Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:07:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần II)  (Đọc 310358 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
cuubinh90
Thành viên
*
Bài viết: 17


« Trả lời #500 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2014, 04:04:53 pm »

Một lần nữa xin Chúc mừng năm mới tất cả các đồng đội !
 Mig21kq ơi ! Mình từng là lính của Trung đoàn Không quân 921 từ năm 1968 đến năm 1978, tức là có 10 năm thâm niên với Trung đoàn Không quân Sao Đỏ này. Vừa rồi nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trung đoàn, mình đã gặp lại được nhiều thành phần ở nhiều thế hệ. Một ngày thực sự vui và cảm động.
 Haianh_od chắc đã sang bên kia rồi ? Cuộc gặp gỡ ở nhà anh Lâm Văn Lích quả thực là thú vị, đúng không ? Cũng không mấy khi có được cuộc gặp bất ngờ đó đâu. Nó để lại nhiều ấn tượng trong mình lắm. Anh Hoàng Mạnh Thời - anh hùng đặc công mà mình nhắc đến quê ở vùng Giỏ của tỉnh Bắc Giang chứ không phải ở trong Nam đâu. Chúc Haianh mọi sự may mắn !
 Thưa các đồng đội ! Trong dịp Tết này có khá nhiều lễ hội, nhưng có một lễ hội có lẽ ít người biết đến hoặc ít để ý đến. Đó là lễ hội ở đình Bộ Đầu ( có nơi gọi là Bội Đầu ) vào ngày mồng 8 tháng Giêng. Lễ hội liên quan đến Thánh Gióng. Tương truyền, sau khi dẹp xong giặc Ân, Thánh Gióng bay về Trời từ mảnh đất Sóc Sơn. Khi lên gặp Ngọc Hoàng để tâu bẩm chuyện đánh giặc của mình xong, Ngọc Hoàng có hỏi :
     -  Chữ Trung thì ngươi đã làm trọn. Còn chữ Hiếu thì thế nào ?
Gióng chợt nhớ ra là trước khi về Trời đã không tạm biệt Mẹ và dân làng Phù Đổng nên xin Ngọc Hoàng cho quay lại hạ giới để làm nốt thủ tục ấy. Được chuẩn tấu, Thánh Gióng quay lại tìm Mẹ thì hay tin Mẹ đã bị con giải nuốt khi bà đi mò cua ven sông. Gióng liền xoạc chân đứng hai bên bờ sông, tay khoắng dưới sông mò tìm con giải. Mò đến vùng Bộ Đầu thì tóm được con giải liền lấy chân dậm lên. Xác mẹ Gióng từ bụng con giải trồi ra. Gióng định chôn cất xác Mẹ ở bên kia sông - bên Đông Kết nhưng khi hỏi địa danh thì gặp người nói ngọng, từ Đông Kết lại phát âm thành Đống Cứt. Nghe thấy bẩn quá, Gióng liền đem xác Mẹ sang chôn bên này sông thuộc vùng Tây Kết, nay là vùng Bộ Đầu. Trong đình làng Bộ Đầu có tượng Thánh Gióng chân dẫm lên con giải, một bàn tay xòe ra nâng tòa tháp - đấy chính là bà mẹ hóa thành. Những ai muốn tìm hiểu lịch sử xin mời về Bộ Đầu vào dịp Tết này. Chuyện về Thánh Gióng tìm xác Mẹ tôi không thấy sách vở nào nói đến, nhưng người dân Bộ Đầu thì biết và truyền khẩu nhau. Từ Tía rẽ lên bờ sông Hồng rồi đi xuôi chừng 2 km, đình làng ở phía bên phải đường. Thực hư chuyện này thế nào tôi không khẳng định được. Xin mời các bạn cứ đến dự hội để tìm hiểu !
Chú hay quá!!! Không biết tầng sâu văn hóa của chú tới tận đâu? Mà chú dành nhiều chuyện quá !!! Shocked Shocked Shocked
Logged
pladv1508
Thành viên
*
Bài viết: 15


« Trả lời #501 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2014, 04:17:22 pm »

Cảm ơn bác phicôngtiêmkích đã dành thời gian trả lời thắc mắc của thế hệ hậu sinh chúng cháu.
Chúc bác giữ gìn sức khỏe để hành quân cùng VMH.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #502 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2014, 09:08:25 pm »

 Cám ơn cuubinh90 và pladv1508 đã động viên tôi để tôi có thêm sức mà viết tiếp những gì cần viết. Ngày hôm nay Quân chủng tổ chức kỷ niệm 59 năm ngày truyền thống Không quân. Dù mưa gió nhưng các thế hệ đã gặp nhau trong bầu không khí thật ấm áp và cảm động. Có những người lặn lội từ Cao Bằng, Lạng Sơn xuống. Có người từ miền Nam ra... Tất cả các mái đầu đều nhuốm bạc hết. Thời trẻ trai đã qua theo năm tháng ... nhưng ai nấy đều phấn chấn, hồ hởi. Tháng Ba này là tháng cũng có nhiều sự kiện. Sang năm chắc sẽ tổ chức lớn hơn. Cuốn Hồi ký KQ tập 1 của KQ đã xong, chắc sang năm sẽ có cuồn Hồi ký tập 2 với nhiều bài viết chất lượng. Hy vọng các đồng đội sẽ tìm đọc.
 Vào tháng Ba này, tôi lại nhớ đến những bài tôi viết về tháng Ba. Cũng xin gửi lại đây một chút chia sẻ cùng các đồng đội :

   Tháng Ba

 Lạ lùng cái tiết tháng Ba
 Gió se sẽ gió, giời xa xa giời
 La đà bao vạt mây trôi
 Vỏ cây khe khẽ nhú chồi non tơ

Mưa  bay như thực như mơ
Ngõ làng tim tím, mơ mờ sắc hoa
Lạ lùng cái tiết tháng Ba
Mỏng manh mỏng mảnh như là lời thơ

Li ti gì một sợi tơ
Thắt lòng một nút, ngẩn ngơ một đời !...


    Về quê

Tôi về Quê, dạ nao nao
Ngắm mưa Xuản rắc bụi vào tháng Ba
Mướt xanh những vạt cỏ gà
Thảng đâu đằng hắng giọng ca dế mèn
Ngõ làng như lạ như quen
Gió ngoài sông đuổi sóng chen kín bờ
Hoa xoan phủ tím bến mơ
Cánh buồm nâu cõng tuổi thơ quay về
Chân trần khỏa cát ven đê
Lắng trong sâu thẳm, Đất Quê thì thầm
Những lời trao gửi tri âm !...
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #503 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2014, 08:16:29 pm »

 Nhân dịp ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, xin chúc tất cả các đồng đội nữ luôn mạnh khỏe, tươi trẻ, hạnh phúc và con quái vật thời gian không dám bén mảng đến nhan sắc của lực lượng đại diện cho một nửa thế giới !
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #504 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2014, 09:01:47 am »

    xuanv338 xin chào bác tiemkich. Đã lâu em cũng ít có thời gian vào trang. Câu truyện dài hơi  " Có một cuộc........" cũng còn đang giang dở. Hôm nay cận ngày mồng 8/3 vào trang tiemkich mà thấy lòng lâng lâng vui khi nhận được lời chúc mừng tốt đẹp của anh cựu lính nhà trời gửi tới chị em nữ CCB nhân ngày phụ nữ 8/3. Thay mặt chị em trên VMH và những người cựu lính nữ. Em xin được gửi lời cảm ơn và kính chúc bác luôn mạnh khoẻ, vui vẻ, may mắn trong cuộc sống và có thật nhiều bài thơ tuyệt vời như thế nữa. xuanv338 kính bác.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Ba, 2014, 01:59:01 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Viet Trung 51
Thành viên
*
Bài viết: 142


« Trả lời #505 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2014, 11:40:03 am »

Xin phép bác Phicong tiemkich, trường hợp này tôi đã post trong “Cựu chiến binh tìm đồng đội !” (20 Tháng Mười Một, 2012), nhưng nay vẫn ko có phản hồi.
Thực tình nội dung hơi khác với chủ đề của chuyên mục, nhưng bạn tôi vẫn mong mỏi có thêm thông tin về CCB PKKQ - liệt sỹ Trần Hải Thanh, nên xin post lại ở đây, mong các đồng đội PKKQ giúp đỡ thông tin.

Chào các anh.
Tôi có một người bạn tên là Tống Quang Anh, cựu HSMN, hiện ở TP Hồ Chí Minh. Bác Quang Anh có muốn tìm thông tin về 1 người bạn học sinh miền nam trước đây đã hy sinh trên đất Bắc. Thư bác Quang Anh viết:
“Nói về đội ngũ HSMN trong quân chủng không quân, tôi có một anh bạn thân, tên Trần Hải Thanh, học cùng lớp ba (trường 22), lên lớp 7 (trường 26) lại cùng học chung. Hết lớp bảy, anh ta chuyển trường khác, sau đó thì nhập ngũ vào binh chủng phòng không không quân (khoảng năm 1965-1966). Anh ta đã hy sinh trong lần bảo vệ sân bay Sao Vàng (hình như ở Thanh Hóa), ngày 30.08.1968, được phong liệt sỹ. Không biết các anh có nắm được thông tin về anh ta?”.
Qua diễn đàn rất mong đồng chí nào đã từng ở sân bay Sao Vàng năm 68 cho biết thông tin thêm về trường hợp hy sinh của anh Trần Hải Thanh.
xxx
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #506 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2014, 08:26:46 pm »

 Cám ơn Xuanv338 đã ghé thăm "nhà". Cũng lâu rồi tôi chưa qua thăm Xuanv338 được, hãy thứ lỗi cho tôi nhé !
 Viet Trung 51 ạ ! Tôi lục lại tất cả danh sách liệt sĩ của Không quân từ năm 1965 đến 1966, tổng cộng có 39 liệt sĩ nhưng không có ai tên là Trần Hải Thanh. Có thể, anh Trần Hải Thanh thuộc lực lượng Phòng không cũng nên. Tôi sẽ cố gắng tìm. Hy vọng sớm có câu trả lời.
 Giai đoạn này tôi đang cố viết cho xong bản thảo về Anh hùng phi công Đỗ Văn Lanh nên có phần sao nhãng trên trang này. Mong các đồng đội thông cảm cho.
Logged
Viet Trung 51
Thành viên
*
Bài viết: 142


« Trả lời #507 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2014, 09:32:08 pm »

Chào bác Phicongtiemkich.
Rất cảm ơn bác đã có phản hồi ngay.
Anh Quang Anh có viết thêm thế này: "Lớp tôi có Trần Hải Thanh, học hết lớp 7 (1964) trường HSMN thì ra trường ngoài, đến hết lớp 8 (1965) thì xin đi bộ đội, vào binh chủng phi công (hắn mê lái máy bay từ nhỏ).
Trần Hải Thanh đã hy sinh trong trận đánh nhau với máy bay Mỹ, bảo vệ sân bay Sao Vàng, ngày 30 tháng 8 năm 1968, được phong liệt sỹ.
Khi còn học chung hồi lớp 7 ở trường 26, Thanh học ở đâu được mấy bản đờn cổ nhạc cải lương, như sáu câu vọng cổ, các điệu Xuân tình, Hoài tình, Nam ai, Lý con sáo, Khốc hoàng thiên, Kim tiền bản... thế là hắn và tôi tạo thành một cặp đờn ca tài tử trong lớp... " Như vậy anh Hải Thanh này còn có đặc điểm dễ nhận là biết đàn, hát vọng cổ, với khả năng này dễ dàng nhận ra hơn trong đơn vị.
Tôi cũng vừa nhắn anh Quang Anh cho biết thêm đặc điểm để tìm LS như: ở binh chủng nào trong PKKQ: KQ, Tên lửa, cao xạ, rada... Nhập ngũ tháng nào, ở đâu, nếu biết phiên hiệu đơn vị thì càng dễ tìm kiếm. Khi có thêm TT từ Quang Anh tôi sẽ bổ xung. Hy vọng chúng ta sẽ tìm được LS Hải Thanh.
Logged
Haianh_od
Thành viên
*
Bài viết: 64


« Trả lời #508 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2014, 05:43:05 am »

Đã 3 tuần rồi kể từ khi trở lại Odessa-Ukraine hôm nay cháu mới lại vào ngôi nhà của chú PCTK. Do tình hình chính trị bất ổn tại Ukraine suốt ngày chỉ kịp vào xem thời sự và giá cả ở đây. Hôm nay vừa tổ chức cho chị em phụ nữ Việt Nam tại thành phố Odessa nhân ngày 8-3 cháu tranh thủ ghi ít dòng để chú và mọi người hiểu rõ hơn những chính biến tại Ukraine. Báo chí Việt Nam ở xa quá nên nhiều bài không thể hiện đúng sự thật. Có những báo đăng ảnh không đúng về cuộc sống và con người Việt Nam tại Ukraine. Có cả những nhà báo không đến Maidan (từ Quảng trường gọi bằng tiếng Ukraine) nhưng lại viết và đăng ảnh như đã tham gia ở vùng nóng trong thời gian này. Khủng hoảng chính trị tại Ukraine có thể chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu từ cuối tháng 11/2013 đến 22/2/2014 sau khi chính quyền của tổng thống Yanukovich từ chối ký Thỏa thuận với EU. Ban đầu chỉ là sinh viên và số ít dân chúng biểu tình tại Maidan Nhezaleznosti (Quảng trường Tự do-Kiev, nơi có phố Kreshatik nổi tiếng và nhiều tòa nhà chính quyền). Sau đó biểu tình được nhân rộng với tên gọi Euromaidan và xuất hiện phong trào Pravyi Sektor (phong trào cánh hữu), người biểu tình đã lập các chiến lũy tại các khu vực này để chống trả lưc lượng cảnh sát chống bạo động Berkut. Đã có những cuộc đàn áp biểu tình rồi nhân nhượng, thỏa thuận. Người biểu tình cũng đã chiếm các tòa nhà công sở, dùng gạch đá, bom xăng, súng hơi, súng trường để tấn công cảnh sát. Lực lượng Pravyi Sektor được đào tạo và tài trợ của nước ngoài đã 2 năm nay dẫn đầu trong phong trào biểu tình rất bài bản, có định hướng lâu dài. Khi thỏa thuận của chính quyền và phe đối lập là thả vô điều kiện những người biểu tình bị bắt thì người biểu tình sẽ rời khỏi các tòa nhà công sở đang chiếm đóng. Ngày 17/2 là thời hạn cuối và được 2 bên thực hiện. Ngày 18/2 chính quyền dùng lực lượng cảnh sát chiếm giữ các tòa nhà người biểu tình vừa rút. Đụng độ có tiếng súng xảy ra và có người chết (26 người 2 bên bị thiệt mạng). Sang ngày 19, 20/2 số lượng người chết do bị bắn tỉa tăng nhanh. Hiện nay con số người chết được Bộ Y tế công bố khoảng 100 người ( lúc thì là 88, 96 khi lại 107). Thực tế có thể hơn nhiều vì còn khoảng 300 người bị mất tích. Đêm 21/2 thỏa thuận được ký kết với sự chứng kiến của đại diện EU và Nga (Nga không ký vào thỏa thuận). Ngày 22/2 tổng thổng Yanukovich bỏ trốn khỏi dinh thự, phe đối lập chiếm chính quyền. Những chứng cứ tham nhũng, độc đoán của tổng thống và phe cánh làm dân chúng căm phẫn.
Giai đoạn thứ 2 của cuộc khủng hoảng bắt đầu bằng việc phe đối lập nắm quyền yêu cầu bỏ luật ngôn ngữ (coi tiếng Nga là ngôn ngữ chính thống thứ 2 tại các vùng có trên 10% người xử dụng. Họ đòi bỏ đảng Cộng sản, phá hủy tượng Lênin và các lãnh tụ thời Liên xô, người Nga. Người của họ bắt đầu trả thù những quan chức chính quyền cũ mà họ cho là tham nhũng. Bắt đầu các cuộc biểu tình của người nói tiếng Nga tại Crimea và các tỉnh miền Đông như Kharcov, Lugansk và Đơnhetsk. Chính quyền lâm thời muốn sửa sai nhưng đã muộn. Người Nga nhảy vào Crimea cùng chính quyền tự trị ở đây chiếm chọn vẹn các vị trí trọng yếu. Đến nay họ đã kiểm soát toàn bộ Crimea và Quốc Hội, Chính phủ tự trị Crimea bất tuân Kiev. Họ dự định trưng cầu dân ý về việc để Crimea theo Nga hay giữ lại Ukraine với quyền tự trị cao nhất (quan hệ với Kiev theo các thỏa thuận), ban đầu dự định 25/5 (đúng ngày bầu cử tổng thống), sau chuyển sang 30/3 rồi hôm qua thống nhất tiến hành vào 16/3. Các tỉnh miền Nam như Odessa, Nhikolaiev và Kherson cũng gồm nhiều người nói tiếng Nga nhưng không đồng tình chia cắt nên đỡ bị ảnh hưởng và hỗn loạn hơn.
Mỹ và EU thì hứa nhiều nhưng chưa giúp, Ukraine thì ở trên bờ phá sản. Tình hình căng thẳng và thay đổi hàng ngày. Tuy vậy nội chiến là khả năng xấu nhất, được nói tới nhiều nhất cũng khó xảy ra vì quân đội Ukraine quá kém và không đủ lực để tồn tại. Lệnh tổng động viên được ban ra nhưng không được thực hiện, máy bay trực thăng, vận tải Nga bay vào Crimea liên tục mà Ukraine chỉ 1 lần cho SU-27 bay lên. Cái đáng sợ nhất là những cuộc biểu tình cứ diễn ra tại các tỉnh miền Đông liên miên và kéo dài. Kinh tế Ukraine đã yếu kém sẽ càng kém hơn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến bà con người Việt Nam tại Ukraine. Nếu ai trong số thành viên của ngôi nhà mình có người thân cần trợ giúp xin liên hệ. Haianh sẽ cố gắng hết khả năng.
Ngày hôm nay lại căng thẳng hơn với các tin đồn Nga Mỹ không thỏa thuận được, Nga sẽ hủy quan hệ ngoại giao với Ukraine vì không công nhận chính phủ lâm thời. Tuy trên thùng thuốc nổ vậy nhưng tại Ukraine vẫn đi lại bình thường, không có những sự truy sát cũng như ồn ào biểu tình nữa. Không khí như sự bình lặng ở giữa chiến trường. Cháu sẽ thông tin thường xuyên để mọi người nắm được.
Cuối cùng có lẽ buồn hơn cả là tin chú Lưu Huy Chao đã mất, các PCTK đã mất đi một đồng đội. Chú cho cháu gửi lời chia buồn đến gia đình chú Chao nhé.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Ba, 2014, 11:25:48 pm gửi bởi Haianh_od » Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #509 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2014, 09:44:22 pm »

 Viet Trung 51 ơi ! Tôi đã tìm lục các tài liệu liên quan đến ngày 30-8-1968. Trong tháng 8 năm 1968 thì ngày 25-8 là ngày có trận không chiến cuối cùng của tháng là giữa biên đội 2 chiếc MiG-21 của Phạm Thanh Ngân, Nguyễn Ngọc Thiên với bọn F-4. Hai bên quần nhau ở khu vực Nam Đàn - Nghệ An bất phân thắng bại. Hai chiếc của ta về hạ cánh an toàn tại sân bay Sao Vàng-Thanh Hóa.
 Ngày 7-8-1968 ta có mất một phi công là Võ Xuân Quang. Anh hy sinh khi bay huấn luyện tại sân bay Kusôpscaia ( thuộc Liên xô ). Ngoài ra, trong tháng 8-1968 không có liệt sĩ Không quân nào cả. Nếu biết được phiên hiệu đơn vị của anh Trần Hải Thanh thì tra cứu sẽ nhanh hơn. Tôi cứ nghĩ là anh ấy thuộc đơn vị pháo hoặc tên lửa của Phòng không, Viet Trung ạ !
 Cám ơn Hai Anh đã cho biết khá chi tiết về tình hình bên Ucraina. Tôi cứ thấy lo cho bà con mình đang ở bên đó vì nghe tin gọi nhập ngũ với cả người Việt. Hãy cho bọn tôi biết thêm diễn biến nhé !

 Ngày hôm qua, khi đi lòng vòng dưới mưa qua các phố thì tôi đã bắt gặp cây sưa đang trổ hoa. Mới sực nhớ ra là tháng Ba này là tháng của hoa sưa. Chính cái thời tiết nồm ẩm này giục cho hoa bật ra khỏi cành với màu trắng tinh khôi. Tháng này cũng là tháng của hoa bưởi nữa.

Gió trườn nhẹ qua các ô cửa sổ
Phố chập chờn, mờ ảo giữa màn mưa
Cây trầm mặc đứng bên ngôi chùa cổ
Bỗng cựa mình, tung trắng hoa sưa !
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM