Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:05:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mậu Thân 1968 - Cuộc đối chiến lịch sử  (Đọc 109610 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #100 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2017, 09:06:47 pm »


        Cuộc hành quân giải tỏa Thành nội giai đoạn 2 được chia làm 5 khu vực ABCDEF.

        Khu vực A: là góc đông bắc Thành nội gồm có Mang Cá Nhỏ và Mang Cá Lớn nơi đây Bộ Tư lệnh của Sư đoàn 1 và Khu 11 Chiến Thuật đặt bản doanh. Khu này hoàn toàn an ninh và do một vài đơn vị của Bộ tư lệnh phòng vệ. Cửa hậu của khu A này là cửa độc nhất của Bộ Tư lệnh liên lạc với Bến Bảo Vinh. Cửa này dược coi là cuống họng cùa quân ta và Đồng minh vì mọi tiếp vận đều qua ngả này, ngoại trừ không vận.

        Khu vực B: là khu Chính Đông. Tuy cửa Đông Ba vẫn do Cộng quân trấn giữ trên thành cao, quân ta đã chiếm kiểm soát được khu này.

        Khu vực C: là góc tây bắc Thành nội gồm phường Tây Lộc và Tây Linh do Trung đoàn 3 Bộ binh dưới quyền chi huy của Trung tá Phan Bá Hòa tảo thanh. Vùng nhà thờ Tây Linh là một nơi lánh cư đông đảo trong Thành nội. Khu này có cửa Chánh Tây vẫn do Cộng quân kiểm soát.

        Khu vực D: giới hạn phía bắc là đường Mai Thúc Loan đâm ra cửa Đông Ba, phía đông đường Nguyễn Thành chạy dài bờ thành lớn phía Đông, phía Tây giáp bờ thành Đại nội, phía nam là một phần đường Ông Ích Khiêm, nơi đây có cửa Thượng Tứ. Khu D dược giao cho Tiểu đoàn 1/5 TQLC Hoa Kỳ đảm trách lùng và diệt dịch. Tiểu đoàn này gồm 1000 quân tinh nhuệ, vũ khí tối tân. có cả trung và trọng pháo. Tiếu đoàn 1/5 đã được chuyển vận vào Thành nội trong 2 ngày 10 và 11.2.1968. Tiểu đoàn 1/5 TQLC Hoa Kỳ từ khu B được coi là khu an toàn, tràn ngập đường Mai Thúc Loan rồi từ hai mũi phía Đông dọc theo đường Nguyễn Thành, phía tây dọc theo đường Đinh Bộ Linh đánh tốc xuống phía nam bao vây địch vào giữa.

        Khu vực E: là Đại nội vẫn bị Cộng quân chiếm giữ. Khu này có thể xem là một cứ điểm chiến thuật của địch vì từ trên bờ thành cao bao quanh 4 mặt Cộng quân đều đặt các ổ thượng liên uy hiếp các đường tiến của quân ta tại bốn phía. Khu này có cửa Ngọ Môn và Phú Văn Lâu. Cộng quân đá trương cờ tại đây.

        Khu vực F: là góc tây nam Thành nội do chiến đoàn A TQLC/VN đảm trách lùng về diệt dịch. Khu này gồm các phường Tri Vụ, Thuận Cát được giới hạn về phía bắc bởi đường Triệu Quang Phục, phía tây bời đường Tôn Thất Hiệp có cửa Hữu, phía đông bởi đường Lê Huân chạy song song với bộ Thành Tầy cửa Đại nội, phía nam bởi đường Trần Bình Trọng có cửa nhà Đồ và cửa đi ra cầu Gia Viễn tức cầu Bạch Hổ.

        Như vậy cho thấy các khu c, D, F có thể coi là những khu vực đang tranh chấp. Riêng khu E là Đại nội vẫn hoàn toàn trong tay Cộng quân. Ngoài ra, các bộ thành cao về phía tây, phía đông nam và phía nam Thành nội vẫn bị Cộng quân trấn giữ.

        Toàn thể Thành nội nhìn trẽn bản đồ diện tích uớc vào khoảng 10 cây số vuông. Không kể quân số ở Khu A và Khu B tại ba khu đang tranh chấp với địch là các Khu c, D, F, lực lượng liên quân Viột - Mỹ gồm tất cả 7 Tiểu đoàn.

        Trận đánh ở Huế thật gay go vi thời tiết lạnh giá và vì cuộc chiến diễn ra từng căn nhà một. Trên các con đường tiến vào khu vực chiếm đóng, bàn ghế được mang ra chất ngốn ngang để làm chướng ngại vật. Qua các chuớng ngại vật này, ta thấy rõ Việt cộng chạy ra chạy vào bán sẻ vào quân đội ta,

        Cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn trong ngày 16.2 tại khu Thành nội Huế. Quân Mỹ đã dùng đại bác lân tinh trắng, khi nổ tung ra thành những lớp mây bụi bám vào vật gì thì vật đó cháy. Phi cơ cũng mở những đợt oanh kích dữ dội. Đây là một ngày bị oanh tạc nặng nhất từ trước đến giờ. Hết đợt phi cơ Crusaders này tới đợt khác tới thả bom nặng trước rồi bắn hỏa tiễn Zuni. sau cùng dùng bom Napan oanh kích các vị tri của Cộng quân. Các tòa nhà tan thành mảnh vụn. Những vầng lửa bùng lên trên thành phố.

        Tiểu đoàn 1/5 TQLC Hoa Kỳ đã đẩy Cộng quân về phía nam của Thành nội Huế để chúng phải hứng chịu những hỏa lực bắn chéo cánh sẻ của Liên quân Việt Mỹ từ 2 phía bờ sông Hương. TQLC Hoa Kỳ đã đưa xe tăng tới bờ phía nam sông Hương và bắn vào Cộng quân ẩn náu trong các hầm hố ở bức tường thành xây cách đây hơn một thế kỷ.

        Ổ kháng cự chính của Cộng quân nằm dọc theo bức tường phía tây nam của phào đài rộng hai dậm vuông và chiếm giữ khu nội diện nằm trong Thành nội. Cộng quân đã dùng những chiến xa bắt được hồi Tết để phòng thủ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #101 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2017, 05:26:51 am »

 
        Quân đội VNCH và Hoa Kỳ đã phải tiếp vận lương thực và đạn dược vào Thành nội bằng phi cơ trực thăng vì con đường chuyển vận trên sông Hương từ cầu tàu hữu ngạn sang bến Bảo Vinh thường bị Cộng quân đặt súng tại ngả Đông Ba và Gia Hội pháo kích hòng đánh chìm các hải thuyền. Hai xe tăng Ontos đã luân phiên dùng đại bác không giật 106 ly bắn sang phía Đông Ba và Gia Hội. Phía Đông Ba và Gia Hội mù mịt khói đen, khói nâu.

        Chiến đoàn A TQLC/VN đã chạm súng với một đơn vị khá đông địch trưa ngày 16.2 trong khi tiếp tục giải tỏa khu vực phía tây Thành nội Huế. Ta hạ 31 tên địch, tịch thu 1 thượng liên, 5 vũ khí cá nhân và một số chất nổ. Về phía TQLC chỉ tổn hại nhẹ.

        Ngày 18/2, tiến quân thật khó khăn, chậm chạp, thời tiết xấu, phi cơ trực thăng không thể tiếp liệu được. Một đoàn xe đi từ Phú Bài vào đã bị pháo binh địch oanh kích. Ta và địch giao tranh nhiều lần suốt ngày và tuy không tiến được nhưng ta hạ được khoảng từ 30 đến 35 địch. Phi cơ chiến đấu không thế yểm trợ được vi thời tiết xấu, khí hậu ờ Huế thật lạnh và có sương mù, mây thấp cách mặt đất chừng 150 thước. Vào buổi tối thấy địch xuất hiện tại cù lao giữa sông, không rõ chúng địch dùng cù lao này làm gì.

        Lúc 4g30 ngày 19/2 hai Tiểu đoàn Việt cộng tại khu vực phía tây nam Thành nội Huế đã tấn công vào Tiểu đoàn 1 Thủy quân Lục chiến Việt Nam sau khi bắn 300 quả bích kích pháo 82 ly và phóng B.40 vào vị tri của Tiểu đoàn. Để yểm trợ cho quân bạn pháo đội B.105 ly của Thủy quân Lục chiến Việt Nam đặt tại đồn Mang Cá đã tác xạ đến 2000 quả đạn.

        Gần 3 tuần lễ giao tranh, trước sự phản công quyết liệt của quân ta, quân địch đã có dấu hiệu bắt đầu rút lui. Các sĩ quan cao cấp và các cán bộ quan trọng đã lén ra khỏi nội điện. Các toán đó đã đi dọc theo đường Trần Hưng Đạo và cầu Gia Hội. Đường Trần Hưng Đạo nằm trên bờ sông dưới phía tây nam Thành nội ở khoảng chợ Đông Ba thành ra địch chiếm cù lao giữa sông chỉ là để làm nghi bỉnh.

        Tính đến ngày 19/2 riêng Thủy quân Lục chiến Việt Nam đã hạ sát 180 tên dịch, tịch thu 84 vũ khí đủ loại, trong khi đó ta chỉ tổn thất nhẹ.

        Ngày 20/2 tại Thành nội chỉ còn khoảng chừng 350 Cộng quân cám cự tại những vị trí kiên cố,

        Trước khi đánh vào Thành nội quân ta đã truyền loa kêu gọi địch quân ra hàng. Những lời kêu gọi này không được đáp ứng nên quân ta lại dùng hỏa lực mạnh tấn công vào. Thủy quân Lục chiến Việt Nam đồng thời tiến từ hướng tây bắc thành nội xuống góc tây nam. Địch quân hầu hết bố trí trong hầm hố và địa đạo tại dãy trường thành kiên cố Tây Nam

        Sáng ngày 21/2, các binh sĩ thuộc đệ I Sư đoàn Không Vận đã tấn công vào một ngôi làng cách Huế 5 cây số về phía tây bắc. Nơi đây Cộng quân đã đào công sự cố thủ chống trả mãnh liệt bằng vũ khí hạng nặng. Ngòi làng này được coi như là khâu liên lạc chính để tiếp vận cho quân chúng trong Nội thành. Lực lượng Hoa Kỳ đã phải dùng đến 3 Tiểu đoàn để tấn công vào làng này. Kết quả trong trận đánh, về phía địch có 163 tử thương. 4 tinh nghi 22 súng cá nhân và 9 súng cộng đồng bị tịch thu, về phía Hoa Kỳ có 12 tử thương và 137 bị thuơng.

        Sáng ngày 22/2, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 gửi thêm 2 Tiểu đoàn Biệt động quân tung thêm vào chiến truờng để sớm kết thúc. Đó là các Tiểu đoàn 39 Biệt động quân và Tiểu đoàn 21 Biệt dộng quân. Tiếu đoàn 21 Biệt động quân thiếu 1 Đại đội được gửi tăng cường cho Tiếu đoàn 37 Biệt động quân tại Khe Sanh từ trước Tết Nguyên Đán. Hai Tiếu đoàn được giao trách nhiệm giải toả địch tại khu vực Gia Hội....

        Trưa ngày 23/2, hai đại đội thuộc một đơn vị Thủy quân Lục chiến Việt Nam đã chiếm cửa Hữu phía tây Thành nội Huế sau khi thanh toán xong một lực lượng địch 31 tẻn, tịch thu 1 trung liên Bar, 4 súng trường M1, 4 các bin. 1 AK.47. Trong khi đó chi có một binh sĩ bạn bị thương.

        Đồng thời một đơn vị khác của Thủy quân Lục chiến Việt Nam chạm súng với một lực lượng Cộng sản không rõ quân số tại khu vực tây nam Thành nội Huế, đã bắn hạ 10 tên địch. Đơn vị bạn vô sự. Còn Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đã chiếm dược một vòng lầu ở phía đông nam. Nhờ tính cách chiến lược của địa điểm này, quân đội Đồng Minh đã hoàn toàn kiểm soát được cầu Nguyễn Hoàng tức cầu Tràng Tiền.

        Cũng trong ngày này một số Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ được trực thăng vận vào Thành nội dưới hỏa lực phòng không mạnh mẽ của đối phương.

        Vào sáng ngày 24/2, Chiến đoàn A Thủy quân Lục chiến Việt Nam tiến lên từ hướng cửa Hữu. Ba mục tiêu được chọn để tiến đánh là: Nam Đài, cửa nhà Đồ và khu vực đường Tôn Thất Thiệp.

        Tiểu đoàn 4 Thủy quản lục Chiến đánh Nam Đài, nơi đây địch đã cố thủ 12 ngày ta không chiếm được. Tiểu đoàn đã phải chiến đấu khó khăn vi địch quân bố tri sẵn trong những hệ thống hầm hố và địa đạo kiên cố. Mãi đến 9 giờ tối, ta mới thanh toán xong lực lượng địch đông đảo ở phía Nam Đài, thành trì cuối cùng của chúng, hạ tại trận 85 tên và tịch thu 30 vũ khí đủ loại.

        Tiểu đoàn 1 Thủy quân Lục chiến đánh cửa nhà Đồ, Tiểu đoàn đã sử dụng hơi cay để đánh bật dịch ra khỏi các vị tri cố thủ của chúng. Tại đây, quân ta đã đánh xáp lá cà với địch. Chúng đã chống trả mãnh liệt.

       Tuy nhiên trước các đợt xung phong của ta, địch bị đánh tan tành phơi xác tại chiến trương 72 tên và bỏ lại 33 vũ khí đủ loại cùng 2 máy điện thoại.

        Tiểu đoàn 5 Thủy quân Lục chiến đã thanh toán xong những tàn quân của địch sớm hơn tại khu vực đường Tôn Thất Thiệp, hạ sát 26 tên tại chỗ tịch thu 5 súng phòng không và cá nhân.

        Song song với việc tiêu diệt địch như đã kể trên, Chiến đoàn A Thủy quân Lục chiến Việt Nam còn yểm trợ cho một đơn vị bạn tái chiếm kỳ đài Phú Văn Lâu.

        Quốc kỳ Việt Nam phất phới trên vòm trời cố dô thay thế cờ Mặt trận Giải phóng Miền Nam bị triệt hạ lúc 4 giờ sáng ngày 24/2.

        Cũng trong ngày này, Thủy quân Lục chiến Việt Nam đã tiến vào Đại nội, Cộng quân hoàn toàn rối loạn tinh thần và chạy tháo lui ra bức tường phía Nam thành.

        Ngày 25/2, lực lượng Biệt động quán cũng kiểm soát được hoàn toàn khu Gia Hội địch đã rút bỏ đi khi nghe tin Đại nội bị ta chiếm lại....

        Cuộc chiến đấu chiếm lại Huế dằng dai trong 26 ngày có thể coi như đã chấm dứt. Các lực lượng Việt Mỹ đã từ thành phố mờ các cuộc hành quân ra các vùng ven thị để lùng và tiêu diệt địch. Tuy thanh phố trở lại yên tĩnh nhưng suốt ngày đêm tiếng súng trọng pháo của ta từ trong thành phố bắn ra vẫn nổ liên tiếp. Người ta cho rằng chiếm dược Huế nhưng tình hình chiến sự tại nơi đây vẫn còn gay cấn trước sự hiện diện của một lực lượng địch khoảng 5 Sư đoàn. Từ ngày khởi sự trận đánh tại Huế, Bộ chỉ huy Mỹ cho biết chừng 2.500 Cộng quân đã bị hạ. Việt cộng báo cáo chết 1.042 người không rõ số bị thương, trong khi dó số tổn thất của Liên quân Việt Mỹ là 266 chết, 1.259 bị thương trong đó có 53 quân nhân Mỹ chết và 380 bị thương.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2017, 11:16:33 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #102 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2017, 04:59:52 am »


        Kế hoạch đánh Huế của V.C

        Tấn công Huế, địch đă đặt riêng ra một Bộ tư lệnh chiến dịch chi huy. Địch đã dùng 2 trung đoàn bộ binh và các đặc công trong Thành đội làm chủ công và đặt 2 trung đoàn bộ binh khác làm chi viện.

        Các trung đoàn chù công là Đoàn 5 sát nhập chung với các cán bộ Thành đội Huế gọi là Bộ Chỉ huy 5 hay Bộ Chỉ huy Thành đội Huế do Nguyễn Vạn làm thủ trưởng và Đoàn 6 do Trung tá Việt cộng Nguyễn Trọng Dần làm Thủ trưởng.

        Hai trung đoàn chi viện là đoàn 9 do Trung tá Việt cộng tên Di| chi huy, đoàn này vào thời gian trước còn mang danh hiệu Trung đoàn Cù Chính Lan tên một thủ trưởng đã từng chỉ huy Trung đoàn này chết trong chiến địch Hoà Bình năm 19511 và một thành phần của Đoàn 8 (hậu thân của Trung đoàn sông Lô) mãi phút chót mới mang dự cuộc tấn công Huế.

        Địch đã chuẩn bị đánh Huế từ truớc 20 ngày và kế hoạch đánh Huế đuợc hoạch định như sau:

        Đoàn 5 gồm có các Tiểu đoàn K4A, K4B, K10. Tiểu đoàn 21 đặc công phối hợp với lực lượng của Thành đội Huế tấn công từ phía nam. Riêng lực lượng đặc công đột nhập từ tối 28.1.68

        - Đoàn 6 gồm có các Tiểu đoàn K1, K2, K6. Tiểu đoàn 12 đặc công với 4 Đại dội trực thuộc là C15, 16, 17 và 18 được tăng cường một đại đội DKB, toàn bộ lực lượng địa phương, Hương Trà, Phong Điền và hai đội Biệt động gồm 40 tên. Đoàn này có nhiệm vụ tấn công từ phía bắc vào các mục tiêu: Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 tại đồn Mang Cá Lớn, sân bay Tây Lộc và khu Đại nội.

        Kế hoạch của Đoàn 6 phân công hiện trường như sau:

              + Điểm là toàn bộ nội thành.

              + Điểm chủ yếu và nổ súng ưu tiên: dồn Mang Cá, sân bay

        - Các điểm đột phá: cửa Chánh Tây, cửa An Hoà, thành phía bắc, khu Mang Cá.

              + Hướng phát triển: quận lỵ Hương Trà.

              + Điểm pháo kích: vị trí Từ Hạ nơi có đơn vị thiết giáp và pháo binh

        - Chiến thuật: lấy mật tập kết hợp hỏa lực làm chính, khi bị lộ sẵn sàng chuyến sang cường tập.

              + Hướng đột kích: qua sông lên chỗ cây đa trụ, dùng rễ đa leo lên tường thành để đột nhập - một hướng khác dùng cống thủy quan bí mật từ đầu đến cuối dù ngoài đãz nổ súng.

        Kế hoạch chuyển quân của chúng được thi hành như sau:

        Đoàn 5 tối ngày 30-1-68 vượt sông bằng hai bến đò: bến Khế Mộc Năng và bến Đình Môn, mãi 7 giờ sáng ngày 31-1 mới tiến được vào thị xã vì trên đường di chuyến một thành phần của địch bị quân ta phục kích ở ngã ba cầu Liêm.

        Đoàn 6 xuất phát từ núi Gió 12 cây số phía tây Huế, lên phía đông bắc qua Khe Sóc Chàng trụ lại tại đồn Trường Sơn. vượt nhiều cánh đồng băng tiến đến phia tây thị xã dồn quân tại Cối Ké. Một Tiểu đoàn đi sau sát nhập với Đoàn 9 vượt núi Thông Cung, lên trụ lại ở Thanh Khê ấp, vượt quốc lộ 1 được tăng cường thêm 2 Đại đội DKZ 75 chia làm 2 cánh tiến xuống, một cánh bố trí tại La Chữ vá một cánh tại Đức Bưu, Ngoã Tượng ngay phía bắc đồn Mang Cá.

        Còn Đoàn 9 là đơn vị chi viện gồm hai Tiểu đoàn 416 và 418 tiến từ núi Đôn Trầu 20 cây số phía tây TP. Huế vượt sông Bồ sang núi Thông Cung phối hợp với K6 của Đoàn 6 tiến lên đông bắc theo đường Văn Xá Trung, Liễu Cốc Phương qua La Chữ, Triều Sơn Tây xuống Cối Kê dàn quân ngay phía tây bắc thành phố.

        Ngoài ra, địch còn đặt một đường tiếp vận gọi là đường 12 ở phía bắc thành phố để lo tiếp tế đạn được và để tải thương.

        Vào giờ chót, một thành phần của Đoàn 8 tham gia vào chiến cuộc cùng từ phía bắc dột nhập thành phố.

        Kế hoạch điều quản và tấn công của chúng được toan tính khá tỉ mỉ.

        Theo tài liệu bắt được của Đoàn 6 khi đánh mặt thành phía bắc, địch nhắm vào Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 của cửa An Hoà.

        Chúng chia một đại đội dặc công khoảng trên 40 người thành bốn mũi. Mỗi mũi 10 tên trang bị 2 B.40, 1B.41 cùng AK và CKC, mỗi khẩu 200 viên đạn, mỗi tẻn mang 20 thủ pháo hợp chất và một số thuốc diệt chó. Tên Tiểu đoàn trường Tiểu đoàn 12 đặc công đích thân chỉ huy bốn toán này. Tên Đại dội trường Đại dội đặc công đi mũi đầu. Ngoài ra, Tiểu đoàn K1 cho theo một Trung đội đầy đủ do chính tên Tiểu đoàn trường Kl đích thân chỉ huy. Vào giờ ấn định, các toán người này từ thôn Triều Sơn Tây âm thầm vượt sông, mỗi tên vượt bằng một thước 60 phân nylon làm phao bơi; mỗi toán có hai hoặc ba tấm nyllon lớn để gói vũ khí. Bọn họ còn dùng 4 tấm 12 thước để làm ghe qua sông (?).

---------------------
        1. Sau chiến cuộc, những ai viếng cửa Ngọ Món đều thấy nhiều dòng chữ viết trên tường trong khuôn cổng Hoan hô tinh thần Cù Chính Lan chứng tỏ có nhiều thánh phần thuộc đơn vị này đã tham dự vào trận đánh Huế 
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #103 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2017, 02:25:13 am »


        Khi vượt sông xong, chúng định men bờ thành cho ba mũi đánh vào Bộ Tư lệnh Sư đoàn ở đồn Mang Cá và một mũi chiếm và diệt vọng canh ớ cửa An Hoà. Mũi đánh cửa An Hoà thành công ngay và diệt được lò cốt trên thành. Bọn chúng ào ảo kéo vào cửa. Kế đó được tăng cường thêm quân ở phía sau tiến lên, chúng tấn công sang đồn Mang Cá nhưng bị các lực lượng phòng thủ của ta bắn dữ dội, tiến quân không nổi. Sáng hôm sau thấy lực lượng ta tiếp viện đông đảo có cả thiết vận xa yếm trợ. chúng vội rút vào các nhà để chống lại và chia quân làm hai cánh, một cánh bám sát quân ta, còn một cánh dàn ra bảo vệ đường ra phía cửa Thành Tây.

        Từ phía cửa Tây Thành, chúng sử dụng ba Tiểu đoàn gồm 1 Tiểu đoàn đặc công (trừ 1 Đại dội) và 2 Tiểu đoàn bộ binh (trừ 1 Đại đội) để chiếm sân bay Tây Lộc, Đại nội và Thành nội. Chúng chia quân lảm nhiểu cánh dùng Đại đội làm cơ bản tấn kích cho mỗi cánh.

   - Một cánh chiếm cửa An Hòa và cửa Chánh Tây.

   - Một cánh chui qua cống Thủy quan đột nhập Thành nội.

   - Một cánh tới phía trái nhà thờ để tấn công sân bay Tây Lộc.

   - Một cánh tiến qua cống lên đường Cường Đế.

   - Một cánh chiếm Tây Thành dàn quân bố trí dọc tường.

   - Một cánh tiến vào đồn Mang Cá Lớn

   - Một cánh tiến chiếm Đại nội.

   - Một cánh chiếm dọc đường Yết Kiêu tấn công chiêm cột cờ lớn.

   - Một cánh chiếm khu Đỏng Nam nội thành và chợ Đông Ba, riêng một Trung dội chiếm Ty chiêu hồi. toà Thượng thấm. Ty thông tin.

   - Một cánh tấn công Đại đội địa phương, chiếm cầu Bạch Hổ.

   - Một cánh lấy ghe sang Bãi Dâu chiếm bến đò ngăn chặn quân ta tiếp viện.

   - Một cánh khác cỡ Tiểu đoàn chiếm làng An Hoà.

        Đây là mặt trận chính yếu do Thủ trưởng Đoàn 6 đích thân chỉ huy. Như trên đã nói, ngoại trừ sân bay Tây Lộc và khu quân cụ, tất cả các mục tiêu khác đều bị chúng chiếm dễ dàng. Địch dựa ngay vào những bức tường thành kiên cố và nhà cửa tổ chức phòng ngự và chống phản kích.

        Địch đã chống phản kích ta bàng cách quyết bám sát để tránh phi pháo, bám sát công sự, ban ngày đánh liên tục, ban đêm xuất kích quấy rối không để ta yên, hôm sau tố chức đánh tiếp. Các chiến thuật áp dụng để chống phản kich gồm có lối đánh dàn hàng ngang, bố trí từng cụm, từng điểm, bộ binh kết hợp với hỏa lực phản kích hoặc xuất kích, bắn tỉa, dùng tổ nhỏ chặn ta từ xa hoặc đánh trộm sau lưng và ngang hông đội hình ta. Đêm đến thường có nhiều tổ quấy rối hoặc dùng B.40. B.41 bắn vào các vị trí ta phòng ngự.

        Địch kêu ta oanh kích khốc liệt khiến chúng bị thương vong quá nhiều.

        Tính ra có khoảng 7.500 địch quân trực tiếp tham chiến tại Huế gốm mỗi đoàn khoảng trên 2.000 người cộng với các đặc công thành đội.

        Với số quân này theo tài liệu, Việt cộng tiết lộ chúng bị tổn thất 1.042 tên không kể những người bị thương, trong số tổn thất có một cán bộ Trung đoàn, 8 cán bộ Tiểu đoàn. 24 cán bộ Đại đội và 72 cán bộ trung đội. Cà chiến địch tấn công được chia thành 2 đợt: đợt tổng công kích từ ngày 30-1 đến ngày 6-2-68 và đợt phòng ngự phản kích từ ngày 7-2 đến ngày 25-2-68.

        Trong cuộc chiếm giữ thành phố Huế, bọn chúng khoe bắt được 600 thanh niên tòng quân theo, chiếm kho bạc lấy 4 triệu đổng1, giải thoát 1.800 phạm nhân tại nhà lao. Cuộc chiếm thành phố khiến địch đã thành công trong việc thành lập được Mặt trận Liên minh Dân tộc Dân chủ Hoà Bình, thành phần gổm có:

   - Chủ tịch: Giáo sư Lê Văn Hảo 34 tuổi.

   - Ủy viên: Bà Tuần Chi

        Thượng toạ Thích Đôn Hậu.

        2 đảng viên Cộng sản (không rõ tên).

        Việt cộng được lệnh rút khỏi Huế ngày 23-2-68 mãi cuối ngày 24-2 ta mới tái kiểm soát hết các khu vực nội thành.

----------------------
       1. Kho bạc Huế bị địch chiếm và mất một số bạc vài triệu. Sau biến cố có nhiều nghi vấn về sự mất này vì tại sao địch không lấy cả hầm bạc ở duới căn nhà, có thể là địch không kịp khám phá hầm bạc ở duới chỉ lấy số tiền để trên phòng làm việc.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Năm, 2017, 06:14:23 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #104 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2017, 03:17:41 am »


HUẾ

                            Đã hết những ngày mưa buồn dài
                            Đi đáu cũng gặp mặt dĩ vãng
                            Cờ giặc Mỹ tối sầm vầng trán
                            Những thánh cao trói mắt, trói tay
                            Đã hết những đêm mưa buồn dài
                            Giữa hớp rượu bay và cánh gián
                            Tiếng đàn nhá ai trên sông trắng
                            Buồn như mưa lạnh ướt đôi vai
                            Huế về ta!
                            Huế thật Huể, hôm nay
                            Huế hồi sinh trong đêm bạo lực
                            Huế đổi hình hài, hồng hào lửa rực
                            Huế xuống đường nối dậy
                            Huế giằng Huế về tay
                            Hỏi lòng sao, đại bác xé Phú Bài
                            Tiếng bộc phá sạt đồn Mang Cá
                            Ta đánh ngược Tam Thai, ta thọc váo Thuận Hóa
                            Ta đi trong tiếng trống mõ, tiếng người
                            Trời sáng rồi, trời sáng thật rồi!
                            Ta vung búa chặt lao Thừa phủ
                            Mây xanh quá, lộc tràn đại thụ
                            Cờ ta lên đỉnh Huế vàng son
                            Cờ ta lên chót vót tâm hồn
                            Ta muốn cười, muốn khóc
                            Sóng Hương, sông Hương lại về trong ngọc
                            Đàn ơi, vang lên bản hành khúc hôm nay
                            Cho những mũi thuyền lá cá lướt như bay
                            Chở bộ đội vượt sông, đuổi giặc
                            Cho búi tóc tròn, vánh khăn xiết chặt
                            Giặc Mỹ còn ngoài kia, mặt sạm khói chưa lau
                            Không ai buồn ngồi cầu bến Phú Văn Lâu
                            Không còn ai nát lòng trên Kim Luông nước mắt
                            Huế bận rộn lớn lên những ngày đánh giặc
                            Ôi niềm vui tươi mới, thiêng liêng.
                            Ta tưởng như gặp Huế đầu tiên
                            Với khẩu súng trên vai áo vàng phật tử
                            Với nụ cười sinh viên tươi băng hồng thập tự
                            Với tay nghĩa binh kèo cờ Mỹ quét đường
                            Ta tưởng như đi giữa nguồn thương
                            Hạt gạo sẻ chia, bát nước chè thơm chiến lũy
                            Bà mẹ cho con đi đánh Mỹ
                            Củ sắn bọc trong vạt áo thâm
                            Huế hồi sinh, Huế nguyên vẹn duyên thầm
                            Màu tim trở về màu tím
                            Mạch nha lại ngọt ngào mặt vịm
                            Giọng mái nhỉ lên... Biếc Ngụ Binh
                            Ta đuổi những cơn mưa buồn ra khỏi lòng mình
                            Dĩ vãng chết. Huế sáng trưng vầng trán
                            Ta có trong tay chính quyền, nhân phẩm
                            Có anh em Hà Nội, Sái Gòn ...
                            Ôi, hôm nay trận chiến đấu mất còn
                            Mỗi người Huế phải trở thành dũng sĩ
                            Ta đào hố, khoét hào, đắp chiến lũy
                            Máu của ta ôm chặt chính quyền
                            Giặc từ Nam Giao, giặc An Cựu, Phong Điền
                            Ta đánh hết, ầm ầm súng nổ
                            Cắt đường giặc đi, giành từng góc phố
                            Ta dìm tàu chiến, bắt phi công
                            Sồng Hương ơi, hãy giữ trong lòng
                            Những thân cầu xưa Tráng Tiền, Bạch Hổ...
                            Tan giặc Mỹ, ta lại về phố cũ
                            Dựng cầu lên, giữa lộng lẫy ngày mai
                            Huế về ta
                            Huế thật Huế hôm nay...


MẠNH VŨ       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #105 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2017, 03:18:43 am »

 
CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 9 - KHE SANH
TRONG CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY
TẾT MẬU THÂN NĂM 1968

Thiếu tướng HOÀNG ĐAN         

        Thực hiện chủ trương đánh cho Mỹ cút, mùa xuân năm 1968, bắt đầu từ ngày Tết, ta chủ trương tiến công đồng loạt vào hầu hết các thành phố thị xã trên toàn miền Nam. Để kéo quân Mỹ ra xa các thành phố, thị xã và làm chúng lầm tưởng mùa xuân 1968 ta vẫn lấy tiến công địch ở rừng núi là chính, ta mở Chiến dịch dường 9 - Khe Sanh, trong dó lấy khu vực Khe Sanh làm khu vực tác chiến chủ yếu.

        Trong 2 mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 Mỹ thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ" mà biện pháp chủ yếu là “tìm diệt" chủ lực ta Mỹ thường nhanh chóng tập trung lực lượng để tiến công khi phát hiện lực lượng ta. Đế tiêu diệt nhiều địch, ít thương vong, ta thường tạo bất ngờ đánh một số trận. Khi địch tập trung lực lượng đối phó. ta nhanh chóng chuyển sang khu vực khác, nơi chúng có nhiều sơ hở. Nay với nhiệm vụ kéo dịch ra ngoài, giam chân địch một thời gian dài trên địa bàn rừng núi, bộ đội trên mặt trận Khe Sanh phải trụ lại và tác chiến dài ngày với chúng. Như vậy, chúng ta phải giải quyết cả tinh thần và phương pháp tác chiến để đánh được dài ngày trong điều kiện địch có hỏa lực mạnh, có sức cơ động cao.

        Trải qua 6 tháng bám trụ và liên tục tiến công địch, ta đã kéo được các đơn vị cơ động mạnh, bao gồm toán bộ sư đoàn ky binh, hầu hết lực lượng dự bị của thủy quân lục chiến, đánh cho chúng thiệt hại nặng, tạo điều kiện thuận lợi cho quân ta tấn công vào thảnh phố, thị xã. Tiến công đánh bại liên tục các lực lượng giải tỏa cho quân chiếm đóng, ta còn buộc địch rút chạy khỏi Khe Sanh, một địa bàn chiến lược quan trọng đối với địch trong việc ngăn chặn lực lượng ta từ miền Bắc vào chi viện cho miền Nam. Nhiều hãng tin, nhiều nhà quân sự phương Tây đã xem việc rút chạy khởi Khe Sanh là một thất bại về chiến lược đối với Mỹ. Tương Pháp Rơ-nê-cô-nhi ngày 27-1-1968 đã nói: "Khe Sanh đã trở thành một nơi tượng trưng, nếu người ta bỏ Khe Sanh tức là người ta thừa nhận thất bại. Báo Nước Pháp buổi chiều ngay 29-6-1968 viết: "Trong khi rút bỏ Khe Sanh, quân Mỹ muốn cứu vãn Sài Gòn. Như vậy, một lần nữa quyền chủ động lại về tay Việt cộng. Họ đã buộc quân Mỹ phải thay dối chiến luợc đẻ đối phó với những sức ép mới". Đài phát thanh BBC tháng 6 năm 1968 nói: "Việc rút lui Khe Sanh không phải đơn giản bỏ rơi một yếu điểm mà là bỏ rơi một ảo tường và một chính sách. Tất cả nỗ lực của Hoa Kỳ dựng lên đã tan ra tro như những pháo đài xi măng cốt sắt ở Khe Sanh". Hãng tin AP ngày 27 tháng 6 năm 1968 viết: “Việc quân Mỹ rút khỏi Khe Sanh là một thất bại đối với Mỹ. Các quan chức cao cấp của Mỹ ở Hoa Thịnh Đốn và Sài Gòn đã từng nói phải bảo vệ căn cứ này bằng bất cứ giá nào. thậm chí nhiều người phát ngôn cùa lính thủy đánh bộ còn nói: “Nếu chúng ta rút khỏi Khe Sanh thì liệu chúng ta dừng lại ở đâu? Trên biến Nam Hải chắc?".

        Có thể kết luận, với chiến công đánh đồng loạt nhiều thành phố và thị xã, cùng với chiến công đánh bại địch ở Khe Sanh, ta đã làm thất bại chiến lược “tìm diệt" của Mỹ. buộc chúng phải chuyến sang chiến lược "quét và giữ", phải từng bước xuống thang, từng bước rút quân về nước.

        Chiến trường Khe Sanh thực sự là một nơi thử thách tinh thần và nghệ thuật tác chiến của quân đội hai bên. Trước hết, tôi muốn nói về tinh thần chiến đấu. Bên phía quân đội ta, chúng ta có thể nói, khắp nơi, phía trước cũng như phía sau các đơn vị chiến đấu cũng như các đơn vị phục vụ đều thể hiện tinh thần chiến đấu rất cao. Nếu không có tinh thần chiến đấu cao không thể đánh thắng được quân Mỹ ở Khe Sanh, nơi tập trung một số lượng bom đạn chưa từng có trên mỗi mét vuông. Có thể kể một gương chiến đấu dũng cảm trong trăm ngàn gương khác: Cách căn cứ Tà Cơn 800m có cao điểm 471. bố trí hỏa lực ở dây có thế bắn trúng bất kỳ tên địch nào cơ động trên mặt đất, có thể bắn trúng bất kỳ loại phi cơ nào cất và hạ cánh ở sân bay Tà Cơn. Quân địch xem đây là một “cái gai" phải nhổ cho bằng được. Ngày này qua ngày khác, chúng đã trút xuống đây không biết bao nhiêu bom đạn, làm sụt lở hàng mấy mét trên đỉnh cao điểm. Anh em đã nói đùa nên gọi đây là cao điểm 469 vì thực tế chiều cao đã bớt đi 2m so với lúc đầu. Tất nhiên, chúng ta cũng chịu tổn thất ở đây cả người và vũ khi. Tôi thực sự khâm phục và xúc động khi gặp một trung đội súng máy 12,7mm lên thay đơn vị bạn mất sức chiến đấu. Họ cười nói với tôi: "Thù trường xem có gi ăn được cho anh em thêm, lần này chắc chắn anh em không trở về nữa đâu". Họ biết lên đỉnh cao điểm 471 chắc chắn khó tránh khỏi thương vong, nhưng vẫn vui vẻ làm nhiệm vụ. Cũng thời gian đó phía quân Mỹ thì sao? Hãng tin Roi-tơ ngày 17-3-1968 dẫn lời viên đại úy Hoàng Phổ, một chi huy của tiểu đoần biệt động Nam Việt Nam nói: "Nếu lính chúng tôi ở lại Khe Sanh nữa thì họ sẽ mất hết tinh thần và tuyệt vọng. Tuần tnrớc hai người lính của tôi không chịu được gian khổ đã tự bắn vào mình, rồi nói 1à bị địch bắn". Báo Anh Tin hàng ngày, ra ngày 11-2-1968 viết: “Quản đội Mỹ đá bị xơi no đòn, kinh hoàng và mất hết tinh thần, luôn lo ngại rằng đối phương có thể đánh bất kỳ lúc nào. Một trung sĩ nói: Ổi Thượng đế! Chúng con còn phải chịu đựng tình trạng này bao lâu nữa”.

        Vẻ nghệ thuật tác chiến, chúng ta bằng nhiều phương pháp khác nhau, đã tiêu diệt một số cứ điếm ở Khe Sanh như quận lỵ Hướng Hóa, các cứ điểm khu vực Tà Mây, cụm cứ điểm Làng Vây. Sau đó chúng ta vào vây hãm căn cứ Mỹ ở Tà Cơn, gây cho chúng nguy khốn, buộc Mỹ phải đưa quân lên giải tòa. Song chẳng những chúng không giải tỏa được cho bọn chiếm đóng mà còn bị đánh cho tả tơi. Cuối cùng bọn địch ờ Tà Cơn cũng phải rút chạy.

        Trước đây các tướng Mỹ đã từng nói: "Quân đối phương chi giỏi lẩn trốn, nếu họ chịu trực tiếp đánh nhau với chúng tôi, chúng tôi sẽ tiêu diệt họ”. Nhưng ở Khe Sanh thì sao? Quân Mỹ không phải di đâu tìm diệt cả. Không phải một vài đơn vị nhỏ, hàng mấy vạn quân ta có đủ các binh chủng bộ binh, xe tăng, pháo binh, pháo phòng không

        Trực tiếp đánh nhau với quân Mỹ suốt 6 tháng trên một chiến trường không rộng. Chỉ có quân ta tìm diệt quân Mỹ, còn quân Mỹ. cà quân chiếm đóng và quân ứng viện đều phải rút khỏi Khe Sanh đế tránh bị ta tiêu diệt. Rõ ràng ờ đây quân đội ta dã đánh bại các biện pháp tác chiến của Mỹ. Cũng như quản đội Pháp trước đây quân Mỹ chịu thua ta khi chúng có số lượng quân lớn nhất, nhưng đã bị chúng ta đánh bại các biện pháp tác chiến.

        Kỷ niệm 30 năm chiến tháng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), tôi viết những dòng này trước hết đế thay một nén hương, tường niệm các đổng đội đã hy sinh, để nói với những gia đình có ngươi thân không trở về sau chiến tranh, rằng người thân của họ đã hy sinh vì độc lập của dân tộc, vỉ hạnh phúc của nhân dân. Thế hệ chủng ta cùng như các thế hệ mai sau đời đời biết ơn các anh hùng liệt sĩ, chi làm những gì vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #106 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2017, 05:16:56 am »

       
THAM KHẢO

        (Tài liệu tham khảo này chúng tôi biên soạn, trích dẫn từ nguồn tư liệu của phía Việt Nam cộng hòa, vì thế độ trung thực và tính khách quan của sự kiện chưa chính xác Dẫu sao đây cũng lá tài liệu cần cho bạn đọc tham khảo.)

QUẢNG TRỊ

       Diễn tiến trận đánh

        Ngày 29 tháng chạp, tại Bộ chi huy Trung đoàn 1 Bộ binh, Trung tá Nguyễn Ấm tinh trưởng Quảng Trị cùng nguyên là Trung đoàn trướng trung đoàn này đã cho biết sơ lượt về những biến cố xảy ra tại Khe Sanh. Trước dó ít lâu, Việt cộng đã đưa một trung đoàn thuộc Sư đoàn 325 vào Chi khu Khe Sanh tức là quận Hướng Hỏa. Với sự yểm trợ của pháo binh, trận chiến kéo dài một ngày một dèm nhưng dưới áp lực quá mạnh Chi khu Khe Sanh phải dời về xóm Chàm dưới dó 3 cây số sát nhập với Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ hiện đóng quân tại đây và đưa về Quàng Trị một số dân tới 1500 người. Ngày nay danh từ Khe Sanh được đưa vào lịch sử chiến tranh là do sự quen miệng dùng chung cho cá khu vực này.

        Sở dĩ mặt trận Khe Sanh phải mở sớm 10 ngày trước Tết là để đánh lạc hưởng quân đội ta cũng như quân đội Đồng Minh.

        Từ Đà Nẵng Trung tướng Hoàng Xuân Lảm - Tư lệnh vùng 1 Chiến Thuật đã ra Quàng Trị và đặt tỉnh này trong tình trạng khẩn trương. Trung tướng cho rằng Quảng Trị trong vài ngày tới sẽ phải chịu một sự thử thách nặng nề.

        Sau dó lệnh thiết quân luật được ban bố và tất cả các đơn vị kể cả cỏng chức phải cấm trại 100%.

        Tại các Chi khu những đơn vị tác chiến đã được điều động cấp thời bảo vệ quận và chuẩn bị tiếp ứng cho thị xã. Tại Triệu Phong, 1 Liên đoàn cán bộ xây dựng nông thôn được đặt tại thôn Bích Khê dưới sự điều khiển của ông Lê Bá Thứ với nhiệm vụ trấn giữ đường xâm nhập Triệu Phong.

        Súng đạn tồn kho được phát ra cho một số công chức cán bộ. Ngày 29 Tết lệnh giới nghiêm từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng đã được nghiêm ngặt thi hành.

        Khi lệnh hưu chiến vừa được bãi bỏ khắp vùng 1 Chiến thuật vào trưa mồng 1 Tết, dân chúng Quảng Trị đã nhìn thấy một trận đánh lớn sẽ xảy ra vì gần chiều đã thấy dấu hiệu địch xuất hiện tại các miệt Hải Lăng, Triệu Phong, Tri Bưu và La Vang khiến dân chúng tại các nơi này ùn ùn kéo về thành phố. Một vài gia đình ờ trên những con dường chính của thị xã gần các cơ sở quân chánh đã lo tản cư đến các khu khác.

        Bên ta lập một vòng đai phòng thủ bố trí quân như sau:

        Trung đoàn 1 Bộ binh do Trung tá Nguyẻn Hữu Hạnh chi huy bao một vòng cung từ Long Hưng qua La Vang. Thạch Hãn đến Khu M.

        Tiểu đoàn 9 Nhảy dù mới được tăng viện từ Sài Gòn ra với nhiệm vụ trừ bị tại chỗ và giữ an ninh cho đồng bào Quảng Trị ăn Tết, bố trí mặt Hạnh Hoa thôn Trí Bưu.

        Nằm gần thị xã là Biệt đoàn cảnh sát dã chiến và xây dựng nông thôn.

        Vào 4 giờ sáng mồng 2 Tết, Việt cộng pháo kích và tấn công ổ ạt vào thành phố Quáng Trị

        Trung đoàn 812 Việt cộng mới xâm nhập cách đây 6 ngày đã tham dự vảo trận đánh.

        Địch đánh nặng nhất là vào phường Đệ Tứ thuộc thôn Trí Bưu ở cách trung tâm thị xã gần 1 cây số. Đánh vào phường Đệ Tứ quân địch đã ngụy trang làm binh sĩ Dù để tấn công vào một Trung đội của Tiểu đoàn 9 Nhảy dù đóng ở đó. Tuy nhiên ta đã kịp thời khám phá vì Việt cộng mặc áo hoa dù nhưng lại mang dép Bình - Trị - Thiên hoặc đi chân đất.

        Khu phương Đệ Tứ tiếp giáp với nhà lao mà hồi tháng 4/1967 đã bị Việt cộng phá vỡ. Xâm nhập theo ngả từ Triệu Phong lên phía đông Quảng Trị, địch còn áp đảo Tiểu đoàn Nhảy dù đóng ờ Hạnh Hoa thôn. Địch đã vượt qua được Trung đội Nhảy dù tại phường Đệ Tứ tràn vào thôn Tri Bưu ờ phòng tuyến nảy, địch đã tiến biển người đế cố tràn vào Tiểu khu Lao Xá nhưng không tiến nổi. Các chiến sĩ Dù của ta phải hy sinh khá nhiều tại Hạnh Hoa.

        Trong lúc đó, các cánh quân khác của Việt cộng tấn công loạn xạ vào thành phố. Hai Trung đội đặc công của chúng lọt qua các phòng tuyến vào được trong thành phố.

        Các lực lượng cảnh sát dã chiến, địa phương quân với các xe Commado Car đã đẩy lui các cuộc đột nhập của địch và không một đồn trại hay cơ quan hành chánh nào bị địch xâm nhập vào được.

        Vào sáng mồng 2 Tết, xác Việt cộng nằm rải rác trong các đuờng phố được dân chúng kéo đi xem. Tại phường Đệ Tứ địch để lại hàng trăm xác chết.

        Sự thiệt hại của dân chúng rất nhẹ vì nhờ nhà nào nhà nấy đều có hầm trú ẩn.

        Hỏa tiễn 122 ly cũng được Việt cộng dùng để bắn vào thị xã nhưng thiếu chính xác không gây thiệt hại gì.

        Từ sáng mồng 2 đến chiều, súng vẫn không ngớt nổ. Việt cộng chiếm được thôn Tri Bưu đặt súng cối bắn tới tấp vào thị xã. Trước đây. Trí Bưu là một xóm đạo an ninh nhất. Sau vụ một viên chức công an bị ám sát tại đây, thôn đã được phòng thủ kỹ càng nhất là sau dó ít lâu, một gia đình công giáo ở vùng này bị tinh nghi là tiếp tay với chinh quyền đã bị những thành phần quá khích trong phong trào tranh đấu Phật giáo phá hủy nhà cửa. Ngày nay dù thôn Trí Bưu ờ ngoài thị xã. vấn đề an ninh cùng được bảo đảm hoàn toàn. Việt cộng đã dùng khoảng 2 đại đội để tấn công thôn này, chiếm đóng và dùng đó làm bàn đạp để uy hiếp thị xã trở lại. Từ thôn nảy. địch có thể trực xạ vào các cơ sở Hoa Kỳ như MACV, sân bay trực thăng và các cơ sở hành chánh như Ty thông tin, Tỉnh đoàn Xây dựng nông thôn.

        Ngay buổi chiều mồng hai, các lực lượng Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hoà ở Quảng Trị đã sẵn sàng phản công trở lại Tri Bưu nhưng còn ngần ngại vì khu này là một nơi đầy dân cư. Máy bay quan sát Hoa Kỳ từ phi trường Ái Tử bay trên vùng này đã bị địch đặt súng từ nhà thờ Trí Bưu bắn lên.

        Đêm mổng 2 Tết. súng khắp nơi nổ ròn. Trời mù và rét nên phi cơ không thể soi sáng được, ngoại trừ vài hỏa châu bắn bằng súng cối. Tuy nhiên, địch không tràn vào được các căn cứ phòng thủ tại bất cứ chỗ nào.

        Qua sáng ngày mồng ba, phi cơ đến oanh tạc vào khu Trí Bưu. Trong ngày này. Việt cộng đâ lùa một số dân chúng gồm đàn bà và trẻ con vào thị xã để biểu tình. Đám người đã lên đến tỉnh lỵ thời bị giải tán. Cũng trong ngảy này ta thanh toán xong mục tiêu Tri Bưu. Địch rút lui, thị xã Quảng Trị được xem như tạm yên.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Năm, 2017, 05:02:29 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #107 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2017, 05:03:46 am »

         
THAM KHẢO

        (Tài liệu tham khảo này chúng tôi biên soạn. trích dẫn từ nguồn tư liệu của phía Việt Nam cộng hòa, vì thế độ trung thực và tính khách quan của sự kiện chưa chính xác Dẫu sao đây cũng lá tài liệu cần cho bạn đọc tham khảo.)

ĐÀ NẴNG

        Cảm giác trung trực của người du khách lạ khi lọt vào thành phố Đà Nẵng thì Đà Nẵng là nơi nghe và nói về chiến tranh chớ không chịu chiến tranh.

        Vì hai trận đánh lớn xảy ra tại Đà Nẵng đều xảy ra ở bên ngoài Đà Nẵng cả, cũng do vấn dề phân ranh và trách nhiệm, thành phố Đà Nẵng thu gọn trong 3 quận nội ô ngoại ô và Đông Giang nay đổi là quận 1, 2 và 3, còn triền vòng đai chạy từ chân đèo Hải Vân xuống Nam Ổ vòng quanh phi trường qua xã Hòa Cường đều thuộc khu Hòa Cuờng đều thuộc khu Hòa Vang tinh Quàng Nam. Cả hai trận thật sự có hại cho dân chúng đều nằm trong vòng đai đó.

        Trận thứ 1

        Chập tối đêm 30 Tết, địch pháo kích vào trại định cư Trà Kiểu. Đêm mồng 1 Tết, địch pháo kích vào phi trường Non Nước và phi trường Đà Nẵng. Sau dó, lúc 3g40 sáng, địch bắn dại bác 57 ly và đồng thời đột kích vào Tổng Hành dinh Quân đoàn 1.

        Lực lượng địch khoáng 1 đại đội vượt qua bến đò Xu băng qua mạn Hòa Cương đột nhập vào phía sau Bộ tư lệnh Quân đoàn. Bọn chúng đă trèo tường lọt vào bên trong được trên 1 tiểu đội nhưng chúng bị quân ta từ các tòa nhà bắn cản ra làm chúng không thể dột nhập vào được các phòng sở. Bọn chúng đã lọt vào đến cột cờ, lúc dó bốn thiết giáp để ngay trong vòng thành trại được điều động ra cộng với một tiểu đội thám báo quần thảo chống đánh địch. Đến 6 giờ sáng địch đuối thế nhảy tường chỗ vào cũ ra và rút lui về khu chùa Bà Quảng. Cuộc đánh vào thị xã chỉ chớm vào được đến Bộ Tư lệnh Quân đoàn và chấm dứt. Bên ta 2 thiết giáp bị hư nhẹ. 3 tử thương. 7 bị thuơng. Ta thu đuợc 1 AK47. tổn thất địch không rõ. Lúc xảy ra trận đánh tiếng pháo và súng lẫn với nhau nên đa số dân thị xã đều ngủ yên đến sáng dậy cùng không hay biết.

        Khi trời sáng rõ, ta mới huy động được lực lượng đến phản công. Lực lượng này gồm Tiểu đoàn 21 Biệt động quân. Tiểu đoàn 3/51 và Tiểu đoàn 59 Địa phương quân cùng 4 commado Car đã mở cuộc hành quân lục soát quanh Bộ Tư lệnh quân đoàn. Ta bắt 5 địch và trong các vụ chạm súng lẻ tẻ ta bị chết 7 bị thương 8. Cuộc hành quân lục soát hoàn tất trong ngày sau đó tình hình trở lại yên tĩnh như bình thường.

        Ở ngoài phố vào buổi sáng hôm ấy, một nhóm người đã tụ tập trước chùa Tĩnh Hội ở Đà Nẵng kéo biểu ngữ lên vừa toan biểu tình.

        Lực luợng cảnh sát đến giải tán bắn gãy chân kẻ cầm đầu là một cán bộ quận ủy, giải tán được đám người này ngay tức khắc, tuy nhiên Đà Nẵng cũng áp dụng lệnh giới nghiêm 100%.

        Địch sở dĩ thất bại ngay trong trứng nước vì đã đánh sớm một ngày trong khi lực lượng chính của chúng còn ở Thanh Khê - Đại Khê chưa kịp về.

        Trận thứ nhì

        Vào đêm mồng 1, địch cũng đã tấn công các tiền đồn của ta trên đèo Hải Vân nhưng vô hiệu quả. Ta mở các cuộc hành quân trong những ngày kế tiếp và một trận đánh đã xảy ra ớ vùng Nam Ô, Liên Chiểu ở ngoài ranh thị xã. Tiểu đoàn 5 Nhảy dù đụng độ với một Tiểu đoàn Việt cộng thuộc Trung đoàn 4. Đây là lực lượng chính của địch định dùng đánh vào thị xã Đà Nẵng nhưng tới trễ gặp phải lực lượng giải tỏa của ta. Trận đánh này nhờ có không quân tích cực yểm trợ khiến địch bị thất bại lớn bỏ lại 150 xác chết và 18 tên bị bắt.

        Ngoài ra tại Chi khu Hội An địch dùng dân đi trước để mưu chiếm vị tri đóng quân của Tiểu đoàn 102 Cồng binh nhưng không được. Chúng bèn bao vây vị trí này và Bộ chi huy của Đặc khu Quảng Đà cùng 1 trạm lựa thương. Ta phải nhờ đến bốn Đại đội Đại Hàn và Hoa Kỳ đến giải tỏa.

        Địch pháo kích quấy rối thường xuyên: Ngày mồng 1 Tết, địch pháo kích vào hậu cứ Trung đoàn 51. Ngày mồng 3, địch bắn 10 trái hỏa tiễn 122 ly vào phi trường Đà Nẵng, đêm mồng 5 địch lại bắn 30 trái hỏa tiễn vào phi trường này cả vào thị xã Hội An. Sự pháo kích này cứ thỉnh thoảng tiếp diễn hoài. Do đó mà từ quân đến dân thi nhau làm hầm trú ẩn. Nhà nào nhà nấy đều có hầm. Người dân trong thị xã thi nhau đào, họ đào bất cứ ở đâu miễn đào cho sâu và kỹ. Đặc biệt là bao đựng cát rất khó mua. Gạo và dầu ở đáy còn dễ mua hơn bao dựng cát. Một bao cát nhỏ từ 5 đến 10 $ và một xe cát trên dưới 1000 $. Ngươi ta thi nhau mua vầ dồn cát thật cẩn thận và ngay thẳng xếp trước phố nhà. trước ngõ dùng như một món trang trí mới mà nhìn qua thành phần bao cát người ta có thế biết ngay giá trị thân thế tiền bạc của nhà ấy tới mức nào.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Năm, 2017, 08:37:30 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #108 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 08:42:59 pm »

       
TIẾN CÔNG ĐỒNG LOẠT, NỔI DẬY LIÊN TỤC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Đại tá TRƯƠNG MINH HOẠCH        

        Xuân Mâu Thân 1968, cùng với toàn miền Nam, quân dân đồng bằng sông Cửu Long đã tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt, đều khắp ở các thành phố, thị xã. Trước khi bước vào cuộc Tổng tiến công, theo sự chỉ đạo của Trung ương cục và Bộ tư lệnh Miền, quân dân đồng bằng sông Cửu Long (gồm Khu 9 và Khu 8 ) khẩn trương chuẩn bị mọi mặt. Mỗi quân khu đều xác định trọng điếm tiến công. Ở Khu 9, trọng điểm 1 là thành phố Cần Thơ, trọng điểm 2 là thị xã Vĩnh Long. Ở Khu 8 trọng điểm là thành phố Mỹ Tho, trọng điểm 2 là thị xã Bến Tre. Tại các trọng điểm đều thành lập Ban chỉ đạo khởi nghĩa. Việc chuẩn bị tổng tiến công và nổi dậy được tiến hành khẩn trương, nhưng ngày "N" được giữ bí mật tuyệt đối, ngay cấp quản khu cũng không biết trước, vì vậy, một số đơn vị, Địa phương chưa kịp hoàn thành công tác chuẩn bị, đạn pháo chưa chuyến đủ để đánh vào thành phố, có đơn vị còn ở xa mục tiêu... Thế nhưng khi có lệnh tống tiến công, các cấp, các ngành, các đơn vị đều nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh với quyết tâm cao, với khí thế "thời cơ ngàn năm có một".

        Tại trọng điểm 1 của Khu 9, thành phố Cần Thơ - trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế của miền Tây Nam Bộ, có nhiều mục tiêu quan trọng như; Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 - vùng 4 Chiến thuật ngụy, tòa Lãnh sự Mỹ, cư xá tình báo Mỹ, sân bay Trà Nóc, sân bay Lộ Tẻ, khu hậu cần kỹ thuật của vùng 4 và nhiều mục tiêu khác Đúng 03 giờ sáng ngày 1-2- 1968, các đơn vị ta đồng loạt nổ súng tiến công các mục tiêu trong thành phố theo quy định. Sau khi pháo bắn chế áp mãnh liệt vào Sở Chi huy Quân đoàn 4 - vùng 4 Chiến thuật và sân bay Lộ Tẻ, đội Biệt động Cần Thơ tiêu diệt đơn vị cánh sát dã chiến ở Đầu Sấu, mở đường cho Tiểu đoàn Tây Đô nhanh chóng tiêu diệt lực lượng địch trên đường tiến công, làm chủ trục giao thông từ Đầu Sấu đến ngã tư đường Tự Đửc (nay là đường Lý Tự Trọng); tiến công lãnh sự Mỹ và cơ quan tình báo Mỹ trên đường Hùng Vương, tiếp tục phát triển đến bến xe mới. Tiểu đoàn 307 đánh chiếm khu vực Đài phát thanh, khu Hậu cần và Trung tâm Nhập ngũ vùng 4 Chiến thuật.

        Ở hướng bắc thành phố. Tiểu đoàn 303 và đặc công đánh vào sân bay Lộ Tẻ. Đại đội 3 (Tiểu đoàn 303) vượt qua khu thông tin, bộ phận còn lại của Tiểu đoàn không qua được, bị xe M113 địch chia cắt. Không được tiếp ứng đại đội 3 bị tổn thất nặng. Đến sáng, Tiểu đoàn 303 rút ra bám trụ phía sau phi trường, từ cầu Tham tướng đến cầu Rạch Ngỗng.

        Tiểu đoàn 309 do nhận lệnh trễ nên ngày đầu chưa tham gia tiến công còn đang làm công tác vũ trang tuyên truyền ở Phụng Hiệp. Ngày hôm sau, tiểu đoàn mới cấp tốc hành quân lên Cần Thơ, cùng các đơn vị bạn đánh vào khu vực cầu Tham tướng, khu văn hóa, làm chủ khu vực này 1 ngày 2 đêm.

        Từ sáng ngày 1-2, địch phản kích quyết liệt bắn phá bừa bãi. máy bay ném bom ngay trong nội thành đế chặn bước phát triển của ta. Các đơn vị ta bám trụ tại chỗ đánh địch phản kích quyết liệt. Ngày 3-2. địch cho 1 Tiểu đoàn dù (quân dự bị chiến lược) đến phản kích bị các đơn vị ta đánh thiệt hại nặng. Đến ngày 4-2-1968 do tình hình khó khăn và thương vong cao, các đơn vị ta lần lượt rút ra vùng ven lộ Vòng Cung. Từ đây các đơn vi liên tục đánh địch phản kích. Sáng ngày 6-2-1968, ta đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn 42 và 44 Biệt động quân. Đêm đến tập kích Tiểu đoàn 2 (Sư đoàn 21 ngụy) và một đại đội bảo an, diệt 60 tên. Ngày 11-2-1968, ta tiếp tục chặn đánh Tiểu đoàn 4 Thủy lục chiến tại rạch Rau Răm và Tiểu đoàn 7 Thủy quản lục chiến tại rạch Bà Chù Kiểu, Khoán Châu, diệt nhiều quân địch.

        Cũng từ vùng ven lộ Vòng Cung, 01 giờ đêm ngày 18-2, một bộ phận đặc công và Tiểu đoàn 307 bí mật tiến công sân bay Lộ Tẻ, diệt 1 đại đội bảo an, pha hủy 29 máy bay, 1 kho đạn. Đến 8 giờ sáng cùng ngày, bộ đội ta rút ra ngoài, địch cho Tiểu đoàn 42 Biệt động quân đuổi theo đến rạch Rau Răm Tiểu đoàn 307 nổ súng đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn này, buộc chung phải rút chạy. 09 giờ, Tiểu đoàn 3 (Lữ đoàn 2, Sư đoàn 9 Mỹ) bắt đầu hành quân phản kích. Các đơn vị tại lộ Vòng Cung chặn đánh quyết liệt, diệt hàng trăm tên, bắn rơi 2 máy bay, bẻ gãy cuộc hành quân phản kích của quân Mỹ. Đây là trận diệt bộ binh Mỹ đầu tiên ở Cần Thơ.

        Sáng ngày 20-2, một Tiểu đoàn bộ binh khác cũng thuộc Lữ đoàn 2 (Sư đoàn 9 bộ binh Mỹ) dùng tầu rút khỏi rạch Rau Răm. rồi quay lại đánh vào đội hình ta. Ta tổ chức các bộ phận nhỏ chặn đánh, buộc địch phải co cụm lại ngả bát. Đêm ta bí mật tiếp cận, tập kích cụm quân Mỹ từ đây, diệt gọn 1 đại đội.

        Tiếp theo, trong tháng 3-1968. các đơn vị của quân khu, tỉnh và thành phố tiếp tục bám trục lộ Vòng Cung đánh địch phản kích. Nổi nhất là trận đánh 2 tiểu đoàn bộ binh của sư đoàn 21 ngụy ngay tại rạch Rau Râm. diệt 76 tên. làm bị thương 109 tên. Đồng thời sử dụng pháo cối nhiều lần bắn vào các căn cứ quân sự trong thành phố, gây cho địch nhiều thiệt hại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #109 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2017, 05:47:04 pm »


        Như vậy, tại trọng điểm 1 thành phố Cẩn Thơ, quân và dân ta đã 60 ngày đêm kiên trì bám trụ vùng ven lộ Vòng Cung liên tục đánh Mỹ. diệt ngụy. Suốt thời gian tiến công và bám trụ đánh địch phản kích ta diệt 1.540 tên địch, làm bị thương 1.400 tên, bắn rơi và phá hủy 129 máy bay, phá hủy 8 pháo, bắn cháy 3 xe M113 về phía ta, các đơn vị cũng bị tổn thất lớn.

        Phối hợp vơi tiến công quân sự, lực lượng chinh trị của quần chúng nổi dậy tiến công, binh vận, bao vây đồn bốt, phá ấp chiến lược, dẫn đường, tiếp tế và cất giấu, nuôi đường điều trị thương binh Các huyện phía sau huy động hàng ngàn thanh niên bổ sung cho các đơn vị chủ lực khu, tỉnh, bảo đảm liên tục chiến đấu.

        Tại trọng điểm 2 của Khu 9 - thị xã Vinh Long, đúng 01 giờ đêm 1/2, từ hướng nam. Tiểu đoàn 306 đột nhập thị xã, đồng loạt nổ súng. Ta nhanh chóng chiếm căn cứ Bảo An, Ty cảnh sát, khu trung tâm thông tin hoa lư. Cùng lúc, Tiểu đoàn 1 của tỉnh đột nhập sân bay, phá hủy hơn 60 máy bay trực thăng, chiếm đại bộ phận sân bay. Tiểu đoàn 308 vượt sông gập khó khăn. Bộ phận đi đầu gồm 50 chiến si vào được thị xã, bị địch bao vây, cô lập nên thương vong lớn.

        Đến 5 giờ sáng 1/2. Tiểu đoàn 306 đã chiếm được một phần ba thị xã Vĩnh Long. Địch ở thị xã tập trung lực lượng phản kích quyết liệt. Các đơn vị ta giữ vững quyết tâm. củng cố trận địa đã chiếm, phòng ngự vững chắc, đánh địch phản kích.

        Trong hai ngày 2 và 3/2. ta vẫn làm chủ và tiếp tục tiến công. Tiểu đoàn 306 tổ chức đánh lấn từng khu vực, chiếm được tòa hành chính tỉnh, làm chủ hai phần ba thị xã.

        Ở hương tây, Tiểu đoàn 1 bộ binh tỉnh rút ra vùng ven, tiếp tục bao vây khống chế sân bay, làm chủ bến phà Mỹ Thuận, chặn quân viện ở hướng Sa Đéc. Tiểu đoàn 308 phòng ngự theo tuyến sông, bao vây thị xã. đánh quân phản kích.

        Sang ngày 4/2, địch đưa nhiều xe thiết gíap va trực thăng phun lửa, vừa phán kích vừa đốt nhà, hủy diệt các khu phố ta chiếm, hòng đẩy lực lượng ta ra khỏi thị xã. Tiểu đoàn 306 bám công sự đánh bại các đợt phản kích quyết liệt của địch, đồng thời cũng với nhân dân và lực lượng thị xã dập lửa, bảo vệ tài sản của đồng bào, băng bó, cửu chữa nhân dân bị thương. Lúc này phía sau đã kịp thời bổ sung cho Tiểu đoàn 306 trên 500 quân, phần lớn là bộ đội Địa phương và du kích tình nguyện. Ngày 5/2, ta chiếm phần lớn thị xã, địch chỉ còn lại dinh tỉnh trưởng. Tên tỉnh tưởng Vinh Long hoảng sợ xuống tàu chạy ra giữa sông Tiền, dùng điện thoại liên lạc với vùng 4 chiến thuật xin cứu viện.

        Trước nguy cơ thị xã Vinh Long thất thủ. ngày 6/2, quân Mỹ dùng pháo hạm, không quân và trực thăng vũ trang đánh phá ác liệt vào nội đô và vùng ven thị xã, hòng tiêu diệt lực lượng ta. Sau dó địch dùng 40 trực thăng đổ 2 Tiểu đoàn của Lữ đoàn 2 (Sư đoàn 9 bộ binh Mỹ) xuống phía sau lộ Cầu vồng, từ quận Mới đến căn cứ 80, cùng quân ngụy hình thành 2 mũi bao vây quân ta trong thị xã. Tiểu đoàn 306 tập trung đánh bộ binh Mỹ đang bịt hành lang vào thị xã 23 giờ cùng ngày, Tiểu đoàn tập kích một cụm quân Mỹ ở hướng nam cầu Cá Trắm gây cho địch nhiều thiệt hại.

        Trước tinh hình địch tăng cường lực lượng phản kích. Mỹ trực tiếp can thiệp, giải tỏa cho ngụy, và qua 6 ngày đêm chiến đấu, thương vong của ta khá cao, nếu giữ quyết tâm đánh chiếm toàn bộ thị xã như kế hoạch cũ sẽ không có lợi, ban chì huy Mặt trận quyết định cho toàn bộ lực lượng ta rút ra vùng ven gài thế đánh viện, bao vảy thị xã, giải phóng nông thôn.

        01 giờ ngảy 7/2, Tiểu đoàn 306 tập kích cụm quản Mỹ ờ phía nam cầu Cá Trắm diệt 1 đai đội. loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên, mở đường đưa hết thương binh và toàn Tiểu đoàn cơ động ra Phước Hậu. cách thị xã Vĩnh Long 5 km về phía nam. Từ đây. Tiểu đoản 306 bám trụ làm chủ vùng ven, bao vây uy hiếp thị xã Vinh Long, cắt đứt lộ 4 vả lộ 7, thu hút địch, tạ0 điều kiện cho 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh đẩy mạnh tiến công ba mũi (quân sự, chinh trị, binh vận), diệt đồn, giải phóng nông thôn.

        Qua 6 ngày đêm tiến công và làm chủ thị xã Vinh Long. ta diệt trên 2.000 tên địch, bắt hàng trăm tên, phá rã 1 200 cảnh sát. 1.000 phòng vệ dân sự và bộ máy ngụy quyền thị xã bắn cháy 25 xe M.113. bắn chìm 19 tàu, phá hủy 8 pháo và hảng chục xe quân sự, bắn rơi và phá hủy 65 máy bay, phá húy nhiều phương tiện chiến tranh; thu trên 500 súng các loại và nhiều máy vô tuyến điện (VTĐ). Về ta, Tiểu đoàn 308 thương vong trên 300 đồng chi cán bộ, chiến sĩ.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM