Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:11:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần II)  (Đọc 310381 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #50 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2013, 01:19:38 pm »

Các bạn Huyquang87 và Phonghuyssi à.
Thực ra mạch điện cao thế 3 pha có 2 cách mắc là hình sao 3 đây pha và 1 dây trung tính(Nối đất,tất nhiên có tác dụng chống sét).
Cách hình tam giác chỉ có 3 dây pha mà không có dây trung tính,vai trò chống sét là lõi sắt ở cột điện.Vậy nói theo các bạn là chưa đủ nhé,thân ái.
Cái này Huyphong không ở ngành điện nên không rõ lắm anh thaynhin ạ. Chỉ biết ở thời chống Mĩ, lưới điện miền Bắc có 2 loại đường dây là cao thế 110kV và trung thế 35kV. Đường dây 110kV chạy mạch 3 pha có thiết kế dây trung tính nối đất kết hợp dây chống sét ở đỉnh cột. Còn đường dây 35kV mắc hình sao trung tính cách li kiểu thiết kế lưới điện của LXô và Trung quốc mới có chống sét qua lõi cột hoặc dây thu lôi nối đất.

        Cảm ơn bác PCTK đã cất công tìm hiểu hộ.Bác và huyphongssi cho em hỏi,trong không chiến chúng ta có biện pháp gì để phòng tránh tên lửa dẫn đường bằng ra đa của địch hay không,vì em theo dõi trên topic thấy chúng ta bị dính đòn của tụi bắn lén này khá nhiều.
       
Những trường hợp máy bay ta bị trúng tên lửa dẫn ra đa thường do bị máy bay địch tập kích bất ngờ hoặc trong lúc ham không chiến mà không có cảnh giới.

Muốn tránh tên lửa dẫn bằng ra đa của địch thì phi công phải biết được thời điểm địch chuẩn bị phóng và phóng đạn, cự li giữa máy bay ta và máy bay địch, hướng tên lửa địch tới để có động tác cơ động tránh né phù hợp.

Các máy bay MiG-21 của ta có bộ thu tín hiệu ra đa SPO-2 gắn ở chóp nhọn phía trên cùng của đuôi đứng để cảnh báo cho phi công qua tai nghe trên mũ bay biết việc đang bị ra đa máy bay địch ngắm bắn hoặc chiếu xạ dẫn đường cho tên lửa đối không tấn công. Tùy theo chế độ hoạt động của ra đa trên máy bay địch lúc ngắm bắn hay chiếu xạ dẫn tên lửa mà tín hiệu âm thanh cảnh báo tút dài hay tút ngắn, tút mau hay tút thưa. Nếu tín hiệu âm thanh cảnh báo tút dài và thưa tức là máy bay địch đã mở ra đa trinh sát và ngắm bắn về hướng máy bay ta. Còn nếu tín hiệu âm thanh tút ngắn và mau tức là máy bay địch đã chuyển ra đa điều khiển sang chế độ chiếu xạ để dẫn tên lửa. Tuy nhiên do việc bố trí ăng ten thu tín hiệu của đài thu SPO-2 hướng về phía sau máy bay nên những đòn tấn công tên lửa dẫn bằng ra đa từ hướng chính diện của địch sẽ rất khó bị phát hiện để phi công kịp thực hiện động tác cơ động tránh đạn.

Để không bị động trước đòn tấn công tên lửa dẫn ra đa của máy bay địch, thì ngoài việc tự quan sát tình huống trên không và dựa vào máy thu cảnh báo SPO-2, phi công còn cần được sự hỗ trợ cảnh giới và yểm hộ từ các phi công khác trong cùng biên đội, cũng như việc cảnh giới của sĩ quan dẫn đường mặt đất thông qua ra đa và trạm quan sát mắt.   
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
vuanh71
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #51 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2013, 01:09:44 am »

  Cháu cảm ơn chú Phi công tiêm kích ạ.
Logged
huyquang87
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #52 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2013, 03:11:32 pm »

Các bạn Huyquang87 và Phonghuyssi à.
Thực ra mạch điện cao thế 3 pha có 2 cách mắc là hình sao 3 đây pha và 1 dây trung tính(Nối đất,tất nhiên có tác dụng chống sét).
Cách hình tam giác chỉ có 3 dây pha mà không có dây trung tính,vai trò chống sét là lõi sắt ở cột điện.Vậy nói theo các bạn là chưa đủ nhé,thân ái.
Cái này Huyphong không ở ngành điện nên không rõ lắm anh thaynhin ạ. Chỉ biết ở thời chống Mĩ, lưới điện miền Bắc có 2 loại đường dây là cao thế 110kV và trung thế 35kV. Đường dây 110kV chạy mạch 3 pha có thiết kế dây trung tính nối đất kết hợp dây chống sét ở đỉnh cột. Còn đường dây 35kV mắc hình sao trung tính cách li kiểu thiết kế lưới điện của LXô và Trung quốc mới có chống sét qua lõi cột hoặc dây thu lôi nối đất.
Vâng thời chống Mĩ thì cháu cũng không được rõ lắm. Còn bây giờ thường thì các đường dây từ 35Kv trở xuống không có dây chống sét lắp trên đỉnh cột. Tùy theo cấp điện áp 110kV-220kV hay 500kv, 1 mạch hay 2 mạch và khu vực có thường xuyên có sét hay không mà dùng 1 hoặc 2 dây chống sét. Dây chống sét ở đây còn đóng vai trò là dây cáp quang nữa.
Nếu nói như bác Thaynhin thì cũng chưa hẳn là đủ. Ngoài dây chống sét ra thì còn có hệ thống tiếp địa dưới móng cột nữa, và còn một số hệ thống bảo vệ quá điện áp khí quyển ở trong trạm.
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #53 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2013, 08:03:53 pm »

       Cảm ơn bác PCTK đã cất công tìm hiểu hộ.Bác và huyphongssi cho em hỏi,trong không chiến chúng ta có biện pháp gì để phòng tránh tên lửa dẫn đường bằng ra đa của địch hay không,vì em theo dõi trên topic thấy chúng ta bị dính đòn của tụi bắn lén này khá nhiều.
        
Những trường hợp máy bay ta bị trúng tên lửa dẫn ra đa thường do bị máy bay địch tập kích bất ngờ hoặc trong lúc ham không chiến mà không có cảnh giới.

Muốn tránh tên lửa dẫn bằng ra đa của địch thì phi công phải biết được thời điểm địch chuẩn bị phóng và phóng đạn, cự li giữa máy bay ta và máy bay địch, hướng tên lửa địch tới để có động tác cơ động tránh né phù hợp.

Các máy bay MiG-21 của ta có bộ thu tín hiệu ra đa SPO-2 gắn ở chóp nhọn phía trên cùng của đuôi đứng để cảnh báo cho phi công qua tai nghe trên mũ bay biết việc đang bị ra đa máy bay địch ngắm bắn hoặc chiếu xạ dẫn đường cho tên lửa đối không tấn công. Tùy theo chế độ hoạt động của ra đa trên máy bay địch lúc ngắm bắn hay chiếu xạ dẫn tên lửa mà tín hiệu âm thanh cảnh báo tút dài hay tút ngắn, tút mau hay tút thưa. Nếu tín hiệu âm thanh cảnh báo tút dài và thưa tức là máy bay địch đã mở ra đa trinh sát và ngắm bắn về hướng máy bay ta. Còn nếu tín hiệu âm thanh tút ngắn và mau tức là máy bay địch đã chuyển ra đa điều khiển sang chế độ chiếu xạ để dẫn tên lửa. Tuy nhiên do việc bố trí ăng ten thu tín hiệu của đài thu SPO-2 hướng về phía sau máy bay nên những đòn tấn công tên lửa dẫn bằng ra đa từ hướng chính diện của địch sẽ rất khó bị phát hiện để phi công kịp thực hiện động tác cơ động tránh đạn.

Để không bị động trước đòn tấn công tên lửa dẫn ra đa của máy bay địch, thì ngoài việc tự quan sát tình huống trên không và dựa vào máy thu cảnh báo SPO-2, phi công còn cần được sự hỗ trợ cảnh giới và yểm hộ từ các phi công khác trong cùng biên đội, cũng như việc cảnh giới của sĩ quan dẫn đường mặt đất thông qua ra đa và trạm quan sát mắt.  
Trong các loại MiG-21 mà ta được trang bị sau này, loại MiG-21MF (mẫu máy bay 96F) năm 1972 và MiG-21bis (mẫu máy bay 75A) năm 1979 được gắn đài thu thế hệ mới SPO-10 cảnh báo bị ra đa chiếu xạ cả ở bán cầu sau lẫn bán cầu trước. Đài SPO-10 này có 5 đầu thu: 1 đầu thu ở chóp nhọn trên đuôi đứng để cảnh báo bán cầu sau như các loại MiG-21 đời trước, 1 cặp đầu thu gắn gần đèn đạo hàng ở 2 bên mép cánh trước để cảnh báo bán cầu trước và 1 cặp đầu thu ở ăng ten khung vòng của la bàn vô tuyến trên sống đuôi đứng để cảnh báo 2 bên sườn. Ngoài các đầu thu, bộ SPO-10 còn có 1 bảng điều khiển và 1 bảng hiển thị báo nguy dùng kèm báo nguy bằng tín hiệu âm thanh (ở MiG-21MF như của anh Tuân thì bảng hiển thị này được gắn bên vành trái kính ngắm PKI).
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Hai, 2013, 08:48:33 pm gửi bởi huyphongssi » Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
pvnaf
Thành viên
*
Bài viết: 23


« Trả lời #54 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2013, 12:23:29 pm »

Em nghĩ chiếc 5207 ở bảo tàng Bắc Ninh là khá nguyên bản. Trong phim kỷ niệm 50 năm KQNDVN phát năm 2007 trên VTV1 vẫn còn thấy sử dụng các máy bay dòng 520x-528x... cụ thể chiếc 5201 và 5212 đều còn bay. Cá nhân em chụp ảnh trên Nội Bài vẫn thấy 5284 và nhiều chiếc 52xx khác vẫn còn bay vào thời điểm năm 2009-2010. Thế nên em nghĩ số càng và số khung chắc không khác nhau. Hôm nào em sẽ lên đó tìm hiểu số khung của chiếc đó.

Thực sự em vẫn rất muốn biết có bao nhiêu chiếc sơn rằn ri và xuất xứ của nó một cách thích đáng hơn.

Bác Huyphongssi trả lời giúp em câu hỏi còn tồn đọng ở bài trước với. Thanks bác...

===

E cũng xin phép được hỏi thêm thông tin nữa mà em đang tìm hiểu nhưng chưa có câu trả lời.

Theo tài liệu lịch sử dẫn đường không quân, trung đoàn 921 nhận một số bay trinh sát Mig-21R hay còn gọi là F-94R (izd 03)cùng đợt 1 loạt máy bay chuyển tiếp chỉ huy Mi-8KP về trung đoàn 916 vào tháng 3 năm 1979. Lô này nhận trước lô 24 Mig-21Bis vào tháng 7. Đây là máy bay F-94 cải tiến với sống lưng to hơn để chứa thêm xăng cho việc bay lâu hơn, và các cục cảm biến radar và cảnh báo nguye hiểm ở 2 đầu cánh. May bay mang theo các pod R, N và D để chup ảnh...

Trong tài liệu Lịch sử trung đoàn 371, cũng có nói, năm 1976 trung đoàn 921 cử 1 phi đội vào Đà Nẵng bay huấn luyện và làm nhiệm vụ trực chiến và bay biển ở Đà Năng từ 3-4 năm. Phi đội này sau đó được chuyển sân ra Yên Bái, và giải thể vào tháng 5/1979, để thành lập 1 phi đội chiến đấu và trinh sát do đại úy Nguyễn Văn Toàn làm phi đội trưởng. Ngay sau đó, trung đoàn 921 tiếp nhận 12 máy bay, 12 phi công và 2 máy bay Mig-21R(F-94R) từ Đà Nẵng ra...

Như vậy, dựa vào 2 thông tin trên có thể nhận thấy, máy bay MIg-21R (F-94R) được tiếp nhận vào khoảng tháng 3/1979 và phi đội trinh sát thuộc 921 được thành lập tháng 5/1979 để điều khiển loại máy bay mới này. Cũng từ tài liệu đó được biết 2 chiếc Mig-21R chuyển về 921. Như vậy có ít nhất 2 chiếc R.

Qua anh phi cong tiem kich và bác huyphongssi, em rất muốn tìm hiểu xem lô máy bay F-94R này:
1. Gồm có mấy chiếc
2. Số hiệu bao nhiêu
3. Bố trí ở các trung đoàn nào...

Qua tìm hiểu em cũng được biết 1 chiếc đã rơi năm 1987 bên Trung Quốc. Nói chuyện với các anh phi công có tuổi còn bay ở trung đoàn 931 em được biết, các anh có biết những máy bay trinh sát này thời còn ở 921, nhưng đã quên mất số hiệu.

Do vậy rất mong các anh thạo về KQND và đã từng bay Mig-21 có thể giải đáp 3 câu hỏi trên của em... Xin chân thanh cảm ơn các anh.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #55 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2013, 08:12:17 pm »

 Xin bổ sung chi tiết về việc tránh tên lửa. Trong quá trình bọn tôi được dẫn dắt tiếp cận địch và cả trong không chiến, các sĩ quan dẫn đường, đặc biệt là dẫn đường trên hiện sóng thường xuyên theo dõi các vị trí giữa ta và địch. Bằng kinh nghiệm dẫn dắt của mình qua các trận đánh, thường các sĩ quan dẫn đường đã phán đoán chính xác được vào thời điểm nào, ở cự li nào địch sẽ phòng tên lửa. Khi nghe giọng các anh ấy hô : "Cơ động trái ( hoặc phải ) gấp !" là chúng tôi phải cơ động và kéo gấp ngay. Chỉ cần chậm một phần bao nhiêu của giây thôi là có thể "dính" tên lửa của địch ngay. Sau này, có các đài bổ trợ quan sát bằng mắt, các anh trực ở các đài bổ trợ ấy cũng giúp chúng tôi nhiều lắm. Trong biên đội chúng tôi cũng cảnh báo, thông tin cho nhau nhưng có những trận vì bị nhiễu đối không nặng nên không thể thông báo cho nhau được. Chính bản thân từng phi công cũng có những giác quan, tự phán đoán và cũng tự xử lí được khá nhiều trường hợp.
 Chuyện máy bay trinh sát của ta vào thời ký những năm 80, pvnaf nếu có chuyến nào vào sân bay Vinh hoặc đi nghỉ ở Cửa Lò vụ hè này chẳng hạn, nên ghé vào sân bay Vinh, tìm gặp Giám đốc sân bay. Đấy chính là người từng nhảy dù sang TQ, qua đó pvnaf sẽ hiểu được thêm nhiều.
 Tiếp tục đến những trận đánh đêm. Mở màn cho năm 1966 là trận đánh không thể nào quên vào đêm 3 tháng 2. Đêm ấy phi công Lâm Văn Lích xuất kích và được dẫn ra phía Hòa Bình, lên độ cao 4500 mét để bám theo tốp cường kích địch thứ nhất đang hoạt động trên trục Tân Lạc - Suối Rút. Tại khu vực Tây Nam Tân Lạc, vì địch vòng đi vòng lại nên ta rơi vào thế đối đầu, rồi đến lần thứ hai thì ta từ thế ngang bằng trở thành xông trước địch. Sở chỉ huy nhận định rằng địch chưa hề hay biết có lực lượng của ta nên khi còn cách Mai Châu 10 km, anh Lâm Văn Lích được dẫn vòng trái 1 vòng. Ta đã ở phía sau tốp địch thứ nhất. Anh Lâm Văn Lích phát hiện, bình tĩnh ngắm bắn rồi sau khi công kích thoát li sang bên phải. Một chiếc bị trúng đạn. Cùng lúc đó, anh được thông báo là có tốp cường kích thứ hai đang bay ở phía trước. Anh Lâm Văn Lích phát hiện ngay và lập tức ngắm bắn. Chiếc thứ 2 bị trúng đạn. Đấy là 2 chiếc cường kích phản lực A-6 của Không quân thuộc Hải quân Mỹ đã bị phi công Lâm Văn Lích bắn rơi trong đêm bằng MiG-17. Lúc đó là 19 giờ 42 phút. Anh Lâm Văn Lích nhận lệnh giảm độ cao xuống 1000 mét và được dẫn về hạ cánh ở sân bay Đa Phúc ( Nội Bài )
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #56 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2013, 10:03:20 pm »

Em nghĩ chiếc 5207 ở bảo tàng Bắc Ninh là khá nguyên bản. Trong phim kỷ niệm 50 năm KQNDVN phát năm 2007 trên VTV1 vẫn còn thấy sử dụng các máy bay dòng 520x-528x... cụ thể chiếc 5201 và 5212 đều còn bay. Cá nhân em chụp ảnh trên Nội Bài vẫn thấy 5284 và nhiều chiếc 52xx khác vẫn còn bay vào thời điểm năm 2009-2010. Thế nên em nghĩ số càng và số khung chắc không khác nhau. Hôm nào em sẽ lên đó tìm hiểu số khung của chiếc đó.

Thực sự em vẫn rất muốn biết có bao nhiêu chiếc sơn rằn ri và xuất xứ của nó một cách thích đáng hơn.

Bác Huyphongssi trả lời giúp em câu hỏi còn tồn đọng ở bài trước với. Thanks bác...

===

E cũng xin phép được hỏi thêm thông tin nữa mà em đang tìm hiểu nhưng chưa có câu trả lời.

Theo tài liệu lịch sử dẫn đường không quân, trung đoàn 921 nhận một số bay trinh sát Mig-21R hay còn gọi là F-94R (izd 03)cùng đợt 1 loạt máy bay chuyển tiếp chỉ huy Mi-8KP về trung đoàn 916 vào tháng 3 năm 1979. Lô này nhận trước lô 24 Mig-21Bis vào tháng 7. Đây là máy bay F-94 cải tiến với sống lưng to hơn để chứa thêm xăng cho việc bay lâu hơn, và các cục cảm biến radar và cảnh báo nguye hiểm ở 2 đầu cánh. May bay mang theo các pod R, N và D để chup ảnh...

Trong tài liệu Lịch sử trung đoàn 371, cũng có nói, năm 1976 trung đoàn 921 cử 1 phi đội vào Đà Nẵng bay huấn luyện và làm nhiệm vụ trực chiến và bay biển ở Đà Năng từ 3-4 năm. Phi đội này sau đó được chuyển sân ra Yên Bái, và giải thể vào tháng 5/1979, để thành lập 1 phi đội chiến đấu và trinh sát do đại úy Nguyễn Văn Toàn làm phi đội trưởng. Ngay sau đó, trung đoàn 921 tiếp nhận 12 máy bay, 12 phi công và 2 máy bay Mig-21R(F-94R) từ Đà Nẵng ra...

Như vậy, dựa vào 2 thông tin trên có thể nhận thấy, máy bay MIg-21R (F-94R) được tiếp nhận vào khoảng tháng 3/1979 và phi đội trinh sát thuộc 921 được thành lập tháng 5/1979 để điều khiển loại máy bay mới này. Cũng từ tài liệu đó được biết 2 chiếc Mig-21R chuyển về 921. Như vậy có ít nhất 2 chiếc R.

Qua anh phi cong tiem kich và bác huyphongssi, em rất muốn tìm hiểu xem lô máy bay F-94R này:
1. Gồm có mấy chiếc
2. Số hiệu bao nhiêu
3. Bố trí ở các trung đoàn nào...

Qua tìm hiểu em cũng được biết 1 chiếc đã rơi năm 1987 bên Trung Quốc. Nói chuyện với các anh phi công có tuổi còn bay ở trung đoàn 931 em được biết, các anh có biết những máy bay trinh sát này thời còn ở 921, nhưng đã quên mất số hiệu.

Do vậy rất mong các anh thạo về KQND và đã từng bay Mig-21 có thể giải đáp 3 câu hỏi trên của em... Xin chân thanh cảm ơn các anh.
Loại Mig-21R này giải nghệ đã lâu nên tìm lại thông tin của chúng rất mất thời gian. Pvnaf nên theo lời khuyên của anh Phicôngtiêmkích vào sân bay Vinh hoặc trực tiếp điện thoại gặp anh Tôn (Trần Ngọc Tôn) để hỏi thêm nhé.

Còn về đám MiG-21bis rằn ri, nếu pvnaf có điều kiện đi 921 hoặc 371 thì cố gắng liên hệ với bên kĩ thuật để lục xem lí lịch máy bay xem anh em ở đấy còn lưu hay không.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
MTT
Thành viên
*
Bài viết: 24


« Trả lời #57 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2013, 11:06:26 pm »

Bác pvnaf à, em thấy bác hỏi hơi kỹ về các máy bay (MIG) đang còn tồn tại hiện giờ. Mục đích cụ thể để làm gì nhỉ?
Logged
luckyluke
Thành viên
*
Bài viết: 63



« Trả lời #58 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2013, 11:12:49 pm »

Cháu cũng nghĩ giống bác MTT,xem bác pvnaf viết cứ như là thu thập tin tức tình báo ý.
Logged

Mết In Việt Nam
Haianh_od
Thành viên
*
Bài viết: 64


« Trả lời #59 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2013, 12:38:23 am »

Chú PCTK ơi, hôm nay mọi người gửi cho cháu bài báo này: http://dienban.quangnam.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=6974&Itemid=27
Cháu đoán chú Dũng và chú Xây cùng lứa với chú có đúng không ah? Chú có thông tin gì thêm về chiến công của các chú Dũng, Xây không? Vì tác giả bài báo viết chưa được chuẩn lắm. Như cháu là con trai ba Tào thì bị thành con gái, hay như chị gái, anh rể ba cháu thì mẹ cháu vẫn kể từ lâu. Do điều kiện công tác (mẹ cháu là chuyên gia ở Campuchia đến 1988, còn cháu học ở Nga năm 1986 mới về Hải quân) phải đến năm 1989 cả nhà mới về quê tìm họ hàng chứ không phải đến lúc đấy mới biết.
Chúc chú khỏe và viết bài đều đều.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM