Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:47:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần II)  (Đọc 310807 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #410 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2013, 11:18:21 pm »

 xuanv338 xin chào anh phicongtiemkich.  Chúc mừng anh phicongtiemkich và huonghn76. Vậy là đến hôm nay hai người đã chọn được giờ lành, tháng tốt  để chạm cốc và phân xong ngôi thứ. Kể ra mà có trọng tài là người từng đã có công đề nghị cuộc phân ngôi thứ của hai người bấy nay thì hay quá.

  Thôi nhự vậy là vui lắm rồi. Cái chính là mọi người được thêm gần nhau hơn, thân thiện hơn. Giờ này cũng đã khuya rồi xuanv338 xin chúc cho anh một đêm ngủ ngon. Ngày mai có chuyến về quê thăm U được mọi điều như ý. CB chào anh.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Một, 2013, 09:44:59 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #411 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2013, 09:14:02 pm »

 Cám ơn Xuanv338 ! Nếu hôm ấy mà được báo trước thì chắc sẽ mời Xuanv338 làm trọng tài, bấy giờ thì vui lắm !
 Tôi đã ở quê lên, giữ đúng lời hứa vào viết ngay đây !
 Mấy đêm ở quê thôi mà tôi phải trải qua nhiều luồng ý nghĩ quá. Thoạt tiên thì nhớ lại cái ngày chạy vội về thăm nhà tí chút khi trên đường cơ động từ sân bay Sao Vàng - Thanh Hóa ra. Khi đó, tôi đã viết :
   Con về quê giữa chiều Đông
   Ao làng cạn nước, kín nòng nọc bơi
   Lũy tre lá trút bời bời
   Đồng xa, gió rét táp chồi mạ non
   Mẹ cha ngày một héo hon
   Lúc đi bỗng thấy mắt con cay xè !
 Vậy mà đã mấy chục năm trôi qua rồi. Bố tôi cũng đã mất đến chục năm nay, còn lại mỗi u già héo hon. Làng quê tre pheo cũng chẳng còn. Ngày trước thì tre bao bọc quanh làng. Lũy tre gắn với lửa trẻ chúng tôi biết bao nhiêu là kỷ niệm, êm đềm có mà chát chúa cũng có. Người ta thường hỏi nhau thay vì cái câu : "Ở làng nào ?" bằng : "Ở chòm tre nào?". Bây giờ thì làng trống hơ trống hoác, đường 1 mới chạy tít trên cao, trên những nóc nhà ở quê, về đêm những xe công-te-nơ lao rầm rầm, đất đai như chao nghiêng hẳn đi. Tôi ngơ ngơ ngẩn ngẩn như kẻ mất hồn.

   Lũy tre làng tôi hầu như không còn nữa
   Rổ, rá bây giờ được thay bằng đồ nhựa
   Lũ trẻ trong làng cũng không biết đánh đáo, chơi khăng
   Tuổi thơ tôi xa khuất chốn vĩnh hằng
   Đầu sương muối, tôi lần tìm chốn cũ
   Phượng cháy đỏ một thời, nay ủ rũ
   Chân tôi theo những ký ức nao lòng
   Trời như cũng khác xa thời mây trắng bềnh bồng
   Tôi chạy ngược triền đê, cỏ may găm đầy nỗi nhớ
   Không còn được nghe những tiếng ve, tiếng dế
   Chỉ thấy tiếng gào ở quán ka-ra-ô-kê,
                những tiếng chát, xình ...
   Dòng sông như cạn hết phù sa, chỉ uể oải cựa mình
   Sóng như ngàn nếp nhăn trầm tư trên vầng trán
   Tôi cố tìm lai ngọn gió lành thưở còn thơ
   Gió hình như cũng đã bị người đem bán
   Chống chếnh cõi lòng
   Tôi thấy mình có tội với quê xưa
   Một làng quê không lấy lại được bao giờ !...

 Rồi tôi muốn nghe lại những tiếng gà gáy canh một, canh hai ... để báo thức, giục giã nông phu thức dậy, đi làm nhưng cũng chẳng thấy nốt. Thay vào đó là những tiếng tao tác của gà trong những chiếc bu, chiếc lồng qua lại chợ gia cầm lớn nhất miền Bắc ngay gần phía bờ sông với những sự náo động chao chát của những việc bán mua ...

   Tôi về ngủ lại ở quê
   Căng tai cốt chỉ được nghe tiếng gà
   Mà sao quê cứ nhạt nhòa
   Quê tôi như chẳng phải là quê tôi
   Quê thành quá vãng mất rồi
   Ở quê sao cứ bồi hồi ... nhớ quê ?!.

 Thật cũng bùi ngùi ! Tôi chẳng biết còn có những đồng đội nào cùng tâm trạng với tôi nữa không ?
 Vẫn đang mùa rươi đây. Xuanv338 chắc chẳng thích ăn rươi nên có lẽ cũng quên khuấy mất rồi ?
 
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #412 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2013, 10:05:12 am »

 xuanv338 kính chào bác phicongtiemkich. Chào tất cả các bác đang tham gia diễn đàn. xuanv338 thật là tiếc cho buổi gặp mặt với các bác và còn mất một chức trọng tài để phân ngồi thứ của hai anh em họ nhà phi công.

   Ngày xưa bác lính của nhà trời chằng kém lãng mạn chút nào. Cũng là những vần thơ nói về làng quê mình, vậy là làng của bác cũng có những luỹ tre xanh. Phải thôi làng quê Việt nam đều giống nhau. Ngày anh em mình học chương trình sách giáo khoa thời ấy còn có cả bài "cây tre Việt Nam" bác còn thuộc không ạ! Lâu rồi em chỉ còn láng máng vài câu.

   Mấy chục năm rồi xa quê, bây giờ trở lại chắc sẽ có rất nhiều người có cùng tâm trạng như bác phicongtiemkich trong đó có xuanv338 đấy. Đúng thật như vậy đấy bác ạ! Làng quê của em cũng thế, đổi thay đến chóng mặt. Cảnh đẹp hoang sơ ngày xưa nay đã không còn. Có nhà ai làm nhà tre nữa đâu, rổ rá, chổi tre  bây giờ thay bằng đồ nhựa, Cả làng chỉ còn lác đác vài khóm tre nho nhỏ. Luỹ tre xanh cùng con Ngòi vào Thu đầy nước trong veo, có những mảng rong đuôi chó lập lờ dưới mặt nước chở che cho những đàn tép riu lượn lờ ôm quanh xóm Đạo giờ đây cũng không còn nữa. Thay vào luỹ tre là những hàng cây Bạch Đàn, là những cây cảnh đắt tiền hơn. Con ngòi đã được san bằng đặt lên trên nó là những ngôi nhà xây, khang trang. Đến cái khóm tre nhà bà Khè trong câu truyện hồi ức của cô Mục Đồng CB giờ đây cũng chỉ còn là trong ký ức. Biết là cái đẹp, cái đổi thay của hiện đại hôm nay. Nhưng mà! Nhớ lại cảnh đẹp bình dị xưa nó cứ thấy bồi hồi sao xuyến làm sao ấy!

   Ngày xưa mấy nhà có cái đồng hồ báo thức để biết giờ. Cả ngày dài thì lấy bóng của mặt trời để ước tính giờ. Khi thấy bóng minh tròn xoe in xuống mặt đường tính là 12 giờ trưa. Khi thấy cái bóng ngả dài thì chiều đã nghiêng dần vào lúc hoàng Hôn, biết trời gần tối. Còn đêm tiếng gà gáy đêm đã phân ra canh Một, canh Hai, canh ba để đoán trời sắp sáng.

  Bác phicongtiemkich có một trí nhớ về với hoài niệm thật tuyệt vời. bác nhắc lại làm cho xuanv338 lại khát thèm  và hình dung lại cái bình dị của làng xưa.

   Hôm nay cơn bão haiyan vừa đi qua. Trời Thái Bình sáng nay gió hiu hiu cùng những hạt mưa lất phất đền cây. Tuy bão không to như cơn bão Sơn Tinh năm 2012 nhưng từ chiều tối đã xuất hiện gió và mưa lớn, từ lúc 1 giờ đến gần 3 giờ sáng đêm qua gió mạnh lên, cũng giật mạnh từng cơn chẳng biết cấp bao nhiêu chỉ biết sáng nay khu chợ đường Lý Bôn Thái Bình cũng có nhiều cây cối đổ, ít mái nhà lợp Tôn bị tốc mái. Hiện chưa có thông tin cụ thể về thiệt hại.

   Đúng vào nước Rươi thì Cơn bão về kèm theo những trận mưa to làm lấp lỗ Rươi sâu quá. Không biết nước Rươi sau lũ sâu đất có đủ khả năng vượt lên mặt nước? Trước ngày bão, phiên chợ quê em có nhiều Rươi tiếc là không có máy ảnh mang theo để chụp những thúng Rươi còn tươi, trông thật hấp dẫn.

  xuanv338 xin đính chính với bác tiêmkich là em chỉ không ăn mắm Rươi thôi chứ Rươi làm chả thì cũng ăn ngon đấy bác phicongtiemkich nhé! Hôm về chợ quê nhiều nhưng lại vội đi không còn thời gian thi công món chả nên em đành gìm lại cơn thèm để đợi nước Rươi sau.  

  xuanv338 cũng có đôi lời bộc bạch với tất cả những người lính đều ở làng quê ra đi trong đó có bác phicongtiemkich. Bác yên tâm mọi người sẽ chỉ không nói được lên và không có những câu thơ hay ghi lại ký ức như bác. Nhưng  em chắc trong mỗi đồng đội chúng ta, những người xa quê đều có chung cảm nhận nhớ quê hương, nhớ về ký ức. Bác đừng vội tủi thân. Grin.

   xuanv338 xin dừng chúc mọi người mạnh khoẻ, luôn vui vẻ hợp đồng tác chiến cùng các binh chủng trên trận địa "Tửu" để cùng nhau ôn lại một thời. Em chào và chúc cho riêng bác tiemkich khoẻ, luôn được về quê thăm U và thấy U vẫn khoẻ mạnh và luôn nhớ mùa Rươi.



  
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Một, 2013, 02:20:10 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
phaphai
Thành viên
*
Bài viết: 330


« Trả lời #413 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2013, 11:33:08 am »

Cây tre của Thép Mới "...mấy chục loài khác nhau nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng..."
Nhưng còn có bài thơ này nữa:
Lũy tre xanh xanh
Làng tôi làng anh
Cùng giống nhau nhỉ
Có lũy tre xanh
Trong lũy tre xanh
Có con sáo sậu
Nó hót thanh thanh
Dưới lũy tre xanh
Có mái nhà tranh
Có người cày cấy
Nuôi tôi và anh
Chúng ta yêu lũy tre xanh,
Yêu con sáo sậu, yêu anh đi cày.

Cây tre đã bị mất chỗ đứng trong kinh tế (vì thế lũy tre cũng mất chỗ đứng ở đại đa số làng quê đồng bằng Bắc bộ), nhưng cũng không có nghĩa là không thể tìm thấy làng quê vẫn còn lũy tre, những con đường mòn lối trâu đi dưới bóng tre,... Các bác chịu khó lên Vĩnh Phúc, hay gần ngay Hà Nội thì vẫn còn mấy cái xóm cạnh Đền Mía (chưa đến Đường Lâm),...!
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Một, 2013, 11:43:23 am gửi bởi phaphai » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #414 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2013, 12:01:39 pm »

 xuanv338 chào bác chủ và cảm ơn phaiphai đã P lên trang bác phicongtiemkich bài thơ thật hay nói về cây tre VN của nhà thơ Thép Mới. Đọc bài thơ chắc mỗi chúng ta ở cái tuổi cận kề U 60 trở lên chắc không thể không bồi hồi xao xuyến nhớ lại hình ảnh của làng xưa, nhớ luỹ tre xanh của làng anh, làng tôi.

  phaiPhai nói đúng. làng quê Việt nam hiện nay chưa phải đã hết hình ảnh của luỹ tre xanh ven làng. Nhưng riêng làng quê của xuanv338 thì chỉ còn thoáng thoáng những khóm tre đơn lẻ  mà thôi. Còn cái luỹ tre làng và con ngòi lượn theo quanh làng thuở xưa của làng tôi thì đã mất từ lâu không còn dấu tích. Còn nói về con đường đất gồ gề sống trâu ngày xưa quê hương Thái Bình cũng đã được thanh toán hết kể cả từ trong ngõ xóm từ những năm cuối thập kỷ 90.

    Vậy năm 1997 mới có tiếng trống nổi dậy chống tham nhũng của nhân dân một số địa phương ở Thái Bình, tụ tập, trống phách.....có nơi còn hơi quá khích để  đấu tranh với những cá nhân của chính quyền địa phương về tội lợi dụng vào việc xây dựng các công trình ấy để tham nhũng đấy ạ!

   Bù lại là toàn tỉnh Thái Bình trong thời điểm đó thực hiện xây dựng chuẩn hoá. Điện - Đường - Trường  - Trạm. Không còn làng nào không có điện, Các trạm y tế xã và trường học đều được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc gia. Đường bê tông hoá đến tận ngõ xóm, ra tận các khu bãi tha ma của làng. Bộ mặt của Thái Bình đã được khang trang rất nhiều. Cái nổi cộm của Thái Bình vào cuối thập kỷ 90 là như vậy.

   Một lần nữa cảm ơn phaiphai. tôi đã được biết khuôn mặt của phaiphai qua ảnh trông thật là đôn hậu trên trang Hà Giang và tình đồng đội. Chúc sức khoẻ phaiphai.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Một, 2013, 11:41:56 am gửi bởi xuanv338 » Logged
phaphai
Thành viên
*
Bài viết: 330


« Trả lời #415 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2013, 09:12:02 pm »

Cảm ơn bác XuânV338!
Hôm nay em vừa tìm được quyển "Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam" và đang đọc.
Em cũng phát hiện một lỗi nhỏ chưa có trong tờ đính chính kèm theo sách là ngày tháng của trận tập kích Sơn Tây. Đó phải là ngày 20 tháng 11 năm 1970 chứ không phải là 20 tháng 10. Vì em nhớ tối hôm đó trường em tổ chức dạ hội mừng cho các thầy cô giáo. Hôm sau lên lớp cô giáo chủ nhiệm đến mắt đỏ hoe vì bố cô bị thương trong trận ấy. Cụ già là cán bộ được đi nghỉ an dưỡng mà biệt kích Mỹ nhầm trại an dưỡng thành trại nhốt tù binh Mỹ!
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Một, 2013, 09:57:38 pm gửi bởi phaphai » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #416 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2013, 07:01:32 am »

    xuanv338 chào bác chủ. Chào phaiphai. Bác chủ thì vắng nhà , mình chỉ chào gió cho đúng phép thôi phaiphai ạ.

 phaiphai nói ngày Mỹ tập kích Sơn Tây định giải thoát bọn giặc lái bị bắt là ngày 20/11/1970 mới đúng. Nghe có cơ sở thật, có thể trong chuyện này phaiphai lại đúng nữa. vì chính sử cũng có cái vẫn còn bị nhầm tý chút. ví dụ như số của xe tăng đầu tiên tiến vào Dinh Tổng Thống...họ đã sửa sai. Gần đây trên trang mình thấy các bác từng là lính Tây Nguyên tham gia trực tiếp cũng đang tranh cãi về ngày quân ta đánh trận mở màn trong chiến dịch mùa xuân năm 1975 ở Tây Nguyên.

  Trên trang quân sử này sẽ còn nhiều điều hay được mở ra của những người tham gia trực tiếp cho chính sử được đúng hơn. bác phicongtiemkich chắc qua nay bận việc. hôm nay về đọc bài này của phaiphai chắc lính nhà trời lại xôm chuyện đây. chúc phaiphai có nhiều thêm những tìm tòi, có những nhân chứng sống góp phần vào chính sử.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Một, 2013, 11:45:11 am gửi bởi xuanv338 » Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #417 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2013, 08:49:19 am »

 Cám ơn xuanv338 và phaphai đã chia sẻ những cảm xúc về làng quê. Cứ mỗi lần nghĩ về làng quê là trong lòng lại xốn xang biết bao nhiêu kỷ niệm, cho dù có nhà thơ đã từng viết : "Kỷ niệm nào rồi cũng thành dĩ vãng / Mây của trời rồi gió sẽ cuốn đi / Người năm cũ trở thành người xa lạ / Miền cô thôn bỗng chốc hóa kinh kỳ !". Sự thay đổi đúng là nhanh chóng, nhanh tới mức ghê gớm, nhưng những gì lưu lại trong ký ức thì chẳng thể nào phai mờ được, nhất là nơi làng quê, nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tôi cứ luôn đau đáu nhớ về quê, càng ngày thì càng nhớ, như người xưa thường nói : "lá rụng về cội". Lúc khỏe đã nhớ, lúc ốm yếu lại càng nhớ hơn :

   Mấy hôm ốm rặt nằm mơ
   Thấy làng quê, thấy những bờ tre xanh
   Ấm mùi bùn đất nồng tanh
   Rồi mùi hoa bưởi, hoa chanh ... dặt dìu
   Nghe vi vu tiếng sáo diều
   Con bò gặm vạt nắng chiều ... ngẩn ngơ
   Cong cong làn gió lay hờ
   Như đưa ta đến bến bờ hư vô
   Chập chờn cơn tỉnh, cơn mơ
   Làng quê mới đó... đã mờ mờ xa !...

 Cám ơn phaphai đã phát hiện cho cái ngày Mỹ tập kích vào Sơn Tây ! Chúng tôi sẽ chuẩn xác lại thông tin này và sớm đưa vào đính chính nếu nay mai có in nối bản hoặc tái bản. Rất mong có được những phát hiện giá trị của các đồng đội và các độc giả.

 Cơn bão thứ 14 đã qua rồi. May mà nó không gây thiệt hại gì lớn cho đất nước ta, đặc biệt là vùng quê của xuanv338 và một số quê của các đồng đội khác ở vùng ven biển, nhưng nó đã để lại hậu quả quá nặng nề cho đất nước Phi-lip-pin. Thật là một thảm họa thế kỷ. Lại đang hình thành một cơn bão nữa. Không biết rồi sức tàn phá của nó sẽ thế nào. Tôi cứ nhớ đến bài hát "Đừng ví em là biển" trong đó có những câu : "... mỗi năm ngàn trận bão. Tan nát cả tâm hồn ...". Đúng là sức tàn phá của thiên nhiên kinh khủng không biết đến nhường nào. Một phần lớn cũng chính là do con người gây ra khi tàn phá, hủy hoại môi sinh, làm mất cân bằng sinh thái ... thì ta phải gánh chịu hậu họa... Ngày xưa đâu có nhiều bão và bão tố đâu có khủng khiếp như bây giờ !.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #418 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2013, 01:08:20 pm »

 Phaphai thân mến !
 Sáng nay, mấy anh em trong nhóm tác giả chúng tôi đến thăm anh Nguyễn Văn Cốc và chúng tôi có ngồi xét lại thông tin mà phaphai góp ý về trận tập kích Sơn Tây. Trong sách ở trang 543 có nói về "Chiến dịch giải cứu bất thành tù binh-phi công Mỹ ở Sơn Tây ( đêm 20-11-1970 ). Đối chiếu với tài liệu "Trận tập kích ...ở Sơn Tây" do Nhà xuất bản Công An nhân dân xuất bản ) thì cũng là đêm 20-11 rạng 21-11-1970. Như vậy là sách "Những trận không chiến ..." in không sai đâu, phaphai ạ !
 Cũng xin được thông báo là đã có cuốn sách đóng thiếu mấy chục trang ( từ trang 588 đến trang 621 ). Đế nghị những bạn nào khi tiếp xúc với tài liệu xin lưu ý cho chi tiết này. Nhóm tác giả đang làm việc với NXB đấy ! Hy vọng là phaphai không nằm trong trường hợp thiếu những trang đã nêu.
 Cám ơn phaphai nhé !
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #419 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2013, 01:30:40 pm »

   Mấy hôm ốm rặt nằm mơ
   Thấy làng quê, thấy những bờ tre xanh
   Ấm mùi bùn đất nồng tanh
   Rồi mùi hoa bưởi, hoa chanh ... dặt dìu
   Nghe vi vu tiếng sáo diều
   Con bò gặm vạt nắng chiều ... ngẩn ngơ
   Cong cong làn gió lay hờ
   Như đưa ta đến bến bờ hư vô
   Chập chờn cơn tỉnh, cơn mơ
   Làng quê mới đó... đã mờ mờ xa !...

     xuanv338 xin cảm ơn lời chia sẻ của bác phicongtiemkich về cơn bão số 14 đã lướt qua Thái Bình. Thật là may bác ạ! cứ như dự báo về cường độ và hướng đi của bão thì người Thái Bình lại lần nữa lại nhớ về cơn bão Sơn Tinh năm 2012 đã tàn phá mảnh đất quê lúa Thái Bình.

    xuanv338 đọc bài thơ trên của bác hay quá anh tiemkich ạ! Sao lại giống tâm trạng của xuanv338 thế không biết nữa? Chỉ hiềm nỗi là xuanv338 không sao mà nói hộ mình bằng thơ được như bác.

    Cảm ơn bác nhà thơ phicongtiemkich, cứ lặng lẽ âm thầm mà áng thơ nặng ký, nghề nữa là một nhà sử học của bầu trời. Chúc bác mạnh khoẻ và viết bài nhiều hơn. Thời tiết hôm nay vẻ như đã báo rằng lại chuẩn bị có nước Rươi mới về đó bac ạ! CB chào bác, chào mọi người.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Một, 2013, 06:16:07 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM