Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:43:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần II)  (Đọc 310369 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #10 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2013, 11:53:13 am »

 Cám ơn lamccply về bài thơ đã tặng tôi. Thơ rất hay, rất tình cảm và viết cũng chắc tay lắm. Tôi đọc mà thấy cảm động vô cùng. Lamccply viết nhiều đi và thường xuyên trao đổi thơ với nhau nhé ! Chuyện 3 ngôi sao đỏ trên chiếc 5138, tôi sẽ cố tìm hiểu cũng như các câu hỏi khác của các đồng đội về những trận không chiến, những chiến công và những tổn thất trong chiến tranh. Sẽ mất khá nhiều thời gian đấy !
 Cám ơn thaynhin đã quan tâm đến Bùi Thanh Liêm. Ngày 2 tháng 6 năm 1972, tôi bay số 1 và Liêm bay số 2 cất cánh lên vùng trời Kép - Hải Dương đã gặp biên đội 4 thằng F-4 thuộc lực lượng Không quân của Hải quân. Bọn Không quân của Hải quân được trang bị khác với Không quân của Không quân, ngay máy bay của chúng sơn cũng khác nhau. Cũng là màu sơn rằn ri nhưng lực lượng Không quân của Hải quân thì sơn thêm 4 vạch vàng to ở giữa cánh và sát thân. Trình độ bay của chúng cũng khá hơn ( vì chúng phải cất hạ cánh trên tàu sân bay ). Vậy là 2 anh em tôi quân nhau với 4 thằng đó trên cùng một mặt bằng theo kiểu vòng thúng, như vòng đua ngựa của trẻ con ngoài công viên bây giờ ấy. Tôi và Liêm bám đuôi được 2 thàng, quay lại thì cũng thấy 2 thằng đang bám mình. Cự li gần nhau lắm. Tôi còn nhìn rõ khuôn mặt đỏ gay của thằng Mỹ ngồi trong buồng lái cơ mà. Không ai bắn được ai hết vì quá tải của máy bay ta lẫn máy bay địch đều lớn. Tôi nghĩ bụng : " Mình cứ quần nhau mãi thế này thì mình sẽ mất tốc độ. MiG-21 là chúa kị cách đánh quần. Thằng F-4 nó vòng mặt bằng "hay" lắm. Ở cái động tác này nó có thể "ngang ngửa" với MiG-17 được. Mình không nên sa đà theo nó !". Định kéo lên theo phương thẳng đứng thì thấy không ổn, vì như vậy là giơ lưng cho 2 thằng đằng sau, nó "phang" mình ngay khi mình vừa dựng máy bay lên. Chỉ mới vòng có 2 - 3 vòng thôi mà đã thấy thời gian dài lắm rồi. Không tìm cách thoát li ngay khỏi chiến trận thì có thể chưa chắc đã thoát ra nổi cũng nên. Tôi báo cáo về Sở chỉ huy xin thoát li và 2 anh em tôi đã thoát ra khỏi trận không chiến bằng cách lộn ngửa xuống, kéo máy bay bay ở độ cao cực thấp, về sân bay hạ cánh. Sau này, sau chiến tranh, vào năm 1974. Bùi Thanh Liêm lại cùng một nhóm với tôi học ở học viện Không quân mang tên Ga-Ga-Rin. Sau khi tốt nghiệp về nước thì tôi và Liêm mỗi người ở một Trung đoàn. Liêm bị tai nạn khi bay huấn luyện ở khu vực Hòn Dấu - Đồ Sơn. Tổn thất thật vô lí. Những đau đớn, buồn thương của sự hi sinh mất mát trong chiến tranh nó qua đi nhanh hơn là ở trong thời bình. Bà mẹ của Liêm có mỗi mình Liêm là con trai. Bố Liêm cũng là liệt sĩ - ông là người từng bơi ra hồ Hoàn Kiếm, cắm lá cờ đỏ sao vàng lên đó vào những năm kháng chiến chống Pháp. Ông hi sinh ở bên Lào. Mấy năm trước mới đưa được mộ ông về nước. Bà mẹ của Bùi Thanh Liêm, tôi vẫn gọi bằng cô - cô Yến hiện đang sống với chị gái của Liêm, nhà ở Trung Liệt - Hà Nội. Tôi cũng thường gọi điện thăm sức khỏe cô và có dịp nào rảnh là lại đến thăm cô. Hàn huyên với các đồng đội một chút về phi công tiêm kích - phi công vũ trụ dự bị Bùi Thanh Liêm là như vậy. Đừng cho tôi là lan man quá nhé !
Logged
vanson307
Thành viên
*
Bài viết: 388


« Trả lời #11 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2013, 06:48:44 pm »

  Cám ơn Bác phicongtiem kích, chuyện kể của Bác hay lắm, đan xen cả thời hiện tại đọc rất cảm động. Mong có nhiều chuyện như vậy về Bác và các đồng đội của bác, chúc bác luôn khỏe.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #12 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2013, 07:18:51 pm »

              Chào bác chủ! Tranphu341 cảm ơn bác chủ đã cho chúng tôi những người lính bb chỉ ở mặt đất, được biết thêm nhừng chuyện trên Trời. Cùng những mẩu chuyện chiến đấu rất oanh liệt, rất hào hùng của lực lượng Không Quân ta.

              Tôi có người bạn có cậu ruột là Đại Tá Phi công Nguễn Ngọc Sưu. Quê ở Đông Hưng Thái Bình. Năm 2005 có cùng tôi vào Tây ninh tìm mộ người em, Ông Cậu có kể là cũng đã bắn rơi được 3 mấy bay Mỹ. Bác chủ có biết bác Sưu không ạ?

               Chúc bác chủ luôn khỏe, viết đều tay. Chúc ngôi nhà của bác mới xây ngày càng đông vui ấm tình trên Trời, dưới Đất. Grin Grin Grin
Logged
Haianh_od
Thành viên
*
Bài viết: 64


« Trả lời #13 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2013, 12:19:07 am »

Chờ mãi mới thấy chú trở lại trong ngôi nhà mới, mong chú luôn khoẻ mạnh để có nhiều bài viết hay về KQND VN anh hùng.
Cháu đã nhận được thư và tín nhắn của chú, nhất định khi về nước cháu sẽ gặp các bác, các chú để được trực tiếp nghe chuyện.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #14 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2013, 02:20:11 pm »

 Xin chào các đồng đội thân yêu của tôi !
 Mấy ngày vừa qua, "nhà mạng" ở chỗ tôi có vấn đề, đến tận ngày hôm nay mới "khắc phục sự cố" nên cũng ngày hôm nay mới lại được nối lại liên lạc với các đồng đội được. "Vắng mặt có lí do". Mong các đồng đội thông cảm cho.
 Tôi có biết Đại tá Sưu - anh Bùi Văn Sưu bay trên MiG-17 thuộc Trung đoàn KQ tiêm kích 923. Anh thuộc về lớp đàn anh, đã từng tham gia chiến đấu, bắn rơi 3 máy bay F-4 của lực lượng Không quân Mỹ, vui tính, biết nhiều chuyện và cũng là người hay kể chuyện "tiếu lâm", bác tranphu 341 ạ ! Nói chung, tất cả các phi công trong "làng" phi công, đặc biệt là các phi công từng tham gia chiến tranh thì chúng tôi biết nhau hết, bởi những năm tháng ấy chúng tôi cơ động, trực chiến trên khắp các sân bay, đi đâu cũng gặp nhau. Đã có một thời, có lẽ mình áp dụng theo kiểu đánh "tam tầng, tứ tứ chế" nên ba loại MiG-17, MiG-19 và MiG-21 đều trực trên một sân bay. Điều ấy lại càng làm cho chúng tôi gần gụi nhau hơn. Bây giờ thì hàng năm, chúng tôi tổ chức gặp mặt theo năm nhập ngũ rồi sau đó mới chia ra gặp riêng theo từng chủng loại máy bay mà mình bay. Cũng là để có cơ hội nhìn lại nhau xem tổng thể "hom hem" đến mức nào và mặt có giống như "quả táo tàu trong thang thuốc Bắc" hay không. Tôi không hiểu các đồng đội ở các Quân, Binh chủng khác gặp nhau ra sao chứ "cánh lái" mà gặp nhau thì ầm ỹ lắm, toàn lôi cái xấu của nhau ra để trêu nhau, làm trò cười, tếu táo hệt như thời còn trẻ thôi.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #15 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2013, 10:23:59 pm »

 Tôi có thể kể một trận đánh mà anh Bùi Văn Sưu đã tham gia và trận đánh này được coi là một trong những trận đánh trên không dài nhất trong chiến tranh Không quân ở Việt Nam. Đó là trận đánh vào ngày 14 tháng 12 năm 1967. Ngày ấy là ngày đầu tiên của đợt tấn công thứ 7 của KQ Mỹ đánh các mục tiêu xung quanh Hà Nội. Buổi sáng, 30 chiếc F-105 và F-4 tiến hành đánh cầu Long Biên và nhà máy điện Yên Phụ. 1 chiếc F-105D đã bị bắn hạ, phi công bị bắt sống. Bộ Tư lệnh KQ nhận định bọn KQ Mỹ sẽ còn đánh tiếp vào buổi chiều nên đã giao nhiệm vụ cho Trung đoàn KQ 923 và biên đội 4 chiếc của các anh Lưu Huy Chao, Lê Hải, Bùi Văn Sưu và Nguyễn Đình Phúc đã cất cánh vào lúc 13 giờ 11 phút, bay về hướng Nhã Nam nhằm giữ chân tốp cường kích vào đánh sân bay Kép, nhưng thực ra bọn này lại bay xuống phía Nam Hải Dương và vòng lên đánh Hà Nội.. Biên đội phải quay về hạ cánh. Vào lúc hơn 16 giờ, biên đội của các anh lại tiếp tục xuất kích. Địch huy động lực lượng lớn máy bay F-8E và A-4 của các Phi đoàn VF-111 và VF-162 vào đánh phá. Các phi công của ta đã phát hiện được 4 chiếc F-8 từ cự li 20 km. Khi các máy bay A-4 thông báo có MiG, các máy bay F-8 đã lao vào quần nhau với biên đội của anh Lưu Huy Chao. Biên đội của các anh tách thành hai tốp áp sát mục tiêu, một tốp đánh ở độ cao 3000 mét, tốp kia đánh ở độ cao 1500 mét.
 Trên bầu trời Ninh Giang - Thanh Hà, hàng chục máy bay F-8 của Hải quân Mỹ và 4 chiếc MiG-17 quần nhau như một trận thư hùng, xoay tít như vòng đua ngựa gỗ, chiếc nọ cố bám theo chiếc kia để công kích. Trận không chiến càng trở nên căng thẳng, ác liệt khi tất cả đã kéo nhau xuống quần đảo ở độ cao cực thấp. Tiếng gầm rít của các động cơ phản lực, tiếng súng, tiếng tên lửa được bắn ra từ các máy bay của ta, của địch làm náo loạn thinh không. Bầu trời tưởng chừng như vỡ vụn bởi các máy bay cắt qua cắt lại đến chóng mặt. Bọn địch liên tục phóng tên lửa nhưng các MiG của ta đều tránh được. Sau 7 phút quần nhau ác liệt, tất cả 4 chiếc MiG của ta đều nổ súng. Số 1 Lưu Huy Chao trong trận này đã bắn rơi 1 chiếc F-8E. Vào lúc 16 giờ 30 phút, Sở chỉ huy lệnh cho biên đội thoát li.
 Phía Hải quân Mỹ phải công nhận trận này là trận hai bên thi thố tài năng, trận chiến diễn ra rất ác liệt và các phi công Việt Nam đã chiến đấu rất ngoan cường, thể hiện kỹ thuật không chiến điêu luyện, khiến cả 4 chiếc máy bay F-8 chống trả cực kỳ vất vả. Tổng thời gian của trận không chiến này kéo dài đến 10 phút 45 giây.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #16 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2013, 08:11:08 pm »

 Anh Bùi Văn Sưu về sau bay chuyển loại sang loại máy bay tiêm kích MiG-19. thuộc Trung đoàn Không quân tiêm kích 925. Đấy là những thông tin sơ bộ về Đại tá phi công Bùi Văn Sưu, bác tranphu 341 ạ. Không biết như vậy bác đã thấy ổn chưa. Nếu còn có những vấn đề gì bác cần nữa tôi xin sẵn sàng trợ giúp.
 Mà cũng lâu lắm rồi không thấy người rất hay ra tay giúp đỡ tôi khi cùng "bay biên đội" là huyphongssi xuất hiện. Chẳng rõ đồng đội ra sao, huyphongssi ơi !
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #17 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2013, 10:27:35 pm »

Anh Bùi Văn Sưu về sau bay chuyển loại sang loại máy bay tiêm kích MiG-19. thuộc Trung đoàn Không quân tiêm kích 925. Đấy là những thông tin sơ bộ về Đại tá phi công Bùi Văn Sưu, bác tranphu 341 ạ. Không biết như vậy bác đã thấy ổn chưa. Nếu còn có những vấn đề gì bác cần nữa tôi xin sẵn sàng trợ giúp.
 Mà cũng lâu lắm rồi không thấy người rất hay ra tay giúp đỡ tôi khi cùng "bay biên đội" là huyphongssi xuất hiện. Chẳng rõ đồng đội ra sao, huyphongssi ơi !
Huyphong đang trực ban ở đây anh Phicôngtiêmkích ơi Cheesy Quá trình tham gia chiến đấu của Mig-21 ở Việt Nam
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #18 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2013, 11:08:02 pm »

Tôi có biết Đại tá Sưu - anh Bùi Văn Sưu bay trên MiG-17 thuộc Trung đoàn KQ tiêm kích 923. Anh thuộc về lớp đàn anh, đã từng tham gia chiến đấu, bắn rơi 3 máy bay F-4 của lực lượng Không quân Mỹ, vui tính, biết nhiều chuyện và cũng là người hay kể chuyện "tiếu lâm",
Bác ơi, bác Sưu bắn rơi rơi 1 F-4 của địch trong trận không chiến tháng 1 năm 1968 đúng không ạ? Còn hai lần khác, bác Sưu bắn rơi máy bay địch vào thời gian nào ạ?
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #19 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2013, 11:03:27 am »

 Ngày 21 tháng 9 năm 1967, biên đội 4 chiếc của các anh Hồ Văn Quỳ, Nguyễn Đình Phúc, Bùi Văn Sưu và Lê Sĩ Diệp bí mật cất cánh chuyển sân từ Gia Lâm đến Kiến An và ngay chiều hôm đó đã nhận lệnh mở máy xuất kích. Máy bay của anh Nguyễn Đình Phúc không nổ máy được nên anh Lê Sĩ Diệp thế vào vị trí của anh Phúc ( bay số 2 ), còn anh Sưu bay số 3. Đội hình chiến đấu trong trận này chỉ có 3 chiếc. Các anh đã gặp tốp máy bay địch có cả F-4 lẫn A-4 ở cự li khoảng chừng 6 km. Số 1 Hồ Văn Quỳ ra lệnh vứt thùng dầu phụ, cơ động bám địch. Anh Quỳ bám theo một chiếc, đến cự li thích hợp, anh nổ súng trúng thằng F-4. Anh Bùi Văn Sưu khi nghe thông báo có 2 chiếc máy bay bên trái, thả thùng dầu phụ xong liền lập tức vòng trái bám theo chiếc số 2 của tốp F-4 tiếp cận đến cự li 300 mét, nổ súng, bắn một loạt đạn trúng chiếc F-4 đang bay ở vị trí số 2.
 Bọn địch khi thấy 2 đồng bọn của mình bị MiG bắn hạ đã tháo chạy. Trận không chiến kéo dài trong 4 phút và biên đội MiG của ta đã bắn rơi 2 chiếc F-4 của địch.
 Ngày 17 tháng 12 năm 1967 là ngày tổ chức đánh hiệp đồng giữa MiG-21 và MiG-17 của Không quân ta, cũng là ngày giành thắng lợi ròn rã. Trong trận không chiến này, phía MiG-21 sử dụng biên đội 3 chiếc của các anh Vũ Ngọc Đỉnh, Nguyễn Đăng Kính và Nguyễn Hồng Nhị, còn lực lượng MiG-17 gồm các anh Lưu Huy Chao, Nguyễn Hồng Thái, Bùi Văn Sưu và Lê Hải.
 Biên đội 3 chiếc MiG-21 gặp địch ở khu vực vùng trời Đoan Hùng- Phú Thọ, còn biên đội 4 chiếc MiG-17 thì không chiến với bọn địch ở vùng trời Yên Bái.
 Biên đội MiG-21 đã bắn rơi tại chỗ 3 máy bay F-105 của Không quân Mỹ ( anh Vũ Ngọc Đỉnh bắn rơi 2 chiếc và anh Nguyễn Hồng Nhị bắn rơi 1 chiếc ).
 Biên đội MiG-17 bắn rơi 2 chiếc sau khi đã kéo bọn F-4 xuống đánh quần ở độ cao thấp ( anh Bùi Văn Sưu bắn rơi 1 chiếc và anh Lê Hải bắn rơi 1 chiếc ) nhưng trong trận này anh Nguyễn Hồng Thái cũng bị tên lửa của F-4 bắn hạ. Anh đã hi sinh.
 Như vậy, trận đánh phối hợp, hiệp đồng tác chiến giữa 2 loại máy bay MiG-21 và MiG-17 trong ngày 17 tháng 12 năm 1967 đã bắt bọn Không quân Mỹ phải vứt bom ngoài mục tiêu để chạy thoát thân, không thực hiện được ý đồ đánh phá của chúng vào Hà Nội và 5 máy bay của bọn chúng đã phải đền tội. Ta bắn rơi 5 chiếc và hi sinh 1 phi công.
 Trong số máy bay của Không quân Mỹ bị bắn rơi và các giặc lái bị bắt làm tù binh có cả tên John D Ryan là con trai của Tướng John D Ryan - Tư lệnh Bộ chỉ huy Không quân Thái Bình Dương ( từ 1 tháng 2 năm 1967 đến 1 tháng 8 năm 1968 ) đấy !
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM