Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:46:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mậu Thân 1968 - Cuộc đối chiến lịch sử  (Đọc 109603 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #190 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2017, 02:32:36 am »

 
THƯ GỬI CHỦ TỊCH NGUYỄN HỮU THỌ
VÀ TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN DÂN TỘC
GIẢI PHÓNG MIỀN NAM

        Kinh gửi Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ và các vị trong ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

        Dưới sự lãnh đạo  sáng suốt của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, từ đầu Xuân năm nay, đồng bào, chiến sĩ và cán bộ miền Nam ta đã tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt, đánh rất giỏi, thắng rất to. Giương cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự, chính trị và binh vận, quân và dân miền Nam đã:

        - Đánh thắng 1 triệu 20 vạn quân dịch, trong đó có hơn 50 vạn quân Mỹ.

        - Đánh thắng cả ở thành thị và nông thôn, đánh giỏi các căn cứ, sân bay, bến cảng, kho tàng, các đường giao thông của địch.

        - Giải phóng thêm nhiều vùng rộng lớn đông dân.

        - Vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng quân sự và chính trị đều lớn mạnh vượt bậc.

        - Đánh giặc đã giỏi, thực hiện các chính sách của Mặt trận cũng tốt. Bộ đội thì hết lòng báo vệ, giúp đỡ nhân dân, nhân dân thì hết lòng thương yêu. giúp đỡ bộ đội, cùng bộ đội anh dũng đánh giặc.

        Trong mấy ngày gần đây, từ Trị - Thiên dến Cà Mau, từ đồng bằng, ven biển đến Tây Nguyên, quân và dân miền Nam lại đang đồng loạt tiến công Mỹ - ngụy, thu được những thắng lợi rất to lớn, làm cho chúng càng bị thất bại nặng nề, càng hoang mang, bối rối.

        Như vậy là toàn quân và toàn dân miền Nam anh hùng, già trẻ, gái trai, đổng bào Kinh và đồng bào Thượng, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích đều lập công xuất sắc. Khắp cả miền Nam ta đều đánh giỏi, càng đánh càng mạnh, càng đánh mạnh càng thắng to.

        Tôi rất vui mừng nhờ Chủ tịch và các vị chuyến lời thăm hỏi thân ái nhất và lời khen ngợi nồng nhiệt nhất của tôi đến toàn thế đồng bào miền Nam, đến chiến sĩ và cán bộ các lực lượng vũ trang yêu nước trên các chiến trường. Tôi thân ái hỏi thăm các nhân sĩ yêu nước, các cụ phụ lão, các bà mẹ chiến sĩ. Bác khen các cháu thanh niên và nhi đồng đã hăng hái chống Mỹ, cứu nước, lập nhiều chiến công.

        Thắng lợi của quân và dân miền Nam ta rất to lớn và toàn diện, làm nức lòng đồng bào trong cả nước và anh em bè bạn khắp năm châu. Sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của toàn dân ta đang tiến mạnh mẽ, tiến vững chắc đến thắng lợi hoàn toàn.

        Nhân dân ta rất yêu chuộng hòa bình. Nhưng phải độc lập, tự do thì mới có hòa bình thật sự. Đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, phái rút hết quân đội của chúng về nước, để nhân dân ta tự quyết định vận mệnh của mình thì sẽ có hòa bình lập tức.

        Hiện nay, đế quốc Mỹ tuy đã bị thua to ở Việt Nam, bị cô lập, lúng túng trên thế giới và ở ngay nước Mỹ, nhưng chúng còn rất ngoan cố và xảo quyệt.

        Miệng chúng nói hòa bình đàm phán mà tay chúng vẫn đẩy mạnh chiến tranh.

        Vì vậy, đồng bào và chiến sĩ ta phải đoàn kết chặt chẽ hơn nữa, luôn luôn nâng cao cảnh giác và tinh thần quyết chiến quyết thắng, ra sức phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, vượt qua mọi gian khổ, hy sinh, đánh liên tục, đánh đều khắp, giành những thắng lợi mới to lớn hơn nữa.

        Hai miền Nam Bắc đoàn kết một lòng, thi đua giết giặc, cứu nước thì nhất định giặc Mỹ sẽ hoàn toàn thất bại.

        Đồng bào miền Nam nhất định sẽ được giải phóng.

        Tổ quốc Việt Nam nhất định sẽ hoàn toàn độc lập, tự do, nhất định sẽ hòa bình thống nhất!

        Tiến lên!
        Toàn thắng ắt về ta!

        Chào thân ái và quyết thắng

Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 1968       
HỒ CHÍ MINH                   



ĐIỆN MẬT CỦA BAN BI THƯ
Số 126, ngày 14 tháng 5 năm 1968

        Gửi:   Khu ủy Trị - Thiên

        1. Chúng tôi theo dõi thấy từ khi Liên minh Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Thừa Thiên - Huế ra đời đến nay, chưa hề tỏ thái độ đối với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Như thế không có lợi.

        2. Gần đây, Liên minh Huế có gửi điện cho Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, tuyên bố gia nhập Liên minh và sẽ thực hiện Cương lĩnh của Liên minh. Điều này có nghĩa là Liên minh Huế cũng thừa nhận thái độ của Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam đối với Mặt trận Giải phóng đã nêu trong "Tuyên ngôn cứu nước". Do đó, chúng tôi thấy không cần bố sung bức điện của ông Lê Văn Hảo gửi Luật sư Trịnh Đình Thảo, nhưng Trung ương Cục có gợi ý trong Điện số 72/TWC.

        3. Tuy vậy, từ nay về sau, trong những trường hợp cần thiết và thích hợp, chúng tôi thấy Liên minh Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Thừa Thiên - Huế nên bày tỏ thái độ của mình đối với Mặt trận Giải phóng. Thái độ này nên như thái độ của Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam đã được bày tỏ trong Tuyên ngôn cứu nước của Liên minh.

LÊ VĂN LƯƠNG       

        Lưu tại Kho lưu trữ Trung ương Đảng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #191 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2017, 04:33:05 am »

          
NGHỊ QUYẾT CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
Số 183-NQ/TW, ngay 16 tháng 10 năm 1968
Về việc kiện toàn tổ chức và lãnh đạo của Khu ủy Trị - Thiên - Huế

        - Sau khi nghe báo cáo tình hình thực hiện các nghị quyết của Trung ương Đảng về các mặt quân sự, chính trị, công tác Đảng, công tác quần chúng ở Trị - Thiên - Huế và nghe tình hình thi hành Chỉ thị tháng 9 năm 1967 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về kiện toàn tổ chức của Khu ủy Trị - Thiên - Huế.

        - Để kiện toàn hơn nữa tổ chức và lãnh đạo của Khu ủy Trị - Thiên -  Huế, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ mới, sát với vị trí và đặc điểm của chiến trường.

        - Theo đề nghị của Ban Bí thư Trung ương Đảng và của Quân ủy Trung ương.

BỘ CHÍNH TRỊ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG
QUYẾT ĐỊNH

        1. Bổ sung vào Ban Chấp hành Khu ủy Trị - Thiên - Huế hiện nay các đồng chí:

        - Hoàng Anh,

        - Hoàng Sâm,

        - Nguyễn Quyết.

        Đồng chí Hoàng Anh sẽ làm Bí thư Khu ủy (đồng chí Trần Văn Quang hiện Bí thư, sẽ làm Phó bí thư), hai đồng chí Hoàng Sâm và Nguyễn Quyết làm ủy viên Thường vụ. Các đồng chí khác hiện tham gia Khu ủy và tham gia Ban Thường vụ Khu ủy giữ như cũ.

        2. Khu ủy Trị - Thiên - Huế có trách nhiệm lãnh đạo và chỉ dạo toàn diện các mặt công tác quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, công tác xây dựng Đảng và công tác quần chúng trong khu.

Bộ Chính trị trực tiếp lãnh đạo Khu ủy về các chủ trương công tác lớn, chỉ thị cho Khu ủy về các nhiệm vụ chiến lược và cớ tính chất toàn diện. Trong quá trình thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị, Khu Ủy chịu sự chỉ đạo của Quân Ủy Trung ương về mặt quân sự, về các mặt công tác khác, Khu ủy chịu sự chỉ đạo của Ban Bí thư.

        3. Như vậy, Khu ủy một mặt trực tiếp chỉ đạo công tác của Đảng ủy Bộ Tư lệnh Trị - Thiên - Huế, đảm bảo kết hợp toàn diện các mặt hoạt động của Đảng, hoàn thành nhiệm vụ quân sự của chiến trường. Mặt khác, Khu ủy xây dựng và chỉ đạo hoạt động của các Ban cán sự Đảng các địa phương và các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xây dựng Đảng và công tác quần chúng, đảm bảo cho toàn Đảng bộ trong khu hoàn thành mọi nhiệm vụ đã đề ra.

        Để cho các Ban cán sự Đảng hiện nay dù năng lực làm tròn nhiệm vụ Khu ủy sẽ nghiên cứu để kiện toàn tổ chức cho các ban cán sự đó và giao chức trách, nhiệm vụ một cách rõ ràng chu đáo.

        Về bộ máy giúp việc của Khu ủy, Khu ủy sẽ nghiên cứu và quyết định việc kiện toàn theo nguyên tác gọn, nhẹ, thiết thực, phù hợp với tình hình.

        4. Về quan hệ giữa Khu ủy Trị - Thiên - Huế với Đoàn 559. với Đảng ủy mặt trận B5 và với Quảng Bình, Vinh Linh.

        - Khu ủy và Đoàn ủy 559 có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ, thường xuyên liên hệ với nhau, thông báo cho nhau các tình hình và tiến hành các công tác cần thiết nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển tiếp tế cho khu và các nhiệm vụ vận chuyến tiếp tế khác, bảo vệ các căn cứ, kho tàng và đường vận chuyển, cũng cố các cơ sở Đảng và cơ sở quần chúng nơi Đoàn ủy 559 hoạt động.

        - Quan hệ giữa Khu ủy Trị - Thiên - Huế và Đảng ủy mặt trận B5 vừa là quan hệ phối hợp giữa hai chiến trường để thực hiện nhiệm vụ tác chiến của hai khối chủ lực theo như kế hoạch Bộ Tổng tư lệnh giao, lại vừa là quan hệ giữa các đơn vị chủ lực của mặt trận B5 với các cấp ủy địa phương thuộc quyền lãnh đạo của Khu ủy Trị - Thiên - Huế, theo như Nghị quyết 123 ngày 7 tháng 7 năm 1965 của Bộ Chính trị1. Hai bên phải liên hệ với nhau để quy định những quan hệ cụ thể nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.

        - Quãng Bình, Vinh Linh là hậu phương trực tiếp của chiến trương Trị - Thiên - Huế. Ngoài những nhiệm vụ phải làm thường xuyên do Trung ương giao, như đảm bảo tiếp tế vận chuyển, công tác dân công và tiếp đón, săn sóc thương bệnh binh v.v.. khi cấp thiết Quảng Bình, Vinh Linh còn cần giúp thêm những việc khác do Khu ủy Trị - Thiên - Huế yêu cầu. Khu ủy Trị - Thiên - Huế được trực tiếp liên hệ với tỉnh ủy Quảng Bình và Khu ủy Vinh Linh để bàn bạc mọi việc và để ra các yêu cầu đột xuất khi cần thiết.

T/M BỘ CHÍNH TRỊ        
LÊ DUẨN              

        Lưu lại Kho lưu trữ Trung ương Đảng

-----------------------
       1. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.26. tr.277 tr.277 (B.T.)
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2017, 04:46:54 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #192 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2017, 04:34:32 am »

 
ĐIỆN MẬT CỦA BAN BÍ THƯ
Số 291, ngày 19 tháng 10 năm 1968

        Gửi: Các Khu, Thành, Tỉnh ủy

        Mấy hôm nay, dư luận phương Tây và Sài Gòn bàn nhiều về việc Mỹ sắp chấm dứt ném bom miền Bắc.

        Có thế do gặp thêm nhiều thất bại, khó khăn, lúng túng, nhất là lại sắp đến ngày bầu cử tổng thống nước Mỹ nên Giôn-xơn phải chấm dứt ném bom. Nhưng cũng có thể Mỹ tung tin này ra để tranh thủ thuận lợi cho cuộc tuyển cử và tranh thủ dư luận mà thôi.

        Các tinh ủy cần nắm vững những nhận định và chủ trương công tác đã được phổ biến để lãnh đạo tư tưởng và công tác cho chặt chẽ. Phải nhân đợt sinh hoạt chính trị đang tiến hành, làm cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta thấy rõ thắng lợi của ta mà nâng cao thêm phấn khởi, quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa sản xuất, công tác, ra sức chi viện tiền tuyến, nâng cao cảnh giác, không ảo tương và do dự, chờ đợi.

        Cần tiến hành một đợt tu sửa hầm, hào, nhất là ở các trường học và chuẩn bị cho việc thu hoạch vụ mùa.

        Đặc biệt chú ý có kế hoạch đầy đủ hết sức tranh thủ thời gian, nỗ lực vượt bực, có kiếm tra, chỉ đạo chặt chẽ để gặp trường hợp địch phải chấm dứt ném bom thi ra sức đẩy mạnh công tác giao thông vận tải và một số công tác kinh tế cấp bách lớn, chuẩn bị tốt các chân hàng và lực lượng vận tải.

        Dù địch có chấm dứt ném bom toàn miền Bắc, chúng vẫn có thể ném bom trở lại và chắc chắn là chúng sẽ tăng cường chiến tranh gián điệp, chiến tranh tâm lý. Vi vậy, công tác của ta phải nhằm thắng địch trên các mặt đó và trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ gìn bí mật.

        Trước hết, những ngày sắp tới nếu thật sự có định ngừng ném bom chăng nữa, thì địch vẫn sẽ tăng cường ném bom, bắn pháo ác liệt các tỉnh nam khu IV. Những nơi này phải ra sức chiến đấu, bảo vệ tốt sức người, sức của, báo đảm tốt giao thông vận tải, đồng thời thực hiện tốt các chủ trương của Bộ Tư lệnh bảo đảm giao thông vận tải khu sẵn sàng chuẩn bị kế hoạch để tranh thủ thời cơ nếu địch phải xuống thang.

LÊ VĂN LƯƠNC        

        Lưu lại Kho lưu trữ Trung ương Đảng
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2017, 04:46:37 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #193 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2017, 04:38:33 am »

 
ĐIỆN MẬT CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
Số 00/1968, ngày 20 tháng 10 năm 19681

        Gửi: Khu ủy V và Trị - Thiên

        Vừa qua Bộ Chính trị đã nhận định tình hình và đề ra chủ trương đấu tranh ngoại giao như sau:

        I. CHIỀU HƯỚNG CỦA CHÍNH SÁCH MỸ VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM

        1. Mỹ thấy không thể thắng ở Việt Nam và càng leo thang hoặc kéo dài chiến tranh càng không lợi cho chúng. Có chấm dứt chiến tranh Việt Nam, Mỹ mới giải quyết được những khó khăn của nuớc Mỹ và những bế tắc về chiến lược toàn cầu của chúng. Mỹ phái chú ý vấn đề nội bộ nước Mỹ hơn trước, phải coi trọng châu Âu là vấn đề hàng đầu về đối ngoại, nhất là từ khi xảy ra sự kiện Tiệp Khắc.

        Do đó, chiều hướng của Mỹ là phải xuống thang và kết thúc chiến tranh Việt Nam (tuy ta vẫn phải cảnh giác đề phòng khả năng chúng còn mở rộng và kéo dài chiến tranh). Tuy nhiên, dù kết thúc chiến tranh, Mỹ cũng vẫn phải bảo vệ quyền lợi và địa vị của bọn tay sai và giữ cho miền Nam Việt Nam vẫn nằm trong phạm vi ảnh hướng của Mỹ, vẫn là thuộc địa kiểu mới của chúng. Đó là điểm cơ bản giống nhau giữa các tập đoàn thống trị Mỹ, giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, giữa Ních-Xơn và Humphrey. Nhưng hai ứng cử viên có những điểm khác nhau mà ta cần nhìn thấy sâu hơn: Humphrey nhấn mạnh đến hòa bình, chủ trương chấm dứt ném bom miền Bắc, dần dần phi Mỹ hóa chiến tranh ở miền Nam, rút quân Mỹ về nước, còn nói đến chính phủ liên hiệp có Mặt trận Giải phóng tham gia. về cơ bản đó là lập trường của Giônxơn, nhưng có bớt cứng rắn hơn. Ních-Xơn thì chủ trương đàm phán trên thế mạnh, chống chấm dứt ném bom miền Bắc, không biết đến Mặt trận, lập trường của y nói chung là ngoan cố. Tuy y cũng không thể đi ngược với lợi ích của tập đoàn thống trị và dư luận nước Mỹ là chấm dứt chiến tranh, nhưng trong một thời gian nào đó, trong mức độ nào đó, nếu y lên ghế tổng thống, y còn có thế làm cho tình hình phát triển phức tạp.

        Thái độ ta, tuy ta phê phán cả hai người về lập trường xâm lược và thực dân mới, nhưng về sách lược, ta cần có phân biệt. Với Humphrcy và nhóm của y, trong tiếp xúc riêng, ta nên có thái độ lôi kéo vào phương hướng của ta hơn.

        Đối với Ních-xơn và nhóm của y, ta đập mạnh luận điệu đàm phán trên thế mạnh, lập trường ngoan cố đối với vấn dề chấm dứt ném bom, đối với Mặt trận Dân tộc Giải phóng và vấn đề chính phủ liên hiệp.

        2. Các mặt thắng lợi của ta trong chiến tranh rất lớn, nhưng vẫn còn hạn chế. Giôn-Xơn cho rằng từ nay đến hết nhiệm kỳ tổng thống, trước mắt là đến ngày bầu cử (5-11-1968), y còn có thể giữ cho Mỹ không thua lớn ở miền Nam và những khó khăn của Mỹ không phát triển nghiêm trọng.

        Trước mắt, khả năng Humphrey trúng cứ còn ít, nếu Humphrey thất bại, tức là chính sách Giôn-xơn thất bại. Cho nên có thể Giôn-xơn phải có một hành động xuống thang chiến tranh để giúp cho Humphrey trúng cứ.

        Nếu Humphrey thất bại và Ních-Xơn trúng cử, thì trong thời gian cuối nhiệm kỳ (sau 5-11-1968 đến 20-1-1969), Giôn-xơn còn có thế có những quyết định về Việt Nam, nhằm tạo ra một tình thế trong đó Giôn-xơn là tổng thống ấã vạch ra đường lối lập lại hòa bình ở Việt Nam, chứ không phải là một tổng thống chiến tranh, còn tổng thống mới là người tiếp tục và hoàn thành đường lối hòa bình, hoặc nếu tổng thống mới đi ngược lại đường lối ấy thì sẽ phải tự gánh lấy trách nhiệm.

------------------
       1. Điện này khác điện ở trang 468 về thời gian, nơi nhận và một số nội dung (B. T.)
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2017, 04:46:23 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #194 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2017, 04:41:43 am »

         
        II. CHỦ TRƯƠNG CỦA TA

        Chúng ta đang đẩy mạnh thực hiện những nhiệm vụ trong thời kỳ tổng tiến công và nổi dậy để giành thắng lợi quyết định. Theo phương châm giành thắng lợi từng bước, trong tình hình hiện nay, phương hướng chung của ta là phái biết kéo Mỹ xuống thang để thắng chúng, bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ta. Ta cần lợi dụng đầy đủ chiều hướng chính sách của Mỹ, lợi dụng mâu thuẫn trong các tập đoàn thống trị Mỹ, khéo vận dụng sách lược ép chính quyền Giôn-xơn xuồng thang chiến tranh thêm một bước quan trọng: chấm dứt đánh phà miền Bắc để có thể tiến tới phi Mỹ hóa chiến tranh ở miền Nam, tìm lối thoát danh dự ra khỏi chiến tranh. Ép được Mỹ thực hiện bước xuống thang này là một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của ta. Chính thời gian từ nay đến ngày bầu tổng thống ngày 5-11-1968 là thời cơ thuận lợi để ta ép địch xuống thang.

        Cụ thể là ta cần khéo vận dụng sách lược thúc ép Giòn-xơn từ nay đến trước ngày 5-11, chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khốc trên toàn bộ lành thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

        Để phi Mỹ hóa và để không thất bại nặng nề thì vấn đề rất quan trọng của Mỹ ở miền Nam là làm sao cho ngụy quyền có thêm sức mạnh và có một vị trí quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề miền Nam. Do đó, điều kiện Giôn-xơn đòi cho bước xuống thang này, theo Hariman, là ngụy quyền Sài Gòn tham gia đàm phán.

        Do tình hình ở Mỹ chuyển biến nhanh trong mấy ngày gần đây, để tranh thủ bước xuống thang như nói ở trên, Bộ Chính trị đề ra chủ trương cụ thể trước mắt là:

        1. Nếu Mỹ chịu chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác (hoặc như cách nói của Mỹ: các hành động liên quan đến việc dùng vũ lực, thì ta cũng đồng ý, còn vấn đề trinh sát, rải truyền đơn, thả đồ tâm lý chiến... nếu chúng chưa chịu thì sau ta sẽ đấu tranh tiếp tục) chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì sẽ họp hội nghị bốn bên gồm có Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận, Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

        2. Ta đồng ý có một hội nghị trù bị gồm bốn bên để chuẩn bị cho hội nghị chính thức. Hội nghị trù bị đó sẽ triệu tập vào khoảng từ 7 đến 10 ngày sau khi Mỹ chấm dứt ném bom (như vậy là có thể trước tuyến cử ở Mỹ).

        III. MỘT SỐ CÔNG TÁC QUAN TRỌNG Ở MlỀN NAM

        Việc Mỹ chấm dứt đánh phá miền Bắc là một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của ta, một thất bại có ý nghĩa chiến lược của Mỹ, làm cho nhân dân cả nước vui mừng và càng thêm tin tưởng ở thắng lợi cuối cùng, bọn ngụy quyền, ngụy quân, binh sĩ Mỹ và chư hầu càng hoang mang, dao động.

        Tuy vậy chính quyền Giôn-xơn sẽ:

        - Ra sức lợi dụng việc chấm dứt đánh phá miền Bắc trong vận động bầu cử và tuyên truyền ở ngoài nước về "thiện chí" của Mỹ, trong chừng mực nào đó sẽ làm cho dư luận tăng thêm ảo tưởng "thiện chí" đó.

        - Lợi dụng việc ta nhận hội nghị bốn bên để đề cao ngụy quyền Sài Gòn, xuyên tạc lập trường của ta và vai trò của Mặt trận.

        - Tập trung phương tiện trước đây dùng đánh miền Bắc để tăng cường đánh phá miền Nam và các hành lang.

        Trong hàng ngũ của ta, tư tưởng muốn nghi ngơi, ngại chiến tranh ác liệt, lơ là cảnh giác, trông chờ đàm phán, v.v... cũng đã phát sinh, ảnh hưởng không tốt đến quyết tâm giành tháng lợi quyết định. Trong hàng ngũ của Mặt trận và của Liên minh còn có thể có những tư tường lệch lạc khác ta sẽ phải nhìn thấy rõ hơn.

        Do đó bên cạnh mặt thắng lợi, tình hình sẽ có một số khó khăn phức tạp mới.

        Khi xảy ra việc Mỹ chấm dứt đánh phá miền Bác, Chính phủ ta và Mặt trận Giải phóng sẽ ra những tuyên bố quan trọng.

        Bộ Chính trị gợi ý thêm với các anh một số công tác ở miền Nam như sau:

        1. Chú trọng tăng cường công tác tư tưởng trong cán bộ, đảng viên, các lực lượng vũ trang và nhân dân, làm cho mọi người nhận thức rõ tình hình và nhiệm vụ mới, nhận thức rõ thắng lợi của ta, thất bại của địch và âm mưu thủ đoạn mới của chúng, do dó mà nâng cao lòng tin tưởng tuyệt đối vào Trung ương và Hồ Chủ tịch, nâng cao tinh thần cách mạng tiến công, thừa thắng xông lên, vượt mọi hy sinh gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để giành thắng lợi quyết định. Nâng cao cảnh giác cách mạng, kịp thời dập tan mọi thu đoạn chiến tranh tâm lý, mọi hoạt động chia rẽ của địch.

        2. Tăng cường công tác ngụy vận làm cho chúng tan rã nhanh chóng.

        3. Đẩy mạnh phong trào chính trị ở các thành thị đòi các quyền dân chủ, đòi thanh trừng ác ôn, đòi công nhận Mặt trận, đòi lập một chính phủ có tính chất đại diện hơn.

        4. Đối với các thành viên của Mặt trận Giải phóng và Liên minh, cần làm tốt công tác giải thích về tình hình cuộc chiến tranh và bàn bạc dân chủ về phương hướng và nhiệm vụ ở miền Nam, củng cố và nâng cao quyết tâm, tăng cường đoàn kết nhất trí.

        Bộ Chính trị sẽ tiếp tục hướng dẫn thêm. Điện này phổ biến trong Thường vụ Khu ủy, còn mức độ phổ biến rộng hơn và kế hoạch giải thích chủ trương này thì do Thường vụ Khu ủy phụ trách.

BỘ CHÍNH TRỊ        

        Lưu tại Kho lưu trữ Trung ương Đảng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #195 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2017, 04:45:16 am »

    
ĐIỆN MẬT CỦA BAN BÍ THƯ
Số 302, ngày 31 tháng 10 năm 1968

        Gửi: Các Khu, Thành, Tỉnh ủy

        Có thể Chính phủ Mỹ sắp ra lệnh ngừng ném bom và các hành động chiến tranh khác đối với miền Bắc nước ta vào 7 hoặc 8 giờ sáng (giờ Hà Nội) ngày 1-11-1968. Đó sẽ là một thất bại lớn của chúng, một thắng lợi lớn của ta, đối với miền Bắc cũng như miền Nam. Bộ Chính trị sẽ phổ biến nhận định tình hình và các nhiệm vụ công tác cho các ngành các cấp.

        Ban Bí thư nhắc mấy điểm gấp sau đây:

        1. Trong việc tuyên truyền giải thích, một mặt cần nêu rõ thắng lợi to lớn nhưng mặt khác, cần nêu rõ nhiệm vụ giải phóng miền Nam còn rất quyết liệt và nặng nề. Chú trọng động viên ngay quần chúng nhân đà thắng lợi này càng nâng cao quyết tâm hoàn thành bằng được nhiệm vụ đã đề ra, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, giành thắng lợi hoàn toàn cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. Tuyệt đối không thể chút nào lơi lỏng ý chí chiến đấu, mất cảnh giác, lơi lỏng nhiệm vụ đề phòng địch đánh miền Bắc trở lại, lơi lỏng nghĩa vụ đối với miền Nam ruột thịt hoặc lởn vởn ý nghĩ cho Đảng đã đến lúc có thể công tác bớt khẩn trương, đỡ hy sinh, gian khổ, v.v... Kịp thời giải quyết những tư tưởng, nhận thức sai lầm trong cán bộ và nhân dân, nâng cao lòng tin tuyệt đối ở đường lối và sự lãnh đạo của Trung ương.

        2. Các công tác cụ thể phải nắm chắc và làm ngay không được chậm trễ là:

        a) Các lực lượng vũ trang vẫn phải luôn luôn đề cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu. Nhanh chóng sửa chửa, củng cố các trận địa hầm hào. Tiếp tục trao đổi kỹ thuật, chiến thuật. Động viên người sơ tán đâu cứ ở đó, không trở về nơi cũ. Coi trọng phòng gian bảo mật, giữ gìn trật tự trị an, chống các luận điệu xuyên tạc và chiến tranh tâm lý của địch. Tăng cường công tác phòng và chống gián điệp, biệt kích.

        b) Ra sức đẩy mạnh giao thông vận tải chiến lược và giao thông vận tải phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân địa phương. Phải nhận rõ công tác giao thông vận tải chiến lược rất nặng, rất khấn trương, vì khối lượng vận chuyến lớn, thời gian đòi hỏi bức thiết, đây là một nhiệm vụ hàng đầu mà ta phải làm tròn bằng được. Nhanh chóng sửa chữa cầu dường, tăng cường và củng cố các kho tàng, bến bãi, sản xuất và sửa chữa các phương tiện giao thông, kiện toàn thông tin liên lạc, tổ chức tốt nhân lực. Đảm bảo an toàn, bí mật, cố gắng giảm bớt lãng phí, mất mát, tham ô.

        c) Đặc biệt các tỉnh khu IV cũ càng không thể lơi lỏng nhiệm vụ vận tải phục vụ tiền tuyến mà phải tiếp tục coi đây là nhiệm vụ hàng đầu của mình để ra sức làm tròn. Mặt khác, phải lợi dụng thời cơ thuận lợi, đẩy mạnh mọi mặt sản xuất, trước hết là sản xuất lương thực (chú ý rau màu), săn sóc đời sống nhân dân, giải quyết phần nào các nhu cầu bức thiết về ăn, ở, chữa bệnh. Các cơ quan có trách nhiệm ở Trung ương sẽ cố gắng làm hết sức mình để giúp đỡ địa phương theo khả năng hiện có.

        d) Các địa phương khác cần có kế hoạch động viên quần chúng đẩy mạnh hơn nữa sản xuất công, nông nghiệp, cải tiến công tác phân phối, cải tiến các việc quản lý sản xuất, quản lý đời sống cho có hiệu quả thiết thực hơn, chống các tệ nạn buôn lậu, tham ô và các tệ nạn xã hội khác. Phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước năm 1968, chuẩn bị tốt cho kế hoạch nhà nước năm 1969.

        e) Cần chú ý là sau khi Giôn-xơn ra lệnh ngừng ném bom thì mãi đến 12 giờ sau lệnh này mới có hiệu lực. Cho nên, các tỉnh Khu IV phải đề phòng cẩn thận trong khoảng thời gian ấy.

        g) Cần giữ bí mật tin này cho đến khi có tin chính thức, cần theo dõi đài và báo Nhân Dân để nắm nội dung các tuyên bố và xã luận, bình luận.

T/M BAN BÍ THƯ        
LÊ VĂN LƯƠNG        

        Lưu tại Kho lưu trữ Trung ương Đảng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #196 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2017, 04:49:49 am »

         
LỜI KÊU GỌI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
CẢ NƯỚC TIẾN LÊN ĐÁNH THẮNG GIẶC MỸ XÂM LƯỢC

       Hỡi đồng bào và chiến sĩ cả nước,

        Trước những thắng lợi to lớn của quân và dân ta cả hai miền, nhất là miền Nam từ đầu Xuân đến nay, ngày 1 tháng 1 tháng 11 năm 1968. Chính phủ Mỹ đã buộc phải chấm dứt không diều kiện việc ném bom và bắn phá trên toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

        Thế là, sau bốn năm chiến đấu vô cùng anh dũng, quân và dân ta dã giành được thắng lợi vẻ vang: bắn rơi hơn 3.200 máy bay, bắn cháy hàng trăm tàu chiến lớn nhỏ, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc nước ta.

        Đó là một thắng lợi có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của nhân dân ta.

        Đế quốc Mỹ tưởng lầm với sức tàn phá dã man của bom dạn. chúng có thể làm suy yếu miền Bắc, ngăn chăn sự ủng hộ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn và làm giảm sút sức chiến đấu của miền Nam. Sự thật là: càng chiến đấu chống giặc Mỹ, miền Bắc càng vững mạnh về mọi mặt và luôn luôn hết lòng hết sức ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của đồng bào miền Nam anh hùng. Càng chiến đấu chống giặc Mỹ, đồng bào miền Nam càng đoàn kết chặt chẽ, sức càng mạnh, thắng càng to.

        Thắng lợi đó là thắng lợi của đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ta, thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn và của sức mạnh toàn dân đoàn kết quyết chiến quyết thắng, thắng lợi của chế độ xã hội chủ nghĩa tốt đẹp. Đó là thắng lợi chung của quân và dân ta ở cả hai miền Nam - Bắc. Đó cũng là thắng lợi của nhân dân các nước anh em và bè bạn ta khắp năm châu.

        Nhân dịp này. thay mặt Đảng và Chính phù, tôi nhiệt liệt khen ngợi đồng bào và chiến sĩ ta trong cả nước và chân thành cảm ơn sự giúp đỡ to lớn và sự đồng tình, ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, của các nước bạn gần xa và của nhân dân toàn thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ.

        Đồng bào và chiến sĩ thân mến,

        Chúng ta đã đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc. Song đó chỉ mới là thắng lợi bước đầu. Đế quốc Mỹ rất ngoan cố và xảo quyệt. Chúng nói "hòa bình", "thương lượng" nhưng vẫn chưa chịu từ bỏ dã tâm xâm lược của chúng. Hơn một triệu quân Mỹ, quân ngụy và quân chư hầu còn đang hàng ngày ngày ra biết bao tội ác dã man đối với đồng bào miền Nam ta.

        Vi vậy, nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc.

        Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó di.

        Đồng bào và chiến sĩ miền Nam anh hùng, dưới ngọn cờ vẻ vang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, liên tục tiến công, liên tục nổi dậy, kiên quyết tiến lên, giành lấy thắng lợi hoàn toàn.

        Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm tròn nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt, luôn luôn nâng cao cảnh giác, tự lực cánh sinh, tăng cường lực lượng, sẵn sàng chiến đấu, đập tan mọi âm mưu mới của địch.

        Chúng ta tin rằng: sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta ngày càng được sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ to lớn của nhân dân các nước anh em và nhân dân toàn thế giới, kế cả nhân dân tiến bộ Mỹ.

        Trải qua gần một trăm năm dưới ách nô lệ thực dân và hơn 20 năm chống chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc, hơn ai hết, nhân dân ta rất thiết tha yêu quý hòa bình để xây dựng đất nước. Nhưng phải là hòa bình thật sự trong độc lập, tự do.

        Vì vậy, chúng ta kiên quyết đòi:

        Chính phủ Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam. Phải vĩnh viễn từ bỏ mọi hành động xâm phạm chủ quyền và an ninh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

        - Phải rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khói miền Nam Việt Nam.

        Công việc nội bộ của miền Nam phải do nhân dân miền Nam giải quyết theo Cương lĩnh chính trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, nước ngoài không được can thiệp vào.

        Công việc thống nhất nước Việt Nam phải do nhân dân hai miền Nam - Bắc tự giải quyết, nước ngoài không được can thiệp vào.

        Đồng bào và chiến sĩ yêu quý,

        Trước mắt chúng ta còn nhiều gian khổ hy sinh, nhưng sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của nhân dân ta đang tiến mạnh đến ngày thắng lợi. Tổ quốc đang kêu gọi chúng ta hăng hái tiến lên đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược!

        ĐẾ QUỐC MỸ NHẤT ĐỊNH THUA!
        NHÂN DÂN TA NHẤT ĐỊNH THẮNG!


Ngày 3 tháng 11 năm 1968        
Hồ Chí Minh: toàn tập,          
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #197 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2017, 04:51:09 am »

 
WILLIAM COLBY

14. TẾT 1968

        Bức điện "tia chớp nhoáng" đầu tiên báo về cuộc tổng tiến công của cộng sản đến Washington vào buổi chiều ngày 29 tháng 01 năm 1968, tức quá nửa đêm rạng sáng ngày 30 tháng Một ở Việt Nam. Bức diện cho biết đã xảy ra một cuộc tấn công vào sứ quán và thậm chí có lẽ những kẻ tấn công đã vượt qua tường. Ở nhiều thành phố đô thị khác cũng nổ ra những cuộc tấn công tương tự. Những tin tức này trùng hợp với báo cáo nhận được trước đó về những cuộc tấn công cộng sản tung ra ở các thành phố thị xã miền Trung, và có một số tin cho quân đội bắt được đã nói về những điều liên quan đến ý định của cộng sản là sẽ mở một cuộc tiến công lớn trong dịp Tết ở miền Nam (Tết ở Đông Nam Á là ngày đầu năm của lịch âm và là ngày lễ quan trọng nhất của một năm, vào dịp này gia đình nào cũng sum họp để khẳng định tầm quan trọng của nó như một thành tố cơ bản của xả hội).

        Đọc các báo cáo, người ta thấy rõ ràng đây là một cuộc tống tiến công của cộng sản trên quy mô toàn miền. Trong phần lớn các trường hợp, nó được tiến hành bởi các đội đặc công, biệt động phân tán thành các nhóm nhỏ đánh vào những mục tiêu quan trọng nằm trong trung tâm đô thị (như sứ quán Mỹ chẳng hạn), rồi các đội du kích đánh vào thôn xã đế áp đặt quyền lực của họ, và các đơn vị chủ lực để chống lại cuộc phản kích của quân Mỹ và quân Nam Việt Nam. Cộng sản hẳn có tính đến hành động nổi dậy của nhân dân các địa phương để áp dụng từng ly từng tý khái niệm "khởi nghĩa” trong học thuyết chiến tranh của họ, và nhờ đó làm nhân lên số lượt các chiến đấu viên. Nếu những cuộc xâm nhập lúc ban đầu thu được những thành công đáng kể, gây ra được hiệu quá bất ngờ về chiến thuật thì về sau, phần còn lại của kế hoạch trở thành một thảm họa đối với cộng sản.

        Lực lượng quân đội Nam Việt Nam vũ trang và Mỹ đã nhanh chóng tập hợp lại để tiến hành phản kích, còn dân chúng thì mạnh ai người nấy tìm đường trốn chạy. Phần lớn các đơn vị cộng sản phơi mình dưới một sức mạnh hỏa lực vượt trội đã bị tổn thất nặng nề. Trong nhiều thành phố cộng sản tấn công, họ chi giữ được một, hai ngày rồi bị đánh lui, trừ ở thành cổ Huế, họ đã bám trụ được tới ba tuần lễ. Các cuộc oanh tạc bằng phi pháo của quân đội Nam Việt Nam và Mỹ giáng xuống quân cộng sản rút lui đã gây ra nhiều thiệt hại về người và của và tàn phá nặng nề nhiều khu vực lớn của các thành phố mà quân cộng sản bám trụ để chiến đấu.

        Một kết quả khác của các trận chiến đấu là hơn một triệu dân phải đi lánh nạn. Cộng sản ẩn nấp vào nhà dân. Ở phần lớn nông thôn, cộng sản  tấn công có hiệu quà và kiếm soát được các thôn áp. Quân đội Nam Việt Nam phải tập trung lực lượng để đẩy lùi địch ra khỏi các đô thị nên họ chẳng còn đủ sức để giải cứu cho các làng xung quanh. Rõ ràng nhìn một cách thuần túy chiến lược thì chi trong vài ngày, quân đội Nam Việt Nam và Mỹ thực sự kiềm chế được cuộc tiến công, quân cộng sản không thể giành phần thắng, và việc còn lại đối với quân đội Nam Việt Nam là Mỹ trong cuộc chiến này là tiếp tục truy bắt những kẻ tấn công.

        Trong những khu vực cộng sản kiểm soát được một thời gian, họ đã không biết tổ chức lại dân chúng - một điều dáng ngạc nhiên nếu đối chiếu với lý luận chiến lược cơ bán của họ, nhất là trong trường hợp của cuộc tiến công đặc biệt này, việc họ có giành được thắng lợi hay không là tùy thuộc vào sự ủng hộ của dân chúng.

        Nếu Nam Việt Nam và Mỹ đã không dự kiến được tính chất phân tán và đồng loạt của các cuộc tấn công của cộng sản thì về phía cộng sản, các cơ quan tình báo của họ cũng đã đánh giá thấp sức mạnh của quân đội Nam Việt Nam và Mỹ, điều đó đã dẫn đến thám họa đối với họ. Cộng sản đã phải gánh chịu nhiều tổn thất, đặc biệt họ đã mất đi nhiều cán bộ miền Nam ưu tú và do đó, khả năng tiến hành chiến tranh nhân dân của họ đã bị ảnh hưởng trong một thời gian dài. Trên thực tế, họ đã phải trông cậy nhiều hơn vào "chiến tranh quân sự", loại chiến tranh mà bộ đội chính quy Bắc Việt tiến hành.

        Nhưng giống như cuộc chiến tranh chống Pháp của Việt Nam trước đây, chiến tranh còn diễn ra trên một vũ đài khác. Những nhà lãnh đạo cộng sản hy vọng tổng tiến công Tết sẽ thắng lợi và tác động mạnh tới dư luận ở nước Mỹ xa xôi, giống như chiến thắng Điện Biên Phủ đã tác động tới dư luận của nước Pháp năm 1954. Lúc đầu thất bại hẳn đã làm họ thất vọng khiến họ đã phải tự hỏi về cái giá phải trả. Tuy nhiên, cuộc tiến công Tết ấy đã trở thành bước ngoặt của cuộc chiến tranh và thế lợi nghiêng về phía họ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #198 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2017, 03:12:17 pm »

       
        Chi trước đây không lâu, khi các quan chức Mỹ tin rằng họ đã có trong tay đủ các công cụ để giành chiến thắng và niềm tin ấy lại được những lời khích lệ của Tổng thống Johnson và những báo cáo lạc quan của Hunker và Westmoreland trong chuyến về thăm Mỹ củng cố, thì dân chúng Hoa Kỳ có cảm giác là rồi đây mọi sự sẽ ổn thỏa. Thế mà giờ đây cộng sản bỗng đột nhiên có khả năng mở cuộc tiến công Tết trên toàn miền, thậm chí đánh cả vào Sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, thì tất cả thực tế phũ phàng đó đã đi ngược lại cảm giác ấy của dân chúng Mỹ.

        Cái làm công chúng Mỹ phản ứng mạnh nhất với cuộc tổng tiến công Tết, đó là họ bất ngờ trông thấy trên các màn ảnh ti vi những hình ảnh khủng khiếp của máu đổ, bạo lực và tàn phá. Từ trước đến giờ nét chủ yếu  của chiến tranh Việt Nam chỉ được phản ánh qua vài tấm ảnh gây ấn tượng mạnh như ảnh vị sư tự thiêu để phản đối chế độ Diệm. Nhưng lần này thì công chúng Mỹ có cả một lô một lốc, trong đó cảnh gây ấn tượng nhất là tấm ảnh chụp rõ đến từng chi tiết cảnh tướng cảnh sát Nguyễn Ngọc Loan hành quyết ngay tại chỗ một chiến sĩ Việt cộng bị bắt, do phóng viên Eddie Adams của hãng Associated Press quay được (sau đó Adams thú thực giá anh không quay được cảnh ấy thì hơn). Rồi biết bao cảnh khác nữa: cảnh xác người đổ ngổn ngang, rách bươm, đẫm máu, cánh bom đạn nổ, cảnh các đám cháy khói lửa ngày đêm ngun ngút.. trong khi các phóng viên chạy hết nơi này đến nơi khác để ghi lại khiến người ta có cảm tưởng là toàn Nam Việt Nam đang điên đảo trong một vụ chấn động lớn.

        Trước tác động vang dội của những hình ấy thì không một phân tích lạnh lùng nào về kết quả của cuộc chiến lại có thể dứng vững. Một số phóng viên chín chắn đã tỏ ra lo ngại về cách đưa tin một chiều ấy của truyền hình, báo chí. Thậm chí một số người trong họ đã nêu lên là trong bối cảnh ấy, lương tâm nghề nghiệp của thông tin báo chí là phải thể hiện được bức tranh toàn cành của tình hình, chứ không phải chỉ chạy theo những sự kiện giật gân lúc này đang tràn ngập trên báo chí và truyền hình. Song ở đây vấn đề này xin để người khác giải quyết. Điều đáng nêu ở đây là kết quả của việc đưa tin của giới thông tin dại chúng nhất là truyền hình về cuộc tiến công Tết là nó đã gợi cho công chúng Hoa Kỳ ý nghĩ là người Mỹ hãy chấm dứt những nỗ lực của mình ở Việt Nam, nơi mà tình hình từ nay đã trở nên vô vọng.

        Sau một bữa tiệc và một buổi họp ngắn ngày 25 tháng Ba do Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và CIA tổ chửc, một nhóm "cố vấn" của Washington trước khi mời các cơ quan tổ chức xin ý kiến tổng thống và được tổng thống tán thành, đã kiên quyết chủ trương là nên "giải ước", có nghía là rút ra khỏi cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Trong chừng mực mà nhóm ấy gồm các nhân vật hàng đầu (người ta không thể nói được là "bổ câu") như Dean Acheson, Mc George Bundy, Douglas Dillon (cựu bộ trưởng Tài chính), Robert Murphy (nhà quán quân của nền ngoại giao Hoa Kỳ), John Mc Cov (cao thủ Đức sau chiến tranh) và Hery Cabot Lodge (vừa từ Việt Nam về) thì sức ép đối với Johnson quả là mạnh.

        Lập trường của họ lại được củng cố thêm bời két quả của cuộc bầu sơ bộ của Đảng Dân chủ ở NeW Hampshire. mà ở đấy người ta thấy Engene Mc Carthv, kẻ thù công khai của chiến tranh, đuổi sát gót tổng thống đang nhậm chức, và bởi việc thông báo Robert Kennedy sẽ ra ứng cử tổng thống (dựa trên một mục tiêu: thay đổi chính sách theo đuổi chiến tranh). Johnson chịu đựng cú sốc với thái độ của một nhà chinh trị cừ khôi của dân Texas và quyết định sẽ thôi tái cử để tập trung thời giờ vào giãi pháp chiến tranh, lánh ra khói sức ép của một chiến dịch bầu cử.

        Nhưng cũng như nhiều người Mỹ có mặt ở Việt Nam, tôi không đồng ý. Chúng tôi là những người đã đương đầu trực tiếp với thực tế tình hình ở Việt Nam, chứ không phái chỉ gián tiếp qua hình ảnh của nó trên truyền hình Mỹ. Chúng tôi thấy rằng tiến công Tết là một thất bại của cộng sản, và người Việt cũng như người Mỹ có mặt ở Nam Việt Nam cuối cùng đã sẵn sàng ở tư thế và đứng trước khả năng có thể tận dụng và khai thác được nó. Kẻ địch đã bị những tổn thất nặng nề, nhất là về cán bộ miền Nam, những người tạo thành nền tảng cần thiết cho chiến lược chiến tranh nhân dân của họ. Tinh thần quân đội Nam Việt Nam như được hổi sinh bởi họ đã đương đầu thắng lợi với cuộc tiến công lớn nhất mà kẻ địch tung ra từ trước đến giờ, và bởi quân đội của họ chứ không riêng gì Mỹ đã chiến đấu một cách dũng cám và họ đã thành công. đã đến lúc này Nam Việt Nam và Mỹ có thế tiến đánh kẻ thù ngay tại nơi mà họ thách thức chúng tôi: đó là các thôn ấp Việt Nam.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2017, 03:41:50 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #199 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2017, 03:12:38 pm »

     
        Tháng Hai năm 1968, lúc sắp từ biệt CIA để sang AID, tôi tự hỏi tôi nên làm gì ở Việt Nam. Ngồi trên chiếc máy bay đưa tôi sang bờ bên kia của Thái Binh Dương, tôi nghĩ với tư cách người phó của Komer, tôi cần phải thích nghi với phong cách kiên quyết của ông để chỉ đạo chương trình C.O.R.D.S (Civil Operations and Revolutionary Development Support: Chương trình hỗ trợ phát triển cách mạng và các hoạt động dân sự) dưới quyền của ông. Tôi lại cần phải giữ được các mối quan hệ với các chỉ huy cấp cao của quân đội, với sứ quán và với các nhà lãnh đạo Việt Nam, trong khi tôi phải chuấn bị cho Komer các chương trình riêng về chiến lược bình định và giám sát việc thực hiện nó: Vai trò này sẽ tạo cho tôi cơ hội để đưa ra các ý kiến của tôi - về cách tiếp cận chính trị và tầm quan trọng của công tác tự vệ tại thôn ấp và kết hợp các chương trình khác nhau của C1A, các chương trình đã đạt tới tầm cỡ quốc gia trong những năm qua. Tôi trông đợi vào sự ủng hộ của Komer, biết rằng ông đã khuyến khích các chương trình ấy từ khi C.O.R.D.S. được thành lập. Nhưng tôi cũng biết chúng tôi cần phái nhanh chóng đạt được những kết quả nào đất để bù lại tác động tiêu cực của cuộc tiến công Tết đối với công luận Mỹ. Nó cần phải đủ sức thuyết phục để làm hồi sinh sự ủng hộ của dân chúng Mỹ.

        Ngày 2 tháng Ba. trong khi chiếc máy bay của Pan Am bổ nhào xuống để hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất (đế tránh có thể bị bắn lên từ mặt đất), tôi nhận thấy bay bên phải tôi một chiếc phóng pháo đeo đầy bom của không quân Nam Việt Nam, chắc nó có nhiệm vụ đi tấn công các đội du kích địch còn đang bám trụ ở ngoại ô thành phố. Tồi hiểu rằng để biến các chương trình của chúng tôi thành hành động cụ thể trên chiến trường, chúng tôi còn rất nhiều việc phải làm. Đẩy lùi các đơn vị cộng sản ở thành phố dù họ là bộ đội chính quy hay du kích là một chuyện nhưng còn lập lại được một không khí tin cậy và an toàn ở nông thôn chống lại bom đạn và các hoạt động khủng bố, thì đó lại là chuyện khác.

        Thêm nữa, chúng tôi lại có một nhiệm vụ đáng kể khác, đó là sửa chữa lại nhà cửa, có khi nguyên cả một khu phố, khôi phục lại đường sá giao thông, cầu cống, và chăm sóc cho hàng triệu dân phải chạy trốn trong cuộc tiến công Tết trên khắp miền đất nước, và lo sao cho họ có được nơi ăn chốn ở.

        Komer đón tiếp tôi một cách nồng nhiệt và đề nghị tôi nhanh chóng bắt tay vào nhiệm vụ mới - làm phó thực hành cho ông và chính thức là một trong các phó Tổng Tham mưu trường của Bộ Chi huy quân sự Mỹ ở Việt Nam. Điều đó có nghĩa là tôi phải làm việc với các đồng sự của tôi trên tất cả các lĩnh vực: tình báo, nhân sự, hậu cần, kế hoạch và nhiều mặt chuyên môn khác của một tổng hành định chỉ huy năm trăm nghìn quân. Tôi cũng cần phải sẵn sàng dưới quyển sử dụng của Tổng Tham mưu trưởng, người điều hành cả dàn nhạc khổng lồ và giúp việc cho tổng chi huy Westmoreland và các viên chi huy phó của ông ta. Có một người cha là sỹ quan quân đội, nên tôi cũng cảm thấy dễ gần gũi hơn với các sỹ quan chuyên nghiệp, những người từ nay tôi cùng làm việc, tuy lúc đầu tôi cùng phải mất một thời gian để vượt qua rào cản tâm lý: đó là lúc đầu hễ cứ ai gặp ai đeo một hàng sao trên vai là tôi lại không ngăn được mình khỏi buột miệng "thưa tướng quân của tôi" (Chả là lúc tôi còn bé, quân đội  còn ít tướng, nên mỗi khi tiếp cặn họ là người tỏ ra rất trọng vọng và kính phục).

        Tuy nhiên phần chủ yếu trong công việc của tôi lại ở bên ngoài tổng hành định và đó là diều làm tôi hứng thú. Tôi nhanh chóng quyết định cách tốt nhất để xa lánh những phiền toái trong cuộc sống thành thị và hoàn thành nhiệm vụ của mình ngay tại thực địa, diều mà tôi cho đó mới là mục tiêu thực sự của sự có mặt của tôi ở Việt Nam. là sống ở các tỉnh càng nhiều càng tốt. Có một chiếc trực thăng sử dụng riêng để muốn đến đâu thì đến. một sự "xa xỉ" vô giá đối với tôi, tôi có thể làm việc cả ngày thứ bảy ở tổng hành dinh, hết chiều thì đáp trực thăng đến một tỉnh, huyện nào đó, ăn tối ở đấy với các cố vấn địa phương, bàn bạc công việc và quan sát các hoạt động tại chỗ cả buổi sáng chủ nhật cùng với họ, rồi trở về Sài Gòn kịp bơi một chầu trước khi ăn trưa. Sáng thứ hai tôi đã có thể sẵn sàng để làm việc ở tống hành định, thoát được khỏi mấy trò hội hè vớ vẩn của những buổi tối thứ bảy.

        Những đêm ngoại thành ấy đã dạy tôi thế nào là thực tế chiến tranh ở các tinh. Khi chiếc trực thăng của tôi lượn một vòng hẹp để đáp xuống thị xã Vĩnh long ở đồng bằng sông Cửu Long, tôi có đủ bằng chứng là quân địch vẫn còn có mặt đâu đó ở ngoại ô, sẵn sàng bắn hạ chúng tôi nếu có điểu kiện. Một đêm ở Buôn Ma Thuột, gần làng Enao, nơi chúng ta đã khởi đầu chương trình xây dựng các buôn làng tự vệ năm 1960, tôi đã nghe thấy tiếng súng cối của địch bắn dần theo các đường phố về phía chúng tôi. Được trang bị đầy đủ, người của chúng tôi bố trí trên ban công tầng hai sẵn sàng đánh trả địch nếu xảy ra chiến đấu, nhưng chuyện đó đã không xảy ra. Nếu địch đã có thể làm được như vậy đối với các thành phố, thị xã, thì có nghĩa là họ đã kiếm soát được nông thôn. Quân Nam Việt Nam và Mỹ luôn có thể, và họ cũng đã nhiều lần làm thế, sớm hôm sau tổ chức lùng sục ra ngoài để truy quét cộng sản, song phẩn lớn những cuộc lùng sục ấy đểu tỏ ra vô hiệu.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2017, 03:41:20 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM