Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:55:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mậu Thân 1968 - Cuộc đối chiến lịch sử  (Đọc 109612 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #160 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2017, 08:44:01 am »

       
        Bám sát và phân tích chính xác động thái chiến trường, tình hình nước Mỹ và thế giới, Hội nghị Bộ Chính trị (tháng 12 năm 1967) nhận định: "Chúng ta đang đứng trước những triển vọng và thời cơ chiến lược lớn. Đế quốc Mỹ đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan vể chiến lược"1.

        Từ đó, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đứng đầu là Hồ Chủ tịch quyết định: ”... Động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên bước phát triển cao nhất bàng phương pháp tổng công kích - tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định"2. Đây là "nhiệm vụ trọng đại và cấp bách" nhằm giáng cho địch một đòn thật mạnh, làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ, tạo ra sự thay đổi cơ bản cục diện chiến tranh có lợi cho ta, "chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dán ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định"3. Hướng tiến công chiến lược chủ yếu là các thành phố, trung tâm đầu não của Mỹ - ngụy trên toàn miến Nam vào dịp Tết Mậu Thân.

        Căn cứ vào chủ trương trên, ta triển khai nhiều biện pháp tổ chức thực hiện: xây dựng quyết tâm, tạo sự nhất trí cao giữa Trung ương và chiến trường cả về tư tưởng lẫn hành động, tiến hành nghi binh bằng cả ngoại giao và quân sự, chiến lược và chiến dịch, tiến hành mọi công tác chuẩn bị theo một kế hoạch chặt chẽ, nghiêm ngặt, giữ bí mật ý định chiến lược của ta.

        Đêm 20 rạng ngày 21 tháng 1 nãm 1968, ta chủ động nổ súng trước ở Khe Sanh, mở Mặt trận đường 9 vừa tiến công tiêu diệt, tiêu hao địch, vừa thực hiện thành công đòn nghi binh chiến lược quan trọng, thu hút, giam chân một phần quân Mỹ tại đây, tạo điều kiện thuận lợi cho hướng chính là tổng tiến công và nổi dậy ở các thành thị. Khi đó, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã đánh giá có thể ta tập trung lực lượng tạo ra "một cái giống như Điện Biên Phủ". Tổng thống Mỹ đã ra lệnh cho chỉ huy quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam phải cam kết giữ bằng được Khe Sanh, không để xảy ra một Điện Biên Phủ mới ở Việt Nam.

        Đúng kế hoạch chiến lược đã định, đêm 30-31 tháng 1 năm 1968 - đêm giao thừa và mồng Một Tết, ta đồng loạt tiến công và nổi dậy trên toàn miền, đồng loạt tiến công địch ở 4 thành phố, 37 thị xã, hàng trăm thị trấn, đánh vào hầu hết cơ quan đầu não trung ương, địa phương của Mỹ, ngụy gồm toàn bộ 4 bộ tư lệnh quân khu, quân đoàn, 8 bộ tư lệnh sư đoàn, 2 bộ tư lệnh biệt khu ngụy, 2 bộ tư lệnh dã chiến, 30 sân bay, nhiều tổng kho, căn cứ hậu cần lớn, trong đó có Đại sứ quân Mỹ, dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu ngụy ở Sài Gòn, làm chủ thành phố Huế 25 ngày đêm... Ở nhiều nơi, nhất là vùng ven thành thị và nông thôn, quần chúng đã nổi dậy tiến công tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ.

        Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 đã giành thắng lợi rất to lớn. Đó thật sự là "một đòn sét đánh" đối với bọn trùm xâm lược Mỹ, làm rung chuyển cả nước Mỹ và chấn động dư luận thế giới.

        Thắng lợi lớn nhất và quan trọng nhất của Mậu Thân 1968 là ta đã làm đảo lộn chiến lược chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ - một cường quốc đế quốc giàu mạnh nhất, làm lung lay tận gốc ý chí xâm lược của chúng. Trong chiến tranh, thắng lợi ở quy mô chiến địch, chiến thuật là rất quan trọng, song chỉ khi làm đảo lộn kế hoạch chiến lược chiến tranh của đối phương mới tạo được chuyển biến lớn, thay đổi cục diện chiến trường. Đó là vấn đề có tính quy luật thuộc nghệ thuật chỉ đạo và diều hành chiến tranh, có tác động lớn đến tiến trình và kết cục cuộc chiến4. Bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, ta đã giáng một đòn quyết định vào chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mỹ, đánh bại cố gắng quân sự cao nhất của chúng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Thắng lợi oanh liệt Mậu Thân của quân và dân ta đưa tới nguy cơ, lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, quân Mỹ bị đánh bại trong một cuộc chiến tranh với Việt Nam - một dân tộc nhỏ ở cách xa nước Mỹ.

        Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân của quân và dân ta đồng thời tác động trực tiếp đến đời sống chính trị - tinh thần nước Mỹ, làm cho làn sóng đấu tranh phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ trong nhân dân Mỹ lên cao chưa từng thấy - "một cuộc chiến tranh trong lòng nước Mỹ", như chính giới Mỹ thừa nhận. Nước Mỹ chia rẽ sâu sác.

        Đòn chiến lược Mậu Thân làm cho Mỹ thất bại lớn cả về quân sự và chính trị. Không còn sự lựa chọn nào khác, ngày 31 tháng 3 năm 1968 Tổng thống Mỹ Giôn-xơn buộc phải tuyên bố: 1. Đơn phương ngừng bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra; 2. Chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Pa-ri; 3. Không ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 2.... Thực chất, đấy là sự thừa nhận thất bại của Mỹ. Sau Mậu Thân. Mỹ buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh, tiến hành "phi Mỹ hóa" rồi "Việt Nam hóa chiến tranh", từng bước xuống thang và từ tháng 5 năm 1968 phải bắt đầu đàm phán với ta. Đó là bước khơi đầu một quá trình đi xuống về chiến lược trong chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ. Mỹ phải bắt đẩu quá trình từng bước rút quân khỏi miền Nam. Từ đó, làm thay đổi so sánh lực lượng trên chiến trường, tạo điều kiện thuận lợi để ta đánh nhào quân ngụy, giành toàn thắng vào mùa Xuân 1975.

        Rõ ràng, thắng lợi oanh liệt Mậu Thân 1968 của quân và dân ta đã tạo ra bước ngoặt mới - bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó là tầm vóc và giá trị lịch sử lớn lao, sâu đậm nhất của Mậu Thân 1968.

------------------
       1. 2, 3. Nghị quyết Bộ Chính trị thúng 12-1967 được Bon Chấp hành Trung ương qua thúng 1-1968 thánh Nghị quyit Trung ương 14.
        
        4. Thực ti, trong 3 nam 1965-1967, ta da tlm ra cách dành Mỹ iá thảng Mỹ ở phạm vi chiến thuật và chiến địch Igua những trận dáu ở Nứì Thành, Vạn Tường, Pldy Me, Đất Cuốc, Bầu Bàng... dtn việc dành bại hai cuộc phản cóng lớn cứa địch trong hai mùa khỏ
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Bảy, 2017, 08:51:49 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #161 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2017, 08:57:53 am »


        Đánh giá thắng lợi Mậu Thân 1968, Nghị quyết Trung ương 21 đã chỉ rõ: đó là "một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng tạo ra bước ngoặt quyết định của cuộc chiến tranh, đánh dấu sự thất bại của chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mỹ, buộc Mỹ phải chuyển sang chiến lược phòng ngự trên toàn chiến trường, phải ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pa-ri, chấm dứt ném bom không điều kiện, chủ trương phi Mỹ hóa chiến tranh, mở đầu thời kỳ xuống thang chiến tranh".

        Thắng lợi của Mậu Thân gắn liền với nghệ thuật lãnh đạo, điều hành chiến tranh cách mạng rất sáng tạo và sắc sảo của Đảng, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí và hành động tiến công địch hết sức quả cảm, mưu trí của quân và dân ta. Không có các lực lượng vũ trang tinh nhuệ, chiến đấu dũng cảm vô song, không có nhân dân hết lòng ủng hộ, sát cánh chuẩn bị và tích cực tham gia chiến đấu, không có sự nổi dậy của quân chúng, không có sự chuẩn bị rất công phu, giữ được bí mật tuyệt đối của các cấp, các địa phương, đơn vị, cộng với sự hy sinh to lớn của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân thì không thể có thắng lợi lớn như vậy.

        Tổng tiến công và nổi dậy trên quy mô lớn, đánh vào hầu hết các vị trí, đặc biệt là các cơ quan đầu não địch ở Mậu Thân 1968 là nét dộc đáo, sáng tạo của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam, một phát kiến chiến lược quan trọng của Đảng ta. Đó là kết quả của cả một quá trình tìm tòi công phu, bằng tư duy độc lập, sáng tạo trên cơ sở thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng nước ta và thế giới của Đảng ta để tìm ra cách đánh Mỹ và thắng Mỹ - hơn nữa, đánh thắng quân Mỹ ở miền Nam, bảo vệ được miền Bác, không làm cho chiến tranh lan rộng.

        Từ kinh nghiệm nắm thời cơ giành thắng lợi bằng tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, trong đó lực lượng chính trị của quân chúng là chính, kết hợp với lực lượng vũ trang, kinh nghiệm đưa chủ lực vào đánh địch ở đồng bằng, đánh các mục tiêu đầu não quan trọng ở sâu trong lòng địch trong kháng chiến chống Pháp, từ bài học về nắm vững bạo lực cách mạng, kết hợp đấu tranh chính trị. quân sự, tiến công quân sự, chính trị, binh vận và đánh địch ở nông thôn đồng bằng, đô thị, rừng núi (2 chân, 3 mũi, 3 vùng) ở miền Nam những năm đầu thập kỷ 60, những sáng tạo của quân và dân ta ở miền Nam, đến bài học rút ra qua mấy năm đánh Mỹ của quân dân hai miền Nam - Bắc, bài học đánh Mỹ của nhân dân Triều Tiên..., tất cả đều được Đảng ta dày công suy ngẫm, chắt lọc.

        Trong cuộc đụng đầu lịch sử với đế quốc Mỹ - một cường quốc đế quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn mạnh hơn ta nhiều lần, có vũ khí trang bị chiến tranh hiện đại, chúng ta không thể chỉ đánh thắng bằng đòn quân sự với quy mô từ nhỏ đến lớn, cuối cùng thực hiện trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ để kết thúc chiến tranh như trong kháng chiến chống Pháp, cùng không thể đánh thắng theo một kiểu chiến tranh cổ điển nào. Từ thực tế này, Đảng ta đã sớm tìm ra và khẳng định: đối với Mỹ ta có thể và cần phải đánh bại ý chí xâm lược của chúng, buộc chúng phải chấp nhận thua và rút quân về nước, rồi đánh cho ngụy nhào, giành toàn thắng. Đây là tư tưởng chiến lược chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ hoàn toàn mới mẻ của Đảng ta.

        Ở thời điểm cụ thể Mậu Thân 1968. Đảng ta đã hạ quyết tâm chiến lược chính xác: Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam mà hướng chính là đánh vào các thành phố, trung tâm đầu nào của địch. Đó là đòn đánh độc đáo, hiểm hóc, táo bạo, bất ngờ, có hiệu lực lớn về chiến lược, về quân sự và chính trị như thực tiễn đà chứng tỏ.

        Về thực chất, đó là bước phát triển cao, rất sáng tạo của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam, của bạo lực cách mạng với hai lực lượng: chính trị, quân sự, kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, binh vận, ở cả 3 vùng nông thôn đồng bằng, đô thị. rừng núi, kết hợp quân sự, chính trị. ngoại giao nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp đánh Mỹ và thắng Mỹ. Tổng tiến công và nổi dậy đã được Đảng ta phát triển lên đỉnh cao nhất để giành toàn thắng trong mùa Xuân 1975.

        Thắng lợi Mậu Thân rất lớn song "chúng ta cũng đã mắc một số khuyết điểm: chủ quan trong việc đánh giá tình hình cho nên ta đã đề ra yêu cầu chưa thật sát với tình hình thực tế lúc đó, nhất là sau đợt tiến công Tết Mậu Thân ta đã không kip thời kiểm điểm và rút kinh nghiệm để có chủ trương chuyển hướng kịp thời1. Cũng do lúc đó đề ra yêu cầu quá cao, không sát thực tế nên Tổng khởi nghĩa đã không diễn ra. Việc chậm chuyển hướng chiến lược cho phù hợp với tình hình thực tiễn là một sai lầm về chỉ đạo chiến lược". Ta bị tổn thất nghiêm trọng và gặp nhiều khó khăn từ giữa năm 1968 đến 1969. Tuy nhiên không thể vì thế mà chúng ta đánh giá thấp thắng lợi Mậu Thân. Đó là một thắng lợi cực kỳ quan trọng của cuộc kháng chiến vĩ đại.

        Nếu nhảy từ cực đoan này sang cực đoan kia như Lê-nin từng nói, thì chúng ta không thế đánh giá đúng hiện thực lịch sử.

        Thời gian sẽ qua đi. nhưng sự kiện Mậu Thân để lại cho chúng ta nhiều bài học quý báu. nhất là việc bồi dưỡng và phát huy sức mạnh ý chí và năng lực sáng tạo của con người Việt Nam, mọi tầng lớp nhân dân, sức mạnh tổng hợp của các lực lượng cách mạng và hình thức đấu tranh cách mạng. Phát huy cao nhất yếu tố nội lực của quân và dân cả nước là yếu tố quyết định để chúng ta thắng Mỹ nhưng không thể tách rời sự phối hợp, giúp đỡ của cách mạng Lào, Cam-pu-chia, sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của Liên xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa anh em và nhân dân thế giới, trong đó có nhân dân Mỹ. Chúng ta mãi mãi biết ơn sự giúp đỡ quý báu đó! Bài học phát huy cao độ yếu tố nội lực là quyết định, đồng thời biết kết hợp với sức mạnh thời đại. tranh thủ sự ùng hộ của quốc tế vẫn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, cần vận dụng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.

-----------------
        1. Nghi quyết Trung ương 21.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #162 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2017, 04:12:35 am »

            
TẾT MẬU THÂN - MỘT MỐC SON LỊCH SỬ

Đại tướng  CHU HUY MÂN        

        Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân cách đây 30 năm (1968 - 1998) đã đi vào lịch sử, nhưng tinh thần và ý nghĩa to lớn của mốc son lịch sử ấy vẫn mãi mãi lưu lại trong các thế hệ Việt Nam và bè bạn xa gần. Nhân kỷ niệm trọng thể này, tôi ghi lại một số nét mà ký ức khó quên.

        Chiến lược "chiến tranh đặc biệt bị phi sản, Mỹ tiếp tục lao thang đẩy tới chiến lược "chiến tranh cục bộ" trong thế bị động. Trong chiến lược này. Mỹ thực hiện hai biện pháp chiến lược kết hợp với nhau: quân chiến đấu Mỹ đóng vai trò chủ yếu trên chiến trường với nhiệm vụ "tìm diệt" chủ lực quân giải phóng mà chúng gọi là "bẻ gãy xương sống Việt Cộng", quân ngụy tiếp tục nhiệm vụ "bình định", càn quét, kìm kẹp nhân dân nông thôn trong các ấp chiến lược, khu dồn dân. Trong khi leo thang nguy hiếm trên chiến trường miền Nam. Mỹ tiếp tục tăng cường chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta.

        Mùa xuân 1965, quân chiến đấu Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh (K5) và một số nơi ở miền Đông Nam Bộ. Tháng 9 năm ấy. Sư đoàn ky binh bay số 1 đổ bộ vào Quy Nhơn (Binh Định), lên chiếm đóng An Khê (Gia Lai). Từ "nóc nhà" của miền Trung Đông Dương, địch mưu tính kiểm soát đồng bằng ven biển mấy tỉnh trung Trung Bộ, Tây Nguyên, uy hiếp vùng hạ Lào và đông bắc Cam-pu-chia, ngăn chặn con đường vận chuyến chiến lược Bắc - Nam của ta.

        Sau khi đứng chân ở các địa bàn nói trên, quân Mỹ khẩn trương xây dựng các căn cứ quân sự, có sân bay và đường vận chuyển, công sự chiến đấu và hàng rào dây thép gai, đồng thời tung máy bay và các lực lượng trinh sát khác để tìm kiếm mục tiêu, sẵn sàng ra quân "tiêu diệt" các cơ quan chỉ huy, các đơn vị chủ lực quân giải phóng.

        Đầu năm 1965, Bộ Chính trị Trung ương Đảng, quân ủy trung ương đã chỉ thị cho các chiến trưởng và các địa phương nỗ lực phát huy cao sức mạnh tại chỗ, đẩy mạnh tiến công quân sự, hỗ trợ quần chúng nổi dậy. diệt kìm kẹp, giành quyền làm chủ, mở rộng thế trận của chiến tranh toàn dân, sẵn sàng đánh Mỹ. Chỉ thị nhấn mạnh: Phải tập trung sức đánh những trận tiêu diệt lớn quân chủ lực cơ động ngụy, làm suy yếu chỗ dựa về bình định của địch, đồng thời khẩn trương xây dựng quyết tâm, chuẩn bị chu đáo, đánh thắng những trận phủ đầu quân Mỹ, tiếp tục đẩy chúng vào thế bị động, nhanh chóng đánh bại "chiến tranh cục bộ" của chúng.

        Quán triệt tư tưởng chỉ đạo nói trên, các chiến trường và địa phương đã nỗ lực phát huy sức mạnh chính trị và quân sự, tiến công và nổi dậy, mở rộng địa bàn làm chủ và đã tiêu diệt những chiến đoàn quân ngụy như ở Ba Gia - Quảng Ngãi, Đồng Xoài - Đông Nam Bộ, đồng thời đã đánh những trận phủ đầu quân Mỹ như: Núi Thành - Quảng Nam, Vạn Tường - Quảng Ngãi, Đất Quốc, Bầu Bàng - Đông Nam Bộ. Mùa đông 1965, ta mở chiến dịch Plây Me (Gia Lai - Tây Nguyên) tiêu diệt một chiến đoàn ngụy và Tiểu đoàn 2 Mỹ thuộc Sư đoàn kỵ binh bay số 1. Cuộc chiến đấu anh hùng và thắng lợi lớn trong chiến dịch này của quân dân Tây Nguyên, các tướng lính Mỹ cho là một trận đánh làm thay đổi chiều hướng của cuộc chiến tranh. Đó là thắng lợi trong thời điểm bản lề giữa chiến lược "chiến tranh đặc biệt" bị phá sản vào bước cuối và chiến lược "chiến tranh cục bộ" mới bắt đầu. Điều dáng chú ý là trong lúc quân ngụy bị đánh đau thì quân Mỹ phải thận trọng trong hành động ứng cứu. Từ kết quả thực tế, sau những trận thắng phủ đầu quân Mỹ, quân và dân cả nước ta di đến kết luận: chúng ta có khả năng đánh và đánh thắng Mỹ.

        Đầu xuân 1967, trên chiến trường miền Đông Nam Bộ, quân Mỹ mở chiến dịch mang tên "Gian-xơn Xi-ti" với quy mô lớn, dài ngày, nhằm "tiêu diệt" cơ quan kháng chiến đầu não của miền Nam và các đơn vị chủ lực quân giải phóng. Trong cuộc đọ sức quyết liệt này, quân Mỹ vẫn chưa hiểu gì về đối phương. Trái lại, quân và dân ta đã bước đầu hiểu địch, đã qua thử thách tinh thần và biết cách đánh Mỹ. Kết thúc chiến địch quy mô lớn này, ta đã đánh bại hoàn toàn cuộc "hành quân Gian-xơn Xi-ti" của Mỹ. đánh bại âm mưu "tìm diệt" của chúng. Trên chiến trường Khu 5 và Tây Nguyên tiếp tục diễn ra những trận đánh quyết liệt và kết quả dù mức độ khác nhau, nhưng chúng ta đã giành thêm được thế chủ động mới, quân và dân ta hoàn toàn tin tường vững chắc vào quyết tâm đánh thắng Mỹ. Trái lại, quân Mỹ trên chiến trường, cùng như bọn cầm đầu Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã thấy khó thắng ta trong cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới này.

        Đông xuân 1966 - 1967, quân chiến đấu Mỹ có mặt trên chiến trường miền Nam hơn nửa triệu, chưa tính quân ngụy và quân của các nước chư hầu. Vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại được Mỹ ổ ạt đổ vào miền Nam. Trên chiến trường, Mỹ ráo riết chuẩn bị để mở cuộc phản công tìm diệt lần thứ 3. Nhưng quân dân ta tiếp tục cuộc tiến công, buộc Mỹ phải co lực lượng về giữ Sài Gòn và Trị Thiên. Oét-mo-len tiếp tục xin thêm quân. Tổng thống Mỹ va bọn hiếu chiến thân cận vừa ngoan cố, vừa ngập ngừng. Ngoan cố vì bản chất đế quốc và tính kiêu câng - không lẽ Hoa Kỳ giàu mạnh phái chịu thua Việt Nam. Nhưng tăng bao nhiêu quân Mỹ vào chiến trường, leo thang thêm mấy bước vẫn chui vào "đường hầm không lối thoát".

        Theo dõi diễn biến, khả năng phát triển của chiến tranh cách mạng ở miền Nam, cũng như cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, bắt mạch đúng tình hình nước Mỹ, sự lúng túng "tiến thoái lưỡng nan" của giới cầm quyền Mỹ, Tổng Bí thư Trung ương Đảng Lê Duẩn đã đề xuất phương hướng và mục đích cho cuộc Tổng tiến công, nổi dậy mùa xuân Mậu Thân để Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam nghiên cứu và trình lên Quân ủy trung ương, Bộ Chính trị Trung ương Đảng thảo luận và xin chỉ thị Bác Hồ. Và từ đây, đồng chí Lê Duẩn được cử theo dõi và chi đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đầu xuân ấy.

        Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân có mục đích tiêu diệt sinh lực quân Mỹ, phá hủy phương tiện chiến tranh của chúng, động viên và tổ chức quân chúng nổi dậy tiêu diệt và làm tan rã lực lượng kìm kẹp, mở rộng vùng giải phóng, đánh sụp ý chí xâm lược của Mỹ, buộc chúng từ đinh cao của chiến tranh xâm lược thực dân mới phải xuống thang, phải chấp nhận đàm phán với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam. Hướng tiến công chủ yếu hầu hết là vùng đô thị do Mỹ - ngụy kiểm soát mà trọng điểm là Sài Gòn - Gia Định, Huế, Đà Nẵng. Mục tiêu chủ yếu trong các đô thị và căn cứ là đánh vào cơ quan đầu não, tiêu diệt sinh lực cao cấp của Mỹ-ngụy. Cuộc Tổng tiến công, lấy đô thị làm phương hướng chính là bất ngờ lớn đối với địch. Trên cơ sở thắng lợi của cuộc tiến công và nổi dậy, chủ động tạo nên bước ngoặt quyết định, nhanh chóng đi tới toàn thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Bảy, 2017, 04:26:12 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #163 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2017, 04:09:22 am »


*

*       *

        Quán triệt ý định và quyết tâm của Trung ương Đảng và Hồ chủ tịch, quân dân Khu 5 dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Khu ủy đã phát huy sức mạnh Tổng hợp, cả hai lực lượng quân sự và chính trị đồng loạt tiên công từ trọng điểm chủ yếu: căn cứ liên hiệp quân sự Đà Nẵng đến Khánh Hòa, từ đồng bằng ven biển đến Tây Nguyên đã phối hợp nhịp nhàng với toàn miền góp phần tích cực với quân dân toàn miền Nam hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Sau mấy ngày đồng loạt tiến công vào thành phố, thị xã giành thắng lợi lớn, Thường vụ Khu ủy đã chủ trương dùng lực lượng đặc công, pháo, cối mang vác, tự vệ và biệt động tiếp tục đánh vào đô thị, đại bộ phận lực lượng cơ động của quân khu và tỉnh, huyện đứng chân và hoạt động chiến đấu giữ vững địa bàn nông thôn. Các đơn vị và địa phương vừa triển khai theo hướng này thì cũng đúng vào lúc quân Mỹ để ra biện pháp chiến lược "quét và giữ". Cuộc chiến đấu vẫn diễn ra quyết liệt. Thắng lợi to lớn trong Tết Mậu Thân của quân, dân ta đã giáng cho quân địch  một đòn choáng váng, thúc đẩy nhân dân Mỹ mạnh hơn với chính quyền Mỹ, đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược, đưa con em họ về nước. Nhân dân tiến bộ thế giới hướng về Việt Nam với tinh thần mến phục và đẩy mạnh phong trào phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ. Tổng thống Mỹ và những tên hiếu chiến thân cận bị động, lúng túng, ý chí giành thắng lợi quân sự của chúng bị lung lay tận gốc.

        Sau một thời gian ngắn, Mỹ phải ngồi vào bàn hội nghị ở Pa-ri đàm phán với đại diện Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và sau dó cả đại diện của Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sau bốn năm đấu trí gay gắt giữa hai bên trong hội nghị Pa-ri, kết hợp chặt chẽ với tiến công quân sự, chính trị trên chiến trưởng là chính, Hiệp định Pa-ri đã được hai bên chấp nhận. Nhưng phải qua chiến thắng oanh liệt của quân, dân Hà Nội, Hải Phòng và miền Bác đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng B52, chính quyển Mỹ mới chịu ký vào Hiệp định Pa-ri. Trong một cuộc đấu tranh cách mạng, ban lãnh đạo chiến tranh và chỉ đạo chiến lược quân sự năng động, sắc bén thì có thể chủ động tạo nên bước ngoặt có lợi cho ta, không lợi cho địch. Ở đây tinh thần chủ động và táo bạo gắn chặt với nhau, táo bạo và sáng tạo đã đưa đến thắng lợi to lớn. Sau Mậu Thân, địch chuyến sang chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh". Cuộc đối đầu của dân tộc ta với đế quốc Mỹ vẫn quyết liệt, nhưng Mỹ không thể đảo ngược nổi tình thế cho đến giờ phút phải hạ cờ, cuốn gói về nước.

        Bải thơ Chúc Tết năm 1969 của Chủ tịch Hồ Chi Minh:

Năm qua thắng lợi vẻ vang,
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào.
Tiến lên chiến sĩ đồng bào
Bắc - Nam sum họp, Xuân nào vui hơn!

        Theo tôi hiểu: Độc lập, tự do dân tộc 1à chân lý không lay chuyển, nhưng chúng ta phải đánh cho "Mỹ cút", rồi đánh cho "ngụy" nhào, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu non sông về một mối vào mùa xuân lịch sử  1975 mới có được độc lập tự do trọn vẹn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #164 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2017, 02:44:08 pm »

       
VỀ CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN 1968 Ở TRỊ THIÊN - HUẾ

Thượng tướng TRẦN VĂN QUANG       

        Cách đây vừa tròn 30 năm, vào đúng Tết Mậu Thân lịch sử, quân và dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã mở cuộc Tổng tiến công và nối dậy đồng loạt, đánh vào hầu hết các thành phố, tỉnh lỵ, thị xã, căn cứ quân sự, cơ quan chính quyền của Mỹ - ngụy. Đó là một sự kiện quân sự to lớn, đã tạo ra một bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, đồng thời làm rung chuyến chính trường nước Mỹ và dư luận thế giới, làm lung lay đến tận gốc mưu đồ và ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ.

        Chiến trường Trị Thiên - Huế - gồm cả mặt trận chủ lực ở đường 9 và mặt trận chiến tranh nhân dân địa phương là một trong hai chiến trường chính1, trong đó thành phố Huế được xác định là một trong ba mục tiêu chủ yếu của cuộc tiến công (Sài Gòn - Huế - Đà Nẵng).

        Nhiệm vụ của quân và dân Trị Thiên - Huế được Trung ương Đảng và Bộ Tổng Tư lệnh giao là thực hành Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt, tiêu diệt và làm chủ các căn cứ, vị trí quan trọng của địch, đánh chiếm thành phố Huế, các thị trấn, thị xã, chia cắt các trục đường giao thông, sân bay, bến cảng, thành lập chính quyền cách mạng, tạo điều kiện phối hợp với chủ lực ở Mặt trận dường 9 giành thắng lợi. Nhiệm vụ của Mật trận đường 9 được giao là thu hút và tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân Mỹ, khi có điều kiện thì phá vỡ tuyến phòng thủ Mác Na-ma-ra, mở đường phát triển tiến công vào phía Nam.

        Thực hiện nhiệm vụ trên giao, trải qua 25 ngày đêm - từ đêm 31 tháng 1 đến ngày 25 tháng 2 năm 1968, nếu kể cả giai đoạn tác chiến tạo thế, chia cắt hệ thống giao thông và nghi binh đánh lừa địch thì gần 2 tháng (trước dó, ngày 7 tháng 1 bắt đầu cắt đứt đường số 1 - huyết mạch giao thông chính nối Huế với Đà Nẵng ở đoạn Phú Lộc phía nam Thừa Thiên), quân và dân Trị Thiên - Huế2 với một lực lượng vũ trang có quân số và trang bị ít hơn địch, đã chiến đấu quyết liệt và vô cùng anh dũng, giành được nhiều thắng lợi to lớn. Kết quả, ta đã tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận quan trọng sinh lực địch, bắn rơi và phá hủy nhiều máy bay chiến đấu và trực thăng, xe quân sự, tàu xuồng, kho tàng, bến bãi, pháo súng các loại, thu nhiều đạn dược, thuốc men và phương tiện chiến tranh của Mỹ - ngụy. Trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy, ta đã đánh chiếm hầu hết các vị trí quân sự, đầu não của địch, các đón bốt, căn cứ hậu cần (trừ căn cứ Phú Bài), tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận ngụy quân, ngụy quyền và hệ thống kìm kẹp (cơ quan tỉnh trưởng ngụy, 40 ty sở, các đoàn bảo an dân vệ), đánh chiếm hai nhà lao và giải thoát trên hai ngàn chiến sĩ cách mạng và quần chúng yêu nước dang bị động, làm cho các cấp chính quyền địa phương (ngụy) càng dao động mãnh liệt khi thấy đa số những nhân vật đầu não của chính quyền đã bị giết3.

        Sau 30 năm với độ lùi của lịch sử, với cách nhìn nhận, đánh giá mới, khách quan và bình tĩnh hơn, chúng tôi thấy cuộc tiến công và nổi dậy ở Trị Thiên - Huế năm 1968 thắng lợi là rất to lớn và căn bản trên tất cả các mặt chính trị, quân sự, ngoại giao, với ý nghĩa tác động sâu sác và toàn diện như trình bày ở trên. Tuy nhiên, bên cạnh những thắng lợi to lớn đó, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan lúc bấy giờ đã làm hạn chế một phần mức độ thắng lợi, đồng thời cũng để lại không ít những hậu quả nặng nề.

        Sau khi chiếm giữ nhiều ngày các vị trí, mục tiêu quan trọng của địch ở Thừa Thiên và thành phố Huế, trước tình hình và yêu cầu mới, quân ta lần lượt rút lui. Địch sau cơn choáng váng đã nhanh chóng tổ chức lại lực lượng, quay sang phản kích ác liệt. Trước sức phản kháng tàn bạo của địch, lực lượng vũ trang và lực lượng chinh trị của ta, nhất là ở cơ sờ bị tiêu hao nặng. Địch chiếm lại vùng giải phóng, càn quét bắn phá vùng căn cứ giáp ranh, tiến công lên cả căn cứ của ta ở phía tây Huế, gây cho ta nhiều khó khăn.

        Những khó khản và tổn thất của ta sau năm 1968 là nghiêm trọng, song chỉ là bước lùi tạm thời. Những khó khăn ấy không thể xóa được ý nghĩa và thành quả thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân.

-----------------------
        1. Chiến trường chính thứ nhất là miền Đông Nam Bộ, trong đó mục tiêu là thành phố Sài Gòn.

        2. Chưa tính Mặt trận đường 9.

        3. Xem Cuộc Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa của Việt Cộng, Mậu Thân 1968, Ban quân lực BTTM quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sài Gòn, tháng 6-1968, tr. 161.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #165 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2017, 09:41:42 pm »


        Thực tế chiến trường đã chứng minh là chỉ một thời gian ngắn sau đó ta đã lấy lại được thế trận chủ động, giáng cho địch liên tiếp nhiều thất bại trong mùa khô 1971 - 1972 và sau đó tháng 1-1973 buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri. chấp nhận thất bại, rút quân đội Mỹ về nước. Tuy nhiên nhìn nhận lại sự kiện tiến công và nổi dậy ờ Trị Thiên - Huế Tết Mậu Thân, chúng tôi thấy những khó khăn sau năm 1968 ta có thể tránh được hoặc hạn chế được ở mức thấp hơn, nếu lúc đó chúng tôi - những người lãnh đạo chỉ huy trực tiếp, tỉnh táo hơn, đặt yêu cầu mục đích nhiệm vụ đúng mức, phù hợp với tình hình lúc đó, có phương châm hành động linh hoạt, quyết đoán hơn. Cố nhiên, trong lịch sử không có từ "nêu như'', song chúng tôi vẫn muốn vấn đề như vậy để thấy được rằng ngoài nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan của các cấp lãnh đạo chỉ huy chiến trường là rất lớn. Qua công tác chỉ đạo, chỉ huy cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân ở Trị Thiẻn - Huế, có thể rút ra một số bài học và kinh nghiệm sau đây:

        Một là, đưa cuộc chiến tranh vào hậu phương địch, lấy thành phố Huế làm mục tiêu chính để tiến công là dùng, nhưng yêu cầu giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân là chưa phù hợp với khả năng và so sánh tương quan lực lượng địch - ta lúc đó. đánh giá quá cao yếu tố chính trị -  tinh thần, đánh giá chưa đúng vai trò quyết định trong chiến tranh là tiêu diệt đội quân chủ lực - công cụ chiến tranh chủ yếu của địch.

        Hai là, kế hoạch tiến công và nổi dậy của Bộ tư lệnh Quân khu Trị Thiên có nhiều ưu điểm, thể hiện trong việc chuẩn bị chiến trường, chuẩn bị lực lượng tương đốì chu dáo, tuy lực lượng ít mà tinh, bộ đội có tinh thần chiến đấu cao, chọn cách đánh lúc mở màn thích hợp, kết hợp tương đối nhịp nhàng giữa công kích và nổi dậy của quần chúng, công tác nghi binh, giữ bí mật tốt. Nhưng Bộ tư lệnh Quân khu cũng phạm phải những khuyết điểm, đó là chỉ có một phương án giành toàn thắng mà không tính đến các khả năng, tình huống khác, không có phương án 2, phương án 3 và lực lượng dự bị chiến địch. Trong quá trình chi đạo tác chiến chưa nắm chắc bộ đội, xử lý không kịp thời, để bộ dội lâm vào thế phòng ngự bị động đối phố. Đặc biệt là sau một tuần lễ chiến đấu trong thành phố, khi thấy không thể giành toàn thắng đã không kịp thời thay đổi hướng và phương châm tiến công. Lẽ ra lúc đó ta phái chỉ đạo chuyển sang kìm chế địch ở trong thành phố, chuyển hướng phát triển về nông thôn, kéo địch  ra ngoài căn cứ vững chắc để tiêu diệt chúng ngoài công sự, chuyển yêu cấu đấu tranh chính trị từ hình thức khởi nghĩa sang đấu tranh bảo vệ các cơ sở cách mạng, chuyển ngay những cơ sở bị lộ ra khỏi thành phố, chuẩn bị đối phó địch khủng bố.

        Ba là, trong cuộc Tổng tiên công và nổi dậy chưa có một kế hoạch phối hợp thật chặt giữa mũi tiến công của chủ lực với mũi đấu tranh nổi dậy của quần chúng nhân dân ở thành phố và các địa phương. Trong tư tưởng chỉ đạo của chúng tôi lúc đó, cố nhiên không có ai xem nhẹ vai trò quyết định của đòn chủ lực. Song, cách chỉ đạo, bố trí lực lượng lại phạm phải một thiếu sót nữa là bố trí lực lượng chủ lực của Bộ chủ yếu tập trung trên cùng một hướng với lực lượng chiến tranh nhân dân địa phương của Trị Thiên - Huế. Ở đây, chúng tôi đã không hình dung hết các khả năng. Do vậy, không chi đạo kế hoạch chuẩn bị chiến trường cho chủ lực như xây dựng đường vận động, trận địa triển khai, bảo đàm vật chất kỹ thuật. Vì thế, khi Bộ Tổng tư lệnh có ý định tăng cường các đội chủ lực vào phía nam Quảng Trị và Thừa Thiên thì các cấp chỉ huy bị động, lúng túng không triển khai được.

        Những thiếu sót và khuyết điểm trên đây trong Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân ở Trị Thiên - Huế thật sự là những bài học kinh nghiệm xương máu, vô cùng sâu sắc. Rút kinh nghiệm từ chiến trường Trị Thiên - Huế năm 1968, sau năm 1972, chúng ta đã chỉ đạo khắc phục triệt để các thiếu sót, khuyết điểm trên bằng việc: công tác chuẩn bị chiến trường đầy đủ, tốt hơn, dự kiến và chuẩn bị cùng một lúc nhiều khả năng và phương án khác nhau, giữa lực lượng chủ lực và địa phương được thống nhất chỉ huy... và đó là một trong những điều kiện để ta tiến lên giành thắng lợi lớn trong Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng Huế và phát triển thắng lợi vào Đà Nẵng, thúc đấy nhanh quá trình giải phóng miền Nam, thu non sông vế một mối.

        Kinh nghiệm về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Xuân 1968 ở miền Nam và riêng ở chiến trường Trị Thiên còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá. Ở đây, trong phạm vi của một bài tham luân, bước đầu chúng tôi chỉ nêu lên một số bài học có tính khái quát. Đối với một người chỉ huy, lãnh đạo, dù ở cương vị nào, tỏi cho rằng bài học bao trùm nhất, thấm thìa nhất, đó là người chỉ huy phải kết hợp nhuần nhuyễn lòng dũng cảm, ý chí tiến công địch với thực tế khách quan, tinh thần phục tùng triệt dể mệnh lệnh cấp trên với trách nhiệm thắng bại ở chiến trường, kết hợp tính kiên quyết của mệnh lệnh với tính dân chủ và biết lắng nghe ý kiên của cấp dưới, tuyệt đối không chủ quan, nôn nóng Đó là một trong những phong cách và đức tính cần thiết của người chỉ huy, đồng thời cũng là một trong những yếu tố bảo đảm thắng lợi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #166 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2017, 02:53:37 am »

       
MẬU THÂN 1968 - MÀN CUỐI CỦA 'TẤN THẢM KỊCH" ĐƯA QUÂN MỸ VÀO CỨU CHẾ ĐỘ SÀI GÒN

Trung tuớng. PTS NGUYỄN THỚI BƯNG        

        Chủ nghĩa chống cộng bị ám ảnh bởi thuyết Đô-mi-nô đã dẫn dắt 5 đời Tổng thống Mỹ sa lầy vào cuộc chiến tranh Việt Nam, ngăn chặn cuộc đấu tranh hoàn thành giải phóng nước Việt Nam sau Hội nghị Giơ- ne-vơ năm 1954.

        Người thực sự đưa quân viễn chinh Mỹ vào tham chiến ở Việt Nam hòng cứu chế độ Sài Gòn để gánh lấy hậu quả lớn nhất cho bản thân và cho nước Mỹ là Tổng thống Giôn-xơn, trong nhiệm kỳ của mình đã đưa số quân Mỹ can thiệp vào Việt Nam từ 16.300 cố vấn năm 1963, 23.300 cố vấn năm 1964, lên 485.600 quân vào cuối năm 1967, do đó cũng nâng số xác chết của lính Mỹ ở Việt Nam lên ngày càng cao (tới 30.568 tên sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân, tính đến lúc Mỹ phải bắt đầu rút quân vào tháng 4-1969).

        Trận bão táp Mậu Thân đã đem lại cho những kẻ gieo gió những hậu quả nghiêm trọng nhất: Giôn-xơn phái tuyên bố phi Mỹ hóa chiến tranh, chấm dứt ném bom miền Bắc, chấp nhận thương lượng ở Pa-ri và bản thân Giôn-xơn tuyên bố không ứng cử Tổng thống nhiệm kỳ 2. Còn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mác Na-ma-ra vì có nhiều quan điểm không nhất trí với Tổng thống và các tham mưu trưởng liên quân về cách điều hành chiến tranh ở Việt Nam đã rút khỏi Lầu Năm Góc ngày 29-2-1968 (đúng ngày trung đội địa phương Phú Vang rút khỏi phường Vĩ Dạ sau 9 ngày đêm làm chủ địa bàn). Hoạt động chính thức cuối cùng của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mác Na-ma-ra là bác bỏ đề nghị của Oét-mo-len đòi thêm 200.000 quân Mỹ cho chiến trường miền Nam, được người kế nhiệm là Clíp-phớt đồng tình.

        Nhớ lại từ năm 1953, Ai-xen-hao thấy trước sự thất bại của thực dân Pháp đã đưa ra đối sách: "Nếu để mất Việt Nam, mất Đông Dương thì sẽ khó có thể phòng thủ được bán đảo Ma-lay-xia... Phải ngăn chặn lại việc này ngay bây giờ". Bàn giao lại cho Ken-nơ-đi năm 1961, Ai-xen-hao còn dặn "Giữ lời hứa (ở Việt Nam) có nghĩa là phái đổ nhiều máu của chúng ta (tức Mỹ) ở chiến trường.. Những thắng lợi thêm nữa của Việt Cộng sẽ là một thảm họa cho Mỹ" (Hồi ký của Giôn-xơn).

       Vừa nhậm chức. Ken-nơ-đi tuyên bố "không loại trừ việc đưa các lực lượng quân sự tới đồng bằng sông Cửu Long sẵn sàng giúp dỡ Cộng hòa Việt Nam bảo vệ chế độ". Nhưng mọi giải pháp yểm hộ bằng cố vấn. tiền và súng lại không vực dậy nổi một chế độ gia đình trị lấy "diệt cộng" làm quốc sách, buộc Ken-nơ-di 2 năm sau phải xác nhận "Nước Mỹ sẽ có thể chìm nghỉm hoặc bơi cùng thuyền với Diệm"... "Chúng ta (tức Mỹ) đang ở trong đường hầm không lối thoát" (R.Tôm-xơn. sách "Mỹ không ra khỏi Việt Nam").

        Giôn-xơn công nhận "sẽ làm những việc cần làm để bảo vệ lợi ích của chúng ta ở Việt Nam" và mở đường bằng cách tiếp nhặn "bị vong lục" của các tham mưu trưởng liên quân ngày 22-1-1964 đòi Mỹ "phải có những hành động táo bạo hơn, dù có thể có những rủi ro lớn hơn... cần mở rộng cuộc chiến tranh sang oanh tạc miền Bắc Việt Nam bằng không quân Mỹ và chuyển từ huấn luyện người Nam Việt Nam sang tiến hành cuộc chiến tranh ở cả 2 miền Bắc - Nam Việt Nam bằng lực lượng chiến đấu của Mỹ" (Hồi ký Mác Na-ma-ra).

        Cuộc chiến tranh "Mỹ hóa" và mở rộng theo chiến lược "chiến tranh cục bộ" được thế giới chăm chú theo dõi. Ngày 25-3-1967 Hãng AFP đã công bố tư liệu: "Mỗi tháng ở chiến trường Việt Nam, trung bình có hơn 8.000 sĩ quan, binh lính Mỹ chết và bị thương. Mức độ thương vong của quân Mỹ đã vượt quá xa dự đoán của Lầu Nãm Góc". Cuối năm 1968, sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân, Giôn-xơn thổ lộ "tâm sự" không ra ứng cử nhiệm kỳ 2: "Ở Việt Nam, cộng sản đã giáng một đòn choáng váng đối với chúng ta (tức Mỹ) ở mức độ này hay mức độ khác. Tôi kinh ngạc và thất vọng khi thấy các cố gắng của đối phương đã có ảnh hưởng rất xấu đến nhiều người trong Chính phủ và rất nhiều người ngoài Chính phủ mà xưa nay họ vẫn được coi là những phần tử trung kiên không hề lung lay dao động" (Hồi ký Giôn-xơn).

        Thế là rõ! Hiệu quả của trận quyết chiến chiến lược không ai nói rõ hơn đối thủ trực tiếp: ở chiến trường bị giáng đòn choáng váng, ở hậu phương những phần từ trung kiên cả trong chính phủ và ngoài chính phủ đều lung lay dao động khiến người cầm đầu phải kinh ngạc, thất vọng! Những tư liệu lịch sử trên đây trích dẫn đúng lời ba Tổng thống Mỹ đã nói rõ các nguyên nhân dẫn nước Mỹ tới "tấn thảm kịch Việt Nam (Mác Na-ma-ra), tới: "Dòng sông đau khổ chảy qua giữa hai nước", "Một mục tiêu phải khác phục" như lời Đại sứ Pi-tơ-xơn khi đặt chân tới Nội Bài ngày 9-5-1997. Không có “lời mời" quân Mỹ rút về nước của Mậu Thân 1968 tất không thể có việc trở lại Việt Nam của Đại sứ Mỹ vào giữa năm 1997. "Những rủi ro lớn hơn" mà các bộ óc tham mưu hàng đầu của nước Mỹ đã lo ngại chính là trận bão táp Mậu Thân 1968, buộc hơn 50 vạn quân Mỹ cùng với 66.000 quân "đồng minh" phái rút khỏi Việt Nam, dẫn đến Hiệp định Pa-ri ngày 27-1-1973, mà cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân 1975 với chiến địch Hồ Chí Minh lịch sử là tất yếu.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Bảy, 2017, 03:03:44 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #167 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2017, 11:44:19 am »


        Trong suốt cuộc chiến tranh giải phóng, cuộc chiến đấu trực tiếp với đội quân gần 60 vạn lính Mỹ và chư hầu kéo dài từ năm 1965 đến 1968 - 1969 là một thử thách quyết liệt nhất đối với "Tài thao lược Việt Nam" trong thời đại Hồ Chí Minh, đáng ghi thành những trang sử sáng chói không chỉ về nghệ thuật quân sự mà cả về nghệ thuật điều hành chiến tranh cách mạng chống lại quân xâm lược lớn mạnh.

        Sau hai cuộc phản công mùa khô, bắt đẩu từ năm 1965-1966, kế tiếp bằng 3 cuộc hành quân "tìm diệt" nối tiếp nhau ròng rã suốt 8 tháng (tháng 9-1966 - 5-1967), 2 cuộc ở quy mô quân đoàn. trước sau chỉ nhằm đánh vào chiến khu Dương Minh Châu là căn cứ của Trung ương Cục và Bộ chỉ huy Miền (At-tơn-bo-rơ từ 14-9 đến 25-11-1966 và Gian-xơn Xi-ti từ 22-2 đến 14-5-1967) và vùng Bến Súc, Bến Cát, Củ Chi (Xi-đa-phôn 8-1 - 26-1-1967). Cuộc cuối cùng (Gian-xơn Xi-ti) là cuộc ra quân lớn nhất trong lịch sử tham chiến của quàn Mỹ ở Việt Nam, với 45.000 quân có 9 lữ đoàn đánh bộ, 41 tiểu đoàn thiết giáp, 1.200 xe tảng, 17 tiểu đoàn pháo với 250 khẩu đội, 17 phi đoàn máy bay có B.52 yểm trợ, do một trung tướng Mỹ chi huy.

        Cuối năm 1967, quân dân miền Nam đứng trước tình hình phải đương dầu với đội quân trên 1,6 triệu của Mỹ - ngụy, có trên 48 vạn lính Mỹ, 66 nghìn lính chư hầu, 99 vạn 8 nghìn quân ngụy gồm cả chủ lực, bảo an dân vệ và cảnh sát vũ trang, non nửa là quân chủ lực. Trong khi đó trên chiến trường, quân chủ lực ta phố biến mới ở cấp tiểu đoàn, có khoảng 20 trung đoàn và 6 sư đoàn bố trí ở các địa bàn trọng yếu, lực lượng địa phương và dân quân tự vệ phổ biến còn kiêm nhiệm nhiều việc1, lại trang bị không đồng bộ. Nếu so sánh lực lượng theo quan điểm của chiến tranh quy ước, không ai dám chủ trương tiến công lớn vào thời điểm dó. Trong thời đại Hồ Chí Minh, bí quyết giành thắng lợi của nước nhỏ, kém phát triển nằm trong một phương châm chiến lược "Đánh lui từng bước, đánh đổ từng bộ phận những thế lực xâm lược và thống trị lớn mạnh" do Hồ Chủ tịch đề xướng, đã từng được hội nghị 81 Đảng Cộng sản chấp nhận, ứng dụng vào thực tế đánh Mỹ ở Việt Nam, nó được nói rõ qua bài thơ Chúc Tết giản dị vạch bước đi của Bác:

"Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào..."

        "Những hành động táo bạo hơn" của nước Mỹ do các tham mưu trưởng liên quân kiến nghị được các cơ quan quyền lực chấp nhận đã vấp phải một sự táo bạo còn gan góc hơn nhiều do bộ tham mưu chiến đấu của dân tộc Việt Nam tung ta, được các tư lệnh chiến trường nhất trí, toàn thể quân dân hưởng ứng, chấp hành một cách chủ động và sáng tạo.

        Đó là sự phân tích cục diện chiến tranh hoàn toàn khác các quan điểm của chiến tranh quy ước, càng không di vào cách so sánh về quân số, vũ khí mà về những chiến lược địch đã áp dụng và bị ta đánh bại, về thế địch - thế ta trên chiến trường, ở hậu phương chiến lược cùng vị thế đôi bên trên thế giới trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

        Không đợi đến năm 1972, người Việt Nam mới nhận biết cuộc chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh lâu dài nhất, tốn kém nhất và mất lòng dân nhất trong lịch sử nước Mỹ, với một hình ảnh bị dư luận thế giới chỉ trích "tổi tệ nhất”, như hãng AP công bố ngày 29-10.

        Vấn đề đặt ra để xem xét là "quân xâm lược đã đưa chiến tranh cục bộ đến đỉnh cao mà vẫn thất bại". Chúng đã làm tất cả những gì có thế làm được, đà mở những cuộc hành quân tới cỡ quân đoàn và trên quân đoàn gắn với cuộc leo thang đánh phá miền Bắc thật quyết liệt và táo bạo. Vấn đề không phải là chỗ chúng còn bao nhiêu quân, bao nhiêu súng mà ở chỗ chúng còn giải pháp chiến lược gì, phương thức tác chiến gì có thể thi thố và ý chí xâm lược của chúng còn cứng vững đến đâu?

        Những tín hiệu về chương trình đàm phán 14 điểm của Bộ trường Ngoại giao Đin Rat-xcơ, những trung gian do Mỹ phái đến Hà Nội và vận động qua bè bạn2 chứng minh rằng, Mỹ đã thấy rõ không thể giành thắng lợi bằng quân sự. "Phải chăng đã đến lúc ta có thể đưa chiến lược tiến công cách mạng tới bước phát triển tất yếu của chiến tranh nhân dân là tổng tiến công và nổi dậy toàn dân, đưa cục diện chiến tranh tới bước ngoặt quyết định?”.

-------------------
        1. Ở chiến khu Dương Minh Cháu chỉ có 800 dân. Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên của cơ quan dân sự được tổ chức thành các tiểu đội, trung đội du kích tự vệ, các đại độị, tiểu đoàn bộ đội địa phương được biên chế thành 7 đại đội, 1 tiểu đoàn, cùng các đơn vị chủ lực đánh trả cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ti.

        2. Tháng 3-1966, nhờ nhà ngoại giao và nghiên cứu Viễn Đông Set-tơ Rô-ning tới Hà Nội. Tháng 6-1966, đại diện Ba Lan Lê van-đôp-xki trong UBQT từ Sài Gòn ra, tháng 1-1967 quan chức Mỹ thăm dò đại diện ta ở Mat-xcơ-va, tháng 2-1967 qua Thủ tướng Kô-sư-gin được Thủ tướng Uyn-xơn đón tiếp ở Luân Đôn (Hồi ky Mác Na-ma-ra)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #168 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2017, 04:34:47 am »

        
        Quyết tâm được lựa chọn là tổng công kích và tổng khởi nghĩa, mặc dù về tổng khởi nghĩa đã đưa lại bài học sâu sắc: trong thế bị kìm kẹp, nhân dân chi có thể tổng khởi nghĩa khi có chỗ dựa vững chắc của các lực lượng vũ trang cách mạng.

        Quyết tâm của trận quyết chiến Mậu Thân dựa vào sự so sánh ưu thế tuyệt đối của ta về dư luận quốc tế, về sự cố kết của hậu phương lớn với tiền tuyến lớn so với một hậu phương đầy mâu thuẫn của đối phương, trên chiến trường là ưu thế tuyệt đối về chính trị, tinh thần, về khát vọng được giải phóng của nhân dân miền Nam, sẵn sàng sống mái với quân thù để thoát khỏi xiềng xích, nếu được cách mạng tin cậy giao nhiệm vụ, về thế chiến lược của chiến tranh cách mạng trên cả 3 vùng rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành thị.

        Chi có một bộ tham mưu chiến đấu dạn dầy chiến trận của một dân tộc được kết cấu bằng chất keo đặc hữu "không có gì quý hơn độc lập tự do", tin cậy nhau đến độ "nhất hô bá ứng" mới dám hạ một quyết tâm chiến lược vượt ra khỏi những quy tắc thông thường của chiến tranh, mà cái căn cứ vững chắc chính là "lòng tin vô bờ bến vào sức mạnh nhân dân".

        Đây là nước đi của ván cờ thế không chỉ căn cứ vào đầu quân, đầu súng mà căn cứ vào toàn bộ thế cờ của hàng kiện tướng đã thấm sâu lời dặn của ông cha trên nền tảng "Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, phụ tử chi binh, cả nước chung sức" mà "chọn dùng tướng giỏi xem quyền biến như đánh cờ, tùy cơ ứng biến" (Bạt dụng lương tướng, quan hữu quyền biến, như vi kỳ nhiên, tùy thời thế nghi - Di chúc Trần Hưng Đạo). Đây là nước đi nhằm lật ngược thế cờ, dẫn cuộc chiến tranh tới khúc quanh quyết định, làm lay chuyển ý chí xâm lược của kẻ đối phương, bắt phải từ bỏ chiến lược tiến công, xuống thang chiến tranh, tìm cách rút quân trong danh dự.

        Nó khác xa với chiến tranh quy ước đến mức, Mác Na-ma-ra kể lại rằng, C1A có báo một tin về những cuộc tiến công vào thành phố, nhưng chính giới Mỹ đều coi là nghi binh để đánh Khe Sanh. Và cho đến nay, một giáo sư về các đại chiến lược của trường đại học Quốc phòng Mỹ, cựu đại tá Héc-béc San-lơ sang Việt Nam còn khắng định: "Một số nhà hoạch định chính sách Mỹ tin rằng cuộc tiến công vào các thành phố chỉ là đòn nghi binh nhằm che dậy mục tiêu, là cắt 2 tỉnh phía Bác ra khỏi Nam Việt Nam". Như thế là kế hoạch nghi binh kéo địch ra chiến trường ta có chuẩn bi đã đánh lừa được địch... tới 30 năm sau đó!

        Mậu Thân 1968 là ngọn lửa của quân dân miền Nam bùng lên từ cái  nền tảng chiến tranh toàn dân đã qua nhiều phen hun đúc trong máu lửa, của những con người đã "trải nhiều biến cố thì suy nghĩ sâu" (Nguyễn Trãi) có thể làm được những việc mà những ké thiếu hiểu biết về lịch sử văn hóa và chính trị của nhản dân không thể hiếu nổi.

        Nếu không có ý chí "thà chết không làm nô lệ" của nhân dân thì những lực lượng từ trên "xanh", từ hậu cứ dù có đặc công biệt động, cũng làm sao đột nhập được vào từng ấy thành phố, thị xã, thị trấn, chi khu, tới từng ấy địa chỉ không sai một địa chỉ nào? Việc chủ lực ta cùng các đội đặc công, biệt động bám trụ 25 ngày đêm trong thành phố Huế, sự có mặt của chủ lực Miền và chủ lực các tỉnh, chủ yếu là tỉnh Long An ở vùng ven là nội đô, ở cầu Ban Ki, ở Trung tâm huấn luyện Quang Trung, ở Quận 5, Quận 6, Quận 10, Quận Tân Bình (Sài Gòn), nếu không có dân làm sao đứng được? Nếu không có thực lực và uy thế của quân chủ lực, của các lực lượng vũ trang cách mạng, nhân dân chưa có chỗ dựa mà nổi dậy. Nhưng không có tai mắt, sự gan dạ và sáng tạo của dân, chủ lực và các lực lượng tiến công làm sao có bàn đạp để tiến công các mục tiêu trong các thành thị và vùng ven? Chính sự nổi dậy của dân hòa quyện vào sức tiến công của quân giải phóng làm cho quân Mỹ không còn hậu cứ an toàn.

        Sự giãy giụa của con ác thú bị đánh đau, thua đau đã gây ra những thiệt hại mà ta chưa lường hết. Nhưng cái gì phải đến thì đã đến. Trong 3 mốc lịch sử 1968, 1972, 1975 ở miền Nam thì trận quyết chiến 1968 giữ vị trí mở đường. Nó là màn chót của "tấn thảm kịch" đem quân Mỹ đi cứu vãn một chế độ tay sai để cuối cùng phải phi Mỹ hóa. Cuộc Tổng tiên công và nổi dậy Mậu Thân đã gắn chặt tài thao lược và trí tuệ Việt Nam với dũng khí và tinh thần cố kết dân tộc, được thế giới đồng tình. Phải chăng đó cũng là những yếu tố cần phái hội đủ cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, giữ vững nền độc lập tự chủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #169 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2017, 03:34:30 pm »


MẬU THÂN - SAU 30 NĂM, NHÌN LẠI

TRẦN BẠCH ĐẰNG       

        (Nguyên ủy viên Thường vụ Đảng ủy Khu Trung tâm trong Mậu Thân, Phó bí thư Đảng ủy Tiền phương Nam, Bi thư Thành ủy Sài Gòn, Bí thư Thành Quân ủy)

        Chưa một cơ quan khoa học nào lập bảng thống kê về các bài, tập sách, phim ảnh, ký sự, tư liệu - về đợt Tổng tiến công Mậu Thân 1968. Tuy nhiên, điều chắc chắn là Mậu Thân được phản ánh rất phong phú của ta, của Mỹ, của các nhà báo và nhà nghiên cứu trên thế giới. Điều đó nói lên rằng, Mậu Thản là một sự kiện tác động sâu sắc đến cuộc chiến tranh ở Việt Nam sau khi Mặt trận Dân tộc giải phóng thành lập 8 năm.

        Tất nhiên, có những cách đánh giá khác nhau đối với sự kiện tầm vóc lớn này và thật dễ hiểu khi sự kiện ấy cần những nỗ lực tiếp theo và cần một thời gian không ngắn để có thể phát huy đầy đủ ý nghĩa chiến lược của nó, nhất là sau các đợt của Mậu Thân, quân dân ta chịu một số tổn thất khá nặng.

        Trong tham luận này, từ cơ sở của diễn tiến cuộc tiến công đợt 1 và đợt 2 trong nội thành Sài Gòn - là trọng điểm của chiến trường trọng điểm - tôi cố gắng phát biểu một vài suy nghĩ của mình, những suy nghĩ mà trong suốt 30 nãm, tôi đã trình bày hoặc công khai trên báo chí, sách nghiên cứu hoặc trong thư từ đóng góp với Trung ương. Cũng có thể nói rằng, những gì tôi sắp trình bày không phải một phát hiện mới mà chẳng qua là hệ thống hóa lại sự kiện và đánh giá có một cách bình tĩnh. Tôi nhớ sau đợt 1 năm Mậu Thân, đồng chí Trần Trọng Tân lúc bấy giờ phụ trách mũi vũ trang của Tuyên huấn và được giao chiếm Đài phát thanh đã nói với tôi: Suốt hơn 10 ngày của đợt 1, đồng chí vào cuộc như người say. Đó cũng là trạng thái tình cảm của nhiều người khác. Bây giờ, 30 năm sau, chẳng còn ai cảm nhận Mậu Thân như thế nữa. Khoảng cách từ đêm mùng 2 Tết Mậu Thân 1968 đến cuộc hội thảo khoa học đầu Xuân Mậu Dần 1998 của Thành ủy và ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã có những sự kiện cực kỳ trọng đại mà nổi bật là Đại thắng mùa Xuân 1975 coi như một ghi nhận rõ rệt về kết quả của Mậu Thân trong quá trình kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

        Với phương châm chỉ đạo cuộc chiến tranh chống Mỹ của Đảng ta đẩy lùi địch từng bước, giành thắng lợi từng phần, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn, kết hợp ba vùng chiến lược và hai phương thức: đấu tranh chính trị và vũ trang, kết hợp ba mũi giáp công: chính trị, quân sự và binh vận, kết hợp công kích quân sự và nổi dậy quần chúng, kết hợp đấu tranh nội địa với đấu tranh ngoại giao, phát huy thực lực tại chỗ kết hợp với thực lực một nửa nước đã được giải phóng hoàn toàn, lấy thực lực chinh trị - quân sự bản thân là chính đi song đôi với tranh thủ sự giúp đỡ các mặt của phe xã hội chủ nghĩa, của lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình trên thẻ giới, đặc biệt tranh thủ sự ủng hộ và cảm tình của nhân dân Mỹ, lấy thực lực bản thản là chính đồng thời coi trọng khai thác mâu thuẫn nội bộ kẻ thù. Mậu Thân là một trong bốn sự kiện lớn nhất của 21 năm đánh Mỹ: 3 sự kiện kia là Đồng Khởi 1959 - 1960, "Điện Bién Phủ trên không" của Hà Nội và chiến địch Hồ Chí Minh 1975. Sự kiện Mậu Thân là gạch nối giữa Đồng Khởi, Điện Biên Phủ trên không và Đại thắng mùa Xuân 1975 tạo thành tổng thể bức tranh giải phóng đất nước. Như tất cả chúng ta đều biết, Mỹ là cường quốc hàng đầu của thế giới - cả tiềm lực kinh tế lẫn quân sự, dân số, đất đai cùng trình độ công nghệ, kỹ thuật đều hơn ta gấp nhiều lần. Đánh với một kẻ thù như thế hoàn toàn không đơn giàn, nhất là dân tộc ta tự lực tiến hành kháng chiến, có nhờ bè bạn giúp đỡ mặt này, mặt khác nhưng tuyệt nhiên không nhờ chi viện thực binh. Trong điều kiện như thế, đấu trí trở thành sức mạnh chủ đạo, lực lượng tổng hợp trở thành chủ lực và nghệ thuật chính trị - quân sự trờ thành phương thức định đoạt thắng bại. Từ tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng chí Lê Duẩn đã vạch ra phương thức đánh và thắng Mỹ đầy sáng tạo. Kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Pháp, và xa hơn, kinh nghiệm của cha ông qua các cuộc chiến tranh giữ nước, trên cơ sở sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Lê Duẩn cùng Bộ Chính trị Trung ương đảng đã tìm được lối đi cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta trong điều kiện của thế giới hiện đại và trong truyền thống phong phú của dân tộc.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM