fantomasft
Thành viên

Bài viết: 468
Con nhà lính... Tính nhà binh...
|
 |
« Trả lời #90 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2013, 02:26:43 pm » |
|
Sau khi kiện toàn, củng cố về tổ chức, biên chế, triển khai huấn luyện bổ sung, tiểu đoàn đã cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị, sẵn sàng lên đường nhận nhiệm vụ mới.
Ngày 13.12.1978, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng tổ chức buổi lễ xuất quân cho Tiểu đoàn bộ binh 1, ngay tại doanh trại của tiểu đoàn. Đến dự, ngoài các đồng chí trong Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, đại diện các Phòng – Ban thuộc Bộ chỉ huy, còn có đồng chí Trần Quang Hải – Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy tiền phương tỉnh, đại diện các cơ quan của tiền phương có: đồng chí Nguyễn Lưu (chính trị), Nguyễn Thanh Hồng (Hậu cần), đồng chí Nguyễn Thanh Ngũ (Tham mưu). Ngoài ra, đơn vị được đón đồng chí Phạm Đức Nam – Chủ tích UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, đồng chí Nguyễn Thị Thanh – Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, cùng lãnh đạo một số Ban, ngành đến dự. Phát biểu trong buổi lễ xuất quân, đồng chí Phạm Đức Nam căn dặn: Tiểu đoàn bộ binh 1 vinh dự được chọn đại diện cho quân và dân Quảng Nam – Đà Nẵng đi chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc và làm nghĩa vụ Quốc tế. Cấp ủy, chỉnh quyền và nhân dân trong tỉnh tin tưởng tiểu đoàn sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng với quê hương Quảng Nam – Đà Nẵng và Tiểu đoàn R20 Anh hùng.
Đúng 8 giờ sáng ngày 13.12.1978, toàn đơn vị xuất phát bằng xe cơ giới. Sau gần 2 ngày hành quân đến 15 giờ ngày 14.12, toàn tiểu đoàn đã có mặt ở vị trí tập kết Tây ngầm Ô đa đao, triển khai đội hình và tiến hành đào công sự, sẵn sàng chiến đấu.
Từ ngày 26 đến ngày 30.12.1978, Tiểu đoàn bộ binh 1 được giao nhiệm vụ chốt đường, tổ chức bám và truy quét địch trên các khu vực dọc theo trục đường 19, tạo điều kiện cho các lực lượng của Quân khu phát triển lên hướng Tây.
Ngày 28.12, trên hướng chủ yếu của Quân khu, Trung đoàn 31 thuộc Sư đoàn 309 được tăng cường 1 tiểu đoàn tăng – thiết giáp, 2 tiểu đoàn pháo 105 ly, 1 tiểu đoàn phòng không, 2 tiểu đoàn ô tô vận tải, 4 lần chiếc máy bay trực thăng làm nhiệm vụ thọc sâu trên hướng chủ yếu của chiến dịch, đánh chiếm thị xã Bô Keo và tiếp tục phát triển theo nhiệm vụ trên giao.
Sáng 28.12, Tiểu đoàn bộ binh 1 được lệnh vừa cơ động, vừa truy quét địch theo trục đường 19 lên bản Bông đến thị xã Bô Keo, thị trấn Von Sai (tỉnh Ra ta na ki ri), 18 giờ ngày 30.12 đơn vị đến đồi Đá, được lệnh dừng lại, triển khai đội hình đi chậm: Đại đội 1, Đại đội 2, tiểu đoàn bộ ở các khu vực Đông Nam đồi Đá 200 m, Đại đội 4 đứng chân ở đồi Đá.
|
|
|
Logged
|
Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
|
|
|
fantomasft
Thành viên

Bài viết: 468
Con nhà lính... Tính nhà binh...
|
 |
« Trả lời #91 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2013, 02:27:04 pm » |
|
Thời điểm này, các đơn vị phía trước của tiền phương Quân khu đã cơ động đến cầu Sê Rê Pốc, do cầu bị địch đánh sập, đội hình dừng lại chờ trung đoàn công binh sửa chữa và dùng phà đưa bộ đội qua sông, phát triển theo trục đường 19 đánh chiếm thị xã Stung treng. Tiểu đoàn bộ binh 1 tiếp tục tạm dừng ở khu vực đồi Đá.
Từ ngày 31.12.1978 đến ngày 5.1.1979 Bộ chỉ huy tiền phương tỉnh giao nhiệm vụ cho tiểu đoàn tiếp tục chốt đường, làm nhiệm vụ truy quét địch và tiến hành công tác dân vận, địch vận ở các Phum, bản quanh khu vực. Chỉ thị cho đơn vị thực hiện các điều quy định của Quân khu: Khi công tác trên đất Bạn, quân tình nguyện chỉ được hưởng không khí, nước, củi khô, chỉ được nhặt cây làm lán trại. Toàn tiểu đoàn tiến hành học tiếng Khơ me. Trước mắt, cử các đồng chí có trình độ học vấn, có năng khiếu học trước phục vụ cho chỉ huy, chỉ đạo và công tác dân, địch vận.
Ngày 6.1.1979, các Sư đoàn 307, 309 và các đơn vị khác của Quân khu đã vượt qua ngã ba đường 13, 19 phát triển theo hướng Stung-treng, Prết vi hia.
Tiểu đoàn rời đồi Đá, tiếp tục vừa cơ động, vừa truy quét địch theo đường 19 đến cầu Sê Rê Pốc.
Ngày 7.1.1979, bốn tỉnh Đông Bắc Campuchia: Ra ta na ki ri, Môn đô ki ri, Stung-treng, Prết vi hia do Quân khu 5 đảm nhiệm về cơ bản đã đuộc giải phóng, góp phần giải phóng hoàn toàn Campuchia. Chế độ diệt chủng của tập đoàn phản động Pôn - Pốt Iêng Xa - ry sụp đổ.
16 giờ chiều ngày 7.1.1979, Tiểu đoàn bộ binh 1 cơ động đến cầu Sê rê pốc, được lệnh dừng lại, chốt giữ bảo vệ cầu. Tiểu đoàn nhanh chóng triển khai đội hình, Đại đội 2 vượt qua cầu, cơ động về đứng chân ở bản Chê – rốp; Đại đội 1, Tiểu đoàn bộ, các trung đội thông tin, tiểu đội trinh sát đứng chân ở Tây cầu, Đại đội 3, Đại đội 4 ở lại phía Đông cầu, Tiền phương của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đứng trong khu vực tiểu đoàn bộ (đến ngày 30.1 về đứng chân ở ngã ba đường 13 – 19), tiểu đoàn bộ di chuyển lên bản Chê Rốp.
Sau cuộc tổng tiến công, nổi dậy của quân và dân Campuchia (ngày 7.1), dưới sự lãnh đạo của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam. Tuy chế độ Pôn Pốt sụp đổ, nhưng địch chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Trước sức mạnh của lực lượng ta, nhiều đơn vị địch được lệnh rút chạy để bảo toàn lực lượng, chuyển sang cách đánh du kích, nhỏ lẻ để từng bước tiêu hao lực lượng ta và Bạn. Khi được lệnh rút chạy, địch dùng thủ đoạn vừa tuyên truyền xuyên tạc bôi nhọ quân tình nguyện Việt Nam, vừa ép buộc nhân dân chạy theo chúng, thực hiện “vườn không, nhà trống” gây khó khăn cho công tác vận động quần chúng của bộ đội ta và bạn (Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Cam pu chia).
Sau ngày Cam pu chia được giải phóng, nhiệm vụ trên giao cho Tiểu đoàn bộ binh 1 là: tuần tra chốt giữ, bảo vệ được 19, tham gia truy quét tàn quân địch, tiến hành công tác dân vận, địch vận, bảo vệ thành quà cách mạng và cuộc sống của nhân dân Campuchia anh em.
|
|
|
Logged
|
Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
|
|
|
fantomasft
Thành viên

Bài viết: 468
Con nhà lính... Tính nhà binh...
|
 |
« Trả lời #92 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2013, 02:27:48 pm » |
|
Thấu suốt nhiệm vụ trên giao, trong hơn 2 tháng tiểu đoàn đã triển khai hàng trăm đợt truy quét địch, cấp đại đội, trung đội, tiểu đội tiêu diệt 3 tên và gọi hàng 50 tên, vận động hàng trăm dân ở các bản Si – ka – lung, Shi – ha – nuk, Sê rê pốc, Chê Rốp trở về bản cũ làm ăn, bảo đảm an toàn đường 19 (đoạn được phân công). Có được kết quả đó, là do tiểu đoàn đã biết kết hợp chặt chẽ giữa tuần tra, truy quét địch với tiến hành công tác dân vận, địch vận, thực hiện nghiêm các quy định của Quân khu, của Tiền phương Bộ chỉ huy khi công tác trên đất Bạn. Mặt khác, cấp ủy, chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ các đại đội, phân đội trực thuộc đã nỗ lực cố gắng, không ngại khó khăn, gian khổ, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ: Thể hiện như: Đại đội 2, sau hơn một tháng ở Chế Rốp mặc dù tích cực tuần tra truy quét nhưng chưa đánh được địch, tiểu đoàn trực tiếp giao nhiệm vụ cho đồng chí Mai Xuân Hựu – đại đội trưởng mở đợt truy quét với quyết tâm: không đánh được địch không về, sau đó, đại đội đã tiêu diệt được 3 tên thu 2 súng AK, 1 CKC. Đồng chí Én (Đại đội 1) tuần tra bảo vệ đường 19, phát hiện địch phục kích xe của cơ quan Tiền phương (không phải khu vực đơn vị quản lý) đồng chí bình tĩnh làm công tác sơ cứu thương binh, tự lái xe đưa thương binh về Stung – treng. Hành động của đồng chí Én được Quân khu và Tiền phương Bộ chỉ huy quân sự Quảng Nam – Đà Nẵng khen ngợi. Để có thể tiến hành công tác dân vận, địch vận có hiệu quả, các đồng chí Thắng, đồng chí Nam, đồng chí Biểu được giao nhiệm vụ học tiếng Khơ Me, sau đó hướng dẫn lại cho nhiều đồng chí khác, giúp Tiền phương Bộ chỉ huy và tiểu đoàn khai thác hàng binh địch. Sự nỗ lực, trong công tác vận động nhân dân còn thể hiện ở việc các Đại đội 1, 3, 4 không quản ngại khó khăn, cán bộ, chiến sĩ tích cực bám nắm dân ở ngoài rừng, động viên nhân dân về bản cũ làm ăn.
Tháng 03.1979, hầu hết các đơn vị chủ lực của Quân khu cơ động lên hướng Chép – Đầm Rây, Prết vi hia tiếp tục đánh địch tháo chạy. Quân khu quyết định tăng cường lực lượng bảo vệ các trục đường huyết mạch, các mục tiêu quan trọng ở Đông Bắc Cam pu chia, đồng thời làm nhiệm vụ giúp bạn lâu dài. Quân khu giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn 1 rút một số cán bộ từ tiểu đoàn đến tiểu đội và những chiến sĩ có thành tích chiến đấu về nước để đi học và tiếp tục xây dựng tiểu đoàn. Số còn lại đề nghị đề bạt, bổ nhiệm, tổ chức biên chế sắp xếp cơ bản đủ một tiểu đoàn để bàn giao cho Quân khu.
Vì vậy, trên cơ sở Tiểu đoàn bộ binh 1, Trung đoàn 280 được thành lập. Riêng đồng chí Phạm Xuân Quý – Chính trị viên tiểu đoàn được bổ nhiệm Phó chủ nhiệm, sau đó là Chủ nhiệm chính trị trung đoàn.
Ngày 15.04 đồng chí Lê Ngọc Bảy – Tiểu đoàn trưởng chỉ huy đội hình tiểu đoàn (số được giao nhiệm vụ) về lại Quảng Nam – Đà Nẵng.
|
|
|
Logged
|
Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
|
|
|
fantomasft
Thành viên

Bài viết: 468
Con nhà lính... Tính nhà binh...
|
 |
« Trả lời #93 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2013, 02:29:02 pm » |
|
2- Xây dựng, củng cố đơn vị vững mạnh. Sang Campuchia lần thứ hai, tham gia chiến dịch mùa khô năm 1984 – 1985:
* Củng cố, kiện toàn đơn vị, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu:
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở chiến trường Campuchia, mùa hè năm 1979, Tiểu đoàn bộ binh 1 về lại Tổ quốc, được Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng sát nhập vào Núi Thành (Lữ 173) được biên chế gồm: 3 đại đội bộ binh, 1 đại đội hỏa lực, trung đội thông tin, trung đội vận tải, tiểu đội trinh sát và bộ phận phục vụ. Tiểu đoàn tiếp tục đóng quân tại đơn vị 1 Quảng Trị (phường An Khê), đồng chí Lê Ngọc Bảy – Tiểu đoàn trưởng, (đồng chí Bảy đi học, đồng chí Phạm Ngọc Huân đi học, đồng chí Tảo về thay), đồng chí Vũ Văn Lượng – Chính trị viên (năm 1982 đồng chí Khổng Bá Độ về thay), đồng chí Trần Ngọc Thảo – Tiểu đoàn phó chỉ huy các đại đội được sắp xếp đủ theo biên chế.37 Quân số của tiểu đoàn 450 đồng chí.
____________________________
37. Đại đội 1: Trần Anh Dũng – Đại đội trưởng; Bùi Thế Na – Chính trị viên.
Đại đội 2: Phạm Quang Hiền – Đại đội trưởng; Bùi Hữ Tuột – Chính trị viên.
Đại đội 3: Nguyễn Văn Thắng – Đại đội trưởng; Trần Quang Hà – Chính trị viên.
Đại đội 4: Lê Xuân Sanh – Đại đội trưởng; Bùi Chí Loan – Chính trị viên.
|
|
|
Logged
|
Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
|
|
|
fantomasft
Thành viên

Bài viết: 468
Con nhà lính... Tính nhà binh...
|
 |
« Trả lời #94 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2013, 02:29:29 pm » |
|
Vừa về nước, tiểu đoàn bắt tay vào kiện toàn, củng cố lại tổ chức biên chế và thực hiện nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Thời gian đầu đơn vị gặp không ít khó khăn. Đội ngũ cán bộ, chiến sĩ cũ của tiểu đoàn phần lớn được bổ sung cho Trung đoàn 280, tiếp tục làm nhiệm vụ ở Campuchia. Số về nước, nhiều đồng chí được điều động đi học, cho xuất ngũ; Cán bộ các cấp (kể cả tiểu đoàn) thường xuyên thay đổi; Hầu hết chiến sĩ là quân nhân đào ngũ được thu gom. Cơ sở vật chất bảo đảm cho nhiệm vụ huấn luyện, ăn, ở sinh hoạt của bộ đội còn thiếu thốn, xuống cấp.
Tuy nhiên, được sữ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy – Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, trực tiếp là Lữ đoàn 173, tinh thần chủ động, sáng tạo, nỗ lực khắc phục khó khăn, của cán bộ, chiến sĩ, chỉ trong thời gian ngắn tình hình tiểu đoàn dần đi vào ổn định, chất lượng mọi mặt từng bước được nâng lên.
Từ năm 1980 đến cuối năm 1984 nhiệm vụ chủ yếu trên giao cho tiểu đoàn là: lấy giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng làm chủ yếu; lấy huấn luyện kỹ, chiến thuật từng cá nhân, tiểu đội, trung đội, đại đội, có tổng hợp tiểu đoàn, diễn tập bắn đạn hơi và thuốc nổ làm trọng tâm; lấy huấn luyện điều lệnh đội ngũ và điều lệnh nội vụ, kết hợp với sản xuất tự túc 3 tháng lương thực cho tiểu đoàn làm trọng điểm và yêu cầu: Tiểu đoàn phải tập trung nâng cao chất lượng huấn luyện, xây dựng đơn vị theo hướng chính quy, sẵn sàng chiến đấu cao. Phối hợp với các lực lượng liên quan, giữ vững an ninh – chính trị trên địa bàn.
Để hoàn thành nhiệm vụ, nghị quyết của Đảng ủy tiểu đoàn từng tháng tập trung lãnh đạo khắc phục những khâu yếu, mặt yếu, tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng các mặt công tác, nhất là các mặt công tác chủ yếu, quan trọng. Tiểu đoàn đã quyết định xây dựng Đại đội 2 làm điểm, Đại đội 1 là đơn vị đột phá, trên cơ sở đó xây dựng toàn tiểu đoàn vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu đơn vị điểm của Lữ đoàn 173.
Hằng năm trong công tác huấn luyện, tiểu đoàn luôn bám vào phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”. Tập trung huấn luyện, kỹ thuật bộ binh, binh khí, huấn luyện chiến thuật. Kết hợp huấn luyện theo chương trình quy định với huấn luyện bổ sung theo yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Đặc biệt tiểu đoàn chú trọng huấn luyện kết hợp với diễn tập. Tháng 12 năm 1979, tiểu đoàn tổ chức diễn tập: Tiểu đoàn bộ binh tiến công đánh địch đổ bộ đường biển ở xã Hòa Hải và xã Điện Dương (Điện Bàn) có bắn đạn thật và sử dụng thuốc nổ. Năm 1980, diễn tập tiểu đoàn bộ binh tiến công đánh địch đổ bộ đường không, ở thôn Bích Bắc và thôn Hà Đông (Điện Hòa – Điện Bàn).
|
|
|
Logged
|
Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
|
|
|
fantomasft
Thành viên

Bài viết: 468
Con nhà lính... Tính nhà binh...
|
 |
« Trả lời #95 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2013, 02:30:49 pm » |
|
Kết quả công tác huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu, suốt 4 năm tiểu đoàn luôn là đơn vị dẫn đầu của lực lượng vũ trang Quảng Nam – Đà Nẵng. Song song với nhiệm vụ huấn luyện, xây dựng đơn vị, xuất phát từ đặc điểm tình hình, nhiệm vụ trên giao. Tiểu đoàn coi trọng tiến hành công tác Đảng – công tác chính trị, kết hợp chặt chẽ giữa công tác tư tưởng và tổ chức, không ngừng giáo dục về bản chất truyền thống của quân đội, của đơn vị, quê hương, qua đó nâng cao nhận thức chính trị, ý thức cảnh giác, tình cảm, trách nhiệm, cho cán bộ, chiến sĩ, đặc biệt là chiến sĩ mới thu gom, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Công tác hậu cần, kỹ thuật được triển khai tích cực. Tiểu đoàn thường xuyên phát động phong trào tăng gia sản xuất, chăn nuôi quanh bếp, quanh vườn, đồng thời tổ chức lực lượng tích cực lao động mở rộng khu sản xuất của đơn vị ở Phước Hà (Tiên Phước – Quảng Nam) đến cuối năm 1984 khu sản xuất có 20 ha trồng lúa nước, đậu phụng, ngô, khoai lang.v.v… đàn bò trên 50 con, đàn heo 100 con. Về cơ bản đơn vị tự bảo đảm lương thực được 3 tháng lương thực theo quy định của trên, góp phần giảm bớt khó khăn cho quân đội.
|
|
|
Logged
|
Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
|
|
|
fantomasft
Thành viên

Bài viết: 468
Con nhà lính... Tính nhà binh...
|
 |
« Trả lời #96 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2013, 09:12:08 am » |
|
* Tham gia chiến dịch mùa khô 1984 – 1985 trên chiến trường Cam pu chia:
Bước vào mùa khô năm 1984 – 1985, Đảng – Nhà nước Cộng hòa nhân dân Campuchia chủ trương: Mở chiến dịch trên toàn lãnh thổ, phối hợp với quân tình nguyện Việt Nam tiến công quét sạch toàn bộ các căn cứ địch trên tuyến biên giới. Đồng thời huy động sức mạnh tổng hợp của nhân dân, của lực lượng vũ trang xây dựng tuyến phòng thủ biên giới, làm cơ sở để bảo vệ chủ quyền đất nước, chống lại mọi kẻ thù từ bên ngoài xâm nhập.
Trước tình hình trên, để tăng cường lực lượng tham gia chiến dịch, hoàn thành các mục tiêu đảm nhiệm. Quân khu 5 giao nhiệm vụ cho Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh, nhanh chóng chọn các đơn vị thuộc quyền có bề dày thành tích trong chiến đấu tham gia làm nghĩa vụ Quốc tế.
Chấp hành chỉ thị của Quân khu; Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng quyết định chọn Tiểu đoàn bộ binh 1 (Lữ 173).
Theo quyết định điều động, tháng 06.1984 Tiểu đoàn 96 (BCHQS tỉnh Phú Khánh), Tiểu đoàn 50 (BCHQS tỉnh Nghĩa Bình), Tiểu đoàn bộ binh 1 (BCHQS tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng) được biên chế vào Trung đoàn 3 (Sư đoàn 859). Tuy nhiên, quá trình củng cố tổ chức biên chế, các tỉnh phải chịu trách nhiệm xây dựng về mọi mặt.
Như vậy, sau 5 năm (1979 – 1984) từ chiến trường Campuchia về nước làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, lần thứ hai Tiểu đoàn 1 anh hùng được chọn sang Campuchia làm nghĩa vụ quốc tế.
|
|
|
Logged
|
Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
|
|
|
fantomasft
Thành viên

Bài viết: 468
Con nhà lính... Tính nhà binh...
|
 |
« Trả lời #97 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2013, 09:12:58 am » |
|
Biên chế, tổ chức của Tiểu đoàn thời gian này gồm: Tiểu đoàn bộ, 3 đại đội (1, 2 và 4), trung đội thông tin, tiểu đội trinh sát, trung đội vận tải. Quân số tiểu đoàn 370 đồng chí; Đảng bộ có 4 chi bộ gồm: 30 đảng viên, tỉ lệ lãnh đạo 8,7%; Đảng ủy tiểu đoàn 7 đồng chí.
Ban chỉ huy tiểu đoàn có đồng chí Phạm Ngọc Huân – tiểu đoàn trưởng, Khổng Bá Độ - phó tiểu đoàn trưởng về chính trị, Nguyễn Hạnh Kiểm – phó tiểu đoàn trưởng quân sự. Các đại đội được sắp xếp đủ theo biên chế. (38)
Nhận nhiệm vụ lần này, so với trước tiểu đoàn có những thuận lợi: Cán bộ, chiến sĩ đã được huấn luyện tương đối cơ bản các hình thức chiến thuật, kỹ thuật… Một số cán bộ đã có kinh nghiệm chiến đấu ở chiến trường Campuchia. Tuy vậy, đơn vị cũng gặp nhiều khó khăn, một số cán bộ, chiến sĩ chưa thật sự an tâm tư tưởng, chưa sẵn sàng nhận nhiệm vụ, hiện tượng thiếu ý thức kỷ luật như: phát ngôn thiếu xây dựng, tự động bỏ về nhà, bỏ sinh hoạt diễn ra nhiều… Điều đáng lo ngại là một số cán bộ (có cả cán bộ tiểu đoàn) chưa gương mẫu trong công tác sinh hoạt. Trong khi đó đồng chí tiểu đoàn trưởng và một số trợ lý đi chuẩn bị chiến trường ở Campuchia. Hạn chế có tính chất phổ biến của chiến sĩ đơn vị là ngại gian khổ, hy sinh.
_______________________
38. Đại đội 1: Nguyễn Thành Công – Đại đội trưởng; Thái Bá Tiến – Phó đại đội trưởng chính trị; Hồ Công Tuấn – Phó đại đội trưởng quân sự.
Đại đội 2: Phạm Thanh Ba – Đại đội trưởng; Nguyễn Văn Hạnh – Phó đại đội trưởng chính trị; Phan Quang Trung – Phó đại đội trưởng quân sự.
Đại đội 4 (Hỏa lực): Phạm Thành Trung – Đại đội trưởng; Lê Thanh Tâm – Phó đại đội trưởng chính trị; Vũ Thanh Tâm – Phó đại đội trưởng quân sự.
|
|
|
Logged
|
Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
|
|
|
fantomasft
Thành viên

Bài viết: 468
Con nhà lính... Tính nhà binh...
|
 |
« Trả lời #98 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2013, 09:13:23 am » |
|
Trước tình hình trên, Thường vụ Đảng ủy – Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Lữ 173 phối hợp với Trung đoàn 3 (F859) tập trung chỉ đạo công tác giáo dục chính trị, phát huy dân chủ, đồng thời đích thân các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy của tỉnh, của Lữ đoàn trực tiếp xuống cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với đơn vị, qua đó tìm hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ, để có biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Sau khi nghiên cứu kỹ tình hình đơn vị, trên đã quyết định điều động đồng chí Lê Văn Thắng về giữ chức tiểu đoàn trưởng (thay đồng chí Phạm Ngọc Huân đang đi chuẩn bị chiến trường. Sau đó đồng chí Huân được điều về làm trợ lý tác chiến Trung đoàn 3); đồng chí Lương Mai Công – thượng úy về thay đồng chí Khổng Bá Độ, giữ chức tiểu đoàn phó chính trị. Đồng thời cử tổ phái viên của Bộ chỉ huy gồm 4 đồng chí: đồng chí Trần Phước Hà (phái viên quân sự), Hoàng Kiến Minh (phái viên chính trị), Trương Văn Hảo (phái viên hậu cần), Lương Văn Duyên (phái viên kỹ thuật).
Theo chỉ thị của Quân khu, đúng 4 giờ sáng ngày 20.12.1984, trong đội hình Trung đoàn 3 (Sư đoàn 859) tiểu đoàn hành quân đi Campuchia.
Đội hình hành quân bằng xe cơ giới, theo thứ tự: Tiểu đoàn bộ binh 1 trước, tiếp đến là Trung đoàn bộ, Tiểu đoàn 50 và đi cuối cùng là Tiểu đoàn 96.
18 giờ ngày 20.12, Trung đoàn 3 vượt ngầm Ô đa đao (đi đầu vẫn là Tiểu đoàn bộ binh 1) đội hình nghỉ đêm tại Trạm 5.
18 giờ ngày 21.12, tiểu đoàn hành quân đến ngã Ba (đường 13 – 19) đơn vị tạm dừng và triển khai đội hình cách Nam ngã Ba đường (hướng đi Kra chê) 300 m để nghỉ lại.
7 giờ sáng ngày 22.12, tiểu đoàn được lệnh hành quân bộ theo dudwonwgf 13 đi Stung Treng; Tối cùng ngày đến Tha La và triển khai ngủ qua đêm.
8 giờ sáng ngày 23.12, Tiểu đoàn tiếp tục hành quan bằng xe cơ giới của Quân khu đi Prết vi hia; 17 giờ đơn vị có mặt tại Tà Ben.
Sáng ngày 24.12, Tiểu đoàn bộ binh 1 được phối thuộc cho Sư đoàn 307 và nhận lệnh cơ động về núi Cụt, sẵn sàng chi viện cho Trung đoàn 95 (Sư đoàn 307). 14 giờ chiều ngày 24.12, toàn tiểu đoàn đến Đông núi Cụt 3 km (Đông Nam 547), sư đoàn ra lệnh tạm dừng, triển khai đào công sự, sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
|
|
|
Logged
|
Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
|
|
|
fantomasft
Thành viên

Bài viết: 468
Con nhà lính... Tính nhà binh...
|
 |
« Trả lời #99 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2013, 09:13:53 am » |
|
Đầu năm 1985, chiến dịch mùa khô 1984 – 1985, trên toàn chiến trường, bước vào giai đoạn khốc liệt. Ở mặt trận 579, các Sư đoàn 307, 315, Sư đoàn 2, Tiểu đoàn đặc công 409 đã đồng loạt tiến công đánh chiếm các căn cứ của địch dọc theo biên giới Campuchia từ giáp tỉnh Xiêm – Riệp đến Ba Biên. Trong thời gian này Tiểu đoàn 1 được giao nhiệm vụ cơ động về đứng gần đông điểm cao 547, chốt chặn, ngăn không cho địch tháo chạy từ biên giới vào nội địa, đồng thời Tiểu đoàn sẵn sàng nhận nhiệm vụ chi viện cho các hướng. Cuối tháng 2/1985, Tiểu đoàn được giao nhiệm vụ về lại đội hình Trung đoàn 3 đứng chân tại khu vực Trung đoàn 29 (Sư đoàn 307), có nhiệm vụ thay thế Tiểu đoàn 96 (Trung đoàn 3) chốt chặn địch theo trục đường 30, ngăn chặn không cho địch vận chuyển vũ khí, trang bị từ đất Thái Lan vào sâu trong nội địa Cam pu chia; kiên quyết chia cắt địch từ trong nội địa (các căn cứ lõm) với hậu phương của chúng trên đất Thái Lan. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, tiểu đoàn vừa triển khai huấn luyện bổ sung cho đơn vị, đồng thời tổ chức lực lượng cùng Trung đoàn 95 (Sư đoàn 307) đi trinh sát chuẩn bị tham gia chiến dịch K3. Cuối tháng 3.1985, trong chiến dịch K3, tiểu đoàn được giao nhiệm vụ phối thuộc với Sư đoàn 307, cùng với Trung đoàn 95 hợp vây diệt địch tại các khu vực Tây, Tây Nam các điểm cao 547, 288… thu được một số vũ khí trang bị của địch. Với những thành tích đạt được trong chiến dịch mùa khô 1984 – 1985, tiểu đoàn vinh dự được Bộ tư lệnh Quân khu 5 tặng cờ “Đánh nhanh diệt gọn” hậu cứ quân địch. Bộ quốc phòng nước Cộng hòa nhân dân Campuchia tặng cờ “Liên sinh đoàn kết chiến đấu và chiến thắng, hoàn thành nhiệm vụ quốc tế cao cả”. Tháng 05.1985 đơn vị theo Binh đoàn 52 về lại Tổ quốc. * * *
|
|
|
Logged
|
Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
|
|
|
|