Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:07:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Tiểu đoàn Bộ binh 1 anh hùng - (R20 - Quảng Đà)  (Đọc 63371 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #20 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 03:25:40 pm »

   Gần trưa, địch sử dụng 1 chi đoàn xe tăng từ Đà Nẵng vào chi viện, nhưng bị đại đội 1 chặn đánh, buộc chúng phải dừng lại.

   Diễn biến trận đánh kéo dài đến 15 giờ mới kết thúc. Các đại đội nhanh chóng thu chiến lợi phẩm. Kết quả trận đánh, Tiểu đoàn đã loại khỏi vòng chiến đấu 150 tên địch, bắt sống hơn 100 tên, trong đó có nhiều tên ác ôn khét tiếng như tên Bường – Đại úy chỉ huy biệt kích, tên Được – Trung úy chỉ huy lính Bảo an.

   Chiến thắng Văn Quật là trận đầu Tiểu đoàn bộ binh R20 ra quân đánh thắng kể từ ngày thành lập (chỉ cách 09 ngày). Đơn vị tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, thu nhiều vũ khí, thể hiện trình độ chiến đấu trong vận dụng hình thức chiến thuật, xử lý các tình huống từ bị động chuyển sang chủ động tiến công, từ phục kích chuyển sang bao vây, vận động tiến công, đồng thời cũng thể hiện tinh thần chiến đấu mưu trí, dũng cảm, đạp lên đầu thù mà xốc tới, nhiều gương chiến đấu kiên cương, hy sinh anh dũng như y tá Nguyễn Văn Độ lấy thân mình che đạn pháo cho thương binh và đồng chí hy sinh anh dũng. Chiến thắng còn biểu hiện tinh thần đoàn kết hợp đồng chiến đấu giữa Tiểu đoàn với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương. Sau trận đánh, nhiều đơn vị, địa phương gửi thư, quà đến chúc mừng đơn vị. Tiểu đoàn được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng nhất, các đồng chí Huỳnh Dạng, Nguyễn Văn Thanh, Trần Bát, Hồng Cẩm được tặng Huân chương chiến công hạng Ba. Phấn khởi trước thắng lợi “Ra quân đánh thắng trận đầu”. Tiểu đoàn bắt tay vào đợt học tập, huấn luyện kỹ, chiến thuật củng cố tổ chức, phát triển đảng viên, đoàn viên, nâng cao chất lượng đơn vị. Đồng chí Lê Lan Chi được bổ nhiệm là Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Xuân Khoa – chính trị viên. Chiến thắng Văn Quật nêu lên nhiều kinh nghiệm để đơn vị nghiên cứu, vận dụng trong quá trình xây dựng chiến đấu, chiến thắng kẻ thù. Viết nên trang sử về truyền thống ra quân đánh thắng của Tiểu đoàn.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #21 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 03:43:13 pm »

   Chặng đường 10 năm (từ tháng 07.1954 đến tháng 03.1965) là một giai đoạn đấu tranh cực kỳ gian khổ và quyết liệt nhất của quân và dân Quảng Đà để chống lại chế độ thực dân mới của Mỹ - Ngụy.

   Thực hiện chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, tiêu diệt cách mạng miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta bằng các âm mưu, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt: Phá hoại Hiệp định Giơ – ne – vơ, cự tuyệt hiệp thương tổng tuyển cử, thực hiện các quốc sách “tố cộng, diệt cộng”, “gom dân, lập ấp chiến lược, bình định”. Mỹ - Ngụy đã gây ra nhiều tội ác man rợ đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân ta khắp các địa bàn của tỉnh, gây nhiều khó khăn, tổn thất cho phong trào cách mạng.

   Vượt qua những khó khăn, thử thách, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ Tịch, quân và dân tỉnh Quảng Đà đã phát huy mạnh mẽ truyền thống đấu trang cách mạng kiên cường, trụ bám, tập hợp lực lượng đấu tranh chống Mỹ - Ngụy phá hoại Hiệp định, đòi hiệp thương tổng tuyển cử, chống các trò hề “trưng cầu ý dân”, “bầu cử quốc hội bù nhìn”, chống “tố cộng, diệt cộng”, chống “gom dân, lập ấp chiến lược, bình định”. Kết hợp đấu tranh chống chế độ đàn áp, khủng bố với giữ gìn, bảo toàn lực lượng, từng bước khôi phục tổ chức, phát triển lực lượng, tích trữ vũ khí, lương thực, tiến lên diệt ác, phá kèm, phá lỏng thế kèm kẹp của địch, phát động phong trào đồng khởi giải phóng miền núi, xây dựng căn cứ địa miền núi. Kết hợp xây dựng lực lượng chính trị quần chúng với xây dựng lực lượng vũ trang để làm nòng cốt trọng diệt ác, phá kèm, tiêu diệt và làm tan rã lực lượng kèm kẹp của địch, hỗ trợ cho nhân dân đồng khởi nổi dậy giải phóng làng xã, giành quyền làm chủ. Quá trình xây dựng, phát triển từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều. Vừa xây dựng, vừa chiến đấu và ngược lại. Trong phong trào đồng khởi giải phòng miền núi mới có một số trung đội, đến đồng khởi giải phóng nông thôn, đồng bằng phát triển được nhiều đại đội.

   Sau chiến dịch Xuân 1965, trước yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, lực lượng vũ trang Quảng Đà đã thành lập Tiểu đoàn bộ binh “R20” trên cơ sở các Đại đội độc lập (Đ61, Đ62, Đ63, Đ64) ra đời trong phong trào đồng khởi giải phóng nông thôn, đây là tiền đề xây dựng các đơn vị cấp Tiểu đoàn tiếp theo thể hiện sự trưởng thành vượt bậc của các lực lượng vũ trang nhân dân Quảng Đà, đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

*
*   *
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #22 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 04:12:37 pm »

CHƯƠNG HAI
QUYẾT TÂM ĐÁNH MỸ, THẮNG MỸ
GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC
CHIẾN TRANH CỤC BỘ (1965 – 1968)


QUÂN MỸ Ồ ẠT ĐỔ VÀO ĐÀ NẴNG.
QUÂN VÀ DÂN QUẢNG ĐÀ RA SỨC XÂY DỰNG
LỰC LƯỢNG VÀ THẾ TRẬN, QUYẾT TÂM
ĐÁNH MỸ VÀ THẮNG MỸ.

   Đầu năm 1965 “chiến lược chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - Ngụy, mặc dù được đẩy lên nấc thang cao nhất, nhưng đều bị quân và dân ta đánh bại hoàn toàn, chế độ Sài Gòn đứng trước sự sụp đổ, quân Ngụy cũng được trước nguy cơ bị tiêu diệt. Trước bối cảnh đó, Mỹ không thể chơi bài đem con bỏ chợ mà phải thay đổi chiến lược chiến tranh, nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu xâm lược và thống trị miền Nam bằng chủ nghĩa thực dân mới.

   Thực hiện âm mưu trên, từ đầu mùa hè 1965, Mỹ đưa một lực lượng lớn quân chiến đấu của Mỹ và chư hầu (10) vào xâm lược miền Nam, sử dụng không quân, hải quân mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Tăng cường xây dựng quân Ngụy lên trên 50 vạn.

   Oét – mô – len Tư lệnh Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam đề ra kế hoạch 3 giai đoạn. Mở các cuộc phản công chiến lược mùa khô bằng hai biện pháp mang tính chiến lược “tìm diệt và bình định”, nhằm bẻ gãy xương sống Việt cộng (tức là tiêu diệt quân giải phóng miền Nam). Dự định kết thúc vào cuối năm 1967 và từng bước rút quân về nước.

   Thực hiện kế hoạch trên, ngày 08.02.1965, Mỹ đưa tiểu đoàn tên lửa HAWK (Chim Ưng) “đất đối không” vào Đà Nẵng, lập trận địa ở Sơn Trà, Phước Tường, Hải Vân.

   Ngày 08.03.1965, 13.500 quân thuộc Lữ đoàn 9 – Sư đoàn 3 lính thủy đánh bộ (LTĐB) (11) Mỹ đổ vào bãi biển Nam Ô – Xuân Thiều và sân bay Đà Nẵng. Như vậy, Mỹ đã theo vết chân quân Pháp, chọn Đà Nẵng làm nơi đổ quân đầu tiên vào xâm lược nước ta, mở đầu chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam. Tiếp đến các lực lượng Hải – Lục – Không quân và Sư đoàn LTĐB ồ ạt đổ vào Đàn Nẵng – Chu Lai xây dựng Đà Nẵng thành căn cứ liên hợp quân sự lớn nhất ở miền Trung.

   Ngay sau khi đổ vào Đà Nẵng, các đơn vị LTĐB Mỹ mở các cuộc càn quét, mở rộng địa bàn chiếm đóng chung quanh, hình thành các tuyến phòng thủ bảo vệ căn cứ Đà Nẵng. Bên trong, các đơn vị hậu cần, kỹ thuật nhanh chóng xây dựng, nâng cấp Sở chỉ huy: Bộ tư lệnh Đệ Tam Hải – Lục – Không quân (III MAF) tại An Hải – Quận Ba. Bộ tư lệnh Quân đoàn I kiêm Vùng I chiến thuật ngụy, Bộ tư lệnh các sư, lữ đoàn và tương đương, sân bay Đà Nẵng, Nước Mặn, Xuân Thiều, các bến cảng Tiên Sa, Nại Hiên, các Tổng kho: An Đồn, Phước Lý, Bàu Mạc, các trận địa pháo Thanh Vinh, La Bông, Dương Mẹo, bãi xe Non Nước, Cẩm Bình, trung tâm chỉ huy, dẫn đường cho máy bay, tàu chiến đánh phá miền Bắc.

   Tính đến cuối năm 1965, quân Mỹ đã đưa vào Nam 206.772 tên, trong đó có 22.000 quân các nước chư hầu.

   Quân Mỹ đã đẩy quân Ngụy ra vòng ngoài, càn quét, đánh phá vùng giải phóng nông thôn, tạo điều kiện cho quân Mỹ triển khai lực lượng, bố trí thiết bị chiến trường. Bộ máy chiến tranh tâm lý của Mỹ - Ngụy ngày đêm không ngớt tuyên truyền về sức mạnh của quân Mỹ, về tư tưởng tự do, nhân quyền, lối sống Mỹ.

___________________________

10. Úc, Tân Tây Lan, Nam Triều Tiên, Phi – Líp – Pin, Thái Lan, Đài Loan.

11. Sư đoàn 3 Lính thủy đánh bộ Mỹ thành lập năm 1942 nhưng đã có trung đoàn tham gia trong Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Đại chiến thế giới lần thứ hai. Sư đoàn 3 tham chiến ở chiến trường châu Á – Thái Bình Dương. Năm 1953 rút về Ô – ki – na – wa (Nhật) làm lực lượng dự bị Tây Thái Bình Dương, biên chế sư đoàn có 4 trung đoàn (3, 4, 9 và 26), 1 tiểu đoàn tăng M48, 1 tiểu đoàn pháo chống tăng tự hành, 1 tiểu đoàn xe lội nước, 1 đại đội trinh sát.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #23 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2013, 08:37:54 am »

   Tuy nhiên, quân Mỹ cũng như quân Ngụy đi đến đâu cũng gây tội ác, tự do dùng bom đạn để bắn giết, đốt nhà, cướp của, điển hình như vụ ngày 16.03.1965, máy bay Mỹ - Ngụy ném bom vào trường tiểu học Mân Quang (Hòa Quý) giết hại 45 học sinh và làm bị thương nhiều người khác. Quân Ngụy cũng mở hàng trăm cuộc càn quét, đánh phá vùng giải phóng Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên. Như vậy, được Mỹ hà hơi, tiếp sức, quân Ngụy đã gượng dậy sau cao trào đồng khởi của quân và dân ta, chúng ra sức phản kích quyết liệt, tạo sự ổn định bên trong cho quân Mỹ đổ quân và phương tiện chiến tranh vào xâm lược miền Nam, gây cho phong trào cách mạng và nhân dân ta nhiều khó khăn.









   Việt quân Mỹ và chư hầu đổ vào miền Nam nói chung, Quảng Đà nói riêng, thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ đã làm thay đổi cục diện chiến tranh, so sánh tương quan lực lượng, Mỹ - Ngụy gấp hơn ta nhiều lần, nhất là về trang bị kỹ thuật, trong khi đó quân và dân ta chưa có kinh nghiệm đánh Mỹ, ngôn ngữ bất đồng, trang bị vũ khí, đạn dược của các lực lượng vũ trang nhân dân ta còn thiếu và kém hiện đại, chủ yếu là vũ khí từ thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai còn lại, chưa có B40, B41, AK47… một số cán bộ, chiến sĩ và nhân dân gờm sợ Mỹ, không dám tiếp xúc với quân Mỹ. Nhiều nước xã hội chủ nghĩa và các nước trong phong trào giải phóng dân tộc không tin quân và dân ta đánh được Mỹ và thắng Mỹ. Đây là thử thách to lớn đối với quân và dân ta, một cuộc đụng đầu lịch sử, mang tính thời đại và quốc tế.
   Quân và dân ta với truyền thống yêu nước, căm thù sâu sắc bọn ngoại xâm, không có con đường nào khác, hoặc chấp nhận sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc thực dân do Mỹ cầm đầu, hoặc tiếp tục cầm súng chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.


Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #24 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2013, 09:32:30 am »

TIỂU ĐOÀN BỘ BINH R20 QUYẾT TÂM ĐÁNH MỸ,
THẮNG MỸ.

   Trước tình hình quân Mỹ ồ ạt đổ quân xâm lược miền Nam, dùng không quân, hải quân đánh phá miền Bắc – Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra các chỉ thị, nghị quyết sáng suốt, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo quân và dân ta nắm vững đường lối kháng chiến, chiến tranh nhân dân, tư tưởng cách mạng tiến công, động viên mọi lực lượng, vật chất để đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.

   Quán triệt sâu sắc đường lối kháng chiến của Đảng, chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và tư tưởng chỉ đạo của Khu ủy – Bộ tư lệnh Quân khu 5 “Chuẩn bị tư tưởng cho bộ đội trực tiếp chiến đấu với quân Mỹ”. Thường vụ Tỉnh ủy – BCH Tỉnh đội Quảng Đà chủ trương: “Động viên, tổ chức cho quân và dân toàn tỉnh vừa tiếp tục diệt Ngụy, mở rộng vùng giải phóng, vừa tích cực chuẩn bị đánh Mỹ” (12). Trước mắt sử dụng lực lượng tại chỗ của Hòa Vang – Đà Nẵng đánh phủ đầu quân Mỹ, hạ uy thế quân Mỹ, rút kinh nghiệm cho toàn tỉnh đánh Mỹ. Nhanh chóng hình thành “Vành đai diệt Mỹ” bao quanh căn cứ Đà Nẵng. Tiếp đến, Tỉnh ủy phát động phong trào “Ra Hòa Vang đánh Mỹ”, phong trào thi đua “Quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược”, “tìm Mỹ mà diệt, tìm Ngụy mà đánh”, thi đua giành các danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”.

   Chấp hành chủ trương cấp trên, hưởng ứng các phong trào thi đua đánh Mỹ, thắng Mỹ, các đơn vị, địa phương trên khắp chiến trường Quảng Đà ngày đêm sử dụng lực lượng, vũ khí trang bị, vận dụng sáng tạo các phương thức hoạt động, hình thức chiến thuật, cách đánh mưu trí, bí mật, bất ngờ, tiến công vào quân Mỹ, mở nhiều trận đánh phủ đầu, giáng cho chúng nhiều đòn trừng trị đích đáng ở sân bay Đà Nẵng, cầu sắt Quảng Nam, Hòa Ninh, kho xăng Liên Chiểu, sân bay Nước Mặn. Từ thực tế những trận đầu đánh thắng quân Mỹ, một phong trào thi đua đánh Mỹ bắt đầu hình thành và phát triển.

____________________

12. “Quảng Nam – Đà Nẵng: 30 năm chiến đấu và chiến thắng”, Tập 2, Nxb QĐND – Hà Nội, năm 1988, trang 83.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #25 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2013, 09:37:47 am »


   Tiểu đoàn bộ binh R20, sau đợt học tập, huấn luyện, đơn vị ra quân phối hợp với bộ đội, du kích Duy Xuyên, Điện Bàn, mở các trận tiến công vào chi khu quận lỵ, hỗ trợ nhân dân vùng ven nổi dậy diệt ác, phá kèm, đồng thời tham gia nghiên cứu cách đánh Mỹ, xây dựng trận địa, làng xã chiến đấu. Trong cuộc họp Đảng ủy, đồng chí Võ Xuân Lâm – tiểu đoàn phó nêu: Chúng ta phải tìm ra cách đánh Mỹ, thắng Mỹ, chấm dứt huyền thoại về sức mạnh của quân Mỹ. Đồng chí Nguyễn Xuân Khoa – chính trị viên – Bí thư đảng ủy thì nêu: Đánh Mỹ, thắng Mỹ là quyết tâm của toàn dân tộc, còn cách đánh Mỹ như thế nào để thắng Mỹ thì phải xuất phát từ thực tế chiến trường. Phải cử cán bộ, chiến sĩ ra phía trước đánh Mỹ để tìm câu trả lời. Chấp hành nghị quyết Đảng ủy – BCH tiểu đoàn giao nhiệm vụ cho Đại đội 1 chọn ra 1 tiểu đội do đồng chí Huỳnh Dạng – Tiểu đội trưởng chỉ huy ra Hòa Vang đánh Mỹ, trang bị 1 súng phóng lựu, 1 trung liên, tiểu liên K50 và lựu đạn, thủ pháo. Nhận nhiệm vụ cấp trên giao, tiểu đội hứa quyết tâm phát huy truyền thống ra quân đánh thắng trận đầu, để đánh Mỹ, rút kinh nghiệm cho đơn vị. Từ hậu cứ vùng A, B Đại Lộc, tiểu đội bí mật về đứng chân ở khu Trung Hòa Vang. Đêm 12 tháng 06 năm 1965, được cán bộ, du kích xã Hòa Châu dẫn đường. Tiểu đội chia làm 3 tổ (mỗi tổ có 1 du kích dẫn đường) bí mật tiếp cận vị trí 1 trung đội Mỹ đang trú quân dã ngoại, thời cơ nổ súng xuất hiện, tiểu đội trưởng ra lệnh tiến công, lập tức tiểu liên, lựu đạn, thủ pháo dồn dập đánh vào quân Mỹ, rồi nhanh chóng rút lui, sau 20 phút nổ súng, tiểu đội loại khỏi vòng chiến đấu 26 tên Mỹ, đơn vị chỉ có 1 đồng chí bị thương nhẹ.

   Một tuần sau, tiểu đội tập kích cứ điểm Miếu Trắng xã Hòa Lương. Cứ điểm Miếu Trắng nằm phía đông bắc cách Gò Cà 1 km, địa hình trống trải, bên trong có 1 lô cốt nổi, bên ngoài có 3 lớp rào kẽm gai, lực lượng chiếm đóng 1 trung đội, nhiệm vụ chốt chặn, kiểm soát một đoạn đường trên đường 14 từ Đà Nẵng đi Ái Nghĩa. Sau khi đi chuẩn bị chiến trường về, tiểu đội làm sa bàn tập luyện, giao nhiệm vụ cho các tổ. Căn cứ phương án chiến đấu của tiểu đội Huỳnh Dạng, xã Hòa Lương tăng cường 2 du kích thông thạo địa hình và 30 lựu đạn (M26 của Mỹ).

   Đêm 22.06.1965, tiểu đội chia làm 2 mũi (mỗi mũi 4 đồng chí) bí mật tiếp cận mục tiêu, khắc phục vật cản, áp sát công sự lính Mỹ. Đến giờ hợp đồng nổ súng, một tiếng nổ bùng lên, trùm lên lô cốt đầu cầu, tiếp theo là tiếng thủ pháo, lựu đạn, tiểu liên đánh dồn dập vào công sự Mỹ. Bị đánh bất ngờ, quân Mỹ không kịp phản ứng. Sau 25 phút chiến đấu. Tiểu đội Huỳnh Dạng diệt gọn quân Mỹ ở Miếu Trắng, thu 2 súng Garand M2 và rút lui an toàn.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #26 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2013, 11:03:13 am »

   Trở về trú quân ở Phú Sơn (xã Hòa Khương) tiểu đội nghiên cứu cách đánh Mỹ đi lùng sục ban ngày.

   Sáng ngày 28.06.1965, được sự giúp đỡ của cán bộ, du kích địa phương, tiểu đội bố trí trận địa phục kích tiêu diệt quân Mỹ từ Gò Hà (Hòa Khương) đi càn quét ở thôn Phú Sơn. Khi đội hình quân Mỹ cách trận địa 25m, mục tiêu lọt vào tầm bắn của các loại hỏa lực, đồng chí Huỳnh Dạng siết có diệt tên Mỹ đi đầu, lập tức trung liên của xạ thủ Nguyễn Văn Thanh rung lên diệt một số tên, đồng chí Trần Quyền chỉ huy 1 tổ đánh thọc sườn, hất bọn Mỹ sang bên kia đường 14, bỏ lại 10 tên nằm trên mặt đường. Sau những phút đầu nổ súng, bọn Mỹ phát hiện trận địa của ta, chúng tập trung hỏa lực phản kích, đồng chí Dạng và Thanh bị thương. Không để địch củng cố đội hình, tiểu đội trưởng ra lệnh cho xạ thủ súng phóng lửa bắn diệt khẩu đại liên, chớp thời cơ đồng chí Quyền vận động lên đường 14 thu 1 khẩu Garand M2. Sau 30 phút nổ súng chiến đấu, quân Mỹ ở Gò Hà sử dụng cối bắn vào trận địa của ta. Không để trận đánh kéo dài, tiểu đội trưởng ra lệnh rút lui, được nhân dân giúp đỡ, tiểu đội vượt sông trở về địa điểm trú quân. Còn quân Mỹ xông vào bắn phá làng Phú Sơn. Trong những ngày tiếp theo, tiểu đội 5 chiến sĩ, nhưng vẫn bám địa bàn, nghiên cứu nắm địch, đánh địch ở Gò Gai diệt 1 tên Mỹ, sau đó rút về hậu cứ.

   Sau 25 ngày bám đất, bám dân, điều tra, nghiên cứu quy luật hoạt động của quân Mỹ, sử dụng lực lượng tập kích tiêu diệt quân Mỹ hành quân dã ngoại ngoài công sự, bố trí trận địa phục kích đánh Mỹ cả ban ngày, loại khỏi vòng chiến đấu 61 tên Mỹ, thu 5 súng Garand M2, 1 súng cối cá nhân M79.

   Những trận đánh của tiểu đội Huỳnh Dạng thuộc tiểu đoàn bộ binh R20, tuy không lớn nhưng có ý nghĩa lớn, đó là: Hiệu suất chiến đấu cao, quân số ít nhưng thường chiến đấu với địch có quân số tương đương 1 trung đội. Vấn đề cơ bản nhất là qua chiến đấu, tiểu đội rút ra kết luận: Quân Mỹ cao to, trang bị hiện đại, mang vác cồng kềnh, di chuyển nặng nề, tác chiến theo kiểu chiến tranh hiện địa, không thoát ly xa căn cứ, tầm chi viện của hỏa lực, sợ đánh gần, đánh đêm, từ thực tế đó tiểu đội nghiên cứu vận dụng hình thức chiến thuật tập kích, phục kích, bám sát đội hình chúng mà đánh, mà phải đánh nhanh, rút nhanh. Trong chiến đấu, ngoài yếu tố kỹ thuật, chiến thuật, phải có yếu tố tinh thần: Mưu trí, dũng cảm, nhanh nhẹn, quen thuộc địa hình, thì mới đánh được Mỹ.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #27 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2013, 12:19:00 pm »

   Kinh nghiệm đánh Mỹ, thắng Mỹ của tiểu đội Huỳnh Dạng, tiểu đội du kích Trương Văn Hòa (Điện Hòa) cũng như của các đơn vị, địa phương trên vành đai diệt Mỹ Đà Nẵng – Hòa Vang có một ý nghĩa lịch sử sâu sắc, nó góp phần to lớn vào việc giải đáp câu hỏi: Làm sao đánh được Mỹ, đánh bằng cách gì, vũ khí gì? Bộ đội, du kích có đánh được Mỹ không? Giúp cho tiểu đoàn và các đơn vị khác đề ra quyết tâm chiến đấu, chiến thắng quân Mỹ. Đó là cơ sở lý luận và thực tiễn, đặt nền móng cho đơn vị chiến đấu tiêu diệt quân Mỹ từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao, diệt từng đơn vị Mỹ từ tiểu đội đến tiểu đoàn.

   Trên cơ sở kết quả đánh Mỹ của Tiểu đội Huỳnh Dạng – Đảng ủy – BCH Tiểu đoàn lãnh đạo, chỉ đạo mở đợt sinh hoạt học tập, huấn luyện nhằm nâng cao trình độ giác ngộ cách mạng, lập trường, bản lĩnh chiến đấu, trình độ kỹ, chiến thuật. Xây dựng tiểu đoàn thật sự là mũi nhọn sắc bén, quả đấm thép, sẵn sàng đánh bại các đơn vị sừng sỏ của Mỹ - Ngụy.

   Cuối tháng 6.1965, chấp hành mệnh lệnh của BCH Tỉnh đội, tiểu đoàn sử dụng 1 Trung đội cối (2 khẩu 81 ly), 1 Trung đội ĐKZ 57 ly (2 khẩu), tăng cường cho Đại đội 1 đặc công hậu cứ Đà Nẵng để tập kích sân bay Đà Nẵng đêm 30.6.1965, các khẩu đội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần cùng Đại đội Đặc công lập chiến công ngay giữa lòng địch, phá hủy 57 máy bay, 43 xe quân sự, 3 dàn ra đa, loại khỏi vòng chiến đấu 271 tên Mỹ - Ngụy.

   Cuối tháng 8 đầu tháng 9.1965, Mỹ - Ngụy tập trung lực lượng trên 1000 tên (bao gồm cả chủ lực và địa phương) được xe tăng, phi pháo yểm trợ đắc lực, mở chiến dịch “Tám thơm ly thị” nhằm đánh phá, bình định vùng A, B Điện Bàn và khu Trung (Hòa Vang), đẩy lực lượng ta ra xa, chiếm lại những địa bàn đã mất, khai thông đường 100 và giải vây cho các chốt điểm cầu Bình Long, ngã tư Nông Sơn, cài cắm thêm chốt điểm, lập khu dồn, rồi xúc tát dân vào đó để dễ kiểm soát, đưa bọn tề lưu vong về lập lại bộ máy chính quyền xã, thôn. Bắt dân ở vùng chúng kiểm soát và gia đình ngụy quân, ngụy quyền lưu vong đến gặt cướp mùa lúa tháng tám của dân ở vùng giải phóng, đây là thủ đoạn thâm độc, nhằm cắt đứt dạ dày của bộ đội, du kích và nhân dân. Thực hiện âm mưu, thủ đoạn trên, rạng sáng ngày 02.09.1965, sau khi sử dụng máy bay trinh sát L19 và các trận địa pháo Vĩnh Điện, Ái Nghĩa bắn phá quyết liệt vào thôn, ấp dọc sông La Thọ và đường 100 từ Vĩnh Điện lên Ái Nghĩa. Các cánh quân của địch từ các hướng xuất phát tiến công, đánh phá địa bàn 10 xã vùng A, B Điện Bàn lúc bấy giờ. Chiến dịch cho Nguyễn Vàng – trung đoàn trưởng Trung đoàn 51 và trung tá Hoàng Trừng quận trưởng Điện Bàn trực tiếp chỉ huy.

   Ở phía Đông: Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 51) và 1 chi đoàn xe bọc thép M113 từ Vĩnh Điện tiến theo đường 100 lên Bình Long, Phong Thử, tiến theo sau cánh quân này có các đại đội Địa phương quân (13), biệt kích, nghĩa quân (14), bình định, cảnh sát, tề lưu vong.
   
   Ở phía Bắc: 1 đại đội địa phương quân và nghĩa quân ở các đồn Ngũ Giáp – Trảng Nhật từ đường số 1 tiến dọc 2 bên sông La Thọ.

___________________________

13. Địa phương quân: Một bộ phận của quân đội Sài Gòn, là thành phần chủ yếu của lực lượng lãnh thổ, nhiệm vụ chủ yếu là tác chiến chống chiến tranh du kích, bảo vệ an ninh nông thôn và lực lượng bình định. Được tổ chức ngày 07.05.1964 trên cơ sở lực lượng Bảo an (Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam – Nxb QĐND, Hà Nội, năm 1996, trang 262)

14. Nghĩa quân: Một bộ phận của quân đội Sài Gòn, thuộc lực lượng lãnh thổ, có nhiệm vụ bảo vệ an ninh ở cơ sở (xã, ấp) – Cùng Địa phương quân tác chiến chống chiến tranh du kích. Được tổ chức ngày 12.05.1964 trên cơ sở lực lượng Dân vệ (Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội năm 1996, trang 547).
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #28 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2013, 12:29:10 pm »

   Sau khi chiếm được một số thôn, ấp, bọn Ngụy quân, Ngụy quyền lưu vong đốc thúc binh lính gặt cướp lúa của dân, dùng xe GMC chở về các kho và đồn bốt ở Vĩnh Điện.

   Về ta, nắm được âm mưu, thủ đoạn ngay từ đầu, Tỉnh ủy, BCH Tỉnh đội đã có kế hoạch chỉ đạo cho các cấp ủy, lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân Điện Bàn sử dụng mọi lực lượng, vận dụng linh hoạt phương châm đấu tranh 2 chân, 3 mũi giáp công để đánh bại chiến dịch “Tám thơm ly thị” của Mỹ - Ngụy.

   Để tăng cường lực lượng chi viện cho quân và dân Điện Bàn, BCH Tỉnh đội ra lệnh cho Tiểu đoàn bộ binh R20 đang đứng chân ở vùng B Đại Lộc cơ động xuống phối hợp với lực lượng địa phương đánh bại các mũi tiến quân của địch, hỗ trợ cho quần chúng đấu tranh chống đốt nhà, cướp của, gặt cướp lúa, bảo vệ cho nhân dân vùng giải phóng thu hoạch mùa lúa tháng Tám được an toàn.

   Nhận nhiệm vụ cấp trên giao, Đảng ủy – BCH Tiểu đoàn nhanh chóng tổ chức một bộ phận cán bộ - trinh sát do đồng chí Võ Xuân Lâm. Tiểu đoàn phó chỉ huy đi nắm tình hình địch, nghiên cứu địa hình, liên hệ cấp ủy, xã đội Điện Xuân, Điện Văn, Điện Thọ để xây dựng kế hoạch chiến đấu bằng hình thức chiến thuật: Vận động phục kích tiêu diệt Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 51 Ngụy). Khu vực được chọn bố trí trận địa phục kích từ cống Dương Huệ (Điện Thọ) lên quán Kiểm Bền (thôn Cẩm Văn, xã Điện Văn) dài khoảng 1 km. Căn cứ ý định trên, BCH Tiểu đoàn sử dụng Đại đội 1 do đồng chí Lại Nam Dương – Đại đội trưởng chỉ huy bố trí tại thôn Cẩm Văn, đảm nhiệm chặn đầu và đối diện tiêu diệt địch ở quán Kiểm Bền, Đại đội 2 do đồng chí Nguyễn Xuân Mua đại đội trưởng chỉ huy bố trí lực lượng tại Đa Hòa, đảm nhiệm tiến công chính diện, Đại đội 3 sử dụng 2 trung đội bố trí tại Thanh An, do đồng chí Nguyễn Xuân Quang chỉ huy, đảm nhiệm khóa đuôi, còn 1 trung đội làm dự bị cho tiểu đoàn. Đại đội 4 hỏa lực bố trí trận địa ở Đa Hòa, cách đường 100: 500 m. Vị trí chỉ huy tiểu đoàn đứng tại Đa Hòa.

   Bộ đội địa phương và du kích vùng A, B Điện Bàn sử dụng lực lượng bố trí trận địa chốt chặn ở Lạc Thành đánh địch từ Ái Nghĩa tiến xuống và làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu.

   Hoàn thành xây dựng phương án chiến đấu, đêm 01.09.1965, tại hậu cứ vùng B Đại Lộc, tiểu đoàn làm lễ xuất quân, chính trị viên tiểu đoàn Nguyễn Xuân Khoa phổ biến nhiệm vụ cho các đại đội hành quân. Trước khi tiểu đoàn xuất quân, bà con vùng B đến thăm hỏi, động viên.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #29 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2013, 02:58:03 pm »

   Rạng sáng ngày 02.09.1965, các đại đội hoàn thành xây dựng trận địa, công sự, bố trí lực lượng, hỏa lực, cùng lúc đó máy bay trinh sát, pháo cối của địch bắn phá dọn đường. 8 giờ cánh quân địch từ Vĩnh Điện xuất phát. 12 giờ đến cây số 6 (Nông Sơn – Điện Phước), từ đây đội hình địch chia làm 2 mũi tiến dọc 2 bên đường 100, xe bọc thép cơ động trên mặt đường.

   Quá trình tiến quân của địch diễn ra hết sức căng thẳng, Ngụy quân, Ngụy quyền lưu vong về đốt nhà, cướp của, gặt lúa của dân đưa lên xe GMC chở đi, bộ đội, du kích bám đánh địch, cán bộ, cơ sở cách mạng huy động lực lượng quần chúng ra đấu tranh, có nơi bọn ác ôn bắn chết và bắn bị thương dân, hoặc bắt về giam giữ. Quyết tâm trừng trị hành động tàn bạo của địch, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn bộ binh R20 vẫn bình tĩnh, bí mật chờ địch. Chỉ huy tiểu đoàn vẫn ở đài quan sát theo dõi hành động của chúng, trinh sát cùng du kích địa phương vẫn bám sát đội hình địch.

   Khi mặt trời ngả hẳn về hướng Tây khoảng 14 giờ 30 phút, hai mũi tiến quân của địch đã lọt vào trận địa phục kích của tiểu đoàn. Thời cơ nổ súng tiến công địch xuất hiện, từ vị trí chỉ huy tiểu đoàn, 1 phát pháo hiệu vọt lên, lập tức khẩu đại liên của đồng chí Hùng và khẩu trung liên của đồng chí Mai Xuân Hồng – Đại đội 1 rung lên quật ngã tốp địch đi đầu. Tiếp đến cả trận địa đồng loạt bắn vào đội hình địch, chặn đầu, khóa đuôi và chính diện đối diện đều khép chặt quân địch. Bị tiến công bất ngờ, 2 mũi tiến quân của địch bị ùn lại, bám vào 2 bên đường 100, không để địch co cụm chống cự, Đại đội 4 hỏa lực sử dụng cối 81 ly bắn dập, chính xác vào đội hình quân địch. Bọn địch la hét khắp trận địa “Đụng chủ lực Việt cộng”, rồi chạy lui dần lên ngã ba Trùm Giao. Pháo địch ở các trận địa chung quanh bắn vào trận địa, máy bay trinh sát bắn rốc két chỉ điểm cho máy bay phản lực ném bom. Mặc cho phi pháo địch bắn phá, Đại đội trưởng Đại đội 1 Lại Nam Dương ra lệnh cho đại liên, trung liên bắn sát mặt đường 100 và đường cái mới, không cho địch rút chạy sang Bồ Bồ (Điện Tiến). Thời cơ vận động tiến công địch xuất hiện, tiểu đoàn phó Võ Xuân Lâm ra lệnh xung phong, lập tức các tổ chiến đấu của Đại đội 1, Đại đội 2 bật lên khỏi công sự, khắp trận địa vang lên tiếng xung phong và tiếng súng nổ. Trước sức tiến công mãnh liệt của ta, nhiều tên địch hoảng sợ bỏ súng đầu hàng, nhưng còn một số tên ngoan cố dùng đại liên bắn chặn, gây cho tổ chiến đấu của đồng chí Mai Xuân Hồng thương vong hai đồng chí, còn 1 mình đồng chí ôm khẩu trung liên bắn kiềm chế đại liên địch, và dùng lựu đạn diệt hỏa điểm của địch. Diệt được hỏa điểm thứ nhất, hỏa điểm thứ 2 xuất hiện, bắt đồng chí bị thương, các tổ xuất kích của đơn vị không tiến lên được, một lần nữa đồng chí Hồng dùng lựu đạn diệt hỏa điểm thứ hai, tạo điều kiện cho các tổ xông lên tiêu diệt quân địch ngoan cố chống cự, một số tên sống sót bỏ trận địa kéo chạy xuống Phong Thử. Khi trận đánh diễn ra, bọn xe bọc thép mới đến cầu Phong Thử thì dừng lại, không dám lên chi viện cho bộ binh.

   Diễn biến chiến đấu đến 16 giờ kết thúc, Tiểu đoàn bộ binh R20 làm chủ hoàn toàn trận địa, không quân và pháo binh địch vẫn còn phản kích, bắn phá đội hình tiểu đoàn. Các đại đội nhanh chóng thu chiến lợi phẩm và bắt tù binh, rồi tổ chức lui quân. Kết quả trận chiến đấu vận động phục kích của Tiểu đoàn bộ binh R20 đã đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn 2 – Trung đoàn 51 Ngụy, loại khỏi vòng chiến đấu 200 tên địch, bắt sống 25 tên, thu 180 súng các loại, 3 máy PRC 10. Đây là trận đánh đạt hiệu suất chiến đấu cao, đánh bại cánh quân chủ yếu của địch trong chiến dịch “Tám thơm ly thị” thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn, nổi bật nhất là tổ chiến đấu của Mai Xuân Hồng – Đại đội 1 đã diệt nhiều hỏa điểm của địch, diệt hàng chục tên, bắt 17 tên, thu 6 súng. Trận đánh còn thể hiện tinh thần đoàn kết hợp đồng chiến đấu giữa Tiểu đoàn với các lực lượng địa phương.

   Sau trận đánh, Đại đội 1 hành quân ra đứng chân ở Điện Tiến để chuẩn bị đánh Mỹ. Đại đội 2 và 3 hành quân xuống đứng chân ở Điện Phước, Điện Hòa đánh địch phản kích, bảo vệ dân thu hoạch mùa màng.

   Phát huy chiến thắng của trận vận động phục kích ở quán Kiểm Bền, ngày 14.09.1965, BCH Tiểu đoàn ra lệnh cho Đại đội 2 cơ động xuống đứng chân tại thôn Hạ Nông (Điện Phước) phối hợp cùng du kích đánh địch càn quét. Trước sức tiến công mạnh mẽ của Đại đội 2 và lực lượng địa phương, cánh quân địch ở hướng này phải co cụm về khu vực cầu Giáp Ba (Điện An), nắm chắc tình hình địch, BCH tiểu đoàn ra lệnh cho Đại đội 3 sử dụng lực lượng tập kích tiêu diệt bọn địch ở đây, loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục tên. Bị thất bại nặng nề, Mỹ - Ngụy phải điều Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 4 – Sư đoàn 2) đến tăng cường cho Trung đoàn 51 đã mất sức chiến đấu, nhưng cũng bị các lực lượng vũ trang địa phương chặn đánh quyết liệt, tiêu diệt nhiều sinh lực. Không chịu nổi với các trận tiến công của bộ đội địa phương và phong trào nhân dân du kích chiến tranh, cuối tháng 09.1965, Mỹ - Ngụy phải kết thúc chiến dịch “Tám thơm ly thị”.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM