Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:23:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mậu Thân 1968 - Cuộc đối chiến lịch sử  (Đọc 109607 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #40 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2013, 10:21:40 am »


   Tiến công nổi dậy đợt 1 Tết Mậu Thân, đánh địch phản kích.

   Giờ G, ngày N trên toàn miền được quy định là 00 giờ đến 2 giờ ngày 31 tháng 1 năm 1968, tức đêm mùng 1 sáng mùng 2 Tết theo lịch cũ. Các tư lệnh Quân khu, các chỉ huy các cụm biệt động đã được phổ biến 48 giờ trước giờ G.

   Một việc đáng tiếc là do đổi lịch ở miền Bắc, Khu 5 và Tây Nguyên nổ súng trước, theo lịch mới(1). B2 nhận được lệnh hoãn, nổ súng đúng lịch cũ.

   Do đó, tuy vẫn còn “cái bẫy Khe Sanh” ám ảnh và chưa nắm được ý định tổng công kích của đối phương, từ ngày 29 tháng 1 năm 1968 địch đã tăng cường bố phòng ở Sài Gòn. Ở nhiều ngã ba, ngã tư có xe Jeep gắn đại liên chực sẵn, các đội tuần tra nhan nhản trên đường phố.

   Mặc dù vậy, từ ngày 29 đến ngày 30 tháng 1 năm 1968 (tức mùng 1 Tết Mậu Thân), theo kế hoạch, các chiến sĩ biệt động, từng người, từng tốp, bằng mọi phương tiện, xe đò, xe hơi nhà, xe lam, xe gắn máy… dưới dạng người đi làm về, người đi ăn tết… lần lượt vào các vị trí ém quân ở nội thành, gần các mục tiêu.

   Vào thời điểm này, riêng Đỗ Tuấn Phong chỉ huy cụm Biệt động 6-9 phải huy động đến ba hầm chứa vũ khí: hầm nhà Trần Văn Miêng – Võ Thị Sang, số nhà 348/38B Bác Ái, Bình Hòa, Gia Định (này là phường 11, quận Bình Thạnh)(2); hầm nhà Phan Văn Sự và Phan Trọng Thúy, 99/1C Trương Minh Ký (nay là nhà 281/26/9 Lê Văn Sĩ, quận 3); hầm nhà Bùi Thị Lý 246/25 Nguyễn Huỳnh Đức nay là đường Huỳnh Văn Bánh, phường 11, quận Phú Nhuận).

   Đêm mùng 1 Tết Mậu Thân (ngày 30 tháng 1 năm 1968), Chính ủy Phân khu 6 Võ Văn Thanh từ cơ sở bí mật nhà Nguyễn Nông, số 241/5 đường Bạch Đằng (cầu Long Vân tự) Bình Thạnh, đến sở chỉ huy bí mật số 7 Yên Đổ - tiệm Phở Bình do ông bà Ngô Toại làm chủ. Trước gần 100 cán bộ, chiến sĩ, cơ sở, các ban chỉ huy các cụm, các cánh, Chính ủy trịnh trọng đọc lời hiệu triệu của Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng, động viên “lời thề biệt động” “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, phổ biến giờ G, phát lệnh tiến công.

   Giờ giao thừa Tết Mậu Thân 1968, quân dân miền Nam náo nức đón thơ Chúc Xuân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

   …

   “Tiến lên, toàn thắng ắt về ta!”

   Lời thơ Bác như một hồi kèn xung trận!

   Phương án hành động: biệt động bất ngờ đánh chiếm mục tiêu và giữ trong khoảng 1 giờ chờ các tiểu đoàn mũi nhọn và lực lượng thanh niên xung kích hoặc lực lượng định binh biến đến hỗ trợ tăng cường và chiếm luôn mục tiêu.

___________________________

(1) Có nhận được lệnh hoãn, nhưng quân đã ém nên xin đánh trước.

(2) Chủ nhà là Trần Văn Miêng (bán bong bóng) đã từ trần. Nhưng trước khi mất đưa cho vợ là Võ Thị Sang một nửa tờ bạc và dặn “nếu sau này có ai đến đưa ra nửa tờ bạc còn lại, ăn khớp thì cho phép người đó nhận vũ khí”. Chị Sang đã làm tròn nhiệm vụ cách mạng mà chồng đã giao lại vào ngày 30 tháng 1 năm 1968.

Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #41 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2013, 10:22:01 am »



   Theo hợp đồng, “giờ G” được báo hiệu bằng những loạt pháo ĐKB bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ chỉ huy MACV, vị trí chỉ huy của tướng Westmoreland, nhưng đã không thực hiện được. Chờ mãi không thấy, 2 giờ sáng ngày 31 tháng 1 năm 1968 bộ phận phối thuộc cho tiểu đoàn 268 Phân khu 2 ở phía tây Tân Sơn Nhất bắn 8 quả 82 li vào sân bay. Cả thành phố coi đó là hiệu lệnh tấn công.

   Cụm biệt động 6-9 gồm 27 tay súng do Đỗ Tấn Phong chỉ huy cơ động trên 2 chiếc xe hơi, hình thành 2 mũi tiến công vào cổng số 4 gần ngã ba Trương Quốc Dung – Võ Tánh (nay là Hoàng Văn Thụ) Bộ Tổng Tham mưu Sài Gòn và cổng Phi Long sân bay Tân Sơn Nhất ngay sau loạt cối 82 vừa nổ. Địch quá đông, chống trả quyết liệt, cả hai mũi không vào được bên trong. Sáng ra, địch tung bộ binh và thiết giáp có máy bay yểm trợ liên tục oanh kích. Ở khu vực Trương Quốc Dung, đường Võ Tánh các chiến sĩ cụm 6-9 lợi dụng địa hình, địa vật, anh dũng đánh lui từng đợt xung phong của địch, diệt 2 xe GMC, phá hủy 1 đại liên, loại khỏi vòng chiến nhiều tên địch. Chiến sĩ Phạm Thị Mỹ (Phạm Thị Oanh) vừa làm liên lạc vừa chiến đấu, lúc cầm súng thay đồng đội bị thương vong, lúc trèo lên cao quân sát địch báo cáo cụm trưởng, lúc lại vận chuyển đạn băng qua lưỡi lửa địch để tiếp tế cho đơn vị, bị thương không rời trận địa (các đồng chí Đỗ Tấn Phong và Phạm Thị Oanh sau này đều được tuyên dương Anh hùng các lực lượng vũ trang).

   Không có tiểu đoàn bộ binh 267 của Phân khu 2 và 500 thanh niên sinh viên đến tiếp sức ở hướng này như hiệp đồng, 14 giờ ngày 1 tháng 2 năm 1968 đơn vị hết đạn, cụm 6-7-9 buộc phải nhanh chóng giải quyết hậu quả, phân tán về vị trí quy định, mặc dù ở hướng bắc Bộ Tổng Tham mưu Sài Gòn, tiểu đoàn 2 Phân khu 1 và đội đặc công đã đánh được cổng số 4, lọt vào trụ lại một góc bên trong, đang đánh phản kích.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2017, 11:43:36 am »

    
       Do thành viên fantomasft đã không quay lại VMH từ 2010 nên tôi số hóa tiếp cuốn này (được đến đâu hay đến đấy)



        Lực lượng tiến công “Phủ tổng thống” (dinh Độc Lập) gồm 17 chiến sĩ đội 5 (có 1 nữ) do Trương Hoàng Thanh chỉ huy. Lúc 1 giờ 30 phút sáng, từ số nhà 180/70 Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần), lực lượng xuất phát với 3 xe hơi nhỏ và một hòn đá (có 1 xe hơi chứa chất nồ đề phá huỷ mục tiêu). Gần đến dinh Độc Lập ở phía đường Nguyễn Du, lính gác địch phát hiện bắt dừng lại. đoàn xe cứ tiến, chúng la lên báo động. Các chiến sĩ trên xe đầu nổ súng diệt mấy tên này và dùng bộc phá để phá cổng cho xe chứa chất nổ lao vào, tiếc ráng bộc phá không nổ. Tuy vậy, tổ đột phá đã lọt vào được bên trong. Địch bắn xối xả, 2 chiến sĩ hy sinh, số còn lại phải tạm lui, hai bị thương. Địch từ các phía bên trong ập tới bịt kín các cổng. Các tổ xung kích buộc phải triển khai dội hình chiến đấu trên đường Nguyễn Du. Từ phía đông xuất hiện 1 toán lính 7 Mỹ, theo sau có 7   xe Jeep chở đầy lính đang lao tới. Các chiến sĩ dùng B40 bắn cháy cả hai xe và dùng AK quét sạch đám chạy bộ. Ngay sau đó trên đường Thù Khoa Huân lại xuất hiện 1 xe Jeep chờ lính cũng đang lao tới. Đợi chúng đến thật gần, chiến sĩ đội 5 liên tiếp đánh 5 lựu đạn, diệt tất cả địch trên xe. Như vậy, sau 30 phút, đội 5 diệt 3 xe Jeep và khoảng 20 tên địch. Địch kéo đến mỗi lúc một đông, có cả xe bọc thép. Thêm một số chiến sĩ hy sinh. Đã 3 giờ sáng, không thấy tiểu đoàn bộ binh mũi nhọn và thanh niên, sinh viên kéo đến tiếp sức như kế hoạch. Đến 4 giờ sáng thêm đội trưởng Trương Hoàng Thanh hy sinh. Gần sáng điểm lại còn 8 người, nhưng có 4 bị thương phải rút vào số nhà 56 Thủ Khoa Huân và tổ chức cố thủ trên lầu 3. Đói, mệt, giữa vòng vây giặc, 8 chiến sĩ ngoan cường, chiến đấu suốt cả ngày 31 tháng 1 năm 1968 tức mùng 2 Tết (trong dó có nữ y tá Chín Nghĩa). Quân ngụy dùng thang cứu hỏa leo lên lầu. Anh em chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, tháo súng, vứt bỏ, lại dùng gạch đá, gỗ chặn địch. Chiến sĩ lê Tấn Quốc (Bảy Rau Muống), với khẩu AK làm nhiệm vụ chốt chặn ở cẩu thang, anh dũng hy sinh. Mờ sáng hôm sau, 7 chiến sĩ còn lại lên sân thượng chuyền qua ngôi nhà kế tiếp và tiếp tục di chuyển. Đến ngôi nhà 108 đường Gia Long (dường Lý Tự Trọng bây giờ), tất cả rơi vào tay giặc (năm 1978 liệt sỉ Lê Tấn Quốc dược tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang).

        Lực lượng tấn công Đài phát thanh Sài Gòn gồm 12 chiến sĩ đội 4 và 2 nữ biệt động do Nguyễn Văn Tăng, cụm trường cụm 3-4-5, phụ trách chung. Năm Lộc trực tiếp chỉ huy, Đặng Xuân Tèo chính trị viên. Vũ khí được ém tại nhà vợ chồng Trần Phú Cương (Năm Mộc), Trần Thị Út số 65 đường Nguyễn Bình Khiêm quận Westmoreland (tiệm may Quốc Anh) xuất phát tại đấy là một tổ đi bộ, 2 tổ di xe1 (1 xe Toyota và 1 Honda) lúc 2 giờ 59 phút. Vừa tiếp cận mục tiêu, mới bước xuống xe, địch đã nổ súng, lái xe Trần Phú Cương bị thương nặng, trước khi tắt thở, động viên đổng đội tiến lên. Sau 3 phút chiến đấu, đội 4 đã làm chủ Đài phát thanh. Mục tiêu của đội 4 là dập tiếng nói của địch, đồng thời dùng phương tiện của địch vừa chiếm được phát đi tiếng nói của cách mạng động viên tinh thần, sĩ khí của quân dân thành phố và toàn miền Nam tiến lên giành thắng lợi quyết định. Thế nhưng sau khi chiếm, kỹ thuật vién đi cùng đã bị địch ngăn chặn không đến được, kỹ thuật viên của địch thì đã bỏ chạy, nên kế hoạch không thực hiện được. Trong khi đó, trực thăng của địch đã xuất hiện và kêu gọi đầu hàng (!), 15 phút sau từ hướng Đa Kao, một đoàn xe thiết giáp địch lao tới. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt đến sáng. Đội 4 đánh thiệt hại 1 đại đội lính dù, 1 trung đội an ninh thủ đô ngụy. Nhưng nhiều cán bộ chiến sĩ lần lượt hy sinh. Không có lực lượng mũi nhọn Phân khu 5 và lực lượng thiết giáp địch làm binh biến đến tiếp cứu như hiệp đồng. Các chiến sĩ biệt động truớc lúc hy sinh dùng 20 kg thuốc nổ phá hủy hệ thống máy móc của đài. Tập thể 4 đội viên còn lại hy sinh ở Đài phát thanh: Năm Mộc, Bảy Thân, Nhẹ, Hổng, chỉ có Đặng Xuân Tèo rút ra được, vào nhà Năm Mộc. Sáng hôm ấy, trong dòng người tiến về Đài phát thanh, chị Trần Thị Út, vợ Năm Mộc, hết sức bàng hoàng, tận mắt thấy địch khiêng xác chồng mình quăng lên xe, chị cố nén đau thương để không cất lên tiếng khóc. Quay trở lại nhà, chị bình tĩnh và thông minh trước tình huống dịch đang bao vây, khám nhà, đặt máy nghe trộm... trong lúc 2 cán bộ chỉ huy còn trong hầm bí mật. Mãi đến sáng ngày 3 tháng 2 tức mồng 5 Tết, chị mới tổ chức được cho Tư Tăng và Ba Tèo thoát ra được khỏi nhà về căn cứ. Đêm hôm đó, chị Út độn bụng giả làm người đi nhà thương sinh đẻ để thoát khỏi ngôi nhà, đến tạm trú nhà chú ruột là Trần Văn Trổ ở đường Trần Quý Cáp. Ngày 10 tháng 2 năm 1968, dịch khám xét, lục lọi nhà chị một lần nữa, phát hiện được hầm bí mật, nhưng mọi việc đã rồi2.

------------------------
       1. Xe chạy ra đường Phan Thanh Giản rẽ qua đường Phan Đình Phùng đến  cổng đài phát thanh.

        2. Tuy vậy, cũng vẫn tung tin bịp "đã bắt được thủ phạm Trần Thị Út“, đăng ảnh chị  trên các báo kèm theo những lời “thú nhận tội lỗi và cầu xin được hưởng lượng khoan hồng", cùng một bài tường thuật dài về những phát hiện ở số nhà 66 Nguyễn Bình Khiêm mà chứng gọi lá "cơ sở may quân phục của Việt cộng“, với đầy đủ hồ sơ chi tiết về căn hầm bí mật và một bàn thống kê tỉ mỉ nào vải, máy kháu, dao kéo, kim chỉ... mà chúng tịch thu được. Trong khi đó chị Út đã được đưa ra vùng căn cứ của khu Sài Gòn - Gia Định, chính thức trở thành chiến sĩ biệt động.

« Sửa lần cuối: 28 Tháng Hai, 2017, 02:34:01 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2017, 06:15:27 am »


        Cuối năm 1969, với tấm căn cước thật mà địch đã cấp mang tên Trần Thị Liên, chị Út hợp pháp trở lại Sài Gòn với cương vị đội trường đội trinh sát gổm 20 chiến sĩ hoạt động trong thành phố, cho đến ngày Sài Gòn giải phóng.

        Trận đánh Đài phát thanh Sài Gòn đã làm câm tiếng nói gọi là “Tiếng nói Việt Nam Cộng hòa" từ những giờ phút đầu cuộc tiến công Tết Mậu Thân vào Sài Gòn. Trần Phú Cương sau được tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang.

        Tại Bộ Tư lệnh Hải quân Sài Gòn, 16 chiến sĩ biệt động của đội 3 do Trần Văn Lém (tức bảy Lốp) chi huy, dùng xe Simca lúc 1 giờ 50 phút áp sát mục tiêu, diệt ngay một số lính gác ở cổng trước, phía bến Bạch Đằng. Tổ bộc phá lập tức lao vào trong, dưới sự yểm trợ của tổ hòa lực. Địch đánh trả mạnh. Các chiến sĩ lần lượt người trước ngã, người sau lao tới. Địch dồn toàn lực bao vây đội 3. Cuộc chiến đấu kéo dài đến sáng. Không có tiểu đoàn Thủ Đức và 200 thanh niên sinh viên đến tiếp sức như hiệp đồng. 14 chiến sĩ biệt dộng anh dũng hy sinh, chỉ còn 1 nữ chiến sĩ trở về được căn cứ và Hai Liễu vượt sông Sài Gòn về tới cánh 4 Thủ Đức.

        Cùng lúc những trận đánh trên, 17 cán bộ chiến sĩ dội biệt động 11 Ngô Thành Vân (Ba Đen) chỉ huy chung, Phan Văn Sửu (Bảy Tuyền) đốc chiến, Út Nhỏ trực tiếp phụ trách đội đi trên xe du lịch Dauphin và một xe tải nhẹ Peugeot 304, xuất phát từ nhà chị Hai Phê - Nguyễn Thị Huệ, số 59 Phan Thanh Giản (nay là đường Điện Biên Phù) cách mục tiêu 200 mét chạy theo đường Mạc Đĩnh Chi tiếp cận tòa đại sứ Mỹ (ở đường Thống Nhất) lúc 1 giờ 45 phút. Sau khi diệt 2 lính gác Mỹ ở cổng gác và dùng thuốc nổ phá thủng bức tường bao quanh, toàn đội xông vào sâu, tiếp cận tòa nhà, dùng hỏa lực phá tung cửa và giao chiến với lính Mỹ bảo vệ. Các chiến sĩ biệt dộng lọt vào tòa Đại sứ Mỹ trong lúc Đại sứ Mỹ Bunker đang ở một cơ quan Mỹ trên đường Parsteur. Tên linh Mỹ gác điện thọại chỉ kịp kêu một tin hiệu cấp cứu đã bị bắn gục ngay tại bàn. Lúc 3 giờ 5 phút, một chiếc xe đi tuần cùa quân cảnh Mỹ bắt dược tin hiệu cấp cứu phát sứ quán vội chạy tới, 2 tên quân cảnh vừa nhảy xuống bị diệt tại chỗ. Nhận thấy tiểu đoàn 716 quân cảnh của Mỹ không đủ sức bảo vệ tòa Đại sứ Mỹ, Fred Weyand (tư lệnh các lực lượng dã chiến Mỹ ở vùng 3 Chiến thuật) điều một bộ phận lực lượng Sư đoàn Nhảy dù 101 ở miền Đông đổ quân bằng trực thăng xuống nóc nhà tòa Đại sứ Mỹ.
        
        Nhưng chiếc trực thăng đầu tiên bị bắn quá mạnh, việc đổ quân không thế thực hiện được lúc trời chưa sáng.

        5 giờ sáng, giặc đã vây 4 phía bên ngoài, tiếp 7 trực thăng của sư đoàn dù 101 lại ồ ạt kéo đến dùng hỏa lực và chất độc hóa học để dọn bãi đổ quân. Không có 200 thanh niên sinh viên đến chi viện đội 11 theo hoạch. 7 giờ sáng, quân cánh Mỹ mang mặt nạ đầu heo xông vào cổng chính, 20 phút sau đó hãng AP Mỹ đã đưa tin do ký giả Peter Arnett từ Sài Gòn điện về New York: -Việt cộng đã chiếm lĩnh bên trong tòa đại sứ”. 8 giờ trực thăng trở lại đổ quân Mỹ xuống sân thượng. Chiến sĩ đội 11 độc đảm chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Toàn đội dùng cảm hi sinh, bị thương, bị bắt.

        Cán bộ, chiến sĩ đội 11 mới được giao nhiệm vụ ngày 27 tháng 1 năm 1968 và trưa ngày 28 tháng 1 năm 1968 mới bắt đầu làm công tác tổ chức tại nhà Bộ Chiêu (Bến cát). Phần lớn chiến sĩ mãi đến tối ngày 30 tháng 1 năm 1968 mới được biết. Tuy nhiên anh em chiến đấu rất xuất sắc chiếm tòa Đại sứ Mỹ từ tầng trệt đến tầng 3 trong 6 giờ, hy sinh tại chỗ 15 cán bộ, chiến sĩ, đội trường Đồng Đen bị thương và bị bắt. Phía Mỹ: chết 27 (trong đó có 22 tử thương ở bệnh viện), bị thương 124 người.

        Trận tiến cỏng tòa Đại sứ Mỹ làm chấn động nước Mỹ. Nhà báo Mỹ Don Oberdoỉíer viết (trong cuốn sách dày 380 trang xuất bản ở New York): “Tuy là trận đánh nhỏ về số người tham gia, nhưng đã kích động mạnh công chúng Mỹ về chính trị và tâm lý. Sứ quán Mỹ, nơi ngọn cò sao và vạch chính thức cắm trên lãnh thổ Việt Nam, là điếm tượng trưng cho mọi cố gắng và quyền lực Mỹ! Trận đánh làm cho người ta nghĩ rằng các lực lượng cộng sản mạnh hơn nhiều so với mức chính phủ Mỹ mô tả... Và như vậy, chiến tranh còn lâu mới kết thúc..”.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Ba, 2017, 06:24:12 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2017, 08:06:42 pm »


        Cụm 7-8 biệt động có 30 súng, có nhiệm vụ tấn công Biệt khu thủ đô và Tổng nha cảnh sát, yêu cẩu phải chiếm giữ một thời gian, theo kế hoạch có tiểu đoàn 6 Bình Tân của Phân khu 2 và 1000 sinh viên thanh niên đến tiếp sức. Chiều 30 tháng 1 năm 1968 từ địa bàn đứng chân An Tịnh (Trảng Bàng), cụm bắt đầu hành quân.

        Nhưng khi toàn thành phố nổ súng, phối hợp với các đơn vị Phân khu 2, Phân khu 3 chưa chặt, cụm này hãy còn ở ấp 2 Tân Nhựt, cách Sài Gòn 15 km vể phía tây nam, do đó không thể hoàn thành nhiệm vụ.

        Đội biệt động 90C có nhiệm vụ tấn công nhà lao Chí Hòa, giải thoát tù nhân. Đêm 30 tháng 1 năm 1968 đội hành quân từ Sa Nhỏ (Củ Chi). giữa đường gặp địch, dơn vị nổ súng và rút lui. Đội 90C không hoàn thành nhiệm vụ.

        Trong đợt 1, theo kế hoạch, các lực lượng thành đoàn sẽ tổ chức đại hội liên hoan “Tết Quang Trung" tại vườn Tao Đàn và sau khi biệt động chiếm các mục tiêu trong nội đô, lực lượng học sinh sinh viên sẽ đến phối hợp làm chủ các mục tiêu ấy. Cũng theo kế hoạch, các cơ sở binh vận ở Lữ đoàn dù 1, căn cứ thủy quân lục chiến, một đơn vị thiết giáp, cục an ninh quân đội và căn cứ thiết giáp Phù Đổng, sẽ nối dậy làm binh biến và đưa lực lượng đến tiếp sức cho quân giải phóng ở hai mục tiêu dinh Độc Lập và Đài phát thanh. Các kế hoạch trên đều không thực hiện được, lý do trực tiếp là các điều kiện đều chưa chín muồi, dưới một nguyên nhân bao trùm là vấn đề tương quan lực lượng. Ngoài ra, thời gian hành động không phố biến kịp đến cấp thực hiện trực tiếp, các đơn vị biệt động hầu như không được chuẩn bị về mục tiêu tiến công.

        Tại nhà số 7 đường Yên Dỗ, nơi đặt sở chi huy tiền phương phân khu 6, sáng mùng 3 Tết, lúc Bộ Chỉ huy vừa đi, quân cảnh Sài Gòn đến bao vây, xông vào nhà bắt hai vợ chồng Ngô Toại, con gái, con rể và một số cán bộ, chiến sĩ liên lạc còn ở lại theo nhiệm vụ. Tại Tổng Nha Cảnh sát, địch bắt bác Ngô Toại lột hết quần áo, trói chặt chân vào ghế rồi dùng gậy đánh, đố nước vào miệng, xịt dầu len tóc rồi đốt... chết đi sống lại, bác vẫn một mực không khai điều gì, không nhận là cơ sở biệt động. Địch đày bác ra Côn Đảo, lại tiếp tục tra tấn đủ kiểu, bác giữ trọn lòng trung với cách mạng cho đến ngày được trao trả (năm 1973).

        Với ý chí quyết tâm và lòng dùng cảm cao, chiến công của các đội biệt động Sài Gòn vang dội trong Tết Mậu Thân, nhưng sự tồn thất không nhỏ (41 hy sinh, 26 bị bắt trong số 86 trực tiếp chiến đấu).

*

*       *

        Phối hợp với biệt động nội thành, các tiểu đoàn mũi nhọn, các trung đoàn thọc sâu khẩn trương bôn tập triển khai đội hình tiến công theo hiệp đồng.

        Cùng thời gian, lực lượng biệt động cụng 6-9 tiến công Bộ Tổng Tham mưu Sài Gòn ở cổng 2, tiểu đoàn 2 Gò Vấp - Hóc Môn được tăng cường một bộ phận tiểu đoàn 4 đặc công, thực hiện nhiệm vụ tấn công Bộ Tổng Tham mưu từ phía cổng số 5.

        Đêm trên đường bôn tập tiếp cận mục tiêu, người cán bộ địa phương dẫn đường tự ý tách khỏi đội hình, đơn vị phái mò mẫm, vận động theo sự chỉ dẫn của đồng bào, mãi đến 4 giờ sáng ngày 31 tháng 1 năm 1968 mới bắt đầu tấn công Bộ Tổng Tham mưu cổng 5 phía bắc. Trong điều kiện không còn bất ngờ, tiểu đoàn 2 phải nổ súng chiến đấu từ bên ngoài.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Ba, 2017, 08:19:02 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2017, 08:11:50 pm »


        Mặc dù vậy, 7 giờ sáng, một mũi của tiểu doàn đã chiếm được cổng 5 phát triển vào bên trong, bắt tù binh dẫn dường chiếm kho đạn, kiềm chế sân trực thăng. 9 giờ sáng, địch tung tiểu đoàn dù 8 có xe tăng M41 yểm trợ mở cuộc phản công vào cổng 5. Các chiến sĩ giải phóng lợi dụng công sự có sẵn và sử dụng các đại liên mới chiếm được đánh trả có hiệu quả. Trong lúc đó, từ các nhà lầu trên đường Võ Di Nguy nối dài, hỏa lực tiểu đoàn 2 Gò Vấp - Hóc Môn chế áp tiểu đoàn dù 8, chúng không sao tiến lên được. Sáng 1 tháng 2 năm 1968, địch lại ném thêm tiểu đoàn 2 chiến đoàn thủy quân lục chiến vừa mới điều từ Cai Lậy (Định Tường) về Sài Gòn ngày 31 tháng 1 năm 1968 đến tiếp sức cho tiểu đoàn dù, nhưng cũng không chiếm lại được các trận địa đã mất. Địch lại tung thêm tiểu đoàn dù 6 vào trận. Các đơn vị dù chia làm 2 cánh, từ cổng số 3 và số 2 len lỏi tiến về cổng số 5. Tiểu đoàn 2 Gò Vấp, Hóc Môn và đặc công vẫn kiên cường bám vị trí chống trả, sử dụng vũ khí địch đánh địch, giữ vững trận địa suốt ngày hôm đó. Tối 1 tháng 2 năm 1968, tiểu đoàn mới tổ chức rút ra trong điều kiện địch đông ken, đơn vị bị chia cắt, thương vong và thất lạc nhiều, khi về căn cứ còn 28 tay súng1.

        Cùng lúc tiểu đoàn 2 Gò Vấp, Hóc Môn tấn công Bộ Tổng Tham mưu, còn nhiều mũi khác của Phân khu 1 tấn công các mục tiêu quan trọng; trại pháo binh Cổ Loa, trại thiết giáp Phù Đổng, trung tâm huân luyện Quang Trung...

        Tiểu đoàn 1 Quyết Thắng từ xã An Nhơn tấn công trại pháo binh Cồ Loa và trại thiết giáp Phù Đống diệt lực lượng địch bảo vệ 2 căn cứ này. Sau đó, tiểu đoàn tiếp tục phát triển đánh chiếm xưởng quân cụ 80, đại đội 80 tiếp vận truyền tin, căn cứ 10 tồn trữ quân trang... phá hủy hầu hết xe pháo, loại khỏi vòng chiến nhiều sĩ quan, binh lính địch. Trong số địch bị diệt cổ Trung tá Tuân chỉ huy trại thiết giáp, Trung tá Ngô Ngọc Thọ và Đại úy Trần Hạnh, sĩ quan pháo binh, Thiếu tá Đoàn Dư Khương. Tiểu đoàn 1 bắn rơi tại chỗ 7 máy bay lên thẳng, 1 máy bay trinh sát L19. Ngày 2 tháng 2 năm 1968, địch điều các tiểu đoàn 1 và 4 thủy quân lục chiến đến phản kích. Tiểu đoàn 1 chiếm giữ khu vực trại Cổ Loa ngoan cường đánh trả, loại khỏi vòng chiến nhiều tên địch, bắn cháy 5 xe tăng và xe bọc thép. Sau một tuần bám trụ đánh phản kích và tập kích lại địch ở khu vực này, tiểu đoàn rút ra phía chợ An Nhơn cùng các đơn vị bạn tiếp tục trụ lại vùng ven.
       
        Cùng lúc tiểu doàn 2 Gò Vấp, Hốc Môn và một bộ phận tiểu đoàn 4 tiến công Bộ Tổng tham mưu ở phía cổng 5, một bộ phận trung đoàn bộ binh một sư đoàn 9 chủ lực Miền tiến công trung tâm huấn luyện Quang Trung và vùng phụ cận.

        Tiểu đoàn 5 pháo ĐKB của Miền và tiểu đoàn 8 pháo binh Phân khu pháo kích các căn cứ Đổng Dù, Tôn Sơn Nhất, Đồng Chùa, Trung Hòa.

-----------------------
        1. Một số ít lực lượng dạt qua phía nghĩa trang Bắc Việt, phẩn lớn rút về phía ngã tư Phú Nhuận, theo đường Chi Lăng đến Hàng Keo đi vào đường Hoàng Hoa Thám, vào các hẻm trở ra ngã ba Cây Thị, đánh phản kích ở đáy rồi vào đường Ngô Tùng Châu, cư xa Hiền Vương à 1 ngày với chiến thương, khi ra lại chạm địch ở khu vực đường số  buộc phải quay lại cư xá Hiển Vương.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Ba, 2017, 08:21:47 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2017, 09:31:54 am »


*

*       *

        Trên hướng tiền phương Nam, đêm 30 tháng 1 năm 1968 một bộ phận cán bộ chỉ huy xuất phát từ phía bắc Binh Chánh, dưới sự hướng dẫn của nữ giao liên Đoàn Lê Phong, luồn lách qua nhiều đồn bót địch, bí mật áp sát trường đua Phú Thọ, Chợ Thiếc. Nhưng địch phát hiện được bộ phận này, Võ Văn Kiệt lệnh (qua điện đài) cho cán bộ rút trở lại Cầu Tre, chỉ để lại phân đội an ninh vũ trang với nhiệm vụ kềm chân và tiêu diệt địch để bảo vệ các đổng chí cán bộ chuyển ra khu vực an toàn hơn. 12 chiến sĩ an ninh nhanh chóng chiếm lĩnh trận địa sẵn sàng chiến đấu.

        Trên hướng tây (hướng PK2), tiểu đoàn bộ binh 268 cùng tiểu đoàn đặc công 12 hợp đồng với Trung đoàn bộ binh 16 có nhiệm vụ đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất. Đêm 30 tháng 1 năm 1968 tiểu đoàn chiếm lĩnh vị trí xuất phát tiến công đúng hợp đồng, nhưng chờ mãi đến 2 giở sáng không thấy có ĐKB làm “pháo lệnh" như hiệp đồng, ban chi huy tiểu đoàn 268 quyết định sử dụng 8 quả đạn cối 82 bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất thay pháo lệnh ĐKB. Không chờ các đơn vị bạn đến theo hiệp đồng, tiểu đoàn giữ quyết tâm tiến công đúng giờ đã định. Sau loạt đạn cối, xung kích xông lên đánh chiếm hai lô cốt đầu cầu phía Tây Bắc sân bay, tiếp dó, vượt qua một bãi đất trống thọc vào hướng bãi đậu máy bay. Tuy nhiên, địch đã kịp thời xuất trận xe tăng M48, hỏa lực yểm trợ lực lượng không đoàn 33 và dù phản kích. Địa hình bất lợi, tiểu đoàn 268 buộc phải lui trở lại hai lô cốt đầu cầu và lui dần về khu vực Tham lương. Tại đây, tiểu đoàn trụ lại đánh địch phản kích suốt ngày 31 tháng 1 năm 1968. Cùng các lực lượng quân giải phóng trong khu vực loại 7 xe bọc thép cùa địch.

        Đêm đó, đơn vị di chuyển về huớng Tân Thái Nhất (Hóc Môn), tiếp tục đánh địch nống ra vùng này vào những ngày sau.

        Các lực lượng Phân khu 2 từ các căn cứ Bà Vụ, Vinh Lộc, Lý Vân Mạnh tiến công khu vực phía tây Sài Gòn theo 3 cánh:

        Ở cánh 1, tiểu đoàn 16 chiêm lĩnh hãng dệt VINAMEXCO làm bàn đạp tiến công sân bay Tân Sơn Nhất. Chỉ có 1 bộ phận nhỏ vào tới một góc sân bay, nhưng cách đường băng 400m thì bị đấy lùi khu vực hãng dệt. Bộ phận này trụ lại, cùng các đơn vị ở đây đánh địch phản kích từ Tân Sơn Nhất ra, từ Củ Chi, Hóc Môn xuống.

        Ở cánh 2, tiểu đoàn 267 tiến về Bộ Tổng tham mưu Sài Gòn nhưng đến ngã tư bảy Hiền thi bị chặn, lui ra cầu Tham Lương cùng tiểu đoàn 16 tiểu đoàn 12 đặc công và tiểu đoàn 268 đánh địch phán kích (chúng có các tiểu đoàn 38 và 41 biệt động quân).

        Tiểu đoàn 269 đảm nhiệm cánh 3 tiến công vào khu rađa Phú Lâm nhưng không thành công. Lực lượng này vòng qua cầu Tre đánh vào đường Trần Quốc Toản tiến đến chợ Thiếc trụ lại đánh phản kích ở khu vực Bà Hạt, Nhựt Tảo, Chợ Thiếc.

        Cùng với các cánh trên, tiểu đoàn 6 Bình Tân có nhiệm vụ thọc sâu để phối hợp với biệt động đánh chiếm biệt khu thủ đô, nhưng suốt 8 giờ hành quân (xuất phát từ Vườn Thơm - Lý Văn Mạnh) không đến được, đơn vị chia nhiều mũi thọc sâu về hướng cánh 2, cùng lực lượng cánh 2 chiến đấu trong khu vực của cánh. Tiếu đoàn tấn công trại cảnh sát ngụy ở cạnh trường đua Phú Thọ, đánh dịch ở đường Nguyễn Văn Thoại, đường Trần Quốc Toản, sau đó phát triển tiến công đến các khu vực đường Nguyễn Lâm, Nguyễn Kim, Nguyễn Tri Phương, Triệu Đà, chùa Ân Quang. Bị đánh bất ngờ, địch ở nhiều nơi trên địa bàn cánh 2 bỏ chạy tán loạn. 6 giờ sáng, địch điều tiểu đoàn 8 biệt dộng quân cơ động bằng máy bay lên thẳng từ Nhà Bè lên ứng cứu. Tiểu đoàn 6 và các lực lượng trên địa bàn cánh 2 chiếm lĩnh một số nhà cao tầng, các ngã ba, ngã tư đường và các ngõ hẻm, đánh chặn địch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2017, 09:35:30 am »


        Địch phải tiến quân rất dè dặt. Một cánh quân địch xông vào đường Nguyễn Tri Phương và đường Nguyễn Tiểu La, bị đại dội 1 tiểu đoàn 6 diệt gọn. Một cánh địch khác, men theo các đường Bà Hạt, Bà Bầu. Vĩnh Viễn, Nhựt Tảo đều bị thiệt hại nặng. Một cánh địch giữa tiến theo các đường Trần Quốc Toản và Lý Thái Tổ. hướng về chợ Cá bị quân giải phóng đánh chặn. Chúng tung các toán biệt kích, thám báo xâm nhập vào phòng tuyến quân giải phóng ở các khu vực Nguyễn Kim, Nguyễn Văn Thoại, Lê Đại Hành... nhưng đều bị nhân dân phát hiện chỉ cho quân giải phóng bắt. Đặc biệt các khẩu đội dại liên của đại đội trợ chiến đã chiếm lĩnh vị trí lợi hại trên sân thượng tòa nhà cao tầng số 527 đường Trần Quốc Toản, sát cây xăng Êsso, khống chế được các khu vực Nguyễn Tri Phương, Lê Đại hành, Lữ Gia, trường đua Phú Thọ... không cho các tốp máy bay lên thẳng của địch đổ quân ứng viện xuống trường đua. Một mũi của cánh 2 tiến vào đường Tô Hiến Thành, nhưng nửa đường bị chặn. Đánh sâu, phát triển rộng, tiểu đoàn 6 bị thương nặng. Đêm 31 tháng 1 dại đội 2 và đại đội 3 tăng cường một số cho đại đội 1. còn lại rút về vị trí tập kết ban đầu ở Bình Chánh. 23 giờ cùng ngày, đại đội 1 dưới sự chỉ huy trực tiếp cùa tiểu đoàn trưởng Lê Minh Xuân, cùng tiểu đội vũ trang thuộc Bộ Tư lệnh tiền phương Nam phối hợp với các cán bộ địa phương, phát động quần chúng ở các khu vực ngã bảy tổ chức mít tinh, huy động được hàng trăm đồng bào đến dự để thông báo các tin chiến thắng và động viên nhân dân cùng bộ đội diệt địch. Sau mít tinh, một số thanh niên nam nữ xin gia nhập quân Giải phóng và đã được bổ sung ngay cho đại đội 1 đế làm nhiệm vụ tải thương, dẫn đường. Trên toàn quận 6, trong đợt Tết có gần 1.000 thanh niên xin gia nhập quân Giải phóng. Những ngày tiếp sau, các chiến sĩ đại đội 1 phân tán thành từng nhóm nhỏ tiếp tục chiến đấu ở khu vực trường đua Phú Thọ, các đường Nguyễn Văn Thoại, Nguyễn Tri Phương, Trần Quốc Toản, Sư Vạn Iìạnh, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, bàn Cờ, Trần Hoàng Quân, Minh Phụng... sau hơn 1 tuần lễ ngoan cường chiến đấu trong lòng địch, đại đội rút ra Tản Kiên, Tân Nhựt (Bình Chánh) đế củng cố.

        Phối hợp với các lực lượng Phân khu 2, tại khu vực Nguyễn Kim, Tân Phước, 12 chiến sĩ an ninh vũ trang dựa vào từng căn nhà, từng góc phố, từng con hẻm để chiến đấu, luồn lách, cơ động, chặn đứng hàng chục cuộc tấn công của địch. Địch tung thêm vào hướng này 1 tiểu đoàn Biệt động quận và hàng chục xe tăng, xe bọc thép, vây kín các ngả đường, qụyết bắt cho được bộ phận cán bộ sở chỉ huy tiền phương Nam. Cuộc chiến đấu càng lúc càng ác liệt. Tại góc đường Tân Phước - Lê Đại Hành, chiến sĩ an ninh Nguyễn Minh Hoàng bị thương vẫn bám công sự chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, anh dũng hy sinh vào chiều ngày 4 tháng 2 năm 1968. Những ngày tiếp theo, cuộc chiến đấu không cân sức càng ác liệt. Các chiến sĩ Nguyễn Văn Lợi, Lê Văn Thìn, Lê Văn Ngọc, Nguyễn Đức Oanh, Bùi Văn Đức, Ngô Văn Bạch, Nguyễn Văn Chụp, Bùi Văn Tâm. Nguyễn Hoàng An lần lượt hy sinh, đến ngày 7 tháng 2 chỉ còn lại 2 chiến sĩ Phạm Minh Trung và Lê Văn Tăng lui về trụ lại nghĩa địa Phú Thọ để tiếp tục đương đầu với hàng ngàn quân giặc có máy bay, xe tăng, pháo binh yểm trợ; chiến đấu đến kiệt sức, cả hai chiến sĩ đều sa vào tay giặc. Tại phòng điểu tra Tống nha cảnh sát Sài Gòn, cả hai kiên cưởng giữ vững khí tiết người chiến sĩ cách mạng, bị địch thủ tiêu. 12 chiến sĩ vũ trang an ninh đều anh dũng hy sinh, song đội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ đoàn cán bộ chỉ huy tiền phương.

        Trên mặt trận này còn có các lực lượng vũ trang thanh niên sinh viên và một số tổ vũ trang nữ biệt động nội thành Sài Gòn cùng sát cánh chiến đấu với tiểu đoàn 6 Bình Tân và phát động quần chúng nổi dậy ở các khu vực Bình Thới, Phú Thọ. Trần Hoàng Quân, Vườn Lài, Sư Vạn Hạnh, Ngã Bảy, Vườn Chuối, Bàn Cờ. Đồng bào ở quận 5, quận 6 dùng bàn ghế, giường tủ lập chướng ngại ngăn chặn địch, hướng dẫn lực lượng vũ trang truy lùng ác ôn, kêu gọi binh lính ngụy ra hàng. Lực lượng võ trang cánh Hoa vận vận động quẩn chúng nối dậy làm chủ các khu vực chợ Thiếc, lò gạch. lò gốm, lò thiêu, một số khu vực ở đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Huỳnh Đức. Suốt mùng 1 đến mùng 6 Tết, lực lượng Hoa vận tìm diệt ác ôn, phát triển lực lượng chính trị, võ trang, xây dựng cơ sở.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Ba, 2017, 01:31:43 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2017, 07:44:11 pm »


        Trên nhiều khu vực chiến sự ác liệt, chiến sĩ quân giải phóng bi thương hoặc lạc đơn vị, đổng bào chấp nhận chịu nguy hiếm, tận tình chăm sóc, nuôi giấu anh em rồi tìm cách đưa ra ngoài thành phố để trở về căn cứ. Gia đình bác Tư Mạnh ở đường Nguyễn Tri Phương băng bó, nuôi giấu một chiến sĩ giải phóng suốt 1 đêm. Sáng hôm đó, anh Thu, người cùng khu vực đưa chiến thương này ra khỏi vòng vây của địch. Gia đình chị Phạm Thị Trang ở đường Minh Mạng nuôi giấu một chiến sĩ trong nhà suốt 2 ngày 4 và 5 tháng 2 năm 1968, sau đó giúp anh một chiếc xe đạp dể thoát ra khỏi vòng vây quân thù. Bà Hồ Thị Hương ở phường Nhựt Tảo bình tĩnh, khôn khéo tiếp chuyện với bọn cành sát đi lùng sục, cứu được 2 chiến sĩ giải phóng đang ẩn ngay trong nhà. Anh Duyên ở khu vực chùa Pháp Hội, ngã Bảy với 2 y tá chích dạo dùng xe gắn máy vượt qua lửa đạn, lần lượt đưa 12 chiến thương về số nhà 98 đường Trần Văn Văn. Tại đây, gia dinh bác Nguyễn Quang Tuyến nuôi giấu, che chờ anh em suốt 1 tuần lễ. Sau đó, số chiến thương này được đưa sang nhà bác Đào Văn Lễ số 702/87 cùng đường Trần Văn Văn. Ở đây các chiến thương lại tiếp tục được nuôi dưỡng đến trung tuần tháng 2 năm 1968, anh Duyên mướn được một chiếc xe lam đưa được cả 12 chiến thương về Long Định. Những chuyện người thành phố “tự nhiên mà nhập cuộc” như vậy không sao kể hết được.

        Trên hướng Phân khu 3, lực lượng quân giải phóng từ các khu vực Long Cang - Long Định - Hiệp Phước - Phước Lại tiến vào khu vực phía nam Sài Gòn theo 3 cánh: Phú Định - Phú Lâm, quận 8, quận 4.

        Tiểu đoàn bộ binh 2 Long An tấn công địch trên lộ số 5 đoạn từ ngã ba Phú Lạc đến cầu Nhị Thiên Đường, phát triển đánh chiếm cầu Hiệp Ân phường Chánh Hưng và phường Bình An quận 8, phối hợp với lực lượng võ trang quận 7 đánh chiếm cầu Vạn Nguyên, vùng Sân Tro, hãng ruợu Bình Tây và cầu Bình Tiên, sau đó phát triển qua đường Minh Phụng, Bình Thới, trường đua Phú Thọ, bắt liên lạc với lực lượng Phân khu 2.

        Tiếu đoản bộ binh Long An tiến công địch chốt giữ ở ngã ba Bến Đá, diệt bót Vị Quang, chiếm bến Phạm Thế Hiển từ cầu Hiệp Ân đến nửa đường Bến Đá làm chủ phường Bến Đá, phường Hàng Thái, sau đó đánh địch phản kích ở khu vực này cho đến ngày 7 tháng 2 năm 1968.

        Tiểu đoàn bộ binh Phú Lợi đánh chiếm khu vực rạch Lồng Đèn, xóm Chú Quái, phường Bến Đá, vượt sông Bình Điền chiếm Vàm Nước Lên, phát triển qua cống Bà Liêu phường Phú Định, bao vây bót Kiều Công Mười. Sau đó, tiểu đoàn Phú Lợi được lệnh đánh ra Đa Phưởc, bảo vệ phía Nam tiểu đoàn 1 và 2 Long An đang đánh địch phản kích.

        Tiểu đoàn 5 Nhà Bè định tiến vào nội thành qua ngã quận 4 (xóm Chiêu) nhưng khi đến Tân Quy đã gặp địch, buộc phải dừng lại đánh dịch phản kích.

        Phối hợp với các dơn vị chủ lực, lực lượng vũ trang quận 7 chiếm bến Nguyễn Duy và huy dộng dồng bào tập trung ghe thuyền để đưa bộ đội vượt sông Kênh Đôi, tiến sâu vào thành phố, đánh chiếm bót Ma Rắc, đánh chiếm cầu Nhà Thương, lùng diệt ác ôn đầu sỏ. Một mình chị Tám Gờ diệt 5 ác ôn ờ phường Rạch Giá. Chị Hiếu, công nhân hãng rượu Binh Đông chỉ còn 1 tay, dùng súng ngắn diệt 3 ác ôn tại cầu số 3 phường Bình Đông. Một đội du kích thuộc phân khu 3 vào được bến quận 2, lối sang quận 4 và trở lại đường Bùi Thị Xuân, quận 2 (tại một quán cà phê). Hàng trăm thanh niên đeo băng đỏ trên cánh tay, hăng hái đẫn đường cho bộ đội tiến công dịch, thu gom vũ khí chuyển lên phía truớc tiếp tế cho các chiến sĩ đang chiến đấu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2017, 02:33:27 pm »


*

*       *

        Trên hướng Phân khu 4 và Phân khu 5, tiểu đoàn 3 bộ binh mũi nhọn Dĩ An với nhiệm vụ thọc vào tiếp sức cho đội 5 biệt dộng đánh chiếm dinh Độc Lập, đêm 30 tháng 1 năm 1968 tiếp cận và ém sẵn vùng Cầu Sơn, đúng 2 giờ sáng ngày 31 tháng 1, bất ngờ đánh chiếm ti cảnh sát Hàng Xanh, làm chủ khu vực này. Địch điều tiểu đoàn 30 biệt động quân hành quân bằng ô tô từ Thủ Đức về ứng cứu. Đoàn xe lọt vào trận địa phục kích, tiểu đoàn 3 Dĩ An đồng loạt nổ súng, bắn cháy một số xe và xung phong, đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 30 biệt động quân, giữ vững trận địa suốt ngày hôm ấy. Sáng 1 tháng 2 năm 1968, một bộ phận của tiểu đoàn 3 phát triển tiến công sang khu vực phía tây cầu Sơn. Cùng ngày, địch điều thêm quân đến, tiếp tục phản kích, giải tỏa, có máy bay lên thẳng vũ trang và máy bay chiến đấu yểm trợ. Chúng bắn bừa bãi vào các khu dân cư, khói lứa ngùn ngụt một vùng trời. Chiến sự diễn ra ác liệt, tiểu đoàn 3 Di An trụ ở khu Hàng Xanh cả ngày 1 tháng 2 năm 1968, đến đêm mới rút.

        Trong khi đó tiểu đoàn bộ binh 4 Thủ Đức tiến công cầu xa lộ. Địch phản kích quyết liệt, đơn vị không phá được cầu. Tối 31 tháng 1 năm 1968, đại đội 2 của tiểu đoàn vượt sông sang chiếm ấp 10 xã Bình Qưới Tây. Trước đó, từ buổi chiều. Hai Chi, bí thư chi bộ cùng du kích gỉa vờ vào chúc rượu cho lính dân vệ trong bốt ấp 10, rồi bất ngờ bắt sống cả bọn, thu toàn bộ vũ khí, san bằng bót. Ngày 4 tháng 2 năm 1968, đại đội 2 từ ấp 10 phát triển ra ấp 9, diệt bốt Bình An, ngày 5 tháng 2 năm 1968 đánh sập cầu Kinh. Địch để 2 tiểu đoàn thủy quân lục chiến gần ấp 9 ấp 10 Bình Quới Tây kết hợp với tàu chiến trên sông và 1 dại đội báo an rải dài trên trục lộ từ ấp 9 đến ấp 10, dưới sự yểm trợ của máy bay pháo, thực hiện phản kích. Quân giải phóng ngoan cường đánh trả, giữ vững trận địa. Một mình chiến sĩ Lý Hùng dùng súng B40 diệt 5 xe tăng và xe bọc thép. Các nữ chiến sĩ vừa phục vụ chiến đấu vừa chiến đấu rất dũng cảm. Nữ chiến sĩ Bé Sáu biệt động vừa vận chuyển trên 100 kg thuốc nổ cho đơn vị vừa tổ chức đưa 17 thương binh của tiểu đoàn 3 Dĩ An bị kẹt ờ khu vực Cầu Sơn về căn cứ an toàn.

        Cùng thời gian trên hai trung đoàn chủ lực quân giải phóng ở phía đông bắc Sài Gòn làm nhiệm vụ cầm chân, thu hút địch. Trung đoàn bộ binh 3 Sư đoàn 9 tấn công chi khu quàn sự Thủ Đức, Trung đoàn bộ binh 1 Sư đoàn 7 đánh địch phản kích ở khu vực Lái Thiêu để giữ địa bàn phía sau.

        Nhìn chung các tiểu đoàn mũi nhọn chiến đấu rất dũng cảm nhưng phần lớn không đến được mục tiêu, bị thiệt hại nửa số quân và vũ khí vì địch kịp thời điều lực lượng dự bị từ 4 giờ sáng ngày 31 tháng 1 năm 1968.

*

*       *

        Quân dân các huyện ngoại thành dốc sức phục vụ tống công kích, đồng thời phối hợp nội thành góp sức tấn công công địch.

        Chuẩn bị vào trận, nhân dân Gò Vấp, Hóc Môn đã xây dựng hầm xi măng chắc chắn, nhiều tầng, nhiều nhánh, liên hoàn, chứa được đên vài ba tiểu đội, như các hầm ở nhà má Chín Cho, má Tám Hòa, má Hai Giá... (xả An Nhơn) và các hầm nhà các anh Tám Thiệt, Tám Chà, Ba Sóc, Tư Hớn, Mười út... (xả Hạnh Thông Tây).

        Khi quân giài phóng nổ súng tiến công trong thành phố, nhiều nơi ở xung quanh Sài Gòn đóng bào đánh trống gõ mõ, dập thùng thiếc, đốt khí đá, phát loa, treo cờ, rải truyền đơn kêu gọi binh lính địch bỏ súng trở về với gia đình hoặc chạy sang hàng ngũ cách mạng.

        Đồng bào dẫn đường, tải thương, tải đạn, tiếp tế cơm nước cho bộ đội. Ở Gò Vấp, Hóc môn, Tân Bình. Bình Chánh. Thủ Đức, đổng bào tập trung đủ ghe xuống để chuyển bộ đội, chuyển vũ khí, chuyển thương binh, ngày ngày nấu cơm, nắm cơm đem ra mặt trận. Có người dỡ cả vách nhà ra làm củi nấu cơm phục vụ chiến đấu.

        Trong lúc đó các lực lượng địa phương và du kích tiến công tiêu diệt kêu gọi bức hàng, bức rút hàng loạt đồn bót địch, cắt đứt các đường giao thông số 1, số 15..., liên lạc của địch từ Sài Gòn ra các địa phương bị gián đoạn. Nhiều nơi tề tan rã, lực lượng chiến tranh nhân dân có điều kiện vùng lên giải phóng xã, ấp, nhưng đã không tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ do chỉ tập trung hướng vào giải quyết nội đô.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM