Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 10:13:55 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần II)  (Đọc 310818 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #440 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2013, 11:03:55 pm »

 Cám ơn KiKi đã đến Lê-nin-grat - thành phố Anh hùng từng trụ qua bao năm bị bọn phát xít Đức phong tỏa. Thật cảm động khi KiKi đã có sự đồng cảm với chúng tôi - những người mang nặng ân tình với nước Nga !
 Chúng tôi vẫn nuôi hy vọng sẽ có ngày trở lại nơi mình từng gắn bó một thời trai trẻ, đặc biệt là những tình cảm đầu tiên cho tình yêu bầu trời !
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #441 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2013, 12:15:29 am »

Chúc bác phicongtiemkich viết được cuốn sách hay về người bạn thân, người anh hùng và đồng đội một thời. Hi hi: bác nhận ra ông Isaep trong ảnh chụp đơn trong giấy thông hành thời 68-69 do bác Trần Hanh ký, mà lại không nhận ra ông Isaep trong ảnh chụp chung cùng nữ anh hùng KQ Liên Xô, thiếu tá cận vệ Marina Chesneva, được post ở trang trước.   Grin
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #442 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2013, 10:06:13 pm »

 Đúng là tôi chỉ nhận ra thày Isaep  ở ảnh chụp mình thày thôi. Thời gian trôi đi làm cho người ta ngày càng mai một về trí nhớ và sức lực. Chắc thày cũng chẳng nỡ trách tôi đâu. Mấy chục năm trôi qua chẳng một lần gặp lại thày còn gì. Vừa rồi, tôi có cơ hội đi thăm các cựu phi công - những cánh bay tiêm kích ngang tàng một thời nay đã bị "con quái vật thời gian" hành hạ. Tôi cứ thấy buồn và nuối tiếc những hình ảnh xưa của các anh. Những hình ảnh thật đẹp và oai hùng. Hình như tôi bắt đầu thấy sờ sợ rằng nếu cứ ngắm nhìn các anh nhiều lần ở cái độ bây giờ thì sẽ mờ mất những nét "lẫm liệt" của một thời. Biết làm thế nào được. Anh hùng Lê Hải thì cứ nhắc đi nhắc lại rằng : "Anh phải tranh thủ dặn dò lại cho em cho cẩn thận kẻo chẳng kịp vì anh sắp 75 rồi !". Ôi chao là cái tuổi tác ! Ai mà chẳng phải già ! Tôi bây giờ thì có vẻ còn "nhâng nháo" đấy, nhưng dăm năm nữa chắc lại giống anh Lê Hải cũng nên. Tôi đang cố giành giật thời gian để viết những gì còn có thể viết được. Chắc các đồng đội cũng thông cảm cho tôi !.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #443 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2013, 08:41:06 am »

Đúng là tôi chỉ nhận ra thày Isaep  ở ảnh chụp mình thày thôi. Thời gian trôi đi làm cho người ta ngày càng mai một về trí nhớ và sức lực. Chắc thày cũng chẳng nỡ trách tôi đâu. Mấy chục năm trôi qua chẳng một lần gặp lại thày còn gì. Vừa rồi, tôi có cơ hội đi thăm các cựu phi công - những cánh bay tiêm kích ngang tàng một thời nay đã bị "con quái vật thời gian" hành hạ. Tôi cứ thấy buồn và nuối tiếc những hình ảnh xưa của các anh. Những hình ảnh thật đẹp và oai hùng. Hình như tôi bắt đầu thấy sờ sợ rằng nếu cứ ngắm nhìn các anh nhiều lần ở cái độ bây giờ thì sẽ mờ mất những nét "lẫm liệt" của một thời. Biết làm thế nào được. Anh hùng Lê Hải thì cứ nhắc đi nhắc lại rằng : "Anh phải tranh thủ dặn dò lại cho em cho cẩn thận kẻo chẳng kịp vì anh sắp 75 rồi !". Ôi chao là cái tuổi tác ! Ai mà chẳng phải già ! Tôi bây giờ thì có vẻ còn "nhâng nháo" đấy, nhưng dăm năm nữa chắc lại giống anh Lê Hải cũng nên. Tôi đang cố giành giật thời gian để viết những gì còn có thể viết được. Chắc các đồng đội cũng thông cảm cho tôi !.

Baoleo em chỉ biết nói được một câu với bác Phicongtiemkich: Vâng.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #444 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2013, 09:39:28 pm »

 Tôi muốn kể lại chuyện mà ít người biết về việc phi công - Anh hùng Đỗ Văn Lanh đã lập kỳ tích trong đời bay vào ngày 24-5-1972 sau khi thoát li khỏi trận không chiến, máy bay của anh đã hết dầu, động cơ tắt ngấm. Sở chỉ huy lệnh cho anh bỏ máy bay, nhảy dù đến 3 lần nhưng anh vẫn không muốn rời bỏ "con chiến mã" của mình, đưa nó về hạ cánh trên sân bay Đa Phúc an toàn. Chuyện ấy cho tới nay chưa một phi công MiG-21 nào trên thế giới này làm được cả. Vì tôi còn phải sưu tầm tài liệu, gặp gỡ các nhân chứng rồi mới viết được. Mong các đồng đội đừng "sốt ruột". Tôi sẽ sớm trở về "nhà" của mình để tâm sự với các đồng đội !
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #445 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2013, 09:52:53 pm »

Như vậy anh Đỗ Văn Lanh hạ cánh Mig-21 như tàu lượn. Đúng là kỳ tích, chờ bài của bác phicongtiemkich.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #446 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2013, 09:48:13 pm »

 qtdc ơi, anh Đỗ Văn Lanh không thể hạ kiểu tàu lượn được vì lực nâng của MiG-21 rất kém một khi nó chết máy ở trên không. Bản thân nó nặng gần 3 tấn. Nếu không có động cơ thì nó sẽ rơi như cục sắt, mà người Nga có câu ngạn ngữ là "như lưỡi rìu ném xuống nước". Đương nhiên, vào cái trận chiến của ngày 24-5-1972 ấy thì Lanh vẫn có độ cao và tốc độ. Thời tiết đảm bảo, sân bay lúc bấy giờ đã sẵn sàng tiếp thu, Sở chỉ huy giúp đỡ tích cực nhất khi có thể. Vậy là hội đủ 3 yếu tố : Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa ... Và người anh hùng của chúng ta đã lập được kỳ tích. Tôi sẽ kể sau !
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #447 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2013, 10:22:46 pm »

qtdc ơi, anh Đỗ Văn Lanh không thể hạ kiểu tàu lượn được vì lực nâng của MiG-21 rất kém một khi nó chết máy ở trên không. Bản thân nó nặng gần 3 tấn. Nếu không có động cơ thì nó sẽ rơi như cục sắt, mà người Nga có câu ngạn ngữ là "như lưỡi rìu ném xuống nước". Đương nhiên, vào cái trận chiến của ngày 24-5-1972 ấy thì Lanh vẫn có độ cao và tốc độ. Thời tiết đảm bảo, sân bay lúc bấy giờ đã sẵn sàng tiếp thu, Sở chỉ huy giúp đỡ tích cực nhất khi có thể. Vậy là hội đủ 3 yếu tố : Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa ... Và người anh hùng của chúng ta đã lập được kỳ tích. Tôi sẽ kể sau !
Vậy thì em rất mong chờ bài của bác. Động cơ mà đã không làm việc được thì việc thay đổi tốc độ và độ cao để có đường bay tiếp đất theo ý muốn coi như không làm được. Rất tiếc anh Lanh mất quá sớm, nếu không trường hợp này chính anh ấy phải mổ xẻ thật chi tiết cả về các yếu tố khách quan và chủ quan của vụ hạ cánh hi hữu trên. Em nghĩ nếu không có trình độ lái điêu luyện và thần kinh thép thì không thể thành công được. Đồng thời nếu không có cơ sở chắc chắn thì em cho rằng anh Lanh cũng không bao giờ quyết định làm như vậy.
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #448 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2013, 10:12:51 am »

Cám ơn KiKi đã đến Lê-nin-grat - thành phố Anh hùng từng trụ qua bao năm bị bọn phát xít Đức phong tỏa. Thật cảm động khi KiKi đã có sự đồng cảm với chúng tôi - những người mang nặng ân tình với nước Nga !
 Chúng tôi vẫn nuôi hy vọng sẽ có ngày trở lại nơi mình từng gắn bó một thời trai trẻ, đặc biệt là những tình cảm đầu tiên cho tình yêu bầu trời !

Góp trang của bác Huy ảnh Lênin grat thành phố anh hùng cho sinh động./.

Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #449 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2013, 09:39:55 pm »

 Cám ơn đồng đội thaiminhhung đã cho ngắm lại thành phố Anh hùng Lêningrat để cho những kỷ niệm của một thời xa xăm lại ùa về.
 Trở lại chuyện của Đỗ Văn Lanh. Lanh nhập ngũ năm 1965. Chúng tôi thì lên tàu liên vận xuyên Xi-bê-ri sang Liên-xô học bay trên loại MiG-21, còn Lanh thì cũng lên tàu ngược miền Tây Bắc của Tổ quốc sang Trung quốc học bay trên MiG-17. Về nước, Lanh được biên chế về Trung đoàn không quân tiêm kích 923. Chúng tôi thì về 921. Đến năm 1970, Lanh cùng với các anh Võ Sỹ Giáp, Cao Sơn Khảo, Lê Khương, Trần Sang, Hạ Vĩnh Thành, Nguyễn Duy Tường, Ngô Duy Thư, Lê Minh Dương... chuyển loại lên MiG-21. Đợt chuyển loại này có cả Phạm Tuân, nhưng vì Tuân còn tham gia trong đội tuyển bóng chuyền, đang thi đấu nên về sau chuyển loại một mình.
 Tính năng của MiG-17 và MiG-21 khác nhau nhiều lắm : từ tính năng kỹ chiến thuật đến cách thức điều khiển, rồi phương thức không chiến, cách đánh căặn, cách sử dụng vũ khí ... Nếu kể ra hết thì rất dài dòng, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, Lanh đã "thuần phục" được "con chiến mã" MiG-21. Trong đợt chuyển loại này, về sau đã có 3 người được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng là Phạm Tuân, Đỗ Văn Lanh và Lê Khương.
 Lanh bước vào trực chiến và tham gia những trận không chiến vào đúng thời kỳ căng thẳng, ác liệt nhất. Đó là năm 1972 - năm mà Không quân, Hải quân Mỹ đã qua những lớp huấn luyện nâng cao trình độ trong không chiến,đã có những cải tiến quan trọng trên các máy bay, nhất là loại F-4 và đã mở hẳn chiến dịch "tìm diệt MiG".
 Nếu như ở những năm trước, tỉ lệ máy bay tiêm kích đi hộ tống trong đội hình còn ít thì vào năm 1972, tỉ lệ máy bay tiêm kích đi yểm ôộ đội hình tấn công là 3/1 và chúng chủ động tìm MiG để giao chiến. Chúng tôi thực sự vất vả với bọn chúng và có những trận đã chịu tổn thất do chúng gây ra.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM