Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:00:08 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mậu Thân 1968 - Cuộc đối chiến lịch sử  (Đọc 109918 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #30 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2013, 08:54:49 am »


   Quân đội được đặt trong tình trạng giới nghiêm 100%. Các cứ điểm quân sự và cơ quan trọng yếu đều được tăng cường thiết lập lô cốt và rào kẽm gai. Tổng thống VNCH trù định ban hành lệnh tổng động viên.

   Một điều ghi nhận khác nữa là các đơn vị Việt Nam được thay thế các vũ khí cũ bằng vũ khí mới M.16. Loại súng này là loại tối tân nhất của Hoa Kỳ vào năm 1968. Việc trang bị vũ khí mới đã làm cho các đơn vị tăng thêm hỏa lực, binh sĩ tăng thêm tinh thần chiến đấu.

   Ngày 31-3 Tổng thống Johnson ra lệnh cho Không quân Hoa Kỳ hạn chế oanh tạc miền Bắc và ngỏ ý hòa đàm với Bắc Việt.

   Trong khi đó, tại Việt Nam, ngày 1-4=1968, quân đội Mỹ mở một cuộc hành quân giải tỏa Khe Sanh. Cuộc hành quân được giao cho sư đoàn 1 Không vận. Sơ khởi hành quân trực thăng vận chiếm mấy ngọn đồi cao chế ngự quốc lộ 9, các đoàn quân chính gồm chiến xa và bộ binh dựa theo quốc lộ này tiến vào Khe Sanh. Cuộc hành quân chậm chạp không gặp chống trả mãnh liệt của địch. Lực lượng giải tỏa Việt Mỹ khoảng 20.000 người gồm các binh sĩ thuộc Sư đoàn 1 Không vận, Sư đoàn 3 TQLC Hoa Kỳ và 1 Chiến đoàn Nhảy dù Việt Nam. Căn cứ Khe Sanh bị địch bao vây 76 ngày đến ngày 5-4-68 được giải tỏa.

   Ngày 6-4 Hoa Kỳ chính thức liên lạc ngoại giao với Bắc Việt để mở hội nghị hòa đàm, và ngày 8-4 nhận được đáp thư của Bắc Việt chấp nhận. Hai bên tiến đến chỗ tìm một địa điểm hòa đàm mà sự chọn lựa địa điểm đã kéo dài đến gần một tháng không giải quyết được. Bắc Việt đề nghị mở hội đàm tại Ba Lan hoặc Cao Miên. Hoa Kỳ ngược lại đòi mở hội đàm tại một trong mười nước: Tích Lan, Nhật Bản, Hồi, Nepal, Afghanistan, Mã Lai Á, Ý Đại Lợi, Bỉ, Phần Lan hay Úc Đại Lợi.

   Vào khoảng trước ngày 10-4, một thượng tá Việt cộng tên Tám Hà về quy chánh. Sĩ quan này tiết lộ là địch đang chuẩn bị tổng tấn công đợt 2 vào đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn – Gia Định. Thượng tá này cho biết: “khoảng chừng trên 1 vạn binh sĩ VC đang chuẩn bị tấn công thành phố Sài Gòn vào ngày thứ hai 22-4 nhưng có thể vì lý do nào đó chậm lại. Lực lượng tấn công của Việt cộng gồm 2 Trung đoàn của Công trường 9, 2 Trung đoàn của Công trường 5 và được tăng cường thêm chừng 2 Trung đoàn địa phương là Trung đoàn 165 và Trung đoàn Đồng Tháp. Để công kích vào Sài Gòn, Công trường 9 sẽ đánh từ vùng ven đô Tây Bắc, mục tiêu tấn kích gồm cả phi trường Tân Sơn Nhất và phía nam. Các mục tiêu được chọn lựa và các cứ điểm quân sự, nhà đèn, các nơi tiện nghi công cộng và trọng yếu trong thành phố”.

   Các đơn vị quân đội Sài Gòn mới được giải tỏa 50% cấm trại trở lại 100% khi nhận được tin tiết lộ này.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #31 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2013, 08:55:19 am »


   Ngày 28-4 Sư đoàn 1 Không vận Hoa Kỳ hành quân trực thăng vận bất ngờ vào thung lũng A Shau nơi đặt một căn cứ tiếp vận quan trọng của Bắc Việt. Cuộc hành quân này đã dùng đến hơn 200 phi cơ trực thăng. Một Chiến đoàn Nhảy dù Việt Nam được gửi ngay sau đó đến tăng cường. Tại A Shau địch chống trả yếu ớt tuy nhiên súng phòng không địch tác xạ hiệu quả làm 30 trực thăng của Hoa Kỳ hư hại vì trúng đạn. Liên quân Việt – Mỹ phá hủy và tịch thu được rất nhiều chiến cụ trong cuộc hành quân này.

   Trong khi đó, cuộc dàn xếp chọn một địa điểm nghị hòa vẫn diễn ra tại Lào quốc, giữa đại sứ William H. Sullivan của Hoa Kỳ và tổng đại diện Nguyễn Chấn của Bắc Việt.

   Cuộc tiếp xúc riêng này đã mang đến kết quả là thứ sáu ngày 3-5-68, Hoa Kỳ và Bắc Việt cũng công bố chọn Balê làm địa điểm hội nghị sơ bộ. Cuộc hội họp đầu tiên được ấn định vào ngày 10-5-1968, sau đó hai bên công bố thành phần phái đoàn. Phía Hoa Kỳ, ông Harriman trưởng phái đoàn, ông Cyrus Vance cố vấn đặc biệt cho Tổng thống Johnson phó trưởng phái đoàn, Tướng Andrew Good Paster phụ tá Tướng Abrams ở VNCH hội viên, ông Jordan chuyên viên về các vấn đề Việt Nam tại hội đồng an ninh quốc gia kiêm thứ trưởng ngoại giao phụ trách Viễn đông sự vụ hội viên v.v… Phía Bắc Việt, ông Xuân Thủy bộ trưởng không giữ bộ nào trưởng phái đoàn, đại tá Hà Văn Lâu đại sứ trưởng phái đoàn Bắc Việt cạnh Ủy hội quốc tế phụ tá, Nguyễn Minh Vỹ và Nguyễn Thành Lễ hội viên v.v…

   Hội nghị chính trị Balê thành hình, chiến cuộc tại Việt Nam gia tăng mức độ. Mọi người đều nghĩ và biết như vậy nhưng không hiểu cường độ chiến tranh xảy ra lúc nào và vào những nơi nào.

   Ngày 4-5-68 một triệu chứng đầu tiên khơi mào cho một cuộc tấn công lớn phát hiện ra. Đó là một tiếng nổ rất to do Việt cộng gây ra gần đài truyền hình Sài Gòn. Chất nổ được mang trên xe taxi gồm 60 ký TNT, nổ lúc 13 giờ trưa khiến 3 người chết chừng 30 người bị thương và làm sụp một căn nhà gần đài truyền hình.

   Người ta cho rằng tiếng nổ này là một hiệu lệnh của Việt cộng phát động cho cán binh mở cuộc tấn công và thành phố Sài Gòn vào ngày hôm sau.

   Sự việc chỉ 24 giờ sau khi tin Mỹ và Bắc Việt thảo luận hợp nhau ở Balê được tung ra là Việt cộng mở cuộc tấn công vào thành phố. Cuộc tấn công này xuất phát lúc 03g10 ngày 5-5 mới đầu bằng những loạt trọng pháo bắn bừa bãi vào thành phố, sau đó các đơn vị võ trang địch xuất hiện tại nhiều nơi.

   Tuy cuộc tấn công được khơi diễn trên toàn quốc bằng pháo kích, nhưng chỉ nhằm đánh bộ binh vào thành phố Sài Gòn.

   Cuộc tấn công ngày 5-5 vào Sài Gòn đã kéo dài đến ngày 12-5 mới chấm dứt, các lực lượng võ trang địch chỉ lọt được vào vùng ven thành rồi bị tiêu diệt và đẩy lui ra.

   Ngày 25-5, địch trở lại. Lần này địch xâm nhập qua Đồng Ông Cộ vào khu vực ngã năm Bình Hòa và những khu kế cận. Chúng chiếm và cố thủ trong các nhà dân chúng để chống lại các lực lượng phản công của ta. Ngoài ra tại Chợ Lớn, chúng cũng xâm nhập được vào nhiều khu phố thuộc Quận 6. Chúng tổ chức chiến đấu ngay trong các khu vực này dựa vào các ngôi nhà kiên cố. Các trận chiến xảy ra tại những khu vực trên hết sức khốc liệt.

Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #32 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2013, 10:17:05 am »


ĐÁNH THẲNG VÀO SÀI GÒN (*)

   Chuẩn bị Tổng công kích – Tổng khởi nghĩa Mậu Thân 1968.


   Cuộc phản công hai mùa khô thất bại, Mỹ đứng trước tình thế bế tắc cả về chiến thuật, chiến lược. Sa lầy ở Việt Nam, kinh tế Mỹ suy thoái, nhân dân Mỹ phản đối chiến tranh, giới cầm quyền Mỹ bắt đầu giao động, chia rẽ… Địch đã thất bại một bước rất cơ bản trong chiến lược chiến tranh cục bộ. Mỗi thất bại về quân sự lúc này của Mỹ sẽ có tác dụng trực tiếp đến tình hình chính trị của Mỹ, đặc biệt năm 1968 là năm bầu cử tổng thống.

   Bộ chính trị nhận định: “Chúng ta đang đứng trước những triển vọng và thời cơ chiến lược lớn, đế quốc Mỹ đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược”, tháng 12 năm 1967, Bộ Chính trị họp và ra nghị quyết lịch sử “Chuyển cuộc đấu tranh cách mạng miền Nam của ta sang một thời kỳ mới – thời kỳ giành thắng lợi quyết định”.

   “Nhiệm vụ trọng đại và cấp bách của ta là động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích – tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định” (Nghị quyết được hội nghị Trung ương lần thứ 14 thông qua tháng 01 năm 1968)(1).

   Từ đó dự kiến 3 khả năng, nhưng xác định: phải nỗ lực phi thường giành thắng lợi cao nhất theo khả năng 1, nhưng cũng sẵn sàng đối phó với khả năng 2, khả năng 3 tuy có rất ít nhưng phải chuẩn bị đề phòng, đồng thời khi phát động tổng công kích, tổng khởi nghĩa, chỉ phổ biến khả năng 1.

   Khả năng một: Ta thắng to ở các chiến trường quan trọng, công kích và khởi nghĩa thành công ở các đô thị lớn và đập tan được mọi âm mưu phản kích của địch, làm cho địch thất bại đến mức không thể gượng dậy được nữa, đè bẹp ý chí xâm lược của chúng, bắt chúng phải chịu thua, phải thương lượng đi đến kết thúc chiến tranh theo mục đích, yêu cầu của ta.

   Khả năng hai: Tuy ta giành được thắng lợi ở nhiều nơi, nhưng địch cố gắng tập trung và tăng thêm lực lượng từ ngoài vào, giành lại những vị trí quan trọng, các đô thị lớn, nhất là Sài Gòn và dựa vào các căn cứ lớn để tiếp tục chiến đấu với ta.

   Khả năng ba: Mỹ động viên và tăng nhiều lực lượng mở rộng chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam, sang Lào, và Campuchia, hòng xoay chuyển cục diện chiến tranh và gỡ thế thua của chúng.

   Về tính chất cuộc tổng công kích – tổng khởi nghĩa. Bộ Chính trị xác định đó “là một giai đoạn, một quá trình tiến công chiến lược rất ác liệt và phức tạp…”(2). Về nội dung, đó là “sự tấn công của các lực lượng trên các chiến trường chính và sự nổi dậy của nhân dân ở các đô thị lớn là hai mũi tiến công chính kết hợp chặt chẽ nhau, hỗ trợ nhau và thúc đẩy toàn bộ cuộc tổng công kích – tổng khởi nghĩa khắp cả ba vùng đô thị, nông thôn, núi rừng. Đặc biệt, sự nổi dậy của quần chúng và các cuộc tiến công của các lực lượng quân sự ở các đô thị lớn là mũi nhọn thọc vào yết hầu của địch, có tầm quan trọng quyết định với toàn bộ cuộc chiến tranh”.

   So với tình hình thực tế ở chiến trường, các yêu cầu khả năng 1 về tấn công quân sự và sự nổi dậy của quần chúng đều vượt quá sức.
___________________

(*) Đầu đề do biên tập đặt

(1) (2) Nghị quyết do Bộ Chính trị tháng 12 năm 1967. Biên niên “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975” NXB Sự Thật, 1988, tr.177.


Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #33 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2013, 10:17:37 am »


   Về quân sự, địch còn trên 1 triệu 2 trăm ngàn quân, còn rất ngoan cố, lực lượng cách mạng chưa đủ sức chiếm giữ thành phố, nhất là “thủ đô” địch. Về lực lượng quần chúng, thực lực chính trị, Nghị quyết Trung ương Cục tháng 5 năm 1967 đã nhận định: “Thực lực chính trị ở đô thị và vùng nông thôn tạm chiếm của ta còn quá yếu, chưa phát huy hết khả năng của quần chúng cách mạng”. Thực tế cuối năm 1967, ở Sài Gòn cơ sở quần chúng có hàng ngàn nhưng chưa tổ chức được chặt chẽ theo địa bàn, phường, khóm. Phong trào công nhân còn yếu. Nông dân bị càn quét, cuộc sống xáo trộn, nhất là một số vùng vốn đã gặp khó khăn như Củ Chi, Hóc Môn, Gò Vấp. Phong trào thanh niên sinh viên, Phật giáo có sôi nổi nhưng bề sâu còn yếu.

   Lực lượng Đảng trong nội thành có: Các quận 6, 5, 3 có 12 chi bộ, 153 đảng viên (trong đó có 18 biệt động), quận 2, 4, 7, 8 có 24 chi bộ, mỗi chi bộ có 3 – 4 đảng viên. Các xí nghiệp có 5 chi bộ, 16 đảng viên và 2 chi bộ cơ quan công vận.

   Nghị quyết Bộ Chính trị đề ra tháng 12 năm 1967 và Trung ương Đảng chính thức thông qua tháng 1 năm 1968, nhưng tinh thần của Nghị quyết đã đến Trung ương Cục và Bộ chỉ hủy Miền từ tháng 10 năm 1967, từ đó Trung ương Cục miền Nam ra nghị quyết về tổng công kích – tổng khởi nghĩa (gọi là “Nghị quyết Quang Trung”), lấy miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn làm trọng điểm, hướng tiến công chủ yếu là Sài Gòn với quyết tâm cao nhất là xóa bỏ ngụy quyền, thành lập chính quyền cách mạng và thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo trên cơ sở giành được chính quyền.

   Lúc bấy giờ Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Phạm Hùng đã được cử làm Bí thư Trung ương Cục kiêm chính ủy Miền thay cho Đại tướng Nguyễn Chí Thanh từ trần. Tư lệnh Miền: Hoàng Văn Thái (Mười Khang), Ủy viên Trung ương Đang, Phó Tổng Tham mưu trưởng.

   Thời gian cho phép chuẩn bị tính từ ngày Bộ Chỉ huy Miền nhận nhiệm vụ (chưa có nghị quyết chính thức), đến ngày nổ súng chỉ có 3 tháng. Mặc dù được kế thừa một phần cơ sở “kế hoạch X” để lại trước chiến tranh cục bộ, nhưng đó là một thời gian hết sức ngắn so với yêu cầu tổ chức lực lượng và chuẩn bị chiến trường, kể cả việc đưa vũ khí, phương tiện và người vào nội thành.

   Thi hành Nghị quyết Trung ương Cục tháng 10 năm 1967, Khu ủy Sài Gòn – Gia Định họp tại chiến khu Dương Minh Châu, hạ quyết tâm động viên mọi lực lượng với khí thế và nỗ lực cao nhất, để thực hiện 2 nhiệm vụ được giao trên.

   - Đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn.

   - Phát động quần chúng nổi dậy khởi nghĩa, giành chính quyền, làm chủ các quận và đưa lực lượng quần chúng có tổ chức vào làm chủ các mục tiêu mà bộ đội đã chiếm lĩnh, đồng thời cùng với lực lượng của Phân khu và Miền từ ngoài vào, tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận quân ngụy, đánh đổ ngụy quyền các cấp, giành chính quyền về tay nhân dân, tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ, làm cho chúng không còn khả năng thực hiện được các nhiệm vụ chính trị và quân sự ở miền Nam.

   Ngày 25 tháng 10 năm 1967, Trung ương Cục quyết định giải thể Quân khu 7(1) và quân khu Sài Gòn – Gia Định, tổ chức lại chiến trường miền Đông theo yêu cầu, nhiệm vụ mới. “Khu trọng điểm” được thành lập, ban lãnh đạo có Nguyễn Văn Linh (Bí thư), Võ Văn Kiệt (Phó bí thư), Trần Văn Trà (Phó Tư lệnh Miền).

   Với ý định hình thành 5 mũi tấn công hướng vào trung tâm Sài Gòn, “khu trọng điểm” được tổ chức thành 6 phân khu, mỗi khu có 1 phân khu ủy và bộ chỉ huy quân sự phân khu.

____________________

(1) Phần còn lại của Quân khu 7 thành lập tỉnh Bà Rịa – Long Khánh. Riêng Tây Ninh trực thuộc Trung ương Cục.

Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #34 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2013, 10:18:01 am »


   Phân khu 1 gồm các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Gò Vấp, một phần huyện Trảng Bàng và các huyện Bến Cát, Dầu Tiếng. Bí thư phân khu ủy đầu tiên là Mai Chí Thọ, Tư lệnh: Trần Đình Xu (Ba Đinh).

   Phân khu 2 gồm huyện Tân Bình (Tân Bình và nửa Bình Chánh), các quận 5, 6, 3 và Bắc Long An. Phan Văn Hân (Hai Song) làm Bí thư, Tư lệnh: Ba Long (sau đó: Nguyễn Văn Sĩ), Chính ủy: Võ Trần Chí.

   Phân khu 3 gồm huyện Nhà Bè, nửa huyện Bình Chánh, phía Nam, các quận 2, 4, 7, 8 và Nam Long An. Bí thư đầu tiên là Nguyễn Văn Chín (Chín Cần) Kiêm Chính ủy: Tư lệnh: T.T(1).

   Phân khu 4 gồm các huyện Thủ Đức, Long Thành, Nhơn Trạch, Khu Thạnh Mỹ Tây, các quận 9 và 1. Bí thư đầu tiên là Đoàn Công Chánh (Sáu Bảo), Tư lệnh: Lương Văn Nho (Hai Nhã). Chính ủy: Đông Quang Long (Tám Quang).

   Phân khu 5 gồm các khu vực Bình Hòa, Phú Nhuận và các huyện Lái Thiêu, Dĩ An, Phú Giáo, Tân Uyên. Bí thư đầu tiên là Hoàng Minh Đạo (Năm khu) Kiêm Chính ủy: Tư lệnh: N.C.S(2).

   Các lực lượng nội thành tổ chức thành Phân khu 6 (không có đất), có Ban cán sự Đảng nội thành và Bộ chỉ huy quân sự phân khu chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng biệt động, đặc công ở nội thành và hoạt động của các ngành, các giới nội đô. Bí thư đầu tiên của ban cán sự là Trần Bạch Đằng. Các thành viên Ban cán sự gồm: Nguyễn Thái Sơn (Phó bí thư), Trần Hải Phụng. Chỉ huy trưởng: Trần Hải Phụng, Chính ủy: Võ Văn Thạnh, Phó chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng: Nguyễn Đức Hùng (Tư Chu).

______________

(1) (2) Sau này bị địch bắt và đầu hàng.

Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #35 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2013, 10:18:58 am »

   Riêng Thành đoàn có sự thay đổi lớn về tổ chức. Đơn vị Thành đoàn không còn, lực lượng Thành đoàn chia làm 3, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban cán sự phân khu 6.

   - Lực lượng 1 làm chức năng quân sự như biệt 65 (lực lượng biệt động vũ trang).

   - Lực lượng 2 làm chức năng vũ trang tuyên truyền (lực lượng biệt động vũ trang).

   - Lực lượng 3 làm chức năng vận động, tổ chức và hướng dẫn quần chúng nổi dậy khởi nghĩa, giành chính quyền (lực lượng biệt động vũ trang).

   Cán bộ lãnh đạo của Thành đoàn được bố trí vào 3 lực lượng nói trên.

   Để chỉ đạo, chỉ huy kịp thời trong tổng công kích – tổng khởi nghĩa, Trung ương Cục quyết định thành lập một Đảng ủy tiền phương và 2 Bộ chỉ huy. Đảng ủy tiền phương gồm: Võ Văn Kiệt (phụ trách nổi dậy), Trần Văn Trà (phụ trách quân sự). Bộ Chỉ huy Tiền phương Bắc (Tiền phương 1) gồm: Trần Văn Trà, Mai Chí Thọ, Lê Đức Anh, lãnh đạo, phụ trách các mũi phía đông, phía bắc và lực lượng chủ lực. Bộ Chỉ huy Tiền phương Nam (Tiền phương 2) gồm: Võ Văn Kiệt và Trần Bạch Đằng; lãnh đạo, phụ trách các mũi phía tây, phía nam và các lực lượng nội thành.

   Bộ chỉ huy Miền và phân khu cũng có 2 bộ phận: cơ bản và tiền phương.

   Khu ủy và Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn – Gia Định tạm thời giải thể và tăng cường cho các phân khu. Toàn bộ lực lượng vũ trang ở ngoại thành của Sài Gòn – Gia Định: các tiểu đoàn mũi nhọn, đặc công, bộ đội địa phương đều chuyển về thuộc các phân khu trên các hướng.

   Về lực lượng, Bộ Tư lệnh Miền tổ chức lực lượng thành 3 khối lớn: khối biệt động thành, khối các Phân khu 1, 2, 3, 4, 5 và khối chủ lực Miền.

   Khối biệt động Thành ngoài các lực lượng bảo đảm có hơn 100 chiến đấu viên của các đội từ đoàn F100 giải thể, tổ chức thành cụm để đánh các mục tiêu chiến lược.

   Cụm 3 – 4 – 5 gồm các đội 3, 4, 5.

   Cụm 6 – 9 gồm các đội 6, 9.

   Cụm 7 – 8 gồm các đội 7, 8.

   Ngoài ra còn có Đội 90C độc lập. Ngày 25 tháng 1 có lệnh của Tiền phương 2 thêm mục tiêu tòa Đại sứ Mỹ; do đó lại tổ chức thêm đội 11 để đánh tòa Đại sứ Mỹ, cấp tốc điều động người từ cơ quan, bộ phận bảo đảm. Nhiệm vụ của các đội biệt động Thành là đánh chiếm mục tiêu đầu não địch, giữ cho đến khi các tiểu đoàn mũi nhọn đến tiếp sức, chiếm giữ luôn tạo điều kiện cho quần chúng nổi dậy. Các mục tiêu đó là:

   Dinh Độc Lập (đội 5), Đài phát thanh (đội 4), Bộ Tư lệnh Hải quân Sài Gòn (đội 3), Bộ Tổng Tham mưu Sài Gòn (đội 6), Tổng Nha cảnh sát (đội 2), Biệt khu Thủ đô (đội 8), cổng Phi Long sân bay Tân Sơn Nhất (đội 9), khám Chí Hòa (đội 90C), Tòa Đại sứ Mỹ (đội 11). Có 5 mục tiêu trọng yếu nhất trong 9 mục tiêu trên: Dinh Độc Lập, Đài phát thanh, Bộ Tổng Tham mưu, Biệt khu Thủ đô, Tòa Đại sứ Mỹ (lúc đầu không coi là mục tiêu chủ yếu).

   Các tiểu đoàn mũi nhọn có nhiệm vụ sau 30 phút đến tiếp ứng biệt động chiếm luôn các mục tiêu chủ yếu:

   - Dinh Độc Lập: tiểu đoàn 3 Dĩ An (PK5)

   - Đài phát thanh: tiểu đoàn 3 Dĩ An (PK5)

   - Tòa Đại sứ Mỹ: tiểu đoàn 3 Dĩ An (PK5)

   - Cổng 4 Bộ Tổng Tham mưu: tiểu đoàn 2 Gò Môn (PK1)

   - Cổng 5 Bộ Tổng Tham mưu: tiểu đoàn 267 (PK2)

   - Sân bay Tân Sơn Nhất: Trung đoàn 16/PK1 + tiểu đoàn 16 + tiểu đoàn 12 đặc công PK2.

   - Biệt khu Thủ đô: tiểu đoàn 6 Bình Tân (PK2)

   - Tổng nha cảnh sát: tiểu đoàn 1 Long An + tiểu đoàn Phú Lợi (PK3)

   - Khám Chí Hòa: tiểu đoàn 269/PK2

   - Bộ Tư lệnh Hải quân: tiểu đoàn 5 Nhà Bè PK3 (sau chỉnh lại: tiểu đoàn 4 Thủ Đức).
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Ba, 2013, 02:44:28 pm gửi bởi macbupda » Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #36 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2013, 10:19:26 am »


   Ngoài ra ở mỗi mục tiêu chủ yếu như Dinh Độc Lập, Đài phát thanh, tòa Đại sứ Mỹ, Bộ Tư lệnh Hải quân, sẽ có lực lượng 200 thanh niên – sinh viên đến tiếp ứng trước các tiểu đoàn mũi nhọn, riêng cổng 5 Bộ Tổng tham mưu có 5000 thanh niên – sinh viên, Tổng nha cảnh sát có 1000 thanh niên – sinh viên (cùng lực lượng Phân khu 2), khám Chí Hòa có 1000 thanh niên – sinh viên. Các đơn vị đánh chiếm Tổng nha cảnh sát, khám Chí Hòa, Biệt khu Thủ đô, Bộ Tổng tham mưu và cổng Phi Long được phối thuộc hẳn cho các phân khu 2 và 3.

   Khối các phân khu gồm các lực lượng bản thân, tăng cường 15 tiểu đoàn và đặc công (gồm cả 4 tiểu đoàn của Trung đoàn Quyết thắng) 1.

   1 Trung đoàn vừa thành lập cuối năm 1967 gồm Tiểu đoàn 1 Quyết Thắng, Tiểu đoàn 2 Quyết Thắng, Tiểu đoàn 4 đặc công Gia Định.

   Các đội đặc công biệt động do Quân khu Sài Gòn – Gia Định tăng cường cho các phân khu, đứng bên cạnh các tiểu đoàn mũi nhọn có: Bình Tân: đội 2 và đội 65, Dĩ An: đội 66, Gò Môn: đội 1 và 67, Nhà Bè: đội 69 à 25 chiến đấu viên đặc công nước, Thủ Đức: đội 3 đặc công nước và biệt động Thủ Đức.

   Từ tháng 10 năm 1967, các đơn vị Biệt động Thành đã chính thức nhận được lệnh chuẩn bị điều kiện để ém quân, chuyển và ém vũ khí.

   Khối chủ lực Miền có 3 sư đoàn bộ binh thiếu 5, 7, 9, Trung đoàn bộ binh 88, 1 sư đoàn pháo binh, một số đơn vị và binh chủng. Nhiệm vụ ban đầu của chủ lực là: tiến công một số căn cứ địch, không cho chủ lực địch kéo về ứng cứu Sài Gòn.

   Ngoài các khối lực lượng nói trên, ở Phân khu 6 còn có các đội vũ trang của các cánh Thành đoàn, Hoa vận, An ninh, Tuyên huấn, Công vận, Phụ vận… được giao nhiệm vụ chiến đấu, đánh chiếm một số mực tiêu cấp quận (hành chánh, cảnh sát) trong địa bàn được phân công, ngoài ra lực lượng này còn làm trinh sát, vận động binh lính ngụy làm binh biến, phát động quần chúng nổi dậy cướp chính quyền, phối hợp với các mũi tiến công quân sự làm chủ thành phố. Lực lượng phụ vận cũng có một tiểu đội du kích mật nằm rải rác ở quận 1 và 2 do Lê Thị Bạch Cát, Bí thư quân đoàn 2 chỉ huy (Lê Hồng Quân phó chỉ huy). Thành đoàn theo chỉ đạo của Thành ủy đã tổ chức 3 lực lượng, phân bố đều ở các quận trung tâm thành phố 1, 2, 3, 10,… để làm nòng cốt.

   Ở Đặc khu Rừng Sác, các lực lượng của Đặc khu được biên chế thành đoàn, mật danh Đoàn 10 với nhiệm vụ chủ yếu là chặn sông Lòng Tàu, đánh phá quân cảng, kho tàng, diệt đồn bót, hỗ trợ cho nhân dân phá ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng trước ngày N. Đoàn 10 vận chuyển 15 chuyến vũ khí, khí tài vượt quốc lộ 15 vào Rừng Sác.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #37 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2013, 10:19:57 am »


   Để đảm bảo phục vụ cho các lực lượng tiến công, đến cuối năm 1967, ở miền Đông Nam Bộ đã hình thành các khu vực hậu cần: 81, 82, 83, 84, 100. Đã sử dụng được đường vận chuyển vũ khí qua cảng Sihanouk Ville.

   Ở các huyện vùng trung tuyến như Đức Hòa, Trảng Bàng, đều thành lập đội cung cấp lo lương thực thực phẩm phục vụ tổng công kích. Ở mỗi xã có các chuyên ban: quân lương, cứu lương, chôn cất… đủ sức sơ cứu hoặc nuôi dưỡng hàng trăm chiến thương. Lực lượng tải thương mỗi xã có 1 đại đội nam nữ. Lực lượng dân công được huy động lớn. Một xã vùng “trung tuyến” như An Tịnh (Trảng Bàng) có đến 5000 dân công lên đường. Riêng tỉnh Long An, ngoài các lực lượng du kích và các đơn vị địa phương bổ sung lên trên, còn có 5000 thanh niên mới tòng quân và được bổ sung ngày cho các quân khu.

   Cuối năm 1967 đầu năm 1968, cùng với lực lượng đã đứng chặn từ trước, thêm vào lực lượng tăng cường, địch đang hình thành đội hình dày đặc xung quanh Sài Gòn.

   Vòng ngoài, trên hướng tây bắc có căn cứ Đồng Dù gần Lữ 1, Lữ 2 và Sư đoàn bộ sư đoàn 25 Mỹ, bên cạnh đó có Sư đoàn bộ binh 25 Sài Gòn và nhiều tiểu đoàn, biệt động quân, đại đội bảo an. Trên hướng bắc có căn cứ Lai Khê của sư đoàn 1 bộ binh Mỹ, bên cạnh có Sư đoàn bộ binh 5 Sài Gòn, cùng mấy chục tiểu đoàn biệt động quân, đại đội bảo an và lực lượng dân vệ án ngữ từ Bến Cát qua Ba Tri, Tân Quy đến Lái Thiêu, Tân Uyên. Hướng này còn có Trung đoàn 11 thiết giáp Mỹ cơ động đang ở Bàu Khai, Bến Cát. Trên hướng đông và đông bắc, có lực lượng Nam Hàn đóng ở Dĩ An, quân dù Mỹ đóng ở Biên Hòa, quân Úc đóng ở Long Bình. Sư đoàn 18 Sài Gòn đóng ở Xuân Lộc. Trên hướng nam địch dựa chủ yếu vào lực lượng hải quân dù và thủy quân lục chiến (thuộc lực lượng tổng trù bị) sẵn sàng chi viện. Xa hơn nữa, về phía Tiền Giang và phía Bắc Sông Hậu có 1 lữ đoàn thuộc Sư đoàn bộ binh 9 Mỹ sẵn sàng tiến về Long An và bảo vệ phía Nam Sài Gòn.

   Vòng tỏng, ngoài lực lượng bảo vệ trị an lãnh thổ của Biệt khu thủ đô và cảnh sát dã chiến Sài Gòn, địch còn có các lực lượng: 2 tiểu đoàn Mỹ và 1 tiểu đoàn Sài Gòn ở sân bay Tân Sơn Nhất, lực lượng Sài Gòn ở các trại Đống Đa, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, Tô Hiến Thành… lực lượng bảo vệ các căn cứ và hậu cứ các Bộ tư lệnh Pháo binh, Thiết giáp ở Gò Vấp.

   Tổng cộng, lực lượng địch bảo vệ vòng trong, vòng ngoài Sài Gòn những ngày trước Tết Mậu Thân tương đương 4 sư đoàn Mỹ, 4 sư đoàn Sài Gòn, 8 tiểu đoàn dù và thủy quân lục chiến, 1 tiểu đoàn an ninh thủ đô, 20 vạn biệt động quân, bảo an, dân vệ, cảnh sát dã chiến, hàng ngàn khóa sinh quân sự, hàng ngàn thanh niên chiến đấu và nhiều đơn vị cơ giới, binh chủng.

   Giáp tết Mậu Thân, địch đang có sơ hở, đặc biệt là ở nội thành, vì chưa nắm được ý định lớn của đối phương nên nhiều lính còn đi phép hoặc bỏ về nhà ăn Tết, nhiều sĩ quan đang tính việc du xân, giao cấp dưới tự quản, cả Tổng thống Thiệu cũng về quê vợ Mỹ Tho ăn tết. Bộ Tư lệnh Mỹ vẫn đang bị “cái bẫy Khe Sanh”(1) thu hút.

______________

(1) Trước Tết Mậu Thân, để tạo thế bất ngờ về ý định chiến lược mới, ta mở chiến dịch đường 9 – Khe Sanh . Đêm 20 tháng 1 năm 1968, chiến dịch mở màn, việc này đã thu hút sự chú ý của địch. Chính Tổng thống Mỹ Johnson đã chỉ thị cho tướng Taylor thành lập phòng tình hình đặc biệt tại Nhà Trắng để theo dõi chiến sự Khe Sanh và yêu cầu Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ cam kết bảo vệ Khe Sanh với bất cứ giá nào.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #38 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2013, 10:20:32 am »


   Đến tháng 12 năm 1967, quân Mỹ ở miền Nam đã lên tới 48 vạn và đang còn tăng để đạt số 535 vạn vào cuối năm 1968(1). Ở miền Đông Nam Bộ, Mỹ đã điều Lữ đoàn 196 ra Trị Thiên nhưng lại đưa Sư đoàn nhảy dù 101 từ Playme vào (tháng 12 năm 1967). Tuy địch có sơ hở và Bộ Tư lệnh Mỹ vẫn còn bị “cái bẫy Khe Sanh” thu hút, nhưng địch hơn hẳn phía cách mạng cả về lực lượng quân sự trong và ngoài thành phố, đặc biệt trong thành phố điều đó càng rõ, ở đây địch có hệ thống công sự vững chắc và hệ thống bố phòng nghiêm ngặt. Trên sự so sánh này mà nhìn, nhiệm vụ quân sự đề ra trong tổng công kích là quá sức, nhiệm vụ “tổng khởi nghĩa” càng khó khăn.

   Mặc dù không đạt được mục tiêu của 2 cuộc phản công chiến lược năm 1966 – 1967, nhưng trên cơ sở có quyết định tăng thêm 2 sư đoàn, lại đánh giá không đúng về khả năng, ý định của đối phương(2), Westmoreland quyết định sẽ mở cuộc phản công lần thứ 3; riêng ở miền Đông sử dụng một lực lượng Mỹ tương đương 3 sư đoàn tăng cường (3) được hỗ trợ của 3 sư đoàn cộng 2 lữ đoàn ngụy cùng lữ đoàn bộ binh Thái Lan (sẽ vào từ tháng 7 năm 1968) và Trung đoàn Úc hình thành khối chủ lực tương đương trên 9 sư đoàn, trọng điểm vẫn là hướng bắc Sài Gòn. Cuộc hành quân chủ yếu của cuộc phản công lần này mang tên “Hòn đá vàng” nhằm vào chiến khu Dương Minh Châu với lực lượng chủ công là sư đoàn 25 Mỹ.

   Cuối năm 1967 tập trung chuẩn bị tổng công kích – tổng khởi nghĩa, Bộ chỉ huy Miền chủ trương chỉ sử dụng lực lượng du kích cơ quan và một số bộ phận của chủ lực để đánh địch càn quét vào vùng căn cứ. Mặc dù vậy, trên chiến khu Dương Minh Châu, quân giải phóng đã loại gần 2500 tên địch các loại (chủ yếu là Mỹ) trong đó có 1 chiến đoàn thuộc Sư đoàn 25 Mỹ bị thiệt hại nặng. Trong bối cảnh đó, Bộ chỉ huy Mỹ lại phát hiện các đơn vị lớn của đối phương ở miền Đông đang tiếp cận ở Sài Gòn. Chúng phải bỏ dở kế hoạch phản công lần 3 để lo phòng ngự trên hai hướng chính: Sài Gòn và đường 9 Trị Thiên. Ngày 21 tháng 12 năm 1967, Phó tư lệnh Miền – Trần Văn Trà báo cáo trước Thường vụ Trung ương Cục kế hoạch tác chiến B2, tập trung trọng điểm Sài Gòn – Gia Định.

   Ngày 25 tháng 12 năm 1967 (ngày N-6) Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư Trung ương Cục, Bí thư “khu trọng điểm”, báo cáo trước Trung ương Cục ý kiến nhắc nhở của Bộ Chính trị, xác định đây là một giai đoạn kết thúc cuộc chiến tranh lâu dài, kiên quyết tiến công giành thắng lợi cao nhất, nhưng phải dài hơi, sẽ gồm nhiều đợt, đợt Tết Mậu Thân là chủ yếu.

   Cuộc họp bàn cụ thể các mục tiêu tổng công kích, những việc cụ thể sau khi giành chính quyền.

_________________________________

(1) Johnson đã bác bỏ phương án đưa số quân Mỹ miền Nam lên 600.000 và dùng bộ binh Mỹ đánh ra miền Bắc.

(2) Theo tài liệu AB14D tháng 11-1967, địch nhận định “Mặc dù bị tổn thất nặng, cộng sản vẫn còn khả năng tấn công đáng kể, trọng tâm đánh vào chương trình bình định, chưa đủ mạnh để tạo thắng lợi quân sự, chưa có khả năng bước sang giai đoàn tổng phản công, chỉ có khả năng bảo tồn lực lượng chờ khi Mỹ rút sẽ tổng tiến công vào quân lực Việt Nam Cộng Hòa”

(3) FBB1 + FBB25 + dù 101 (vào miền Đống tháng 12 năm 1967) + FKBKV1 (sẽ điều từ vùng chiến thuật 2 vào) + Lữ BB 199 + Lữ đoàn BB196 + Lữ 1-FBB (F: Sư đoàn, BB: bộ binh, KBKV: kỵ binh không vận).

Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #39 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2013, 10:20:51 am »


   Ngày 29 tháng 1 năm 1968 (N-2) Hội nghị Quân ủy và Bộ chỉ huy Miền đánh giá việc chuẩn bị cho đợt Tết Mậu Thân. Trong điều kiện gấp rút chuẩn bị, tinh thần xốc tới, niềm tin thắng lợi của toàn thể cán bộ, chiến sĩ và đồng bào trở thành khí thế xuống đường mạnh mẽ, náo nức chưa từng thấy trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Trên khắp các nẻo đường từ chiến khu về Sài Gòn, ngày đêm không ngớt những đoàn dân công, bộ đội tiến ra phía trước. Trên hành lang dài hàng trăm kilômét, từ vùng Mỏ Vẹt xuống Trảng Bàng, Hóc Môn, Gò Vấp đêm đêm có hàng trăm xe bò tải đầy ắp đạn, gọa lăn bánh, luồn qua hàng chục đồn bót địch, 200 tấn vũ khí đã được vận chuyển theo hành lang biên giới qua Long An xuống vành đai phía tây và phía nam Sài Gòn.

   Từ “khí thế Mậu Thân” đang đi vào lịch sử.

   Tuy nhiên, bên cạnh ý thức dồn sức tấn công thành phố, ngay từ đầu kế hoạch củng cố phía sau, củng cố nông thôn không được coi trọng. Đợt tấn công Đông Xuân 1966 – 1967 chưa đạt yêu cầu tiêu hao, tiêu diệt địch và chuyển thế mạnh hơn nữa. Lực lượng chính trị tuy đã được tăng cường, khí thế quần chúng cách mạng rất cao nhưng chưa được tổ chức chặt chẽ. Chỗ yếu lớn nhất là lực lượng chính trị đô thị chưa đạt yêu cầu mà một cuộc tổng khởi nghĩa cần có.

   Mặc dầu chưa được phổ biến ngày giờ nổ súng, Ban thường vụ Thành đoàn tổ chức cuộc tập hợp quần chúng thanh niên với quy mô lớn để tập dượt nổi dậy phối hợp tấn công vũ trang. Đêm văn nghệ mừng tết Quang Trung do Tổng hội sinh viên và Hội đồng đại biểu sinh viên Sài Gòn phối hợp tổ chức ngày 25 tháng 1 năm 1968 (N-5) với sự tham gia của 21 phân khoa đại học, 53 trường trung học, đoàn văn nghệ Bừng Sáng của học sinh sinh viên tại sân Trường Quốc Gia Hành chánh Sài Gòn, đã quy tụ trên 12 ngàn thanh niên, sinh viên, học sinh. Cả vạn người hát vang bài hát “Lên Đàng” của Lưu Hữu Phước. Hầu hết lực lượng vũ trang thanh niên thành phố được sung vào các đội vận chuyển vũ khí, các bộ phận dẫn đường:Lực lượng này lần lượt chuyển vào thành phố 100 tiểu liên AK và súng ngắn K54, nhiều đạn, trên 2 tấn chất nổ.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM