Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:53:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần II)  (Đọc 310356 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #200 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2013, 08:28:20 am »

 Bác Phicongtiemkich! Grin

 Mấy hôm vừa rồi trên chương trình TV có phỏng vấn trực tiếp Trung tướng TL Không quân VN do đài VTV3 thực hiện, lứa lính Không quân VN đầu tiên du học tại Liên Xô cũ với hơn 1100 người mà chỉ đào tạo được khoảng 350 phi công, số còn lại lại công nhân kỹ thuật và điều tiết không lưu, do điều kiện chiến tranh nên phía ta yêu cầu nhà trường đào tạo gấp rút, chỉ với 3 tháng học tiếng Nga khiến cho anh Lại Văn Sâm phải giật mình và sau 3 năm phải hoàn thành khóa huấn luyện phi công trở về nước phục vụ chiến đấu.

 BY em nghĩ, trong khóa học này chắc chắn có bác tham gia. Bác có thể cho anh em biết sơ qua về thời gian học tập bên đó, những khó khăn, thuận lợi trong tiếp thu kiến thức, những cố gắng và cường độ rèn luyện để chính thức trở thành một phi công tiêm kích giỏi, trở về nước phụng sự Tổ quốc trong giai đoạn chiến tranh phá hoại miền Bắc của không quân Mỹ.

 Cám ơn bác nhiều. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #201 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2013, 05:20:08 pm »

@PCTK: Những năm 66-72 trong ngõ Tức Mạc nhà tôi có chị Hạ nhà ở số 31, có chồng là anh Phương là phi công. Chúng tôi biết anh là phi công vì vào những ngày nghỉ có những sĩ quan không quân đến chơi ở nhà chị Hạ. Chúng tôi luận ra họ là những phi công tiêm kích với đặc điểm các anh thường cao to và ai cũng đi xe đạp cuốc của Liên-xô nhãn hiệu Spunik. Trong số đó có anh Nguyễn Văn Bảy là người miền Nam vừa được tuyên dương AHQĐ năm 1966.

Sau năm 1975 gia đình chị Hạ đã chuyển đi đâu tôi không rõ nữa.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
speed
Thành viên
*
Bài viết: 17



« Trả lời #202 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2013, 03:36:02 pm »

Ông Hoàng Mạnh Thời này cháu biết đấy bác Phicongtiemkich ạ. Ông ở cùng làng với cháu mà. Nhưng ông bị tai biến hơn 3 năm nay rồi. Đi lại khó khăn lắm.
Logged

Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay !!!!!!!
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #203 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2013, 06:17:48 pm »

Lính phi công, mà đặc biệt là "Phicôngtiêmkích" phải được ưu tiên về khẩu phần ăn uống là cái chắc nếu không làm sao đủ tỉnh táo mà "bay"?
Lính hải quân cũng thế, họ đi biển thì mang theo đủ lương thực, nước uống trong cả chuyến hải trình, cánh tàu ngầm sắp đến càng được "cưng" hơn.

Người lính "thông dụng" (trừ các nhà tình báo, hoặc vào vai kiểu như các chính khách, ...) Việt Nam trong KCCM, mà ăn sướng, thông kê chưa đầy đủ gồm:

- Người lính quân hàm có "cành tùng" ("hehe" - Lính KCCM nhé! Cành tùng trong VMH ... hãy đợi đấy!)
- Phi công. Chắc ai cũng bỏ phiếu tán thành. Nhưng cũng không hẳn vì vô vàn lý do như bác Phicongtiemkich kể!
- Lính tàu không số (sau lễ truy điệu sống) có lẽ là ăn thoải mái nhất (không bị xét nét bởi "cái đám" mặc áo bludong trắng như với cành tùng hoặc như các chiến sĩ bầu trời!

Vài suy nghĩ vậy, chả biết có đúng không? Theo các bác thì thế nào?  
Logged

phaphai
Thành viên
*
Bài viết: 330


« Trả lời #204 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2013, 07:40:12 pm »

....Riêng nhóm bộ binh chốt thì ổn định hơn, có thể cải thiện, ngay cả nếu không gần dân cũng có cách....

Bộ binh chốt thì cũng tùy từng lúc, từng nơi bác Linh_8_78_88_68 ơi!
Chỗ tụi em (Thanh Thủy nhưng năm 83-86) thì được cả nước phía sau ưu tiên, thịt, thịt hộp không thiếu, chỉ thiếu mỗi ra xanh. Có những giai đoạn TC HC thử các loại khẩu phần, tụi em nhận mỗi đứa 4, 5 túi ni lông nhấm rồi chấm điểm. Nhưng cả đồ ăn lẫn nước uống cho anh em trên hầm chốt chỉ được lính vận tại dưới chân hang Giơi đưa lên. Những hôm vào chiến dịch, pháo tầu bắn nhiều hay hôm mưa (đến nhiều ngày sau) thì cơm nắm mang lên chỉ bóc ra ăn được phần ở giữa, vì trong hầm người ngồi lom khom, chân lội trong bùn+phân,nước tiểu. Ăn dính phải là kiết lỵ rồi cũng đi luôn,... Ở khu vực núi đá, gọi là hầm chốt, chứ thực ra chỉ là 1 hõm đá, lính vận tải mang cành cây+bao cát nhỏ lên để gác và phủ thành 1 cái hầm ếch, xếp đá bên ngoài để ngụy trang. Ngày pháo bắn nhiều đá bên ngoài mà rơi lộ bao cát ra thì ĐK bên kia bắn hỏng luôn!
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Năm, 2013, 09:14:22 am gửi bởi phaphai » Logged
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #205 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2013, 05:42:52 am »


Trong 3 binh chủng: Hải, Lục, Không quân...
- Không quân: lãng mạn nhất vì "đi mây, về gió"...tâm hồn thi ca tha hồ bay bổng Grin
- Kế đến là Hải quân: lênh đênh trên biển, ngày qua tháng lại chỉ thấy những con sóng và cánh hải âu...buồn! Sad
- Lục quân: nếu phải tả lại chỉ thấy máu và lửa vì họ thấy rõ ràng máu của kẻ thù, của cả đồng đội.... Angry
Logged
Viet Trung 51
Thành viên
*
Bài viết: 142


« Trả lời #206 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2013, 04:57:15 pm »

Chào các bác.
Xin phép bác Phicongtiemkich tôi xin lược ghi lại một số điểm trung tướng Nguyễn Đức Soát đã nói trong: "Chương trình giao lưu nghệ thuật: Một thời tuổi trẻ - VTV ngày 9/5/2013 [FULL] "
http://www.youtube.com/watch?v=dbZSqmd9Bo4
Tướng Soát cho biết: thường thì học viên phi công được đào tạo tại trường KQ Krasnodar, CCCP trong 5 năm, nhưng do điều kiện chiến tranh học viên Vietnam được đào tạo chỉ trong 3 năm, thực tế lứa chúng tôi chỉ học 2 năm 9 tháng đã tốt nghiệp MIG 21 về nước. Chỉ 1 tháng sau đã tham gia trực ban chiến đấu, đến tháng 3 - 69, anh Soát đã bắn rơi máy bay Mỹ đầu tiên...
Từ năm 56 đến năm 75, trong vòng 20 năm Vietnam đã cử 16 đoàn sang Liên xô học lái máy bay gồm 1034 người, 498 người đã tốt nghiệp trở thành phi công;
450 cán bộ KT đã học 3 năm ở Krasnodar và
348 người đã học đào tạo kĩ sư ở học viện KQ Giukopski (Moskow) và Học viện KQ Kiev, trong số này có AH Trương Khánh Châu, thứ trưởng bộ QP.
Đoàn anh Soát sang Krasnodar năm 65 gồm 120 người học lái máy bay và 300 học KT, hầu hết là học sinh, sinh viên có người mới là học sinh lớp 8, lúc này trường Krasnodar gần như chỉ dành cho Vietnam... học viên các nước Angola, Indo và 1 số nước khác được chuyển đi chỗ khác.
Đoàn học tiếng Nga trong 3 tháng, mỗi tiểu đội 9-12 người do 1 cô giáo Nga dạy tiếng, học cả sáng lẫn chiều. (Anh Sâm dẫn chương trình đã rất ngạc nhiên vì mặc dù đã học tiếng Nga ở phổ thông, học tiếng Nga 1 năm ở Thanh Xuân, sang Nga lại học tiếp dự bị tiếng Nga 1 năm rồi mới vào học đại học mà còn chưa hiểu thầy giảng gì).
Sau đó bước vào học lý thuyết 4 tháng gồm các môn như: máy bay, động cơ, khí tượng, khí động học... Học theo cách thầy viết lên bảng, chúng tôi chép lại, sau đó về tra từ điển, trao đổi và giảng lại cho nhau, cứ vậy học từ 8 giờ sáng đến 12 giờ đêm mới đi nghỉ...
Sau đó là bước vào bay tập...
***
Như vậy ta có tỷ lệ 498/1034 người = 48,16% tốt nghiệp phi công một tỷ lệ cao.
Một ví dụ: Đoàn học viên bay sang Krasnodar tháng 9-1969 học MIG 21 gồm 40 người, học tiếng 1 năm rồi mới học bay, đầu 73 tốt nghiệp 10 người (7 MIG 21 + 3 MIG 17) tỷ lệ chỉ 25%. Về nước năm 75 anh Thái Doãn Hộ hy sinh ở Phả lại; năm 1978 anh Phan Việt Tân hy sinh ở Đà nẵng khi bay chuyển loại U17 và năm 1981 anh Nguyễn Xuân Mậu hy sinh cùng anh Bùi Thanh Liêm (đoàn 67).
Như vậy ta thấy việc đào tạo được 1 phi công và để phục vụ được dài lâu là rất khó khăn.
xxx

Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #207 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2013, 10:22:42 am »

 Chuyện đào tạo học viên bay để trở thành phi công thì tốn phí khá nhiều kể cả công sức và tiền bạc. Lứa chúng tôi đi năm 1065 hầu hết là học trò và sinh viên. Tôi và anh Nguyễn Đức Soát cùng đi khám sức khỏe với nhau, cùng nhập ngũ một ngày và cùng bay, cùng tốt nghiệp về nước, cùng chiến đấu trong 1 Trung đoàn cho đến đầu năm 1972 khi thành lập thêm một Trung đoàn Không quân tiêm kích nữa thì anh Soát sang Trung đoàn mới, tôi ở lại Trung đoàn cũ. Chuyện của anh Soát kể là đúng đấy. Khi chúng tôi sang đến trường thì đã gặp đủ thứ ngỡ ngàng rồi, tới lúc học tiếng Nga thì còn "ngơ ngác" hơn nhiều. Chữ viết đã khác, phát âm lại khác nữa. Tôi cứ nhớ mãi khi thày viết chữ "bom" lên bảng mà lại bắt phát âm là "vốt" thì "choáng" lắm. "Bom" không phải là bom mà là "Vốt", ai mà chẳng ngơ ngác. Rồi ngữ pháp mới ghê. Có câu : "Mưa sa bão táp không bằng ngữ pháp tiếng Nga !", quả là đúng. Chúng tôi "đánh vật" với cái đám chữ nghĩa ấy, thày trò "quần nhau" đến toát mồ hôi. Học trong lớp rồi học ở ngoài đời. Các thày khuyên bọn tôi nên giao du với các bạn thanh niên, đặc biệt là các cô gái để học tiếng cho nhanh. Mà cũng xin được tiết lộ : hình như học tiếng chửi bậy lại nhanh hơn là học những câu hoa mỹ. Rồi vừa học tiếng, vừa học lí thuyết bay, rồi thực hành, rồi học bay... Cứ thế, cái vòng xoay ấy làm chúng tôi đến chóng mặt, chẳng ai nghĩ đến thời gian trôi nhanh đến mức nào nữa.
 Nói về tốn kém thì tôi chỉ xin lấy một ví dụ nhỏ về chuyện "tiêu hao nhiên liệu" thôi : bình quân một chuyến bay ( bình thường ) trên loại máy bay MiG-21 là phải nạp 2700 lít dầu, trong quá trình thực hiện bài bay, tiêu thụ 2000 lít để về hạ cánh dầu không lớn hơn 700 lít ( do đảm bảo độ bền và an toàn cho hệ thống càng ). Mỗi chuyến bay ấy thường là 30 phút. Một giờ bay của một phi công mất 4000 lít dầu. Cứ thử tính nếu một phi công có số giờ bay tích lũy là 1000 giờ thì số lượng dầu tiêu thụ ghê gớm đấy chứ. Và nhân lên với số tiền thì cũng là con số "đáng kể" phải không ạ ?
 Khó khăn trong quá trình bọn tôi học bay thì nhiều lắm : ngoài việc ngôn ngữ ra, việc sinh hoạt, giờ giấc, thời tiết ... cũng gây ra những điều cần phải khắc phục. Nói đến thời tiết thì không thể không kể đến giai đoạn mùa Đông, lúc có tuyết rơi. Trời rét, mình đã co ro, run rẩy nhưng khi thấy những bông tuyết nhẹ nhàng bay đầy trời thì ai cũng "à" lên một tiếng, chúng tôi gọi đấy là những "con ruồi trắng" ! Các thày các cô nghe ngộ tai, cười rộ lên, sau rồi thấy chúng tôi gọi thế có vẻ rất "ví von" nên cũng lại khoái trá, cười hồ hởi lắm.
 Ngày đầu tiên, chuyến đầu tiên được cất cánh lên trời là ngày trọng đại với học viên học bay. Cái cảm giác lần đầu ngồi trong buồng lái, cất cánh lên trời thì có lẽ học viên nào cũng giống nhau. Ai cũng háo hức mà ai cũng sờ sợ. Sợ vì lần đầu tiên trong tay mình có độ cao : chỉ cần kéo nhẹ cần lái một chút là máy bay vọt lên độ cao cao vút. Hồi nhỏ, trèo cây bắt chim, ở trên ngọn cây nhìn xuống đất đã thấy "chờn chợn", đằng này độ cao còn gấp trăm gấp ngàn cái ngọn cây ấy, hơn nữa, mình ngồi trong buồng lái, chẳng gì bấu víu, thày lắc trái một cái, nghiêng khoảng 90 độ để chỉ cho xem "tâm không vực" thì mình theo phản xạ ( dở hơi ) nghiêng ngay người sang phải, thế là chẳng nhìn thấy cái quái gì gọi là "tâm không vực" nữa. Tới lúc thày dạy cách nhìn đường "chân trời" thì mới thật khó. Có những anh bay đến tận chục chuyến trên trời rồi mà vẫn không nhìn thấy "đường chân trời" nó ở đâu. Thế mới khổ !.
Logged
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #208 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2013, 12:54:31 pm »

Trước kia, em nghe nói để đào tạo một phi công tiêm kích, người ta phải tốn một khoản chi phí tương đương giá trị của một khối vàng bằng trọng lượng của phi công, bây giờ nghe Bác PCTK kể em thấy cũng khá đúng.
Logged
phaphai
Thành viên
*
Bài viết: 330


« Trả lời #209 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2013, 03:16:48 pm »

- Lục quân: nếu phải tả lại chỉ thấy máu và lửa vì họ thấy rõ ràng máu của kẻ thù, của cả đồng đội.... Angry

Mấy hôm nay xem film phóng sự về Biệt động Sài Gòn em rất thán phục!
Nhưng nói gì thì kể cả biệt động thì còn có dân che chở, rồi lính bộ binh như tụi em còn có bụi cây, hòn đá để nấp, nhưng không quân như bác phicongtiemkic trên trời đối chọi với lực lượng máy bay Mỹ đông hơn hẳn mình, kinh nghiệm bay cũng hơn hẳn chẳng có chỗ nào đẻ ẩn, nấp mới nói đến sự hy sinh, tinh thần cảm tử vì nghĩa lớn của họ!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM