Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:55:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biên niên vận tải quân sự(1975 - 1995) và E 684 - E 685 của tôi  (Đọc 179050 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #180 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2013, 06:04:35 am »

Đ/c thiếu tá  Phạm Công Chất, em cọc chèo với Vetran, quân y hải đoàn 18 Vũng tàu thăm và chúc mừng ngày thầy thuốc Việt Nam




 
Anhtho và em rể


Cha con Vetran - Giao Thủy dự lễ kỉ niệm ngày thầy thuốc Việt Nam




« Sửa lần cuối: 28 Tháng Hai, 2013, 07:49:40 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #181 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2013, 10:19:28 am »

   Do mấy hôm nay bận quá lên em không có điều kiện vào mạng được nên không kịp gửi lời chúc mừng ngày thầy thuốc Việt Nam đến anh chị được . Hi hi ! Muộn nhưng vẫn hơn không anh chị ạ !

  Chúc anh chị và những người bạn đồng nghiệp, những người lính CCB từng đeo dấu cộng trên quân hàm luôn mạnh khỏe và đem nhiều niềm vui , hạnh phúc cùng sức khỏe đến cho mọi người .
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #182 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2013, 04:30:08 pm »

   Do mấy hôm nay bận quá lên em không có điều kiện vào mạng được nên không kịp gửi lời chúc mừng ngày thầy thuốc Việt Nam đến anh chị được . Hi hi ! Muộn nhưng vẫn hơn không anh chị ạ !

  Chúc anh chị và những người bạn đồng nghiệp, những người lính CCB từng đeo dấu cộng trên quân hàm luôn mạnh khỏe và đem nhiều niềm vui , hạnh phúc cùng sức khỏe đến cho mọi người .

Anh chị cảm ơn Linhquany gửi lời chúc mừng ngày thầy thuốc Việt Nam. Chúc em cùng gia đình mạnh giỏi.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Hai, 2013, 05:34:19 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #183 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2013, 04:37:00 pm »

            Chào gia đình "Thầy thuốc Việt Nam"! Tranphu341 xin được chúc mừng gia đình vetran-anhtho cháu Giao Thủy cùng đại gia đình ta nhân ngày lễ truyền thống trọng đại này. Chúc đại gia đình ta ngày càng khỏe đẹp, RẤT NHIỀU NIỀM VUI và góp được nhiều việc ích cho đời.

                                CHÚC CHO BẢN LĨNH NGƯỜI LÍNH ÁO tRẮNG MỘT THỜI NGÀY CÀNG TỎA SÁNG!
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #184 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2013, 06:22:21 pm »

           Chào gia đình "Thầy thuốc Việt Nam"! Tranphu341 xin được chúc mừng gia đình vetran-anhtho cháu Giao Thủy cùng đại gia đình ta nhân ngày lễ truyền thống trọng đại này. Chúc đại gia đình ta ngày càng khỏe đẹp, RẤT NHIỀU NIỀM VUI và góp được nhiều việc ích cho đời.

                                CHÚC CHO BẢN LĨNH NGƯỜI LÍNH ÁO tRẮNG MỘT THỜI NGÀY CÀNG TỎA SÁNG!

Vâng! Vetran em thay mặt gia đình cám ơn anh Tranphu341 về lời chúc mừng nhân ngày "Thầy thuốc Việt nam" lần thứ 58. Kính chúc anh chị cùng toàn thể gia đình dồi dào sức khỏe, phấn đấu đạt nhiều thành quả những mục tiêu đã đề ra trong năm Quí ty.
Gia đình em luôn tâm niệm, tri hành theo tiêu chí: Thượng tôn tổ nghiệp, tổ tiên, tri ân bá tánh.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Hai, 2013, 05:15:09 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #185 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2013, 12:02:53 pm »

Theo đề nghị của Tổng cục hậu cần. Ngày 29 tháng 9 năm 1981 HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC TẶNG THƯỞNG HUÂN CHƯƠNG CHIẾN CÔNG HẠNG BA CHO 7 ĐƠN VỊ THUỘC CỤC VẬN TẢI vì có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vận tải phục vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu trong năm 1979:
Đại đội 5 – tiểu đoàn 55, Tung đoàn 33 ô tô vận tải
Đại đội 1 trường vận tải
Xưởng 12 sửa chữa ô tô
Phân trạm 401 Binh trạm 23
Phân trạm 201 Binh trạm 20
Xưởng sửa chữa Binh trạm 650
Đại đội 2 Trung đoàn 685

Ngày 8 tháng 1 năm 1982 Đảng ủy Cục vận tải họp phiên đầu năm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trọng tâm vn65 chuyển trong năm 1981:
Công tác vận tải đã thực hiện tốt mọi kế hoạch thường xuyên và đột xuất, Đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ phục vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đâu ở tuyến 1, Hải đảo, biên giới và nhiệm vụ diễn tập huấn luyện của các Quân khu, Quân đoàn. Tổ chức hành quân đường dài Nam – Bắc an toàn, hàng trong nước đạt 100,3%. Thực hiện tốt các kế hoạch vận chuyển sang Lào và Kampuchea.
Kết quả cụ thể cấp chiến lược: Tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 319.509  tấn = 103% kế hoạch trong đó hàng nhập ngoại đạt 67%. Hàng trong nước đạt 100,3%.  Sang Lào đát,7%. Sang Kampuchea 100,8%. Chuyển quân đạt 100,6% lượt người = 109,9% người/km.
Nổi bật là việc phân cấp vận chuyển cấp chiến lược, chiến dịch và chiến đấu rất hiệu quả, hạn chế lui cung ngoài kế hoạch với tiến bộ đáng kể của các đơn vị đã khắc phục khó khăn hoàn thành 104% kế hoạch với khối lượng 1,5 triệu tấn hàng. Đặc biệt một số đơn vị phát triển phương tiện vận tải thô sơ như Quân khu 2, Quân khu 3, Quân khu 4, Hải quân và bộ đội biên phòng bên cạnh đó việc giải quyết nhiệm vụ đột xuất do lực lượng vận tải Quân chủng  không quân đã thực hiện khẩn cấp sách báo, vũ khí đạng dược ra Trường Sa, Quân khu 5 và Kampuchea.

Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #186 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2013, 08:01:12 pm »

                                  
NĂM 1982
Trong tháng 4 và 5 năm 1982 việc vận chuyển gạo từ cảng Hải phòng cho bộ đội ở biên giới phía bắc cơ bản đạt chỉ tiêu khối lượng nhưng cũng gặp không ít khó khăn phức tạp, phát sinh nhiều tiêu cực như việc tranh chấp lấy gạo, gây lãng phí tốn kém nhân lực, phương tiện, thời gian nhưng cũng không đáp ứng được số lượng, chất lượng hàng hóa do ta thay đổi phương thức bảo đảm mà chưa tổ chức tốt, phương pháp, thể lệ làm việc thiếu khoa học. Việc hợp đồng giữa quân đội và các cơ quan nhà nước chưa chặt chẽ thống nhất.
Khắc phục tình trạng này. Đầu tháng 6 năm 1982 Cục vận tải có văn bản số 230 báo cáo tình hình lên Tổng cục hậu cần và đề nghị ba phương án cần giải quyết:
1/ Đề nghị nhà nước tiếp tục duy trì chế độ đảm bảo như trước đây tức là nghành lương thực có trách nhiệm thuê giao thông vận tải chở gạo đến các điểm gần nơi bộ đội đóng quân từ 5 đến 10km rồi cấp phát cho bộ đội tại kho lương thực cho bộ đội
2/ Nếu không thực hiện được phương án 1 thì đề nghị lương thực cấp I tổ chức vận chuyên toàn bộ gạo từ cảng Hải Phòng lên các trạm trung chuyển A Lữ, Thái Nguyên, Việt Trì, Tuyên Quang, Yên Bái, Phố Lu, Sơn la, Tuần Giáo. Từ các điểm giao này, bộ đội Cục Quân lương, Cục vận tải nhận từ hàng từ Lương thực sau đó vận chuyển tới các đơn vị bộ đội ở biên giới. Đây là hình thức giao nhận tay đôi giữa lương thực và Cảng, giữa lương thực và bộ đội, tránh tay ba chồn chéo
3/ Hai phương án trên không khả thi thì áp dụng phương án ba thì Quân lương, Vận tải sẽ nhận hàng trực tiếp từ Cảng Hải Phòng gọn từng tàu, từng cảng, từng kho riêng để tự tiếp nhận, tự phân phối đi các hướng theo qui chế gửi hàng như lương thực cấp I gửi đi các địa phương do lực lượng vận tải cảu bộ giao thông đảm bảo và được tính trừ phần hao hụt trong quá trình vận chuyển như cách tính cho lương thực cấp II. Yêu cầu nhà nước cung cấp:-
Cho tàu của bộ đội vào cảng Chùa Vẽ.
Điều tàu hỏa tới cảng Chùa Vẽ chở gạo tới bộ đội
Ưu tiên cho quân đội hợp đồng các phương tiện vận tải của nhà nước
Cho quân đội sử dụng lâu dài cảng Chùa Vẽ để tiếp nhận và chứa gạo tồn chưa kịp vận chuyển phân phối kịp.

HỢP NHẤT ĐOÀN 876 VÀO XÍ NGHIỆP A173 VÀ BÀN GIAO X12 VỀ TRUNG ĐOÀN 682 là hiện thực hóa quyết định của Tổng cục hậu cần về tổ chức quân số năm 1982. Cục vận tải chỉ thị cho các đơn vị:
Hợp nhất nguyên canh đơn vị xây dựng công trình 876 vào đơn vị sửa chữa đường thủy A173 để thành lập đội xây dựng thuộc A173
Thu gọn xí nghiệp trung tu ô tô X12 thành trạm trung tu thuộc trung đoàn vận tải 682.

Tháng 7 năm 1982 Bộ quốc phòng đã chỉ thị về tổ chức đi lại của bộ đội  trên tuyến giao liên quân sự Bắc – Nam. Cục vận tải đã từng bước củng cố, tăng cường cải tiến qui trình thực hiện mang lại nhiều tiến bộ trong công tác chỉ huy hành quân, kiểm soát quân sự duy trì trật tự kỉ luật trên tàu. Đó là việc củng cố hoàn thiện tổ chức từ sát nhập C82 - E684 với C81- E681 thành lập đại đội 81 với sáu nhiệm vụ:
1/ Giữ gìn đoàn kết với các đ/c đoàn trưởng hành quân thống nhất chỉ huy trong quá trình hành quân an toàn suốt hành trình.
2/ Giữ gìn an ninh trật tự trên tàu, chống buôn bán mất trật tự trên tàu
3/ Quan hệ chặt chẽ với Công an, cán bộ viên chức đường sắt, kịp thời xử lý những vụ việc phát sinh.
4/ Hướng dẫn cho bộ đội lên xuống tàu biết các vị trí nhận thức ăn, nước uống, nhà vệ sinh, nước rửa vệ sinh trên tàu và dưới trạm ga.
5/ Bảo quản giữ gìn hàng hóa, quân tư trang của bộ đội hành quân. Bảo quản tốt các trang thiết bị trên tàu phục vụ tốt bộ đội.
6/ Đảm bảo cơ số thuốc men dụng cụ và nhân viên quân y kịp thời xử lý những trường hợp bệnh, tai nạn đột xuất.
Với biên chế 133 người gồm ban chỉ huy, thống kê liên lạc và 8 tổ chỉ huy hành quân, mỗi tổ có một trưởng, phó tàu, một quân y, 6 quân cảnh, một quản lý hành lý và 6 trưởng toa. Toàn bộ tập thể đoàn kết, kỉ luật cao, luôn phân đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tháng 8 năm 1982 đoàn tàu chở hàng bốc xếp tại kho đại đội 2 Trung đoàn 685 (Binh trạm 179 –Cục vận tải) tại cây số 6 quốc lộ 5 Phnompenh hướng đi U Đông chuyển hàng đi Bat tam băng. Mặc dù là tàu quân sự nhưng dân buôn bán Kampuchea vẫn thường đeo bám quá giang lên biên giới và ngược lại mà ta không có cách nào giải quyết triệt để, và đây là sơ hở để bọn tàn quân trà trộn ngay từ kho cảng K2. Đến ga Romia, tàu dừng và các đ/c quân vận tranh thủ từ toa gạo, tới toa vũ khí ăn cơm thì địch từ trên tàu và dưới ga hợp đồng tập kích gây tổn thất nặng nề cho đơn vị với 5 đ/c hy sinh, duy nhất đồng chí sĩ quan chỉ huy còn sống sót. Sau chuyến này. Đơn vị đã tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời, chấn chỉnh phương án tác chiến, tăng cường lực lượng và vũ khí áp tải bảo vệ lực lượng và hàng hóa cho những chuyến hàng ra mặt trận bằng tàu hỏa.
Sau hai cuộc chiến tranh hai đầu biên giới. Để đáp ứng nhiệm vụ xây dựng quân đội chính qui hiện đại. Tháng 8 năm 1982 Sư đoàn 571 ô tô được rút gọn, tinh giảm biên chế, một số đơn vị cơ sở dồn xe tốt vào những đơn vị mới cơ cấu, số còn lại tập trung sửa chữa phương tiện niêm cất bảo quản. Đến tháng 8 năm 1982 số xe tốt tham gia vận huyển còn 300 chiếc được bố trí:
Trung đoàn 13 đóng quân ở Vinh chuyên làm nhiệm vụ trên hướng đường 7, đường 8, chủ yếu đi Cánh Đồng Chum,VăngViêng, Phu Phạ với cự ly 750km.
Trung đoàn 11 đóng quân ở Xuân Mai, vận chuyển trên hướng đường 42 qua Tây Bắc – Việt Nam sang Lào. Từ hà Nội đi Mường Sài, cự ly 750km.

Ngay từ năm 1981, tình hình lương thực các tỉnh phía Bắc vốn khó khăn càng trở lện gay gắt do mưa bão, hạn hán liên tiếp, tình trạng lưu thông ách tắc làm cho nhiều địa phương lâm vào cảnh thiếu đói, Quân đội không được nhận đủ số lượng lương thực từ các tỉnh theo kế hoạch phân phối. Tổng cục hậu cần đã phải đưa lượng dự trữ chiên lược và lượng dự trữ chiến đấu ra sử dụng. Các Quân khu, Quân đoàn phải rút tiêu chuẩn ăn…
Trước tình hình trên, nhà nước phải huy động lực lượng trong đó có cả Cục trưởng, cục phó và một số cán bộ vận tải quân đội đi cùng đoàn đ/c Đỗ Mười vào thu mua lương thực ở các tỉnh phía Nam và tổ chức đưa ra miền Bắc, đồng thời đề nghị Liên Xô chi viện một phần. Giao cảng Đoàn Xá cho bộ lương thực trực tiếp nhận gạo và phân phối về các tỉnh và quân đội
Từ tháng 3 năm 1982 trở đi Quân đội tự đảm nhiệm nhận gạo từ hậu phương xa như đồng bằng sông Cửu Long, sông hồng, từ tàu nước ngoài ở cảng Hải Phòng trực tiến phân phối tới các đơn vị tuyến I biên giới phía Bắc. Đảm bảo nhu cầu 86.000 tấn lương thực cho bộ đội chủ lực và địa phương theo đề án số: 342/QP ngày 17 tháng 3 năm 1982 của Bộ quốc phòng.
Thực hiện nhiệm vụ này, Tổng cục hậu cần đã mở chiến dịch “Rút gạo cứu đói cho quân đội”. Cục vận tải điều Trung đoàn 679 và trạm 302 của Trung đoàn 681 đến làm nhiệm vụ cùng với các đơn vị của Quân đoàn 14, Quân đoàn 29, Quân khu I, Quân khu II cùng dồn về Hải Phòng nhận hàng. Lữ đoàn 649 được giao nhiệm vụ “sang mạn” với các tàu biển sau đó tiểu đoàn 1 tàu sông chở thẳng đến cảng A Lữ cho Quân khu I, đi Việt Trì cho Quân đoàn II, Vào cảng Dụ Nghĩa giao cho trạm 309 nhập kho để phân phối cho Quân khu Thủ Đô, Quân khu 3 và các Binh chủng quan vận chuyển bằng xe của Tổng cục hậu cần và xe của nhà nước với số đầu xe lên tới 500 chiếc/ ngày cùng vào chiến dịch trong điều kiện địa điểm phân tán, chân hàng thất thường phải chờ đợi từng chuyến.
Bằng phương thức vận chuyển liên hiệp giữa thủy, bộ và đường sắt trên quyết tâm lỗ lực cao các đơn vị tham gia vận tải đã vận chuyển số lượng lương thực đảm bảo kịp thời nhu cầu cho 6 tỉnh biên giới phía Bắc, đặc biệt các đội xe vận chuyển vượt cấp đưa gạo tới tận bếp ăn đơn vị góp phần nhanh chóng ổn định đời sống cho bộ đội tuyến I.

« Sửa lần cuối: 01 Tháng Ba, 2013, 08:02:36 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #187 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2013, 10:07:10 am »

Ngày 16 tháng 9 năm 1982 chuẩn bị nội dung báo cáo với bộ trưởng Bộ giao thông vận tải yêu cầu chi viện cho vận tải quân sự. Cục vận tải xây dựng đề án vận tải quân sự 1983 – 1985 với các căn cứ sau:
-   Những nhu cầu tối thiểu đảm bảo cho bộ đội sẵn sàng chiến đấu, xây dựng và huấn luyện của từng năm đã được Bộ quốc phòng thông qua.
-   Căn cứ sự thay đổi phương thức đảm bảo cho quân đội của Bộ giao thông vận tải từ năm 1983.
-   Khả năng hiện thực về lưu lượng vận tải của Quốc phòng và nhà nước, các tuyến và mạng giao thông, các ga, cảng và tình hình chung của đất nước.
-   Căn cứ nhiệm vụ vận tải cho Lào và Kampuchea đã được giao.
Sau khi đánh giá tình hình vận tải quân sự, khối lượng hàng hoá và giao liên phải vận chuyển từ năm 1983 đến năm 1985, kế hoạch, biện pháp lớn của ngành vận tải quân sự để thực hiện nhiệm vụ. Cục vận tải đề nghị với Bộ giao thông vận tải:
1/ Bổ sung phương tiện vận tải
2/ Vận chuyển tạo chân hàng cụ thể:
-   Điểm giao hàng hướng biên giới vẫn giữ nguyên như 6 tháng đầu năm 1982 (trừ hàng tươi sống và hàng quí, do quân đội tự vận chuyển)
-   Hướng C hàng Gạo và muối giao tại Điện Biên, Na mèo, Mường Xén, Lao Bảo.
-   Hướng K, giao tại Phnompenh.
3/ Bộ giao thông vận tải sửa chữa một số đoạn đường, tăng cường năng lực phục vụ cho các bến phà trên tuyến vận chuyển
4/ Nhanh chóng xây dựng các thiết bị đường sắt, những nhánh đường chuyên dùng, kho bãi dỡ hàng, đường vào ga.
5/ Bảo đảm ăn nóng, uống đủ cho lưu lượng 700 người/đoàn tàu trên tuyến giao liên  Bắc Nam.

Ngày 13 tháng 12 năm 1982. Đảng ủy Cục vận tải họp phiên cuối năm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ trong năm 1982 và đề ra phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 1983

                                                NĂM 1983
Ngày 14 tháng 1 năm 1983 HỘI NGHỊ VẬN TẢI TOÀN QUÂN LẦN THỨ 9 được triệu tập để kiểm điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 1982, đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 1983. Trong phần đánh giá năm 1982 toàn bộ lực lượng vận tải quân sự đã cố gắng vượt qua khó khăn hiệp đồng chặt chẽ, chi viện đắc lực cho nhau nên đã căn bản hoàn thành khối lượng vận chuyển trên cả ba tuyến: Chiến lược, chiến dịch và chiến đấu. Đặc biệt tuyến vận tải của đơn vị ở tuyến chiến dịch và chiến đấu có nhiều tiến bộ đáng khích lệ:
-   Thực hành phân cấp vận tải trong tình hình mới
-   Vận dụng phương châm sử dụng lực lượng và phương tiện vận tải
-   Đẩy mạnh thêm một bước về sử dụng phương tiện vận tải thô sơ, thủy, bộ
-   Công tác tổ chức chỉ huy và quản lý hoạt động vận tải.
Về nhiệm vụ năm 1983, trong điều kiện khối lượng vận tải không giảm mà tình hình còn khó khăn hơn năm 1982 trong các khâu bảo đảm phụ tùng nhiên liệu, vật tư, ngân sách. Hội nghị đã nêu quyết tâm toàn nghành phấn đấu bám chắc kế hoạch theo thứ tự ưu tiên tổ chức hiệp đồng chặt chẽ, chi viện đắc lực cho nhau. Tổ chức phân cấp vận tải và phương châm sử dụng lực lượng, phương tiện vận tải của nhà nước và nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #188 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2013, 08:30:02 pm »

Căn cứ điều 100 hiến pháp nước Công Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Theo đề nghị của Hội đồng Bộ trưởng. Ngày 25 tháng 1 năm 1983 Hội đồng nhà nước ra quyết định tặng DANH HIỆU ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN cho tiểu đoàn 63 ô tô vận tải thuộc Trung đoàn 32 Tổng cục kĩ thuật vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục vụ chiến đấu , chiến đấu và các nhiệm vụ khác.
Ngay từ những ngày tháng phục vụ chiến dịch Hồ Chí Minh cho tới thời kì chiến tranh biên giới Tây Nam từ  tháng 12 năm 1978 đến tháng 9 năm 1979 tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên chiến trường Kampuchea. Cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn chịu đựng khó khăn gian khổ, mưu trí dũng cảm, đoàn kết hiệp đồng vận chuyển 1.565.500 km an toàn với 5.435 chuyến = 244.575 tấn hàng = 3.688.625 tấn km. Chở quân cơ động và kết hợp chở nhân dân Kampuchea trở về quê cũ làm ăn. Tiết kiệm 46.000 lít nhiên liệu. luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ phương tiện hàng hóa an toàn đảm bảo 100% đầu xe hoạt động hiệu quả, năng xuất, và trở thành đơn vị có phong trào thi đua mạnh nhất Trung đoàn.

Ngày 26 tháng 1 năm 1983 thực hiện chỉ thị của Ban bí thư trung ương Đảng  và Quân ủy trung ương. Ban chỉ đạo của Tổng cục hậu cần đã tiến hành tổng kết 4 năm thực hiện cuộc vận động “PHÁT HUY BẢN CHẤT TỐT ĐẸP, NÂNG CAO SỨC MẠNH CHIẾN ĐẤU CỦA CÁC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN”
Qua 4 năm thực hiện cuộc vận động, các đơn vị đã sôi nổi thi đua nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, thực hành tiết kiệm trên nhiều lĩnh vực:
Cục xăng dầu nâng cao hiệu suất vận hành từ 90 – 95% có đợt đạt 98% . Tỷ lệ hao hụt xăng dầu giảm dần từ 9,3% - 1980. 5,3% - 1981. 3,9% - 1982.
Các lực lượng vận tải tăng cường vận chuyển hai chiều, làm tốt công tác bảo dưỡng, sủa chữa, trong bốn năm thực hiện cuộc vận động, Cục vận tải tiết kiệm được 50 tấn xăng dầu. Sư đoàn ô tô 571 tiết kiệm được 70 tấn xăng dầu với tiểu đoàn 52 là lá cờ đầu trong phong trào.
Các đơn vị kho tang đã tăng cường bảo vệ, quản lý, kiểm tra thường xuyên giảm tỷ lệ hư hao mất mát xuống cấp hành hóa, tiết kiệm hàng chục triệu đồng.

Ngày 8 tháng 2 năm 1983 THÀNH LẬP TRẠM CHUYỂN THƯƠNG CT14 (tp HCM) VÀ T16 (tp Hà Nội) để tiếp nhận nuôi dưỡng và vận chuyển thương bệnh binh từ các đoàn an dưỡng của Quân khu, Quân đoàn và các bệnh viện phía Nam theo quyết định của Cục vận tải số 130/QĐ-VT5 với trạm CT14 có 22 biên chế gồm 2 sĩ quan, 15 HSQ binh sĩ và 5 quân nhân chuyên nghiệp trực thuộc Trung đoàn 681. Trạm CT16 có 20 biên chế gồm 2SQ 13 HSQ binh sĩ và 5 quân nhân chuyên nghiệp. trực thuộc Trung đoàn 684
Ngày 2 tháng 3 năm 1982. Để hoàn thành nhiệm vụ khoảng tháng 3 hàng năm do Tổng cục hậu cần giao cho Cục vận tải huấn luyện chiến sĩ mới mỗi đợt từ 100 đến 200 chiến sĩ. Cục vận tải tổ chức các khung huấn luyện tại các  Trung đoàn 510. 679. 681 và 684, mỗi trung đoàn thành lập một khung huấn luyện và tổ chức nhận và huấn luyện chiến sĩ mới. Với tổ chức khung như sau:
Đại đội khung huấn luyện 100 chiến sĩ mới sẽ có số cán bộ khung gồm: 6 sĩ quan. 16 hạ sĩ quan, binh sĩ. Tổng cộng 24 đ/c.
Đại đội huấn luyện 150 – 200 chiến sĩ được biên chế cán bộ khung 41 đ/chí gồm: 10 sĩ quan. 31 HSQ, Binh sĩ. Trong hai ngày 18 và 28 tháng 3 năm 1983. Tại Hà Nội Và Thành phố HCM. Cục vận tải tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện 7 chế độ xếp dỡ vận tải. Các đại biểu dự hội nghị nhất trí nội dung báo cáo sơ kết của Cục chuẩn bị về đánh giá tác dung của chế dộ thưởng phạt và 5 kinh nghiệm rút ra trong thực tế chỉ đạo vận dụng của các đơn vị.
Hội nghị khẳng định việc vận dụng các chế độ thưởng phạt tuy là vấn đề mới, có nhiều khó khăn phức tạp, nhưng nếu tích cục vận dụng sẽ thúc đẩy năng xuất, chất lượng công tác vận tải xếp dỡ. Mặt khác đây là vấn đề hợp qui luật kinh tế và thể hiện sự quan tâm đến lợi ích quần chúng. Do đó Cục vận tải phân công trách nhiệm cho các cơ quan cục theo dõi tổng hợp giúp Cục kịp thời chỉ đạo công tác:
-  Cơ quan kho hàng theo dõi thưởng phạt cho lực lượng xếp dỡ thủ công và cơ giới.
-  Cơ quan kế hoạch theo dõi thưởng phạt cho lực lượng lái xe, thủy thủ, áp tải.  
-  Cơ quan giao liên theo dõi thưởng phạt cho các lực lượng giao liên.
- Cơ quan tài vụ theo dõi kinh phí thưởng phạt của các chế độ
- Từng trung đoàn có cán bộ  theo dõi nắm tình hình hàng quí báo cáo về Cục.
Các cơ quan Cục có nhiệm vụ theo dõi chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt 7 chế độ này.
Ngày 28 tháng 5 năm 1983 Cục vận tải đã có công văn số: 571 sửa đổi bổ sung nội dung các chế độ thưởng phạt trong công tác xếp dỡ vận tải.
Để tạo ra một bước chuyển biến về chấp hành kỷ luật trong quân đội bao gồm cả kỉ luật của nhà nước về hợp đồng kinh tế. ngày 9 tháng 4 năm 1983 Bộ quốc phòng đã có chỉ thị số 417/CT-QP về việc nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật nhà nước trong hợp đồng kinh tế. Sauk hi đánh giá ưu khuyết điểm và tìm ra được nhưng nguyên nhân yếu kém trong hoạt động kinh tế của quân đội. Bộ quốc phòng chỉ thị:
1/ Tất cả các đơn vị, cơ quan xí nghiệp quốc phòng phải tổ chức quán triệt và phổ biến sâu rộng tinh thần về các tài liệu của hội nghị pháp chế kinh tế toàn quân, tháng 8 năm 1982. Chỉ thị số 137 ngày 26 tháng 8 năm 1982 của Bộ quốc phòng về chấp hành chế độ hợp đồng kinh tế. Các đơn vị tổ chức học tập quán triệt kĩ nội dung bản chỉ thị số 293-CT ngày 5 tháng 11 năm 1982 của chủ tịch hội đồng Bộ trưởng về nâng cao vai trò hợp đồng kinh tế trong việc thực hiện kế hoạch, phát huy hiệu lực công tác trọng tài nhà nước. Qua đó trong phạm vi chức trách, quyền hạn và nhiệm vụ của mình, đơn vị tổ chức kí kết, thực hiện và thanh lý hợp đồng kinh tế có liên quan tới cơ quan xí nghiệp trong và ngoài quân đội.
 2/ Cơ quan cấp trên trực tiếp phải quản lý các văn bản hợp đồng của đơn vị trực thuộc. Mọi hoat4 động kinh tế giữa các đơn vị kinh tế đều phải thông qua kí kết hợp đồng kinh tế. Không có hợp đồng kinh tế, không được vay vốn, không được thanh toán.
3/ Trong khi thực hiện hợp đồng kinh tế đã kí kết, nếu xảy ra tranh chấp hợp đồng hoặc phát hiện đối tác vi phạm hợp đồng phài làmđúng thủ tục và báo cáo kịp thời lên cơ quan trọng tài kinh tế.
 4/ Xét khen thưởng và xét hoàn thành kế hoạch hàng năm phải chấp hành nghiêm chỉ thị số 293/CT ngày 5 tháng 1 năm 1982 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng và công văn số: 109 của ban thi đua trung ương.

Theo báo cáo đề nghị số 336/VT5 ngày 31 tháng 3 năm 1983 của Cục vận tải. Tổng cục hậu cần đã chuẩn y chuyển giao nhiệm vụ và rút gọn tổ chức quân số Trung đoàn 660 và 680:
1/ Chuyển giao nhiệm vụ và rút gọn quân số của trung đoàn 660 thành một tiểu đoàn lấy phiên hiệu là tiểu đoàn 104 giao cho Trung đoàn 649.
2/ Chuyển giao nhiệm vụ và tổ chức quân số của Trung đoàn 68o Cục vận tải, thành lập tiểu đoàn 309 giao cho Trung đoàn 681.
Chấp hành quyết định của Tổng cục, ngày 26 tháng 5 năm 1983 Cục vận tải đã chỉ thị số 580 và 581/VT5 tổ chức chuyển giao nhiệm vụ và quân số cho các đơn vị trên. Ngày 2 tháng 6 năm 1983. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của phương tiện vận tải đường bộ, khăc phục khó khăn do thiếu ô tô cũng như các loại vật tư, phụ tùng khan hiếm. Tổng cục hậu cần đã ban hành qui định chế độ sử dụng Rơ móoc vận chuyển hàng hóa trong nội bộ Tổng cục hậu cần  theo các qui định về kĩ thuật, tổ chức quản lý sử dụng và qui định chế độ thưởng phạt đối với lái xe kéo Rơ Móoc
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Ba, 2013, 08:48:31 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #189 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2013, 05:09:59 pm »

Theo báo cáo đề nghị của cục vận tải. Ngày 17 tháng 7 ngăm 1983 Tổng cục hậu cần ra quyết định: Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày 20 tháng 7 chuyển giao nhiệm vụ của Trung đoàn 650 vận tải đường sông Cục vận tải về Trung đoàn 649 vận tải ven biển. Tiến hành rút gọn Trung đoàn 650 thành một tiểu đoàn lấy phiên hiệu D1 thuộc trung đoàn 649 đóng quân tại Kim Lương-Kim môn-Hải Dương.
Thực tế diễn ra trên chiến trường Kampuchea đối với bộ đội vận tải là thường xuyên bị địch cài mìn, phá cầu đường nhằm hạn chế năng lực vận tải, tập kích trực tiếp vào lực lượng phương tiên trên bộ, trên sông và đường sắt. Trong những tình huống đó, lực lượng vận tải phải tự tác chiến bảo vệ mình, bảo vệ hàng hóa phương tiện.
Để tăng cường lực lượng bảo vệ các đoàn vận tải trên chiến trường Kampuchea. Ngày 29 tháng 7 năm 1983. Cục vận tải  đã quyết định thành lập tạm thời một đại đội bộ binh thuộc Trung đoàn 33 ô tô vận tải với quân số 63 người chia 6 tiểu đội. Mỗi tiểu đội được trang bị 5 tiểu liên AK 47. 2 đại liên RBD và ba phóng lựu M79.
Từ những biện pháp tích cực trên mà trong hai tháng cuối năm 1983 địch phục kích hàng chục trận lớn nhỏ vào đoàn xe 33 trên các cung đường Komponthom – Kulen và từ Karatie – StungTreng đều bị ta đánh trả quyết liệt bảo vệ an toàn lực lượng, hàng hòa và phương tiện vận tải, hạn chế hi sinh tính mạng, thiệt hại vật chất. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao.

Chấp hành chỉ lệnh của Bộ tổng tham mưu và Tổng cục hậu cần về chuẩn bị cho đợt huấn luyện diễn tập “MB-83”. Ngày 16 tháng 9 năm 1983 Cục vận tải đã hoàn thiện phương án đảm bảo vận tải trong  đợt diễn tập chiến dịch phản công “MB-83”
Để đạt được mục tiêu yêu cầu của chiến dịch đề ra, nội dung chủ yếu của chiên dịch được xác định rõ về nhiễm vụ, tổ chức lực lượng, tổ chức chỉ huy, mạng đường sá, công tác bảo đảm, khối lượng vận tải được phân cấp cho từng Quân khu, Quân đoàn, Quân binh chủng cho hai giai đoạn chuẩn bị và thực hành trên cac hướng chủ yêu, hướng quan trọng và hướng phối hợp.
Đây là đợt tổ chức diễn tập hiệp đồng Quan binh chủng có qui mô lớn, trên một địa bàn rộng, thời gian khẩn trương, tính chất gay go, phức tạp, nhằm đảm bảo đầy đủ kịp thời mọi nhu cầu vật chất kỹ thuật cho các lực lượng vũ trang nhân dân sẵn sàng chiến đấu tiêu diệt địch ngay tuyến đầu, từ những ngày đầu trên mọi điều kiện:đường Bộ,  sông, không, biển trong cuôc chiến tranh bảo vệ tổ quốc.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM