Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:59:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mậu Thân 1968 - Cuộc đối chiến lịch sử  (Đọc 109634 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #170 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2017, 11:02:29 am »


        Một khi đã xác lập phương châm đấu tranh kết hợp chính trị và vũ trang thì đương nhiên đô thị trở thành mục tiêu chủ yếu của cách mạng. Phong trào nông thôn và vùng rừng núi dù mạnh mà phong trào đô thị yếu, khả năng thối động toàn cục sẽ kém. Kinh nghiệm của quá khứ cho thấy, ví dụ cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 1940 rộng thế song không dấy lên được ở Sài Gòn, kết quả cuộc khởi nghĩa thất bại. Tổng khởi nghĩa tháng Tám sở dĩ thành cồng nhanh gọn khắp nước vì nơi bùng nổ là Hà Nội, Huế, Sài Gòn và các tỉnh lỵ. So với trước kia, yêu cầu tiến vào đô thị càng bức xúc khi kẻ thù là một đế quốc mạnh, khi bộ máy tay sai được tổ chức hiện dạỉ.

        Trên cơ sở nhận thức ấy, Đảng ta dần dần hoàn thiện quan điểm và lên phương án hành động.

        Ý định đánh một đòn vang dội nảy sinh trong tính toán chiến lược của Đảng trước Mậu Thân khá lâu. Tháng 11-1960, khi Nguyễn Chánh Thi đảo chánh Ngô Đình Diệm, Xứ ủy Nam Bộ và đồng chí Nguyễn Văn Linh là Bí thư đã chớm nghĩ một phương thức tạo bước ngoặt trong chiến tranh bấy giờ, trọng điếm là phá "khu trù mật. Danh từ "cướp thời cơ” xuất hiện, lực lượng huy động lao ra phía trước: song một là Nguyễn Chánh Thi thất bại nhanh quá, hai là chúng ta mới vừa chuyển từ đấu tranh đơn thuần chính trị lên hình thái chính trị - vũ trang kết hợp, thực lực quân sự đang gây dựng, nên không khai thác cao được sự xung đột nội bộ địch. Tháng 11-1963, một lần nữa chúng ta xuống đường "cướp thời cơ", nhưng Diệm không để kháng lâu hơn ta tưởng - chúng ta cũng chỉ giành được một số thắng lợi phá ấp chiến lược. Từ sau cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm, với những xáo trộn liên miên trong nội bộ bọn cầm quyền Sài Gòn, Đảng ta đã bắt tay vào nghiên cứu kỹ hơn, chủ động hơn. Ai cùng biết, một cú đánh chỉ thực sự vang đội khi đối tượng tiến công là Sài Gòn, thủ đô của địch, trung tâm điều khiển chiến tranh của Mỹ. Một trận đánh nhỏ ở sân gôn Tân Bình, một vụ nổ khách sạn Brinsk, tàu Card, nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, một vụ pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất và Biên Hòa, v.v... đã xáo trộn dữ dư luận, thâu tận Oa-sinh-tơn, tương tự như chiến thắng Ấp Bắc, Bình Giã... còn nói gì nếu là hành động phối hợp cả chính trị - quân sự - binh vận trên một diện rộng khắp Sài Gòn cùng các thành phố, thị xã, thị trấn khác ớ miền Nam thì giá trị phải mang ý nghĩa cao rộng vô cùng. Năm 1964, một kế hoạch hành động tương tự được Trung ương xem xét. Tuy nhiên, lúc ấy, nếu lực lượng biệt động được xây dựng tương dối khá nhằm vào những mục tiêu tiêu biểu nhất ở Sài Gòn thì lực lượng quân sự và chính trị nói chung chưa đảm bảo nổi chức trách nối tiếp biệt động và phát huy thắng lợi. Các tỉnh miền Nam, thực lực chính trị, quân sự quanh và trong lòng thành thị nói chung còn yếu. Quy mô lực lượng chủ lực của chúng ta mới đến cấp trung đoàn, trang bị kém. Bộ đội địa phương vừa hình thành, du kích chiến tranh mạnh hơn nhưng chưa bám được vùng ven và các vùng xung yếu. Lực lượng chính trị, đặc biệt nội thành Sài Gòn, đang ở vào thời kỳ tranh chấp giữa cách mạng với các phe phái phản động cơ hội, quyền lãnh đạo của Đảng còn thấp trong thanh niên, sinh viên, học sinh, trong tín dồ đạo Phật - bấy giờ quy tụ khá đông quân chúng tốt, trong công nhản lao động.

        Lợi thế rõ nhất của ta là thực binh Mỹ ở miền Nam chưa lên đến con số sau này, song như vậy cũng còn một bài toán bỏ ngỏ: giới "diều hâu” Mỹ dễ kết luận rằng chúng thiếu quân số viễn chinh cần thiết. Nghĩa là ý chí của Mỹ chưa nhụt.

        Kế hoạch hoãn lại, Trung ương chỉ đạo cả miền Nam tích cực sửa soạn điều kiện tốt hơn về lực lượng và phong trào. Diễn biến tình hình của những năm 1966 - 1967 cho thấy dời ngày hành động lại là hợp lý. Trong hai năm đó, quân chủ lực của chúng ta được tăng cường rõ rệt, bộ đội địa phương vững vàng hơn. Thử thách trong mùa khô năm 1965 - 1966 và 1966 - 1967 với việc bẻ gảy chiến địch Xê-da Phôn ở ngoại vi Sài Gòn báo hiệu khả năng tổng tập kích chiến lược đã chín muồi. Trong hai năm đó, thực binh Mỹ, chư hầu và quân đội Sài Gòn lên đến con số khổng lổ, Mỹ tung vào chiến trường các phương tiện kỹ thuật tối tân, kể cả máy bay ném bom chiến lược B.52, pháo tầm xa, chất độc hóa học, nhiều loại trực thăng. Hạm đội Mỹ được huy động, tàu sân bay túc trực ở biển Đông. Nghĩa là Mỹ sử dụng gần như tổng lực - quy mô lớn nhất đối với một cuộc viễn chinh, chỉ trừ đại chiến thế giới lần thứ hai và trừ vũ khí nguyên tử.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #171 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2017, 10:56:14 am »


        Cuộc đụng độ nếu xảy ra là quân cách mạng và quân Mỹ chạm mặt, đọ sức trực tiếp - bài toán không còn ẩn số nữa.

        Về phong trào chính trị nội thành Sài Gòn, hai năm đó tiến những bước dài. Đảng bắt đầu chủ động dấy lên các đợt tiến công mang tính chất quần chúng quanh các khấu hiệu trọng yếu: hòa bình, dân chủ, đời sống, giữ gìn văn hóa dân tộc. Mỹ đổ quân ổ ạt vào miền Nam, mâu thuẫn dân tộc cùng nhiều loại mâu thuẫn khác giữa đông đảo quần chúng vùng tạm chiến với bọn xâm lược thêm gay gắt, mặt nạ lừa bịp bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ từ từ rơi. Mỹ lần lượt hiện hình là kẻ cướp và bọn đầu cơ chính trị hiện hình là bọn bán nước, sự mơ hồ mức nào đó trước đây của quần chúng tan biến dần, cộng thêm sự bất mãn của tầng lớp trí thức và tư sản thành thị trước các hoạt động lấn át của các công ty độc quyền Mỹ, mâu thuẫn giữa sĩ quan Sài Gòn với bọn chỉ huy Mỹ bây giờ không còn che đậy nữa, mâu thuẫn giữa bọn tay sai với nhau - phe quân nhân và phe dân sự, phe tham chính và phe chầu rìa, đảng phái này và đảng phái khác, nhóm cơ hội trong Công giáo. Quân Mỹ và chư hầu ồ ạt đổ bộ lên đất nước ta kéo theo nhiều tệ nạn về văn hòa, đảo lộn nền luân lý lâu đời của nhân dân ta. Bấy giờ, phổ biến câu vè: "nhất sư, nhì Mỹ, tam đĩ, tứ tướng" - bốn hạng được ưu đãi nhất. Đảng bắt đầu giành được quyền lãnh đạo qua tổ chức và cơ sở các trung tâm hàng đầu: Tổng hội sinh viên, Tổng hội học sinh, các trường học, một số nghiệp đoàn và xí nghiệp, các đoàn thể tri thức và giới Phật giáo, còn xóm lao động, thâm nhập trong quân đội và cảnh sát địch. Cách mạng ảnh hưởng đến cả một số nhân vật trong Quốc hội, sử dụng được một số báo chí công khai. Giới đạo Thiên Chúa cũng có một phân hóa nhất định, xuất hiện một số linh mục tiến bộ, chọn lập trưởng dân tộc, tán thành Mặt trận dân tộc giải phóng. Khí thế phong trào công khai khá mạnh: Lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc, Hội bảo vệ nhân phẩm và quyền lợi phụ nữ, Tổng hội sinh viên, Tổng hội học sinh, Phong trào dân tộc tự quyết, Lực lượng quốc gia tiến bộ, Tổng liên đoàn lao động, Liên hiệp các nghiệp đoàn tự do, Nghiệp đoàn ký giá. Hội liên hiệp văn hóa nghệ thuật, Hội ái hữu nghệ sĩ, Nghiệp đoàn giáo dục, Liên đoàn viên chức, các hội đoàn Phật từ. Ảnh hưởng của ta trong giới báo chi cũng khá mạnh, một số do ta hướng dẫn hoàn toàn như Hồn Trẻ, tác động mức độ như Dân chủ mới, Đất Tổ, không kế báo chí nửa hợp pháp xuất bản như rừng ở khắp các cơ sở.

        Vào lúc này "sự kiện Đà Lạt" xảy ra, cơ sở của ta đã huy động một lực lượng quần chúng lớn tiến hành một kiểu giành chính quyền ở thành phố này, cùng song song tồn tại với địch trong nhiều tuần lễ. Đấy là công trình chi đạo phối hợp giữa Khu ủy Sài Gòn và Khu ủy Khu 6. Hiện thực ấy hé ra một khả năng mới mà Khu ủy Sài Gòn nghiêm túc nghiên cứu.

        Đầu năm 1967, ý định Tổng công kích - tổng khởi nghĩa lại được gợi lên. Tháng 5-1967, theo chi thị của Bộ Chính trị, Trung ương Cục bắt tay vào việc hoàn chinh kế hoạch hành động.

        Một mất mát bất ngờ: anh Nguyễn Chí Thanh, sau một thời gian ra Hà Nội làm việc với Bộ Chính trị sửa soạn vào Nam, đột ngột qua đời. Bộ Chính trị lập tức cử anh Phạm Hùng vào thay và sau đó bổ sung thêm anh Hoàng Văn Thái, và khi nổ súng, thêm anh Lê Đức Thọ. Tháng 7-1967, Hội nghị Khu ủy Sài Gòn - Gia Định họp mở rộng, đồng chí Võ Văn Kiệt, Bí thư Khu ủy và là ủy viên Trung ương Cục thông báo ý định của Bộ Chính trị và Trung ương Cục. Tôi vừa từ nội thành ra, bắt tay nghiên cứu chủ trương của Đảng. Tháng 8, Thường vụ Khu ủy gặp Thường vụ Trung ương Cục và Quân ủy Miền. Bản kế hoạch được thông qua. Tư tưởng chủ đạo của kế hoạch là dựa vào lực lượng biệt động, các tiểu đoàn mũi nhọn, lực lượng du kích và vũ trang nhân dân, lực lượng chính trị quần chúng tạo cú bất ngờ giữa thủ đô địch rồi cùng lực lượng chủ lực chiếm lĩnh các trọng diểm của thành phố.

        Vào thời điểm đó, chúng tôi gặp một khó khăn rất lớn: đợt khủng bố lớn của địch đánh vào Đảng bộ nội thành - một số đồng chí Khu ủy viên bị bắt như anh Trần Văn Kiều, chị Lê Thị Riêng và một số cán bộ cốt cán khác, một mảng tổ chức quần chúng bị thiệt hại nặng do tên Ba Trà, Bảy Nhỏ, Ca Vĩnh Phối phản (Ba Trà là ủy viên Đảng ủy Trí vận. Bảy Nhỏ là Thường vụ phân khu ủy Dĩ An - thị xã Gia Định. Ca Vinh Phối là phân khu ủy viên Thủ Đức - Thị Nghè). Lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc. Hội báo vệ nhân phẩm và một số tổ chức khác bị địch giải tán. những người cầm đầu bị bắt. Tuy nhiên, lực lượng chủ lực của phong trào quần chúng là thanh niên và công đoàn thì báo tồn được. Lực lượng biệt động và du kích vũ trang không chuyên nghiệp thoát khỏi cuộc khùng bố. Nghĩa là các điều kiện chủ yếu ở nội thành còn nguyên vẹn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #172 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2017, 08:00:45 am »

       
        Tháng 10, Khu ủy mở hội nghị cán bộ trên đầu nguồn sông Vàm cỏ Đông. Tôi chủ trì cuộc hội nghị đó. Hội nghị nghiên cứu chủ trương của Bộ Chính trị, Trung ương Cục và kế hoạch của Khu ủy. Hầu như không có một ý kiến phản bác. Tất cả đều tập trung nghe và suy nghĩ phần việc của mình.

        Sau đó, một loạt hội nghị do Trung ương Cục triệu tập, bàn biện pháp hợp đồng giữa các cánh, các đội, các khu vực. Lực lượng chủ lực các khu, kể cả Tây Nam Bộ và một số tiểu đoàn miền Bắc vượt Trường Sơn vừa đặt chân đến Nam Bộ, được điều về chiến trường trọng điểm.

        Tổ chức chỉ huy chiến trường cũng được bố trí. Thành lập khu trọng điểm do đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Bí thư, hai Đảng ủy tiền phương (tức Sài Gòn và phụ cận) do đồng chí Trần Văn Trà và đồng chí Mai Chí Thọ phụ trách Tiền phương Nam. Bộ tư lệnh Tiền phương Bắc (còn gọi là Tiền phương I), phụ trách quân chủ lực hướng Bắc, Tây Bắc, và Đông thành phố, bao gồm Phân khu 1, 4, 5 và một phần Phân khu 2 (tức Củ Chi, Hóc Môn, Dĩ An, Gò Vấp, Lái Thiêu, Thủ Đức, một phần Bình Tân) mục tiêu là khu Quán Tre, một nửa sản bay Tân Sơn Nhất, các căn cứ quân sự Gò Vấp, thị xã Gia Định, Bộ Tổng tham mưu, đồng thời phụ trách các tiểu đoàn chiếm lĩnh nối tiếp biệt động nội thành. Bộ tư lệnh Tiền phương Nam (còn gọi là Tiền phương II) phụ trách các đơn vị chủ lực hướng nam và một phần tây nam, toàn bộ lực lượng biệt động và quân chúng vũ trang, phụ trách nội thành (từ Quận 1 dên Quận 8, trừ Quận 9), điều khiển Phân khu 3 (Nhà Bè và Bình Chánh), một phần Phân khu 2, tỉnh Long An (trừ huyện Đức Hòa), dùng biệt động dành các mục tiêu Đại sứ quân Mỹ, dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu, Đài phát thanh, Bộ tư lệnh Hải quân, kho xăng Nhà Bè. Tổng nha Canh sát, dùng lực lượng chủ lực đánh chiếm nửa sân bay Tân Sơn Nhất, phát động quần chúng chiếm các xóm lao động, chờ đón quân chủ lực vào thành.

        Đầu năm dương lịch 1968. Bộ tư lệnh Tiền phương Nam chuyển xuống Bố Bà Tây (Rừng Nhum) và Bộ tư lệnh Tiền phương Bắc chuyển xuống Củ Chi. Chúng tôi tiếp tục hoàn thành những chi tiết cuối cùng trước khi nổ súng. Đồng chí Trần Vân Trà hỏa tốc ra Hà Nội báo cáo và trở về mang ý kiến cuối cùng của Bộ Chính trị trước ngày nổ súng không bao lâu. Chi đạo của Bộ Chính trị và đồng chí Lê Duẩn có một ý kiến quan trọng mà nhất thời chúng tôi chưa hiểu hết ý nghĩa: Tổng công kich - tổng khỏi nghĩa là một quá trình. Bộ Chính trị quyết định nổ súng đêm mùng Hai, rạng mùng Ba Tết.

        Với chúng tôi, ngày giờ đó khá cập rập và có phần mâu thuẫn với dự kiến của chúng tôi: chúng tôi dự kiến đêm mồng Bốn rạng mồng Năm sẻ có một cuộc tập hợp quần chúng lớn ớ vườn Tao Đàn, gọi là "Tết Quang Trung", tập họp hàng vạn người.

        Cũng vào thời điểm ấy, một "biến cố” xảy ra: chuyện đổi lịch, lùi Tết Nguyên Đán trước một ngày. Do đó, Huế và Khu 5 nổ súng trước chúng tôi.

        Đáng ủy Tiền phương Nam tập kết ở Ba Thu và khi nhận được quyết định Ngày N giờ G - trưa hai mươi chín Tết, lập tức hành quân.

        Biệt động nổ súng đúng giờ vào các mục tiêu: dinh Độc Lập, Đại sứ quán Mỹ, Bộ Tổng tham mưu, Đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ tư lệnh Hải quân. Riêng mục tiêu Tổng nha Cảnh sát, kho xăng Nhà Bè, không thực hiện được. Lực lượng ta chiếm một nửa phía nam sân bay Tân Sơn Nhất. Các tiểu đoàn do Bộ tư lệnh Tiền phương Nam phụ trách cùng các lực lượng bán vũ trang - gồm cán bộ, công nhân viên các cơ quan Khu ủy và Trung ương Cục - lọt sâu vào nội thành, kết hợp với lực lượng quần chúng, làm chủ một vùng rộng đến tận khu ngã sáu Chợ Lớn, Cầu Muối, Chợ Thiếc. Nhưng lực lượng chính quy không thọc vào được thành phố nên cuối cùng, chúng tôi phải rút.

        Sau đợt 1, đến tháng Năm, ta thực hiện đợt 2. Lần này, biệt động không còn dù sức đánh các mục tiêu, nhưng cửa ngõ tây nam vẫn mở, quân ta thọc sâu vào tận đường Tổng Đốc Phương. So với đợt 1, đợt 2 quân chủ lực tiến sâu hơn: Chiếm ngã tư Hàng Xanh, bắc đường Chi Lăng giữa thị xã Gia Định.

        Trong cả hai đợt, chiến trường trọng điểm được sự phối hợp vô giá của các địa phương, quân ta tiến công hầu hết tỉnh lỵ, quận lỵ khắp miền Nam.

        Về thực tế, tháng 6-1968, đợt tổng công kích - tổng khởi nghĩa coi như xong sứ mạng lịch sử của nó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #173 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2017, 06:50:41 am »

         
        Tôi không định ghi chép tỉ mỉ hai đợt Mậu Thân mà chi muốn nhắc vài mốc mà tôi cho là quan trọng. Giá trị của hai đợt Mậu Thân, ngày nay không phải bàn cải nữa. Ở đây, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân, dân ta đạt đến đỉnh cực cao - hàng vạn người xả thân cho sự nghiệp lớn. Hàng nghìn người bị địch bắt và trải qua nhiều năm tháng cực kỳ gian khổ trong nhà giam mà kẻ thù quyết bức hại cả tinh thần lẫn thể xác, nhiều đống chí đã hy sinh, nhiều người mang thương tật. Quần chúng nội thành đứng lên hành động, dĩ nhiên trong điều kiện chiến tranh ác liệt, kẻ thù ném bom ngay sào huyệt chúng, thì không thể dùng khái niệm khởi nghĩa thông thường để hiểu thái độ của quần chúng. Hiệu quả của hai đợt như thế nào, trên một bình diện rộng cả trong và ngoài nước, chúng ta đã biết. Đúng như đồng chí Lê Duẩn nói, Mậu Thân đã ném vào tình hình chính trị những quả bom dữ đội và cái gì diễn ra sau đó - Mỹ xuống thang, ngồi đàm phán, rút quân - là thành quà tất yếu của một biến động vào cỡ bước ngoặt. Trong cuộc chiến ở Nam Việt Nam, không có cú đánh nào choáng váng nước Mỹ bằng Mậu Thân, chúng ta rút ra nhận xét ấy không một chút cường diệu. Chính thực binh Mỹ chạm trán với chúng ta - chạm trán với một hình thái chiến tranh và Mỹ chua từng biết, không có tiền lệ, không được đưa vào giáo trình các trường và Viện nghiên cứu khoa học quân sự.

        Hết sức rõ ràng, lực lượng so sánh thực tế chưa cho phép chúng ta dứt điểm với đợt tiến công Mậu Thân: Mỹ còn mạnh. Nhưng, Mậu Thân đã làm cho Mỹ thấy rằng ở Việt Nam, Mỹ không thể mơ ước chiến thắng quân sự. Ý chí của chúng suy sụp. Đó là cống hiến đặc sắc của Mậu Thân. Mặc dù sau Mậu Thân, Mỹ tiếp tục một thời gian nữa chính sách tăng quân, tăng khí tài chiến tranh, mở rộng chiến sự đến tận Cam-pu-chia, đẩy mạnh ném bom miền Bắc Việt Nam, phong tỏa các cảng, V.V.. Nhưng chính Mậu Thân đã đốt cháy tham vọng nhiều năm của Mỹ và toàn bộ cố gắng của chúng chỉ là hy vọng mong manh để hạn chế mức thua như sĩ diện của một cường quốc buộc chúng phải vớt vát. Tất nhiên, phải chờ các chiến dịch, các cuộc tiến công chiến lược tiếp sau, chờ "Điện Biên Phủ trên không", chờ dư luận Mỹ thành phong trào phản chiến và Mỹ bị cô lập nặng nề trên trường quốc tế - nhưng về chiến lược, Mỹ hiểu phải thoát khỏi đường hầm trước khi không còn lối thoát.

        Với nhận thức trên, hoàn toàn không có vấn đề gì để nghi vấn về sự cần thiết của các đợt Mậu Thân là một dấu mốc không thay thế nổi.

        Muốn đánh giá chính xác ý nghĩa cùng hiệu quả chính trị lớn lao của cuộc Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa Mậu Thân 1968 đối với toàn bộ quá trình kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, cần trước hết đặt nó trong một hiện thực lịch sử xác định và trong ý định lãnh đạo của Đảng ta.

        Có lẽ cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ là bài toán phức tạp và gay gắt nhất không những Đảng mà cả dân tộc ta phải xử lý từ khi đồng chí cầm vũ khí giữ bờ cõi và giành lại chủ quyền suốt nhiều ngàn năm tồn tại.

        Dĩ nhiên, mỗi sự nghiệp kháng chiến quá khứ đều có những khó khăn riêng và do đó khi giành được thắng lợi thì thắng lợi ấy luôn luôn đáng tự hào. Các triều đại phong kiến chúng ta kể từ Tây Sơn trở về trước chống cường địch phương Bắc với lực lượng so sánh ta bao giờ cùng kém hơn xét quân số, binh chủng và đôi khi cả trang bị bộ binh thông thường song ta và địch đều ờ trong một trình độ sản xuất xấp xỉ nhau.

        Cuộc kháng chiến chống Pháp, nhất là chống Mỹ, tình hình khác hẳn, kẻ thù là nước công nghiệp tư bản phát triển vào bậc nhất thế giới, vượt trội hơn chúng ta về các phương tiện vật chất kỹ thuật quân sự và phục vụ cho quân sự, có phương tiện chúng ở ưu thế tuyệt đối.

        Đó là một sự thực và chính từ sự thực ấy mà bài toán thêm hóc hiểm. Vả lại, xét đến mức mà chúng tôi vừa xét cũng chỉ mới đề cặp phần hình thức của vấn đề. Cuộc kháng chiến chống Mỹ mang tính chất khác hẳn các cuộc kháng chiến trước đó - cũng không hoàn toàn giống tính chất cuộc kháng chiến chống Pháp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #174 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2017, 04:52:01 am »

       
        Mỹ không nhằm dập tắt một phong trào giái phóng dân tộc mà nhằm bóp chết một hình thái xã hội, một chế độ chính trị trong hệ thống thế giới mới đang hình thành mà Việt Nam là thành viên, với sức cổ vũ mang giá trị quốc tế.

        Bởi vậy, hoàn toàn đúng đắn khi chúng ta nói rằng chiến thắng đế quốc Mỹ là một chiến công lớn nhất của dân tộc ta từ ngày lập quốc bởi vì chúng ta nhận thức sự kiện ở giác độ nội dung tính giai cấp, dân tộc và xu thế của nó. Nước Nga từng đánh bại Na-pô-lê-ông năm 1812 song rõ ràng, không thể nào đánh đồng chiến công Bô-rô-đi-nô với cuộc công phá Béclin, đánh sụp chủ nghĩa phát xít Hít-le năm 1945.

        Muốn thắng Mỹ, ngoài lòng dùng cảm, tính kiên trì, sự giúp đỡ của bạn bè, còn đòi hỏi phải có trí tuệ, nhất là trí tuệ. ở đây, loại trí tuệ khá độc đáo, chưa có tiền lệ, hoặc đã có thì một tiền lệ để ta suy ngẫm: Cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1951 - 1953 diễn ra ngay trong lúc chúng ta còn đánh Mỹ và quân chi nguyện Trung Quốc trực tiếp chạm trán, chiến tranh có lúc đến tận cảng Phú Sơn, cực nam bán dảo và có lúc dến tận bờ sông Áp Lục, sát biên giới Trung Quốc. Đàm phán Bàn Môn Điếm rồi Giơ-ne-vơ chấm dứt xung đột với cái kết quá rõ rệt nhất là đường giới tuyến 38 phân chia hai phấn nước Triêu Tiên dời xuống phía Nam được mười cây số.

        Tiền lệ như thế không thể không khiến bộ não của cách mạng Việt Nam phải tính toán bước đi, ngay liền sau khi vừa ký Hiệp định Giơ-ne- vơ. Tác phẩm Để cương cách mạng miền Nam của đồng chí Lê Duẩn là những dự kiến phác thảo và cuộc "Đồng Khởi" 1959 - 1960 ở Nam Bộ, cung cấp cho Đảng những cơ sở để làm phong phú thêm lý luận và thực tiễn của chiến lược đánh và thắng Mỹ bằng kiểu cách Việt Nam.

        Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 - không xét ý định ban đầu và không xét về những mặt va vấp trong chỉ đạo thực hiện mà chỉ xét về cái đáng xét nhất là hiệu quả cuối cùng - là một công đoạn cực kỳ quan trọng trong chiến lược đánh và thắng Mỹ của Đảng ta, một sự tiến tới vừa mang tính chất đột xuất vừa biểu thị tính quy luật của một tư tưởng, đến lúc đó, đã hình thành tương đối hoàn chỉnh.

        Trọng điểm của Mậu Thân là Sài Gòn. Đây là nơi xung yếu nhất của Mỹ - ngụy. Trong mệnh lệnh của Bộ Chính trị, phổ biến bằng miệng, mục tiêu của cuộc tiến công và nổi dậy Sài Gòn được nghiên cứu kỹ, vạch đi vạch lại nhiều lần và cuối cùng, chỉ 5 tháng trước khi hành động, kế hoạch mới được thông qua, sau này còn tiếp tục bổ sung thêm chi tiết. Để giành thắng lợi ở Sài Gòn, Bộ Chính trị và Trung ương Cục tổ chức hẳn một khu trọng điểm gồm nội thành Sài Gòn, năm phân khu xung quanh mà mỗi phân khu nối dài với một hoặc hai tỉnh như: Phân 1 gồm có bắc Gia Định, tây bắc Long An, tỉnh Tây Ninh; Phân khu 2 gồm phần còn lại của Long An và Mỹ Tho; Phân khu 3 gồm Nhà Bè, Cần Giuộc và vùng Rừng Sác; Phân khu 4 gồm Thủ Đức và cả tỉnh Biên Hòa; Phân khu 5 gồm Dĩ An và cả tỉnh Bình Dương (nay là Sông Bé).

        Tất nhiên, muốn hiểu chính xác Mậu Thân thì không thể xét diễn biến của nó như một chiến dịch đơn thuần quân sự. Trong mệnh lệnh Bộ Chính trị nhấn mạnh hai điểm mà ta phải giành cho kỳ được bất cứ với giá nào là Đại sứ quán Mỹ và dinh Độc Lập, tiêu biếu cho quyền uy của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam. Ta có thế nói rằng hai đợt Mậu Thân, nhất là đợt 1, đã làm choáng váng kẻ thù.

        Còn một quan niệm cần tranh luận: ở Sài Gòn, trong Mậu Thân, có nổi dậy của quần chúng không?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #175 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2017, 11:35:12 am »

       
        Theo chúng tôi, phải trao đổi chung quanh hai chữ "nổi dậy". Kinh nghiệm lịch sử ở ta và nhiều nước, quần chúng nổi dậy là một hiện tượng không bao giờ lặp lại, không theo một mẫu nào cá. Cách mạng tháng Mười Nga, thợ thuyền và binh lính kết hợp, trong một tình thế cách mạng cụ thể, lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản và trận tiến công lớn tập trung ở Cung điện Mùa Đông với mức xô xát quyết liệt ngắn ngủi và với số thương vong nhỏ - nhỏ so với một cuộc cách mạng lớn. Trước Cách mạng tháng Mười Nga. Công xã Pa-ri diễn ra một hình thức nổi dậy giành chính quyền của quần chúng lao động và sau đó, biến thành cuộc chiến đấu bảo vệ thành quả cách mạng bằng lực lượng dân chúng vũ trang và chướng ngại vật trên đường phố. Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội bùng lên trong cao trào quần chúng giữa lúc kẻ thù suy sụp mà hoạt động vũ trang chỉ đóng vai trò xung kích hỗ trợ. Tình hình ở Sài Gòn năm 1945 cũng tương tự như vậy.

        Năm 1959 - 1960, nông thôn Nam Bộ "đồng khởi" - quần chúng diệt tề, trừ gian, thiết lập chính quyền cách mạng.

        Mậu Thân, chúng ta Tổng tiến công và nổi dậy. Nói cách khác, quần chúng nổi dậy trong điều kiện chiến tranh lên đến đỉnh cao. Một phóng viên của một tờ báo Mỹ hỏi tôi vài tuần lễ trước đây: Tại sao trong Mậu Thân, Sài Gòn không có đình công, bãi chợ, bãi khóa và biểu tình? Tôi trả lời: công xưởng, hiệu buôn, chợ không hoạt động, trường học nghi: dù không phải ngày Tết, giữa bom đạn xối xá, các hình thức ấy không cần chủ trương tự khắc cùng diễn ra, còn biểu tinh, quần chúng kéo ra đường để làm gì và sẽ đạt hiệu quả gì? "nổi dậy" trong trường hợp chiến tranh phải thể hiện bằng hình thức riêng: giành chính quyền ở các xóm lao động, giải tán chính quyền, kiểm soát đường phố, truy lùng bọn mật thám chỉ điểm, giữ an ninh trật tự, tổ chức quần chúng, dẫn đường, tiếp tế cho bộ đội, tải vũ khí, tải thương và săn sóc thương binh, vận động quân đội Sài Gòn về với cách mạng hoặc hạ vũ khí... mặc dù mỗi khu vực không đều, song cả thành phố đã xuất hiện không khí khác thường đó.

        Ta hiểu một trong những thất vọng lớn của Mỹ không chi vì quân biệt động và lực lượng vũ trang của ta thọc được vào thành phố, đánh các điểm đầu nào xung yếu của chúng mà còn vì chúng thấy thái độ đồng tình của quần chúng thấp nhất cũng là rời bỏ khu vực chiến sự kéo vào khu trung tâm, tạo nên cảnh hoảng loạn, ngay bọn phản động cũng không tổ chức nổi một cuộc phản biểu tình.

        Ta hiểu quan niệm "nổi dậy" trong một hiện thực như vậy, theo tôi, là cách hiểu khoa học, không lấy bất cứ mô hình nào làm chuẩn.

        Tôi muốn giới thiệu thêm một khía cạnh không kém quan trọng, là đặc thù của Mậu Thân ở Sài Gòn: cả hai đợt không hề xảy ra một sự việc đáng tiếc nào trong mối liên hệ giữa quân cách mạng, lực lượng cách mạng với quần chủng bình thường, ngay với công chức, binh sĩ địch và gia đình họ. Sau Mậu Thân, ở Sài Gòn, bọn bồi bút chịu không nặn ra nổi một phóng sự, một quyển tiểu thuyết bôi bác Mậu Thân, bởi chúng không tìm được tư liệu. Về mật này, kỷ luật Quân giải phóng và lực lượng cách mạng được tôn trọng rất nghiêm chinh.
 
        Chúng ta nhớ, sau hai mươi tám ngày rưỡi chính quyền Việt Minh làm chủ thành phố từ ngày 25-8 đến ngày 23-9-1945, Sài Gòn liên tục sống dưới chế độ thống trị của Pháp rồi Mỹ. Mậu Thân là lần đầu tiên sau ngần ấy thời gian, cách mạng công khai xuất hiện với con người "bằng xương bằng thịt", xuất hiện ổ ạt, xuất hiện trong tư thế chiến đấu, thế mà lại được quần chúng đón tiếp, ít nhất cũng không với thái độ thù địch.

        Đó là nét nổi bật của Sài Gòn.

        Nét nổi bật đó đã một lần nữa bao trùm thành phố ngày 30 tháng 4 năm 1975, quân ta chỉ đánh mạnh ở vòng ngoài, thọc sâu nhanh không để kẻ địch co cụm, nhân dân đứng hắn về phía cách mạng. Chắc chắn Mậu Thân đã chuẩn bị một phần tư tưởng cho đông đảo quần chúng Sài Gòn đón ngày 30 tháng 4, đón mùa Xuân đại thắng.

*

*       *

        Mậu Thân không phải không có những vấn đề cần đánh giá cho rõ. Cái tên "Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa" thiếu chính xác. Sau này, nó được điều chinh lại là "Tổng tiến công và nổi dậy" lúc đầu việc bố trí kế hoạch tiến công còn máy móc, khiến lực lượng biệt động và lực lượng vũ trang tại chỗ không được các đơn vị mũi nhọn yểm trợ - phần lớn các tiểu đoàn yểm trợ do Bộ tư lệnh Tiền phương Bắc phụ trách. Trục hành tiến nặng theo hướng Bắc - nơi địch rất dày nhiều lớp phòng thú, trong khi phía Nam chúng sơ khoảng.

        Lẽ ra, với đợt 1, Mậu Thân đã hoàn thành trách nhiệm và liền sau đó nếu giữ vùng ven thì tình hình sẽ thuận cho ta, ít nhất, đỡ tổn thất. Có thể đây là cái sai nghiêm trọng nhất của Mậu Thân.

        Tuy vậy, Mậu Thân vẫn là một cuộc tiên công chiến lược mà lòng dũng cảm, óc sáng tạo, nghệ thuật chọn thời cơ, mục tiêu của chiến sĩ, chỉ huy, lãnh đạo đạt trình độ cao, cung cấp cho đời sau những bài học quý giá.

Tháng 2.1998         
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tám, 2017, 09:25:07 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #176 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2017, 09:35:04 am »

          
PHẦN THỨ BA

PHỤ LỤC
(TƯ LIỆU, ĐIỆN VÀ THƯ)



THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH1


        Đồng bào và chiến sĩ yêu quý,

        Từ năm 1965, đế quốc Mỹ đã đưa hàng chục vạn quân trực tiếp xâm lược miền Nam nước ta và gây chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta, nhân dân ta đoàn kết một lòng, kiên quyết đánh Mỹ, cứu nước, đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang.

        Đến cuối năm 1967, quân và dân miến Nam anh hùng đã diệt, làm bị thương và làm tan rã hàng chục vạn quân Mỹ, quân ngụy và quân chư hầu.

        Quân và dân miền Bắc anh hùng đã bắn tan xác hơn 2.680 máy bay giặc Mỹ.

        Sang năm nay, bọn Mỹ xâm lược càng bị động càng lúng túng, quân và dân ta thừa thắng xông lẻn, nhất định giành được nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa.

        Nhân dịp năm mới, tôi thay mặt đồng bào và chiến sĩ ta, gửi lời chúc mừng đến các nước xã hội chủ nghĩa anh em, các nước bầu bạn và nhân dân toàn thế giới, kể cà nhân dân tiến bộ Mỹ, đã nhiệt liệt ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta.

        Tôi chúc kiều bào ta ở nước ngoài, năm mới cố gắng mới, tiến bộ mới!

        Với đồng bào và chiến sĩ cả nước ta. tôi chúc mừng năm mới như sau:

                                                Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
                                                Thắng trận tin vui khắp nước nhà
                                                Nam Bác thi đua đánh giặc Mỹ.
                                                Tiến lên !
                                                                 Toàn thắng ắt về ta!






ĐIỆN MẬT CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
Ngày 21 thảng 1 năm 1968

        Gửi: Anh Bảy Cương22, anh Nam Công3, anh Bảy Tiến4.
        
        Bộ Chinh trị đã họp và có mấy chủ trương sau:

        1. Để đánh bại Mỹ và Thiệu - Kỳ, để phân hóa địch đến mức cao nhất, tranh thủ và tập hợp thêm những lực lượng, những cá nhân chống Mỹ và Thiệu - Kỳ và tranh thủ các tầng lớp trung gian ở đô thị, đồng thời để tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi ở ngoài nước, trong cao trào đấu tranh sẽ tới của quần chúng, cần thành lập Mặt trận thứ hai lấy tên là “Liên minh Dân tộc Dân chủ và Hòa bình".

        Mặt trận này kêu gọi đấu tranh thực hiện các khẩu hiệu: "Độc lập - chủ quyền", "Tự do - dân chủ". "Hòa binh - trung lập”, "Cơm áo ruộng đất". "Mỹ rút quân", "Thành lập chinh phủ Liên hiệp dân tộc", "Lập quan hệ bình thường giữa hai miền Nam - Bắc, tiến tới thống nhất Tổ quốc".

        Mặt trận này sẽ giữ thái độ độc lập với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, tuyên bố liên minh với Mặt trận Dân tộc Giải phỏng và những người muốn cho miền Nam Việt Nam có chủ quyền, độc lập, dân chủ, hòa bình và trung lập.

        Cờ của Một trận này là hình chữ nhật để nằm ngang trên cùng là màu đỏ, giữa là màu xanh da trời (như màu xanh của cờ Mặt trận Giải phóng), dưới cùng cũng là màu đỏ (tức là cờ chia ba phần thi hai phần đỏ nằm ngang trên và dưới, một phần xanh nằm ngay ở giữa), ngay giữa cờ có ngôi sao vàng. Mặt trận thứ hai thành lập chủ yếu ở các thành phố, đặc biệt ở các thành phố lớn. Cơ quan Trung ương của Mặt trận này sẽ ra ở Sài Gòn. Các nơi chuẩn bị sẵn người và phong trào để thành lập các chi nhánh địa phương và hưởng ứng ngay khi Sài Gòn ra được (hoặc trước Tết hoặc sau Tết vài ngày).

        2. Chánh quyền cách mạng sau này ở miền Nam sẽ lấy tên là Chính phủ Việt Nam Cộng hòa.

        3. Về việc thực hiện cụ thể các vấn đề trên đây Bộ Chính trị giao choTWC5 trực tiếp chỉ đạo thực hiện.

        Vậy đối với các vấn đề này các anh có ý kiến gi thì một một báo cío với BCT6 mặt khác điện trao đổi trực tiếp với TWC cho nhanh.

BỘ CHÍNH TRỊ        

        Lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.

--------------------
       1, Báo Nhân dân, số 5013, ngày 1-1-1968.

        2. Bảy Cường một bí danh của đồng chí Phạm Hùng (B-T)

        3. Năm Công một bí danh của đồng chí Võ Chí Công (B-T)

        4. Bảy Tiến : một bí danh của đồng chí Trần Văn Quang (B.T).

        5. TWC: Trung ương Cục (B.T)

        6. B.C.T: Bộ Chinh trị (B.T).
 
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tám, 2017, 09:41:02 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #177 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2017, 09:39:05 am »

     
NGHỊ QUYẾT

CỦA THƯỜNG VỤ TRƯNG ƯƠNG CỤC VÀ QUÂN ỦY MIẾN
Ngày 5 tháng 2 năm 1968
(Về quân sự đối với khu trọng điểm)

        Tối 4-2-1968. Thường vụ Trung ương Cục đã họp nhận định tình hình khu trọng điểm trong mấy ngày qua và đề ra chủ trương tác chiến mới trong thời gian tới.

        I. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH

        1. Cùng với thắng lợi chung của toàn Miền, cuộc tấn công ở khu trọng điểm vừa qua đã giành được thắng lợi to lớn. Các lực lượng vũ trang của ta đã công kích đúng thời gian chung và trúng các mục tiêu chủ yếu, đã chiếm và giữ được trong một thời gian nhất định, đã gây cho địch những tổn thất nhất định về sinh lực và cơ sở vật chất, làm tê liệt và rối loạn ngay từ đầu hệ thống hành chánh đầu sỏ và hệ thống chỉ huy của ngụy, đặc biệt đã làm cho tinh thần bè lũ Mỹ - ngụy (kể cả bọn đầu sỏ) hoang mang dao động đến cực độ. Các đơn vị chiến đấu trong nội thành rất ngoan cường dũng cảm, tỏ ra có nhiều khả năng công kích rất lớn. Thắng lợi bước đầu nói trên có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó đặt cơ sở vững chắc đó liên tục tấn công địch và giành thắng lợi cuối cùng.

        Nhưng cuộc tấn công ở khu trọng điểm Miền chưa đạt yêu cầu về quân sự và chính trị. Nhiều tiểu đoàn mũi nhọn chưa vào được nội thành để tiếp sức cho các đội biệt động, do đó chưa dứt điểm các mục tiêu chính. Quân sự phối hợp chưa chặt, đánh chưa tốt nên chưa trở thành đòn xeo mạnh để phát động quần chúng đứng lên khởi nghĩa, làm biến đổi về căn bản cục diện chính trị ở Thủ đô. Rõ ràng, ta đã lỡ mất một thời cơ cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang do Trung ương giao cho. Sở dĩ có tình hình đó một phần do nhiều nguyên nhàn khách quan nhưng chủ yếu là do về mặt chỉ đạo chỉ huy, ta còn phạm khuyết điểm chủ quan đơn giản, tính toán kế hoạch chưa thật cụ thể tỉ mỉ và chưa dự kiến hết các tình huống có thể xảy ra, tác phong thâm nhập kiểm tra trong giai đoạn chuẩn bị chưa chu dáo, chưa nắm thật vững và làm thật tốt khâu then chốt lúc đó là truyền đạt mệnh lệnh về thời gian, tổ chức tiếp tục mục tiêu và tổ chức hiệp đồng giữa các đơn vị mũi nhọn và giữa đơn vị mũi nhọn với các đội biệt động.

        2. Mặc dù ta chưa hoàn thành nhiệm vụ như trên đã nói song thắng lợi bước đầu đó đã mở ra những khả năng và thuận lợi rất cơ bản sau đây:

        - Một là, trong thế tấn công mạnh mẽ trên toàn Miền, ta đã thực hiện một mũi tấn công chiến lược hết sức lợi hại vào nơi huyết mạch chủ yếu của địch, hiện nay ta vẫn trụ bám đánh địch làm cho địch vô cùng bối rối, thế chiến lược này mỗi ngày một phát triển vững vàng.

        - Hai là, ta dùng lực lượng nhỏ mà giành thắng lợi lớn, từng đơn vị đã bám trụ được bên trong, nhiều tiểu đoàn ép sát vành ngoài và chưa tham chiến nhiều, chủ lực còn đang sung sức nối tiếp phía sau, hình thành thế chia cắt bao vây địch nhiều vòng, trong ngoài hỗ trợ, trước sau hỗ trợ.

        - Ba là, khí thế quần chúng đang lên cao, quần chúng trải qua những ngày đầu chiến đấu ác liệt càng được tôi luyện. lực lượng chính trị đang trên bước phát triển mới.

        - Bốn là, qua lần này ta có những kinh nghiệm mới hết sức quý báu về nhiều mặt.

        Thế nhưng, ta cần ra sức khắc phục những khuyết nhược điểm và khó khăn sau:

        - Một là, vấn đề tổ chức chỉ huy, nắm tình hình các mũi bên trong và các cánh bên ngoài vẫn còn chệch choạc.

        - Hai là, việc tổ chức hiệp đồng chưa cụ thể chặt chẽ, chi huy tác chiến nội đô còn kém.

        - Ba là, các đơn vị đánh bên trong có bị tiêu hao một phần về chất, đạn được chưa được bổ sung, dự trữ đủ.

        3. Mặt dù có biết trước ý định tấn công của ta, nhưng địch vẫn bị bất ngờ về chiến lược và hết sức bị động lúng túng ngay từ đầu. Phần lớn ngụy quân và ngụy quyền trong nội thành bị tê liệt. Sức phản kích của địch (chủ yếu là của lực lượng cơ động chiến lược) rất yếu và ngày càng suy yếu hơn. Một bộ phận lực lượng bộ binh và thiết giáp Mỹ được điều về đế ứng cứu nhưng không nhiều và mạnh. Hiện nay, trên khu trọng điểm. địch đang gặp những khó khăn như sau:

        - Một là, địch đã lâm vào thế bị bật ra khỏi sào huyệt chính, bị bao vây chia cắt và nếu ta càng đẩy lên thì địch không có khả năng khôi phục lại thế cũ.

        - Hai là, lực lượng ngụy quân, cánh sát trong nội thành và bộ máy ngụy quyền từ cơ sở đến Trung ương bị thiệt hại nặng, ảnh hường sâu sắc đến tinh thần của bọn chúng, chúng cũng không có khả năng hồi phục trở lại, do các chiến trường đều bị đánh nên khả năng chưa nhiều lực lượng cơ động về ứng cứu cho trọng điểm bị hạn chế.

        - Ba là, về chính trị, địch đang lâm vào một giai đoạn khủng hoảng sâu sắc cực độ và ngày càng xấu hơn, ngày càng bị cô lập và bị quần chúng căm ghét cao độ.

        - Bốn là, tình hình kinh tế đã, đang và còn sẽ gặp nhiều khó khăn rất lớn.

        Vấn đề đặt ra là ta phải ra sức khoét sâu những khó khăn của chúng, làm cho chúng hoàn toàn mất hết khả năng phản ứng. Thế nhưng, hiện nay chúng vẫn còn nhiều lực lượng, đế quốc Mỹ hết sức ngoan cố, chúng đã và sẽ không từ một hành động dã man tàn bạo nào để dàn áp phong trào quần chúng, do đó ta cần phải có tinh thần cảnh giác hết sức cao, thường xuyên nghiên cứu âm mưu thủ đoạn mới của địch và kịp thời đề ra những biện pháp đối phó tích cực nhất để diệt được nhiều địch bảo vệ được ta.

        4. Thưởng vụ Trung ương Cục và Quân ủy Miền nhận định rằng cuộc tấn công của ta ở khu trọng điểm đang trên đà phát triển thuận lợi, địch dang bị dồn vào tình thế bế tắc, ta hoàn toàn có khả năng liên tục tấn công, liên tục đánh địch phản kích để giành thắng lợi quân sự quyết định, tạo diều kiện đưa quần chúng đứng lên giành thắng lợi cuối cùng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #178 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2017, 09:44:15 am »

         
        II CHỦ TRƯƠNG TÁC CHIẾN MỚI Ở TRỌNG ĐIỂM TRONG THỜI GIAN TỚI

        1. Nhiệm vụ chung ở hướng trọng điểm trong thời gian tới là: kiên quyết giữ vững thắng lợi vừa giành được, phát huy thắng lợi từng giờ từng phút, phát triển mạnh cuộc chiến đấu trong Sài Gòn và chung quanh Sài Gòn hình thành thế bao vây nhiều tầng, kiên quyết tấn công địch, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn, kết hợp đánh thường xuyên liên tục với từng đợt mạnh tiêu hao tiêu diệt nhiều sinh lực, phương tiện chiến tranh và cơ sở vật chất của Mỹ - ngụy kết hợp với chiếm khu vực và mục tiêu quan trọng, vừa đánh vừa phát động quần chúng, xây dựng phát triển lực lượng ta, tạo ra những điều kiện tốt hơn để tiến lên dứt điểm giành thắng lợi cuối cùng.

        2. Nhiệm vụ cụ thể là:

        a) Giữ vững địa bàn đã chiếm được, đống thời tiếp tục đưa thêm lực lượng vào bên trong ít nhất 4 - 5D đi đôi với ra sức xây dựng thêm tại chỗ các đơn vị tự vệ, đặc công, biệt động, làm cho các lực lượng đó trở thành hạt nhân thật rắn và vững, liên tục tấn công địch ở bên trong, các lực lượng vành đai gần phải ép sát nội thành, mọi hướng độ 2 - 3 D, chiếm giữ địa bàn đánh tại chỗ, làm chỗ dựa cho bên trong và tạo điều kiện thọc sâu vào trong đánh địch, chủ lực đứng vững trên vành đai ngoài, sẵn sàng đánh Mỹ phản kích, tiêu diệt phương tiện chiến tranh của Mỹ, tiêu diệt lực lượng cơ động ngụy và hỗ trợ một phần cho địa phương giải phóng nông thôn. Giữ vững và phát triển thế dứng, đó là điều kiện rất cơ bản để thực hiện liên tục tấn công, nhanh chóng làm thay đổi cục diện chiến trường.

        b) Trên cơ sở tiến hành vũ trang cho quần chúng và phát triển các lực lượng vũ trang nòng cốt nói trên mà phát triển rộng rãi chiến tranh du kích trong thành phố, vận dụng nhiều hình thức linh hoạt như bắn bia bắn tỉa, ném lựu đạn, tập kích đồn bót, phục kích bọn tuần tiễu, cướp hoặc phá kho tàng, đánh xe vận chuyển, lùng diệt ngụy quyền cơ sở và bọn đầu sỏ các lực lượng chính trị phản động, v.v... kết hợp với đánh vừa từng trung đội, đại đội hoặc đại đội tăng cường, thọc sâu chia cắt đánh tập kích diệt gọn từng trung đội, đại đội hoặc tiểu đoàn địch, chiếm từng khu phố, tổ chức bố phòng chiến đấu trong thế liên hoàn hỗ trợ lẫn nhau. Phát triển thế tiến công đó càng vững, rộng và liên tục bao nhiêu càng làm cho địch nhanh chóng bị suy sụp bấy nhiêu, tạo điều kiện nhanh chóng phát động quần chúng đứng lên.

        c) Xây dựng bàn đạp trên các hướng xung quanh Sài Gòn thật vững, giải phóng toàn bộ vùng nông thôn từ phía sau ra phía trước, quét sạch toàn bộ ngụy quân, ngụy quyền cơ sở và bộ máy tề diệp, thành lập chánh quyền cách mạng, phát động và tổ chức các đoàn thể quần chúng, làm trong sạch trong nhân dân, làm lực lượng thật vững và nhanh chóng xây dựng về các mặt, chú trọng tổ chức phòng không nhân dân, xây dựng thôn xá chiến đấu mạnh.

        d) Triệt để đánh phá các đường sá cầu cống, chiếm giữ các nơi hiểm yếu gần sát Sài Gòn, làm tê liệt hoàn toàn khả năng vặn chuyển từ các hướng về Sài Gòn, kể cả trên đường bộ và đường sông.

        e) Phải đánh cướp lấy hoặc phá triệt để các kho đạn dược, vũ khí, chất đốt, lương thực, các nhà máy gạo trong và ngoài thành phố, phải đánh với tinh thần thật kiên trì, đánh di đánh lại từng mục tiêu, đánh lần này không được phải tổ chức đánh lần khác, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn, phát động phong trào quần chúng cướp lấy hoặc phá hoại một cách rộng rãi.

   g) Phải kiên quyết chiếm và khống chế sân bay Tân Sơn Nhất, thường xuyên đánh phá sân bay Biên Hòa. Đối với sân bay Tân Sơn Nhất, nếu lực lượng ta còn bên trong thì kiên quyết trụ bám, tổ chức đưa thêm vào, tổ chức phòng ngự tốt để chiếm giữ, nếu đã bị bật ra thì kiên quyết tấn công chiếm lại hoặc thường xuyên pháo kích hay đánh bằng đặc công, tiếp tục bao vây, khống chế, pháo kích và đánh bằng đặc công các cụm cứ điểm quân Mỹ.

        h) Chủ lực đứng phía sau phải móc chặt với phía trước, tạo thời cơ tiêu diệt từng đơn vị lớn quân ngụy về ứng cứu hoặc diệt thật gọn từng đơn vị quân Mỹ bung ra phản kích, trong điều kiện được chuẩn bị tốt có thể tung một bộ phận chủ lực vào nội thạnh tập kích tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực lượng cơ động ngụy rồi rút ra.

        i) Nhanh chóng phát triển lực lượng ba thứ quân trong và ngoài thành phố, tổ chức thêm đơn vị mới để tăng cường lực lượng dự bị, trên bàn đạp phải nhanh chóng phát triển xây dựng nhiều trung đội, đại đội, đưa lên phía trước đánh địch hoặc bổ sung, nhanh chóng bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ mới.

        3. Muốn thực hiện tốt những nhiệm vụ nói trên, cần giải quyết gấp một số vấn đề sau đây:

        a) Cần kịp thời chấn chỉnh tổ chức chỉ đạo, chỉ huy, bảo đảm nắm được tình hình ở các cánh, các đơn vị, ở bên ngoài và bên trong, báo cáo lên trên nhanh chóng và kịp thời.

        b) Nhanh chóng rút kinh nghiệm về các mặt, nhất là kinh nghiệm về chi đạo chỉ huy, tổ chức hiệp đồng giữa các cánh và các đơn vị, chỉ huy tác chiến ở nội đô, phòng không nhân dan, v.v...

        c) Kiên quyết bảo vệ tuyến hành lang vững chắc từ sau ra trước đảm bảo cho bằng được vận chuyển đạn được, lương thực đến các hướng, nhất là các hướng chủ yếu, hết sức tiết kiệm đạn dược, cướp vũ khí đạn dược địch trang bị cho mình.

        d) Tận dụng mọi khả năng để giải quyết vấn đề bổ sung quân số tại chỗ.

        e)Thường xuyên tăng cường công tác chính trị tư tưởng, động viên khen thưởng kịp thời, nâng cao quyết tâm giành thắng lợi hoàn toàn, kịp thời giải quyết những tư tưởng mệt mỏi, xốc nổi, chủ quan thỏa mãn, v.v Đi đôi với công tác chính trị tư tưởng phải tổ chức tốt việc cải thiện sinh hoạt của các đơn vị.

        Tình hình trong toàn Miền cũng như ở khu trọng điểm đang trên đà phát triển vô cùng thuận lợi cho ta và hết sức bất lợi cho địch, ta hoàn toàn có đầy đủ điều kiện để tiến lên dứt điểm. Hơn lúc nào hết, toàn Đảng bộ, các lực lượng vũ trang và nhân dân ở khu trọng điểm cần nhận thức rõ vị trí và ảnh hưởng quyết định của mình đối với các chiến trường toàn Miền, phải có một cố gắng phi thưởng, quyết thừa thắng xông lên, liên tục tấn công và liên tục đánh bại phản kích của địch, giành lấy thắng lợi cuối cùng, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ to lớn của TƯ Đảng giao cho, hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của dân tộc.

        Trong khi tiến hành nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ cụ thể trên đây phải luôn luôn giữ cho được khí thế cách mạng sôi nổi của quần chúng, không để cho cuộc chiến đấu trong nội thành bị gián đoạn làm cho địch có thể củng cố lại một phần nào về quân sự và chính trị có lợi cho chúng, bất lợi cho ta.

        Lưu tại Kho lưu trữ Trung ương Đảng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #179 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2017, 07:33:22 am »

       
ĐIỆN MẬT

CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
Số 44, ngày 8 tháng 2 năm 1968

        Gửi: Anh Bảy Cường và Trung ương Cục

        Bộ Chính trị đã đọc kỹ bản Tuyên ngôn cứu nước khấn cấp của Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình (DTDCHB) do đài B phát đi ngày 7-2-1968. Bộ Chính trị thấy:

        1. Nội dung Tuyên ngôn này có những điểm không có lợi, có thể gây ra hiểu lầm về lập trường của Liên minh, do đó không có sức hiệu triệu động viên, tập hợp quần chúng đông đảo, phấn khởi vùng lên chiến đấu mạnh mẽ với quân thù trong giai đoạn quyết định này.

        Bản Tuyên ngôn, một mặt phải nói lên được lập trường nguyên tấc là: chống chính sách xâm lược của đế quốc Mỹ, đòi đế quốc Mỹ phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, đánh đổ Thiệu - Kỳ, đưa lại những quyền lợi cơ bản cho dân tộc và các tầng lớp nhân dân. Không nên làm cho nhân dân trong nước và thế giới có thể hiểu lầm rằng Liên minh là một lực lượng đứng trung lập giữa Mỹ và Mặt trận Giải phóng. Mặt khác, cần thể hiện được sách lược thật mềm dẻo, làm cho đế quốc Mỹ thấy rằng, trên cơ sở lập trường của Liên minh, Mỹ có thể thông qua việc nói chuyện với Liên minh để giải quyết vấn đề miền Nam Việt Nam được.

        2. Bản tuyên ngôn phát đi ngày 7-2 không toát ra được tinh thần trên:

        Không nói đến việc đánh đổ Thiệu - Kỳ và có những điếm khó hiểu như:

        - Câu "Quân lực Hoa Kỳ tăng cường, đối phương không thể nào làm khác được", có thể làm cho người ta hiểu lầm rằng Liên minh coi Mặt trận Giải phóng là đối phương.

        - Câu "các Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đáng lẽ phải đứng ra hòa giải các bên tham chiến”, đã đè cao ngụy quyền và làm cho người nghe hiểu sai về ngụy quyển, tay sai của Mỹ.

        - Câu "lập trường của chúng tôi là: sẵn sàng gặp gỡ các bên hữu quan" có thể làm cho người nghe hiểu là Liên minh các lực lượng DT, DC và HB1 đứng trung lập giữa Mỹ và Mặt trận Giải phóng.

-Câu "sẵn sàng giành địa vị xứng đáng Mặt trận (Mật trận Giải phóng) trong Chánh phủ Liên hiệp dân tộc tương lai" hạ thấp vai trò của Mặt trận Giải phóng, nhân dân ta chắc không đồng tình.

        - Câu "Riêng với Mỹ và Pháp, Nam Việt Nam sẽ dành cho một sự hợp tác rộng rãi trên nhiều lãnh vực”.

        - Câu "Nam Việt Nam kêu gọi sự trợ giúp về đầu tư của các quốc gia thân hữu, trước hết là Mỹ và Pháp v.v ", làm cho quần chúng hiểu rằng Liên minh coi kẻ thù của dân tộc Việt Nam là bạn và sẽ có thể nghi ngờ Liên minh.

        Hơn nữa, khi nói về quan hệ đối ngoại, bản Tuyên ngôn không nói gì đến các nước xã hội chủ nghĩa, đến các lực lượng nhân dân thế giới, nhân dân tiến bộ Mỹ đang nhiệt tinh ủng hộ, cổ vũ cuộc chiến đấu của nhân dân ta.

        Vì thế Bộ Chính trị đã không cho phổ biến bản Tuyên ngôn này trên Đài và báo chí miền Bác và thấy rằng cũng không nên cho phổ biến ở trong Nam.

        Nếu đã lỡ phổ biến rồi, thì nên lờ đi.

        Trung ương Cục cần dự thảo sớm bản Tuyên ngôn khác và điện ra để Bộ Chính trị tham gia ý kiến cho đầy đủ.

       Huế và miền Trung Trung Bộ đã thành lập Liên minh Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình của địa phương, có tuyên ngôn tốt. Bộ Chính trị đã hướng dẫn các địa phương trên cứ phát huy nội dung tuyên ngôn của mình, chưa vội tuyên bố gia nhập vào Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình ở Sài Gòn. Khi cần sẽ thống nhất cũng không muộn. Như thế cũng có chỗ tốt.

        Từ nay, về những văn kiện quan trọng như tuyên ngôn, tuyên bố về lập trường, chính sách đối nội, đối ngoại của Mặt trận thứ hai hoặc của Chính phủ lâm thời, Trung ương Cục nên điện trước nội dung hoặc toàn văn ra Bộ Chính trị để Bộ Chính trị tham gia ý kiến.

        Và ngoài này Bộ Chính trị khi thấy cần làm giúp trong đó văn kiện gì cùng sẽ diện trước vào trong đó nội dung hoặc toàn văn để trong đó tham gia ý kiến trước khi công bố.

        Vừa qua theo chỉ thị của Bộ Chính trị ngoài này có làm ba văn kiện:

        - Lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng.

        - Lời kêu gọi của Bộ chỉ huy các lực lượng vô trang nhân dân giải phóng.

        - Thông cáo đặc biệt số 2 của Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.

        Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương có duyệt và có dặn báo cho trong đó biết, nhưng mật điện đến chậm. Từ sau sẽ báo sớm hơn.

        Về lề lốỉ làm việc, từ nay những chỉ thị của Bộ Chính trị sẽ do Bộ Chính trị ký. những việc cụ thể sẽ do anh Thọ hoặc anh Lương ký. Những việc của Trung ương Quân ủy do Trung ương Quân ủy ký.

        Chúc các anh mạnh khỏe và thắng lợi.

BỘ CHÍNH TRỊ                      
Lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng

----------------------
        1. DT, DC và HB:  dân tộc, dân chủ và hòa bình (B.T)
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tám, 2017, 07:38:35 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM