Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:40:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày tàn Ngụy chúa  (Đọc 53174 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2012, 03:29:58 pm »



NGÀY TÀN NGỤY CHÚA

Tác giả: MARSHALL BREMENT
Người dịch: Bạch Phương

NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN - 2011
Khổ 13,5 x 20,5 cm. Số trang: 674.

Số hóa: hoi_ls





LỜI GIỚI THIỆU


Marshall Brement là một nhà văn, một nhà ngoại giao Mỹ nổi tiếng với những tác phẩm nói về những vấn đề liên quan mật thiết đến quan hệ đối ngoại của Mỹ đối với các nước mà Chính quyền Mỹ muốn thao túng. Là một nhà ngoại giao Mỹ, ông luôn đưa ra những đánh giá, những nhận định và cách nhìn nhận các sự kiện mà nước Mỹ có tham gia vào theo cách riêng của mình. Đó không phải là cách đánh giá nhìn nhận bảo thủ cố hữu mà trái lại nó luôn thể hiện sự minh bạch, thẳng thắn và rất trung thành với cách nghĩ, cách suy luận tiến bộ. Trong sự nghiệp của mình, với kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, văn hóa Nga, M. Brement đã tới làm việc ở rất nhiều nước như: Liên Xô, Singapore, Indonesia, Đài Loan, Iceland và cả Nam Việt Nam.

Trong tác phẩm Ngày tàn Ngụy chúa, Marshall Brement chỉ sử dụng chưa đến ba phần là hiện thực lịch sử và hơn bảy phần là sự hư cấu của trí tưởng tượng, để tái hiện lại những nỗ lực của Chính quyền Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, qua lời kể của một nhân viên ngoại giao mới vào nghề. Nhân vật D. D. Marnin là một thanh niên Mỹ, nhiệt tình, hăng hái tham gia vào “nỗ lực đem lợi hòa bình, tự do và chiến thắng” cho nước Mỹ và đồng minh cùa Mỹ ở miền Nam Việt Nam như những gì mà giới chính trị gia vẫn kêu gào. Thế nhưng, chỉ sau 18 tháng được đến xứ sở này, từ một con người tràn đầy nhiệt huyết, một nhân viên mẫn cán, một nqười bạn chân tình và một nqười tình lý tưởng lúc trước anh đã phải rời khỏi miền đất của hy vọng với nỗi oán thán, sự dằn vặt của lương tâm và quan trọnq hơn là anh không thể trả lời nổi một câu hỏi thật đơn qiản “Tại sao Mỹ lại tới Việt Nam”?. Cũng trong tác phẩm này, M. Brement còn cho người đọc thấy được mặt trái trong chính sách đối ngoại của Mỹ, đó là sự lừa gạt, lòng đố kỵ, sự bại hoại và quan trọng nhất đó là sự hưng thịnh của chủ nghĩa cơ hội. Bài học mà D. Marnin rút ra được từ những sai lầm hay những trải nghiệm trong cuộc chiến tranh này không chỉ đúng cho cá nhân anh, những người đi trước anh hay những người Mỹ đến tham chiến ở Việt Nam sau anh mà nó còn đúng cho cả nước Mỹ, bởi vì tất cả bọn họ đã đến Việt Nam và nhìn nhận đất nước này bằng con mắt và cách nghĩ của họ chứ không phải là trên thực tế khách quan, giống như người Việt Nam vẫn làm và công lý trên thế giới đã thừa nhận.

Cuốn sách đã vạch trần những âm mưu, thủ đoạn của chính quyền Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam trước đây và khẳng định rằng những tội ác mà chính quyền Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm đã gây ra trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là không thể chấp nhận được. Chính Mỹ, kẻ đã dựng lên con bài Ngô Đình Diệm cùng chế độ ngụy quyền tại Miền Nam Việt Nam, lại là kẻ đã tàn sát cả gia đình Ngô Đình Diệm và lật đổ chế độ này khi nó hết tác dụng.

Trong cuốn sách, tác giả không những đã chỉ được đích danh thủ phạm lật đổ gia đình họ Ngô, mà còn cho ta thấy một xã hội Nam Việt Nam dưới sự bảo trợ của Mỹ thời kỳ ấy là một xã hội náo loạn, lộn xộn và chất chứa đầy mâu thuẫn: Chính quyền Sài Gòn với Mỹ; giữa Mỹ, ngụy với các tầng lớp nhân dân miền Nam; trong nội bộ ngụy quân, ngụy quyền với nhau. Và vì mâu thuẫn đó chúng đã triệt hạ lẫn nhau. Mỹ đã biết thò bàn tay của mình vào đúng lúc để đẩy mâu thuẫn đó lên cao trào, dẫn đến cái chết bi thảm của gia đình họ Ngô cùng những tay chân trung thành, những kẻ cam tâm làm tay sai cho ngoại bang, gây đau thương cho đồng bào, cho dân tộc. Nó cũng cho bạn đọc khẳng định một điều (mà thực tế đã chứng minh): Với thủ đoạn lừa gạt trong quan hệ đối ngoại, sự bại hoại trong suy nghĩ và lối sống, sự tàn ác, thủ đoạn trong sử dụng bọn tay sai....thì chính quyền xâm lược Mỹ thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là điều không thể tránh khỏi.

Ngày tàn Ngụy chúa là cuốn sách văn học song nó cũng là một cuốn sách mang tính tham khảo có giá trị lịch sử, xã hội sâu sắc, vì vậy trong quá trình dịch và biên tập chúng tôi khó tránh khỏi có những sai sót, mong bạn đọc chia sẻ và đóng góp ý kiến để chúng tôi có thể hoàn thiện hơn trong những lần in sau.

Xin chân thành cảm ơn.

NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN






Marshall Brement
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Ba, 2021, 12:49:05 pm gửi bởi ptlinh » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #1 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2012, 03:38:54 pm »

PHẦN I
SỰ KHỞI ĐẦU


Chương 1
HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG

Mùa hè năm 1962, không người Mỹ nào nhận nhiệm vụ tới Sài Gòn mà trong lòng anh ta không cảm thấy cắn rứt bởi sự đan xen giữa những nỗi ám ảnh bị tấn công với những viễn cảnh cho sự nghiệp của mình, cho dù đối phương của họ lúc bấy giờ đã rất cương quyết, nhưng vẫn chưa thật sự bắt đầu tấn công trực tiếp vào những người Mỹ như anh ta. Phần lớn những vụ tàn sát, giết tróc, đâm chém hay mổ bụng ... ở miền Nam Việt Nam đều được thực hiện bởi sự chỉ đạo trực tiếp từ các quan chức Chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Thế nhưng trong những chuyến bay thị sát hay qua các báo cáo về tình hình an ninh, báo cáo về tình hình hoạt động vẫn được đưa đến thì anh ta cũng đã nhận ra rằng mạng sống của những người Mỹ như anh ta đang bị đe dọa với mức độ ngày càng trầm trọng. Có thể anh ta chưa cảm thấy sợ hãi thật sự nhưng dù ít hay nhiều nó cũng đã khiến cho anh ta quan tâm nhiều hơn đến việc tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi là khi nào thì đến lượt anh ta sẽ phải trực tiếp đối đầu với cuộc chiến đó.

D. Marnin rời Washington trưa hôm thứ năm trên chuyến bay thẳng tới San Fransisco qua Tokyo rồi đến Sài Gòn. Trong những thời khắc thanh bình ấy, đa số các quan chức ngành ngoại giao Mỹ kể cả những người có mức lương thấp nhất khi tới Việt Nam làm việc theo cơ chế luân phiên (PCS) cũng đều được đi những chuyến bay hạng nhất. Giá vé không hẳn là giá chính thức dành cho người phải đóng thuế mà khoản chi để bù lỗ cho các hãng hàng không lại đươc trích ra từ nguồn ngân sách phục vụ cho các mục đích bảo đảm an ninh nội địa bởi vì khi đó Chính phủ Hoa Kỳ muốn thiết lập các chuyến bay thường nhật trên các tuyến bay qua hai bờ Thái Bình Dương. Tuy nhiên, cái nguyên tắc này cuối cùng cũng đã được xóa bỏ dưới thời Tổng thống Kennedy vào những năm tiếp theo. D. Marnin có thể được coi là một trong số những nhân viên ngoại giao cuối cùng được hưởng cái quy chế hỗ trợ ấy.

Chiếc máy bay DC-8 mà D. Marnin đã đi là một trong những chiếc máy bay quan trọng nhất mà Hãng hàng không Northwest Orient đưa ra cạnh tranh với những chiếc Boeing 707 của Hãng hàng không Pan American. Cũng chính vì sự cạnh tranh giữa hai hãng hàng không này mà trên khoang hạng nhất, D. Marnin đã có thời gian quý báu cho một giấc ngủ thoải mái trước khi đặt chân đến Sài Gòn hoa lệ. Với tâm trạng phấn chấn, hồi hộp D. Marnin gần như đã sẵn sàng cho những chuỗi ngày làm việc tại đây. Ông Augustus Corning, Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn đồng thời cũng là xếp của D. Marnin đã cho anh hai ngày để ổn định nơi ăn, chốn ở cũng như làm quen với công việc mới. Người của lãnh sự quán tới đón D. Marnin ở sân bay là Phillip Combs, một thanh niên cao lều nghều, luôn đeo kính đen và cũng là người mà Marnin tới thay thế. Phillip Combs đã kết thúc nhiệm kỳ tại Nam Việt Nam và sẽ trở về Washington để nhận một chức vụ khác quan trọng hơn tại Ủy ban kinh tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Theo gợi ý của người quản lý nhân sự, D. Marnin còn đồng ý tiếp quản luôn căn hộ khép kín với một buồng ngủ nho nhỏ và nhiều vật dụng bằng song mây của Combs ở trong một tòa nhà ba tầng trên phố Nguyễn Huệ rất gần với khu chung cư của Đại sứ quán Mỹ. Trước đó, trong thư gởi cho người sắp tới thay thế vị trí của mình, P.Combs cũng đã hết lời ca ngợi căn hộ mà anh đang ở cùng với lời hứa sẽ khuyến mại cho chủ nhân mới chiếc giường mà anh đang dùng. Song anh cũng không quên gợi ý cho D. Marnin nên dùng lại chiếc xe hơi Citroen đời cũ cũng như một nhân viên phục vụ người bản xứ vui tính và rất được việc có tên là Ba Lốp.

Sài Gòn với những đại lộ rộng thênh thang, những hàng cây đang mùa ra hoa rực rỡ, những nhà hàng lộng lẫy và cả những thiếu nữ đẹp mê hồn trong những tà áo dài thướt tha đã thật sự mê hoặc lòng người và thật xứng đáng với tên gọi là một trong những hòn ngọc của phương Đông. Trên thực tế, Sài Gòn không chỉ cuốn hút người ta bởi những tòa nhà lộng lẫy, phong cách phục vụ tận tình chu đáo mà du khách còn bị hấp dẫn bởi giá vừa phải, còn người dân thì rất mến khách và dễ gần hơn bất cứ điểm dừng chân nào ở Châu Á. Do chiến tranh đang xảy ra trên miền đất này nên chỉ tính trong năm 1962 những cuộc đàn áp, tàn sát đẫm máu cũng đã cướp đi sinh mạng của khoảng hơn một ngàn người. Tuy nhiên, những người Mỹ đang ở Sài Gòn hay theo cách nói của các chính trị gia là đang ở ngoài “mặt trận” vẫn có cuộc sống khá sung túc và đầy đủ. Cuộc sống của họ đã được nâng lên đáng kể bởi lẽ Chính phủ Mỹ đã trợ cấp thêm cho họ 25% thu nhập vì lý do họ đang phục vụ tại một quốc gia được đánh giá là nguy hiểm. Thế nhưng, những người Mỹ sống ở đây không chỉ đơn thuần sống theo một lối sống vương giả mà ở một chừng mực nào đó họ còn cảm thấy rằng họ là những đại diện xuất chúng cho “thế giới tự do” đang phụng sự cho nhiệm vụ đặc biệt có ý nghĩa của nước Mỹ. Họ ngồi tại Sài Gòn viết một bức điện “quan trọng” rồi ở bờ bên kia của Thái Bình Dương bức điện đó sẽ nằm trên bàn của Tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Từ khắp các châu lục trên toàn thế giới chỉ có một số ít các văn phòng như ở Moscow và Tokyo mới có được cái trọng trách lớn lao đến vậy. Tất cả điều đó đã tạo nên sự tập trung cao độ, tinh thần làm việc không mệt mỏi và sự thống nhất với nhau trong cộng đồng quan chức người Mỹ ở đây cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ.

Công việc chính của D. Marnin là sắp xếp một cách có trình tự toàn bộ mọi văn bản, báo cáo cho ngài Đại sứ đọc và duyệt. Vào sáu giờ sáng hàng ngày, sau khi đã ghi chép tỉ mỉ mọi sự kiện diễn ra trong ngày hôm trước vào trong tập văn bản lưu giữ theo thói quen đã hình thành từ ngày anh mới bắt đầu sự nghiệp ngoại giao của mình, D. Marnin lựa chọn lấy một tập từ cả đống điện tín mà Đại sứ quán mới nhận được cũng như những bức điện mà Đại sứ quán gửi đi trong đêm nhưng chưa có chữ ký chính thức của ngài Đại sứ. Trên thực tế, cũng giống như nhiều Đại sứ quán khác hầu hết các bức điện tín được gửi đi từ Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn đều được đánh máy là “Corning” nhưng bản thân ngài Đại sứ thì có rất ít thời gian đọc được lấy 10% trong số ấy trước khi chúng được chuyển tới Washington.

Đúng bảy giờ sáng, D. Marnin có trách nhiệm phải mang tập điện tín mà anh đã lọc ra cùng với tờ nhật báo “Bưu điện Sài Gòn”, báo cáo tóm tắt nội dung chính về tin tực liên quan đến Châu Á của các báo chí Mỹ cùng với bản tin tham khảo hàng ngày của Văn phòng báo chí vùng Viễn Đông thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ngoài ra, D. Marnin còn mang tới cho ngài Đại sứ báo cáo tổng hợp in trên các tờ giấy màu vàng và được đóng dấu bảo mật của Trung tâm tình báo của CIA tại Sài Gòn (CAS); các thông tin chặn thu được từ các Đại sứ quán của các nước cũng như các bức điện mang tính nhạy cảm cao do Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) thu nhận, giải mã rồi chuyển tới. Tất cả những tài liệu này đều để trong những chiếc phong bì được niêm phong bằng tem và kẹp bảo mật với dòng chữ “Top Secret umbra”.

Để tránh bị vấy bẩn bởi nước chè hay nước hoa quả, công việc đầu tiên mà D. Marnin phải làm trước bữa sáng là đánh dấu tên anh xuống góc bên phải của trang đầu tiên và trang cuối cùng của gần 10 công điện được cho là quan trọng nhất. Các bức điện gửi đi được đánh máy bằng giấy than màu đỏ với số bản tương ứng với số lượng các văn phòng đại diện của Mỹ tại Sài Gòn. Khi việc sử dụng máy chữ còn rất phổ biến thì bản điện trên cùng được đánh bằng giấy than màu xanh và sẽ được gửi thẳng đến Bộ Ngoại giao Mỹ. Vào thời kỳ đó, sau khi tất cả các bản điện đã được trình duyệt, thư ký sẽ nhận được lệnh “chuyển chúng thành màu xanh” hay còn có nghĩa là gửi bản điện văn đó về thẳng Bộ Ngoại giao.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #2 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2012, 03:40:43 pm »

Đại sứ Corning là một quý ông người bang Virginia khá điển trai. Trong khu chung cư của Đại sứ quán, ông ta hay mặc quần soóc màu đen, áo choàng bằng sợi bông có in hình những chữ ghép lồng vào nhau. Theo thói quen của mình, ông ta hay dùng mực màu tím và luôn viết bằng chiếc bút mực hiệu Waterman sản xuất từ năm 1925 mà ông ta đã mua từ hồi còn là một nghiên cứu sinh ở Học viện Riviera. Bàn làm việc nẹp bằng kim loại có mặt kính của ông được đặt sau cửa sổ gần hành lang hướng ra bể tắm và rất gần với những cây đại đang mở hoa thơm phức. Vào mỗi buổi sáng, sau khi tập hít đất trên mười đầu ngón tay vài lần, ông Corning thường dùng bữa sáng bằng những món ăn ưa thích là bánh mì nướng hay những hoa quả mà ông tự trồng như đu đủ, xoài cát cùng với một tách trà hoa cúc.

Khi ngài Đại sứ đi thay đồ thì D. Marnin có phận sự phải mang tất cả số điện văn mà ngài Đại sứ vừa duyệt về phòng làm việc của mình để làm nốt công đoạn cuối cùng là chỉnh sửa theo đúng ý của ông ta sau đó chuyển những bức điện này đến những nơi chúng sẽ phải đến. Giờ Washington được tính chậm hơn giờ Sài Gòn đúng 12 tiếng đồng hồ chính vì vậy tất cả những công vãn, điện văn được đánh dấu “Ngay lập tức” mà ngài Đại sứ trực tiếp đọc, duyệt theo đúng chức trách sẽ được gửi đi trước 9 giờ sáng mỗi ngày. Các bức điện này sẽ được những người có trách nhiệm ở Nhà Trắng, Cục Tình báo trung ương (CIA) và Bộ Ngoại giao Mỹ đọc vào đúng buổi sáng ngày hôm đó. Tuy nhiên, với những bức điện khẩn và có tầm quan trọng đặc biệt thì phải được gửi sớm hơn để trước khi đi ngủ Tổng thống và Ngoại trưởng Mỹ có thể đọc được chúng cùng với những bản tin ngày hôm sau của các hãng thông tấn như “Bưu điện Washington” hay “Thời báo New York”... Do áp lực lớn như vậy nên D. Marnin phải luôn tận dụng thời gian và chỉnh sửa thật nhanh để tất cả các bức điện quan trọng đó được đem đến bộ phận mã hóa trước 8 giờ sáng.

Sau đó, D. Marnin quay trở lại khu chung cư để có thể cùng ngài Đại sứ lên chiếc xe hơi đặc chủng hiệu Checker đi đến Đại Sứ quán và bắt đầu một ngày làm việc theo kế hoạch. Khi nào cũng vậy, D. Marnin luôn là người lên xe trước và ngồi xuống bên trái còn ông Corning sẽ là người vào sau và là người đầu tiên ra khỏi xe khi xe vừa dừng bánh. Chiếc xe Checker mà họ đi là một loại xe mang biển số ngoại giao đặc biệt. Đấy là một trong những chiếc xe đầu tiên dành riêng cho cấp Đại sứ mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đặt mua với những tính năng chống đạn. Chiếc xe này nặng tới 5 tấn, có khoang trong khá rộng và nó thường ngốn hết ít nhất 01 ga-lông xăng cho 7 km mà nó đi qua. Thế nhưng, hệ thống điều hòa trong chiếc xe này cũng giống như các thang máy trong Đại sứ quán chỉ hoạt động theo kiểu hôm thì được hôm thì không. Do yêu cầu an toàn được đặt lên trên hết nên toàn bộ chiếc xe đã được bọc một lớp thép dày và không có cửa sổ. Chính vì thế dù mới chỉ là buổi bình minh ở thành phố Sài Gòn mà trong “chiếc hòm” ấy không khí hết sức oi bức và ngột ngạt. Để hạn chế bớt những nguyên tắc thiết kế kiểu Mỹ không thể phù hợp ở Việt Nam cho chiếc xe này, ông Bắc, trưởng ban quản lý các nhân viên người bản xứ đang làm việc trong Đại sứ quán Hoa Kỳ đã cho lắp thêm hai chiếc quạt điện ở hai bên sườn xe gần với hai bóng đèn đọc sách ở trên mui. Nhiệt độ cao và bầu không khí ngột ngạt trong chiếc xe không chỉ làm khổ một người chưa quen được với khí hậu nóng ẩm của khu vực Đông Nam Á như D. Marnin mà nó còn làm cho ngài Đại sứ đã từng sống ở đây khá lâu cũng phải đổ mồ hôi đầm đìa như vừa mới chơi xong một trận quần vợt nẩy lửa.

Vậy nhưng, D. Marnin vẫn cảm thấy yêu thích cái cảm giác được ngồi trên xe và đi đi về về giữa khu chung cư và tòa nhà của Đại sứ quán. Trên cái đoạn đường ngắn ngủi ấy, anh như được tận mắt chứng kiến từng hơi thở của nhịp sống Sài Gòn, được ngắm nhìn những đường phố với những hàng cây dầu, cây xà cừ và đâu đó là một vài cây lan vùng nhiệt đới. Anh được ngắm nhìn những ngôi biệt thự kiểu Pháp với những bức tường màu tùng lam nhẹ và những giàn hoa giấy được cắt tỉa rất cầu kỳ. Vào những lúc như thế, ở trong những cửa hàng người bán hàng cũng bắt đầu mở cửa chào đón những vị khách đầu tiên. Dọc theo vỉa hè, vẫn còn lác đác những người đi tập thể dục về muộn hay một vài cô cậu học sinh đang ngồi trước các quán ăn hè phố với những tô hủ tiếu, mì canh nóng hổi. Trên ban công của những ngồi nhà cao tầng, đây đó có một vài cụ già đang thong thả luyện nốt những động tác cuối cùng của một bài tập Thái cực quyền đầy mê hoặc.

Hôm nào cũng vậy, chiếc xe chở ông Corning và D. Marnin cũng đến trước cửa Đại sứ quán vào lúc 9 giờ sáng. Việc đi làm đúng giờ giấc như vậy vẫn được coi là quá mạo hiểm bởi lẽ những nhân vật như ngài Corning rất dễ trở thành mục tiêu tấn công của các du kích quân Cộng sản. Kể từ khi Chính quyền Việt Nam Cộng hòa phát động những chiến dịch truy quét nhũng người Cộng sản thì nhũng vụ tấn công vào các quan chức Chính quyền ở Sài Gòn cũng xảy ra hàng ngày. Tất cả các nhân viên làm việc trong Đại sứ quán đều được nhắc nhở phải thường xuyên thay đổi thói quen đi lại đặc biệt là trên đoạn đường từ nơi ở đến nơi làm việc. Một hành trình di chuyển với các mốc thời gian cố định tại nơi đi và nơi đến cho chiếc xe riêng của Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn có thể được coi là giúp đỡ các tay súng Cộng sản nã đạn vào chính mình. Trên thực tế, Trưởng ban An ninh của Đại sứ quán vẫn liên tục chuyển tới ngài Đại sứ bản ghi nhớ để nhắc nhở ngài phải tuân thủ các nguyên tắc bảo đảm an ninh mà cơ quan tình báo đã lập ra. Thế nhưng, mỗi lần như vậy, ông Corning chỉ viết nguệch ngoạc lên đấy mấy chữ “Tôi sẽ không bao giờ thay đổi thói quen của mình vì VC (Việt Cộng) hay bất kỳ một ai”.

Khu nhà chính trong Đại sứ quán là một tòa nhà 6 tầng được thiết kế và xây dựng theo tiêu chí phải làm sao thích ứng một cách nhanh nhất với những yêu cầu về bảo đảm an ninh ngày một gắt gao. Nếu nhìn nhận trên quan điểm ngoại giao thì ngôi nhà này chẳng có một chút gì đáng được gọi là nơi đặt trụ sở ngoại giao của một quốc gia này tại một quốc gia khác. Thế nhưng, từ Bộ Ngoại giao Mỹ người ta đã trả lời với Đại sứ Corning rằng cho đến khi nào tìm được nguồn kinh phí khác thì ông và các nhân viên trong Đại sứ quán vẫn phải làm việc tại đây. Văn phòng của Đại sứ Corning được đặt trên tầng 5 của tòa nhà này, mặc dù khuôn viên bên trong còn khá rộng nhưng từ đây cũng chỉ có một lối đi duy nhất sang tòa nhà kế bên trong khi cửa phòng làm việc lại nhìn thẳng vào mấy gian bếp của hai tầng đối diện, cho nên Đại sứ Corning luôn phải cho đóng cửa và kéo rèm suốt cả ngày. Thế nhưng, vốn là một ngưòi có cá tính vui nhộn nên mỗi khi cầm tẩu thuốc hút trong phòng này, Đại sứ Corning luôn sử dụng một vài câu pha trò hóm hỉnh để mọi người có cảm giác rằng làm việc ở trong một căn phòng kín như bưng đôi lúc cũng cảm thấy khôi hài.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #3 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2012, 03:43:27 pm »

D. Marnin hòa nhập rất nhanh vói những người cùng làm việc trong văn phòng. Tại đây, anh đã dành được cảm tình nhất định từ những người có nhiều kinh nghiệm hơn ngoại trừ ông Carl Bilder, Phó phòng điệp vụ DCM - một người có quyền lực đứng thứ hai sau Đại sứ Corning. Ngay lần đầu tiên anh vừa bước chân vào phòng làm việc của ông ta, ông C. Bilder đang ngồi trên ghế đọc các bức điện chuẩn bị gửi đi với một vẻ mặt cau có rất khó gần. Sau vài phút bỏ mặc D. Marnin đứng như trời trồng ở giữa phòng, ông Bilder kết luận:

- Viết lại hết.

Rồi sau đó ông ta mới ngẩng mặt lên nheo mắt nhìn D Marnin một cách lạnh lùng và nói tiếp:

- Cả anh cũng vậy đấy Marnin.

D. Marnin vội vã trả lời:

- Vâng, thưa ngài.

- Rồi anh sẽ biết cách để thích nghi công việc ở đây nếu như tồi không còn phải đọc những thứ như tờ giấy lộn này đấy.

- Thưa ngài, tôi e là tôi vẫn chưa hiểu.

- Rồi anh sẽ hiểu rằng ngài Đại sứ phải xử lý rất nhiều vấn đề khác nhau, vì vậy tôi luôn phải là người kiểm soát tất cả các loại công văn giấy tờ ở đây. Nếu như có chuyện gì đó thì tôi sẽ là người phải biết tường tận mọi thứ. Thực ra mà nói, điều tôi quan ngại nhất vào lúc này chính là việc anh phải luôn luôn thông báo cho tôi đầy đủ mọi tin tức liên quan đến tất cả các vấn đề. Anh cũng luôn phải nhớ một điều rằng tất cả những đánh giá về khả năng, năng lực của anh khi làm việc ở đây cũng chính là những gì mà tôi sẽ viết cho anh.

D. Marnin sửng sốt nhìn thẳng vào khuôn mặt gầy quắt của ông ta với hy vọng rằng ông ta đang nói đùa.

- Vâng thưa ngài, tôi sẽ làm hết bổn phận của mình - D. Marnin nhìn thẳng vào mắt ông ta rồi trả lời một cách dứt khoát và nghiêm túc.

- Tốt. Tôi tin rằng anh sẽ làm như vậy. Còn bây giờ nếu như không ngại anh có thể đi sửa lại bức điện này trước khi chúng được chuyển xuống Ban Cơ yếu để chuyển đi trong vòng 30 phút nữa.

Nói xong, ông ta bấm vào máy điện đàm nội bộ và ra lệnh:

- Effie đâu rồi. Nối máy cho tôi gặp Curly Bird ngay đi.

Màn chào hỏi kết thúc, D. Marnin rời phòng làm việc của ngài Bilder với ý nghĩ : “Cay thật, đúng là mất hứng”.

Hai người khác nữa đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hướng dẫn D. Marnin làm quen với công việc ở đây là Chich Rizzo và một thiếu phụ người bản xứ tên là Kỳ. Chick Rizzo là một thanh niên còn khá trẻ. Anh làm việc cho Chuyên mục Chính trị thời sự của Cơ quan báo chí thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Cô Kỳ là trợ lý lễ tân và các vấn đề xã hội của Đại sứ quán. Nhiệm vụ chính của cô ta là đảm bảo rằng mọi thủ tục lễ tân và các vấn đề có liên quan đều được sắp xếp đúng theo quy tắc ngoại giao, đặc biệt là trong các bữa tiệc hay dạ tiệc được Đại sứ Corning tổ chức tuần đôi ba lần trong Đại sứ quán. Cô Kỳ là một phụ nữ khá đẹp và cô đặc biệt hấp dẫn trong bộ áo dài màu lam nhẹ. Lúc mới đầu, D. Marnin chỉ đoán rằng cô ta cũng chỉ trạc tuổi anh là cùng - khoảng 28 hay 29 gì đó. Thế nhưng, mấy ngày sau anh đã phát hiện ra rằng cô ta là vợ của một viên Đại tá trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa và họ đã có con gái lớn 17 tuổi.

Cô Kỳ lúc nào cũng giữ một quyển sổ trong đó ghi đầy đủ tất cả những ai đã tới thăm Đại sứ quán. Trong cuốn sổ này, cô đã phân loại, đánh giá và sắp xếp có trật tự các nghi thức cần thiết để tổ chức đón tiếp từng người theo đúng chức vụ và vai trò của họ. Cuốn sổ này đặc biệt có giá trị trong các buổi chiêu đãi có nhiều quan chức cao cấp trong Chính phủ hay trong ngành ngoại giao, quân đội ... bởi lẽ ở các buổi lễ trọng thị như vậy, tất cả các quan khách đều hiểu rõ rằng vị trí ghế ngồi phải luôn tương xứng với phẩm cấp mà họ đang giữ. Thêm vào đó, cuốn sổ này còn giúp cho gia chủ có thể kịp thời thay đổi lại vị trí ghế ngồi của các quan khách ngay cả vào những phút cuối cùng khi một hay vài vị khách quan trọng nào đó không thể đến dự tiệc vì tình hình chiến sự. Trong những tình huống như vậy, việc xử lý của ban lễ tân cũng không đơn giải chút nào. Ngoài những nghi thức ngoại giao cơ bản, cô Kỳ cũng còn phải tính đến cả những gợi ý hay sở thích riêng của Đại sứ phu nhân, bà Patty Lou.

Cũng trong chính cuốn sổ này, bên cạnh tên tuổi, chức danh của các vị khách, cô Kỳ còn cẩn thận ghi thêm vào đấy bằng bút chì những nhận xét, lời ghi nhớ hay cá tính của từng người một, chẳng hạn như: “Hay uống rượu Scotch”; “Thường xuyên đến muộn”; “Đừng bao giờ xếp cạnh các cô gái trẻ”... Chính vì được đọc qua những dòng chữ cô Kỳ viết ra như vậy để bên cạnh những tên tuổi đáng kính vào bậc nhất trong xã hội thượng lưu ở Sài Gòn mà D. Marnin phần nào đã hình dung ra những gì không mấy tốt đẹp mà người ta chưa bao giờ gửi về Washington. Thêm vào đó, anh cũng khám phá ra rằng cái vẻ ngoài từ tốn, hấp dẫn của mình cô Kỳ đã che đậy rất thành công phần cá tính rất lạnh lùng và cứng nhắc mà không người nào có thể sánh kịp. Chỉ thời gian rất ngắn sau đó, từ những kinh nghiệm mà anh thu được đã dạy cho anh rằng những người đàn ông Việt Nam nói năng mạnh mẽ bao nhiêu thì những người phụ nữ ở đây thực sự có cá tính mạnh mẽ bấy nhiêu.

D. Marnin còn làm quen và biết tới Chick Rizzo, một người rất đa tài và cuồng nhiệt. Rizzo đã từng qua lớp đào tạo tiếng Việt một năm do Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức tại Học viện Quan hệ quốc tế (FSI) ở Arlington. Trong khóa học này, Rizzo đã được học rất nhiều dạng viết tắt mà hay được sử dụng trong các điện văn, báo cáo. Nhiệm vụ của Rizzo tại Đại sứ quán là thẩm định lại các báo cáo cho ngài Đại sứ, đánh giá mức độ tham gia khác nhau của các bộ phận trong từng nhiệm vụ, cũng như xác định từng vấn đề mà ngài Đại sứ cần quan tâm ở cấp độ từ cao đến thấp. Ngoài ra, Rizzo còn có tài thu thập tất cả những chủ đề mà những người Mỹ đang ở sứ sở này hay đem ra đàm tiếu. Đối với Marnin, Rizzo không chỉ là một đồng nghiệp, mà còn là người dẫn dắt anh làm quen với những luật lệ bất thành văn trong các mối quan hệ nhưng người ta lại rất hay sử dụng trong đời sống hàng ngày. Rizzo đã học được những điều đó ở Sai Gòn sau nhiều lần lang thang khắp các vũ trường với lý do “đi luyện tập kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt”. Mặc dù có sự giúp đỡ của cô Kỳ và Rizzo, nhưng D. Marnin cũng phải mất vài tuần mới làm quen được với toàn bộ các hoạt động bên trong Đại sứ quán cũng như phân biệt được các quan chức chủ chốt trong Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, hiểu được cách sử dụng những ngôn ngữ ngoại giao hay được sử dụng tại đây và đặc biệt là anh đã bắt đầu nắm được quyền hạn và chức trách cũng như mối quan hệ khá phức tạp giữa các cơ quan ngoại giao Mỹ và Chính quyền Sài Gòn. Có lúc anh đã phải hỏi Rizzo:

- Tại sao có bức điện tín thì có chữ ký của người gởi mà có bức lại không ?

- Bất cứ cái gì thể hiện quan hệ giữa hai Chính phủ thì được các quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao hoặc của Đại sứ quán, Lãnh sự quán ký tên. Còn những gì thuộc Bộ Quốc phòng và Cục Tình báo trung ương thì không cần ký. - Rizzo thủng thẳng trả lời.

Khi đã quen với tất cả những gì đang diễn ra tại đây, D. Marnin cũng rút ra được một điều đó là tất cả những gì thuộc về nguyên tắc có sẵn thì cứ để cho nó diễn ra đúng như nó phải thế, còn trách nhiệm của anh là không được để nó tốn quá nhiều thì giờ và cũng đừng để nó trở thành gánh nặng cho những người dân Mỹ phải đóng thuế. Trong bất cứ tình huống nào cũng vậy, không chỉ riêng một mình D. Marnin mà hầu hết các đồng nghiệp của anh tại đây, những người đã từng qua khóa đào tạo A-100 do Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức đều cảm thấy thấm thía với câu châm ngôn của Rochefoucauld là: “Surtout, pas trop de zélé!”. Theo cách lý giải của người đứng đầu khóa học này - ông Handelman, thì: “Trên tất cả mọi thứ, đừng bao giờ tỏ ra quá nhiệt tình. Hãy làm những gì mà anh phải làm nhưng phải làm nó trên tinh thần càng hăng hái một cách chậm chạp bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu”.

Mặc dù đã rất thấu hiểu ý nghĩa sâu xa của cái nguyên lý ấy cũng như đã cố gắng hết sức để xóa đi tất cả những dấu hiệu cho thấy mình đang quá nhiệt tình, nhưng D. Marnin cũng không dấu được niềm hãnh diện vì đã được đến một nơi đầy hứa hẹn và được làm những công việc đầy trọng trách như anh đang được làm. Bản năng như mách bảo cho anh thấy rằng anh sẽ không thể tìm đâu ra một vị trí tốt hơn như anh đang có ở Sài Gòn. Anh sẽ không thể tìm được một mẫu người nào lý tưởng hơn để bắt đầu sự nghiệp ngoại giao của mình bằng cách làm trợ lý riêng cho ngài Đại sứ Gus Corning.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #4 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2012, 03:46:20 pm »

Chương 2
BUỔI DẠ TIỆC

Ngày 7 tháng 10 năm 1962 là ngày đầu tiên D. Marnin được tham gia giúp đỡ hai vợ chồng ông Đại sứ tổ chức một buổi dạ tiệc long trọng tại khu chung cư của Đại sứ quán. Bữa tiệc được tổ chức để đón tiếp Tư lệnh Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương (CINCPAC), Đô đốc Bill McGrath, người đang thực hiện chuyến viếng thăm định kỳ tới Sài Gòn.

Giống như tất cả các nhân viên khác cùng làm việc trong Đại sứ quán, D. Marnin phải đến sớm hơn các quan khách hai mươi phút. Anh mặc bộ lễ phục kiểu Haspel có kẻ sọc mà anh đã mua được tại một cửa hàng của hãng Swartz’s trong chuyến công du ngắn ngày tới Baltimor vài ngày trước. Ngay tại phòng giải lao anh đã gặp cô Kỳ trong bộ áo dài màu xanh duyên dáng và e lệ.

- Chào ngài D. Marnin - Kỳ nhìn anh rồi hỏi một cách rất lịch sự - Tôi hy vọng rằng anh đã cảm thấy khỏe trở lại sau một chuyến đi dài như vậy.

- Vâng, cám ơn chị. Tôi thấy tốt hơn rồi - D. Marnin hơi ngập ngừng - Nói thật chứ tôi cảm thấy hơi bối rối một chút.

- Ồ không cần phải vậy đâu - Cô ta đáp lại một cách rất nghiêm túc - Tôi sẽ giới thiệu tất cả các vị khách cho anh. Con anh chỉ cần tìm cho mình cái gì mà uống nhé.

Sau đó cô ta để cho D. Marnin đi đến dẫy bàn dài có trải khăn trắng muốt còn anh cũng nói với người phục vụ đưa cho một ly nước giải khát có ga hiệu Seven-up. Mọi người đều đứng ở phía đầu cầu thang tán gẫu với nhau trong lúc chờ đợi những vị khách đáng kính chuẩn bị có mặt. Buổi dạ tiệc được tổ chức trong một ngôi nhà khang trang rộng rãi theo phong cách Đông Dương rất hài hòa với trần nhà rất cao; mái ngói rất rộng, các cửa sổ cũng rất cao và cửa nào cũng có mái che. Trong nhà đồ đạc được bài trí khá đơn giản với một vài đồ dùng đan bằng song mây, một vài chậu cây cảnh, mấy giỏ hoa đung đưa dưới những chiếc quạt trần đang quay loang loáng. Trong phòng đại sảnh cũng không khác biệt nhiều lắm ngoại trừ nền nhà được ghép bằng gỗ và được phủ bằng một lớp thảm kiểu phương Đông, còn đồ đạc ở đây thì có một số thứ được khảm trai.

Nhìn qua vai của cô Kỳ, D. Marnin thấy gần chục người bồi bàn mặc áo chẽn màu trắng, quần Tây màu đen đang bê những khay lớn đựng đầy những chiếc ly chạy tới chạy lui khắp các dẫy bàn. Phần lớn các nhân viên của Đại sứ quán đều tản ra thành từng nhóm nhỏ để tán gẫu. Cùng lúc đó, hai vợ chồng ông Đại sứ từ cửa bên bước thẳng vào phòng khách. Họ tiến tới chào hỏi tất cả các quan chức trong Đại sứ quán cũng như các bà vợ đi cùng rồi họ cũng bước tới phía D. Marnin và cô Kỳ.

Ông Đại sứ với mái tóc muối tiêu, dáng đi đĩnh đạc và bộ đồ bằng vải lanh được cắt may cẩn thận nên nhìn bề ngoài ông thật giống với một khuôn mẫu điển hình của các nhà ngoại giao. Đại sứ phu nhân Patti Lou Corning lại là một mẫu người khác hoàn toàn. Trước đây, D. Marnin chưa từng được gặp bà ta mà anh chỉ nghe qua lời kể của Phil Combs, rằng bà ta giống như “quả hồ đào đang bị lão hóa”. Chính vì thế anh không hoàn toàn bị bất ngờ khi thấy bà ta cố tình nhét cái thân hình mập ú của mình vào trong bộ đầm đại tiệc màu hồng và mái tóc nhuộm được uốn tỉa một cách quá trẻ trung so với khuôn mặt.

- Này em yêu - ông Đại sứ nói vói vợ bằng một giọng rất từ tốn - Đây là D. Marnin Marnin, trợ lý mới của anh. Cậu ta vừa từ Mỹ sang.

Bà ta tỏ ý đồng tình với chồng rồi nhìn D. Marnin mà nói với một giọng rất ngọt ngào:

- Hay quá, anh nhất định sẽ phải gặp con bé Amanda nhà tôi khi nào nó nghỉ hè - vừa nói dứt lời bà ta với tay cầm lấy thật nhanh một ly rượu Martini từ trên chiếc khay của người hầu bàn đang đi ngang qua.

- Tôi rất lấy làm vinh dự thưa bà - D. Marnin tỏ vẻ hào hứng

- Đây là cương vị đầu tiên của anh có đúng không ? - Bà ta hỏi tiếp.

- Vâng thưa bà Corning.

- À há nhưng mà anh cũng không nên lo lắng quá làm gì. Ở cái xứ sở này Rose luôn biết hết tất thảy mọi người.

- Thôi em - Ông Đại sứ kéo tay vợ rất mạnh rồi nói luôn - Anh tin là ngài Đô đốc đang đến rồi đấy.

- Tiếp tục đi chàng trai - Patti Lou nháy mắt với D. Marnin rồi dúi vào tay anh chiếc ly không.

Vì quá bất ngờ nên D. Marnin không biết làm gì hơn là nhìn xuống chiếc ly không trên tay mình trong khi hai vợ chồng ngài Đại sứ tiến vể phía cửa trước. Thoáng liếc qua không thấy ai để ý đến mình, D. Marnin để luôn chiếc ly không vào trong chậu cây cọ gần đấy rồi vội vã bước theo cô Kỳ nhập vào đoàn lễ tân đang đứng chờ ở đầu cầu thang. Từ vị trí này anh có thể nhìn thấy toàn bộ ban quân nhạc cũng như phái đoàn đang bước vào.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #5 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2012, 03:48:39 pm »

Dẫn đầu đoàn thượng khách là Đô đốc McGrath cùng hai trợ lý mặc quân phục Hải quân màu trắng, tiếp sau đó là tướng Donnelly và tướng Parker cùng đoàn tùy tùng mặc quân phục màu xanh. Phái đoàn quân sự Việt Nam Cộng Hòa gồm một loạt các tướng lĩnh cao cấp mặc lễ phục với đầy đủ mề đay, gù hiệu, ... như: Trần Văn Đôn, Trần Trà Bích, Trần Văn Minh, Dương Vãn Minh, Lê Văn Kim. Đoàn quan khách lần lượt xuống xe và đi thẳng vào phòng khách sau khi đi ngang qua đoàn đại diện của Đại sứ quán dẫn đầu là cô Kỳ kế đến là Marnin, Đại sứ phu nhân và đến trước mặt ngài Đại sứ Corning. Ngay khi ngài Đô đốc vừa đi qua D. Marnin cũng nhận ra rằng mọi việc đâu đã vào đấy. Ngài Đô đốc quay ra hỏi bà Đại sứ:

- Bà Corning, tôi hy vọng rằng bà đã được biết tướng Trần Văn Đôn chứ ?

- Ồ vâng dĩ nhiên là tôi đã biết rồi ông bạn ạ. - Bà Đại sứ vừa trả lời vừa tranh thủ cầm tiếp một ly rượu Martini khác rồi bước về phía tướng Đôn rồi đưa tay phải ra nói:

- Ông Đôn thân mến, tôi rất vui mừng khi được gặp ông trong một buổi tối nhiều ý nghĩa như thế này. Ông đang làm được những điều thật kỳ diệu không chỉ cho những người dân ở đất nước ông mà cho toàn bộ Thế giới tự do của chúng ta. Chồng tôi vẫn luôn nói nhiều về ông và đánh giá rất cao những gì mà ông đang làm đấy.

Khi ấy người ta vẫn hiểu rằng ngài Đại sứ Augustus Corning còn có một trọng trách nào đó cao cả hơn nhiều lần so với cái chức vụ Đại sứ thông thường. Ông ta giống như một vị đại diện toàn quyền cho nước Mỹ, một người ở trên rất nhiều người ở đất nước nhỏ bé này. Ông ta gần như đang nắm giữ vận mệnh của cả một thể chế chính trị cũng như cả số phận của Nam Việt Nam. Chính vì thế, tướng Đôn không còn biết làm gì hơn là chỉ đứng thẳng người và lắng nghe như muốn nuốt lấy từng lời của Đại sứ phu nhân.

- Rất cám ơn bà thưa Đại sứ phu nhân, tôi tin rằng thể nào bà cũng đã biết tướng Dương Văn Minh rồi chứ.

- Tôi chỉ có thể nói là tôi đã biết rồi ông Đôn ạ. -Patti Lou vừa trả lời vừa quay sang chào Robert E. Lee.

Tướng Dương Văn Minh là một người cao lớn lầm lỳ còn được gọi là Minh Lớn để phân biệt với tướng Minh Nhỏ hay Trần Văn Minh. Thế nhưng D. Marnin cũng hơi giật mình khi thấy Đại sứ phu nhân bước tới trước mặt ông ta và nói:

- Tướng quân thân mến, tôi hy vọng rằng một ngày nào đó ngài có thể cho tôi một chút vinh hạnh tới thăm vườn phong lan của ngài được không? Tôi nghe nói ngài đã sưu tầm được hầu hết các loại hoa lan quý hiếm nhất ở đất nước này.

Tướng Minh Lớn như muốn vồ ngay lấy cơ hội này, ông ta nắm chặt tay Patti Lou và khuôn mặt bày tỏ sự xúc động lẫn lộn với một chút ngượng ngập và vui mừng.

- Vâng thưa bà, đối với tôi điều đó luôn là một vinh hạnh lớn lao.

Cùng lúc đó, D. Marnin như bị hút mất hồn bởi sự xuất hiện của một thiếu phụ người Việt Nam trong bộ áo dài bằng lụa màu trắng. Khi cô đi ngang qua trước mặt, D. Marnin nhận ra rằng cô đã búi gọn mái tóc tuyệt đẹp của mình ra đằng sau và không giống tất cả các quý bà có mặt tại đây cô không hề đeo thêm bất kỳ một chiếc vòng cổ nào.

- Quý phu nhân Đỗ Bá Xằng - Cô Kỳ chìa tay giới thiệu cho D. Marnin.

Người thiếu phụ vẫn không hề mỉm cười mà chỉ đưa tay ra bắt tay D. Marnin một cách rất lịch sự. D. Marnin vừa nắm lấy bàn tay nhỏ nhắn ấm áp thì anh cũng nhận ra đồ trang điểm duy nhất của nàng là một chiếc nhẫn cưới.

- Enchanté - Nàng khẽ nói và họ đưa mắt nhìn nhau trong chốc lát. Ngay khi đó, D. Marnin cũng vội đưa tay nàng cho Đại sứ phu nhân - người đang tỏ ra rất sốt sắng trong việc tiếp chuyện với người phụ nữ này.

- Cô Kỳ này, người phụ nữ kia là ai thế ? - D. Marnin vội hỏi.

- Bà ta là vợ của tướng Đỗ Bá Xằng, người đã hy sinh một cách anh dũng trong một trận chiến hồi năm ngoái.

Anh quay trở lại đưa mắt tìm nhưng người thiếu phụ ấy đã biến vào trong đám đông nên anh không thể nhìn thấy. Hình như anh thấy một ai đó đang vỗ lên vai mình và tiếng cô Kỳ nhắc khéo.

- Ông Willis Mandelbrot của tờ Thời báo New York.

D. Marnin vội nhận ra đứng trước mặt mình là người bạn cũ, một người cao lớn mặc áo khoác bằng vải lanh với một cặp kính cận trễ xuống mũi.

- D. Marnin, ôi ông bạn của tôi - Anh ta reo lên và nắm tay anh lắc thật mạnh - Tôi đã nghe tin là ông sang đây.

- Còn anh thì thế nào rồi hả Billy ? - D. Marnin cũng không giấu được vẻ vui mừng.

- Thế hai anh biết nhau rồi sao ? - Cô Kỳ nhìn hai người và hỏi.

- Billy và tôi là bạn học từ hồi ở Princeton - D. Marnin nhanh nhẹn trả lời.

- Chúng tôi cùng học khóa 57 đấy - Billy nói với Kỳ - Ngày đó tôi thường xuyên hạ anh này rất đậm trên sân quần vợt. Ha ha ... đùa vậy thôi chứ anh Dave chơi hay lắm, anh ấy là đội trưởng đội quần vợt của chúng tôi. Anh ấy còn thường xuyên bày cho chúng tôi cách chơi nữa ấy chứ.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #6 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2012, 03:51:00 pm »

Nói xong, anh quay lại với D. Marnin lắc nhẹ cánh tay anh và hỏi luôn:

- Mà này thế quái nào mà ông phi như tên bắn đến thẳng cái nơi dễ chết nhất như cái thành phố này thế?

- Thì tôi đến đây để chơi quần vợt mà - D. Marnin trả lời một cách vô tư.

- Này, tuyệt lắm, chúng ta sẽ có dịp trao đổi với nhau nhé. Ông biết đấy tôi đang làm việc cho tờ Times.

- Tôi cũng đã nghe rồi. Tôi thấy người ta bảo ông còn làm cho mấy vị trong Bộ Ngoại giao khó chịu lắm đúng không?

- Ừ đúng đấy. Ông cũng nghe cả chuyện đó nữa cơ à ? - Mandebrot tỏ vẻ rất hào hứng.

D. Marnin cảm thấy như cái gì đó khẽ thổi vào tai mình nên anh vội quay sang phía Patti Lou đứng ngay cạnh.

- Này chàng trai, hãy tránh xa cái ông bạn này ra - Bà ta ra lệnh bằng một giọng khô khốc - Hãy để cho anh ta đi chỗ khác đi.
Nhìn qua vai của Mandelbrot, D. Marnin thấy cả đoàn khách đang tiến tới đầu cầu thang nên anh trả lời ngay

- Vâng thưa bà.

- Mỗi người đều có một cách sống riêng cho mình - Mandelbrot cười gằn rồi nói tiếp - Thôi hẹn gặp nhau sau nhé. Tôi sẽ gọi cho ông.

Chìa thẳng tay ra trước mặt Đại sứ phu nhân, Mandelbrot nói với một giọng rất dễ nghe:

- Xin chào bà Corning. Tôi rất vui khi được gặp lại bà.

Patti Lou nở nụ cười độ lượng với một vẻ rất nhà nghề và trả lời:

- Tôi ước là tôi có được cái vinh dự như vậy thưa ông Mandlbrot.

Tất cả những gì vừa mới diễn ra có hơn bốn mươi phút nhưng bản thân D. Marnin cảm thấy như nó đã kéo dài đến vài tiếng đồng hồ. Khi đoàn đại diện đã tản ra các dẫy bàn thì cũng là lúc anh nối gót Đại sứ Corning và ngài Tư lệnh Thái Bình Dương tới chào đón các phái đoàn ngoại giao khác cũng được mời.

Đại sứ Ba Lan, ông Casimir Berrman là người được đặc biệt chú ý, bởi vì Ba Lan cùng với Ấn Độ, Canada đang là thành viên của Ủy ban giám sát quốc tế (ICC) được thành lập sau Hội nghị Geneva và ông này vừa kết thúc chuyến thăm theo định kỳ đên Hà Nội được vài ngày. Ông Corning rất ngưỡng mộ Đại sứ Berman và tìm thấy ở ông này nguồn thông tin hết sức có giá trị. Ông Corning giới thiệu Tư lệnh McGrath với Đại sứ Berman và chào hỏi ông này rất niềm nở:

- Xin chào ngài Casimir. Tình hình ở Hà Nội dạo này thế nào? Ngài có cảm nhận được gì không thưa ngài?

Đại sứ Berman là một người rắn giỏi vói tác phong chắc chắn trả lời một cách rất vô tư bằng tiếng Anh nhưng có giọng đặc chất Ba Lan:

- Tôi nhận thấy một điều rằng đã đến lúc hòa bình phải được đem đến cho miền đất không mấy may mắn này.

- Ngài biết đấy, chẳng có ai mong muốn hòa bình hơn chúng tôi hết - Đại sứ Corning trả lời một cách rất tử tế.

- Đúng như ngài nói đấy. Phía bên kia họ đã sẵn sàng cho đàm phán rồi.

- Dĩ nhiên rồi, họ phải sẵn sàng đàm phán mà -Corning nói tiếp - Họ đang thua trong cuộc chiến này.

Ông Berman như muốn chồm lên nhưng ông vẫn cố từ tốn đáp lại:

- Chỉ một năm trước đây thôi ngài đã chẳng nói với tôi rằng tình bất ổn đang được cải thiện một cách đáng kể đó sao và rằng ngài sẽ không thể đàm phán khi đang trong thế yếu. Bây giờ tôi chỉ có thể nói với ngài rằng ngài không thể đàm phán với Hà Nội bởi vì các đồng minh trung thành của ngài ở miền Nam Việt Nam không hiểu được rằng lúc ngài đàm phán với Hà Nội thì cũng chính là lúc các ngài giành chiến thắng trong cuộc chiến này.

- Chúng tôi đang chiến thắng ông Casimir ạ. Có hai điều sẽ xảy ra trong năm nay. Chúng tôi đã trang bị các máy bay trực thăng để Quân đội Việt Nam Cộng hòa (ARVN) tăng thêm khả năng cơ động và Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (GVN) cũng đã bổ sung thêm chương trình bình định chiến lược. Chúng tôi đang tiêu diệt tận gốc mọi mầm mống nổi loạn. Điều này có đúng không ngài Đô đốc?

- Đúng như vậy đấy - Đô đốc McGrath trả lời.

- Để chấm dứt tình trạng nổi dậy các ngài phải tháo gỡ vấn đề từ những nguyên nhân sâu xa hơn thế rất nhiều.

- Nhưng chúng tôi vẫn đang ngăn chặn được các cuộc nổi dậy đó thôi, ngài Casimir - Corning phản bác lại - Chúng tôi đã đạt được mục đích rồi và chúng tôi đang chiến thắng trong cuộc chiến này.

- Điều mà người Mỹ các ngài không hiểu đó chính là thời gian thuộc về phía bên kia chứ không phải là của các ngài.

- Ông nhầm rồi, ông có thể nói với những người bạn ông ở Moscow rằng cam kết của chúng tôi ở đây là toàn diện. Có quá nhiều thứ đang bị lệ thuộc vào mảnh đất này trong đó bao gồm cả tình hình ở Đức và Đông Âu. Đó cũng chính là lý do vì sao chúng tôi còn ở lại đây đến bao giờ cũng được. Và ông cũng đừng quên nói với những người bạn của ông ở Hà Nội như vậy nhé.

Ông Berman chỉ thẳng ngón tay vào ngài Corning mà đáp lại một cách rất cương quyết:

- Ông Gus, chính các ông mới là người đang phạm sai lầm mà đấy lại là một sai lầm thảm thương nữa chứ. Nghe này, tôi là một người Ba Lan, một người Cộng sản Ba Lan. Tôi biết rất rõ những nhà lãnh đạo ở Hà Nội. Họ là những người không thể đùa được đâu. Hãy thương lượng với họ trong khi các ông còn có thể. Và tôi cũng nói thẳng vói ông rằng ông hãy tin tôi đi, đây là một cuộc chiến không thể chiến thắng được.
D. Marnin đặc biệt chú ý tới thái độ ngày càng bị bắt bí nhưng nhất định không chịu thoái lui của ngài Đại sứ trong cuộc tranh luận này và rồi anh cũng hiểu rằng cuộc đối thoại đã vượt quá những giới hạn của một buổi dạ tiệc.

- Tôi cho rằng đó chỉ là những chuyện nhảm nhí của Cộng sản thôi - Đô đốc McGrath nói nhỏ với Corning.

- Vấn đề ở đây là cả ông Diệm và ông Nhu đã sẵn sàng đối thoại chưa. Chính điều đó đang làm tôi đau đầu đấy - giọng của ngài Đại sứ chìm hẳn xuống.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #7 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2012, 03:55:27 pm »

Chương 3
TRÊN SÂN TENNIS

Ngay trong buổi sáng Chủ nhật đầu tiên vừa đặt chân đến Sài Gòn, D. Marnin đã gọn gàng trong một bộ đồ thể thao trắng tinh mang theo bộ vợt Dunlop Maxplys tới sân tennis ở ngay sau khu chung cư của Đại sứ quán để cùng Đại sứ Corning so tài với tướng Harold Donnelly, Trưởng đoàn Cố vấn quân sự Mỹ tại Nam Việt Nam (MAAG) và phụ tá của ông ta là Đại úy Tom Aylward. Theo cách nói văn hoa của Đại sứ Corning thì đây là một cuộc đấu tranh tài cao thấp rõ ràng giữa Đại sứ quán với Đoàn cố vấn quân sự Mỹ tại Việt Nam (MACV) - giữa phe dân sự và phe quân sự và trận so tài này có ý nghĩa không kém gì trận so tài giữa đội Detroit Lions với đội Chicago Bears. Nhưng thật không may vì đội Lions chưa bao giờ coi đây là trận thi đấu một mất một còn bởi lẽ Đại úy Aylward vốn đã nhiều lần đoạt giải quán quân trong Tập đoàn quân số 7 đóng tại Đức, còn tướng Donnelly lại là một đấu thủ lão luyện với những pha lên lưới kinh hoàng. Từ trước đến nay chưa bao giờ hai người này cảm thấy khó khăn để hạ gục ông Corning, người vẫn có những cú phát bóng lão luyện từ khi còn là sinh viên tại Đại học Virginia bởi lẽ người thường xuyên cùng phe với ngài Đại sứ là Tham tán chính trị Sam Sabo lại rất tồi trong cả tấn công và phòng thủ.

Đại sứ Corning thuộc lớp những quý ông nổi tiếng ở bang Virginia. Con trai của ông ta, Harry Augustus Harrison Corning IV là thế hệ thứ bảy trong gia đình nhà Cornings theo học tại trường Đại học Charlottesville. Thế nhưng sẽ chẳng bao giờ có việc đã là một quý ông Virginia cao quý rồi thì phải chấp nhận thường xuyên bị người khác đánh bại trên sân quần vợt. Trên thực tế, ông Đại sứ vẫn mang trong mình dòng máu ganh đua rất cao và mặc dù không để tâm đến vị thế bề trên của mình nhưng ông vẫn tin rằng lý do duy nhất để Đại úy Aylward được chọn làm phụ tá của tướng Donnelly chính là vì cậu ta có cú lật cánh trái rất hóc hiểm.

Nhờ có việc nâng cấp Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn từ cấp ba lên cấp một nên Đại sứ Corning được quyền lựa chọn cho mình một phụ tá riêng (Theo quy định của Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ có Đại sứ cấp một mới được quyền tự lựa chọn các phụ tá cho mình). Đại sứ Corning đã đi đến quyết định là ông phải cần một người biết việc nhưng cũng phải biết chơi tốt môn quần vợt. Chính vì thế ông đã viết thư về cho ngài Handelman yêu cầu ông này tìm giúp trong khóa A-100 mới ra trường một người giỏi chơi tennis. Tướng Donnelly đã giỏi dùng người thì Đại sứ Coring còn muốn giỏi hơn.

Càng về sau này D. Marnin càng nghi ngờ rằng tất cả những đánh giá kết quả công tác “nổi bật” mà Đại sứ Corning dành cho anh (các phái viên ngoại giao được đánh giá trình độ từ bậc 1 cho đến 6 và bậc cao nhất là “nổi bật”) đều có liên quan đến những trận thắng của họ trên sân quân vợt nhiều hơn là những gì anh đã làm trong phòng làm việc. Tuy nhiên, hôm Chủ nhật đầu tiên đã thật sự là một thảm họa. Trận thi đấu diễn ra khá chậm chạp và tẻ nhạt, phản xạ của D. Marnin không được tốt cho lắm nên anh liên tục đánh trượt hoặc đánh hỏng. Tỷ số của cả ba xéc là 6:1, 6:2, 7:5 đã khiến cho ồng Đại sứ buồn thảm hại.

Ông Corning thất vọng chịu thua với một tâm trạng pha trộn giữa sự bình thản và những ý định nung nấu tìm ra giải pháp sửa chữa những sai sót ngay lập tức. Khi những kẻ chiến thắng đã ra về, ông ta gọi D. Marnin lại bàn uống nước citron presse' gần bể bơi.    - Tôi mong ngài thứ lỗi vì tôi đã làm ngài thất vọng thật sự - D. Marnin vội nói lắp bắp - Chắc chắn là sáng nay tôi đã rất cố gắng.

- Thôi được rồi - ông Corning nói với giọng rất lịch thiệp để động viên anh - bao giờ cũng vậy người ta sẽ phải mất một thời gian dài mới có thể quen với khí hậu nóng nực như ở đây. Cậu chỉ hơi cuống lên một tý thôi. Và cậu sẽ khá lên được đấy, tôi tin là như thế, bởi vì cậu có tố chất tốt. Vấn đề chỉ còn là thời gian nữa thôi.

- Cám ơn ông rất nhiều - D. Marnin khẽ lầm bầm. Ngài Đại sứ suy nghĩ một lát rồi nói tiếp:

- Ở đây có một gã chơi rất hay. Anh ta là một tay chơi quần vợt giỏi nhất trong các nhà ngoại giao Trung Mỹ đấy. Tên anh ta là Claudio Pepe. Anh ta làm Tổng lãnh sự của Guatemala. Tôi đã chơi với anh ta vài lần ở Câu lạc bộ Cercle Sportif. Anh ta có lẽ là tay giỏi nhất thành phố này, chính vì thế anh ta có thể giúp cậu nâng cao trình độ một cách nhanh nhất. Hôm nay tôi sẽ gọi điện cho anh ta. Tôi tin rằng cậu sẽ học được và tôi cũng hy vọng là thứ bảy tuần tới chúng ta sẽ có một câu chuyện khác để kể cho nhau nghe.

- Vâng thưa ngài - D. Marnin ngoan ngoãn đồng ý.

Đại sứ Corning quả nhiên là người biết giữ lời. Ngay buổi trưa hôm sau D. Marnin đã được gặp Pepe tại sân Cercle Sportif và thi đấu cùng anh này trong bốn xéc đánh đơn. Với hai mí lúc nào cũng như muốn díp lại trong hai quầng mắt thâm đen, một thân hình lùn tịt nhưng chắc nịch và một điếu thuốc lá lúc nào cũng nằm sẵn trên môi ngay cả khi đang phát bóng, Pepe chưa bao giờ là một mẫu người mà các đạo diễn ở Hollywood chọn đóng các vai là nhà thể thao chuyên nghiệp. Giống như một kẻ dị giáo hay ít ra cũng dễ lừa gạt người khác, anh ta chưa bao giờ phải sử dụng đến những cú chạm bóng quá mạnh hay quá căng. Tất cả những đường bóng tới trước mặt anh ta đều bị hóa giải để biến thành những cú cắt xoáy hiểm hóc sau đó sẽ chạm sang sân đối phương ở những vị trí mà không ai ngờ tới với độ chính xác lên đến vài cen-ti-mét, sau đó nó sẽ bay với tốc độ ghê người thẳng vào mặt đối phương hoặc bay đến những chỗ mà đối phương chưa hề tính đến. Anh ta còn có tốc độ rất cao, khả năng giành lại thế chủ động một cách tuyệt vời và đặc biệt là người đàn ông này rất hiếm khi phạm sai lầm hay mất tập trung. Cứ khi nào D. Marnin đánh bóng mạnh tay hơn một chút thì anh ta cũng đáp trả mạnh hơn nhiều lần. Giả sử như anh ta có thể tham gia vào các trận thi đấu của Hiệp hội thể thao Ivy Leaguer ở Mỹ thì có lẽ người đàn ông xứ Guatemala này đã chiếm hết các vị trí quán quân.

Cũng giống như rất nhiều các sân thể thao khác ở vùng Viễn Đông được xây dựng phục vụ chủ yếu cho các quan chức của chính quyền thực dân, sân thể thao Cercle Sportif ở Sài Gòn được xây dựng với mục đích chủ yếu là phục vụ những người Pháp đô hộ. Kể từ sau khi chiến tranh của Pháp ở Đông Dương kết thúc, đã có thêm nhiều người bản địa thuộc tầng lóp thượng lưu, các quan chức ngoại giao, các thương gia cũng như những người Pháp còn ở lại đây tới tập luyện. Sân thể thao Cercle Sportif được xây dựng theo phong cách thực dân điển hình với dẫy nhà câu lạc bộ hai tầng có sân sau là nhà khách với hành lang quay mặt ra phố còn các sân tennis được đặt xen giữa những thảm cỏ xanh và một hồ bơi được thiết kế theo kiểu Pháp.

Đa số các ngày cuối tuần ở đây đều rất bận rộn. Khách khứa ra ra vào vào nhộn nhịp, bọn trẻ con thì nhảy nhót trên các lối đi quanh bể bơi gần những bà mẹ có nước da rám nắng và những cô bảo mẫu đang hết sức sốt sắng. Những ông già bụng phệ mặc quần đùi màu trắng, mũ rộng vành thì hứng chí với những ván bi sắt. Mấy thanh niên phục vụ thì chạy tới chạy lui để mang đồ uống từ trong câu lạc bộ ra khắp dẫy hành lang. Vào các ngày thường khu vực này lại chỉ thấy toàn phụ nữ và trẻ em còn những người đàn ông chỉ có thể đến đây vào giờ nghỉ trưa hoặc sau khi tan sở lúc xế chiều.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #8 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2012, 03:59:14 pm »

Bất chấp cái nóng bức và ánh nắng mặt trời như thiêu như đốt, D. Marnin và Claudio vẫn tiếp tục tập tennis với nhau vào đúng 12 giờ hàng ngày. Trong tuần lễ đầu tiên, hai người còn có hai lần thi đấu cùng với Billy Mandelbrot và Dennis Chang, một thương gia người Việt gốc Hoa mà đôi khi còn được gọi là “Thị trưởng Chợ Lớn” mặc dù anh ta chẳng có tí chức sắc nào ở đấy. Chang là một người mạnh mẽ và bình tĩnh trong khi Mandelbrot lại là một người rất háo thắng nhưng phong độ lại rất thất thường. Với thân hình cao lớn đầy sức sống nhưng lóng ngóng đến mức vụng về, anh ta lúc nào cũng muốn có một cú đánh ăn điểm ngoạn mục, nhưng anh ta lại chẳng bao giờ kiểm soát được đường bóng. Mỗi khi không thực hiện được ý định của mình thì anh ta lại làm nhặng xị lên và sổ ra cả chàng dài những câu chửi thề độc địa.

Mỗi lúc như vậy, người luôn cùng cánh với anh ta là D. Marnin lại phải nhắc nhở anh ta một cách khô khan:

- Tập trung vào bóng đi Billy.

- Thế ư? Nghe này tôi chưa bao giờ nghĩ là phải làm thế bởi vì rất nhiều chị em đang nhìn ngắm nghía chúng mình đấy.

Một cặp đấu khác cũng hay có mặt tại sân là quý bà Sabo và phu nhân Đỗ Bá Xằng những người luôn chơi ở đây từ lúc 11 giờ và rất hay nấn ná lại thêm vài phút trên hành lang, nhâm nhi ly nước để xem mấy anh chàng này thi đấu. Hai người phụ nữ thi thoảng còn vỗ tay tán thưởng những đường bóng đẹp hay những cú ghi điểm đột xuất. Phu nhân Đỗ Bá Xằng là một người khá mảnh mai với đôi chân thẳng, dài rất đẹp, nhìn đặc biệt hấp dẫn khi cô mặc bộ đồ của vận động viên tennis màu trắng. Lần nào cũng vậy cả Mandelbrot lẫn D. Marnin gần như đã bị hớp mất linh hồn bởi sắc đẹp của người thiếu phụ này. Khi đi ngang tới phòng thay đồ, D. Marnin đã liếc mắt nhìn người phụ nữ và nói với Claudio:

- Anh thấy người phụ nữ kia đẹp chưa kìa.

Claudio nhún vai tỏ ý nghi ngờ:

- Quên nó đi, cô ta luôn là kẻ thờ phụng chung thành của Đức Mẹ đồng trinh chứ không phải là món súp ngô đâu.

Lúc ngồi uống citro presse’s ở phòng thay đồ, D. Marnin lại gợi hỏi Pepe:

- Ông Đỗ Bá Xằng nhất định phải tài ba lắm nhỉ.

- Ông ấy được mệnh danh là con sư tử của Quân đoàn I - Claudio tâm sự - Ông ấy từng là người bạn vĩ đại của tôi và là một vị tướng dũng cảm nhất trong Quân đội, một tay sát thủ máu lạnh đấy.

- Thế ông ấy chết trong hoàn cảnh nào ?

- Máy bay trực thăng của ông ấy bị VC bắn rơi ở đâu đó gần Thành phố Huế.

- Đó là trên báo chí viết như vậy thôi - Mandelbrot chen vào - về phần tôi lại nghe người ta nói rằng ông ta bị bọn cailles thủ tiêu.

- Cailles là ai vậy ?

- Đấy là nhóm xã hội đen người Tàu - Mandelbrot giải thích - Họ là những người kiểm soát toàn bộ thế giới ngầm ở đây từ tổ chức đánh bạc, bảo kê các sân quần vợt đến mãi dâm và cho vay nặng lãi. Họ tham gia vào tất cả mọi hoạt động ở đây. Người ta đồn rằng ông Xằng đã không giữ lời hứa trong một phi vụ làm ăn nào đó cho nên ông ta đã bị thủ tiêu.

- Ôi dào, cái nhóm phóng viên nhà các ông chỉ được mỗi cái dựng truyện thôi - Claudio cắt ngang vào - Thôi nào, tụi mình đi tới Continental kiếm cái gì nhâm nhi đi.

- Này không phải tôi, không phải tôi đâu. Các ông đừng có xếp tôi vào trong số cailles ấy đâu nhé - Ông Chang vội vã thêm vào và mọi người cười ồ lên vui vẻ.

Giống như sân thể thao Cercle Sportif, khách sạn Hoàng cung Continental cũng được thiết kế theo kiểu thực dân với một hành lang khá rộng. Nằm giữa trung tâm thành phố Sài Gòn, khách sạn này được những người Mỹ biết đến với cái tên Continental Shelf luôn là chỗ để người ta đến uống al fresco và nói với nhau đủ thứ chuyện. Tại nơi này từ bảy giờ tối trở đi, người ta có thể nhìn thấy cả hàng dài các ký giả, quan chức ngoại giao, các sỹ quan quân đội, các du khách đang ngồi tán gẫu với nhau tất cả những chuyện trên giời dưới biển mà họ gặp phải trong ngày hay thậm chí có người cũng chỉ đến đây để ngồi đó nhìn xuống những dòng người đang nối đuôi nhau đi về khắp các ngả đường.

- Đây là nơi lý tưởng để ngắm nhìn cuộc sống ở cái thành phố này - Mandelbrot reo lên một cách thỏa mãn.

Khi những cửa hàng và các văn phòng bắt đầu đóng cửa sẽ là cuộc phô diễn của những thiếu nữ duyên dáng đang trên đường trở về nhà. Có cô thì đi bộ, có cô thì đi xe đạp còn số khác lại e lệ ngồi sau những chiếc xe gắn máy đang lướt nhanh qua từng dãy phố. Mái tóc dài và đen nhánh của các thiếu nữ như đang bồng bềnh bay dưới những chiếc nón trắng thơ mộng, những chiếc quai nón với đủ các màu sắc như điểm thêm nét duyên dáng cho những tà áo dài thướt tha lướt đi và để lại đằng sau họ là những đám bụi mờ mờ như không muốn chết lặng phía sau những người đẹp mê hồn.

- Còn hơn cả tuyệt vời có phải vậy không ? - Claudio liếc mắt nhìn D. Marnin với một nụ cười tinh quái.

- Họ giống như ... một đàn bươm bướm vậy. - D. Marnin đang dán mắt vào những thiếu nữa đi trên đường vội vàng đáp lại một cách thành thực.

Claudio cười phá lên một cách khoái trá.

- Những con bướm bằng thép đấy anh bạn ạ.

- Hừm hm ... kẹo que đấy - Mandelbrot phụ họa thêm - thơm ngon mát lành với đủ mọi màu sắc và hương vị.

- Những người phụ nữ ở đất nước này - Claudio nói với một vẻ trầm ngâm - có một làn da mềm mại tuyệt vời, một giọng nói mượt mà như nhung. Họ giống như bầu không khí của thành phố Sài Gòn mà người ta không thể sống thiếu nó được.

- Không chỉ có vậy đâu, họ giống như mùi vị của canh mì vậy. - Mandelbrot kêu lên - Nhắc đến là tôi thấy đói muốn chết lên rồi ấy. Tụi mình đi ăn đi.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #9 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2012, 04:06:24 pm »

Cả nhóm kéo nhau đến nhà hàng Diamond trên chiếc xe Mercedes do lái xe riêng của Claudio lái. Nhà hàng này nằm ở Chợ Lớn, một khu phố của người Hoa nằm sâu trong thành phố này. Họ len lỏi qua các khu phố chật cứng với những sạp hàng lớn nhỏ luôn sẵn sàng mở cửa cho đến những vị khách cuối cùng. Dưới ánh sáng của đủ loại bóng đèn, mọi người như vẫn luôn bận rộn với vô số công việc khác nhau như ăn uống, cắt tóc, sửa chữa hay mua bán đủ thứ trên đời từ những chiếc bu-lông, ốc-vít cho đến những cái cúc áo hay săm lốp xe đạp. Những người đạp xích-lô cũng cố len lỏi qua các dãy phố và luôn kéo chuông inh ỏi nhằm thu hút sự chú ý của khách bộ hành. Những người phu khuân vác thì đang cố hết sức kéo những chiếc chất đầy hàng hóa trong tiếng đài, tiếng nhạc và những bài hát bằng tiếng Trung như muốn làm nổ tung cả dẫy phố.

Cả ba người vừa ra khỏi xe đã phải cố chen lấy đường đi xuyên qua những đám đông lố nhố với những âm thanh hỗn độn đến inh tai nhức óc để có thể tới được nhà hàng Diamond. Bên trong nhà hàng như bừng sáng vì sự hòa quện giữa ánh lửa bếp bập bùng và ánh đèn rực rỡ. Đa số các thực khách đang gào lên với rất nhiều thứ tiếng Trung khác nhau từ tiếng Quảng Đông, Quảng Tây cho đến tiếng Quan Thoại và tiếng Hán. Những ai mới vào đây lần đầu cứ nghĩ là những ông ba Tàu này đang cãi nhau nhưng chỉ đến khi họ cười rộ lên thì mới biết là họ đang nói chuyện với nhau một cách bình thường. Những người bồi bàn cứ luôn phải chạy nhốn nháo trong những tiếng gọi món ăn ầm ĩ, tiếng chửi rủa tục tĩu và tiếng bát đĩa va chạm vào nhau kêu loảng xoảng.

Claudio vốn luôn là khách quý của nhà hàng này nên cả ba người đã được đích thân chủ nhà hàng đưa đến tận bàn.

- Này ông Lee, ông bạn tôi đang chết rét rồi đây này. Ông làm ơn đem tới cho ông ấy hai chai rượu trắng đi.

- Thôi đi Claudio, không cần nhiều vậy đâu - Mandelbrot vội gạt đi - Chỉ cần uống bia với cua biển là được rồi.

- Ôi ông bạn của tôi - Claudio nói tiếp - Ông không nhất thiết phải uống Montracher đâu. Vậy thì ông Lee mang cho anh ấy mấy chai bia Budweisev vậy.

Hai người bồi bàn vội dọn ra những chiếc đĩa rất to đựng cua bể đã được tẩm gia vị còn đang nóng hôi hổi và mấy bát mì xào Singapore tỏa hương nghi ngút. Người thứ ba thì mang ra mấy cái ly và bắt đầu rót rượu trong khi một người khác lại mang ra bốn chai bia Ba Mi Ba, mấy chai nước khoáng, nước ngọt Fanta và một hộp nhỏ đựng giấy ăn. Mandelbrot và Pepe quấn những tờ giấy ăn lên các ngón tay rồi bắt đầu cầm lấy những miếng cua đưa lên miệng cắn vỡ vỏ cua và hút lấy những miếng thịt béo ngậy ở bên trong một cách rất thành thạo. Trong khi đó, D. Marnin lặng lẽ quan sát cách làm của hai người bạn rồi bắt đầu bắt chước một cách vụng về. Nước sốt có ớt và hạt tiêu từ vỏ cua rất cay cho nên nó đã làm cho mấy vết sứt trên tay anh đau rát. Thế nhưng vị ngon ngọt của thịt cua cũng đã làm tan biến bao nhiêu mệt nhọc và đem lại sự tỉnh táo kỳ lạ cho cả ba người.

- Trời đất - D. Marnin thốt lên - ngon không tưởng được.

Cả ngày hôm ấy anh đã chơi tới 7 xéc đấu đôi trong đó có bốn xéc chơi ở sân Cercle Sportif và cũng chiều hôm Thứ bảy đó, anh đã cùng với ngài Đại sứ tái thách đấu và giành thắng lợi trước đội MAAG với tỷ số 2 : 1. Cho tới lúc này, không chỉ có mình Mandelbrot mà bản thân anh cũng như sắp chết đói đến nơi rồi vì thế anh cảm thấy như trong cuộc đời mình chưa bao giờ anh được nhậu một bữa cua với rượu Montrachet ngon đến vậy.

Đến giữa bữa ăn thì ba người có thêm một vị khách nữa đó là Klaus Buechner, một phóng viên người Đức đang làm việc cho hãng thông tấn Associated Press. Buechner đang sống trong cùng một ngôi biệt thự với Mandelbrot và anh cũng vừa trở về sau chuyến công cán theo các đơn vị chiến đấu ra chiến trường. Đặc ân duy nhất đối với các phóng viên chiến trường khi tới đưa tin chiến sự ở Việt Nam là họ được lên những chiếc máy bay trực thăng từ sân bay Tân Sơn Nhất vào lúc 5 giờ sáng sau đó máy bay sẽ đưa họ đi vòng vèo khắp vùng đồng bằng. Và cuối cùng họ lại được đưa trả về Sài Gòn vào lúc 5 giờ chiều vừa đủ thời gian để họ có thể tắm rửa, thay quần áo và đi ăn tối.

Cả bốn người đều đang đói ngấu và họ không ai bảo ai cùng lăn xả vào bữa ãn, vừa mút thịt cua vừa vứt các mảnh vỏ vào trong một chiếc đĩa để trên mặt bàn. Cứ lúc nào chiếc đĩa đựng vỏ cua đầy lên thì có một người đàn ông đứng tuổi mặc áo khoác mỏng màu trắng, quần Tây màu đen bước tới đổi vào đấy một chiếc đĩa khác. Hầu hết những người Việt và người Hoa đang ăn ở đây đều vứt luôn vỏ cua và giấy ăn xuống dưới nền nhà để sau đó sẽ có những đứa trẻ bồi bàn khoảng hơn 10 tuổi tới quét và hót đi.

Cuối cùng khi không còn dấu hiệu của cơn đói nữa thì Mandelbrot quay lại hỏi Buechner:

- Thế nào rồi? Tình hình chiến sự có gì mới không?

- Vẫn vậy thôi - Buechner, một người rất nổi tiếng vì lòng dũng cảm khi ở ngoài chiến trường đã phải thở dài ngao ngán - Tất cả chỉ là thêm một ngày nữa dầm mình lội trên những cánh đồng ngập nước đầy cò. Quân lực Việt Nam Cộng hòa (ARVN) đã cố tình làm om sòm lên nhưng lẽ dĩ nhiên là chúng ta chẳng tìm được gì hết. Thứ duy nhất mà tôi có thể bắt được lại chính là những con đỉa bám đầy trên người mình. Tự nhiên tôi lại đem thân mình ra chiêu đãi chúng nó một bữa tiệc bằng dòng máu Bavarian chính thống của mình thế mới lạ chứ. Trong suốt hơn bốn tháng ở đây tôi đã có mặt trong gần năm chục trận càn rồi vậy mà kết quả trận nào cũng giống nhau là không có gì hết. Tôi bắt đầu nghi ngờ là không hiểu Victo Charlie (VC: Việt Cộng) có tồn tại thật sự hay đó chỉ là cái màn kịch mà ông Diệm dựng lên để moi thêm tiền viện trợ từ những người Mỹ hào phóng hay không.

- Anh có biết lý do vì sao không? - Mandelbrot hỏi một cách rất bực bội rồi tự trả lời - Bởi vì mục đích chính của Quân lực Việt Nam Cộng hòa là tránh VC chứ không phải là đánh nhau với họ. Tại sao lại thế ? Câu trả lời quá đơn giản bởi vì ông Diệm không muốn bị mất quân. Chính vì vậy những tướng lĩnh hăng hái nhất sẽ nhận cái nhiệm vụ tồi tệ này, còn bọn xu nịnh thì rót mật vào tai cái thằng ngu ấy để được thăng quan tiến chức. Tướng Donnelly quá biết điều này và cả Đại sứ Corning cũng vậy. Thế nhưng bất cứ khi nào anh hỏi mấy ông ấy về nó thì các ông ấy sẽ bảo rằng chúng ta không thể ép buộc người ta được.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM