fantomasft
Thành viên

Bài viết: 468
Con nhà lính... Tính nhà binh...
|
 |
« Trả lời #60 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2013, 01:09:11 pm » |
|
Mặc dù gặp khó khăn, nhưng với quyết tâm đánh bại âm mưu, thủ đoạn của Mỹ - Ngụy, quân và dân Quảng Đà tập trung lực lượng tham gia chiến dịch Xuân Kỷ Dậu. Chiến dịch mở màn đêm 22.02.1969, phối hợp với các đơn vị, địa phương, Tiểu đoàn bộ binh R20 sử dụng lực lượng tiến công tiêu diệt cứ điểm Bình Kỳ (Hòa Quý) và cứ điểm Cai Lanh nằm giữa xã Hòa Quý (Hòa Vang) và xã Điện Ngọc (Điện Bàn). Sau chiến dịch, tiểu đoàn phân tán từng đại đội, trung đội về trụ bám, quần lộn đánh địch, chủ yếu là bọn lính địa phương quân, Mỹ C.A.P ở Gò Nổi, vùng B Đại Lộc, khu Tây – Duy Xuyên, sau đó vào đứng chân ở Bình Hòa (Thăng Bình), Quế Phú, Quế Xuân (Quế Sơn) để củng cố, đồng thời tham gia đánh địch càn quét. Nổi bật nhất là trận tập kích diệt gọn 1 trung đội nghĩa quân ở Mộc Bài (Quế Phú) thu 2 súng M79, 5 AK 15, bộ phận hậu cần tiểu đoàn thu mua được 300 kg lương thực.
Phát hiện tiểu đoàn và các đơn vị khác (Tiểu đoàn đặc công 489, Biệt động Lê Độ) đứng chân tại đây, địch sử dụng Tiểu đoàn 21 (Liên đoàn 11 Biệt động quân) và 1 Chi đoàn xe bọc thép M113 càn quét, đánh phá khu vực trú quân. Mặc dù quân số tiểu đoàn lúc này chỉ còn 70 cán bộ, chiến sĩ, nhưng vẫn giữ vững quyết tâm chiến đấu, đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn Biệt động quân, bắn cháy 2 xe, bắn rơi 1 máy bay phản lực. Bị thất bại, ngày hôm sau địch huy động 3 tiểu đoàn cả Mỹ và Ngụy đánh vào khu vực Bình Hòa, nhưng tiểu đoàn đã cơ động ra Quế Phú, Quế Xuân tiếp tục quầng lộn chiến đấu, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, góp phần đánh bại một bước các kế hoạch bình định của địch, giữ vững thế tiến công của quân và dân ta, góp phần thúc đẩy cuộc đàm phán ở Paris được tiến hành.
Sau thời gian cơ động đánh địch ở Thăng Bình, Quế Sơn, tiểu đoàn hành quân ra đứng chân ở vùng cát Điện Bàn. Tình hình địch ở đây, lúc này cũng hết sức căng thẳng, các đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ và Nam Triều Tiên ngày đêm lùng sục, đánh phá ác liệt các thôn xóm, địa hình các thôn xóm nằm sát ven biển hết sức trống trải và cát trắng, khó làm công sự, hầm trú ẩn, nhưng với quyết tâm trụ bám làm chủ địa bàn, đơn vị phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, địa phương chiến đấu bảo vệ làng xã, có thời gian tiểu đoàn phải nằm dưới hầm bí mật 1 tuần.
Đầu tháng 09.1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, người Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang qua đời, quân và dân cả nước, trong đó có cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn bộ binh R20, vô cùng đau đớn, thương tiếc. Để tưởng nhớ đến Bác Hồ, Đảng ủy – BCH tiểu đoàn tổ chức truy điệu, phát động thi đua quyết tâm biến đau thương thành hành động cách mạng. Sau những ngày buồn đau, nuối tiếc, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn ra quân chiến đấu, từ nơi trú quân tiểu đoàn sử dụng 2 đại đội do đồng chí Dương Văn Chín chỉ huy, chia làm 3 mũi, thọc sâu xuống Điện Ngọc, tiến công cứ điểm Cồn Khe bằng kỹ, chiến thuật đặc công, đánh thiệt hại nặng 2 đại đội lính thủy đánh bộ Mỹ, đánh sập 10 lô cốt, phá hủy 4 pháo 105 ly, 10 xe quân sự, 1 kho đạn dược. Thắng lợi của trận đánh không chỉ thể hiện quyết tâm chiến đấu của tiểu đoàn mà còn tạo điều kiện cho phong trào nhân dân du kích chiến tranh ở đây phát triển.
Tháng 12.1969, nhân dịp lễ Nô – en, BCH Tiểu đoàn sử dụng lực lượng trinh sát cải trang thành dân thường cùng chị em phụ nữ chủ yếu là cơ sở cách mạng xã Hòa Xuân tổ chức vào thăm, tặng hoa cho bọn lính Mỹ ở đồn Cồn Dầu, lợi dụng cuộc thăm viếng này, bộ phận trinh sát bị mật điều tra, vẽ sơ đồ câu trúc phòng ngự của quân Mỹ, làm cơ sở cho tiểu đoàn xây dựng kế hoạch, quyết tâm chiến đấu. Đêm 28.12.1969, BCH Tiểu đoàn sử dụng cán bộ, chiến sĩ chia làm 2 mũi, vận dụng cách đánh đặc công bí mật khắc phục vật cản, mở cửa, đưa đội hinh chiến đấu luồn sâu vào bên trong, áp sát các mục tiêu, bất ngờ nổ súng, tiêu diệt 1 đại đội Mỹ, loại khỏi vòng chiến đầu gần 100 tên Mỹ, đánh sập 6 lô cốt, 4 nhà lính. Một bộ phận của đại đội 1 do đồng chí Công – Đại đội trưởng, chỉ huy sau khi đánh chiếm trận địa pháo 105 ly, phá hủy 4 khẩu pháo, rồi chốt lại giữa trận địa để sẵn sàng đánh địch phản kích. Rạng sáng hôm sau, quân Mỹ huy động lực lượng đến bao vây, tiến công. Dựa vào lô cốt, công sự trận địa pháo của địch, các đồng chí chiến đấu kiên cường, đánh lui nhiều đợt xung phong của địch, diệt hàng chục tên, diễn biến chiến đấu giữa đồn địch và nằm sâu trong vùng chúng kiểm soát, nên các đồng chí đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và hy sinh anh dũng, nêu một tấm gương sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.
|
|
|
Logged
|
Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
|
|
|
fantomasft
Thành viên

Bài viết: 468
Con nhà lính... Tính nhà binh...
|
 |
« Trả lời #61 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2013, 11:18:44 am » |
|
Bước vào năm 1970, cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân và dân ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thử thách. Trên chiến trường Quảng Đà, quân Mỹ và chư hầu bắt đầu rút vào phòng ngự và rút dần về nước, nhưng quy mô, cường độ đánh phá ngày càng ác liệt, mang tính chất hủy diệt. Mỹ - Ngụy tăng cường hỏa lực: B52, F4, F105, C130, trực thăng vũ trang, pháo hạm, pháo 155, 175 ly liên tục đánh phá suốt ngày lẫn đêm ở các vùng hậu cứ của mặt trận ở Hòn Tàu, khu Tây Duy Xuyên, vùng B Đại Lộc, Trung Mang, Phú Túc (Hòa Vang). Sử dụng biệt kích, lực lượng hỗn hợp Mỹ - Ngụy (C.A.P) càn quét, đánh phá hành lang, bịt chặt các cửa khẩu của ta từ căn cứ xuống đồng bằng, từ nông thôn vào thành phố, đô thị và ngược lại. Lực lượng kìm kẹp sử dụng nhiều thủ đoạn phát xít để kiểm soát dân, ngăn chặn các nguồn đóng góp của nhân dân cho kháng chiến. Âm mưu, thủ đoạn của Mỹ - Ngụy gây cho quân và dân nhiều khó khăn, tổn thất. Diễn biến tình hình kéo dài đến những năm tiếp theo, Tiểu đoàn bộ binh R20 và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang của Mặt trận phải liên tục cơ động khắp các địa bàn, vừa đẩy mạnh tác chiến tiêu diệt địch, vừa phòng tránh để bảo tồn lực lượng. Không chỉ khó khăn trong hành quân, trú quân, đánh địch mà trong bảo đảm lương thực, thực phẩm, thuốc men, đạn dược cũng thiếu hụt nghiêm trọng, lúc này các cơ quan dân, chính, đảng, đơn vị lực lượng vũ trang ở vùng căn cứ đều phải chịu cảnh: đói, đau, đạn, địch. Tiểu đoàn bộ binh R20 có lúc 10 ngày liên tục không có gạo, muối để ăn, phải ăn rau rừng, trái cây, ốc đá để sống. Khó khăn, gian khổ là vậy, nhưng không một ai giảm sút ý chí chiến đấu, kêu ca, phàn nàn.
Tuy nhiên, khó khăn, gian khổ do kẻ thù gây ra không thể làm lung lay ý chí cách mạng, ý thức kỷ luật, đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân của cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn. Đảng ủy – BCH tiểu đoàn đề ra các chủ trương, biện pháp để lãnh đạo, chỉ đạo, động viên cán bộ, chiến sĩ phải đoàn kết chặt chẽ, xác định quyết tâm khắc phục khó khăn, trở ngại, tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, phấn đấu thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của lãnh đạo, chỉ huy cấp trên giao phó.
Với truyền thống đoàn kết, chiến đấu kiên cường và chủ trương đúng đắn, kịp thời, cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn vừa bố trí trận địa, lực lượng phòng tránh, đánh địch tập kích hỏa lực đường không, đường bộ, phối hợp với các đơn vị bạn chiến đấu với các đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ ở Hòn Tàu, vùng B Đại Lộc, đồng thời sử dụng lực lượng, vũ khí, trang bị mở đường từ hậu cứ xuống đồng bằng nhận lĩnh lương thực, thu mua thực phẩm, thuốc men điều trị thương, bệnh binh. Coi đây là một nhiệm vụ chiến đấu quan trọng, thực tế, có lúc cũng diễn ra ác liệt, khi đi thì an toàn, đến khi về thì gặp địch phục kích hoặc bom pháo tọa độ gây thương vong, nhiều đồng chí hy sinh, bị thương. Những lúc khó khăn, tưởng chừng như khó vượt qua, nhưng tinh thần đoàn kết cán bộ với chiến sĩ, đồng chí, đồng đội càng gắn bó nhau hơn. Trong một trận chiến đấu với bọn biệt kích Mỹ đột nhập vào nhà nuôi quân, anh em đơn vị đã rút ra rừng, nhưng còn để sót một cái nồi nấu cơm duy nhất của đơn vị, đồng chí Hồ Thị Thu Ba nuôi quân quay lại lấy cho được cái nồi, vừa thoát ra khỏi nhà thì bọn Mỹ ập đến phát hiện và bắn theo, khi được các đồng chí trong đơn vị hỏi sao liều như thế, đồng chí trả lời: Anh em chiến đấu bị thương mà còn mang súng về được, mình phục vụ chỉ có một cái nồi mà bỏ, thì làm sao hoàn thành nhiệm vụ của Đảng giao.
|
|
|
Logged
|
Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
|
|
|
fantomasft
Thành viên

Bài viết: 468
Con nhà lính... Tính nhà binh...
|
 |
« Trả lời #62 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2013, 11:19:05 am » |
|
Sau thời gian cơ động, trú quân ở căn cứ miền núi và vùng giáp ranh, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn bộ binh R20 nhận nhiệm vụ cơ động xuống đứng chân ở Điện Bàn, phối hợp với các lực lượng địa phương, vận dụng linh hoạt phương thức hoạt động phân tán, cơ động thọc sâu, đánh nhanh, diệt gọn, tiêu hao, tiêu diệt quân địch càn quét, đánh bại chiến thuật phân đội nhỏ của Mỹ - Ngụy (C.A.P), tạo thế làm chủ địa bàn, chuẩn bị cho các đợt hoạt động, chiến đấu quy mô lớn hơn. Tháng 07.1970, được sự giúp đỡ, nuôi dưỡng của cán bộ và nhân dân các xã Điện An, Điện Thắng (Điện Bàn) và Hòa Phước (Hòa Vang). BCH Tiểu đoàn sử dụng 1 tiểu đội trinh sát (8 đồng chí) trong đó có 2 xạ thủ B40 của Đại đội 1 và Đại đội 3 do đồng chí Lê Ngọc Bảy – trung đội trưởng chỉ huy, trang bị 2 B40 và AK, lựu đạn, được cấp ủy, du kích và nhân dân Hòa Phước giúp đỡ, các đồng chí bí mật cơ động đến thôn Tân Hạnh để điều tra, nghiên cứu căn cứ sở chỉ huy Trung đoàn 51 Ngụy tại đây. Đêm 21.07, tiểu đội vận dụn kỹ, chiến thuật đặc công bí mật tiếp cận khắc phục 5 lớp rào, vô hiệu hóa các loại mìn.
Đến 23:00, phân đội trinh sát đã khắc phục 3 lớp rào, thì bất ngờ địch trong căn cứ báo động, dùng đại liên và pháo cối bắn chung quanh rào, đây là thủ đoạn canh gác, phòng ngự ban đêm của địch, nên các đồng chí vẫn bình tĩnh giữ bí mật để chờ địch sơ hở thì tiếp tục khắc phục hàng rào cuối cùng, rồi thực hành kỹ thuật luồn sâu, áp sát các mục tiêu đến 02 giờ rạng sáng ngày 22.07, bọn lính gác phát hiện tổ xung kích của đồng chí Lê Ngọc Bảy và Nguyễn Thanh Chiến, tên lính gác vừa la lên thì lập tức đồng chí Bảy nổ súng diệt ngay, làm hiệu lệnh cho trận đánh, địch sử dụng đại liên bắn chặn, nhưng tổ mũi nhọn đã lao thẳng vào trung tâm, diệt hỏa điểm của địch, tạo điều kiện cho tổ thọc sâu (Cấp, Khuy, Dũng) xung phong vào dùng AK, thủ pháo diệt các mục tiêu, trận đánh diễn ra quyết liệt, nhưng với lối đánh nở hoa trong lòng địch và tinh thần dũng cảm, 8 đồng chí lần lượt diệt các mục tiêu còn lại, làm chủ trận địa, thu chiến lợi phẩm, bí mật rút lui an toàn.
Kết quả sau 01 giờ nổ súng chiến đấu, tiểu đội trinh sát Tiểu đoàn bộ binh R20 đã đánh thiệt hại 1 đại đội lính bảo vệ căn cứ chỉ huy của Trung đoàn 51 Ngụy, thu 15 súng, AK15, 2 M79, 3 máy PRC25, 1 súng ngắn, phá hủy 1 kho đạn 105 ly, 1 nhà máy điện, đơn vị không có đồng chí nào thương vong. Trận tập kích căn cứ Miếu Bông tuy nhỏ, nhưng có ý nghĩa rất lớn đối với Tiểu đoàn. Đơn vị sử dụng lực lượng ít, nhưng đã tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, thu nhiều vũ khí, mà không bị thương vong. Trận đánh thể hiện quyết tâm cao của cán bộ, chiến sĩ trinh sát, chấp hành nghiêm mệnh lệnh cấp trên, bí mật cơ động vượt qua chặng đường gần 10 km và hệ thống phòng ngự của địch, để tiến công mục tiêu nằm sâu trong vùng địch kiểm soát. Tiểu đội trinh sát và đồng chí Lê Ngọc Bảy được tặng Huân chương chiến công hạng hai và được bổ nhiệm là Đại đội trưởng, 5 đồng chí được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng ba.
|
|
|
Logged
|
Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
|
|
|
fantomasft
Thành viên

Bài viết: 468
Con nhà lính... Tính nhà binh...
|
 |
« Trả lời #63 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2013, 11:19:30 am » |
|
Kết quả trận đánh còn tác động mạnh mẽ đến tinh thần cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn. Sau trận đánh, đơn vị tiếp tục phân tán, cơ động, phối hợp với bộ đội, du kích Điện Bàn trụ bám, đánh địch càn quét và tập kích địch ở thị trấn Vĩnh Điện – chi khu quận lỵ Điện Bàn.
Vận dụng linh hoạt các phương thức hoạt động, hình thức chiến thuật, cách đánh, tiểu đoàn đã lập được nhiều thành tích cùng các đơn vị , địa phương đánh bại các cuộc càn quét, lấn chiếm của địch, giữ vững thế làm chủ địa bàn, nhưng trong điều kiện khó khăn, ác liệt, tiểu đoàn chưa thể vươn lên, phát triển mạnh mẽ như trước được, quân số thiếu hụt, do chiến đấu hy sinh, bị thương, và cấp trên điều động đi học hoặc tăng cường cho các đơn vị khác. Lãnh đạo, chỉ huy tiểu đoàn thường xuyên thay đổi.
Cuối năm 1970, sau khi đồng chí Nguyễn Thanh Chiến được điều động về Quận 3 – Đà Nẵng, Bộ tư lệnh Mặt trận bổ nhiệm đồng chí Lê Văn Bảy (quê xã Đại Cường, huyện Đại Lộc) làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Huỳnh Thanh Ba thay đồng chí Nguyễn Văn Thông làm chính trị viên tiểu đoàn.
Trước tình hình khó khăn về quân số, trang bị, Đảng ủy – Bộ tư lệnh Mặt trận chỉ đạo các cơ quan thuộc quyền điều động lực lượng, vũ khí, đạn dược bổ sung cho Tiểu đoàn, quân số bổ sung lúc này chủ yếu là con em nhân dân các tỉnh ở miền Bắc vào chiến đấu trên chiến trường miền Nam.
Để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo củng cố đơn vị, Đảng ủy – BCH Tiểu đoàn đề ra nghị quyết, kế hoạch quyết tâm khắc phục khó khăn, giữ vững và phát huy mạnh mẽ truyền thống tiểu đoàn, ra sức kiện toàn tổ chức, tiến hành sinh hoạt, học tập, đánh giá thắng lợi của cách mạng, xác định nhiệm vụ đơn vị trước những diễn biến của cuộc kháng chiến. Tăng cường nâng cao chất lượng lãnh đạo của tổ chức Đảng, xây dựng tổ chức Đoàn tiên tiến (Liên chi đoàn, chi đoàn), đoàn viên tiên tiến, chọn lựa đoàn viên thanh niên, ưu tú để giáo dục, bồi dưỡng, kết nạp vào Đảng, lớp đảng viên Hồ Chí Minh. Với nỗ lực phi thường của cán bộ, chiến sĩ, nên trong một thời gian ngắn, tình hình tư tưởng, tổ chức, trình độ chiến đấu được nâng lên một bước, khí thế đơn vị sôi nổi, phấn khởi, cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng nhận nhiệm vụ ra quân đánh giặc.
|
|
|
Logged
|
Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
|
|
|
fantomasft
Thành viên

Bài viết: 468
Con nhà lính... Tính nhà binh...
|
 |
« Trả lời #64 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2013, 11:19:54 am » |
|
Sự chuyển biến về tư tưởng, tổ chức và trình độ chiến đấu của Tiểu đoàn bộ binh R20 cũng như các đơn vị, địa phương khác trên chiến trường Quảng Đà đã tạo điều kiện cho quân và dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đánh bại một bước kế hoạch càn quét, bình định của địch, góp phần làm cho “Việt Nam hóa chiến tranh” dẫm chân tại chỗ. Đứng trước nguy cơ phá sản, Mỹ - Ngụy tập trung lực lượng, phương tiện chiến tranh nhằm tiếp tục thúc đẩy Việt Nam hóa chiến tranh phát triển, ổn định tình hình miền Nam, mở rộng chiến tranh xâm lược sang Cam pu chia, tiếp đến tháng 3.1971, Mỹ - Ngụy huy động 35.000 quân và sử dụng tối đa các loại hỏa lực mở cuộc hành quân “Lam Sơn 719” đánh vào đường 9 Nam Lào, nhằm cắt đứt tuyến đường vận chuyển chiến lược Hồ Chí Minh, đánh phá cơ sở hậu cần, kỹ thuật của ta, đồng thời thực nghiệm khả năng chiến đấu của quân Ngụy trong thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh”, nhưng sau 43 ngày đêm (từ 31.01 đến 23.03.1971) cuộc hành quân bị thất bại hoàn toàn, hơn 50% quân số bị diệt và bị bắt, số còn lại tháo chạy tán loạn về Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng. Các bệnh viện ở Đà Nẵng đầy ắp lính chết và bị thương, làm cho binh lính Ngụy hoang mang, lo sợ, đào rã ngũ diễn ra hàng loạt, Hoàng Xuân Lãm – Tư lệnh vùng I chiến thuật bị cách chức, Ngụy quyền Sài Gòn đưa Ngô Quang Trưởng – Trung tướng ra làm Tư lệnh Quân đoàn I Ngụy. Nắm chắc diễn biến tình hình, chấp hành mệnh lệnh của Quân khu và chủ trương của Đặc khu ủy, BTL Mặt trận Quảng Đà, quân và dân Quảng Đà tập trung lực lượng mở đợt hoạt động Xuân 1971, tiến công tiêu diệt trên 30 mục tiêu nằm quanh căn cứ Đà Nẵng – Hội An và các chi khu quận lỵ. Bước vào đợt hoạt động Hè 1971, các lực lượng vũ trang Mặt trận Quảng Đà sử dụng lực lượng do đồng chí Lư Giang – Tư lệnh Mặt trận, đồng chí Bùi Dư, chính ủy mặt trận chỉ huy lần lượt tiến công tiêu diệt chi khu quận lỵ Đức Dục, khu Kỹ nghệ An Hòa, đập tan hệ thống phòng ngự của địch, loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn tên, hỗ trợ cho hơn 1 vạn dân ở đây nổi dậy trở về làng cũ. Tiểu đoàn bộ binh R20 lúc này vẫn đứng chân hoạt động ở Điện Bàn, phối hợp với chiến trường chung, đêm ngày 10.04.1971, tiểu đoàn sử dụng Đại đội bộ binh 3, do đồng chí Lê Ngọc Bảy chỉ huy tiên công tiêu diệt cứ điểm Thái Lai nằm trên thôn Giáng La xã Điện Thọ (huyện Điện Bàn), tiêu diệt 1 đại đội thuộc Trung đoàn 51 chủ lực Ngụy. Cuối tháng 04.1971, trong lúc các đơn vị đặc công, pháo binh tiến công chi khu quận lỵ Đại Lộc, tiểu đoàn bí mật cơ động xuống vùng Đông Điện Bàn, tiến công chốt điểm và khu dồn Cồn Lân, diệt gọn 1 trung đội nghĩa quân, thu 10 súng. Phát huy những thắng lợi đạt được, trong các đợt hoạt động tác chiến Xuân – Hè, năm 1971, Đảng ủy, BTL Mặt trận 44, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo củng cố lực lượng, học tập, huấn luyện, chuẩn bị cho chiến dịch tiến công chiến lược năm 1972. Sau khi BTL Quân khu rút Trung đoàn 38 và một số cán bộ chỉ huy, chỉ đạo của Mặt trận về xây dựng khối chủ lực Quân khu. Đảng ủy – BTL chỉ đạo điều động lực lượng từ cơ sở lên bổ sung cho các đơn vị bộ đội địa phương. Lực lượng vũ trang mặt trận Quảng Đà còn 4 tiểu đoàn bộ binh (1, 2, 3 và  , 2 tiểu đoàn đặc công (489, 491), 2 tiểu đoàn pháo binh 575, 577, và các đại đội binh chủng. Bộ tư lệnh Mặt trận do đồng chí Phan Hoan làm Tư lệnh, đồng chí Hồ Nghinh Bí thư Đặc khu ủy làm chính ủy. Để nâng cao trình độ, chất lượng chiến đấu, các đơn vị, địa phương vừa sử dụng lực lượng trụ bám, chiến đấu giữ vững thế làm chủ địa bàn, vừa thay nhau về căn cứ miền núi để học tập, chỉnh huấn chính trị, huấn luyện kỹ, chiến thuật tác chiến hợp đồng binh chủng.
|
|
|
Logged
|
Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
|
|
|
fantomasft
Thành viên

Bài viết: 468
Con nhà lính... Tính nhà binh...
|
 |
« Trả lời #65 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2013, 11:20:41 am » |
|
Về địch trong những tháng cuối năm 1971, lợi dụng các đơn vị chủ lực Quân khu và bộ đội địa phương của Mặt trận rút hậu cứ để về củng cố và lợi dụng mùa mưa lũ đến, Mỹ - Ngụy tăng cường hoạt động đánh phá, đặc điểm tác chiến của quân Ngụy lúc này là áp dụng tối đa chiến thuật “Thiết xa vận”, “Trực thăng vận” để càn quét, đánh phá quyết liệt các vùng giáp ranh và hành lang, căn cứ, bàn đạp của ta. Các loại máy bay L19, OV10, HU1A, CH47, OH6A… hoạt động suốt ngày, khi phát hiện lực lượng ta thì đổ quân tập kích vào doanh trại, khu vực trú quân, rồi nhanh chóng cơ động về căn cứ, hoặc sử dụng máy bay F4, F105, AĐ6 ném bom. Ban đêm lực lượng cơ động, càn quét rút về căn cứ co cụm,phòng ngự, chung quanh gài mìn, lựu đạn M26 rất tinh vi, gây cho ta nhiều tổn thất đồng thời sử dụng máy bay C130 thả đèn sáng, bắn đại liên 20 ly xuống các bến sông, hành lang, máy bay trực thăng cũng soi rọi khắp chung quanh Đà Nẵng. Cuộc chiến đấu để đánh bại các chiến thuật, kỹ thuật tác chiến của quân Ngụy lúc này cũng hết sức khó khăn, vất vả, nhưng sau khi ta sử dụng lực lượng và vũ khí để chống trả hiệu quả, thì địch phải hạn chế đánh phá. Tiểu đoàn bộ binh R20 cũng phối hợp với lực lượng các địa phương lập trận địa, công sự để tiêu diệt máy bay bay thấp, bắn rơi và bị thương hàng chục chiếc trực thăng.
Thành tích xây dựng, chiến đấu của Tiểu đoàn bộ binh R20 trong năm 1971 không chỉ có ý nghĩa là tạo thế phấn khởi tin tưởng trong cán bộ, chiến sĩ mà còn hỗ trợ cho phong trào nhân dân du kích chiến tranh các địa phương phát triển, giữ vững thế làm chủ địa bàn, địch ra sức “quét và giữ” nhưng ta vẫn trụ bám, đánh bại âm mưu lấn đất, giành dân của chúng. Trong quá trình chiến đấu không tránh khỏi tổn thất, thương vong, tháng 05.1971, đồng chí Lê Văn Bảy hy sinh, đồng chí Dương Văn Chín lên thay thế, đến cuối năm 1971, đồng chí Phan Hành Sơn lên làm Tiểu đoàn trưởng, chính trị viên tiểu đoàn do đồng chí Lê Văn Đại đảm nhiệm, đến cuối năm 1971 đồng chí Nguyễn Văn Bốn (quê Vĩnh Phú) thay thế.
Xuất phát từ tình hình đó, nên khi hành quân về hậu cứ, Đảng ủy – BCH tiểu đoàn đề ra nghị quyết, kế hoạch, biện pháp tăng cường củng cố đơn vị, làm cơ sở thực hiện nghị quyết của Đặc khu ủy Quảng Đà và ba cao trào hành động cách mạng do Khu ủy Khu 5 phát động:
- Cao trào diệt và làm tan rã lớn quân Ngụy.
- Cao trào tiến công và nổi dậy giành quyền làm chủ.
- Cao trào cách mạng trong thành phố, đô thị.
Đợt chỉnh huấn này, cán bộ, chiến sĩ nghiên cứu, quán triệt sâu sắc tình hình nhiệm vụ, chủ trương, chiến lược của Đảng, nâng cao trình độ giác ngộ giai cấp, căm thù sâu sắc bọn Mỹ - Ngụy, khắc phục tư tưởng ngại khó khăn, gian khổ, trông chờ vào đàm phán, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Về huấn luyện quân sự, học tập cách đánh theo mệnh lệnh hợp đồng binh chủng, trong các chiến dịch tiến công tổng hợp, vận dụng thành thạo hình thức chiến thuật tập kích xung hỏa lực để tiêu diệt các cứ điểm, cụm cứ điểm của địch.
Song song với việc học tập, huấn luyện, đơn vị còn tham gia chiến dịch thu mua, vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược từ đồng bằng lên và từ tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn về căn cứ, chuẩn bị chiến dịch tiến công và nổi dậy sắp đến.
Đầu năm 1972, quân Mỹ và chư hầu cơ bản đã rút về nước, còn một bộ phận của Lữ 196 lính thủy đánh bộ Mỹ cũng chuẩn bị xuống tàu về nước. Quân Ngụy ráo riết bắt lính, đôn quân, tiếp tục kế hoạch bình định, tăng cường phòng ngự, đề phòng quân và dân ta tiến công.
Giữa lúc Mỹ - Ngụy đang lúng túng, phán đoán về hướng tiến công chiến lược của ta, thì bất ngờ trưa ngày 30.03.1972 cuộc tiến công chiến lược Xuân – Hè 1972 mở màn trên chiến trường Trị - Thiên, sau đó là Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ. Phối hợp với chiến trường chung, chủ lực Quân khu và bộ đội địa phương Quảng Nam tiến công tiêu diệt cứ điểm Chư Gan, Liệt Kiểm, chi khu quận lỵ Hiệp Đức.
Tại mặt trận Quảng Đà, đêm 13.04.1972, các tiểu đoàn pháo binh 575, 577 bắn phá các sân bay, trận địa pháo của địch ở Đà Nẵng, Tiểu đoàn 2 và 3 tiến công tiêu diệt chốt điểm Điện Tân, Điện Nhơn (Gò Nổi), sau đó đánh địch phản kích, bắt sống cả xe bọc thép M113.
|
|
|
Logged
|
Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
|
|
|
fantomasft
Thành viên

Bài viết: 468
Con nhà lính... Tính nhà binh...
|
 |
« Trả lời #66 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2013, 01:59:31 pm » |
|
Đợt 1 chiến dịch kết thúc thắng lợi, quân và dân ta giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị và một số địa bàn rộng lớn ở Tây Nguyên, Nam Bộ, chiến lược chiến tranh Việt Nam hóa bị sụp đổ. Để cứu nguy tình thế thất bại hoàn toàn, ngày 09.05.1972, Nich – Xơn ra lệnh đánh bom trở lại miền Bắc, rải mìn phong tỏa các cửa biển.
Bước vào đợt 2 chiến dịch, quân và dân ta trên khắp chiến trường tiếp tục tiến công và nổi dậy.
Trên địa bàn Quảng Đà, phối hợp với chiến trường chung, đêm 14.05.1972, tất cả các đơn vị, địa phương ra quân tiến công địch.
Trong đợt 2 chiến dịch, Tiểu đoàn bộ binh R20 mới ra quân tham gia chiến đấu, tiêu diệt cứ điểm Liên Đại 122 địa phương quân đang đứng tại thị trấn Nam Phước bằng hình thức chiến thuật xung hỏa lực kết hợp. Trận đánh do đồng chí Nguyễn Văn Trinh – Tiểu đoàn trưởng và đồng chí Lê Đức Thị - Tiểu đoàn phó chỉ huy. Đây là trận đánh thí điểm về hình thức chiến thuật mới đầu tiên trên chiến trường Quảng Đà. Kết quả Tiểu đoàn diệt gọn Liên Đại 122, làm chủ trận địa. Sau trận đánh quận lỵ Duy Xuyên, Bộ tư lệnh Mặt trận ra lệnh cho các đơn vị cơ động ra hoạt động ở phía Bắc sông Thu Bồn. Theo kế hoạch, phương án chiến đấu của Đảng ủy – Bộ tư lệnh Mặt trận; Tiểu đoàn 491 đặc công tiêu diệt chốt điểm Ngũ Giáp (Điện Thắng), Tiểu đoàn 8 tiêu diệt đồn Trảng Nhật (Điện Hòa). Tiểu đoàn bộ binh R20 và Tiểu đoàn 2 bố trí trận địa đánh địch phản kích ở Điện Thắng, Điện Hòa, Điện An, đồng chí Phan Hoan – Tư lệnh Mặt trận trực tiếp chỉ huy khu chiến này.
Đêm 10.06.1972, Tiểu đoàn 491 đặc công và Tiểu đoàn 8 tập kích tiêu diệt gọn quân địch ở đồn Ngũ Giáp và Trảng Nhật. Tiểu đoàn bộ binh R20 và 2 xuất kích chiếm lĩnh trận địa, cắt đứt đường số 1 (đoạn qua xã Điện Thắng và Điện An). Rạng sáng ngày 11.06, địch sử dụng Trung đoàn 56 (Sư đoàn 3 Ngụy) và 2 tiểu đoàn địa phương quân được xe tăng, phi pháo chi viện đến phản kích, giải tỏa các chốt điểm trên, tập trung đánh vào trận địa phòng ngự của tiểu đoàn ở Thanh Quýt, Ngũ Giáp, An Tự, Bồ Mưng. Trận chiến đấu diễn ra quyết liệt suốt ngày 11.06, bộ binh, xe tăng địch tổ chức nhiều đợt xung phong vào trận địa của đơn vị, nhưng đều bị thất bại. Ngày 12.06.1972, địch tập trung hỏa lực đánh phá vào cho bộ binh tiến vào trận địa, các phân đội phòng ngự của Tiểu đoàn bộ binh R20 bí mật để địch tiến sát trận địa mới nổ súng tiêu diệt, buộc chúng phải lui ra. Hết bọn Sư đoàn 3 đến Địa phương quân thay nhau phản kích, nhiều lần xung phong bị thất bại, địch phải lui xuống phía Đông đường số 1 để củng cố, nhưng bọn Sư đoàn 3 nhút nhát hơn vì bọn này đã bị quân và dân ta tiêu diệt và tan rã cả sư đoàn ở chiến trường Quảng Trị, Bộ tư lệnh Quân đoàn 1 mới rút về Đà Nẵng để khôi phục lại, nên khi bị đánh thì chúng không dám xông vào trận địa, mà chỉ dựa vào mép đường phía Đông và Gò Phật, dùng đại liên, cối 60 ly, 81 ly bắn vào trận địa của ta. Nắm chắc tình hình địch hoang mang, chỉ huy trận đánh ra lệnh cho Tiểu đoàn bộ binh R20 và Tiểu đoàn 2 (V25) sử dụng lực lượng xuất kích tiến công địch ở Gò Phật và đường số 1, buộc cả bộ binh và xe tăng bỏ trận địa chạy ra hướng Bồ Mưng – Hòa Phước. Sau 2 ngày chiến đấu quyết liệt, Tiểu đoàn bộ binh R20 đã loại khỏi vòng chiến đấu 200 tên địch, bắn cháy 2 xe M113.
|
|
|
Logged
|
Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
|
|
|
fantomasft
Thành viên

Bài viết: 468
Con nhà lính... Tính nhà binh...
|
 |
« Trả lời #67 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2013, 02:00:06 pm » |
|
Đêm 12.06, chấp hành mệnh lệnh cấp trên, tất cả các đơn vị rút ra khỏi khu chiến và về hậu cứ. Tiểu đoàn bộ binh R20 rút về Gò Nổi. Để chuẩn bị cho cao điểm chiến dịch, BTL Mặt trận điều động đồng chí Nguyễn Văn Trinh về cơ quan Mặt trận và bổ nhiệm đồng chí Lê Đức Thị làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Lê Ngọc Bảy làm Tiểu đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng, đồng chí Lê Vĩnh An làm chính trị viên tiểu đoàn, Bí thư Đảng ủy Tiểu đoàn.
Bước vào cao điểm chiến dịch Hè – Thu 1972, BTL Mặt trận 44 sử dụng Tiểu đoàn 491 đặc công, Tiểu đoàn bộ binh R20 và Tiểu đoàn bộ binh 2 tiến công lần thứ hai tiêu diệt chi khu quận lỵ Duy Xuyên và các cứ điểm ở thị trấn Nam Phước. Tiểu đoàn bộ binh R20 được tăng cường 1 trung đội hỏa lực (2 khẩu 12,8 ly) thuộc Tiểu đoàn pháo 557, có nhiệm vụ tiến công tiêu diệt cứ điểm Gõ Dỗi ở Nam Phước bằng hình thức chiến thuật “Xung hỏa lực kết hợp”. Đêm 09.08.1972, tiểu đoàn sử dụng 350 cán bộ, chiến sĩ, do đồng chí Lê Đức Thị chỉ huy, chia làm 2 mũi tiến công tiêu diệt cứ điểm Gò Dỗi, sau 01 giờ nổ súng chiến đấu, Tiểu đoàn bộ binh R20 đã tiêu diệt ban chỉ huy liên đại đội địa phương quân 122 và Đại đội địa phương quân 163, loại khỏi vòng chiến đấu gần 200 tên, phá hủy 2 pháo 105 ly, một trận địa cối 106,7 và 81 ly, chiến thắng Nam Phước thể hiện sự thành công trong vận dụng cách đánh đạt hiệu suất chiến đấu cao, tạo điều kiện cho tiểu đoàn củng cố quyết tâm chiến đấu, lập công to lớn hơn. Sau trận tiến công vào Nam Phước, tiểu đoàn cơ động tham gia đánh địch ở khu Tây Duy Xuyên.
Trước sức tiến công mạnh mẽ của quân và dân ta, cuối tháng 10.1972, BTL Quân đoàn 1 sử dụng Trung đoàn 57 thuộc Sư đoàn 3 Ngụy mở cuộc càn quét vùng B Đại Lộc. Chấp hành mệnh lệnh cấp trên, tiểu đoàn cơ động về vùng B đánh địch. Liên tục trong 3 ngày (20 đến ngày 23.10) tiểu đoàn sử dụng từng phân đội, vận dụng các hình thức chiến thuật, cách đánh liên tục tiến công tiêu diệt địch, loại khỏi vòng chiến đấu gần 100 tên, bắn cháy 2 xe M113. Không chịu nổi sức tiến công của ta, Trung đoàn 57 Ngụy phải rút chạy qua sông Thu Bồn, chiều ngày 25.10.1972, nắm chắc thời cơ truy kích địch, BCH Tiểu đoàn ra lệnh cho Đại đội 2 xuất kích giữa ban ngày để tiến công địch, bắn chìm 3 thuyền chở lính qua sông, loại khỏi vòng chiến đấu 50 tên cả trên bờ sông và dưới lòng sông.
|
|
|
Logged
|
Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
|
|
|
fantomasft
Thành viên

Bài viết: 468
Con nhà lính... Tính nhà binh...
|
 |
« Trả lời #68 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2013, 02:01:58 pm » |
|
Bị thất bại nặng nề trên cả hai miền Nam – Bắc, cuối tháng 10.1972, chính phủ Mỹ thỏa thuận ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh trên cơ sở dự thảo của Chính phủ Việt Nam đưa ra, dự kiến ký kết vào ngày 26.10, nhưng sau đó Mỹ - Ngụy lại trì hoãn, đòi sửa đổi một số điều khoản. Ngày 26.10.1972, Chính phủ ta ra tuyên bố tố cáo hành động ngoan cố, lật lọng của Mỹ trước dư luận trong và ngoài nước. Cuộc đàm phán ở Paris bị gián đoạn.
Kiên quyết trừng trị hành động ngoan cố, xảo quyệt của Mỹ - Ngụy, quân và dân ta trên khắp chiến trường miền Nam tiếp tục tiến công và nổi dậy. Ở chiến trường Quảng Đà, các đơn vị, địa phương vẫn trụ bám, quần lộn đánh địch càn quét, bình định. Phối hợp với các đơn vị bạn, Tiểu đoàn bộ binh R20 sau khi đánh địch ở vùng B Đại Lộc lại cơ động sang khu Tây – Duy Xuyên để cùng lực lượng địa phương chiến đấu tiêu hao, tiêu diệt Trung đoàn 56 (Sư đoàn 3 Ngụy), đêm 16.12.1972, tiểu đoàn sử dụng lực lượng do đồng chí Bảy – Tiểu đoàn phó chỉ huy, tập kích vào 16 căn nhà nằm trong khu kỹ nghệ An Hòa (Đức Dục) diệt 50 tên Ngụy, thu 8 súng AR15, sau đó bố trí trận địa chốt giữ đánh địch phản kích.
Hành động dây dưa của Mỹ còn hy vọng vào việc sử dụng con bài không quân chiến lược mở chiến dịch “Lai – nơ Bếch cơ II” (30) để đánh phá hủy diệt Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác, thực hiện lời nói của Curtis Le May: chỉ huy lực lượng không quân chiến lược, thành viên ban tham mưu trưởng Liên quân Mỹ: “Chúng ta phải ném bom để đưa miền Bắc Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá”, âm mưu của Mỹ buộc ta phải ký kết Hiệp định theo điều kiện của chúng. Tuy nhiên, sau 12 ngày đêm đánh phá ồ ạt (từ ngày 18 đến ngày 29.12.1972) đã bị quân và dân miền Bắc đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ, bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B52, 5 máy bay F111A “Cánh cụp, cánh xòe”. Trước thất bại chua cay, nhục nhã, Ních – Xơn phải tuyên bố ngừng ném bom và trở lại đàm phán Paris. Biết rằng ngoan cố, xảo trá cũng không tránh khỏi việc ký kết Hiệp định nên ngày 27.01.1973, Mỹ - Ngụy phải cầm bút ký kết, theo điều kiện của ta. Hiệp định có hiệu lực từ 07 giờ ngày 28.01.1973. Hiệp định có 09 chương, 23 điều, trong đó có những điều khoản cơ bản:
- Mỹ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
- Mỹ phải rút hết quân Mỹ và chư hầu về nước kết thúc vào ngày 26.03.1973.
- Mỹ - Ngụy phải công nhận Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam.
- Mỹ phải bồi thường chiến tranh.
Hiệp định Paris được ký kết là thắng lợi to lớn của quân và dân ta sau nhiều năm kiên trì chiến đấu không mệt mỏi và đầy khó khăn, thử thách để đánh cho quân Mỹ phải chấp nhận thất bại và cút khỏi đất nước ta. Cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta trên khắp mọi miền đất nước đều phấn khởi, tự hào thắng lợi vừa giành được. Tuy nhiên, cuộc chiến đấu để bảo vệ thành quả cách mạng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc còn phải tiếp tục chiến đấu đến cùng.
Đối với Mỹ - Ngụy, Hiệp định Paris ký kết là một thất bại nặng nề, nhưng với bản chất hiếu chiến, xâm lược, âm mưu kéo dài chiến tranh, thực tiễn sau khi Hiệp định được ký kết và có hiệu lực, Nguyễn Văn Thiệu – Tổng thống Ngụy quyền ra lệnh cho quân Ngụy thực hiện kế hoạch tràn ngập lãnh thổ, với chủ trương “trên hòa bình, dưới chiến tranh”, “trong hòa hợp, ngoài bình định”, tăng cường càn quét, bình định, bắt dân treo cờ “ba que”, lấy sơn kẻ trên tường rào, nóc nhà.
Ngày 26.03.1973, nhân ngày Mỹ làm lễ cuốn cờ bại trận về nước, Thiệu tuyên bố “Tất cả mọi việc của ta, luật lệ của ta, hành chính của ta y như trước, không có gì thay đổi. Hễ Việt cộng vào trong làng thì bắn bể đầu, ở Việt Nam không ai tự cho mình thuộc lực lượng thứ ba…, phải tiến hành bình định toàn diện, đi vào chiều sâu” (31).
Như vậy, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở miền Nam Việt Nam không có hiệu lực ngay từ đầu. Tiếng súng càn quét, lấn chiếm, chống lấn chiếm vẫn diễn ra quyết liệt.
Tại chiến trường Quảng Đà, ngay sáng 28.01.1973, Sư đoàn 3 Ngụy cùng lực lượng địa phương được xe tăng yểm trợ đã nổ súng tiến công đánh chiếm vùng kiểm soát của ta trên khắp địa bàn.
Trước tình hình diễn biến phức tạp, căng thẳng từ sau khi ký kết Hiệp định Paris, BCHTW Đảng (Khóa III) ra lời kêu gọi: “Nhiệm vụ trước mắt của đồng bào hai miền nước ta là tăng cường đoàn kết, nâng cao cảnh giác, ra sức củng cố những thắng lợi đã giành được, giữ vững hòa bình lâu dài, hoàn thành độc lập, dân chủ ở miền Nam, tiến tới hòa bình, độc lập thống nhất Tổ quốc” (32). Quân ủy Trung ương cũng ra nghị quyết: “Chúng ta phải luôn cảnh giác, sẵn sàng đối phó với khả năng xấu nhất, địch gây ra chiến tranh trở lại”. (*)
__________________________
30. Chiến dịch “Tiền vệ”.
31. Dẫn theo “Một số thú nhận của đối phương” Nxb QĐND, Hà Nội năm 1997, trang 35.
32. (*) Dẫn theo: Quân khu 5: Thắng lợi và những bài học kinh nghiệm. Tập 1 – Nxb QĐND – Hà Nội. Năm 1981, trang 142.
|
|
|
Logged
|
Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
|
|
|
fantomasft
Thành viên

Bài viết: 468
Con nhà lính... Tính nhà binh...
|
 |
« Trả lời #69 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2013, 02:02:57 pm » |
|
Quán triệt chỉ thị, mệnh lệnh cấp trên, các lực lượng vũ trang Mặt trận Quảng Đà sát cánh cùng nhân dân trụ bám làng xã, chiến đấu ngoan cường, trừng trị những hành động ngoan cố của quân Ngụy, phá hoại hiệp định Paris, lấn chiếm vùng giải phóng.
Tiểu đoàn bộ binh R20, được Bộ tư lệnh Mặt trận giao nhiệm vụ cùng cán bộ, du kích và nhân dân các xã Lộc Sơn, Lộc Phước, Lộc Hòa (Tây Đại Lộc) xây dựng trận địa, cắm cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam trên khắp các địa bàn, bố trí lực lượng sẵn sàng chiến đấu tiêu diệt quân địch càn quét, lấn chiếm, bảo vệ địa bàn kiểm soát và cờ cách mạng. Mọi công tác chuẩn bị hoàn thành trước giờ hiệp định có hiệu lực.
Sáng ngày 28.01.1973, trong không gian yên tĩnh, không có tiếng súng nổ, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang vui mừng, đón tết âm lịch, và Hiệp định Paris, thì tình hình bỗng trở nên sôi động, căng thẳng, quân Ngụy trong các đồn bốt nhìn cờ Mặt trận giải phóng tung bay khắp các làng xã bao quanh chúng, lập tức gọi phi pháo đến bắn phá và tung lực lượng ra càn quét, nhổ cờ. Ở khu vực phòng ngự của Tiểu đoàn bộ binh R20, địch sử dụng Trung đoàn 57 (Sư đoàn 3) và 1 chi đoàn xe tăng liên tục mở các cuộc càn quét đánh vào trận địa của ta, lấn chiếm đất đai, cắm cờ ba que. Quyết tâm chiến đấu, trừng trị hành động hiếu chiến của quân Ngụy, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn bộ binh R20 phối hợp chặt chẽ với lực lượng địa phương chặn đánh quyết liệt các cánh quân càn quét của bọn Sư đoàn 3 Ngụy, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn.
Cuối tháng 3.1973, những tên lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Đà Nẵng, nhưng quân Ngụy vẫn tiếp tục càn quét, lấn chiếm. Ở khu Tây Duy Xuyên, Sư đoàn 3 sử dụng Trung đoàn 56 và 1 chi đoàn xe tăng càn quét, chiếm đất, cắm cờ, đẩy lực lượng ta ra khỏi địa bàn, bảo vệ an toàn việc cơ động vận chuyển tiếp tế trên đường 104.
Để tăng cường lực lượng, đánh bại Trung đoàn 56 Sư đoàn 3 Ngụy, Bộ tư lệnh Mặt trận ra lệnh cho Tiểu đoàn bộ binh R20 từ khu Tây Đại Lộc hành quân xuống trú quân ở các xã Điện Hồng, Điện Quang (Gò Nổi) phối hợp cùng Tiểu đoàn đặc công 491 và Tiểu đoàn bộ binh 2 chiến đấu tiêu diệt sinh lực địch, bảo vệ vùng giải phóng Gò Nổi và Tây Duy Xuyên.
|
|
|
Logged
|
Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
|
|
|
|