốc làm cho hơn hai vạn quân Mỹ, ngụy đóng trong nội, ngoại thành không kịp trở tay. Trong đêm và ngày lịch sử đó, quân và dân Huế đã chiếm được những vị trí then chốt trong thành phố, tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang cách mạng liên tục diệt địch và nhân dân rầm rộ vùng lên giành quyền làm chủ. Chiếm giữ thành phố suốt 25 ngày, quân và dân Huê đã giành những thắng lợi rực rõ về mọi mặt, góp phần vẻ vang vào thắng lợi vĩ đại của cuộc tổng tiến công và nổi dậy đầu xuân trên tiền tuyến lớn anh hùng.

        Phần đội đánh vào vị trí Tam Thai đã chiếm lĩnh trận địa xong trước giờ nổ súng. Ban đêm. qua ánh diện sáng trưng, trông Tam Thai như một thị trấn. Đèn điện tử trên ba cao điểm địch soi rõ những lô-cốt, những đường hào. Tam Thai có hàng chục hàng rào bao quanh, trong mỗi hàng rào cứ cách năm mét địch lại thắp một ngọn đèn điện. Sau những lớp hàng rào dày dặc lại đến bãi mìn dài hàng trăm thước. Cả một trung đoàn thiết giáp ngụy, lực lượng cơ động lợi hại nhất của địch, đóng giữ cửa ngõ chốt phía nam thành Huế này.

        2 giờ 40 phút sáng ngày 31-1, đội trưởng Thông cùng các chiến sĩ của anh đã vượt qua 10 dãy hàng rào và bãi mìn, khéo léo, bí mật đến nỗi bọn địch gác trên ba cao điểm hoàn toàn không biết. 2 giờ 45 phút, sau khi trông thấy những phát tín hiệu báo lệnh tổng tiến công bắt đầu. Khi nghe những loạt đạn pháo của các đơn vị bạn xé không khí giội xuống đầu bọn Mỹ ở căn cứ Phú Bài và một số vị trí trong thành nội, đội trưởng Thông chia đơn vị ra làm ba mũi lao vút lên ba điểm cao của dịch. Nhanh như chớp, các chiến sĩ giải phóng dùng tiếu liên, thủ pháo, chỉ trong mấy phút đã diệt gọn lực lượng địch chiếm giữ ba mỏm núi. Bám chắc lấy ba điểm cao lợi hại ấy. Thông chi huy toàn đội xung phong đánh xuống hai khu doanh trại và bãi để xe tăng của địch ở sườn đồi. Một trận mưa đạn chống tăng và thủ pháo dồn dập quét vào dãy xe tăng 36 chiếc đậu san sát hình thành một hệ thống lo cốt bằng thép. Chỉ trong mấy phút 36 xe địch bị phá hủy, hai khu doanh trại bốc cháy dữ dội. 300 tên ngụy gồm ban chi huy trung đoàn 7 và 2 ban chỉ huy của chi đoàn xe bọc thép đều bị diệt. Thế là chưa đầy nửa giờ chiến đấu, đơn vị Thông đã hoàn toàn làm chủ vị trí Tam Thai, sẵn sàng đánh địch nếu chúng dám liều lĩnh từ Phú Bài mò ra Huế.

        2 giờ 45, cùng lúc với mũi đánh vào Tam Thai, pháo đạn của Quân giải phóng ầm ầm trút xuống khách sạn Thuận Hóa, hang ổ của 200 tên sĩ quan Mỹ. Tuy mang tên khách sạn. nhưng thực tế đó là một vị trí lớn, bao gồm khu nhà bốn tầng, xung quanh bao bọc bài những lô-cốt và rào thép gai đủ kiểu. Đêm đến, ngoài lực lượng quân cảnh Mỹ canh gác, bảo vệ xung quanh, địch thường xuyên cho xe tăng đi tuần trong khu khách sạn và đặt hai chiếc túc trực như hai lô-cốt ở trước cổng chính. Mấy loạt pháo lớn làm sụp đổ nhiều tầng gác, đè chết nhiều tên Mỹ đang ngủ. Vừa ngớt tiếng pháo, đội trưởng Minh và đội trưởng Long dẫn đồng đội xông thẳng vào khách sạn. Những tên sĩ quan Mỹ còn sống sót sau cơn bão lửa, ngoan cố chống lại. Các chiến sỉ thoắt ẩn hiện. dùng tiểu liền, lựu dạn, thủ pháo đánh chiếm từ căn buồng này sang căn buồng khác. Đội trường Long vừa bám được căn buồng đầu thuộc tầng hai của ngôi nhà thứ nhất thì bị một viên đạn bắn vào tay trái. Cùng lúc ấy Long đã trông thấy bóng tên sĩ quan Mỹ cao lớn mặc quần áo ngủ màu xanh nhạt vừa bắn anh, nó quay đầu chạy vào căn buồng đối diện. Long nghiến răng bóp cò. Tên sĩ quan Mỹ đổ rạp xuống, khẩu súng lục văng bên cạnh. Nhưng trong căn buồng vẫn có tiếng súng bắn ra. Thân đi sau tung vào một quả thủ pháo. Tiếng súng câm bặt. Thân mở cửa ghé vào nhìn thấy đầu và chân những tên sĩ quan Mỹ chết thò ra khỏi gậm giường. Sau hai giờ tung hoành giữa khu khách sạn Thuận Hóa rộng lớn, phân đội của Long và Minh đã diệt gần 200 tên sĩ quan Mỹ, lực lượng cốt cán trong bộ máy chi huy quân sự địch ở Huế.

        Tổ của Phẩm bị lạc vào sân bay Tây Lộc. Một đại đội ngụy bảo vệ sân bay, nghe tiếng súng đã chồm dậy đối phó. Đêm tối như bưng lấy mắt. Phẩm nhằm thẳng nơi có tiếng súng nổ dẫn tổ lao đến. Hàng rào dây thép gai xé rách quần áo, tước da thịt. Mặc, Phẩm vẫn băng qua. Vượt qua một khu nhà dân, vượt qua mấy dãy hàng rào bùng nhùng, Phẩm đã cùng tổ bám được đường băng rộng, đêm tối vẫn dễ nhận thấy. Những chiếc máy bay trực thăng như những con chuồn chuồn sắt đang đậu trên sân, những chiếc L19 và vận tài cồng kềnh nằm trắng bụng. Đạn từ mấy lô-cốt xây thấp ở bên kia đường băng bán chéo cánh sẻ về phía Phẩm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #238 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2017, 08:35:27 pm »

     
        - Các đổng chí, thời cơ lập công đã đến. Phải phá hủy thật nhiều máy bay - Phẩm động viên tổ rồi lao vút vào giữa những chiếc máy bay địch.

        Phấm ném thủ pháo vào đầu mấy chiếc trực thăng. Thủ pháo nổ, máy móc của chúng bị phá nát.

        - Cho mi về âm phù mà bay hè! - Vừa nói, Phẩm vừa ném một quả khác sang chiếc L19, đậu bên phải, loại máy bay hàng ngày đã chỉ điểm bắn phá nhà của Phẩm, của dồng bào. Cùng lúc ấy Hạnh, Si trong tổ cũng đang dùng lựu đạn phá máy bay. Tiếng nổ dữ dội trên sân băng.

        Ở phía bắc sân bay, tổ của Tuấn và Tiến đã vượt qua mấy bãi dây thép gai, đang đánh thốc vào khu nhân viên kỹ thuật. Trông thấy mười tên giặc lái đang vội vã chạy trốn, Tuân ném liền hai quả lựu đạn. Cả mười đứa chết gục.

        Ở phía đông, tổ Bảy và Được, sau khi đánh bật một trung đội ngụy bảo vệ bãi để xe cơ giới, liền xông vào đốt xe làm lửa cháy rực sân bay. Ngay sau đó, trông thấy đường băng qua ánh lửa. Được và Bảy lao đến hiệp lực cùng các tổ bạn phá máy bay. Máy bay bữa trước địch mới đưa về thêm để đề phòng Quân giải phóng đánh đường 9, đậu san sát. Khói lửa rực trời, bóng các chiến sĩ giải phóng tả xung hữu đột bên cạnh những chiếc máy bay bị phá hủy, trông oai hùng như các Thạch Sanh tung hoành chém mãng xà trong chuyện cổ tích.

        4 giờ sáng ngày 31-1, sau khi đã hoàn toàn tiêu diệt bốt cảnh sát chiếm giữ cầu An Cựu, giết 27 tên tại chỗ, đội trưởng Phong để lại một tổ giữ bót rồi dẫn toàn dội của mình vào ẩn trong mấy kho gạo cạnh cầu. 5 giờ sáng, bốn tên cảnh sát ác ôn cưỡi hai chiếc mô-tô phóng như bay từ đường Bà Triệu xuống, hãm phanh đánh két ở đầu cầu An Cựu. Chúng nhảy xuống xe hất hàm hỏi hai tên cánh sát khác cũng vừa phóng xe từ đường Nguyễn Huệ đến:

        - Khi hôm Việt cộng đánh mô?

        - Đánh Nam Giao. Súng nổ dữ hè!

        - Ngó bộ chúng rút hết rồi.

        - Thì ở sao được mà chẳng rút!

        - Giơ tay lên! Chúng tao còn lâu mới rút! - Tổ Phong đã từ kho gạo nhanh như cắt chia làm hai mũi xông ra, gí súng vào lưng sáu tên cánh sát đang cụm lại.

        Trông thấy Quân giải phóng bát thẩn xuất hiện như từ trên trời xuống, chúng sợ xanh mắt, run rẩy giơ tay hàng. Chỉ một phút sau, sáu tên cảnh sát bị tước súng và bị trói chặt chưa hết bàng hoàng đã ngồi lọt vào giữa những bì gạo vây quanh. Các chiến sĩ Quân giái phóng nhanh nhẹn trở về giấu mình trong kho gạo theo dõi địch. Khoảng 15 phút sau, lại một tốp cảnh sát khác gổm bảy đứa dẫn xác đến. Chúng tụm lại quanh ba chiếc mô-tô nằm cạnh đầu cẩu, hỏi nhau về chuyện "Việt cộng" đánh đêm qua. Đứa bảo "Việt cộng" pháo kích vào Tam Thai, đứa báo đánh khách sạn Thuận Hóa. Cũng như sáu tên trước, bảy đứa này đều đoán "Việt cộng" đã rút từ 5 giờ sáng, thành phố chỉ còn lẻ tẻ tiếng súng của quân Mỹ - ngụy truy kích ở vùng ngoại ô.

        Bằng những dộng tác mãnh hổ vồ mồi lúc đầu, Phong lại dẫn tổ ập đến gí súng sau lưng và bắt sống cả bảy tên.

        Trong vòng 45 phút, lợi dụng kho gạo để ấn mình, nhân lúc địch chủ quan, đội biệt động của Phong đã bắt sống được 20 tẻn cảnh sát ngụy, tước 20 khẩu súng vừa tiếu liên vừa súng lục mà không tốn một viên đạn.

        7 giờ 30, một chiến sĩ cảnh giới báo cáo có một trung đội biệt chính 32 tên (bọn này vào loại khá gian ác) đang từ đường Quỳnh Lưu kéo xuống cầu An Cựu. Đội hình của chúng lộn xộn, súng khoác vai. Biết không thể bắt sống được cả trung đội này, đội trưởng Phong tổ chức phục kích. Chờ cho chúng lọt vào giữa đội hình, Phong ra lệnh nổ súng. Ngay loạt đạn đầu, 12 tên biệt chính ngã xuống, bọn còn lại vừa la "Việt cộng" vừa vọt sang cầu định chạy về phía Tam Thai. Phong cùng đồng đội truy kích, diệt thêm 11 tên nữa. Bọn cảnh sát đóng cách cầu 200 mét hoảng sợ cũng bỏ bốt chạy. Đội của Phong nhanh chóng chiếm lĩnh hai đầu cầu và từ đấy hoàn toàn làm chủ cầu An Cựu.

        6 giờ sáng 31-1, tiểu đội trường Minh đánh bật địch ra khỏi cầu Bến Ngự rồi nhanh chóng chiếm giữ hai lô cốt ở đầu cầu. 6 giờ 15, Minh chợt nghe thấy tiếng xe ô-tô. Minh khoát tay ra hiệu cho tiểu đội ẩn nấp. Hai chiếc xe ô tô chở đầy lính cảnh sát ngụy chạy thắng vào đầu cầu. Chờ cho chiếc xe đi đầu lọt vào giữa cầu, Minh siết cò. Cả hai chiếc xe đều đứng sửng lại. Minh vọt ra khỏi lô-cốt quát to:

        - Xe chạy đi đáu? Chỉ huy xuống xe ngay, còn tất cả ngồi im. Đứa nào động đậy sẽ bị diệt.

        Tên chỉ huy vội vã nhảy xuống, giơ tay xin hàng và rối rít nói:

        - Dạ xe chúng em đi kiểm soát nhà ga. Chúng em tưởng các ông đã rút rồi, không ngờ các ông ở lại. Xin cho chúng em nộp súng đạn và ô-tô.

        Cùng trong buổi sáng ngày 31-1, ở các cẩu Tràng Tiền, Bạch Hổ, Đông Ba và Gia Hội, gần một trăm tên cảnh sát ngụy và hàng chục chiếc xe nhà binh đều bị Quân giải phóng bắt sống như trong trường hợp ở cầu An Cựu và Bến Ngự. Thế là ngay từ sáng sớm 31-1, tất cả các cầu lớn đi vào thành nội và khu nam ngạn sông Hương đều lọt vào tay Quân giải phóng. Cửa ngõ ra vào nội, ngoại thành Huế đã bị quân cách mạng khóa chặt.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Chín, 2017, 08:27:14 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #239 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2017, 08:28:09 am »


        Đánh chiếm Cột cờ

        Đội trưởng Huân rất nóng ruột. Tiếng súng ở khu Tây Bác và phía đông Mang Cá đã nổ mà phân đội của Huân lại bị lạc mất người dẫn đường. Huân nhìn tên cánh sát ngụy vừa bị phân đội anh bắt trên đường tiến quân, rồi nói:

        - Này, anh muốn sống về với vợ con thì lần này dẫn cho đúng đường. Nếu còn lừa như lần trước nữa thì đừng hòng cách mạng khoan hồng. Nghe chưa?

        - Dạ, em không dám lừa các anh. Đêm tối nên em cũng bị lạc. Hơn nữa, em cũng không quen khu vực Đại nội này.

        Nghe giọng nói và trông cử chỉ của tên cánh sát bị bắt, Huân biêt rõ hắn ngoan cố, cố tình đánh lừa Huân. Hắn cho là cánh quân của Huân ít người, không đủ sức đánh được một đại đội thám báo gồm toàn những tên giỏi võ lại dựa vào thành quách, cung điện phức tạp, nên tên cảnh sát cử dẫn Huân đi quanh quấn mất nhiều thì giờ mà vẫn không đến được cổng thành Đại nội. Hắn định đánh lừa Huân để chờ trời sáng. Hắn đi trước dò dẫm từng bước, còn Huân thì lên đạn khẩu súng lục gí vào lưng hắn nói:

-           Bây giờ là 2 giờ 55 phút. Anh dẫn tôi lạc mất 22 phút rồi. Tôi cho anh nghĩ một phút. Nếu còn dẫn sai nữa thì đừng có trách.

-           Dạ! - Tên cảnh sát ngụy biết không dùng dằng được nữa, cun cút đi trước.

        Lần này, tên cánh sát dẫn phân đội của Huân đến đúng cửa thành Đại nội. Cửa thảnh đóng kín bằng những tấm sắt dày, không có khóa ngoài. Nổ bộc phá, cửa vẫn đóng trơ trơ. Ruột Huân nóng như lửa. Ngước mất nhìn lên cổng, chợt anh reo to: "Có cách nào rồi". Chiến ai vui mừng xúm lại chồng lên vai nhau thành bậc thang trèo qua cửa sắt. Hành quân lâu, nên bộ đội đã thấm mệt, người dứng dưới không vững, người trên ngã đè lên người dưới. Vất vả mãi, cuối cùng bốn chiến sĩ đã leo qua đuợc cổng thành phá khóa, mở tung ba cánh cửa sắt. Bộ đội ùa vào khu Đại nội như nước lũ. Khu Đại nội rất rộng. Cung điện, tòa ngang, dãy dọc vắng ngắt, không có bóng một tên địch. Biết chúng không ở dãy cung điện phía ngoài, Huân dẫn phân đội lao thắng vào khu nhà chỉ huy của đại đội địch. Hai tên thám báo đang chạy ra lô-cốt. Đồng chí Rọ, đội phó, quét một băng tiếu liên. Hai tên ngụy chết tại chỗ. Rọ chiếm lô-cốt, cả phân đội chạy như bay vào nhà kho. Trong nhà kho, trời tối như bung. Rọ đứng nép vào bức tường cạnh cửa nhìn vào, chợt một tên giặc lao ra. Hai người vật nhau. Hắn dùng võ định bắt sống Rọ. "Đừng hòng, tao còn là bậc thầy dạy võ cho mày". Rọ vừa nhủ thầm vừa bất ngờ cúi xuống lấy tấn, tay phải chụp lấy cánh tay tên thám báo bẻ quặt lại, tay trái nhấc bổng người hấn lên rồi Rọ đứng thẳng dậy. Tên thám báo ự một tiếng, bị quật chết gí trên mặt đất.

        Nghe tiếng súng, tên chỉ huy đại đội thám báo từ trong hầm chạy ra sân. Thấy mũi tiến công của Huân ít nguời, hắn giơ tay trá hàng. Huân đã đề phòng. Nhưng lúc anh đến gần định trói thi bất thần hắn quay ngoặt lại lao vào cửa hầm ngay phía sau lưng, lấy tiểu liên bắn trả. Một loạt đạn tiểu liên lạnh toát bay sát đầu Huân. Ngay lức ấy, chiên sĩ Thám đi sau quét vào cửa hầm một loạt tiểu liên, tên chi huy đại đội thám báo chết ngay. Bọn lính thám báo rất ngoan cố, chống giữ quyết liệt. Huân và Rọ dẫn đầu đơn vị chia nhau đánh chiếm hết khu nhà này sang khu nhà khác, 5 giờ 30 thì đơn vị hoàn toàn làm chủ khu Đại nội. Huân cử một bộ phận phối hợp với phân đội bạn đánh chiếm Cột cờ.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM