Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:26:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mậu Thân 1968 - Cuộc đối chiến lịch sử  (Đọc 109640 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #140 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2017, 10:03:18 pm »


        Khởi đầu địch nổ súng bắn vào hai lô cốt chìm xây bằng bê tông đã có từ lâu. Các lô cốt này nằm ở sau Tiểu khu dọc theo đường ray xe lửa đã lấp đặt thành đường di. Con đường này cũng chạy ngang phía trước Ty Cảnh sát quốc gia. Trên một lô cốt, có lính gác thuộc trung đội 2/954 địa phương quân đứng. Khi địch bắn, ngươi linh này bị hạ. Các binh si canh gác bắn hạ 3 địch ở ngay sát 1 lô cốt. Nhưng sức địch tấn công rất mạnh tràn qua. Địch xông vào lổ hổng này khoảng 2 đại đội với đặc công và dân công. Phòng tuyến của ta bị vỡ. Và buổi tối hôm đó, tiểu khu có ra lệnh cho liên đội trưởng nghĩa quân là ông Nguyễn Văn Đài mang liên đội tình báo nghĩa quân ra án ngữ tại khu vực này nhưng dường như liên đội này dược lệnh rút sang án ngữ tại cống Chữ Y hay là liên đội này đã bỏ chạy không nổ một tiếng súng nào khi thấy địch xuất hiện rất mạnh. Khi đã lọt qua lỗ hổng để tiến sâu vào, một đơn vị địch khác nổ súng vào ty cảnh sát quốc gia để cầm chân lực lượng này ở trong đồn, không thể tiếp ứng ra ngoài.

        Mặt khác, tràn qua lỗ hổng trên địch tiến và nổ súng vào quân canh gác Lao Xá. Một trung đội địa phương quán gác lao xá thấy địch đông và bắn B 40 vào không có phản ứng nào bò chạy sang Ty Công chánh ở sau Lao Xá và tiếp giáp tiểu khu. Địch thả tù ra một cách dễ dàng và mang tù đi luôn. Địch bắn BKP và B.40 vào tiểu khu. Một quả B.40 bắn vỡ một màng chòi canh thiết lập trên nóc tòa tỉnh.

        Cũng vào giờ trên, địch đã tới trường Nữ tiểu học từ lúc nào không rõ mở tấn công vào trại Quang Trung. Cũng may là địch mở cuộc tấn công chậm một chút vì khi nghe tiếng súng nổ ở phía Ty Cảnh sát quốc gia, các binh sĩ thuộc trại này do Trung tá Nguyễn Hữu Định phụ tá quân trấn chi huy đã kịp thời ra công sự phòng thủ. Nên khi địch tấn cống sang, ta đã có phản ứng tức khắc và khỏng thiệt hại một ai bị chết.

        Khu vực dân cư mà địch tràn vào để đánh vào trại Quang Trung là ấp Phú Trình. Dân chúng trong ban đêm chẳng hay biết địch tới, sáng dậy thấy địch mới lục tục tán cư qua cầu sang bên kia sông. Địch cũng để dân chúng ra đi tự nhiên. Ta cũng kiểm soát dễ dàng để cho họ qua cầu lánh

        Trong đêm 18/2 địch còn pháo kích vào cổng Chữ Y. Một cành sát dã chiến tử thương và 1 bị thương. Khoảng 6 giờ sáng, ba quả bích kích pháo của địch rớt vào trung tâm thành phố tại ngã ba đường Võ Tánh, Nguyễn Tri Phương, 1 quả nổ ngoài đường, 1 quả nổ trên nóc nhà sau cửa tiệm vàng Đức Huệ, không ai bị thương tích, còn một quá rớt ở bên cạnh giếng kề xưởng sửa xe lôi không nổ.

        Tới sáng tình hình rất nghiêm trọng. Địch vẫn bám vào những nơi đã chiếm cố thủ vào những nhà bằng gạch cũng đào hầm hố để chiến đấu.

        Địch đã kiểm soát tất cả các cơ quan dân sự ở ấp Phú Trinh như Ty Y tế, Ty Lao động. Tiến vào căn nhà số 1 đường Hải Thượng Lãn Ồng, nơi cư ngụ của khoảng trên 10 nhân viên y tế Trung Hoa dân quốc gồm 2 bác sĩ và khoảng 8, 9 nam và nữ y tá. Chi riêng tại nơi đây địch bị bên trong phản ứng bắn lại. Việt cộng bị chết 6 tên trước căn nhà này. Các nhân viên y tổ trung hoa chiến đấu và tự thoát về tiểu khu được trong số họ có 1 người bị thương. Trại ĐCT ở trước sân vận động khi bị đánh chỉ bị địch pháo kích gây cho trung đội quân cự chết 1 người. Bộ Chỉ huy trung đoàn 44 với tiểu đoàn 3/44 đóng ở đồn Trịnh Tường yên tĩnh.

        Lực lượng của tiểu khu ở trong khu tác chiến gồm có chi đoàn 4/8 chia các thiết giáp án ngữ các ngõ xâm nhập. Hai trung đội tình báo Địa phương quân và thám sát với đại đội Địa phương quân 954 lập 1 phòng tuyến báo vệ tại phía đông Lao Xá. Cây cầu sắt duy nhất nối liền hai khu vực tả và hữu ngạn vẫn giữ được dù địch chỉ cách xa lộ khoáng l00 m.

        Khoáng 10 giờ sáng 18/2 các lực lượng tiếp viện của Hoa kỳ gồm có 1 đại đội Mike Porccs, 1 đại đội của chiến đoàn 3/506 cũng cả loại chiến xa Ontos 6 nòng bắn vào khu trường Nữ Trung học Phan Thiết dế giải tỏa áp lực cho trại Quang Trung. Địch vẫn tử thủ tại trường Nữ Trung học. Mỗi lần bắn súng nặng xong tiến vào binh sĩ Hoa Kỳ đều bị bắn dội trở lại. Trong ngày 18/2 địch bám sát quá gần ta nên không thể dùng không quân oanh kích vào những khu quanh tiểu khu. Riêng tại các khu khác như ấp Binh Hưng, Phú Vinh, Đại Tài, Khu Lò Heo. khu Giang Thánh đối diện Cồn Cỏ, khu trục cơ phản lực cơ và hải pháo thay nhau bắn phá và dội bom. Địch có chừng một đại đội vẫn tử thủ trong Lao Xá và khu kế cận.

        Trong ngày 19/2 địch còn bám sát thành phố. Địch cố thủ tại xóm nhà gần đường Trần Cao Vân, xóm chợ Gò và khu vực bệnh viện Phan Thiết.

        Quân lực của ta đã hành quân giải tỏa được áp lực địch tại Ty Cảnh sát quốc gia, Khu trường Phan Bội Châu, cho Phường và gây nhiều thiệt hại cho địch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #141 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2017, 01:07:17 pm »


        Chúng vẫn tập trung tại khu vực bên kia sông Cà Ty từ ấp Phú Tài, Giang Thanh đến khu Lò Heo, ngoài ra bọn chúng còn xuất hiện tại ấp Phú Khánh, Phú Phong B. Các vùng kể trên bị oanh kích từ sáng đến chiều.

        Lực lượng Hoa Kỳ đảm trách đánh vào khu xóm Trường Nữ Tiểu học, xóm Chợ Gò. Tại đây địch lập những công sự kiên cố trong nhà dân chúng và đào giao thông hào rất nhiều. Mỗi lần dội bom xong tiến vào quân đội Mỹ lại bị địch bắn dội ra không vào được. Trong 2 ngày 18 và 19/2 lực lượng Hoa Kỳ không làm chủ được khu này ngoại trừ phía đường Hải Thượng Lãn Ông tiến được đôi chút.

        Buổi chiều 19/2 quân Mỹ và xe thiết giáp hạng nạng vượt sông Ca Ty đến ấp Phú Tài và trấn đóng vùng này. 18g30 2 phản lực cơ lại dội bom khu Chợ Gò, đường Trần Cao Vân là nơi Việt cộng còn cố thủ.

        Đêm 19/2 địch còn pháo kích vào tiểu khu. Các toán Việt cộng nhỏ còn ẩn núp tại xóm gần Trường Nữ Tiểu học bắn lẻ tẻ vào tiểu khu.

        Sáng 20/2. 7g30 sáng hai phản lực cơ đội bom khu Chợ Gò. Lực lượng Hoa Kỷ nhường cho Tiểu khu hành quân vào khu nhà đó. Hai Trung đội tình báo và thám sát của tiểu khu do Trung úy Lữ Tây Tựu vào tảo thanh. Lực lượng ta chỉ gặP sự kháng cự yếu ớt của 1 trung đội địch. Chúng là bộ phận trì hoãn cho bộ phận chính đã rút đi từ ban đêm. Trung đội địch này chạy thoát sang phía Dân Y Viện và đi luôn. Cuộc hành quân tảo thanh xong lúc 12 giờ. Vào lúc này một Đại đội Hoa Kỳ lên Chợ Gò, Bệnh viện và tạm đóng án ngữ tại đó.

        Vào 9 giờ Việt cộng còn đánh các đơn vị ta tại các ấp Phú Khánh, Phú Phong B. 2 phản lực cơ liền đến can thiệp. Một Đại đội Dân sự chiến dấu Lương Sơn đến tăng cường đẩy lui chúng ngay.

        Đêm 20, ta pháo kích và dùng trực thăng bắn các nơi ngoại ô thành phố.

        Ngày 21, Việt cộng rút về tại vùng ấp Phú Khánh Phong Phú B, ở hướng tây bác thành phố Phan Thiết và các ấp Vĩnh Thủy, Vĩnh Phú thuộc xã Thanh Hải ở hướng đông. Dân chủng từ Lại An tản cư về thị xã. Nhiều nhà cửa bị cháy sập hoặc san bằng từ cuộc tấn công lần thứ nhất của Việt cộng. Nên bây giờ địch không còn bám ở vùng này.

        Cuộc kiểm soát khu vực hành chánh và tiểu khu chấm dứt lúc 11 giờ chính quyền cho dân chúng đi lại như thường.

        Sau 3 ngày biến động, thiệt hại của 2 bên như sau:

        Về phía bạn:

        - Lực lượng Việt Nam chết 30, bị thương 122.

        - Lực lượng Hoa Kỹ chết 13 bị thương 46.
   
        - Vũ khí mất 1 trung liên, 2 súng cá nhân, 2 thiết giáp hư.

        - Nhiên liệu 80.000 lít xăng bị cháy.
   
        Về phía địch:

        - Chết khoảng 200, bi bắt 20.

        - Võ khí tịch thu: 2 súng cối 60 ly, 1 SKZ 57, 1 thượng liên, 7 trung liên, 3 súng B.40. 2 B.41, 1 đại liên 30, 61 khí cá nhân đủ loại, 1 máy AN PRC 10 và 1 máy quay phim.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #142 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2017, 08:52:51 pm »


        Đợt tấn công thứ ba.

        Xảy ra trong 2 ngày 25 và 26/2. Lần này với thanh phần của tiểu đoàn 482 Việt cộng, Đại đội Địa phương 480 và tăng cường thêm một số hậu cần sản xuất. Địch chia quân làm 2 cánh đánh vào 2 mục tiêu một ở ngoài và một ở trong tỉnh.

        Cánh thứ 1 gồm 2 Đại đội của tiểu đoàn 482 tấn công vào Yếu khu Phú Long cách tỉnh lỵ hơn 10 cây số về phía đông bắc.

        Cánh thứ 2 gồm tiểu đoàn 482 (-) với Đại đội Địa phương 480 đánh vào lực lượng án ngữ ta ở cổng Chữ Y.

        Tại Phú Long ta có 2 đại đội Địa phương Quân 443 và 510 và Trung đội Nghĩa quân 9. Đánh chiếm địa điểm này, theo tài liệu bắt được địch sẽ thực hiện ý định lấy lương thực và thuốc men đế tiếp tế cho chúng hiện thiếu.

        Tại cổng chữ Y ta có Đại đội Địa phương quân 127 án ngữ phía tây tinh lỵ.

        Địch đã khởi đánh cả 2 nơi cùng một lúc vào 8 giờ sáng ngày 25.2. Trong lúc đó, một đơn vị địch xuất hiện từ vùng Đại Nẵng ở phía tây bắc thị xã với ý định quấy rối để hỗ trợ cho hai nỗ lực trên.

        Cánh quân thứ 1 đánh Yếu khu Phú Long không vào được còn bị thiệt hại rất nhiều. Thiếu úy Hải chỉ huy các lực lượng trấn giữ Yếu khu đã được nổi tiếng tại tiểu khu là người hùng của trận đánh.

        Cánh quân thứ 2 cúa địch không đánh vào chính diện tuyến án ngữ của Đại đội ĐPQ 127 nằm hướng lên một bãi tha ma mênh mông, lại bọc bên trái xâm nhập vào ấp Kim Hải đánh vào sau lưng đại đội này. Nhưng khi đánh, địch không làm chủ được tình hình. Ngay sau đó Tiểu khu đưa đại đội Dân sự Chiến đấu Lương Sơn và Chi đội cơ giới lên tiếp viện đánh đón địch vào ấp Kim Hải. Ấp này nằm sát bờ bể nên địch không có lối thoát, chúng đào hố tử thủ ngay trong ấp. Sáng hôm sau tiểu khu giao Trung úy Lữ Tây Tựu dẫn Trung đội tình báo ĐPQ và Trung đội thám sát tỉnh lên tăng viện. Các lực lượng của ta mở cuộc bao vây xiết địch gọn trong ấp không cho chúng lan rộng sang những khu khác. Liên Trung đội tình báo và thám sát lại được chỉ định đánh vào ấp thanh toán địch, một trận đánh khó khăn và quyết liệt đã xảy ra. Liên Trung đội này đã dùng lựu đạn để đánh với địch ẩn nấp trong các hầm hố. Trong trận này. riêng Liên Trung đội tình báo và thám sát đã hạ sát tại đây 27 địch, đoạt 2 B.40, 1 trung liên, 5 AK.47, 3 súng lục và 17 súng truờng. Ta chết 2 bị thuơng 7. Sau trận đánh này, nhà cửa trong ấp Kim Hải bị hư hại rất nhiều. Tượng Phật dựng ở đầu ấp bị bắn bể hư cả đầu. Khác với khu ấp Phú Trinh, các nhà cửa phần lớn bị thiệt hại bởi bom và đại bác. khu ấp Kim Hài bị hư hại phán nhiều do những vết đạn của 2 bên bắn qua lại.

        Cũng trong trận này phi trường Phan Thiết bị địch pháo kích 9 BKP 82 ly, 3 quả lạc ra ngoài còn 6 quả trúng đích vào 1 kho đạn của quân đội việt Nam. Hon 300 tấn đạn gồm 200 đạn đại bác 105. 4.2 và số còn lại đạn bộ binh bị phát nổ đến 8 giờ sáng hôm sau mới hết. Các mảnh đạn văng cả vào những căn trại của Hoa Kỳ tại phi trường làm hư hại chút ít. Căn nhà đợi của hãng Air Việt Nam bị cháy rụi vì mảnh đạn văng tới. Một số xe cộ vũ khí, máy truyền tin cũng bị cháy theo.

        Qua ngày 26.2 trận này mới chấm dứt hẳn.

        Kết quả.

        Thiệt hại ta:

        - Chết 9, bị thương 65.

        - Vũ khi mất 2 các bin.

        - Cháy 300 tấn đạn, 1 đại liên, 1 trung liên, 1 máy VR 19, 2 GRC.9, 5 điện thoại, 1 ăng ten, 1 Jeep, 1 dodge, 1 móc hậu chứa nước, 1 xe vận tải Fargo.

        Thiệt hại địch:

        - Chết 138.

        - Bị bắt 10 (1 bi thư Huyện ủy Hàm Thuận kiêm Thị ủy Phan Thiết).

        - Tịch thu 1 súng cối 82 ly. 3 trung liên, 6 B.40. 1 B.41, 1 đại liên và 31 súng cá nhân đủ loại.

        Đợt tấn công thứ tư.

        Xảy ra lúc 1 giờ sáng ngày 12.3. Trận này ta thua. Địch đã đánh bật quân trú phòng ra khỏi Yếu khu Phú Long. Quân trú phòng lần bị thua này cũng là các đơn vị dự trong trận trước đã thắng khi địch đánh vào Yếu khu. Duy chi có đổi cấp chỉ huy là Thiếu úy Hải bị đau bệnh tả được về tiểu khu trị bệnh và thay thế bằng một sĩ quan khác. Binh sĩ mất tin tường ở sĩ quan này trong dịp địch tấn công đầu Tết Mậu Thân vào thị xã nên khi địch đến đánh binh sĩ mất tinh thần rút lui bỏ đồn. Vị sĩ quan này không trấn giữ được. Lần đánh Phú Long này địch cũng sử dụng những thành phần Việt cộng đánh lần trước nhưng sở dĩ thắng là địch điều nghiên kỹ hơn. Đó cũng là một lý do mà nguời ta quy trách một phần cho sự thất bại. Lực lượng trú phòng rút lui thiệt hại 5 người chết, 45 bị thương.

        12 giờ trưa cùng ngày, ta mở cuộc hành quân tái chiếm Phú Long vả chia quân làm hai cánh: cánh 1, do tiểu đoàn 3/44 và Chi đoàn 4/8; cánh 2, do hai Đại đội Dân sự chiến đấu Lương sơn đánh gọng kìm. Lực lượng phản công 12 chết. Tái lập an ninh tại Yếu khu Phú Long trong ngày.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #143 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2017, 10:14:44 pm »

       
BỘ ĐỘI ĐẶC CÔNG BIỆT ĐỘNG TRONG
TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY

Đại tá TRẦN THANH PHƯƠNG        

        Cách đây 30 năm, quân và dân cả nước ta mà trực tiếp là quân dân miền Nam đã ghi một mốc son trong lịch sử chống đế quốc Mỹ xâm lược

        Tháng 12 năm 1967, Bộ Chính trị họp quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt ở miền Nam. Thời cơ phát động cuộc tiến công là nhân ngày Tết Mậu Thân năm 1968 nhằm lúc địch sơ hở, dùng lực lượng tinh nhuệ, trong dó có Bộ đội đặc công, tập kích vào thành phố, phát động quần chúng nổi dậy, giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ...

        Thay mặt cán bộ chiến sĩ Binh chúng đặc công, trong cuộc hội thảo khoa học này tôi xin tham luận một số vấn đề xoay quanh việc sừ dụng đặc công trong "Tết Mậu Thân năm 1968.

        Binh chủng đặc công thành lập ngày 19 tháng 3 năm 1967. Bác Hồ, Trung ương Đảng và Quân ủy trung ương quyết định thành lập Binh chủng thời điếm này với ý định trước mắt là sử dụng đặc công như một lực lượng xung kích trong tổng tiến công. Nắm vững quyết tâm của Bộ Chinh trị và Quân ủy trung ương, Binh chủng Đặc công đã khấn trương xúc tiến mọi công tác chuẩn bị để tham gia cuộc Tổng tiến công.

        Công tác chuẩn bị lực lượng trước tiến công

        Ở miền Bắc, năm 1967 Binh chủng Đặc công đã tuyển được 3.835 cán bộ chiến sĩ trong đó có 457 cán bộ từ trung đội trưởng đến tiểu đoàn trường, tập trung huấn luyện sát với yêu cầu của tổng tiến công như đánh các căn cứ, hậu cứ, kho tàng, sân bay, đánh thành phố, đánh độc lập và hiệp đồng... đã tăng cường cho chiến trường 2.563 cán bộ chiến sĩ, tổ chức thành một tiểu đoàn, 40 đội, 7 khung cán bộ tiểu đoàn, 30 khung cán bộ đại đội.

        Ở các chiến trường miền Nam, đến cuối năm 1967 lực lượng đặc công biệt động đã có hàng vạn chiến sĩ gồm 1 trung đoàn, 2 đoàn (tương đương trung đoàn), 21 tiểu đoàn. 58 đội và hàng trăm trung đội, tiểu đội. Lực lượng đặc công đã tổ chức thành hệ thống, có lãnh đạo chỉ đạo từ trên xuống dưới để làm tham mưu cho chỉ huy các mặt trận và các đơn vị trong xảy dựng và tác chiến.

        Bộ Tư lệnh Đặc công cùng các mặt trận đã tham mưu cho Bộ điều chỉnh lực lượng để bố trí trên các địa bàn chiến lược. Đến cuối năm 1967, tại vùng ven Sài Gòn, các phân khu 1, 2, 3, 4, 5 có từ một đến hai tiểu đoàn bộ binh mũi nhọn trang bị nhẹ và mạnh, được huấn luyện chiến thuật đặc công. Trong nội thành Sài Gòn (Phân khu 6) có 11 đội biệt động, các đơn vị tự vệ mật, công an và các đội công tác vũ trang. Đặc công và biệt động Sài Gòn đã xây dựng được hệ thống hành lang, bàn đạp, cơ sở nhân dân trong nội thành, vùng ven và quanh các mục tiêu quan trọng gồm 19 cơ sở chính trị, 225 gia đình cơ sở, 400 điểm giấu ém quân, vũ khí và lương thực...

        Tại Huế, trong nội thành và vùng ven có 3 tiểu đoàn đặc công và 10 đội biệt động. Nhân dân các khu vực Viễn Chinh, Đức Thái, Mực Tra, Dương Mông... đã chuẩn bị sẵn sàng lương thực và hàng trăm hầm bí mật để giấu ém bộ đội đặc công sát mục tiêu tiến công.

        Ở các thành thị khác trên toàn miền Nam, các đơn vị đặc công của Miền, các quân khu, sư đoàn, trung đoàn chủ lực và đặc công các tỉnh, huyện đều được luồn ém sẵn ờ những khu vực trọng điểm, những mục tiêu quan trọng.

        Giáp Tết Mậu Thân, các đơn vị đặc công và biệt động đã được lệnh phân tán thành nhiều tổ, bằng nhiều đường khác nhau hòa nhập vào dòng người di sắm tết, bí mặt ém quân, vũ khi, đạn dược vào các gia đình cơ sở hoặc các vị trí tập kết cuối cùng, đồng thời trinh sát lại mục tiêu lần cuối. Hàng vạn cán bộ chiến sĩ đặc công, hàng trăm tấn vũ khí đặc chủng đã được bố trí cất giấu ngay trong lòng địch. Bộ đội đặc công như những mũi dao nhọn sẵn sàng đâm thẳng vào yết hầu của địch khi có lệnh tiến công.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Bảy, 2017, 02:45:57 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #144 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2017, 02:43:34 pm »

       
        Bộ đội đặc công biệt động là mũi nhọn xung kích trong tổng tiến công.

        Đêm 30 rạng ngày 31 tháng 1 năm 1968, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân ta nổ ra mạnh mẽ, quyết liệt, đổng loạt ở Sài Gòn, Huế và nhiều thành phố, thị xã, thị trấn miền Nam.

        Tại Sài Gòn, lúc 2 giờ sáng ngày 31 tháng 1, Đội biệt động số 11 gồm 17 chiến sĩ do đồng chí Ngô Thành Vân chỉ huy đã tiến công đại sứ quán Mỹ và chiếm được lầu hai của sứ quán. Đến 9 giờ cùng ngày, quân cảnh Mỹ dùng trực thăng đổ xuống sân thượng phản kích quyết liệt. Do không có lực lượng tiếp ứng nên 16/17 chiến si đã anh dũng hy sinh ta không giữ được mục tiêu.

        01 giờ sáng 31 tháng 1. Đội biệt động số 3 do đồng chí Bá Thanh chi huy gồm 15 chiến sĩ (có một nữ) đã tiên công "dinh Độc Lập", địch chống trả quyết liệt. Đến 5 giờ sáng tám chiến sỉ hy sinh, bốn bi thương, còn ba chiến sĩ vẫn bám trụ kiên cường đến sáng. Cũng vì không có lực lượng tiếp ứng nên ta phải rút quân. Đồng chí Nguyễn Thị Chín bị địch bắt và tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết người chiến sĩ cách mạng

        Cũng đêm 30 rạng ngày 31 tháng 1, đồng chí Đỗ Tấn Phong chỉ huy các đội biệt động 6, 7, 9 (27 người) tiến công Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn. Sau 15 phút ta làm chủ cổng số 5 và một phần mục tiêu, đến 9 giờ sáng, địch phản kích quyết liệt, ta bị thương vong nhiều nên phải rút.

        Cũng đêm 30 rạng ngày 31 tháng 1, đồng chí Nguyến Văn Tăng chi huy Đội biệt động số 4 (11 người), sau it phút tiến công đã chiếm giữ được đài phát thanh 3 giờ. Ngay sau đó. địch phản kích. Ta bị thương vong 10 đồng chí nên phải rút lui sau khi đã phá hủy đài phát thanh.

        Ở vòng ngoài Sài Gòn, đặc công và biệt động cùng bộ binh đánh phá Tổng kho Hạnh Thông Tây, căn cứ Bộ Tư lệnh Pháo binh Cổ Loa, Bộ Tư lệnh Thiết giáp Phù Đổng, sân bay Tân Sơn Nhất, huyện Nhà Bè, Bộ Tư lệnh Hải quân, kho xăng dầu Nhà Bè, Thành Tuy Hạ...

        Tại Huế, lực lượng đặc công có 3 tiểu đoàn, 6 đội biệt động tham gia. Trước Tết các đơn vị hành quân theo nhiều hướng, vượt qua nhiều sông ngòi, đồn bốt địch đến vị tri tập kết an toàn, đúng thời gian quy định. Trên hướng bắc, đặc công, biệt động được giao nhiệm vụ cùng bộ binh đánh Sỏ chỉ huy sư đoàn bộ binh 1 cua địch ở Mang Cá, sân bay và khu kho ở Tây Lộc, khu Đại Nội. Hướng nam, đặc công cùng bộ binh đánh căn cứ trung đoàn thiết giáp ngụy ở Tam Thai và tiểu đoàn bộ binh Mỹ ở Nam Giao.

        Lực lượng đặc công, biệt động ở Huế không lớn, nhưng đã cùng 8 tiểu đoàn bộ binh đánh chiếm và làm chủ được 39 mục tiêu quan trọng trong thành phố. Lực lượng đặc công đã làm nòng cốt cho đánh chiếm các mục tiêu trên, phá hàng trăm xe tăng, xe quân sự, máy bay, tiêu diệt và bắt giữ gần một ngàn tên địch, cùng lực lượng vũ trang tại chỗ phát động quân chúng nổi dậy mạnh mẽ, rộng khắp, làm chủ nhiều khu vực dài ngay, có khu vực tới 25 ngày đêm trong đó có khu Đại nội. Từ 5 giờ sáng ngày 31 tháng 1, lá cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng đã phấp phới bay trên đỉnh cột cờ trước Ngọ Môn.
Tuy ở Huế sự hiệp đồng giữa đặc công và các tiểu đoàn bộ binh có khá hơn nhưng sự hiệp đồng đó vẫn chưa được chặt chẽ, chưa được tiếp sức kịp thời nên chưa phát huy được chiến quả bước đầu mà đặc công đã đánh chiếm như: Sở chi huy sư đoàn bộ binh 1 của địch, ta không đánh được chỉ bao vây suốt quá trình đánh Huế, sân bay và khu kho Tây Lộc cũng chỉ giữ được có 1 ngày.

        Tại các thành phố, thị xã, thị trấn khác trên toàn miền Nam, đặc công được giao nhiệm vụ nòng cốt đánh chiếm các mục tiêu hiểm yếu, quan trọng nhất như các tiểu khu, chi khu, biệt khu, tỉnh đường, quận lỵ, tòa hành chính, ty công an, cảnh sát, biệt kích, biệt động quân, các sở chỉ huy các cấp của Mỹ, ngụy, khu cố vấn, nhà lao .. Các loại mục tiêu trên, đặc công đã đánh chiếm, làm chủ toàn bộ hoặc một phần mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho quần chúng nối dậy diệt đầu sỏ, ác ôn, làm tan rã bộ máy ngụy quyền, giành quyền làm chủ trong một thời gian nhất định.

        Ngoài nhiệm vụ làm mũi nhọn đánh trong thành thị, đặc công còn được sử dụng đánh các sân bay: Tân Sơn Nhất, Biên Hòa (ngày 31-1): Xuân Thiều, Bà Rịa (ngày 5-1); Cù Hanh (ngày 7-2); Đông Tác (ngày 20- 2)... phá hủy hàng trăm máy bay, tiêu diệt hàng trăm giặc lái của địch, làm hạn chế sức cơ động trong tác chiến của chúng. Đặc công còn đánh hàng loạt kho tàng lởn của địch như: Hạnh Thông Tây, Nhà Bè. Long Bình (ngày 31-1), An Khê (ngày 17-2), Đèo Son (ngày 24-2) đốt cháy hàng trăm triệu tấn xăng dầu, bom đạn của địch, làm cho chúng lâm vào tình trạng khó khăn về hậu cần trong tác chiến. Riêng trận đánh Tổng kho Long Bĩnh đã làm cho các trận địa pháo “vùng chiến thuật 3" của địch bắn rất thưa thớt vì thiếu dạn. Đặc công còn đánh nhiều căn cứ xe tăng, thiết giáp, trận địa pháo binh, các cầu giao thông quan trọng. Đặc biệt, Đoàn đặc công nước 126 đã ngăn chặn vận chuyển đường thủy của địch trên sông Cửa Việt từ mấy tháng cuối năm 1967 đến đầu năm 1968, vây hãm cảng Cửa Việt, phá hủy 14 tàu địch, làm tắc nghẽn đoạn sông từ Thanh Xuân đi Cửa Việt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #145 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2017, 04:44:47 am »

     
        Về việc sử dụng đặc công biệt động trong Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thản 1968

        Từ giữa năm 1966 về trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn theo dõi từng bước trưởng thành của lực lượng đặc công. Đến giữa năm 1966, Người và Quân ủy trung ương đã đề cập tới việc thành lập Binh chủng đặc công. Cuối năm 1966, đồng chí Cao Pha - Phó cục trưởng Cục Nghiên cứu (Cục II) đã được phép trực tiếp báo cáo với Chủ tịch Hồ Chí Minh về tình hình xây dựng lực lượng và tác chiến của đặc công trên chiến trường. Tháng 1 năm 1967, đồng chí Cao Pha lại được phép trình bày về tác chiến đặc công trong Hội nghị Ban Chấp hành trung ương lần thứ 13. Đến tháng 2 năm 1967. Quân ủy trung ương quyết định thành lập Binh chủng đặc công và chính thức công bố vào ngày 19 tháng 3 năm 1967. Từ tháng 7 năm 1967, Bộ Chính trị đã có ý định rõ rệt sử dụng đặc công làm mũi nhọn (xung kích) đánh vào các thành thị miền Nam, mở đầu trong tổng tiến công. Điều ấy có thể khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và Quân ủy trung ương - Bộ Quốc phòng đã suy nghĩ nhiều, đi đến quyết định xây dựng đặc công thành binh chủng để sử dụng ngay vào Tổng tiến công, khẳng định sự tin tưởng của Đảng và quân đội với lực lượng đặc công. Đó là những chủ trương đúng đắn, sáng tạo. phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

        Trên thế giới chưa có một cuộc tiến công chiến lược nào đồng loạt nổ ra trong cùng thời điểm, trên toàn chiến trường mà hướng chính là các thành thị - đầu não các cấp trong chiến tranh của đối phương như kiểu Việt Nam. Hơn thế nữa, họ có thể tập kích chiến lược nhưng phải bằng máy bay, tên lửa, pháo binh tầm xa, rồi giải quyết chiến trường bằng sức mạnh của binh chủng hợp thành. Nhưng ở Việt Nam vào thời điểm năm 1968, chúng ta chưa đủ khả năng tiến công địch dựa trên sức mạnh hỏa lực, trong khi thời cơ chiến lược và nhiệm vụ quân sự buộc chúng ta phải tiến hành cuộc tiến công và nổi dậy ở quy mô chiến lược để đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của địch thì việc sử dụng đặc công và các đơn vị bộ binh mũi nhọn làm nòng cốt trong Tổng tiến công là chủ trương đúng đắn, táo bạo có cơ sở khoa học. Vì chúng ta có chiến tranh nhân dân, có lực lượng đặc công trong ba thứ quân dược nhân dân che chở, có nghệ thuật quân sự độc đáo, lấy ít đánh nhiều, đánh gần, đánh nhanh, đánh bất ngờ, đánh liên tục gây cho địch thiệt hại nặng nề lại không tốn kém về vũ khi trang bị.

        Riêng về lực lượng đặc công, tuy còn non trẻ nhưng đã tham gia tổng tiến công với lực lượng tới hàng vạn người trên một không gian rộng hàng chục vạn ki-lô-mét vuông, đồng loạt tiến công trong cùng thời điểm vào những mục tiêu quan trọng thì đó là một điều kỳ diệu của nghệ thuật tác chiến độc đáo. Thượng nghị sĩ Mỹ Rô-bớt Ken-nơ-đi ngày 10 tháng 2 năm 1968 phải kinh ngạc kêu lên: “Tại sao nửa triệu lính Mỹ và 70 vạn lính ngụy Việt Nam cộng tác, có ưu thế hoàn toàn trên không và ngoài biển, được cung cấp quá đầy đủ và được trang bị những vũ khí hiện đại nhất, lại không có khả năng bảo vệ được một thành phố khỏi bị đối phương tiến công”1.
Sở dĩ lực lượng đặc công biệt động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 là bởi có sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương đảng. Quân ủy trung ương, Bộ Quốc phòng; sự che chở giúp đỡ tận tình của nhân dân cả nước, nhất là các địa bàn đặc công tác chiến; sự quán triệt sâu sắc nhiệm vụ của các cấp ủy đảng và chi huy các cấp của các lực lượng đặc công và các mặt trên nên đã tiến hành công tác chuẩn bị toàn diện, công phu, đưa một lực lượng lớn, khối lượng vũ khí trang bị lớn vào ngay trong hậu phương đối phương, bí mật, an toàn, đúng thời gian quy định mà đối phương không hay biết gì. Khi thực hành tác chiến thì lực lương đặc công có quyết tâm rất cao, rất dũng cảm, ngoan cường, kỹ thuật, chiến thuật giỏi và tinh nhuệ, khác phục mọi khó khăn, bằng mọi cách để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nhiều trận đánh chỉ còn một, hai người vẫn kiên quyết giữ mục tiêu khi chưa có lệnh rút lui.

        Việc hiệp đồng và bảo đảm cho tác chiến của bộ đội đặc công biệt động trên không gian rộng lớn với nhiều trận đánh, nhiều lực lượng và phương tiện vật chất trong điều kiện bí mật cũng là điều kỳ diệu. Điều đó chứng tỏ vai trò chỉ đạo của Bộ, của Bộ Tư lệnh đặc công, Bộ Tư lệnh các mặt trận rất tỉ mỉ, chặt chẽ và đặc biệt vai trò các cấp ủy đảng, các cơ sở và nhân dân các khu vực tác chiến rất quan trọng. Không có chiến tranh nhân dân, không có thế trận trên cả ba vùng chiến lược, không có nhân dân yêu nước của cả 2 miền Nam - Bắc thì không thể làm được điều đó, không thể có một “Tết Mậu Thân: chấn động địa cầu".

        Đã 30 năm qua, cuộc Tổng tiến công vả nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 vẫn là một sự kiện nổi bật, một mốc son sáng chói trong lịch sử chống đế quốc Mỹ xâm lược, đáng để cho chúng ta và con cháu chúng ta tự hào, học tập, bạn bè thế giới khâm phục, chúng ta cũng biết ơn những người đã trực tiếp tham gia, nhất là những người đã hy sinh anh dũng trong Tổng tiến công để góp phần rút ngắn con đường đi đến giải phóng hoàn toàn miền Nam. thống nhất Tổ quốc, để ngày hôm nay chúng ta được hưởng hạnh phúc trong hòa binh, xây dựng đất nước từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #146 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2017, 05:18:18 am »

         
ĐÒN TẬP KÍCH HỎA LỰC PHÁO BINH TRONG
TẾT MẬU THÂN 1968 (trích)

Đại tá PTS TỐNG NGỌC THẮNG        
Tư lệnh Binh chủng Pháo binh        

        Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hào hùng của dân tộc ta có rất nhiều sự kiện to lớn được lịch sử ghi nhận như những mốc son chói lọi mà dư âm của nó vẫn còn vang vọng mãi trong lòng mỗi người chúng ta hôm nay và các thế hệ mai sau. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là một sự kiện như thế.

        Trải qua 30 năm, đến nay ý nghĩa, vị trí, vai trò và tầm vóc lịch sử của sự kiện Tết Mậu Thân 1968 vẫn còn nguyên giá trị. Kỷ niệm 30 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy lịch sử này, chúng ta cùng nhau nhớ lại, hồi tưởng và suy ngẫm để không chỉ tự hào về đất nước ta, dân tộc ta mà thêm một lần nữa cùng nhau khẳng định tài nghệ của Đảng và Bác Hồ trong việc lãnh đạo đất nước tiến hành đấu tranh vũ trang chống chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ: đồng thời cũng tìm ra những kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, cũng như cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay.

        Khi xác định ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, chúng ta có thế khẳng định: đây là một đòn chiến lược quyết định đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ", một cố gắng quân sự lớn nhất của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Bằng đòn chiến lược tổng tiến công và nổi dậy trên cả 3 vùng: đô thị, nông thôn đồng bằng và rừng núi, ta đã đưa chiến tranh vào sâu trong thành phố, tiêu diệt và phá hủy nhiều binh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ - ngụy, làm tan rã chính quyền phản động ở nhiều nơi, giữ vững và phát triển thế chủ động của ta. mở rộng vùng giải phóng. Thắng lợi mà cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã giành được vào thời điểm của miền Nam có tới 486.000 lính Mỹ, 57.800 quân chư hầu, 650.000 quân ngụy với nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại như mảy bay, xe tăng, pháo binh (riêng pháo binh chúng có tới 111 tiểu đoàn với 1.936 khẩu pháo các loại)... là một thắng lợi mang tầm vóc chiến lược, vượt ra ngoài dự đoán của quân xâm lược. Chiến thắng đó đã làm thay đổi cục diện chiến tranh theo hướng có lợi cho ta, chứ không như Phó đại sứ Mỹ ở Sài Gòn đa tuyên bố đầy lạc quan là: “Chúng ta sẽ nghiến nát kẻ thù bằng sức mạnh tuyệt đối của lực lượng vũ trang Mỹ và đồng minh”.

        Là hỏa lực chủ yếu của lục quân và hòa lực mặt đất chủ yếu của quân đội ta, hỏa lực pháo binh đã giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc Tống tiến công chiến dịch này, chi viện đặc biệt cho các lực lượng vũ trang chiến đấu, hỗ trợ đồng bào nổi dậy, góp phần làm nên thắng lợi vang dội của quân – dân miền Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Đòn hỏa lực mà bộ đội pháo binh giáng lên đầu quân xâm lược và bè lũ tay sai bán nước là đòn hỏa lực mạnh, mang tính chiến lược nằm trong ý định thống nhất của cuộc Tổng tiến công.

        Thực hiện nghị quyết Bộ Chính trị tháng 12 năm 1967 và lời kêu gọi của Bác Hồ: “Tiến lên toàn thắng ắt về ta”, trong khi thế cả nước nhộn nhịp chuẩn bị cho một cuộc tổng công kích lớn. từ tháng 10 năm 1967 Binh chủng Pháo binh đã tích cực, khẩn trương, chuẩn bị trước về mọi mặt để tham gia đòn tiến công chiến lược lịch sử, nhất là khẩn trương chuẩn bị lực lượng pháo binh trên các chiến trường.

        Vể chuẩn bị lực lượng

        Song song với việc củng cố, ổn định biên chế pháo binh trong các trung đoàn bộ binh, sư đoàn bộ binh trong lực lượng vũ trang 3 thứ quân, điều chỉnh lực lượng pháo binh giữa các mặt trận, quân khu, Bộ tư lệnh Miền, Binh chủng đã khẩn trương đưa nhiều đơn vị pháo phản lực, pháo xe kéo từ miền Bắc vào các chiến trường miền Nam, đưa lực lượng pháo binh tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tăng lên đáng kể. Cụ thể:

        - Khẩn trương xây dựng các đơn vị pháo hỏa tiễn H12 cho Nam Bộ, điều 2 trung đoàn 40 và 208 pháo mang vác cho chiến trường B2 và B3, điều chỉnh các tiểu đoàn ĐKB lẻ giữa B5 và B4.

        - Đưa hai Trung đoàn 675 và 16 pháo xe kéo từ miền Bắc vào chiến trường, đưa tiểu đoàn ĐKB, Trung đoàn 208 hành quân bằng cơ giới từ Hà Tĩnh vào B3 kịp thời gian, sẵn sàng tham gia chiến đấu.

        - Ở miền Đông Nam Bộ: có Đoàn 69 - pháo binh Miền gồm 3 trung đoàn pháo mang vác trang bị ĐKB và cối 120, đó là Trung đoàn pháo 724, 208 và Trung đoàn pháo 96 (mới hành quân từ Tây Nguyên vào) và 10 tiểu đoàn cối, ĐKZ, súng máy cao xạ ở các đơn vị trực thuộc khác.

        - Các quân khu 6, 7, 8 có có các tiểu đoàn cối, ĐKZ. Quân khu 9 có Trung đoàn pháo 6. Bộ Tư lệnh Quân khu 5 có 3 trung đoàn pháo. Trung đoàn 575 (có Tiểu đoàn 9 trang bị súng cối và 2 tiểu đoàn ĐKB từ miền Bắc vào tháng 5 năm 1967). Trung đoàn 577 nguyên là Trung đoàn pháo 68 và Trung đoàn pháo 4 thuộc Sư đoàn bộ binh 2.

        - Mặt trận đường 9 - Khe Sanh có 5 trung đoàn pháo: 3 trung đoàn pháo xe kéo là Trung đoàn pháo 164, 204 và Trung đoàn pháo 675 (mới vào đầu 1968), 2 trung đoàn pháo phản lực ĐKB 84 và 45; một tiểu đoàn BM 14 (thuộc Trung đoàn pháo 16).
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Bảy, 2017, 05:26:07 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #147 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2017, 09:03:34 pm »


        Về chuẩn bị chiến trường


        Cùng với nhân dân và lực lượng vũ trang trên toàn miền, bộ đội pháo binh đã tiến hành nhiều mặt công tác chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy như trinh sát nắm địch, tổ chức thông tin liên lạc, vận chuyến đạn, chuẩn bị đường, do đạc địa hình chiến đấu, mọi công việc diễn ra hết sức bí mật, khẩn trương. Binh chúng Pháo binh đã gửi vào các chiến trường hàng trầm tấn khí tài, dụng cụ, phụ tùng thay thế cho xe pháo, hàng chục tấn thuốc men, nhu yếu phẩm nên đã giảm được khó khăn, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các đơn vị pháo binh bước vào chiến đấu, nhất là với các đơn vị mới được thành lập cũng như mới đưa từ miền Bắc vào. Với kết quả của công tác chuẩn bị trên, pháo binh đã tạo được thế trận rộng khắp, phát huy được khả năng chiến đấu của đơn vị có trong lực luợng pháo binh 3 thứ quân; kết hợp được hỏa lực pháo xe kéo với pháo mang vác, pháo cơ động với pháo tại chỗ... trên khắp chiến trường miền Nam.

        Về đòn tập kích hỏa lực mang tính chiến lược của pháo binh

       Đợt 1 (từ ngày 30 đến ngày 31 tháng 1)

        Trong đợt 1 của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, ngay đêm giao thừa Tết Mậu Thân (đêm 30 rạng ngày 31-1-1968) vào lúc 0 giờ 30 phút với lực lượng 56 tiểu đoàn pháo trên miền Nam (không kể các loại pháo cối nhỏ), bao gồm: 30 tiểu đoàn ĐKB, 20 tiểu đoàn pháo rãnh xoắn cỡ từ 85 đến 130mm, 1 tiểu đoàn A12, 1 tiểu đoàn H12, 1 tiểu đoàn BM14 và 3 tiểu đoàn cối 120, pháo binh ta đã nổ súng mở mần cho cuộc tổng tiến công, đồng loạt bắn vào 42 sân bay, 65 sở chỉ huy, 24 căn cứ lớn nhỏ và nhiều mục tiêu quan trọng khác của địch nằm rộng khắp toàn miền Nam, chi viện đắc lực cho các lực lượng vũ trang nhân dân ta tiến công, hỗ trợ nhân dân nối dậy ở 4 thành phố, 3 thị xã, và hàng trăm căn cứ lớn mà trọng điểm là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng.

        - Tại chiến trường B1 (Đà Nẵng); đêm giao thừa (30-1-1968), Trung đoàn pháo 575 và Trung đoàn pháo 577 pháo kích dữ dội vào sân bay Đà Nẵng và một số căn cứ quân sự địch ở Tuần Dưỡng, Cám Rơi phá hủy 50 máy bay, thiêu cháy 3 bể dầu lớn, phá hỏng trên chục khẩu pháo, diệt hàng trăm tên địch.

        - Tại chiến trường B2 (Nam Bộ); vào lúc 2 giờ ngày 31 tháng 1 (sau giao thừa hai giờ) các đơn vị thuộc Đoàn 69 - pháo binh Miền tập kích hỏa lực mãnh liệt vào các mục tiêu quan trọng của địch như: sân bay, các căn cứ quân sự, các trận địa pháo, kho tàng gây cho địch nhiều tổn thất nặng nể. Trung đoàn pháo binh 96 dùng pháo ĐKB tập kích vào Lai Khê, Dầu Tiếng, Phú Lợi - căn cứ Lữ đoàn 3 thuộc Sư đoàn 1 - "Anh cả đỏ" của Mỹ, không cho chúng đưa quân về Sài Gòn ửng cứu. Bằng 270 viên đạn ĐKB. pháo binh ta đã tiêu diệt nhiều sinh lực, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của chúng, buộc lữ đoàn này tư thế sẵn sàng lên đường cứu nguy cho Sài Gòn và các khu khác phải xin viện cứu nguy cho chính mình. Trung đoàn pháo binh 724 (pháo ĐKB) phối hợp Sư đoàn bộ binh 5 tập kích sân bay Biên Hòa. Đây là một cân cứ không quân lớn của Mỹ -  ngụy ở vùng 3 chiến thuật. Bằng 42 khẩu ĐKB của trung đoàn cùng với các loại pháo cối của sư đoàn 5, pháo binh ta đã trút bão lửa xuống sân bay Biên Hòa, gây nên những đám cháy lớn và tiếng nổ liên tục kéo dài đến cả hai ngày sau, làm cho sân bay bị hư hỏng nặng, buộc phải ngừng hoạt động nhiều ngày để khác phục. Cũng vào lúc 3 giở sáng ngày 31-1- 1968, Tiểu đoàn pháo 2, Trung đoàn 28 đã phóng 100 viên đạn ĐKB vào căn cứ Đồng Dù; Trung đoàn 724 đã bắn gán 200 viẻn ĐKB vào căn cứ Phước Vĩnh, Bình Long tiêu diệt nhiều sinh lực, hòa khí của địch.

        - Tại chiến trường B3 (Tây Nguyền): vào lúc 0 giờ 55 phút, ngày 31-1- 1968 Trung đoàn pháo 40 cùng các đơn vị pháo binh khác đã đồng loạt nổ súng vào quân Mỹ - ngụy ở thị xã Plây Cu, Kon Tum, các sân bay A Ria, Đắc Tô và Sở chi huy Sư đoàn 23 . làm sập 25 nhà lính, phá hủy 13 trực thăng, 6 máy bay vận tải, bắn cháy 1 kho xăng, phá hủy 2 pháo và diệt hàng trăm tên địch.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Bảy, 2017, 04:18:26 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #148 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2017, 04:17:37 am »

     
        - Trên chiến trường B4: Pháo binh ta có ba tiểu đoàn 32, 33, 34 pháo ĐKB cùng các đơn vị súng cối. ĐKZ của các trung đoàn bộ binh. Đúng 2 giờ 30 phút ngày 30-1-1968, pháo binh đồng loạt bắn mãnh liệt vào sân bay Phú Bài, khu đóng quân của trung đoàn thiết giáp ngụy, trung đoàn ky binh bay Mỹ, các căn cứ: La Vang, Ái Tử, Đông Hà.

        - Tại chiến trường B5: Pháo binh đuờng 9 - Khe Sanh đã bắn giòn giã, chi viện tích cực cho bộ binh giữ các chốt Bạch Cầu, Đại Độ, đánh địch hành quân dã ngoại ở Mai Xá Chánh, vây ép địch ở căn cứ Tà Cơn...

 
        Bị giáng đòn hỏa lực mạnh, bất ngờ vào đúng đêm giao thừa - thời điểm mà quân Mỹ - ngụy chủ quan, sơ hở nhất, nên chúng đã bị động lúng túng đối phó và bị tổn thất nặng nề. Trên khắp miền Nam, đặc biệt là ở các thành phố, thị trấn, thị xã, pháo binh ta đã trút bão lửa xuống đầu thù, bắn vào nhiều mục tiêu quan trọng, cơ quan đầu não của địch như: dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu ngụy, các bộ tư lệnh quân đoàn, sư đoàn, lữ đoàn Mỹ - ngụy, căn cứ quân sự, nhiều sân bay, trẬn địa pháo địch.

        Trong lúc địch đang choáng váng trước đòn đánh hiểm, bất ngờ của pháo binh ta trên toàn miền thì tiếp ngay sau đó, kế từ ngày mồng một Tết, pháo binh ta tiến công liên tục, thực hiện “đánh bồi”, "đánh nhồi" làm cho địch càng choáng váng, lúng túng, bị động dối phó để tiêu diệt nhiều hơn, tan rã nhanh hơn. Điển hình như: trận tập kích hỏa lực mãnh liệt vào sân bay Biên Hòa (ngày 31 tháng 1), Tân Sơn Nhất (ngày 18 tháng 2) của pháo binh miền Đông Nam Bộ, bắn phá sân bay Phú Bài, sân bay Đắc Tô, Cù Hám, A Ria, Hòa Bình ngày 31 tháng 1 của pháo binh Tây Nguyên; các trận tập kích vào trung tâm huấn luyện Đống Đa, sở chi huy của sư đoàn bộ binh 1 ngụy, sư đoàn bộ binh 3 Mỹ, các căn cứ La Vang, Ái Tử ngày 1 đến 2 tháng 2 năm 1968 của pháo binh Trị Thiên - Huế; các trận hiệp đồng với bộ binh đánh vào thị xã Kon Tum, Buôn Ma Thuột, Plây Cu. Pháo binh chi viện cho bộ binh, xe tăng tiến công cứ điểm Làng Vây ngày 6-2-1968, tham gia vây ép cứ điểm Tà Cơn của pháo binh mặt trận Đường 9 - Khe Sanh; các trận tập kích căn cứ Lai Khê, Đồng Dù, Phú Lợi trong các ngày 17 đến 22 tháng 2 và 1-3-1968 của pháo binh chiến trường B2. Những trận pháo kích của ta diễn ra không thành quy luật, gây cho địch lúng túng tìm ra cách đối phó hiệu quả.

        Như vậy, trong vòng 60 ngày đêm của đợt 1 cuộc Tổng tiến công kể từ đêm 30 tháng 1 (đêm giao thừa) đến 31-3-1968, pháo binh miền Nam đã đánh 652 trận độc lặp và hiệp đồng lớn, tính trung bình mỗi ngày đánh 11 trận. Kết quả pháo binh ta đã diệt hàng ngàn tên Mỹ - ngụy, phá hủy hàng trăm máy bay các lọại ở 42 sân bay trên toàn miền Nam, trong đó sân bay Tân Sơn Nhất bị đánh tới 12 lần, có tuần bị đánh 9 lần, riêng 2 sân bay Cam Ranh và Phù Cát từ trước chưa bị đánh lần nào thì nay củng bị đánh nhiều lần; bị pháo binh ta bắn cháy 242 kho hậu cần, trong dó có kho chứa hàng vạn lít xăng. Pháo binh còn bắn chìm 47 tàu chiến và vận tải, phá hủy 159 khấu pháo của địch gồm các loại từ 105 dến 175mm. đặc biệt đợt này pháo binh đã chi viện tích cực, bảo đảm cho bộ binh chiến dấu trong nội thành, làm chủ thành phố Huế trong 25 ngày đêm.

        Có thế nói, sau hơn 2 tháng tiến công và nổi dậy, ta đã thu được thắng lợi vô cũng to lớn, tạo nên một bước ngoặt quan trọng đế tiến lên giành thắng lợi quyết định cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam.

 
       Đợt 2 (tháng 3 đến tháng 6 năm 1968)

        Thực hiện nghị quyết Bộ Chính trị (tháng 4 năm 1968) đợt 2 tổng tiến công và nổi dậy bắt đầu từ ngày 4 tháng 5 năm 1968. Mặc dù địch đã có chuẩn bị trước, tập trung 2/3 lực lượng Mỹ và toàn bộ lực lượng tổng trù bị của quân ngụy để cố thủ các thành phố lớn. nhất là vùng xung quanh Sài Gòn, nhưng ta đã thừa thắng xốc tới. đồng loạt đánh vào 30 thành phố, thị xã, 70 thị trấn, quận ly, chi khu quân sự, 27 bộ tư lệnh quân đoàn, sư đoàn, lữ đoàn Mỹ - ngụy, 40 sân bay và các kho tàng quan trọng khác...

        Để chi viện cho các lực lượng tổng tiến công đợt 2, đêm 4 rạng ngày 5-5-1968, pháo binh trên khắp các chiến trường miền Nam lại đồng loạt nổ súng đánh vào 32 thành phố, thị xã, thị trấn, các quận ly, các sở chỉ huy, chi khu quân sự địch.

        - Tại chiến trường Bl: Pháo binh đã đánh vào sân bay: Đà Nẵng. Nước Mận, Chu Lai, Xuân Thiều... quận lỵ Thiếu Nhơn, cụm cứ điểm Hà Tân, chi viện cho quần chúng nổi dậy.

        - Ở chiến trường B2: Đế hoàn thành nhiệm vụ trên giao, pháo binh đã kiên quyết luồn sâu, phối hợp cùng bộ binh, đặc công, biệt động đánh phá liên tục vào các cơ quan đầu não và căn cứ quan trọng nhất của Mỹ -  ngụy ở trung tâm Sài Gòn và vùng lân cận như: Dinh tổng thống, Bộ Tống tham mưu, Sứ quán Mỹ, Bộ Tư lệnh biệt khu, các căn cứ Phú Lợi, Đồng Dù, Lai Khê, Dầu Tiếng, Bình Long Phục vụ đắc lực cho các mũi đấu tranh chính trị và các hoạt động vũ trang.

        - Ở chiến trường B3: Pháo binh Tây Nguyên đã đánh 201 trận, diệt hàng trăm tên địch, phá hủy 276 máy bay, 204 xe cơ giới, 74 pháo, 16 kho xăng, 1 kho đạn... nằm trên các khu vực Plây cần, Plây Cu, Buôn Mê Thuột.

        - Trên chiến trường B4: Ngày 5-6-1968 pháo binh đồng loạt bắn vào các căn cứ La Vang, Ái Tử, Mai Lĩnh, thị xã Quảng Trị, quận lỵ Hải Lăng, sân bay Tây Lộc... đáng chú ý trong đợt này pháo binh đã đánh nhiều trận để phối hợp chiến trường, tập kích hỏa lực vào trung tâm xe tăng số 6, trung đoàn ky binh bay của Mỹ và nhiều căn cứ quân sự quan trọng khác; trong đó có trận ngày 29-5-1968 bằng 12 viên đạn ĐKB ta đã bắn trúng khu đỗ máy bay các loại kho tàng của địch, gây cháy nó dây chuyền nhiều máy bay, xe cơ giới cháy suốt đêm, kéo dài sang ngày hôm sau.

        - Tại chiến trường B5: Pháo binh đã chi viện cho bộ binh vây ép cứ điểm Tà Cơn và đánh địch rút chạy, độc lập tập kích hỏa lực vào các căn cứ quan trọng như: điểm cao 88, Hồ Khê (ngày 14 tháng 5), cảng Cửa Việt (ngày 28 tháng 5), Đông Hà (ngày 20 tháng 6). Điển hình là ngày 26 tháng 6 ta dùng 4 khẩu pháo 130mm bắn trúng vào kho xăng, kho đạn địch, gây nổ lớn, phá hủy 100 xe quân sự, 6 máy bay, 6 pháo 105 và 155 chế áp sở chì huy của sư đoàn thủy quân lục chiến, làm tê liệt sân bay suốt 28 giờ.

        Tóm lại, trong 2 đợt tiến công và nổi dậy, pháo binh đã tham gia chiến đấu 2.030 trận, bao gồm 426 trận hiệp đồng và 1614 trận dộc lập tiêu diệt hàng nghìn địch, phá hủy 385 pháo cối, 2.149 máy bay, 2.064 xe cơ giới, 508 kho tàng các loại...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #149 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2017, 04:24:10 am »

 
TUYẾN CHI VIỆN CHIẾN LƯỢC ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH
TRONG MẬU THÂN 1968

ĐỒNG SĨ NGUYÊN        

        Tuyến chi viện chiến lược Đường mòn Hổ Chí Minh với 3 nhiệm vụ:

        - Là một tuyến vận tải quân sự chiến lược.

        - Là một hướng chiến trường trọng yếu.

        - Là một căn cứ chiến lược của các chiến trường của ta và Bạn.

        Suốt 16 năm ròng, ta đã tiến hành một cuộc chiến tranh chống ngăn chăn quyết liệt, thực hiện thành công công cuộc chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam.

        Tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn thực sự là thảm họa đối với đế' quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Lúc bấy giờ Đại sứ Mỹ E.Buker sau khi nhận chức đã gửi điện lên Tổng thống Hoa Kỳ nói: "Nếu Hoa Kỳ cắt đứt được Đường mòn Hồ Chí Minh, tôi nghĩ rằng Việt cộng sẽ chết khô. Điều duy nhất khiến cho Việt cộng hoạt động được là do tiếp tế khí giới, đạn được, lương thực đưa từ Hà Nội vào". Trên cơ sở tư duy đó, đế quốc Mỹ đã đặt vấn đề phải ngăn chặn bằng được việc chi viện theo tuyến Đường mòn Hồ Chí Minh thành một trong những mục tiêu chiến lược hàng đầu. Suốt 10 năm, từ 1965 đến 1975, Đường mòn Hổ Chí Minh liên tục là trọng điểm đánh phá của chúng, là chiến trường thực nghiệm chiến lược chiến tranh ngăn chặn bằng sức mạnh tống hợp, chiến tranh điện tử, chiến tranh hóa học..., hòng cô lập miền Nam, thực hiện mưu đồ chia cắt lâu dài nước ta.

        Về phía ta, Đảng và Nhà nước đã quyết định lấy nhiệm vụ chi viện sức người, sức của cho miền Nam là một mặt trận hàng đầu.

        Quân ủy trung ương, Bộ Tổng tư lệnh và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã quyết định giao cho Bộ Tư lệnh Trường Sơn phối hợp chặt chẽ với các chiến trường ta, Bạn với tuyến sau, chủ động sử dụng các biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh hơn nữa công cuộc chi viện qua tuyến Đường mòn Hồ Chí Minh cho các chiến trường.

        Tích Iũy trong quá trình chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước miền Nam, từ tháng 6 năm 1967, nhân lúc đế quốc Mỹ đang đứng trước thế tiến, lùi đều khó và trong thời điểm rất nhạy cám của nam bầu cử Tổng thống Mỹ, Bộ Chính trị của Đàng ta đã có Nghị quyết đánh giá thế, lực của ta và của địch, đề ra chủ trương "Chuẩn bị đánh cho địch một đòn quyết định, giành thắng lợi to lớn, tạo nên sự chuyến biến nhảy vọt, buộc Mỹ phải thua về quân sự".

        Lả một tuyến vận tải quân sự chiến lược, năm 1967 là năm thứ ba, tuyến Đường mòn Hồ Chí Minh thực hiện vận chuyến cơ giới, là năm đạt được chỉ tiêu kế hoạch cao hơn hai năm trước đây về khối lượng, chất lượng, thời gian. Khối lượng vận chuyến vũ khí, đạn dược, lương thực đạt trên 7 vạn tấn, quân bổ sung được 14 vạn người, gồm 2 sư đoàn bộ binh, 6 tiếu đoàn binh chủng, dơn vị thực binh và các đơn vị đặc công.

        Cuối tháng 6 năm 1967, Bộ Tư lệnh Trường Sơn ra Hà Nội báo cáo với Bộ Tống tư lệnh về kết quà vận chuyển, hành quân, tác chiến của tuyến chiến lược Trường Sơn và nhận nhiệm vụ năm 1968. Cũng trong dịp này, Tư lệnh và Chính ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn được đến báo cáo với đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn. Sau khi nghe báo cáo, đồng chí Tổng Bí thư có phân tích nhiều vấn để trong nước, quốc tế. Ở đây, tôi chi trích một ý đồng chí Lê Duẩn nói: "Bộ Tư lệnh Trường Sơn thực hiện kế hoạch chi viện năm 1967 như vậy là tốt, đây là một trong các căn cứ để Bộ Chính trị hoạch định những vấn đề chiến lược mới trên chiến trường". Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là một chủ trương chiến lược tuyệt mật. Ở cương vị của mình, mãi đến gần ngày mở đầu cuộc Tổng tiến công, chúng tôi mới nhận được chỉ thị. Tuy vậy, thông qua kế hoạch chi viện năm 1967, 1968, cộng với sự suy nghĩ về ý kiến anh Ba Duẩn trong buổi làm việc nói trên với Bộ Tư lệnh Trường Sơn, đã giúp cho chúng tôi có được những dự đoán có lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Bảy, 2017, 04:29:05 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM