Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:25:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày tàn Ngụy chúa  (Đọc 53303 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #160 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2013, 10:46:20 am »

Ngài tân Bộ trưởng Bộ ngoại giao, Đô đốc Nguyễn Thân Đình là một sỹ quan Hải quân cao cấp nhất trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa sống tại một ngôi biệt thự nguy nga tráng lộ với bôn cây lan dạ hương rất to trên đường Lê Quý Đôn yên ả gần Đại sứ quán Mỹ. Một chiếc xe limousine hiệu Cadillac và một chiếc Mercedes 450 Coupe đang đậu ngay trước cổng vào. Đô đốc Đình là một trong số hiếm hoi các sỹ quan chỉ huy của ARVN có thể nói thạo tiếng Anh mặc dù thi thoảng vẫn có lỗi, nhất là lúc xúc động quá. Trên thực tế, anh ta đã tốt nghiệp với số điểm cao nhất trong một khóa học đào tạo các sỹ quan hải quân cao cấp dành cho người nước ngoài tại Học viện Hải quân Mỹ ở Newport. Trước đó hai người chưa từng gặp nhau lần nào cho nên Bộ trưởng Đình đã nhầm Đại sứ Sedgewick, một quý ông thuộc dòng họ Brahmin ở Boston vói những người họ hàng gần của ông ta ở New England. Anh ta chào ngài Đại sứ như thể giữa họ đã là những người rất thân thiện rồi vậy.

- Ông bạn quý hóa của tôi - anh ta nói - chào mừng ông đã quá bộ ghé qua căn nhà xoàng xĩnh này của tôi. Đây đúng là một vinh dự lớn lao.

Anh ta đang mặc một bộ com-lê bằng lụa màu sang được may rất cầu kỳ với một chiếc áo sơ-mi màu trắng ở bên trong có gài bộ khuy măng-sét đính những viên ngọc trai màu đen và đeo một chiếc ca-vát bằng xa tanh màu đen bóng. Họ được một viên thiếu úy Hải quân đồng thời là phụ tá của ngài Bộ trưởng dẫn vào phòng khách. Một chiếc điều hòa nhiệt độ đang chạy hết công xuất kêu ù ù ở góc phòng. Chiếc máy quay đĩa đang phát ra bài hát “Je ne regertte rien”   với giọng của ca sỹ Edith Piaf. D. Marnin thoáng chút băn khoăn không hiểu rằng đây có phải là chuyện tình cờ hay không. Vị Bộ trưởng ngồi chễm trệ trên một chiếc ghế bành bọc da to quá khổ còn hai vị khách người Mỹ được mời ngồi trên một chiếc ghế sô pha màu trắng quá đồ sộ. Trong góc phòng là một chiếc tủ lạnh hai cánh, một thứ đồ hết sức xa xỉ ở Sài Gòn thời gian này.

- Ngài Bộ trưởng - Đại sứ Sedgewick bắt đầu đặt vấn đề - tôi xin lỗi vì phải quấy rầy ngài tại nhà riêng khi ngài vẫn chưa được khỏe.
Bộ trưởng Đình, người nhìn bề ngoài có lẽ chẳng bao giờ được khỏe như lúc này, nghe thấy vậy bỗng bật cười ngoác đến tận mang tai và e dè kiểu rất bồn chồn.

Ông Sedgewick cùng nhìn anh ta và cười châm biếm.

- Ngài Bộ trưởng, tôi tới đây trong một tình huống hết sức khẩn cấp, một tình huống mà có thể ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ giữa hai nước chúng ta và nó có thể sẽ sinh ra nhũng hậu quả tồi tệ nhất đối vói những nỗ lực của chúng ta trong cuộc chiến chống lại bọn Cộng sản ở đất nước này. Chúng ta là đồng minh, Ngài Bộ trưởng ạ.

- Là những đồng minh gần gũi và thân thiết nữa chứ, ngài Đại sứ.

- Chính phủ của các ngài, nếu tôi buộc lòng phải tin vào những thông tin mà chúng tôi có được, chuẩn bị phạm phải một sai lầm lớn nhất nên tôi buộc phải kêu gọi các ngài hãy cẩn thận và chúng tôi sẽ phản đối ở mức cao nhất. Người em trai Tổng thống Diệm, ông Ngô Đình Cẩn đã tình nguyện đầu hàng Tổng lãnh sự quán Mỹ hôm mùng 5 tháng 11 năm 1963 và đã yêu cầu được hưởng quy chế tị nạn chính trị. Trong khi, hai người anh của ông ấy đã bị giết chết một cách dã man - chỉ hai ngày trước đó. Như ngài biết, ngài Bộ trưởng, vụ giết hại Tổng thống Diệm đã khiến cho cá nhân tôi cũng như Tổng thống Kennedy và Phó Tổng thống Johnson thật sự bàng hoàng. Và nó đã là một trong những quyết định khó khăn nhất của tôi trong suốt thời gian làm Đại sứ tại Việt Nam Cộng hòa, tôi phải lấy tư cách cá nhân để đồng ý chuyển ông Cẩn cho Chính quyền của các ngài, một điều luôn đi ngược với hy vọng và ý nguyện của ông ấy.

Thực tế là tôi đã chỉ đồng ý như vậy sau khi nhận được sự bảo đảm từ tướng Trần Văn Bích là ông ấy sẽ được đối xử một cách cồng bằng theo đúng các tiêu chuẩn về luật pháp đã được Quốc tế công nhận và sẽ không có điều gì làm tổn hại đến thân thể ông ấy cho tới khi ông ấy được xét xử bởi một tòa án hết sức công tâm. Hai tuần trước đây, khi Hội đồng Cách mạng quyết định tử hình đối vói Cẩn và Dã, tôi đã hết sức bàng hoàng. Tôi đã nói điều này với tướng Khánh, người bảo tôi tới gặp tướng Minh, người đang đứng đầu nhà nước và cũng là người có quyền hủy bỏ án tử hình. Vì thế, tôi đã tới gặp tướng Minh và được ông này cho biết rằng ông ấy chẳng có chút quyền lực nào hết nên cũng không thể giúp cho những người bạn cũ của ông ấy thoát khỏi cảnh bị giam lỏng tại nhà. Nhưng ông ấy cũng khuyên tồi nên tới gặp Hòa thượng Thích Trí Bình để để xuất vấn đề này với tướng Khánh vì ông Khánh rất cần sự ủng hộ của những người trong phái Phật giáo. Tôi đã nói chuyện này với ông Bình và một lần nữa với ông Khánh rồi cả hai người này đều nói với tôi rằng sẽ chưa có hành động vội vàng nào hết mặc dù họ đều cho đó là vấn đề khá phức tạp.

Đến hôm nay, tôi được biết là mặc dù chưa được cảnh báo trước nhưng Ngô Đình cẩn và Đinh Triệu Dã sẽ bị đưa ra hành quyết vào cuối giờ chiều. Ông thử nghĩ xem chuyện này đã khiến cho tôi ra thế nào chứ?

- Tôi đã nói với tướng Khánh - Đô đốc Đình ngắt lời - rằng sẽ là cực kỳ ngu ngốc khi thực thi bản án này mà không giải thích tường tận với người Mỹ các ông. Tôi đã bảo ông ấy rằng bọn họ sẽ không hiểu rằng họ chỉ nghĩ đến những gì như là ngài vừa nói là quá tàn bạo.
Rồi một lần nữa anh ta lại nở một nụ cười nhăn nhó.

- Nó không chỉ là quá tàn bạo đâu - Ông Sedgewick nói - mà còn là quá ngu ngốc nữa. Nó sẽ khiến cho các anh bị mất niềm tin ở Mỹ và cả trên thế giới nữa. Hãy để tôi nhắc nhở anh rằng - nếu như tôi có thể, các anh hãy nhìn xem hiệu quả ghê gớm của sự hy sinh của mấy nhà sư hồi năm ngoái đã gây nên phản ứng dữ dội như thế nào trên thế giới cả Washington nữa. Có một câu hỏi mà anh và tướng Khánh nên tự chất vấn bản thân mình là liệu rằng Ngô Đình Diệm có bị lật đổ ở đất nước này không nếu như những nhà sư ấy không hy sinh mạng sống của họ. Trong sự nghiệp của mình, tôi đã tự nguyện phấn đấu để trở thành một người chống chủ nghĩa thực dân. Tôi vẫn tin tưởng rằng người dân của các nước Châu Phi và Châu Á đều có đủ khả nãng điều hành đất nước mình. Khi Washington hỏi tôi về những bản án tử hình này, tôi đã nói rằng tướng Nguyễn Khánh và bản thân ngài, ngài Bộ trưởng ạ, sẽ không cho phép bản án được thực thi. Bởi vì các ngài là những người thuộc thế hệ mới ở Nam Việt Nam, một thế hệ luốn đặt mục tiêu chống lại bọn VC làm ưu tiên hàng đầu.

- Ông đã rất đúng đấy, thưa quý ngài đáng kính, rất đúng nữa ấy chứ - Đình nói xen vào.

- Hơn thế nữa, trong khi những người có thể hiểu về vụ việc này đều chống lại ông Cẩn - và tôi cũng đã từng nghĩ rằng ông ta không thể coi là vô tội được - thế nhưng việc kết tội thư ký Dã là hoàn toàn không cần thiết. Anh ta chắc chắn là chưa làm gì tồi tệ đến mức độ phải bị hành hình như thế.

- Tôi đồng ý với ngài, thưa đức ngài tôn kính, tôi đồng ý đến hai trăm phần trăm ấy chứ. Dã là một người bạn thân của tôi. - Anh ta lại cười rất to nhưng cũng rất nhăn nhó rồi lắp bắp nhắc lại - một người bạn rất thân...

Nhắc đến đây, anh ta lấy ngón tay lau nhẹ lên mí mắt như thể muốn gạt đi những giọt nước mắt nhưng thực tế là mắt anh ta vẫn khô khốc như những cồn cát ở miền Trung Việt Nam vậy.

- Khi Hội đồng cách mạng quyết định áp một bản án tử hình - Đại sứ Sedgewick nói - Tôi chắc chắn là cả ông và tướng Khánh đều nắm được điều này. Với tư cách cá nhân thì đây đúng là chuyện quá tồi tệ xảy ra với tôi, ông Bộ trưởng ạ, quá tồi tệ.

- Thưa quý ngài, ngài đã rất thẳng thắn vói tôi. Tôi rất thích điều đó. Tôi cũng nói thẳng với ngài thế này nhé. Để tôi đưa cho ngài xem lá thư của tôi mà tôi chưa công bố này vậy.

Viên Đô đốc cho tay vào túi áo trong rồi đưa cho Đại sứ Sedgewick một chiếc phong bì có đánh dấu niêm phong của Bộ Ngoại Giao. Đấy là một bức thư bằng tiếng Việt được viết bằng tay của Đình gửi cho tướng Nguyễn Khánh. Đại sứ cầm lấy rồi đưa luôn lá thứ cho Marnin, người có vốn tiếng Việt cũng nghèo nàn đến độ đủ để đi lang thang khắp các vũ trường, nhà hàng, quán ba ở Sài Gòn mà mặc cả với mấy cô gái bồi bàn. Tuy nhiên họ cũng đủ hiểu đó không phải là một văn bản chính thức có hiệu lực pháp lý nào đấy. D. Marnin khẽ nhún vai tỏ vẻ không hiểu gì cả rồi đưa trả lá thư đó cho ông Bộ trưởng.

- Đây là đơn xin từ chức của tôi - Đô đốc Đình nói - tướng Khánh là một thằng điên. Đây chẳng qua chỉ là sự trả thù thôi, một sự trả thù đểu cáng đấy, thưa quý ông đáng kính. Làm việc với một thằng thù vặt như thế sẽ rất khó cho tôi. Tôi sẽ từ chức đấy thưa ngài.

- Anh từ chức thì có đem lại cái gì đâu cơ chứ. Vấn đề của chúng ta bây giờ là phải dừng ngay vụ hành quyết này lại chứ không phải là cho anh ra khỏi Chính phủ. Tôi không muốn anh phải từ chức. Tôi muốn cứu ông Cẩn và cậu Dã kia.

Khi viên Bộ trưởng trở nên quá xúc động, khuôn mặt anh ta đỏ lựng nên và khả năng nói tiếng Anh của anh ta cứ kém dần đi.

- Chúng tôi đã cãi nhau với ông ấy mấy tiếng liền. Cuối cùng ông ấy đứng dậy và bảo là ông ấy sẽ đi săn. Ông ấy đi Đà Lạt. Và khi mà ông ấy quay về thì hoặc là hai đứa con hoang ấy phải chết hoặc là ông ấy sẽ không còn làm Thủ tướng nữa. Nếu chúng tôi không thích thế thì cứ việc tổ chức một cuộc đảo chính khác mà lật đổ ông ấy đi là xong chuyện. Đó là tất cả những gì mà ông ấy đã nói đấy. Vậy là tôi chẳng thể làm được gì vào lúc này hết. Không gì hết! Tôi cũng không thể tổ chức được một cuộc đảo chính. Tôi thuộc lực lượng Hải quân chứ không phải Lục quân.

- Vậy thì anh hãy xắp xếp để cho tôi nói chuyện với tướng Khánh đi - Đại sứ Sedgewick nói - chúng tôi đã hợp nhau lắm. Ông ấy nhất định sẽ nghe lời tôi.

- Ông ta đang ở tít trong một khu rừng nào đó gần Đà Lạt và đi săn hổ với mấy người dân tộc thiểu số rồi. Ông ấy không có máy bộ đàm. Không thể liên lạc được. Đó cũng chính là lý do ông ấy muốn không để ngài nói chuyện được với ông ta.

Ông Đại sứ ngồi chết lặng ra đấy. Khuôn mặt ông ta chảy thuột ra cay đắng. Viên Bộ trưởng đưa tay chỉnh lại cái ca-vát đeo trên cổ cho ngay ngắn.

Đại sứ Sedgewick đứng dậy một cách nặng nhọc.

- Các người là một lũ chó chết. - Ông ta gầm lên rồi đùng đùng nổi giận bước ra khỏi nhà. D. Marnin vội vã cầm lấy quyển sổ, cây bút và cả chiếc cặp lẽo đẽo chạy theo đằng sau.

- Ngài đã không để ý đến cái ca-vát đó hay sao? - D. Marnin nói khi họ đã ngồi vào trong xe - anh ta đã mặc sẵn một bộ đồ tang rồi.

D. Marnin cùng đi với Đại sứ Sedgewick đến khu cư xá ngoại giao đoàn rồi nhận chỉ thị của ông ấy. Khi quay về phòng làm việc, anh vội gọi điện thoại đi mấy nơi rồi lại dùng luôn chiếc xe Checker và người lái xe riêng của ông Đại sứ đi thẳng đến dinh Tổng thống gặp ông Luyện - Chánh văn phòng. Họ gặp nhau ở ngay ngoài cổng chính nên ông Luyện hiểu ngay ra rằng anh đã đến đấy trên danh nghĩa là đại diện cho ngài Đại sứ Mỹ bởi dù sao anh chỉ là một viên chức ngoại giao cấp FSO-8, cấp ngoại giao thấp nhất trong Đại sứ quán Mỹ.

- Vậy là, ông Marnin, ông có gì cho tôi biết đây?

- Vâng, thưa ngài - D. Marnin trả lời - tôi được ngài Đại sứ Sedgewick cử đến đây. Ông ấy giao cho tôi chuyển một bức thông điệp. Ông ấy nói rằng tôi phải báo cho ngài biết là ông ấy lấy làm thất vọng trước một hành động thiếu trách nhiệm và phi pháp như thế. Và rằng Chính phủ Mỹ cũng rất thất vọng vì điều này. Chúng tôi sẽ không thể chấp nhận và sẽ cực lực lên án một hành động dã man như vậy. Ông ấy hy vọng rằng Chính phủ của các ngài sẽ nhìn nhận thấy những lý do để ngừng ngay việc này lại trước khi quá muộn.

- Tôi cũng chẳng thể làm được gì cả - ông Luyện trả lời trong tiếng thở dài ngao ngán.

Họ đứng im nhìn nhau tại đó chừng gần một phút. Cuối cùng ông Luyện quay đầu rảo bước đi vào trong dinh Tổng thống mà không thèm quá bộ đưa D. Marnin qua mười bậc thang cuối cùng ra đến tận cổng đúng như nghi thức bắt buộc của người Châu Á.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #161 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2013, 10:46:40 am »

Mặt trời đã ngả hẳn sang phía Tây và cái bóng của bức tường cao ngất đã từ từ chiếm hết khoảng sân trước nhà tù, nơi có đến hơn 30 người tới chứng kiến buổi hành quyết. Đúng 5 giờ 15 phút, người ta đã ngồi kín cả mấy dãy ghế được kê sẵn ở đó. Không có một người nước ngoài nào trừ anh chàng Claudio được phép có mặt ở đó - có thể anh ấy đến đây với tư cách là người đại diện cho những người cùng làm ăn ở đây. Điều này đã khiến cho nhiều người tin rằng những tay anh chị người Hoa trong giới giang hồ chính là những kẻ đứng đằng sau vụ hành quyết này.

Ngô Đình Cẩn là người đầu tiên được đưa đến. Ông ta được mấy người tù khênh ra trên một chiếc cáng và được đặt ngồi xuống gần chiếc cột rồi được hai vị linh mục mặc áo choàng đen làm lễ rửa tội cho. Bệnh đái tháo đường của ông ta ngày một trầm trọng thêm và trong phiên tòa xét xử cơn đau tim đã từng khiến cho ông ta bị đột quỵ. Cũng giống như mấy người anh là ông Diệm và ông Nhu, ông Cẩn nghiền thuốc lá rất nặng cho nên ông ta đã đề nghị được hút một điếu Salem cuối cùng trong đời. Ông ta hút điếu thuốc cháy đến tận đầu lọc. Hai vị linh mục vẫn tiếp tục cầu nguyện cho ông ta trong suốt cả thời gian của buổi hành quyết. Ông Cẩn đưa ra lời đề nghị cuối cùng là không bị chùm kín đầu khí xử tử nhưng không được chấp nhận.

Họ trói chặt hai bàn tay ông ta ra sau cột. Do không thể đứng dậy được nên ông ta phải ngồi trên một cái ghế rất bẩn thỉu. Họ lại phải dừng lại một lát rồi dựng ông ấy lên và lần này thì trói chặt hai khuỷu tay ông ấy ra đằng sau để ông ấy có thể ngồi thẳng lên cho dễ ngắm bắn.
Trước lúc đó, Thiếu tá Đông người chịu trách nhiệm thực thi bản án đã trùm lên đầu ông ta một cái túi vải màu đen, Ngô Đình Cẩn kêu lên một cách yếu ớt:

- Việt Nam Cộng hòa muôn năm!

Mấy người ngồi xem vỗ tay lịch sự như đang cổ vũ cho một trận đấu tennis.

Trong tiểu đội hành quyết có tất cả 10 người. Trong loạt đạn đầu tiên họ đã không thể hiện được độ chính xác cao lắm. Ông Cẩn bị trúng đạn vào đùi, vào ngực, vào bụng và ít nhất bị hai viên khác trúng vào đầu. Những người thực thi công lý đã rất đúng khi từ chối yêu cầu của ông ấy được chết mà không bị bịt mắt.

Thiếu tá Đông đã rất lúng túng vì hiểu rằng ông Cẩn đã bị bắn cả vào đầu và điều này sẽ khiến cho việc thực thi phát súng ân huệ là không còn thích hợp. Anh ta quay lại chửi mắng thậm tệ mấy tên lính thuộc quyền bằng những từ ngữ thô tục nhất trong từ ngữ tiếng Việt. Bởi vì đây đúng là cơ hội để mấy đám lính tráng cười vào mặt anh ta và bản thân anh ta cũng cảm thất xấu hổ vì phải bắn một phát súng cuối cùng vào đầu của một người chết rồi. Mấy người tù lúc trước lại lặng lẽ khiêng xác ông Cẩn trên chiếc cáng hồi nãy ra khỏi trường bắn. Hai vị linh mục vẫn tiếp tục cầu nguyện. (Mẹ ông ta, người vẫn sống trong ngôi nhà của họ ở Huế nơi trước kia hai mẹ con họ đã sống cùng nhau hơn mười năm trời, cũng qua đời chỉ một tuần sau đấy, đã có ba đứa con trai của bà ta bị hành quyết chỉ trong thời gian chưa đến 7 tháng qua).
Mười lăm phút sau đó đến lượt Đinh Triệu Dã bị áp giải đến. Anh ta mặc một chiếc quần kaki, một cái áo sơ-mi cộc tay và cả hai bàn tay đều đã được cuốn băng trắng toát. Anh ta bước đi với hai cánh tay bị bẻ quặt ra sau lưng và một nụ cười hoang dại như cố nở ra trên môi. Anh không được đám sỹ quan có mặt ở đó ưa cho lắm.

- Chúng mày là một lũ lợn. Chúng mày là một lũ chó chết.

Cho tới lúc đó, đám khán giả vẫn còn chút xúc động và một phần thương cảm nhất định. Họ đều biết là họ đang tham gia vào một cuộc thanh toán mang màu sắc băng đảng cá nhân. Có thể vì thế mà khi Dã vừa thốt lên mấy lời đó, bọn họ đã đứng cả dậy và mặc sức xỉ vả anh ấy. Họ chửi bới anh ta như một loài ác quỷ. Dã đã gào lên điều gì đó với họ nhưng tiếng nói của anh ta cũng bị chìm vào tiếng chửi rủa và xỉ vả của cả đám đông. Trước đây, Dã vốn là một người rất mềm tính. Chưa từng có ai thấy anh nổi giận hay cáu gắt bao giờ. Giống như Ngô Đình Cẩn, anh cũng đề nghị không phải bịt mặt, nhưng yêu cầu đó cũng không được chấp nhận. Họ trói anh đứng thẳng lên và nhanh chóng cố định anh vào đúng tư thế rồi đồng loạt ngắm bắn. Những viên đạn đã tạo thành một vòng tròn màu đỏ trên ngực áo phía ngoài trái tim con người đó. Mặc dù chẳng cần phải làm thế nhưng lần này Thiếu tá Đông cũng rất lấy làm mãn nguyện khi được thực hiện phát súng ân huệ theo đúng ý nghĩa của nó. Không giống ông Cẩn, thi thể của Dã bị mấy người tù buộc dây vào khủy tay lôi đi xềnh xệch như thể người ta lôi xác chết của một con bò ra khỏi đấu trường vậy.

Tất cả chuyện đó đã diễn ra rất nhanh. Đám đông cũng giải tán trong im lặng, có người đi thẳng về nhà còn có người lại đi tới những quán bar trên đường Rue Catinat và kể cho người khác nghe về cuộc hành quyết buổi chiều hôm đó.

D. Marnin thẫn thờ ngồi đó mà nghe chính Claudio thuật lại một cách tỉ mỉ toàn bộ sự việc này.

- Cậu có hạy đến xem người ta xử bắn không? - Claudio hỏi D. Marnin rồi tự nói luôn - chưa bao giờ tôi thấy người ta làm như thế bao giờ cả.

Bọn họ ngồi trong quán bar “Những đóa hồng ở Texas” cùng với hai cô bạn gái của Claudio là Rubi Ky và Heddy Lamarr. D. Marnin đã say khướt từ lúc nào không biết mặc dù anh dã đề nghị người phục vụ pha rất loãng rượu whiskey trước khi mang tới cho anh. Anh đã bắt Claudio phải kể đi kể lại cho anh nghe đến ba, bốn lần liền tới tận lúc anh cảm tưởng như anh có thể nhìn thấy và ngửi thấy tất cả những gì đã xảy ra.

- Lũ con hoang - anh tự lẩm bẩm với mình - một lũ con hoang bẩn thỉu.

Trong cái quán bar sặc mùi dâm đãng ấy, bỗng nhiên anh cảm thấy như mình thật lạc lõng và trống rỗng ê chề. Tất cả những gì đã xảy ra cứ liên tục hiện về trước mắt anh như những con sóng biển khổng lồ muốn nhấn chìm linh hồn anh xuống địa ngục của tội lỗi và sự ân hận. Lương tâm anh đang hành hạ anh như thể chính anh là tên lính thứ 11 trong cái tiểu đội vừa cầm súng bắn chết người bạn ấy của anh vậy.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #162 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2013, 10:48:11 am »

Chương 53
THAY CHO LỜI KẾT

Chỉ một ngày sau khi Đại sứ Sedgewick lên máy bay về nước, D. Marnin cũng rời Sài Gòn lên một chiếc tàu chở thư báo của Mỹ đi thẳng tới Hồng Kông. Tại đó, sau khi nghỉ ngơi ba ngày ở khách sạn mang tên Vịnh Repulse, rồi lên một chiếc tàu lữ hành mang tên Tổng thống Wilson, một chiếc tàu chở khách xuyên Thái Bình Dương cỡ lớn trở về San Francisco sau khi đã vào nghỉ ở Yokohama và Honolulu. Sau khi về nhà nghỉ ngơi một thời gian ngắn, anh đã được gọi tới Học viện Quan hệ Quốc tế để tham gia yào một khóa học tiếng Trung Quốc trong thời gian 36 tháng ở Arlington và 21 tháng còn lại ở trường Đại học Ngoại ngữ của Bộ Ngoại giao ở Đài Chung thuộc miền Trung Đài Loan. Sau đó anh được điều động tới Mát-xcơ-va, nơi anh được đề bạt làm Tùy viên chính trị thuộc Phòng chính trị của Đại sứ quán đặc trách các vấn đề liên quan đến quan hệ giữa Liên Xô với các nước trong khu vực Nam và Đông Á. Do đã biết tiếng Nga từ ngày còn ở trong lực lượng Hải quân cho nên anh đã trở thành một trong số rất ít các quan chức ngoại giao phục vụ trong Bộ Ngoại giao thời kỳ chiến tranh lạnh mà có thể thông thạo cả tiếng Trung Quốc và tiếng Nga.

Đại sứ Sedgewick đã rời Nam Việt Nam ngày mùng 6 tháng 7, đúng bốn tuần sau khi Ngô Đình Cẩn và Đinh Triệu Dã bị hành hình. Đó là một ngày được ông ta lựa chọn rất cẩn thận vì đó cũng là ngày kỷ niệm lần thứ 20 - ngày D - ngày mà ông ta đặt chân xuống bãi biển Omaha với quân hàm Đại tá Lục quân. Phóng viên Mandelbrot kể lại rằng ông Sedgewick muốn sử dụng danh phận Đại sứ này như là một tấm vấn bật để có mặt trong buổi lễ đề cử ứng cử viên ra tranh cử chức Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa. Trong bức thư xin từ chức gửi tới Tổng thống Lyndon Johnson, ông ta nói thẳng ra rằng, ông ta từ bỏ một vị trí quan trọng để tham gia vào hoạt động chính trị chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống của Đảng Cộng hòa.

Thế nhưng tính biểu tượng của các ngày đó cũng chẳng gây được tác động nào với công chúng Mỹ. Hội nghị tại Honolulu ngày nào là điểm nhấn vinh quanh nhất trong tất cả những tham vọng của ông ấy dưới con mắt của những người cùng cộng tác với ông ta ở Washington hay thậm trí của cả tờ báo New York Times. Sau cuộc hội thảo về chính sách đối với Nam Việt Nam, cuộc chiến tranh ở đất nước này đã khiến cho ngài Sedgewick không còn có cơ hội che giấu được những sai lầm của mình. Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn đã không thể là một sân ga trên con đường tiến vào Nhà Trắng. Việt Nam không chỉ là một điềm báo gở mà còn là nấm mồ chôn hết mọi hy vọng của ngài Sedgewick và rất nhiều chính trị gia khác ở Mỹ.

Nó cũng là một nấm mồ cho tướng Blix Donnelly, người đã rất tự tin khẳng định suốt ba năm trời rằng người Mỹ sẽ giành chiến thắng. Ông ta đã phải về hưu với một tâm trạng u uất, dằn vặt và danh dự bị tổn thương sâu sắc. Khi rời Nam Việt Nam vào tháng 7 năm 1964, ông ta đã bàn giao quyền Tư lệnh cho tướng William Westmoreland và không chỉ viên tướng này mà tất cả những người tiếp sau đó chẳng ai dám tiên liệu thấy một chút lợi thế nào mà họ có thể giành được trong cuộc chiến tranh mà họ vẫn hy vọng là có thể đè bẹp được những người Cộng sản.

Đại sứ Gus Corning chẳng bao giờ lấy lại được tinh thần sau cái chết của anh em Ngô Đình Diệm. Hoàn toàn thất bại trước âm mưu của Averell Harriman và Roger Hilsman cố tình ngăn cản ông ta tiến tới những vị trí quan trọng khác trong Bộ Ngoại giao cũng như họ đã gạt ông ta ra khỏi chức Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, ông G. Corning đã đệ đơn xin từ chức vào giữa năm 1964 vói mục đích muốn thể hiện sự phản đối của cá nhân ông ta trước chính sách không hiệu quả và thiếu cân nhắc của Chính phủ Mỹ đối với Nam Việt Nam.

Thế nhưng, không phải tất cả những quan chức ngoại giao Mỹ là đồng nghiệp của D. Marnin đã từng làm việc tại Nam Việt Nam lúc bấy giờ đều phải đón nhận sự hẩm hiu của số phận. Ngài Sam Sabo đã liên tục thăng tiến qua hết chức vụ này đến chức vụ quan trọng khác - Phòng điệp vụ DCM trong Đại sứ quán Mỹ ở Paris, Phụ tá Ngoại trưởng đặc trách vấn đề Châu Âu của Bộ Ngoại giao Mỹ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đặc trách các vấn đề chính trị. Tới khi về nghỉ hưu, ông ấy đã dành một nửa quãng thời gian của mình để chăm sóc cho ngôi nhà ở Nam Avignon và nửa còn lại để chăm sóc cho một ngôi nhà khác ở Chappaquiddick.

Sau một năm làm Phu nhân của Tham tán kinh tế Đại sứ quán Mỹ tại Paris, Lily theo chồng tới vùng bờ biển Ngà, nơi ông Curly được bổ nhiệm chức Đại sứ Mỹ. Cô cũng ở lại Abidjan vói chồng cho tới khi ông ấy nghỉ hưu vào năm 1968 thì hai người cùng quay lại sống ở Paris. Lần đầu tiên họ tới sống trong căn hộ nằm trên đại lộ Rue Henri Martin mà cô được thừa kế từ người mẹ. Cả hai đứa con gái của cô đều học rất giỏi mà đặc biệt là môn toán và chúng đều đã tốt nghiệp Viện Công nghệ Massachusettes vói thành tích rất cao. Sau đó, chúng đều đã đi làm trong lĩnh vực nghiên cứu chế tạo máy bay dân dụng. Lily vẫn chăm sóc rất tận tình người chồng già đang ngày một béo phì ra và trở nên điếc nặng. Thế nhưng họ vẫn được cộng đồng người Việt ở Pháp tôn trọng và coi như một hình mẫu của đôi vợ chồng chung thủy.
Kẻ thù không đội trời chung của tướng Donnelly và ngài Đại sứ Corning, phóng viên Mandelbrot đã rời Sài Gòn với nhiều ưu ái hơn bất cứ ai khác. Anh đã được đề cử giải thưởng Pulitzer cao quý và được gọi về New York để làm cái công việc mà anh đã mơ ước bấy lâu là ngồi điều hành từ bàn giấy. Sau này, anh còn được thãng vượt cấp và được bổ nhiệm làmTrưởng đại diện của Văn phòng Tạp chí Times lừng lẫy ở Bonn rồi ở Washington.

Claudio đã đến tiễn anh từ rất sớm để hai người còn kịp cùng nhau uống vài ly chia tay trong quầy rượu trên tàu - đó là ly rượu cuối cùng trong cả nghìn lần họ đã từng uống với nhau. Anh ta đến cùng cô bạn gái vẫn hay gọi là Hendy Lamarr và không quên mang theo cả một két rượu Dom Perignon - như lời anh ấy nói - để chúng làm bạn với D. Marnin trong suốt ba ngày phải lênh đênh trên biển Đông. Với ngụ ý rằng D. Marnin chẳng có bạn đồng hành bởi vì mười người khách còn lại trên tàu khi rời Sài Gòn đều rất lo lắng cho số phận và sự an toàn của họ. Họ toàn là những người già cả, hai đôi tình nhân đi du lịch với khả năng tài chính hạn hẹp. Claudio cũng nói rằng anh thật tình không thể hiểu nổi tại sao D. Marnin lại tự nguyện đi trên chuyến hành trình khổ ải như thể tự hành hạ thân xác mình đến vậy.

Thực ra, đây đúng là một dạng tự hành xác. Cái chết của Dã một tháng trước đây vẫn còn là gánh nặng đè lên tâm trí anh. Anh sẽ phải mang theo suốt cuộc đời mình hình ảnh của Dã đang ngồi lặng im như một bức tượng với một ly rượu cầm trên tay.

Trong tháng cuối cùng ở Sài Gòn, Đại sứ Sedgewick đã rất cố gắng để đẩy sự nghiệp của D. Marnin tiến xa hơn nữa bằng cách cho anh theo học chương trình đào tạo tiếng Trung Quốc. Bộ Ngoại giao đã rất miễn cưỡng khi phải đầu tư một khóa học hơn ba mươi tháng cho một nhân viên ngoại giao mới có duy nhất một chứng chỉ năng lực thực tế và mói phục vụ chưa được hai năm nên đã từ chối đơn xin đi học của anh. Thế nhưng Đại sứ Sedgewick vẫn không muốn thua cuộc. Ông ấy đã gọi điện tới nhờ sự giúp đỡ với tư cách cá nhân của cả ngài Harriman và Hilsman để hai người này can thiệp với Tổng cục trưởng Cục quản lý nhân sự. Vậy là cuối cùng D. Marnin đã phải mắc nợ cả ba con người này - những kẻ chủ mưu trong vụ ám sát Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và tàn sát những người dân vô tội ở Nam Việt Nam - một món nợ về lòng biết ơn sâu sắc.

Vậy nhưng, từ sâu trong tâm khảm mình, D. Marnin vẫn buộc tội những con người này là những kẻ sát nhân và anh đã phải cố gắng gồng mình lên để vươn tới phía trước và chống chọi với những cảm giác tội lỗi mà chính anh cũng tự kết án cho mình.

Tàu nhổ neo vào lúc giữa trưa. Claudio đứng ngay trên cầu tàu vẫy tay chào tạm biệt anh cho tới khi chiếc tàu được kéo tới vũng cua chỗ nước sâu trên dòng sông. Đứng nép sát vào Claudio là cô gái Hedy Lamarr với một chiếc nón trắng cầm trên tay và một dáng người mảnh mai trong tà áo dài phấp phới bay trước gió. Khi hình bóng của họ đã biến mất khỏi tầm mắt, tâm trí anh lại phảng phất hình ảnh của Lily - cô như đang đứng đó vẫy tay chào anh, chào tạm biệt người tình của cô.

Phải mất hai tiếng đồng hồ thì mấy chiếc tàu kéo mới kéo được chiếc tàu thư báo xuôi theo sông Sài Gòn đến Vũng Tàu và ra tới ngoài cửa biển. D. Marnin đứng lặng im, vịn tay vào lan can trên boong tàu và đưa mắt nhìn về xa xa nơi mé rừng đước xanh thẳm dưới ánh nắng mặt trời chói chang. Anh đã cố suy ngẫm về tương lai sáng láng của mình với những sự khởi đầu mới. Giống như đất nước mình, anh đã đến Nam Việt Nam khi còn là một thanh niên và rời khỏi nơi này khi đã làm một người đàn ông thực sự với một nỗi ám ảnh, một nỗi buồn day dứt và sự phán xét của lương tâm. Lúc đầu tiên, anh thấy mình thật sự yêu thích Sài Gòn và rất tự nhiên coi nó như một nơi chứa đựng tất cả những ước nguyện tuyệt vời. Chỉ mười tám tháng sau đó, anh đã được tận mắt chứng kiến biết bao nhiêu sự kiện kinh hoàng và thấy được cả những lợi thế và cả những yếu điểm của hai vị Đại sứ Mỹ. Anh đã thấy được cả những người đàn bà đáng yêu nhất và thông minh nhất ở đất nước này. Cho dù họ có lỗi nào đi nữa thì những người đi trước anh như ngài Corning và ngài Sedgewick dường như đã là những người có ảnh hưởng rất lớn mà D. Marnin được biết đến. Những con người này đã dấn thân vào cái công việc mà họ cho là đúng? và điều đó đã thay đổi cục diện không chỉ của Việt Nam mà còn của cả nước Mỹ và thậm chí cả thế giới nữa. Cho dù những con người này có tốt hay xấu, có là thiên thần hay ác quỷ, có đạo đức hay vô đạo đức thì điều đó không còn đáng để anh phải chất vấn, mà cái chính là họ đã đi qua cuộc đời anh và để lại cho anh một quãng thời gian rất ngắn, nhưng anh phải dành nốt phần đời còn lại của mình để suy ngẫm.



HẾT
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM