Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 09:38:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày tàn Ngụy chúa  (Đọc 53273 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #150 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2013, 10:23:26 am »

Lúc 4 giờ 50, đài phát thanh Sài Gòn đã phát sóng trở lại và cho công bố Bản thông cáo của Hội đồng tướng lĩnh. Họ đã phải hành động “bởi vì những khó khăn trong tình hình kinh tế và bởi vì Ngô Đình Nhu, một mặt giả vờ chống lại bọn Cộng sản, nhưng mặt khác lại cố gắng bắt liên lạc vói bọn chúng ... Quân lực Việt Nam Cộng hòa kiểm soát được tình hình trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Quân đội đều nhất trí đứng lên yêu cầu ông Diệm phải từ chức”.

Lúc 5 giờ và lúc 5 giờ 30, Hội đồng các tướng lĩnh lại kêu gọi anh, em họ Ngô Đình từ chức. Tướng Minh đe dọa ông Nhu rằng Phủ Tổng thống sẽ bị oanh tạc nếu như họ không chịu đầu hàng, cả hai lần này, ông Diệm đều từ chối nói chuyện với tướng Minh - một dấu hiệu của sự khinh rẻ và điều đó đã khiến cho viên tướng này tức điên lên được.

- Tướng Minh “lớn” - Gascon kể - đang nổi giận như một người đàn ông thực sự. Họ đã ra lệnh cho Đại tá Thiệu bắt đầu cuộc tấn công. Hay nói đúng hơn là họ phải gào lên với thằng cha này vì hắn ta vẫn chưa làm gì cả. Họ đã hứa với hắn ta rằng khi Phủ Tổng thống bị chiếm, hắn ta sẽ trở thành tướng Thiệu chứ không còn là Đại tá Thiệu nữa.

Đúng 6 giờ tối, cuộc oanh tạc vào lực lượng bảo vệ ở Phủ Tổng thống bắt đầu với những loạt đạn pháo bắn lien tục ba mươi giây một lần. Đại sứ quán chỉ cách đó có ba tòa nhà và ngôi nhà chính cứ rung lên bần bật sau mỗi lần loạt đạn rơi xuống. Các cuộc tấn công bằng đạn cối chỉ thật sự bắt đầu vào lúc 7 giờ 15 phút, khi các tướng lĩnh đều tin là ông Diệm, ông Nhu cùng chỉ huy lực lượng bảo vệ Phủ Tổng thống nhất định không chịu đầu hàng.

Gascon lại gọi điện đến vào lúc 9 giờ và cho biết không còn dấu hiệu bắn trả từ phía Phủ Tổng thống mà đây có thể xem như một dấu hiệu của chiến thắng. Ở Bộ Tổng tham mưu, sâm banh đã được mở ra chúc mừng.

Bầu không khí ở Đại sứ quán Mỹ cũng có vẻ rất vô tư vào lúc ấy. Ngoài Helen Eng và D. Marnin còn có khoảng 20 nhân viên khác trong toà nhà này. Phần lớn trong số họ đều đã trèo lên mái nhà để xem một màn trình diễn ngoạn mục - bởi vì từ chỗ này họ có thể nhìn thấy Phủ Tổng thống bị oanh kích ở ngay trước mắt. Vài người trong số họ còn xách theo mấy chai rượu Turkey Bourbon trắng và rót ra những cái chén nhựa mỏng mời nhau. Đa số đều cười rú lên kinh hãi mỗi lần một quả đạn pháo rơi xuống gần hơn. Thế nhưng D. Marnin không thể cười được. Anh đang nghĩ tới ông Diệm, ông Nhu và quan trọng hơn là người bạn Đinh Triệu Dã đang bị kẹt giữa Phủ Tổng thống bị vây hãm.
Đại sứ Sedgewick gọi điện tới vào lúc 9 giờ 30 phút để thông báo rằng., ông ta sẽ đi ngủ và dặn anh không được quấy rầy “giấc ngủ quý giá của ông ấy” trừ khi “mái trần nhà ông ấy chuẩn bị đổ sập xuống” mà anh không thể chống nó lên hộ ông ấy được. D. Marnin cũng vội vã báo cáo lại tình huống trong ngày cho ông ấy một lần cuối cùng trước khi ông ấy không còn muốn nghe thêm cái gì nữa. Trong góc phòng nời anh ngồi báo cáo, anh vẫn nghe thấy tiếng đạn pháo từ phía Sư đoàn 5 rít lên trong không trung rồi nổ tung khi chạm vào mái nhà bên Phủ Tống thống.

- Nếu như cậu có thể xử lý được thì cậu cũng đừng có quấy rầy tôi đấy nhé - Đại sứ Sedgewick nhắc lại - tối nay tôi không muốn mất ngủ một chút nào hết. Ngày mai ta sẽ còn rất nhiều việc để làm đấy.

D. Marnin vẫn tiếp tục đợi báo cáo tham mưu cuối cùng về ông Diệm và ông Nhu nhưng chẳng thấy gửi đến. Lực lượng bảo vệ Phủ Tổng thống vẫn tiếp tục chống lại quân của ông Thiệu, một người khá thận trọng vì không muốn có thêm tổn thất về người nào. Trước hay sau thì hai anh, em Ngô Đình Diệm cũng sẽ phải đầu hàng hoặc là bị trúng đạn mà chết. Chẳng việc gì phải vội vàng vào lúc này. Trong khi ấy, tay Gascon cũng gọi điện đến thông báo rằng có rất nhiều bà vợ, bạn gái đã tới Bộ Tổng tham mưu để chúc mừng những người chiến thắng. Trong Đại sứ quán, không khí tuy có kém náo nhiệt hơn nhưng cũng rất ồn ào vì toàn bộ các nhân viên được tung đi từ sáng bây giờ đều đã quay trở về báo tin mừng rằng không có gì biến động lớn xảy ra ở Sài Gòn ngoại trừ vụ tấn công vào Phủ Tổng thống

Lúc 10 giờ, Aylward báo cáo rằng doanh trại của lực lượng bảo vệ Phủ Tổng thống cũng đã ra hàng. Chỉ còn duy nhất Phủ Tổng thống đang nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ.

- Mọi thứ đã kết thúc và chỉ còn lại tiếng reo hò thôi - Aylward nói.

- Không hẳn vậy đây - D. Marnin trả lời - Vẫn còn ngài Tổng thống và ông Nhu đấy thôi.

- Đúng thế. Chúng ta nên đưa bọn họ ra khỏi đấy.

- Thế cậu đã bố trí việc đó chưa?

- Chưa. Nhưng mà máy bay riêng của ngài Đại sứ đã được tiếp nhiên liệu đầy đủ và phi công cũng đã sẵn sàng rồi bây giờ chỉ còn đợi lệnh nữa thôi. Chúng tôi cũng đã hỏi và được trả lời dứt khoát là phải luôn sẵn sàng nhưng phần còn lại phải là do cánh chính trị bên chỗ các cậu phải quyết định. Đấy là lệnh do chính sếp cậu nói cách đây chừng hai mươi phút đấy.


Điện số 678
Từ: Ngoại trưởng   Gửi: Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn
Mật - Khẩn cấp. Ngày 02 tháng 11 năm 1963 - lúc 12 giờ 35 phút chiều.

Lệnh của Ngoại trưởng gửi tới Đại sứ Sedgewick.
Liên quan đến công điện CRITIC 11.

Điều then chốt quyết định thái độ của cộng đồng quốc tế và quan trọng nhất là công luận Mỹ và phản ứng của Quốc hội đối với cuộc đảo chính này sẽ phụ thuộc rất lớn vào hành động của các tướng lĩnh. Phải nhận thấy rằng ngài cần phải thận trọng và xử sự thật thông minh để bảo đảm tham vấn cho các tướng lĩnh có những bước đi đúng đắn. Chúng tôi cũng hiểu là đây hoàn toàn là vấn đề nội bộ của người Việt Nam và các tướng lĩnh tỏ ra biết đâu là đích đến và làm thế nào để thực hiện được điều đó và có thể không cần đến sự cố vấn nào khác hay là chỉ làm nó nếu được yêu cầu. Dù sao, để định hướng cụ thể, chúng tôi hy vọng rằng bọn họ sẽ thực hiện đúng một số điểm sau đây.

1. Quyết tâm thực hiện mục tiêu theo đuổi cuộc chiến tranh này với một sức mạnh mới.

2. Hạn chết thấp nhất sự trả thù mang tính cá nhân.

3. Mở một hành lang an toàn cho những người trong gia đình họ Ngô Đình được sống lưu vong.

4. Đối xử một cách nhân đạo đối vói những người bị bắt.

5. Hạn chế thấp nhất việc kiểm duyệt và mở rộng tối đa quyền tự do báo chí.

6. Áp đặt lệnh thiết quân luật trong thời gian ngắn nhất.

7. Khuyến khích công bố việc sẵn sàng thiết lập lại quan hệ giữa Việt Nam Cộng hòa với các nước bạn bè và các tổ chức quốc tế.

                     Ký tên
                  Ngoại trưởng: Rusk.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #151 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2013, 10:25:22 am »

Theo đúng những chỉ thị từ Đại sứ Sedgewick, D. Marnin thấy là không cần phải làm phiền ông ấy bằng bức điện này và nó có thể đợi đến sáng sớm ngày hôm sau. Tuy nhiên, anh vẫn gọi điện đến cho ngài Bilder và ngài Sabo rồi Đại tá Gascon và đọc cho họ nghe toàn bộ bảy điểm cơ bản nhất của bức điện này. Phản ứng của Gascon là khác hẳn với thái độ của Phó phòng DCM và Tham tán chính trị. Ông ta chỉ tặc lưỡi lấy lệ rồi cho qua. D. Marnin nghe thấy có vẻ như tay này đã chếnh choáng vì men sâm banh, một thứ chắc chắn đang bày la liệt ở Bộ Tổng tham mưu nên anh hỏi lại:

- Tôi nói vậy buồn cười lắm hay sao?

- Đồ con lừa ơi, đó chẳng qua là nguyên tắc của thói quan liêu thôi - quên mẹ nó đi. Bức điện ấy của Bộ Ngoại giao chẳng mang ý nghĩa cứt gì cả. Cậu có biết bức điện ấy có nghĩa gì không? nó chẳng có ý nghĩa chó chết gì hết.

- Này, anh đang nói về cái gì đấy hả?

- Điểm thứ ba đã có trong đầu tôi rồi. Chúng tôi có thể nghe thấy đạn pháo đang san phẳng tất cả mọi thứ ở trong Phủ Tổng thống. Và cậu biết cái gì xảy ra mỗi khi một khẩu pháo tự hành ấy gầm lên không?

- Anh nói xem nào - D. Marnin nói.

- Mỗi một tiếng nổ như vậy, các tướng lĩnh lại nâng ly của mình lên và chúc mừng bằng sâm banh. Và cậu có biết sao không? Bởi vì họ hy vọng rằng một mảnh đạn nào đó trong những viên đạn pháo ấy sẽ cắt phăng cái hộp sọ của Ngô Đình Diệm đi cho rồi. Liệu cậu có nghĩ là những tay này muốn ông ta sống lưu vong ở Băng Cốc hay ở Paris để đợi cho đến khi bọn họ đổ nháo nhào xuống cả hay không?

- Tôi đã nhận lệnh từ ngài Đại sứ Bascombe Sedgewick. Khi ông ấy bảo tôi làm gì thì tôi làm điều đó và trước đây chưa từng có chuyện này. Đến bây giờ, tôi có chỉ thị để nói với mấy tay ấy rằng đây là việc của người Việt Nam và rằng họ phải tự quyết định cách giải quyết vấn đề chính trị của họ. Và điều gì xảy ra với ông Diệm đi nữa cũng là một vấn đề chính trị.

D. Marnin nghĩ thế là đã xong. Anh lại ngồi xuống và cẩn thận viết từng lời nói của Gascon xuống tờ biên bản màu vàng rồi đặt nó lên mặt bàn mà ngắm nghía. Anh nghĩ đi, nghĩ lại rồi cầm máy điện thoại quay số báo cho ngài Đại sứ, nhưng rồi anh lại dừng lại và cho rằng tốt nhất anh nên gác máy trước khi cái chuông ở khu cư xá kịp kêu. Anh đã quyết định không quấy rầy giấc ngủ quý báu của Đại sứ Sedgewick. Dù sao đó cũng là cách kinh điển trong cái hoàn cảnh tiếng đạn pháo từ phía Phủ Tổng thống nghe chát chúa vọng lại như thế này. Hai anh em nhà đó chắc là đã chết rồi cũng nên. Mỗi lần đạn nổ, đồ đạc trong căn phòng của ngài Đại sứ nơi anh đang ngồi lại rung lên bần bật. D. Marnin đã phải tháo hết mấy bức tranh treo trên tường đặt xuống nền nhà.

Lúc 10 giờ 30, ông Nguyễn Đình Thuần, Bí thư của Phủ Tổng thống kiêm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (cho tới lúc này, ông Diệm vẫn giữ chức Bộ Trưởng Quốc phòng), người chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành Bộ Quốc phòng gọi điện tới. Các tướng lĩnh đã hạ lệnh rằng tất cả những người đang giữ vị trí cao trong Chính phủ Diệm phải ra hàng ngay lập tức. Những người này đều không muốn bị đối xử như quân địch. Ông Thuần muốn biết là ông ta nên làm gì vào lúc này - đầu hàng hay cố gắng tẩu thoát. Ông ấy muốn nói chuyện với ngài Đại sứ bởi vì đây là vấn đề giữa sự sống và cái chết. Ngài Bilder, người vừa quay lại sau bữa tối để làm báo cáo tổng hợp về cuộc đảo chính bây giờ cũng đã về nhà. Anh John Mecklin trở thành quan chức cao cấp nhất còn lại trong phòng chỉ huy của Đại sứ quán. Giống như tất cả các thành viên khác trong Phái bộ Mỹ, anh Mecklin là người khá thân với ông Nguyễn Đình Thuần, một con người luôn ngưỡng mộ và đặc biệt quý trọng những người bạn Mỹ. Hơn thế nữa, ông ta còn là ứng cử viên mà ông Diệm đã chọn cho chức Thủ tướng. D. Marnin chuyển vội ống nghe cho anh Mecklin.

- Chào ngài Bí thư - Mecklin trả lời - nghe tiếng của ông là tôi vui rồi. Chúng tôi đã rất lo lắng về sự an toàn của ông. Bây giờ tôi có thể làm gì cho ông đây nhỉ? ... vâng, tôi hiểu, vâng, tôi biết rồi ... well, ngài Bí thư ạ, điều này đã đẩy tôi vào tình huống khó khăn lắm. Cá nhân tôi luôn có quan điểm riêng về những vấn đề mà tôi có thể giúp ông, nhưng ở đây đúng là chẳng có chỗ nào tốt hơn ở nhà ông bây giờ đâu. Ông biết những gã này đấy. Tất cả bọn họ đều làm việc cho ông. Làm sao tôi có thể khuyên ông liệu có nên tin vào họ hay không chứ?... Vâng, tôi biết đây đúng là vấn đề sống còn với ông... Tôi xin lỗi, nhưng nói vậy là ông hàm ý rằng bằng cách nào đó chúng tôi đã liên quan đến cuộc đảo chính này ... Không phải vậy đâu thưa ngài. Không phải thế. Tất cả những gì mà chúng tôi biết là đều nghe trên đài thôi... Vâng, ngài Bí thư ạ tôi hiểu là với ngài là như vậy. Nhưng tôi bảo đảm với ngài là tất cả những gì mà chúng tôi biết là đều được nghe từ đài thôi.

Ông Thuần vẫn không chịu đặt ống nghe xuống mà còn chỉ cho anh Mecklin một cách cương quyết rằng cá nhân ông ấy chứ không phải là người khác nói, trên cương vị là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng luôn hiểu rằng đám tướng lĩnh ấy sẽ chẳng thể tụt xuống giường được nếu không có sự giúp đỡ của người Mỹ. Thế nhưng Mecklin vẫn chặn họng ông ấy lại bằng câu:

- Tất cả những gì chúng tôi biết đều nghe từ trên đài cả.

Anh ta cứ phải nhắc đi nhắc lại câu nói ấy đến hơn chục lần và cuối cùng thấy không thể thuyết phục được nữa, anh ta đành trả lời:

- Chúc ngài ngủ ngon, ngài Bộ trưởng - nói xong anh ta gác vội ông nghe lên chiếc điện thoại một cách run rẩy.

D. Marnin đưa cho anh cốc rượu Turkey trắng còn một chút ở trong và chạy vội đi tìm một chiếc cốc nhựa sạch. Anh Mecklin buồn bã đưa cái chai lên miệng uống một hơi hết sạch những gì còn lại bên trong. Từ trước đến nay, chưa bao giờ D. Marnin thấy một người đàn ông lại có thể biểu lộ sự xấu hổ và ngượng ngùng với lương tâm mình một cách tuyệt vọng đến như vậy. Sự thật - một thứ gì đó dường như quá nặng nề đã bắt đầu đổ xuống mỗi người trong cái Đại sứ quán này. Bỗng nhiên, Marmin chợt nhớ ra rằng anh phải ra khỏi phòng làm việc. Một lần nữa anh lại cố lê bước theo mấy bậc cầu thang leo lên mái nhà để thoát khỏi các bầu không khí ngột ngạt của máy điều hòa với hy vọng có thể được hít hơi thở ban đêm của thành phố miền nhiệt đới này. Trên đó, có khoảng hơn hai mươi người khác - các nhân viên ngoại giao, sỹ quan an ninh, thư ký, nhân viên mã hóa, lính Hải quân Lục chiến. Trước mặt ở phía dưới họ vẫn là thành phố Sài Gòn với những đại lộ rộng thêng thanh, những bóng cây đầy ma hoặc. Những ngọn đèn đường vẫn còn tắt ngấm. Chỉ còn những ánh chớp phát ra từ những trái đạn pháo lười nhác rơi vu vơ vào trong Phủ Tổng thống - chỉ vài phút mới có một quả. Tiếng súng vọng lại nghe chát chúa, xé nát màn đêm ảm đạm.

Mặc dù chẳng cần phải làm vậy nhưng mọi người vẫn cố thì thầm cho nhau nghe. Mỗi người trong số họ đều theo đuổi những ý nghĩ riêng của mình, nhưng với những người có trách nhiệm, có kinh nghiệm thì đều hiểu rằng họ đang được chứng kiến những sự kiện động trời có một không hai. D. Marnin bỗng nhớ rằng con vẹt xám Châu Phi Antoine mà anh đã hứa với Lily là anh sẽ chăm sóc nó cho đến khi cô ổn định được cuộc sống ở Paris chưa được ăn gì từ sáng đến giờ. Anh đã nghĩ là mình có thể ngủ lại trên cái ghế tựa trong phòng làm việc của ông Đại sứ nhưng đến giờ anh lại quyết định rằng đây có thể là cơ hội tốt để quay về nhà cho con vẹt ăn và tắm rửa, thay quần áo. Anh chỉ mất ba phút để lái xe qua những con phố vắng lặng để về đến nhà.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #152 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2013, 10:27:00 am »

Khi vào đến phòng khách thì Đinh Triệu Dã bước tới chào anh vồn vã. Anh bật vội chiếc đèn bàn lên.

- Anh không vui vì gặp tôi ở đây đúng không - Dã nói với một nụ cười buồn thảm hại - người đầu bếp của anh để tôi vào nhà.

- Anh đợi tôi ở đây lâu chưa?

- Khoảng ba tiếng rồi.

- Tôi đã rất lo cho anh - D. Marain nói - mỗi lúc nghe tiếng đạn pháo nổ ở bên đấy, tôi lại sợ là nó rơi trúng anh rồi.

- Trận pháo kích không nguy hiểm lắm. Họ không cố tình giết chết chúng tôi mà chỉ muốn dọa cho chúng tôi sợ và bắt chúng tôi phải ra đầu hàng thôi.

- Thế ngài Tổng thống sao rồi?

- Ông ấy vẫn ổn. Cả cậu Nhu nữa. Đám tướng lĩnh vẫn nghĩ là chúng tôi còn đang ở trong Phủ Tổng thống. Chúng tôi có thể kiểm soát được họ qua những cuộc trao đổi trên sóng radio của họ, còn họ lại không biết chuyện ấy. Khi chúng tôi ra đến ngoài, cậu Nhu cho là chúng tôi nên chia nhau ra vì như thế mỗi người chúng tôi sẽ có cơ hội lớn hơn để trốn thoát nếu chúng tôi không đi cùng nhau. Cậu ấy và ngài Tổng thống cứ khăng khăng là tôi phải tự xoay sở lấy một mình. Tôi không phải là người nổi tiếng nên có thể trốn ra nước ngoài và đợi cho đến khi mọi chuyện yên ổn.

- Thế còn họ thì sao?

- Cậu Nhu nói rằng chúng tôi nên chia nhau ra, một người nên trốn đến vùng đồng bằng gặp tướng Cao, người khác nên chạy đến Quân đoàn II, tới gặp tướng Nguyễn Khánh ở Pleiku hoặc chạy ra Huế tìm cậu Cẩn. Cậu Nhu nghĩ rằng, ngay cả khi một người trong số họ có bị bắt thì bọn họ sẽ không giết được nếu như những người khác vẫn còn sống.

- Làm vậy không được đâu - D. Marnin trả lời - Sư đoàn 7 đã đầu quân cho đám tướng lĩnh rồi và họ đang phong tỏa toàn bộ các hướng phía Nam và phía Tây Sài Gòn. Tướng Cao sẽ không thể kiểm soát được vùng đồng bằng lâu nữa đâu. Còn tướng Nguyễn Khánh cũng gia nhập vào đám đảo chính rồi.

- Ngài Tổng thống sẽ không bỏ mặc em trai mình đâu. Ông ấy nói rằng đám tướng lính rất ghét cậu Nhu và sẽ giết chết cậu ấy. Cơ hội duy nhất của cậu Nhu là khi cả hai người bọn họ đi cùng với nhau. Tổng thống nói rằng: “Chúng tôi đã luôn sát cánh ở bên nhau trong suốt những năm qua vậy thì tại sao chúng tôi lại phải chia rẽ nhau vào lúc nghiêm trọng này?”

- Niềm tin của tôi ơi! Cái đó rất hay, rất hay - con vẹt Antoine bỗng thốt lên.

Hai người cùng gượng cười. Nhưng tiếng cười ấy dường như càng làm cho Dã đau thắt ruột hơn và anh ta suy sụp hoàn toàn, khóc nậc lên và toàn thân như đổ gập xuống. D. Marnin rót cho bạn mình thêm một cốc rượu mạnh.

- Liệu các anh có giúp họ được tị nạn không? - Dã hỏi anh sau khi đã nguôi cơn xúc động.

- Tôi không biết - đến lượt D. Marnin buồn bã trả lời.

- Các anh có thể cho chúng tôi bay ra khỏi đất nước này không? Ông Đại sứ đã nói với ngài Tổng thống rằng chúng tôi sẽ có một lối thoát an toàn nếu như ông ấy từ chức.

- Vâng - nhưng vào lúc đó ông ấy chưa chắc chắn là liệu cuộc đảo chính có thành công hay không. Nếu như tôi có...

- Tôi biết rồi. Đó cũng chính là lý do vì sao tôi đến đây. Nhưng anh có quyền quyết định đâu cơ chứ.

- Theo như tôi đoán thì ông Đại sứ sẽ làm tất cả những gì mà ông ấy có thể để tránh xa ngài Tổng thống.

- Cậu Nhu cũng nghĩ y như thế. Cậu ấy nghĩ là ông Sedgewick muốn tất cả chúng tôi đều phải chết, chừng nào mà chúng tôi còn sống thì đám tướng lĩnh sẽ xem việc họ nắm quyền lực chỉ mang tính tạm thời.

- Tôi không biết Đại sứ Sedgewick nghĩ gì, nhưng tôi biết là ông ấy muốn sự can dự của Mỹ tỏ ra càng ít bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu, (khi nói điều này, D. Marnin lại nghĩ tới cuộc nói chuyện của anh Mecklin với ông Thuần qua điện thoại). Xin lỗi, chờ tôi một lát.

D. Marnin chạy đi cho con vẹt ăn, tắm táp qua loa một lát rồi thay quần áo. Và khi làm những thứ này, anh luôn nghĩ xem mình có thể làm gì để giúp Dã. Anh biết rằng bên CIA đã sẵn sàng đưa ra nước ngoài gần chục người ủng hộ ông Diệm trong trường hợp họ bị các tướng lĩnh bắt được hoặc xấu hơn thế. Liệu rằng họ có chấp nhận làm như vậy với trường hợp của Dã.Với ông Diệm và ông Nhu, qua Aylward anh cũng đã biết rằng chiếc chuyên cơ của ngài Đại sứ đã được chuẩn bị sẵn sàng và có thể cất cánh vào bất cứ lúc nào. Chỉ cần một cuộc điện thoại của anh gọi tới nói rằng anh đang làm theo chỉ thị của Bộ Ngoại giao thì có thể nhanh chóng đưa tất cả bọn họ đến nơi an toàn nếu như họ còn sống. Nhưng nếu anh làm như vậy, Đại sứ Sedgewick sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho anh. Anh biết điều đó. Nó sẽ đồng nghĩa với dấu chấm hết cho sự nghiệp còn quá non trẻ của anh. Anh vò đầu, bứt tai nghĩ đi, nghĩ lại và cuối cùng đi đến quyết định đây là trách nhiệm mà ông Đại sứ phải làm.

Thế nhưng để tránh làm phiền Đại sứ Sedgewick - người chắc chắn sẽ nổi giận lôi đình nếu bị đánh thức vào giờ này - D. Marnin cũng đi đến quyết định thật trung thành với nguyên tắc là sử dụng kênh liên lạc bảo mật, gọi điện tới báo cáo cho ngài Bilder báo cáo về hoàn cảnh của Dã và xin chỉ thị của ông ấy xem anh nên gọi điện cho ngài Đại sứ hay cho ông Smith, Quyền trưởng lưới điệp báo của CIA.

- Không thể thế được - ngài Bilder trả lời dứt khoát sau khi đã nắm được tình hình - Cậu hãy cố gắng đuổi thằng Dã ra khỏi nhà cậu đi. Tôi sẽ làm phần còn lại. Đừng nghĩ đến chuyện đánh thức ông Đại sứ vào lúc này. Tôi đã đọc chỉ thị của Bộ Ngoại giao rồi. Để nó đấy tôi xử lý cho.

Dã vẫn đang ngồi ở phòng khách và nắm chặt cái ly trên tay một cách sốt ruột mặc dù anh vẫn chưa uống một chút nào từ nãy đến giờ. Anh cũng không hề thay đổi tư thế ngồi như vậy từ lúc D. Marnin đứng dậy.

- Dã này, tôi chỉ có thể nói với anh điều này. Anh luôn luôn được chào đón nếu anh muốn ở đây đến lúc nào cũng được - D. Marnin nói rất thành thật.

- Người đầu bếp của anh đã nhìn thấy tôi nên chẳng có gì có thể bảo đảm là không còn ai khác biết thêm về điều đó. Hơn nữa, tôi nghĩ là anh và Đại sứ quán của anh sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều nếu tôi bỏ đi đâu đấy.

D. Marnin không thể phủ nhận điều đó cũng như không thể nhắc đến việc xin tị nạn. Và anh còn phải quay trở lại nơi làm việc nữa.

- Tôi sẽ không còn ở đây lúc anh quay về nữa đâu -Dã nói - Nhưng tôi muốn gọi mấy cuộc điện thoại. Và tôi không thể rời khỏi đây trước khi trời sáng. Tôi đã mang theo mấy bộ quần áo bà ba mà tôi đã chuẩn bị cho những tình huống khẩn cấp. Tôi sẽ cố gắng dấu mình trong đám đông ngay khi trời vừa sáng.

Họ bắt tay nhau lần cuối cùng. Điều cuối cùng mà D. Marnin nghe được khi anh ra khỏi nhà là tiếng nhại lại của con vẹt Antoine:

- Ma foi, c'est très inte ’ressant - Niềm tin của tôi ơi, cái đó rất hay.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #153 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2013, 10:29:51 am »

Chương 49
NGÀY LỄ CỦA NGƯỜI CHẾT

Cuộc tấn công cuối cùng vào Phủ Tổng thống được bắt đầu vào lúc 3 giờ 30. D. Marnin vẫn còn mặc nguyên cả quần dài và nằm ngủ ngay trên cái đi văng trong phòng làm việc của ngài Đại sứ. Tiếng đạn pháo ầm ầm đã làm anh phải giật mình tỉnh giấc rồi vội đưa mắt nhìn xuống hai cái kim có dạ quang trên chiếc đồng hồ đeo tay. Anh vớ vội chiếc áo sơ-mi khoác lên mình rồi lao thẳng theo cầu thang lên trên mái nhà. Chỉ có một mình anh ở trên đó. Sự kháng cự tỏ ra quá yếu ớt trước khi lực lượng Thủy quân Lục chiến của Việt Nam Cộng hòa tiến lên phía trước. Đại tá Thiệu đã tung hết lực lượng pháo binh, xe tăng, xe thiết giáp, súng cối, súng máy 50 mm vào trận đánh này. Lửa đạn loé lên sáng rực cả một góc trời. Tiếng đạn nổ đinh tai nhức óc. D. Marnin đứng đó đánh giá tình hình trong vòng năm phút rồi quay trở lại phòng mật mã và nhận những bức điện mới nhất. Những bức điện đó đều làm hài lòng cả những người ở Washington lẫn ngài Đại sứ Sedgewick ở Sài Gòn.

Điều mà không một người Mỹ nào được biết ngoại trừ D. Marnin đó là hai anh em ông Diệm đã rời khỏi Phủ Tổng thống theo một đường hầm bí mật và đến gặp người bạn vẫn cùng chơi tennis với D. Marnin là Dennis Chang. Người này đã đưa họ về nhà và mời họ ăn mấy cái bánh quy và uống mấy chén trà rồi đưa họ đến “ngôi nhà câu lạc bộ”, nơi anh ta vẫn thường xuyên gặp Claudio và những thành viên khác trong hội, nơi này vẫn được kết nối liên lạc trực tiếp với Phủ Tổng thống. Đây là con đường tẩu thoát đã được ông Nhu chuẩn bị từ rất lâu. Từ nơi ẩn náu an toàn trong Chợ Lớn, hai anh em họ có thể sử dụng tổng đài ở trong Phủ Tổng thống để gọi điện thoại đến cho bất cứ ai có thể giúp được họ nhưng vẫn khiến cho những người này nghĩ rằng họ vẫn còn đang ở trong Phủ Tổng thống.

Sau khoảng ba mươi đến bốn mươi cuộc điện thoại, cuối cùng ông Diệm kết luận là họ đã ở trong tình trạng hoàn toàn vô vọng. Đến 6 giờ 20 phút, ông ta đã gọi điện đến Bộ Tổng tham mưu. Ông ta nói với tướng Bích rằng ông ta đã sẵn sàng đầu hàng. Đáng tiếc là, tướng Bích trả lời rằng cuộc đụng độ đã đi quá xa và thiệt hại về người của quân đảo chính là quá lớn. Ông ta nói, việc đầu hàng của ông Diệm là vô điều kiện. Khi đó, ông Diệm gọi điện tới Đại tá Hùng, Chỉ huy trưởng lực lượng bảo vệ Phủ Tống thống và ra lệnh cho ông này đầu hàng. Ngô Đình Diệm đã xin lỗi ông Hùng vì đã để cho người của ông ấy phải mất mạng, nhưng vẫn khẳng định rằng những người đó đã hi sinh vì bổn phận. Sau đó ba ngày, Đại tá Hùng cũng bị đưa ra xử bắn.

Lúc 6 giờ 50 phút, Đại tá Gascon gọi điện đến. Ông ta nói rằng ông ta đã cố dựng ngài Đại sứ dậy nhưng ngài Sedgewick còn đang ở phòng tắm nên không muốn bị quấy rầy. Các tướng Minh và Bích đã hỏi rằng liệu chúng ta có nên để cho anh em nhà Ngô Đình Diệm một chuyến máy bay ra khỏi đất nước này không. Và ông ta phải nói với họ  thế nào đây?

D. Marnin vội gọi điện cho ngài Charlie Smith. Ông này nói rằng ông ta đã thảo luận với ngài Đại sứ về vấn đề này rồi (Điều này nghe có vẻ rất mập mờ - bởi vì không hiểu là ông này đã nói chuyện đó với ngài Đại sứ vào đêm hôm trước hay là vừa mới lúc sáng sớm) và chỉ thị của ông ấy rất rõ ràng là sẽ không có một chuyến bay nào để cho ông Diệm đi lưu vong trừ khi có các yêu cầu thật đặc biệt từ phía các tướng lĩnh. Trong trường hợp này, bọn họ sẽ được thông báo rằng không có một chuyến bay nào có thể bay liên tục trong 24 giờ liền - quãng thời gian này cũng đủ để một chiếc máy bay có thể cất cánh từ Guam và bay thẳng đến Châu Âu. Ông Sedge wick không muốn Diệm và Nhu ở lại ở Đông Nam Á, nơi họ có thể tổ chức lại lực lượng để cướp lại chính quyền.

- Thế còn chiếc máy bay riêng của ngài Đại sứ thì sao ạ? - D. Marnin hỏi.

- Tôi không biết gì về chuyện đó - ông Smith trả lời - Có thể là nó không thể bay xa được đến vậy. Dù sao thì đám tướng lĩnh ấy cũng đang cố gắng buộc chúng ta vào vói họ mà ông Đại sứ lại muốn tránh càng ít sự dính líu của Mỹ vào công việc này thì càng tốt. Tướng Minh nhất định đang nghĩ là chúng ta chỉ là những đứa trẻ thôi hay sao. Ông ta có thể tự giải quyết lấy việc đó chứ. Nếu như chỉ là vấn đề đưa họ ra khỏi đây thì lực lượng Không quân Việt Nam Cộng hòa có vô số máy bay có thể bay thẳng đến Băng Cốc ấy chứ.

D. Marnin gọi lại cho Gascon và chuyển cho ông bức thông điệp này. Gascon nói ráo hoảnh:

- Chuyến bay 24 giờ có thể coi là 24 năm sau cũng được.

- Anh nói vậy là ý gì?

- Ở đây, mấy tay này sẽ đưa ra các quyết định cần thiết trong vòng mười lăm phút nữa.

Một chiếc điện thoại khác của ông Đại sứ lại đổ chuông liên hồi. Đó là Ngô Đình Diệm. Nghe tiếng ông ta có vẻ rất mệt mỏi.

- Ông D. Marnin đó phải không ạ - ông ta nói - tôi phải nói chuyện với ngài Đại sứ Sedgewick. Tôi muốn mình tự đầu hàng Đại sứ quán Mỹ.

- Ông đang ở đâu đấy?

- Các ông có thể tìm thấy tôi ở nhà thờ Đôn Thành trong Chợ Lớn. Tôi sẽ tới đấy trong vài phút nữa.

D. Marnin bảo ông Diệm chờ trong giây lát và gọi điện cho Đại sứ Sedgewick. Đường dây liên lạc chính của ông ấy đang bận nhưng anh vẫn gọi được cho ông ta bằng đường dây thứ hai.

- Cậu đã nói là ông ấy đang ở đâu cơ?

D. Marnin vội nhắc lại những gì mà anh vừa nói.

- Hãy đánh vần nó cho tôi nào. Chờ một chút. Tôi không có cái bút nào ở đây cả... được rồi. Bây giờ hãy đánh vần cẩn thận và chầm chậm thôi nhé.

Ông Đại sứ bảo D. Marnin cứ giữ liên lạc với ông Diệm và dập máy luôn. Ngay sau đó, Đại sứ Sedgewick quay trở lại trả lời cuộc gọi đang bị bỏ lỡ trên đường dây chính. Khoảng một phút sau, ông ta mới cầm máy nói chuyện với ông Diệm. Ông ta bảo D. Marnin bỏ ống nghe xuống, rằng ông ta sẽ gọi lại cho anh sau. Cũng chưa đầy một phút sau điện thoại của D. Marnin lại réo lên.

- D. Marnin đấy hả?

- Vâng, thưa ngài.

- Vừa nãy có ai biết về cuộc gọi của ông Diệm không?

- Không thưa ngài. Chỉ có mình tôi thôi.

- Cứ coi như chúng ta chưa bao giờ nhận được cuộc gọi đó nghe chưa. Cậu có hiểu tôi không? Đây là một đặc ân, hãy quên ngay cái thông tin ấy đi nhé. Chúng ta chưa bao giờ nhận được cuộc gọi đó hết.

- Vâng, thưa ngài. Ngài có muốn tôi đến đấy đón họ không? Tôi biết cái nhà thờ đó ở đâu rồi. Tôi có thể lái xe đến Chợ Lớn và đưa họ về đây trong vòng ba mươi phút nữa thôi.

- Không cần phải làm vậy đâu - ông ta trả lời với những từ cuối cùng lạnh ngắt như băng.

Một đoàn xe gồm hai chiếc xe mui kín và một xe thiết giáp nối đuôi nhau rời khỏi trụ sở của Bộ Tổng tham mưu vào lúc 7 giờ 30 phút. Tướng Mai Hữu Xuân, một viên cảnh binh thời chế độ Pháp là người cầm đầu đoàn xe này. Cùng đi với ông ta còn có Đại tá Quân, một tay chỉ huy dưới trướng của ông Minh “lớn”, Thiếu tá Nghĩa người luôn gắn chặt với âm mưu đảo chính từ đầu đến giờ và cũng là người luôn công khai tự nhận mình là kẻ thù của anh em nhà Ngô Đình Diệm và Đại úy Nhung, một vệ sỹ người dân tộc thiểu số dưới trướng của tướng Minh “lớn” - người này nổi tiếng là khát máu và rất thạo việc ám sát và giết người. Anh ta vẫn thường đánh dấu lên khẩu súng lục của mình mỗi khi giết được một ai đó. Trước khi đoàn xe này rời khỏi Bộ Tư lệnh, dưới sự chỉ huy của tướng Minh “lớn” một cuộc thảo luận ngắn đã được tổ chức để bàn về số phận của hai anh em ông Diệm. Gascon đã rời khỏi trụ sở Bộ Tổng tư lệnh đúng lúc 7 giờ 30 phút, trước khi cuộc họp này được bắt đầu. Lát sau anh ta lại quay trở lại đúng lúc cuộc họp đã xong mà không thể không nghi ngờ vì anh ta nói rằng anh ta về nhà tắm rửa và muốn kiểm tra xem gia đình anh ta có được an toàn hay không, nhưng người anh ta bốc mùi hôi như một con dê và giọng nói thì sặc hơi rượu. Đó còn là lý do anh ta biện minh rằng anh ta không có mặt khi các tướng lĩnh thảo luận với nhau về biện pháp ứng phó với anh, em Ngô Đình Diệm. Vậy nhưng chẳng ai quên được rằng trước lúc bốn viên sỹ quan đi hành sự thì tướng Minh “lớn” đã ra hiệu cho Đại úy Nhung bằng cách giơ tay trái lên rồi nắm chặt bàn tay và dùng ngón tay cái chỉ thẳng xuống đất. Đại úy Nhung, một người có chiếc răng vàng chỉ trả lời bằng cách cười trừ.

Theo báo cáo của các nhân viên CIA có mặt tại hiện trường thì đoàn xe này đã đến nhà thờ vào lúc 8 giờ kém 10 phút. Hai anh em Ngô Đình Diệm đang cầu nguyện. Khi họ nhìn thấy mấy tay sỹ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong bộ quân phục dã chiến, họ rất bất ngờ. Họ đã hy vọng rằng họ phải gặp được ai đó từ Đại sứ quán Mỹ.

Hai anh em họ lặng lẽ đi theo bốn viên sỹ quan. Phía trước nhà thờ này có một hòn non bộ với một bức tượng đức mẹ đồng trinh nhỏ để gần đỉnh và dòng chữ “Ave Maria” được ghép bằng đèn nê-ông màu đỏ treo ở phía trên. Họ ngừng lại tại đó trong giây lát và đưa mắt nhìn nhau. Rồi họ bị đẩy ra ngoài cổng và lôi ra ngay phía ngoài nhà thờ một đoạn. Một đám đông đã có mặt ở đó. Tướng Xuân ra hiệu cho họ chui vào trong chiếc xe bọc thép.

- Nó quá chật trội - Ngô Đình Nhu giận dữ thét lên những lời đầu tiên kể từ lúc mấy viên sỹ quan ARVN bước chân vào nhà thờ này - nếu để cho Tổng thống Việt Nam Cộng hòa phải đi trên chiếc xe này.

Đại úy Nhung dùng báng khẩu súng lục đánh mạnh vào sau đầu ngài Cố vấn khiến ông ta choáng váng và phải quỳ gập đầu gối xuống đất. Có mấy tiếng xuýt xoa nổi lên từ phía những người đứng xem quanh đó. Một dòng máu đỏ chảy ra từ vết rách khá sâu trên tai ông Nhu. Cả hai anh em họ đều không phản đối lại nữa. Họ không nói lời nào với hai tay bị còng chặt ra phía sau lưng, và bị đẩy một cách thô bạo vào bên trong, sau đó Đại úy Nhung cũng chui ngay vào phía sau. Không có thêm bất kỳ chi tiết nào được nói tới nữa. Ngay khi chiếc xe tiến tới góc đường cua và quay trở lại con đường từ Chợ Lớn vào trung tâm thành phố, Đại úy Nhung đã xả hết cả băng đạn tiểu liên vào sau lưng họ và để cho chắc chắn, anh ta còn rút con dao rừng của mình lao tới dùng tay trái túm chặt tóc ông Nhu và đâm liên tiếp ba nhát thật sâu vào cổ họng ông này.

Vậy là, sau tám năm và 05 ngày cầm quyền, vào đúng 8 giờ sáng ngày 2 tháng 11 năm 1963, ngay sau Ngày lễ của người chết, nền đệ nhất Cộng hòa của chính quyền Ngụy Sài Gòn đã sụp đổ.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #154 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2013, 10:31:33 am »

Chương 50
XÓA SẠCH DẤU VẾT

Một ngày sau đó, Đại sứ quán Mỹ mới xác định được đúng như bài báo trên tờ New York Times rằng Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu không phải tự sát giống như những gì mà phát ngôn viên của tướng Minh “lớn” đã công bố. Ở cái đất Sài Gòn này, người ta có thể mua được bất cứ cái gì miễn là trả đúng giá của nó. Và chỉ trong chưa đầy 24 tiếng đồng hồ và mất đến năm trăm đô-la là phóng viên Mandelbrot đã mua được mấy tấm hình chụp thi thể nham nhở của hai anh em họ Ngô Đình. Khi phải đối chứng trước những tấm hình này, phát ngôn viên của ông Minh đã buộc lòng phải thừa nhận rằng đã có một “tai nạn” xảy ra, và cam kết rằng sẽ có “một cuộc điều tra cụ thể”. Anh ta đã không thể lý giải với tất cả mọi người là làm thế nào mà hai người bọn họ bị khóa chặt tay ra sau lưng lại có thể tự bắn súng vào đầu mình được.

Ngoài sự cố này ra trong tất cả các báo cáo gửi về Washington cũng như trong các tuyên bố với cánh phóng viên bản địa hay đoàn ngoại giao của các nước khác, Đại sứ Sedgewick luôn khẳng định rằng cuộc đảo chính này hoàn toàn do các tướng lĩnh tự tiến hành. Và rằng những người này đã thực hiện kế hoạch của họ “khá hoàn mỹ”. Trong bức điện gửi cho Tổng thống Kennedy vào ngày 3 tháng 11, ông ta còn khẳng định rằng “Không còn gì để nghi ngờ về sự thắng lợi của chúng ta trong cuộc chiến chống lại Việt Cộng nữa”. (Ông Sedgewick hiểu rõ là sự nghiệp chính trị của ông ta sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc tiếp tục theo đuổi cuộc chiến chống lại những người Cộng sản của đám tướng lĩnh này). Thế nhưng vẫn còn mấy việc khác chưa được làm đến đầu đến đũa - trong đó có cả việc bảo đảm tính mạng cho ba đứa con của Ngô Đình Nhu (lúc này Trần Lệ Xuân đang ở Roma) cũng như số phận của Ngô Đình Cẩn ở Huế.

Đại sứ quán đã nhận được tin cho thấy, Tổng thống Kennedy rất buồn và không hài lòng về việc anh em Ngô Đình Diệm bị ám sát. Ngài Tổng thống đang đặc biệt quan tâm với tư cách cá nhân đến việc bảo đảm an toàn tính mạng cho những người còn lại trong gia đình này. Trong bức điện của Bộ Ngoại giao đã ghi rõ: “Đây ỉà trường hợp khẩn cấp. Các con của ông Nhu phải được di tản ngay lập tức. Nếu cần họ có thể được sử dụng máy bay riêng của ngài Đại sứ hoặc của tướng Donnelly. (Những máy bay này đã có thể chở được cả ông Diệm và ông Nhu đi di tản)


Điện số 917
Từ: Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn    Gửi: Ngoại trưởng
Ngày 4 tháng 11 năm 1963 - Tuyệt mật - Điện ưu tiên.
Báo cáo về cuộc thảo luận được tổ chức lúc chiều nay giữa tôi với tướng Minh và tướng Bích cùng Đại tá Gascon

Tôi đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần là cần phải công khai những nỗ lực mà họ đã làm để tạo một hành lang an toàn cho ông Diệm và ông Nhu; những cuộc điện thoại của gọi gọi cho ông Diệm kêu gọi ông ta từ chức; và việc bố trí để họ đi trên chiếc xe bọc thép đó nhằm tránh cho việc họ có thể bị tấn công khi di chuyển từ nhà thờ đó đến trụ sở của Bộ Tổng tư lệnh, nơi tướng Bích đã thu xếp một chỗ an toàn cho cả hai người bọn họ. Thế nhưng thật không may giống như rất nhiều người khác sống ở cái xứ sở này, họ không đánh giá hết tầm quan trọng trong mối quan hệ với công luận và tướng Minh là một người mang đậm chất bí hiểm của người phương Đông mà không ai có thể mường tượng hết. Vậy nhưng tôi cũng thấy là mình đã lơ là.

Sau đó, tôi tiếp tục nhấn mạnh rằng cần phải đưa mấy đứa trẻ con ông Nhu ra đi sớm nhất và được trả lời rằng bọn chúng giờ này đã về tới Sài Gòn và các tướng lĩnh cũng muốn chúng ra đi sớm chừng nào hay chừng đó. Về vấn đề Ngô Đình Cẩn, họ đã trả lời rằng tướng Đỗ Cao Trí, Tư lệnh Quân đoàn I vừa gọi điện về báo rằng, xung quanh ngôi nhà nơi ông ta đang cùng bà mẹ ông ấy có một đám đông rất căm phẫn đến mức muốn lột da ông ấy. Tôi hỏi là liệu ông Cẩn có muốn bỏ lại bà mẹ để đi khỏi đất nước này không thì họ trả lời là họ không biết. Đây đúng là vấn đề rất khó xử. Nếu như ông Cẩn bị hành hình thì mọi việc sẽ rất tồi tệ. Nhưng nếu chúng tôi chia rẽ hai mẹ con họ vào lúc này thì mọi thứ cũng tồi tệ không kém. Tướng Minh xem ra đã rất mệt mỏi nếu không muốn nói là kiệt sức nhưng vẫn thể hiện được bản lĩnh của một người tốt bụng và có thiện chí. Chúng ta phải hy vọng là ông ta sẽ làm được những việc lớn hơn thế.

Bức điện số 704 dường như có nhắc đến sự bất đồng giữa chúng ta về tầm quan trọng và công trạng của cuộc đảo chính này. Sau đây là một số cảm nhận của chúng tôi về điều đó:

a. Với bất cứ ai đã từng liên quan đến một chiến dịch quân sự hay một sự kiện chính trị thì cuộc đảo chính này đều đã thể hiện được cách giải quyết tối ưu nhất trong cả hai lĩnh vực đó. Vì lý do bảo đảm sự bí mật cho nên cuộc bảo chính này sẽ khiến cho bất cứ tổ chức nào muốn nghiên cứu về nó đều bị thiếu những vãn bản, giấy tờ cần thiết là một lẽ đương nhiên. Việc nhanh chóng chiếm đóng các cơ quan chính quyền, các đài phát thanh hay các hệ thống thông tin liên lạc đã được thực hiện ngay từ giờ phút đầu tiên và đạt hiệu quả nhanh hơn so với những người đã từng tổ chức đảo chính chống lại Hitler trước đây.

b. Các chuyên gia hàng đầu của ta ở MACV, những người trước đây vẫn dị ứng với cuộc đảo chính này bây giờ cũng phải thừa nhận rằng cuộc chiến tranh mà chúng ta đang theo đuổi sẽ bị rút ngắn hơn rất nhiều. Một nhà quan sát còn nhận xét rằng, nếu như những người đàn ông tài năng ấy có thể tổ chức một chiến dịch hoàn hảo như vậy thì chẳng còn gì phải nghi ngờ là họ sẽ không thể làm tốt như vậy trong cuộc chiến tranh chống lại Việt Cộng.

c. Tôi đồng ý rằng các tướng lĩnh cần phải thể hiện quan điểm rõ ràng là họ phản đối những hành động xâm phạm đến tính mạng của ông Diệm và ông Nhu cũng như những hành động đối xử không công bằng đối với những người còn lại trong gia đình họ Ngô. Giống như đã đề cập đến ở phần trên, tôi đã thúc giục họ phải hành động theo hướng này, nhưng tôi hiểu rằng sẽ là sai lầm nếu chúng ta đẩy họ đi quá xa và bảo họ làm thế nào để cai quản đất nước này. Tôi nhận thấy những tướng lĩnh này sẽ phạm sai lầm và tôi hy vọng rằng họ không bắt đầu bằng việc bắt bớ bừa bãi và gây ra nội chiến. Theo đánh giá của tôi, thì cách tốt nhất để tránh được điều này là hãy để cho họ tự giải quyết lấy công việc của họ và chỉ can thiệp khi lợi ích của chúng ta bị ảnh hưởng trực tiếp.

d. Điều quan trọng nhất là cuộc đảo chính này sẽ rút ngắn cuộc chiến tranh mà chúng ta đang theo đuổi. Hy vọng rằng chúng ta luôn có mặt sau thế hệ lãnh đạo mới này và cho họ những cơ hội thật sự.

                  Đại sứ: Sedgewick
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #155 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2013, 10:33:17 am »

Trong khi Ngô Đình Cẩn xin tị nạn trong nhà cha cố người Canada của trường dòng Chúa cứu thế, những kẻ muốn đoạt quyền lực của ông ta cũng được dịp gào lên đòi trả bằng máu. Các linh mục từ trường dòng này đã tới gặp Freddie Loftus ở Tổng lãnh sự quán để xem xét xem ông ta có được đưa ra khỏi đất nước này một cách an toàn hay không. Bộ Ngoại giao Mỹ đã trả lời rằng: “Quy chế tị nạn sẽ được trao cho Ngô Đình Cẩn nếu như ông ấy thực sự bị rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Các anh hãy giải thích với các quan chức chính quyền ở Huế là việc có thêm những hành động vi phạm nữa sẽ ảnh hưởng rất xấu đến danh tiếng của chế độ mới trên trường quốc tế. Cũng nên nhắc lại cho họ nhớ rằng Hoa Kỳ đã có những hành động tương tự để bảo vệ Hòa thượng Thích Trí Bình thì bây giờ cũng sẽ có những hành động như vậy đối với Ngô Đình Cẩn. Chúng ta nên làm những việc cần thiết để có thể đưa ông ta và nếu cần thì đưa cả bà mẹ già của ông ta ra khỏi đất nước này trong thời gian sớm nhất; có thể sử dụng con người và phương tiện riêng của chúng ta nếu như có thể giúp họ ra đi một cách an toàn.

Phản ứng này từ phía Bộ Ngoại giao dường như đã rất rõ ràng. Thế nhưng trong cuộc đầu tiên hậu đảo chính tại Phái bộ Mỹ, Đại sứ Sedgewick lại cho rằng những chỉ thị này là kiểu chỉ đạo vi mô tồi nhất được đưa ra bởi những học giả đang ngồi tận Washington mà không có chút cảm nhận nào về tình hình ở đây. Đại sứ Sedgewick còn nói thêm chính bản thân ông ta cũng cảm thấy miễn cưỡng khi phải can thiệp vào công việc nội bộ của Chính phủ mới.

- Thế này nhé, những tay này biết rõ về Ngô Đình Cẩn hơn chúng ta nhiều. Nhìn về lâu về dài thì ông ta có thể rất nguy hiểm đối với bọn họ. Tôi không muốn phải ép buộc họ cho ông ta một lời minh oan nào vì điều đó xét về lâu dài sẽ giống như lời buộc tội cho chính họ vậy. Điều duy nhất mà tôi muốn là phải đưa ông ấy ra trước một phiên tòa xét xử công bằng. Xây dựng mối quan hệ khôn ngoan với dư luận là việc làm cần thiết nhất vào lúc này.

Chẳng cần quan tâm đến quan điểm của Đại sứ Sedgewick, anh chàng Freddie Loftus lại cho rằng bức điện từ Bộ Ngoại giao là lời cuối cùng về chủ đề này. Ngô Đình Cẩn đã định xin tị nạn chính trị tại Nhật Bản ngay sau khi đặt chân tới Sài Gòn. Như vậy là ông ta đã được biết rằng người Mỹ đang tạo cho ông ta một đường thoát thân, một điều quá đơn giản đối với quyền lực của họ trên đất nước này. Sau đấy, ông ta rời Huế trên một chiếc máy bay của Quân đội Mỹ đi cùng với ngài Lãnh sự Mỹ, hai cảnh sát quân sự của Mỹ và một viên Trung tá người Mỹ. Chiếc máy bay đó có thể bay thẳng đến thành phố Viêng-Chăn hay Băng-Cốc một cách dễ dàng như nó bay tới Sài Gòn. Thế nhưng chỉ đến khi ông ta tới sân bay Tân Sơn Nhất thì Ngô Đình Cẩn mới ngã ngửa ra khi ngài lãnh sự Parker Wint cho ông ta biết rằng ông ta sẽ được giao lại cho các tướng lĩnh. Sau này Parker Wint cũng kể với D. Marnin rằng:

- Tôi chưa thấy một người Châu Á tái nhợt mặt như thế bao giờ nhưng ông Cẩn đã bị như vậy. Hai đầu gối ông ta như muốn khụyu xuống và tôi đã nghĩ là ông ta sẽ đổ xụp xuống mất. Khuôn mặt ông ấy tái nhợt như phấn vậy. Ông ấy bảo: “Je suis un homme mort. Votre Ambassadeur veut tuer la famille entière. Tôi là người đã chết. Ông Đại sứ của các ngài muốn giết sạch cả gia đình tôi”. Tôi cảm thấy mình thật nhục nhã, đó là việc làm bẩn thỉu nhất mà tôi đã phải làm trong cuộc đời mình.

Trong bức điện số 937 của Đại sứ quán gửi tới Ngoại trưởng ngày 6 tháng 11 năm 1963, Đại sứ Sedgevvick đã giải trình thái độ quay ngoắt của đám tướng lĩnh về việc của ông Cẩn rằng, các tướng lĩnh đều không cho là việc để Ngô Đình Cẩn chạy ra nước ngoài giống như mấy đứa con của Ngô Đình Nhu là một ý tưởng hay. Ngô Đình Cẩn đã phạm phải rất nhiều tội ác và ông ta cần phải bị trừng phạt. Bởi vì chúng ta muốn thiết lập một Chính phủ hoạt động trên nguyên tắc của luật pháp ở Sài Gòn, thử hỏi làm sao chúng ta có thể tranh luận với họ về một quyết định hợp lý như vậy được chứ? Trong khi đó, tướng Bích đã hứa là ông Cẩn sẽ phải ra đối chứng trong một phiên tòa được tổ chức một cách “công tâm và đúng luật pháp”. Chính vì vậy, Đại sứ Sedgewick viết tiếp, “dường như với tôi lý do để chúng ta cho phép ông ta hưởng quy chế tị nạn là không còn tồn tại nữa”.

Phóng viên Mandelbrot nghĩ rằng việc giao Ngô Đình Cẩn cho các tướng lĩnh không đáng thu hút sự quan tâm của các độc giả của tờ New York times. Trong lần nói chuyện với Claudio và D. Marnin tại quầy bar ở khách sạn Caravelle, anh ta cho rằng đó chỉ là một việc nên làm. Mandelbrot nói:

- Thằng cha Cẩn là một kẻ cặn bã. Cho dù có điều gì xảy ra với hắn đi nữa thì cũng đáng thôi. Hắn cũng xấu xa tồi tệ như mấy thằng anh hắn vậy và hắn cũng đáng phải nằm ở dưới nấm mồ sâu ba tấc thôi. Dù sao thì những tướng lĩnh kia sẽ phải có trách nhiệm xây dựng một chế độ xã hội mới ở đây. Để làm được việc đó, anh cần phải thể hiện được sự tôn nghiêm của luật pháp. Họ sẽ không thể bỏ qua những tội lỗi mà gã này đã mắc phải để làm hài lòng mấy người đang ngồi ở Washington được.

- Luật pháp nào cơ? - Claudio nhăn mặt phản đối - cậu không nói đùa đấy chứ. Cậu có biết là luật pháp chẳng hề có tác dụng quái nào với những gì đã xảy ra ở đây cả. Đám tướng lĩnh ấy sẽ để cho ông Cẩn đi bởi vì họ nghĩ là đó là những gì mà người Mỹ các cậu muốn. Thế nhưng lúc họ thấy ông Sedgewick nhổ toẹt vào đấy thì đám Cailles’ người Hoa quyết định rằng họ sẽ tranh thủ kiếm tí chút bổng lộc từ khoản tiền kếch xù mà gia đình họ Ngô đã biển thủ được và đang gửi ở nước ngoài. Người ta đồn rằng số tiền ấy phải lên đến hàng trăm triệu đô-la đấy. Vậy nên cậu làm ơn đừng có nói với tôi về cái cứt khô gì đó gọi là danh dự, sự thật hay luật pháp ấy nữa đi.

- Tôi lại không cho là như vậy. Anh không định bảo với tôi là tướng Minh, tướng Đôn, tướng Kim và tất cả những người còn lại đều có thể bị mua chuộc hết đấy chứ?

- Cậu hãy lên mà hỏi ông Trời ấy.

- Vậy thì tất cả bọn họ đều bị đám ba Tàu thao túng rồi hay sao?

- Các cậu hãy nhìn những gì đang diễn ra ở đây thì biết ngay thôi. Họ vừa bãi bỏ lệnh cấm nhảy trong các vũ trường. Tuần tới sẽ bãi bỏ lệnh cấm đánh bạc. Trong vài ba năm tới thôi, mỗi tuần những hoạt động như vậy ở Sài Gòn sẽ đem về cho họ hàng triệu đô-la chứ không phải là đồng piaster tiền lời. Thế cậu nghĩ là đám ba Tàu ấy sẽ không kiểm soát các hoạt động này hay ? Còn đám tướng lĩnh kia sẽ không được hưởng phần trăm nào chắc? Tại sao các cậu không nghĩ đến việc là trong nhiều năm qua mấy viên tướng đó đều đã có tên trong danh sách trả lương của bọn họ rồi chứ nhỉ?

- Bình tĩnh đã. Những viên tướng này không phải thuộc lớp người đó đâu - Mandelbrot nói - như tất cả những gì mà tôi biết thì tướng Minh “lớn” là người hoàn toàn trong sạch. Đó cũng chính là lý do vì sao những người khác rất tôn trọng ông ấy.

- Cậu đã đến ngôi biệt thự của ông ta bao giờ chưa? Cậu nghĩ là ông ta sẽ phải bỏ ra bao nhiêu tiền cho cái bể bơi ấy chứ? Ông ta lái một con Mercedes màu xanh lá cây còn bà vợ ông ta thì lái một con Mercedes màu xanh da trời. Thế cậu có biết một tháng lương của cấp tướng ARVN là bao nhiêu không? Ba trăm năm mươi đô-la thôi - ngần ấy chỉ đủ tiền trả cho việc lau rửa cái bể bơi ấy thôi. Sao mà cậu ngù ngờ thế nữa không biết.

- Tôi vẫn không tin là như thế - D. Marnin cãi lại.

- Theo như người ta đồn ở ngoài phố kia thì họ đã đề nghị trả tự do cho ông Cẩn nếu như ông ấy giao nộp tất cả số vàng mà gia đình ông ấy đã kiếm được hoặc ít nhất cũng phải là 20 triệu đô-la tiền mặt. Đấy giá của họ đấy - 20 triệu đô-la Mỹ. Nếu ông ấy mặc cả thì có thể họ sẽ bớt xuống còn 10 triệu. Còn nếu ông ấy không đồng ý, họ sẽ giết chết ông ta.

Lời nói của Claudio khiến cho D. Marnin khiếp sợ - như vậy là không nhiều với ông Cẩn bởi vì dù sao sự an toàn của ông ấy cũng đã được tướng Bích đứng ra bảo lãnh, thế nhưng còn Đinh Triệu Dã thì sao đây. Không có ai biết chút gì về anh ấy cả. D. Marnin hy vọng rằng người bạn ấy không phải là một người nổi tiếng nên sẽ có một cơ hội nằm im ở đâu đó rồi sau đấy tẩu thoát ra nước ngoài. Thế nhưng một khi đám Cailles lại nghĩ rằng anh ấy có thể giúp họ kiếm được cả triệu đô-la thì tính mạng của anh ấy không gặp may rồi.

Đúng như vậy, hôm thứ 7 ngày 9 tháng 11 năm 1963, Dã đã bị bắt ở Vũng Tàu do một tay phản bội. Anh đang lẩn trốn trong một ngôi biệt thự của một người trong gia đình dưới vỏ bọc là một người làm vườn. Khi bắt được anh, việc đầu tiên chúng làm là nhổ sạch từng cái móng chân, móng tay của anh. Sau đó họ bẻ gãy từng đoạn xương ngón tay của anh với mỗi ngày một chiếc trong một tháng liền. Tất cả những gì mà họ muốn biết chỉ là số tài sản của gia đình anh đang được giấu ở đâu.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #156 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2013, 10:37:14 am »

Chương 51
BÃI BIỂN WAIKIKI

Trong ba tuần đầu tiên lên nắm quyền, các tướng lĩnh vẫn liên tục bảo đảm với những người Mỹ bảo trợ của họ rằng họ sẽ cố gắng khắc phục những khiếm khuyết của Chính phủ tiền nhiệm và tiếp tục thực hiện các ưu tiên số một của họ - giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại những người Cộng Sản. Đại sứ Sedgewick, tay “Bố già” của vụ đảo chính, dĩ nhiên là có thiên hướng đánh giá cao tư tưởng đạo đức và chấp nhận những lời hứa đó của các tướng Minh, Bích, Đính, Đôn và Kim. Mặc dù còn hoài nghi về khả năng cá nhân của những người này, nhưng tướng Donnelly vẫn cố hết sức để loại khỏi lực lượng vũ trang Việt Nam Cộng Hòa những chính sách đã được áp đặt một cách chặt chẽ từ Phủ Tổng thống dưới thời ông Diệm. Chính vì vậy sự hài hòa ở một chừng mực nhất định lại một lần nữa tồn tại trong quan hệ giữa hai bên gần giống như những gì vốn có dưới thời ngài Gus Corning còn làm Đại sứ. Kết quả là tại hội nghị nội bộ của Phái bộ Mỹ được tổ chức ở Honolulu trong các ngày từ 20 đến 22 tháng 11 với sự tham gia của phần lớn các quan chức trong Phái bộ và những nhà lãnh đạo hàng đầu của Washington (trừ ngài Tổng thống) đã tạo nên một sự lạc quan giả tạo mang nặng hình thức tự tán thưởng lẫn nhau.

Hai mươi bốn quan chức cao cấp và sỹ quan tham mưu từ Phái bộ Mỹ đã đáp chuyến máy bay Boeing 707 hạng VIP từ Sài Gòn tới Honolulu cùng với hai phái đoàn tùy tùng của Đại sứ Sedgewick và Tư lệnh Bộ Tư lệnh quân viện, tướng Donnelly. Từ đây, Đại sứ Sedgewick sẽ lên máy bay của Bộ trưởng Quốc phòng McNamara để bay về Washington đón nhận lời chúc tụng và cùng tư vấn cho Tổng thống Mỹ. Tối hôm 19, phái đoàn từ Sài Gòn đã đến nơi và được đưa lên xe khách chở về trại Smith và nghỉ tại khu vực dành cho các sỹ quan cao cấp không có gia đình đi cùng. Ngoại trưởng Rusk, Bộ trưởng Quốc phòng McNamara và Thư ký An ninh Bundy cũng có mặt tại trại Smith trong những bộ đồ sang trọng nhất. Tướng Donnelly và tướng Maxwell Taylor ở cùng Đô đốc McGrath. Tuy nhiên, vẫn giống như mọi lần đến Honolulu, Đại sứ vẫn nghỉ tại khách sạn Hoàng gia người Hawaii. Với tư cách là phụ tá của ông ấy, D. Marnin cũng lấy làm sung sướng khi được tháp tùng ông ta đến những nơi nổi tiếng và rực rỡ nhất. Khắp nơi đều được trang trí bằng hoa, rượu sâm-banh và những tờ chúc mừng trang trọng và được chính Giám đốc khách sạn đưa đến tận phòng mình có cửa sổ nhìn xuống những tán cọ và một sân sau được trang hoàng lộng lẫy.

Anh đi ngủ lúc 10 giờ nhưng với sự lệch của múi giờ tới sáu tiếng nên lúc đó mới chỉ là 4 giờ chiều ở Sài Gòn. Đến 3 giờ sáng, D. Marnin vẫn còn nửa tỉnh nửa mê và quyết định bắt đầu một ngày mới với trạng thái ấy bằng cách đi tản bộ trong bóng đêm dọc theo bãi biển rồi vòng sang công viên Fort De Russy ngay phía sau bảo tàng quân lực nơi có một chiếc xe tãng của Quân đội Nhật Hoàng từ thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ II trưng bày trước cửa. Sau đấy ành lại chạy qua khu công viên nước và mấy sân quần vợt để quay về khách sạn Hoàng Gia người Hawaii đúng vào lúc một nữ lái xe của Hải quân xinh đẹp mới 19 tuổi đánh xe tới đưa anh đến Trung tâm Hội nghị trong căn cứ để nhận các công lệnh gởi tới ngài Đại sứ. Trong khi Đại sứ Sedgewick trả lời các bức thư mới gửi đến, D. Marnin tranh thủ ăn sáng ngay phía ngoài hành lang của khách sạn trong tiếng sóng biển vỗ ì ào. Lúc 7 giờ 30 phút, anh lại tháp tùng ngài Đại sứ trở lại căn cứ Camp Smith nơi cuộc hội thảo đang được tiến hành. Vậy nhưng họ đã không tính đến tình huống bị kẹt xe giữa giờ cao điểm và đấy đúng là một thảm họa.

Vậy là Đại sứ Sedgewick đã trở thành người sau cùng có mặt và bị chậm tới 10 phút. Với thái độ cố chấp có một không hai, ông ta đã nổi điên lên và cáu gắt thậm tệ với D. Marnin vì anh đã để cho ngài Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Ngoại giao cùng Cố vấn An ninh Quốc gia phải ngồi đợi ông ấy. Và rằng, nếu như D. Marnin có một tí thông minh nào thì anh đã phải tính đến khả nãng bị kẹt xe trong giờ cao điểm mà đến đón ông ta sớm hơn. Chính vì quá lo lắng và hối lỗi khi bước vào phòng họp nên ông ta đã không nghĩ rằng ông ta vừa bước vào mọi người có mặt đã đứng cả dậy. Toàn bộ những nhân vật quan trọng nhất trong Chính phủ Mỹ đã có mặt ở đấy, dẫn đầu là Bộ trưởng Ngoại giao Rusk, Bộ trưởng Quốc phòng McNamara và Cố vấn An ninh Quốc gia Bundy. Tất cả bọn họ đều đứng lên cùng một lúc và chào đón ngài Đại sứ Sedgewick bằng một tràng vỗ tay dài đến gần năm phút.

Bộ trưởng Ngoại giao Rusk, người ngồi ở ghế chủ tọa hôm đầu tiên (Bộ trưởng Quốc phòng McNamara làm chủ tọa ngày họp thứ hai) đã làm cho lời giới thiệu của ông trở nên đặc biệt quan trọng và được tất cả mọi người vỗ tay chào đón thật trang trọng:

- Chúng ta dường như đã từng bị lâm vào một hoàn cảnh hết sức khó khăn mà có lúc tưởng chừng như không còn một lựa chọn nào khác. Và rồi người đàn ông này xuất hiện đúng nơi khó khăn nhất. Nhờ vào tài năng lãnh đạo kiệt xuất và sự nỗ lực đặc biệt của mình, ông ấy đã tận dụng được quãng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng vô cùng quan trọng để đưa chúng ta ra khỏi khu rừng tăm tối, trở lại với bầu trời trong xanh để giờ đây ít nhất chúng ta cũng có thể nhìn thấy cái hướng mà chúng ta đang tiến tới. Cả đất nước chúng ta đã nợ một món nợ rất lớn đối với ngài Đại sứ Sedgewick...

Ngài Đại sứ đứng dậy để đón nhận một tràng vỗ tay còn lâu hơn lần trước và đáp lại rằng ông ấy thật sự xúc động vì đã được chào đón quá nồng hậu như vậy từ thượng cấp của mình. Ông ta cho rằng chẳng có ai có thể tự cho mình là có đủ thông minh để trả lời được tất cả các câu hỏi quá phức tạp mà mọi người đang có mặt ở đây để thảo luận. Nếu như có điều gì đó tốt đẹp thu được từ cuộc đảo chính này và cả sau đó nữa thì nó phải được chia đều cho tất cả những đồng nghiệp thân cận của ông ấy cũng có mặt ở đây. Các cơ quan thuộc Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn đã phối hợp với nhau một cách rất nhịp nhàng như trong một gia đình để tạo thành một đội thống nhất thực hiện mọi nhiệm vụ được giao. Với lời khởi đầu như vậy, ông ta gần như công khai phủ nhận những gì được suy đoán một cách thô bỉ, tinh quái và không có cơ sở trong bài báo của tờ New York Times và khẳng định rằng tướng Donnelly đã bắt nhịp rất tốt cùng các cộng sự là các lãnh đạo chính trị trong đó có cả Đại sứ Sedgewick. Ông ta còn đảm với các khán giả của mình rằng, đó là tất cả những gì còn chính xác hơn cả sự thật.

Hơi cúi xuống nhìn vào bài diễn văn mà D. Marnin đã chuẩn bị từ trước đó, Đại sứ Sedgewick bắt đầu mô tả cái viễn cảnh tương lai của Nam Việt Nam là tràn đầy hy vọng. Ông ta nói:

- Các tướng lĩnh tỏ ra rất thống nhất với nhau và đầy quyết đoán là sẽ tiếp tục nỗ lực để theo đuổi cuộc chiến này. Dường như tất cả bọn họ đều đã biết rằng cuộc chiến tranh chống lại những người Cộng sản không chỉ là những gì đang diễn ra trên mặt trận quân sự mà còn có cả trên lĩnh vực chính trị và cuộc chiến tranh về tâm lý. Họ đã cam kết sẽ nỗ lực chú trọng vào các chương trình kinh tế và xã hội cũng như các hoạt động viện trợ để giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh này. Các tướng lĩnh đều tin tưởng rằng:

1. Nguồn nhân lực bị bắt buộc phải tham gia vào việc xây dựng các chương trình Lập ấp chiến lược phải được cắt giảm bớt nếu không muốn nói là loại bỏ hoàn toàn.

2. Chương trình lập ấp chiến lược đã bị đẩy đi quá nhanh và đã tiêu tốn quá nhiều tiền bạc cũng như con người, cho nên không cần phải mở rộng chương trình này thêm một chút nào nữa.

3. Các tổ chức kinh doanh kiểu găng-xtơ và cho vay nặng lãi của người Hoa - hay vẫn gọi là “cailles”’ phải bị loại bỏ hoàn toàn.

4. Những vụ bắt bớ tùy tiện cũng như lệnh tống giam trước khi xét xử phải bị đình chỉ.

5. Các tổ chức giáo phái như Hòa Hảo và Cao Đài được phép hoạt động trở lại và được tham gia vào Chính phủ nếu thắng cử.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #157 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2013, 10:38:43 am »

Tướng Taylor hỏi ông Đại sứ rằng hệ thống chính trị hiện nay của họ hoạt động ra làm sao. Ông Đại sứ trả lời rằng tướng Minh “lớn” đã rất thành thật khi mô tả Hội đồng Cách mạng Quân đội chỉ như Chính phủ lâm thời. Mặt khác cho tới lúc này vẫn chưa có lãnh tụ chính trị dân sự kiệt xuất nào có trong nội các.

Theo Đại sứ Sedgewick, Hoa Kỳ không nên vội vã ép buộc các tướng lĩnh phải thực hiện cải cách dân chủ hay bầu cử sớm. Thay vào đó, chúng ta phải kiên nhẫn và cho họ một cơ hội để tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh này.

Cuộc hội thảo kéo dài hai ngày liên tiếp với mỗi thành viên của các cơ quan từ Washington và mỗi đại diện trong Phái bộ Mỹ báo cáo về các chương trình của mình và tình hình tổng quát theo cách nhìn nhận từ lĩnh vực của họ. D. Marnin tham gia tất cả các buổi thảo luận này và có nhiệm vụ ghi chép lại những nét chính cho Đại sứ Sedgewick. Khi nghe tất cả những bài phát biểu tâm huyết nhất của những con người đầy tài năng và lòng nhiệt tình này, người ta sẽ không thể không khẳng định rằng Hoa Kỳ đã thật thông minh khi tập hợp được những con người xuất chúng nhất của mình để đối phó với những khó khăn thuộc diện ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của họ. Thế nhưng cũng vào lúc đó, tất cả các giác quan của mình như mách bảo với anh rằng trái ngược với những gì diễn ra ở đây, tại miền Nam Việt Nam cái quan điểm này của người Mỹ hình như chẳng chia sẻ được với ai kể cả những người mà họ vẫn cho là có thể tin tưởng được.

Chẳng hạn như D. Marnin biết rằng, vấn đề Phật giáo đã không đơn giản chỉ là việc đàn áp tôn giáo và rằng động cơ của cả Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu chẳng phải là những gì đang được người ta bàn tới trong cuộc hội thảo này hay sao. Rồi hình ảnh về tướng Minh “lớn” và các tướng lĩnh khác mà anh biết được qua Lily và Claudio và thậm chí cả Billy Mandelbrot vẫn có gì đó gần với thực tế hơn là những gì mà những lãnh đạo hàng đầu của nước Mỹ được nghe từ Đại sứ Sedgewick hay một phần linh cảm của tướng Donnelly.

D. Marnin như quá căng thẳng trước những mâu thuẫn trong nội tâm nên buổi sáng cuối cùng ở Honolulu, anh lặng lẽ lái xe đi đến trại Smith. Khi anh tới phòng cơ yếu để nhận bức điện báo của ngài Sedgewick, D. Marnin chợt nhận thấy nhân viên cơ yếu, một thủy thủ có nước da dám nắng trong bộ quân phục màu trắng đang khóc nức nở. Anh cầm tập điện do cậu ta đưa cho và quay đầu lại định trở về nhưng rồi anh cũng quyết định hỏi thăm xem mình có thể giúp được gì.

- Có việc gì vậy - D. Marnin hỏi.

- Tổng thống bị bắn chết rồi - người thủy thủ trả lời.

Cái chết của Tổng thống Kennedy đã được ông Walter Cronkite công bố trên sóng đài phát thanh khi họ đang lái xe ra sân bay quân sự. Đại sứ Sedgewick đã từng biết Kennedy khi Tổng thống mới chỉ là một đứa trẻ. Ông ta thật sự choáng váng khi nghe được tin này. Chính vì thế tất cả mọi người đều đã có mặt ở đường băng khi họ vừa đến bên máy bay. Họ đều bị sốc. Họ đứng đó trong những chiếc áo sơ-mi thể thao của kiểu Hawaii. Dưới ánh nắng mặt trời sáng chói, họ vẫn thì thầm với nhau như thể là họ đang có mặt trong nhà thờ tại đám tang của ông ấy. D. Marnin nắm chặt tay ngài Sedgewick, chào tạm biệt ông ấy và được lái xe đưa đến một chiếc máy bay khác cùng đi với phái đoàn Ngoại giao quay trở lại Sài Gòn.

Chuyến bay dài trở về Nam Việt Nam ấy tưởng như không bao giờ kết thúc. Họ ngồi im lặng trên ghế của mình, cố đọc hay ngủ hay đưa mắt nhìn vào khoảng không trống vắng ngoài cửa sổ giống như những kẻ xa lạ ngồi chung trên mấy chuyên bay chở hàng thương mại. Dường như không thể tin nổi là một chuyện như vậy lại có thể xảy ra với vị Hoàng tử đẹp trai và trẻ trung ấy - thật quá sức tưởng tượng. Tất cả các hành khách có mặt trên máy bay đều cảm nhận theo một cách nào đấy mà chẳng ai trong số họ có thể định nghĩa được, cuộc đời của họ đã không thể thay đổi được. Hơn thế nữa, họ cũng cảm thấy rằng bước đột phá mới tại Nam Việt Nam mà tất cả bọn họ đã cam kết sẽ thực hiện dưới nhà lãnh đạo Kennedy của họ cũng sẽ không bao giờ thay đổi.

Trước khi Kennedy bị bắn chết, chẳng một ai trong số họ có thể nghĩ rằng nước Mỹ sẽ xuất hiện từ cuộc chiến tranh ở Nam Việt Nam như một hình tượng gì đó chứ không phải là hình ảnh của sự chiến thắng. Làm cách nào để họ có thể chiến thắng vẫn còn là một khái niệm chưa rõ ràng. Vì thế nước Mỹ nhất định phải chiến thắng giống như nó đã từng chiến thắng trong tất cả các cuộc chiến tranh mà họ đã tham gia vào trong suốt quá trình lịch sử của nền Cộng hòa, chưa bao giờ người ta phải nghi ngờ về điều đó. Thế nhưng, sau vụ ám sát ở Dallas, những gì mà người ta không thể nghĩ tới đã trở thành những thứ mà người ta phải nghĩ tới.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #158 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2013, 10:40:17 am »

PHẦN VI
TỘI ÁC


Chương 52
TÊN THỨ MƯỜI MỘT

Những điềm gở xuất hiện từ sau vụ ám sát của Tổng thống Kennedy bỗng liên tục lặp lại trong những ngày tiếp theo. Thông qua tất cả các nguồn tin cũng như tiên liệu từ những con số thống kê cho thấy cuộc chiến chống lại lực lượng Cộng sản ở Việt Nam đang chuyển sang hướng ngày một xấu đi. Vậy nhưng các tướng lĩnh dường như vẫn rất hài lòng mà “ngồi đực mặt ra đấy” và chỉ phản ứng khi mà kết quả tỏ ra có lợi cho họ, nhưng ngay cả chuyện ấy cũng hiếm khi xuất hiện.

Mỗi tháng trôi qua, trên tấm bản đồ của Bộ Tư lệnh Quân viện Mỹ thì những vùng màu đỏ lại trở nên quen thuộc hơn và được mở rộng ra nhiều hướng trong khi những vùng màu xanh lại cứ bị thu hẹp dần. Chẳng còn ai ở Sài Gòn tin tưởng vào lòng trung thành, sự thông minh hay khả năng điều hành Chính phủ của các tướng Minh, Bích, Đôn, Kim và tướng Đính. Mặc cho Đại sứ Sedgewick cũng như tất cả các cơ quan thuộc Phái bộ Mỹ liên tục khuyến khích động viên, người dân Sài Gòn vẫn cảm thấy rằng thời gian nắm quyền của những người này cũng chỉ có giói hạn. Vấn đề duy nhất được đặt ra là: Ai sẽ là người lên thay thế họ?

Quân lực Việt Nam Cộng hòa sau khi ám sát Ngô Đình Diệm bị chia rẽ sâu sắc, các tướng lĩnh thi nhau kết bè kết phái và cố gắng đổ hết mọi tội lỗi của mình cho người khác. Sự thống nhất trong đội ngũ chỉ huy ngày phát động đảo chính chống lại ông Diệm giờ đây không còn tồn tại, các tướng lĩnh, sỹ quan trẻ tuổi công khai phản bác và chống lại những tướng lĩnh cao cấp và coi đám người này chỉ là một lũ bất tài, hay ăn đút lót. Họ còn lớn tiếng hô hào thay thế và đòi “phục hồi nền dân chủ”. Thế nhưng, vì mất lòng dân mà những tay chính trị gia cơ hội cũng chẳng thể làm được gì hơn. Trên thực tế, bọn họ cũng chẳng có lý tưởng cụ thể nào ngoài việc mong sao tranh thủ kiếm lợi càng nhiều càng tốt, chẳng kém gì Quân lực Việt Nam Cộng hòa bị tư tưởng cơ hội thao túng.

Ngày 30 tháng 1 năm 1964, Chính phủ của ông Minh “lớn” và những kẻ đồng mưu với ông ta đã bị lật đổ bởi cuộc đảo chính của tướng Nguyễn Khánh, một viên tướng mới có 36 tuổi và tám năm về trước cũng chỉ là một tay Trung tá trong đội quân của người Pháp. Nhóm tướng lĩnh tổ chức đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm - Minh “lớn”, Bích, Đôn, Kim và tướng Đính - đã bị trục xuất lên Đà Lạt và bị quản thúc trong một ngôi biệt thự. (Nhờ có sự nài nỉ của Đại sứ Sedgewick, tướng Minh đã được trả tự do và ban cho chức Quốc trưởng danh dự). Tướng Khánh đã thề rằng mục tiêu chính của Chính phủ mới là xóa sạch nạn tham nhũng và quyết tâm giành thắng lợi trong cuộc chiến chống lại những người Cộng sản.

Theo đánh giá chủ quan của Đại sứ Mỹ thì Chính phủ của tướng Khánh có thể không thật hoàn thiện nhưng ít ra nó cũng có nhiều tiến bộ hơn Chính phủ tiền nhiệm - một nhận định giống hệt với Chính phủ lâm thời của tướng Minh “lớn”. Vậy nhưng điều đầu tiên chẳng khiến ai ngạc nhiên mà Chính phủ này thực hiện vẫn là bổ nhiệm một Thủ tướng mới và thay thế viên Thị trưởng Sài Gòn cùng toàn thể 42 viên Tỉnh trưởng và 253 viên Huyện trưởng mà Chính phủ tiền nhiệm vừa bổ nhiệm được vài tháng trước đây. Chẳng còn nơi nào khác trên thế giới này có thể thay thế các quan chức Chính quyền nhanh chóng như miền Nam Việt Nam, kết quả của hành động vội vàng này đã là quá rõ ràng.

Hôm 9 tháng 5, Đại tá Gascon gọi tới cho Marnin. Anh ta nói rằng, anh ta đã cố gọi cho ngài Đại sứ nhưng ông này không thèm nghe. Thực tế là nỗi bất hạnh của Chính quyền Sài Gòn càng tăng lên khi mà những khách hàng người bản địa của Đại tá Gascon hết lần này đến lần khác chỉ có thể tự chứng tỏ được rằng họ chẳng có khả năng xử lý được tình hình đang ngày một xấu đi thì cũng là lúc niềm tin của Đại sứ Segdewick dành cho anh ta bị mất hết và ông Đại sứ cũng như sếp trực tiếp của anh ta, Tân trưởng lưới điệp báo CIA ở Sài Gòn đã phải ngán tận cổ viên “Đại tá” ba hoa này.

- Có việc gì vậy? - D. Marnin hỏi.

- Tôi phải nói chuyện được với ngài Đại sứ ngay bây giờ.

- Ông ta đang mệt và không thể nghe điện thoại của bất cứ ai vào lúc này.

- Được rồi. Nhưng nhất định phải gọi cho ông ấy cho dù ông ấy đang ở bất kỳ chỗ nào và đang làm cái gì cũng vậy. Hãy báo cho ông ấy rằng tướng Khánh có kế hoạch hành quyết Ngô Đình Cẩn và Đinh Triệu Dã vào lúc 5 giờ chiều ngày hôm nay.

Trái tim của D. Marnin đập thình thịch như muốn nhẩy tung khỏi lồng ngực khiến cho anh cảm thấy như mình sắp quỵ hẳn xuống. Anh úp vội chiếc ống nghe xuống rồi chạy thẳng đến phòng làm việc của Đại sứ Segedwick. Ông Đại sứ đang thảo luận với ngài Roy Ewing, người thay thế ông Sam Sabo làm Tham tán chính trị về báo cáo mang tựa đề “Tân Chính phủ Việt Nam Cộng hòa - trong bốn tháng đầu tiên”. Đoạn tóm tắt đầu tiên đã viết là:

“Tướng Nguyễn Khánh không phải là mẫu người có cá tính được mọi người ưa thích, những người trong nhóm mà anh ta mới tập họp được cũng không có gì đặc sắc. Bây giờ rất khó đối xử hay gây ảnh hướng với con người này và anh ta còn hay thể hiện bằng cái mẽ bề ngoài hơn cả Mussolini nữa. Vậy nhưng không có gì phải nghi ngờ về cam kết của ông ta về tư tưởng chống Cộng cũng như quyết tâm chấn chỉnh lại Quân lực Việt Nam Cộng hòa, loại bỏ những tướng lĩnh bất tài, tiếp tục thúc đẩy cuộc chiến tranh này đi đến thắng lợi cuối cùng. Trên cương vị này anh ta tỏ ra xứng đáng là người hơn hẳn tất cả những người tiền nhiệm và xứng đáng nhận được sự cảm thông và ủng hộ của chúng ta...”

- Chó chết thật. Tôi đã bảo cậu đêh cả trăm lần là đừng bao giờ làm phiền tôi khi tôi đã đóng cửa lại rồi cơ mà.

D. Marnin chẳng biết nói gì hơn là báo cho ông ta biết về kế hoạch của tướng Khánh.

- Cậu có nói đùa không đấy? - Đại sứ Sedgewick vội hỏi.

- Thưa ngài, tôi e là không đâu ạ - D. Marrũn trả lời.

- Thế thằng Bilder có biết không?

- Không thưa ngài, tôi nghĩ là ngài cần phải biết điều đó ngay.

- Gọi nó vào đây cho tôi. Và nối liên lạc cho tôi nói chuyện vói tướng Khánh. Sau đó tôi muốn nói chuyện vói cả tay Gascon nữa.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #159 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2013, 10:42:34 am »

Đại sứ quán đã cho thiết lập một đường dây liên lạc trực tiếp tới Phủ Tổng thống . D. Marnin vội nói với Helen Eng để cô thông báo với ngài Thủ tướng về cuộc gọi trên đường dây nóng và anh cũng không quên nhắc cô ấy rằng anh đang đợi ở đầu dây bên này. Kể từ sau vụ đảo chính ngày 1 tháng 11, mấy người trực tổng đài ở Phủ Tổng thống đã luôn đặc biệt chiều theo những cuộc gọi từ Đại sứ quán Mỹ. Vậy nhưng lời cảnh báo của D. Marnin cũng tỏ ra chẳng có tác dụng gì. Cô Helen đã được người đối thoại cho biết rằng ngài Thủ tướng “đang khó ở” và không muốn nghe điện thoại của bất kỳ ai gọi đến. Cô ấy đưa cho D. Marnin cái ông nghe và anh vội gào lên:

- Ce n ’est pas possible. Il est très urgent que que L’ambassadeur parle ave le Premier Ministrle. (Không thể như thế được, việc rất gấp ông Đại sứ muốn nói chuyện với ngài Thủ tướng.) 

Khi điều này cũng chẳng có tác dụng gì, anh đành yêu cầu được gặp Thiếu tá Đổng, một trong các phụ tá của tướng Khánh hoặc ông Luyện, Chánh văn phòng. Thế nhưng cả hai người này đều không có mặt ở đấy.

Ngài Bilder đã bước vào trong phòng làm việc của ông Đại sứ trước Marnin. Vào thời điểm đó, ngài Bilder đang bị mắc căn bệnh dị ứng với ánh mặt tròi vùng nhiệt đới nên ông ta có cả chục cái bớt đỏ rất kỳ quái trên da đầu và trên trán. Cùng với nó là tình trạng thê thảm trong cả tình hình chính trị và quân sự lẫn những khó khăn không thể vượt qua khi phải làm việc với Đại sứ Sedgewick đã khiến cho những ngày cuối cùng của ông ấy trong nhiệm kỳ tại Sài Gòn trở nên quá đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần. Thực tế là ông Bilder không nhận được sự tôn trọng từ Đại sứ Sedgewick và D. Marnin nghĩ rằng chính điều này đã trở thành nỗi đau khổ dày vò ông ta nhiều nhất.

Khi ông Đại sứ thông báo về tin mới nhận, ngài Bilder cũng không dám tin vào tai mình nữa

- Làm sao chuyện ấy có thể xảy ra mà chúng tôi lại không biết chứ - ông ta buột miệng thốt lên.

- Đó cũng chính là điều mà tôi muốn biết đấy - Đại sứ Sedgewick trả lời với ngụ ý rằng ông Bilder đã lơi lỏng trong công việc của mình khiến cho chuyện này xảy ra.

D. Marnin phá vỡ sự im lặng nặng nề giữa hai người bọn họ. Anh thông báo là Phủ Tổng thống từ chối mọi yêu cầu từ Đại sứ quán Mỹ bởi vì ngài Thủ tướng không nghe điện thoại.

- Đ. mẹ cái thằng con hoang ấy. Khi tao muốn nói chuyện với nó mà nó không thèm nghe tao hay sao. - Đại sứ Sedgewick gầm lên đầy bực tức.

Ông ta như vồ ngay lấy chiếc điện thoại màu đỏ và quát ầm ầm vào đó:

- Tôi là Đại sứ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đây. Tôi phải nói chuyện với tướng Khánh. Đây là trường hợp khẩn cấp ... Tôi chẳng thèm quan tâm là ông ta có khó ở hay không. Tôi cũng Đ. thèm quan tâm nếu như nó có phải nằm trên giường và có đang trăng trối gì đi nữa. Tôi có một bức thông điệp khẩn của ngài Tổng thống Hoa Kỳ và tôi muốn nói chuyện ngay với nó.

Vậy nhưng cho dù ông ta có cáu giận điên cuồng như thế nào đi nữa với người trả lời ở đầu dây bên kia thì ông ta cũng chẳng thể làm được gì hơn D. Marnin lúc trước.

- Thằng ngu này điên thật rồi! một thằng điên chó chết! - vừa gào lên tuyệt vọng, ông Đại sứ vừa chạy loanh quanh trong phòng làm việc - Nó sẽ không yên thân được vì chuyện này đâu! Tôi sẽ bắt nó phải trả giá! Nó sẽ phải ân hận vì điều này.

Với cương vị như ông Sedge wick thì việc nói tục, chửi bậy mà đặc biệt là trước mặt các quý bà, quý cô hay cấp dưới là không thể chấp nhận được. Mặc dù trong những lời nói mang tính cách cá nhân mà ông Đại sứ đôi lúc vẫn hay nói như “chó chết” hay “mẹ kiếp” đã được xem là không tương xứng với phẩm giá của một chính trị gia ở Masachusetts nhưng cũng còn có thể tạm bỏ quá được và sau gần 9 tháng được làm việc cùng ông ta và họ cũng đã trải qua cả hơn bốn lần âm mưu đảo chính và hai vụ ám sát trong đó có cả một Tổng thống của một đất nước, nhưng đây đúng là lần đầu tiên D. Marnin nghe thấy ông ấy chửi “Đ. mẹ”. Đại sứ Sedgewick đập cả bàn tay lên cái nút gọi điện thoại nội bộ và ra lệnh cho Helen Eng:

- Hãy nối máy cho tôi với Bộ trưởng Ngoại giao.

Ông ta tiếp tục đi đi lại lại trong phòng một cách bực bội.

- Bộ truởng Ngoại giao cũng đang khó ở - Helen Eng trả lời vội vã - Ông ta không nghe bất cứ cuộc gọi nào khác. Ông ta đang ở nhà để chữa bệnh.

- Cô ... chó chết thật... cô hãy gọi lại cho họ và bảo họ rằng Đại sứ Hoa Kỳ sẽ đi ngay đến nhà Bộ trưởng Ngoại giao bây giờ. Tôi sẽ lôi cổ cái thằng con hoang ấy ra khỏi giường nếu như nó chưa chết hẳn. Tôi sẽ bóp cổ nó cho nó chết luôn đi. Tôi sẽ đi ngay bây giờ và sẽ tới đó trong 5 phút nữa.

Nói rồi, ông ta quay về phía D. Marnin và nói tiếp:

- Cậu cũng đi vói tôi. Tôi cần một ngưòi ghi biên bản.

- Tôi sẽ gọi điện về cho Washington chứ, thưa ngài - ông Bilder lúng túng hỏi.

Đại sứ Sedgewick dừng lại và dướn người lên cau mày.

- Anh không được làm bất cứ việc gì mà không được sự cho phép của tôi hiểu chưa?

- Vâng, thưa ngài.

- Chẳng lẽ anh lại không nghĩ rằng tôi muốn nhận những cái lệnh từ Nhà Trắng là phải ngăn cản cái chuyện chó chết mà bây giờ chính tôi cũng đang phải cầu khẩn để nó đừng xảy ra hay sao? Nếu như điều tồi tệ nhất xảy ra, tôi muốn tất cả chúng ta trả lời rằng chúng ta chẳng biết gì về nó cả.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM