Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:30:45 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần II)  (Đọc 310797 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #110 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 07:14:49 am »

Em nghĩ rằng đặc tính kỹ thuật của máy bay quân sự không cần phải dấu vì đặc tính cơ bản của nó có đầy trên mạng, cái cần giấu là cách bố trí và cách sử dụng thôi.
Logged
cuubinh90
Thành viên
*
Bài viết: 17


« Trả lời #111 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 12:10:37 pm »

Cám ơn Kiki đã chia xẻ những cảm xúc với những người lính. Đất Kép ngày xưa ( nơi Trung đoàn KQ 927 đóng quân cho tới bây giờ ) và thời nay cũng nhiều dốc và những địa danh ấy có những cái tên cũng rất lạ, ví dụ như ga phố Tráng, thị trấn Vôi ( mà anh em chúng tôi vẫn gọi là Mátx-cơ-vôi ), Giỏ, rồi dốc Má, làng Bường v. v... Đấy cũng là nơi rất gắn bó với tôi, nhiều kỷ niệm về nơi ấy lắm. Khi nào rảnh, tôi sẽ kể sau.
 Hồi xưa mà có được chiếc xe đạp là đã "ghê" lắm rồi. Tôi nhớ, nó thuộc vào loại "tam, tứ bảo" của gia đình : xe đạp, máy khâu, đồng hồ và chiếc đài bán dẫn.
 Xe đạp được phân phối trong đơn vị, phải bình xét rồi gắp thăm. Thế nào mà tôi lại được ngay một chiếc "Vĩnh Cửu" nam mới sướng chứ. Đúng nó là vĩnh cửu thật vì nó theo tôi bao nhiêu là ngả đường mà có thấy nó "làm mình làm mẩy" gì ở dọc đường đâu !
 Cũng nhờ có chiếc xe đạp ấy mà tôi đã xuôi, ngược dốc núi đều đều được.
 Khi tôi ngược lên núi để đặt vấn đề với gia đình nàng sơn nữ thì tôi được bà mẹ và bà chị "thuyết giáo" cho tôi một bài tràng giang đại hải về động cơ yêu đương ( bởi ông bố thì mất từ năm 1968 rồi ), rồi trách nhiệm trong tình yêu ... Tôi ngồi nghe, sốt ruột lắm nhưng không biết làm thế nào cả. Hồi ấy chúng tôi đâu có được thoải mái dắt tay nhau đi tâm sự như thanh niên bây giờ đâu. Ngay đến đi cạnh nhau cũng đã là khó rồi. Tôi còn nhớ như in cảnh tôi ngồi một bên bàn, nàng sơn nữ của tôi ngồi một bên bàn. Phía đầu bàn đằng kia thì bà mẹ ngồi têm trầu, nhai bỏm bẻm rồi thủng thẳng tuyên bố như Bao Thanh Thiên trên công đường : "Các con cứ nói chuyện với nhau đi !". Tôi trộm nghĩ, trong cái hoàn cảnh này thì có lẽ "đến cụ tôi cũng chẳng dám nói gì" nữa là tôi. Tâm sự với nhau mà lúc nào cũng có mặt vị thẩm phán ngồi kè kè ở bên cạnh thì chỉ có mà ... sinh sự !
 Tôi ngước nhìn sơn nữ. Nàng sơn nữ đỏ mặt, cúi gằm xuống. Tôi lùa chân dưới gầm bàn, khoắng sang bên chân nàng sơn nữ một cái rồi xin "giải tán biên đội" !
Lạy bác! Grin không biết đến bao giờ bác mới hết " tính hài" này nhỉ???
Logged
nguyenhoabinh
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #112 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 04:24:11 pm »

Cảm ơn bác Phicôngtiêmkích đã quan tâm tới lời khuyên có phần trẻ con của tôi. Có lẽ mấy anh Hoa Kiều về nước rình rập ở các trang mạng để nắm bắt còn lâu mới biết được hiện Việt Nam có những gì. Nhưng với các bác trong ngành thì có lẽ quá dễ. Tôi có nghe một anh học trò của tôi nói về chuyện quen mấy anh phi công người Quang Tây hay Vân Nam gì đó học bay ở Việt Nam. Cậu ta còn nói là mấy tay người Tàu khá lớn tuổi và chúng chú ý đặc biệt tới các chuyên gia Nga giảng dạy. Tôi có em lấy người Hoa nhưng tôi không thích tính của họ chút nào. Họ không bao giờ nói quan điểm hay cởi mở với mình cả. Tất nhiên con người vẫn là yếu tố quyết định chứ vũ khí chỉ là điều kiện cần, chứ chưa đủ.
Thôi nói vui vậy các bác thông cảm nhá!
Bác Phicôngtiêmkích, vợ bác là người Kinh hay dân tộc? Tôi tưởng mối tình của bác là mối tình dang dở chứ? Vì bác viết hay và xúc động quá! Trong số các thi sỹ viết về vợ (mối tình trọn vẹn) ngoài Tú Xương (Thương vợ) và Hữu Loan (Màu tím hoa sim) ra có lẽ phải bổ sung thêm bác nửa đấy!!! Bác đừng cho bác gái biết câu này của tôi đấy nhá.
Logged
quansuvn
Trung tá
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #113 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 05:50:18 pm »

Tôi có em lấy người Hoa nhưng tôi không thích tính của họ chút nào. Họ không bao giờ nói quan điểm hay cởi mở với mình cả.
Diễn đàn không phải chỗ trình bày, khai báo quan điểm cá nhân!

Cảnh cáo thành viên nguyenhoabinh!

Lý do: spam bài viết, đưa nghe nói không có căn cứ, gây mất đoàn kết!
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #114 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 09:05:58 pm »

 Xin được trả lời vấn đề mà nguyenhongduc quan tâm về "quần áo bay" của phi công : "quần áo bay" được chia ra làm 2 loại tùy theo trực chiến để đánh tầng thấp, tầng trung hay tầng cao. Nếu đánh ở tầng thấp, tầng trung thì chỉ phải mặc bộ "quần kháng áp" - tức là có bộ phận thắt lấy vùng bụng, lưng, rồi đến bộ phận thắt đùi và bắp chân. Khi phi công kéo quá tải (gia trọng) lớn, hơi sẽ tự động thổi vào các bộ phận của "quần kháng áp" làm cho chúng căng phồng lên với mục đích là ngăn bớt máu không cho dồn xuống các phần ở phía dưới thân thể, dành cho máu nuôi não nữa. Nếu không có "quần kháng áp" như vậy thì khi kéo quá tải lớn, máu từ não dồn hết xuống phía dưới, phi công sẽ bị tối tăm mặt mũi, thậm chí có thể bị ngất trong vòng bao nhiêu phần của giây đồng hồ. Điều đó hoàn toàn không có lợi trong chuyến bay, đặc biệt là bay chiến đấu, trong không chiến.
 Còn "quần áo cao không" là bộ áo liền quần, nguyên tắc cũng bó như "quần kháng áp" và hoạt động như nhau. Có điều, khi đánh ở độ cao từ trên 10 km thì phải "diện" bộ "quần áo cao không này". Ngoài tính năng như "quần kháng áp", bộ "quần áo cao không" còn có nhiệm vụ bảo vệ, đảm bảo sự an toàn cho phi công khi buồng lái bị hở ở trên độ cao lớn, khi áp suất thay đổi quá lớn và đột ngột sẽ không bị hiện tượng "sôi máu" - tức là trong mạch máu xuất hiện bọt khí, rất nguy hiểm đến tính mạng người bay.
 Mũ bay của phi công khi bay ở độ cao thấp và trung cũng khác với mũ bay trên tầng cao. Nói chung, "đồ nghề" khi đi bay cũng lỉnh kỉnh lắm, các đồng đội ạ !
 Riêng về cái vụ tránh tên lửa "rắn đuôi kêu" thì chỉ cần phát hiện kịp thời và nhanh chõng cơ động theo mặt phẳng ngang hoặc nghiêng với quá tải lớn hơn 5 là có thể tránh được loại tên lửa này. Bản thân tôi có lẽ cũng đã tránh được cả đến chục quả. Vấn đề là phải phát hiện kịp thời và cơ động dứt khoát. Còn ai đó nói hoặc viết rằng phải kéo máy bay dựng đứng lên rồi tắt máy để tránh loại tên lửa này thì không đúng đâu. Nói cho vui kiểu tiếu lâm thời hiện đại thì còn có vẻ nghe được vì nó "vô thưởng vô phạt" mà !
 Chuyện phi công mình bắn gần quá, phải chui qua điểm nổ rồi động cơ bị tắt máy là có thật. Đấy là trận không chiến xảy ra vào ngày 5 tháng 7 năm 1972 của biên đội Nguyễn Tiến Sâm (số 1) , Hạ Vĩnh Thành (số 2) với biên đội 4 chiếc F-4. Anh Sâm bám theo chiếc số 2 của biên đội F-4 bay trước. Thằng F-4 này cơ động, khi cải baengf, Sâm bắn 1 quả, điểm nổ ngay bên phải thằng F-4. Thằng F-4 lật vòng phải, đúng lúc nó vừa cải bằng thì anh Sâm bắn tiếp quả thứ 2 ở cự li chắc chỉ 600 - 700 mét thôi. Quả tên lửa "sục" thẳng vào chiếc F-4 khiến nó nổ tung. Vì bắn ở cự li quá gần, không kịp kéo thoát ly, anh Sâm "chui" thẳng vào tâm điểm nổ. Do lao qua vùng khỏi lửa, động cơ của máy bay anh Sâm bị tắt máy. Anh đã tiến hành mở máy trên không, từ độ cao 6000 mét đến độ cao 4000 mét thì mở máy thành công và về sân bay Đa Phúc hạ cánh. Chiếc máy bay lập kỳ tích ấy chính là chiếc MiG-21 mang số hiệu 5020 đang trưng bày tại Bảo tàng PK-KQ ở Bạch Mai - Hà Nội !
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #115 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 09:35:53 pm »

Xin cám ơn bác Phicongtiemkich đã giải đáp những thắc mắc của em .
Về vấn đề trang bị của phi công , có lẽ không gì bằng chính phi công xác nhận .
Còn về sự việc anh Nguyễn tiến Sâm chui qua điểm nổ em cũng đã đọc được trong các tạp chí Văn nghệ quân đội .
Về tên lửa rắn đuôi kêu , em cũng nghĩ là phi công ta sẽ có phương án hóa giải - người Việt mình vốn thông minh , sáng tạo mà , phải không bác phicongtiemkich .Xin cám ơn bác nhé .
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #116 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 10:17:53 pm »

Ảnh Mig-21 số 5020 của bác Sâm ạ (Bảo tàng PK-KQ cháu có đi qua mấy lần mà chưa vào chụp ảnh được Sad )


Hai Mig-21 ở dưới, số 5033 của bác Trần Việt với số 5040 của bác Lê Thanh Đạo.

Một số thông tin mà cháu/em có ạ Smiley

F-4 bị bác Sâm bắn là F-4E số đuôi 67-0296 thuộc phi đội 34, liên đội tiêm kích chiến thuật số 388, Không quân Mỹ (tổ bay: đại úy - phi công W.A.Spenser, hoa tiêu vũ khí - trung uy cấp 1 B.J.Sik). Trong trận này, bác Thành bay số 2 cũng bắn rơi 1 F-4E số đuôi 67-0339 cùng phi đội, liên đội với cái F-4E bị bác Sâm bắn rơi.

Trên Mig-21PFM 5020 có 13 ngôi sao đỏ - 13 thành tích bắn rơi máy bay địch của các phi công Trung đoàn tiêm kích 927, trong đó có các bác phi công át (ách) - Lê Thanh Đạo, Nguyễn Đức Soát, Nguyễn Tiến Sâm và Nguyễn Văn Nghĩa.
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #117 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 11:05:16 pm »

Minh họa cho phần "quần áo bay" của anh Phicôngtiêmkích, Huyphong xin phép giới thiệu 1 số mẫu "quần áo bay" dùng cho phi công Mig-21 của ta:

Bộ đồ bay cao không đầu tiên được trang bị cho phi công Mig-21 của ta có tên là KKO-3. Bộ này gồm có mấy món: quần áo cao không VKK-4, mũ bay điều áp GSh-4MS, mũ chụp găng tay, tất chân. Khi trực chiến đánh tầng cao chống máy bay trinh sát không hoặc có người lái trong và sau cuộc chiến tranh đường không lần thứ nhất, phi công ta sử dụng bộ đồ bay này.

Ảnh dưới là anh Vũ Xuân Thiều đang đội mũ bay GSh-4MS trong bộ đồ bay cao không KKO-3


Bộ đồ bay cao không tiếp theo là KKO-5, gồm quần áo cao không VKK-6, mũ bay điều áp GSh-6, mũ chụp và găng tay tất chân đồng bộ. Bộ này được phi công sử dụng khi trực chiến đánh máy bay trinh sát tầng cao và máy bay ném bom chiến lược trong cuộc chiến tranh đường không lần 2.

Ảnh dưới là anh Tuân trong bộ đồ bay cao không KKO-5



Bộ đồ bay cao không KKO-5


Khi trực chiến đánh tầng thấp - trung, phi công ta được trang bị mũ bay ZSh-3 (hiện thời là ZSh-5), mặt nạ dưỡng khí KM-32, bộ quần áo thông khí VK-3 và quần kháng áp PPK-3

Anh Tuân mang mũ bay ZSh-3 và bộ đồ bay VK-3 trên 1 chiếc Mig-21PFM




Phi công Mig-21 e931 trực ban phòng không cấp 2 trong bộ đồ thông khí do ta tự may, mũ bay ZSh-5 và mặc quần kháng áp PPK-3
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Ba, 2013, 11:34:31 pm gửi bởi huyphongssi » Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #118 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2013, 08:26:12 am »

     Trong lúc chúng ta đang say sưa nghe chuyện của bác lính binh chủng không quân, vì sự cố kỹ thuật của mình nên hình ảnh đã bị mất hết, tôi post lại để các bác chiêm ngưỡng dung nhan

    Bác phicôngtiêmkích - Bên trái áo kẻ ca rô sẫm


   Chúc bác Phi công tiêm kích khỏe, vững tay phím và kể lại những chiến công hiển hách khiến “thần sấm” “con ma” của giặc Mỹ phải kinh hồn bạt vía trong không chiến bảo vệ bầu trời Tổ quốc của không quân nhân dân Việt nam Anh hùng.
Logged

Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #119 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2013, 08:40:45 pm »

 Cám ơn các đồng đội của tôi đã minh họa giúp tôi những điều cần giải thích. Và daibangden ạ ! Khi nào có dịp qua Bảo tàng PK-KQ cứ vào tham quan. Ngày nào Bảo tàng cũng cho người vào mà, đặc biệt là vào các ngày nghỉ ( thứ Bảy, Chủ nhật ). Daibangden sẽ có cơ hội tiếp xúc với các máy bay ở trong đó.
 Đến năm 1974 thì tôi được cử đi học 4 năm liền ở Liên xô. Tôi muốn trước khi tôi đi học thì chuyện lập gia đình của tôi sao cho ổn thỏa thì mình đi cũng yên tâm, nhưng vì hai bên gia đình chưa thật "thống nhất quan điểm" với nhau nên tôi đành hoãn cái chuyện cưới xin lại và lủi thủi lên tàu liên vận theo hành trình dài 10 ngày 11 đêm. Chuyến đi này khác hẳn so với chuyến đi học bay ngày xưa, khác lắm. Khác về tuổi tác, khác về nhận thức, khác về lí do, khác về thành phần ..., nhưng có một điều khác đặc biệt so với chuyến đi của gần chục năm trước là nỗi nhớ nhà, nhớ người yêu ... nhớ đến ghê gớm. Chúng tôi sang là vào dịp mùa Thu. Mà mùa Thu ở bên đó đúng là mùa Thu "vàng". Người Nga dùng từ "vàng" không phải là chỉ về màu sắc mà là chỉ về thứ kim loại quý đứng đầu bảng tuần hoàn của Men-đê-lê-ep. Khắp nơi phủ một màu vàng rực, càng về chiều thì màu vàng càng óng lên, ngời sáng trong ráng chiều. Gió thì se se lạnh, mơn man vuốt ve từng sợi tóc, còn thông thì reo vi vu như những tiếng thì thầm yêu thương của cỏ cây ... Lác đác vài chiếc lá nhẹ nhàng rời khỏi cành, lặng lẽ đặt mình trên mặt đường... Không thể không nhớ đến quê hương, bạn bè, người thân ... Trong tôi rộn lên nỗi niềm thật khó tả, và tôi đã viết :

   Em ơi em ! Mùa Thu !
   Lá thu vàng mặt đường
   Rừng trắng bạc màu sương
   Hơi thu về lạnh lẽo

   Cành cây gầy xiêu vẹo
   Run rẩy làn gió qua
   Mây xám khoảng trời xa
   Nắng thu về nhợt nhạt

   Chú sóc vàng ngơ ngác
   Không buồn chuyền cành thông
   Giữa im lặng mênh mông
   Lệ đọng đầy khóe mắt

   Mùa thu buồn hiu hắt
   Lòng anh buồn đơn côi
   Trời quê đâu xa xôi !
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM