Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:22:43 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mậu Thân 1968 - Cuộc đối chiến lịch sử  (Đọc 109899 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #200 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2017, 03:13:09 pm »

         
        Tôi cũng có những chuyến đi ngắn ban ngày đến các vùng ngoại vi Sài Gòn hay vùng đồng bằng sông Cứu Long, những chuyến đi thăm thực địa, được tổ chức kỹ càng cho các quan chức đến từ Wachington, những cuộc hội thảo với các cố vấn cấp tỉnh, có người của Sài Gòn tham dự, những buổi họp để chúng tôi trình bày chương trình bình định cho các chỉ huy quân sự của một khu. Komer chủ trì các buổi họp quan trọng hơn, nhưng nếu có thể tôi vẫn tham dự để có được một ý niệm của riêng tôi.

        Tôi thực hiện một trong những chuyến đi đầu của tôi cùng với John Paul Vann, lúc đó còn là một trong những gương mặt huyền thoại của chiến tranh Việt Nam. Mới mười chín tuổi, Vann đã theo học một khóa huấn luyện để được gia nhập vào một phi đội máy bay ném bom trong Chiến tranh Thế giới thứ hai ở mặt trận chống Nhật ở Thái Bình Dương. Chiến tranh kết thúc trước khi Vann có dịp chiến đấu và thế là ông quyết định theo đuổi con đường binh nghiệp và cứ tuần tự leo lên trong hệ thống cấp bậc. Trở thành trung tá bộ binh, Vann được cứ làm cố vấn cho một sư đoàn Nam Việt Nam đóng ở đồng bằng sông Cửu Long. Tính khí hơi bướng bỉnh, ngay cả với ký luật quân đội, Vann lần đầu được người ta
nhắc đến tên là từ sau trận Ấp Bác tháng Một năm 1963. Do thiếu kiên quyết và bất cẩn, sư đoàn ông làm cố vấn đã để địch chạy thoát, Nam Việt Nam và Mỹ bị tổn thất nặng. Khi báo chí Mỹ nêu lên sự việc, kêu rằng hơn một lần nữa, thất bại ở Ấp Bắc đã chứng tỏ rằng chế độ và quân đội Diệm đã không đáng được hưởng sự giúp đỡ của Mỹ thì Vann, đúng với tính khí của minh, đã phẫn nộ phản bác. Công phẫn trước phản ứng chính thức của người Mỹ, Vann đã xin ra khỏi quân đội. Nam 1965, ông trở lại Việt Nam với tư cách là dại diện dân sự của A.l.D. ở một trong những tình nguy hiểm nhất và bị địch quấy phá mạnh nhất ở xung quanh Sài Gòn. Một cách hoàn toàn mặc nhiên, Komer chọn Vann làm chỉ huy vùng trong tổ chức liên hợp mới của ông, tổ chức C.O.R.D.S.

        Neil Cheehan đã viết về Vann trong một cuốn sách dày và chi tiết. Sự lừa dối hào nhoáng mà trong đó ông đã thể hiện Vann như một biểu tượng của cuộc chiến ở Việt Nam. Nghiên cứu của Sheehan là toàn diện, còn văn phong thì sáng sủa, song đối với tôi, những kết luận của ông có vẻ như nhầm lẫn. Nhưng cho rằng: các phóng viên trẻ có mặt ở Việt Nam từ hồi đầu chiến tranh như Vann đã có lý khi họ công kích Diệm, không riêng Diệm, nói chung những người Việt Nam đều tỏ ra thiếu khả năng, người Mỹ, dính líu sâu vào chiến tranh, đã bị lừa bịp.

        Những gì tôi biết về chế độ Diệm khiến tôi nghi ngờ về sự đúng đắn của những ý kiến của nhà báo Sheehan, ngay cả khi những ý kiến đó được gán cho bản thân Vann. Sau này tôi sẽ nói về những hành động của nhiều người Việt Nam sau tiến công Tết 1968 mà theo ý tôi là rất có hiệu quả và nó sẽ là một sự bác bỏ rõ ràng quan niệm cho rằng người Việt Nam là chẳng được tích sự gì hết. Còn về những khía cạnh khiến người khác phải khó chịu trong đời sống riêng tư của Vann mà Sheehan đào bới lên, thì tôi chỉ nói rằng theo tôi biết, nó chưa bao giờ gây trở ngại cho những phẩm chất chỉ huy của ông cũng như phong cách đặc biệt mà ông đảm đương những trọng trách của mình.

        Vann đã hiểu biết nhiều về tôi. Đêm đầu tiên, Vann dẫn tôi đến gặp một thôn trưởng vào loại dám nghĩ dám làm, người đã trang bị cho trai tráng trong làng những thanh kiếm thô sơ làm từ những díp xe hơi. Điểm nút của cuộc viếng thăm là vào lúc ông thôn trưởng muốn lưu ý chúng tôi về việc phải giúp cho trai làng ông được trang bị tử tế để có thể bảo vệ xóm làng chống lại cộng sản được trang bị tiểu liên AK, đưa cho chúng tôi xem một trong những thanh kiếm ấy. Hết sức lựa lời để tránh cho họ khỏi phải hy vọng hão, tôi hứa sẽ làm hết sức mình để trang bị vũ khí tốt cho họ (sau đó tôi đã thực hiện đúng như lời hứa). Kết quả tích cực của buổi tối ấy là Vann và tôi đã thống nhất về một điểm: cách tốt nhất để tiến hành chiến tranh là xây dựng những thôn ấp tương tự như ngôi làng chúng tôi vừa đến và loại dần cộng sản ra khỏi dân chúng.

        Tuy nhiên trong thời kỳ ấy, chúng tôi chưa thực sự theo đuổi một chiến lược bình định. Tổng tiến công Tết đã tàn phá rất nặng - cả đối với Nam Việt Nam và Mỹ cho nên sau đó nỗ lực chính của chúng tôi là phải tập trung vào xây dựng kinh tế và các làng xóm. Số người lánh nạn chạy trốn trước thảm họa lên tới hơn một triệu. Họ chờ đợi ở chính phủ một sự giúp đỡ về nơi cũ, nơi họ đã bị tân công và tập trung vào các trại, đã hy vọng các nhà chức trách sẽ quan tâm tới họ. Chính phủ Nam Việt Nam phải đối mặt với những nghĩa vụ giống như họ đã phải làm năm 1954 và 1955 khi chín trăm người dân chạy vào từ Bắc Việt Nam.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2017, 03:40:38 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #201 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2017, 05:37:59 am »

     
        Một số lượng rất lớn nhà ở và công trinh công cộng - nhà trường, chợ búa - cần phải được xây dựng lại, và muốn vậy cần phải có xi măng, sắt thép, tôn lượn và nhân công. Người bị thương cần được chữa trị và một số cơ quan chính quyền và tổ chức dịch vụ ở cơ sở bắt đầu làm việc một cách rụt rè, thậm chí tạm thời, ở những khu vực bị cộng sản chiếm đóng trong cuộc tiến công Tết. Để làm cho tình hình càng khó khăn hơn, cộng sản tiếp tục mở nhiều đợt tiến công trong những tháng tiếp theo, nhằm lấy lại đà tiến công bị mất sau hồi Tết.

        Thế là một cách tự nhiên, các công việc xây dựng và khắc phục hậu quả ấy rơi vào tổ chức của chương trình bình định, trong khi quân đội tập trung vào đối phó với những nguy cơ tấn công của cộng sản mỗi khi họ có thể phát hiện ra nó. Muốn chứng tỏ tổ chức mới của chương trình bình định có thể thực hiện được những gì trước sức ép ấy, Komer quyết tâm là khía cạnh vật chất của công cuộc tái thiết, còn những khía cạnh có tính chất chính trị và khó nhìn thấy của một chương trình bình định đích thực thì đành tạm gác về sau.

        Thời kỳ tiếp xúc với nhiệm vụ mới của tôi bị gián đoạn bởi chuyến đến viếng thăm của một vị khách của Washington, tân Bộ trưởng Quốc phòng Clark Clifford. Tổng thống Johnson đã cử ông thế chân Mc Narama mặc dù - hay ít ra không phải chi vì - năm 1965, ông đã tiên đoán một cách bi quan rằng: "Nếu chúng ta mất thêm 5000 người nữa, thì đó sẽ là một sự phá sản đối với chúng ta. Năm năm, hàng tỷ đô la và 50.000 người không phải là cái dành cho chúng ta".

        Hiệu quả của ông bộ trưởng mới một phần là ở cách xử sự lịch thiệp, sự tự tin và cái giọng nghiêm nghị gợi lên lòng tin và sự tôn trọng của ông ta. Nhưng trong trường hợp này, giá trị lớn của ông là ở chỗ ông có thể xem xét một cách sáng suốt những thực tế chính trị mà một tổng
thông phải đối mặt - thế mà Việt Nam lại là thực tế quan trọng nhất mà Johnson phải giải quyết.

        Đi theo Clifford có thứ trưởng Quốc phòng phụ trách những công việc quốc tế Paul Warnke, người tôi đã biết hồi ông còn làm việc trong một văn phòng luật ở Washington. Trong khi biết ông là một người dân chủ tự do kiên định, tôi lại không nắm được ông là người thuộc đội tiên phong của những người, ngày càng mất lòng tin vào chiến tranh Việt Nam, đã tuyên truyền cho việc Mỹ nên thôi định líu.

        Chịu sức ép mạnh của cảm tính chung ở Mỹ cho rằng sự dính líu của chúng tôi vào Việt Nam là một thất bại, chẳng một ai trong hai vị khách để mình bị huyễn hoặc bởi những chứng minh lạc quan của các nhà chỉ huy quân sự Komer và tôi hầu như chi có dịp nêu lên những hy vọng của mình vào công tác bình định mà những tổn thất hồi Tết đã che lấp mất. Nó chỉ là một chương trình, hơn là một chiến lược, xây dựng lại về mặt vật chất những đổ nát tích tụ lại trong chiến tranh Việt Nam bởi một kẻ địch chiến thắng, không hứa hẹn gì cho tương lai. Hai vị khách ra đi mà người ta chẳng thể làm thay đối được quan điếm của họ: đó là Mỹ đã sa vào một vũng lầy tồi tệ mà Mỹ nên sớm rút chân ra được nhanh chừng nào hay chừng ấy.

        Tháng Tư năm 1968, phía địch có một cử chỉ mới khiến tôi nghĩ nỗ lực chính trị của chúng tôi lại có thể tung ra. Đài cộng sản loan tin thành lập "Liẻn minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình" và rõ ràng đó là một âm mưu của cộng sản nhằm lập ra một tổ chức bao gồm cả các lực lượng dân tộc không cộng sản trong một liên minh chống chế độ Thiệu. Nhờ kinh nghiệm của tôi về các câu lạc bộ chính trị ở New York và ở châu Âu những năm 40 và 50, và theo hiểu biết của tôi về cách thức mà những người cộng sản đã lãnh đạo các mặt trận ấy của họ. cộng sản Việt Nam cũng không báo thành lập ủy ban giải phóng ở các địa phương để tổ chức chính quyền ở các vùng họ đã giành được quyển kiểm soát. Hiển nhiên những để xuất và việc làm ấy của họ là nhằm tạo cơ sở để khẳng định chủ quyền của họ trong trường hợp họ có khả năng đàm phán về một sự thỏa hiệp giữa quân đội của họ và quân đội quốc gia Nam Việt Nam.

        Thất bại trong ý đồ thôn tính Nam Việt Nam khởi đầu từ tiến công Tết, giờ đây cộng sản đang chuẩn bị chiến trường để giành lấy quyền chính trị, hay ít ra để tham gia chính quyền, và chuẩn bị để đàm phán một thỏa hiệp với Mỹ trên lưng của chính phủ quốc gia. Cho nên câu trà lời của chính phủ Nam Việt Nam và Mỹ cũng phải là trên phương diện chinh trị: đó là Phải xây dựng một chính quyền địa phương hợp pháp để chống lại những tham vọng của cộng sán.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tám, 2017, 05:44:05 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #202 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2017, 05:42:10 am »

         
15. MỘT BƯỚC NHẢY

        Giữ đúng lời hứa với các con tôi khi rời Washington và với ông trường thôn người tôi gặp trong cùng một chuyến đi cùng với John Vann, tôi nhanh chóng bắt tay vào tổ chức các đội tự vệ ở các thôn ấy. Trong công việc này, tôi đã được sự giúp đỡ "không công" của một chương trình có sẵn từ trước: đó là chương trình các Lực lượng địa phương và nhân dân mà Komer đã dưa ra năm trước nhằm cãi thiện an ninh địa phương. Trong chừng mực mà Komer chịu trách nhiệm cho C.O.R.D.S. hỗ trợ các lực lượng ấy thì đây là lần đầu tiên nó được chỗ đứng trong cơ cấu của Mỹ, và không phải chỉ đành bằng lòng với cái khoản dư thừa sau khi các lực lượng chính quy đã được cung cấp đủ.

        Điều không thể tưởng tượng nổi đối với Komer là ông thấy các lực lượng địa phương ấy đã dược trang bị đủ mọi thứ vũ khí linh tinh nhặt nhạnh được bằng đủ mọi cách: có thứ có từ thời Pháp đã qua hai, ba đời sử dụng, có thứ thì do quân đội Mỹ hay quân đội Nam Việt Nam thải ra. Khẳng định rằng chính các lực lượng địa phương này là lực lượng phải gánh chịu sức nặng của cuộc chiến đấu chống cộng sản, cho nên Komer cho rằng nó phải được trang bị tốt hơn. Ông nhấn mạnh điều đó nhiều và mạnh đến nỗi người ta phải quyết định cung cấp cho các lực lượng địa phương súng M-16 Mỹ để thay cho bộ sưu tập binh khí cổ có từ Chiến tranh Thế giới thứ hai hay còn xưa hơn. Đó là một dịp may không nên bỏ lỡ. Những vũ khí họ trả lại có thể đưa xuống trang bị cho các đội phòng vệ dân sự thôn ấp.

        Nhưng nói thường dễ hơn làm. Ý định phân phát vũ khí xuống nông thôn đã gặp phải vài sự chống đối. Có người cho rằng làm thế thì có khác nào trang bị súng cho du kích cộng sản, điều tôi đã bác lại rằng du kích cộng sản đâu có cần đến thứ vũ khí đó, trong khi trong tay họ chẳng thiếu gì súng AK-47, một thứ vũ khí thích hợp với các hoạt động của họ hơn là thứ vũ khí chúng tôi có. Có người lại nêu chủ trương phát súng như vậy là vô ích, bởi những người chúng tôi trang bị súng đâu có dược huấn luyện và họ sẽ co giò mà chạy khi có bóng địch xuất hiện. Về điểm này tôi đưa ra lặp luận: mục tiêu của chương trình không phải để sinh ra những người lính được huấn luyện thành thục, mà để lôi kéo về phía chính phủ những ngươi mà nếu không thì họ dễ bị kích dộng chạy sang với du kích cộng sản.

        Kinh nghiệm cho hay là chỉ cần một tổ năm người của Việt cộng là họ có thế lọt vào một làng không được trang bị vũ khí để tự vệ và chế ngự dân làng. Nếu không gặp phải sức chống đối, tổ năm người ấy sẻ tập họp dân chúng tuyên truyền lôi kéo, thu thuế và thu nạp một số thanh niên đi theo họ. Thế nhưng nếu có một đội tự vệ (phòng vệ dân sự), dù là nhỏ bé, thì nó vẫn có thể ngăn chặn được Việt cộng xâm nhập và hỗ trợ cho dân làng chống cự nếu họ muốn chống cự. Trang bị vũ khí cho dân làng, chính phủ chứng tỏ rằng minh tin tưởng ở họ và đó là diều tốt nhất có khả năng lôi kéo họ tham gia vào cuộc chiến đấu chống cộng, một điều cần thiết cho chiến lược chiến tranh nhân dân của chúng tôi. Ngay cả khi một số vũ khí chính phủ trang bị cho họ có thể là vô dụng, nhưng điều đó sẽ được bù trừ một cách thích dáng bởi số người chúng tôi tranh thủ được. Tôi đã tính rằng có lẽ chúng tôi mất khoáng hai mươi phần trăm vũ khi nhưng bù lại, chúng tôi sẽ tranh thủ được tám mươi phần trăm dân chúng, điều mà tôi nghĩ là quá lợi đối với chúng tôi.

        Ý kiến phản đối có tính thuyết phục nhất đến từ thủ tướng Trần Văn Hương, một cựu giáo sư thời Pháp, đã có tuổi và đáng kính, đã tham gia kháng chiến chống Pháp, rồi chống Diệm, nhưng vẫn giữ nguyên lập trường quốc gia không cộng sản. Gợi lại những chiến tranh giáo Phái đã làm rung chuyển Nam Việt Nam giữa những năm 50, ông cho ràng việc trang bị vũ khí cũng sẽ nuôi dưỡng cho những cuộc chiến đẫm máu có thể xảy ra về sau, và thậm chí ngay cả trong lúc chúng tôi đang chống cộng. Để bác bỏ những lập luận của ông, tôi Phải thảo một cách rất vất vả một bức thư bằng tiếng Pháp - thứ tiếng mà ông đã giảng dạy ngày trước và chắc chắn nắm vững hơn tiếng Anh - trong đó tôi lưu ý ông rằng vấn đề cấp bách lúc này là mối nguy cộng sản, và sau đó người ta sẽ có thể tấn công vào các nguy cơ khác khi nguy cơ chủ yếu đã bị loại trừ hoặc ít ra nó cũng đã bị giảm đáng kể. Sau này khi gặp lại nhau trong một buổi lễ, ông đã bảo tôi là cái món tiếng Pháp của tôi "quá tồi", nhưng lập luận của tôi thì ông xin chịu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #203 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2017, 05:43:30 am »


        Komer cũng dùng những lý lẽ ấy dể thuyết phục Thiệu, người cũng thẳng thừng bác bỏ chủ trương vũ trang cho dân: theo Komer, chính phủ là phải dựa vào dân và nó sẽ không thể tồn tại được lâu nếu nó không vũ trang cho dân. Thế là một chương trình quốc gia được đưa ra nhằm tổ chức một "Lực lượng phòng vệ dân sự", một cái tên được cân nhắc từng chữ để chỉ rõ nhiệm vụ của nó. Trong ba năm sau đó, một nửa triệu vũ khí đã được phân phát cho dân các thôn ấp.

        Khái niệm về nó rất đơn giản. Đàn ông (và sau này cả đàn bà), những ai có sức khỏe nhưng còn quá trẻ để xung vào quân ngũ hay lực lượng dự bị, thì đều phải dành một phần thời gian, như một đêm trong một tuần, để tham gia bảo vệ xóm làng. Trưởng thôn giữ một số súng và giao cho những người đến phiên gác. Những ai không có súng cũng có nhiệm vụ phải canh chừng nghe ngóng. Súng để gác đêm sáng sau phải trả lại. Những người tham gia vào công việc trên không được trả thù lao nhưng được nhận những băng tay hay những huy hiệu riêng để ghi nhận công lao của họ.

        Người ta bắt đầu áp dụng chương trình trên ở những khu vực đáng tin cậy vừa để bảo đảm cho nó đứng vững, vừa tránh cho các đội tự vệ khỏi phải phơi minh trước một tình thế vượt quá khả năng của họ. Biện pháp ấy cùng với việc quay vòng vũ khí dưới quyển kiểm soát của thôn trưởng đã mang lại những kết quả đáng kinh ngạc: tỷ lệ vũ khí mất chỉ vượt không quá hai hay ba phần trăm, tức thấp hơn rất nhiều mức hai mươi phần trăm mà tôi dự kiến. Cũng có vài cuộc nổ súng với dịch, và đúng như người ta chờ đợi, các đội viên phòng vệ ấy tỏ ra không được dũng cảm lắm, nhưng mục tiêu chính của chương trình thì sớm đạt được, nghĩa là số người tham gia đã tăng từ vài trăm lên vài nghìn. Tôi chưa bao giờ thực sự tin vào con số một triệu nhưng tôi tin số người tham gia càng ngày càng đông và có điều chắc chắn là: những đêm tôi qua đêm tại thực địa đã chứng minh rằng hoạt dộng ấy đã phát triển rộng rãi.

        Có một khía cạnh của chương trình mà tôi không dám tự khoe, bởi nó là sáng kiến của người Việt Nam. Đành rằng ý tưởng vũ trang cho dân làng được cả Mỹ và Việt Nam chấp nhận, nhưng biện pháp luân lưu súng là do người Việt Nam nghĩ ra. Điều đó có nghĩa là khi không giữ vũ khí thường xuyên bên mình, các đội viên tự vệ chứng tỏ họ không phải là lực lượng dân binh làm nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu. Việc đó sẽ tránh cho dân làng cũng như cho địch khỏi phải lo ngại, như người ta thường thấy ở một số nước áp dụng phương pháp đó. Hoàn toàn tán thành ý kiến ấy, tôi cương quyết từ chối mọi gợi ý nên trả thù lao cho số phòng vệ tình nguyện, bởi làm thế sẽ biến họ thành một lực lượng bán chuyên nghiệp.

        Một chương trình khác tôi muốn khôi phục là dự án Phượng hoàng được tổng thống Thiệu ban hành theo một sắc lệnh tháng Mười hai năm 1967- Nó đã gần như bị bỏ rơi sau tổng tiến công Tết 1968, một mặt do các cơ quan tình báo còn bận theo dõi các cuộc tấn công kế tiếp của địch, mặt khác, chương trình bình định đang phải tập trung vào nhiệm vụ tái thiết và cứu giúp. Tuy nhiên những đường nét chính của kế hoạch Phượng hoàng vẫn còn tồn tại, và nhu cầu tìm hiểu kẻ địch chính trị giờ đây lại càng quan trọng hơn ban giờ hết, khi mà cộng sản đã có được những công cụ lí tưởng hơn (Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình và các Ủy ban giải phóng) để tiếp tục cuộc tiến công chính trị của họ.

        Liên minh các lực lượng chi là một mặt trận mới, giống như mật trận giải phóng dân tộc thành lập năm 1960 để gây cho người ta cảm tưởng là cả những người không cộng sản cũng tham gia chiến đấu chống chính phủ quốc gia. Trái lại, các ủy ban giải phóng mới thực sự quan trọng hơn bời nó có ý đồ khẳng định nó là đại diện cho chính quyền địa phương ở các làng xã và muốn đóng một vai trò trong giải quyết xung đột. Nếu về phía chúng tôi, chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề như đơn thuần chi có tính chất quân sự thì chúng tôi sẽ bị những thủ đoạn chính trị và các lực lượng của địch vượt qua. Cho nên nhiệm vụ thứ nhất là phải hiểu nó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #204 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2017, 05:45:01 am »

       
        Mặc dù lúc đó đang thoi thóp nhưng chương trinh Phượng hoàng không phải cung cấp cho chúng tôi một cơ sở xuất phát để hướng vé một nỗ lực mới. Nhiều cuộc họp, nhiều buổi dự tháo kế hoạch và thảo luận với những cơ quan tình báo Việt Nam và Mỹ đã giúp chúng tôi có được một bước xuất phát mới và một ưu tiên thực sự cho nỗ lực ấy. Kết quả là vào tháng Bảy, tổng thống Thiệu đã ban hành một sắc lệnh mới đưa chương trình Phượng hoàng lên hàng ưu tiên quốc gia và kèm vào đó là quy định thành lập, trong hai trăm bốn mươi tư quận hành chính, mỗi quận một trung tâm tập hợp đủ mọi đại diện của các cơ quan an ninh, tình báo có mặt ở khu vực. Mọi cơ quan đều phải góp phần mình vào những gì họ biết về "cơ sở hạ tầng" của cộng sản. (Đó là từ dùng để chi bộ máy chính trị cộng sản nằm trong mỗi khu vực để chỉ đạo và nắm quyền kiểm soát chính trị đối với những hoạt động chống chính phủ quốc gia). Mục tiêu là xác định và tìm hiểu "trình tự chiến đấu" của cộng sản, cũng giống như bên quân sự thường tìm hiểu "trình tự chiến đấu" quân sự của địch.

        Về phía Mỹ, qua thu xếp riêng, chúng tôi đã đưa vào mỗi trung tâm của một quân đoàn cố vấn Mỹ và những người này sẽ làm việc tại chỗ với người Việt Nam - quan chức, quân sự, cảnh sát và dân sự. Quen hành động nhanh đối với mọi yêu cầu dóng góp vào nỗ lực chiến tranh, quân đội Mỹ đã ngay lập tức tuyển chọn một số sỹ quan, đảm bảo cho họ qua một lớp đào tạo và được định hướng trước khi cứ họ đến trung tâm. Với tính linh hoạt đặc trưng của các sỹ quan Mỹ, họ đã hiểu rất nhanh ý nghĩa nhiệm vụ của họ và tích cực bắt tay vào điều tra những cán bộ, nhân viên của địch làm nhiệm vụ thu thuế cũng như phát hiện các đơn vị du kích địa phương của cộng sản - tất cả những điều đó mang một cái tên viết tắt tiếng Mỹ là "Cơ sở hạ tầng Việt cộng: v.c.l".

        Thoạt đầu, chương trình Phượng hoàng được xác định nó không phải là một hoạt động của cảnh sát mật. Việc đưa nó ra được tiến hành công khai, đích thân thủ tướng Trần Thiệu Khiêm đa dẫn đầu một đoàn diễu hành qua đường phố Sài Gòn để cổ động cho chương trình. Ông tuyên bố không úp mở rằng chính phủ cần được công dân giúp đỡ trong việc phát hiện các chỉ huy của bộ máy cộng sản mật, những kẻ chịu trách nhiệm về các vụ khủng bố ở thành thị sát hại các viên chức chính quyền ở nông thôn, bắt dân đóng thuế va tuyển quân cho cộng sản. Lời tuyền bố trên không chỉ là một 1ời tuyên chiến chống kẻ thù cộng sản nằm vùng, mà nó còn là lời kêu gọi dân chúng Nam Việt Nam cần phải tham gia vào nỗ lực chiến tranh chứ không phải chỉ đứng mà trông đợi quân đội.

        Tôi hiểu kẻ địch không phải là một lực lượng ở tận đâu đâu hay chỉ có trên cơ cấu tổ chức, mà nó là một sự hiện diện mà dân chúng các làng đã quen. Một chiếc xe máy bị trúng mìn trên đường đi chợ, mấy phát đạn súng cối bắn vu vơ vào các trại tỵ nạn hòng uy hiếp dân ở đây bỏ về quê cũ để có thể lại sử dụng họ làm liên lạc hay tiếp tế cho du kích địa phương, đó 1à những cảnh quen thuộc của chiến tranh với con mắt của nhân dân nông thôn. Nó trở thanh một yếu tố thường ngày trong cuộc sống của dân, còn đều đặn hơn cả tiếng gầm rú của xe tăng, máy bay của các đơn vị chủ lực Nam Việt Nam hay Mỹ, những đơn vị này tuy khủng khiếp và có sức tàn phá ghê gớm thật đấy, nhưng nó cũng biến nhanh không kém như khi nó đến trước sự nhẹ nhõm của mọi người.

        Thủ tướng Khiêm tỏ ra rất mau mắn khi ông vạch ra chính những  thành viên không thể nắm bắt được của "hạ tầng cơ sở", đó là nguồn gốc của nỗi khiếp sợ thường trực đang ngự trị ở người nông dân, những người chỉ có một nguyện vọng duy nhất là muốn yên ổn làm ăn và nuôi nấng chăm sóc gia đình họ. Ông kêu gọi tất cả mọi người hãy tham gia vào cuộc chiến đấu chống lại những thủ phạm vô hình đó bằng cách báo cho các nha chức trách tất cả những gì dân làng biết, lai lịch, thói quen, những đe dọa của quân khủng bố. Cuộc diễu hành và buổi lễ diễn ra hoàn toàn giữa những người Việl Nam. Người My không tham dự, phần lớn chỉ biết đứng xem, há hốc miệng trước những băng, cờ, biểu ngữ viết hoàn toàn bằng chữ Việt Nam Điều này cũng có nghĩa đây là một lời tuyên chiến mới thực sự của Nam Việt Nam, không phụ thuộc vào cuộc chiến tranh quân sự của Mỹ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #205 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2017, 05:46:06 am »

          
        Để làm rõ cho các sỹ quan và nhân viên Mỹ, dân sự và quân sự có nhiệm vụ thực hiện chương trình, tôi thảo một chỉ thị nhằm định hướng cho các hành động của họ. Tôi muốn làm rõ ràng một điều là: họ không phải dính dáng gì vào một chương trình nhằm để tấn công, bất cứ bằng cách nào những lực lượng mật của kẻ địch. Chỉ thị vạch rõ hạ tầng cơ sở là đường dây chỉ huy chính của bộ máy lật đổ của cộng sản ở miền Nam và chương trình này không phải là một chương trình để "ám sát" mà chính là để điều tra và tất cả các hành động mà chương trình dự kiến cần phải được tiến hành theo đúng những quy tắc của chiến tranh. Lời lẽ của chỉ thị như sau:

        "Chương trinh Phoenix"1 là một chương trình để cố vấn, ủng hộ và hỗ trợ cho chương trình Phượng hoàng của chính phủ Nam Việt Nam nhằm làm giảm ảnh hưởng và những tác động của hạ tầng cơ sở của cộng sản ở Nam Việt Nam. Hạ tầng cơ sở Việt cộng là một thành phần cố hữu của nỗ lực chiến tranh nhằm chống lại chính phủ Nam Việt Nam do Việt cộng và đồng minh Bắc Việt của họ thực hiện. Luật pháp chính phủ Nam Việt Nam đã coi vị thế của các thành viên hạ tầng cơ sở Việt cộng là bất hợp pháp và điều đó đã được các quy chế chiến tranh trên bộ áp dụng bởi quân đội Mỹ thừa nhận.

        Các chương trình nhằm chống hạ tầng cơ sở Việt cộng là: thu thập tin tức để phát hiện các thành viên của hạ tầng cơ sở, khuyến khích họ từ bỏ lòng trung thành của họ đối với Việt cộng và đi theo chính phủ, bắt giữ họ để đưa họ ra trước các ủy ban an ninh tỉnh để xét xử một cách hợp thức, và biện pháp cuối cùng mới là phải nhờ cậy vào quân đội hay cảnh sát để ngăn chặn họ thực hiện những hoạt động bất hợp pháp nếu không còn cách nào khác. Trong chuẩn bị cho công việc, điều chúng ta cần quan tâm là phải bắt được những "mục tiêu" sống và sử dụng những phương pháp thẩm vấn hợp pháp và khôn khéo để khai thác được những gì họ biết về các khía cạnh khác của hạ tầng cơ sở Việt cộng. Người của Mỹ cũng phải tuân theo những quy định ấy về những gì liên quan đến chương trình Phoenix, liên quan đến các chiến dịch quân sự của quân đội chống lại các đơn vị trên chiến trường. Do đó họ tuyệt đối không được phép có những hành vi sát hại hay vi phạm các quy tắc chiến tranh, trong khi họ hoàn toàn vẫn có quyền nhờ cậy vào lực lượng quân sự, trong một mức độ hợp lý, khi cần phải tập họp, bắt giữ hay loại trừ các phần tử của hạ tầng cơ sở Việt cộng trên lãnh thổ của Việt Nam cộng hòa.

        Nếu một nhân viên Mỹ, thấy mình díu líu vào những hoạt động không tuân theo những quy tắc chiến tranh do người Việt Nam tiến hành, thì nhân viên ấy phải thôi tham gia hoạt động đó. Anh ta cũng cần phải biểu thị cho những người Việt Nam chịu trách nhiệm về hành động ấy thái độ không đồng tình của anh và báo cáo việc đó lên cấp trên trực tiếp theo hệ thống Mỹ của anh để cấp trên quyết định nên có thái độ ra sao.

        Có một số người tỏ ra ghê tởm đối với những hoạt động cảnh sát thông thường và thậm chí cả với những hoạt động có tính chất quân sự, dù cho nó có hợp pháp và hợp đạo lý thế nào. với những người ấy thì có thể thu xếp để họ có thể, vẫn phải hợp theo luật, chuyển sang một công việc khác, hay thậm chí miễn nghĩa vụ quân dịch. Không có những điều luật tương tự liên quan đến các hoạt động cảnh sát của quân đội Mỹ, nhưng nếu ai có thái độ pphản đối các hoạt động có tính chất cảnh sát kiểu như của chương trình PHOENIX thì yêu cầu của người ấy anh ta có thể chuyển sang chỗ khác.

-----------------
        I. Tên Mỹ đặt cho chương trình của họ, sang tiếng Việt cũng có nghĩa là Phượng hoàng.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tám, 2017, 05:51:28 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #206 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2017, 09:44:00 pm »

        
        Có người hỏi tại sao tôi lại viết một chỉ thị như thế, đặc biệt tại sao nêu trong đó vấn đề "sát hại". Câu trả lời rất đơn giản. Tôi biết quân đội Pháp sau thất bại ở Điện Biên Phủ, họ đã suy nghĩ nhiều về chiến thuật họ áp dụng ở Việt Nam và đã đề ra một học thuyết để chống lại 1 một cuộc "chiến tranh cách mạng" mới. Đó là phải tập trung nỗ lực vào bảo đảm an ninh cho các thôn xóm hơn là cứ tiến hành chiến tranh theo nghĩa quân sự như họ đã làm ở Việt Nam Trước thách thức của Mặt trận giải phóng dân tộc Angiêri, họ đã cẩn thận áp dụng phương pháp đó, mới đầu còn thử nghiệm, sau đó là nhân lên rộng rãi. Điều đó đã tỏ ra rất hiệu quả và sức mạnh của Mặt trận giải phóng dân tộc đã ngày càng suy yếu.
        
        Nhưng học thuyết này cũng có một điểm yếu mà nó tỏ ra tai hại. Nhờ một cách chơi chữ và cae trò mưu mẹo, các cơ quan an ninh của Pháp đã cố tình dùng cực hình tàn bạo để tra khảo hòng bắt họ phải cung khai. Thậm chí họ còn tìm cách biện minh rằng các hành động ấy của họ là hợp đạo lý, bằng cách viện cớ rằng sỏ dĩ họ phải làm thế là để bảo vệ nhiều công dân vô tội, bị quân khủng bố Mặt trận dân tộc giải phóng đe dọa nhằm chứng tỏ các nhà chức trách Pháp đã không có khả năng bảo vệ họ. Mưu mẹo ấy đã bị một nhà báo dũng cảm vạch trần trong một bài viết nhan đề "Tôi tố cáo khiến uy tín của quân đội đã bị giáng một đòn nặng nề. Ở nước Pháp lúc ấy, người ta đánh giá cuộc chiến ở Angiêri bằng nhiều con mắt khác nhau, nhưng sau vụ việc trên, ngươi ta đã rất bất bình với những gì quân đội ở đấy nhân danh nước Pháp, và nhiều người đã kêu gọi rút quân.

        Tôi không ngây thơ đến nỗi lầm tưởng không có chuyện cực hình tàn bạo ở Nam Việt Nam, cả phía bên này lẫn phía bên kia, và điều đó không hề xảy ra. Tuy nhiên tôi quyết định nhấn mạnh vào tính hợp pháp trong tiến hành các hoạt động và muốn phải được ghi bằng chữ nghĩa rành rành trong chương trinh Phoenix. Việc đặc biệt cấm sát hại, hay nói cách khác là vi phạm các luật lệ chiến tranh, là muốn nhằm làm cho lập trường của chúng tôi được rõ ràng, cũng như những chỉ thị nơi rõ những gì người Mỹ chúng tôi phải làm nếu họ thấy người Việt Nam vi phạm nhưng quy định ấy. Cần phải làm cho những người Mỹ tham gia chương trình hiểu rằng không phải tổng hành dinh cho phép họ muốn làm gì thì làm. Sau này, khi phải đứng ra điều trần trước đủ các thứ ủy ban của quốc hộ, tôi đã phải tự khen là mình đã sáng suốt khi viết ra chỉ thị này.

        Mặc dù có những chỉ thị ấy, Phoenix hiển nhiên trơ thành đồng nghĩa với sự tàn bạo của chính phủ Nam Việt Nam và Mỹ - nhưng không phải của kẻ địch ở Việt Nam. Điều đó một phần là do có sự lẫn lộn giữa chức năng "thu thập tin tức", tức chức năng khởi thủy của chương trình, với các "chiến dịch" tiến hành chống hạ tầng cơ sở của Việt cộng. Các chiến dịch ấy trở thành công việc của tất cả các lực lượng tham gia vào cuộc chiến đấu - quân đội chính quy, quân dự bị, cánh sát, các đơn vị thám báo tỉnh và thậm chí cả Lực lượng tự vệ. Mỗi lực lượng lại tuân theo một sự chỉ huy riêng và tất cả đều sử dụng các tin tức của Phoenix cho bất kỳ hoạt động nào chống hạ tầng cơ sở Việt cộng ngay cả khi hoạt động ấy chẳng liên quan gì đến chương trình. Có những lời tố cáo xấu tung ra một cách công khai đối với chương trình Phượng hoàng thì sau khi điều tra, người ta mới thấy té ra nó thuộc đúng vào trường hợp như vừa nói.

        Trong chừng mực mà mấu chốt của các hoạt động của Phượng hoàng lo truy tìm các chỉ huy của hạ tầng cơ sở Việt cộng, thì chừng đó công việc của chương trình vẫn là công việc mang tính chất cảnh sát hơn là tiến hành các hoạt động quân sự chống địch. Chính vì vậy mà trong chỉ thị. tôi đã cho phép các sĩ quan quân đội chính quy được rời bỏ chương trình nếu họ không muốn tham gia vào các hoạt động cảnh sát.

        Trong thời gian ấy, chương trình do Komar đưa ra năm 1967 để tăng cường các lực lượng phòng vệ dân sự ở cấp làng xã cùng như lực lượng địa phương ở cấp tỉnh đã bắt đầu mang lại kết quả: quân số các đơn vị tăng lên, vũ khí tốt hơn (được trang bị súng trương M.l6), có trại huấn luyện cho các đơn vị cũ và mới, số cố vấn Mỹ cũng nhiều hơn. Rõ ràng là người ta đã cung cấp thêm phương tiện cho một số nỗ lực bình định thực sự. Nhưng hành động của kẻ địch nhằm chuẩn bị về mặt chính trị cho một cuộc đàm phán và tham gia chính phủ đòi hỏi chúng tôi phải cấp bách tiến hành nó.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tám, 2017, 09:51:41 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #207 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2017, 10:47:31 pm »


        Hồ Chí Minh đã phân tích rất xác đáng phản ứng của dân chúng Hoa Ký đối với tổng tiến công Tết mà tác động thêm vào đó như một giọng điệu bi thảm là quyết định không tái cử tổng thống của Lydon Johnson: đó là ý chí tiếp tục chiến tranh của Mỹ đã suy yếu, cũng giống như quyết tâm của ngươi Pháp sau thất bại ở Điện Biên Phủ. Trước đây, tháng Tư, cộng sản cho biết họ sẵn sàng đàm phán để kết thúc chiến tranh. Các phải đoàn gặp nhau ở Paris ngày 10 tháng 5 năm 1968 và lâm vào thế bí. Hồ Chí Minh đã dự kiến trước là nếu muốn người Mỹ rút khỏi Việt Nam thì cần phải sử dụng một và công thức gì đó để giúp cho Mỹ khỏi mất thể diện. Ông đã chuẩn bị sẵn một cơ cấu chính trị cho phép, trong những cuộc đàm phán như thế này. Đảng cộng sản vẫn có thể điều khiển đuợc sân khấu chính trị và giành lấy chính quyền sau đó.

        Komer và tôi ngờ bộ chi huy quân sự dã không đánh giá hết kịch bản này đúng với tầm cỡ của nó. Do đó chúng tôi quyết định đưa ra một bản tổng kết trong cuộc họp hàng tháng về tình hình và về chiến lược do tướng tổng chỉ huy mới Creighton Abrams chủ trì từ khi ông lên thay Westmoreland hồi giữa nám. Tham dự cuộc họp ấy còn có đại sứ Bunker và các chỉ huy quân sự Mỹ ở bốn vùng chiến thuật. Thành phần tham dự như vậy chỉ có toàn người Mỹ để bảo đảm người ta có thế phát biểu thẳng thắn tới mức tối đa về tất cả các vấn đề trong mọi tình huống phức tạp. Thành viên của Bộ Chỉ huy tối cao của Mỹ ở Nam Việt Nam mà trong đó một số sỹ quan sau này sẽ trở thành các chiếc bàn xếp thành hình chữ U. Ngoài Bunker và Abrams còn có tướng Andrew Goodpaster, nguyên sỹ quan tùy tùng của tướng Eisenhower, sau này sẽ trở thành chỉ huy khối O.T.A.N, tướng George Brown, cựu chỉ huy Hạm đội 7 không quân ở vùng Đông Nam Á, rồi Tổng tham mưu trưởng của Không lực Hoa Kỳ (U.S.A.F) và Tổng Tham mưu trướng liên quân, đô đốc Elmo Zumwalt, sau này trở thành chỉ huy trưởng tác chiến hải quân. Ở Việt Nam, Zumwalt đã mở rộng sự tham gia của hải quân: ngoài tuần tiễu ven biển của hải quân Mỹ, ông còn cho các loại tàu nhỏ làm nhiệm vụ tấn công hoạt động sâu vào những vùng sông nước nguy hiểm của đồng bằng sông Cửu Long và một số sông khác tới tận giáp biên giới Campuchia.

        Xung quanh họ là cả một Bộ Tham mưu và các phụ tá, trong đó một số người sau này sẽ đóng một vai trò quan trọng như: George Keegan, Chỉ huy tình báo của không quân, Daniel Graham, Giám đốc của Cục tình báo quân đội hay John Singlanb, người năm 1968 đã tiến hành các hoạt động mật ra miến Bắc mà năm 1963 CIA đã phải nhường cho quân đội. Phía trước bàn căng một màn ảnh lớn, trên đó chiếu lên hàng chục các tấm ánh màu và các bản thống kê phản ánh đến từng chi tiết các phi vụ đánh vào đường mòn Hồ Chí Minh trong tuần qua dựa vào các báo cáo nhận được Komer yêu cầu tôi trình bày bản báo cáo để các chỉ huy cao cấp ấy nghe về khía cạnh chính trị của tình hình chiến tranh, điều mà tôi rất vui lòng thực hiện.

        Buổi thông tin ấy tỏ ra có một ý nghĩa quyết định trong nỗ lực chiến tranh của chúng tôi. Tỏi điểm lại về cơ cấu chính trị của cộng sản và các giai đoạn họ đã vượt qua. Đảng Cộng sản Đông Dương của thời kỳ mới thành lập được đổi tên là Đảng Lao động, đã không bao giờ từ bỏ cái nhãn mác thực chất của họ là "cộng sản". Năm 1960, việc Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được thành lập chỉ là một sự lặp lại của chiến thuật thành lập Mặt trận Việt Minh mà họ đã sử dụng thành công trong cuộc kháng chiến chống Pháp trước đây. Xuân và hè 1968 đã được chứng kiến một giai đoạn phát triển mới có tính logic của qut trình ấy, đó là sự thành lập Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình để liên minh một cách công khai và nếu có thể được thì trên thực tế, các lực lượng không cộng sản vào chương trình thay Thiệu - hoặc bằng cách gây sức ép tới mức Thiệu phải tự sụp đổ hoặc thương lượng về một giải pháp mà qua đó việc chia sẻ quyền lực sẽ kéo theo sự ra đi của người Mỹ.

        Để bổ sung đầy đù hơn chân dung chính trị của Liên minh, tôi chỉ trên bản đồ những chỗ cộng sản đã lập được các Ủy ban Giải phóng, nỏi rõ các ủy ban ấy có mục tiêu không phải chỉ là một đại diện chính trị đơn thuần mà chính là để thực hiện chức năng của một chính quyền địa phương. Từ đó thấy rõ rằng các ủy ban Giải phóng thường tập trung ở những vùng chịu ảnh hướng nặng của cộng sản (tin từ hệ thống đánh giá của chúng tôi về các cấp, nhưng nó sẽ có khuynh hướng mở rộng ở Cả các vùng từ lâu đã thuộc Tả Pháp Thụ). Với chiến lược của cộng sản được trình bày như vậy, chúng tôi dễ dàng thấy cả Nam Việt Nam và Mỹ cần phải có một "phản chiến lược" thích hợp, tức là cần phải kiên quyết mở rộng sự có mặt của chính phủ bằng hành động chính trị và an ninh, có sự hỗ trợ của người Mỹ để kiểm soát những vùng cộng sản hiện chưa xâm nhập và tăng cường sự có mặt của chính phủ ờ những vùng đang tranh chấp.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2017, 12:24:44 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #208 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2017, 09:10:37 pm »

         
        Tôi nói rõ thêm nhiệm vụ ấy là thuộc các lực lượng an ninh địa phương, hiện đã được trang bị và huấn luyện một cách thích hợp và thuộc quyển hành của chính phủ. Quân đội Nam Việt Nam và Mỹ chỉ đóng vai trò bảo vệ các vùng ấy chống lại các cuộc đột nhập của bộ đội chủ lực cộng sản, bởi nếu để họ tự xoay sờ lấy một mình thì các lực lượng an ninh địa phương sẽ khó tránh khỏi bị đè bẹp. Tuy nhiên tôi không nhấn mạnh vào việc để quân đội Nam Việt Nam và Mỹ tham gia vào công tác bình định thực sự.

        Tôi cũng bổ sung thêm là cuộc chiến đấu này hỏi nhỏ một yếu tố chính trị, một yếu tố mà trong khi thiết lập quyền dân chủ hợp pháp ở các làng xã nhờ các viên chức địa phương thì nó tạo ra một cơ cấu không cộng sản có khả năng chống lại ý đồ của các Ủy ban giải phóng Để kết thúc báo cáo, tôi nói chúng tôi cần định ra mục tiêu là phải nắm quyển chủ động trong khía cạnh này của cuộc chiến tranh - tức khía cạnh chính trị vừa trình bày trên và làm đảo ngược chiều hướng của chiến tranh trong thời gian từ giờ đến cuối tháng Giêng năm sau, đúng vào dịp kỷ niệm Tổng tiến công Tết 1968.

        Tất nhiên người tôi muốn trình bày cái cốt lõi của những lời bình luận của tôi là tướng Abrams và tôi đã không phải thất vọng. Ông chú ý lắng nghe và có vẻ nắm được từng điểm những phân tích chính trị của tôi. Khi tôi kết thúc, ông gõ gõ vào điếu xì gà với vẻ nghĩ ngợi, nồng nhiệt cảm ơn tôi và đồng ý hoàn toàn để Komer làm rõ việc này với tổng thống Thiệu và xúc tiến mạnh mẽ chiến dịch.

        Komer hăng hái bắt tay vào việc với sự nhiệt tình như ông đã từng chứng tỏ khi ở Washington, ông được Lyndon Johnson giao cho nhiệm vụ "giám sát cuộc chiến tranh khác" - tức cuộc chiến tranh công Việt cộng về mặt chính trị theo từ ngữ của Johnson - và ông đã đến Việt Nam với quyết tâm là phải "áp đặt" bằng được chương trình bình định của ông cho Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ ở Việt Nam. Ông hỏi nhân viên trong cơ quan về các chi tiết liên quan đến tình hình các tỉnh, về việc họ đã có những "nhân mối" nào rồi, cả những nhân mối đã định trong kế hoạch và những nhân mối có khả năng sau này sẽ lôi kéo. Vì cần phải sẵn sàng cho cuối tháng Giêng năm sau và tính đến thời gian cần thiết cho việc kế hoạch hóa và làm việc với các nhà chức trách địa phương, chúng tôi quyết định sẽ tiến hành bắt đầu từ ngày 1 tháng Mười một, một chiến dịch chớp nhoáng mà Komer dặt tên là "Chiến dịch bình định cấp tốc" (viết tắt là A.P.C)

        Komer muốn chiến dịch này không chỉ là lời động viên suông mà nó phải là một sự thực hiện hữu hiệu một kế hoạch đặc biệt. Theo phân loại của hệ thống đánh giá các thôn ấp của chúng tôi, dựa vào mức độ an ninh và phát triển của thôn ấp, thì loại A, B, và C là loại "chắc chắn", D và E là loại "tranh chấp", còn V là loại do cộng sản kiểm soát. Chúng tôi quyết định, trong khuôn khổ của chiên dịch bình định cấp tốc, phải làm thế nào để trong ba tháng đưa được một nghìn ấp thuộc loại "Tranh chấp" sang loại "tương đối chắc chắn" (tức C trong phân loại của chúng tôi), có sự phân bố riêng tùy theo tình hình của các quận, tỉnh, huyện. Cũng như thế, hai trăm nghìn súng được phát cho các đội tự vệ nông thôn, cũng phân phối theo nhu cầu riêng của mỗi tỉnh, huyện. Nếu có ai đó trong số cố vấn tỉnh cho rằng những mục tiêu trên là thiếu thực tế thì Komer cũng chú ý lắng nghe và nếu ý kiến của họ tỏ ra đúng thì Komer sẽ giảm bớt chỉ tiêu. Nhưng nếu họ lừng khừng thiếu tích cực thì ông sẽ không khoan nhượng.

        Đã nhiều năm người Mỹ có những gợi ý và chương trình để giải quyết vấn đề chiến tranh nhưng cũng đã nhiều lần họ vấp phải sự bất lực - hay sự thiếu thiện chí - của người Việt Nam trong thực hiện các công trình theo công thức của Mỹ. Hoàn toàn biết thế nên Komer và tôi hiểu rằng chiến dịch bình định cấp tốc có thành công hay không là tùy thuộc vào tổng thống Thiệu và các quan chức là những người truyền đạt mệnh lệnh ở các tỉnh, huyện. Nếu thuyết phục được họ chương trình này chính là để phục vụ họ, là có lợi cho một Nam Việt Nam không cộng sản thì họ sẽ ủng hộ và áp dụng nó. Dù Mỹ có đóng góp vào đấy thế nào về ý tưởng và các hỗ trợ khác, chương trình này phải hoàn toàn do Việt Nam thực hiện. Chúng tôi cần gây cho họ cảm tưởng chương trình này là của họ chứ không phải là một nhiệm vụ do người Mỹ, những người kế tục Pháp áp đặt.

        Chính trên tinh thần đó mà Komer trình bày ý tưởng chiến dịch bình định cấp tốc với tổng thống Thiệu. Thiệu đánh giá cao Komer và tinh thần tận tụy của ông đối với lợi ich chung của Nam Việt Nam và Mỹ. Thiệu cũng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Komer và êkíp của ông và nhất là chiến lược của chiến dịch nhằm đương đầu với sự đe dọa cộng sản ở cấp độ chính trị địa phương, nơi cộng sản tiến hành chiến tranh. Đã từng chống cộng nhiều năm và hiểu cái mối "quốc gia" của họ có sức cám dỗ thế nào, ông có ý thức chỉ có thể chống lại sức cám dỗ ấy bàng một cách tiếp cận chính trị có hiệu quả hơn. Thiệu không phải là một nhà triết học mà là một con người thực dụng. Ông đã nhận thấy tính hợm hĩnh trong cách tiếp cận quân sự và thực dân của người Pháp. Ông thuộc vào lớp tinh hoa của giới quân sự Việt Nam, những người biết xây dựng một cơ cấu duy nhất có khả năng chống lại sự tấn công của cộng sản.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2017, 09:27:02 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #209 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2017, 09:11:19 pm »

     
        Vả lại ông đã học được một điều về những gì liên quan đến người Mỹ: đó là muốn tranh thủ được cảm tình của họ thì không phải là khôn ngoan khi thẳng thừng thách thức họ như kiểu Diệm và Nhu đã làm mà tốt hơn là tiếp thu ý kiến của họ dù sau đó có phải áp dụng nó vào thực tế. Với cách xử sự như vậy ông đã tranh thủ được nhiều ân huệ của người Mỹ và sử dụng sự giúp đỡ của Mỹ vào nơi nào mà ông thấy là thiết thực có lợi đối với thực tế Việt Nam, điều mà người Mỹ không phải lúc nào cũng biết. Chính vì vậy mà ông tiếp thu mà nhiệt tình ủng hộ đề nghị về chiến dịch bình định cấp tốc của Komer. Thái độ ấy của Thiệu đã lặp tức tác động đến các viên chức Việt Nam ở cấp vùng và tỉnh, nơi ở đây người ta đang xây dựng các kế hoạch chi tiết liên quan đến thôn ấp cần phải chú ý, đến các điểm phân phát vũ khí tự vệ và các khu vực các đội công tác cần phải lập lại chính quyển.

        Trong khi người ta đang xây dựng kế hoạch, tôi đưa ra một gợi ý quan trọng đối với chiến lược ở nông thôn: đó là cẩn phải ưu tiên trước cho các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Bị tàn phá nặng nề trong cuộc tiến công Tẻt, vùng này rõ ràng là chìa khóa để chiến dịch bình định thành công ở quy mô quốc gia, bởi nó là nơi tập trung cư dân đông nhất ở Nam Việt Nam - đặc biệt là ở nông thôn và đồng thời là vựa lúa của cả Nam Việt Nam. Komer tán thành ý kiến của tôi, hoàn toàn biết rằng cũng như tôi, đây là một công việc rất gay go bởi ở đồng bằng sông Cửu Long, lực lượng quân đội Nam Việt Nam không nhiều bằng lực lượng của họ đặt ở các vùng phía Bắc và quân Mỹ đóng ở đây thì chỉ có một sư đoàn. Nhưng đó lại chinh là cái lợi của chiến dịch. Bình định không phải là một nhiệm vụ quân sự mà là một nhiệm vụ về sự phát triển và xây dựng an ninh ở nông thôn ở cấp độ địa phương, thế mà nơi cần nhất đến cái đó lại chính là đồng bằng Cửu Long.

        Vậy là chúng tôi ưu tiên cho đồng bằng sông Cửu Long trong cả khâu phân phối vũ khí cũng như khâu gia tăng số lượng các tiểu đoàn lực lượng địa phương, các trung đội tự vệ dân chúng và cả các đội công tác bình định ở địa phương. Để không có chút nghi ngờ nào về các ý định của chúng tôi, Komer tán thành đề nghị của tôi là điều John Vann từ chương trình bình định các tỉnh xung quanh Sài Gòn ông dang phụ trách sang làm chỉ huy chương trình bình định toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mới đầu còn do dự vì phải xa rời một vùng đang tới lúc thu được kết quả sau nhiều năm uổng công vô ích, cuối cùng đúng như chúng tôi chờ đợi Vann đã chấp nhận thách thức ấy khi thấy rằng chúng tôi coi đồng bằng Cửu Long như một vùng quyết định nhất đối với tương lai của chiến tranh.

        Như đã dự kiến trước, chiến dịch khởi động vào ngày 1 tháng 11 năm 1968. Vì đã có quá nhiều kế hoạch hứa hẹn những hy vọng này khác được tung ra những năm vừa qua, nên chiến dịch hầu như không được ai chú ý, trừ những chuyên gia về bình định và các viên chức có nhiệm vụ thực hiện nó. Những người này hoàn toàn có ý thức về nỗ lực mà tổng thống yêu cầu ở họ cũng như hiểu được vai trò mới lần này của các cố ván Mỹ là không chỉ giúp đỡ họ mà còn để đánh giá các kết quả của họ và báo cáo với tổng thống. Rất hiếm có những người tìm cách thuyết phục các cố vấn Mỹ làm sai báo cáo, vả lại họ có cố thì cũng vô ích. Cũng có một số người cho rằng các cố vấn khó có khả năng đánh giá đúng thành công hay thất bại của họ nhưng rồi họ đã phải bỏ ý nghĩ này khi thấy các cố vấn yêu cầu họ cho xuống tận các làng xem xét để tìm ra chứng cớ về việc họ đã thực hiện chương trình tốt xấu ra sao. Tuy nhiên tất cả những điều đó đều không có nghĩa là các cố vấn đã hoàn toàn đúng, nếu người ta được thấy họ đã phải điền vào các bản mẫu cơ man nào là chi tiết. Nhưng mặc dù không hoàn hảo, họ cũng đã cung cấp cho chúng tôi một bức tranh xác thực hơn về thực tế địa phương hơn là tất cả những gì chúng tôi có từ trước đến giờ.

        Trong khi chiến dịch đang khởi động, có một thay đổi đáng chú ý đến từ phía Mỹ. Vào lúc sắp rời nhiệm sở, tổng thống Johnson muốn cảm ơn một số các cộng sự đã giúp ông nhiều trong công việc. Bob Komer đứng vào vị trí cao trong danh sách các cộng sự ấy. Biết rằng Komer quan tâm nhất đến Trung Đông, Tổng thống đã cử ông giữ chức đại sứ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 6 tháng 11 tôi tiễn Komer đến tận chiếc phản lực nhỏ của không lực Hoa Kỳ nó sẽ đưa ông tới Hổng Kông rồi ông sẽ lên máy bay khác để bay về Washington. Tôi cũng cám ơn ông về việc ông đã thu xếp để tôi thay thế ông. Và ngay như tôi vẫn còn chưa biết, tôi cũng sẽ phải cảm ơn ông vì ông đã đề nghị để tôi được hường cả quy chế đại sứ của ông.

        Trong khi Komer đang trên đường bay tới một thử thách mới - một vụ biến loạn đang chờ ông ở Ankara, nơi xe của ông sẽ bị lật đổ và đốt cháy, tôi cũng chuẩn bị sẵn sàng tất cả cho công cuộc bình định. Điều tôi nhập tâm trước hết là mục tiêu chính trị bao giờ cũng vẫn phải là ưu tiên, dù cho những chuẩn bị vật chất (như chuẩn bị súng ống, mái lợp tôn, xi măng, sửa sang đường sá, cầu cống...) cũng chiếm một phần lớn công việc. Tiếp xúc với tướng Abrams, người tôi sẽ trở thành phó cho ông trong chương trình bình định, tôi biết tôi sẽ tìm thấy ở ông một chỗ dựa chắc chắn.

        (Rút từ: Một chiến thắng bị bỏ lỡ. NXB Công An - 2007)
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2017, 09:26:45 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM