Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:04:26 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biên niên vận tải quân sự(1975 - 1995) và E 684 - E 685 của tôi  (Đọc 179032 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #530 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2013, 03:09:29 pm »

 Đức Cường thử xem có cây cầu ngói nào dài hơn 36m như cầu ngói KS không?, có cây cầu nào thoáng và rộng như cầu ngói KS không?
 Tóm lại 2 cây cầu ngói là một anh một em thì chỉ có ở KS và Hội An thôi. 
Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #531 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2013, 05:37:09 pm »


Em chào anh linhnamlien, anh Đức cường và các anh chị tham gia topic. Chiều nay người dân Sài Gòn hối hả hơn trên các con đường trở về gia đình. Cha con, ông cháu Vetran đã quay về "tổ", cả nhà đang theo dõi thông báo của chính quyền các cấp qua truyền hình và loa truyền thanh về việc phòng chống cơn bão số 13, vừa nấu cơm xong, mở máy thấy hình ảnh anh Namlien trich từ báo Dân Trí thấy còn bình an hơn khi các em học sinh đẩy xe đạp, đeo cặp sách cười đùa với nước. Những cảnh này chỗ em nhiều lắm và ngày càng quyết liệt hơn vì ngay  các đường lớn (đại lộ Nguyễn Văn Linh, Lâm Văn Bền, Mai Văn Vĩnh, Huỳnh Tấn Phát Quận 7) ngập tủm tới nửa mét nước, xe mô tô chết máy, xe đạp cũng chỉ dắt bộ, tệ nhất là xe ô tô cứ phóng ào ào tạo những đợt sóng té tát vào học sinh và phụ huynh gây ướt hết và chao đảo muốn ngã dúi xuống nước. Vậy đấy, tại thành phố HCM mà thời tiết ngày càng cực đoan các anh ạ, rất tội tụi học trò đi về trong triều cường cùng mưa rét.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Một, 2013, 09:14:04 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #532 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2013, 06:20:35 pm »

 Chào anhtho - ventran. Chào tất cả các bác. hôm nay vào đọc trang nhà thấy cảnh triều cường Sài Gòn ghê quá. Cảnh này tháng 10/2012 chị đã được tận hưởng ngay trên quận 7. Năm nay nghe vẻ triều cường còn lớn hơn nhiều. kèm theo bão nữa. Nhà có việc gì không hai em? Nghe em nói thế là dân phố và cả nhà mình phải di cư tránh lũ à. Chị thật vô tâm quá. xin được chia sẻ với nhà mình và cả đồng bào vùng có triều Cường ở Sài Gòn. Chúc cả nhà được bình yên. Mong cho Triều cường và cơn bão nhanh qua. Chào cả nhà trong đó.

 P/S Vậy là Triêu Sơn và Do ri không đi học được à? Thương quá.
Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #533 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2013, 08:20:58 pm »

Em cám ơn chị gái hỏi thăm và  rất lo cho triệu Sơn, Dory, các cháu vẫn đi học đều sau khi ông ngoại và ba Duy Cường,  mẹ Giao Thủy đưa qua vùng triều cường  tới lớp. Chị thấy đó đường Lâm Văn Bền để qua quận tư khá cao nhưng vẫn bị ngập theo lịch triều cường nên Vetran rất vất vả đường đi học của Triệu Sơn, nhưng may có anh rể Duy Cường cáng đáng hết nên cũng yên tâm. Giờ này mưa nặng hạt một chút nhưng ít gió nên có lẽ ảnh hưởng bão số 13 cũng ít gây khăn đối với thành phố HCM chị ạ, tuy nhiên ba Vetran và con rể Duy Cường ăn xong là phải đi trực bão liền, ở nhà, em lại làm tư lệnh chống bão. Em chúc chị  mạnh giỏi và mong ngày chị em mình được riêng tư đi Shoping ở thành phố HCM mà không cần sự quan tâm của giới mày râu.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười Một, 2013, 09:19:56 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #534 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2013, 08:37:43 pm »

Chào các bác-Cầu ngói Kim sơn thì nổi tiếng rồi nhưng chỉ có 2 cầu ngói thì xem lại bởi có lần tôi công tác ở nam hà (cũ) huyện ý yên thì phải tôi thấy cũng có cầu ngói nhưng nhỏ hơn.Bữa đấy có đám cưới đi qua theo tục lệ phải ném tiền xuống sông nên đám trẻ con phải"phục"trước dưới chân cầu.Và có lần xem trên truyền hình tôi thấy ở Hội an cũng có.
    thân ái.

Chuyện ném tiền xuống sông khi đi qua các cây cầu, em thấy cũng lạ. Ngày ở Nông Pênh, đi về công tác ở hậu cứ trên dường Lý Thường Kiệt Quận 10, cứ đi qua cây cầu nào các anh chị trên xe cũng ném tiền xuống sông, dù thắc mắc trong lòng nhưng không giám hỏi ai. Sau này về quê Nam Định với Vetran, dự đám cưới con anh cả, đi dược du, không cứ đi qua cầu là nhà trai ném tiền xuống sông mà còn ném tiền xuống đường nơi có khúc cua quẹo lớn. Không biết tại sao?
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Một, 2013, 09:15:08 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #535 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2013, 07:19:59 am »


Cầu ngói Kim Sơn (cả VN chỉ có 2 cây cầu như thế này thôi)
Chào các bác-Cầu ngói Kim sơn thì nổi tiếng rồi nhưng chỉ có 2 cầu ngói thì xem lại bởi có lần tôi công tác ở nam hà (cũ) huyện ý yên thì phải tôi thấy cũng có cầu ngói nhưng nhỏ hơn.Bữa đấy có đám cưới đi qua theo tục lệ phải ném tiền xuống sông nên đám trẻ con phải"phục"trước dưới chân cầu.Và có lần xem trên truyền hình tôi thấy ở Hội an cũng có.
    thân ái.
Vâng! Vetran em công nhận với bác Linhnamlien là Việt Nam chỉ có hai cây cầu ngói dài đẹp nhất, đẹp về hình dáng, lịch sử và nhất là chiều dài của cầu ngói Kim Sơn là vô địch cho tới thời điểm này
Ý kiến của bác Đức Cường đúng ở số lượng và nét đẹp rất riêng cùng thời gian và không gian thì Việt Nam có nhiều cầu ngói nữa chứ không chỉ là hai cây, nhưng đặc sắc nhất là 5 cây cầu là những điểm du lịch hiện nay.
- Tục ném tiền xuống sông khi qua cầu thì tôi chứng kiến nhiều, nhất là vùng quê tôi (Giao Thủy – Nam Định) nhưng có lẽ cũng chỉ vài chục năm trở lại đây tục này thông dụng và số lượng tiền gửi "Hà Bá" nhiều như ngày nay. Không những đám cưới (rước dâu) mà kể cả đám đưa tang, dân chúng cũng thực hiện động tác này gọi là: “tiền cầu duyên”hoặc “tiền tiễn vong”. Và ngay cả những ngày tháng chiến đấu bên K, khi được về công tác hoặc nghỉ phép qua lại giữa Phnmpenh - TP HCM, qua các cây cầu, tôi thấy mấy đ/c bộ đội nữ cũng ném tiền xuống sông như vậy, có lẽ các nử đồng đội gửi tiền "cầu an".
Xin các bác tham khảo qua Link :Những cây cầu ngói dọc đất nước của Kim Anh
Ngoài Chùa Cầu Hội An, ngói cũng làm nên nét quyến rũ riêng cho nhiều cây cầu khác ở Huế, Nam Định và Ninh Bình. Có thể kể đến là cầu ngói Thanh Toàn, cầu ngói chợ Thượng, cầu ngói chùa Lương và cầu ngói Phát Diệm.
Điểm chung của những cây cầu là đều được làm bằng gỗ và lợp mái ngói độc đáo. Dù chỉ là những cây cầu nhỏ bắc qua sông, nhưng nhờ kiến trúc đặc biệt và cổ kính, cầu ngói để lại ấn tượng khó phai trong lòng du khách.
1. Chùa Cầu Hội An
Trong những cây cầu ngói ở Việt Nam, Chùa Cầu là cái tên quen thuộc nhất với du khách trong và ngoài nước. Cầu dài 18 m, lợp ngói âm dương, vắt cong qua lạch nước qua sông Thu Bồn.
 

Chùa Cầu - biểu tượng của Hội An. Ảnh:hoian

Chùa Cầu còn gọi là cầu Nhật Bản do được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng. Dấu ấn của văn hóa Phù Tang trên cầu thể hiện ở tượng gỗ đầu thú ở hai đầu cầu. Trong khi đó, trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều, có nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người.
Cùng với thời gian, kiến trúc của Chùa Cầu hiện mang đậm phong cách Việt Nam với mái lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Với kiến trúc tín ngưỡng độc đáo, Chùa Cầu được coi là biểu tượng giao lưu văn hóa Việt - Hoa - Việt ở Hội An.
2. Cầu ngói Thanh Toàn
Cầu ngói Thanh Toàn cách thành phố Huế khoảng 8 km về phía Đông Nam thuộc xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy. Cầu dài hơn gần 17 m được kiến trúc theo kiểu “Thượng gia, hạ kiều” tức trên nhà dưới cầu.

Chùa ngói Thanh Toàn mang vẻ đẹp yên bình, thơ mộng.

Cũng giống như Chùa Cầu Hội An, cầu ngói Thanh Toàn được chia thành các gian, mỗi gian như một ngôi nhà nhỏ trong ngôi nhà lớn. Gian giữa dành để thờ bà Trần Thị Đạo, người có công xây dựng cầu, 6 gian còn lại đều có bục gỗ hai bên để nghỉ ngơi.
Cạnh cầu ngói là một khu chợ quê tuy không tấp nập nhưng mang lại cho du khách cảm nhận về một làng quê Việt Nam xanh mướt và bình dị. Bên trong chợ là những phụ nữ đang mải miết chằm nón lá. Tại phiên chợ quê ấy, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn dân dã, đậm đà hương vị Huế do chính người dân địa phương chế biến như bánh khoai cá kình, bún hến Vĩ Dạ, bánh canh Thủy Dương...
3. Cầu ngói Phát Diệm
Cầu ngói Phát Diệm bắc qua sông Ân nằm ở trung tâm thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, cách thành phố Ninh Bình khoảng 30 km. So với các cây ngói ở nước ta, cầu ngói Phát Diệm có chiều dài khá lớn, 36 m, chia thành 3 nhịp, mỗi nhịp có 4 gian.

Anh Namlinh chụp cây cầu này là cầu ngói Kim Sơn đã được trùng tu


Và đây là cầu ngói KS nguyên thủy mấy chục năm trước

Cầu ngói Phát Diệm bắc qua sông Ân nằm ở trung tâm thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, cách thành phố Ninh Bình khoảng 30 km. So với các cây ngói ở nước ta, cầu ngói Phát Diệm có chiều dài khá lớn, 36 m, chia thành 3 nhịp, mỗi nhịp có 4 gian.
 

Hai bên thân cầu có hai dãy lan can và cột đều bằng gỗ lim. Trên cầu là mái che cầu phong li tô, lợp ngói đỏ cổ truyền của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Lối đi hai đầu cầu có các bậc tam cấp. So với Chùa Cầu Hội An và cầu ngói Thanh Toàn, cầu ngói Phát Diệm có dáng vẻ nhẹ nhàng và thanh thoát, thể hiện tài năng sáng tạo đặc biệt của người dân công giáo.
Đây được đánh giá là cây cầu hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. Cầu vừa có chức năng giao thông, vừa là một mái đình cổ kính, hơn nữa lại là điểm dừng chân tránh mưa nắng, nơi đôi lứa hẹn hò.
4. Cầu ngói chợ Thượng
Cầu ngói chợ Thượng thuộc thôn Thượng Nông, xã Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Cầu bắc qua sông Ngọc cạnh chợ Thượng nên được gọi là cầu ngói chợ Thượng. Nhà cầu dựng bằng khung gỗ lim, mái lợp ngói nam, hai hồi xây tường, hai bên là hai cửa giả.

 [/URL]
Cầu ngói Chợ Thượng được công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia. Ảnh: ttvh

Cầu cũng được đắp chữ Hán “Thượng gia kiều” ở hai hồi. Cầu ngói chợ Thượng có 11 gian kết cấu kiểu kèo cầu tứ hàng chân, mỗi gian từ 1,45m đến 1,65m tạo nên một công trình dài 17,35m nối hai bờ sông. Với những người đ, cầu Ngói không chỉ để qua lại mà còn như một mái nhà che mưa che nắng, nghỉ ngơi ngắm sông nước hai bên.
5. Cầu ngói chùa Lương
Cũng thuộc Nam Định, cầu ngói chùa Lương thuộc xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, bắc qua sông Hoành, cách chùa Lương hơn 100m. Cầu có 9 gian uốn cong tựa cầu vồng trên 18 trụ đá vững chãi.

Cầu ngói chùa Lương có 9 gian uốn cong tựa cầu vồng. Ảnh: bienphong.com.vn

Cầu tuy chạm, khắc đơn giản song thể hiện hài hoà nét kiến trúc cổ truyền. Hệ thống mái nhà cầu được lợp bằng ngói vảy rồng, có hình mũi hài âm dương, nhìn từ xa sẽ thấy tựa hình con rồng đang vươn mình bay lên. Chính sự mềm mại, uyển chuyển trong lối kiến trúc đã tạo cho cầu ngói chùa Lương sự tinh tế, khác biệt so với những cây cầu ở các nơi khác.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Một, 2013, 09:20:02 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #536 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2013, 08:46:08 am »



Mấy hôm nay trời ở đây cũng u ám lắm.
Logged
LieuDK
Thành viên
*
Bài viết: 157


« Trả lời #537 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2013, 08:52:33 am »

 Chào các bác nhìn các bức ảnh Cầu Ngói cũng như Cầu Chùa có lẽ Chùa Cầu ở Hội An là ấn tượng nhất, nhìn Chùa Cầu nó làm cho ta liên tưởng đến thời vua chúa, những đường nét kết cấu có tính toán lộng lẩy và uy nghiêm, cám ơn bác VeTran đã phân tích các địa danh của những Chùa Cầu lạ mắt.
Logged
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #538 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2013, 09:12:53 am »



Cầu đá Lam Kinh
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #539 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2013, 07:15:14 am »

Vâng! Thật hoành tráng với nhiều hoa văn cổ khắc vào đá trên thân cây cầu đá trong khu di tích lịc sử Lam kinh thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, nơi du khách đi qua để tới thăm các lăng tẩm, đền thờ, miếu mạo thờ các vị vua tiền hiền dân tộc. Đặc biệt có lang thờ người anh hùng áo vải Lê Lợi.
Nghe nói nơi ấy có cây ổi biết cười khi ta gãi vào những mắt cành cây?
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Một, 2013, 07:23:12 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM