Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 01:41:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần II)  (Đọc 310741 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vinaheart
Thành viên
*
Bài viết: 116


« Trả lời #270 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2013, 04:35:33 pm »

Chào chú PCTK !

Cháu đọc trên trang red.vn có bức ảnh do 1 phóng viên nước ngoài chụp với chú thích:

Một cựu phi công chiến đấu trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam cùng con trai của mình.



Chú có biết phi công này ko ạ ?

Hồi hè năm 1972, cháu đang chơi ở ngõ (ở Thạch Bàn - Gia Lâm), thì có tiếng nổ rất to do máy bay của bị bắn rơi đâm xuống đất ở sau làng, hôm sau bộ đội về làm lễ an táng rất trang trọng ở nghĩa trang liệt sỹ làng, có tiêu binh mặc quân phục trắng cử hành lễ. Mặc dù lúc đó chưa đầy 2 tuổi nhưng cháu vẫn rất nhớ âm thanh, hình ảnh lúc máy bay rơi và tang lễ. Sau này lớn lên cháu mới biết tên liệt sỹ phi công là Phạm Ngọc Tâm quê Bình Định. Cháu đọc trong lịch sử không quân cũng đôi chỗ nhắc đến PC Phạm Ngọc Tâm với 1 chiến công. Chú có quen biết với PC Phạm Ngọc Tâm và biết trường hợp hy sinh của liệt sỹ ko ạ ?

Logged
jasmine2011
Thành viên
*
Bài viết: 170


« Trả lời #271 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2013, 01:50:43 pm »

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=HnG0Q3h-jSA" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=HnG0Q3h-jSA</a>
Chán quá bác PCTK ạ.
Sau bao nhiêu năm, phim về lịch sử của ta vẫn chả khá hơn bao nhiêu.
Bác hẳn đã xem phim "HN 12 ngày đêm" của VN sản xuất hồi những năm 1990. Có cảnh mấy trăm đồng bào dân tộc ra đường băng cầm đuốc cho anh Vũ Xuân Thiều cất cánh.
Khéo mà ở dưới đất sâu, Anh hùng Vũ Xuân Thiều mà thấy được cảnh này cũng phải đội mồ dậy mà cười mất.

Bây giờ thì lại sắp chiếu phim truyền hình "Cao hơn bầu trời". Chất lượng kĩ xảo vẫn thế, DQTV đứng dàn hàng ngang ra bắn máy bay. Phi công tiêm kích thì buông cả hai tay ra khỏi cần lái để ... hoan hô.
Cháu tự hỏi, tại sao có những người như bác, như bác Lê Thành Chơn, có cả tài văn học lẫn chuyên môn KQ, mà họ không mời làm cố vấn cho phim nhỉ? Grin Grin
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #272 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2013, 06:02:11 pm »

 Vinaheart ơi ! Hình ảnh mà gọi là "phi công cùng với con trai của mình" thì tôi chịu, không biết đấy là ai và chẳng rõ ai chụp trong bối cảnh nào nữa, nhưng anh Phạm Ngọc Tâm thì tôi biết rất rõ vì tôi đã từng cùng trực chiến hiệp đồng với biên đội của các anh ấy. Anh Tâm sinh năm 1943 ở Mỹ Hiệp, Phù Mỹ, Bình Định. Anh nhập ngũ tháng 8 năm 1965 sau đó sang học bay ở bên Trung Quốc và trở thành phi công tiêm kích trên loại máy bay MiG-19. Anh được biên chế vào Trung đoàn Không quân 925 đóng quân tại khu Đồi Cọ thuộc xã Cường Thịnh, Trấn Yên, Yên Bái. Anh đã từng bắn rơi 1 máy bay Mỹ, được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Ba.
 Ngày 27 tháng 6 năm 1972, anh đã hy sinh trong chuyến bay chiến đấu của biên đội 4 chiếc MiG-19 tại vùng trời Gia Lâm, Hà Nội.
 Anh được an táng ở Nghĩa trang liệt sĩ xã Thạch Bàn, Gia Lâm. Sau đó đã được chuyển về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Gia Lâm ( đặt tại xã Kim Sơn ).

 Về phim "Cao hơn bầu trời" thực ra tôi chưa được xem vì chính trong khoảng thời gian ấy,tôi cũng được một số anh mời vào nhóm viết kịch bản cho phim "Cẩm nang đỏ" mà rồi thấy nói là phim "Cẩm nang đỏ" không có kinh phí nên đành thôi. Còn "Cao hơn bầu trời" thì chỉ chiếu 1 tập rồi im bặt ví có lẽ không "cao hơn" được nữa. Cũng là những điều đáng buồn, Jasmine 2011 ạ ! Mà biết làm thế nào ? Cánh tay tôi bé và ngắn quá ! Với lại bản thân cũng "thấp bé nhẹ cân" nên chẳng ai để ý đến làm gì. Có lẽ thế lại hóa hay vì không thì Jasmine và các đồng đội khác chửi chết !
Logged
vinaheart
Thành viên
*
Bài viết: 116


« Trả lời #273 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2013, 11:52:28 pm »

Cám ơn chú PCTK cho cháu biết thêm thông tin. PC Phạm Ngọc Tâm hy sinh ngày 27/6/1972 lúc 28 tuổi. Ko biết chú liệt sỹ đã kịp có vợ con chưa. Đúng là chú Tâm sau được quy tập về NTLS Kim Sơn, cháu biết tên và quê của LS vì sau này cháu thấy bia mộ của LS ở dưới 1 cái ao cạnh NTLS cũ ở Thạch Bàn (chắc thả xuống ao, sông theo phong tục). Chú Tâm học ở TQ nếu còn sống thì đến năm 1979 dễ bị dừng bay lắm chú nhỉ

Danh sách LSPC hy sinh năm 1972 theo DS của chiangsan:

Logged
pkn
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #274 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2013, 10:55:36 pm »

Cám ơn Huyphongssi đã giải thích tiếp hộ một số vấn đề. Riêng về chuyện cồn dùng để chống đóng băng trên MiG-21 thì chẳng cứ mình tôi mà còn nhiều người uống lắm. Đã từng có bài thơ mà câu đầu là : "Ôi có ra gì cái bộ môn !" và câu cuối là : "Sớm sớm sân bay, tối uống cồn !" cơ mà. Việc bị độc hại thì đương nhiên là rượu bia đã độc hại rồi nói chi đến cồn, nhưng mà ở thời khó khăn đó thì ...chẳng biết thế nào và cũng chưa thấy ai... thăng thiên cả !
Cồn này là Methanol nhưng chắc chú phải pha thêm nước chứ nồng độ cao thế uống sao được.
Logged
phaphai
Thành viên
*
Bài viết: 330


« Trả lời #275 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2013, 11:08:35 pm »

Cồn này là Methanol nhưng chắc chú phải pha thêm nước chứ nồng độ cao thế uống sao được.

Cồn Metanol rất độc, nồng độ cực thấp lần trong rượu gây thì gây đau đầu (những loại rượu tự cất, chưa khử độc). Còn nồng độ cao sẽ gây triệu chứng thần kinh. Cũng có không ít vụ uống nhầm và tử vong vì loại "rượu gỗ" này (cồn metanol được chưng từ gỗ)!
Bác đọc tạm Wiki vậy:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Methanol
Logged
pkn
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #276 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2013, 10:55:41 am »

Cồn này là Methanol nhưng chắc chú phải pha thêm nước chứ nồng độ cao thế uống sao được.

Cồn Metanol rất độc, nồng độ cực thấp lần trong rượu gây thì gây đau đầu (những loại rượu tự cất, chưa khử độc). Còn nồng độ cao sẽ gây triệu chứng thần kinh. Cũng có không ít vụ uống nhầm và tử vong vì loại "rượu gỗ" này (cồn metanol được chưng từ gỗ)!
Bác đọc tạm Wiki vậy:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Methanol
Em xin lỗi Ethanol chứ không phải Methanol vì Methanol rất độc có hại cho mắt nếu bị dính vào và rất độc nếu uống phải, vì nếu chỉ cần dung dịch chống đóng băng thì có thể sử dụng dd   Ethanol không hại cho sức khỏe.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #277 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2013, 06:34:18 pm »

 Vinaheart thân mến ! Tôi bổ sung thêm một số thông tin về lực lượng chiến đấu của anh Phạm Ngọc Tâm để bạn hiểu sâu hơn. Anh Tâm đi học bay sau khi tốt nghiệp được biên chế về với Trung đoàn 925. Tuy Trung đoàn 925 mới được thành lập vào năm 1969, nhưng đã cùng với các Trung đoàn khác của Sư đoàn tham gia chiến đấu trong cuộc chiến tranh phá hoại bằng Không quân của đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc Việt Nam.
 Bầu trời Hoàng Liên Sơn từng náo động bởi những tiweengs động cơ của loại tiêm kích MiG-19 khi cất cánh, từng chứng kiến những trận không cjieens nảy lửa một mất một còn giữa những "con én bạc" với "bầy quạ Mỹ". Trong các trận không chiến ấy, các phi công của Trung đoàn Không quân tiêm kích 925 tuy còn non trẻ, giờ bay tích lũy chưa nhiều, chưa hề xông pha trận mạc nhưng đã thể hiện lòng quả cảm, trí thông minh, dám đươpng đầu với lũ giặc trời của Khộng quân Mỹ - một lũ ngông nghênh, dày dạn kinh nghiệm và tích lũy nhiều giờ bay.
 Tôi vẫn còn nhớ trận đánh ngày 8 tháng 5 năm 1972 của biên đội 4 chiếc gồm Nguyễn Ngọc Tiếp, Nguyễn Đức Tiêm, Nguyễn Hồng Sơn và Nguyễn Hùng Sơn. Biên đội 4 chiếc của các anh sau khi cất cánh, vòng trái để xuyên mây. Khi xuyên ra khỏi mây, biên đội bay về phía Thác Bà, khi vòng lại thì bị tốp F-4 đuổi bám. Ta và địch quần nhau ở trên mây. Địch dùng chiến thuật tách tốp. Các phi công MiG-19 cũng tách tốp bám theo để không chiến. Những tiếng tăng lực của động cơ, tiếng đạn nổ, tiếng tên lửa rít ... náo loạn bầu trời Yên Bái. Tất cả trận chiến đấu sống mái ấy đều diễn ra ở trên mây càng làm tăng thêm sự căng thẳng và kích thích tính tò mò của những người ở dưới mặt đất. Trận chiến kết thúc khi các phi công ta về hạ cánh an toàn trên sân bay. Hai phi công Nguyễn Ngọc Tiếp và Nguyễn Hùng Sơn đã bắn cháy 2 chiếc máy bay địch. Trận này là trận khởi đầu cho những chiến công tiếp theo của Trung đoàn 925. Ngày 12 tháng 5, biên đội của anh Phạm Ngọc Tâm và Nguyễn Thăng Long trực chiến ở đầu Bắc sân bay, biên đội của các anh Nguyễn Hồng Sơn và Vũ Viết Tản trực ở đầu Nam sân bay. Cả hai biên đội đều lần lượt xuất kích, lần lượt giao chiến với bọn F-4 nhưng bất phân thắng bại.
 Tới ngày 18 tháng 5, biên đội 4 chiếc MiG-19 của các anh Phạm Ngọc Tâm, Nguyễn Thăng Long, Nguyễn Hồng Sơn và Vũ Viết Tản sau khi xuất kích đã gặp các biên đội của F-4. Các anh đã lao vào cuộc chiến. Phạm Ngọc Tâm được sự yểm hộ của số 2 là Nguyễn Thăng Long đã cắt vào bám thằng F-4 bay số 2 của biên đội F-4, ở cự li 700 - 800 mét, anh nã một loạt pháo nhưng không trúng, anh tiếp tục bám vào đến cự li 500 mét, anh nã tiếp loạt đạn pháo nữa. Đạn trùm kín lưng thằng F-4. Chiếc F-4D bùng cháy và phi công của chiếc F-4 này đã nhảy dù...
 Đấy mới chỉ là kể sơ qua vài trận không chiến trong rất nhiều trận không chiến của Trung đoàn 925 mà thôi. Trung đoàn đã nhận và hoàn thành nhiều nhiệm vụ được giao, đã tham gia nhiều trận không chiến, đã trải qua chặng đường chiến đấu của mình, đã có bề dày thành tích trong chiến trận ... Và rồi, sau chiến tranh, như người xưa nói : "Vật đổi, sao dời !", Trung đoàn không còn nằm trong biên chế của Sư đoàn và không còn phiên hiệu nữa. Các phi công được biên chế vào các Trung đoàn khác với các nhiệm vụ khác nhau. Nếu anh Tâm còn sống thì chắc anh cũng đã thành một trong những cán bộ chủ chốt của một đơn vị nào đó rồi vì khi anh hy sinh anh đã là Đại đội phó Đại đội bay rồi mà. Anh "ra đi" còn quá trẻ, cũng cùng cỡ tuổi của anh Vũ Xuân Thiều, chưa vợ con, còn đang thanh thản.
 Trung đoàn 925 giải thể nhưng sân bay Yên Bái vẫn còn đó, vẫn cần sự hoạt động của những "cánh én bạc" và vùng trời Tây Bắc của Tổ quốc vẫn cần có những dũng sĩ canh trời ...

 pkn ạ ! Hồi bọn tôi uống cồn của máy bay thì bất cần biết cái công thức hóa học và tên gọi của nó là gì đâu. Cứ lấy trộm là cứ pha uống thôi. Tỉ lệ cồn/nước thì tùy : nếu muốn 45 độ thì nửa cồn, nửa nước. Nếu muốn 30 độ thì 2 phần nước, 1 phần cồn. Sau này, các tay "sâu rượu" còn có cái "sáng kiến" là vắt tinh dầu chanh ( ở vỏ quả chanh ấy ) vào chỗ hỗn hợp đã pha rồi thả thêm 1 viên vi-ta-min C vào nữa thì là "nhất quả đất" ! Bây giờ thì chẳng còn ai pha chế kiểu dân dã như thế nữa rồi !. Tất cả đã về dĩ vãng, chỉ khi nào mấy anh em xưa kia từng "chung ca" với nhau gặp nhau thì mới lại nhắc lại cái kỷ niệm cũ "sáng sáng sân bay, tối uống cồn !" mà thôi !.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #278 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2013, 07:03:01 pm »



          Chào bác phi công tiêm kích .

         Những trận đánh những chiến công của không quân các bác thật là phi thường . Để so sánh với không quân Mỹ thì mình đều ít hơn về máy bay và số giờ bay nhưng đơn vị nào của các bác cũng đều lập được thành tích cả . Thật đáng khâm phục tự hào .

         Còn lính dù không quân hay bộ binh cái khoản rượu thì ai cũng đều giỏi cả bác ạ .Hiếm hoi lắm mới tìm được một đồng chí " Ngoan " vì không uống được rượu . Ở đơn vị em ngày y tá đi phép bàn giao cho tủ thuốc cho em với vài lít cồn vừa để sát khuẩn khi tiêm vừa để đổ vào đèn cồn luộc bơm tiêm . Vậy mà ngáo ngơ tí tỉnh mấy cậu đồng hương đã rót trộm một nửa về pha ra để uống ,và vắt tinh dầu ở vỏ cam vào rủ em vào thưởng thức để kiểm nghiệm nồng độ ,đoán xem rượu gì  .Sau em phải cho xanh mê ty len vào ,lính chịu không dám " húp " trộm đấy .

            Còn riêng cái khoản pha rượu thành cồn bây giờ thì bác phi công không cập nhật tình hình nên không năm được rồi .Đa phần rượu quán cóc bây giờ toàn pha bằng cồn ,sặc mùi bác ạ . Còn rượu quê thì hơi hiếm ,họ có cả một chu trình công nghệ pha chế cỡ phi -téc .Em còn nghe nói họ nhập cả viên cồn của TQ về để pha chế ra rượu cơ .

               Những kỷ niệm lấy cồn pha rượu của bác đã lùi vào dĩ vãng êm đẹp .Chúc bác mạnh khỏe viết tiếp những câu chuyện về con người ,về bầu trời phục vụ bạn đọc .
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #279 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2013, 09:35:16 am »

 Cám ơn bác huonghn đã chia sẻ những kỷ niệm về rượu với tôi. Nhiều người cho rằng đó là cái lăng nhăng thứ hai vì "Một trà, một rượu, một đàn bà/ Ba cái lăng nhăng nó hại ta" mà !. Thực ra, theo tôi, nếu cứ loại bỏ đi hình ảnh của chàng Chí Phèo mà nhớ đến bức tranh một tiên ông tóc bạc phơ, má ửng hồng, tay chống gậy, tay cầm bầu rượu thì rượu chính là biểu tượng đẹp đấy chứ. Mà loài người sau khi phát minh ra lửa thì phát minh lớn thứ hai chính là phát minh ra "nước lửa" - chính là rượu đấy thôi. Các bậc vĩ nhân có bậc nào không quan tâm đến rượu, không nói đến rượu đâu !. Ngay Bác kính yêu của chúng ta khi bị giam hãm trong ngục tù còn nhắc đến rượu kia mà :
       "Trong tù không rượu cũng không hoa
        Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
        Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
        Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
 Rượu cũng là niềm hoan lạc, là sinh thú của cuộc đời. Chắc bác huonghn cũng biết bài thơ mà tương truyền là của Phạm Thái như là một tuyên ngôn :
     Sống ở dương gian đánh chén phè
     Thác về âm phủ cặp kè kè
     Diêm Vương phán hỏi mang gì đấy
     - Be !
 Rồi những câu thơ "Cảm hoài" bất hủ của Đặng Dung :
      Thế sử du du nại lão hà
      Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
      Thời lai đổ điếu thành công dị
      Vận khứ anh hùng ẩm hận đa

      Trí chủ hữu hoài phù địa ngục
      Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà
      Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
      Kỷ độ long tuyền đái nguyệt ma !

 Tức là :
   Việc đời dằng dặc mà ta thì đã già rồi, biết làm thế nào
   Trời đất thu vào cuộc rượu hát nghêu ngao
   Gặp thời, anh hàng thịt, người câu cá cũng nên cơ sự
   Lỡ vận, bậc anh hùng đành nuôi hận đã nhiều
   Giúp chúa, những muốn xoay trục đất lại
   Rửa giáp binh, không có lối kéo sông Ngân xuống
   Thù nước chưa trả mà tóc đã sớm bạc
   Bao phen mang gươm báu ra mài dưới bóng trăng !
 Thế mới là ghê chứ. Người anh hùng chí sĩ đất Hà Tĩnh đã để lại những vần thơ bất hủ thật.
 Với Lưu Trọng Lư, rượu như cuộc sống phóng túng của người lãng tử, nhắc đến rượu mà chứa chan tình cảm :
   Mời anh ta cạn hết chén này
   Trăng vàng ở cuối non tây ngậm buồn...
 Rồi Trần Huyền Trân cũng từng có những cuộc uống rượu ly biệt với Tản Đà và Lê Văn Trương :
     Cụ hâm rượu nữa đi thôi
     Be này chừng sắp cạn rồi còn đâu
     Rồi lên ta uống với nhau
     Rót đau lòng ấy vào đau lòng này...

 Nhiều, nhiều lắm !. Không kể đến những bài của Lý Bạch, Đỗ Phủ ... Ai cũng nói về rượu với những điều hay thôi. Có rượu thì mới giãi bày được, đúng không bác huonghn ?. Tôi rất mong được gặp bác để cùng "đối ẩm", cùng hàn huyên. Mà mình thì dân dã thôi : "Chẳng cần chợ búa nhiêu khê. Tình quê, uống chén rượu quê được rồi !". Đương nhiên không phải là cái loại rượu pha lăng nhăng như ở một số quán đâu. Tôi có loại rượu nấu từ hoa cúc gọi là "Cúc tửu" - một thứ tiến vua ngày xưa tưởng chừng bị thất truyền, ai ngờ gần đây có nơi khôi phục lại được. Tôi có "thửa" được một ít cũng đủ để nhâm nhi. Hôm nào mời bác nhé !
 Mà thế nào mà hai nhà khoa học là Geof McDonald và Tom Miler lại vừa khám phá ra một đám mây cách chúng ta nhiều ngàn năm ánh sáng chứa đựng một "bầu rượu" lớn nhất vũ trụ với ti tỉ lít rượu tinh khiết. Ghê chưa ? Chắc rồi các "tửu đồ" sẽ tìm mọi cách để kiếm xuống cho mà xem !.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM