Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:42:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần II)  (Đọc 310367 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
cuubinh90
Thành viên
*
Bài viết: 17


« Trả lời #120 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2013, 02:38:36 pm »

Cám ơn các đồng đội của tôi đã minh họa giúp tôi những điều cần giải thích. Và daibangden ạ ! Khi nào có dịp qua Bảo tàng PK-KQ cứ vào tham quan. Ngày nào Bảo tàng cũng cho người vào mà, đặc biệt là vào các ngày nghỉ ( thứ Bảy, Chủ nhật ). Daibangden sẽ có cơ hội tiếp xúc với các máy bay ở trong đó.
 Đến năm 1974 thì tôi được cử đi học 4 năm liền ở Liên xô. Tôi muốn trước khi tôi đi học thì chuyện lập gia đình của tôi sao cho ổn thỏa thì mình đi cũng yên tâm, nhưng vì hai bên gia đình chưa thật "thống nhất quan điểm" với nhau nên tôi đành hoãn cái chuyện cưới xin lại và lủi thủi lên tàu liên vận theo hành trình dài 10 ngày 11 đêm. Chuyến đi này khác hẳn so với chuyến đi học bay ngày xưa, khác lắm. Khác về tuổi tác, khác về nhận thức, khác về lí do, khác về thành phần ..., nhưng có một điều khác đặc biệt so với chuyến đi của gần chục năm trước là nỗi nhớ nhà, nhớ người yêu ... nhớ đến ghê gớm. Chúng tôi sang là vào dịp mùa Thu. Mà mùa Thu ở bên đó đúng là mùa Thu "vàng". Người Nga dùng từ "vàng" không phải là chỉ về màu sắc mà là chỉ về thứ kim loại quý đứng đầu bảng tuần hoàn của Men-đê-lê-ep. Khắp nơi phủ một màu vàng rực, càng về chiều thì màu vàng càng óng lên, ngời sáng trong ráng chiều. Gió thì se se lạnh, mơn man vuốt ve từng sợi tóc, còn thông thì reo vi vu như những tiếng thì thầm yêu thương của cỏ cây ... Lác đác vài chiếc lá nhẹ nhàng rời khỏi cành, lặng lẽ đặt mình trên mặt đường... Không thể không nhớ đến quê hương, bạn bè, người thân ... Trong tôi rộn lên nỗi niềm thật khó tả, và tôi đã viết :

   Em ơi em ! Mùa Thu !
   Lá thu vàng mặt đường
   Rừng trắng bạc màu sương
   Hơi thu về lạnh lẽo

   Cành cây gầy xiêu vẹo
   Run rẩy làn gió qua
   Mây xám khoảng trời xa
   Nắng thu về nhợt nhạt

   Chú sóc vàng ngơ ngác
   Không buồn chuyền cành thông
   Giữa im lặng mênh mông
   Lệ đọng đầy khóe mắt

   Mùa thu buồn hiu hắt
   Lòng anh buồn đơn côi
   Trời quê đâu xa xôi !
Trời ơi chết mất thôi bác Phicongtiemkich ơi!!!!!!!!! nghẹt thở quá
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #121 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2013, 12:25:14 am »

Cám ơn các đồng đội của tôi đã minh họa giúp tôi những điều cần giải thích. Và daibangden ạ ! Khi nào có dịp qua Bảo tàng PK-KQ cứ vào tham quan. Ngày nào Bảo tàng cũng cho người vào mà, đặc biệt là vào các ngày nghỉ ( thứ Bảy, Chủ nhật ). Daibangden sẽ có cơ hội tiếp xúc với các máy bay ở trong đó.
 Đến năm 1974 thì tôi được cử đi học 4 năm liền ở Liên xô. Tôi muốn trước khi tôi đi học thì chuyện lập gia đình của tôi sao cho ổn thỏa thì mình đi cũng yên tâm, nhưng vì hai bên gia đình chưa thật "thống nhất quan điểm" với nhau nên tôi đành hoãn cái chuyện cưới xin lại và lủi thủi lên tàu liên vận theo hành trình dài 10 ngày 11 đêm. Chuyến đi này khác hẳn so với chuyến đi học bay ngày xưa, khác lắm. Khác về tuổi tác, khác về nhận thức, khác về lí do, khác về thành phần ..., nhưng có một điều khác đặc biệt so với chuyến đi của gần chục năm trước là nỗi nhớ nhà, nhớ người yêu ... nhớ đến ghê gớm. Chúng tôi sang là vào dịp mùa Thu. Mà mùa Thu ở bên đó đúng là mùa Thu "vàng". Người Nga dùng từ "vàng" không phải là chỉ về màu sắc mà là chỉ về thứ kim loại quý đứng đầu bảng tuần hoàn của Men-đê-lê-ep. Khắp nơi phủ một màu vàng rực, càng về chiều thì màu vàng càng óng lên, ngời sáng trong ráng chiều. Gió thì se se lạnh, mơn man vuốt ve từng sợi tóc, còn thông thì reo vi vu như những tiếng thì thầm yêu thương của cỏ cây ... Lác đác vài chiếc lá nhẹ nhàng rời khỏi cành, lặng lẽ đặt mình trên mặt đường... Không thể không nhớ đến quê hương, bạn bè, người thân ...
Cháu cám ơn bác Grin. Những lần đi ngang qua bảo tàng PK-KQ là cháu có việc nên không rẽ vào được.

Mùa thu ở Nga hay mùa thu vàng đây ạ Grin









Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #122 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2013, 10:36:19 pm »

 Cám ơn daibangden đã cho lại cảm giác sống về thời mùa tranh của Lê-vi-tan. Cảnh đẹp đến mê hồn! Màu vàng thật quyến rũ ! Ngắm nhìn bức ảnh như ngửi thấy được cả mùi hương của những cây oải hương, như được thấy cả vị mát lạnh của nhựa cây bạch dương và nghe thấy tiếng lá cây rì rầm trò chuyện ... Đúng là mùa Thu vàng ( 9999 SJC thật ! ).
 Thời gian học trôi qua cũng nhanh vì tất cả chúng tôi đều phải "cắm đầu cắm cổ" vào sách vở, không còn mấy khi bị các thứ khác lấn át. Chúng tôi đã không được tham dự chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, không được chứng kiến những thời khắc oai hùng, cảm động đến rơi nước mắt, nhưng ngày nào chúng tôi cũng xem, cũng nghe thời sự rồi đánh dấu những bước tiến của những đoàn quân của chúng ta. Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ được cái cảm giác xao động đến run người khi nghe bài "Tiến về Sài Gòn ...". Tiếc quá ! Tiếc cho chúng tôi lỡ mất dịp không được cơ động theo những bước chân của các đoàn quân đi giải phóng miền Nam. Chắc về những ngày này thỉ sudoan5 có nhiều kỷ niệm khó quên lắm nhỉ ? Nhà trường nơi chúng tôi học cũng hay tổ chức nói chuyện thời sự và các thày cô, các bạn học viên của các nước học ở đó cũng theo dõi tình hình miền Nam của chúng ta sát sao lắm, cứ chúc mừng chúng tôi liên tục, nhất là các bạn học viên Cu-ba.
 Đến năm 1976 thì lớp chúng tôi được nghỉ hè, được về nước. Về đến nhà là gia đình tôi giục chuyện cưới xin. Lứa tuổi của tôi ở quê, chúng nó đã có con bồng con mang hết cả, chỉ mỗi tôi là còn lông bông, lang bang mà thôi nên bố mẹ tôi lo lắm. Hơn nữa, tôi có lập gia đình thì mấy đứa em sau tôi mới tính đưến chuyện cưới hỏi cho chúng được. Tôi nói với bố mẹ tôi là cứ để cho bọn chúng thấy đứa nào có đủ điều kiện thì cho cưới trước đi. "Còi to cho vượt" chứ rồng rắn làm gì để tắc nghẽn giao thông ra. Bố tôi ngồi im một lúc rồi buông một câu thủng thẳng :
     -  Kim chỉ có đầu, con ạ !
 Vậy là thôi, không có gì phải bàn cãi nữa ! Tôi không thể "thoái thác nhiệm vụ" được !
Logged
lamcclpy
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #123 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2013, 08:04:16 am »

        Xét theo Luật... Tình Sự thì bác PCTK phạm 3 tội :
1. Cố ý gây thương nhớ :Hàng ngày cứ bay lượn trên nhà người ta
2. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt trái tim người khác: Khoắng chân một cái...
3. Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng: Bắt người ta phải:
        Chờ anh chờ ngẩn chờ ngơ
      Chờ hết mùa mận mùa mơ mùa đào
        Chờ anh cho tuổi em cao
      Cho duyên em lạt, má đào em phai
        Thế thì phải bị... tù chung thân thôi ( Loại tù này hạnh kiểm tốt thì tăng án đấy )
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #124 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2013, 01:46:10 pm »

        Bác Phicongtiemkich ạ: Thật là tuyệt vời đến mức từ "Chúc mừng" không thể dùng ở đây vì nó không thể hiện hết được điều muốn nói! Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe nói tới những chuyến đi bộ, đi xe đạp vượt đèo, lội suối thăm nhau xa hàng trăm cây số của anh bộ đội về với người yêu,  người vợ (hoặc ngược lại) trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ (sau này không có chuyện đó vì chỉ có thời đó mới nghèo nàn về phương tiện đi lại). Cái đặc biệt trong chuyến đi của bác Phicongtiemkich là ở chỗ nó (không những xa) mà có cái dốc Tam Đảo ấy! Mà còn đôi chút  ghen tỵ với bác vì hình như đấy là mối tình đầu của bác thì phải(?)! Thật là tuyệt vời! Mong nghe tiếp chuyện của bác.

... về "quần áo bay" của phi công : "quần áo bay" được chia ra làm 2 loại tùy theo trực chiến để đánh tầng thấp, tầng trung hay tầng cao. Nếu đánh ở tầng thấp, tầng trung thì chỉ phải mặc bộ "quần kháng áp"
 ... Còn "quần áo cao không" là bộ áo liền quần, nguyên tắc cũng bó như "quần kháng áp" và hoạt động như nhau. Có điều, khi đánh ở độ cao từ trên 10 km thì phải "diện" bộ "quần áo cao không này". Ngoài tính năng như "quần kháng áp", bộ "quần áo cao không" còn có nhiệm vụ bảo vệ, đảm bảo sự an toàn cho phi công khi buồng lái bị hở ở trên độ cao lớn, khi áp suất thay đổi quá lớn và đột ngột sẽ không bị hiện tượng "sôi máu" - tức là trong mạch máu xuất hiện bọt khí, rất nguy hiểm đến tính mạng người bay.
 Mũ bay của phi công khi bay ở độ cao thấp và trung cũng khác với mũ bay trên tầng cao.

Bác cho hỏi:

1/ Khi trực chiến ở sân bay, bác thường dùng loại quần áo bay nào? Việc mặc quần áo bay loại nào là do cấp trên chỉ định hay mình tùy ý lựa chọn?

2/ Các hành động trong chiến đấu là khó lường trước. Giả sử nếu khi bay đang mặc bộ "quần kháng áp" nhưng tinh huống chiến đấu bắt buộc phải vọt lên độ cao lớn thì bộ "quần kháng áp" có ảnh hưởng nhiều đến thao tác chiến đấu không?

3/ Sao không chỉ dùng bộ "quần áo cao không" để có thể chủ động chiến đấu ở độ cao bất kỳ? (do đắt? do hiếm? do khó chế tạo? do cản trở nhiều hơn các thao tác, ...)

Có đôi điều muốn tìm hiểu vậy. Mong bác giải đáp!
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Ba, 2013, 01:54:23 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

CaoBaLanh
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #125 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2013, 01:54:18 pm »

Theo em, cái thú vị nhất trong cuốc xe đạp để đời của cụ PCTK chính là ở chỗ: cụ vốn ở trên giời, bay lượn M1-M2 đi mây về gió, nhưng gặp thần Cupidon cụ đành xuống đất đạp xe như... ông bà già em.
Nhưng riêng vụ cụ đem tiêm kích siêu âm đi "thăm" người yêu thì xì-tin bây giờ vái dài, xế hộp ngồi khóc từ xa hehe
Một lần nữa bày tỏ kính phục, kính mong cụ khỏe mạnh để kể mãi chuyện Nguyên Phong!
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #126 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2013, 01:58:44 pm »

Nhưng riêng vụ cụ đem tiêm kích siêu âm đi "thăm" người yêu thì xì-tin bây giờ vái dài, xế hộp ngồi khóc từ xa hehe

@PCTK Chắc sau những lần "thăm" như thế này nên bác mới nảy ra cái cách "báo cơm" ở sân bay?
Logged

huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #127 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2013, 11:16:29 pm »

    Bác cho hỏi:

1/ Khi trực chiến ở sân bay, bác thường dùng loại quần áo bay nào? Việc mặc quần áo bay loại nào là do cấp trên chỉ định hay mình tùy ý lựa chọn?

2/ Các hành động trong chiến đấu là khó lường trước. Giả sử nếu khi bay đang mặc bộ "quần kháng áp" nhưng tinh huống chiến đấu bắt buộc phải vọt lên độ cao lớn thì bộ "quần kháng áp" có ảnh hưởng nhiều đến thao tác chiến đấu không?

3/ Sao không chỉ dùng bộ "quần áo cao không" để có thể chủ động chiến đấu ở độ cao bất kỳ? (do đắt? do hiếm? do khó chế tạo? do cản trở nhiều hơn các thao tác, ...)

Có đôi điều muốn tìm hiểu vậy. Mong bác giải đáp!
Huyphong vào yểm hộ anh Phicôngtiêmkích:
1/ Khi trực ban phòng không tại sân bay, nếu mùa hè phi công mặc bộ đồ bay thường và quần kháng áp, còn nếu mùa đông thì khoác thêm chiếc áo khoác bay

Trong hình phía dưới có 2 phi công Mig-21PF: một người mặc đồ bay mùa hè, người còn lại mặc đồ bay mùa đông


Phi đội tham gia huấn luyện bay Mig-21PFM: mặc áo khoác bay da mùa đông nhưng không dùng quần kháng áp


Phi công mặc đồ bay nào còn tùy thuộc vào nhiệm vụ bay theo nội dung họp triển khai nhiệm vụ. Nếu bay biển, phi công còn được trang bị thêm áo phao hoặc phao cứu sinh tự bơm như trong các hình dưới:

Học viên bay phản lực L-39 mang áo phao trong bài bay huấn luyện ven biển


Phi công Su-30MK2 huấn luyện báo động chuyển cấp 1: bay nhiệm vụ trên biển với đai phao cứu sinh ASP-74 (màu xanh)


2/ Các hành động trong chiến đấu là khó lường trước. Giả sử nếu khi bay đang mặc bộ "quần kháng áp" nhưng tinh huống chiến đấu bắt buộc phải vọt lên độ cao lớn thì bộ "quần kháng áp" có ảnh hưởng nhiều đến thao tác chiến đấu không?

Không chiến thông thường không mấy khi vượt quá độ cao 10.000 mét. Trên dưới độ cao này một chút thì phi công có thể duy trì chiến đấu trong thời gian ngắn mà không bị chứng giảm áp ảnh hưởng nhiều. Còn quần kháng áp chủ yếu phục vụ các thao tác cơ động máy bay có mức gia trọng lớn chứ không liên quan nhiều tới độ cao lớn hay nhỏ.

3/ Sao không chỉ dùng bộ "quần áo cao không" để có thể chủ động chiến đấu ở độ cao bất kỳ? (do đắt? do hiếm? do khó chế tạo? do cản trở nhiều hơn các thao tác, ...)
Mặc bộ đồ cao không rất bất tiện, nhất là trong điều kiện trực ban tại sân bay ở xứ nóng ẩm như ở ta. Vì thế, chỉ khi có nhiệm vụ chiến đấu như trinh sát tầng cao hay trực ban phòng không chống mục tiêu bay cao, phi công mới cần và phải mặc bộ đồ cao không.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #128 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2013, 03:28:41 pm »

 lamcclpy chắc là một vị thẩm phán hoặc là thành phần trong bồi thẩm đoàn nên truy xét tôi chặt chẽ quá. Có lẽ tôi cũng phải tự nhận thêm một cái "tình tiết tăng nặng" là khủng bố người khác qua thư ngang nhiên bằng đường điện báo nữa. Và chính tôi đang chịu khung hình phạt với mức "tù chung thân" đây ạ ! Không oan đâu ạ !.
 Cám ơn huyphongssi đã xuất kích kịp thời, đã giải đáp thắc mắc giúp cho tôi với những câu hỏi của Giangtvx. Trong bức ảnh mà huyphongssi tìm kiếm được, người trực hôm ấy mặc bộ "quần áo bay mùa hè" thì chính là tôi. Chiếc áo ấy thoạt trông tưởng chừng như là giành cho bay mùa hè nhưng thực ra nó khá dày, kiểu như là được may bằng vải bạt ấy, vừa cứng vừa nóng chứ chẳng mát mẻ gì đâu. Số 1 của tôi là anh Nguyễn Đăng Kính ( mặc áo da )- được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 2011. Cạnh tôi là anh Chu Duy Kính - Chính ủy, sau là Tư lệnh Quân khu Thủ đô.
 Trở lại cái ngày chúng tôi được nghỉ hè năm 1976 ấy. Khi không "thoái thác được nhiệm vụ" vì tôi nghĩ thời gian gấp gáp quá. Về nước nghỉ chỉ có hơn tháng trời mà lo ngay cái việc "đại sự" kia thì căng lắm chứ. Dưng mà ... các phụ huynh không đồng ý thì phải phục tùng mệnh lệnh của người chỉ huy !. Vậy là tôi lại một mình đạp xe ngược dốc để lên "truyền đạt tinh thần cái mệnh lệnh " tôi đã nhận với gia đình nàng sơn nữ. Rồi tôi lại xuôi dốc về nhà mình để truyền đạt lại tinh thần của phía bên gia đình thông gia tương lai. Rồi lại hối hả lĩnh hội tinh thần phía các phụ huynh của tôi, lại ngược dốc để "tâu bẩm" lại. Thời bây giờ thì các vận động viên xe đạp có loại xe hiện đại có thể đạp lên dốc và khi đổ dốc không cần phải buộc cành cây sau xe để "giảm tốc" như thời của tôi, còn tôi thì vẫn phải theo "kiểu các cụ" mà thôi. Phải nói, chiếc xe đạp nhãn hiệu "Thể thao" ( Sport ) của Liên-xô tốt thật. Nó trung thành với tôi không khác gì một người bạn quý. Suốt từng ấy chuyến không hề tỏ chút thái độ hậm hực gì với tôi, đều ngoan ngoãn phục tùng vô điều kiện.
 Tôi như con thoi, hết lên núi lại xuôi đồng bằng, rối rít tít mù cả lên. Trời thì nắng như thiêu như đốt ( đang tầm cuối tháng 6 đầu tháng 7 dương lịch mà ). Tôi mệt đến bã hơi. Cái nắng cái khát ở đường dốc quả là dễ sợ. Tôi cũng liều, cứ khát cứ gặp suối là sà xuống uống đã. Có bao nhiêu suối ở dọc đường lên núi là tôi uống bấy nhiêu, chẳng thèm đếm xỉa gì đến vắt nước, đỉa núi, vi trùng vi triếc gì hết. Cứ "nhập" đã, mọi chuyện tính sau. Rồi tôi chợt nghĩ, các cụ nói "Tôi lấy vợ" có khi là "Vơ lấy tội" chứ chẳng phải là chuyện đùa đâu. Khi "bay báo cơm", tôi đã bị kỷ luật rồi, sau đó lại nảy ra trò "bay thăm sơn nữ" nữa thì lamcclpy kết án cho "tù chung thân". Chẳng đúng hay sao ? Yêu lắm thì ốm mà ôm lắm thì yếu mà !
 Giai đoạn ấy tôi cũng "sắm" khá nhiều vai diễn : khi thì là ông mối, khi thì là "đại sứ lưu động" cho cả hai bên gia đình, khi là chú rể ... Các vai "sắm" đều đạt !. Ngày đặt lễ ăn hỏi cũng mỗi một mình tôi mang lễ trầu cau... lên. Qua chợ ở khu vực Phúc Yên, tôi còn kiếm thêm một khúc vỏ chay to tướng kèm theo nữa. Tôi biết phân biệt các loại vỏ chay, cỏ quạch ... là nhờ ngày trước thường phải chạy đi mua vỏ cho mấy bà bác nghiện giầu vỏ. Khi tôi đặt lễ, bà mẹ vợ tương lai của tôi nhìn khay lễ, thấy có cả khúc vỏ ( bà cũng là người nghiện gầu vỏ mà ) thì cười nói :
   -  Chưa hề thấy ai đi ăn hỏi mà lại có cả khúc vỏ thế này !
 Tôi cũng cười cười, rón rén đáp lại :
   -  Dạ, con có nghe được câu là "Trầu không rễ (vỏ) như rể nằm nhà ngoài !" nên con phải sắm cho đủ lệ bộ ạ !
 Bà cụ bật cười. Mọi người trong nhà cũng bật cười theo. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Thế là "ổn" rồi !
Logged
hoa.nguyenquoc
Thành viên
*
Bài viết: 11


« Trả lời #129 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2013, 08:46:11 pm »

Qua các trang thông tin về vũ khí chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, tôi thấy dường như chỉ có Việt Nam là phát huy cao nhất uy lực của vũ khí Liên Xô. Từ Mig 21 tới tên lửa đất đối không S25.v.v. đều đánh tốt. Nhân kỷ niệm 50 năm ĐBP trên không, tôi thấy các chuyên gia Nga đều rất tự hào về thời gian giúp Việt Nam đánh Mỹ, tự hào về những đồng minh - học trò Việt Nam. Qua đó còn giúp cho các công trình sư Nga cải tiến hoàn thiện vũ khí, cũng như tổng kết thực tiễn chiến đấu của vũ khí Nga chế tạo. Dường như hiện nay ngoài việc làm kinh tế khi bán vũ khí cho Việt Nam, họ vẫn còn những ấn tượng tốt khi trao những đứa con cưng cho người biết sử dụng  nữa.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM