Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Tư, 2024, 07:25:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần II)  (Đọc 310976 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #40 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2013, 09:53:13 pm »

 Mấy ngày vừa qua tôi đọc khá nhiều tài liệu liên quan đến các cuộc không chiến trong giai đoạn Mỹ dùng không quân đánh phá ra miền Bắc Việt Nam. Tôi cứ nhớ câu hỏi của xuanv338 về chuyện vào mùa Thu năm 1972 có phi công Mỹ nhảy dù xuống núi Nưa mà không thấy có trận nào như thế cả. Hầu hêt bắt đầu từ tháng 7 năm 1972 là địch chủ yếu tập trung đánh ra phía Bắc, vào thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tuyến đường giao thông 1 Bắc, đường 5, đường 2 ...Bạn thử kiểm tra lại xem khoảng ngày nào của tháng nào xảy ra vụ việc trên để tôi tra cứu giúp. Bạn xuanv338 nhé !
 Về các ngôi sao được in trên các máy bay MiG-21 thì có thể thấy như thế này :
  1. Chiếc MiG-21F-13 số 4420 được nhiều phi công bay trên đó, trong đó có phi công Anh hùng Nguyễn Ngọc Độ ( người đã bắn rơi 6 máy bay Mỹ ) điều khiển.
  2. Chiếc MiG-21 F-13 mang số hiệu 4520 có phi công Phạm Thanh Ngân ( người đã hạ 8 máy bay Mỹ ) đã từng bay trên chiếc này. Hiện nay 2 chiếc MiG-21 này đang trưng bày ở Bảo tàng Thái Nguyên.
  3. Chiếc MiG-21 PF số 4324 đã từng có 12 phi công khác nhau bay chiến đấu trên đó. Chiếc máy bay đó đã xuất kích 69 lần, phóng 25 quả tên lửa K-13, bắn hạ 14 máy bay Mỹ. Trong số các phi công đã bay trên chiếc MiG này đi chiến đấu, có 8 phi công bắn rơi từ 5 chiếc trở lên. 5 người đã trở thành sĩ quan cấp Tướng. Hiện chiếc MiG-21 này đang được trưng bày tại Bảo tàng Quân đội - Hà Nội.
  4. Chiếc MiG-21 PF số hiệu 4326 được in 13 ngôi sao trên thân gồm có các phi công nổi tiếng như Nguyễn Văn Cốc, Phạm Thanh Ngân, Phạm Phú Thái ... đã từng lập công khi "cưỡi" chiếc MiG này đi chiến đấu. Hiện nay chiếc MiG này được trưng bày tại Bảo tàng Không quân -Bạch Mai- Hà Nội.
  5. Chiếc MiG-21 PFM mang số hiệu 5020 với 12 ngôi sao đỏ in trên thân do nhiều phi công bay chiến đấu trên đó, trong đó có các phi công nổi tiếng như Nguyễn Đức Soát, Nguyễn Tiến Sâm, Lê Thanh Đạo, Nguyễn Văn Nghĩa . Hiện nay nó được trưng bày tai Bảo tàng Không quân - Bạch Mại - Hà Nội , đứng cạnh chiếc mang số hiệu 5121 với 8 ngôi sao đỏ trên thân, trong số 8 ngôi sao đó có ngôi sao của Phạm Tuân bắn rơi B-52 đêm 27 tháng 12 năm 1972.
  6. Chiếc MiG-21 PFM mang số hiệu 5033 với 3 ngôi sao đỏ trên thân trong đó có chiến công của phi công Trần Việt - người đã bắn rơi 1 chiếc F-4 vào ngày 27 tháng 12 năm 1972.

 Đấy là những gì mà tôi được biết về số phận các máy bay MiG-21 được trưng bày ở các Bảo tàng, lamccply ạ !
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #41 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2013, 01:00:30 pm »

Cảm ơn bác phi công tiêm kích và bác huyphong đã trả lời nhiệt tình giúp em. Thực tình câu hỏi này băn khoăn em rất nhiều. Có điều thông tin cuả 2 bác đêu chung chung và chưa cụ thể với vấn đề em muốn tìm hiểu.

Thực sự em rất mong được biết trong lô 24 chiếc bis đầu tiền về 921 thì có bao nhiêu chiếc rằn ri và số hiệu cụ thể. Theo như ảnh quan sát, em có cảm giác ít nhất 12 chiếc đầu là rằn ri, vì có ảnh của 5205, 5206, 5209, 5210 công với decal mô hình 5212...  Theo như hình em có được và những gì bác huy phong nói, em tạm kết luận, số máy bay này đến kỳ bảo dưỡng chừng năm 1990 đã được sơn lại thành màu xám tráng chống lóa như bây giờ.

Chính vì thông tin em vẫn chưa cụ thể, nên em rất mong anh phicongtiemkich, người đã làm việc thực tế ở những năm 1979 (tiếp nhận lô bis đầu tiên), có thể nhớ giúp em. Tuy nhiên cũng có lẽ thời gian đã quá lâu nên các anh không nhớ nữa.

Về việc kết luận xuất xứ lô máy bay Bis (năm 1979) đưa sang VN có màu rằn ri là từ CUBA thì do em thấy camo nó giống camo CUBA (màu sắc khác). Có một người nữa nắm khá rõ về KQNDVN đó là ông Itsvan Topercrez cũng trả lời em trực tiếp bằng email về xuất xứ CUBA của chiếc này. Nhưng đúng là không ai biết cụ chính xác được... trừ khi phải xm được mã số.

Nói đến mã số, em chợt nhận ra em có mã số của chiếc 5207 trưng bày ở Bắc Ninh. Em đã trực tiếp đến và chụp ảnh nó, thấy tấm che càng có ghi 75068841... Vậy bác huyphogn có thể cho em biết nó có xuất sứ CUBA hay không?

Thực sự em rất muốn biết về lô máy bay rằn ri này, nhất là nó là lô BIS-SAU đầu tiên của VN. Em nghĩ chắc chắn ai đó sẽ phải biết? Vậy nếu để tìm hiểu nó thì có thể tìm qua các kênh nào hả các bác?

Chân thành cảm ơn các bác.





Cuba họ xài Mig-21bis ở cả 2 phiên bản mẫu 75A và 75B. Mẫu 75A họ nhận năm 1976 có xê ri chế tạo CKD khoảng 3x tới 4x, còn mẫu 75B nhận khoảng năm 1985 có xê ri khoảng giữa 9x. Xét về số khung và năm chế tạo-viện trợ thì bis của ta và bis Cuba chẳng có mối liên hệ nào cả.

Chiếc Mig-21bis trên hình có số xê ri 75068841 cùng xê ri loạt khung 6x với những chiếc rằn ri số hiệu 520x được chế tạo và tiếp nhận trong năm 1979. Chiếc này về ta nó thuộc nhóm số hiệu từ 520x tới 526x đã về vườn như mấy chiếc Mig-21bis treo trước bờ ao e921-f371. Tuy số hiệu sơn trên chiếc bis Bắc ninh là 5207, nhưng với xê ri khung là 75068841 thì số hiệu nguyên bản của nó có phải là 5207 hay không còn cần phải xét Cool Thường thì số xê ri khung hiếm khi bị giới bảo tàng làm giả như với số hiệu máy bay, vì họ đâu có nắm được mối liên hệ giữa nó và số hiệu máy bay có thành tích hay từng có yếu nhân ngồi vào.

Để tiếp cận số khung chính xác với các máy bay đã giải nghệ thì cần tiếp cận với kho lưu trữ hồ sơ kĩ thuật của máy bay.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #42 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2013, 09:11:03 pm »

 Cám ơn huyphongssi đã hiệp đồng tác chiến giúp cho tôi những việc khá khó khăn, bởi trong quá trình trực chiến, chiến đấu, "cánh phi công" bọn tôi chẳng ai để ý đến các xê-ri, thậm chí đến cả màu sắc của máy bay nên với những câu hỏi dạng như vậy tôi phải "đánh vật" với nó thật. Huyphongssi tiếp tục giúp tôi nhe !
 Trước đây đã có đồng đội hỏi tôi ngoài việc anh Lộc - phi công MiG-17 khi nhảy dù ra, bị bọn Mỹ bắn theo dù thì còn có ai bị tương tự như vậy không. Xin trả lời rằng :vừa qua tôi đã xem lại các trận không chiến, có thấy có những trường hợp như anh Lộc. Đó là trận không chiến diễn ra vào ngày 10 tháng 5 năm 1972, khi ở mặt trận hướng Đông, ta cho các biên đội MiG-17 của Đõ Hạng, Nguyễn Xuân Hiển từ sân bay Kép cất cánh lên và biên đội của Lương Quốc Bảo, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Hùng Vân và Ngô Sơn cất cánh từ sân bay Gia Lâm lên để bảo vệ các mục tiêu ở sân bay Kép và Gia Lâm. Trong trận này, anh Đỗ Hạng đã bị bắn rơi phải nhảy dù, dù mở tốt, nhưng ngay sau đó F-4 đã đến nã súng 20 li vào dù của anh Hạng. Anh Hạng đã hy sinh tại Toại An, Đông Kỳ, Tân Kỳ, Hải Dương.
 Ngày 19 tháng 8 năm 1972, biên đội của anh Lê Thanh Đạo và Nguyễn Thắng Được trên MiG-21 trong trận không chiến với bọn F-4 thì số 2 là Nguyễn Thắng Được đã bị trúng tên lửa của F-4, anh kịp nhảy dù nhưng trong khi dù rơi, có 2 chiếc F-4 đuổi theo bắn rách dù, anh đã rơi vào một cành cây, bị gãy cả 2 tay và 2 đốt sống lưng.
 Rồi đến ngày 15 tháng 10, biên đội của các anh Lê Thanh Đạo và Trần Văn Năm xuất kích, quần nhau với bọn F-4, và trong trận này máy bay của anh Đạo đã bị thương, anh phải nhảy dù, bị ngất không hề biết gì. Sau khi hồi phục, về sau này, khi anh Đạo có dịp trở lại địa điểm nhảy dù thì  mới được nghe nhân dân ở đó kể lại là trong quá trình dù rơi, có máy bay Mỹ bay theo bắn rách dù nên tốc độ dù rơi nhanh hơn bình thường rất nhiều khiến cho anh Đạo bị thương rất nặng.
 Cũng trong ngày này, ở một hướng khác thì biên đội của các anh Phạm Phú Thái và Trần Sang cất cánh lên tiếp tục quần nhau với bọn F-4. Khi anh Thái quyết định thoát ly khỏi cuộc chiến, vừa kéo máy bay lên thì bị bọn F-4 đằng sau bắn. Anh bị thương vào tay trái và phải nhảy dù. Khi dù mở, anh có thấy 2 thằng F-4 lao đến bắn thủng nhiều lỗ trên dù của anh.
 Cho dù sau này có một số tài liệu phía Mỹ cho rằng, do máy bay F-4 không có súng nên không thể bắn vào dù của phi công Đỗ Hạng v.v.. nhưng thực ra, từ tháng 5 năm 1967, các máy bay F-4 đã được trang bị súng MK-61 Vulcan 20 li để không chiến ở cự li gần với MiG rồi.
 
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #43 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2013, 11:04:14 pm »

Huyphong nghe rõ thưa anh Phicôngtiêmkích Cool

Vụ phi công Mĩ bắn dù đối phương này đã có từ thời Thế chiến 2.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
huyquang87
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #44 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2013, 06:01:31 pm »

Xin chào bác PCTK. Cháu thật sự rất những mộ những gì các chú, các bác đã làm. Tuy được sinh ra trong thời bình, nhưng qua cha cháu - một người lính công binh trung đoàn 27 Triệu Hải anh hùng, cũng như tìm hiểu trên các phương tiện truyền thông, sách báo thì cháu cũng hiểu được một phần nào những chiến công cũng như những hi sinh to lớn mà cha ông ta đã làm để cho con cháu ngày nay được sống trong hòa bình độc lập.
[Để bay được thấp và cực thấp là phải bay huấn luyện với những kỹ thuật bay cụ thể, phải có trình độ và cả sự can đảm nữa. Chuyện bay quẹt vào dây điện cao thế (đương nhiên là quẹt vào dây trung tính thôi, vì nó ở vị trí cao hơn). Vụ việc ấy do anh Nguyễn Duy Tường bay ở khu vực Việt Trì xuống thấp quá, "lưỡi dao chỉnh dòng" dưới thân máy bay đã cứa vào dây trung tính của đường điện cao thế.

Cái này cháu nghĩ là dây chống sét bởi vì đường dây cao thế thì không có dây trung tính. cái dây trên đỉnh cột là dây chống sét.
[Trên máy bay Míc-21 có thùng chứa hơn chục lít cồn ở khoang cạnh gốc cần không tốc phía trước nắp buồng lái để dùng vào 2 việc: làm mát rađa và phun chống bám băng kính buồng lái. Cồn này là cồn công nghiệp có độc tố, uống nhiều sẽ hại gan, thận...

Cháu không biết loại cồn này là loại gì chứ chỗ cháu có dùng cồn công nghiệp để rửa mạch in, mùi ngửi xa có vẻ như mùi sơn xịt nhưng mà ngửi nhiều chắc là ngất. Tay sờ vào thấy mát lạnh mặc dù đã đi găng tay rồi. Dính vào da thì rát và ngứa lắm, uống loại này vào chắc là tử luôn
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #45 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2013, 09:14:57 pm »

Xin chào bác PCTK. Cháu thật sự rất những mộ những gì các chú, các bác đã làm. Tuy được sinh ra trong thời bình, nhưng qua cha cháu - một người lính công binh trung đoàn 27 Triệu Hải anh hùng, cũng như tìm hiểu trên các phương tiện truyền thông, sách báo thì cháu cũng hiểu được một phần nào những chiến công cũng như những hi sinh to lớn mà cha ông ta đã làm để cho con cháu ngày nay được sống trong hòa bình độc lập.
[Để bay được thấp và cực thấp là phải bay huấn luyện với những kỹ thuật bay cụ thể, phải có trình độ và cả sự can đảm nữa. Chuyện bay quẹt vào dây điện cao thế (đương nhiên là quẹt vào dây trung tính thôi, vì nó ở vị trí cao hơn). Vụ việc ấy do anh Nguyễn Duy Tường bay ở khu vực Việt Trì xuống thấp quá, "lưỡi dao chỉnh dòng" dưới thân máy bay đã cứa vào dây trung tính của đường điện cao thế.

Cái này cháu nghĩ là dây chống sét bởi vì đường dây cao thế thì không có dây trung tính. cái dây trên đỉnh cột là dây chống sét.
[Trên máy bay Míc-21 có thùng chứa hơn chục lít cồn ở khoang cạnh gốc cần không tốc phía trước nắp buồng lái để dùng vào 2 việc: làm mát rađa và phun chống bám băng kính buồng lái. Cồn này là cồn công nghiệp có độc tố, uống nhiều sẽ hại gan, thận...

Cháu không biết loại cồn này là loại gì chứ chỗ cháu có dùng cồn công nghiệp để rửa mạch in, mùi ngửi xa có vẻ như mùi sơn xịt nhưng mà ngửi nhiều chắc là ngất. Tay sờ vào thấy mát lạnh mặc dù đã đi găng tay rồi. Dính vào da thì rát và ngứa lắm, uống loại này vào chắc là tử luôn
Gọi là dây trung tính hay dây chống sét đều được hết bạn nhé. Các đường truyền cao thế, trung thế bao giờ cũng có đủ 3 bộ cáp cho dòng 3 pha và 1 bộ cáp trung tính. Các đường truyền cao thế thường bố trí cáp trung tính trên đỉnh cột để kết hợp chống sét, chống đoản mạch và bây giờ thêm chức năng cáp treo đường đường truyền dữ liệu.

Còn vụ bình cồn máy bay, đây là cồn phun chống đóng băng kính buồng lái có thành phần chứa nhiều methylic nên nó tương đối độc. Thứ cồn bạn nói là loại cồn tẩy rửa công nghiệp chứ không phải loại cồn máy bay.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Hai, 2013, 09:25:47 pm gửi bởi huyphongssi » Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #46 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2013, 08:43:29 pm »

 Cám ơn Huyphongssi đã giải thích tiếp hộ một số vấn đề. Riêng về chuyện cồn dùng để chống đóng băng trên MiG-21 thì chẳng cứ mình tôi mà còn nhiều người uống lắm. Đã từng có bài thơ mà câu đầu là : "Ôi có ra gì cái bộ môn !" và câu cuối là : "Sớm sớm sân bay, tối uống cồn !" cơ mà. Việc bị độc hại thì đương nhiên là rượu bia đã độc hại rồi nói chi đến cồn, nhưng mà ở thời khó khăn đó thì ...chẳng biết thế nào và cũng chưa thấy ai... thăng thiên cả !
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #47 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2013, 09:27:51 pm »

 vuanh71 muốn quan tâm đến lực lượng bay đêm, đánh đêm của Không quân ta thì tôi xin cung cấp một số thông tin : Trận đánh đêm đầu tiên của ta giành thắng lợi là vào tháng 2 năm 1964 khi dùng máy bay T-28 để đánh máy bay vận tải của địch chở biệt kích thả xuống các khu vực gần biên giới Việt-Lào. Trước đó, vào tháng 1 khi Bộ Tư lệnh Quân chủng KQ quyết định đưa T-28 vào trực chiến thì ta đã có nhiều lần xuất kích nhưng không phát hiện được máy bay địch và có lần phát hiện được nhưng lại không đuổi kịp, rồi có lần tiếp cận được lại bắn không trúng. Sau nhiều lần rút kinh nghiệm thì phương án dẫn dắt thực hiện đã chặt chẽ hơn, đến đêm 15 tháng 2 năm 1964, vào lúc 23 giờ 30 phút, ra-đa vòng ngoài của ta phát hiện thấy có máy bay địch bay vào phía Hồi Xuân - Lang Chánh và chuyển hướng bay lên Tây Bắc thì tổ bay của Nguyễn Văn Ba, Lê Tiến Phước vào cấp, sẵn sàng chờ lệnh.
 1 giờ 07 phút ngày 16 tháng 2 năm 1964, T-28 xuất kích được dẫn theo đúng phương án. Phi công Lê Tiến Phước ngồi buồng lái sau tập trung giữ các số liệu bay, phi công Nguyễn Văn Ba ngồi buồng lái trước tập trung quan sát. Dưới ánh trăng mờ mờ trên nền mây trắng xám, phi công đã phát hiện được mục tiêu, phi công Nguyễn Văn Ba xin phép vào công kích. Khi còn cách khoảng 500 mét, Nguyễn Văn Ba thấy rõ hình thù chiếc máy bay vận tải 2 động cơ của địch. Anh ấn nút lên đạn, chiếm vị trí có lợi, bắn 2 loạt. Máy bay địch phụt lửa, anh bắn tiếp loạt thứ 3 thì súng bị tắc đạn, anh làm động tác thoát ly.
 Máy bay địch tròng trành rồi nghiêng hẳn về bên trái và giảm độ cao rất nhanh. Nó rơi xuống một khu rừng gần biên giới Việt - Lào. Sau này, một tên biệt kích bị ta bắt đã khai : toàn bộ phi hành đoàn trên máy bay vận tải C-123 của "Không lực Việt Nam cộng hòa" và toán biệt kích đều tử nạn.
 Đây là chiến thắng đầu tiên bằng phương tiện chiến đấu trên không, diệt kẻ địch trên không trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.
 Sau này, do điều kiện khí tài thay thế gặp nhiều khó khăn, chiếc T-28 mang số hiệu 963 ấy phải tạm ngừng hoạt động. Đến tháng 10 năm 1965 KQ ta lại khôi phục kỹ thuật cho chiếc T-28 số hiệu 963 hồi phục bay đêm cho phi công và đưa vào trực chiến.
Logged
lamcclpy
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #48 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2013, 10:13:35 pm »

        Cảm ơn bác PCTK đã cất công tìm hiểu hộ.Bác và huyphongssi cho em hỏi,trong không chiến chúng ta có biện pháp gì để phòng tránh tên lửa dẫn đường bằng ra đa của địch hay không,vì em theo dõi trên topic thấy chúng ta bị dính đòn của tụi bắn lén này khá nhiều.
         Về thơ thì em chỉ làm ngẫu hứng,có gì mong bác chỉ giáo cho.Có mấy vần thơ em viết về anh hùng liệt sĩ Vũ Xuân Thiều,mạo muội mời bác xem qua.
         Cánh chim Việt hóa thành phượng hoàng lửa
         Lao vút mình vào giữa đám mây đen
         Bão tố tan,trời Thủ Đô bừng nắng
         Riêng hoa vàng xao xác suốt không yên
Logged
thaynhin
Thành viên
*
Bài viết: 178


« Trả lời #49 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2013, 08:01:46 am »

Các bạn Huyquang87 và Phonghuyssi à.
Thực ra mạch điện cao thế 3 pha có 2 cách mắc là hình sao 3 đây pha và 1 dây trung tính(Nối đất,tất nhiên có tác dụng chống sét).
Cách hình tam giác chỉ có 3 dây pha mà không có dây trung tính,vai trò chống sét là lõi sắt ở cột điện.Vậy nói theo các bạn là chưa đủ nhé,thân ái.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Hai, 2013, 08:07:58 am gửi bởi thaynhin » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM