Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 04:23:12 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mậu Thân 1968 - Cuộc đối chiến lịch sử  (Đọc 109867 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #150 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2017, 05:12:03 am »


        Theo hướng đó, cuối tháng 11, tháng 12 năm 1967 và tháng 1 năm 1968 lại diễn ra một đợt vận chuyển mới sôi động hơn, cao hơn trong cuộc chi viện cho các chiến trường, từ đường 9 - Khe Sanh, Thừa Thiên - Huế, Khu V, Tây Nguyên, Nam Bộ, Trung Hạ Lào, Cam-pu-chia. Đặc biệt, đợt vận chuyến này, trong 12 tiếu đoàn xe vận tải nhập tuyến thì có đến 4 tiếu đoàn chở súng đạn B40, B41, 12,7 ly, đạn hỏa lực và 18 chiếc xe Gát-69 chở tiền đi thẳng đến ba Biên Giới. Từ đấy, trung đoàn thuyền máy tiếp chuyến bằng đường sông Sê Công từ At-ta-pư, đưa đến Kra-tiê trên sông Mê Công, thuộc đất Campuchia để giao cho B2.

        Khối lượng vật chất và binh lực chi viện thêm cho các chiến trường đợt này gổm 3 vạn tấn vật chất, 6 vạn quân bổ sung, 14 tiểu đoàn tăng, pháo.

        Chiến địch đường 9 - Khe Sanh nằm trong Tổng thế của cuộc Tổng tiến công, nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, nhưng là một hướng trọng yếu, vừa tiêu diệt địch để giải phóng đường 9 - Khe Sanh, vừa thu hút địch tạo thuận lợi cho các chiến trường lớn. Vì vậy, phải sử dụng vào đây một binh lực lớn, trong đó có một bộ phận vật chất và binh lực của đợt vận chuyến mới nói trên, đồng thời chuẩn bị hệ thống đường sá, cơ sở điều trị, tổ chức vận tải phục vụ chiến địch... Chiến địch đường 9 - Khe Sanh diễn ra 177 ngày, kể từ ngày 21 tháng 1 năm 1968. Suốt thời gian đó, tuyến chi viện Đường mòn Hồ Chí Minh đã đảm bảo mọi yêu cầu vật chất và phục vụ chiến đấu. Đường 9 - Khe Sanh được giải phóng, đã tạo điều kiện mở rộng được chính diện của tuyến Đường mòn Há Chí Minh, bao gồm cả đông, tây Trường Sơn, tạo cơ sở để bắt đầu mờ trục đường dọc Đông Trường Sơn.

        Đối với cuộc Tổng tiến công nối dậy ở hướng Thừa Thiẻn - Huế, khác với đường 9 là ở đây cách A Lưới - căn cứ chiến lược tuyến đường mòn Hổ Chí Minh hơn 100 km, đường sá tiếp cận chưa có. Khi bắt đầu chiến địch, bộ dội tự mang theo đủ cơ số đạn bộ binh, một ít lương thực, lúc vào thành phố Huế, chủ yếu dựa vào nhân dân tại chỗ. Khi tấn công và chiếm giữ cố đô Huế, anh Trần Văn Quang, anh Lê Chường gọi điện thoại cho Bộ tư lệnh Trường Sơn, yêu cẩu đưa công binh mờ đường 70, 71 và sửa đoạn đầu đường 12 cũ để kéo pháo vào phía tây Bình Điền và vận chuyển hàng hóa đi sâu vào phía Tà Lương. Bộ Tư lệnh Trường Sơn đã thỏa mãn yêu cầu đó, góp phần phục vụ cho Thừa Thiên - Huế chiếm giữ Cố đô Huế. Đổng thời, sử dụng toàn bộ xe vận tải của Binh trạm 42 chở gấp lương thực và đạn dược với khối lượng trên 3.000 tấn, phục vụ hướng Thừa Thiên, điều 3 tiếu đoàn cao xạ 37 ly và 23 ly bảo vệ các tuyến đường trên, củng cố mạng thông tin tải ba từ Bộ tư lệnh Trường Sơn đến Bộ tư lệnh Trị Thiên, để hai bên liên lạc và liên lạc về Bộ Tổng tư lệnh.

        Quân, dân Thừa Thiên - Huế chiếm và giữ Cố dô Huế tuy chỉ kéo dài 25 ngày đêm nhưng được phối hợp với chiến địch đường 9 - Khe Sanh, đã tạo tiếng vang rất lớn đối với trong nước, ngoài nước. Đây là một đòn chiến lược để phân tán binh lực Mỹ - ngụy ở các chiến trường phía Nam, tạo thêm sự sa sút mạnh về tinh thần và ý chí của chúng. Đây cũng tạo thêm một nguồn động lực để Sài Gòn, các thành phố, thị xã và toàn bộ chiến trường miền Nam tiếp tục phát triển cuộc Tổng tiến công nổi dậy giành tháng lợi vang dội, chấn động cả thế giới. Trong lúc Mỹ, ngụy phải tập trung đối phó trên toàn bộ chiến trường miền Nam buộc chúng phái giảm đánh phá, ngăn chặn tuyến đường mòn Hổ Chí Minh. Do đó, bộ dội Trương Sơn, không những được cổ vũ, động viên tinh thần, ý chí mà còn lợi dụng được sơ hở của đối phương để đẩy mạnh tốc độ và quy mô vận tải hàng hóa, đảm bảo hành quân, bổ sung vật chất, binh lực cho tất cà các chiến trường. Do đó khối lượng vận tải vật chất và binh lực đạt cao hon s0 với 2 năm truớc đó. Việc đó, càng chứng tỏ mối quan hệ hữu cơ gắn kết giữa cuộc Tổng tiến công nổi dậy với Đường mòn Hổ Chí Minh chứng tỏ càng coi trọng và chăm lo phát triển suốt quá trình thì mới tạo được những bước ngoặt lịch sử.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #151 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2017, 09:10:52 pm »

         
        Đường mòn Hồ Chí Minh đồng thời là một hướng chiến trường trọng yếu để đối phó với cuộc chiến tranh ngăn chặn quyết liệt của Mỹ, ngụy chư hầu. Lực lượng phòng không, bộ binh và tất cả lực lượng tại chỗ trên tuyến Đường mòn Hố Chí Minh đã phối hợp với quân, dân bạn Lào mở chiến địch phối hợp với cuộc Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968: băn rơi nhiều máy bay, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, giải phóng được nhiều huyện, xà của Bạn ở Trung, Hạ Lào. Đặc biệt đã đánh chiếm được Mường Pha Lan, mở rộng được chính diện hệ thống Đường mòn Hổ Chi Minh Tây Trường Sơn, tăng thêm khả năng bảo vệ vững chắc hướng phía tây.

        Tuyến chi viện chiến lược Đường mòn Hổ Chí Minh đuợc thể hiện rõ với góc độ là căn cứ chiến lược của chiến trường ba nước: chiến trường miền Nam Việt Nam, chiến trường Trung, Hạ Lào và chiến trường Đông Bắc Cam-pu-chia.

        Nước Lào và nước Cam-pu-chia anh em với tinh thần quốc tế cao cả, đặc biệt là nước Lào đã đồng ý để phía Việt Nam được xây dựng căn cứ chiến lược Tây Trưởng Sơn xuyên qua 6 tinh Trung, Hạ Lào, một phần của 4 tỉnh Cam-pu-chia. Trong dó có 2 khu vực xung yếu: Đường 9 và ba vùng Biên Giới. Trong khu căn cứ, Bộ tư lệnh Trường Sơn đã cùng với quân, dân Trung, Hạ Lào xây dựng được mạng giao thông đường bộ liên hoàn, gồm các trục đường dọc xuyên Bắc - Nam, các trục đường nối ra các chiến trường, hệ thống đường sông nối Lào với Đông Bắc Cam-pu-chia, đường ống dẫn xăng dầu, hệ thống đường hành quân, trú quân, đường thông tin tài ba xuyên Bắc - Nam, hệ thống bệnh viện, cơ sở kỹ thuật, hệ thống kho dự trữ...

        Trong căn cứ rộng lớn này. Bộ Tư lệnh Trường Sơn đã cùng với quân dân Trung, Hạ Lào chi viện lẫn nhau trên mọi mặt, đã liên tục phối hợp chiến đấu ròng rã 10 năm chống cuộc chiến tranh ngăn chặn khốc liệt, bảo vệ tuyến vận tải chi viện chiến lược. Đồng thời, đánh địch giải phóng đất đai. xây dựng cơ sở cách mạng ở Trung, Hạ Lào.
 
        Tất cả các cơ sỏ được xây dựng trong vùng căn cứ chiến lược, đã góp phần phát huy trong quá trình chuẩn bị và thực hành cuộc Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 trên chiến trường miền Nam. Sau Tết Mậu Thân, căn cứ chiến lược tiếp tục phục vụ điều trị thương, bệnh binh và một số đơn vị bộ đội các chiến trường củng cố tổ chức, nghi ngơi. Với sự cổ vũ lớn lao của cuộc Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, tuyến vận tải chi viện chiến lược, một hướng chiến trường trọng yếu, một căn cứ chiến lược lại tiếp tục bước lên những đỉnh cao mới. Phối hợp với các lực lượng đánh thắng Chiến dịch đường 9 Nam Lào, phục vụ thỏa mãn cho Đông Xuân 1975, chiến dịch Buôn Ma Thuột, chiến dịch Hổ Chí Minh lịch sử.

        Chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của Đảng ta, chủ yếu đánh vào các cơ quan đầu não Mỹ, ngụy trong tất cả thành phố, thị xã, thị trấn trên toàn miền Nam - là một chủ trương chính xác, sáng tạo, dộc đáo chưa từng có trong các cuộc chiến tranh. Chủ trương đó, biểu hiện trình độ và tài thao lược chỉ dạo nghệ thuật chiến tranh của Đảng ta: thúc đẩy quá trình chuẩn bị, chọn đúng thời cơ trong nước, ngoài nước, chọn đúng hướng, đúng cách đánh, giữ được bí mật bất ngờ tuyệt đối.

        Thắng lợi vĩ dại của cuộc Tổng tiến còng nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, không thể đánh giá thắng lợi như một chiến dịch. Đây là một thắng lợi tổng thể cả quân sự, chính trị, ngoại giao, ảnh hưởng cả trong nước và trên thế giới, đặc biệt là với nước Mỹ, tạo ra được sự phản kháng về chính trị và ngoại giao của nhiều nước trên thế giới, chống dế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, ùng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của ta. Thắng lợi to lớn đó, đã tạo được bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, khởi dầu một quá trình đi xuống về chiến lược trong chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ, buộc họ phải chuẩn bị để ngồi vào bàn hòa đàm, tạo ra được tốc độ đẩy nhanh sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

        Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công nổi dậy, chứng minh sức mạnh tổng hợp của cả hai miền, lòng yêu nước nồng nàn, trí thông minh và tinh thần dũng cảm hy sinh phi thường của quân và dân ta.

        Thắng lợi đó còn mở rộng, đẩy mạnh hơn sự ủng hộ tinh thần, vật chất của bầu bạn trên thế giới.

        Ba mươi năm trôi qua nhưng bản anh hùng ca về cuộc Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 vẫn còn vang lên trong ký ức của cả dân tộc ta, của quân đội ta. Bộ đội Trường Sơn, tuyến chi viện chiến lược Đường mòn Hổ Chí Minh rất tự hào đã đóng góp phần công sức nhỏ bé của mình trong thời điểm lịch sử của cuộc Tống tiến công nổi dậy Tết Mậu 1968, tạo chiến công bất hủ của dân tộc, đòn chiến lược quyết định đánh bại chiến lược "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ, tiếp sức cho thắng lợi cuối cùng năm 1976 giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Bảy, 2017, 09:59:42 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #152 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2017, 05:31:44 am »


PHẦN THỨ HAI

Ý NGHĨA LỊCH SỬ


MỘT ĐỈNH CAO THẮNG LỢI CỦA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN LINH       

        Cách đây vừa tròn 30 năm, đúng vào Tết Mậu Thân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy cùa quân và dân ta nổ ra đồng loạt trên toàn chiến trường miền Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn, Huế. nhiều thị xã, thị trấn và căn cứ quân sự của Mỹ - ngụy. Vào lúc đội quân viễn chinh Mỹ trực tiếp tham chiến trên chiến trường đông tới 50 vạn tên, cộng với quân ngụy và quân một số nước khác là trên một triệu tên, có vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại, vào lúc tướng Oét-mo-len chi huy quân Mỹ vừa chủ quan, vừa bưng bít sự thật tuyên bố đối phương sắp bị đánh đến nơi, cuộc Tổng tiến công dồng loạt, mạnh mẽ vào các trung tâm đầu não của Mỹ - ngụy và phong trào nổi dậy của đông đào quần chúng ở các đô thị đã làm chấn động nước Mỹ và dư luận thế giới.

        Thông thường, khi chiến tranh sắp đến hồi kết thúc, phía mạnh hơn và chiến thắng mới có thể mở những cuộc tiến công vào sào huyệt của đối phương. Ở Việt Nam. điều đã trở thành bình thường là ngay khi chiến tranh vừa bùng nổ và trong quá trình chiến tranh, ở bất cứ thời điểm nào, địa phương nào, khi có địch là có phong trào kháng chiến rộng khắp của mọi tầng lớp nhân dân. "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh!". Cả nước chung sức, toàn dân đánh giặc đã trở thành truyền thống từ ngàn xưa của dân tộc Việt Nam. Cuộc kháng chiến chống Pháp, tiếp đó là kháng chiến chống Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm giải phóng dân tộc và bảo vệ Tố quốc đã kế thừa và phát triển truyền thống tốt dẹp đó lên một trình độ mới. Theo lời kêu gọi toàn dân, toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta trên mọi miền của đất nước, từ vùng núi đến nông thôn đồng bằng và đô thị đã kiên quyết đứng lên kháng chiến chống xâm lược. Đánh địch trên cả ba vùng chiến lược trở thành phương châm chỉ dạo kháng chiến của Đảng, là thực tiễn sinh động trong 30 năm chiến tranh giải phóng, là nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự và chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

        Các thành thị là những vùng kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật phát triền, nơi tập trung đông đảo giai cấp công nhân, đồng bào lao động, trí thức, sinh viên học sinh. Do những đặc điếm lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển, các thành thị ở Việt Nam gắn rất chặt với vùng nông thôn. Khi nước ta bị xâm lược do tương quan lực lượng giữa quân địch và ta còn chênh lệch, thành thị thường tạm bị địch chiếm trong thời kỳ đầu, là nơi địch đặt các cơ quan chỉ huy, sân bay, kho tàng, bến cảng. Chúng bình định, kiểm soát gắt gao và tìm mọi cách để đẩy chiến tranh ra xa thành phố. Nhưng chính ở dây, cơ sở chính trị và vũ trang đã được Đảng xây dựng từ rất sớm. Phong trào đấu tranh chính trị phát triển mạnh với nhiều hình thức phong phú. Khi đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp xâm lược miền Nam, cuộc đấu tranh chống Mỹ, đòi hòa bình, thống nhất đất nước của nhân dân các đô thị, đặc biệt là ở Sài Gòn - Gia Định phát triển lên quy mô mới. Nhiều cuộc đấu tranh lôi cuốn sự tham gia của hàng chục vạn công nhân, người lao động, đồng bào phật tử, sinh viên, học sinh, tư sản, trí thức yêu nước, tranh thủ được sự ủng hộ  của binh lính và nhân viên ngụy quyền vì trong các khẩu hiệu đấu tranh  có cả khẩu hiệu đòi tăng lương cho họ... Phương châm chỉ dạo và phương thức đấu tranh bằng hai chân (chính trị - vũ trang), ba mũi (chính trị - quân sự - binh vận), trên cả ba vùng chiến lược (miền núi, nông thôn, đồng bằng, đô thị) hình thành và phát triển mạnh trong các cao trào "đồng khởi" và trong thời kỳ đánh bại chiến lược "chiến tranh đặc biệt'' của Mỹ - ngụy.

        Do thế và lực của cách mạng ngày càng phát triển, vào những tháng cuối năm 1964 - đầu năm 1965, cục diện chiến trường có nhiều biến chuyển, khả năng giành những thắng lợi lớn hơn xuất hiện. Một số tài liệu được công bố gần đây ở nước Mỹ cho biết, trước khi bị ám sát (22-10- 1963), Tổng thống Mỹ Ken-nơ-đi đã nhận thấy "sự dính líu" của Mỹ ở Việt Nam có thế làm cho Mỹ bị sa lầy, ảnh hưởng đến chiến lược toàn cầu, nên đã chuẩn bị một kế hoạch rút lực lượng ra khỏi miền Nam Việt Nam. Trong tình hình đó, theo chủ trương của Trung ương, tôi đã cùng anh Nguyễn Chí Thanh xuống khu Sài Gòn - Gia Định cùng cấp ủy đảng địa phương chỉ dạo kế hoạch tiến công quân sự vào một số mục tiêu quan trọng trong thành phố kết hợp với nổi dậy của quần chúng, tranh thủ thời cơ giành thêm những thắng lợi mới, làm phá sản chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của địch. Kế hoạch đang được triển khai thì Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược "chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân viễn chinh và0 chiến trường miền Nam, dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc, "ngăn chặn chiều hướng thua" của quân ngụy và "tìm diệt" chủ lực quân giải phóng. Cuộc chiến đấu với lực lượng lớn quân viễn chinh Mỹ có vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại trong hai mùa khô 1965 - 1966 vô cùng gay go, ác liệt. Mặc dù đối tượng tác chiến và quy mô chiến tranh có thay đổi, ta vẫn kiên quyết giữ vững thế chủ động tiến công, kiên trì chủ trương đánh địch trên cả ba vùng chiến lược. Ở Sài Gòn và các đô thị, ta tiếp tục xây dựng thêm nhiều cơ sở chính trị và cơ sở vũ trang, hình thành các "lõm căn cứ" ngay trong nội thành và vùng ven; đồng thời, dẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị của quân chúng chống quân Mỹ xâm lược. Ta đã phát triển mạnh phương thức tác chiến của lực lượng đặc biệt tinh nhuệ đánh sâu vào hậu cứ, sân bay, kho tàng, cư xá của sĩ quan, nhân viên kỹ thuật Mỹ, gây chấn động lớn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #153 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2017, 05:21:18 am »


        Một số đơn vị tập trung như cụm, đội biệt động được thành lập, có nhiệm vụ đánh địch thường xuyên gây thối động và hỗ trợ phong trào đấu tranh của quần chúng, đồng thời dựa vào cơ sở trong nội thành để phát triển thêm nhân mối, chuẩn bị nơi ém quân, hầm bí mật chứa vũ khí, thiết lập đường dây liên lạc và chuyển vũ khí vào gần các mục tiêu tiến công, sẵn sàng đón và đáp ứng thời cơ chiến lược. Có thể nói, cùng với đấu tranh chính trị, thế trận, lực lượng và phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân ở Sài Gòn và các thành thị miền Nam đã có bước phát triển mới trong những năm Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh vào chiến trường. Đây là thắng lợi lớn của phương châm đánh địch trên ba vùng chiến lược, là một trong những cơ sở quan trọng để Đảng ta hạ quyết tâm đưa chiến tranh vào đô thị, mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt trong dịp Tết Mậu Thân 1968.

        Cũng có người cho rằng trong cuộc Tổng tiến công đánh vào các đô thị miền Nam không có sự nổi dậy của quân chúng. Đúng là do ta giữ bí mật tuyệt đối để giáng dòn bất ngờ cho địch, quần chúng không nổi dậy diệt ác phá kìm giành quyền làm chủ khóm phường cùng lúc với lực lượng biệt động và các tiểu đoàn chủ lực đánh vào các cứ điểm quy định. Nhưng chính quần chúng đã tham gia tích cực vào cuộc chuẩn bị cho đợt tiến công này và sau khi nổ súng đã tham gia rất đông đào, trực tiếp và gián tiếp bằng nhiều hình thức trên nhiều lĩnh vực. Không có nhân dân trinh sát, nắm tình hình địch, dẫn dường, che giấu, các đội biệt động không thể ém quân bí mật ngay gần các cơ quan đầu não địch, không thể có vũ khí để chiến đấu, các đơn vị chủ lực cùng không thể vượt qua các tuyến ngăn chặn dày đặc của địch, tiến vào nội thành đánh địch ngay trên các đường phố. Nhân dân còn trực tiếp tham gia chiến đấu, tiếp tế cơm nước cho bộ đội, che chở và nuôi dưỡng thương binh rồi đưa về căn cứ an toàn. Nhiều người, có trường hợp cả gia đình bị địch bắt, khùng bố, tù đày... vẫn một lòng hướng về cách mạng, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng đất nước.

        Cũng cần phải nói thêm về hình thức hoạt động của biệt động. Đây là một sáng tạo về hình thức tổ chức lực lượng vũ trang của Đảng, gọn nhẹ, bí mật, linh hoạt, nằm trong dân, hòa vào dân, thường xuyên hoạt động trong lòng địch. Khác với lực lượng tình báo trinh sát, biệt động là lực lượng chiến đấu, thường đánh đòn hiểm, táo bạo, bất ngờ vào cơ quan đầu não và các mục tiêu quan trọng của địch ở các đô thị. Lực lượng biệt động ra đời từ kháng chiến chống thực dân Pháp, phát triển mạnh trong kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là ở Sài Gòn - Gia Định. Sự ra đời và phương thức hoạt động của lực lượng biệt động đánh dấu bước phát triển mới của chiến tranh nhân dân và là nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Trong cuộc Tổng tiến công và nối dậy đồng loạt Tết Mậu Thân 1968, bằng tinh thần dũng cảm vô song, "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", lực lượng biệt động đã mở đầu xuất sắc cuộc tiến công ở Sài Gòn và các đô thị, gây chấn động lớn, có thể nói đã lập công đầu. Hoạt động chiến đấu, chiến công xuất sắc, sự hy sinh to lớn của lực lượng biệt động và sự tham gia rộng lớn của nhân dân Sài Gòn và các đô thị trong những ngày Tết Mậu Thân 1968 là một đỉnh cao thắng lợi của chiến tranh nhân dân Việt Nam, góp phần tạo nên hiệu lực chiến lược lớn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt, góp phần đánh bại cố gắng chiến tranh cao nhất của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải chịu thua về chiến lược, xuống thang chiến tranh, chấp nhận đàm phán với ta để tìm cách kết thúc chiến tranh. Đây là kết quả của quá trình chuẩn bị, xây dựng thế trận, lực lượng trong nhiều năm trước đó, trong đó có kết quả xây dựng cơ sở chính trị và cơ sở vũ trang ở các đô thị theo phương châm đánh địch trên ba vùng chiến lược của Đảng.

        Sau thắng lợi vĩ đại của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta đã chuyển sang một giai đoạn mới, mặc dù còn phái tiếp tục chiến dấu, còn phải trải qua nhiều gian khổ, ác liệt, hy sinh, quân và dân ta đã có điều kiện và thời cơ mới để thực hiện thắng lợi Di chúc thiêng liêng của Bác Hổ kính yêu: "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào", giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

        Kỷ niệm 30 năm thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân, đúng vào năm Sài Gòn - thành phố Hồ Chi Minh tròn 300 tuổi, vào lúc công cuộc đổi mới của đất nước dưới sự lãnh dạo của Đảng đã giành được nhiều thành tựu và đang đứng trước những triển vọng mới, chúng ta càng nhận rõ và sâu sắc hơn sức mạnh to lớn, sức sáng tạo phong phú của nhân dân, trong chiến tranh cũng như trong hòa bình, trong chiến đấu cũng như trong công cuộc xây dựng và đổi mới

        Dựa chắc vào dân, biết khơi dậy, tổ chức và phát huy sức mạnh đoàn kết, sức sáng tạo của nhân dân, chúng ta đã lập nên kỳ tích đánh bại

        cuộc chiến tranh xâm lược của nước đế quốc hùng mạnh nhất thế giới, hoàn thành sự nghiệp giải phóng đất nước. Phát huy truyền thống và những kinh nghiệm lịch sử quý báu đó, dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh và dưới sự lãnh đạo của Đáng, nhất định dân tộc ta sẽ thực hiện thắng lợi sự nghiệp vĩ đại mới: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #154 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2017, 05:27:22 am »

 
TẾT MẬU THÁN
TRẬN QUYẾT CHIẾN CHIẾN LƯỢC LỊCH SỬ

Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP        

        Cách đây 30 năm, đúng vào lúc giao thừa Tết Mậu Thân, hưởng ứng hiệu lệnh của Bộ thống soái tối cao đứng đầu là Bác Hồ kính yêu, toàn quân và toàn dân ta ở miền Nam đã mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mà lúc bấy giờ đề ra là Tổng công kích - tổng khởi nghĩa, đồng loạt đánh vào hầu hết các thành phố lớn, đặc biệt là Sài Gòn và Huế, các thị xã, thị trấn, chi khu, quận lỵ, vào các sân bay và căn cứ hậu cần của Mỹ, trên toàn chiến trường miền Nam Việt Nam.

        Cuộc tiến công táo bạo bất ngờ đã tiêu diệt bộ phận quan trọng sinh lực cấp cao của Mỹ, ngụy, đánh chiếm những mục tiêu hiểm yếu như Đài phát thanh, tòa Đại sứ Mỹ, đánh vào Bộ Tổng tham mưu, Tổng nha Cảnh sát ngụy ở Sài Gòn, đánh vào nội thành và làm chủ trong một thời gian dài Cố đô Huế, phá hủy một khối lượng quan trọng các phương tiện chiến tranh và cơ sở hậu cần hiện đại nhất của Mỹ, ngụy.

        Bất ngờ về thời gian: lúc giao thừa.

        Bất ngờ về mục tiêu: các đô thị và căn cứ quan trọng.

        Bất ngờ về quy mô: không phải đánh vào vài chục điểm nhỏ như phán đoán của tình báo địch, mà đánh đồng loạt, trên khắp chiến trường miền Nam.

        Cuộc Tổng tiến công diễn ra trong tình hình địch đã leo thang đến đỉnh cao: trên 50 vạn quân viễn chinh Mỹ và chư hầu, cùng với đội quân được hiện đại hóa của ngụy, tất cả là 1 triệu 20 vạn quân; và trong khi tướng Oét-mo-len đang chuẩn bị đợt tiến công thứ 3 sau những trận tiên công thất bại của quân đội Mỹ trong hai mùa khô qua, trước mắt thì đang khẩn trương cứu nguy cho căn cứ Khe Sanh, ở đó 2/5 lực lượng chiến đấu Mỹ đã bị vây hãm và tiến đánh, trong một cuộc nghi binh tài giỏi nhằm đánh lạc hướng quân địch.

        Như lời nhận định của một nhà sử học quân sự Mỹ, cuộc tiến công đã gây ra cho Mỹ một cú "choáng đột ngột", đã làm đảo lộn thế bố trí, phá vỡ kế hoạch tác chiến dự định của Mỹ. Nó đã làm rung chuyển không những toàn bộ chiến trường miền Nam mà còn làm rung chuyển lầu năm góc và cả nước Mỹ. Cuộc Tổng tiến công đã đưa cảnh tượng chiến tranh vào mỗi gia đinh Mỹ, vào Quốc hội Mỹ. Trong phút chốc, nhân dân Mỹ bừng tinh, thấy nước Mỹ đang lao vào một cuộc chiến tranh đẫm máu, đang lún sâu vào đường hầm không có lối thoát, cao trào chống chiến tranh ở Mỹ lan rộng và lên cao chưa từng có. Té ra những câu chuyện "chiến thắng ở Việt Nam" mà Lầu năm góc thường tung ra đều là những điều dối trá. Cả thế giới theo dõi, khâm phục ý chí giành độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, phong trào ủng hộ nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của Mỹ phát triển mạnh.

        Thắng lợi quan trọng nhất của cuộc Tống tiến công Mậu Thân đã làm lay chuyển ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Tổng thống Giôn-xơn phải xuống thang chiến tranh, chịu ngồi lại đàm phán với ta ở Pa-ris, thay Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Giôn-xơn thôi không ra ứng cử tống thống nhiệm kỳ hai.

        Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân về cơ bản đã đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ, mở ra khả năng cho ta thực hiện chiến lược "đánh cho Mỹ cút", để tiến tới "đánh cho ngụy nhào", giành lại độc lập thống nhất hoàn toàn cho Tổ quốc Việt Nam.

        Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân có được những kỳ tích ấy là do cả một quá trình đấu tranh của đồng bào và chiến sĩ trên cả hai miền Nam - Bắc, do ta đã có một kế hoạch chuẩn bị gian khổ. kiên trì và mưu trí trên chiến trường miền Nam trong nhiều tháng, có nơi hàng năm như ở Sài Gòn, Huế... Do vậy, khi nổ súng tiến công thì các lực lượng tinh nhuệ của ta đã ém sẵn ở các vị tri hiểm yếu của địch, ở hầu khắp các vùng nội thành.

        Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công Mậu Thản thật là to lớn. Song, khi đánh giá cao thắng lợi, tại cuộc hội thảo khoa học này, chúng ta không thể không nói đến một số khuyết điểm, mà sau này Trung ương Đàng ta cũng đã nêu rõ. Do nhận thức và đánh giá chưa thật sát đúng tình hình, nên lúc chiến tranh đang diễn ra quyết liệt, địch còn khá mạnh là không sát thực tế. Cuộc tổng khỏi nghĩa đã không diễn ra. Ta đã kéo dài cuộc Tổng tiến cổng vào các đô thị trong khi yếu tố bất ngờ không còn, địch đã củng cố. Ta đã chậm chuyển hướng về nông thôn rộng lớn, ở đó một thời gian quân địch hầu như bị tan vỡ từng mảng, trước những cuộc nổi dậy của nhân dân. Khuyết điểm, sai lầm ấy đã gây cho ta những tổn thất và khó khăn về sau.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #155 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2017, 05:23:36 am »

       
        Tổ quốc mãi mãi ghi nhớ tấm gương nghĩa liệt của biết bao anh hùng liệt sĩ, của bộ đội biệt động và đặc công, bộ đội chủ lực, địa phương và du kích, của các cơ sở đảng, cơ sở cách mạng, của đồng bào yêu nước đã có công lớn tham gia chiến đấu và nổi dậy, hưởng ứng ủng hộ cuộc Tổng tiến công để cho chúng ta giành dược thắng lợi to lớn nói trên.

        Cuộc Tổng tiến công và nối dậy Tết Mậu Thân đánh dấu một bước phát triển mới trong học thuyết và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Lần đầu tiên, ta đã tổ chức và phát động một cuộc tiến công đồng loạt trên khắp chiến trường rộng lớn vào các sào huyệt của địch mà vẫn giữ được bất ngờ đến giờ nổ súng.

        Bài học lớn là: biết dựa vào dân, biết kết hợp chủ nghĩa anh hùng cách mạng vô song của nhân dân Việt Nam với trí tuệ sáng tạo Việt Nam, từ Bộ thông soái tối cao cho đến đông đảo quần chúng, thì sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam trở nên một sức mạnh vô tận, có thể làm nên những chiến công hiến hách, những kỳ tích phi thường, tưởng chừng như không thế làm được.

        Diễn biến cuộc Tổng tiến công còn cho thấy: trong chiến tranh, thực tiễn địch - ta biến chuyển mau lẹ, biết địch biết ta không những lúc đầu mà phải bám sát tình hình trong cà quá trình chuyển biến. Xuất phát từ thực tiễn luôn luôn vận động, với tinh thần tích cực, chủ động và cơ động linh hoạt, tìm ra quy luật, kịp thời điều chỉnh chủ trương cho sát đúng, luôn hành động đúng quy luật thì nhất định tránh được khuyết điểm, giành được thắng lợi to lớn, trọn vẹn hơn.

*

*        *

        Ngày nay, trong hòa bình xây dựng, những bài học kinh nghiệm của trận quyết chiến chiến lược Mậu Thân vẫn còn có giá trị lớn.

        Chúng ta hãy đem tinh thẩn cách mạng tiến công của Tết Mậu Thân vào công cuộc đổi mới. xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

        Hãy luôn phát huy ý chí và quyết tâm cao, kết hợp với trí tuệ sáng tạo tuyệt vời của con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu mới chống nghèo nàn và lạc hậu, xây dựng cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho nhân dân lao dộng, cho toàn dân.

        Hãy luôn xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, dựa vào dân, tin tưởng ở dân, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, kịp thời đề ra những bước đi, những quyết sách phù hợp với quy luật của con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

        Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam nhất định vượt qua mọi  thử thách, tranh thủ mọi vận hội, tiến lên giành thắng lợi ngày càng to lớn hoàn thành sự nghiệp công  nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội  công bằng và văn minh, đáp ứng lòng mong ước của Bác Hồ kính yêu.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Bảy, 2017, 07:44:42 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #156 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2017, 04:46:32 am »

    
THÀNH CÔNG NỔI BẬT VỀ CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC SÁNG TẠO TUYỆT VỜI CỦA TƯ DUY QUÂN SỰ VIỆT NAM

Đại tướng VĂN TIẾN DŨNG        

        Trên chặng đường lịch sử 21 năm ròng rã chống Mỹ, cứu nước, có những chiến công vang dội được coi là những mốc son đánh dấu những bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến, khắc ghi những phát triển cao của nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đáng ta.

        Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân chính là sự kiện có tầm vóc như vậy.

        Thời gian đã làm mai một đi nhiều thứ. Nhưng năm tháng trôi qua đã không thể làm phai mờ cái Tết đi vào lịch sử như một biểu tượng của trí tuệ và khí phách dân tộc. Những cứ liệu ngày càng phong phú tích lũy được, sự hiếu biết không ngừng đổi mới và tiến lên đã tạo điều kiện cho chúng ta đánh giá và khái quát đúng đắn hơn, đầy đủ hơn nhiều sự thật lịch sử và giá trị đích thật của chúng.

        Nhân ngày kỷ niệm vẻ vang này, tôi xin phép được nói lên đôi điều tâm đắc về một quyết sách chiến lược mà kết cục đã tạo nên một sự đột biến trong cục diện chiến tranh, làm rung chuyển nước Mỹ và gây chân dộng trong dư luận thế giới.

        Nhạy bén nắm bắt thời cơ chiến lược, kịp thời đề ra chủ trương chiến lược thích hợp.

        Tung vào miền Nam hơn 40 vạn quân Mỹ, chuyển sang tiến hành "chiến tranh cục bộ" với chủ trương đánh mạnh, thắng nhanh, đế quốc Mỹ chắc mẩm có thể xoay ngược tình thế, dè bẹp lực lượng cách mạng, chuyển bại thành thắng trong một thời gian vài ba năm. Trong hai năm, Mỹ đả mở hai cuộc phản công chiến lược, cuộc sau lớn hơn cuộc trước, đồng thời đẩy mạnh chiến tranh phá hoại ác liệt miền Bắc. Nhưng kết quả thu được thật thảm hại. Các cuộc phản công chiến lược đã lần lượt thất bại, cuộc sau nặng hơn cuộc trước. Chiến lược hai gọng kìm "tìm diệt" và "bình định" bị bẻ gãy. Không một mục tiêu chiến lược nào được thực hiện. Với trên một triệu quân Mỹ, chư hầu và ngụy, địch đã không giành lại được thế chủ động, trái lại càng lún sâu vào thế bị động, đi dần vào thế phòng ngự. Về mặt chiến thuật, địch không phát huy được chỗ mạnh, mà buộc phải đánh theo hai cách của ta. Ở miền Bắc, cuộc leo thang chiến tranh phá hoại của địch cũng chịu những tổn thất nặng nể, không ngăn chặn nổi nguồn chi viện từ miền Bác vào miền Nam ngày càng tốt hơn và tăng hơn trước. Thất bại trên chiến trường đã khơi sâu mâu thuẫn và khó khăn về chính trị, kinh tế và xã hội ở trong nước Mỹ và làm suy yếu vị trí của Mỹ trên thế giới.

        Về phía ta, lực lượng mọi mặt được tăng cường, sung sức hơn. Ta đã vận dụng linh hoạt 6 phương thức tác chiến, đồng thời sáng tạo ra nhiềụ cách đánh mới, có hiệu quả. Ta giữ vững và mở rộng thế chủ động, hình thành vòng vây xung quanh các căn cứ, thị xã, đẩy mạnh đấu tranh ở các đô thị. Trên mặt trận mới về ngoại giao mở ra theo quyết định của Hội nghị Trung ương 13 chúng ta có nhiều thành tựu, đẩy Mỹ vào thế ngày càng cô lập.

        Tóm lại, chúng ta đã đánh thắng một bước cuộc chiến tranh cục bộ với nỗi lực quân sự cao nhất của đế quốc Mỹ, đẩy chúng vào thế tiến, lui đều khó. Từ đó có thể kết luận rằng dù Mỹ có tăng thêm quân, đổ thêm vũ khí vào miền Nam nữa, chúng cũng không thể nào làm thay đổi cục diện chiến trường.

        Trong tình thế ấy, Bộ Chi huy Mỹ ở miền Nam đã vạch kế hoạch phản công lần thứ ba nhằm giữ thế giằng co giữa hai bên, cải thiện một phần tình hình, ngăn chặn mọi đào lộn bất ngờ cho đến khi bầu cử xong tổng thống Mỷ.

        Thế nhưng, như tướng Oét-mo-len thú nhận: "... Những tin tức về những cuộc chuyển quân lớn của phía địch đã buộc tôi phải hủy bỏ những kế hoạch đó".

        Trên cơ sở đánh giá cụ thể s0 sánh lực lượng lúc đó, Bộ Chính trị Đảng ta nhận định thời cơ chiến lược lớn đã xuất hiện. Tháng 5-1967, Bộ Chính trị họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra chủ trương chiến lược chuyển cuộc kháng chiến lên một bước mới: "Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, trên cơ sở nắm vững phương châm đánh lâu dài, cần phát huy mạnh mẽ chiến thắng to lớn trong mùa khô vừa qua, ra sức đẩy mạnh những cố gắng của ta dồn mức cao nhất nhằm giành thắng lợi quyết định trong một thời gian tương đối ngắn". Ở đây cần phải nói rõ, Trung ương Đảng ta đã xác định từ năm trước, giành thắng lợi quyết định là giành một bước thắng lợi căn bản trong một tinh hình cụ thể nhất định, chứ chưa phải là giành thắng lợi hoàn toàn. Bộ Chính trị quyết định mục tiêu chiến lược và cục diện chiến trường phải
đạt tới yêu cầu là triển khai thế chủ động và thế tiến công của ta trên quy mô chiến lược và chiến dịch ở những hướng chiến trường chủ yếu bằng cả tiến công quân sự và tiến công chịnh trị. Về cách đánh, Bộ Chính trị chỉ rõ cần vặn dụng linh hoạt 6 cách đánh và những cách đánh mới đã xuất hiện vừa qua, kiên quyết thực hiện cho được một số trận đánh lớn có tính chất quyết chiến quan trọng.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Bảy, 2017, 04:53:35 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #157 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2017, 04:53:43 am »

       
       Quyết tâm chiến lược chinh xác, sáng tạo, táo bạo.

        Chủ trương đã có, nhưng thực hiện được là cả một quá trình cực kỳ căng thẳng về trí óc và sức lực, bằng mồ hôi và máu, khắc phục nhiều khó khăn, vượt qua nhiều thử thách với nỏ lực phi thường.

        Ban đầu, khi được Bộ Chinh trị và Quân ủy trung ương giao nhiệm vụ chuẩn bị kế hoạch chiến lược Đông Xuân 1967-1968. Bộ Tống tham mưu đề ra phương án có những trận đánh tiêu diệt lớn với những chi tiêu định mức diệt sinh lực địch, giải phóng dân, làm tê liệt giao thông, đánh căn cứ lớn, đẩy mạnh đấu tranh đô thị, phá tuyển cử của địch. Đây là phương án làm theo lối cũ với chi tiêu cao hơn. Với phương án này, ta sử dụng lực lượng quân sự là chính nhằm đánh tiêu diệt lớn, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh chính trị và binh vận từng bước giành quyền làm chủ ở các đô thị và vùng chung quanh. Nhưng khó khăn là cho đến lúc này chủ lực ta còn thiếu kinh nghiệm đánh lớn, khoa học khả năng tiêu diệt đơn vị địch lớn hơn cấp tiểu đoàn chưa bảo đảm. Một lúng túng nữa là chọn chiến trường nào để ra đòn quyết định. Vả lại làm theo kiểu "tuần tự nhi tiến" đánh theo mùa, đợt thì địch có thời gian hồi phục, tình hình sẽ nhùng nhằng, kéo dài không thể gây chuyển biến gì lớn. Về chiến lược, không tranh thủ được thời cơ có lợi, không đáp ứng được tình thế đã mở ra.

        Bộ Tổng tham mưu đã báo cáo những phân vân của mình và xin ý kiến của đồng chí Lê Duẩn. Đồng chí nêu vấn đề: Mỹ đã đưa chiến tranh cục bộ đến đỉnh cao mà vẫn thất bại. Phải chăng lúc này đã có thể đưa chiến lược tiến công của ta đến bước phát triển tất yếu của nó là tổng công kích, tổng khởi nghĩa? Song cần phải bàn bạc kỹ. Quân ủy trung ương cần chuẩn bị để báo cáo Bộ Chính trị. Đến tháng 8 năm 1967 đã hình thành ý định thay đổi phương án, lựa chọn phương án mới phát huy sức mạnh tống hợp lớn nhất bằng cách tổng tiến công kết hợp với nổi dậy, giáng cho địch một đòn quyết định, tạo cục diện mới của chiến tranh. Bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1967, các đồng chí phụ trách chiến trường ra báo cáo tình hình, thống nhất cao với chủ trương và cách đánh mới này. Ngày 20 tháng 10, Bộ Chính trị nghe Quân ủy trung ương báo cáo kế hoạch chiến lược toàn diện về tổng công kích - tổng khởi nghĩa. Và ngày 18-11-1967. Bộ Chính trị lại họp bàn về đề án phát động quần chúng tổng khởi nghĩa kết hợp với tổng công kích. Ngày 18-1-1967, Bộ Chính trị họp nghe dồng chí Nguyễn Văn Linh báo cáo kế hoạch của miền Nam và hạ quyết tâm cuối cùng. Vậy là phải mất nhiều tháng nghiên cứu, bàn bạc, trao đổi với các chiến trường, các đồng chí lãnh đạo và chi huy quân sự cấp cao, các địa phương, vừa gian khổ tạo thế, tạo lực, mới đi đến khẳng định một quyết tâm: Kết hợp hai đòn tổng tiến công và nổi dậy, tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận quan trọng lực lượng quân sự Mỹ - ngụy, đánh đổ ngụy quyền các cấp, làm thay đổi lực lượng s0 sánh có lợi cho ta hơn nữa. Trên cơ sở đó, làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải thay đổi chiến lược, phải xuống thang chiến tranh. Đồng thời, thực hiện sách lược mềm dẻo, lôi kéo và làm tan rã quân ngụy, mở đường cho Mỹ rút ra mà không mất thể diện.

        Để thực hiện thắng lợi mục tiêu nói trên, chúng ta lựa chọn hướng công kích và khởi nghĩa chủ yếu nhàm vào các thành thị mà trọng điếm là Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế. Thành thị là sào huyệt đầu não, trung tâm chỉ huy, nơi dự trữ nhiều trang bị kỹ thuật, hạ tầng cơ sở của không quân, hải quân, phương tiện thông tin, giao thông vận tải của địch. Đánh vào đây là đánh vào tim óc, huyết mạch, dạ dày của địch, nơi rất hiểm và nhạy cảm nhất, chỗ mạnh nhất cũng là nơi địch đang có sơ hờ, có thể do đó tạo một thối động lớn. Ở đây ta sử dụng lực lượng quân sự tinh nhuệ (đặc công, biệt động), kết hợp mũi tiến công của lực lượng xung kích với những cuộc nổi dậy của quần chúng tại chỗ và vùng nông thôn kế cận, phối hợp quân sự và chính trị, thành thị và nông thôn. Đánh như vậy nhất định gây ảnh hưởng lớn đến cục diện chiến tranh, thắng lợi sẽ có tầm vóc chiến lược, "sức dùng một nửa mà công được gấp đôi”.

        Đồng thời, ta chủ trương kéo chủ lực địch ra những chiến trường ta có chuẩn bị giam chân và tiêu diệt nhiều địch, khiến cho địch không phán đoán được ý định của ta, tạo điều kiện cho các thành thị tiên công và nổi dậy. Đây cũng là một đòn chính của Tổng công kích, một hướng tiến công của bộ đội chủ lực của ta.

        Không gian tiến công bao trùm toàn miền, tiến hành dồng loạt trên quy mô rộng lớn chưa từng có.

        Thời gian tiến công được chọn đúng giữa đêm giao thừa Tết Nguyên đán - một thời diểm mà địch không ngờ tới.

        Như vậy, việc lựa chọn phương hướng tiến công đánh đòn quyết định, việc tìm ra cách đánh tối ưu nhầm tạo hiệu lực chiến lược với lực lượng không nhiều, cũng như thực hiện phối hợp chiến trường trên quy mô toàn miền, cả nước dã làm cho trận chiến Tết Mậu Thân là một trận quvết chiến chiến lược chưa từng có trong cuộc chiến tranh giải phóng này. Nó thực sự là một sáng tạo độc dáo trong tư duy chiến lược của ban lãnh đạo Đảng ta, một mẩu mực về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng Việt Nam.

        Song nhiều vấn đề cực kỳ phức tạp vẫn còn ở phía trước. Làm sao đưa một số lượng người và vũ khí không nhỏ vào ém sẵn sâu trong lòng địch, nơi chúng bảo vệ nhiều lớp, nhiều tầng, tường chừng ruồi bay khó lọt. Làm sao giữ được bí mật cả một hoạt động sôi nổi, dồn dập của cả ba thứ quân. Làm sao sắp xếp bố trí lực lượng chuẩn bị và phối hợp nhịp nhàng kịp thời các mũi tiến công.

        Thật khó mà nói hết được mức độ khẩn trương, căng thẳng của lao động trí óc của Bộ thống soái tối cao và các cấp lãnh đạo chi huy các chiến trưởng, các địa phương để bàn bạc, đóng góp trí tuệ, đề ra và tổ chức thực hiện quyết sách chiến lược lịch sử này. Và cũng khó mà hình dung hết được khối lượng đồ sộ công tác chuẩn bị tạo lực, tạo thế cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, chuẩn bị để phòng cả tình huống địch có thể đánh phá hệ thống đê điều miền Bắc, kéo dài và mở rộng chiến tranh.

        Dựa vào tinh thần làm chủ của nhân dân ta, ý thức trách nhiệm cao của các cấp, thế trận và lực lượng mà Đảng đã dày công chuẩn bị và xây dựng nên cho đến thời điểm lịch sử ấy, mũi tên đã được đặt trên dây cung chỉ chờ giờ hành động điểm là bắn ra nhằm vào yết hầu địch.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Bảy, 2017, 05:00:08 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #158 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2017, 09:34:02 am »

         
        Sáng kiến lịch sử, thắng lợi quyết định.

        Như kế hoạch đã định, cuối tháng 1 năm 1968 ta bắt đầu mở hoạt động lớn ở Mặt trận đường số 9 - Khe Sanh, xem như một đòn chính của bộ đội chủ lực ta, nhằm đánh lạc hướng, thu hút quân cơ động của Mỹ, vây hãm, giam chân, tiêu hao chúng tạo thế cho các chiến trường khác tiến công và nổi dậy. Tương Oét-mo-len vội vã điều quân tăng cường giữ và cho không quân ném bom dữ dội, cho quân đổ bộ xuống khu vực Khe Sanh. Sau đợt Tết, quân ta tiếp tục bao vây Khe Sanh, dùng các hỏa lực và đánh lấn khiến Bộ Quốc phòng Mỹ tính tới khả năng ta có thể tạo ra một "cái giống như Điện Biên Phủ". Địch đã rơi vào cái bẫy của ta.

        Trên chiến trường nước bạn Lào, từ ngày 12 đến 27 tháng 1 năm 1968, quân đội Pa Thét Lào và quân tình nguyện Việt Nam mở chiến địch Nậm Bạc đại thắng. Chiến thắng này đi trước và phối hợp nhịp nhàng với cuộc Tổng tiến công và nối dậy trên chiến trưởng miền Nam.

        Đém 30 rạng ngày 31 tháng 1 năm 1968 - đêm giao thừa Tết Mậu Thản - quân dân miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy trên toàn miền đánh vào 4 thành phố, 37 thị xã, hàng trăm thị trấn. Bốn bộ tư lệnh quân đoàn, hầu hết các bộ tư lệnh sư đoàn, 30 sân bay và gần 100 cơ sở hậu cần bị đánh. Trong đó có những trận gây chấn động lớn trong giới cầm quyền Mỹ và có tiếng vang mạnh mẽ trên thế giới như trận đánh vào tòa Đại sứ Mỹ, dinh Độc Lập ngụy, Bộ Tổng tham mưu, Đài phát thanh ngụy ở Sài Gòn và 25 ngày đêm làm chủ thành phố Huế

        Phối hợp với cuộc tiến công vào đô thị của các lực lượng vũ trang và được sự giúp sức của lực lượng vũ trang, nhân dân đồng bằng Nam Bộ đã nổi dậy, phá rã phần lớn bộ máy kìm kẹp của ngụy quyền ở thôn xã, giành quyền làm chủ ở nhiều vùng, mở rộng và củng cố hậu phương của ta. Tuy vậy, trên thực tế đã không có tổng khởi nghĩa.

        Trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cho đến lúc đó, chưa có cuộc ra quân nào có quy mỏ lớn và khí thế cao như cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân. Ta đã tiêu diệt một bộ phận sinh lực của Mỹ, làm tan rã từng mảng lớn quân đội tay sai, giải phóng nhiều thôn ấp, phường phố gồm 120 vạn dân.

        Trong khi lực lượng Mỹ - ngụy và chư hầu còn đông tới trên 1 triệu 20 vạn tên, nắm trong tay những phương tiện chiến tranh hiện đại khổng lồ, dứng chân trên những căn cứ được phòng thủ vững chắc, thì quân dân miền Nam đã tiến công vào tận hang ổ của chúng, giành được thắng lợi to lớn chưa từng có.

        Trong khi bộ chỉ huy quân Mỹ chờ đợi một cuộc tiến công thì cuộc tiến công đã được đoán trước lại xảy ra như một bất ngờ. Sức mạnh, thời gian, không gian, cường độ và mức phối hợp của cuộc tiến công làm cho sự bất ngờ càng tăng thêm. Mỹ luôn luôn bị bất ngờ, điều này đã hầu như có tính quy luật vì sự chủ quan, đánh giá thấp đối phương của họ. Còn về phía ta thì tạo được bất ngờ là kết quả của một quá trình tạo thế, tạo lực công phu, chu đáo, có tính toán và chuẩn bị về mọi mặt.

        Tết Mậu Thân là một "đòn sét đánh" giáng vào đầu chính quyền Mỹ, buộc Mỹ phải rời bỏ ảo tưởng để đối đầu với thực tế: Trước mặt giới cầm quyền Mỹ hiểu rõ khả năng lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, quân đội Mỹ bị đánh bại trong một cuộc chiến tranh. Kẻ sợ chiến tranh kéo dài không dứt là Mỹ chứ không phải là ta. Thế trận chiến tranh nhân dân của ta cho phép ta có thể đánh địch ở cả những điểm mà địch nghĩ là "bất khả xâm phạm". Quyền chủ động sử dụng nhân tố thời gian và không gian là thuộc về chúng ta. Chúng ta có thể đánh lâu dài và đánh mạnh, càng đánh càng mạnh, càng mạnh, càng thắng, nơi nào muốn đánh đều đánh được, lúc nào muốn đánh đều đánh được.

        Đòn tiến công Xuân 1968 đã gây kinh hoàng cho cả nước Mỹ. Trên hầu hết các bang nước Mỹ rộ lên những cuộc biểu tình chống chiến tranh, đặc biệt là của giới sinh viên, học sinh. Nhiều người trong chính giới Mỹ đòi xét lại chính sách của Mỹ đối với cuộc chiến này. Trong nội bộ các cố vấn thân cận của Tổng thống Mỹ diễn ra sự chia rẽ gay gắt. Tổng thống Giôn-xơn đã phải triệu tập một cuộc họp "những người am hiểu nhất". Sau hai phiên tranh luận kéo dài, phẩn đông tán thành chấm dứt leo thang và có những biện pháp đi đến tách ra khỏi chiến tranh.

        Ngày 31 tháng 3 năm 1968, Giôn-xơn thông báo quyết định đơn phương ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, nhận đàm phán với ta tại Paris và tuyên bố không ra tranh cử Tổng thống nhiệm ký hai. Có thể coi đó là sự thừa nhận công khai sự phá sản của chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mỹ. Và rõ ràng là ý chí xâm lược của giới cẩm quyền Mỹ đã bị lung lay. Nhưng Mỹ vẫn còn ý đồ xảo quyệt, rút ra mà vẫn ở lại, chuyển sang thi hành chiến lược "phi Mỹ hóa" rồi "Việt Nam hóa" chiến tranh.

        Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, ta còn tổ chức mấy đợt tiến công nữa vào các thành thị, bỏ lỏng các vùng nông thôn, trong khi địch tiến hành "bình định cấp tốc" giành dân, nên đã gập khó khăn trong một thời gian.

        Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 đã giành được thắng lợi to lớn, toàn diện, có ý nghĩa chiến lược quan trọng.

        Thắng lợi to lớn và quan trọng nhất là chúng ta đã tạo ra một sự thay đổi đột biến trong cục diện chiến tranh. Thế chiến lược của địch bị đảo lộn. Địch đã bị hãm vào thế đi xuống về chiến lược trên toàn bộ chiến trường, đặc biệt là mặt trận thành thị, phái chuyển sang chiến lược phòng ngự.

        Tiến công không được, phòng ngự không vững, đó là thế thất bại.

        So sánh lực lượng ta. địch đã chuyến biến một bước quan trọng có lợi cho ta.

        Về chính trị, điều quan trọng nhất là địch đã nhận thấy sẽ thua nếu kéo dài chiến tranh. Tinh thần thất bại chủ nghĩa phát triển mạnh trong hàng ngũ Mỹ - ngụy. Cuộc tiến công phối hợp của ta trên mặt trận ngoại giao làm cho địch càng bị động, khó khăn hơn.

        Ta đã mở ra cục diện mới, tạo ra thế chiến lược mới, một trận mới, lực lượng mới, khả năng mới đế tiến lên giành những thắng lợi mới to lớn hơn nữa.

        Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy này, đúng như Nghị quyết Hội nghị Trung ương và "Tình hình và nhiệm vụ mới" tháng 10 năm 1968 đánh giá, là một chủ trương chiến lược đúng đắn và sáng tạo, là một sáng kiến lịch sử của Đảng ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.

        Nguyên nhân trực tiếp quyết định thắng lợi đó là sự chỉ đạo chiến lược tài giỏi của Đảng ta, nắm chắc tư tưởng chiến lược tiến công, vận dụng đúng đắn quy luật của chiến tranh nhân dân, hạ quyết tâm chiến lược chính xác, táo bạo, chọn đúng phương hướng tiến công, sử dụng đúng lực lượng, nhất là chọn đúng thời cơ cụ thể, làm tốt công tác động viên chính trị, lãnh đạo tư tưởng, quán triệt quyết tâm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Phát huy mạnh mẽ ý chí và hành động tiến công hết sức mãnh liệt, kiên quyết, liên tục.

        Ổn lại với niềm tự hào chính đáng kỳ công Tết Mậu Thân, đem tinh thần Tết Mậu Thân vào sự nghiệp cách mạng mới: "công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà", chúng ta nhất định đi tới tương lai dưới ánh sáng mà Nghị quyết Đại hội Đảng lẩn thứ VIII đã mở ra.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Bảy, 2017, 09:55:08 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #159 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2017, 10:11:07 am »

       
THẮNG LỢI TẠO BƯỚC NGOẶT QUYẾT ĐỊNH CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC

LÊ QUANG ĐẠO                                  
Chủ tịch Đoàn Chù tịch UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam        

        Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là một sự kiện lịch sử có tẩm vóc lớn lao, đánh dấu bước ngoặt có ý nghĩa chiến lược của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta.

        Nhớ lại đầu năm 1965, trước sự phá sản của chiến lược "chiến tranh đặc biệt", Mỹ đã ồ ạt đưa quân viễn chinh vào miền Nam, thực hiện chiến lược "chiến tranh cục bộ" hòng từng bước phản công đánh gục đối phương trong một thời gian ngắn, xoay chuyển lại cục diện chiến trường có lợi cho chúng. Mưu đồ chiến lược của Mỹ trong "chiến tranh cục bộ" là bằng sức mạnh quân sự Mỹ cùng với quân ngụy mở các cuộc tiến công lớn "tìm diệt" (sau đó là "tìm diệt và bình định" - được coi là hai gọng kìm) chủ lực ta ở miền Nam, đồng thời dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc, nhằm ngăn chặn sự chi viện từ Bắc vào Nam, làm suy yếu hậu phương lớn của cuộc kháng chiến, cô lập và đè bẹp cách mạng miền Nam.

        Với việc thay đổi chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, cuộc kháng chiến của nhân dân ta đứng trước thử thách nghiêm trọng.

        Tại các Hội nghị lẩn thứ 11 (tháng 3 năm 1965) và Hội nghị lần thứ 12 (tháng 12 năm 1965), Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta đã phân tích toàn diện, sâu sắc chiến lược mới của Mỹ và đề ra chủ trương hành động đúng đắn, sáng tạo. Đảng ta cho rằng, quản Mỹ ồ ạt vào miền Nam trực tiếp tham chiến sẽ gây cho ta những khó khăn lớn1. Cuộc chiến tranh sẽ ác liệt, phức tạp lên nhiều. Bởi Mỹ là nước đế quốc giàu mạnh, có tiềm lực kinh tế, quân sự rất lớn, vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại, thủ đoạn thâm hiểm. Tuy nhiên, Mỹ trực tiếp đưa quân vào xâm lược nước ta trong thế thua, chứ không phải thế thắng. Sức mạnh của Mỹ không phải là vô hạn. Chúng lại có những chỗ yếu "chí tử”, nhất là về chính trị, tinh thần bắt nguồn từ hành động chiến tranh xâm lược phi nghĩa, tàn bạo. Ta có thể hạn chế những chỗ mạnh, khoét sâu những chỗ yếu của Mỹ để đánh thắng chúng. Về phía ta, lúc này cách mạng đax chuyển hẳn sang thế tiến công, lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang 3 thứ quân được củng cố, phát triển, thế trận chiến tranh nhân dân của ta dã triển khai trên cả 3 vùng chiến lược. Trên cơ sở đánh giá đúng cả mặt mạnh và mặt yếu của địch, thế và lực của ta, Đảng ta khẳng định: cần tiếp tục giữ vững và phát huy thế chiến lược tiến công, kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với chính trị, trong đó đấu tranh quân sự ngày càng có tác dụng quyết định trực tiếp, để đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiếp tục tiến lên.

        Tư tưởng chỉ đạo nói trên trở thành ý chí, hành động cách mạng của nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân cả nước. Trên chiến trường, quân và dân ta đã đánh thắng quân xâm lược Mỹ ngay từ những trận đầu, khi chúng vừa đặt chân vào miền Nam. Đặc biệt, mùa khô 1965 - 1966 và 1966-1967, địch tập trung một lực lượng lớn quân và vũ khí, trang bị hiện đại, liên tiếp mở hai cuộc phản công chiến lược vào miền Đông Nam Bộ và Trung Bộ nhằm tìm diệt chủ lực ta - "bẻ gãy xương sống Việt Cộng", tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến ở miền Nam với tham vọng giành thắng lợi quyết định. Trái với toan tính của các chiến lược gia Hoa Kỳ, quân và dân ta đã đánh bại các cuộc phản công trên của địch, trong đó có cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ti - cuộc hành quân lớn nhất của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.

        Sau những thất bại liên tiếp, nặng nề trên cả phạm vi chiến lược và chiến thuật, giới cầm quyền Mỹ tỏ ra dao động, lúng túng nhưng vẫn chưa chịu từ bỏ âm mưu tiếp tục chiến tranh xâm lược Việt Nam, ngoan cố tiếp tục tăng quân, chuẩn bị kế hoạch mở cuộc phản công lần thứ ba với quy mô lớn hơn.

        Đối với ta, tuy chúng ta đã giành được nhiều thắng lợi, thế và lực của cách mạng có bước phát triển mới, nhưng chua làm chuyển biến cơ bản cục diện chiến tranh. Một vấn đề lớn đặt ra là ta cần có một đòn chiến lược có ý nghĩa quyết định để tạo ra cục diện mới - một buớc ngoặt của cách mạng miền Nam.

        Mỹ ngày càng bộc lộ rõ hơn thế bị động, lúng túng trong nửa cuối năm 1967, khi ta tiếp tục tiến công ở nhiều nơi như: đường số 4, thị xã Phước Long, Tây Ninh, sân bay Trà Nóc, Sở chỉ huy Sư đoàn dù 101 Mỹ, Tây Nguyên và giành những thắng lợi lớn, buộc chúng phải hủy bỏ kế hoạch mở cuộc phản công chiến lược lần thứ ba, đưa lực lượng về giữ các địa bàn chiến lược quan trọng (Sài Gòn - Trị Thiên...). Có thế thấy, những cố gắng chiến tranh Mỹ đã ở mức cao nhưng không xoay chuyển được tình thế. Trong nước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần. Phong trào phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam của nhân dân Mỹ ngày càng cao và sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến của ta ngày càng rộng lớn. Mỹ ở thế bất lợi cả về quân sự và chính trị.

------------------
        1. Số quân Mỹ:
                4-1965:      18.000
                7-1965:      81.000
                12-1965:   181.000
                12-1966:   376.000
                12-1967:   480.000
                4-1968 :    543.000 
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM