Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 06:23:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng - PhầnIII. Hồi ức đồng đội  (Đọc 49788 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« vào lúc: 01 Tháng Hai, 2013, 08:48:28 am »

    Chào đồng đội và các bạn.

    Xuanxoan và bạn đọc đã cùng nhau đi tốc hành qua 2 phần của "vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng", cám ơn các bạn đã ghé thăm chiến trường Nam Lào của xuanxoan và những trận chiến đầu mùa của mùa xuân 1975 ở Tây nguyên. Cám ơn đồng đội đã tham gia và động viên mình để đi hết phần II.

    Nay mình mở tiếp phần III, hy vọng đây là nơi xuanxoan sẽ cùng anh em, đồng đội  tự kể về những trận chiến mình đã tham gia bảo vệ Tổ quốc thời thanh niên - lứa tuối đi vào chiến trận bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam như đi trẩy hội làng, cái thời các anh và tôi - chúng ta, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #1 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2013, 09:50:20 am »

   Chúc mừng bác XuanXoan đã hoàn thành phần 2-Nhật ký & Hồi ức đồng đội,trong Topic "Vui vẻ chết như cày song thửa ruộng" và bác đã sang trang: "Phần III,Hồi ức đồng đội".Hy vọng phần này sẽ rất vui vẻ,vì nó trải qua mùa xuân yên bình của đất nước và dân tộc.Đó là nguyện ước của mỗi người lính chúng ta... !

  Chúc mừng bác !
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2013, 09:52:54 am »

                    Chào mừng bác Xuân Xoan đã mở phần 3. Và các đồng đội lại theo bác đánh tiếp đây  .Theo đúng phương châm chỉ đạo " Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng" .
Logged
tuanb
Thành viên
*
Bài viết: 775


« Trả lời #3 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2013, 12:36:30 pm »

  Bác Xuân xoan hẳn một tay lợi hại,vừa "sập" đã xây ngay nhà mới,nếu một ngày kia "hết đất" để xây nhà chắc bác bỏ ăn luôn quá nhỉ,năm hết tết đến có chuyện nào về tết của những người lính chiến các bác cho đàn em hóng với,em chỉ có 4 cái thôi,nhưng ăn mừng 5 lần,lần đầu 78-79 mỗi người 1/2 bao đà lạt vì nghe bảo xe chở hàng tết bị phục,sau về Sầm rông ở giữa các đơn vị bạn ăn tết lại,có bánh chưng,bánh kẹo,vui say mà không phải lo pốt tập kích,lúc này dân K vẫn ẩn đâu chỉ có số ít vì lý do gì đó ở lại thôi
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #4 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2013, 08:04:55 pm »


     Đồng đội thân mến!                                             

     Đoạn văn tôi trích sau đây của một “Danh tướng” nổi tiếng, thì chiến dịch Tây Nguyên được hiểu như thế nào cho đúng nghĩa:
 
“…..Phải nhìn rộng ra một chút để thấy rõ vấn đề. Chúng ta có một lực lượng lớn ở Tây Nguyên nhưng trước ngày nổ súng, toàn bộ lực lượng này đã được đưa vào lập thế chiến dịch với các nhiệm vụ: nghi binh (sư đoàn 968), chia cắt (Sư đoàn 320, Trung đoàn 95A), đánh thị xã Buôn Ma Thuột (Sư đoàn 316, Trung đoàn 95B, Trung đoàn 271)”.

     Vây chiến dịch Tây nguyên bắt đầu từ đâu, ở nhiệm vụ nào sẽ được coi là trận mở màn chiến dịch…

     Hy vọng các đồng đội và Quang Can bình luận đoạn trích dẫn trên.
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #5 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2013, 10:27:34 pm »

                                             Xin giới thiệu bài viết :Một sự kết thúc chiến lược vô song (Trích):http://vietbao.vn/Phong-su/Mot-su-ket-thuc-chien-luoc-vo-song-Tiep-theo-va-het/70007811/262/




Thực thi kế hoạch

Các sự kiện từ đây bắt đầu diễn ra nhanh chóng. Các đơn vị tham gia vào cuộc tấn công (bao gồm các Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320 ở mặt trận Tây Nguyên; Sư đoàn 968 từ Lào tiến về; Sư đoàn 316 được đưa từ miền Bắc vào Nam bằng phương tiện cơ giới; bốn trung đoàn bộ binh độc lập; các đơn vị công binh, pháo binh và thiết giáp; và 8.000 lính mới tuyển từ miền Bắc Việt Nam) đã tới các địa điểm tập kết (41).

Được bảo đảm bởi một mạng lưới tình báo tuyệt vời làm cho phía Nam Việt Nam không phát hiện được ý đồ thực sự của đối phương, và biết rằng không thể giữ hoàn toàn bí mật việc chuẩn bị hậu cần và tiếp tế trên quy mô lớn, những người Cộng sản đã tổ chức một chiến dịch đánh lạc hướng tinh vi nhằm đánh vào điểm mạnh nhất trong bộ máy tình báo của kẻ địch: các trang bị trinh sát điện tử và thám sát trên không của Việt Nam Cộng hoà và đồng minh Mỹ (42). Đài phát thanh được lệnh phải im lặng tuyệt đối, không được để lộ tin tức về những đơn vị tham gia vào cuộc tấn công (43).

Các nhân viên làm nhiệm vụ đánh lạc hướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã gửi đi hàng trăm bức thông điệp giả qua sóng vô tuyến, cố ý để lộ những hoạt động vận chuyển cơ giới và những hoạt động làm đường được ngụy tạo, tất cả những thông tin giả đó nhằm làm cho phía Nam Việt yên tâm là các Sư đoàn 10 và 320 của Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn đang tập trung quanh Pleiku và Kon Tum và hai thành phố phía bắc Tây Nguyên này chắc chắn là những mục tiêu đích thực của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hoạt động đánh lạc hướng hiệu quả đến mức hàng loạt báo cáo lấy tin khai thác từ các tù binh và do các điệp viên chìm gửi về cho rằng Quân đội Nhân dân Việt Nam thực sự sắp tấn công Ban Mê Thuột, nhưng những tin tức tình báo đó đã không được các tướng chỉ huy quân đội Việt Nam Cộng hoà quan tâm đến (44).

Khoảng cuối tháng Hai, tất cả các đơn vị của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã vào vị trí chiến đấu. Ngày 1 tháng 3, Sư đoàn 968 đã tấn công một số đồn bốt nhỏ ở phía Tây Pleiku, thu hút sự chú ý của quân đội Việt Nam Cộng hoà và mối đe dọa đối với thành phố này.

Ngày 4 tháng 3, cuộc tấn công của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã mở đầu bằng trận công kích của Trung đoàn 95A, sau khi trung đoàn này vừa đánh chiếm một số đồn nhỏ của lực lượng Việt Nam Cộng hoà đang bảo vệ Đường 19 trên đèo Mang Yang, nhờ đó đã đe dọa nghiêm trọng con đường tiếp vận chính của quân lực Việt Nam Cộng hoà cho vùng Tây Nguyên.

Xa hơn về phía đông trên Đường 19, Sư đoàn 3 của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tung ra một trận tấn công, tạo thêm nhiều vết cắt nữa trên con đường vận chuyển sống còn và giam hãm Sư đoàn 22 của quân lực Việt Nam Cộng hoà.

Ngày hôm sau, Trung đoàn 25 của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã cắt đứt Đường 21, một con đường khác duy nhất nối Tây Nguyên với vùng ven biển, nằm giữa Ban Mê Thuột và Nha Trang. Quân lực Việt Nam Cộng hoà ở Tây Nguyên giờ đây đã bị cô lập và phụ thuộc hoàn toàn vào việc tiếp tế bằng đường không.

Các phương tiện vận tải đường không của lực lượng không quân Nam Việt vừa ít về số lượng vừa kém về chất lượng hoàn toàn không có khả năng đảm đương việc vận chuyển quân cụ và binh lính ở quy mô lớn như vậy. Tổng thống Nam Việt Nguyễn Văn Thiệu và Bộ Tổng Tham mưu của ông ta đều hiểu rằng nếu Đường 19 và Đường 21 không được mở lại sớm thì quân lực Việt Nam Cộng hoà đóng ở Tây Nguyên sẽ nhanh chóng bị cạn lương thực, nhiên liệu và đạn dược.

Ngày 8 tháng 3, Sư đoàn 320 của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đánh chiếm một thị trấn nằm trên Đường 14 ở phía Bắc Ban Mê Thuột, cắt đứt con đường đi đến Pleiku và cô lập hoàn toàn Ban Mê Thuột. Tình thế đã sẵn sàng cho một trận tấn công cuối cùng, nhưng quân đội Việt Nam Cộng hoà vẫn không đoán được Ban Mê Thuột đã trở thành mục tiêu (45).

Theo dõi tình hình tiến triển từ Sài Gòn, Tổng thống Thiệu và Bộ Tổng Tham mưu của ông ta vẫn không đoán được đòn tấn công chính sẽ rơi vào đâu. Một phần hiệu quả của chiến dịch đánh lạc hướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đã ngăn chặn quân lực Việt Nam Cộng hoà điều động lực lượng dự bị lên tăng cường cho Tây Nguyên (46).

Vài ngày trước khi tấn công Ban Mê Thuột, lực lượng Bắc Việt đã tung ra một đợt sóng tấn công trên khắp miền Nam Việt Nam. ở phía Bắc (miền Nam Việt Nam), ngày 5 tháng 3, lực lượng du kích nằm vùng đã tấn công vùng hạ du Quảng Trị và Thừa Thiên.

Ngày 8 tháng 3, Sư đoàn 324 đã giáng một đòn mạnh vào tuyến phòng thủ chính của quân lực Việt Nam Cộng hoà ở phía Tây- Nam Huế (47). ở phía Nam, ngày 8 tháng 3, tổ chức hàng loạt cuộc tấn công trên địa phận Sài Gòn và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm được một huyện lỵ then chốt ở Tây- Bắc Sài Gòn (48).

Tổng thống Thiệu và các tướng lĩnh của ông ta vô cùng bối rối. Một cuộc tấn công trên toàn quốc chắc chắn sẽ xảy ra, nhưng mục tiêu chính của Quân đội Nhân dân Việt Nam là ở đâu? Nơi nào sẽ gặp nguy hiểm lớn nhất? Đối với Thiệu và các tướng lĩnh của ông ta, câu trả lời có vẻ hiển nhiên: thủ đô, Sài Gòn. Kế hoạch đánh lạc hướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được thực hiện hoàn hảo.

Ngày 9 tháng 3, Sư đoàn 10 Quân đội Nhân dân Việt Nam với hai trung đoàn bộ binh (E28 và E 66) chỉ được yểm trợ bởi hai khẩu pháo 105 mm với 50 viên đạn, đã đánh chiếm Đức Lập cùng với toàn bộ các cứ điểm phòng thủ vòng ngoài trong vòng 24 giờ. Quân lực Việt Nam Cộng hoà bị tổn thất ở Đức Lập tổng cộng 3 đại đội, 14 khẩu pháo và 20 xe thiết giáp (49). Sau khi củng cố lực lượng, Sư đoàn 10 vừa giành được chiến thắng lại tiếp tục hành quân về phía Bắc, hướng đến Ban Mê Thuột.

Trong vòng vài giờ sáng sớm ngày 10 tháng 3, 12 trung đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đồng loạt tung ra một trận tấn công bất ngờ vào Ban Mê Thuột.

Trung đoàn 198 và hai tiểu đoàn bộ binh chính quy đã bí mật xâm nhập vào hai sân bay của thành phố Ban Mê Thuột đang trong tình trạng giới nghiêm, kho tiếp vận Mai Hắc Đế và Bộ chỉ huy Sư đoàn 23. Năm trung đoàn bộ binh (3E lấy từ Sư đoàn 316, E24 thuộc Sư đoàn 10 và những chiến binh dày dạn kinh nghiệm của E95B thuộc Sư đoàn 325) tiến nhanh vào thành phố theo ba hướng, có 64 xe tăng và xe bọc thép của Trung đoàn thiết giáp 273 dẫn đầu được yểm trợ dưới hỏa lực của 78 khẩu pháo hạng nặng của các Trung đoàn pháo binh 40 và 675 (50).

Các Trung đoàn phòng không 232 và 234 cùng phối hợp tấn công đã giương lên một chiếc ô hỏa lực phòng không mạnh đến mức lực lượng không kích ném bom của quân lực Việt Nam Cộng hòa không những bị vô hiệu hóa mà chính lực lượng này còn gây thêm tổn thất cho các đơn vị Nam Việt Nam và cả những vị trí được xem là mục tiêu của Quân đội Nhân dân Việt Nam (51).

Sau 32 giờ chiến đấu, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã chiếm được sở chỉ huy của Sư đoàn 23 và bắt sống viên phó tư lệnh sư đoàn (52). Tướng Dũng thông báo với Hà Nội rằng lực lượng của ông đã thu giữ được 12 khẩu pháo và 100 tấn đạn pháo ở Ban Mê Thuột, bảo đảm với Bộ Tổng Tham mưu là cuộc tấn công có thể tiến hành mà không gặp khó khăn gì về đạn dược (53).

Trong cuộc họp Bộ Chính trị ngày 11 tháng 3, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đã đưa ra thảo luận về khả năng có thể xuất hiện thời cơ chiến lược, thời điểm tung ra cuộc tổng tấn công cuối cùng (54). Trong chiến tranh, chiến thắng sẽ thuộc về bên nào sẵn sàng để giành lấy nó. Bắc Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng.

Tiếng trống tấn công nổi liên hồi, thoạt tiên hình như nhằm vào Pleiku, sau đó là Sài Gòn và Huế, và giờ đây, thật bất ngờ, tấn công vào Ban Mê Thuột, những đòn tâm lý đã làm choáng váng các nhà lãnh đạo Nam Việt Nam.

Lúng túng, vô vọng và trong tình trạng thực sự bị choáng, Tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu đã đưa ra hai quyết định trọng yếu trong hai ngày 10 và 11 tháng 3 ấn định số phận của miền Nam Việt Nam.

Cho đến lúc đó, Thiệu vẫn không nghĩ rằng Ban Mê Thuột lại là mục tiêu chính của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, Thiệu biết chắc rằng ông ta đang phải đương đầu với một cuộc tấn công toàn lực và mục tiêu cuối cùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ là Sài Gòn.

Hành động đầu tiên của Thiệu là ra lệnh triệu hồi ngay lập tức sư đoàn không vận của quân lực Việt Nam Cộng hoà, bộ phận phòng thủ thiết yếu của Quân đoàn Một, để gánh vác nhiệm vụ bảo vệ Sài Gòn (55). Khi các tướng chỉ huy cố gắng điều động các đơn vị và bố trí lại để lấp khoảng trống do sự rút đi của Sư đoàn không vận để lại, hệ thống phòng thủ của Quân đoàn Một bắt đầu chuệch choạc chẳng khác gì một ngôi nhà bằng bìa các tông.

Hành động thứ hai mà phía Bắc Việt tin chắc sẽ diễn ra, Thiệu đã ra lệnh ngay lập tức mở cuộc phản công để chiếm lại Ban Mê Thuột “bằng mọi giá” (56). Do đường đến Ban Mê Thuột bị cắt đứt, Tổng chỉ huy Quân đoàn Hai của quân lực Việt Nam Cộng hoà, tướng Phạm Văn Phú đã buộc phải gửi hai trung đoàn còn lại của Sư đoàn 23 đến mặt trận bằng máy bay trực thăng, cho năm tiểu đoàn nhảy dù đổ bộ xuống địa phận phía đông Ban Mê Thuột trong những ngày 12-14 tháng Ba, không có thiết giáp và chỉ được pháo binh yểm trợ hạn chế.

Hai trung đoàn nhảy dù đổ bộ đã lọt vào chính giữa vùng “tử địa” mà Quân đội Nhân dân Việt Nam đã bày sẵn. Sư đoàn 10 vừa từ Đức Lập đến, được yểm trợ bởi một lực lượng thiết giáp và pháo binh hùng mạnh, đang nằm chờ sẵn.

Trong bốn ngày tấn công như vũ bão, Sư đoàn 10 đã nghiền nát và tiêu diệt tất cả những gì còn sót lại của Sư đoàn 23 và Lữ đoàn biệt động quân của quân lực Việt Nam Cộng hoà (57).

Trong lúc đó, những tàn quân cuối cùng của đội quân hùng mạnh thuở nào của quân lực Việt Nam Cộng hoà trên vùng cao nguyên (Tiểu đoàn Biệt động 19, một tiểu đoàn bộ binh, ba sư đoàn thiết giáp và sáu tiểu đoàn pháo binh), khi mọi con đường tiếp vận đã bị cắt đứt, không một chút hy vọng được tiếp tế hoặc được giải cứu, đã hoàn toàn suy sụp (58).

Mệnh lệnh mà Thiệu đưa ra ngày 14 tháng Ba, rút các lực lượng này khỏi Pleiku, chạy theo tỉnh lộ 7B, một con đường hầu như không còn sử dụng được, để ra vùng ven biển là một hành động vô vọng nhằm vớt vát phần nào lực lượng còn lại ở Tây Nguyên. Một mệnh lệnh ngu ngốc, việc thực hiện mệnh lệnh thì tồi tệ, nhưng trong bối cảnh đó, một mệnh lệnh như vậy là có thể hiểu được.

Khi các lực lượng của tướng Dũng đã đánh tan hoàn toàn đội ngũ quân lực Việt Nam Cộng hoà đang rút chạy khỏi Pleiku, tướng Giáp đã ra lệnh cho các lực lượng chủ lực ở gần Huế làm con đường vòng qua tuyến phòng thủ vùng núi của quân đội Việt Nam Cộng hoà theo đúng ý đồ tấn công ban đầu của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tướng Giáp đã lệnh cho Quân đoàn Hai điều động Sư đoàn 324 và Sư đoàn 325 đánh thẳng vào vùng đất thấp ven biển, cắt Đường số Một, con đường rút lui chính của quân lực Việt Nam Cộng hoà, và đánh tan các lực lượng rút chạy không để chúng co cụm lại và củng cố (59). Bị bắt trong lúc tháo chạy, bị đánh chặn và bị cô lập, các đơn vị đang rút chạy của quân lực Việt Nam Cộng hoà đã bị quét sạch trong cơn hoảng loạn.

Đoạn kết

Vào khoảng thời gian đó, trong phiên họp lịch sử của Bộ Chính trị ngày 18 tháng Ba, tướng Giáp đã đóng chiếc đinh cuối cùng vào cỗ quan tài của chế độ Nam Việt Nam. Thời cơ chiến lược mong đợi từ lâu giờ đây đã xuất hiện. Ông đề nghị quân đội triển khai ngay lập tức một cuộc tổng tấn công trên cả nước để giành quyền kiểm soát toàn bộ miền Nam Việt Nam trước khi kết thúc năm 1975. Quân đoàn Một tinh nhuệ, lực lượng dự trữ chiến lược cuối cùng của Bắc Việt giờ đây sẽ được giao nhiệm vụ chiến đấu. Bộ Chính trị chấp thuận ngay đề nghị của tướng Giáp và ra các mệnh lệnh triển khai cuộc Tổng tấn công vào Sài Gòn (60).

Với quyết định đó, kết cục của cuộc chiến tranh chẳng còn gì phải bàn cãi. Trong bản kê khai báo tử, ngày 30 tháng Tư năm 1975 được coi là giờ chết, nhưng phát súng bắn hạ chế độ Việt Nam Cộng hoà đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp khai hoả từ ngày 18 tháng Ba… Thắng lợi cuối cùng của tướng Giáp là một thắng lợi ít đổ máu nhất.

Đại tá Trịnh Nguyên Huân

Chú thích:

35. Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam.

36. Hoàng Văn Thái.

37. Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam – Trần Văn Trà.

38. Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam.

39. (Như trên)

40. Stephen Kosmer, Konrrad Kellen, Brian Jenkins.

41. (Như trên).

42. Frank Snepp – Trần Văn Trà.

43. Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam.

44. Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam – Frank Snepp.

45. Hoàng Văn Thái.

46. Xuân Thiều – Nguyễn Khắc Ngữ.

47. Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam – Nguyễn Khắc Ngữ.

48. Trần Văn Trà - Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam.

49 Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam – Văn Tiến Dũng.

50. Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam.

51. Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam – Frank Snepp.

52. Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam.

53. Hoàng Văn Thái.

54. Trần Văn Trà - Hoàng Văn Thái.

55. Kosmer, Kellen, Jenkins – Davidson – F.Snepp.

56. Kosmer, Kellen, Jenkins – Davidson.

57. Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam.

58. (Như trên).

59. (Như trên) – Xuân Thiều.

60. Hoàng Văn Thái.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #6 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2013, 07:36:36 pm »

                           

                           Đi ngược về lối xưa, với hình ảnh mới (tiếp)

       Trong khi chờ đợi đồng đội chi viện và phản pháo đoạn trích dẫn rất chính xác về 3 nhiệm vụ trong một chiến dịch - không hiểu trong chữ nghĩa quân sự dùng như thế nào cho chuẩn khi không công nhận sư đoàn 968 đánh mở màn chiến dịch Tây Nguyên. Theo đồng đội dùng từ ngữ nào cho phù hợp nhất ví dụ như kế hoạch 3 bước, hay 3 giai đoạn hay đúng nghĩa nhất vẫn là 3 nhiệm vụ trong một chiến dịch Tây Nguyên cho đoạn trích dẫn sau của vị danh tướng huyền thoại:

      ..“…..Phải nhìn rộng ra một chút để thấy rõ vấn đề. Chúng ta có một lực lượng lớn ở Tây Nguyên nhưng trước ngày nổ súng, toàn bộ lực lượng này đã được đưa vào lập thế chiến dịch với các nhiệm vụ: nghi binh (sư đoàn 968), chia cắt (Sư đoàn 320, Trung đoàn 95A), đánh thị xã Buôn Ma Thuột (Sư đoàn 316, Trung đoàn 95B, Trung đoàn 271)”.

      Mình đi tiếp cuộc hành quân về chiến trường xưa...nay đơn vị đổ xuống đồng bằng bằng mọi thứ có thể đi được cắt rừng (nghề của chàng, vẫy và trưng dụng xe có thể chở quân được và vừa đi vừa hỏi căn cứ sân bay Gò Quánh ở đâu để đến đánh theo lệnh điều động...

                                                 -----------------------


       Từ Playcu xuống Quy nhơn, đoàn cựu chiến binh chúng tôi vẫn hành quân theo vết chân xưa 37 năm về trước theo đường 19, con đường vẫn tốt như xưa, có lẽ được duy tu bảo dưỡng thường xuyên, nhưng hai bên đường rừng đã lùi xa tít trong màn trời, rừng lùi tới biên giới nước bạn; trước mắt chúng tôi chỉ còn toàn núi đồi trọc và nhà cửa mọc luộm thuộm; qua An khê, nhìn cảnh quang 2 bên đường nhà cửa khang trang dần theo tới Quy Nhơn. …khi Buôn Ma Thuột nổ súng, cũng là lúc trung đoàn 19 chúng tôi đánh và khi giải phóng Thanh An, Thanh Bình được lệnh vận động xuống thị xã Phú Bổn đánh địch từ Buôn Ma Thuột xuống bằng đường 7 và từ phú Bổn đi Nha Trang; đêm 23 -3 được lệnh chuyển hướng đánh về đánh Bình Định….Trung đoàn hành quân bộ vừa hỏi đường, tận dụng mọi phương tiện kể cả chặn tất cả các xe vận tải để chở lính về An Khê; đêm 29 – 3  đơn vị hành quân bộ về cách sân bay Phù Cát khoảng 2 Km. Đánh căn cứ sân bay Gò Quánh này,  Trung đoàn 19 được tăng cường thêm 1 Tiểu đoàn 19 của Quân khu V. Sân bay Gò Quánh -  phù Cát là sân bay cấp 1 có 1 trung đoàn 47 bộ binh bảo vệ; hàng rào dây thép gai dầy đặc - 8 lớp. Trong khi đó hành quân vận động từ Playcu xuống, Trung đoàn không có bộc phá, thuốc nổ mở cửa; đạn đủ cơ số vác vai..chính vì vậy mới có chuyện Chính ủy Sư đoàn Trần Trác đã trực tiếp chỉ huy đoàn sĩ quan các cơ quan Sư đoàn gùi đạn xuống cho trung đoàn 19 chúng tôi đánh ( trước trong “vui vẻ chét như cày xong thửa ruộng” phần 1 tôi viết  Trung đoàn, xin đinh chính lại là sĩ quan sư đoàn gùi đạn).

       Tại đây, Tiểu đoàn 1 chúng tôi được tăng cường thêm 1 Đại đội của tiểu đoàn 3 và Tiểu đoàn đảm nhận hướng tiến công chủ yếu, đánh từ Tây – Tây Nam vào; Tiểu đoàn 2 chặn địch từ quy Nhơn xuống và tổ chức đánh hướng Nam vào sân bay, Tiểu đoàn 19 QKV tăng cường chặn địch từ phía Bắc và đánh từ Bắc sân bay vào, Tiểu đoàn 3 thiếu làm dự bị.

      Do không đủ bộc phá, Tiểu đoàn chúng tôi phải dùng hết cơ số đạn B40, B41 phá hủy lô cốt đầu cầu, rồi trải chăn, bạt đánh vào trung tâm. Trong trận này do thực tế diễn biến quá nhanh, đơn vị tôi gặp địch ở đâu thì đánh đó (chuyện của ngọc kể sau)…các hướng khác đánh vào sân bay đều thuận lợi, riêng hướng chủ công Tiểu đoàn 1 bọn tôi gặp trở ngại, địch chống trả quyết liệt, anh em bắn hết đạn…nằm chờ xin chi viện đạn ngay lô cốt đầu cầu … Sau khi được sự chi viện đạn từ đoàn cán bộ sư đoàn do đích thân Chính ủy sư đoàn Trần Trác gùi đến,Trung đoàn lập tức vận chuyển đến tay các chiến sĩ  trong tiểu đoàn, không chỉ thế, do không có bộc phá -  trung đoàn phải  rút hỏa lực của Tiểu đoàn 3 tăng cường cho tiểu đoàn 1, để tập trung dùng hỏa lực B40, B41 bắn thẳng phá hủy lô cốt đầu cầu, quét hàng rào, mìn…sau một hồi giao tranh, địch chống trả yếu ớt dần, Tiểu đoàn 1 xung phong đánh chiếm đầu cầu và phát triển vào trong…lúc này cả 4 Tiểu đoàn trưởng gặp nhau trong sân bay, hoàn thành việc đánh chiếm sân bay Phù Cát.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Hai, 2013, 08:42:21 pm gửi bởi xuanxoan » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #7 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2013, 09:07:32 pm »



      HaHoi và đồng đội ơi, nếu có thì mở cuốn "Tổng hành dinh..." trích dẫn giúp mình đoạn trích dẫn trên về "3 nhiệm vụ.." ở trang mấy nhé...vì mình đọc trên mạng lên còn nghi ngờ lên chưa đưa tên người viết. Mình đã mở cuộc tranh luận ra ngoài trang "máu và hoa" này rồi.

     Đây là bài viết gửi trên báo Đại Đoàn kết đã đăng vào ngày 31/1/2013, đồng đội cùng nhập ngũ - lính D5, trung đoàn 19 có sửa mất mấy ý cho phù hợp báo giấy.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #8 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2013, 09:12:16 pm »

                                               
                                                Báo Đại Đoàn kết đăng ngày 31/1/2013

                    Đề nghị công nhận ngày 1-3-1975 là ngày mở màn Chiến dịch Tây Nguyên

         Sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta trải qua 21 năm gian khổ đã kết thúc thắng lợi bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Tuy nhiên, từ đó đến nay đã gần 40 năm, ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên, được coi là ngày bắt đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, vẫn còn chưa được thống nhất trong các tư liệu lịch sử.


        Tới giờ phút này, chúng ta thấy ngày lịch sử, dấu mốc trọng đại đó hình như vẫn đang được báo chí, các báo cáo chính thống cũng như các bài viết bình luận về chiến dịch Tây Nguyên cũng như cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đăng tải với 3 ngày khác nhau sau đây, mà chưa nhất quán được ngày nào là ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên:

        1. Ngày 10-3-1975, ngày nổ súng tại Buôn Ma Thuột được coi là ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên. Sau năm 1975 báo chí và các báo cáo chính thống hay dùng và mặc nhiên coi trận Buôn Ma Thuột là trận mở đầu chiến dịch Tây Nguyên.

        2. Trong cuốn "Đại thắng mùa xuân…” của cố Đại tướng Văn Tiến Dũng, ông sử dụng con số "55 ngày đêm Tổng tiến công và nổi dậy” của quân và dân miền Nam. Từ đó các báo cáo chính thống, sách giáo khoa và báo chí dùng theo. Tuy nhiên, lại không xác định cụ thể là ngày nào của tháng 3 cả Huh Nếu tính 55 ngày đêm hắt ngược lại từ 30-4-1975  thì sẽ rơi vào khoảng ngày 7-3-1975 – ngày này đến nay chưa thấy có dấu ấn nào đặc biệt, được nhắc tới trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975.

        3. Trong những năm gần đây, một số báo đã bắt đầu lấy ngày 4-3-1975 là ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên. Đây là ngày quân ta cắt Đường 19 trong chiến dịch này.

        Trên thực tế, việc đưa ra 3 ngày trên là chưa chính xác, không đúng với sự thật lịch sử. Việc xác định trận đầu của chiến dịch Tây Nguyên, từ đó ấn định ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên đến bây giờ chưa ngã ngũ, chính là biểu hiện sự thiếu minh bạch trong lịch sử. Sự việc này sẽ còn làm đau đầu các nhà nghiên cứu trong tương lai, nếu như chúng ta là những nhân chứng sống mà lại để một tồn nghi không đáng có cho hậu thế.     

        Theo nghiên cứu của tôi, trận diệt Đồn Tầm – Chốt Mỹ trên Đường 19, ở Pleiku - Bắc Tây Nguyên vào ngày 1-3-1975, là một ngày đáng ghi nhận. Bởi đây là trận đánh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở đầu cho hàng loạt các trận đánh dữ dội đầu năm 1975 trên Tây Nguyên, nhằm nghi binh, thu hút lực lượng địch theo ý đồ của Tổng Hành dinh, do Bộ Chỉ huy Mặt trận Tây Nguyên thực hiện. Các trận đánh đó đã khiến địch mắc mưu, tưởng hướng chính của chiến dịch Tây Nguyên diễn ra tại Bắc Tây Nguyên. Để đối phó, chúng đã phải điều Trung đoàn 45 thiện chiến (thuộc Sư đoàn 23 quân đội Sài Gòn) và binh, hỏa lực mạnh lên Bắc Tây Nguyên, khiến lực lượng của chúng ở Buôn Mê Thuột bị dàn mỏng, tạo điều kiện để ngày 10-3-1975 cánh quân phía Nam Tây Nguyên của ta tấn công, giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột - mục tiêu then chốt của chiến dịch. Cuộc nghi binh này đã được các lực lượng ở Bắc Tây Nguyên thực hiện rất xuất sắc, đúng theo ý đồ tác chiến của Bộ Chỉ huy Mặt trận Tây Nguyên, không chỉ góp phần vào việc giải phóng Buôn Ma Thuột và Nam Tây Nguyên mà còn trực tiếp giải phóng các tỉnh Bắc Tây Nguyên (Pleiku và Kon Tum), rồi cùng với các lực lượng của cả Mặt trận Tây Nguyên thừa thắng giải phóng 3 tỉnh duyên hải Khu V là Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

        Như vậy, trận đánh ngày 1-3-1975 tiêu diệt Đồn Tầm – Chốt Mỹ ở Pleiku, xứng đáng để được công nhận là trận mở màn chiến dịch Tây Nguyên.

        Cố Thượng tướng Hoàng Minh Thảo - Tư lệnh Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, trong cuốn "Bàn về nghệ thuật quân sự” (NXB Chính trị Quốc gia, 2008, trang 249), từng viết: "Lâu nay các sử liệu thường tổng hợp là 55 ngày đêm chiến đấu tiến tới giải phóng miền Nam từ ngày 4-3 đến 30-4-1975 là chưa đúng. Vì đánh nghi binh từ ngày 1-3-1975 là rất quan trọng, không có đánh nghi binh thì khó thành công như thế. Cho nên phải tính từ ngày 1-3 chứ không phải tính từ ngày 4-3-1975 là ngày đánh cắt đường sau đó”.

        Thiết nghĩ, chúng ta cần chính thức công nhận ngày mở đầu chiến dịch Tây Nguyên, đồng thời cũng là ngày mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, là ngày 1-3-1975, cho đúng với sự thật lịch sử. Từ đó, công tác tuyên truyền được nhất quán, tránh để gợn lên những nghi hoặc không đáng có, làm giảm độ tin cậy của sự kiện lịch sử xung quanh chiến công oanh liệt có 1 không 2 trong lịch sử dân tộc: Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

                                                                                        Nguyễn Tấn Xuân (CCB F968 tại Đà Nẵng)
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Hai, 2013, 09:24:29 pm gửi bởi xuanxoan » Logged
HAN_DCT
Thành viên
*
Bài viết: 149



« Trả lời #9 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2013, 09:02:31 am »

Bác xuanxoan đã chốt lại với phần kết luận nên em xin phép chúc Tết trang này của bác bằng món quà nhỏ em sưu tầm được ạ Grin 
Logged

Biết rồi! Khổ lắm! Nói... nói cái gì ấy nhỉ?
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM