Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 07:16:05 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: “Chúng tôi lính F5, Mặt trận 479: Phần 7".  (Đọc 248293 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
minhtrang91
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 692


"


« Trả lời #10 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2012, 04:36:49 pm »

Ngày 24/12 sau khi thăm chiến trường xưa gần đủ nơi theo kế hoạch, chúng tôi quay về Phnom Pênh. Dọc đường ghé qua viếng đền Angkor một thoáng. Do không mua vé vào cổng nên chúng tôi chỉ chụp được như thế này:

Một thoáng cà phê ngã ba Dom Dek


Chị Xun đã 2 năm mới gặp lại, trông chị có vẻ già đi

Cám ơn đoàn đã vất vả lại còn mang quà dùm cho Minhtrang .Cám ơn đồng đội nhiều lắm !
 Anh Sa vêt và Chị Xun già đi nhiều ,vâng ,chị ấy cũng gần 60 rồi  mà ,H3 Hùng ơi .
Logged

[IMG]
...Ta đi qua những năm tháng không ngờ ...
tin.dt@rclgroup.com
Thành viên
*
Bài viết: 123



« Trả lời #11 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2012, 05:05:28 pm »

Một bức ảnh hiếm hoi còn lại của C19/e 174 thời gian ở Choup ( khoảng 1/2 quân số đi công tác không có trong hình)


Hùng "cô" có nhớ hết ae thì điểm danh dùm với.
Với quân số đó ( không vụ thêm 1/2 nữa nhe ), với K 11 D 6 là một K cứng, pốt 2 lần nuốt không trôi chốt 48 và để lại xác ở chốt thúi um ( vụ quần áo pốt chết hỏi Hoàng cối thu được gì ? )

 Trong ảnh này có hai cựu binh K19E174, Brest !

Long "Bầy hầy" và Hùng "Bò".



K19E174 mừng công đón anh hùng tại Choup
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2012, 08:56:25 pm gửi bởi tin.dt@rclgroup.com » Logged
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #12 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2012, 10:08:35 pm »

Trích dẫn
Với quân số đó ( không vụ thêm 1/2 nữa nhe ), với K 11 D 6 là một K cứng, pốt 2 lần nuốt không trôi chốt 48 và để lại xác ở chốt thúi um ( vụ quần áo pốt chết hỏi Hoàng cối thu được gì ? )

Theo lời người chụp ( Phục Btr B2) thì quân số còn thiếu 1 tổ chốt gần Sisophon, 2 tổ có nhiệm vụ tuần đường,...Có điều không nhớ là lần về Choup 79 hay 80. Nhưng theo mình có lẽ là 80 vì trong hình có Quốc ( Bình Thạnh) cùng nhập ngũ với mình. Quân số của K19 hiếm khi nào tập trung đủ lắm nên mình cũng chỉ nhận diện được 1 số mà thôi, còn 1 số mình biết không thấy trong hình. K19 bình thường quân số khá đông, lúc về 19 A mình có tới 7 mạng lận vậy mà tới lúc mình về CS thì chỉ còn...2 thôi!!


Nhìn mặt mũi sáng láng, quân phục bảnh bao thế kia mà không hiểu sao lại có biệt danh "bầy hầy" Grin
Còn Hùng "bò" chắc bị Pốt đòi cái nón bánh tiêu bất hủ rồi hay sao ta!!

Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
sapaco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 847


« Trả lời #13 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2012, 11:12:38 am »

biên chế cho 1 K ở chiến trường bao nhiêu thì mình không rỏ. nhưng từ ngày qua K ( 1/10/1978 ) mình nhận thấy chưa bao giờ 1  K có được 40 em ( bao gồm BCH, truyền đạt, văn thư quản lý & 3 B bộ binh và 2 tiểu đội hỏa lực. thường chỉ 25 - 30 là ngon rùi.
Mang tiếng 1 B chỉ có 5 - 7 anh em là cùng, thế mà hỏa lực là đủ đấy, gồm 1 RPĐ, 1 B 40 & 1 B 41 khi chưa có chiến tranh phía bắc thì còn có 1 M 79 ngon lành chưa.
Logged
duck8d5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 621


Phum Xâng ngày ấy!


« Trả lời #14 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2013, 10:09:32 am »




Chúc mừng Năm mới 2013!
* * *
Dựng nước- Giữ nước chúc mừng
Năm mới vạn hạnh muôn phương ấm nồng
Xua đi mưa gió ngày đông
Bên nhau đốt ngọn lửa hồng sưởi chung

Nắm tay năm tháng đi cùng
Chia từng kỷ niệm chiến trường mà vui
Quên ngày bão tố sương rơi
Chúc mừng Năm mới bầu trời có nhau.
[/size]
Logged

Chốn xưa gian khó vô vàn
Cao Mê Lai nước mắt tràn xót xa
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #15 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2013, 03:09:50 pm »




Chúc mừng Năm mới 2013!
* * *
Dựng nước- Giữ nước chúc mừng
Năm mới vạn hạnh muôn phương ấm nồng
Xua đi mưa gió ngày đông
Bên nhau đốt ngọn lửa hồng sưởi chung

Nắm tay năm tháng đi cùng
Chia từng kỷ niệm chiến trường mà vui
Quên ngày bão tố sương rơi
Chúc mừng Năm mới bầu trời có nhau.
[/size]



            Tranphu341 rất trân trọng và cảm động trước những tình cảm của các bác đã giành cho đồng đội.

             Tranphu341 xin được chúc các bác cùng gia đình đầu xuân năm mới có nhiều sức khỏe cùng niềm vui cuộc sống!             
Logged
hương rưng
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #16 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2013, 08:06:56 am »

Những bài học đầu tiên tại trường y tá


Ước mơ được vào quân ngũ, đi tuyến trước phục vụ chiến trường biên giới Tây nam đã được toại nguyện. Và hơn thế nữa là được học y tá để ra tuyến đầu với những bài học quý giá đầu tiên cứ mãi in sâu trong tâm khảm của em.

Sau 3 tháng quân trường chúng em được tuyển về F5. Hôm ấy, chúng em được chuyển về sư cùng 1 đoàn xe khoảng hơn 5 chiếc (em nhớ không rõ lắm) xe tải đi về hướng Bình Dương Sông bé. Ai nấy trong lòng khấp khởi hát vang trời hết bài này sang bài khác, nào là: “Đời ta chỉ sống có một lần thôi….” Nào là “Ta lên đường hành quân ra tuyến đầu….” tiếng hát cứ vang vọng đến nỗi người đi đường cũng ngoái nhìn theo. Mà vui nhất vẫn là 30 cô nữ …….. Không khí đang rộn ràng như thế bỗng dưng 1 chiếc xe rẽ phải tại ngã 3 Chơn Thành Sông Bé, còn những chiếc khác chở toàn nam thì thẳng tiến về hướng Lộc Ninh. Cánh nữ tụi em còn đang ngơ ngác thì đi chừng vài cây số xe dừng lại và “đổ quân” xuống một nơi thật lạ lẫm, đây không phải là chiến trường mà nó giống như một khu mới khai hoang, gốc cây còn nằm trơ chỏng ven con đường mới mở, vào trong chừng vài trăm mét thì thấy 3 dãy nhà dựng lên xen với cây cỏ um tùm…. Chưa hết ngơ ngác, thì chúng em được quân lực thông báo: “chúng ta ở lại đây học khóa cứu thương để chuẩn bị cho đợt tổng tiến công giải phóng CPC…” Cảm giác lạ lẫm mau chóng tan biến, chúng em cùng các anh nam lao vào dọn dẹp, phát quang, sinh hoạt và phân chia tổ nhóm mà lúc đó gọi là A để bắt đầu cho những bài học đầu tiên đó.

Vì là khóa cứu thương nên tụi em được học rất kỹ về các kỹ năng băng bó. Có học mới biết, băng bó có rất nhiều kiểu: băng ép, băng rắn quấn, băng xoáy ốc, băng chữ nhân, băng số 8… Với mục tiêu học cấp tốc để ra phục vụ tuyến trước nên ai nấy đều học tập nghêm túc, khẩn trương. Cứ 2 người một thực hành cho nhau và cả lớp bỗng dưng biến thành “thương binh” hết. Hình như lúc đó em thuộc A của bác Thu Ngọc thì phải, bác ấy mạnh dạn và khéo tay nên thường xuyên xung phong làm mẫu cho chúng em xem……..

Các thầy dạy rất kỹ từng chi tiết nhỏ, khi vận chuyển thương binh phải như thế nào, garo ra làm sao để không bị mất máu, xử lý rắn cắn ra sao……

Thầy Hậu dạy chúng em những bài về cấp cứu ngoại khoa như: Viêm ruột thừa cấp (VRTC), cơn đau quặn thận, viêm tụy cấp, viêm túi mật, sỏi mật và viêm tắc ruột…… Thầy dạy: khi các bệnh binh có cơn đau bụng cấp thì chớ có mà chích atropine hay thuốc giảm đau khi chưa xác định rõ nguyên nhân nhé, mà việc đầu tiên là các em phải xác định triệu chứng lâm sàng vùng đau, tính chất đau… Thầy bảo nếu là VRTC thì đau âm ỉ, từ vùng thượng vị lan xuống hố chậu phải và thăm khám ngay vùng bụng đến điểm Mac burney, nếu đúng là VRTC thì khi nhấn vào vùng này bệnh binh nhảy nhỏm vì đau và phải quyết định đi mổ ngay…. Còn nếu là đau quặn thận thì khủng khiếp lắm, cơn đau đột ngột như dao đâm từ vùng thận đến hố chậu và bang quang….

Cũng nhờ cái bảo bối thầy dạy mà sau này em đã tự phát hiện mình bị VRTC và Bác sĩ can thiệp kịp thời đó các bác ạ.

Thầy Đề, thầy Nam dạy chúng em một số bệnh truyền nhiễm thường gặp trong quân đội như: Sốt rét, Sốt xuất huyết, tiêu chảy, cảm cúm, đau mắt hột và một số bệnh ngoài da và một vài phương thuốc nam đơn giản mà cũng rất công hiệu với lính nhà ta trong điều kiện khó khăn tại chiến trường thời đó. Chắc các bác còn nhớ một số loài cây:
Cây mã đề và lá mơ lông chữa lỵ, tiêu chảy thì tuyệt nhưng là con dao 2 lưỡi đó
Cây mã tiền thì lợi là chính…
Cây muồng trâu thì tuyệt vời cho các bác “lính lác” nhà mình các bác ạ
Cà độc dược trị ho, sưng viêm. Me đất ngậm bớt viêm họng…
Cây cỏ mực hay còn gọi là cây nhọ nồi tác dụng cầm máu là số 1và cũng là bài thuốc trị tiêu chảy, thanh nhiệt …
Cây ké đầu ngựa sao hạ thổ nấu nước uống trị cắt cơn sốt rét
Cây cối say cũng sao hạ thổ uống vào thì các viên sỏi thận nhỏ cũng không tồn tại đươc đâu. Nói có sách đó các bác ạ, hồi đó không biết do “hên” hay sao ấy, khi về đơn vị có một bác cứ có triệu chứng đau quặn mà khai tiểu buốt thế là nhớ bài học của thầy, đi chặt cây cối xay về, rửa phơi khô chặt khúc, sao vàng hạ thổ nấu nước cho bác đó uống, khi đi ra được viên sỏi bác ấy mừng quá reo lên, cơn đau hết liền. Sau này họp mặt CCB bác ấy còn nhắc chứ… Thấy cũng vui vui các bác nhỉ.
Rồi mỗi khi rục rịch có dịch cảm cúm là em lền giã tỏi với muối nhỏ mũi ngừa cảm cúm, hôm gặp mặt CCB các bác cứ bảo, trời ơi! Hồi đó sợ nhất là “bị” chúng em cứ đè ra nhỏ mũi mùi tỏi xông lên nồng nặc….

Bài học nhớ đời nhất vẫn là làm sao để cầm ống tiêm đâm vào thịt da đây chứ, cái việc mà từ nhỏ lớn bản thân thấy đã sợ chết khiếp, nhưng vì phải cố để biết thật nhanh để còn ra chiến trường phục vụ chứ, thế là cứ mỗi người một kiểu: người thì đâm vào bẹ cây chuối, người thì lấy cái gối bó lại như cẳng tay và cũng áp dụng cái “yếu lĩnh” nằm lòng là “hai nhanh một chậm” đó là đâm nhanh, rút kim nhanh nhưng bơm thiệt chậm nhé, đã vậy lại còn phải thêm chút “xảo thuật” là gây điểm nhột đánh lừa cảm giác đau. Nhờ cái “chiêu” đó mà các bác biết không “có ối anh” không sợ chích mà còn tươi cười khi đươc chích nữa chứ. Kể lại thời đó thôi, chứ bây giờ không áp dụng được chiêu này đâu, nhiễm trùng chết…

Em lại trở lại câu chuyện, thời gian học cũng hết, mùa thi đến, mỗi người một góc: người thì ở hội trường, người thì ngồi bên ụ mối, còn đa số tìm nơi yên tĩnh trong rừng mà “tụng” … Đằng kia dưới gốc kò ke chả biết ai cả, chỉ nghe tiếng học bài rì rầm rì rầm… rồi nhỏ dần nhỏ dần chắc là thuộc bài “kho kho” rồi....Bên này các bác gái bịn miệng mà vẫn bật ra tiếng cười khúc khích….

Ấy vậy mà ngày tháng trôi nhanh quá, cứ bo bo 3 buổi mà chúng em cũng rất vui, rất hứng khởi với đầy ắp những kỷ niệm và những bài học tuyệt vời. Ai cũng làm tốt các bài thi ra trường và sẵn sàng nhận nhiệm vụ về đơn vị mới….

Sau này, tuy em không còn được làm y tá tại D23 và không được theo nghành điều trị, nhưng những bài học đầu tiên cứ mãi khắc ghi. Ba thầy dạy chúng em cũng không còn nhưng những hình ảnh thân thương, tận tụy cứ luôn ghi nhớ và mãi mãi tri ân….!
Logged
DK1278
Thành viên
*
Bài viết: 422


Chiến binh chùa tháp


« Trả lời #17 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2013, 08:46:03 am »

Những bài học đầu tiên tại trường y tá


Ước mơ được vào quân ngũ, đi tuyến trước phục vụ chiến trường biên giới Tây nam đã được toại nguyện. Và hơn thế nữa là được học y tá để ra tuyến đầu với những bài học quý giá đầu tiên cứ mãi in sâu trong tâm khảm của em.

Sau 3 tháng quân trường chúng em được tuyển về F5. Hôm ấy, chúng em được chuyển về sư cùng 1 đoàn xe khoảng hơn 5 chiếc (em nhớ không rõ lắm) xe tải đi về hướng Bình Dương Sông bé. Ai nấy trong lòng khấp khởi hát vang trời hết bài này sang bài khác, nào là: “Đời ta chỉ sống có một lần thôi….” Nào là “Ta lên đường hành quân ra tuyến đầu….” tiếng hát cứ vang vọng đến nỗi người đi đường cũng ngoái nhìn theo. Mà vui nhất vẫn là 30 cô nữ …….. Không khí đang rộn ràng như thế bỗng dưng 1 chiếc xe rẽ phải tại ngã 3 Chơn Thành Sông Bé, còn những chiếc khác chở toàn nam thì thẳng tiến về hướng Lộc Ninh. Cánh nữ tụi em còn đang ngơ ngác thì đi chừng vài cây số xe dừng lại và “đổ quân” xuống một nơi thật lạ lẫm, đây không phải là chiến trường mà nó giống như một khu mới khai hoang, gốc cây còn nằm trơ chỏng ven con đường mới mở, vào trong chừng vài trăm mét thì thấy 3 dãy nhà dựng lên xen với cây cỏ um tùm…. Chưa hết ngơ ngác, thì chúng em được quân lực thông báo: “chúng ta ở lại đây học khóa cứu thương để chuẩn bị cho đợt tổng tiến công giải phóng CPC…” Cảm giác lạ lẫm mau chóng tan biến, chúng em cùng các anh nam lao vào dọn dẹp, phát quang, sinh hoạt và phân chia tổ nhóm mà lúc đó gọi là A để bắt đầu cho những bài học đầu tiên đó.

Vì là khóa cứu thương nên tụi em được học rất kỹ về các kỹ năng băng bó. Có học mới biết, băng bó có rất nhiều kiểu: băng ép, băng rắn quấn, băng xoáy ốc, băng chữ nhân, băng số 8… Với mục tiêu học cấp tốc để ra phục vụ tuyến trước nên ai nấy đều học tập nghêm túc, khẩn trương. Cứ 2 người một thực hành cho nhau và cả lớp bỗng dưng biến thành “thương binh” hết. Hình như lúc đó em thuộc A của bác Thu Ngọc thì phải, bác ấy mạnh dạn và khéo tay nên thường xuyên xung phong làm mẫu cho chúng em xem……..

Các thầy dạy rất kỹ từng chi tiết nhỏ, khi vận chuyển thương binh phải như thế nào, garo ra làm sao để không bị mất máu, xử lý rắn cắn ra sao……

Thầy Hậu dạy chúng em những bài về cấp cứu ngoại khoa như: Viêm ruột thừa cấp (VRTC), cơn đau quặn thận, viêm tụy cấp, viêm túi mật, sỏi mật và viêm tắc ruột…… Thầy dạy: khi các bệnh binh có cơn đau bụng cấp thì chớ có mà chích atropine hay thuốc giảm đau khi chưa xác định rõ nguyên nhân nhé, mà việc đầu tiên là các em phải xác định triệu chứng lâm sàng vùng đau, tính chất đau… Thầy bảo nếu là VRTC thì đau âm ỉ, từ vùng thượng vị lan xuống hố chậu phải và thăm khám ngay vùng bụng đến điểm Mac burney, nếu đúng là VRTC thì khi nhấn vào vùng này bệnh binh nhảy nhỏm vì đau và phải quyết định đi mổ ngay…. Còn nếu là đau quặn thận thì khủng khiếp lắm, cơn đau đột ngột như dao đâm từ vùng thận đến hố chậu và bang quang….

Cũng nhờ cái bảo bối thầy dạy mà sau này em đã tự phát hiện mình bị VRTC và Bác sĩ can thiệp kịp thời đó các bác ạ.

Thầy Đề, thầy Nam dạy chúng em một số bệnh truyền nhiễm thường gặp trong quân đội như: Sốt rét, Sốt xuất huyết, tiêu chảy, cảm cúm, đau mắt hột và một số bệnh ngoài da và một vài phương thuốc nam đơn giản mà cũng rất công hiệu với lính nhà ta trong điều kiện khó khăn tại chiến trường thời đó. Chắc các bác còn nhớ một số loài cây:
Cây mã đề và lá mơ lông chữa lỵ, tiêu chảy thì tuyệt nhưng là con dao 2 lưỡi đó
Cây mã tiền thì lợi là chính…
Cây muồng trâu thì tuyệt vời cho các bác “lính lác” nhà mình các bác ạ
Cà độc dược trị ho, sưng viêm. Me đất ngậm bớt viêm họng…
Cây cỏ mực hay còn gọi là cây nhọ nồi tác dụng cầm máu là số 1và cũng là bài thuốc trị tiêu chảy, thanh nhiệt …
Cây ké đầu ngựa sao hạ thổ nấu nước uống trị cắt cơn sốt rét
Cây cối say cũng sao hạ thổ uống vào thì các viên sỏi thận nhỏ cũng không tồn tại đươc đâu. Nói có sách đó các bác ạ, hồi đó không biết do “hên” hay sao ấy, khi về đơn vị có một bác cứ có triệu chứng đau quặn mà khai tiểu buốt thế là nhớ bài học của thầy, đi chặt cây cối xay về, rửa phơi khô chặt khúc, sao vàng hạ thổ nấu nước cho bác đó uống, khi đi ra được viên sỏi bác ấy mừng quá reo lên, cơn đau hết liền. Sau này họp mặt CCB bác ấy còn nhắc chứ… Thấy cũng vui vui các bác nhỉ.
Rồi mỗi khi rục rịch có dịch cảm cúm là em lền giã tỏi với muối nhỏ mũi ngừa cảm cúm, hôm gặp mặt CCB các bác cứ bảo, trời ơi! Hồi đó sợ nhất là “bị” chúng em cứ đè ra nhỏ mũi mùi tỏi xông lên nồng nặc….

Bài học nhớ đời nhất vẫn là làm sao để cầm ống tiêm đâm vào thịt da đây chứ, cái việc mà từ nhỏ lớn bản thân thấy đã sợ chết khiếp, nhưng vì phải cố để biết thật nhanh để còn ra chiến trường phục vụ chứ, thế là cứ mỗi người một kiểu: người thì đâm vào bẹ cây chuối, người thì lấy cái gối bó lại như cẳng tay và cũng áp dụng cái “yếu lĩnh” nằm lòng là “hai nhanh một chậm” đó là đâm nhanh, rút kim nhanh nhưng bơm thiệt chậm nhé, đã vậy lại còn phải thêm chút “xảo thuật” là gây điểm nhột đánh lừa cảm giác đau. Nhờ cái “chiêu” đó mà các bác biết không “có ối anh” không sợ chích mà còn tươi cười khi đươc chích nữa chứ. Kể lại thời đó thôi, chứ bây giờ không áp dụng được chiêu này đâu, nhiễm trùng chết…

Em lại trở lại câu chuyện, thời gian học cũng hết, mùa thi đến, mỗi người một góc: người thì ở hội trường, người thì ngồi bên ụ mối, còn đa số tìm nơi yên tĩnh trong rừng mà “tụng” … Đằng kia dưới gốc kò ke chả biết ai cả, chỉ nghe tiếng học bài rì rầm rì rầm… rồi nhỏ dần nhỏ dần chắc là thuộc bài “kho kho” rồi....Bên này các bác gái bịn miệng mà vẫn bật ra tiếng cười khúc khích….

Ấy vậy mà ngày tháng trôi nhanh quá, cứ bo bo 3 buổi mà chúng em cũng rất vui, rất hứng khởi với đầy ắp những kỷ niệm và những bài học tuyệt vời. Ai cũng làm tốt các bài thi ra trường và sẵn sàng nhận nhiệm vụ về đơn vị mới….

Sau này, tuy em không còn được làm y tá tại D23 và không được theo nghành điều trị, nhưng những bài học đầu tiên cứ mãi khắc ghi. Ba thầy dạy chúng em cũng không còn nhưng những hình ảnh thân thương, tận tụy cứ luôn ghi nhớ và mãi mãi tri ân….!

Chào Thím Hương Rưng

Đọc bài của thím mà nhớ như mới hôm nào còn ngồi học ở trường yta Chơn Thành vậy....
Hơn ba mươi năm rồi thím còn nhớ những bài học như in. DK tui thật nể phục luôn...
Từ ngày ra quân tới giờ lo chạy cơm, áo, gạo, tiền... mấy bài học trên giờ trả hết cho thầy rùi ...hu..hu...

Đây là dịp để DK tui ôn lại... Thím Hương Rừng phát huy lên nhé!

Thân chào.
Logged

Nhắn tìm đồng đội C19 - E740- 7705: Phạm văn Đông lính 78 Hải Hưng, Nguyễn văn Thành lính 78 Phú Khánh
duck8d5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 621


Phum Xâng ngày ấy!


« Trả lời #18 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2013, 12:26:31 pm »

Những bài học đầu tiên tại trường y tá


Ước mơ được vào quân ngũ, đi tuyến trước phục vụ chiến trường biên giới Tây nam đã được toại nguyện. Và hơn thế nữa là được học y tá để ra tuyến đầu với những bài học quý giá đầu tiên cứ mãi in sâu trong tâm khảm của em.

Sau 3 tháng quân trường chúng em được tuyển về F5. Hôm ấy, chúng em được chuyển về sư cùng 1 đoàn xe khoảng hơn 5 chiếc (em nhớ không rõ lắm) xe tải đi về hướng Bình Dương Sông bé. Ai nấy trong lòng khấp khởi hát vang trời hết bài này sang bài khác, nào là: “Đời ta chỉ sống có một lần thôi….” Nào là “Ta lên đường hành quân ra tuyến đầu….” tiếng hát cứ vang vọng đến nỗi người đi đường cũng ngoái nhìn theo. Mà vui nhất vẫn là 30 cô nữ …

Chào Thím Hương Rưng

Đọc bài của thím mà nhớ như mới hôm nào còn ngồi học ở trường yta Chơn Thành vậy....
Hơn ba mươi năm rồi thím còn nhớ những bài học như in. DK tui thật nể phục luôn...
Từ ngày ra quân tới giờ lo chạy cơm, áo, gạo, tiền... mấy bài học trên giờ trả hết cho thầy rùi ...hu..hu...

Đây là dịp để DK tui ôn lại... Thím Hương Rừng phát huy lên nhé!

Thân chào.

* Đúng là đọc bài viết của Hương Rừng thấy sao mà nhớ về tháng ngày nơi chiến trường quá...

Hương Rừng như thoảng đâu đây
Thuở xa xôi ấy tháng ngày chiến chinh
Sánh vai tất cả chúng mình
Dâng cho Tổ quốc nhiệt tình tuổi Xuân.

Logged

Chốn xưa gian khó vô vàn
Cao Mê Lai nước mắt tràn xót xa
duck8d5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 621


Phum Xâng ngày ấy!


« Trả lời #19 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2013, 12:31:40 pm »


        Mới ngày nào khi chập chững bước vào Trang DN-GN, thế mà giờ này cũng đã một năm rồi, một năm với nhiều niềm vui của một người lính. Cứ đọc và mải mê đọc tất cả những gì có trên trang, đặc biệt là trang Máu và Hoa. Đọc và tìm lại chính mình và như thấy có mình trong những năm tháng cách đây hơn 30 năm. Kỷ niệm của một thời bom đạn được các anh và các đồng đội tái hiện lại bằng những câu thơ, những bài văn đầy cảm xúc. Hay lắm, đẹp lắm khi tìm lại được những người bạn cùng chung chiến hào và biết thêm nhiều người bạn mới cũng một thời chung màu áo lính.
   
        Những ngày kỷ niệm, những buổi họp mặt cuối năm, đầu năm nhằm tạo điều kiện cho đồng đội có dịp gặp lại nhau. Những hình ảnh, những buổi giao lưu bất chợt từ Nam ra Bắc cũng tạo cho những người lính của từng giai đoạn trên đất nước thêm gần nhau hơn. Gặp lại nhau, những cái bắt tay ân cần, những gương mặt rạng rở, những lời thăm hỏi thấm đượm chân tình.

        Những chia sẽ, giúp đở những đồng đội còn khó khăn, gặp khó khăn trong cuộc sống đã nói lên rất nhiều điều về tình cảm của tất cả người lính. Nồng nàn lắm trong mỗi chúng ta. Đó là tình đồng chí, đồng đội và chữ tình này được kết tinh từ những tháng ngày binh lửa, chữ tình chứa đựng tiếng đạn nổ, bom rơi…

        Tình đồng chí, đồng đội. Ngọt ngào thay khi những âm tiết này vẫn còn vọng mãi đến hôm nay, luôn bỏng cháy trong từng người lính. Thời gian trôi, ít nhiều cũng cuốn theo một vài kỷ niệm trong ký ức của mỗi chúng ta. Những dồn dập khác trong đời sống hàng ngày, dù có dần dần che khuất những năm tháng trên chiến trường. Nhưng cảm xúc về tháng ngày ấy sẽ bùng lên, khi bất chợt được gợi lại. Tuy thời gian thì ngày càng xa, mà nỗi lòng như lại càng gần hơn, hãy dành ít phút giây hồi tưởng cho ký ức quay về, cho cuộc đời được nhiều tin yêu hơn. Một thời cùng ôn lại và nhớ lại, để vững vàng hơn trước bão táp, gian nan trong cuộc sống hôm nay.

Còn gì đẹp hơn tình “đồng chí, đồng đội” của một thời binh lửa…

        Cám ơn Ban Quản trị, những Min, Mod, những người có tâm huyết và bỏ ra rất nhiều công sức để tạo ra Trang DN- GN, một sân chơi rất bổ ích cho tất cả những người lính chúng tôi.
Logged

Chốn xưa gian khó vô vàn
Cao Mê Lai nước mắt tràn xót xa
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM