Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 01:22:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mậu Thân 1968 - Cuộc đối chiến lịch sử  (Đọc 109858 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #220 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2017, 09:27:34 am »

   
        Nhớ chuyện ngày xưa ở Paris, Phăng-tin1 sau khi bán răng, bán tóc để nuôi con, đã chặc lưỡi "thói còn cái thân này dành bán nốt". Ngày ấy Paris chưa có kỹ nghệ buôn máu nên Phãng-tin chưa trải qua cực hình ấy. Bây giờ ở các đô thị miền Nam, ở Đà Nẵng này có nhiêu người bán máu rồi bán thân, có nhiều người vừa bán máu vừa bán thân và biết bao nhièu người đã làm cái việc ai cũng biết là tuyệt vọng: bán máu để nuôi thân.

        Cô nữ sinh nghèo thiếu tiền nộp học phí: bán máu. Chị công nhân không có tiền may quần áo Tết cho con: bán máu.

        Anh lính "cộng hòa" muốn được đi phép: bán máu. (Không phải anh bán để lấy tiền, tiền anh có thế có nhưng chỉ sau khi anh làm cái "nghĩa vụ" đó, ngoài một số tiến bồi dưỡng, anh mới nhận được cái mà anh không có cách nào kiếm ra: mấy ngày đi phép). Muốn vào làm sợ Mỹ phải đi khám máu, làm rồi vẫn phải đi khám, nữ công nhân sáu tháng một lần, nam công nhân ba tháng một lần. mỗi lần chỉ mất 50 phân khối máu. Ở chỗ khám máu, ở trung tâm tiếp huyết, nạn nhân đưa lọt cánh tay mình qua một lỗ nhỏ, bọn hút máu nấp kín sau một bức vách gồ và có trời mà biết nó hành nghề ra sao. Một nhản viên ở trung tâm tiếp huyết Sơn Trà cho biết: "Bọn Mỹ nói là chúng khám máu nhưng thực là chúng lấy máu, chúng nói lấy 50 phân khối nhưng thường là nhiều hơn. Chúng chẳng biết mặt người lấy máu nhưng chúng xem giấy tờ, nhìn cánh tay đoán sức khỏe mà lấy. Ai có máu trúng loại hiếm chúng đang cần chúng càng lấy nhiều". Nhiều người đã ngất xỉu ở ngay trung tâm tiếp huyết chẳng kịp uống một cốc sữa bò (loại đã quá hạn vì ế ẩm), quà của nước bạn Hoa Kỳ gửi từ Ca-li-phooc-ni-a tới tặng những người Việt Nam đã vui lòng hiến máu mình cho lực lượng quân sự của "thế giới tự do". Người ta thường nói chủ nghĩa đế quốc như một con bạch tuộc có hai vòi, một vòi hút máu dân thuộc địa, một vòi hút máu dân chính quốc. Hình tượng con bạch tuộc ấy người Đà Nẵng nhìn rõ mỗi lần bị cướp mất những dòng máu hổng tươi của mình, dù rằng những phương tiện khoa học hiện đại đã giúp lũ bạch tuộc bạch ốc này hút máu người một cách êm ái tinh vi.

        Phăng-tin, nhân vật trong tiểu thuyết "Những người khốn khổ của Huy gô.
Cái cách hút máu êm ái tinh vi làm người xanh mòn, ngất xỉu đi ấy chưa đáng hận bằng cái cảnh cuớp toàn bộ máu-xương-thịt con người đang được đẩy mạnh sau ngày có cái sắc luật đại họa 083/67 và đang làm cả thành phố như rung lên trong cơn sót cao độ.

        Bọn bắt lính có thể sục vào bất cứ nơi đâu, trong bất cứ lúc nào: sở Mỹ đang giờ làm việc, bên ngoài rạp xi-nê lúc tan buổi chiếu, phòng ngủ của những cặp vợ chồng mới cưới. Chúng chính là những tử thần không mang lưỡi hái đến gõ cửa mọi nhà. Đêm đêm Đà Nẵng vang lên tiếng thét của những bà mẹ mất con, những người vợ mất chồng.

        "Các ông làm chi lạ rứa. có bắt bớ xét hỏi chi cũng để ban ngày ban mặt, đêm tối các ông bắt con tôi đi đâu?".

        "Ông Thiệu, ông Kỳ ký lệnh thì mời mấy ông ra Trị Thiên, đi Hội An. Hiếu Nhơn. Nam Phước mà đánh Việt cộng. Thiếu tá như ông Hinh còn chẳng thoát nữa mấy anh lính quèn. Con tui không đi đâu cả!”...

        Mỗi một giờ phút trôi đi trái tim Đà Nẵng đều rung động bồn chồn. Một chiếc tàu cặp bên Tiên Sa: Đà Nẵng có thêm bao nhiêu tên giết người, bao nhiêu thứ giết người, bao nhiêu thứ nuôi lũ giết người. Một chiếc máy bay cất cánh rạch xé bầu trời: bom na-pan sẽ dội xuống đâu đây, thuốc độc sẻ rải xuống đâu đây?

        Đêm Đà Nẵng thao thức nghe - đón nghe - tiếng súng nhỏ trên vành đai diệt Mỹ ờ Hòa Vang và tiếng súng lớn thét gầm dội lửa. Ngày ngày ở bến xe, ở chợ, ở cảng, ở sân trường, ở cổng chùa những đôi mắt Đà Nẵng nhìn nhau: bữa nay có chuyện chi không? Có xuống đường không?

        Khó lòng nói cho hết những đau thương tủi nhục mà Đà Nẵng chịu đựng mười mấy năm qua. Nhưng vào những ngày cuối năm sôi động này những người Đà Năng mà tôi gặp dường như ai cũng ít muốn kể muốn nhắc tới những điều ấy. Bác công nhân khuân hàng trăm cân nói với tôi về chuyện tranh đấu đòi lương tháng thứ 13 và hỏi tôi về những công việc mà mùa xuân đến cách mạng sẽ giao phó cho đôi vai thép của bác. Chị thợ giặt, sau ngày mấy thằng Mỹ vừa cười hô hố vừa ném đứa con chị vào đống lửa trong một trận càn ở Hòa Vang quê chị, chị thất thểu đi vào thành phố như người lãng trí với đôi bầu vú sữa căng tức, giờ đây trước mắt tôi là một người phụ nữ thông minh quá cảm. Chị không chỉ lo Tết này về quê thắp mấy nén hương trên nấm mồ đứa con thân yêu, chị đang nuôi chí lớn, đang lo việc lớn. Anh cơ sở, người đã lăn lộn trong 76 ngày đấu tranh oanh liệt năm ngoái, mới thoát khỏi nhà tù Hội An mùa thu vừa rồi, khi đọc lời kêu gọi Đông Xuân quyết thắng của Mặt trận, đứng lên giọng run run: "Tôi quyết xông lên phía trước. Nếu hy sinh tôi thề sẻ hy sinh giữa lòng thành phố, có chết cũng quyết phất cao ngọn cờ cách mạng ở Đà Nẵng".

-------------------
       1. Phăng-tin, nhân vật trong tiểu thuyết "Những người khốn khổ của Huy gô.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #221 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2017, 06:02:07 am »

       
        Lòng người Đà Nẵng là như thế đó.

        Ôi! Nếu Đà Nẵng có nhửng cô gái bán "ba" õng ẹo trên đùi tụi Mỹ thì Đà Nẵng cũng có bao nhiêu trang liệt nữ kiên trinh nghĩa khí. Tôi quên sao được chị Hai người cán bộ có ánh mắt vừa dịu dàng vừa kiên quyết: Sau ngày hòa bình, cơ sở bị vỡ, liên lạc với cách mạng bị đứt, chị đã lặn lội xông pha từ thành phố ra những mảnh đất giải phóng lúc ấy còn rất nhỏ hẹp xa xôi, tìm cho được anh em đồng chí rồi trở về bền bỉ gây dựng phong trào. Chẳng may sa vào tay giặc, 18 ngày bị tra tấn tàn bạo chị không khai một lời. Giặc đâm nát cửa mình, xéo rối khoét vú, chị còn lấy máu viết lên tường dừng chữ "Bác Hồ muôn năm" trước lúc hy sinh. Tôi quên sao được chị A. người nữ du kích sắc sảo khôn ngoan của Đà Nẵng. Nhận nhiệm vụ diệt ác ôn, chị nghỉ một buổi chợ đi lãnh và học dùng vũ khí. Biết mình có thể hy sinh khi hành động, chị bí mật làm lễ tuyên thệ một mình. Lọt qua máy lớp rào gác chị đến sát cửa sổ nhà tên ác ôn, thả trái lựu đạn rớt trúng giường nó nằm rồi chạy vụt ra. Vừa chạy vừa đếm 1, 2, 3... đếm đến 10 không thấy nô, bực minh chị chửi thề một câu: "Tổ cha mấy đứa cho tao quá lựu đạn thối". Ngay khi ấy một tiếng nổ xé trời. Sớm hôm sau trên đường chợ, chị rẽ vào báo cáo công tác với anh tổ trưởng, xin lỗi về câu chửi thề đêm trước và đề nghị: "Cho tôi đánh nữa, lần này tôi xin sẽ bình tĩnh hơn, đếm thong thà, đếm đủ 8 chắc là nó nổ đấy".

        Ôi! Nếu Đà Năng có những thanh niên cao bồi, những thanh niên đi làm nhân viên CIA để được cấp một giấy chứng nhận đặc biệt không bọn bắt lính nào dám dụng tới, thì Đà Nẵng lại có biết bao thanh niên trung chính can trường. Ba năm trước, Ngô Tấn Tình đã cả gan đánh vỡ đầu thằng Tường ác ôn lúc y đến bắt anh đi lính rồi dõng dạc nói thẳng vào mặt bọn hội đồng: "Thà ở tù chứ nhất định không làm bia đỡ đạn cho Mỹ". Chúng nó giam anh ở đồn Mang Cá, anh đã vượt ngục về vùng giải phóng. Anh trở thành ngọn cờ đầu về diệt phương tiện chiến tranh địch toàn quân khu. Lúc nào anh cũng có trong túi áo tấm ảnh ngày cưới vợ chồng anh chụp ở Đà Nẵng, đẹp như anh anh Trỗi chị Quyên, nhưng khi vượt ngục về đi ngang qua nhà nhìn rõ bóng vợ đang chái tóc anh vẫn không ghé vào sợ lỡ có chuyện chi bị bắt nữa, biết lúc nào được vào quân giải phóng. Chuyện ấy người Đà Nẵng vẫn nhớ như nhớ những chiến công của anh ở Liên Chiểu, Nước Mặn, Thanh Vinh. Giờ đây có bao nhiêu bạn trẻ Đà Nẵng đã làm như anh. Đà Nẵng có anh Toàn bị chúng bắt đẩy xe, anh đã nhảy xuống sông, bơi từ sông ra biển, bơi từ cửa Hàn đến gần cửa Đại về quê anh. Lúc này anh đang là du kích ở một làng vùng cát. Đà Nẵng có những thanh niên như Hảo đi tìm vũ khí để tự trang bị cho mình, lúc về sẵn sàng trong tay một trái mìn nhỏ có kíp nố tức thì, tính chuyện hễ gặp mấy thằng cảnh sát lí lét, nếu chẳng may nó phát hiện được sẻ bấm một cái với ý nghĩ "mình có hy sinh cũng không chịu hòa vì đã giết được nó lại gây được tiếng nổ trong thành phố".

        Ôi, nếu Đà Nẵng có người vì một ly cà phê, một tà áo đẹp, một chiếc "Honda", một máy Ti-vi1 mà do dự ngập ngừng không dám hành động, không dám đứng lên, thì Đà Nẵng đang có vô vàn người đã sẵn sàng. Tôi đã gặp một bà mẹ từ Đà Nẵng ra vùng giải phóng tìm con để hỏi một điều "Chừng mô con?". Một anh tài xế kể cho tôi nghe một câu chuyện rất thú vị. Khi ra khỏi Thanh Quít, anh cho xe chạy chầm chậm rồi hỏi hành khách bằng một giọng tỉnh rụi: Đố bà con biết đoạn đường này ai làm chủ?". Hành khách ồn ào, người nói "quốc gia", người nói giải phóng. Anh cười xòa: "Chẳng có ai làm chủ, tôi làm chủ, tôi ra lệnh sao ai cùng làm vậy cả". Mọi người đang phân vân, anh nghiêm trang nói tiếp: "Sắp đến đoạn đường nguy hiểm ai có cái chi nhớp nhúa trên người thì dọn dẹp đi hi”. Đồng bào đang còn ngơ ngác nhưng mấy sĩ quan và binh lính ngụy đã chột dạ, đứa sờ lên vai, đứa sờ lên mũ. Anh lại tiếp: "Mấy cái tôi nói đó là mấy cái bỏng mai, mấy cái phù hiệu đó các ông nội ơi". Bọn chúng vội bứt tháo tất cả mấy cái của nợ ấy, có tên sợ quá ngồi lọt xuống sàn xe giữa đám đồ đạc, chân cẳng và giữa tiếng cười rúc rích của đồng bào. Anh vừa kết luận câu chuyện vui vừa hỏi tôi: "Mấy anh bảo ngụy quân ngụy quyền rệu rã mục nát, tôi thử chúng vậy ngó bộ đúng thiệt. Bây giờ tất cả bà con thành phố mình đứng dậy, việc gì không xong anh hè".

        Một chị tiểu thương bữa nào ở chợ Cồn đã lấy tất cả số tiền có trong túi mua một số báo Vùng lên ủng hộ anh em học sinh, giờ đây lại bỏ mấy buổi chợ trước Tết đi học nhiệm vụ mới.

        Càng gần đến năm mới Đà Nẵng càng thiết tha, càng cháy bỏng bao nhiêu tin tưởng ước mơ, bởi một lẽ sâu sắc vô hạn mà đơn giản vô cùng: 13 năm rồi và hơn thế nữa 110 năm rồi2 Đà Nẵng chỉ có những ngày nô lệ văng vẳng ở bến Hà Thân tiếng hát tái tế "từ ngày Tây lại cửa Hàn, đào sông Câu Nhi đắp đàng Bồng Miêu...". Đà Nẵng chi có những ngày căm uất bầm gan tím ruột và những ngày chiến đấu đầy dũng cảm hy sinh. Từ trong những ngày nô lệ - căm uất - chiến đấu ấy, Đà Nẵng đi đến ngày nay. Đà Nẵng giờ đây như một thùng thuốc súng nén chặt. Đà Nẵnggiowd đây là cả một cánh đồng cỏ khô của tinh thần quật khởi cách mạng.

        Ơi mùa xuân đang tới. Mùa xuân sẽ đem đến cho Đà Nẵng một làn gió, một tia lửa, một sự bùng nổ dữ dội, một sự bốc cháy rừng rực:

        Đà Nẵng đang sống những đêm trước mùa xuân, Đà Nẵng đang lao vào một cuộc sống sôi sục, mãnh liệt, khác hẳn cuộc sống quay cuồng rối rít mà chúng ta thấy dưới ánh đèn nê-ông. Trong bước chân nhẹ nhàng của những tổ tự vệ nội thành, Đà Nẵng như nghe thấy tiếng nổ vang động, vang động hơn cả tiếng bom Lê Độ mua xuân năm nào. Ở một phòng hẹp mấy anh em học sinh đang mê mải in truyền đơn. Từ trong tiếng lật giấy sột soạt, khe khẽ, Đà Nẵng như nghe thấy tiếng vỗ cánh của những con chim báo bão đang bay về. Từ trong tiếng bàn bạc thì thầm dưới một mái nhà thợ nghèo, Đà Nẵng như nghe thấy tiếng ngàn vạn bàn chân rầm rập xuống đường, những con đường dẫn đến mùa xuân rực rỡ.

-------------------
       1. Máy vô tuyến truyền hình

        2. Thực dân Pháp mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta ngày 31-5-1958 ở Đà Nẵng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #222 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2017, 08:58:56 am »

        
ĐƯỜNG RA TIỀN TUYẾN

Bút ký          
HOÀI VŨ        

        Mùa xuân năm nay, khi trở lại Long An bàn chân tôi lại dẫm lên những con đường mòn quen thuộc năm xưa. Dường như lần này, đồng bằng tiếp nhận ánh nắng ấm áp sớm hơn mọi năm, nên những bưng trũng nước đã trút cạn và những đám lúa Nàng Tây đã ửng một màu vàng. Ngọn gió đồng bằng đêm ngày lồng lộng thổi, luôn rót vào tai người vô số âm thanh náo nức, từ tiếng đập bồ rào rào trên các thửa ruộng, tiếng lộc cộc của bánh xe bò lan trên đường khô, đến tiếng đì đùng của các cỡ súng trút vào đội hình máy bay giặc để bảo vệ mùa gặt.

        Cái gì diễn ra quanh đây cũng mặn mà, quen thuộc, tựa như sự quen thuộc của ngói nhà có bóng dáng má, em ta qua lại, của thửa ruộng quanh năm ta không ngơi tay cuốc, tay cày, của con bò, dòng sông và những lời hẹn hò dưới bóng đa đầu bến...

        Có mới lạ chăng là xuân năm nay đã đến đồng bằng này trước mùa. Bây giờ hoa huỳnh anh đã nở vàng ven rạch, còn những cánh hoa om trắng muốt và thơm lựng cứ chen chúc với bàng, lác, mà lên phơi phới trên đồng cỏ. Nhờ nắng đến sớm, bên cạnh con đường chính, còn dọc ngang nhiều con đường tắt, hoặc đâm qua một thửa ruộng vừa gặt vội, hoặc chúi xuống một con rạch bùn đất đã quánh khô, nứt nẻ, hoặc len giữa những luống hành, luống cải mơn mơn một màu xanh như những ngón tay dài, xòe rộng, hàng chục, hàng trăm con đường trổ ra chi chít. Đường nào cũng mòn, cũng rộng, nhưng bên cạnh đó lại mở thêm một con đường mới, rồi hai con đường mới. Mỗi một ngày qua, bụi cát lại phủ lên một lớp mốc cời, rồi kéo thành một vệt dài trắng lốp thăm thắm. Đó cũng là lúc những đám cỏ xanh bên cạnh chuẩn bị đến phiên mình nằm bẹp xuống cho chân người dẫm lên, cho bánh xe lăn tới để lại thành con đường mới...

        Anh Tám Đình, người chỉ huy một tuyến đường vận tải quân sự của Long An, đã nhiệt tình giới thiệu với tôi về các lực lượng hùng hậu của anh tại chi huy sở đóng ven đường.

        Ngồi trước cửa ngôi nhà anh, tôi có thể nhìn phóng khoáng một cánh vàng rực và những con đường cát trắng đang đắm mình dưới nắng.

        Gió sớm không ngớt thổi rào rào lên những lùm cây, và mãi lán cánh lá xao động tôi thấy loáng lên trên mắt mình những chiếc võng màu xanh nước biển, màu tím hoa cà. màu vàng da cam và những tấm vải dù màu lá chuối non luôn nhún nhẩy, rập rờn như những cánh bướm. Nhìn rộng ra các lùm khác, tôi cũng gặp lại những màu sắc tươi tắn như vậy chen chúc nhau, xen kẽ nhau dưới lá xanh. Không khí chung quanh hết sức yên lặng, tĩnh mịch. Thỉnh thoáng một vài tiếng ngáy khò khè như cưa gỗ từ các lùm cây gần đấy cất lên, nghe không phù hợp chút nào với khung cảnh trời đất đã bừng tỉnh dưới nắng, với tiếng đập bồ rào rào trên những thửa ruộng và tiếng chim muông reo vui trên cành.

        - Họ ngủ cho lại sức, đêm nay thức trắng nữa đấy! - Anh Tám Đỉnh vừa nói vừa kéo tôi di một vòng qua những lùm cây cạnh nhà để, như anh nói, thưởng thức cuộc sống dân công của đơn vị anh. Một lần nữa, tôi lại có dịp dẫm lên con đường mà lúc nãy tôi đã thấy in dậm trên đấy hàng triệu dấu chân và hằn sâu bao vết xe lân. Những người nằm quanh đây, có thể là đêm qua, tôi đã gặp họ rồi, ở trên chặn đường Kinh Thầy, Kinh Cụt, cũng nối liền con đường này. Từ ngày bước vào xuân đến nay, ở đó có tiếng là trực thăng rọi đèn bắn đêm dai như trâu đái và pháo bầy cấp tập một lúc hàng bảy, tám mươi trái. Có lẽ đúng như vậy chăng? Một tốp sáu cô gái nằm châu đầu ngủ yên lành trên những chiếc võng sặc sỡ đủ màu như sáu cánh hoa dưới lùm cầy này sao mà hao hao giống sáu cô gái tôi đã gặp và nhìn thoáng khuôn mặt họ, bóng dáng họ dưới vầng trăng. Vẫn đôi má bầu bầu, vài sợi tóc lòa xòa trước trán và cái vóc duyên dáng, thanh tao của các cô gái miền hạ. Tôi thuật sơ lược vài chuyện về họ, anh Tám gật đầu, bổ sung thêm và giới thiệu rành rọt tên từng cô cho tôi. Giữa lúc hai anh em tôi đứng cạnh họ cười nói vui vè và khá lớn tiếng về họ, họ vẫn nằm ngủ ngon lành. Nhìn mấy thùng đạn trên 30 ki xếp thành đống vuông dưới cây cột võng, rồi nhìn những bàn chân chai sần nứt nẻ và bám đầy bụi đất của họ thò ra khỏi tâm vải dù đang đắp, tôi mới thấy hết giá trị của giấc ngủ, hạnh phúc của giấc ngủ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #223 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2017, 08:13:56 am »

       
        Cái đêm tôi gặp họ ở Kinh Thầy đã là cái đêm thứ năm mươi hai họ thức trắng, kể từ ngày mấy chị em rời đồng bằng Cần Đước lên đây sung vào đoàn dân công do anh Tám phụ trách. Trước đây, họ là những cỏ gái chỉ quen với công việc hay ngồi trong mát hơn ra ngoài sương nắng. Đó là nghề dệt chiếu rất nối tiếng mà mỗi lần cầm lên tay từng tấm chiếu đầy màu sắc do họ dệt nên, ta cũng thường có sự rung động mãnh liệt như thưởng thức một bức tranh nghệ thuật. Bàn tay ấy hẳn là khéo lắm, và chỉ quen làm những công việc nhẹ. Ấy vậy mà mùa xuân này, họ đã lên chiến trường cả rồi, và đêm qua đây lại có mặt tại Kinh Thầy rồi. Vào giác đó, trực thăng soi và bắn xuống đội hình của các cô rất dữ. Đạn nổ ùng oàng và vãi miếng ra chung quanh, tưởng chừng chỉ cần với tay ra là có thề đụng năm ba miểng. Nghỉ lại, lúc ở nhà, máy bay bắn cháy chiếu cháy khung dệt cũng thây kệ nó, cứ chạy ra hầm mà núp cho yên tấm thân cái đã. Nhưng lên chiến trường rồ, thấy đạn còn quý giá gấp ngàn vạn lần so với chiếu, nên dù thế nào mặc lòng các có cũng quyết giữ cho được. Thế là bàn tay ấy, chân ấy lại bấu víu lấy thùng đạn nặng trịch, lại bò toài trên mặt đất khô cứng, trống trái, thi thố lá gan mình với thằng giặc Mỹ. Những lúc chúng bắn rát quá, các cỏ nằm đè lên thùng đạn, lấy thân mình che chở cho nó, và mỗi lần thấy mình còn sống, thấy đạn còn nguyên vẹn, lòng các cô bỗng thư thái hơn và trở nên bạo dạn hơn. Sự bạo dạn đó giúp các cô đưa đạn ra khỏi lưới lửa dày đặc của giặc một cách an toàn, và thôi thúc các cô bò lại trận địa một lần nữa để mang tiếp những thùng đạn khác của những người khác.

        Thông thường, khi những thử thách ác liệt đã qua một cách trọn vẹn thì niềm vui đem lại sau đó còn trọn vẹn gấp mấy lần. Các cô ngủ ngon lành quá, nhìn những khuôn mặt ấy, ta chỉ nghĩ đến chim, đến bướm và những cánh hoa lộng sắc giữa ngày xuân. Tôi và anh Tám đứng yên bên cạnh họ rất lâu, và dù nóng ruột muốn họ thức để biết thêm về họ, cũng cứ mong họ ngủ đầy giấc.

        Lúc đó, một ông già trên sáu chục tuổi, tóc bạc phơ, râu trắng chấm ngực, vừa ho húng hắng vừa đi lại phía chúng tôi, và khi nhận ra anh Tám, liền móm mém cười, trỏng rất hiền hậu:

        - Chú Tám và em lại đây uống nước!

        Anh Tám chưa kịp nói gì với chúng tôi thì ông già đã nhanh tay kéo chúng tói đi lại một lùm cây U Mịch thẩn quân tùm, ở đấy, chỉ treo hai cái võng, có một thanh niên tóc quăn, mặc áo sơ-mi sọc xanh đang nằm ngủ, ông già gục gặc cái võng, đánh thức chàng trai dậy đi nấu nước, rồi nói với anh Tám:

        - Tối nay, cánh tiểu đội tui vẫn giữ nguyên mức cũ, chú Tám à! Gánh luôn phần của bà Tư và cô Cai.

        Tôi bàng hoàng cám động nhìn ông già, từ màu da sạm nắng trên khuôn mật khắc khổ, chằng chịt vết nhăn, đến từng sợi râu trắng, mềm như sợi cước rung rinh trước gió và hàng răng chiếc rụng chiếc lay của ông mỗi khi ông cười. Với tuổi tác ấy, thân hình ấy, lúc gặp ông, tôi những tưởng đấy là một cụ giá hàng xóm, không ngờ lại là người tiểu đội trưởng xuất sắc trong đoàn dân công, đã từng mang đạn qua lại trên chặng đường ác liệt này hơn ba tháng rồi. Hỏi ra mới biết quê ông ở tận thị trấn Bến Lức. Năm rồi, giặc Mỹ kéo đến đấy đóng chốt, lấy vườn ông xây bót và chiếm ruộng ông làm trận địa pháo, ông phải che tạm cái chòi ở ngoài đồng trống, sống lây lắt qua ngày. Nhưng nào có yên thân với thủ đoạn hăm dọa, cướp bóc của lũ giặc, cuối cùng ông quyết định trốn ra vùng giải phóng. Đó là vào cái đêm súng các cỡ của quân dân ta gầm vang trên đường phố Bến Lức và rải đạn như pháo hoa sáng rực một góc trời. Cán bộ khuyên ông nên làm một công việc gì hợp với tuổi già của mình, nhưng ông một mực đòi đi chiến trường và tuyên bố với hàng xóm rằng: "Hai cha con tui sẽ đi mút mùa mới về”. Từ đó đã gần ba tháng trôi qua, không một đêm nào hai cha con ông lão vắng mặt trên đường tải đạn. Lúc đầu ông mang 15 kí, thấy "có lý" tăng lên 20, thấy cũng "có lý" lại tăng lên 25, rồi một tháng rày giữ nguyên ở mức 30 kí.

        Ông lão quay sang chàng trai đang châm nước vào bình-toong nói dõng dạc:

        - Tối nay, thằng con tui đây phấn đấu ngang mức cũ của tui, còn tui thêm 5 kí nữa, vị chi 35 kí, đó chú!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #224 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2017, 08:49:04 am »

       
        Anh Tám trố mắt ngạc nhiên, rồi định xua tay cản ngăn ông già, nhưng chợt trông chàng trai trẻ xấu hố chạy trốn sau gốc trâm, anh vỗ đùi cười rưng rức. Anh bảo tôi, đó là Lê, một học sinh đang học ở Sài Gòn, đã tốt nghiệp tú tài toàn phần và sửa soạn vào khoa luật của trường đại học. Bốn tháng trước đây, ông già đã biên thư gọi anh về một cách đường đột với ly do "tội gì nhồi ba thứ rác rười của lũ giặc, đã tốn cơm lại vô tích sự". Lê, những năm sống ngột ngạt ở Sài Gòn hẳn là đã rất rõ điều đó, nên đã rời thành phố mà không chút luyến tiếc trở về và rất tán đồng với ông già trong quyết định rất táo bạo của ông: hai cha con cùng di dân công. Bước đường đầu tiên đi vào cách mạng của Lê đâu phải dễ dàng. Đêm đầu chỉ mang 10 kí đạn mà đã thấy đôi vai tím bầm và sưng mọng như hai trái bình bát, còn cặp giò thì muốn rụng ra, không chịu sự sai khiên của anh nữa. Nhưng rồi, cuộc sống chiến đấu sôi nổi đã thu hút nghị lực và nhiệt tình tuổi trẻ của anh mạnh hơn nam châm. Đêm nào anh cũng theo sát gót ông già đi mấy chục cây số đường trường và dần dần nâng mức tải lên 25, 26 kí. Mà nào chỉ có mỗi mình Lê. Qua anh Tám, tôi lại biết thêm trong con số trên 700 dân công luôn có mặt trên tuyến đường do anh phụ trách, có khoảng 200 người từ trong vùng giặc trốn ra, phần lớn là thanh niên học sinh, một số ít là con nhà khá giả, đã có lúc cộng tác với ngụy quyền Sài Gòn. Tổ quốc là thiêng liêng hơn cả, và những con đường của Tổ quốc thật thênh thang đẹp đẽ biết mấy và hấp dẫn biết mấy đối với tuổi trẻ của họ! Những đêm tải đạn trên con đường mòn đất nước, thấy vầng trăng soi dấu chân mình in trên cát trắng, và gió chướng tràn về mang theo bao vị thơm nồng của rạ mới, của những cánh hoa om nở rộ trên bưng biển và cả những tiếng súng của quân ta nổ ùng oàng không dứt vào cứ điểm giặc, hẳn là Lê thấy rõ hơn bao giờ hết, một mùa xuân bừng bừng sức sống và chứa chan hi vọng đã đến. Cầm cuốn sổ tay đang viết dở một bài thơ mang tên là "Xuân chiến trường" của Lê lên xem, tôi sung sướng mỉm cười với ý nghĩa đó và bất giác nhìn đăm đăm ra con đường cát trắng đang trải dài trước mắt, như muốn tìm ở trên đấy, dấu chân nào là của anh và của bao bạn bè trí thức khác trong chuyến tải đạn đêm qua. Lúc đó cũng là lúc đang nổ ra một cuộc tranh luận khá gay gắt giữa anh Tám và ông già của Lê. Một đằng anh Tám hết lời khuyên bảo ông già đừng mang choán phần đạn của những người đi vắng hoặc đau ốm trong tiểu đội, một đằng là ông lão, khăng khăng đòi lãnh hết phần và kịch liệt phê phán anh nào là bảo thủ, thiếu khẩn trương, không triệt để cách mạng...

        Chân lý cuối cũng không biết sẽ ngả về ai, nhưng rõ ràng, tôi bị hút rất mạnh bởi những tên người vô vàn yêu quý, mà trong khi tranh luận, hai người thường lặp đi lặp lại như một điệp khúc trầm hùng. Đó là bà Tư, có lẽ trưa nay bà đã lặn lội về tới Bình Đức rồi. Bà kém hơn ông già của Lê hai tuổi, từ quê hương đau thương đi ra chiến trường, ngẫu nhiên gặp ông và cùng ở trong tiểu đội do ông phụ trách. Việc quyết định đi dân công của bà đã một lúc làm cho cán bộ địa phương giật mình thấy mình đã hết tài thuyết phục, rồi đến đơn vị dân công, cùng với quyết định chỉ đi tải đạn chứ không chịu làm chị nuôi của bà, đã làm cho anh Tám và ban chi huy ở đây cũng thấy mình rất lúng túng trong công tác tư tưởng.

        Dù nói cạn lời, dù khuyên ngăn, mệnh lệnh thế nào, cuối cùng bà vẫn là người chiến thắng. Rồi trên thực tế, qua hàng tháng tải đạn rất vững vàng của minh, vị trí "con người chiến thắng" của bà càng được xác nhận thêm, củng cố thêm. Nếu trong cuộc sống của bà không có gì đảo lộn ghê gớm, chắc là không thể có cuộc tranh luận như thế này giữa ông già của Lê và anh Tám. Trong một lá thư viết vội vã từ quê nhà gửi lên, người bà con cho biết pháo của giặc đã giết một lúc hai đứa cháu gái, hai núm ruột cuối cùng của bà. Cộng với cái tang này trong vòng ba, bốn năm lại đây, bà đã trải qua mười một cái tang cả thảy, tang chồng, tang con, tang dâu, rồi tang cháu. Đau thương, căm thù dồn dập, hầu như bà không còn nước mắt để mà khóc nữa! Xách nón lên gặp anh Tám, bà nỏi:

        - Tui đi năm, bảy hôm để lo mồ yên mả đẹp cho hai cháu, rồi lộn lên ngay, chú Tám ạ. Như vầy là nhà tui hết tiệt rồi đó chú! Chi còn lại mỗi mình tui.. chắc là tui sống chết cũng bám theo đơn vị mình cho tới ngày nước nhà dứt luôn tiếng súng!
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Tám, 2017, 09:03:03 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #225 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2017, 08:37:38 am »

       
        Cuộc tranh luận giữa hai người bỗng bị gián đoạn vì sự xuất hiện dột ngột của một thiếu phụ. Đó là chị Cai. theo lời giới thiệu của anh Tám, một phụ nữ luôn có mặt trên tuyến đường này từ đầu đông sang xuân. Chị cũng là một nhân vật có liên quan tới cuộc tranh luận của họ. Đến trước mặt anh Tám, chị chìa ra một cây đòn gánh, có lẽ vừa chuốt xong, nên còn bay mùi thơm của tre, rồi cất giọng lảnh lót:

        - Anh coi có mê không? Tối nay tui định gánh đạn như kiểu gánh đậu vùng giồng của mình ấy mà. Gì không biết, chớ bốn mươi kí đổ lên là cầm chắc rồi đó!

        Chị lại cười, khuôn mặt trái xoan tái vàng như vừa trải qua cơn sốt bỗng ửng rựng dưới nắng. Ông già quay phắt lại, cau mày khó chịu:

        - Tối nay? Sốt rét như vầy mà đi để người ta khiêng giữa đường đó hả?

        Nụ cười vụt tắt. Ánh mất lóng lánh của thiêu phụ bỗng tối sầm lại:

        - Nè, ba tháng nay cháu đã để chú khiêng cháu lần não chưa, hả chú Mười?

        - Thì chưa, nhưng tối nay thì sẽ có. Hồi nãy, tháng Sáu y tá cộp máy đo cho cô nói là cô nóng tới 38, 39 độ, rồi còn định cho cô uống cái giống gì "xô-xô kin-kin", nói nghe không cũng đã thấy lạnh mình lạnh mấy, chớ đâu chuyện giỡn!

        Nghe nói tới đó, dám thanh niên đang ngồi vây quanh bàn trà ở lùm cây bên cạnh bỗng cười rộ lên giòn như pháo nổ. Anh Tám cũng cười thiếu điều chảy nước mắt. Song, ông già vẫn tính bơ như không. Vừa dứt giọng phê phán, những anh em này thiếu ý thức bảo vệ bi mật hành lang, ông quay sang thiếu phụ, nói như ra lệnh:

        - Tui quyết định cô nghỉ rồi đó, về đi!

        Thiếu phụ dùng dằng chưa chịu đi, cứ lấy cày đòn gánh gõ tưng tưng trên mặt đất. Hình như cái âm thanh này có một sức hấp dẫn mành liệt đối với ông già. Ông cười móm mém:

        - Nè, cây đòn gánh coi bộ dẻo thiệt. Đưa cho chú gánh thử tối nay đi Tư.

        - Chà, cái gì chớ cái này thấy khó quá, chú Mười!

        - Sao lại khó?

        - Vì tối nay, cháu cũng đi...

        Ông già liền trợn tròn đôi mắt, cất giọng thịnh nộ:

        - Nè, lịnh của ai cho cô đi, à quên, lịnh của ai cho đồng chí đi! Tui thách đồng chí đó!

        Thiếu phụ lùi xa chỗ ngồi của ông già, rồi ù chạy như bay vào lùm tre. Trước khi rẽ vào chỗ ngồi, chị còn phóng ánh mát bướng bỉnh về phía ông, rồi gục đầu lên cây đòn gánh cười rúc ra rúc rích...
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tám, 2017, 08:44:33 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #226 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2017, 07:18:41 am »

        
*

*       *

        Nắng chiểu đã dịu, nhuộm một màu vàng nhạt khắp cánh đồng. Coi đồng hồ rồi coi một xấp dày toàn là những lá đơn xin tải đạn phục vụ chiến trường dài hạn của anh chị em dân công ở đây, tôi lắc đầu cười xòa:

        - Nhiều quá xá, đọc không xuể nữa rồi, anh Tám!

        Bày trước mặt tôi, nhiều mẩu giấy khác nhau, nhiều nét chữ và màu sắc khác nhau, nhung đều gói gọn một tấm lòng trọn vẹn như nhau của người hậu phương đối với tiền tuyến. Từ những lá đơn này, tôi gặp lại biết bao nhiêu người, sống lại biết bao nhiêu cảnh quen thuộc. Đồng bằng bước vào mùa xuân bao giờ cũng rộn rã, chộn rộn. Lúa vàng rực trên các cánh đổng Cần Đước, Tân Trụ đang chờ người gặt. Đức Hòa vừa lo tỉa cho kịp đậu phộng mùa nghịch lại vừa lên luông trồng dừa và các loại hàng bông. Trong lúc đó, nhu cầu cuộc sống tỉnh nhà vẫn đòi hỏi không ngừng chiếu hoa Long Sơn, đệm1 của Bình Hòa, tôm, cá của Cần Giuộc và mía thơm của Bến Lức. "Thằng Mỹ chống đỡ ngoan cố hơn trong lúc này, thì tất nhiên mình phải dồn sức cao nhất đạp lên đầu nó mà đánh những cú đau nhất trong lúc này".

        Anh Sáu, người thanh niên viết những dòng trên trong lá đơn "phục vụ mút mùa" của mình hẳn là một con người lạc quan, vui tính. Mới đây, cùng với mười hai anh em vốn là du kích chiến đấu trên vành đai Rạch Kiến đi lên phục vụ chiến trường lần này, anh đến gặp cánh anh Bảy bên vành đai Bình Tịnh cũng cùng lên đây một lượt với anh, thách thức với nhau, rồi cùng ký tên chung trong lá đơn vừa đọc.

        Đặt lá đơn của anh sang một bên, tôi đọc vội những lá đơn khác, hoặc của một chị chuyên nghề trổng thơm ở Thạnh Lợi, đốn mía ở Lương Hòa, nho bàng ở Bình Đức, đưa đò trên vàm Nhật Tảo, bán bánh ở chợ Rạch Gầm... Bao nhiêu tên làng, tên chợ, tên bến rất đỗi yêu thương, gợi ta nhớ lại một thời kỳ thử thách cực kỳ ác liệt, đầy đau thương nhưng xiết bao hào hùng. Bây giờ những gay go chưa phải đã qua. Lá đơn của chị Bình Hòa bắc vẫn nhắc lại cái cảnh con dại vẫn còn ngủ dưới hầm, chập chờn trong tiếng pháo. Anh Sáu trước khi lên đường vừa đắp xong ngôi mộ cho người vợ trẻ. Đêm nào trực thăng cũng bắn loạn xạ trên các dòng kinh. Đau thương tang tóc hãy còn, nhưng một mùa Xuân bừng bừng sức sống
và chứa chan hy vọng đã về đang tới, từ nhưng lá đơn phục vụ "mút mùa", từ hàng triệu triệu dấu chân in dày và dẫm lên nhau trên con đường cát trắng.

        Mặt trời vừa sụp xuống ven cây trên biển cỏ thì con đường đang là một vệt dài thâm thẳm chạy ngang qua chi huy sở của anh Tám bỗng dày đặc một rừng người và luôn nhốn nháo, xao động. Các loại chân pháo, nòng súng lớn, thùng, bòng, quang gánh cũng lũ lượt ra mặt đường với người. Đàn bò lông tơ vàng mượt, bụng no kềnh sau một ngày gậm đầy cỏ bưng, cũng lững thững đi theo chủ trở lại các cổ xe quen thuộc đã chất sẵn đầy súng. Cánh đồng quạnh vắng bỗng bừng tỉnh lại và rộn rã hẳn lên trong tiếng cười ríu ra ríu rít, tiếng kim khí chạm vào nhau lục cục, tiếng bò rống, tiếng bánh xe lăn lộc cộc. Ngọn gió đồng bằng càng về tối, càng thổi lổng lộng luôn mang đến cho người vị thơm nồng của rạ mới và mùi hương ngây ngất tợ như hoa nhài của những cánh hoa om.

        Cùng với anh Tám, tôi len giữa rừng người đang xao động ấy để nhìn tận mắt cái không khí xuất quân của sáu cô gái Cần Đước, mà lúc sáng tôi đến, họ ngủ như chết trên võng của ông già Mười và cái tiểu đội khá bê bối của ông như lời ông nói, của anh Sáu Rạch Kiến, anh Bảy Bình Tịnh và các chị đã viết những dòng chữ hừng hực khí thế chiến dấu trong các lá đơn phục vụ "mút mùa" của mình.

        Một rồi hai cây đòn gánh vừa nháng lên ở cuối hàng quân, tôi nghĩ cổ thể có một cái là của chị Cai, nên đi vội vã về hướng ấy với hy vọng sẽ gặp lại những người muốn gặp. Bỗng một bàn tay từ dâng sau nắm lấy cổ áo của tôi giật lại, rồi cười ngặt nghẽo, làm cho đám đông ngồi cạnh đấy cũng cười ngặt nghẽo. Quay lại, tôi sung sướng thiếu điều ré to lên vì tình cờ, trên con đường vận tải quân sự này, tôi gặp lại những bạn bè vô cùng thân thiết của ngành tuyên huấn Long An, đêm nay cũng lưng mang, vai vác ra tiền tuyến. Công Khoánh, một nhà báo, người vừa nắm cổ áo tôi, chỉ tay về phía các bạn nói đùa:

        - Tuyên huấn nhà mình bây giờ làm việc lưu dộng ở trên đường anh à! Đây, anh muốn gặp bộ phận nào cũng có cả đây!

        Tôi bàng hoàng cảm động bắt tay từng người. Họa sĩ Đức Lưu, thắng trận còn đặt bảng vẽ của mình bên thùng đạn 30 kí. Trên tờ giấy tráng cỡ lớn đã có những nét phác họa bằng bút chì. một buổi chiều xao dộng trên dáng cỏ, nổi bật một bàn chân lớn, để trần đang xéo lên cỏ mà đi... Ngồi chung quanh mấy bòng đạn súng lớn là các diễn viên văn công Hồng Quang, Thanh Tùng, Ngọc Tiến. Minh Hạnh, nữ thuyết minh phim Huỳnh Hoa và cả nhà giáo Lê Trọng Thế. Người nào cũng cầm một cuốn sổ trên tay, chắc là họ đang tranh thủ tập một bài hát mới. Thành Sơn, từ một cỗ xe bò cách đấy, vội vã chạy đến bắt tay tôi và dè dặt cho tôi coi một bài hát anh vừa sàng tác “Như những con tàu”. Cách chỗ tôi ngồi chừng quàng năm mươi thước là một đám đông ngổi yên làm nổi bật hình bóng một cô gái đứng ở giữa say sưa cất tiếng hát bay bổng của mình quyện theo gió chiều.

        Tôi hỏi Thanh Tùng:

        - Cô nào có tiếng hát véo von như cô bé Ngọc Dung vậy, cô Bảy?

        - Nó đấy, nó đang hát cho dân công nghe một bài hát nó vừa sáng tác: “Xông lên phía trước".

        - Còn cô?

        Thanh Tùng không trà lời, chỉ úp mặt vào lòng bàn tay cười ngượng nghịu. Qua tâm sự với bạn bè, tôi mới biết họ đã đi dân công đến hôm nay trên một tháng rồi. Ngày đêm nào cũng tải đạn, nhưng còn lo biếu diễn phục vụ tại chỗ và chuẩn bị tiết mục để trình bày cho đồng bào xa gần xem trong dịp Tết. Họ bỏ cây đàn xuống, đặt thúng đạn lên vai, trong mấy ngày đầu mình mẩy ê ẩm cũng không ít, nhưng dần dần cuộc sống chiến đấu đã tôi luyện họ già dặn thêm, và từ đó họ có những cơ sở vững chắc đế đi những bước dài trên con đường nghệ thuật. Mà trong đội ngũ trùng điệp trên tuyến đường vận tải quân sự này, đâu chỉ có riêng họ. Công Khoánh nhiệt tình dẫn tôi đi, dù chi trên một quãng ngắn, nhưng tỏi gặp biết bao bạn bè thân thiết khác. Đó là những nhà giáo, y sĩ, cán bộ tuyên truyền, cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thủy lợi, công nhân nhà in, nhân viên văn phòng của Long A. Bước vào mùa xuân năm nay, mỗi người trong các cơ quan đã tự nhận làm việc gấp ba, bốn lần so với trước để ngày đêm nào cũng có người của đơn vị mình có mặt trên tuyến đường nối liền hậu phương với tiền tuyến và in đậm trên ấy những dấu chân đi với chiên công.

        Vầng trăng vừa nhô lên thi những bước chân đã bắt đầu xao động nhộn nhịp. Cạnh đấy, những cỗ xe bò cũng lộc cộc chuyển mình, rồi chạy ào lên trước dưới làn roi vung mạnh của lái xe. Những đống lửa đốt đồng và vầng trăng hợp sức lại hắt ánh sáng xuống đường đất, bóng nguời, bóng xe đổ dài trên ruộng lúa. Rồi giọng hò trẻ trung, chuỗi cười trong trẻo, câu chuyện chiến đấu, lao động, tinh yêu của quê làng... lại lanh lành vang lên, lại thì thào êm ái, quyện với bước chân người cùng rầm rập đi ra hỏa tuyến. Trông cái bề thế ấy, con đường đêm nay lại mòn lần đi rồi! Nhưng ngày mai chắc chắn sẽ có thêm một con đường mới, rồi nhiều con đường mới nữa mở ra bên cạnh con đường này để trên dải đất Long An rực lửa chiến đấu, chỗ nào cũng là một mũi tấn công nhọn sắc, nơi nào cùng rầm rập những bước chân đi tới mùa xuân chiến thắng.

------------------------
       1.Tấm trải đan bằng cói phơi khô giã dẹp ra
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #227 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2017, 08:01:31 am »

         
Ở MỘT GÓC MẶT TRẬN SÀI GÒN

Bút ký          
HỔNG CHÂU        

        Đường tiến về Sài Gòn đâu cũng là chiến trường. Nhiều quãng dù pháo sáng phơi trắng đồng gợi nhớ cánh đồng Mương Thanh năm trước. Những bàn chân "lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu" hôm nay vượt băng băng những cánh đồng bưng mới mưa đầu mùa đã ngập lút cỏ năn.

        Quyết chiến, quyết thắng cầm bằng là phải ác liệt. Máy bay đủ loại quần đảo suốt ngày, pháo bắn như đan lưới đó. Biệt kích cố sống cố chết nhảy dù. Xe tăng Mỹ chốt tùm lum. Bom B52 từng chập, từng chập giập nát những bờ kênh, gò nổi. Tất cả không gì ngăn được bước chân ta tiến. Đã đi là đến. Có đơn vị ngày đánh đêm đi, chẻ tre mà tiến. Cái thế trúc chẻ ngói tan. Trên con đường mà tôi đã đi qua, từ đồng mía Hiệp Hòa đến vùng Cầu Tre nước tốt, một trung tâm nghề dệt của Sài Gòn, giặc Mỹ dã man đã hủy, xác xe tăng Mỹ nằm kềnh ngổn ngang, cái bị mìn du kích lật ngược, cái bị súng chống tăng bắn thép chảy ra thành nước, chết co rúm. Trước thành Xta-lin-gơ-rát chiến thắng có câu: "Nơi đây sát thép đã tan chảy và người ta đã đi qua", ta cũng có thể nói về Sài Gòn tháng năm: "Nơi đây sắt thép tan và con người xốc tới".

        Những người đang chiến thắng đã lớn bồng lên qua một mùa xuân.

        Mặt trận Sài Gòn lần này xuất hiện cả một lớp nữ chiến sĩ pháo thủ mà có lẽ trừ miền Bắc nước ta, không đâu có. Một hầm phá của chiến trường là chiến thuật pháo kích rất hợp với sức và tài năng của chị em. Những cuộc pháo kích dồn dập đánh tới, gõ chan chát hằng ngày vào sọ não Mỹ - ngụy, bắt cả tướng pháo binh Mỹ phải bó gối chịu hàng, chính là có sự tham gia ngày càng sung sức của đội quân pháo binh dân tộc.

        Nữ chiến sĩ pháo thủ Lan mới hôm nào là một đội trường thiếu nhi. giữa hai chập pháo của bốt giặc, dắt đồng đội lên nóc hầm nhà múa hát và tập thể dục mềm dẻo. Có lẽ vì quen với pháo bầy, pháo chụp từ nhỏ cho nên Lan học pháo kích cũng thấy thường. Trong đợt tổng tiên công hổi Tết, tôi đã gặp người con gái Long An ấy đội nghiêng mũ tai bèo, tay băng đỏ, súng khoác chéo trên lưng, thoăn thoắt chống sào đẩy thuyền chớ hàng chiến lược, lướt lượn như bay trên dòng kênh rạch. Mùa nước

        cạn, chị em đội vận tải thủy và phục vụ suốt bao nhiêu đêm đông - xuân ấy được cấp trên phán công đi học, đón nhiệm vụ mới. Lan sung sướng nhất: học pháo kích là thế nào cũng được "xuống đường" chiến đấu trong tuyên lửa Sải Gòn. Người con gái hậu cần tải đạn đi thành đến lượt mình được tự tay róốt đạn vào hang ổ đầu sỏ giặc.

        Chiến đấu tháng năm, khẩu đội của Lan được tham gia đánh tổng nha cảnh sát ngụy. Chiến sĩ mình đánh mục tiêu nào hiểu bằng tất cả tình cảm của lòng mình mục tiêu đó. Tụi nha tổng! Có gia đình nào giữ trọn lòng son với nước mà không khổn khổ vì tụi nó.

        Bắn! Trận đầu đơn vị chi phân công cho Lan làm nhiệm vụ tiếp đạn. Đạn của Lan hòa tiêng nổ long trời với đạn pháo đủ loại của bao nhiêu đơn vị bạn. Ùng oàng liên hồi, những cột khói phùn phụt đùn lên. Vòm trời thành phố phút chốc ửng hổng như một rạng đông đến sớm. Cuộc tiến công và nổi dậy tháng năm bắt đầu. Trước mắt Lan hướng mục tiêu, khói dày đạc. Kìa khói cả phía quận một nữa. Sau lưng lửa sáng rực. Phía đó là quân cảnh Mỹ. Cháy cả phía sân bay nữa. Cháy những nơi mà Sài Gòn thân yêu thù ghét. Đã đến lúc căm thù trút lên nòng pháo. Tưng bừng là trận thử lửa của người con gái. Mặc cho máy bay lên thắng của giặc điên cuồng rồ tới. Lan quên cả điều lệnh, chạy đến níu tay đồng chí khấu đội trưởng: "Cho em bắn với, cho em bắn với!".

        Khi đợt pháo kích của Lan vừa dứt thì đơn vị của Thọ đã tiến vào phường Bình Tiên không gặp một sức kháng cự. Đơn vị đã trao cho người chiến si trẻ trở lại thành phố qué hương vinh dự được treo hai lá cờ lớn trên cầu Binh Tiên, chiến trường cũ.

        Thọ sinh trưởng tại Sài Gòn, làm nghề thợ ổ, ăn lương rẻ mạt, ở luôn tại sở vì anh trốn lính.

        Chế độ ngụy, thanh niên làm ăn lương thiện là bất hợp pháp.

        Tuổi hai mươi mà râu không cạo, tốc tai để bù xù, anh muôn già quách cho xong. Người Sài Gòn gốc mà không dám đi đâu. Ra đường lơ mơ là bị chộp. Tết rồi, Thọ mới dám lén về nhà. Gặp thằng cảnh sát quen mặt, nò nheo mất nhìn anh chằm chằm: "Năm mới, tuổi mới, chúc cậu năm nay phát tài. Đừng quên tôi nghe!” Y nói anh phải chạy tiền lo lót cho nó. Chừng nào! Thọ nghĩ bụng vì trong bà con lao động dã có tiếng râm ran xẩm xì về một cuộc đổi đời sắp đến.

        Thọ xung phong tòng quân ngay khi bộ đội ta mùng hai Tết vào đóng hãng rượu Bình Tây.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tám, 2017, 11:04:45 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #228 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2017, 10:47:57 pm »


        Khi Thọ từ trên cầu lao xuống, thì một tấm biếu ngữ lớn “ủng hộ Quân giải phóng đánh thắng giặc Mỹ" đã chăng ngang đường đón anh từ bao giở. Đường phố đã nổi dậy. Ngay từ những loạt đạn pháo kích đầu tiên vang nổ, nhà nào nhà ấy mở toang cửa, việc đầu tiên là xé tan những lá cờ ba que mà bọn ngụy quyền ra lệnh bắt treo đêm ngày, tung bay lên những lá cờ mình. Anh chị em tự vệ đã phân công nhau từ trước, chia nhau các ngả, đi lùng bắt tụi ác ôn đang "chém vè"1. Nhân dân ùa theo, cầm gậy, cầm búa, xách theo dây dù, dây dừa và cả xích chó nữa để xích cổ chúng nó. Tiếng la xen lẫn tiếng cười. Những đống vật chướng ngại đầu tiên mọc trên mặt đường. Tổ tiếp tế bộ đội, tố cứu thương bắt đầu làm việc. Mọi công việc lần này đều có tổ chức khi bộ đội tới, tiếng hoan hô rầm rời. "Mấy con đã về". Các má xách nước cam, la-ve, bịch thuốc, bịch kẹo sắp sẵn từ lâu ra mời. Thiếu nhi níu lấy các anh, sờ vào những cây súng bén, kháo nhau về những loại súng chưa trông thấy bao giở. Một bác già nhảy đến trước mặt Thọ, giơ nắm tay chào. Thọ mừng rơi nước mắt, muôn ôm hôn tất cả mọi người. Nhưng cuộc chiến đấu chỉ mới bắt đầu. Theo lệnh chỉ huy, tiểu đội Thọ nhanh chóng triển khai, chiếm những đường hẻm phía trước, mở rộng đoạn đường ta đã làm chủ. Vừa chạy, anh vừa giơ tay vẫy chào đáp lại đồng bào hai bên đường. Có người quen gọi anh ơi ới, anh cũng không kịp ngoái cổ lại.

        Bọn cảnh sát dã chiến chiếm một lầu cao trấn ở ngả tư đường lớn, phát hiện quân ta tới. Hai cây trung liên nghếch nòng lên thành cửa sổ, chĩa xuống quét xối xả, lựu đạn quăng đại về phía ta. Thọ nhận ra nhà lầu bốn tầng này chính sỏ anh đã thầu, thợ hồ, thợ mộc, thợ sắt, ngày hai ca, nai lưng xây dựng. Tầng lầu mà bọn cảnh sát chiếm, chính anh đã trám xí mãng từng viên gạch men trong nhà xí này. Nhà xí bóng lộn. trắng tinh, so với căn nhà mà từ thuở lọt lòng ra anh ốông chui, sông rúc. Người thợ ở anh nổi nực: "Ông xây nhà không phái để cho tụi mày đứng bắn".

        Nhanh như cắt, anh gọi một đồng đội xách tiểu liên theo anh quay lại xin phép đồng bào trèo lên một mái nhà. Hai chiến sĩ chọn một thế cao, bám ống nước leo lên một sán thượng, nép mình sau những chậu kính, chĩa súng chống tăng nhằm xiên vào tầng lầu của tụi cảnh sát. Mục tiêu cố định, cự ly chưa đến một trăm mét, tầm bắn chính xác. Đợi cho máy chiếc máy bay lên thắng luợn vòng rõ ra, Thọ bắn liền ba phát. Tầng lầu đang khạc đạn phút chốc êm ru với những thằng cảnh sát dã chiến chết thui trong đó.

Khi hai anh em chạy theo bám tiểu đội thì cờ Mật trận đã kéo lên trên nóc căn lầu bị thủng ba lỗ đạn xuyên, sức nóng đến cốt sắt cùng phải chảy.

        Sau khi ta diệt hai xe tăng Mỹ ở chợ Bình Thới, tụi giặc lùi dạt ra rõ xa, lại cho năm, sáu chiếc máy bay phản lực lên ném bom xăng và bom đìa. Tiếng máy bay gầm rít. tiếng bom réo nổ trong thành phố nghe rền, đanh hơn ngoài đồng trống. Cách ba, bốn phố mà nghe vẫn động y như ở đường bên cạnh.

        Giữa lúc đó, một ba mẹ cùng hai con nhỏ đẩy một chiếc xe ba bánh chở một chiến sĩ bị thương đến chỗ ban chính trị đóng, trao cho đơn vị. Chiến sĩ bị thương là Nguyễn Văn Nhân, cây đại liên mà từ chỉ huy đến chiến sĩ ai cùng mến. Một tay chí cốt, bảy tuổi quân, nhập ngũ từ những ngày đầu tiên ở rừng. Chỉ anh mới còn nhớ ngày ấy bọn ngụy càn đi quét lại chiến khu ta, tui nó có câu: "Chiến khu Đ còn, Sùi Gòn sụm'2. Câu nói gở thay hôm nay đang thành sự thật. Anh kể ra cho chiến sĩ trẻ nghe điều thú vị đó. Đầu xuân này, khi tiến quân về Sài Gòn nghe lệnh tiến công, ai cũng muốn bay, muốn nháy. Nhớ mãi mùa xuân trở về những chân trời cũ, nhìn cây mận, cây me cũng thấy tình cảm. Quê anh là đất Củ Chi, mảnh đất thép vì Sài Gòn mà hy sinh tất cả. Cha mẹ Nhân phải bỏ vườn, bỏ nội, rời về Tân Thạnh Tây sinh sống. Đi đánh Sài Gòn lần truớc, anh không về qua gia đình đuợc. Chiến thắng đầu xuân trở về thì cả Tân Thạnh đã bị bom tan nát. Túp lều mới của gia đình dựng bên hố bom đìa. Tía anh vẫn vui như bất cứ ông già Nam Bộ nào: "Cho nó ném. Nhà tao không nhiều tiền bằng trái bom của nó". Má anh cũng bảo: "Khó thì đã nhiều rồi, có khổ mới có sướng. Mấy con nói với cấp trên cứ làm tới đi".

-----------------
        1. Chui rúc, lẩn trốn.

        2. Ý nói ngụy quyền Sài Gòn bị đánh quỵ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #229 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2017, 07:55:19 am »

     
        Anh rất thương nhưng lòng cũng rất tự hào khi nghe hai ông bà già khoe rằng đêm nào cũng chia nhau đi dân công tải thương, tải đạn, gia đình không bao giờ thiếu bổn phận đối với mấy con giải phóng.

        Những anh chiến sĩ cũ đức điềm tĩnh lạ thường và trong bất cứ hoàn cảnh chiến đấu nào cũng nhanh sáng kiến. Đợt giội bom lần thứ nhất, Nhân lặng lẽ bò đi lấy giày của giặc, về công sự chia cho anh em: "Đi giầy này, đạp đại lên lửa, chạy tới đỡ bỏng chân". Xó xong giày, anh lại lấy mỡ thoa vào cây đại liên nòng vẫn chưa nguội.

        Bom vừa dứt thì xe tăng giặc xông lên, theo sau là tụi biệt động đội nón sắt. cúi lom khom, vừa tiến vừa run. Cây đại liên của Nhân bắn kiềm chế cây đại liên của xe tăng giặc cho súng chống tăng của ta phát hỏa. Tay trái bị thương, anh vẫn ghìm chặt khẩu đại liên bắn cho đến khi thằng Mỹ ngồi trên xe không dám ngóc đầu lên nữa. Một phát súng chống tăng. Khối sắt bốc cháy. Tụi biệt dộng hoảng hồn, vắt chân lên cổ mà chạy. Xung phong. Nhanh y như một Nguyễn Văn Quang, xách đại liên vượt công sự lao tới truy kích địch. Nép vào tường một căn nhà đổ, anh bắn xối vào đám linh áo xanh, nhiều tên đang chạy chết rụng trên một dường như lá rơi.

        Máy bay xộc tới, anh vận động qua một đường ngang. Một mảnh rốc- két bắn vu vơ làm cho anh bị thương ở sọ não. Ba mẹ con một gia đình đi lánh, thấy bộ đội mình bị thương báo nhau dỡ đồ ở xe ba bánh xuống, mẹ con chia nhau xách tay, để xe chớ anh thương binh đi tìm bộ đội trao trả. Đồng chí trợ lý chính trị xin được biết tên gia đình để ghi vào sổ vàng của đơn vị. Vị ân nhân của bộ đội vui lòng cho biết tên mình và cả địa chi nữa: "Nhà tôi gạo, mắm, thức ăn còn nhiều. Mấy anh cần, xin cứ đến lấy. Lấy gì cũng được. Chìa khóa đây, gửi mấy anh".

        Đêm đó, đơn vị được lệnh chuyển quân thì Dũng, chiến sĩ liên lạc đi công tác xa không về kịp. Không hiểu chuyện gì đã xảy ra cho ngươi chiến sĩ trẻ măng này mới mười sáu tuối. Dũng quê ở Kiến Tường hai tuổi quân và hai lần "dũng sĩ diệt Mỹ“ trên chiến trường Mỹ Tho. Đó là một chiến sĩ liên lạc cừ khôi, đánh vào thành phố nổi rõ tài nhằm hướng chạch lệnh của Dũng. Gan dạ vô cùng, mang lệnh, đạn súng vẫn chạy. Có kinh nghiệm của đợt tiến công hồi Tết, đơn vị đến khu phố nào Dũng cũng học thuộc rất nhanh tất cả những đường hẻm. Người chiến sĩ nhỏ tuổi ấy qua trận này cấp trên có dự kiến đề bạt tiểu đội trưởng. Lạc Dũng, cả đơn vị ai cũng nhớ. Anh em nhắc hoài.

        Trên đường về hậu cứ, đơn vị trú quân dưới rặng cây mù u tạm căng võng được. Anh em trong đơn vị đi cắm câu bắt cá "cải thiện sinh hoạt như lính ta thường nói, không ngờ lại gặp Dũng ở đấy. Anh đang sống với một đơn vị bạn, chiến hào đào dọc bụi dứa bờ kinh. Bạn cùng tiểu đội tìm lại được nhau, mừng không biết mấy. Dũng báo cáo với đơn vị về mọi việc đã xảy ra. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác, anh trở về trận địa của đơn vị thì trời đã sáng, đơn vị đi khỏi. Bọn địch mở hành quân lục soát vào khu vực quân ta đã dóng. Xe tăng lùng kín đường ra. Dũng chỉ còn cách luồn lần ngược vào phía trong thành phố, rồi sau đó tìm đường về đơn vị.

        Vấn đề vị trí chiến đấu của Dũng rất dễ giải quyết. Hai ban chi huy đã gặp nhau. Trên một mật trận hiệp đồng rộng lớn, đông đảo chưa từng có như một trận này, ai nấy nêu cao một tinh thần hữu ái thật cách mạng, hết mình giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Đơn vị bạn từ xa đến, có được một chiến sĩ liên lạc như Dũng rất cần. Tất cả cho phía trước.

        Đường ra mặt trận, đêm đêm là hội hành quân. Với rồng lửa, đạn lớn, đạn nhỏ. Bộ đội, dân công, dòng xuôi, dòng ngược. Pháo sáng khắp bốn phương trời, sáng như trăng rằm. Bóng người trập trùng, trải lên cánh đồng Cần Giuộc đã từng thấm máu nghĩa quân: "Trong tay một ngọn tầm vông, ngoài cật một manh áo vải" thời Nguyễn Đình Chiểu.

        Chiến hào của đơn vị mới đến đào dưới những luống hoa. Đêm hôm thơm nức trận địa thành phố, đây nhiều trăng nhất.

        Tối đến, địch co lại. Chưa đến giờ ta hoạt động. Mặt trận có một lúc yên tĩnh. Mấy chị công tác thành, họp xong với ban chỉ huy, ra tận chiến hào thăm anh em chiến sĩ, một số là bạn kết nghĩa của thanh niên Sài Gòn. Cả chị Năm, cán bộ quận, cũng tới thăm những người em trai kết nghĩa của mình. Chị em gặp nhau tay bắt mặt mừng. Gặp gỡ tâm tình biến thành liên hoan trong chiến hào. Chị Năm đã lâu không hát, mừng những người em, xung phong hát trước. Đêm nay, chị trở lại với giọng ca tân rất đẹp của cô học sinh áo trắng thuở nào. Chị hát tặng em một bài hát cũ của phong trào, bài "Hướng về Sài Gòn” được lưu truyền nhiều trong phong trào thanh niên học sinh và trong khám Chí Hòa, lao Gia Định và trại Phú Lợi. Bài hát thét căm thù, gọi vùng lên và tất cả những người trẻ nghe chị hát, bỗng mắt sáng bừng lên tin yêu vô hạn, khi điệp khúc cất cao sáng ngần hy vọng:

        Ngày mai đây, cờ hồng đô thành phấp phới
        Toàn miền Nam chiến thắng reo ca.

        ...

        Xác thù phơi khắp nơi nơi
        Ngày mai Sài Gòn nô nức liền Hà Nội.

        Bài hát đó chị Năm nói đã ra đời giữa lòng Sài Gòn vào năm 1959, năm ra đời của luật máy chém 10/59. Đã ngót mười năm. Thời gian. Niềm tin. Và giờ quyết chiến quyết thắng là đây.

        Phan Đình Giót rướn mình trên đồi Him Lam. Hoàng Đình Nghĩa lao xuống sân bay Đồng Xoài. Ở mỗi góc mặt trận hôm nay, đất nước có thể hoàn toàn tin tường ở lớp thanh niên cận vệ.

        Tôi nhớ một người bạn nhỏ giải phóng quân, thân nhau ở đầu rừng miền Đông. Tôi đã được ôm hôn anh ngay giữa Sài Gòn, một buổi sáng đầu xuân, đường Trần Hoàng Quán má bản đồ thời Diệm gọi là đường Nhân Vị. Chàng trai Trường Sơn mà gió Đồng Tháp làm cho đôi má đỏ au đẹp như quê hương ta vậy. Nhìn anh tiến trên đường phố bình dị, tự hào, lòng tôi kính chào những bước chân dọc ngang đất nước "đi theo ánh lửa của trái tim mình". Anh chiến sĩ trẻ măng chiến đấu trên đường Nhân Vị, trong một đợt chống phản kích, bị thương cả hai chân vẫn ráng bò lên tầng lầu cao nhất, tranh chiếm điểm cao với giặc. Chân đau, đứng không vững, anh lấy nịt lưng Trường Sơn buộc mình vào song cửa sổ và nhằm từng bóng mũ sắt quân thù, anh bắn phát một cùng đồng đội giữ vững trận địa, tiếng súng AK của ta đè bẹp gí tiếng các-bin lẹt dẹt của chúng.

        Cho đến hy sinh, anh đứng trên đầu thù, tư thế nhằm bắn bất diệt.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Chín, 2017, 02:00:44 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM