Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 08:59:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần II)  (Đọc 310831 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #210 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2013, 03:55:44 pm »

- Lục quân: nếu phải tả lại chỉ thấy máu và lửa vì họ thấy rõ ràng máu của kẻ thù, của cả đồng đội.... Angry

Mấy hôm nay xem film phóng sự về Biệt động Sài Gòn em rất thán phục!
Nhưng nói gì thì kể cả biệt động thì còn có dân che chở, rồi lính bộ binh như tụi em còn có bụi cây, hòn đá để nấp, nhưng không quân như bác phicongtiemkic trên trời đối chọi với lực lượng máy bay Mỹ đông hơn hẳn mình, kinh nghiệm bay cũng hơn hẳn chẳng có chỗ nào đẻ ẩn, nấp mới nói đến sự hy sinh, tinh thần cảm tử vì nghĩa lớn của họ!

               Phi công thì cũng có chỗ trú đúng không bác phi công ?   Em cứ tính thế này nhé : Đó là tầm thấp ,tầm cao ,chiều dài chiều rộng bầu trời  ,đó mây phủ , núi khuất đó là kẻ thù nhìn ta ở chiều ngược nắng .Chỗ trú ẩn ,che chở cho người lính không quân là tổ quốc là tiếng gọi của đất nước mẹ hiền . Và trong đó còn tiếng gọi dẫn đường của mặt đất của người chỉ huy  , bên cạnh đó còn có khu vực hợp đồng với các đơn vị bạn tên lửa ,và pháo phòng không ...vv

            Tất cả những điều đó là sự che chở , nâng cánh cho người phi công bay lên .
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Năm, 2013, 08:32:54 pm gửi bởi huonghn76 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #211 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2013, 04:07:10 pm »



               Phi công thì cũng có chỗ trú đúng không bác phi công ?   Em cứ tính thế này nhé : Đó là tầm thấp ,tầm cao ,chiều dài chiều rộng bầu trời  ,đó mây phủ , núi khuất đó là kẻ thù nhìn ta ở chiều ngược nắng .Chỗ trú ẩn ,che chở cho người lính không quân là tổ quốc là tiếng gọi của đất nước mẹ hiền . Và trong đó còn tiếng gọi dẫn đường của mặt đất của người chỉ huy  , bên cạnh đó còn có khu vực hợp đồng với các đơn vị bạn tên lửa ,và pháo phòng không ...vv
            Tất cả những điều đó sự che chở , nâng cánh cho người phi công bay lên .

              Chào các bác! Tranphu341 thật khâm phục sự nhiệt tình, khả năng viết cùng thơ ca nữa chứ. Bạn đã tham gia không mệt mỏi vào nhiều Topic. Đã góp phần động viên khích lệ rất nhiều "Tay Phím" Trong có Tranphu341 hi hi  Grin Grin Grin

             Bây giờ lại còn có những lời Phát biểu đúng như tầm cớ các Tướng Lĩnh, Chính Ủy Quân Đoàn.  Grin Grin Grin Grin Grin Chúc mừng các bác! Chúc mừng huonghn76!
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #212 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2013, 09:05:01 pm »

 Phaphai nói cũng đúng mà Huonghn 76 nói cũng không sai. Những khó khăn, những thuận lợi hữu hình và vô hình lúc nào cũng tồn tại cạnh nhau, vấn đề là sử dụng, vận dụng và tận dụng những điểm yếu điểm mạnh ấy thế nào có lợi cho mình nhất trong chiến trận là cả một vấn đề lớn. Có lẽ, khi đã dày dạn, đã có kinh nghiệm trong trận mạc rồi thì ta sẽ lợi dụng được rất nhiều yếu tố có lợi cho mình, ví như bọn tôi thường chọn cách tấn công từ phía mặt trời lại, hoặc bay thật thấp lợi dụng địa hình rồi vọt lên tiếp cận ... chẳng hạn, nhưng một mình ở trên không, không có chiến hào, trời thì trong vắt không gợn mây, địch thì đông gấp bội ... đấy cũng là những thử thách cam go.
 Ở chuyến bay đầu tiên cũng vậy. Ai cũng có tâm trạng háo hức mà sợ sệt như nhau. Có lẽ các thày dạy bay là những người phát hiện nhanh nhất, nhạy nhất về vấn đề này ở các trò vì các thày cũng là những nhà tâm lí giỏi nhất. Các thày khi giảng bình sau chuyến bay có thể mắng mỏ, có thể nhẹ nhàng phân tích từng tí một, có thể kể một câu chuyện tiếu lâm nhưng liên quan đến chuyến bay ... để các trò nhận ra được những vấn đề cần phải khắc phục, cần phải rèn luyện để hình thành cốt cách người bay, hình thành bản lĩnh trong nghề bay để nay mai bước vào chiến trận sẽ chịu tổn thất ít nhất. Chúng tôi đã tích lũy dần dần những kinh nghiệm được các thày truyền đạt cho là vậy. Sau này, khi trở về Trung đoàn chiến đấu thì chính các anh ở các thế hệ trước, bằng những bài học xương máu của mình đã dạy cho chúng tôi những điều thật sự quý giá để chúng tôi có thể tồn tại được. Đương nhiên là phải cộng thêm chút may mắn của số phận giành cho. Không biết các đồng đội của tôi có thấy vậy không ?
Logged
Hà Tây 1964
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #213 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2013, 11:14:14 am »

Chào các anh, xin phép các anh được xưng hô như vậy dẫu biết rằng ở đây có nhiều người đáng bậc cha chú của mình, cũng bởi lẽ trong ký ức những năm chiến tranh phá hoại miền Bắc các anh là niềm tự hào của những chú bé ở độ tuổi quàng khăn đỏ bọn em lúc đó.
Không biết người lớn khi đó nghĩ thế nào, nhưng tụi trẻ con bọn em rời Thủ đô đi sơ tán đêm nào cũng trông về Hà Nội để chờ những thần sấm, con ma sẽ bị các anh bắn hạ trong niềm tự hào.   
Đọc một mạch cả mấy chục trang trên diễn đàn này (nhất là những bài viết của anh Phicôngtiêmkích) thật cảm phục các anh và chợt rưng rưng nhớ lại lời bài hát của những năm 60, 70 mỗi khi mũ rơm túi cứu thương đi học qua sân kho hợp tác được nghe: ...."Đan Phượng ơi! Quê hương người gái đảm, đồng hợp tác xanh tươi cấy dày thẳng tắp, anh phi công bàng hoàng ngỡ mình bay trên gấm vóc"...
Nhưng cũng thật bất ngờ sau khi đọc, có một việc em xin được các anh @Phicôngtiêmkích và @thaynhin giúp đỡ ạ:
Em có một người chị đã nghỉ hưu, bạn chị ấy trước là bạn thân hàng xóm với chị Dương Thị Thảo vợ của Liệt sỹ Phi công Bùi Thanh Liêm. Các chị ấy mất liên lạc đã nhiều năm nay, và rất mong muốn tìm lại chị Thảo. Chị ấy chỉ có thông tin duy nhất là hiện chị Thảo đang ở TP HCM với con gái.
Em cũng đã lần tìm nhiều nơi, được biết (trên http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B9i_Thanh_Li%C3%AAm) chị Thảo là con gái cụ Dương Quang Đông lão thành cách mạng, nhưng cụ cũng đã mất năm 2003. Một bác ở Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo TP HCM cũng có hứa sẽ tìm địa chỉ của cụ Đông nhưng chắc không thấy vì thời gian quá lâu rồi (Cụ Đông và gia đình là một trong những người đầu tiên qua Hội này ủng hộ các cháu nghèo mổ tim 20 cây vàng và toàn bộ tiền phúng điếu sau khi cụ mất).
Đọc được các thông tin của anh Phicôngtiêmkích và anh thaynhin, em mừng quá vì được biết các anh vẫn qua lại nhà Bác Yến mẹ của anh Liêm. Nếu có thể được, xin các anh giúp cho em xin thông tin của chị Thảo ạ. Em xin chân thành cảm ơn.
Logged
Ural 375D
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #214 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2013, 03:06:41 pm »


Em có một người chị đã nghỉ hưu, bạn chị ấy trước là bạn thân hàng xóm với chị Dương Thị Thảo vợ của Liệt sỹ Phi công Bùi Thanh Liêm. Các chị ấy mất liên lạc đã nhiều năm nay, và rất mong muốn tìm lại chị Thảo.

Chị Dương Thanh Thảo ko phải Thị nhé Bác, dt 09086681 ba bốn
Logged
Hà Tây 1964
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #215 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2013, 10:01:43 pm »

Vâng, mừng quá, em cám ơn Bác @Ural 375D rất nhiều ạ. Các chị ấy nhắn cho nhau lúc đầu là "Dung Thị Thảo", em sẽ đính chính lại Bác ạ.
Một lần nữa xin cám ơn Bác.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #216 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2013, 11:07:47 pm »

 Anh lexuantuong 1972 ơi ! Chuyện của anh nói về gia đình chị Hạ ở 31 ngõ Tức Mạc ngày trước thì chồng chị Hạ là anh Nguyễn Thành Phương - phi công MiG-17 cùng đoàn của anh Nguyễn Văn Bảy A đấy. Anh Phương về sau về công tác ở Phòng Khoa học Quân sự của Quân chủng PKKQ. Bây giờ thì gia đình anh chị ấy đang ở 16 ngõ 94 Cù Chính Lan, phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
 Anh lexuantuong 1972 có thể liên lạc được rồi !

 Cám ơn Ural 375D đã cho số điện thoại của chị Thảo. Tôi cũng đã từng ngồi nói chuyện với chị Thảo ở nhà cô Yến. Thảo có đề nghị là cứ khi nào có cuộc hội ngộ nào của các phi công là phải gọi cho Thảo để Thảo tham gia vì bấy lâu nay "lạc đội" ghê quá rồi. Vậy là Hà Tây 1964 cũng thấy yên tâm. Đúng không ?

 Tôi kể tiếp về chuyện "cái ăn cái ở" của Trung đoàn tôi ở Đồi cọ ngày xưa. Tôi không thể không kể đến cái giai thoại "phụp phù" nổi tiếng được. Đó là vào một ngày đẹp trời, mấy cậu chiến sĩ ra chợ Yên Bái, đến dãy hàng bán mít, làm quen với cụ già đang ngồi cạnh đống mít :
   - Chúng con chào bủ ạ !
   - Không dám ! Chào các chú ! Các chú mua mít đi !
   - Bủ ơi ! Có quả nào chín ăn ngay được không ạ ?
   - Có đấy ! Đây, quả mít này chín cây đấy, ngon lắm !
   - Mít giai hay mít mật hả bủ ?
   - Mít mật đấy ! Các chú mua nhé ?
   - Vâng ! Nhờ bủ bổ ra cho chúng con. Chúng con ăn ngay tại trận ạ !
 Cụ bán mít bổ mít ra cho mấy cậu và các cậu bắt đầu "khởi sự". Một cậu lấy cái mẹt để trước mặt, một cậu giơ tay xem đồng hồ, tay kia giơ lên chuẩn bị phát lệnh. Cụ già bán mít thấy lạ, chăm chú nhìn xem các chú  bộ đội này biểu diễn thế nào. Khi kim giây của chiếc đồng hồ chạm vào con số 12 thì cậu đeo đồng hồ chém gió, phát lệnh : "Bắt đầu !" trước sự ngơ ngác của cụ già bán mít. Ngay tắp lự, một cậu cho múi mít vào mồm, chỉ nghe tiếng "phụp" rồi tức khắc lại nghe tiếng "phù" - ấy là lúc hạt mít được "phi" từ trong mồm ra. Và cái nhịp điệu "phụp" ... "phù", "phụp" ... "phù" ... ấy cứ được kích hoạt liên tục. Một cậu khác thì chăm chú đếm số lượng hạt mít được "thải" ra trên mẹt, còn cậu có đồng hồ thì một tay vẫn giơ lên trong tư thế chuẩn bị chém gió, mắt thì chăm chăm nhìn vào chiếc giây của kim đồng hồ. Cụ già bán mít thoạt đầu còn ngạc nhiên, sau thì buồn cười quá, cười đến chảy nước mắt nước mũi, cười ngặt cười nghẽo. Cụ cố nhịn cười, nói :
   - Các cụ làm lão  chết vì cười mất ! Bao nhiêu năm trời đi bán mít mà lão chưa bao giờ thấy cảnh thế này ! Thôi, lão không tính tiền quả mít này đâu ! Các chú làm ơn thôi đi cho ! Lão buồn cười quá !
 Nhưng làm sao mà thôi được khi cái kim giây của chiếc đồng hồ kia chưa chạm tới con số 12 ?. Mặc cho cụ già bán mít vừa cười vừa van vỉ, cuộc chơi vẫn tiếp diễn. Tới khi kim giây của chiếc đồng hồ chạm vào con số 12 thì tay của cậu đeo đồng hồ đang giơ liền chém xuống dứt khoát cùng với câu :
   - Hết giờ !
 Mấy cậu cùng chụm đầu vào đếm hạt mít trên mẹt, không cần quan tâm đến cụ già bán mít đang ôm bụng lăn ra cười.
   - 23 thôi ! Mày thua ! Mày trả tiền đi !
 Thì ra dọc đường ra chợ, một trong các "tướng nhà giời" cá cược là trong vòng 1 phút có thể "xực" được 25 múi mít mật. Nếu không đạt được số lượng như vậy thì cậu ta phải trả tiền, mà đúng hoặc hơn số lượng trên thì bọn bạn phải trả tiền. Thế thôi ! Thế là mới có cái trò "phụp, phù" kia ngoài chợ !
Logged
Hà Tây 1964
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #217 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2013, 12:55:01 am »

Một lần nữa cám ơn Bác Ural 375D, Bác Phicôngtiêmkích đã nhắc lại những kỷ niệm về đồng đội, về những người thân của các anh ấy. Em đã nhờ chuyển ngay thông tin cho chị V.H rồi ạ. Nếu có dịp, các anh cho em gửi lời chúc sức khỏe đến Bác Yến ạ.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #218 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2013, 09:45:14 am »

                      Chào bác phi công tiêm kích và các bác .

                 Chuyện phụp...phù của bác hay quá đúng là chuyện lính nhà giời ,không những cụ già bán mít buồn cười mà các anh em ở đây cũng cười rũ .
              Bác này cái tiếng phụp phù đó nó có giống cái tiếng các bác bóp cò phóng quả tên lửa thứ nhất rồi chuyển công tắc nén cò mấy giây để phóng tiếp quả đạn thứ hai khi công kích máy bay địch không ạ ?    Chắc tên lửa thoát ra khỏi giá treo cũng có tiếng phụp phù kiểu đó nên các bác bắt chước học lỏm . Grin

               Riêng cánh bộ binh bọn em thì cũng đâu chịu kém , chén theo kiểu tính năng AK .Chắc bác cũng biết quả trám tím . Bọn em luộc chín để nguội mấy anh em ngồi quanh ,cậu có đồng hồ dơ lên tuyên bố cuộc thi chén trám tính năng bắt đầu , thế là mỗi người hai tay XỤC ...nhét quả trám vào bên này mồm ,chuyển sang má bên kia chỉ còn hột ,thổi ra phù phù ... phập phập... úi trời .  Tần ấy cái mồm lính  " liên hoan " . Thưa với bác phi công tiêm kích và các bác còn khủng hơn AK47 của Liên xô nhé .

                   Giải nhất toàn đoàn thuộc về cậu gày nhất có cái cổ nhẵng dài như cổ ngỗng . Đếm hạt kiểm tra 25 phát phút ,tuyệt vời chưa ạ

                    Chúc bác phi công và các bác sức khỏe ,góp nhiều chuyện vui cho diễn đàn .
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Năm, 2013, 09:06:55 pm gửi bởi huonghn76 » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #219 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2013, 11:05:59 am »

@PCTK: Cám ơn bác đã cho thông tin về gia đình chị Hạ - anh Phương. Cho tới nay đã gần 50 năm rồi còn gì nữa, khi ấy tôi còn là 1 cậu HS cấp 3 và gia đình tôi là 1 trong những cư dân lâu đời của cái ngõ nhỏ này. Chị Hạ trước đó ở đâu tôi không rõ, thời kỳ chiến tranh chị có về đây ở cùng gia đình người chị gái tại số nhà 31.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM