Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:46:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mậu Thân 1968 - Cuộc đối chiến lịch sử  (Đọc 109631 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #20 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2013, 01:05:17 pm »

BÀI CA XUÂN 68

TỐ HỮU                                       

                             Anh chị em ơi!
                              Hãy giương súng lên cao, chào Xuân 68
                              Xuân Việt Nam
                              Xuân của lòng dũng cảm

                              Ai đến kia, rộn rã cùng Xuân?
                              Hoan hô Anh giải phóng quân
                              Kính chào Anh, con người đẹp nhất!

                              Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất
                              Sống hiên ngang, bất khuất trên đời
                              Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi
                              Một dây ná, một cây chông, cũng tiến công giặc Mỹ

                              Không tự ngắm mình, anh chẳng hay đâu, hỡi chàng dũng sĩ!
                              Cả năm châu, chân lý đang nhìn theo
                              Bóng Anh đi… và vành mũ tai bèo
                              Của Anh đó!
                              Ôi cái mũ vải mềm dễ thương như một bàn tay nhỏ
                              Chằng làm đau một chiếc lá trên cành
                              Sáng trên đầu như một mảnh trời xanh
                              Mà xông xáo, mà tung hoành, ngang dọc
                              Mạnh hơn tất cả đạn bom, làm run sợ cả Lầu Năm Góc!

                              Ta muốn hỏi Trường Sơn
                              Có đỉnh nào cao hơn
                              Chiếc mũ kia của chủ nghĩa anh hùng cách mạng?
                              Cảm ơn Đảng của chúng ta, Đảng làm ra ánh sáng
                              Người chưa đưa tên lên được sao Kim
                              Nhưng đã cho ta một linh hồn và một trái tim
                              Biết lẽ phải, biết yêu thương, căm giận
                              Biết đi tới và làm nên thắng trận!
                              Hôm nay sao vui thế! Sáng xuân nay
                              Ta đi đây, lòng ta như bay
                              Với mỗi làn mây, với từng cơn gió
                              Gió miền Bắc đang thổi vào Nam đó!
                              Gió mây ơi, không đợi nắng xuân về
                              Hãy bay đi mà che những đoàn xe
                              Và những đoàn quân tuôn ra tiền tuyến
                              Tổ quốc ta! Hai mươi ba năm đau khổ gian nan, bền gang kháng chiến

                              Tiến lên!
                                         Toàn thắng ắt về ta! (1)
                              Hỡi bốn phương và những chiến trường xa
                              Xin lắng nghe… phút giao thừa đang chuyển Bác Hồ gọi.
                                                                             Ấy là mùa xuân đến…

                              Hoan hô Xuân 68 anh hùng!
                              Hãy gầm lên như sấm sét đùng đùng
                              Tất cả pháo!
                              Và xông lên, dũng sĩ!
                              Như khí phách Trần, Lê. Như oai vũ Quang Trung
                              Khắp thành thị nông thôn
                              Đánh tan đầu Mỹ, ngụy!

                              Vì Độc lập, Tự do, núi sông hùng vĩ
                              Vì thiêng liêng giá trị Con Người
                              Vì muôn đời hoa lá xanh tươi
                              Ta quyết thắng. Giành mùa xuân đẹp nhất.


23-1-1968                                       

_____________________________

(1) Thơ Hồ Chủ tịch “Mừng Xuân 68”.

« Sửa lần cuối: 28 Tháng Hai, 2013, 05:16:28 pm gửi bởi macbupda » Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #21 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2013, 09:19:57 am »

                                                                                                                   THAM KHẢO
(Tài liệu tham khảo này chúng tôi biên soạn, trích dẫn từ nguồn tư liệu
của phía Việt Nam cộng hòa, vì thế độ trung thực và tính khách quan của sự kiện
chưa chính xác. Dẫu sao đây cũng là tài liệu cần chobạn đọc tham khảo.)

DIỄN TIẾN CHUNG CỦA CUỘC TỔNG CÔNG KÍCH

ĐỢT 1 (29-1-1968)

   Trận tổng công kích đợt 1 của Việt cộng đã xảy ra trong những ngày đầu năm Mậu Thân 1968.

   Để che dấu âm mưu này và để đánh lạc hướng, chiều ngày 20.1.1968 nghĩa là trước cuộc tổng tấn công 10 ngày, sau những loạt trọng pháo mở màn địch tấn công mạnh mẽ bằng bộ binh vào Khe Sanh.

   Khe Sanh là một căn cứ chiến lược chặn ngang đường xâm nhập của quân Bắc Việt vào vùng 1 Chiến thuật nằm ở ngã ba biên giới Bắc Việt – Lào và miền Nam Việt Nam cách thượng lưu sông Bến Hải không xa và cách Cồn Tiên nơi xảy ra một trận đánh lớn vào giữa năm 1967 vào khoảng 30 cây số. Căn cứ Khe Sanh nằm trong một lòng chảo chung quanh núi cao vây bọc dài hai cây số, ngang một cây số. Khoảng 6000 TQLC Hoa Kỳ, trú đóng chia giữ Khe Sanh, căn cứ chính có một phi trường làm đường liên lạc tiếp tế và ba tiền đồn là các ngọn đồi 881 và 861. Ở phía Nam, đồi 1015. Ở xa hơn về phía đông có cứ điểm Carrol. Ngoài ra được kể thêm một tiền đồn là Làng Vei-do do một Tiểu đoàn dân sự chiến đấu với một số cố vấn Hoa Kỳ chiếm giữ.

   Cuộc tấn công mở màn vào Khe Sanh đã khiến ngay từ lúc đầu 20 TQLC Hoa Kỳ tử thương và 109 bị thương. Thoạt đầu quân Bắc Việt oanh kích dữ dội bằng trọng pháo và hỏa tiễn vào trại TQLC Hoa Kỳ tại Carrol sau đó chúng tấn công đánh vào các ngọn đồi 881 và 861. Các đơn vị của Trung đoàn 26 thuộc Sư đoàn 3 TQLC Hoa Kỳ đã phải chiến đấu dữ dội với các đơn vị thuộc Sư đoàn 325 Bắc Việt xuất hiện bao vây vùng thung lũng Khe Sanh, dường như quân chính quy Bắc Việt đã dồn chừng 3 sư đoàn ở vùng phi quân sự và biên giới Lào để gián tiếp yểm trợ cho chiến trường Khe Sanh.

   Trước tình hình này, lệnh hưu chiến trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Thân trước định 48 giờ được lệnh rút xuống 36 tiếng nghĩa là lệnh hưu chiến chỉ còn có giá trị từ 18 giờ ngày 29.1 đến 06 giờ ngày 31.1.1968.

   Biện pháp phòng thủ hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị được đặt ra và ước lượng tăng quân số Việt – Mỹ lên 50.000 người để phòng ngừa một cuộc đánh úp vào hai tỉnh này.

   Sư đoàn Nhảy dù Việt Nam được lệnh tăng cường vùng hỏa tuyến một Chiến đoàn. Một số các đơn vị chủ lực Hoa Kỳ như Sư đoàn 1 Không vận cũng được lệnh đưa ra vùng 1 Chiến thuật.

   Nhưng trước tết, Sư đoàn Nhảy dù mới gửi ra vùng hỏa tuyến được các Tiểu đoàn 2 và 9. Mãi tới ngày mồng 2 Tết, Bộ Chỉ huy Chiến đoàn 1 với Tiểu đoàn 7 mới được không vận ra Huế. Sư đoàn 1 Không vận cũng từ An Khê kịp ra đóng ở một khu vực cách xa thành phố Huế. Các lực lượng này chỉ là những lực lượng trừ bị cho chiến trường Khe Sanh nên chỉ nằm đợi tại chỗ, không tham gia vào những hoạt động khác.

   Các chiến lược và chiến thuật gia cho rằng Việt cộng chỉ có khả năng mở những trận quy mô đưa vào những căn cứ xuất phát tại các vùng biên giới nhưng sẽ thất bại. Với những sự phối trí quân lực như trên hẳn địch chẳng có thể làm gì nên chuyện theo đà tiến triển của tình hình.

   Còn tại một địa các nhà quân sự ước tính rằng địch quân chỉ có khả năng mở những cuộc tấn công ở cấp liên tiểu đoàn nhằm gây tiếng vang, chúng chỉ có thể đánh trong một thời gian chớp nhoáng nếu không muốn bị tiêu diệt. Người ta cảm thấy lạc quan đối với tình hình quân sự chung trên toàn quốc qua các trận đánh xảy ra ở Cồn Tiên, Đắc Tô, Lộc Ninh và Phước Quả vào năm 1967 mà chiến thắng cuối cùng đã nghiêng về phía quân bạn.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Hai, 2013, 11:54:23 am gửi bởi macbupda » Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #22 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2013, 09:20:34 am »


   Tuy nhiên những người am hiểu thời cuộc lại cảm thấy lo ngại. Vấn đề xây dựng nông thôn không tiến triển. Các vùng nông thôn phần lớn nằm trong sự kiểm soát của địch. Các cơ sở hạ tầng của địch vẫn còn nguyên vẹn và dường như còn phát triển mạnh tới những vùng làng mạc phụ cận và ngoại ô của các thành phố và đô thị, bằng chứng là những vụ ám sát và khủng bố được gia tăng nhằm vào các viên chức xã, ấp, phường, khóm ở các vùng này trong những tháng về cuối năm 1967.

   Vào những ngày giáp Tết, ngoài một Khe Sanh sôi động, tình hình chung trên toàn quốc hoàn toàn yên tĩnh.

   Các đơn vị binh sĩ được hưởng phép nghỉ Tết dễ dàng: trực gác theo như thông thường.

   Thủ tướng Nguyễn Văn Lộc cho dân chúng tùy theo an ninh từng địa phương được phép đốt pháo trong bốn ngày Tết, từ ngày 30 đến hết ngày mồng 3. Nhưng tiếng pháo đã bất chấp luật lệ bắt đầu nổ rải rác trong đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn từ 20 tháng chạp nghĩa là trước cả ngày tiễn ông Táo lên chầu trời.

   Như đêm 30 Tết tức ngày 29 tháng 1 năm 1968, Việt cộng đồng loạt tấn công vào năm thị xã thuộc vùng 2 Chiến thuật.

   Quy Nhơn lúc 04g10.

   Kon Tum lúc 02g00.

   Playcu lúc 04h40.

   Đắk Lawsk lúc 01g30.

   Nha Trang lúc 0g35.

   Đồng thời, pháo kích và đột nhập Tổng Hành dinh Quân đoàn 1 vào lúc 03g40 sáng.

   Cũng trong đêm nay, địch đột kích vào Chi khu Hội An, pháo kích vào thị xã Quảng Trị, phi trường Đà Nẵng, phi trường Non Nước cách phía nam Đà Nẵng bốn cây số và pháo kích tấn công nhiều đồn bót lẻ tẻ trên toàn quốc.

   Cả năm thị xã kể trên và Tổng Hành dinh Quân đoàn 1 đều bị địch lọt vào. Các thị xã Qui Nhơn, Nha Trang và Playcu đã được giải tán nhanh chóng. Tổng Hành dinh Quân đoàn 1 đẩy lùi địch trong vài giờ đồng hồ. Các lực lượng địch tại thị xã Buôn Mê Thuột và Kon Tum cũng bị ta đẩy lùi ngay nhưng tại hai nơi này địch bám sát, tạo áp lực xung quanh và sau nhiều ngày ta mới làm chủ tình hình hoàn toàn.

   Đềm mồng 1 Tết tức 24 giờ sau các cuộc tấn công những tỉnh lỵ miền Cao Nguyên và miền Trung, lực lượng Việt cộng mở các cuộc tấn công vào đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn và các tỉnh lỵ miền Nam.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #23 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2013, 09:24:16 am »


   Khi xảy ra các vụ tấn công đêm giao thừa, chính quyền trung ương thông báo ngay cho các địa phương biết để kịp phòng bị. Vào sáng mồng 1 Tết, đài phát thanh quốc gia Sài Gòn tố cáo Việt cộng vi phạm trắng trợn việc hưu chiến trong dịp Tết và ban bố bãi bỏ lệnh này.

   Dân chúng đang say sưa trong cái tết dân tộc ít người biết đến.

   Tại các tỉnh nhỏ, nhà cầm quyền đã dễ dàng hơn trong việc kêu gọi quân nhân nghỉ phép trở lại trại để gia tăng việt phòng thủ.

   Tại thủ đô, chiều tối ngày mồng 1, các giới chức quân sự theo dõi tình hình và ban lệnh cho các cơ quan đơn vị đề phòng. Nhưng lệnh này quá cấp bách, khiến việc kêu gọi những quân nhân nhiệm nghỉ phép không thể nào thi hành được.

   Nhưng việc gì đến đã đến! Một cuộc tổng công kích của Việt cộng trên toàn thể lãnh thổ miền Nam Việt nam đã quả thực xảy ra.

   Bọn Việt cộng đã đánh vào các đơn vị Việt Nam cộng hòa (VNCH) trong lúc không chuẩn bị hay vừa mới kịp đề phòng do những trận đánh đầu tiên xảy ra.

   Tính theo kế hoạch tổng công kích Việt cộng đã đồng loạt mở các cuộc tấn công và đột kích vào hầu hết các tỉnh lỵ và thị trấn trong thời gian như sau:

Tại vùng 1 Chiến thuật:


   Huế bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 02 giờ.


   Quảng Trị đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 04 giờ.


   Quảng Tín đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 04 giờ.


        Quảng Ngãi đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 04 giờ.

 
Tại vùng 2 Chiến thuật:


        Bình Thuận bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 03g25, Tuyên Đức đêm mồng 2 rạng mồng 3 Tết lúc 02 giờ.


Tại vùng 3 Chiến thuật:


         Thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 02 giờ.


         Bình Dương đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 04g25.


         Bộ Tư lệnh Sư đoàn 24 bộ binh bị tấn công lúc 08h30 sáng ngày mồng 2 Tết.


         Biên Hòa đêm mồng 2 rạng ngày mồng 3 lúc 03 giờ.

 
         Long Khánh đêm mồng 4 rạng mồng 5 Tết lúc 01 giờ.


Tại vùng 4 Chiến thuật:


         Phong Dinh đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 03 giờ.


         Vĩnh Long đêm mồng 1 rạng mồng 2 lúc 03g30.


         Kiên Hòa đêm mồng 2 rạng ngày mồng 3 lúc 03 giờ.


         Định Tường đêm mồng 2 rạng ngày mồng 3 lúc 04 giờ.


         Kiên Giang đêm đêm mồng 2 rạng ngày mồng 3 lúc 2g40.


         Vĩnh Bình đêm mồng 2 rạng ngày mồng 3 lúc 4g15.


         Kiến Tường đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 lúc 4g15.


         Bộ Tư lệnh Biệt khu 44 đêm mồng 6 rạng ngày mồng 7 lúc 1g25.


         Gò Công đêm mồng 7 rạng ngày mồng 8 âm lịch lúc 2g35.


         Bạc Liêu đêm 12 rạng 13 âm lịch tức ngày 10.2.1968.


         Như vậy trong 44 tỉnh lỵ địch đã dùng bộ binh tấn công vào 28 nơi.


         Cuộc tổng tấn công của chúng kể ra cũng khá linh hoạt tuy không diễn ra trong một lúc nhưng khoảng cách của các trận đánh ở các tỉnh lỵ không quá rời rạc.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #24 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2013, 09:25:23 am »


Tính ra như vậy:

Đêm 30 Tết, Việt cộng mở được năm cuộc tiến công vào các nhà tỉnh Cao nguyên và miền Trung.

Đêm mồng 1 Tết, chúng mở được tám cuộc tấn công khác vào các tỉnh lỵ và thị xã trong đó có đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định. Với tám cuộc tấn công này trong đó có bốn thành phố Huế, Quảng Trị, Quảng Tín và Quảng Ngãi thuộc vùng 1 Chiến thuật, thành phố Phan Thiết thuộc vùng 2 Chiến thuật và hai thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long thuộc vùng 4 Chiến thuật. Người ta nhận thấy rằng trong hai ngày liên tiếp tất cả các tỉnh lỵ thuộc vùng 1 Chiến thuật đều bị đánh. Các tỉnh lỵ thuộc vùng 2 Chiến thuật cũng bị đánh gần hết. Riêng vùng 4 Chiến thuật mới bị chớm đánh vào hai tỉnh Cần Thơ và Vĩnh Long.

Đêm mồng 3 Tết, địch lại đánh vào tám tỉnh lỵ khác gồm: năm thành phố Kiến Hòa, Định Tường, Gò Công, Kiên Giang, Vĩnh Bình thuộc Vùng 4 Chiến thuật, hai thành phố Bình Dương, Biên Hòa thuộc vùng 3 Chiến thuật, thành phố Tuyên Đức thuộc vùng 2 Chiến thuật.

Qua ngày mồng 3 Tết tức ngày 1.2.1968 hoạt động địch trên toàn quốc có phần suy giảm tuy địch vẫn bám sát được vào một vài thành phố như Sài Gòn, Huế, Buôn Mê Thuột, Kon Tum, Mỹ Tho và Vĩnh Long. Còn tại các nơi, các phần từ địch thất tán trong các khu dân cư và đang bị tiêu diệt.

Ngày mồng 4 Tết, địch còn mở một cuộc tấn công yếu ớt vào thị xã Kiến Tường và một cuộc tấn công khác vào các đơn vị trú phòng tại Long Khánh, nhưng đều bị đẩy lùi ngay.

Ngày mồng 5 Tết, hoạt động địch tại các vùng Chiến thuật suy giảm rõ rệt. Riêng tại Huế địch vẫn còn chiếm đóng và hoạt động mạnh. Tại thủ các phần tử địch trà trộn trong khu dân cư đa bị thanh toán lần lần.

Ngày mồng 5 và 6 Tết, chúng còn mở những cuộc tấn công muộn vào tỉnh lỵ Gò Công. Bộ Tư lệnh Biệt khu 44 nhưng không gây được sự thiệt hại nào đáng kể.

Ngày mồng 8 âm lịch tức ngày 6.2.68, Thừa Thiên vẫn đáng được chú ý hơn cả, tiếp đến là đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn và Phong Dinh. Tại Phong Dinh trận chiến đã diễn ra trong 2 đợt: đợt đầu lâu trên một tuần lễ và đợt thứ hai vào đêm 14 rạng ngày 15.2, tại các nơi khác địch tiếp tục duy trì các cuộc pháo kích và khuấy rối đặc biệt là ở Vùng 1 và 4 Chiến thuật.

Ngày 7.2.68, Việt cộng lần đầu tiên sử dụng thiết giáp xuất phát từ biên giới Lào vượt quốc lộ 9 tấn công căn cứ Làng Vei tại Khe Sanh khiến trại này bị thất thủ hồi 18g40. Quân đồn trú chỉ có 72 người rút lui được về Khe Sanh, số còn lại 316 người coi như chết và mất tích. Nhưng TQLC Hoa Kỳ tại Huế tái chiếm một phần lớn khu vực hữu ngạn sông Hương. Địch quân phải rút ra cố thủ tại vùng ngoại ô.

Sáng ngày 10.2.68, địch đột nhập thị xã Bạc Liêu đốt trên mọt ngàn căn nhà của dân chúng. Tại Huế địch còn duy trì áp lực tại vùng Cửa Hữu và khu vực phía bắc cầu Bạch Hổ. Các thị xã và thị trấn khác đều được giải tỏa. Tại đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn, các lực lượng ta tiếp tục mở các cuộc lục soát trong nội thành và hành quân tảo thanh vùng ven đô. Các lực lượng địch lần lượt rút ra xa đô thành.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #25 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2013, 09:26:38 am »


Tình hình Khe Sanh cũng yên tĩnh sau vụ thất thủ làng Vei.

Ngoài 28 tỉnh lỵ và thị trấn bị tấn công bộ binh, 18 tỉnh lỵ còn lại trừ một vài nơi yên tĩnh hoàn toàn đều bị địch pháo kích và bắn quấy rối. Tình hình liệt kê theo từng tỉnh lỵ được ghi nhận như sau:

1. Ninh Thuận: hoàn toàn yên tĩnh.

2. Phú Yên: thành phố yên tĩnh, địch tấn công một vài đồn bót quanh tỉnh.

3. Phú Bồn: hoàn toàn yên tĩnh.

4. Lâm Đồng: thành phố yên tĩnh, địch bắn quấy rối vào khu MACV quận Di Linh ngày 9.2.1968.

5. Tây Ninh: pháo kích tỉnh lỵ ngày 6.2.1968.

6. Long An: pháo kích tỉnh lỵ ngày 10.2.1968.

7. Hậu Nghĩa: pháo kích một vài địa điểm trong tỉnh.

8. Bình Long: hoàn toàn yên tĩnh.

9. Phước Tuy: hoàn toàn yên tĩnh.

10. Phước Long: pháo kích ngày 7.2.1968.

11. Kiến Phong: pháo kích thị trấn Cao Lãnh ngày 2.2.1968.

12. Ba Xuyên: pháo kích phi trường Sóc Trăng và bắn quấy rối tỉnh lỵ.

13. Sa Đéc: pháo kích ngày 10.2.1968.

14. Châu Đốc: pháo kích tỉnh lỵ ngày 31.1.68 và nhiều nơi khác.

15. An Xuyên: pháo kích và bắn quấy rối tỉnh lỵ ngày 31.1.1968, 6.2.1968.

16. Chương Thiện: hoàn toàn yên tĩnh.

17. An Giang: hoàn toàn yên tĩnh.

18. Quảng Đức: hoàn toàn yên tĩnh.

19. Bình Tuy: hoàn toàn yên tĩnh.

So với những thành phố bị tấn công, những tỉnh lỵ này đều là những thị trấn nhỏ kém phần quan trọng. Địch trừ ra không đánh, có lẽ cho rằng nếu chúng làm chủ tình hình, những nơi này bất chiến tự nhiên thành. Do đó, chúng lấy hết lực lượng địa phương của các tỉnh trên phối hợp với chủ lực quân dồn đánh vào những tỉnh lỵ được chọn làm mục tiêu. Hơn nữa, hầu hết các đồn bót quận lỵ đều không bị đánh cũng vì chúng dồn toàn thể nỗ lực vào việc đánh chiếm các thành phố. Chúng coi các đồn bót quận lỵ là những mục tiêu phụ. Nếu chiếm được trọn vẹn các mục tiêu chính là thành phố, những mục tiêu phụ này đương nhiên bị cô lập và bị thanh toán.

Cuộc tổng công kích của Việt cộng kéo dài khoảng hai tuần lễ và được coi chấm dứt. Vì các hoạt động của chúng cứ mỗi ngày một suy giảm do các cuộc hành quân phản công của ta và do chính chúng tự rút các lực lượng bị hao tổn nặng nề ra để nghỉ ngơi và để bổ sung chỉnh đốn lại.

Nhưng vào tối thứ bảy 17.2.1968, rạng ngày chủ nhật, địch lại tập trung lực lượng cố gắng mở một trận tổng công kích mới.

Đợt tấn công này cũng rải rác ở nhiều nơi và đồng khởi cùng một lúc như đợt tấn công thứ nhất vào dịp Tết. Nhưng không nghiêm trọng và kéo dài bằng đợt trước.

Địch có khả năng quy tụ quân ở quanh các thành phố nhưng cuộc tấn công hôm 18.2 phần lớn chỉ là pháo kích.

Cuộc pháo kích địch nhằm vào 47 thị trận cùng các cơ sở của quân đội đồng minh. Như vậy, khác với lần trước, lần này Việt cộng hướng đánh cả vào các cơ sở của quân đội đồng minh không như lần trước chỉ riêng vào quân đội VNCH.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #26 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2013, 09:28:07 am »

Sau các vụ pháo kích, có một vài vụ tấn công bằng bộ binh. Đó là các vụ tấn công vào vùng cầu Bình Lợi, Thủ Đức, vùng Tân An, phía bắc Gò Vấp, Định Tường, Kiến Hòa, Châu Đốc và quan trọng hơn hết là cuộc tấn công vào tỉnh lỵ Phan Thiết.

Cuộc pháo kích đang chú ý nhất là vụ vào thủ đô. Các cơ sở bị pháo kích gồm căn cứ Tân Sơn Nhất xảy ra hồi 1 giờ 10 sáng, sau đó lúc 1g20 vào Phái bộ Viện trợ Hoa Kỳ - Việt Nam tại Tân Sơn Nhất, Nha Cảnh sát Đô Thành trên đường Trần Hưng Đạo, đài ra đa Phú Lâm.

Ngày 25.2 lúc 2g25 địch pháo kích và đột nhập dân y viện tỉnh lỵ An Xuyên, ta giải tỏa địch lúc 4 giờ sáng. Cũng trong những ngày này một lực lượng địch động đảo muốn tái đột nhập đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định gây áp lực tại vùng Hóc Môn thuộc tây bắc thủ đô và vùng Phú Thọ Hòa ở phía tây. Nhưng áp lực chúng tạo ra đối với thủ đô không có gì là nguy hiểm. Cùng ngày 25.2 ta làm chủ tình hình tại Huế sau 26 ngày binh biến.

Để hỗ trợ cho vụ tổng công kích, Bắc Việt đã xâm nhập vũ khí, đạn dược một cách ồ ạt và táo bạo vào miền Nam bằng cả đường biển.

Bằng cơ là ngày 29.2, ngay trong một lúc khoảng từ 01 giờ đến 03 giờ, hải quân Việt – Mỹ đã chặn bắt được ba tàu bọc sắt chở súng của Việt cộng từ Bắc Việt vào. Ba chiếc tàu sắt này, một bị bắt gặp tại cửa Đức Phổ, thuộc tỉnh Quảng Ngãi, một tại cửa Bồ Đề thuộc tỉnh An Xuyên và một tại Đầm Vân thuộc tỉnh Khánh Hòa. Cả ba chiếc bị chặn xét đã nổ súng chống trả. Hai chiếc ở ngoài khơi Quảng Ngãi và An Xuyên bị bắn chìm tại chỗ. Chiếc ở ngoài khơi Nha Trang bị săn đuổi đã chạy đâm vào bờ phát nổ. Tại chiếc tàu bị bắn chìm ở Đức Phổ, ta tịch thu được 645 súng trường, 45 tiểu liên và 12 trung liên và 1 đại liên. Trên chiếc tàu bị hạ tại Nha Trang ta tịch thu được 40 B.40, 28 AK.50 và nhiều thùng âu dược của Trung Cộng và Đông Đức. Trên tàu để lại 11 xác chết.

Kế đến ngày 1.3 lực lượng Hải quân Việt – Mỹ còn đánh chìm hai ghe và bắt một chiếc khác nguyên vẹn. Cả ba ghe này đều chở đầy vũ khí và đạn dược.

Vào tối ngày 5.3, Việt cộng lại mở cuộc tấn công mới vào nhiều thành thị và các cơ sở của QLVNCH. Đây là cuộc tiến công thứ ba có tính cách đồng loạt kể từ cuộc tấn công đầu tiên ngày Tết. Trong lần này, vùng Hậu Giang bị tấn công nhiều nhất. Cuộc tấn công nặng nhất là vào tỉnh lỵ Quản Long tức Cà Mau. Trong ngày này, lần đầu tiên địch pháo kích vào phi trường Cam Ranh làm hư hại nhẹ đường ray.

Các cuộc tấn công về sau này đều không có hiệu lực. Địch cốt đánh để duy trì tiếng vang đối với quốc tế và làm xáo trộn cuộc sống bình thường của dân chúng.

Để đáp ứng với chiến trường Khe Sanh có thể trở nên nghiêm trọng, ngày 6.3, tướng Westmoreland tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam đã lập một Bộ Chỉ huy mới tại vùng 1 Chiến thuật nhằm trợ giúp vào việc chỉ huy và điều khiển các đơn vị Mỹ tại vùng giới tuyến Bộ Chỉ huy này do tướng Cushman làm tư lệnh và được gọi là Quân đoàn lâm thời tại Việt Nam.

Cũng kể từ thượng tuần tháng 3 dương lịch, quân đội VNCH và đồng minh đã làm chủ chiến trường, liên tiếp mở ra các cuộc hành quân tảo thanh. Một cuộc hành quân đại quy mô được tổ chức ngày 11.3.68 để nối tiếp cho chiến dịch Trần Hưng Đạo được đặt ra cấp bách tại thủ đô và dịp tết. Cuộc hành quân này được đặt tên là “Quyết thắng”. Khoảng 50.000 binh sĩ thuộc các đơn vị  của 6 Sư đoàn và 2 Chiến đoàn đã tham dự cuộc hành quân này tại năm tỉnh quanh Thủ đô là các tỉnh Gia Định, Long An, Biên Hòa, Bình Dương và Hậu Nghĩa. Phía Việt Nam, tham dự cuộc hành quân gồm có các đơn vị thuộc Sư đoàn 5 và Sư đoàn 25 bộ binh, 1 Chiến đoàn nhảy dù, 1 Chiến đoàn TQLC, 1 Đơn vị Biệt động quân và một số cảnh sát. Về phía Hoa Kỳ có các đơn vị thuộc Sư đoàn 1, 9 và 25. Kết quả của chiến dịch này không lấy gì làm tốt đẹp vì chủ lực địch tránh nè chạm trán với ta.

Xa hơn nữa 1 chiến dịch thứ hai có tính cách đại quy mô được mở ra tại vùng Hậu Giang là chiến dịch “Trương Công Định”.

Tại giới tuyến các cuộc hành quân Lam Sơn 192, 193 và mang số kế tiếp được liên tiếp khai diễn. Tại Cao Nguyên, mở cuộc hành quân MAC Tiểu đoàn Arthur với sự hợp tác giữa Sư đoàn 4 bộ binh Hoa Kỳ và các lực lượng thuộc Khu 23 Chiến thuật. Tại Nam Tín, có cuộc hành quân Wallawa Wheeler, tại Quảng Ngãi hành quân Musoatine v.v… Đây chỉ là những cuộc hành quân có tính cách thông thường.
Về phía địch, từ đầu Xuân Mậu Thân qua các đợt tấn công lực lượng của chúng bị thiệt hại lớn lao, nhưng nhờ có một nguồn nhân lực dồi dào ở Bắc Việt tiếp viện bổ sung nên khả năng tham chiến của chúng vẫn giữ được một cách khả quan trên khắp các mặt trận.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #27 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2013, 09:35:43 am »


Theo một bản ước tính khả năng địch từ ngày mở cuộc tổng công kích 29.1.68 đến ngày 29.2.68 lực lượng địch được xác nhận trước ngày tổng công kích chung các loại vào khoảng 323.500 người, số tổn thất địch được ước lượng trong thời gian trên khoảng 45.000 người, con số tổn thất này bao gồm các loại:

- Cán binh thuộc các đơn vị tác chiến ………………………………  18.600 tên

- Cán binh thuộc cơ quan, hậu cần  …………………………………    4.000 tên

- Du kích địch ……………………………………………………………………… 12.400 tên   

- Cán bộ chính trị ………………………………………………………………… 5.000 tên

- Thường dân và dân công …………………………………………………  5.000 tên

               Cộng  ………………………………………  45.000 tên

Trừ số tổn thất từ ngày tổng công kích, quân số địch còn lại tới ngày 29.2.68 là:


- Quân số tác chiến ……………………………………………………          110.600 tên

- Quân số tham mưu, hậu cần ………………………………………        33.700 tên

- Quân số du kích ………………………………………………………………     60.200 tên

- Cán bộ chính trị ………………………………………………………………     79.000 tên

               Cộng  ………………………………………… 283.500 tên

Với quân số nêu trên, địch đã có đến 97 Tiểu đoàn và 18 đại đội trực tiếp tham chiến được phân chia ra như sau:


- 35 Tiểu đoàn cộng với 18 Địa đội tại vùng 1 Chiến thuật.

- 28 Tiểu đoàn tại vùng 2 Chiến thuật.

- 15 Tiểu đoàn tại vùng 3 Chiến thuật hầu hết được dùng đánh vào thủ đô.

- 19 Tiểu đoàn tại vùng 4 Chiến thuật.

Trước khi mở cuộc tổng tấn công, địch đã trừ liệu trường hợp không thành công, chúng sẽ rút các đơn vị chiến đấu ra ngoài và tiếp tục bao vây lỏng các thị trấn. Trong khi đó, quân địch rút ra được bổ sung và nghỉ ngơi, đồng thời tiếp tục tấn công cục bộ tại một vài thị xã để duy trì áp lực và giữ quân ta phải dân quân ở khắp nơi để giữ. Và cũng kể từ thượng tuần tháng 3.68, địch áp dụng phương sách này duy trì áp lực bằng những trận pháo kích thất thường và những trận đánh nhỏ bằng bộ binh không đáng kể.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #28 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2013, 10:07:21 am »



                                                                                                            THAM KHẢO
(Tài liệu tham khảo này chúng tôi biên soạn, trích dẫn từ nguồn tư liệu của
phía Việt Nam cộng hòa, vì thế độ trung thực và tính khách quan của sự kiện
chưa chính xác. Dẫu sao đây cũng là tài liệu cần cho bạn đọc tham khảo.)


KẾT TOÁN CON SỐ THIỆT HẠI CỦA HAI BÊN
QUA TRẬN TỔNG – CÔNG – KÍCH ĐỢT 1


   Dưới đây là những con số ghi các sự thiệt hại quân sự trên toàn quốc theo báo cáo của Bộ Tổng tham mưu QLVNCH trong tháng 2 và 3/1968 là thời gian xảy ra các trận đánh trong vụ tổng công kích đầu năm Mậu Thân và tái tấn công ngày 17/2 và những vụ kế tiếp đến ngày 31/3/1968:










________________________

(1) Các phi cơ tổn thất do pháo kích, bị bắn và vì lý do kỹ thuật. Các loại phi cơ bao gồm các phản lực cơ, vận tải cơ và trực thăng quan sát. Do tổn thất đa số là trực thăng.

(2) Trong số 316 phi cơ có 68 bị bắn, 32 kỹ thuật và 205 bị pháo kích. Và trong số 236 có 38 bị bắn, 67 kỹ thuật, 116 bị pháo kích, 5 bị tấn công và 10 không rõ lý do.

(3) Số tổn thất này là số đếm được căn cứ theo báo cáo, không rõ và không kể tổn thất quân số địch bị chết do các ném bom thường và của B.52. Đối với quân số địch tổn thất theo đếm được thấy hơi trội đối với thực tế căn cứ theo sự quan sát của 1 Phái đoàn Bộ TTM thăm viếng nhiều tỉnh sau ngày biến cố.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Hai, 2013, 11:52:29 am gửi bởi macbupda » Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #29 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2013, 08:54:18 am »

DIỄN TIẾN CHUNG

CỦA CUỘC TỔNG – CÔNG – KÍCH ĐỢT 2 (5-5-1968)

   Cuộc tấn công đợt 2 xảy ra ngày 5-5-1968.

   Sau thất bại tổng tấn công đợt 1 vào dịp Tết Mậu Thân, Việt cộng đã mở trận tấn công ngày 17/2 nhằm hỗ trợ tinh thần cho chiến trường Huế còn đang sôi động lúc bấy giờ. Cuộc tấn công được chú trọng vào Thành phố, nhưng các lực lượng địch chỉ đến vùng ven đô đã bị đánh tan không xâm nhập được vào trong thành phố. Tối ngày 5-3- địch đồng loạt mở một cuộc tấn công khác phần lớn bằng pháo kích trên khắp nơi. Cuộc tấn công này ngắn ngủi và yếu ớt dường như chỉ nhằm gây nên một tiếng vang.

   Còn từ ngày đó đến ngày mở cuộc tổng tấn công đợt 2, địch chỉ hoạt động theo mức độ thường lệ.

   Chính quyền miền Nam tỏ ra thận trọng và tăng gia các biện pháp bố phòng. Lệnh giới nghiêm được ban hành trên toàn cõi miền Nam tức khắc ngay sau biến động xảy ra.

   Thủ tướng chính phủ ngày 28/2 ký sắc lệnh đình chỉ việc giải ngũ mọi loại quân nhân, và gọi tái ngũ các quân nhân khác trở lại quân đội.
   Từ đầu tháng 3 dương lịch, tất cả các nam giáo sư từ 18 đến 45 đều phải tham gia huấn luyện quân sự, sinh viên phải mặc đồng phục kaki vàng và ghép thành hàng ngũ.

   Tại nhiều Tỉnh lỵ, các đoàn phòng vệ dân sự được tự động tổ chức theo sáng kiến của các Tỉnh Trưởng, các công chức phải tham gia phong trào. Phong trào này sau được đổi danh từ thành phong trào nhân dân tự vệ.

   Các đoàn thể chính trị cùng hoạt động. Ngày 10-3 Mặt trận Nhân dân Cứu nguy Dân tộc ra đời và bầu được ban chấp hành trung ương do thượng nghị sĩ Trần Văn Đôn làm chủ tịch.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM