Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:34:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mậu Thân 1968 - Cuộc đối chiến lịch sử  (Đọc 109618 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2017, 09:51:56 pm »


        Bên cạnh các cơ sở trên, còn có các cơ sở quan trọng khác đã phục vụ những trận đánh nối tiếng trước năm 1968 hoặc nằm trong phương án phục vụ tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân nhung do những điều kiện, tình huống cụ thể không phục vụ được1.

        Đặc biệt một kho hầm đã xây dựng, chứa vũ khí suốt 10 năm (kể cả sau năm 1968) là kho hầm số 183/4 đường Trần Quốc Toản, Quận 3 (nay là đường 3-2, Quận 10) của đồng chí Đỗ Văn Cân (Ba Mủ) nằm trong phương án phục vụ tiến công, tổng nha cánh sát ngụy, nhưng do tình huống cụ thể không phục vụ được.

        Vũ khí được ém trong các hầm kho chủ yếu là thuốc nổ, súng AK, lựu đạn, mìn, kíp nổ, súng ngắn, một số hầm có súng cối, B40. Thuốc nổ thường mỗi hầm trên dưới l00kg (cá biệt 400kg, phục vụ đánh cầu Bình Lợi), AK trên dưới 10 khẩu.

        Bên cạnh vấn đề vũ khí, việc bảo đảm phương tiện phục vụ chiến dấu như xe ô tô, xe gắn máy..., cũng là công tác phức tạp, đặc biệt như đảm báo xe du lịch chuyên chở thuốc nổ, phục vụ chiến đấu viên hành quân xuất kích.

        Qua hơn hai năm chuẩn bị công phu, phức tạp, lực lượng bảo đảm tác chiến biệt động Sài Gòn đã hoàn thành xuất các nhiệm vụ xây dựng những cơ sở đứng chân, cất giấu vũ khí cho các cuộc tiến công ở nội đô. Dựa vào những cơ sở đã có trong Tổng tiến công và nối dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 ta đã phát triến các cơ sở và ém vũ khí sẵn tại nội đô thuận lợi phục vụ đắc lực các mũi tiến công các mục tiêu chiến lược giữa "Thủ đô" địch như dinh Độc Lập, tòa Đại sứ Mỹ, Bộ Tổng tham mưu ngụy, Đài phát thanh Sài Gòn, Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy

        Lực lượng bảo đảm tác chiến biệt động đã góp phần tạo bí mật, bất ngờ các khu hầm chứa từ lúc đưa vào đến lúc dỡ xuất phát tiến công đểu an toàn, không một người bị bắt. không một điểm nào bị lộ.

        Đó là kết quả của quá trình "thọc sâu - bám trụ - bung ra” đẩy gian khổ hy sinh, dựa vào dân, kết hợp tinh thần "quyết tử cho Tố quốc quyết sinh" với mưu trí. kỷ luật nghiêm minh của cán bộ. chiến sĩ lực lượng bảo đảm, các đảng viên, lực lượng quần chúng cơ sở và cả những “người tự nhiên mà nhập cuộc".

        Không thể nói hết sự chịu dựng hy sinh của những người trong cuộc, như trường hợp chị Ba Trầu (xã An Tịnh - Trảng Bàng) trong nhà có hầm ém người cách mạng, bị địch bất treo ngược đầu tra tấn đến chết đi sống lại vẫn không khai; như chị giao liên hạng bi chúng bắt lột hết quần áo để tra khảo vẫn giữ tròn khí tiết. Đặc biệt, gia đình tiệm Phở Bình, nơi đặt sở chi huy tiền phương Phân khu 6. sáng mồng Ba Tết bị địch bao vây, cả cha mẹ. con gái. con rể đều bị bắt. Ngưởi cha - bác Ngô Toại bị đưa về Tổng Nha Cảnh sát, bị lột hết quần áo, trói chặt chân vào ghế rổi đánh, đổ nước vào miệng, xịt dầu lên tóc rồi đánh chết đi sống lại, bác vẫn không khai điếu gì. Địch dày ra Côn Đảo và tiếp tục tra tấn nhưng không khai thác được gì hơn.

        Cán bộ lực lượng bảo đảm đồng thời là cán bộ tác chiến biệt động đã được Nhà nước phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang có đổng chí Đỗ Tấn Phong (Ba Phong, chinh trị viên A20, chi huy trưởng lực lượng biệt động tiến công Bộ Tống tham mưu ngụy); liệt sĩ Trần Phú Cương (Năm Mộc, chủ kho hầm 65 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, chỉ huy phó Đội 4 biệt động tiến công Đài phát thanh Sài Gòn); liệt sĩ Lê Tấn Quốc (Bảy Rau Muống phụ trách kho nhà số 436/58 Lê văn Duyệt, chỉ huy phó Đội biệt động 11 tiến cỏng tòa Đại sứ Mỹ).

        Tháng 12 năm 1989. Bộ văn hóa Thông tin đã công nhận ba di tích Văn hỏa lịch sử cấp quốc gia: Nhà số 7 đường Lý Chính Thắng (Quận 3)

        - tiệm Phở Bình, do ông Ngô Văn Toại làm chủ, nơi đặt Sở chi huy tiền phương Phân khu 6 trong đợt 1 tết Mậu thân; hầm vũ khí phục vụ tấn công dinh Độc Lập, do ông Trần Văn Lai làm chủ, nhà số 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 5, quận 3; hầm vũ khí (tồn tại 10 năm. vũ khí được bảo quản tốt), do ông Đỗ Văn Căn làm chủ, nhà số 183/4 đường 3-2 Quận 10.

------------------
        1. Ví dụ: Kho hầm số 8/4 đường Vườn Chuối, Quận 3 do chị Lán Thị Ẩn (Chín Lộc) phụ trách, đã chứa khẩu cối 82 ly và đã pháo kích dinh tướng Oét-mo-len.

        Một căn hầm ở đường Tôn Thất Đạm, quận 1 do đồng chí Ba Tường phụ trách có khẩu cối 61, tháng 12 năm 1967 đã pháo kích lễ nhậm chức tổng thống của Nguyễn Văn Thiệu

        Hám ở nhà tang lễ nghĩa địo Triều Châu Phú Thọ do Trần Thị Bi xây dựng, có khẩu cối 82 ly, phục vụ pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất.

        Hầm nhà 47 Nguyễn Đình Chiểu do ông Hà Văn Xưng xây dựng đã phục vụ tiến công Tết Mậu Thân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2017, 05:11:15 am »

      
THAM KHẢO

        (Tài liệu tham khảo này chúng tôi biên soạn, trích dân từ nguồn tư liệu của phía Việt Nam cộng hòa, vì thế độ trung thực và tính khách quan sự kiện chưa chính xác. Dầu sao đây cũng là tài liệu cần cho bạn đọc tham khảo).

BIÊN HÒA

        Ngay từ chiều 27 Tết (26-1-68) hai Trung đoàn 274 và 275 Việt cộng phối hợp với Trung đoàn DKB hòa tiễn 122 ly đã bám sát tinh lỵ Biên Hòa ở trong các khu rừng phía bắc.

        Kế hoạch tấn công của chúng được phân chia làm hai mũi. Một mũi gồm Trung đoàn 274 với một Đại đội Địa phương tiến đánh phi trường Biên Hòa. Một mũi khác là Trung đoàn 275 tấn công trại FRENZEL JONES (căn cứ Long Bình) lả Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3.

        Trận đánh vào toàn thể các mục tiêu trên đã xảy ra vào lủc 3 giờ sáng mồng 2 Tết

        Khởi sự địch pháo kích vào thành phố và phi trường. Các hòa tập chỉ nhằm vào phía Đỏng phi trường trong khi đó ở mặt Tây quân xung phong Việt cộng vượt qua các hàng chưởng ngại vật tràn vào gần tới nhà chứa phi cơ. Trực thăng võ trang đã kịp cất cánh tới nơi can thiệp bắn rốc két và đại liên xuống đẩu dịch. Dưới ánh hỏa châu, các phi cống trực thăng thấy rõ địch hốt hỏang chạy tứ tán làm bia cho trực thăng bắn hạ.

        Mặt trận địch hỗn loạn bị quân trú phòng đẩy địch ra khỏi phi trường.

        Đến rạng sáng, tiêu tan mọi hy vọng chiến thắng, địch rút chạy về hướng Bắc để lại trận địa 224 chết, 41 vũ khí đủ loại và 24 bị bắt sống trong đó có nhiều tên do Tiểu đoàn 57 Địa phương quân bảo vệ phi trường bát, trong người còn mang theo chất nổ để phá hủy phi cơ.

        Song song vơi cuộc tấn công vào phi trương, Trung đoàn 275 chia quân làm 2 cánh.

        Cánh thứ nhất tiến đánh Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 nhưng gặp sức kháng cự mạnh của quân phòng thủ, phải rút vào nhà dân hai bên phố cầm cự.

Cánh thứ hai tiến qua giáo khu Hố Nai đến bố trí tại khu Gia Viên vả nghĩa trang xứ Kẻ Sặt (Hố Nai) cách trại PRENXEL JONES thuộc lữ đoàn 199 Mỹ (Long Binh) lối 500 thước, chúng xả súng dữ dội vào trại nhằm hỗ trợ toán đặc công tiến theo hộ thống ống cống ngầm vào căn cứ Mỹ. Nhưng không may hệ thống ống cống ngầm bị hư. bọn đặc công bối rối chưa kịp trở lên dă bị phát giác.

        Sáng mồng 2 Tết, trực thăng võ trang Mỹ lên tấn công liên tiếp các vị trí địch và diệt các ổ súng phòng không giữa khu nhà thờ xứ Hố Nai và khu Phú Tảo (Hố Nai) đồng thời yếm trợ phân đội chiến xa tiến theo Quốc lộ 1 đánh bọc hậu địch. Phân đội này khi đến gần nhà thở Phù Tảo bị B.40 Việt cộng bắn cháy 2 chiếc, phái rút về căn cứ xuất phát.

        Tới trưa, khi hay tin toán đặc công thất bại, Việt cộng mớ rút về hướng Duối Dia (phía bắc Tràng Bom). Bị trực thăng truy kích, chúng để lại trên Ỉ00 xác chết trong đó có cả Bộ chi huy mặt trận Biên Hòa.

        Qua ngày mồng 3 quân ta phối hợp với Lữ đoàn 199 Mỹ mở hành quân tào thanh vùng ven biên. Tổng kết địch bị giết 527 tên, 40 bị bắt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2017, 08:08:41 am »


LỰC LƯỢNG VŨ TRANG THỪA THIÊN - HUẾ TRONG TỐNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THẨN 1968

Đại tá NGUYỄN VĂN GIÁO         
Quyền chỉ huy trưởng BCHQS       

        Chiến công Xuân Mậu Thân tiến công và làm chủ thành phố Huế 25 ngày đêm của quân và dân Thừa Thiên - Huế được cả nước và bè bạn khắp nơi cổ vũ động viên, Đảng, Nhà nước biểu dương khen ngợi và tặng quân dân Thừa Thiên - Huế 8 chữ vàng: Tấn công, Nổi dậy, Anh dũng, Kiên cường".

        Trong cuộc Tổng tiến công và nối dậy ở Huế, với phương thức tiến công về quân sự và nổi dậy của quần chúng cách mạng giành chính quyền, các lực lượng vũ trang và nhân dân Thừa Thiên - Huế đã cống hiến hết sức mình để giành thắng lợi. Trong đó, mũi tiến công quân sự diễn ra vô cùng quyết liệt trong suốt cả quá trình chuẩn bị, tiến công và sau tiến công.

        Bước vào năm 1968, để phát huy thắng lợi to lớn trong mùa khô, song song với Mật trận đường 9, Quân khu Thừa Thiên - Huế mở mặt trận đô thị đánh vào trung tâm đầu não của Mỹ - ngụy.

        Giữa lúc các Đoàn 5 thuộc Huế, Đoàn 4 Phú Lộc và Đoàn 6 Phong - Quáng dang khẩn trương chuẩn bị thực hiện kế hoạch tiến công và nổi dậy của Quán khu thì ngày 19-11-1967, Khu ủy và Quân khu nhận được chí thị của Bộ Chính trị và mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng về cuộc Tổng công kích - tống khởi nghĩa trên toàn miền Nam.

        Đối với chiến trường Thừa Thiên - Huế, Trung ương chỉ rõ: chiến trường Thừa Thiên - Huế là một trong hai chiến trường trọng điếm của toàn Miền. Hướng đường 9 do chủ lực Bộ có nhiệm vụ thu hút. phán tán lực lượng cơ động chiến lược của dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho toàn Miền. Thừa Thiên - Huế phải thực hành tổng tiến công và nổi dậy đổng loạt đánh chiếm thành phố Huế và các thị xã, thị trấn, đánh tiêu diệt và làm tan rã ngụy quân, ngụy quyền, giải phóng nông thôn, thiết lập chính quyền cách mạng, tiêu diệt và tiêu hao nhiều quân Mỹ, bao vây cô lập chúng, làm cho chúng không ứng cứu được quân ngụy, sẵn sàng đánh  địch phản kích, đánh cho chúng bị tổn thất nặng, giữ vững chính quyền cách mạng, tạo điều kiện tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

        Với tinh thần hết sức khẩn trương, ngày 3-12-1967. Thường vụ Khu ủy họp để bàn triển khai thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh của Trung ương và xác định tư tường chi đạo là: động viên toàn đảng bộ, toàn dân, toàn quân tập trung sức lực và trí tuệ, khẩn trương đẩy mạnh chuẩn bị về mọi mặt, bảo đảm chấp hành triệt để chỉ thị về mệnh lệnh của cấp trên.

        Quyết tâm của Khu ủy và Quân khu là:

-           Tập trung lực lượng chủ yếu cùa Quản khu cùng với lực lượng của các đoàn, các huyện, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng vũ trang, chính trị, bí mật, bất ngờ tiến công trúng các mục tiêu, nổi dậy chiến đấu. phục vụ chiến đấu, lập chính quyền cách mạng.
-   
-           Tiêu diệt tiêu hao nặng quân Mỹ và chư hầu, đẩy mạnh bình địch vận trong ngụy quân, ngụy quyền, đánh bại ý chí xâm lược và chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mỹ trên chiến trường Thừa Thiên - Huế, bảo vệ và phát huy sức mạnh chính quyền cách mạng
-   
-           Tập trung trọng điểm là Huế, đánh vào trung tâm đầu não của ngụy quân, ngụy quyển, căn cứ quân sự lớn của Mỹ, cắt đứt giao thông Đà Nẵng - Huế - Quảng Trị, mở mặt trận đánh giao thông Phúc Lộc (mặt trận 4), ở Quảng Trị (mặt trận 7) tạo diều kiện cho mặt trận Huế (mặt trận 5) phát triển tiến công, nổi dậy.
-   
-           Chia mặt trận Huế làm hai cánh: bắc sông Hương và nam sông Hương. Cánh bắc là hướng chính, điểm tiến công khởi nghĩa chủ yếu của mặt trận lúc đầu. Cánh nam là điểm tiến công khởi nghĩa quan trọng, đồng thời là hướng chủ yếu đánh địch phản kích.
-   
-           Thảnh thị là trọng điểm nhưng nông thôn phải đồng thời khởi nghĩa sức mạnh tiến công nổi dậy.
-   
        Về thời gian của chiến dịch: Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng. Sẽ tiến hành tổng tiến công và nổi dậy vào Tết Mậu Thân (ngày 31-1- 1968). Trong 7 ngày đêm bảo đảm hoàn thành các mục tiêu cơ bản, tập trung chủ yếu vào 2 ngày 3 đêm đầu, tình hình khó khăn có thể 1 tháng hay 2-3 tháng cũng chiếm bằng được Huế.

        Bộ chi huy mặt trận Huế được thành lập trong tháng 1-1968; các đồng chí ờ Khu ủy, Quân khu, Thành ủy, Huyện ủy, Quận ủy đều xuống tham gia chi huy các hướng, các mũi tiến công.

        Công tác chuẩn bị trong lực lượng vũ trang được tiến hành hết sức khẩn trương nhằm nâng cao trình độ tác chiến cho bộ dội và cơ quan chỉ huy. Các đơn vị trung đoàn, tiểu đoàn bộ binh, các đơn vị hỏa lực, công binh, các đội công tác vũ trang, đặc biệt, biệt động đều được tổ chức lại chặt chẽ. Một số bộ dội chủ lực chuyển về tăng cường cho các huyện đội, thành đội. Thành dội lúc này có Tiểu đoàn 10, Tiểu đoàn 4 và 2 đội biệt dộng, sau đó phát triển thành 2 tiếu đoàn đặc công K1 và K2. Quân khu cũng tăng cường cho Huế thêm 2 tiểu đoàn bộ binh. Mỗi huyện cũng được gãp rút xây dựng thêm 3 đại đội biệt động và 1 đội đặc công cùng với 1 đại đội bộ binh vốn đã có. Tất cả đều rút người từ địa phương lên. Trong thanh phố cả 3 quận đều có đội biệt động riêng, đứng chân cả trong và ngoài thành phố.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2017, 07:15:19 pm »

         
        Quân khu còn bổ sung hẳn Trung đoàn 6 (Trung đoàn Phú Xuân) cho Huế, gồm 4 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn đặc công và 1 đại đội trợ chiến có ĐKZ, ĐKB, B40, B41 và cối 82. Ngoài ra, mỗi tiểu đoàn đều được tăng cường riêng 1 đại đội trợ chiến. Lực lượng cán bộ được rút lẻn từ các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang. Toàn bộ lực lượng hành quân vào Huế, dự kiến khoảng 4.2- đồng chi, trong đó bộ đội từ 3.00 - 3.400 đồng chí. Riêng Trung đoàn 6 có khoảng 1.800 quân. Hai cánh do Thành đội chi huy trực tiếp gồm khoảng 1.000 quân. Ngoài ra còn có nhiều đội công tác vũ trang hoạt dộng trên các khu vực nhỏ. Tất cà các lực lượng này đều dược xảy dựng và huấn luyện từ tháng 10-1967, sức khóe bộ dội trước đây giảm sút do thiếu ăn nay được tăng cường, tiêu chuẩn bữa ăn được nâng lẻn. Công tác chính trị, tư tưởng được phát động mạnh mẽ ở tất cả các đơn vị trên tinh thần: “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua" và “Tiến lên toàn thắng ắt về ta".

        Một đợt hoạt động quân sự được mở từ ngày 6-1 đến ngày 27-1 nhằm giữ chân, nghi binh đánh lạc hướng dịch. Các đơn vị Đoàn 5 tập trung diệt ác trừ gian làm trong sạch địa bán. Bộ đội địa phương và du kích các huyện ngoại thành (Phú Vang, Hương Thúy, Hương Trà) chặn đánh 2 cuộc càn của 4 tiểu đoàn ngụy lên vùng núi Hương Trà, diệt 300 tên địch, buộc chúng phải rút lui, bảo vệ được căn cứ đang chuẩn bị cho chiến dịch Xuân 1968. Ở mặt trận 6, bộ dội và du kích đánh địch ở ấp Mỹ Xuân, Thù Lễ, phá đường An Lỗ - Sịa.

        Tại mặt trận 4, các đơn vị bộ binh, đặc công, công binh, hỏa lực tập trung tiến công vị trí cầu Hai, đồn An Bằng, đồn Nước Ngọt diệt 400 tên địch. Du kích các xã tiến công các căn cứ địch trên dọc tuyến quốc lộ 1A, phía 20 ki-lô-mét thuộc đoạn Hải Vân - Huế.

        Đội hoạt động quân sự trên địa bàn Thừa Thiên thực hiện được việc đánh phá, cắt giao thông địch, góp phẩn và0 việc chuẩn bị hành lang, địa bàn cho cuộc hành quân của các đơn vị chủ lực và tiếp cận các mục tiêu theo kế hoạch tiến công

        Cuộc hành quân của 11 tiểu đoàn tập trung hướng chính vào mặt trận Huế bắt đầu từ chiều ngày 30-1-1968, gồm 8 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn đặc công. Các đội vũ trang biệt dộng, các đội công tác trẻn nhiều hướng, nhiều mũi cũng vượt qua vòng vây dày đặc của dịch tiến vào mục tiêu

        2 giờ 33 phút ngày 31-1-1968. pháo binh của ta đồng loạt nã vào những căn cứ lớn của dịch làm hiệu lệnh mở dầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy lịch sử.

        Trung đoàn 6, Trung đoàn 9, Đoàn 5, các đội đặc công, biệt động, trinh sát vũ trang, các đại đội bộ đội địa phương, các đội công tác, du kích, tự vệ nội, ngoại thành đồng loạt tiến đánh các mục tiêu.

        Ở cánh bắc: đại đội 1 đặc công và Đại đội 2 bộ binh thuộc Trung đoàn 6 tiến công Sở chỉ huy Sư đoàn 1 ngụy ở Mang cá. Đại đội 2 (Tiểu đoàn 2 đặc công) và Đại đội 2 (Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6) ba lần đánh chiếm sân bay Tây Lộc, tiêu hao nặng 2 tiểu đoàn địch ra phản kích. Cùng lúc đại đội 14 đặc công và Đại đội 3 (Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 6) tiến công vào khu Đại Nội diệt đơn vị Hắc Báo. Đại đội 3 (Tiểu đoàn được Trung đoàn điều động tiến chiếm Cột cờ Thành nội 9 giờ ngày 31-1-1968, chiến sĩ Trung đoàn 6 Nguyễn Văn Tuyên đã cắm cờ lên đỉnh cột cờ Phú Văn Lâu. Đồng thời một số dơn vị Trung đoàn 6 đánh chiếm các mục tiêu vòng ngoài như cầu Bạch Hổ, Kim Long, Kẻ Vạn, Văn Thánh, tiêu diệt và tiêu hao 2 tiểu đoàn địch, đánh chiếm cầu An Hòa, làng An Hòa, 5 lần đánh bại Tiểu đoàn 7 ngụy phản kích, diệt 5 xe 113 và nhiều tên địch buộc chúng tháo chạy về hướng Bao Vinh để vào Mang Cá.

        Tiểu đoàn 116 (Trung đoàn 9) tiến đánh vùng La Cha, Quế Chữ, An Lưu - Bổn Trì. Bổn Phổ, diệt 1 đại đội ngụy. Bộ dội ta cùng với các đội biệt động dẫn đường đánh chiếm cửa Hữu, cửa Thượng Tứ, cửa Đông Ba và khu phố Đông Ba. Lực lượng Tiểu đoàn 10 (Đoàn 5) và đội biệt động từ huớng Phú Vang hành quân đánh chiếm khu Gia Hội.

        Ở cánh nam: Tiểu đoàn 1 đặc công (Đoàn 5) tiến công Trung đoàn 7 thiết giáp ngụy ở Tam Thai, diệt 350 tên địch, phá hủy 35 xe thiết giáp và xe tăng

        Tiểu đoàn 4 bộ binh (Đoàn 5) đánh chiếm cầu Kho Rèn, diệt sở chỉ huy cảnh sát dã chiến, chiếm khu vực Ngã 6, đánh chiếm Đài phát thanh Huế.
 
        Các  đại đội của Tiểu đoàn 815 bộ binh tiến công tiêu diệt gọn đại đội Nam Triều Tiên tại khu Tàu Lăng, đánh chiếm Phước Quả, Ty sắc tộc, Tòa tỉnh trưởng, phá nhà lao Thừa Phù (giải phóng 2.000 cán bộ, chiến sĩ bị địch bắt), nhà lao Thấm Vấn (giải phóng 107 người). Đại đội 1 thuộc Tiểu đoàn 1 dặc cõng (Đoàn 5) danh chiếm tiếu khu Thừa Thiên, khách sạn Thuận Hóa, Hương Giang và đánh vào An Cựu diệt 2 đoàn bình định.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2017, 01:56:07 am »

 
        Tiểu đoàn 10 (Đoàn 5) đánh Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 3 nguy) ở Đổng Di và Tiểu đoàn 4 (Trung Đoàn 3 ngụy) ở Tam Đông.

        Ngày 31-1 và đêm 1-2-1968, lực lượng ta đã cơ bán chiếm dược thành phố, ngăn chặn không cho dịch chi viện cho Huế. Tuy vậy do ta chưa dứt điểm được vị tri địch ở Mang Cá nên sau này địch gây cho ta nhiều khó khăn.

        Từ ngày 2 đến ngày 7-2-1968. bộ dội ta liên tiếp đánh địch phản kích, hỗ trợ nhân dân nổi dậy, giành quyền làm chủ, tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

        Ở các huyện ngoại thành Huế, bộ dội địa phương và dân quân du kích đánh địch, hỗ trợ quần chúng nổi dậy, phát triển lực lượng.

        Tại mặt trận 4 (Phú Lộc), các dơn vị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh cắt giao thông, mở vùng giải phóng.

        Ở mặt trận 6 (Phong Quảng), bộ đội địa phương và dân quân du kích đánh chiếm nhiều căn cứ địch, bao vây quận lỵ Phong Điền, tiến công địch ở vùng Thanh Luơng, hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy.

        Đội tự vệ khu Gia Hội dược thành lập trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã hăng hái, dũng cảm chiến đấu, bắn cháy nhiều tàu chiến địch trên sông Hương. Tiểu đội 11 cỏ gái Hương Thủy đã gan dạ bám trục đường chợ Cống - Văn Dương phối hợp với Tiểu đoàn 10 đánh địch phản kích, diệt hàng trăm Mỹ-ngụy, bắn cháy 5 xe tăng.

        Từ ngày 8-2-1968, địch bắt đầu phán kích dữ dội. Chúng huy động lực lượng tổng dự bị từ Sài Gòn và vùng I chiến thuật ra, rút một số quân ở Đương 9 vào tiến hành phản kích, giải vây cho Huế, nâng tổng số địch tại mặt trận Huế lên 23 Tiểu đoàn (trong dó có 15 tiểu đoàn Mỹ). Cuộc chiến đấu diễn ra hết sức ác liệt, ta và địch giành nhau từng căn nhà, từng góc phố. Bất chấp địch đông hơn ta nhiều lần và có hỏa lực rất mạnh, quân và dân thành phố Huế vẫn kiên cường đánh địch phản kích. Có ngày ta diệt hơn 1.000 tên địch, bắn rơi, bắn cháy và phá hủy hàng chục máy bay và xe tăng.

        Do so sánh lực lượng quá chênh lệch, Bộ chi huy mặt trận quyết định cho lực lượng rút khỏi thành phố từ ngày 25-2-1968.

        Sau 25 ngày đêm chiến đấu và làm chủ thành phố Huế. quân và dân ta đã diệt, bắt sống, bức hàng hơn 25.000 tên địch, bắn rơi và phá hủy 255 máy bay, bắn cháy 41 tàu chiến, phá hủy 533 xe quân sự và nhiều kho đạn lớn của địch.

        Quân dân ta đã đánh mạnh, đánh trúng vào cơ quan đầu não Mỹ-ngụy, đập nát hệ thống chính quyền ngụy từ thôn đến tỉnh. Ta đã giải phóng gần 210.000 dân, 20 xã, 271 thôn;

        Thành lập chính quyền ở 200 thôn; chính quyền quận, huyện, xã, phường; chính quyền cách mạng tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lực lượng vũ trang ba thứ quân trưởng thành nhanh chóng cả về tổ chức, chi huy, cả về kỹ thuật, chiến thuật, đặc biệt là đánh trong thành phố.

        Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết, địch tập trung lực lượng phản kích quyết liệt, chúng mở nhiều cuộc hành quân giải tỏa hậu cứ của ta. Cuộc chiến đấu chống địch phản kích ác liệt diễn ra trên cả 3 vùng chiến lược.

        Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do sự ngăn chặn của địch, như tháng 5-1968, Tiểu đoàn 10 bị bao vây ở Vinh Thái (Phú Vang) phải mờ đường máu đưa 500 cán bộ, chiến sĩ thoát vòng vảy lên căn cứ, bộ đội thiếu ăn, đau yếu, sức khỏe giảm sút nhưng các lực lượng vũ trang trên chiến trường Thừa Thiên - Huế dã chấp hành nghiêm túc kế hoạch tiến công đợt 2, phối hợp với Sài Gòn. Trong tháng 5 và tháng 6 đã đánh hàng trăm trận càn quét của các đơn vị kỵ binh bay ở Phong Điền - Quảng điền, đánh vào 66 mục tiêu, căn cứ, quận ly như: Ấp 5, Động Toàn, Phú Thứ, Đồng Lâm, Mang Cá, cắt giao thông Thuận An - Huế, Huế - Đà Nẵng. Ở miền núi, bộ dội ta đánh bại cuộc hành quân lớn của địch, buộc chúng rút khỏi A Lưới

        Trong 3 tháng 4, 5 và 6 năm 1968 quân dân Thừa Thiên - Huế và làm bị thương gần 2.500 tên địch (trong đó diệt 25 đại đội Mỹ - ngụy), bắn rơi và phá hủy 72 máy bay, 30 xe quân sự. 33 khẩu pháo địch.

        Mùa xuân 1968, trước tình hình khó khăn ở chiến trường và do yêu cầu củng cố lực lượng, phần lớn các đơn vị chủ lực Quân khu ra hậu phương củng cố. Một số đơn vị như Tiếu đoàn 10, Tiếu đoàn 4 bộ binh: Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 2 đặc công; Tiểu đoàn 323 pháo binh, Tiếu đoàn trinh sát, các đội biệt động vẫn bền bỉ, chịu đựng gian khổ, ác liệt, kiên trì bám trụ giữ địa bàn, giữ thế, tạo thế mới để tiến công địch, khôi phục phong trào.

        Hội nghị Khu ủy Trị - Thiên tháng 11 năm 1968 đã đánh giá cao thành tích trên của các đơn vị vũ trang: Suốt trong thời gian đánh Huế đã chiến đấu hết sức dũng cám, ngoan cường và sáng tạo, đã lập được nhiều chiến công anh dũng: được nhân dân hết lòng ca ngợi và yêu mến. Tiếp theo đó lại liên tục chiến đấu với địch, chịu đựng nhiều gian khổ thiếu thốn, vẫn giữ vững lực lượng, phát huy truyền thống nâng cao trình độ chiến đấu, đã đánh được nhiều trận nhỏ, vừa đánh một số trận tốt gây cho địch nhiều tổn thất nặng.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Năm, 2017, 02:10:36 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2017, 10:19:42 pm »


THƠ TẶNG 11 CÔ GÁI SÔNG HƯƠNG

                                         Dõng dạc tay cầm khẩu súng trường
                                         Khôn ngoan dàn trận khắp trong phường
                                         Bác khen các cháu dân quân gái
                                         Đánh giặc Hoa Kỳ phái nát xương


        Chú thích!

        Tháng 2 năm 1968, được tin 11 nữ dân quân tự vệ thành phố Huế đã lập nhiều thành tích trong chiến đấu giải phóng thành phố. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen tặng bồn câu thơ trên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2017, 04:38:16 am »

      
THAM KHẢO

        (Tài liệu tham khảo này chúng tôi biên soạn trích dẫn từ nguồn tư liệu của phía Việt Nam cộng hòa, vì thế độ trung thực và tính khách quan của sự kiện chưa chính xác. Dẫu sao đây cũng là tài liệu cần cho bạn đọc tham khảo.)

HUẾ

        DIỄN TIẾN TỔNG QUÁT

        Vào tối ba mươi, thành phố Huế nhộn nhịp khác thường. Chợ Đông Ba đông chen chân không được. Những người tinh ý đều lấy làm lạ thấy nhiều người ở đâu mới lại đi dong choi. Nhưng rồi cũng chẳng ai để ý và quan tâm đến một chuyện gì sẽ xảy ra với Huế.

        Cũng như Sài Gòn, Huế cũng có một hiện tượng tương tự về giá cá. Tnước Tết hai tuần, mọi thứ hàng đều ế ẩm rẻ hơn lúc thường mà chẳng ai buồn mua, thế mà tới ngày áp Tết dân chúng tranh nhau đến mua khiến giá hàng cao lên vòn vọt

        Từ chiều 30 đến đêm giao thừa qua ngày mồng một, tiếng pháo giao thừa nổ liên hổi, dân chúng lũ lượt đi lễ đi chúc Tết lẫn nhau rất vui vẻ không có chuyện gì xẩy ra.

        Sáng mồng 1 Tết, Chuẩn tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Sư đoàn 1 bộ binh cùng toàn thế nhân viên thuộc Bộ Tư lệnh Sư đoàn đến dự lễ chào cờ đầu năm ở Phú Văn Lâu. Ngay sau đó, Chuẩn tướng được tin Quân đoàn cho biết Việt cộng trong đêm 30 Tết đã đột nhập tấn công hai thị xã Nha Trang và Quy Nhơn và cả Bộ tư lệnh Quân đoàn 1. Cấm trại được ban hành tức khắc cho các đơn vị trực thuộc. Chính Chuẩn tướng cũng ngủ tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn không về nhà. Đang say sưa với hương vị Tết, binh sĩ đồn trú vẫn không tin địch sẽ tấn công nên tuy vào trại nhưng vẫn cho la chuyện thường.

        Vào đêm mồng một Tết, Huế đang im lìm trong giấc ngủ mệt nhọc của một ngày Tết nhộn nhịp, thời vào 02g Việt cộng đồng loạt pháo kích vào Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1. Bộ Chỉ huy Tiểu khu, Trung tâm Huấn luyện Đống Đa và vị tri của Thiết đoàn 7 kỵ binh ở An Cựu.

        Khoảng trên một trăm trái cối 82 ly bắn vào khu Mang Cá lớn.

        Cùng lúc đó, địch tấn công khu Mang Cá sau khi lọt qua được cửa An Hòa. Một cánh quân địch tiến đến sân bay Tân Lộc tấn công khu quân cụ của Đại đội 1 quân cụ bị lực lượng của ta bắn chặn dữ đội. Một cánh quân tấn công cửa thành phía tây dùng bộc phá phá tan cổng tràn vào nội thành. Một đơn vị địch cỡ tiểu đoàn tấn công vị trí phía bắc cầu An Hòa tới 03g20 mới chiếm được xong tràn đánh vào làng An Hòa tưởng có một tiểu đoàn nháy dù của ta, nhưng thật ra Tiểu đoàn 2 Nhảy dù của ta đã chuyển đi nơi khác từ hôm trước. Lực lượng tiến vào nội thành chia một số quân xuống chiếm cầu Bạch Hổ, chiếm cầu này và phá một dịp cầu ở phía tả ngạn sông Hương.

        Sau khi chiếm xong cửa An Hòa và cửa Chánh Tây, Việt cộng dồn nỗ lực tấn công vào khu Mang Cá. Lực lượng phòng thù từ trên các tầng lầu bắn xuống dữ dội khiến địch tiến không nổi.

        Lực lượng đánh sân bay Tây Lộc bị rào kẽm gai ngăn cản nên chạy lạc sang đánh khu quân cụ. Đến 03gl5 Việt cộng dốc toàn lực tấn công khu sân bay, đột nhập đốt kho đạn, kho xăng và khu nhân viên kỹ thuật nhưng cả ngày hôm sau địch vẫn không chiếm được sân bay. Đêm đến, Việt cộng lại tấn công nữa, cuối cùng chiếm được khu đậu phi cơ. Sáng hôm sau, ta phản kích chiếm lại sân bay.

        Cuộc chiến giữa địch và đội thám báo của Sư đoàn 1 bộ binh đả diễn ra dữ dội quanh khu Đại nội, cuối cùng vào 5g sáng địch tràn ngập cả khu Đại nội và tới 8g sáng chiếm được cột cờ treo lên một lá cờ giải phóng

        Tới sáng mồng 2 Tết, tại phía tả ngạn sông Hương, địch trà trộn vào nhiều khu phố và kiểm soát được Đại nội, chợ Đông Ba, cửa Thượng Tứ, cửa Chánh Tây và cửa An Hòa.

        Tại hữu ngạn sông Hương, một cánh quân khác của địch phối hợp với thành đội Huế cũng làm chủ tình hình khá dễ dàng. Địch chỉ tràn ngập vào các khu dân chúng và bao vây cô lập các cứ điểm quân sự của ta. Tuy nhiên, địch đã thành công chiếm tất cả các cơ quan hành chánh trong đó có tòa hành chánh tỉnh Thừa Thiên, khu đại học v.v... Riêng khu tứ giác MACV Bộ Chỉ huy Tiểu khu Thừa Thiên - Đài phát thanh, Trường Kiểu mẫu và cầu tàu hải quân giữ được nguyên vẹn từ đầu tới cuối.

        Vào sáng mồng 2 Tết, để giải tỏa áp lực địch, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 điều động Tiểu đoàn 2 nhảy dù Từ Hạ kéo về giải tỏa thành phố. Tiểu đoàn dù  trước hỏa lực rất mạnh của địchtừ trong các  nhà dân chúng bắn  ra không sao xê dịch được nhất là trời xấu không có không quân yểm trợ Tiểu đoàn 3/3 đóng tại chợ Nam Giao phản công cũng không giải tỏa được áp lực tại vùng này. Thiết đoàn 7 kỵ binh dòng tại An Cựu được lệnh tiến sang Thành nội giải tỏa.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Năm, 2017, 01:51:24 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2017, 08:21:28 pm »

   
        Cả buổi sáng Trung tá Phan Hữu Chi - Thiết đoàn trưởng xuất trại ba lần đều bị địch bắn cầm chân. Vào buổi trưa có đoàn xe Mỹ từ Phú Bài lên, nhân dịp này Trung tá Chi đích thân mang ba chiến xa mở đường vào thành phố. Đoàn xe Mỹ vừa đi vừa bắn vào các ruộng mía hai bên đường và ngưng lại ở ngoại ô thành phố. Các thiết giáp chẳng ngại hiểm nguy cứ vọt lên nhưng khi vào thành phố tới gần Ty cảnh sát quốc gia vẫn do ta giữ, bất đồ xe ông bị B.40 địch từ khu nhà phố bắn lén cháy và ông đã hy sinh.

        Suốt cả ngày mồng 2 Tết, tình hình Huế rất hỗn tạp. Tất cả các cơ quan quân sự của ta đều giữ vững. Riêng phòng động viên  ở sát cầu Bạch Hổ, trại cảnh sát dã chiến bị địch chiếm vì binh sĩ đồn trú quá ít bỏ chạy. Tuy nhiên các cơ quan quân sự này đều bị cô lập không thể liên lạc tiếp cứu lẫn nhau. Tại Lê Lai nơi đồn trú Đại đội 811 quân cụ sau vài ngày chống cự, bị cô lập hết đạn, binh sĩ phải bỏ chạy.

        08 giờ sáng ngày mồng 3 Tết. Chiến đoàn 1 nhảy dù gồm các Tiểu đoàn 2 và 7 cùng với chi đoàn 3/7 thiết vận xa từ An Lỗ và Tư Hạ kéo về giải tòa thành phố Huế. Bộ Chi huy Chiến đoàn 1 và Tiểu đoàn 7 nhảy dù mới được tăng cường từ Sài Gòn tới Huế vào buổi trưa ngày mồng 2 Tết.

        Địch nghênh chiến và nhiều cuộc chiến rất ác liệt đã xảy ra tại làng An Hòa và làng Đốc Xo. Cuối cùng địch rút lui vào nội thành cố thủ.

        Tại đồn Mang Cá, khu quân cụ và sân bay, Việt cộng vẫn bám xiết. Địch đã mở một cuộc xung phong vào đồn Mang Cá nơi trú đóng Bộ Tư lệnh sư đoàn 1 bộ binh. Một vài phần tử xung phong địch đã lọt vào khu đại đội quân y sư đoàn đã bị tiêu diệt. Nhiều bệnh binh và y tá điều dưỡng ta bị sát hại.

        Sau nhiều ngày tác chiến với nhiều đợt phản kíchcủa ta có thiết xa, pháo binh và phi cơ yểm trợ, địch bỏ khu An Hòa. khu nhân viên kỹ thuật tại sân bay Tây Lộc rút về phòng thủ tại cửa Chánh Tây.

        Trong khi các lực lượng của ta và địch kìm kẹp và dành đánh những trận quyết liệt, các khu phố dân sự lại bỏ ngỏ cho địch thao túng để chúng dấy động lên những hoạt động chính trị trong thời gian chiếm đóng Việt cộng đã được tự do hành động và đi lại trong các khu phố
trong ba ngày liền từ mồng 2 đến mồng 4 Tết không bị một phản ứng cụ thể nào từ phía ta.

        Khi Huế bị đánh, Hoa Kỳ không có một lực lượng nào ờ trong thành phố ngoài Bộ Chỉ huy MACV ở ngay sát Bộ Chi huy Tiểu khu Thừa Thiên

        Mãi đến chiều mồng 3 Tết mới có một Đại đội Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ di chuyển từ phía đông thành phố vào được chuyển vận bằng tàu vượt sông Hương đổ bộ lên cầu tàu ngay cạnh trường Kiểu Mẫu (xem sơ đồ hành quân giải tỏa giai đoạn 1) rồi từ dó di chuyến đến Bộ chỉ huy MACV khoảng 700 thước.

        Liên tiếp trong ba ngày mồng 3, 4 và 5 Tết (1, 2 và 3.2.68) Quân lực Hoa Kỳ gồm 3 Đại đội Thủy quân Lục chiến và 1 Chi đoàn thiết xa thuộc Sư đoàn 1 Thủy quân Lục chiến đã được đưa vào khu vực hữu ngạn sông Hương và đặt căn cứ ở phía sau Bộ Chỉ huy MACV để mở các cuộc hành quân giải tỏa

        Ngày mồng 4 Tết, Việt cộng tấn công Tiểu đoàn 1 Công binh tại một cây số phía Nam Huế vả tiếp tục duy trì áp lực tại khu vực Tây Lộc, Thành nội. khu vực cột cờ, khu vực hành chánh và trưởng Đồng Khánh. Cũng trong đêm này, địch chiếm lao xá giải thoát khoảng 2.000 can phạm đủ thành phần. Sự giãi thoát các can nhân này gây thêm xáo trộn cho thành phố Huế. Các tù nhân được địch võ trang tăng thèm áp lực vào tất cả các khu phố chỉ điểm trả oán.

        Đêm mồng 5 Tết, địch đốt một kho xăng quân sự tại chợ Dinh cách Huế 1 cây số về phía đông bắc, tại An Cựu địch hoạt động lẻ tẻ xung quanh vị trí đóng quân của Tiểu đoàn 111 Vận tải.

        Cũng cần nhắc lại trong những ngày đầu của cuộc binh biến, Ông tỉnh trưởng Thừa Thiên kiêm thị trưởng Huế là Trung tá Phan Văn Khoa đều vắng mặt. Người ta tưởng ông bị địch bắn giết, nhưng sự thật ông đã trốn

        Có thể nói là mãi đến mồng 5 Tết, quân ta mới bắt đầu thực sự phản công.

        Quân lực ta và Đồng minh đã phối trí lực lượng phản công như sau:

        - Lực lượng Hoa Kỳ gồm Tiểu đoàn 2/5 Thủy quân Lục chiến có 3 Đại đội và một Chi đoàn chiến xa xuất phát từ cứ điểm MACV Thừa Thiên cộng với Chiến đoàn RAY gồm hai Đại đội TQLC Hoa Kỹ xuất phát từ đầu cầu An Cựu. Các lực lượng này được phân công giải tòa khu vực hữu ngạn sông Hương.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2017, 09:08:35 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2017, 03:31:07 am »

     
        - Lực lượng VNCH gồm Chiến đoàn 1 Nhảy dù với 3 Tiểu đoàn và 1 Chi đoàn thiết vận xa. Tiểu đoàn Nhảy dù 2 và 7 với Chi đoàn thiết vận xa xuất phát từ phía bắc Thành nội tiến vào. Tiểu đoàn 9 Nhảy dù được trực thăng vận từ Quảng Trị đến đồn Mang Cá vào chiều ngày 4 Tết và xuất phát từ đây tiến vào Thành nội. Chiến đoàn dù còn được tâng cường thêm các đơn vị của Sư đoàn 1 bộ binh đế giải tỏa khu vực tả ngạn sông Hương.

        . Ngoài ra, cũng cần kể đến một lực lượng khác nằm án ngữ ở phía tây bắc và tây nam của thành phố Huế. Đó là Sư đoàn 1 Không vận Hoa Kỳ mới đưa từ An Khê ra trước Tết để ứng phó với tình hình chiến sự tại Khe Sanh.

        Trong ngày mồng 5 Tết, lực lượng hành quân của Việt Nam đã tái chiếm được một nửa sân bay Thành nội và cửa An Hòa. Trong trận này địch chết 77 mất 27 súng đủ loại. Ta thiệt hại nhẹ.

        Trong ngày mồng 6 Tết tức ngày 4.1.1968. tinh hình không tiến triển. Địch lợi dụng các pháo đài cũ thiết lập từ thời Pháp cầm chân lực lượng bạn trong khu vực Thương Từ và Kỳ Đài.

        Về phía tả ngạn, Tiểu đoàn 2/5 TQLC Hoa Kỳ giải tỏa áp lực địch tại khu Đại học Huế và Bộ Chi huy MACV. Hoa Kỳ có chiến xa Ontos loại được trang bị 6 khấu đại bác trên xe. Họ đánh mỗi ngày một dường phố, dùng hỏa lực chiến xa bắn vào các nhà trước khi tiến vào. Đến gần tối, họ lại rút quân về đóng tại khu MACV. Đánh theo cách này. thành ra họ có tiến lên rồi lại lui về, do đó việc giải tỏa khu vực hữu ngạn sông Hương đã trì chậm và kéo dài trong nhiều ngày. Họ đã tận dụng hỏa lực hùng mạnh để tiêu diệt từng đám địch nhỏ và cũng nhằm tièu diệt địch Tiếu dotn 2/5 TQLC Hoa Kỷ coi việc chiếm đất là thứ yếu. Trên thực tế các đơn vị của Tiểu đoàn 2/5 TQLC Hoa Kỳ đã giải tỏa được áp lực cho nhiều cơ sở quân sự và cho nhiều khu dân cư nhưng trên thực tế ít giờ chiếm đóng các đơn vị này lại rút lui nên địch lại quay lại bắn sẻ. Trong ngày mồng 6 Tết, tại phía hữu ngạn, địch quân vẫn chiếm khu hành chánh gồm tòa Đại biểu, dinh tỉnh trưởng, lao xá và trường Khải Định. Ta còn cò Duyên đoàn 12 Hải thuyền tuần tiễu trên sông Hương. Duyên đoàn trong ngày này bị súng cối Việt cộng pháo kích gây thiệt hại nhỏ. Thời tiết rất xấu hạn chế các hoạt động của không quân.

        Ngày 7 Tết, địch còn tấn công Tiểu đoàn 1 Công binh tại cây số phía Nam Huế. Một Tiểu đoàn của ta được dưa vào tăng cường cho Thành nội Huế.

        Vào buổi chiều, lực lượng Hoa Kỳ đã đẩy lui quân và tái chiếm một phần lớn khu vực hữu ngạn Việt cộng cố thủ tại khu trường Quốc Học.
Vào 11 giờ 30 sáng ngày 9 Tết, được tăng cường thêm hai Tiểu đoàn từ phia An Hòa - Kim Long, địch mà một cuộc tấn công vào Tiểu đoán 4/3 trú đóng tại Chánh Tây gây cho ta tử thương và thất lạc một số máy truyền tin, vũ khí khá quan trọng. Địch bỏ lại 7 xác chết. Cũng trong đêm 9 Tết tức 7.2.68, địch giật mìn sập cầu Tràng Tiền, cầu này có 6 vai VÀ 12 nhịp, bị hư một vai.

        Ngày 10 Tết, lực lượng Hoa Kỳ chiếm lại tòa Đại biếu. Địch bám sát vào các khu: sân vận động, ga xe lửa và Phú Cam. Một lực lượng TQLC Hoa Kỳ đã 2 ngày liền chiếm đóng đầu đường Lê Lợi ngang viện Đại học Huế và trước một nhà Ga.

        Lực lượng hành quân ta trong khu vực tả ngạn không tiến được.

        Đến ngày 9.2.68 tức 11 âm lịch, tại phía hữu ngạn sông Hương, lực lượng Hoa Kỳ mới đẩy lui địch ra khỏi khu vực sân vận dộng, Phú Cam, nhà Ga. Địch phân tán mỏng và rút lui về phía Nam Giao.

        Tính từ ngày 31.1.68 đến ngày 9.2.68, nghĩa là trong 10 ngày, tại hữu ngạn sông Hương, thiệt hại địch: 934 chết, 4 bị bắt, thu 307 súng đủ loại. Thiệt hại Hoa Kỳ: 31 tử thương, 201 bị thương nặng, 80 bị thương nhẹ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2017, 05:03:17 am »


        ...

        Hổi 16 giờ ngày 10.2.68 lần đầu tiên từ khi cuộc giao tranh khởi diễn, một đơn vị TQLC Hoa Kỳ được trực thăng vận tới tăng viện cho Tiểu đoàn 2/5 bên khu vực hữu ngạn sông Hương. Tuy thời tiết rất xấu, cuộc tăng viện bằng trực thăng vận đã được hoàn tất. Trong khi đó một đoàn TQLC khác được di chuyển bằng xe từ Phú Bài vào thành phố Huế. Các giới chức có thẩm quyển và dân chúng tại hữu ngạn sông Hương lạc quan khi tiếp nhận tin tăng viện này.

        Cũng vào chiều ngày 10.2 một chiếc LCƯ của Hải thuyền Việt Nam đã cập bến trước trường Đại học sư phạm chở các đồ tiếp tế từ Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 bên tả ngạn sông Hương sang hữu ngạn cho các cơ quan quân sự của Tiểu khu Thừa Thiên.

        Phía bắc sông Hương, lực lượng của ta gồm 3 Tiểu đoàn Nhảy dù và 4 Tiểu đoàn bộ binh phải đối đầu với địch tử thủ trong công sự và nhà cửa. Gia Hội vẫn hoàn toàn do địch quân kiếm soát. Hai phần ba đường Phan Bội Châu cũng vậy. Trong Thành nội, quân ta tiến rất thận trọng vì địch quân chiếm được nhiều cao điếm. Cuộc hành quân lùng và tiêu diệt địch lại thêm phần khó khăn vì địch quân đều lẩn lút trong nhà dân chúng.

        Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 đang đứng trước hai ngả. Một là thận trọng mà tiến cố gắng chiếm từng căn nhà để cố gắng bảo vệ tài sản và nhà cửa đồng bào. Hai là quyết tâm đánh mau đánh mạnh thanh toán nhanh chóng những ổ dịch và như vậy buộc dân chúng chấp nhận một hy sinh rất lớn lao.

        Vào sáng 12.2 một đơn vị tiền thám của Chiến đoàn A Thủy quân Lục chiến được trực thăng vận vào Thành nội.

        Cùng với một trực thăng vận này hồi 18g một đơn vị TQLC Hoa Kỳ đã băng qua sông Hương sang bên tả ngạn cập bến Bảo Vinh vào Thành nội qua cổng hậu. Sáng ngày 13.2. TQLC Mỹ tiếp tục đổ bộ lên bến Bảo Vinh. Đó là lần đầu tiên từ ngày khởi sự cuộc giao tranh tại Huế. TQLC Mỹ nhập Thành nội tăng cường cho quân đội VNCH. Dân chúng có vẻ rất lạc quan.

        Trong khi đó, Lai Chữ. một địa điểm ở phía tây bắc ngoài Thành nội Huế bị pháo binh và phản lực cơ liên tiếp oanh kích. Nơi đây được coi là điểm tập trung lực lượng và Bộ Chi huy của địch quân. Cuộc chạm súng với địch trong Thành nội hết sức lẻ tẻ.

        Nhiều đoàn di cư đã tự tìm cách di tản về những vùng an ninh hơn. Miền Tây Lộc Tây Linh và vùng phụ cận Mang cá hiện đang là những điểm tập trung của một số tỵ nạn mỗi ngày một đông. Cả hai bên hữu ngạn và tả ngạn sông Hương đều thiếu cán bộ mọi ngành vì bị thất tán hoặc mất tích, hoặc đã chết hay bị địch hạ sát. Nền hành chánh ở đây đã bị hoàn toàn xáo trộn.

        Ngày 13.2 tức rằm tháng giêng Mậu Thân, lần đầu tiên từ 15 ngày qua. mưa phùn đã tạm hết sau một đêm tầm tã, gió bấc đã bớt lạnh lùng và hơn mọi điều nào khác, lần đầu tiên từ 15 ngày nay mặt trời đã ló dạng

        Trên không phận cố đô Huế tuy mầy xám chưa chịu nhường hẳn cho vòm trời xanh thắm, nhiều đợt phi cơ đủ loại đã xuất hiện nhào lộn đem thêm một chút yên dạ cho quân dân Thành nội.

        Cũng nhờ trời quang mây tạnh trong ba ngày liền 14, rằm và 16 âm lịch nên việc chuyển vận Chiến đoàn A TQLC/VN từ Sài Gòn đến chiến trường Huế để thay thế cho Chiến đoàn Nhảy dù đã quá mệt mỏi được về lai Sài Gòn nghi ngơi và bổ sung.

        Chiến đoàn A TQLC được mang đến Phú Bài rồi từ đấy di chuyển tới cầu tàu thuộc khu hữu ngạn sông Hương dùng tàu vượt sông đổ bộ lên bến Bảo Vinh. Hai trong 3 Tiểu đoàn TQLC đã đổ bộ an toàn vào Thành nội ngày 12-2-1968.

        Chiến đoàn A TQLC do Thiếu tá Hoàng Thông chiến đoàn trưởng và Thiếu tá Lương chiến đoàn phó.
Vào sáng ngày 14.2, Tiểu đoàn 1 do Thiếu tá Phan Văn Thắng chỉ huy và Tiểu đoàn 5 do Thiếu tá Phạm Văn Nhã làm Tiểu đoàn trưởng bắt đầu xuất phát. Cuộc hành quân của Chiến đoàn A TQLC/VN tại chiến trường Huế nay được mệnh danh là “cuộc hành quân Sóng Thần 739/68" khởi diễn từ Thành nội. Cũng cần nói là chiến đoàn A TQLC/VN trước khi ra Huế đã thắng Cộng quân tại Cai Uy và dự trận càn quét địch quân tại Gò Vấp khi địch mở cuộc tấn công Thủ đô vào đầu năm Mậu Thân.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM