Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 08:59:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mậu Thân 1968 - Cuộc đối chiến lịch sử  (Đọc 109864 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #210 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2017, 09:14:10 pm »

  
XUỐNG ĐƯỜNG

        Tết Mậu Thân 1968 có thể gọi là "Tết xuống dường". Ngày ấy ai cũng gọi thế. Không biết ai dùng từ ấy mà trước đây nó chỉ việc đấu tranh chính trị mít tinh, biểu tình rồi sau đó mọi người đều dùng nó để chỉ hành động của bộ đội, cơ quan, đoàn thể lao vào trận đánh lịch sử tổng công kích tổng khởi nghĩa tận các sào huyệt của kẻ thù và đây là sào huyệt đầu não, sào huyệt chủ chốt nhất: Sài Gòn - Gia Định. Những ngày ấy bạn bè gặp nhau đều hớn hớ hỏi: "Có được xuống đường không?". Ai ngập ngừng và vẻ mật ỉu xìu là biết ngay anh chàng phải ở lại rồi. Ở chi huy tiền phương của Trung ương Cục và Bộ chỉ huy Miền đã xuống đường cùng lúc với các đơn vị bộ đội, trước Tết cả chục ngày họp để kịp triển khai hai bước: bước thứ nhất ở bắc Sa Thiên khu vực Bến Cát, cách rạch Thủy Tín khoáng hai cây số, để làm việc với các cánh, các đơn vị. Bước thứ hai, sát ngày N dời xuống Bưng Còng đế giữ được bí mật trong quá trình diễn biến chiến đấu. Công tác quan trọng nhất của cơ quan là tổ chức cách mạng thông tin liên lạc từ chỉ huy sở tiền phương tới phân ban phía Nam, tới các phân khu và các đơn vị chủ lực để đảm bảo chỉ huy không gián đoạn. Nhưng tôi và Tư lệnh tiền phương lại không "xuống đường" cùng cơ quan vì được Trung ương Cục và Bộ chỉ huy Miền được lệnh "lên đường" đi báo cáo thông qua Trung ương kế hoạch của B2, đặc biệt là kế hoạch tổng công kích tổng khởi nghĩa ở Sài Gòn - Gia Định. Tôi sẽ xuống đường sau, chờ vừa kịp ngày kiểm tra việc triển khai của các đơn vị trước khi nổ súng. Thế nhưng thời gian rất hạn hẹp, tôi chỉ có 15 ngày trước ngày N. Vậy phải chọn phương án tối ưu: nửa thời gian lên đường còn nửa thời gian dành cho xuống dường. Phải tìm cách đi nhanh nhất và đường di ngắn nhát. Tôi đã giành được thắng lợi đầu tiên: hai ngày đi, ba ngày báo cáo toàn bộ kế hoạch và xin thông qua, nhận chỉ thị cuối cùng của Bộ Chính trị Trung ương Đảng và hai ngày về. Chuyến đi thần tốc bảy ngày, hai ngày tại chỉ huy sở báo cáo lại công việc và các ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị cho Trung ương Cục và Bộ chỉ huy Miền. Như vậy là tôi còn đúng sáu ngày để xuông đường đến chỉ huy sở của mình, kiểm tra công việc của các phân khu, các đơn vị, chỉnh đốn cái gì chưa ổn, để kịp ngày N ra lệnh nổ súng. Thật là một chuyến đi kỷ lục. Tôi tin rằng nếu biết tôi từ đâu đi đến đâu thì hẳn ít người tin được đây là sự thật vì khó mà hình dung được thế này là sự thật 100% phù hợp với những gì xảy ra trong Tết Mậu Thân cũng là các đội phòng không luôn nhẹ nhàng hướng đầu súng theo bầy "chim sắt". Nếu bất thần nổ súng, ít nhất cũng hạ ngay được vài chiếc, nhưng dây không phải là mục tiêu của chúng tôi. Chúng tôi muốn cuộc hành quân được tuyệt dối bí mật và an toàn cho nhiệm vụ lớn hơn. Cuối vòng lượn thứ hai, chiếc trinh sát đi đầu bỗng nhiên chao cánh đổi hướng, đội hình con thoi bỗng nhiên đổi thành hàng dọc. Đội trưởng ra lệnh chuẩn bị. Nhìn lại tất cả chúng tôi đều ngồi phơi mình trên mặt đất trống trải không có một công sự gốc cây, một mô đất lồi lõm nào. Nhưng tốp trực thăng sáp lại đội hỉnh rồi bay luôn về hướng Sài Gòn. Không ai hiểu rằng nó không phát hiện ra chúng tôi hay đã phát hiện mà bỏ đi một cách khó hiểu. Tất cả lại tiếp tục hành quân. Cô bé chiến sĩ xinh đẹp ngây thơ chép miệng: "Tiếc quá, dễ hạ chúng quá mà, sao các anh không bắn". Một cậu báo vệ tên Dũng đi bên cạnh người: "Tới đây tha hồ cho đồng chí Cúc bắn". Cúc trả lời: "Tôi mà có súng thi tôi bắn tất cả bọn giặc nào tôi gặp, chúng nó ác lắm". Sau chuyến hành quân này, Cúc và Dũng đã yêu nhau. Nhưng sau Mậu Thân, Dũng đã không trở về vì một loạt bom B.52 đã trùm lên trận địa nổ sập hầm tổ bảo vệ.

        Tại sở chỉ huy tiền phương, tôi đã làm việc với các đồng chí Tư lệnh các đơn vị chủ lực Phân khu 1, 4, 5, 6, còn hai phân khu 2 và 3 do phân ban phía Nam trực tiếp vì liên lạc bộ khó khăn. Mặc dù thời gian quá ít, có nhiều trở ngại, mọi người đều cùng hứa nỗ lực tối đa để hoàn thành nhiệm vụ và đều tin tưởng. Trong cuộc hành quân len lỏi bí mật qua vùng địch, giữa các đồn bốt, gay go nhất là các pháo thủ. Tuy chỉ là pháo nhẹ, trong đó có pháo phản lực 122 ly lần đầu xuất trận, nhưng toàn phải mang vác trên vai nên thật là vất vả. Đã có đơn vị bị chậm một ít, đã có trận địa pháo phải di chuyển bố trí lại vì địa hình sình lẩy ven đô. Nhưng nói tới tinh thần quyết thắng, đạp bằng mọi gian khổ, cán bộ và chiến sĩ Mậu Thân thật là anh dũng tuyệt vời. Năng suất công việc của họ bằng chục lẩn ngày thường. Sức mạnh sinh ra từ ý chí. Trong những ngày Mậu Thân có lúc vì công việc cần thiết tôi đã thức trắng liền ba ngày đêm mà sức khỏe vẫn bình thường, trí tuệ vẫn minh mẫn, làm việc không gián đoạn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #211 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2017, 02:37:54 am »

     
        Cuối cùng sau khi phái một số cán bộ cao cấp của sở chỉ huy đi lên phía trước trực tiếp với các đơn vị thì giờ G sắp điểm. Ngồi tại hầm chỉ huy sở, chúng tôi đã nghe đủ loại súng đạn của ta và địch thi nhau nổ. Trái sáng từ trên trực thăng bắn ra soi sáng quanh đô thành như ban ngày. Đúng như một ngày hội.

        Nhưng rồi suốt ngày mồng 1 đánh nhau tại sở chỉ huy chúng tôi vẫn không nắm chắc được tình hình vì khó mà ngờ tới. Có điều là trong chuyến đi ấy tôi phải mang theo một kế hoạch khổng lồ nhưng không được ghi vào dù là một mảnh giấy nhỏ - bí mật tuyệt đối và không cho phép một sơ hở nhỏ nào. Tất cả phải ghi vào óc mình và nhả ra từ miệng mình kể cả những gì phải báo cáo và những gì nhận chi thị. Trong đời bộ đội, đây là nhiệm vụ rất hiếm mà tôi phải tiến hành đơn thân độc mã như vậy, một mình mình biết, một mình mình hay. Tôi có cảm giác, trong suốt chuyến đi và về, hình như những người xung quanh mà tôi gặp đều có vẻ tò mò dòm ngó mình và mỗi lần như vậy, tôi lại cố gắng tỏ rõ ra bề ngoài sự ung dung thư thái của một anh chàng du lịch thanh nhàn. Cho đến khi được ngồi báo cáo lại với các anh Trung ương Cục, tôi mới thở phào khoan khoái rằng mình đã an toàn và công việc đã xong xuôi. Tới bây giờ, nhớ lại chuyến đi ấy, tôi vẫn còn đầy đủ cảm giác phấn khởi vì hoàn thành nhiệm vụ. một nhiệm vụ nặng nề và quan trọng đầu tiên của Mậu Thản.

        Báo cáo xong và nhận chị thị cuối cùng ở chỉ huy sở cơ bản, tôi vội vã xuống đường, đến chỉ huy sở tiền phương. Lần này thì không còn như chàng du lịch thanh nhàn được nữa mà rõ ràng là hết sức khẩn trương để tới nơi càng sớm càng tốt, cái khẩn trương có thật từ bên trong và cũng lộ ra bên ngoài. Có khác là quanh tỏi giờ đây đông đảo, tấp nập bạn bè đồng đội và mọi người đểu chia sẻ với nhau sự hán hoan được xuống đường, nhìn nhau thông cảm nỗi lo lắng, vội vã và trách nhiệm của mỗi người, mỗi đơn vị. Bom. pháo không ngớt nổ bên cạnh, máy bay địch các loại từng lúc gầm rú trên đầu, thương vong thỉnh thoảng lại xảy ra trên đường hành quân, nhưng mỗi khuôn mặt đều mang sắc thái ngày hội, mỗi gặp mắt ánh lên niềm tin vui. Đường ra trận có bao giờ êm thấm. Mỗi "chinh phu" không nhất nhất trở về. Vậy mà từng đoàn quân rầm rập lao về phía trước với khí phách lở đất long trời. Ôi! Người chỉ huy nào nhìn đoàn quân xung trận như vậy mà không tự hào, tin tưởng. Đó là khí thế Mậu Thân.

        Đêm hành quân, ngày cũng hành quân. Đường xuyên qua đồng trảng rộng. Không có cách nào tránh, lại không thể ngừng đi. Cả đoàn chúng tỏi bẻ lá ngụy trang cẩn thận từng tốp, vượt nhanh. Đặt trinh sát ở bìa rừng, tổ chức vài đội súng phòng không nhẹ cùng đi. Ra đến giữa trảng trống, thinh lình một tốp trực thăng bốn chiếc gồm một trực thăng trinh sát và ba võ trang xuất hiện. Đội trưởng hành quân ra lệnh cho mọi người ngồi xuống, không động đậy giống như những cụm chồi xanh trên đóng cỏ úa, chỉ được bắn khi có lệnh. Trực thăng bay ngang qua trên đầu, tưởng yên lành. Không ngờ chúng lại vòng lại, lượn một vòng rồi hai vòng. Tất cả chúng tôi bình tĩnh ngồi yên, quan sát và chờ lệnh nổ súng nếu cần, nhận báo cáo từ nội thành và các hướng không liên tục, thiếu chi tiết để phán đoán và chỉ huy. Trách nhiệm rất nặng nề. Phân công cho đồng chí Tham mưu trưởng trực chỉ huy tại sở, tôi Tư lệnh cùng một bộ phận nhẹ lao lên phía trước, xác định tình hình tại chỗ và giải quyết trực tiếp các tình huống chiến đấu. Trong chiến tranh vẫn có trường hợp như vậy. Trong lúc này xuyên qua vũng ven không dễ dàng. Địch ngăn chặn quân ta mà tôi lại đi xuồng nhó dọc sông Sài Gòn sát bờ. Nhưng không qua được trước mặt thị xã Thủ Dầu Một vì đèn sáng quá cỡ, trực thăng rà, soi liên tục, tỏi phải đổ bộ lên Bình Mỹ và vào ngay một ấp chiến lược. Ghé một nhà dồng bào, vỏ dưa hấu đãi bộ đội còn đầy một nong giữa sân. Nghĩa là có bao nhiêu dưa đồng bào đã đem cho bộ đội đi qua. Thế mà chúng tôi vừa tới, bà chủ nhà tháp nén hương vái trước bàn thờ rồi lấy nốt hai trái dưa to, đen tuyền từ trên ấy xuống, chúng tôi chưa kịp ngăn lại bà đã xẻ ra từng miếng mời ăn cho đỡ khát. Ôi! Nhân dân ta yêu mến Bộ đội Cụ Hồ biết chừng nào. Tôi gặp các đơn vị trưởng trên bờ Rạch Tra, hỏi tình hình, góp ý kiến, ra vài lệnh cụ thể nhanh chóng để các đồng chí về ngay đơn vị. Chúng tôi thoát chết ở đây hai lần. Làm việc xong với một đơn vị, vừa di chuyến đến đơn vị khác thì nơi làm việc đã bị giội bom tan nát. Chúng không có nhiều bộ binh ở đây để ngăn chặn, đồn bốt đều cố thủ không dám ra khỏi công sự. Nhưng máy bay các loại thì chúng không thiếu, lần lượt bắn rốc-két đại liên, thả bom nổ, bom cháy, thậm chí liệng đạn pháo xuống từng công sự nêu phát hiện. Trên bầu trời luôn luôn có trên chục chiếc như vậy. Sau cùng chúng tôi phải làm việc ngoài vườn mía ngụy trang cẩn thận và luôn di chuyển, xen kẽ với các đoàn binh từ phía sau tới và đoàn tài thương ngược về hậu phương.

        Trong những trường hợp này nhiều khi giống như may rủi mà thôi, mảnh bom, mảnh đạn không biết tránh ai. Vấn đề là luôn bình tĩnh bất cứ trong tình huống nguy kịch nào và đừng bao giờ nghĩ đến cái chết và cái sống. Cái chết thường đến với người sợ chết. Nhưng vượt được làn ranh giữa cái sợ vốn là bản chất tự nhiên của con người với cái không sợ của người chiến binh xông trận không phải dễ dàng. Hầu như những con người Mậu Thân đã vuợt được làn ranh ấy.

        (Rũt từ “Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm" -của thượng tướng Trần Văn Trà. NXB Quân Đội - 2005).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #212 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2017, 02:39:54 am »

       
TIẾNG GỌI CỦA MÙA XUÂN

Tùy bút                  
NGƯYẾN TRUNG THÀNH        

        Mùa Xuân đã gọi.

        Mùa Xuân đã gọi, giục giã và thiết tha.

        Sao tôi cứ nghĩ rằng có lẽ năm nay, không ở đâu bằng ở đây, trên chiến trường Việt Nam, người ta lại nghe thấy tiếng gọi của mùa Xuân dội vang, thôi thúc đến như vậy. Chưa bao giờ tiếng gọi của mùa Xuân làm náo động lòng người và mang đầy những dự báo say sưa, sôi sục như mùa Xuân năm nay của chúng ta.

        Vẫn còn những cơn mưa miền Nam dai dẳng gõ đều đều trăm nghìn ngón tay nhỏ lên tấm ni-lông choàng vai của người lính ra đi. Gió vẫn se se lạnh thổi ngược những cành lá ngụy trang ròng ròng nước mưa bạt hẳn vể phía sau, làm cho cái dáng đi tới xăm xăm của những người lính trông càng giống lúc họ ôm những cây bộc phá dài lao lên cửa mở. Đường sá vẫn lầy lội hằn sâu những vết chân trượt dài của những người khiêng pháo té nát bả vai dưới hàng tạ thép vất vả đi trong mưa. Và những dòng sông chúng tôi vượt qua thì còn chưa chịu vơi cơn lũ lớn mùa dông, sóng nước đỏ ngầu réo vang bên mạn con đò đưa bộ đội sang ngang...

        Ẩy vậy mà mùa Xuân đã gọi rồi đó, vang dội và giục giã quá chừng. Cái mùa Xuân ta hằng cháy lòng mong đợi, cái mùa Xuân chúng ta hằng chuẩn bị bằng mồ hôi, nước mắt và máu, bằng trăm nghìn trận đánh quyết liệt và trăm nghìn cuộc khởi nghĩa kỳ lạ suốt mấy mươi năm trời qua.

        Anh nghe thấy chăng, tiếng gọi vang dội của mùa Xuân?

        Trong căn lều sở chỉ huy dựng vội bên đường hành quân, anh trợ lý tham mưu nheo cặp mắt trũng sâu vi mất ngủ, nghiêng đầu, ấn bàn tay chai cứng vì lạnh vạch đậm một mũi tên đỏ chói trên tấm bản đổ tác chiến. Rồi anh hơi ngả người vể phía sau, đăm đăm ngắm mãi cái mũi tên vạm vỡ nhọn hoắt đang lao tới trên tờ giầy mở rộng xanh mượt. Lòng anh bỗng dấy lên một nỗi rạo rực bồi hồi như anh chưa hề bao giờ bắt gập trong suốt cuộc đời chiến đấu từng trải của anh. Phải rồi, anh vừa vẽ
lên tấm bản đồ quê hương cái dáng di mạnh mẽ của một mùa Xuân, của mùa Xuân hằng mong đợi đó.

        Anh ngửng lên, ngước nhìn ra ngoài trời. Bên ngoài, trước căn lều chỉ huy sở tác chiến, trong cơn mưa vẫn rơi xiên xiên rát mặt, bộ đội đi, bộ đội đi, trùng điệp. Cái mũi tên đỏ của anh đang đi đó, dang lao tới đó. Họ say sưa, hăm hở đi tới một mùa Xuân.

        Không, nói như vậy chưa hẳn đã là hoàn toàn đúng. Chính mùa Xuân đang nở ra trên mỗi bước chân đi tới của người lính. Họ đi, mang tự trong đáy lòng, trong trái tim, và cả trong lòng súng thép một mùa Xuân hằng mong đợi, hằng chuẩn bị, đến chiến trường.

        Hai trăm năm trước, những người áo vải Tây Sơn khỡi nghĩa từ Phú Xuân theo vị anh hùng Nguyễn Huệ râm rập ra đi về phương bắc trong cuộc hành quân lịch sử băng suốt dọc dãy Trường Sơn, đánh trận quyết chiến vĩ đại vùi thây hai mươi vạn quân Thanh trên bãi Tây Long, chăng phải là họ đã mang theo với họ đến cho thủ đô Thăng Long cả một mùa Xuân rực rỡ đó sao! Chính vì họ đã đến mà mùa Xuân theo với họ trong cuộc hành quân thần tốc kỳ diệu đã đến trên gò Đống Đa, trên đồn Ngọc Hồi và trên bải sông Hồng ngập đầy xác giặc.

        Có điều gì đó thật là giống nhau giữa cuộc hành quân lịch sử của cha ông ta xưa và cuộc ra đi của chúng ta hôm nay. Chúng ta đi hôm nay đây cũng vậy, mang mùa Xuân đến cho chiến trường, cho Tổ quốc. Chúng ta đi hôm nay đây với tâm hổn của những người lính Nguyễn Huệ.

        Hai trăm năm qua, hôm nay trên non sông đau thương và thân yêu, một lần nữa Xuân của đất nước gọi chúng ta vang dội.

        Mùa Xuân đang gọi chúng ta, đâu phải chỉ từ phía trước. Nó gọi chúng ta tự trong đáy lòng sôi bỏng của chúng ta. Nó gọi chúng ta tự trong lòng cây súng thép nóng hổi mà chúng ta đang vác đi trong mưa vậy. Và thiêng liêng thay, đối với chúng ta, mùa Xuân không gọi chúng ta bằng một tiếng chim thanh hay một đóa hoa mai nở sớm. Nó réo gọi chúng ta bằng hai tiếng nồng cháy và dữ dội: Báo thù! Báo thù!

        Phải rồi, đây không phải là một mùa Xuân bình thường. Đây là một mùa Xuân báo thù.

        Có ở đâu như ở đây, những lính khởi nghĩa lại ra đi từ những hận thù cao ngút như chúng ta đã ra di? Có người lính khởi nghĩa nào đã từng ra đi với một đòi hỏi báo thù ghê gớm và cấp bách, báo thù một trận tử chiến như chúng ta hôm nay?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #213 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2017, 11:03:03 pm »

      
        Đâ mấy nghìn đêm rồi chúng ta di trên mảnh đất này đau đớn. Trong những đêm hành quân ra trận đó, mạt đất quê hương thắm thì nói với
chúng là bao nhiêu căm giận, anh nhớ chăng?

        Người đồng đội vác quả bộc phá dài đi cạnh chúng tôi đang nói, tiếng nói của anh thám thì như tiếng nói của mật đất, của làng quê, như tiếng dội đều đều của cơn mưa đêm. Anh là chiến sĩ xung kích. Anh đã có vợ, và chị ấy đã bị bom Mỹ giết bằng lựu đạn chứa hơi độc năm trước trong một chiếc hầm tránh pháo tự tay anh đã đào cho vợ trước ngày ra đi. Anh không kế được chi tiết nào về cái chết thảm khốc của vợ. Anh chỉ nói về cái "đêm tân hôn của vợ chồng anh”. Nhà anh nghèo quá, mấy sào công điền chia hồi chín năm chúng nổ cướp phăng cả rồi. Đêm đám cưới, đợi cho bà con hàng xóm ra về hết, anh nắm tay vợ, nói nhỏ:

        - Em ở nhà với mẹ, anh đi đây, mai sớm anh về.

        Anh mặc một chiếc quẩn cộc, khoác một manh áo cộc tơi tả tấm lưng đen cháy, vác cái nhủi ra đi trong mưa. Anh di nhủi cá ở cái đầm đầu làng, sáng mai cho mẹ mang ra chợ bán mua một lon gạo nuôi ba mẹ con thêm một ngày.

        Còn đồng chí đoàn trưởng đang đi ở phía trước chúng tôi, vợ anh bây giờ đang ở đâu, anh không rõ. Ngày anh trốn làng, vượt mấy chục bót gác dân vệ, băng ba sông hai núi, ấp chiến lược đi tìm đội ngũ cách mạng, bọn giặc bắt vợ anh, trói lại, rồi gánh một gánh đầy những con trùn đất nhò ly ty, đổ vào hai ống quần chị, cột túm cứng hai ông quần lại. Chị kêu thét suốt đêm vang cả xóm làng: "Trời ơi! Nhiều quá! Nhiều quá!..,

        Và người chiến sĩ trinh sát nhỏ nhất của dơn vị chúng tôi đang đi cạnh đoàn trưởng đó, em mới mười sáu tuổi đầu. Ngày em đến với chúng tôi, em đứng thẳng trang nghiêm như một người lính đã già dặn, em nói với chúng tôi:

        - Các anh cho em nhận một khấu súng, loại súng nào to nhứt đó. Chúng nó giết cha em rồi.

        Thằng Mỹ kéo cha em ra một bãi cát. Nó có một dao găm nhỏ đeo hông nhưng nó không dùng tới. Nó rút ở cái ống đũa trên bàn thờ mẹ em một chiếc đũa mun đen bóng, cẩn thận vót thật nhọn, rồi đâm lút cả chiếc đũa, từ từ, chậm rãi vào giữa ngực cha em, đúng chỗ quả tim...

        Mặt đất này của chúng ta, làng xóm quê hương chúng ta, anh chị em đồng chí chúng ta và cá tự mỗi cuộc đời của chính chúng ta nữa từng thầm thì nói với chúng ta bao nhiêu điều như vậy, kể sao cho xiết, suốt cuộc hành quân dài đã mấy nghìn đêm nay.

        Chúng ta đã giết biết bao nhiêu thằng Mỹ thằng ngụy, đã nhổ phăng bao nhiêu đồn bốt giặc cho mùa Xuân đến trên dải đất này. Nhưng mùa Xuân vẫn chưa đến, mùa Xuân còn réo gọi đó. Máu đồng chí đồng bào còn réo gọi dó. Lần này ra quân đây, phải diệt cho sạch, phải lau cho khô máu và nước mắt của những người thân và của chính ta nữa trên non sông này.

        Hoa mai và hoa đào chỉ có thể nở trong trận báo thù thiêng liêng và vĩ đại này.

        Mùa Xuân đang réo gọi, cấp bách vô cùng.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tám, 2017, 07:40:47 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #214 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2017, 07:42:53 am »

         
*

*      *

        Nghe nói một lần có một nữ thi sĩ ngoại quốc nào đó đến thăm nước Việt Nam đang chiến dấu của chúng ta đã nói: "Tôi đến Việt Nam tưởng sẽ phải nhìn sâu vào một giếng thấm đầy nước mắt. Nhưng kỳ lạ thay, chính trên dải đất Việt Nam khói lửa ngút trời vào bậc nhất trên thế giới này, tôi lại tìm thấy sự bình tĩnh kỳ diệu trong tâm hồn mà tôi không tìm thấy được trên khắp trái đất ngày nay".

        Nhà thơ ấy đã đem tâm hồn xao dộng của minh đến soi vào tâm hồn bình tĩnh của chúng ta, và sự bình tĩnh vững vàng của chúng ta đã làm nguôi tấm lòng dày xé của bà. Bà đã nói, cảm động, chân thành:

        - Cám ơn Việt Nam! Cám ơn Việt Nam!

        Còn chúng ta thì chúng ta hiểu vì sao chúng ta có được sự bình tĩnh làm yên lòng được cả loài người tiến bộ đó. Chúng ta bình tĩnh vì chúng ta đã nắm chắc khẩu súng này đây. Cũng chính vì vậy mà hôm nay chúng ta mới nghe được tiếng gọi của mùa Xuân vang dội và gần gũi đến thế.
Chúng ta đã di qua mấy mùa đồng khởi, chúng ta đã ghì nát dưới bàn chân vạn dặm của mình cái thây ma chiến tranh đặc biệt nhầy nhụa hôi thối. Chúng ta đã vượt qua mấy mùa khô và mấy mùa mưa vẻ vang làm chấn động lòng người và làm khiếp vía quân thù. Chúng ta lại mở đầu một Đông - Xuân mới rực rỡ chưa từng có bằng những Lộc Ninh, những Bến Tre, những Bù Đốp, những Đắc Tô...
Nếu như ngày hôm qua chúng ta đã bình tĩnh đến làm kinh ngạc kẻ thù và cả những người bạn chúng ta ở khắp nơi, thì chưa bao giờ sự bình tĩnh của chúng ta vững chãi, mạnh mẽ như hôm nay. Mùa Xuân đã đến với chúng ta, gần lắm. Mùa Xuân đã đến, cách chúng ta cuộc chiến đấu sinh tử này. Từ bên kia của cuộc chiến đấu và chiến thắng vĩ đại mà ta đang hăm hở đi vào đây, mùa Xuân vẫy gọi chúng ta.

*

*       *

        Hãy đi tới mùa Xuân, hỡi đoàn quân Nguyễn Huệ của thời đại Hồ Chí Minh!
Hãy làm cho cả đất nước ta trở thành một Đống Đa, một Thăng Long ngập đầy xác những lữ đoàn Mỹ, những chiến đoàn ngụy, và trên xác giặc ngổn ngang sẽ nở thắm hoa mai và hoa đào!

Xuân 1968         

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #215 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2017, 08:04:48 am »

     
SÀI GÒN TA ĐÓ !

Bút ký              
PHƯỢNG NGUYÊN        

        Tôi dừng lại trên bến Bạch Đằng. Chiều ba mươi Tết, cảnh sóng nước, tàu bè bỗng gợi trong tôi một thoáng buồn, như trước một cái gỉ không thay đổi... Người Sài Gòn chúng tôi dễ có cái tâm trạng đó: cuộc sống cứ như vậy mà lún xuống, lún sâu xuống mãi. Lún xuống trong màu xám của trời chiều. Lún xuống trong cái bằng phẳng của một sóng lặng gió. Lún xuống trong khối sắt thép của những tàu bè kia, với những hàng hóa, đô la, súng đạn... đổ xuống ngày càng nhiều, tràn ngập cả Sài Gòn. Với những binh lính và các loại người Mỹ, cùng các bọn đánh thuê, mà bóng dáng như đã che lấp cả Sài Gòn. Lún sâu xuống mái dưới tất cả các thứ đó!

        Nhưng nào có phải Sài Gòn cam tâm, an phận? Không, xin đừng lầm! Năm ngoái ở Sài Gòn pháo Tết chưa bao giờ nổ vang hơn như vậy. Xen trong tiếng pháo, súng từ trong các đồn bót trong thành phố và quanh thành phố cũng râm ran. Năm nay bọn chúng ra lịnh cấm binh lính không dược bắn súng theo vẫn rộn ràng cùng tiếng pháo... Nhưng có phải như vậy là Sài Gòn, đồng bào và binh lính, sĩ quan ở Sài Gòn, đã nô nức vui Xuân?

        Chẳng ai không hiếu rằng trong những tiếng pháo và tiếng súng ấy có không biết bao nhiêu những nói niềm của người Sài Gòn. Quả thật Sài Gòn có nhiều người dư tiền không biết làm gì nên đã mua pháo đốt. Nhưng Sài Gòn cũng không hiếm những người không tiền, Tết đến vẫn cố mua một ít pháo cho con cái đốt và mình nghe, để phỉnh cái nghèo, cái đói, cái hờn căm, uất ức của minh - đồng thời cũng để chở mong, hy vọng một cái gì, như xưa nay vẫn quen chờ mong, hy vọng vào những dịp đầu Xnàn

        Những chờ mong, hy vọng ấy nhiều khi rất mơ hổ: một sự đổi thay nào đó. Chưa biết đổi thay như thế nào. nhung nhất định phải đổi thay. Cuộc sống ba trăm sáu mươi lăm ngày cũ của những năm tháng qua, nhất định không thể kéo dài!

        Nhưng đối với số đông của người Sài Gòn hầu hết thì đó là những mong chờ, hy vọng đã trở nên rất cụ thể, có đầy đủ nghĩ suy, căn cứ . Đó

        là bọn ngụy kia như đám cô hồn, phải được xua tan! Lũ Mỹ ác quỉ, bị quét sạch. Mùa Xuân này là của chúng ta, đất nước này của chúng ta, chúng ta tự xây dựng lấy ấm no, hạnh phúc cho ta.

        Những chờ mong, hy vọng ấy ngày càng vang lên trong tiếng pháo ở Sài Gòn vào những dịp Tết gần đây, nhất là Tết năm qua mà:

        Tin mừng thắng trận nở như hoa và năm nay:

        Thắng trận tin vui khắp nước nhà!

        Nào phải Sài Gòn chúng ta cam tâm, an phận, nhưng sao chiều ba mươi đó tôi vẫn thấy nao nao lòng? Sông nước trước mặt tôi hun hút, tàu bè san sát, và sau lưng tôi những vòng kẽm gai như siết chặt lấy tôi. Những vòng kẽm gai bao quanh Bộ Tư lệnh hải quân của chúng ta, những vòng kẽm gai ngăn cả các lối ra trên bến của những con lộ lớn Sài Gòn: Hai Bà Trưng, Tự Do, Nguyễn Huệ, Ham Nghi... Những gì sẽ đến trong mùa Xuân mới, và đón bằng cách nào?

        Nhưng tiếng súng mùng hai đó đã đánh tan hết mọi thứ hoài nghi, những chút cam tâm, an phận nào còn sót lại trong người Sài Gòn chúng ta. Và đến nay cả Sài Gòn vẫn còn chưa hết ngạc nhiên, nô nức!

        Sài Gòn ước mơ, trông chờ, nay mới bắt đầu có dịp lùng bắt ác ôn, dự những cuộc nhân dân xử án, và chào mừng chính quyền của mình ở phường, khóm, ấp...

        Sài Gòn cũng chưa bao giờ được nhìn tận mặt hung thần của giặc đến như vậy! Người ta tưởng chúng chỉ đem đến đây xa hoa. trụy lạc, cùng lắm là cánh sát, nhà lao, còn chết chóc, hủy diệt thì ở đâu kia; Củ Chi, Chiến khu Đ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên xa xôi. giới tuyến địa đầu... Nhưng nay Sài Gòn cũng đã bắt đầu có Bàn Cờ, vùng chùa An Quang, chợ Thiếc, Phú Thọ, Bình Tây, Xóm Mới, Gò vấp, ngã ba Cây Thị, ngã năm Bình Hòa...

        Và người bị lùa bắt bất chấp các thứ dư luận trong, ngoài nước, đến không còn có chỗ giam. Và cán bộ, chiến sĩ cách mạng, đồng bào ta bị hành hạ, bắn giết chẳng kể một thứ luật pháp, hay ngại ngùng nào. Còn đó, mãi mãi còn ở đó, trong trí óc, tâm can ta, trong lịch sứ của Sài Gòn, của miền Nam, của dân tộc, tiếng thét của chị Lê Thị Riêng đả đảo chúng trên đường Hồng Bàng, trong đêm mùng hai chúng chở chị đến cùng với một số chiến sĩ cách mạng khác, lia vào những băng đạn hậm hực và hoảng hốt..

        Còn đó trên mặt giấy trắng tấm hình của tờ Thời báo (Times), với tên đổ tể Nguyễn Ngọc Loan thắng tay chĩa súng ngắn bắn vào thái dương một chiến sĩ ta đã sa vào tay chúng trong trận đánh Bộ Tư lệnh hải quân. Tấm hình với câu giải thích chúng đã đi vào lịch sử bán nước của tên tay sai khát máu đó, bảo rằng hắn đã tàn sát chiến sĩ ta vì "họ đã giết quá nhiéu người Mỹ!"... (Nguyên văn bằng tiếng Anh trong tờ Thời báo số ngày 9-2-1968: "They killed many Americans...").
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Tám, 2017, 10:33:11 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #216 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2017, 10:09:23 pm »


        Không, tội ác của chúng không nói hết được, và vẫn còn chưa chấm dứt, nhưng mùa Xuân, hy vọng, và lịch sử chiến thắng giặc Mỹ của ta đã lật qua trang mới. Người Sài Gòn chuyền nhau những chuyện thần kỳ: ba anh chiến sĩ giải phóng quân kia bắn hết đạn, vứt súng đi mà bọn chúng chưa dám xông tới. Những cô gái mười tám, mười chín tuổi, một thân một mình chống lại cả đại đội chúng bao vây, gọi hàng, nhưng vẫn từng phát một bắn đến viên đạn cuối cùng. Một chị như vậy đứng nấp trong một gian hố bắn ra. hai chân bị hở bên dưới nên chúng ngắm dồn vào quét đạn. Chân chị bị gây nát, chị qụy xuống, tiếng súng nghẹn đi. bỗng lại nối tiếp, dòn dã, kéo dài... Đến khi súng im hẳn, chị hết đạn, chúng tràn vào dược phía trong nhà thì thấy chị đã trói mình vào vách để được đứng thẳng tiếp tục bắn chúng nó... Nghe nói có một nhà tư sản ở bên cạnh đã đứng trên gác nhìn theo chị từ đầu đến cuối trận đánh, và đến nay mỗi sáng uống cà-phê điểm tâm ông ta vẫn gọi thêm một ly để riêng ra cùng chị.

        Bao nhiêu những câu chuyện như vậy và những chuyện khác không thể nối nên lời, chỉ biết thán phục, trầm trồ: "Tài quá, thánh, xuất quỉ nhập thần, quá sá, số dách1", năm - bơ oan2.

        Vì giải thích thế nào cuộc tiến đánh đồng loạt như vặy của các anh chị vào Sài Gòn, ở những nơi như tòa đại sứ Mỹ, dinh Độc Lập ngụy, mà người bình thường nào cũng hiểu là rất cẩn thận. Thêm vào chúng không ngớt rêu rao, ví như tòa đại sưa kia đã được xây dựng trong bao nhiêu năm trời, bằng thứ vôi gì, gạch gì, cửa kính gì. Hay sân bay Tân Sơn Nhất đã được phòng thủ thế nào, nhất là từ ngày chúng cho là trên chiến trường đã xuất hiện loại hỏa tiễn của ta có thể bắn bất cứ vào đâu!

        Cũng như sự quan trọng cần phải đặc biệt bảo vệ của dài phát thanh, cơ quan Tổng tham mưu. Người ta đã nói nhiều về các nơi đó, riêng tôi thi vẫn không quên phút nao nao lòng chiều ba mươi Tết, trên bến Bạch Đằng

        Các anh các chị đánh vào Bộ Tư lệnh hái quân của chúng ở đây, các anh các chị đã đến bằng con đường nào? Qua mặt sông Sài Gòn hun hút và san sát tàu bè kia? Hay là từ phía sở Ba Son nghiêm cấm nhất của chúng? Hay đổ ra từ các ngả lộ phồn hoa Hai Bà Trung, Tự Do, Nguyễn Huệ, Hàm Nghi chằng chịt kẽm gai và thùng phuy chồng chất.

        Đến nay chỉ có thể tóm tất chiến công phi thường của các anh chị em bằng những câu quá gọn như thế này: các anh chị đã đánh rốc từ tầng dưới lên tầng tư tòa đại sứ Mỹ, giết chúng ngổn ngang trong các căn phòng chằng chịt. Các anh chị đánh từng tầng một lên tầng hai đài phát thanh Sài Gòn, chiếm giữ đến sáng, tiêu diệt hàng trăm tên lính dù đến bao vây. Hết đạn, các anh các chị xin được nổ mìn, đã phá tắt ngấm đài Sài Gòn, chúng chí còn dùng tạm đài quân đội ngụy.

        Còn những sự dũng cảm có một không hai của các anh chị, mưu trí tuyệt vời của các anh chị, thì chỉ có khi nào vôi gạch, sắt thép nói dược tiếng người mới kể lại được hết cho chúng ta nghe những chi tiết lạ lùng lúc ba giờ khuya hôm đó, sau ba giờ khuya hôm đó, đến sáng, đến trưa ngày mùng hai, mùng ba. mùng bốn, như đối với các anh chị từ dinh Độc Lập đã rút qua cao ốc đường Nguyễn Du, đánh tới viên đạn cuối cùng, ở đây, dưới chân các anh chị là chúng nó, xung quanh các anh chị chỉ những bức tướng cao, và sắt thép, vôi gạch đang xây cất dở dang, là được chứng kiến đến cùng những câu chuyện thần kỳ của các anh chị!

        Các anh chị, những người đi vào lịch sử, các anh chị là ai?

        Lần này, chúng nói nhiều đến những "lính Cộng sản Bắc Việt" như một nỗi kinh hoàng và ám ảnh! Nhưng sao những tên từ các vùng Viễn Tây xa xôi của Hoa Kỳ, từ Tếch Xa, Chicago, Hoa Thịnh Đốn có thể sang bắn giết trên miền Nam chúng ta? Sao những tên lãnh tiền Mỹ từ Úc, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Nam Hàn, Thái Lan, có thế sang kiếm ăn trên xác đồng bào ta tại đây, mà những dòng máu ruột rà chúng ta lại có thể bị cấm đoán, không được chảy từ trái tim Hà Nội, từ đất tổ miền Bắc vào trên miền Nam cùng da thịt, xương tủy này của chúng ta, đế góp phần giải phóng quê hương, bảo vệ Tố quốc?

        Sài Gòn ôm riết các anh chị vào lòng. Sài Gòn nối dài con "đường mòn Hồ Chí Minh" từ Hà Nội, từ khắp miền Bắc vào đây - "đường mòn Hồ Chí Minh" không như chúng rêu rao là những con đường nào vắt vẻo đâu trên những đỉnh Trường Sơn, hay xuyên qua những rừng rậm trên đất Lào, Campuchia - mà là con dường xuyên qua trái tim của hơn ba chục triệu đồng bào ta từ Bắc đến Nam. Con "đường mòn Hồ Chí Minh" ấy của chúng ta chạy thẳng vào Sài Gòn, đưa các anh chị đến tận tòa dại sứ Mỹ, dinh Độc Lập ngụy, sân bay Tân Sơn Nhứt, bộ Tổng tư lệnh hải quân, bộ Tổng tham mưu... và bất cứ những nơi nào khác trong thành phố mà các anh chị sẽ tiến vào!

-------------------
        1. Số một.

        2. Số một (phiên âm theo tiếng Anh).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #217 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2017, 08:57:03 pm »

         
        Quả các anh chị đúng là nỗi kinh hoàng, khủng khiếp của chúng. Nhưng chúng còn khủng khiếp, kinh hoàng bao nhiêu khi biết rõ các anh chị không phải ai xa lạ, mà là những người của các đường phố Sài Gòn, vẫn thường chạm mặt chúng ở quanh chợ Bến Thành, ở từ Trị Thiên, Nam Ngăi vào gắn liền với Sài Gòn.... Những người từ miển Bắc, có gia đình "đi cao su" những bốn chục nâm về trước, hay mới bị lùa vào năm 1954. Nghĩa là những con người của Sài Gòn.

        Những người đã từ Sài Gòn ra một năm trước đây, một tháng trước đây, một tuần trước đây... nay trở vào. Có người vẫn ở Sài Gòn, chiều ba mươi, sáng mùng một, hớn hở dẫn các anh chị đi chơi phô', khuya không ngờ lại được các anh chị cho xách súng đi theo, hòa vào dòng thác của đội ngũ những người anh hùng, và thật sự đã trở thành anh hùng trong một chiều, một tối.

        Có người như cô em kia, con một gia đình trước nay chuyên sống về gánh nước mướn, máy đêm sau mới gặp được các anh chị, nằn nì xin theo, dầu để nấu cơm, làm chướng ngại vặt, hay cầm súng canh gác, bắn giặc hoặc khiêng thương, và có những mưu kế tài tình gởi các chiến thương ta chưa kịp đưa ra... Chúng chỉ nghĩ các anh chị là những đặc công mưu trí. những đội quân chinh quy miền Bắc, oai hùng, những lực lượng giải phóng quân miền Nam dũng cảm. Chúng không biết các anh chị là đội ngũ trùng trùng điệp điệp của quân cách mạng ở ngay tại Sài Gòn, và chỉ trong một ngày, một buổi, đã trở nên những anh hùng không ai ngờ tới!

        Và các anh nữa, các anh cho phép tôi lướt qua các anh mấy câu, về anh sĩ quan hải quân kia đã xả súng bắn từ dưới tàu của chúng lên Bộ Tư lệnh hải quân, khi nghe trên bờ súng ta nổ ran. Về các chiến sĩ chiến xa tai trại xe thiết giáp của chúng ở Gò Vấp đã hối hả lái xe xuống mong kịp tiếp tay, khi nghe súng ta bắt đầu nổ vào cơ quan Tổng tham mưu và sân bay Tâ11 Sơn Nhất. Về các anh lính phòng vệ dinh Độc Lập mà câu chuyện đang ghi thành bộ: "Chuyện năm anh lính phòng vệ”, còn hào hùng hơn bao nhiêu lần bộ tiểu thuyết võ hiệp nổi danh của Pháp: "Ba chàng ngự lâm pháo thủ"...

        Hôm nay tôi chỉ đuợc nói lướt qua về các anh như vậy, nhưng cũng không thể không nói, vì các anh cũng là những con người của Sài Gòn, đã làm rạng rỡ cho Sài Gòn, cũng như cô em gánh nước thuê kia, cùng như các chiến sĩ Sài Gòn khác đã ra ngoài từ một năm nay, một tháng nay, một tuần nay hay vẫn ở lại Sài Gòn cho đến chiều ba mươi, sáng mùng một đó!

        Chúng huy động tất cả bộ máy chiến tranh tâm lý mong xóa bỏ hình ảnh của các anh các chị trong tâm trí người Sài Gòn. Nào bảo các anh chị đói khổ, cướp phá nhà cửa của đồng bào. Các anh chị quê mùa, ngơ ngác trước các thứ "văn minh Mỹ" trong thành phố: bị các thứ "hoa lệ, mỹ miều, khêu gợi” của chúng lôi cuốn, quyến rũ, gạt gẫm một cách ngây ngô...

        Nhưng đến nay Sài Gòn vẫn không ngớt nhắc nhở các anh chị, "đi Sài Gòn nhớ, ở Sài Gòn thương", những người mà Sài Gòn sẵn sàng lấy tất cả tài sản và tính mạng mình để che chở.

        Chúng ngạc nhiên ư? Chúng phỏng đoán đủ các cách về chuyện các anh chị đã xuất quỉ nhập thần, tiến đánh một lần khắp nơi vào Sài Gòn như vừa rói. Tôi cùng không thể thỏa mãn cho chúng. Tôi rất muốn kể chuyện về Bà X. anh V. má Y, chị Q Tôi muốn lắm, nhưng cuộc tiến công của ta vừa rồi chưa phải là cuộc cuối cùng, Vi vậy tỏi phải nén cái ấm ức muốn kể, được ca tụng, hoan hô những chuyện thần kỳ của đồng bào tôi, những người Sài Gòn, những người Việt Nam ở Sài Gòn.

        Tôi chỉ có thể nhắc đến ở đây những điều ai nấy đều đã biết. Ví như trong một cuộc hành quán vừa qua vào thành phố, một đơn vị ta đã phái người gọi cửa một nha đồng bào để xin trú quân, thì ở một nhà lá cách đó mấy buớc một bà má đã hé cửa ra lên tiếng gọi:

        - Đây, ở đây thầy!

        Anh chiến sĩ ta bước tới. Má tiếp:

        - Thầy xét nhà hả, mời thầy vào.

        Má kéo tay anh vào, anh vội vàng thưa lại:

        - Dạ không, cháu là bộ dội giải phóng...

        Anh đã đứng hẳn phía trong nhà. Má khoát tay, ngắt lời anh lại:

        - Tôi biết, tôi biết rồi. Đồng bào chờ đã lâu, con ra kêu hết anh em vào đây...

        Vậy là các chiến sĩ ta khỏi phải đi tìm nhà nữa, vì đã có nhà má đây, và các nhà khác quanh phố má chỉ cho.

        Những chuyện như vậy có thể gặp bất cứ đâu, ở khắp nơi trong những xóm mái tôn vách lá, và cả trong những khu biệt thự mà lúc mới bước chân tới anh chị em ta không khỏi ngỡ ngàng. Cũng đơn vị trên, đêm sau chuyển quân qua một khu phố khác, phải gõ cửa một tòa nhà lầu hai tầng. Ta gõ một cách ngập ngừng và cánh cửa cũng ngập ngừng mới hé ra. Một người đàn bà mời anh chị em ta vào, và chặn nói ngay từ đầu:

        - Nhà tôi có thằng con trai đi hải quân đang về nghỉ phép.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Tám, 2017, 09:08:22 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #218 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2017, 10:49:55 pm »


        Ta vào, trấn tĩnh gia đình. Đêm đó súng nổ, trong gia đình chỉ cho ta những xấp vải hàng đủ các loại đắt tiền để bán trong tủ kiến, bảo lấy ra chất lên làm công sự. Cuộc chiến đấu tiếp diễn, sáng hôm sau gia đình xin tạm lánh đi, nhưng riêng người con trai hải quân thì tinh nguyện ở lại, với một chú bé nhó mười bốn, mười làm tuổi. Một lính hải quân khác, bạn của anh ta, nhà bên cạnh, cũng đến ở lại với chúng ta. Suốt ngày chiến dấu, họ đã giúp dỡ anh chị em ta rất nhiều, và lúc chúng ta lại chuyển quân họ lại quyến luyến, không muốn rời xa.

        Cũng trong một khu biệt thự khác, toàn gia đình binh lính, sĩ quan và công chức, rạng sáng mùng hai ta lọt vào, và phải nằm lại chiến đấu với bọn chúng vây quanh bên ngoài. Trong cuộc chiến đấu ban đêm, các biệt thự đều đóng kín. Nhưng sáng ra, giữa tiếng súng, một nhà rồi hai nhà lần lượt hé cửa. Những bàn tay phụ nữ đưa cà-phê, cơm nước ra cho chiến sĩ ta. Những thanh niên ra khiêng các chiến si bị thương vào các nhà băng bó...

        Gần trưa, dưới mắt mọi người, ta đã rút ra khỏi xóm, chỉ để lại vài tay súng phụ nữ bắn cầm chừng. Chúng nó dồn vào, ra lệnh người trong các biệt thự phải ra hết để chúng vào quét "Việt cộng". Đồng bào lần lượt kéo đi. Mấy nữ chiến sĩ ta bắn hết đạn, vứt súng xuống còn đang ngần ngừ thì đã có những cánh tay kéo các chị nhập vào đám người gia đình binh lính, sĩ quan và công chức, dạt vào vòng tay các chị mấy em nhỏ, để các chị ẵm đi ra trước những cặp mắt bất lực của bọn Mỹ, ngụy.

        Sài Gòn chúng ta như vậy đó. Sài Gòn trong các ngóc ngách nheo nhóc, và Sài Gòn của các khu biệt thự thênh thang. Sài Gòn của cô em gánh nước thuê, của bà má trong gian nhà lá kia, và của cái gia đình ờ nhà lầu hai tầng nọ, có tủ kiến bán các thứ hàng vải đắt tiền, có con trai đi hải quân. Sài Gòn của những người từ các hè phố ra đi, rồi trở về, và của những anh lính lái xe tăng nọ, của các anh phòng vệ dinh Độc Lập, anh sĩ quan trên chiếc tàu trước bộ Tư lệnh hải quân kia. Sài Gòn của các sĩ quan trưởng Thủ Đức những ngày đêm đó về nghỉ Tết ở nhà, bỗng trở thành đội quân hậu bị đắc lực cho ta, của những nhà buôn, nhà kinh doanh, những công chức trở nên tai mắt và những người che chở tự nguvện cho ta.

        Sài Gòn ta đó, bao nhiêu năm trời đã bị những rác rưởi của xã hội thực dân Pháp, tiếp đến lão phù thủy đội cái mũ lòe loẹt bốn mươi chín ngôi sao, phũ lên một cái vỏ xấu xí, ghê tởm nhưng nay đã được tiếng súng Tết của ta xé toang ra, như những tiếng pháo trừ tà ma, và Sài Gòn trở lại nguyên hình ngà ngọc là Sài Gòn của chúng ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #219 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 03:00:08 pm »

        
ĐÀ NẴNG, ĐÊM TRƯỚC MÙA XUÂN

Bút ký              
NGUYỄN ĐÌNH AN        

        Những ngày cuối năm nhịp sống Đà Nẵng vốn đã quay cuồng càng quay cuồng gấp bội. Từ các "ba" bay ra tiếng nhạc điên loạn, bọn lính thủy đánh bộ Mỹ sắp mất trí vì những cơn bão lửa Đông Xuân của quân ta ở vùng một chiến thuật nốc rượu đến say mèm, ghì chặt mấy con đĩ cười sặc sụa trước khi đi vào cõi chết. Xe cảnh sát dã chiến gầm rít săn lùng thanh niên. Những tay làm ăn mở hết số những "Honda". ”Su-zu-ki" phóng vun vút, xoay một vài "áp-phe" đế khóa sổ tất niên. Những công nhân sở Mỹ, những người buôn gánh bán bưng cũng lo lắng chạy vạy kiếm thêm ít trăm năm hết, Tết đến bao nhiêu món phải tiêu.

        Lính thủy đánh bộ Mỹ đã đến đây hơn 30 tháng rồi. 47.000 tên giặc xâm lăng đã xéo nát cửa biển mỹ lệ và hùng vĩ này.

        Trong cuộc sống quay cuồng của những ngày cuối năm, những đắng cay tủi nhục của cái thành phố mang trong lòng nó cả một căn cứ liên hợp hải lục không quân khổng lồ càng phơi bày lồ lộ, càng hằn sầu nhức nhối.

        Ba đồng một trái ớt, mười đồng một bó rau, 120 đồng một cân bắp cải, 30 đồng một cân gạo. 1.000 đồng chỉ đủ thuê một căn nhà ổ chuột chui rúc trong một tháng. Chủ quyền dân tộc bị xâm phạm, điều đó người Đà Nẵng thấy rõ trong từng bữa ăn hàng ngày.

        Lạ lùng thay, ở cái thành phố lúc nào cùng nhộn nhịp, rối rít. tất bật này người lao động lúc nào cũng nơm nớp lo sợ khổ cực vì thất nghiệp và vì đồng lương chết đói. Làm sở Mỹ một giờ lãnh 25 đồng, tài xế nhất lương một tháng lĩnh 7 đến 8 ngàn đồng, số tiền không phải là nhỏ nhưng sống không dễ dàng chi, bởi rất nhiều chuyện mới nghe tưởng như kỳ quặc nhưng ở đây lại quá đỗi bình thường. Một tháng ở nhiều sở Mỹ công nhân chỉ có từ bảy đến mười ngày có việc làm. Muốn được vào làm sở Mỹ phải có bao nhiêu thứ giấy tờ, bao nhiêu người bảo đảm. Có người đem cả cơ nghiệp để mua những điều kiện ây. Thế rồi đi làm chưa được mấy tháng, số lương thu về chưa bằng số bỏ ra hối lộ đã bị sa thải vì những cớ vô lý. Không để cho Mỹ lấy máu, bị thãi. Tình nghi là "phần tử hoạt động xáo trộn", bị thải. Không kịp lo lót những ông xếp thầy cai mới tới, bị thải. Không để mấy ông chủ "bạn" ôm hôn bóp vú, bị thải. Đã như thế lại không có một khoán phúc lợi bảo hiểm nào nên công nhân rất dễ trượt nhanh xuống vực thẳm vì những chuyện không may. Một anh thợ máy chỉ vào chiếc áo sơ-mi nin-phơ-răng, quân tẹc-gan của mình nói với tôi: "Anh chớ thấy như ri mà cho là bọn tôi bảnh nghe, nhiêu bữa ngồi đàng hoàng ở cà-phê Xướng1 mà bụng đói mắc chết, cái chủ nghĩa thực dân kiểu mới đó như rứa đó. Chúng tôi có chi dự trữ chiến lược trong lưng đâu. Con ốm một vài ngày, mình bị một tai nạn xoàng nghỉ một tuần là nguy lắm. Phải bán hết mọi thứ trong nhà và trong người”. Anh hạ thấp giọng nói tiếp: "Bọn tôi rứa mà còn đỡ, Mấy bà con cô bác ở nông thôn bị lừa ra mới thật là cực hết chỗ nói, được bữa sớm mất bữa tối, một ngày có việc năm ngày nằm không. Mấy người đi ở càng bị ức hiếp đủ điều".

        Một đồng chí cán bộ nội thành nói với tôi; "Cứ nhìn bề ngoài thì chẳng thấy xiềng xích đâu. Thằng Mỹ nó thâm hiểm lắm. Không gông không cùm mà nó giam mình trong cuộc đời nhục nhã ê chề vô cùng". Và anh kể cho tôi nghe một trong những nỗi nhục nhả ê chề làm nhức nhối tâm can người Đà Nẵng là chuyện dĩ điếm. Cũng như ở Sài Gòn, "nhất Mỹ, nhì đì..." là trật tự mới của Đà Năng. Nhưng ngoài một số nhỏ đĩ cỡ lớn có của và có quyền, phần lớn đĩ điếm là những người bán thân nuôi miệng. Gặp một người nào đó trong bọn họ, anh rất dễ nhặn thấy bên trong cái vẻ hoa tàn nhị rữa, có tô hồng chuốc lục, có phơi bày xác thịt, có những nét của một gương mặt trẻ măng hồn hậu, một đôi mắt trong trẻo yêu đời. Và nếu như bằng cách nào đó anh tâm sự được với họ, anh sẽ biết vì sao họ phải đi vào con dường nhơ nhớp ấy, vì sao họ không tìm cách rời bỏ cuộc đời khốn khổ này. Một cô nữ sinh nhí nhảnh bị mấy thằng ma cô (con đẻ của tiểu thuyết và phim ảnh Mỹ) phỉnh cho uống nước cam phà thuốc kích dục (thuốc này chính hiệu USA), phá hoại đời cô rồi thu nạp cô vào cái gọi là ”hội cướp tình yêu" (hội này cũng đúng một USA), từ đó đến ngày cô làm đĩ thực thụ là một quãng thời gian rất ngắn. Một chị vừa từ nông thôn ra thành phố kiếm việc làm, một mụ Tú bà nào đó ngon ngọt dỗ dành chị làm con nuôi, làm người giúp việc, rồi với bàn tay có mười mấy năm kinh nghiệm mụ "mơ-nê"2 chị vào nhà chứa của mụ. Một người vợ của một sĩ quan hay một công chức thua bạc túng quẫn sẽ có ngay một người nào đó "làm ơn" mách mối để chị làm dĩ rất quí phái và đường vào muôn nẻo rộng mở vậy, nhưng đường ra thì vạn sự gian nan. Phải có 3.500 đóng nhờ một luật sư bảo lãnh mới thoát khỏi những lầu xanh bởi vì phần đông đĩ điếm sống "ngoài vòng pháp luật". Nhưng được "tự do” rồi đi đâu? Làm gì có con đường hoàn lương giữa cái xã hội đầy những phường bán thịt, những quân buôn người này! Rút cuộc mất 3.500 đồng chỉ được chuyển từ đi lậu thành đi có môn bài. Đà Nẵng có bao nhiêu dĩ? Khó mà tính cho hết. Theo báo Vùng lên, cứ đổ đồng có một lính Mỹ là có một dĩ, vậy Đà Nẵng có ít nhất hơn 40.000 đĩ (!).

----------------------
       1. Tên một hiệu cà phê ở Đà Nẵng

        2. Chăn dắt - phiên âm theo tiếng Pháp!
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2017, 03:29:28 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM