Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:51:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mậu Thân 1968 - Cuộc đối chiến lịch sử  (Đọc 109619 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2017, 10:59:04 am »


        Cho tới sáng 21-2 Tiểu đoàn 33 Biệt động quân đã cầm chân địch tại khu vực này trong khi từng loạt đại bác và phi cơ oanh tạc dữ dội vị trí địch.

        Tiểu đoàn 33 Biệt động quân đá mất một tiếng rưởi đồng hồ để tiến qua một cánh ruộng rau muống lối 300 thước và tràn vào chiếm các cao ốc tiếp giáp với phòng tuyến của dịch.

        Tuy nhiên địch vẫn cố gắng xâm nhập cà ở phía tây bắc đô thành ngày 21.2, một lực lượng địch khoảng một Tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 272/CT9 đã bị trung đoàn 3 Sư đoàn 25 Hoa Kỳ chặn đánh tại xã Vĩnh Lộc, Tân Bình cách ranh giới Sài Gòn 6 cây số về phía tây - bắc.

        Sau trận này, áp lực địch vẫn đè nặng tại khu vực trên. Cũng kể từ trung tuần tháng 2.68. người ta thấy Sư đoàn 9 Việt cộng, một đơn vị được coi là thiện chiến nhất xuất hiện tại Hóc Môn. Dường như Sư đoàn này muốn cố gắng tạo một chiến thắng quân sự để bù đắp vào các sự thiệt hại của chúng trong cuộc tống công kích bị thất bại vừa qua.

        Sư đoàn 9 Việt cộng toan xâm nhập Trung đoàn 272 theo ngả Vĩnh Lộc và đã bị lực lượng của Hoa Kỳ chặn đánh khiến chúng bỏ lại 132 xác chết. Trung đoàn 273 tạo áp lực tại vùng Gò vấp bị lực lượng nhảy dù cùa ta án chặn nén không tạo được cơ hội mở mũi dùi vào thủ đô. Còn Trung đoàn 271 được bối trí luẩn quất ở Hóc Môn làm lực lượng tăng viện cho các toán quân hoạt động phía trước.

        Để đối phó với mọi de dọa này, ta vẫn phải duy trì nhiều binh sĩ ở Sài Gòn, gồm có 2 Chiến đoàn nhảy dù, 1 Liên đoàn thủy quân Lục chiến, 1 Liên đoàn Biệt động quân và các dơn vị mới được tạo lập bằng những quân nhân khóa-sinh, Phòng, Sở để tăng cường cho việc phòng thủ. Trực tiếp tham gia vào các cuộc hành quân giải tỏa đô thành còn có 2 Lữ đoàn Hoa Kỳ đóng ở ngoại ô để mở các cuộc hành quân ở bên ngoài. Lực lượng Hoa Kỳ này do Trung tướng KEITH L.WARE chỉ huy đóng bản doanh ngay trong vòng thành Bộ TổngTham mưu. Các công tác đào hầm hố và làm các công sự chiến đấu bằng bao cát và chăng kèm gai dược xúc tiến nhanh chóng tại các cơ quan quân sự tại thủ đô để chống pháo kích.

        Đêm 22.2 khoảng l0g ta đụng địch ở sau kho xăng Gò Vấp và ta đã đẩy lui dược.

        Ngày 23.2, tình hình an ninh tại các khu ven biên tương đối lắng dịu. Thời vào tảng sáng ngày 24.2 từ 4g40 đến 5g30, Việt cộng lại pháo kích phi trường Tân Sơn Nhất và vùng ven biên phía bắc thủ đô. Khoáng 22 trái dạn vừa BKP.82 ly và hỏa tiễn 122 ly rót vào khu căn cứ Tân Sơn Nhất gây cho 3 quân nhân thiệt mạng, 17 bị thương, 3 máy bay bị hư hại, tại đây địch pháo kích làm 2 đợt cách nhau 3 phút. Một quả rơi vào vòng thành Bộ Tổng Tham mưu gây 2 binh sĩ bị thương. Một quả lựu đạn khác rơi vào một cân nhà dân tại khu Lăng Cha Cả. Nhà cháy chỉ còn một đống gạch vụn. Hai gia đình vô tội gồm 11 người trong nhà bị chết. Địch pháo kích từ vùng phía nam phi trường cũng như mấy lần trước đều ở phía này. Khi bị máy bay săn tìm chúng chỉ đổi chỗ ít nhiều về phía Tây cũng trong khu đầy mồ mả này.

        Sau vụ thất bại đêm 22.2, địch lại cố đánh kho xăng tại xã An Nhơn Gò Vấp vào đêm 24 rạng ngày 25.2. Khởi đầu chúng mở nhiều đợt pháo kích và sau đó xua quân vào để tấn công. Nhưng đẫ bị lực lượng phòng thủ tại nơi này đánh bật ra.

        Vào sáng ngày 24.2, Liên quân Việt Mỹ có thiết giáp, phi cơ yếm trợ tiếp tục tào thanh địch đang gây áp lực và lẩn quất trong vùng các xã

        Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng và Tân Thới Trung cách Sài Gòn 10 cây số về phía tây bắc. Cuộc chiến kéo dài đến chiều. Pháo binh, trực thăng võ trang và oanh tạc cơ đã yểm trợ đắc lực cho bộ binh. Đến 20g vẫn còn những đụng độ nhẹ. Kết quả 20 địch bị bắt, 5 địch bị giết, 10 vũ khí cá nhân bị tịch thu. Về phía ta có 2 tử thương. Lực lượng địch mà ta đụng độ gồm khoảng chừng 400 tên đuợc trang bị cả súng phòng không. Một trực thăng của cố vấn Tiểu đoàn nhảy dù bị bắn rơi nhưng không ai bị thương.

        Mặt khác, tại vùng Hóc Môn cách Sài Gòn 14 cây số. Lữ đoàn 3 thuộc Sư đoàn 25 Bộ binh Hoa Kỳ đụng dịch cũng vào buổi sáng ngày 25. 2 và diệt được 32 dịch. Sau cuộc đụng độ ngắn ngủi, địch quân đã tháo chạy. Hoa Kỳ có 2 tử thương, 10 bị thương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2017, 06:25:05 pm »


        Hành quân vào vùng thuộc quận Hóc Môn cách ven Thủ đô Sài Gòn 5 cây số về hướng đông bắc, ngày 1.3.68 Tiểu đoàn 6 Nhảy dù gồm 2 Đại dội 61 và 64 chia làm 2 cánh quân tiến đến mục tiêu và trận đánh ác liệt đã xảy ra vào lúc 8g. Lực lượng địch là Đại đội B2/A7 thuộc đoàn Phú Lợi 3 Việt cộng. Vào quá muộn, quân ta đã làm chủ trận địa hạ sát 72 Việt cộng tại chỗ, tịch thu 2 thượng liên, 10 AK, 2 súng lục Trung Cộng. Bên ta có 5 chiến sỉ hy sinh, 7 bị thương. Trong số dịch chết có tên Đinh Hữu Chính, Đại đội trường B2/A7 và tên Trần Văn Ngự chính trị viên Đại dội.

        Cũng kể từ ngày này, Liên quân Việt Mỹ tổ chức nhiều cuộc hành quân giải tỏa các khu vực ngoài đô thành.

        Tại phía cầu Bình Lợi, để giải tòa áp lực địch, một cuộc hành quân gồm có các binh chủng Hoa Kỳ tham chiến đã diễn ra tại khu tam giác quận Thủ Đức. quận Lái Thiêu và quận Dĩ An trong đó những trọng điểm là rừng Đồng An, rừng Dâu trú khu Lò chén, Thuận Giao, mật khu rừng Cò Mi. Bên ngoài khu tam giác có nhiều đơn vị bộ binh gồm Thủy quản Lục chiến và Biệt động quân với sự yểm trợ của thiết giáp, giang đỉnh hợp thành một hàng rào bao quanh. Trong khu này ước lượng có 4000 quân dịch gồm những đơn vị chinh quy, chủ lực địa phương VC đã thất bại trong vụ tấn cống vào đô thành và vùng phụ cận Gia Định hôm đầu Xuân Mậu Thân và nhất là đơn vị đã đột kích Bình Lợi, Bình Triệu vào ngày 19.2. Cuộc hành quân này không đạt được kết quả mong muốn. Dường như địch quân cố né tránh nên không có cuộc chạm súng nào quan trọng ngoài những vụ chạm súng lẻ tẻ mang đến cho dịch một vài thiệt

        Lần thứ ba sau cuộc tổng công kích, địch pháo kích phi trường Tân Sơn Nhất bằng hỏa tiễn 122 ly. Các quá đạn mãi đến 9 giờ sáng ngày 2.3 hãy còn bắn vào phi trưởng. Tổn thất nhân mạng nhẹ. Thiệt hại vật chất không đáng kể ở các khu vực thuộc Chợ Lớn, địch cũng pháo kích rải rác.

        Ngày 7.3 vào hồi 14g30 tại Bà Điểm và xã Tân Thới Trung, một cuộc đụng độ khá ác liệt dã xảy ra giữa các đơn vị thuộc Tiểu đoàn 8 Nhảy dù và quân địch. Cuộc tác chiến đã kéo dài suốt 3 tiếng đồng hồ với 4 phản lực cơ thay nhau tới trợ chiến.

        Trong những ngày kế tiếp, nhờ những cuộc hành quân ven đô, tình hình chiến sự tại đô thành láng dịu, không còn có một cuộc tấn công nào bằng bộ binh và những cuộc pháo kích cũng chấm dứt.

        Kết quả thiệt hại giữa ta và địch trong các tháng 2 và 3-68 tại Biệt Khu thủ đô như sau:

        Thiệt hại ta: tử thương 323, bị thương 907, vũ khí bị mất 28 trong đó có 5 vũ khí cộng đồng.

        Thiệt hại địch: tử thương 5.289, bị bắt 415, vũ khí bị tịch thu 1.934, trong đó gồm 1.544 cá nhân và 390 cộng đồng.

        Thống kê này được trích dẫn trong các báo cáo hoạt động hành quân cùa Bộ Tổng tham mưu P.3 các tháng 2 và 3-68.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2017, 11:32:05 am »

        
        Các trận đánh trong đợt 2

        Thời kỳ thứ nhất (5-12/5/68)

        Ngày 5-5-68

        Tấn công vào Sài Gòn khởi đầu bằng một trận pháo kích bằng đạn hỏa tiễn 122 ly và BKP 82 ly vào lúc 0g30 sáng. Những trái đạn đã bắn vào nhiều địa điểm trong đô thành và vùng phụ cận:

        - Một số lớn vào phi trường Tân Sơn Nhất không gây đuợc một sự thiệt hại nào dáng kể.

        - 1 trái nổ gần nhà đại sứ Bunker.

        - 1 trái nổ gần chợ Bến Thành.

        - 1 trái nổ làm sập nhà hơi điện trước bệnh viện Phuớc Thiện và căn nhà lầu số 314 đường Nguyễn Trãi.

        - 11 trái khác nổ rải rác ở đường Tự Do, Thống Nhất. Hoàng Diệu. Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kí.

        Sau đó địch xuất hiện tấn công vào lực lượng Thủy quân Lục chiến án ngữ trên trục giao thông xa lộ, tấn công cầu Bình Lợi, tấn công cầu xa lộ
Phan Thanh Giàn, tấn công bót Cầu Tre tại vùng Bình Thới. Các cuộc tấn công này xảy ra trong khoảng thời gian từ 03g30 đến 5giờ sáng không mang lại cho địch một thắng lợi cụ thể nào. Nhưng qua các cuộc tấn công này địch đã xâm nhập và bám chắc vào các khu dân cư tại vùng Thị Nghè cùng một khu phố thuộc Đa Kao và tại vùng Bình Thới thuộc Chợ Lớn.

        Trong khi đó vào khoảng gần sáng tại nội thành, nhiều phần tử địch nổ súng lẻ tẻ và bắc loa tuyên truyền. Đó lá những toán cán bộ và đặc công võ trang tuyên truyền địch. Bọn chúng đã xuất hiện tại các đường Phố Cơ Điều. Nguyễn Trãi, Trần Quý, Phan Văn Trị, Cô Giang, Đề Thấm, Nguyễn Thiện Thuật, Cao Đạt và Trần Bình Trọng.

        Ngoài các hoạt động trên, một toán địch mưu toan đột nhập vào Ty cảnh sát Quận 8 nhưng không thành công. Một toán khác đã xâm nhập được vào tòa hành chánh Quận 5 treo cờ và đốt một số hồ sơ.

        Ngay sáng sớm ngày 5/5, các lực lượng phản kích của ta đã mỡ các cuộc hành quân thanh toán và ngăn chặn.

        Một đơn vị BĐQ tiến sang giải tỏa khu vực Bình Thới khi tới Phú Bình ngang lò da Phú Thọ thời đụng độ với địch. Vì địch bám trong các nhà cửa của dân chúng và dân chúng còn bị kẹt trong vùng địch nên trận đánh tiếp diễn suốt ngày ta vẫn không làm chủ được tình thế.

        Một lực lượng khác gồm TQLC phối hợp với Cánh sát dã chiến cũng đã tới khu Thị Nghè ngay khi trời chưa sáng. Các lực lượng chỉ ngăn chặn không cho địch tràn lan sang những khu dân cư khác và vì ngõ ngách và khu phố' toàn nhà kiên cố nên lực lượng bạn chỉ cố gắng xiết chặt vòng vây và tiến chiếm từng nhà không thể đẩy địch ra khỏi trong ngày dược. Một điều tai hại cho ngành cánh sát là Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Lan tới chi huy mật trận này đã bị thương nặng vào buổi trưa.

        Tại xóm Chiểu quận 4, bốn thiếu nữ VC chưa kịp hoạt động gì đã bị nhân viên an ninh ta bắt, tịch thu 4 súng lục Trung Cộng.

        Tại quận 5 khoáng 7 giờ sáng bọn địch vẫn chiếm tòa hành chánh Quận 5, Trung tá Trương ty cánh sát đích thân tới giải tỏa.

        Tại Quận 6, ngoài vụ đụng độ ở Bình Thới, áp lực địch rất mạnh khiến ngay trong buổi sáng dân cư rất nhốn nhác bồng bế nhau di tản cư. Vào buổi chiều, các quận 6, 7 và 8 đã có những áp lực rất mạnh của địch. Chính tại Quận 8 trong đêm 4 rạng 5 địch đã đặt BKP 82 ly để bắn vào đô thành. Tuy rằng trong ngày 5/5 chưa có vụ dụng độ nào chính thức xảy
ra tại các quán này nhưng ngươi ta cho xâm nhập lén lút vào được.

        Kết quả từ 4 giờ sáng 5/5 đến 18 giờ chiều, trong 8 quận đô thành ta đã hạ được 32 dịch, 25 bị bắt sống và tịch thu 70 vũ khí đủ loại. Về phía cảnh sát dã chiến có 6 chiến sĩ bị hy sinh.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Tư, 2017, 09:09:37 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2017, 07:40:12 am »

          
        Ngày 6.5.68

        Địch lại mở thêm mặt trận ngã tư Bảy Hiền. Một đơn vị địch xâm nhập từ hương lộ 14 qua đường Hồ Tấn Đức, Lê Văn Duyệt ngã tư Bảy Hiền vào nghĩa trang quân đội Pháp.

        Ngay sau dó một lực lượng nhảy dù của ta được điều dộng từ Biên Hòa và đã thanh toán xong toán địch này trong ngày.

        Buổi chiều ngày 6.5 vào 18g 00 một nhóm đặc công dịch lại xuất hiện ở cổng xe lửa số 6. Sơ khởi chúng bắn chết một quân nhân Hoa Kỳ di Honda ngang qua. Kế đó, ta mở cuộc hành quân thanh toán tuy bắn chết được 3 tên nhưng bọn chúng vẫn lẩn lút trong khu xóm dọc đường hỏa xa.

        Trong suốt ngày, các trận đánh tại Thị Nghè vẫn tiếp diễn với một mức độ yếu hơn hôm truớc. Nhưng trận đánh tại Bình Thới vẫn không có tiến triển mặc dù ta dã dùng đến không quân oanh kích.

        Ban dèm, địch lại pháo kích. Các quả đạn rớt bừa bãi vào đường Nguyễn Cảnh Chân khu gần nhà đèn Chợ quán, bến xe lô đường Nguyễn Huệ và Nha cảnh sát đô thành. Một quả hỏa tiễn 122 ly trúng khách sạn Catinat đại lộ Nguyễn Huệ.

        Ngày 7.5.68

        Địch xuất hiện ở quận 8 tại đường Phạm Thế Hiến. Tình hình tại vùng Bình Thới khẩn trương thêm. Suốt buổi sáng, các lực lượng bộ binh không làm sao tiến vào các khu vực trên được, nên buổi chiều từ 15 giờ đến 18 giờ các khu trục cơ và phản lực thi nhau oanh kích vào cả hai khu vực trên, nhất là khu vực Bình Thới.

        Ngày 8.5.68

        Tình hình Chợ Lớn trở nên nghiêm trọng hơn. Địch xâm nhập vào khu vực cầu Bình Tiên. Một số khác xuất hiện ở ngã tư đường Hậu Giang, Minh Phụng và các khu kế cận như khu Bãi Sậy, hãng dệt Nam A, Lò Gốm. Một lực lượng của ta vào buổi sáng được tăng viện tới khu này mới làm giảm được áp lực địch và dồn chúng vào khu Lò Gốm. Vào lúc 13g 00 phi cơ trực thăng bắt đầu xa kích khu này.

Tình hình tại quận 8 cũng rất khẩn trương. Trong buổi chiều, khu trục cơ ta oanh kích vào một vài địa điểm tại vùng này.

        Ngày 9.5.68

        Một trận mới mở ra ở vùng Khánh Hội. Địch tập trung quân tại vùng Tân Thuận Đông uy hiếp quận 4.

        Một mật trận mới nữa mở ra tại Tân Thới Hiệp, Gò Vấp nhưng lực lượng địch bị quân Nhảy dù cùa ta chặn đánh khiến chúng bị thiệt hại nặng và phải bỏ ý định xâm nhập vào thành phố qua ngả này. Trận này đến ngày  11.5 mới chấm dứt hẳn.

        Mặt trận Chợ Lớn trở nên gay cấn. Tình hình buổi sáng cho thấy ở đây có 3 mật trận chính.

        - Mặt trận Phạm Thế Hiển thuộc vùng quận 8 - tại vùng này địch rất mạnh uy hiếp ta trầm trọng kể từ đêm 8 rạng ngày 9.5.

        - Mặt trận Bình Tiên tại dây địch chiếm hãng rượu Bình Tây.

        - Mặt trận Minh Phụng, mặt trận này ăn thông qua Xóm Giá, Cầu Tre, Binh Thới địch chiếm các cao ốc cố thủ.

        Các lực lượng BĐQ của ta có chiến xa của Sư đoàn 9 Hoa Kỳ yểm trợ hồi 9giờ 00 sáng mở một cuộc phản công dữ dội vào khu Minh Phụng. Cùng lúc đó nhiều trực thăng võ trang xạ kích yểm trợ. Nhiều đám cháy đã bốc lên tại khu vực này đến chiều chưa tắt.

        Đêm khuya vào lối 04giờ00 sáng rạng ngày 10/5, địch lại pháo kích vào phi trường Tân Sơn Nhất trên 10 quả dạn hỏa tiễn 122 ly.

        Ngày 10.5.68

        Mặt trận Khánh Hội trở nên trầm trọng trong đêm 9/5. Vào buổi sáng sớm ngày 10.5, chiến xa Mỹ và bộ binh tiến vào nằm bố trí hai bên cầu Tân Thuận.

        Mặt trận cầu chữ Y trở nên gay cấn vào quá trưa khiến khu trục cơ phải oanh kích liên miên từ 14giờ00 đến mãi 18giờ00. Tiếng súng nổ suốt đêm với nhiều đám cháy cao ngất tại khu vực này.

        Mặt trận Minh Phụng vẫn tiếp diễn suốt ngày rất ác liệt.

        Một sự kiện cũng được ghi nhận là vào buổi trưa cầu tạm Thị Nghè Sài Gòn bị sụp đổ vì sức nặng của một xe thiết giáp Mỹ đi qua.

        Ngày 11.5.68

        Mặt trận cầu chữ Y tiếp diễn sôi nổi suốt ngày. Vào buổi sáng một lực lượng của Sư đoàn 9 Hoa Kỳ có chiến xa yếm trợ đã vượt cầu chữ Y xung phong vào các phố Phạm Thế Hiến, Âu Dương Lân. Một cuộc ác chiến đã xảy ra tại đây mãi gần tối ta mới làm chủ được tình thế và giải vây cho một lực lượng bạn bị địch vây cố thủ trong trường trung học La San. Cho đến tối các đám cháy tại vùng này vẫn còn cất cao.

        Tại mặt trận Chợ Lớn gồm các khu vực Minh Phụng, đường 46, đường Phú Thọ tình hình tạm yên. Quân ta đã làm chủ được tình thế tại đây. Vào buổi chiều một lực lượng BĐQ tiến về Bình Thới miệt Phú Thọ Hòa đã gặp một sức chống trả khá mạnh của địch. Ta đã dùng khu trục và trực thăng võ trang xạ kích. Kế đó 4 phi tuần phản lực tới dội bom 350 ký. Khi trời tối sẩm dưới ánh hỏa châu, BĐQ đã tiến lên và làm chủ được chiến trường Bình Thới vào khoảng 23 giờ đêm.

        Ngày 11.5.68

        Đây là ngày ghi dấu các trận phản công quyết liệt của quân ta và đồng minh.

        Cũng trong ngày này, Sư đoàn sinh viên bảo vệ thủ đô được thành lập.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Tư, 2017, 11:47:07 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2017, 09:08:54 am »


        Ngày 12.5.68

        BĐQ đã tái lập trọn quyển kiểm Soát khu vực Quận 5 và Quận 6 tại Chợ Lớn.

        Vào buổi sáng bên ta mở một cuộc hành quản cuối cùng vào vùng cầu chữ Y mãi tới trưa cả ổ kháng cự cuối cùng của Cộng quân mới bị thanh toán. Vào buổi chiều trước khi trời tối, địch bắn một vài quả đạn BKP 82 ly rớt xuống hẻm số 340 đường Đỗ Thành Nhân. Ban đèm dịch còn đột kích phá hoại dược một thanh cầu xa lộ gần Sài Gòn.

        Các mặt trận quanh thủ đô lần lượt im tiếng súng kể từ ngày 13.5. Các sinh hoạt của đô thành trở lại bình thường

        Kể từ ngày 5 đến 12 những tổn thất nhân mạng như sau đã được ghi nhận tại Biệt khu thủ đô.

        Địch:

        - 1629 tên bị lực lượng Mỹ hạ. 49 bị bắt.

        - 880 tên bị lực lượng Việt Nam (VN) hạ, 172 bị bắt.

        - 405 tên bị lực lượng cảnh sát hạ.

        - 68 tên bị DPQ và NQ hạ, 10 bị bắt
-   
        (tống cộng: 2962 bị hạ: 281 bị bắt).

        Bạn:

        - 67 Mỹ tử thương, 363 bị thương.

        - 70 chủ lực quân VN tử thương. 363 bị thương.

        - 65 ĐPQ và NQ tử thương, 306 bị thương.

        - 08 ĐPQ và NQ tử thuơng, 37 bị thương.

        (tổng cộng: 210 tử thương: 979 bị thương).

        Thời kỳ thứ hai (5.5 - 18.6.68)

        Trong thời kỷ này, có hai mặt trận rõ rệt xảy ra: một tại phía bắc thủ đô (Gia Dịnh) và một tại phía nam (Chợ Lớn)

        Tại phía bắc thủ đô, phân khu 1 và 5 Việt cộng đã điều động 2 Trung đoàn là Trung đoàn Đồng Nai gồm có Tiểu đoàn K.3 và K.4 và Trung đoàn Quyết Thắng gồm có Tiểu đoàn Quyết Thắng 1 và Quyết Thắng 2 cùng một số đặc công phân tán từng bộ phận nhỏ.

        Trung đoàn Đồng Nai đã lặng lẽ xâm nhập qua các kẻ hở của vòng đai phòng thủ vào từ ngày 23.5 nhưng thực sự tới ngày 25.5 mới phát động trận đánh. Đúng ra, địch chưa muốn đánh sớm nhưng vì sự xâm nhập bị tiết lộ. Khởi sự địch đã từ vùng An Thới Đông xâm nhập vào thành phố Gia Định đưa Bộ chi huy nhẹ Trung đoàn Đồng Nai với tiểu đoàn K.3 Phú Lợi vào trước. Toán quán này đã len lỏi vào tới khu chùa tập thành thuộc ấp7. Bọn chúng đợi quân xâm nhập thêm để từ vùng này băng qua cầu tiến tới vùng Bà Chiểu vượt đường Bùi Hữu Nghĩa qua ấp 4 xã Bình Hòa vào đường Trần Nhật Duật làm đà vọt vào Quận 1 Sài Gòn. Nhưng khi chúng đến chùa Tân Thành bị quân ta phát giác. Liền ngay đó các lực lượng ta đuợc điều động đến ngăn và mở hành quân tảo thanh cho nên chiến sự đã chỉ hạn chế trong khu ấp 7, khu cầu Sơn, cầu Băng Ky, Cây Quéo và Cây Thị.

        Mặt trận cầu Băng Ky trong mấy ngày đầu xẹp ngay vì địch không có bao nhiêu bị TQLC thanh toán lẹ làng mới vỡ lẽ ra lực lượng chính cùa chúng đã dồn sâu vào bên trong để đánh vào thành phố còn tại nơi đây chúng chỉ có một ít quân bảo vệ đường xâm nhập cho các lực lượng chi viện của chúng vào.

        Lực lượng Nhảy dù đã gặp một sức chống trả mãnh liệt của địch ở khu chúa Tập Thành. Địch đã tổ chức hầm hố quyết tử thủ khu vực này và qua 13 ngày giao tranh ác liệt tức là vào ngày 5.6.68 quân ta mới kiểm soát đưọc khu vực chùa.

        Trung đoàn Quyết Thắng với hai Tiểu đoàn 1 và 2 của Gò Môn (Gò Vấp và Hóc Môn) mải đêm 31.5 mới từ Rạch Ông Nên vượt qua đường ray xe lửa vào vùng Cây Thị để tăng viện cho các hoạt động trong nội thành. Lực lượng địch khi vào chạm trán ngay với TQLC và xảy ra các cuộc đụng độ ở vùng cầu Băng Ky.

        Mặt trận cầu Băng Ky vì vậy lại sôi động nhưng chỉ trong 2 ngày lực lượng TQLC dẹp tan hết các dám quân địch ở đây.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2017, 09:21:40 pm »

 
        Ngày 5.6.68 chấm dứt mặt trận khu Tập Thành. Chiến trận lại chuyển sang vùng Cây Quéo. Địch kèm ta trong khu tứ giác Ngô Tùng Châu, Hoàng Hoa Thám, Lê Quang Định và một con đường không tên. Trong khi đó, bọn chúng định lòn qua xóm Thơm để đánh vào các khu vực gần Bộ Tổng Tham mưu.

        Mặt trận này mà địch định mở lan rộng ra đã bị các lực lượng ta kiềm chế nên chấm dứt ngày 11.6 do địch tự dộng rút đi sau khi bị thiệt hại quá nặng.

        Vừa dứt mặt trận Cây Quéo. Mặt trận Cây Thị lại mở ra trong ngày 12.6 rất sôi động. Sau đúng một tuần lễ giao tranh các đám tàn quân địch kiệt quệ định rút lui mà không có lối thoát để cuối cùng những kẻ sống sót còn lại của Trung đoàn Quyết Thắng phải đầu hàng tập thể ngày 18.6.68.

        Tóm lại, Trung đoàn Quyết Thắng VC coi như hoàn toàn tan rã sau khi 152 cán binh thuộc 2 Tiểu đoàn 1 và 2 ra hàng. Theo lời hàng binh Thượng úy Phan Văn Xướng, Trung đoàn Quyết Thắng khi xâm nhập vào có 400 quân trang bi đầy đủ, đến chiều ngày 17.6 còn 229 người trong đó có 120 bị thương nhẹ. Trung đoàn trưởng Ba Vinh chết ngay lúc đầu. Chính ủy hai Phái lên thay. Với số hàng tập thể và bị chết trong các vụ chạm súng ngày chót ở vùng cầu Băng Ky, Trung đoàn Quyết Tháng chỉ còn lối 20 tên lọt lưới chạy thất tán.

        Trung đoàn Đồng Nai cũng bị tổn thất nặng trong các vụ chạm súng những ngày đầu tiên và ở vùng Cây Quéo. Mặt khác, một lực lượng của Trung đoàn này định tăng viện cho mặt trận Gia Định bị lực lượng Nhảy dù gây tổn thất nặng ở vùng An Phú Đông. Quân số còn lại của Trung đoàn này lối 250 tên đã phái rút về vùng Bình Mỹ 9 cây số phía tây bắc Tân Uyên.

        Tại mặt trận Chợ Lớn, Phân khu 2 Việt cộng điều động Tiểu đoàn 6 Bình Tân và Tiểu đoàn 308 phân tán cấp Tiểu đội, Trung đội xâm nhập từ Phú Định vào các khu vực dân cư phía nam Chợ Lớn Hai Tiểu đoàn địch khi rút ra chỉ còn khoảng 100 tên chạy về mật khu Bà Vụ để bồi dưỡng.

        Suốt trong thời kỳ tấn công vào thủ đô, không đêm nào là địch không bắn hòa tiễn 122 ly vào thành phố. Nhịp độ pháo kích vào đô thành sau ngày 18.6 giảm thiểu và sau vụ pháo kích chót vào phi trường Tân Sơn Nhất đêm 21.6. địch mới chấm dứt hẳn.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Tư, 2017, 09:38:28 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2017, 07:14:19 am »

 
SÀI GÒN VÀO XUÂN 68

HOÀN TỐ NGUYÊN        

                                  Giặc Mỹ!
                                  Chẳng công sự nào che nổi mạng bay
                                  (Hầm 6 thước chiều sâu, tường ba thước bề dày!
                                  Khi ta đạp bật cửa tầng năm sứ quán!
                                  Đèn nè-ông tắt trên mắt bay hốt hoảng
                                  Chỉ còn ánh sáng:
                                  đạn vọt khỏi nòng
                                  Và, sao vàng cờ xanh đỏ bay tung
                                  Và, mất triệu người sau trước ngắm
                                  Giữa lưới nhện ngụy quyền rách toang từng mảng
                                  Chổi lửa súng ta lia
                                  Bay bò qua vỏ chai rượu uýt-ky
                                  Vòi nước rỉ, chen nhau há mõm!
                                  Những đầu não phát lệnh vây còn, tra tấn
                                  Ta bóp bẹp trong tay!
                                  Trọng pháo ta gầm khóa chặt họng bay
                                  Đài phát thanh bật lời rên rỉ
                                  Nóng bỏng tràn bay bóng đầu ruồi bắn tỉa...
                                  Chờ đợi bánh mì ở cánh trực thăng
                                  Xa lộ, sân bay lở loét - Ta vằm
                                  Khói xăng vẩn đặc khí trời bay thở
                                  Lừa đuổi theo bay ào khắp phố!
                                  Đồng chí, đồng bào ơi!
                                  Ta chẳng hỏi nhau từ đâu xuất hiện
                                  Mũ tai bèo
                                  cát-két công nhân
                                  áo ngụy quân vằn vện
                                  Mười bốn năm rồi
                                  Còn trái tim nào không buốt nhát dao:
                                  Chân bước đi quên trăng tỏ trên đầu
                                  Người bị trói nhìn người bị giết
                                  Ôi Sài Gòn !
                                  Thành phố Hồ Chí Minh
                                  Giặc Mỹ đến khoét sâu sào huyệt
                                  Nọc độc tự nơi này lan khấp châu thân
                                  Miền Nam ta da thịt tím bầm!
                                  Của ta
                                  Những đại lộ thênh thang tàn me khoe lá lục
                                  Nhịp guốc biểu tình nện mòn gạch lát!
                                  Của ta
                                  Chợ Bến Thành chẳng lúc vắng truyền đơn
                                  Mộc Bốn Bình thành chốn pháp trường!
                                  Của ta
                                  Các cửa ô dập dìu xe thổ mộ
                                  Vú sữa, sầu riêng tham theo vó ngựa!
                                  Của ta
                                  Sông Nhà Bè, cầu Ồng Lãnh, bến Lăng Tô
                                  Nơi tiễn bước bôn ba tuổi trẻ Bác Hồ!
                                  Của ta
                                  Hòn ngọc Viễn đông giành từ tay giặc Pháp
                                  Thơ Đồ Chiểu, Nguyễn Du ấm từng viên đá ngục! Của ta
                                  Nơi, tiếng Việt thanh tao đâu chỉ để nói thầm
                                  Tiếng Mỹ dùng chửi lũ ngoại xâm!
                                  Thành phố này không dung cờ giặc Mỹ
                                  Ta vẫn xé, như mười tám năm xưa đã xé
                                  Chúng thêm hai sao hay đến ngàn sao
                                  Cờ thực dân ta chẳng quen chào!
                                  Ơi Sài Gòn!
                                  hoan hô những chiến hào giữa lòng đô thị!
                                  hoan hô những lưỡi lê xuyên hầu Mỹ - ngụy!
                                  Cho tôi hôn lên những chiếc hôn
                                  Cho tôi hôn những cánh tay ôm
                                  Chói băng đỏ và sáng lòa vũ khí!
                                  Ôi, những tiếng "đồng bào", "đồng chí"
                                  Nín trong ta giờ vang dột tường cao
                                  Át tiếng bom thù!
                                  Đất mẹ dẫn chao
                                  Triệu lòng dân vẫn vững
                                  Ôi ta đánh trận này thật sướng
                                  Trận tổng tấn cổng!
                                  Khắp miền Nam rên tiếng thét xung phong
                                  Chào những Phú Nhuận. Bàn Cờ, Thủ Thiêm, Chợ Quán
                                  Gạo lức, cơm đùm bốn mươi năm nuôi Đảng
                                  Chào những Chí Hòa, Khánh Hội. Hàng Xanh, Phú Lảm
                                  Ào ạt ra quân
                                  Mở lối chính quyền Cách mạng!
                                  Đẹp biết mấy những xóm nghèo lép bụng
                                  Nhường nhau từng lon gạo phá kho lương
                                  Lệ rưng rưng mắt kẻ trót lầm dường!
                                  Sài Gòn xuống đường.
                                  Sài Gòn nổ súng...
                                  Mùa xuân tiến theo bước người đánh lớn
                                  Đêm ngày trời ừng sắc da cam
                                  Hoa mai xòe trên đất khét tro than
                                  Thắp những vì sao
                                  Không tắt.


10-2-1968       
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tư, 2017, 06:14:05 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2017, 06:07:36 am »

       
CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TÁC CHIẾN CỦA BIỆT ĐỘNG SÀI GÒN

TRẨN PHẤN CHẤN - NGUYỄN VĂN TRÍ        

        Tháng 4 năm 1965, tại căn cứ Suối Dây tỉnh Tây Ninh, Khu ủy Sài Gòn - Gia Định họp quán triệt Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 và triển khai nhiệm vụ theo yêu cầu “Kế hoạch X" đã được đặt ra từ trước mùa khô 1964-1965 với phương án chuẩn bị tích cực kiềm chế và thắng địch trong cuộc "chiến tranh đặc biệt" ớ mức cao nhất ở miền Nam, ra sức tranh thủ thời cơ, tập trung lực lượng của cả nước giành thắng lợi quyết định ở miền Nam trong thời gian tương đối ngắn; đồng thời sẵn sàng đánh Mỹ trong trường hợp chúng đưa quân chiến đấu vào chiến trường, thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ".

        Từ đó, một trong những nhiệm vụ trên giao cho Quân khu Sài Gòn - Gia Định về mặt vũ trang là tiến hành xây dựng một lực lượng biệt dộng, chuẩn bị các điều kiện bảo đảm để lực lượng này có thể cùng một lúc bất ngờ tập kích chiếm lĩnh các cơ quan đầu não cấp trung ương của ngụy tại Sài Gòn - Chợ Lớn và vùng ngoại ô khi có thời cơ chiến lược.

        Thực hiện nhiệm vụ trên, Quân khu ủy và Bộ chỉ huy Quân khu Sài Gòn - Gia Định thảnh lập Đoàn biệt động, mật danh là F1001.

        Về công tác bảo đảm, nhiệm vụ cụ thể của Fl00 là trực tiếp và bí mật tiến hành chuẩn bị các điều kiện bảo đảm cho F100 và cả các lực lượng biệt động được bố trí sẵn trong thành phố thực hiện nhiệm vụ như đã xác định. Có 25 mục tiẻu tại "Thủ đô" địch lúc bấy giờ được xép vào “loại A" bao gồm các cơ quan đầu não của ngụy về quân sự, chính trị, kinh tế, các khu vực xung yếu về quân sự, các đầu mối giao thông thủy bộ. Nội dung bảo đảm tại chỗ gồm: Lực lượng xung kích, các hầm vũ khí, chỗ tập kết quân, phương tiện vận chuyển và chiến đấu, lực lượng công khai, cơ cấu chi huy tại chỗ của lực lượng biệt động và sở chi huy của cấp trên trong nội thành

        Khác với trước, ở Sài Gòn. việc bảo đảm được chuẩn bị cho từng trận, từng tổ, đánh xong trận này thì chuẩn bị cho trận khác; nay phải đồng thời chuẩn bị một loạt mục tiêu, nhiều vũ khí phương tiện chiến đấu, phải có sẵn ở khu vực tác chiến, nhiều tổ chức và nhiều cơ sở. Công tác bảo đảm mọi mặt phải tiến hành ngay trong lòng địch, nên nhiệm vụ này dược xác định là "phần chìm", phần hạn chế tối đa người biết, ngay những người trực tiếp làm cũng chỉ biết được phẩn việc của minh.

        Hai bộ phân bảo đảm đấu tiên được thành lập là:

        Bộ phận vận chuyển từ căn cứ ngoài vào thẳng nội thành lấy mật danh là A20, chi huy trưởng là Đỗ Tấn Phong (Ba Phong), chính trị viên - bí thư chi bộ là Dương Long Sang (Hai Sang).

        Bộ phận xây dựng nội thành, mặt danh là A30, chỉ huy trưởng là Ngô Thành Vần (Ba Đen), chính trị viên - bí thư chi bộ là Võ Văn Thành (Sáu Thành), sau đó năm 1966 là Nguyễn Văn Trị (bí thư chi bộ). Đồng chí Ngô Văn Thành phụ trách chung, chủ yếu là bộ phận căn cứ; đồng chí Nguyễn Văn Trị phụ trách công tác Đảng và nội thành.

        Đầu năm 1967, đảng ủy, Bộ chỉ huy quân khu Sài Gòn - Gia Định chỉ thị hai đơn vị tập trung vào nội thành. A20 đổi thành J8, A30 đổi thành J9 (gọi là cụm), hai đảng ủy cụm được thành lập.

        Đảng ủy J8 gồm: bí thư Dương Long Sang, các đàng ủy viên: Võ Văn Thành, Sáu Ven.

        Đảng ủy J9 gồm: bi thư Ngô Thành Vân (kiêm chi huy trưởng); các ủy viên: Nguyễn Văn Trị (kiêm chính trị viên), Nguyễn Lập Hòa (chỉ huy phó).

        Đảng ủy J9 gồm 3 chi bộ (hai ở bên trong, một ở bàn đạp).

        Thảng 5 năm 1965, một đơn vị chiến đấu Mỹ đầu tiên đã vào chiến trường Đông Nam Bộ (Lữ đoàn dù 173), báo trước sự chuyển chiến lược của Mỹ từ “chiến tranh đặc biệt" sang "chiến tranh cục bộ". Mặc dù phương án kết thúc chiến tranh giải phóng miền Nam trong"chiến tranh đặc biệt", cùng "kế hoạch X" không thực hiện được nhưng đã tạo được cho ta thêm điều kiện sẵn sàng đánh Mỹ trong suốt hai năm 1966-1967, đồng thời sẵn sàng chớp thời cơ thực hiện tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.

-------------------------
        1.Chỉ huy trưởng: Nguyễn Đức Hùng (Tư Chu); Chính ủy: Võ Tâm Thành
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tư, 2017, 06:50:13 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2017, 09:40:18 am »


        Ngay từ trước năm 1965, cùng với quá trình xây dựng cơ sở, ta đã xây dựng dược các lõm chính trị ờ các xóm lao động, từ đó xây dựng được các hầm bí mật, cơ sở tạm trú, các cơ sở giao liên hợp pháp. Các cơ sở nội thành đã chuyến về trên nhiều phương tiện phục vụ chiến đấu như đồng hồ (để tạo mìn hẹn giờ), xe đạp, radio, máy ảnh, ô tô, bản đồ hệ thống cống trong thanh phố 1 ... Từ sau khi thành lập F100, ta đã xây dựng, phát triển mạnh mẽ hệ thống bảo đảm, trước hết là vũ khí phục vụ tác chiến nội thành.

        Nói đến việc xây dựng hệ thống cơ sở ém vũ khí ở nội thành phải nói đến việc xây dựng cả hệ thống bàn đạp, hành lang vận chuyển trên bộ. dưới sông, các hầm bí mật chứa vũ khí.

        Bên trong, địch đánh phá cơ sở, lục soát, hàng đêm, bắt chụp ảnh từng nhà để truy tìm “Việt cộng". Bên ngoài chúng đánh phá hành lang, bàn đạp, hòng đẩy ta ra xa Sài Gòn hàng trăm cây số, cùng với các chốt ngăn chặn, hành quân cánh sát, hành quân "bình định” và hành quân “tìm diệt" (như các cuộc hành quân Grimp, Cédarfalla... ).

        Đảng ủy, Bộ chi huy quân khu nêu khẩu hiệu và phương châm hành động cho các cánh, các đon vị đột nhập: "Khấn trương, táo bạo, vững chắc", "thọc sâu - trụ bám - bung ra", "Dựa vào dân", quán triệt phương châm trên, lực lượng bảo đảm quyết tâm xây dựng vùng “tam giác sắt"2 làm nơi đứng chân gồm từ căn cứ Bến Cát (Thanh An - Cỏ Trách, Bến Dược, Bến Súc, Tranh Tuyền.), lưng dựa Hố Bò, Phú Mỹ Hưng (Củ Chi), xuống Cù Chi (Thái Mỹ - Truông Viết - Phước Trạch), Tràng Bàng (An Tịnh - Gia Lộc - thị trấn).

        A20 có xí nghiệp cao su ở Rạch Bắp (Bến Cát) làm cao su, các thiết bị cao su, chuyển vũ khi bằng đường bộ, đường sông xuống Sài Gòn. Những người đảm đương chủ yếu cho việc này là gia đình ông Võ Văn Nhân (Chín Khổ) vận chuyển đường sông, các anh Nam Phùng, Sáu Mỉa vận chuyển đường bộ.

        A30 xây dựng được một đội ngũ giao liên chuyên nghiệp và giao liên hợp pháp. Các gia đình ông Dương Văn Ten (Chín Ten); ông Tư Dậu ven quốc lộ 1 và chung quanh là cà một khu vực hầm bí mật chứa vũ khí, kể cả từ thờ trong nhà. Có những gia đình là điểm trung chuyển vũ khí. Hệ thống cơ sở này giúp các đơn vị bảo đảm bảo vệ vững chắc hầm vũ khí. đổng thời tạo được cơ sở tài chính để tự nuôi sống đơn vị.

        Việc xây dựng các điểm ém vũ khí nội thành là công việc hết sức phức tạp, trong đó phái đạt các yêu cầu: đúng chỉ đạo của trên về khu vực, đất phải cao ráo (sâu 2m không có nước) địa điếm thông suốt đường xe vận tải nhỏ, và đặc biệt để đạt yêu cầu an toàn thì việc chọn người là tối quan trọng. Khi đã có vũ khí, có người cách mạng trong nhà thì cả gia đình trên “ngọn núi lửa", cho nên không chỉ cần có “tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" mà còn phải có bản lĩnh, mưu trí.

-------------------
       1.Do đồng chí Ba Giên. chuyên viên thiết kế đồ họa tàu thuyền làm việc ở hãng cố vấn Mỹ chuyên về chương trình dẫn nước sông Đồng Nai, đưa ra

        2. Tên do quân Mỹ đặt để chỉ 1 vùng đất ở phía bắc Sài Gòn, hình tam giác với 3 đỉnh là thị trấn Bến Cát, ngã ba sông Sài Gòn và sông Thị Tính, Thị Lư, Bến Súc, về sau hiểu rộng là cả một vùng giáp giới, các tuyến Bến Cát - Củ Chi - Trảng Bàng
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2017, 01:11:36 am »

      
        Cuối năm 1967, sau khi đánh bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô của Mỹ, quân dân ta bước vào thời điểm chuẩn bị gấp rút nắm bắt thời cơ "một ngày bằng hai mươi năm".

        Đến lúc này lực lượng bảo đảm đã nắm được một hệ thống 15 lõm chính trị trên toàn nội thành1 với trẽn 200 gia đinh, trên 300 nguời tham gia và đã xây dựng được 15 cơ sở ém vũ khí, ém người, đặt cơ quan chỉ huy (mỗi cơ sở có thể có nhiều hầm).

        Những cơ sở ém vũ khí quan trọng trong cuộc Tống tiến công và nối dậy Xuân Mậu Thân gồm nhà số 65 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quận 1) tức hiệu may Quốc Anh của gia đình đồng chí Trần Phú Cương và vợ là Trần Thị Út (cũng là chiến sĩ biệt động).

        Kho nhà 436/58 Lê Văn Duyệt (nay là đường Cách Mạng Tháng 8 - Quận 3) do đồng chí Lê Tấn Quốc (Bảy Rau Muống) phụ trách. Kho này kết hợp với kho đống chí Trần Văn Lai phục vụ tiến công dinh Độc Lập.

        Hầm nhà số 287/70 Trần Quí Cáp (nay là đường Võ Văn Tần - Quận 3) của đống chí Trần Văn Lai (Tự Mai Hồng Quế, năm USOM) phục vụ tấn công dinh Độc Lập.

        Hầm nhà số 248/27 Nguyễn Huỳnh Đức (nay là Huỳnh Văn Bánh, Phú Nhuận) do ba Bùi Thị Lý xây dựng, kết hợp hai hầm và kho khác phục vụ tấn công Bộ Tổng Tham mưu ngụy; hầm kho nhà số 281/26/29 Trương Minh Ký - Phú Nhuận (nay là Lê Văn Sỹ - Tân Bình) của đồng chí Phan Văn Bảy, sau giao lại cho con gái là Phan Thị Thúy; hầm nhà số 438/38B ấp Bác Ái, xã Bình Hòa (nay là dường Phan Van Trị. phường 11. quận Bình Thạnh) của đồng chí Trần Văn Miêng (mất trước Mậu Thân, giao lại cho vợ là Vô Thị Sang).

        Hầm nhà 59 Phan Thanh Giản, Đa Kao, Quận 1 (nay là đường Điện Biên Phủ) của chị Nguyễn Thị Huệ (Hai Phê) phục vụ tiến công tòa Đại sứ Mỹ.

        Hầm nhà 93/22 Cường Đế (nay là Ngô Đức Kế, quận Bình Thạnh) phục vụ tiến công Bộ Tư lệnh hải quân ngụy.

        Nhà số 171 đường Bạch Đằng, Hàng Xanh, quận Bình Thạnh của gia đình đồng chí Vũ Bá Tài. nơi trú đóng của 8 cán bộ, chiến sĩ cơ yếu trong cuộc Tống tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân.

        Đặc biệt, tiệm Phở Bình số 7 Yên Đổ (nay là Lý Chính Thắng, Quận 3) của gia đình ông Ngô Toại là Chỉ huy sở tiền phương cùa Phân khu 6 (ngay trước giờ xuất quân và trong đợt 1 cứ mặt các đồng chí Võ Văn Thạnh - chính ủy Phân khu và Nguyễn Đức Hùng, tham mưu trưởng - nguyên chi huy trưởng F100).

----------------------
       1.Các khu vực: ấp Đông Ba, Phú Nhuận (nay là phường 7, quận Phú Nhuận; Võ Di Nguy nay là Phan Dinh Phùng) - Tự Đức - Sư Nguyễn Minh Chiểu (Phú Nhuận); Lê Quang Định - Cây Quéo (Bình Thạnh); Lê Văn Duyệt (nay là Đinh Tiên Hoàng - Binh Thạnh) - Bùi Hữu Nghĩa - chợ Ba Chiểu, Bàn Cờ, đường Vạn Kiếp, đường Trần Tế Xương, bót Hàng Keo (Gia Định); Trần Quang Diệu (quận 3); đường Trần Quốc Toản (nay là 3/2), đường Lý Thái Tổ (lúc đó thuộc quận 3, nay quận 10) Hàng Xanh - Bạch Đằng - Hồng Thập Tự (nay là Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bình Thạnh); Cầu Kho, xóm lao động và cầu Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Nguyễn Văn Trỗi); các đường Lê Thánh Tốn. Gia Long (nay là Lý Tự Trọng), Nguyễn Trung Trực; Hòa Hưng. Tân Định - xóm Chùa; Thuận Kiều - Triệu Đà (nay là Ngô Quyền, Quận 10).
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM