Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:02:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biên niên vận tải quân sự(1975 - 1995) và E 684 - E 685 của tôi  (Đọc 178628 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #30 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 05:07:45 am »

Vetran xin chào chị Hieutruongsmall và em Linhquany. Đúng như vậy. Công tác kiểm tra tổng kết chuyên môn vừa xong, mọi việc công tư đều thành công trọn vẹn. Kết quả mỹ mãn nên thời gian bắt đầu thư thư, hơn nữa tâm lý cũng phấn chấn nên Vetran lại nhớ về anh em VMH. Rất mong chị hieutruongsmall, bác Sam2, em Dũng và các anh chị theo dõi động viên Vetran trong topic mới này nhé. Xin chúc tất cả mọi người mạnh khỏe, chuẩn bị đón tết nguyên đán và hưởng trọn mùa xuân phát triển thành đạt. Ông Vệ yêu Cu Men nhé.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 07:15:46 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #31 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 10:45:03 am »

Sáu tháng cuối năm 1978 tổ chức đảm bảo và tăng cường lực lượng vận tải chuẩn bị phục vụ cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam tổ quốc và giúp bạn Căm Pu Chia chống tập đoàn diệt chủng. Để đảm bảo vận chuyển vật chất khí tài và cơ động lực lượng chuẩn bị cho cuộc tiến công trong chiến tranh biên giới Tây Nam. Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1978 Tổng cục hậu cần đã đề nghị nhà nước điều động phương tiện phối hợp với Quân Đội, hình thành tổ chức vận tải tổng hợp bao gồm:
-   Vận tải chiến lược bằng hàng trăm xe ô tô, phương tiện thủy tương đương hàng ngàn tấn/phương tiện
-   Vận tải chiến dịch bằng cách huy động phương tiện của các quân khu, quân đoàn và các địa phương phối hợp hàng ngàn xe tải, xe ca, tàu hỏa, tàu thủy tương đương hàng chục ngàn tấn/ phương tiện
Bằng cách huy động phương tiện tổng lực như vậy đảm bảo chắc chắn sự cơ động di chuyển nhanh chóng kịp thời của các lực lượng chiến đấu trên khắp chiến trường, cũng đồng thời vận chuyển lương thực thực phẩm quân trang quân dụng, vũ khí khí tài đáp ứng yêu cầu chiến đấu của bộ đội và lực lượng vận tải đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trên giao.
-   Từ tháng 3 năm 1978 đến tháng 6 năm 1979 cục vận tải TCHC đưa trung đoàn 33 xe tải vào vận chuyển phục vụ chiến đấu ở biên giới Tay Nam và chiến trường Căm Pu Chia. Gồm 120 xe, cơ động quân cho 5 sư đoàn gồm: Sư  3. Sư 1. Sư 2 (QĐ 3). Sư 341, Sư 7 của (QĐ 4) đi Hà Tiên, Rạch Giá. Đồng thời vận chuyển vũ khí với tần xuất 5 ngày một chuyến với đội hình 50 đến 70 xe đảm bảo an toàn tuyệt đối, đáp ứng yêu cầu cơ động của bộ đội truy kích bọn khơ me đỏ tại các cụm chốt phía trước, mà có lần địch luồn lại phía sau cách 200m đánh vu hồi thì đồng chí Vũ Đại Bòong chính trị viên trưởng C9 chỉ huy lái xe phối hợp với bộ binh cơ động lực lượng từ phía sau lên giải vây tiêu diệt địch. Đại đội 9. 10. 12 chủ yếu thực hiện nhiệm vụ cơ động tại các chốt và tiếp tế, nên luôn luôn đối mặt với địch khi chúng dùng pháo tầm xa bắn phá khống chế. Ban đêm thì cơ động mò (tắt hết đèn xe) có lần sa lầy phải nhờ xe tăng kéo lên, mà vẫn dũng cảm thực hiện xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành yêu cầu kế hoạch của các quân đoàn nên sau trận chiến này Bộ tư lệnh quân đoàn đề nghị nhà nước tặng thưởng huân chương chiến công cho đại đội 9 E33 Cục vận tải TCHC.

Kết thúc chiến dịch, trung đoàn 33 vận tải được Bộ tư lệnh quân đoàn 3, quân đoàn 4  đánh giá “Là đơn vị vận tải có sức cơ động nhanh, đột kích mạnh, đoàn kết tốt, kỉ luật nghiêm” và được chủ tịch nước Tôn Đức Thắng tặng lẵng hoa và nhận 2 huân chương chiến công hạng 2.


Hiện nay lực lượng, phương tiện, khí tài của Trung đoàn 33 vận tải năm xưa đang hoạt động trong
 đội hình Lữ đoàn vận tải 972 tại Long Bình - Biên Hòa. Được sáp nhập sau cuộc chiến biên giới
Tây Nam và giúp bạn Kampuchea, trong đó có  E 684 và E 685 nơi Vetran và Anhtho từng phục vụ



« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 10:17:53 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #32 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 07:31:13 pm »

Trước  âm mưu bành trướng  và hành động liên tục khiêu khích lấn chiếm gây xung đột ở biên giới phía Bắc và ráo riết chuẩn bị cuộc chiến tranh xâm lược qui mô lớn chống phá nước ta của thế lực thù địch. Ngày 17 tháng 6 năm 1978 Tổng cục hậu cần lệnh cho sư đoàn 571 ô tô vận tải cơ động chuẩn bị một trung đoàn, trong đó có một tiểu đoàn Zin ba cầu sẵn sàng chiến đấu. Đó là một trung đoàn hỗn hợp được thành lập theo quyết định của chỉ huy sư đoàn gồm: Tiểu đoàn 52 anh hùng 60 xe. Tiểu đoàn 964 có 60 xe CA10. Tiểu đoàn 74 có 80 xe Zin30 thực hiện nhiệm vụ, nhưng sau đó tổng cục hậu cần điều trung đoàn 512 cơ động ra Tam Điệp sẵn sàng phục vụ hành quân cho quân đoàn 1. Xuất phát ngày 19 tháng 7 đến ngày 22 tháng bảy tập kết tại Tam Điệp với hai đ/c chi huy đội hình là E trưởng Hoàng Hữu Hội và chính ủy Vương Hữu Hạnh.


Những đơn vị còn lại của sư 571 tiếp tục thực hiện các phương án điều động tác chiến của trên:
-   Ngày 18 tháng 8  trung đoàn 11 được lệnh chuyển vũ khí từ Vinh, Tân Kỳ ra quân khu 2.
-   Sau khi hoàn thành kế hoạch Z78 chuyển 5.953 tấn vũ khí từ  Đà Nẵng về các kho, ba tiểu đoàn 76. 77. 101 được điều động ra Gia Lâm phục vụ yêu cầu sẵn sàng chiến đấu hướng Bắc và Tây Bắc.
Sở chỉ huy tiền phương của Sư đoàn đặt tại trạm 66 Bộ quốc phòng. E 512 đứng chân ở Ghềnh sẵn sàng cơ động. Quân đoàn 1 được lệnh vận động phục vụ Quân khu 1 và Đặc khu Quảng Ninh. Đó là toàn bộ diễn biến cơ động thực hiện nhiệm vụ phục vụ yêu cầu phòng thủ và tiến công của Sư 571 với 5.662 chuyến xe, 18,847 tấn vũ khí khí tài, lương thực, thực  phẩm, quân trang quân dụng cho sáu tỉnh biên giới phía Bắc chiến đấu.

Ngày 15 tháng 7 năm 1978
Do yêu cầu của tình hình nhiệm vụ mới và căn cứ quyết định điều động của chủ nhiệm Tổng cục hậu cần, chuyển nhiệm vụ giao liên chuyển thương từ trung đoàn 572 và trung đoàn 174 về các binh trạm vận tải. Các đơn vị của hai trung đoàn trên đang hoạt động ở trạm giao liên nào thì giữ nguyên vị trí tiếp tục công tác.
-   Chấp hành chi thị của Bộ quốc phòng và thủ trưởng Tổng cục hậu cần về việc chuyển thương từ các bệnh viện phía Nam ra các bệnh viện, đoàn an dưỡng, điều dưỡng phía Bắc. Sau  khi nghiên cứu tình hình chung với bộ tham mưu hậu cần, cục quân y. Cục vận tải đã lập xong phương án tổ chức thực hiện vào ngày 29 tháng 7 năm 1978 với nhiệm vụ: vận chuyên trọn khâu, nhận từ gốc, giao tận ngọn đối với thương bệnh binh vượt quá khả năng điều trị của quân y tuyến trước. Chỉ tiêu đặt ra là vận chuyển đạt 1.000 -2.000 người/tháng.
-   Điểm nhận thương bệnh binh đi an dưỡng tại QYV 175. QYV 115, các đội điều trị Quân đoàn 3, Quân đoàn 4 ở Lò Gò, Sóng Thần
-   Điểm nhận từ QYV 120 tại thị xã Cần Thơ và Mỹ Tho
-   Điểm nhận tại sân bay Tân Sơn Nhất đạt 1.700 người/tháng  và giao tại Sân bay Gia Lâm 1.700 người/tháng
•   Nhận thương từ sân bay Gia Lâm gửi vào 13 điểm điều trị an dưỡng:
-   QYV 108. QYV 103. QYV 354 (Hà Nội)
-   QYV 7 Hải Dương
-   Q YV 5 Ninh Bình
-   QYV 105 Sơn Tây
-   QYV 203 Núi Đôi (Hà Nam)
-   QYV 109 Vĩnh Phú
-   QYV 4 Thanh Chương (Nghệ Tĩnh)
-   Đoàn an dưỡng 200 Nghĩa Đàn QK4
-   Đoàn an dưỡng 583 Hà Nam Ninh QK3
-   Đoàn an dưỡng 587 Xuân Mai QK3
-   Đoàn an dưỡng 235 Vĩnh Yên QK3
•   Điểm giao nhận ở các sân bay gồm có:
Sân bay Huế, Đà Nẵng, Phú Bài, Qui Nhơn, Nha Trang
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 07:37:07 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #33 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 07:12:55 am »

Trong 7 tháng cuối năm 1978 khi toàn quân chuyển sang thời chiến thì công tác vận tải ở các tuyến chiến lược đã có sự thay đổi lớn về mặt tổ chức lực lượng:
-   Sáp nhập binh trạm 572, binh trạm H2 thành Binh Trạm 25 thêm lực lượng tăng cường là C18 cano. E649. Khung tiểu đoàn 25 từ E33. Đến tháng 7 năm 1978 đổi thành Binh trạm 21 với cơ quan bộ đóng tại Tân Cảng tp HCM.
-   Chuyển phiên hiệu Đoàn 174 thành Binh trạm 18 khu vực miền Trung có tăng cường thêm D 945. Xe ô tô. Kho K183. Kho K116.
-   Chuyển phiên hiệu Binh trạm 18 trước đây thành binh trạm 78 hoạt động trên đất Lào chủ yếu tuyến đường 7 từ Pôn xa vẳn tới Xa la phu khum
-   Tăng cường lực lượng cho Binh trạm 16 gồm tiểu đoàn 11 giao liên của E 572, tiêu đoàn 7 giao liên của Đoàn 174 và tiểu đoàn 58 của đoàn 510
-   Điều ba tiểu đoàn của Đoàn 174 về binh Trạm 2
-   Điều hai đại đội xe từ Đoàn 526 và 16 lái tàu song về trung đoàn 649 cho quân khu 1
-   Điều động một số đơn vị ở các đoàn thành lập trung đoàn xe 572
-   Binh trạm 21 thành lập đội chuyên thương CT12
-   Binh trạm 23 thành lập đội chuyển thương CT14
-   Thành lập binh trạm 30 tại Điện Biên
Đến thời điểm này mạng lưới giao liên vận tải của Cục vận tải TCHC đã cơ bản ổn định về mặt tổ chức lực lượng, trang bị thiết bị, phương tiện hiện đại đồng bộ, củng cố nâng cao hiệu lực chỉ huy, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho bộ đội, công nhân quốc phòng, tăng cường giáo dục bản lĩnh chính trị tinh thần phục vụ bộ đội chiến đấu đập tan mọi ý đồ xâm lược, quấy rối của các thế lực thù địch quốc tế, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc và giúp hai nước bạn trên bán đảo Đông Dương.

                                                                   TỪ THÁNG 6 NĂM 1978
Sau khi nhận rõ âm mưu của các thế lực thù địch. Bộ chính trị Trung ương Đảng ta đề ra phương hướng giải quyết cuộc chiến tranh trên hướng Tây Nam tổ quốc bằng quyết tâm chuẩn bị đầy đủ mọị mặt, chính thức mở cuộc tổng tiến công đẩy lùi địch ra khỏi biên giới. Phối hợp với lực lượng mặt trận dân tộc giải phóng Căm Pu Chia tiến vào giải phóng thu đô Phnompenh với phương châm “Bất ngờ - Thần tốc – Mãnh liệt” nhằm bắt gọn bọn đầu sỏ và tiêu diệt một bộ phận chủ lực địch, tạo điều kiện giúp bạn gải phóng hoàn toàn đất nước.
Để phục vụ kế hoạch tác chiến trên. Cục vận tải TCHC nhận nhiệm vụ trên giao trong khoảng bảy tháng cuối năm 1978 (6 -12/1978) phải hoàn thành xong kế hoạch Z78 đợt I với số lượng vận chuyển gấp 10.000 tấn vũ khí đạn dược từ các kho phía Bắc: L680. L370. L814. L762. L622. L826. L816. L812. L825. L830. L856 và L890 vào phía Nam giao cho các kho quân khu V ở Qui Nhơn. Qua tp HCM chuyển tiếp đi Đồng Dù cho Quân khu VII. Quân đoàn 4. Đến Tây Ninh cho Quân đoàn 3. Cần Thơ cho Quân khu IX. Tới Vũng Tàu cho Hải Quân. Số còn lại dự trữ tại L860 Hố Nai. L888 Long Bình thuộc Cục quân khí.
Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, Cục vân tải tổ chức chỉ huy hợp đồng chặt chẽ giữa chủ hàng và chủ phương tiện, giữa lực lượng phương tiện vận tải của Quân đội và phương tiện của Bộ giao thông vận tải để rút kho vận chuyển hàng ra các bến sông, bến cảng, nhà ga rồi chuyển tiếp bằng phương tiện vận tải sông biển của Trung đoàn 649 và toa hàng của đường sắt nhà nước. Với quyết tâm cao mặc dù Cục vũ khí không kịp chuẩn bị “chân hàng” nhưng riêng lực lượng phương tiện của cục vận tải TCHC đã thực hiện vượt tiến độ đạt 73,6% với khối lượng 8.394 tấn vũ khí  đến đích an toàn trước thời hạn ba tháng. Song song việc chuyển vũ khi là  thục hiện nhiệm vụ chuyển quân cơ động vào Nam, ra Bắc được duy trì thường xuyên liên tục trong 7 tháng cuối năm 1978 đạt 144.351  quân vào ra sẵn sàng chiến đấu kịp thời và tiếp tục chuyển thương được 5.226 thương binh ra Bắc
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 11:29:57 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #34 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 08:07:18 am »

         Chào vetran-anhtho! Tranphu341 xin chúc mừng chủ nhà! Đúng là đơn vị cơ giớ đã khác, hành quân nhanh thế. Mới mấy ngày mà đã đến " KM" 4 RỒI. TRANPHU KHÔNG ĐUỔI KỊP BỨC ĐI CỦA ĐOÀN TA.

        Tranphu Sư đoàn có nhiều gắn bó, nhiều kỷ niệm với đoàn 33 vận tải của BTL- 559. Thời ở Vĩnh Linh Vinh Chấp thì đóng quân cạnh nhau. Có nhiều trận chiến trên sân bóng cũng như như va chạm ngoài đời nẩy lửa giữa lính của hai đơn vị. Điều này thường khó tránh khỏi khi hai đơn vị hai binh chúng khác nhau lại đóng quân trên cùng địa bàn. Mà vận tải thì "giầu", lính Bộ binh thì "nghèo" TRƯỚC CON MẮT CỦA MỘT SỐ GÁI LÀNG hi hi  Grin Grin Grin

        Nhưng khi vào chiến dịch cơ động thì đoàn 33-559 đã chở Sư Đoàn và chiến trường suốt gần 20 ngày đêm trèo đèo lội suối đêm ngày tới tận vùng giải phóng Tây Ninh BÙ Đăng- Bù Đốp.
         Khi chiến tranh biên giớ xẩy ra thì lại cũng chính Đoàn vận tải 33 chở Sư đoàn cơ động xuống Hà Tiên, ra biên giới Tây Ninh làm nhiệm vụ BẢO VỆ TỔ QUỐC. Ôi rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ với anh em đoàn 33.

          Chúc vetran-anhtho luôn vui khỏe tiếp tục hành quân!
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #35 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 11:47:14 am »

Vâng! em xin chào và cám ơn anh tranphu341 ghé thăm nhà. E 33 là một trung đoàn vận tải ô tô với nhiều chủng loại phương tiện, chủ yếu Zin ba cầu, đóng quân tại Long Bình thành phố Biên Hòa. Hiện tại cơ sở vật chất của E33 thuộc Lữ đoàn 972 thành lập sau cuộc chiến Tây Nam và giải phóng K, trong đó có hai đơn vị là E685 trên đất K và  E 684 ở Tân Cảng tp HCM là hai đơn vị em và Anhtho làm công tác quân y trong hàng chục năm quân ngũ. Sau khi vận chuyển lực lượng và vũ khí, khí tài cho các quân đoàn vào trận thì E33 trở về phục vụ trong đội hình tác chiến của mặt trận  479, nhận hàng từ gốc, giao tận ngọn tại các đơn vị chiến đấu vùng Komponcham, Komponchnang, KomponSpeu,  Siemreap, Batdomboong, Sisophon, Karatie, Culeng v,v. hiện nay phần lớn anh em lái xe thời đó phục viên tại chỗ, cư ngụ quanh Long Bình thành phố Biên Hòa. Và mỗi năm đều họp mặt ôn lại những tháng năm để nhớ. Chúc anh chị và gia đình mạnh khỏe hạnh phúc.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 05:02:21 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #36 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 07:15:20 pm »

Em Anhtho kính chào anh Tranphu 341. Nhớ đón em đầu tháng tới nha. Em sẽ về thăm anh chị và chị Xuanv388 trước khi về quê nội Giao Thủy - Triệu Sơn. Sau đó em mới vào miền Trung. Chúc anh chị mạnh giỏi.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2012, 05:36:31 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #37 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2012, 05:51:43 am »

Ngày 1 tháng 8 năm 1978 tổ chức trường nghiệp vụ vận tải thành trường nghiệp vụ vận tải và lái xe Xuân hòa mang phiên hiệu : Đoàn 778 với nhiệm vụ đào tạo lái xe và thợ sửa chữa ô tô cung cấp cho tổng cục hậu cần và toàn quân.

Cùng với thời gian thực hiện kế hoạch Z78 ở hướng Tây Nam. Ngày 29 tháng 8 năm 1978  “ kế hoạch75 ngày” mang tên: Chiến dịch vận tải VT78 được triển khai theo lệnh của Tổng cục hậu cần nhằm vận chuyển lực lượng, cơ sở vật chất kĩ thuật đến hậu cứ các Quân khu I, Quân khu II,  Đặc khu Đông Bắc (Quảng Ninh) để bộ đội sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Trong đó binh trạm 23 của Cục vận tải được ỏ vị trí chủ công tổ chức thực hiện nhiệm vụ là chủ động hợp đồng với các chủ phương tiện và các đơn vị liên quan phối hợp chia ra nhiều mũi đồng loạt ra quân từ các binh trạm, trong đó có sự ưu tiên cho quân  đội của tổng cục đường sắt là 300 toa tàu hàng, 140 toa chở quân hành quan lên phía Bắc. Sư đoàn 571, Cục quản lý xe máy, Tổng cục kĩ thuật, Tổng cục kinh tế điều 200 xe, chi viện tăng cường cho các binh trạm. Phía trước, phương tiện của  Đoàn 510 vận chuyển hàng hỏa tốc từ mỏ Trạng ra Bố Hạ để trạm chốt tại đó hợp đồng với trưởng ga lập đoàn tàu đi Yên Viên rồi tách ra đi Lao Cai, Đồng Đăng. Sư đoàn 571 chở trực tiếp hàng đến các chốt Bản Chắt, Cao Lộc và các kho ở Cao bằng,  Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu. C78 xe tải chuyển trực tiếp từ kho Đoan Hùng tới Hàm Yên Quân khu 2.
Để đáp ứng số lượng đạn pháo chống tăng và Thuy lôi cho đặc khu Đông Bắc. Các đội  thuyền máy Cano kéo xà lan cấp tốc được huy động lấy hàng từ Cửa Ông. Tàu hỏa từ Kép chạy tới Uông Bí để các đội xe tiếp nhận chuyển đến kho caác sư đoàn, tỉnh đội.
Ở tuyến sau, mọi phương tiện cũng được huy động tối đa hợp lý từ cảng Hải Phòng, xe lửa chở hàng tới ga Yên Viên,  Đa Phúc, Việt Trì, Phúc Thọ. Còn Cano thì vận chuyển từ Thị Cầu, A  Lữ, Đoan Hùng…
Qua hơn ba tháng trên tất cả các hướng , các tuyến đường Sắt, sông, bộ, biển bừng bừng khí thế “tất cả cho chiến thắng quân xâm lược” của các đơn vị vận tải với sự phố hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa vận tải quận đội với vận tải các cơ quan đơn vị nhà nước. Ngày 26 tháng 11 năm 1978, chiến dịch VT78 kết thúc thắng lợi sớm hơn dự kiến 05 ngày. Quân khu I và QK II trực tiếp nhận đầy đủ đồng bộ các loại trang bị vượt 4%. Riêng Đặc khu Đông Bắc (Quang Ninh) và các binh chủng của bộ Tổng tham mưu đều được thỏa mãn mọi yêu cầu. Các đơn vị tham gia vận chuyển chủ yếu có binh trạm 23 đạt 111% kế hoạch, là đơn vị được nhận cờ luân lưu khá nhất toàn Cục và ba đơn vị cơ sở được Tổng Cục hậu cần tặng danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2012, 05:12:31 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #38 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2012, 05:57:06 am »

Tháng 9 năm 1978 Cục vận tải đưa Contener vào sử dụng cho xếp dỡ vận chuyển, đó là các loại thùng mang kí hiệu VTQS – H có kích thước 2.000mm x 1.500mmx 1.800mm vận chuyển bằng phương tiện thuy3, xe ô tô 4 tấn, tàu hỏa đi thẳng từ kho đến kho với ưu điểm:
-   Vận chuyển gọn, dứt điểm từng kế hoạch
-   Giao nhận đơn giản, xếp dỡ nhanh chóng, sớm giải phóng phương tiện
-   Hàng hóa được bao quản tốt tránh hư hao
-   Tiết kiệm bao bì
Theo quyết định số 119/QĐ.H -16 của chủ nhiệm Tổng cục hậu cần ngày 4 tháng 9 năm 1978 giao cho Cục vận tải tiếp tục tổ chức vận chuyển thương binh từ phía Nam về tuyến sau điều trị đối với số đ/c bị thương nặng vượt quá khả năng điều trị ở tuyến trước và những đ/c đã điều trị ổ định nhưng không còn khả năng chiến đấu, công tác được thu dung về sân bay Cần Thơ và Tân Sơn Nhất để chuyển về sân bay Gia Lâm và các sân bay miền Trung rồi chuyển tiếp về các cơ sở quâ y viện,  trạm an dưỡng bằng ô tô từ Quân khu 5 trở ra theo kế hoạch của Cục quân y và Cục quân lực
-   Trạm CT12 với biên chế 46 người thuộc binh trạm 21 tại tp HCM vận chuyển số lượng thương bệnh binh trung bình 1.000 đ/c/tháng
-   Trạm CT14 biên chế 59 người thuộc Binh trạm 23 cũng vận chuyển trung bình 1.000đ/c/tháng
-   Tại Đà Năng không có trạm CT mà chỉ có đội CT
-   Tất cả các đ/c Y sĩ, Y tá, nhân viên quốc phòng thuộc Cục quân y được điều động sang Cục vận tải hộ tống chuyển thương. Đảm bảo số lượng thương bệnh binh về tuyến sau 3.000 đến 4.000 đ/c/ tháng.

Ngày 04 tháng 9 năm 1978. Tổng  cục hậu cần ra quyết định về nhiệm vụ vận chuyển thương bệnh binh và cơ cấu tổ chức, biên chế các trạm, trung đội chuyển thương cho Cục vận tải thực hiện những qui định trên:
-   Tài vụ Tổng cục cấp ngân sách bổ xung xây dựng doanh trại tiếp nhận TBB tại những địa điểm qui định
-   Cục cung ứng vật tư và cục quản lý xây dựng doanh trại cấp phát vật tư xây dựng cơ bản đảm bảo nơi ăn ở sinh hoạt cua TBB theo qui hoạch đã được Tổng cục duyệt.
-   Văn phòng tổng cục xét cấp phát những trang thiết bị cấp dưỡng, sinh hoạt cho TBB theo qui định
-   Cục quân y trang cấp thiết bị y tế, thuốc men cho các cơ số lưu động của quân y hộ tống TBB. Tăng cường cho CT12, 5 Y sĩ, 5 Y tá  từ Bộ tổng tham mưu gửi qua (Hoàn thành  nhiệm vụ thì Cục vận tải trả các đ/c này về lại Bộ TTM)
Từ tháng 11 năm 1978 trở đi, Cục vận tải phụ trách tròn khâu vận chuyển TBB như đã xác định trong quyết định số 119/QĐ-H16 của Tổng cục HC.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #39 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2012, 06:55:09 am »

 Ngày 24 tháng 10 năm 1978 bổ sung nhiệm vụ và tổ chức của binh trạm 78 trên cơ sở quyết định số 92/QĐ-H trước đó của cục HC đổi phiên hiệu BT18 thành BT 78
Ngày 25 tháng 10 năm 1978. Chủ nhiệm Tổng cục hậu cần ký quyết định thành lập binh trạm 30

•   với tổ chức:
-   Tổng số cán bộ chiến sĩ xấp xỉ 1000 người
-   Binh trạm bộ và các phòng ban 66 người
-   3 kho dự trữ khoảng 2 – 4 ngàn tấn hand
-   Hai đến ba kho trung chuyển 1.000 tấn/kho
-   Một tiểu đoàn gồm ba đại đội xe, một C vận tải sông
-   Một đội điều trị 150 giường
-   Một C thông tin
-   Một tổ tăng gia chế biến
-   Các tổ giao nhận thannh toán hàng hóa
•   Thực hiện nhiệm vụ:
-   Đảm bảo vận tải cho các đơn vị quân đội cuả ta đang hoạt động giúp bạn ở Bắc Lào, phía Tây QK II
-   Quản lý hàng hóa vật tư trên các tuyến vận tải và kho trạm
-   Tiếp nhận vận chuyển hàng hóa vật tư cho tuyến trước và thương bệnh binh về tuyến sau.
-   Liên hệ với QK II và các địa phương để triển khai khai thác hậu cần tại chỗ góp phần đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho bộ đội.
-   Điều tra nắm chắc (binh yếu địa chí) khu vực Mường Khoa, Phong Sa Lỳ, Nậm Bạc, Nậm Thà. Cơ quan Đoàn bộ đóng tại Điện Biên Phủ.
•   Tuyến vận chuyển chủ yếu là từ Cục vận tải tới BT30 là đường số 6, đường 13 A, đường 42 và tận dụng tuyến đường sắt Hà Nội – Lao Cai. Đường vận chuyển của BT30 là tuyến sông Nậm U đoạn Mường Khan về phía Tây. Khi cần sẽ sử dụng đường Mường Lói,  Pa Háng bổ trợ để giao hàng cho các đơn vị ơ Bắc Lào và các kho cấp E độc lâp sau khi giao hàng ở đâu thì nhận thương bệnh binh ở đó chuyển về tuyến sau.

Ngày 06 tháng 11 năm 1978 Quốc hội và chu tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công bố quyết định tặng danh hiệu anh hung lực lượng vũ trang nhân dân cho bộ đội vận tải và 6 cán bộ chiến sĩ:
-   Đỗ Thị Năm, bộ đội vận tải tỉnh Cửu Long.
-   Đỗ thị Đẹt, chiến sĩ vận tai huyện Châu thành – Minh Hải
-   Bùi Văn Viết, chiến sĩ vận tải 804 cục hậu cần QK IX
-   Liệt sĩ Nguyễn Văn Hiệu, Đoàn vận tải 125 Hải Quân
-   Trịnh Trọng Thập, B trưởng ô tô vận tải f 316
-   Lê văn trung, trạm trưởng sửa chữa xe ô tô E 216 Bộ tư lệnh công binh.
Đã lập thành tích đặc biệt xuất sắc trog chiến đấu, phục vụ chiến đấu xây dựng, bảo vệ tổ quốc.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười Hai, 2012, 07:02:31 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM